Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

bai thu hoach hs 2 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.99 KB, 6 trang )

HỒ SƠ HÌNH SỰ SỐ 07/DA
Vụ án Vũ Thị Minh và Lê Đức Hải buôn bán hàng giả
I. TÓM TẮT NỘI DUNG VỤ ÁN
Bị cáo :
- Vũ Thị Minh, sinh năm 1950, trú tại số 58 phố Muối, phường Tam
Thanh, thị xã Lạng Sơn.
- Lê Đức Hải, sinh năm 1974, trú tại thị Trấn Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
Hành vi bị truy tố: buôn bán hàng giả
II. DỰ KIẾN NỘI DUNG XÉT HỎI
1. Hỏi bị cáo Vũ Thị Minh:
- Chị thường xuyên buôn bán các loại hàng gì?
- Chị bắt đầu buôn bán dầu gội đầu từ khi nào?
- Khi mua hàng chị có xem nhãn mác trên bao bì sản phẩm không?
- Chị thấy các loại dầu gọi đầu gói nhỏ này bán ở Lạng Sơn đã lâu
chưa?
- Chị có thường thấy đem ai bán loại dầu gội đầu này?
- Các đội quản lý thị trường, thuế có thường xuyên bán phát mại như
vậy không?
- Khi bán họ có nói cho chị biết là loại dầu gội đầu này đem từ đâu đến
hoặc có khuyến cáo gì đặc biệt không?
- Chị có thấy mọi người mua bán loại dầu gội đầu thế nào ngoài chợ ở
Lạng Sơn?
- Những ai được mua những hàng hóa đó? Giá bao nhiêu? Mua xong
họ tiếp tục buôn bán ở chợ hay đem đi bán ở nơi khác?
- Khi họ mua thì có sợ bị công an quản lý thị trường, thuế phát hiện
không? Sợ họ phát hiện ra điều gì?
- Chị đã thấy ai buôn bán loại dầu gội đầu này bị công an, quản lý thị
trường, thuế phát hiện, bắt giữ chưa?
- Chị có biết loại dầu gội đầu này có ghi chữ tiếng Việt là loại hàng chỉ
có sản xuất ở trong nước không?
- Chị có biết công ty Unilever và Công ty P&G không?


- Chị và gia đình chị có sử dụng loại dầu gội đầu này không?
- Chị có biết số dầu gội đầu này là hàng giả không?
- Sau khi biết là hàng giả chị đã làm gì?
1
Mục đích: Hỏi để làm rõ việc Minh không có ý thức về việc mua bán
hàng giả do không biết đó là hàng giả và do kém hiểu biết pháp luật; gia đình
đã tự nguyện khắc phục hậu quả bằng cách giao nộp số tiền thu lời bất chính
cho cơ quan điều tra sau khi biết đó là hàng giả.
2. Hỏi bị cáo Lê Đức Hải:
- Anh buôn bán các loại hàng hóa nào?
- Anh lên Lạng Sơn buôn bán thấy ở chợ này bán loại dầu gội đầu này
thế nào? Công khai hay dấu diếm, chê đậy?
- Anh có quan hệ làm ăn với chị Minh lâu chưa? có thường xuyên mua
hàng của chị Minh không?
- Có phải loại hàng hóa nào khi bị cáo mua, chở về Hà Nội đều có giấy
tờ đầy đủ không?
- Anh có biết các loại dầu gội đầu mà anh mua của chị Minh có nguồn
gốc ở đâu không?
- Khi mua bán loại dầu gội này bị cáo có được đưa loại hóa đơn chứng
từ nào không?
- Anh có đọc được hết các chữ ghi trên bao bì không?
- Mỗi thùng hàng như vậy bị cáo được lời bao nhiêu?
- Anh có biết số dầu gội đầu đó là hàng giả không?
- Chị Minh có nói với anh đấy là hàng giả không?
- Nếu biết là hàng giả thì anh có mua và tiêu thụ không?
- Sau khi biết là hàng giả thì anh đã làm gì đối với số tiền bất chính thu
được?
Mục đích: Hỏi để xác định Lê Đức Hải cũng không có ý thức về việc
mua bán hàng giả do không biết là hàng giả. Hải đã tự nguyện nộp lại số tiền
thu được từ việc mua bán số dầu gội đầu giả.

3. Hỏi người làm chứng Vũ Thị Dung:
- Chị cho biết quan hệ giữa chị và chị Minh?
- Hai chị buôn bán với nhau từ khi nào?
- Chị đã mua hàng hộ cho chị Minh mấy lần? Chị có nhớ số tiền là bao
nhiêu không?
- Chị cho biết nguồn gốc số dầu gội đầu chị mua để bán lại cho chị
Minh (mua của những ai, cơ quan nào bán)?
- Khi tổ chức bán phát mại, cơ quan phát mại có khuyến cáo gì cho chị
và những người mua khác không?
- Chị có biết số dầu gội đầu chị mua để bán lại cho chị Minh là hàng
giả không?
2
Mục đích: Hỏi để xác định rằng Vũ Thị Dung cũng đã từng số dầu gội
đầu là hàng phát mại của cơ quan chống thất thu, do đã mua của cơ quan nhà
nước nên nghĩ rằng hàng hóa này là hợp pháp do vậy tiếp tục mua bán hàng
này để bán.
III. LUẬN CỨ BÀO CHỮA CHO BỊ CÁO VŨ THỊ MINH
Kính thưa Hội đồng xét xử;
Thưa vị đại diện Viện kiểm sát ;
Thưa toàn thể quý vị có mặt tại phiên tòa hôm nay;
Tôi là luật sư Lê Văn Cao, thuộc Công ty Luật Đại Việt, Đoàn luật sư
TP. Hà Nội, tại phiên tòa hôm nay tôi tham gia với tư cách là luật sư bào chữa
cho bị cáo Vũ Thị Minh và bị cáo Lê Đức Hải bị VKSND thành phố Hà Nội
truy tố về tội buôn bán hàng giả theo quy định tại khoản 2 điểm e Điều 156
BLHS.
Qua nghiên cứu hồ sơ, theo dõi cuộc thẩm vấn và phát biểu luận tội của
vị đại diện Viện kiểm sát, tôi xin trình bày một số quan điểm bào chữa cho
thân chủ của tôi là chị Vũ Thị Minh, kính mong Hội đồng xét xử lưu tâm xem
xét khi đánh giá hành vi phạm tội cũng như khi lượng hình.
1. Bị cáo Vũ Thị Minh có hành vi phạm tội không phải do ý muốn

chủ quan
Trong mặt chủ quan của tội buôn bán hàng giả thì tội phạm được thực
hiện do lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội biết rõ hành vi buôn bán hàng giả
của mình gây nguy hiểm cho xã hội nhưng vì vụ lợi nên vẫn thực hiện và
động cơ phạm tội là nhằm mục đích thu lời bất chính. Trong vụ án này, Vũ
Thị Minh đã có hành vi mua dầu gội đầu có nguồn gốc Trung Quốc với giá rẻ
để bán lại ở Việt Nam kiếm lời, tuy nhiên họ không nhận thức được rằng đó
là hành vi buôn bán hàng giả, và điều này, đối chiếu với lý luận mặt chủ quan
của tội buôn bán hàng giả là chưa thực sự thỏa đáng. Tôi xin phân tích cụ thể
như sau:
Thứ nhất, chị Minh không nhận thức được rằng số dầu gội đầu mình
đang bán là hàng giả. Sở dĩ như vậy là vì tại Lạng Sơn-theo như nhận xét của
Cơ quan điều tra là một địa phương giáp biên giới thì không được chú trọng
để xử lý loại hàng này, việc thu giữ hàng hóa không có hóa đơn chứng từ sau
đó lại tổ chức bán phát mại. Chị Minh cũng đã từng mua loại hàng này do Cơ
quan quản lý thị trường bán phát mại, khi bán phát mại cho người buôn thì
các cơ quan đó cũng không thông báo cho họ biết là hàng gì, không khuyến
cáo cho người tiêu dùng về chất lượng và mục đích sử dụng loại hàng hóa đó.
3
Vì thế, trong nhận thức của chị Minh cũng như những người mua khác, việc
một cơ quan Nhà nước bán phát mãi - tức cho lưu hành loại hàng hóa này có
nghĩa là đấy là hàng hóa hợp pháp, có thể tiếp tục mua và bán chúng. Vì nếu
là hàng giả thì đáng lẽ các cơ quan nhà nước có trách nhiệm phải tịch thu, tiêu
hủy chứ đằng này lại tịch thu để rồi bán ra, thu tiền xung quỹ nhà nước.
Mặt khác, Cáo trạng của VKS truy tố Vũ Thị Minh buôn bán số dầu gội
đầu là hàng giả không chỉ có Sunsilk và Clear mà còn có cả các loại dầu gội
đầu khác như Pantene, Rejoice, Head&Shouder Tuy nhiên, chỉ có hai loại
dầu gội đầu Clear, Sunsilk là ghi trên bao bì bằng tiếng Việt nơi sản xuất tại
Việt Nam và nó được nhập lậu từ Trung Quốc về Việt Nam, còn các loại dầu
gội đầu khác như Pantene, Rejoice…đều được ghi bằng tiếng nước ngoài. Với

trình độ học vấn chỉ 7/10 (bút lục 60), sự nhận thức, hiểu biết còn hạn chế thì
làm sao chị Minh biết đó là hàng giả hay thật, cộng với tâm lý người Việt ta
hay thấy sản phẩm với nhãn mác ghi tiếng nước ngoài không ít ngưòi lại còn
xem đó là hàng chất lượng hơn cả hàng ghi bằng tiếng Việt. Tại bản kết luận
điều tra, cơ quan điều tra đã ghi nhận: “ đối với số dầu gội đầu mang nhãn
hiệu và chữ nước ngoài như Pantene, Head&Shoulder, Rejoice đã xác định là
hàng giả của công ty Procter&Gamble USA nhưng các loại dầu gội đầu này
không sản xuất tại Việt Nam, ghi bằng tiếng nước ngoài do vậy các bị can
không biết đây là hàng giả”.Vì lẽ đó, việc Cáo trạng truy tố Vũ Thị Minh
buôn bán hàng giả với số hàng bao gồm cả các thùng dầu gội đầu Pantene,
Rejoice, Head&Shoulder là không có cơ sở.
Ngoài ra, trong số 694 thùng dầu gội đầu mà cơ quan Công quy kết cho
Vũ Thị Minh (bút lục 149) thì trong đó có bao nhiêu thùng mà chị Minh đã
mua lại của các cơ quan chức năng Lạng Sơn khi bán phát mại. Cơ quan Công
an đã không làm rõ chi tiết về số lượng những thùng dầu gội đầu mà chị Minh
đã bán từ trước, cũng như đã bị Công an tịch thu trên xe ôtô 29K-1206 ngày
16/8/x. Bởi vì phải xác định cho được số hàng giả có giá trị tương đương hàng
thật thì mới có cơ sở để định khung hình phạt cho phù hợp nếu đúng là tội
danh buôn bán hàng giả.
Từ những lập luận trên, có thể khẳng định chị Minh không nhận thức
được rằng số dầu gội đầu mà chị mua-bán lại là hàng giả và do đó không thể
nói rằng chị cố ý buôn bán hàng giả được.
Thứ hai, trong mặt chủ quan của tội buôn bán hàng giả cũng ghi nhận
rằng tội phạm biết rõ hành vi buôn bán hàng giả của mình gây thiệt hại, nguy
hiểm cho xã hội. Nếu nói việc chị Minh buôn bán số dầu gội đầu đó gây nguy
4
hiểm thì sẽ không có việc chị và gia đình cũng sử dụng số dầu gội đầu này
cho sinh hoạt hàng ngày. Vì không ai lại muốn gây thiệt hại, nguy hiểm cho
chính mình và người thân trong gia đình mình! Hơn nữa, đánh giá chất lượng
số dầu gội đầu này đối với những người như chị Minh là điều hết sức khó

khăn. Đến ngay các cơ quan chức năng như cơ quan điều tra, công an thành
phố Hà nội cũng phải trưng cầu giám định, phân tích thành phần hóa chất bên
trong của các sản phẩm này mới quyết định được “đó là hàng giả” thì những
người dân bình thường với trình độ văn hóa thấp như bị cáo thì làm sao biết
được là hàng giả.
Thứ ba, Vũ Thị Minh là người làm nghề buôn bán hàng hóa từ Lạng
Sơn về Hà Nội. Các mặt hàng thường là bát ăn cơm, giấy bút chì, dao cạo râu
v.v và khi Minh thấy ở Lạng Sơn các loại dầu gội đầu gói nhỏ nhãn hiệu
Clear, Sunsilk, Pantene, Rijoice được nhiều người mua bán rộng rãi một
cách thoải mái, và thấy bán ở Hà Nội được lời một chút nên đã mua để mang
về Hà Nội bán nhằm mục đích kiếm thêm lợi nhuận và mở rộng mặt hàng
kinh doanh. Với bản chất là người kinh doanh lấy lời như Vũ Thị Minh thì khi
thấy việc mua số dầu gội đầu nguồn gốc từ Trung Quốc với giá rẻ để bán lại
kiếm lời trong hoàn cảnh cuộc sống khó khăn là điều dễ hiểu. Hơn nữa, tuy là
Minh buôn bán với lượng tiền lớn, tính theo giá trị hàng đã khai, nhưng thanh
toán theo phương thức bán hàng xong mới rồi mới trả tiền và số tiền lãi thu
được trong thời gian buôn bán là rất ít. Do đó, cần xem xét một cách thấu đáo
yếu tố vụ lợi và thu lời bất chính đối với hành vi của Vũ Thị Minh.
Từ những lý lẽ phân tích trên đây, có cơ sở để khẳng định, việc Minh
có hành vi phạm tội hoàn toàn không phải do nhận thức, ý muốn chủ quan mà
do những yếu tố khác: đó là sự kém hiểu biết, nhận thức còn hạn chế về chất
lượng hàng hóa trên thị trường cũng như hiểu biết nhận thức về pháp luật.
2. Chị Vũ Thị Minh được hưởng các tình tiết giảm nhẹ theo quy định
của pháp luật
Theo quy định của pháp luật nước CHXHCNVN, thì bị cáo Vũ Thị
Minh được hưởng nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong vụ án
này:
- Khi bị bắt, chị Minh đã có thái độ khai báo thành khẩn, rõ ràng, có
trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc giúp cơ quan điều
tra nhanh chóng làm rõ sự thật vụ án, đấu tranh chống hàng giả như : khai báo

rõ ràng địa chỉ các đối tượng kinh doanh mua bán hàng giả, tạo tiền đề giúp
các cơ quan chức năng có các biện pháp ngăn chặn kịp thời.
5
- Sau khi được giải thích hành vi của mình là vi phạm pháp luật, mặc
dù hoàn cảnh gia đình có nhiều khó khăn, nhưng Minh đã tự nguyện khắc
phục hậu quả bằng cách nộp lại cho cơ quan Công an số tiền thu lợi bất chính
là 6.940.000 đồng (do con gái là Lê Phương Mai mang đến nộp hồi 17h ngày
8/11/x tại cơ quan điều tra , bút lục 42).
- Cơ quan điều tra có đề nghị VKSND, TAND xem xét xử lý có tình có
lý vì nhận thấy việc Minh phạm tội là vô ý do nhận thức chưa đầy đủ về hành
vi mua bán của mình.
- Trình độ học vấn hạn chế (7/10), trong khi việc xác định hàng giả
hàng thật là một vấn đề hết sức khó khăn.
- Phạm tội lần đầu, gây hậu quả chưa lớn.
- Hoàn cảnh của bị cáo là người lao động chính trong gia đình.
Thưa Hội đồng xét xử!
Từ những phân tích nêu trên, với tư cách là luật sư bào chữa cho bị cáo
Vũ Thị Minh, kính đề nghị HĐXX xem xét, đánh giá một cách khách quan,
chính xác khi phán quyết chị Minh theo Điều 156 BLHS.
Tôi luôn tin tưởng vào sự công minh của Hội đồng xét xử, xin cảm ơn
HĐXX và mọi người đã chú ý lắng nghe.
Luật sư
6

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×