Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Bài thu hoạch HS 6 Tranh chấp quyền sử dụng đất Chu Thị Thanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (295.06 KB, 12 trang )

HỌC VIỆN TƯ PHÁP
CƠ SỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


BÀI THU HOẠCH DIỄN ÁN

Môn

:

Kỹ năng cơ bản của luật sư trong việc giải
quyết các vụ án dân sự
Mã số hồ sơ :
LS.DS 06
Diễn lần
:
02
Ngày diễn
:
01/12/2019
Giáo viên hướng dẫn:
Họ và tên
SBD
Lớp
Nhóm

:
:
:
:


Tp. Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 12 năm 2019

1


HỒ SƠ 06
TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
Mã số: LS.DS 06/B3.TH1– DA2/DS
I.
NGHIÊN CỨU HỒ SƠ
1. Tóm tắt nội dung vụ việc
Ông Chu Khắc Trường và bà Chu Thị Cúc có 04 người con là bà Chu Thị Thanh,
bà Chu Thị Loan, ông Chu Văn Sinh và ba Chu Thị The. Ông Trường chết năm
1945, bà Cúc chết năm 1990. Khi chết, ông Trường và bà Cúc để lại phần di sản là
mảnh đất có diện tích 777 m2. Thời điểm bà Cúc chết, đất vẫn chưa được kê khai để
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Sau khi bà Cúc mất, con trai ông Sinh là
Chu Văn Thành trở về sinh sống trên thửa đất này. Năm 1994, thì ông Sinh tự
chuyển nhượng thửa đất này và tài sản trên đất cho ông Chu Khắc Thuyên (chồng
bà Tám) thông qua “Đơn chuyển quyền thừa kế”. Việc chuyển nhượng này bà
Thanh, bà The, bà Loan không hề biết và cũng không được ông Sinh bàn bạc, thông
báo. Khi biết được sự việc, bà Thanh đã yêu cầu UBND xã Phù Vân hủy bỏ việc
mua bán đó và UBND xã Phù Vân đã ra thông báo đình chỉ việc chuyển nhượng
thửa đất, tài sản trên đất giữa ông Sinh và ông Thuyên. Vào tháng 4/1994, bốn chị
em bà Thanh đã thỏa thuận thống nhất để ông Thuyên trông nom nhà cửa và hưởng
50% hoa lợi còn 50% hoa lợi để thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước trong thời hạn 05
năm từ 1994 – 1999.
Hết thời hạn 05 năm trên, các bên vẫn không có thỏa thuận nào khác, vì bốn chị em
bà Thanh ở xa chưa có điều kiện về quê. Ngày 3/3/1999, ông Thuyên chết và để lại
cho bà Đinh Thị Tám tiếp tục trông nom và thu hoa lợi trên đất. Tháng 5/2016, bà
Tám xây nhà trên thửa đất trên mà không có thỏa thuận với chị em bà Thanh nên

các bên xảy ra tranh chấp. Ngày 19/6/2016, UBND xã Phù Vân tiến hành hòa giải
tranh chấp, hòa giải không thành do các bên không thỏa thuận được. Bà Tám đã
thông qua biên bản nhưng không ký vào biên bản. Ngày 25/10/2016, UBND xã
2


Phù Vân tiến hành hòa giải lần 02 nhưng kết quả không thành do bà Tám không
đến tham dự. Ngày 05/11/2016, bà Chu Thị Thanh và ông Chu Văn Sinh đã gửi đơn
khởi kiện bà Đinh Thị Tám đến TAND Tp. Phủ Lý, Hà Nam, yêu cầu Tòa án giải
quyết tranh chấp quyền sử dụng đất giữa ông bà với bà Đinh Thị Tám.
2. Các văn bản quy phạm pháp luật áp dụng vào vụ việc
-

Bộ luật Dân sự năm 2005 (gọi tắt là BLDS 2005);
Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 (gọi tắt là BLTTDS 2015);
Luật Đất đai 2013;
Luật đất đai 1987;
Luật đất đai 1993;
Thông tư 81/TANDTC ngày 24/7/1981 Hường dẫn giải quyết các tranh chấp

về thừa kế.
- Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của HĐTPTANDTC hướng
dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất “Những quy định chung
của BLTTDS” đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của BLTTDS;
- Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của HĐTPTANDTC hướng
dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại
Tòa án cấp sơ thẩm” của BLTTDS đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS;
- Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP ngày 05/5/2017 hướng dẫn một số quy định

tại khoản 1 và khoản 3 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 về
trả lại đơn khởi kiện, quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án.
- Pháp lệnh về Hợp đồng Dân sự số: 52-LCT/HĐNN8 (gọi tắt là “Pháp lệnh
1991”).
3. Quan hệ pháp luật tranh chấp: Quan hệ pháp luật tranh chấp là tranh chấp
quyền sử dụng đất.
4. Thẩm quyền giải quyết:
- Về thẩm quyền theo vụ việc: Căn cứ vào quy định tại khoản 9 Điều 26
BLTTDS 2015 thì đây là tranh chấp về quyền sử dụng đất nên “thuộc thẩm
3


quyền giải quyết của Tòa án”.
- Về thẩm quyền theo các cấp Tòa án: Căn cứ theo quy định tại khoản 9 Điều
26 BLTTDS 2015 thì tranh chấp trên là tranh chấp dân sự, theo quy định tại
điểm a khoản 1 Điều 35 BLTTDS 2015 và tranh chấp này không có yếu tố
nước ngoài nên “thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp huyện”
- Về thẩm quyền theo lãnh thổ: Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều
39 BLTTDS 2015 thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải
quyết những tranh chấp về bất động sản. Do bất động sản tọa lạc tại Thành
phố Phủ Lý nên tranh chấp trên “thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND
Thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam”
5. Thời hiệu khởi kiện:
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 184 BLTTDS 2015 và điểm c khoản 2 Điều
23 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần
thứ nhất “những quy định chung” của BLTTDS đã được sửa đổi, bổ sung theo luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS thì đối với tranh chấp về quyền sử dụng
đất theo pháp luật đất đai liên quan tới tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất
sẽ “không áp dụng thời hiệu khởi kiện”.
Do vậy đối với thời hiệu khởi kiện, nguyên đơn khởi kiện bà Tám khởi kiện theo

quy định của pháp luật.
6. Tư cách tố tụng:
- Nguyên đơn: Chu Thị Hồng Thanh (còn gọi là Chu Thị Thanh), Chu Văn Sinh
- Bị đơn: Đinh Thị Tám
- Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan: Chu Thị Loan, Chu Thị The, Chu Đắc
Hồng, Trần Thị Đắc, Chu Thị Mai
II. Yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn và chứng cứ chứng minh
 Yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn:
Căn cứ Đơn khởi kiện đề ngày 05/11/2016, bà Chu Thị Thanh và ông Chu Khắc
Sinh có yêu cầu khởi kiện như sau:
4


Thứ nhất, yêu cầu bà Đinh Thị Tám trả lại diện tích đất 777m 2 tại thửa đất số 40 tờ
bản đồ số 02 lập năm 1998 tại thôn 6, xã Phù Vân, huyện Phủ Lý, tỉnh Hà Nam cho
bà Chu Thị Thanh, ông Chu Văn Sinh, bà Chu Thị Loan, bà Chu Thị The.
Thứ hai, buộc bà Đinh Thị Tám phải trả nhà, đất, cây cối trên diện tích đất 777m 2
tại thửa đất số 40 tờ bản đồ số 02 lập năm 1998 của gia đình và hoa màu trên đất
với 50% tổng giá trị thu nhập cây lưu niên kể từ ngày 15/4/1994 theo giấy gửi
UBND xã Phù Vân, TP Phủ Lý, Hà Nam (năm 1994).
 Chứng cứ chứng minh
- Giấy chứng tử của bà Chu Thị Cúc (sao y công chứng);
- Giấy xác nhận ông Chu Khắc Trường chết năm 1945 (sao y công chứng);
- Giấy tờ chứng thực cá nhân và sổ hộ khẩu của bà Chu Thị Thanh, ông Chu
Khắc Sinh, Chu Thị Loan, Chu Thị The (bản sao y công chứng);
- Giấy khai sinh của Chu Thị Thanh, Chu Khắc Sinh, Chu Thị Loan, Chu Thị
The (bản sao y công chứng);
- Thông báo số 05/TB-UB ngày 10/04/1994 của UBND xã Phù Vân về việc
-


tạm đình chỉ việc chuyển quyền thừa kế;
Giấy giao quyền trông nom ngày 15/04/1994;
Tờ bản đồ số 2 năm 1998 (sao y công chứng);
Giấy giao quyền sử dụng ngày 22/11/2001;
Biên bản họp gia đình ngày 10/01/2007;
Biên bản họp gia đình ngày 05/06/2016;
Giấy xác nhận ngày 06/06/2016;
Biên bản hòa giải tranh chấp đất đai ngày 19/06/2016;
Biên bản hòa giải ngày 25/10/2016;
Báo cáo kết quả hòa giải tranh chấp đất đai số 79/BC-UBND ngày

25/10/2016.
III. Kế hoạch xét hỏi
Với tư cách là luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn, kế hoạch
hỏi lại tòa của tôi như sau:
1. Hỏi bị đơn – Đinh Thị Tám
-

Mối quan hệ giữa bà với bên nguyên đơn như thế nào?

-

Bà hãy cho biết nguồn gốc thửa đất mà ông Sinh khởi kiện?
5


-

Thửa đất này trước giờ đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất


chưa? Ai là người đứng tên trên hồ sơ địa chính thửa đất?
-

Bà có biết “Đơn chuyển quyền thừa kế” ngày 20/1/1994? Khi lập “Đơn

chuyển quyền thừa kế” ngày 20/1/1994 có mặt bà Thanh, bà Loan, bà The không?
Các bà này có ý kiến gì không? Có biết việc ông Sinh lập văn bản này không?
-

Việc vợ chồng bà giao tiền cho ông Sinh thì bà Thanh, bà Lan, bà The có biết

không?
-

Bà có biết việc UBND xã Phù Vân đã tạm đình chỉ việc giao quyền thừa kế

giữa ông Sinh và ông Thuyên chồng bà không?
-

Bà nói rằng ông Sinh đã bán mảnh đất đang tranh chấp cho vợ chồng ông bà.

Vậy tại sao chồng bà là ông Tuyên lại ký xác nhận vào giấy giao quyền trông nom
lập ngày 15/04/1994?
-

Trong thỏa thuận có việc không được xây dựng cơ bản trên mảnh đất mà chỉ

được tu sửa phải không?
-


Hoa lợi trung bình 01 năm bà đã thu được trên mảnh đất tranh chấp là bao

nhiêu?
-

Việc thỏa thuận phân chia 50% giá trị thu nhập cây lưu niên hàng năm. Gia

đình bà có thực hiện đúng như văn bản thỏa thuận đã được ký?
-

Hiện tại trên đất có những gì?

-

Tại sao khi được chính quyền địa phương xã Phù Vân can thiệp việc xây

dựng nhà trái phép và giải thích việc xây dựng trái phép trên nhưng bà vẫn tiếp tục
xây dựng?
2. Hỏi nguyên đơn – Chu Thị Thanh
-

Bố mẹ bà sinh được bao nhiêu người con? Gồm những ai?

6


-

Ông Chu Khắc Trường tức cha của bà mất vào thời điểm nào? Khi mất, ông


có để lại di chúc hay không?
-

Bà Chu Thị Cúc tức mẹ của bà mất vào thời điểm nào? Khi mất, bà có để lại

di chúc hay không?
-

Bà biết việc ông Sinh chuyển quyền thừa kế cho ông Chu Khắc Thuyên vào

lúc nào?
-

Chị em bà có bao giờ cùng nhau bàn về việc chia di sản thừa kế của cha mẹ?

-

Khi bà biết việc ông Sinh chuyển quyền thừa kế như vậy, bà đã có những

hành động gì?
-

Chính quyền địa phương có đồng ý với yêu cầu đình chỉ chuyển quyền thừa

kế của chị em bà không?
-

Khi bốn chị em bà giao cho ông Thuyên trông nom, quản lý thì thời điểm đó

trên thửa đất này có những tài sản gì? Những tài sản đó của ai?

-

Giấy trông nom này có được sự đồng ý của đầy đủ 4 chị em, ông Thuyên và

bà Tám hay không?
-

Gia đình bà họp nội ngoại thống nhất giao cho ông Trương Khắc Chinh là

trưởng họ coi giúp thửa đất tranh chấp vào thời điểm nào?
3. Hỏi nguyên đơn – Chu Văn Sinh
Nguồn gốc thửa đất có diện tích 777m 2, số 40, tờ bản đồ số 2, tọa lạc tại

-

Thôn 6, xã Phù Vân, huyện Phủ Lý, tỉnh Hà Nam mà ông khởi kiện là từ đâu mà
có?
-

Thửa đất này trước giờ đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

chưa? Ai là người đứng tên trên hồ sơ địa chính thửa đất?
-

Có phải ông đã chuyển quyền thừa kế cho ông Thuyên vào năm 1994? Việc

ông chuyển quyền như vậy đã được sự đồng ý của các chị em ông?
-

Vào thời điểm ông làm đơn chuyển quyền thừa kế đó, bao gồm những tài sản


gì?
4. Hỏi người có quyền và nghĩa vụ liên quan – Chu Thị Loan
7


-

Trước ngày ông Sinh chuyển quyền thừa kế cho ông Thuyên, chị em bà có

bao giờ bàn về việc chia di sản thừa kế của cha mẹ bà?
-

Vào thời điểm nào bà biết việc ông Sinh chuyển quyền thừa kế cho ông Chu

Khắc Thuyên?
-

Chị em bà có họp gia đình thống nhất giao cho ông Thuyên quản lý, thu hoa

màu có lập biên bản không?
-

Gia đình bà họp nội ngoại thống nhất giao cho ông Trương Khắc Chinh là

trưởng họ coi giúp thửa đất tranh chấp vào thời điểm nào?
5. Hỏi người có quyền và nghĩa vụ liên quan – Chu Thị Mai
-

Bà có quan hệ thế nào với bà Đinh Thị Tám, ông Chu Văn Sinh, bà Chu Thị


Thanh?
-

Khoảng cuối năm 2011, bà và mẹ bà là bà Đinh Thị Tám đã xây một căn nhà

cấp 4 trên thửa đất tranh chấp và chuyển về đó sống từ đó cho đến nay?
-

Tài sản trên đất mà ông Sinh, bà Thanh đang kiện đòi mẹ đẻ bà là của ai?

-

Phần nghĩa vụ tài chính và thuế đối với thửa đất này từ trước đến nay ai

nộp?
IV. Bài bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn – Chu Thị Thanh,
Chu Văn Sinh

BẢN LUẬN CỨ
- Kính thưa Hội đồng xét xử;
- Thưa vị đại diện Viện kiểm sát tham gia phiên tòa hôm nay;
- Thưa vị luật sư đồng nghiệp,
Tôi là Luật sư ……………………thuộc Văn phòng luật sư LK, thuộc Đoàn
luật sư TP. Hồ Chí Minh. Tôi tham gia phiên tòa ngày hôm nay với tư cách là luật
sư bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn là bà Chu Thị Hồng Thanh (Chu
8


Thị Thanh) và ông Chu Văn Sinh trong vụ kiện “tranh chấp quyền sử dụng đất” với

bị đơn Đinh Thị Tám.
Theo Đơn khởi kiện ngày 05/11/2016 và lời trình bày của các nguyên đơn,
nguyên đơn yêu cầu bị đơn phải có nghĩa vụ:
- Trả lại diện tích đất 777m2 tại thửa đất số 40 tờ bản đồ số 02 lập năm 1998
tại thôn 6, xã Phù Vân, huyện Phủ Lý, tỉnh Hà Nam;
- Trả nhà, đất, cây cối trên diện tích đất 777m2 tại thửa đất số 40 tờ bản đồ số
02 lập năm 1998 của gia đình và hoa màu trên đất với 50% tổng giá trị thu
nhập cây lưu niên kể từ ngày 15/4/1994 theo giấy gửi UBND xã Phù Vân, TP
Phủ Lý, Hà Nam (năm 1994).
Kính thưa HĐXX, qua nghiên cứu những tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ
án và qua phần xét hỏi công khai tại phiên toà hôm nay tôi xin trình bày quan điểm
của mình để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ của tôi – ông Chu Văn
Sinh và bà Chu Thị Hồng Thanh (Chu Thị Thanh) như sau:
1. Đối với yêu cầu trả lại diện tích đất 777m2 tại thửa đất số 40 tờ bản đồ số 02
lập năm 1998 tại thôn 6, xã Phù Vân, huyện Phủ Lý, tỉnh Hà Nam:
Thứ nhất, ông Trường chết năm 1945. Sau đó, bà Cúc chết năm 1990. Bà Cúc
chết để lại phần di sản là 777 m2 đất nhà ở và hoa màu trên đất mà không để lại di
chúc và cũng không chuyển nhượng diện tích đất trên cho ai. Ông Trường và bà
Cúc có 4 người con ruột là bà Thanh, ông Sinh, bà Loan và bà The. Ngoài ra,
không có con riêng và con nuôi khác. Vì vậy, theo mục III Thông tư 81/TANDTC
ngày 24/7/1981 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn giải quyết tranh chấp về
thừa kế thì bà Chu Thị Thanh, ông Chu Văn Sinh, bà Chu Thị Loan, bà Chu Thị
The đều là đồng thừa kế hàng thứ nhất, được hưởng di sản thừa kế là thửa đất số 40
tờ bản đồ số 02 lập năm 1998 tại thôn 6, xã Phù Vân, huyện Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
Thứ hai, ngày 24/01/1994, ông Sinh có “đơn chuyển quyền thừa kế” đối với
thửa đất trên cho ông Thuyên. Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên, thửa đất này là di
9


sản thừa kế chung của bốn anh chị em. Do đó, ông Sinh không có quyền định đoạt

thửa đất cho ông Thuyên, vì đây không phải là tài sản của riêng ông Sinh. Trên thực
tế, việc chuyển giao quyền thừa kế này cũng đã được UBND xã Phù Vân “tạm đình
chỉ” theo Thông báo số 05/TB – UB ngày 10/4/1994. Vậy, việc chuyển giao quyền
thừa kế trên của ông Sinh cho ông Thuyên là không có giá trị pháp lý. Điều này đã
được ông Thuyên thừa nhận thông qua việc ông Thuyên có kí vào “Giấy giao
quyền trông nom” ngày 15/4/1994. Còn việc gia đình bà Tám thực hiện nghĩa vụ
đóng thuế cho Nhà nước là theo đúng sự thỏa thuận giữa các bên chứ không phải là
căn cứ để ông Thuyên và bà Tám xác lập quyền sở hữu đối với tài sản này. Như
vậy, việc ông Sinh tự ý chuyển nhượng quyền thừa kế toàn bộ thửa đất cho ông
Thuyên mà không có sự đồng thuận của các đồng thừa kế khác là trái với quy định
pháp luật.
2. Đối với yêu cầu trả nhà, cây cối trên diện tích đất 777m2 tại thửa đất số 40
tờ bản đồ số 02 lập năm 1998 của gia đình và hoa màu trên đất với 50% tổng
giá trị thu nhập cây lưu niên kể từ ngày 15/4/1994 theo giấy gửi UBND xã Phù
Vân, TP Phủ Lý, Hà Nam (năm 1994):
Thứ nhất, theo “Giấy giao quyền trông nom” ngày 15/4/1994, các đồng thừa
kế thống nhất giao cho ông Thuyên trông nom nhà cửa và hưởng 50% hoa lợi còn
50% hoa lợi để thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước trong thời hạn 05 năm từ 1994 –
1998. Như vậy, 04 chị em bà Thanh chỉ chuyển giao quyền sử dụng đất và khai thác
hoa lợi trên đất chứ không chuyển giao quyền sở hữu đất và nhà cho bị đơn. Do đó,
các đồng thừa kế vẫn là chủ sở hữu hợp pháp đối với thửa đất trên.
Thứ hai, theo thỏa thuận tại “Giấy giao quyền trông nom” ngày 15/4/1994
giữa các đồng thừa kế. Văn bản này có ghi thời hạn là trong thời hạn 05 năm từ
1994 – 1998 nhưng do sau khi hết thời hạn trên, các bên vẫn không có thỏa thuận
nào khác và cũng không có hành vi nào thể hiện ý chí không muốn tiếp tục thực
hiện thỏa thuận trên. Hơn thế nữa, trên thực tế, các bên vẫn tiến hành những nội
10


dung đã thỏa thuận ngày 15/4/1994. Vì vậy, “Giấy giao quyền trông nom” ngày

15/4/1994 vẫn có giá trị pháp lý giữa các bên.
Thứ ba, nội dung “Giấy giao quyền trông nom” ngày 15/4/1994 có ghi nhận:
“Người được sử dụng phải có giao ước như sau: nhà cửa tu sửa giữ để ở không
được để dột nát, đất đai tự sản xuất ra sản phẩm sử dụng và nạp nghĩa vụ với Nhà
nước (trông các cây ngắn ngày) không được xây dựng cơ bản như: làm nhà, đất
phải giữ nguyên mặt bằng, không được đào khoét. Cây cối lưu niên không được
chặt phá….”. Như vậy, giữa các bên đã có sự thỏa thuận rất rõ ràng về việc giữ
nguyên hiện trạng nhà và đất. Do đó vào tháng 5/2016, bà Tám tự ý xây dựng nhà
cấp 4 trên thửa đất nêu trên mà không thông qua ý kiến của các đồng thừa kế là vi
phạm sự thỏa thuận giữa các bên. Trên thực tế, vào thời điểm bà Tám xây dựng nhà
nêu trên, bà Thanh có yêu cầu bà Tám dừng việc xây dựng nhưng bà Tám không
chấp nhận và vẫn tiếp tục việc xây dựng trên. Sau đó, bà Thanh đã báo trưởng thôn
và trưởng thôn đã cử công an xuống yêu cầu bà Tám dừng xây dựng nhưng bà Tám
vẫn xây dựng. Điều này đã được ghi nhận tại Biên bản hòa giải tranh chấp ngày
19/6/2016 tại UBND xã Phù Vân.
Căn cứ Điều 12 Luật đất đai 2013 quy định nghiêm cấm hành vi lấn, chiếm đất đai
và khoản 2 Điều 3 Nghị định 102/2014/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực đất đai quy định: “Chiếm đất là việc sử dụng đất mà không được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền cho phép ... theo quy định của pháp luật về đất đai”.
Như vậy, việc bà Tám xây dựng nhà ở trên diện tích đất 777m2 tại thửa đất số 40 tờ
bản đồ số 02 lập năm 1998 tại thôn 6, xã Phù Vân, huyện Phủ Lý, tỉnh Hà Nam mà
không có sự đồng ý của đồng thừa kế của bà Cúc là bà Thanh, ông Sinh, bà Loan,
bà The là trái với quy định pháp luật.
Từ các tình tiết khách quan của vụ án, trên cơ sở đánh giá toàn diện các chứng
cứ có trong hồ sơ vụ án và quy định của pháp luật tại Điều 170 BLDS 2005 về căn
cứ xác lập quyền sở hữu, Điều 256 BLDS 2005 về quyền đòi lai tài sản, phía
11


nguyên đơn thấy có đầy đủ căn cứ vững chắc để kính đề nghị Hội đồng xét xử

quyết định:
1. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Nguyên đơn là công nhận phần đất 777
m2 đất tại thửa đất số 40 tờ bản đồ địa chính số 2 lập năm 1998 tại thôn 6, xã Phù
Vân, Tp. Phủ Lý, tỉnh Hà Nam là tài sản chung của các đồng thừa kế của bà Chu
Thị Cúc là bà Chu Thị Thanh, ông Chu Văn Sinh, bà Chu Thị Loan và bà Chu Thị
The.
2. Đối với phần di sản trên đất của bà Tám, yêu cầu bà Tám tự tháo dỡ và trả
lại đất. Các đồng thừa kế không phải đền bù căn nhà xây trên đất vì bà Đinh Thị
Tám đã xây dựng trái phép. Nếu gia đình bà Tám nhất trí trả lại đất thì 04 chị em bà
Thanh sẽ hỗ trợ một phần tiền di dời. Đối với phần thuế nếu gia đình ông Thuyên
nộp thuế thì 04 chị em bà Thanh, bà Loan, ông Sinh và bà The sẽ hoàn trả phần
thuế.
Trên đây là toàn bộ quan điểm pháp lý của Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của nguyên đơn, kính đề nghị Hội đồng xét xử xem xét. Xin trân trọng
cảm ơn!”

12



×