Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ tại tập đoàn kim tín

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NÔNG THỊ THÙY TRANG

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ
TẠI TẬP ĐOÀN KIM TÍN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NÔNG THỊ THÙY TRANG

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ
TẠI TẬP ĐOÀN KIM TÍN

Chuyên ngành: Kế toán (Hướng Ứng dụng)
Mã số: 8340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS TRẦN THỊ GIANG TÂN


TP. Hồ Chí Minh – Năm 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu theo hướng ứng dụng của riêng
tôi, quá trình thực hiện luận văn và kết quả là trung thực, chưa từng được công bố,
sử dụng để bảo vệ một học vị nào.

Tác giả luận văn

Nông Thị Thùy Trang


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH
TÓM TẮT
ABSTRACT
Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ
CHƯƠNG MỞ ĐẦU .................................................................................................1
1.1

Lý do chọn đề tài ...........................................................................................1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ..................................................5


1.3

Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................5

1.4

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ...........................................................................5

1.5

Kết cấu của đề tài...........................................................................................5

CHƯƠNG 1: PHÁT HIỆN VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU..................................7
1.1

Giới thiệu chung về Tập đoàn Kim Tín và Sơ đồ tổ chức.............................7

1.2

Phòng Kiểm toán nội bộ tại Tập đoàn Kim Tín ............................................8

1.2.1

Giới thiệu chung .....................................................................................8

1.2.2

Chức năng của phòng kiểm toán nội bộ .................................................9


1.2.3

Mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể.................................................................10

1.2.4

Trách nhiệm và quyền hạn của phòng KiT NB ....................................12

1.2.5

Nguyên tắc bảo mật số liệu phòng Kiểm toán nội bộ ...........................13

1.2.6

Thực hiện chế độ báo cáo và hội họp ...................................................14

1.2.7

Quy định về đạo đức, tác phong nhân viên KiT NB ............................15

1.2.8

Hoạt động Kiểm toán nội bộ thực hiện tại Tập đoàn Kim Tín .............16

1.2.9

Chế tài xử lý khi không tuân thủ ..........................................................20

1.3 Vấn đề hoàn thiện Kiểm toán nội bộ để nâng cao hoạt động kiểm toán tuân
thủ tại Tập đoàn Kim Tín.......................................................................................20

1.3.1

Thực trạng hoạt động KiT NB tại Tập đoàn Kim Tín ..........................20

1.3.2

Ưu và nhược điểm của hoạt động KiT NB ...........................................23

1.3.3

Đề xuất nguyên nhân và giải pháp ........................................................25

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM
TOÁN NỘI BỘ ........................................................................................................28


2.1

Chất lượng hoạt động Kiểm toán nội bộ .....................................................28

2.2

Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng chất lượng Kiểm toán nội bộ ...28

2.2.1

Trên Thế giới ........................................................................................29

2.2.2


Tại Việt Nam ........................................................................................32

2.3

Chuẩn mực thực hành KiT NB ban hành bởi IIA .......................................33

2.4

Các quy định hiện hành tại Việt Nam .........................................................35

CHƯƠNG 3: KIỂM CHỨNG NGUYÊN NHÂN.................................................37
3.1

Phương pháp kiểm chứng ............................................................................37

3.1.1

Nội dung khảo sát .................................................................................37

3.1.2

Phương pháp khảo sát ...........................................................................38

3.2

Thu thập và phân tích dữ liệu khảo sát ........................................................39

3.2.1

Mô tả mẫu khảo sát ...............................................................................39


3.2.2

Kết quả khảo sát ....................................................................................40

3.3
bộ

Nguyên nhân thực tế dẫn đến những hạn chế của hoạt động Kiểm toán nội
.....................................................................................................................47

CHƯƠNG 4: CÁC GIẢI PHÁP & CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG ĐỂ
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ CỦA TẬP
ĐOÀN KIM TÍN. ....................................................................................................51
4.1 Các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động Kiểm toán nội bộ của Tập
đoàn Kim Tín. ........................................................................................................51
4.2 Chương trình hành động để nâng cao chất lượng hoạt động Kiểm toán nội
bộ tại Tập đoàn Kim Tín. .......................................................................................52
4.2.1

Chương trình hành động chung ............................................................52

4.2.2

Chương trình hành động cụ thể ............................................................55

KẾT LUẬN ..............................................................................................................57
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Viết đầy đủ

Từ viết tắt
BBH

Biên bản họp

BCKT

Báo cáo Kiểm toán

BCTC

Báo cáo tài chính

BKS

Ban Kiểm soát

ĐV

Đơn vị

IIA
IPPF

The Institute of Internal Auditor

(Hiệp hội Kiểm Toán Nội Bộ Hoa Kỳ)
International Professional Practices Framework
(Bộ khung chuẩn mực hành nghề Kiểm toán nội bộ quốc tế)

KH

Kế hoạch

KiT NB

Kiểm toán nội bộ

KTTT

Kiểm toán tuân thủ

KiTV

Kiểm toán viên

NDKT

Nội dung Kiểm toán



Quyết định

QĐSKT


Quyết định sau Kiểm toán

TBCCCT

Thông báo cung cấp chứng từ


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Các loại báo cáo thường kỳ theo yêu cầu ....................................................... 14
Bảng 3.1: Thang đo sử dụng trong Bảng khảo sát .......................................................... 38
Bảng 3.2: Mẫu khảo sát................................................................................................... 39
Bảng 3.3: Kết quả khảo sát về Hiệu quả của kiểm toán nội bộ đối với từng đơn vị và
toàn Tập đoàn .................................................................................................................. 40
Bảng 3.4: Mô tả kết quả khảo sát các câu hỏi về Chất lượng bộ phận KiT NB ............. 42
Bảng 3.5: Mô tả kết quả khảo sát các câu hỏi về Năng lực nhóm Kiểm toán ................ 43
Bảng 3.6: Mô tả kết quả khảo sát các câu hỏi về Sự độc lập của bộ phận KiT NB ....... 44
Bảng 3.7: Mô tả kết quả khảo sát các câu hỏi về Sự hỗ trợ của ban lãnh đạo Tập
đoàn ................................................................................................................................. 45

DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH
Sơ đồ 1.1: Tổ chức bộ máy Tập đoàn Kim Tín ................................................................ 8
Sơ đồ 1.2: Tổ chức bộ phận KiT NB tại Tập đoàn Kim Tín ............................................ 9
Sơ đồ 1.3: Quy trình thực hiện một cuộc kiểm toán ....................................................... 18
Sơ đồ 3.1 Nguyên nhân – Kết quả các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động
KiT NB ............................................................................................................................ 49
Hình 4.1: Biểu mẫu về Kế hoạch công tác ...................................................................... 54


TÓM TẮT
Đề tài là một nghiên cứu ứng dụng thực tế liên quan đến chất lượng hoạt

động Kiểm toán nội bộ tại Tập đoàn Kim Tín.
Hiện tại trong nội bộ Tập đoàn vẫn đang tồn tại khá nhiều yếu kém trong
hoạt động quản trị doanh nghiệp và kiểm soát rủi ro. Mặc dù Tập đoàn đã xây dựng
và phát triển phòng Kiểm toán nội bộ với mục tiêu hỗ trợ các nhà quản trị trong việc
quản trị rủi ro cho doanh nghiệp và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hoạt
động của doanh nghiệp. Với chức năng nhiệm vụ như đã nêu nhưng phòng KiT NB
lại không phát huy được vai trò của mình dẫn tới hoạt động của Tập đoàn trong vài
năm vừa qua vẫn cho những yếu kém chưa được kiểm soát và ngăn ngừa một cách
hiệu quả. Điều này chỉ ra rằng chất lượng của hoạt động KiT NB cần phải được
nâng cao hơn phát huy được vai trò thực sự của mình để góp phần vào sự phát triển
chung của toàn bộ Tập đoàn.
Mục tiêu của đề tài nhằm đưa ra những giải pháp để nâng cao chất lượng
hoạt động Kiểm toán nội bộ tại Tập đoàn Kim Tín. Nâng cao chất lượng hoạt động
Kiểm toán nội bộ tại Tập đoàn nhằm giúp bộ phận Kiểm toán nội bộ đạt được chức
năng nhiệm vụ của mình. Bên cạnh đó, việc nâng cao chất lượng còn giúp gia tăng
giá trị mang lại cho các đơn vị được kiểm toán và toàn bộ Tập đoàn, góp phần vào
sự phát triển chung của toàn bộ hệ thống tập đoàn Kim tín.
Để đạt được mục tiêu đề ra, người viết bắt đầu từ hiểu biết của mình, thực
hiện khảo sát, phỏng vấn kết hợp cùng quan sát thực tế hoạt động KiT NB để từ đó
xác định được các vấn đề còn đang tồn tại ở bộ phận kiểm toán nội bộ trên các
phương diện: Chất lượng bộ phận KiT NB; Năng lực của nhóm KiT NB; Sự độc lập
của bộ phận KiT NB; Sự hỗ trợ của ban lãnh đạo. Sự khiếm khuyết của những nội
dung trên chính là nguyên nhân cốt lõi dẫn đến các vấn đề còn tồn tại. Ngoài ra, một
nguyên nhân khác là thời gian thực hiện kiểm toán và phát hành báo cáo kiểm toán
thường kéo dài dẫn đến mục tiêu của hoạt động KiT NB chưa đạt được như mong
muốn.
Từ nguyên nhân chính trên người viết đã đề ra những giải pháp khắc phục.
Biện pháp này trước tiên sẽ thực nghiệm trên phạm vi nhỏ để kiểm định tính hiệu
quả của giải pháp. Sau đó, sẽ nhân rộng cho các bộ phận khác. Bên cạnh các giải



pháp, người viết cũng đề xuất xây dựng một chương trình hành động cụ thể để nhân
rộng các giải pháp trên toàn bộ các chương trình kiểm toán trong thời gian tới.
Đề tài đang được ứng dụng thực tế tại bộ phận Kiểm toán nội bộ tại Tập đoàn Kim
Tín. Với tính ứng dụng thực tế, đề tài hy vọng có thể hỗ trợ bộ phận Kiểm toán nội
bộ ngày càng cải thiện và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ kiểm toán tại Tập
đoàn Kim Tín. Việc nâng cao này giúp cho hoạt động quản trị rủi ro và hệ thống
kiểm soát nội bộ ngày càng hoàn thiện và phát huy giá trị, đảm bảo cho các hoạt
động của công ty vận hành một cách an toàn và tốt nhất đem lại nhiều giá trị cho
doanh nghiệp đồng thời cung cấp cho nhà quản trị các thông tin hữu ích và kịp thời
từ đó góp phần vào sự phát triển bền vững của Tập đoàn Kim Tín trong tương lai.
Từ khóa: Kiểm toán nội bộ; Chất lượng hoạt động; Tập đoàn Kim Tín


ABSTRACT
This research is a practical applied research related to the quality of Internal
Audit activities at Kim Tin Group.
Currently, there are still many weaknesses in corporate governance and risk
control activities within the Group. Although the Group has built and developed an
Internal Audit Department with the goal of assisting managers in managing risk for
businesses and providing solutions to enhance the operations of the business. With
the functions and tasks mentioned above, the internal audit department has not been
able to play its role, leading to the Group's activities in the past few years, still for
the weaknesses which have not been effectively controlled and prevented. fruit.
This indicates that the quality of internal audit activities needs to be improved to
promote its true role to contribute to the overall development of the whole Group.
The objective of the research is to propose solutions to improve the quality
of internal audit activities at Kim Tin Group. Improving the quality of internal audit
activities at the Group aims at supporting the Internal Audit department, so it can
accomplish their functions and duties. In addition, it can add the values to the

audited units and the entire Group, which contributes to the overall development of
the whole Group.
In order to achieve the set goals, the author has conducted a survey,
interviews, and combined with observation of the internal audit activities to identify
the outstanding issues in the internal audit department about the Quantity of Internal
Audit Department; the capacity of internal auditors; the independence of the
Internal Audit department; and the support of leadership. The core which cause
leads to outstanding problems is the Quality of the internal audit department, and
the most primary ones are the time of writing audit reports and issuing prolonged
decisions after audits which do not guarantee the quality of internal audit activities.
The writer has proposed solutions based on the main causes and conducted the
audits on a small scale to test the effectiveness of the solutions. After piloting the
solutions, the Internal Audit Department has built a specific action plan to replicate
the solutions across all upcoming audit programs.


The solutions from the research are being applied in practice at the Internal
Audit department at Kim Tin Group. With its practical applicability, the research
not only supports the Internal Audit Department but improves the quality of
providing audit services at Kim Tin Group also. Moreover, the risk management
activities and the control system can work more effectively and smoothly, which
ensures the company's operations and brings the best values. Furthermore, this also
provides administrators with useful and timely information, thereby contributing to
the sustainable development of Kim Tin Group in the future.
Key words: Internal Audit; Quality; Kim Tin Group.


1

CHƯƠNG MỞ ĐẦU

1.1 Lý do chọn đề tài
Trên thế giới, KiT NB đã xuất hiện từ những năm đầu thế kỷ 20 tại các công ty cổ
phần. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vào 2008, các công ty đã nhận thức
tầm quan trọng trong của kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro, nhất là những rủi ro trọng
yếu có thể tác động xấu đến tình hình sản xuất, kinh doanh... mà đây là những nội
dung chính của Kiểm toán nội bộ. Kiểm toán nội bộ với chức năng chính là quản trị
rủi ro, kiểm soát nội bộ… giúp cho doanh nghiệp phát triển bền vững. Cùng với
phát triển nền kinh tế, các phương pháp, quy trình kiểm toán nội bộ cũng ngày một
phát triển để đáp ứng yêu cầu xả hội.Tại Hoa kỳ, quốc gia có thị trường chứng
khoán phát triển cao, KiT NB là bộ phận bắt buộc phải thiết lập tại công ty cổ phần
đại chúng. Luật Sarbenes – Oxley (ban hành 2002) quy định rõ, tất cả các công ty
niêm yết trên thị trường chứng khoán, cần có bộ phận KiT NB để báo cáo về hiệu
quả của hệ thống kiểm soát nội bộ công ty.
Tại Việt Nam, vai trò của KiT NB khá mờ nhạt, điều này một phần do người quán
lý chưa nhận thức đầy đủ vai trò của KiT NB. KiT NB cũng chưa thực sự thu hút
được nguồn nhân lực có trình độ, chuyên môn cao, đi kèm với đó là việc chưa được
đào tạo bài bản, chuyên sâu và các chương trình kiểm toán mẫu áp dụng cho loại
hình KiT NB chưa được ban hành. Sự sụp đổ nhiều tập đoàn lớn do các sai phạm
trong công tác quản lý tài chính, kế toán cũng như quản lý hoạt động đã làm khá
nhiều doanh nghiệp và tập đoàn bắt đầu nhận thức tầm quan trọng của KiT NB
trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động, giám sát họat động của doanh nghiệp. Sự
quan tâm đó còn thể hiện rõ nét hơn trong việc Nhà nước ban hành Nghị định
05/2019/NĐ-CP quy định về công tác KiT NB trong các cơ quan nhà nước, đơn vị
sự nghiệp công lập và các doanh nghiệp. Trước khi Nghị định 05/2019/NĐ-CP ra
đời, Việt Nam về cơ bản chưa có các văn bản quy phạm pháp luật đầy đủ về KiT
NB mà chỉ có một số quy định rải rác tại nhiều văn bản khác nhau. Trước đó, cũng
chỉ có một số ngành, lĩnh vực có quy định riêng về KiT NB như ngân hàng và các
tổ chức tín dụng. Nghị định 05/2019/NĐ-CP cho thấy được sự quan tâm của nhà
nước đến hoat động KiT NB và xây dựng KiT NB thực hiện đúng chức năng giám
sát độc lập và tuyến phòng vệ thứ ba của doanh nghiệp. Chức năng này đưa ra



2

những rà soát và đánh giá độc lập, khách quan về hoạt động kiểm soát, quản lý rủi
ro và quản trị trong nội bộ tổ chức, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và
tính minh bạch của tổ chức.
Để KiT NB phát huy được hết vai trò của mình trong doanh nghiệp là nâng cao giá
trị cho doanh nghiệp. KiT NB phải là đóng vai trò là một giám sát viên độc lập,
nhằm đảm bảo hoạt động của công ty tuân thủ các quy định luật pháp, đạo đức kinh
doanh và quy chế hoạt động của công ty. KiT NB chịu trách nhiệm phát hiện những
sai sót trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giữ vai trò là người tư vấn và
định hướng cho ban giám đốc và hội đồng quản trị về kiểm soát rủi ro.
Tập đoàn Kim Tín được thành lập ngày 29/01/2000, hoạt động trong lĩnh vực sản
xuất và kinh doanh vật liệu hàn: que hàn, dây hàn, thuốc hàn, kim loại màu, đinh
thép, dây thép buộc, máy móc thiết bị, ván MDF, khai thác khoáng sản và dịch vụ
logistics. Kim Tín hiện nay đã hiện diện khắp 03 miền: Bắc, Trung, Nam của đất
nước với đội ngũ nhân sự hơn 1000 người phục vụ hơn 5500 khách hàng gồm các
đại lý, khách hàng trực tiếp và xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới. Mục tiêu của
Kim Tín là trở thành tập đoàn mạnh trong ngành kim khí, gỗ và dịch vụ, một trong
những chiến lược đề ra là thị phần của Kim Tín trong mỗi ngành hàng sẽ phát triển
cao hơn 35% và hướng đến sản phẩm thân thiện với môi trường và cộng đồng và
dịch vụ chất lượng cao đáp ứng nhu cầu khách hàng. Một số công ty thành viên
trong tập đoàn Kim Tín lần lượt đã trở thành công ty niêm yết. Với chiến lược phát
triển bền vững, tập đoàn đã xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ ngày càng hoàn
thiện để nâng cao giá trị của doanh nghiệp ngăn ngừa các rủi ro và phòng chống
gian lận. Tập đoàn đã thành lập phòng KiT NB từ năm 2008 nhằm hoàn thiện quản
trị công ty, tăng cường kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy trình hoạt động ở tất
cả các mảng từ bán hàng cho đến sản xuất nhằm hướng đến mục tiêu chung của
doanh nghiệp.

Bên cạnh các đóng góp mà bộ phận KiT NB mang lại cho Tập đoàn như: đưa ra các
giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động, gia tăng giá trị doanh nghiệp, giảm thiểun
rủi ro thông qua các phương pháp tiếp cận mang tính hệ thống, còn khá nhiều khiếm
khuyết khác xảy ra do hoạt động của bộ phận KiT NB không hiệu quả, chẳng hạn
như:


3

-

Rủi ro chưa được cảnh báo :
o Thất thoát tài sản: trong năm 2019, tại một công ty thành viên đã xảy ra thất
thoát số tiền lớn trên một tỷ đồng do việc kiểm soát hoạt động thu tiền bán
hàng của kế toán chưa thực hiện hiệu quả. Điều này chứng tỏ sự yếu kém của
hệ thống KSNB, một cột trụ của KiT NB. Bộ phận KiT NB không phát hiện
một số lỗ hổng trong quy trình kiểm soát việc thu tiền của nhân viên kinh
doanh dẫn tới thất thoát tiền mặt;
o Không tuân thủ quy định pháp luật: Cũng trong năm 2019 này, tại một công
ty thành viên đã bị kiểm tra và bị kết luận là không tuân thủ các quy định của
pháp luật về việc quản lý và sử dụng lao động. Đơn vị đã bị xử phạt hành
chính và đưa vào diện kiểm tra, theo dõi hàng năm. Mặc dù KiT NB đã tiến
hành kiểm toán và rà soát hồ sơ hàng năm nhưng không phát hiện ra những
sai sót này dẫn đến việc vi phạm trong thời gian dài và gần như toàn bộ hệ
thống các công ty trong Tập đoàn đều đang vi phạm những lỗi tương tự;
o

Quản lý hàng tồn kho không hiệu quả. Việc nhập xuất kho không khoa học
dẫn đến nhiều lô hàng trong kho đã hết hạn và gần hết hạn mà đơn vị không
phát hiện để xử lý kịp thời. Ước tính gia tăng chi phí bảo quản và xử lý lên

tới hơn 500 triệu đồng. Bộ phận KiT NB sau khi kiểm toán không cung cấp
ngay báo cáo kiểm toán chi tiết về tuổi hàng tồn kho để cảnh báo đơn vị mà
để thời gian sau mới đưa ra báo cáo. Lúc này, biện pháp chỉ còn là khắc phục
hậu quả chứ không ngăn chặn được tổn thất.

-

Các vấn đề được nêu ra trong Báo cáo kiểm toán không được công ty thực hiện
do không có sự đồng thuận với bộ phận được kiểm toán. Điều này là do giải
pháp mà bộ phận KiT NB đưa ra được cho là không phù hợp với thực tế. Chẳng
hạn như: Vấn đề chấm công của nhân viên kinh doanh không tuân thủ đã được
nêu ra trong báo cáo kiểm toán 2 năm liên tiếp nhưng các bộ phận có liên quan
vẫn không khắc phục. Lý do được đưa ra là không có kinh phí thực hiện để thay
thế máy chấm công. Hay việc quản lý xe tải chở hàng khi đi giao hàng, KiTV đề
nghị thực hiện gắn định vị cho từng xe, nhưng thực tế vẫn chưa áp dụng qua
nhiều năm do bài toán chi phí.


4

-

Bộ phận KiT NB thường không hoàn thành kế hoạch đã được xây dựng. Hằng
năm KiT NB có xây dựng kế hoạch kiểm tra và được Chủ tịch HĐQT phê duyệt.
Thông thường, đơn vị xây dựng trên 70% là thực hiện chương trình kiểm toán
và 30% còn lại là là theo chương trình lớn của toàn bộ Tập đoàn. Cuối năm bộ
phận KiT NB sẽ tiến hành báo cáo kế hoạch mục tiêu của bộ phận KiT NB để
đánh giá tình hình hoạt động của bộ phận trong 1 năm. Tuy nhiên, suốt 4 năm
qua, bộ phận này không thực hiện đầy đủ kế hoạch được xác lập. Tỷ lệ hoàn
thành kế hoạch mục tiêu năm 2019 giảm đáng kể so với các năm trước. Tỉ lệ

năm hiện hành thấp nhất trong vòng 5 năm vừa qua. Điều này cho thấy hoạt
động KiT NB đang không hoạt động theo đúng định hướng và đạt được theo
đứng yêu cầu được đặt ra.

-

Không thực hiện đầy đủ kế hoạch kiểm toán đã được xây dựng. Chẳng hạn năm
2019, số lượng chương trình kiểm toán xây dựng theo kế hoạch là 28 chương
trình kiểm toán. Tuy nhiên trong thực tế, tính đến thời điểm hiện tại, chỉ mới có
22 chương trình được thực hiện trong đó có 3 chương trình đang thực hiện dự
kiến nhưng không phát hành báo cáo đúng hạn. Số chương trình phát hành được
Quyết định sau kiểm toán chỉ mới là 2/22 chương trình chiếm tỉ lệ 9%.

-

Thời gian ra quyết định sau kiểm toán thông thường là 30 – 45 ngày sau khi
Kiểm toán. Tuy nhiên, trong 22 cuộc kiểm toán được thực hiện trong năm 2019,
chỉ có 1/22 cuộc kiểm toán là ra báo cáo kiểm toán sau 45 ngày thực hiện, các
cuộc kiểm toán còn lại trên 60 ngày. Các báo cáo kiểm toán ban hành chậm hơn
so với quy định từ 15 – 30 ngày nên mất đi tính thời sự của vấn đề. Những giải
pháp được đưa ra lúc này đa phần là không ngăn ngừac vấn đề mà chủ yếu sẽ là
khắc phục hậu quả, do vậy, không mang lại nhiều giá trị cho đơn vị và các thông
tin không mang tính dự báo hỗ trợ cho đơn vị.

Các tồn tại nêu trên chứng tỏ chất lượng KiT NB công ty chưa đáp ứng yêu cầu. Do
vậy, người viết quyết định lựa chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt
động KiT NB tại Tập đoàn Kim Tín” nhằm mục tiêu tìm hiểu thực trạng nguyên
nhân gây ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động KiT NB để đưa ra giải pháp nâng
cao chất lượng hoạt động KiT NB tại Tập đoàn Kim Tín.



5

1.2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu chung là đánh giá thực trạng về chất lượng KiT NB tại tập đoàn, từ đó đề
xuất phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động KiT NB của
Tập đoàn Kim Tín. Các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra là:
-

Thực trạng chất lượng hoạt động KiT NB thực hiện tại Tập đoàn Kim Tín như
thế nào?

-

Những giải pháp và điều kiện cần thực hiện nào để nâng cao chất lượng hoạt
động KiT NB thực hiện tại Tập đoàn Kim Tín.

1.3 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chính là phương pháp định tính, trong đó chủ yếu là phân
tích, tổng hợp, phỏng vấn... Phương pháp tổng hợp và phân tích sử dụng để hệ
thống hóa lý luận cơ bản về nội dung và quy trình kiểm toán dựa trên các giáo trình,
tài liệu, các nghiên cứu trước tại Việt Nam và trên thế giới
Phương pháp điều tra, quan sát, phỏng vấn: được sử dụng thông qua thiết kế bảng
câu hỏi khảo sát để thu thập thông tin kết hợp quan sát các hoạt động và các nghiệp
vụ tại đơn vị. Mục tiêu là nhằm làm rõ thực trạng nội dung và quy trình KiT NB
thực hiện tại Tập đoàn.
Phương pháp tổng hợp thông qua thống kê mô tả: sử dụng để đánh giá, phân tích,
tổng hợp nhằm hoàn chỉnh những thông tin thu được từ kết quả điều tra nhằm đánh
giá thực trạng hệ thống KiT NB tại Tập đoàn.
1.4 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Thông qua đánh giá thực trạng về chất lượng hoạt động KiT NB, trong đó tập trung
vào loại hình chính là kiểm toán tuân thủ đang được thực hiện tại Tập đoàn, đề tài
đã phát hiện những ưu điểm và bất cập cần khắc phục. Dựa trên kết quả này, đề xuất
những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động KiT NB thực hiện tại Tập
đoàn Kim Tín. Các giải pháp này sẽ có ý nghĩa đối với bộ phận KiT NB của tập
đoàn nhằm hạn chế các khiếm khuyết, nâng cao chất lượng hoạt động.
1.5 Kết cấu của đề tài
Luận văn được kết cấu thành 4 chương với nội dung chính của từng chương như
sau:


6

-

Chương Mở đầu: Nêu lý do cần thực hiện đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phương
pháp nghiên cứu và ý nghĩa mà đề tài mang lại.

-

Chương 1: Nêu lên vấn đề phát hiện liên quan hoạt động KiT NB tại Tập đoàn
Kim Tín

-

Chương 2: Cơ sở lý luận về chất lượng hoạt động KiT NB. Chương này sẽ tổng
quan về các nghiên cứu cũng như nhưng quy định pháp lý về chất lượng hoạt
động KiT NB trên thế giới và Việt Nam.

-


Chương 3: Kiểm chứng nguyên nhân thực tế ở thời điểm hiện tại có tác động
đến chất lượng hoạt động KiT NB và đề xuất những giải pháp có thể thực hiện
được để khắc phục nguyên nhân nhằm mục tiêu cải thiện hoạt động KiT NB tại
Tập đoàn Kim Tín.

-

Chương 4: Đề xuất các giáp pháp khắc phục và chương trình hành động cụ thể
có thể áp dụng vào thực tế và chương trình hành động cụ thể với những giải
pháp này.


7

1. CHƯƠNG 1: PHÁT HIỆN VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU
1.1 Giới thiệu chung về Tập đoàn Kim Tín và Sơ đồ tổ chức
Tập đoàn Kim Tín thành lập ngày 29/01/2000, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất
que hàn, dây hàn, dây thép buộc, kim loại màu, đinh thép, máy móc thiết bị, khai
thác mỏ và ván MDF.
Kim Tín cung cấp giải pháp vô cùng hiệu quả cho các ngành: công nghiệp xây dựng
kết cấu thép, ô tô, xe máy, công nghiệp sửa chữa đóng tàu, xà lan, công nghiệp sản
xuất, gia công, ngành gỗ và chế biến đồ gỗ nội thất…
Kim Tín hiện nay đã hiện diện ở khắp 03 miền Bắc Trung Nam của tổ quốc với đội
ngũ nhân sự gần 2000 người phục vụ hơn 3500 khách hàng gồm các nhà phân phối,
đại lý, khách hàng trực tiếp và xuất khẩu ra nhiều quốc gia trên thế giới.
Tầm nhìn “Phát triển bền vững – hướng tới tương lai’’: Phát triển bền vững với nỗ
lực học hỏi không ngừng, kiên trì bền bỉ vượt qua mọi thử thách; Liên kết những ý
tưởng sáng tạo xây dựng nền móng vững chắc cùng đi đến tương lai tươi sáng.
Sứ mệnh: Chinh phục niềm tin, sự hài lòng của khách hàng; Giữ gìn và phát huy

niềm tự hào KIM TÍN; Cân bằng lợi ích giữa các bên liên quan.
Với tầm nhìn của Kim Tín, Kim Tín sẽ trở thành thương hiệu và Tập đoàn lớn trong
ngành kim khí và gỗ. Vì thế Kim Tín luôn tâm niệm rằng Uy tín là kim chỉ nam, là
sợi dây kết nối Kim Tín với khách hàng và người tiêu dùng


8

Sơ đồ 1.1: Tổ chức bộ máy Tập đoàn Kim Tín
(Nguồn: Phòng Hành chính – Pháp chế Tập đoàn Kim Tín)
1.2 Phòng Kiểm toán nội bộ tại Tập đoàn Kim Tín
1.2.1 Giới thiệu chung
Phòng kiểm toán nội bộ được thành lập theo quyết định số: 03/2008/QĐ-TL ngày
31 tháng 07 năm 2008 của Tổng Giám đốc Công ty TNHH TM Kim Tín với chức
năng, trách nhiệm và quyền hạn như sau:


9

-

Kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động;

-

Có kế hoạch kiểm toán định kỳ, đột xuất và bất thường;

-

Thực hiện công tác kiểm toán theo Quy chế kiểm toán của Tổng Công ty;


-

Phạm vi hoạt động trong toàn hệ thống Công ty Kim Tín;

-

Có trách nhiệm báo cáo và chịu trách nhiệm trực tiếp với Tổng Giám đốc
Công ty.

Hiện nay phòng đã phát triển lên 12 thành viên với từng nhóm và nhiệm vụ cụ thể
để thực hiện chức năng và mục tiêu chiến lược của phòng theo từng giai đoạn phù
hợp với chiến lược phát triển của công ty.

Sơ đồ 1.2: Tổ chức bộ phận KiT NB tại Tập đoàn Kim Tín
(Nguồn: Phòng Kiểm toán nội bộ Tập đoàn Kim Tín)
1.2.2 Chức năng của phòng kiểm toán nội bộ
1.2.2.1 Kiểm tra, đánh giá
Kiểm tra, đánh giá và xác nhận về báo cáo của các Phòng ban thuộc Tập đoàn và
các Công ty con trong hệ thống. Các nội dung kiểm tra, đánh giá bao gồm:
-

Kiểm toán báo cáo tài chính: Kiểm tra hệ thống kế toán và xác nhận độ tin cậy
của các thông tin tài chính, các báo cáo kế toán quản trị trước khi trình TGĐ ký
duyệt.

-

Kiểm toán tuân thủ: Kiểm tra sự tuân thủ pháp luật, các quy định của Nhà
nước cũng như các quy chế, quy định của Tập đoàn.


-

Kiểm toán hoạt động: Kiểm tra việc tổ chức, triển khai thực hiện các quy trình
liên phòng ban, phân xưởng – các dự án, các chương trình mục tiêu được duyệt.


10

-

Tư vấn thuế và chính sách pháp luật: Phòng KiT NB chủ động cập nhật các
chính sách về thuế để lan tỏa đến các Phòng ban/ Đơn vị, hoặc theo yêu cầu cụ
thể của đơn vị cần tư vấn về chính sách pháp luật trên cơ sở đúng tiến độ và có
căn cứ cụ thể

1.2.2.2 Tham mưu
Nghiên cứu tham mưu cho Tổng Giám Đốc về các nội dung:
-

Xử lý các vấn đề đã phát hiện, yếu kém, gian lận trong quản lý, trong bảo vệ tài
sản.

-

Đề xuất các biện pháp cải tiến, hoàn thiện hệ thống quản lý, điều hành kinh
doanh phù hợp với định hướng phát triển của Tập đoàn Kim Tín trong từng thời
kỳ.

-


Kiến nghị với Tổng Giám Đốc trong việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới
các cơ chế, quy chế nhằm tăng cường biện pháp đảm bảo an toàn, tăng hiệu quả
hoạt động.

1.2.3 Mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể
Trách nhiệm của Phòng Kiểm toán nội bộ là tổ chức và thực hiện công tác KiT NB
một cách hữu hiệu, đảm bảo phù hợp với các chính sách của Tập đoàn và pháp luật
hiện hành. Các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể, thường xuyên và chi tiết như được quy
định trong Quy chế Kiểm toán nội bộ ban hành kèm theo quyết định Số
01/2008/QĐ-KT ngày 01/08/2008 của Tổng Giám đốc sau:
1.2.3.1 Kế hoạch kiểm toán định kỳ và bất thường hàng năm
Mọi cuộc kiểm toán sẽ được tiến hành dựa trên kế hoạch kiểm toán được Trưởng
phòng KiT NB xây dựng dựa trên mục tiêu, định hướng chung và những khu vực
rủi ro vào cuối mỗi năm được Tổng Giám Đốc phê duyệt có những nhiệm vụ kiểm
toán cụ thể do Tổng Giám Đốc giao theo quyết định riêng - ngoại trừ cuộc kiểm
toán đột xuất được quy định.
1.2.3.2 Nội dung kiểm toán thường xuyên, định kỳ và bất thường
- Kiểm tra tính tuân thủ trong hạch toán kế toán, chế độ thu chi tài chính, kiểm tra
báo cáo tổng hợp và chi tiết do phòng kế toán lập và trình Ban Tổng Giám đốc.
-

Rà soát kế hoạch mục tiêu năm của từng phòng ban và các công ty trong hệ
thống đã được Ban Tổng Giám Đốc phê duyệt.


11

-


Kiểm toán việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư.

-

Kiểm toán bất thường các hoạt động bán hàng và thực hiện chính sách bán hàng
– bao gồm chính sách chiết khấu, hoa hồng, hỗ trợ vận chuyển, hỗ trợ phương
tiện quảng cáo, khuyến mãi… và các chính sách khác đối với nhà phân phối và
lực lượng bán hàng của Công ty.

-

Kiểm toán bất thường về các hoạt động mua hàng, cấp phát và sử dụng các yếu
tố đầu vào – bao gồm cả nguyên liệu, vật tư, bao bì, trang thiết bị, dịch vụ, các
phần mềm quản lý…

-

Kiểm toán bất thường về các hoạt động Kho vận.

-

Kiểm toán bất thường về các công tác trả lương, thưởng, áp dụng các chính
sách, chế độ cho CB-NV.

-

Kiểm toán bất thường về các hoạt động của Khối hỗ trợ bao gồm: nhân sự, hành
chính – pháp chế, hậu cần, IT…

1.2.3.3 Kiểm toán đặc biệt, đột xuất

Kiểm toán đặc biệt, đột xuất là những cuộc kiểm toán chưa đưa vào chương trình,
kế hoạch kiểm toán thường xuyên, định kỳ và bất thường trong năm, được tiến hành
khẩn cấp trong các trường hợp:
-

Theo yêu cầu của Tổng Giám Đốc.

-

Do đề xuất của Phòng Kiểm toán nội bộ được Tổng Giám Đốc phê duyệt cho
phép kiểm toán đặc biệt, khi có các phát hiện những dấu hiệu liên quan đến các
sai sót trọng yếu hoặc có gian lận.

Các đơn vị là đối tượng kiểm toán đặc biệt, đột xuất có trách nhiệm dành ưu tiên về
thời gian, nhân sự và các nguồn lực khác để hợp tác với Phòng Kiểm toán nội bộ
hoàn thành cuộc kiểm toán đặc biệt, đột xuất.
1.2.3.4 Tổ chức thực hiện kiểm toán
Trưởng phòng Kiểm toán nội bộ có trách nhiệm soạn dự thảo kiểm toán để trình
Tổng Giám Đốc ký ban hành cho từng cuộc kiểm toán. Quyết định kiểm toán sẽ xác
định rõ mục đích, phạm vi, đối tượng, thời hạn kiểm toán và các Kiểm toán viên
tham gia thực hiện. Những trường hợp cần điều chỉnh hay bổ sung những nội dung
trên phải có văn bản đề nghị của Trưởng phòng Kiểm toán nội bộ và Tổng Giám


12

Đốc ký duyệt trước khi gửi cho đối tượng kiểm toán cũng như các bộ phận có liên
quan.
Quy trình mỗi cuộc kiểm toán bao gồm:
-


Chuẩn bị kiểm toán

-

Thực hiện kiểm toán

-

Báo cáo kiểm toán

-

Theo dõi sau kiểm toán

Phương pháp tiến hành kiểm toán nội bộ
-

Quan sát, kiểm kê thực tế, xác minh, xem xét.

-

Đối chiếu chế độ, luật lệ, văn bản, tài liệu,.

-

Thu thập và đánh giá các bằng chứng có được.

-


Tính toán, so sánh, phân tích, kiểm tra trên máy tính.

-

Tổng hợp, lựa chọn thông tin, xác định nguyên nhân và mức độ liên quan của
từng nguyên nhân trong từng trường hợp cụ thể.

1.2.3.5 Nghiên cứu và tham mưu, đề xuất cho Ban Tổng Giám Đốc về các hoạt
động của Công ty
- Nghiên cứu vận dụng các văn bản pháp luật để tiến hành kiểm toán ra soát hoạt
động của các phòng ban và đơn vị thành viên.
-

Tham mưu về việc xử lý các vấn đề phát sinh trong hoạt động hằng ngày, về
chiến lược và chính sách của Công ty.

1.2.3.6 Quản lý và phát triển nguồn nhân lực của Phòng Kiểm toán nội bộ
- Quản lý và sử dụng hiệu quả ngân sách.
-

Quản lý và sử dụng hiệu quả trang thiết bị.

-

Quản lý và phát triển nguồn nhân lực.

1.2.4 Trách nhiệm và quyền hạn của phòng KiT NB
1.2.4.1 Trách nhiệm
- Tuân thủ pháp luật và các quy định của nhà nước.
-


Tuân thủ điều lệ, quy chế, quy định của Công ty.

-

Tuân thủ các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp.

-

Phấn đấu thực hiện hoàn thành chương trình kế hoạch kiểm toán đã được Tổng
Giám đốc phê duyệt.


13

-

Tuyệt đối đảm bảo tính chính xác, trung thực, khách quan và giữ bí mật thông
tin, số liệu.

-

Phát hiện sai sót, gian lận hoặc trái với chủ trương, chính sách Công ty kịp thời
báo cáo với Tổng Giám đốc.

-

Chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về chất lượng công tác kiểm toán và sự
trung thực của Báo cáo kiểm toán nội bộ.


1.2.4.2 Quyền hạn
- Độc lập về chuyên môn nghiệp vụ.
-

Có quyền yêu cầu các bộ phận, cá nhân khác được kiểm toán và các bộ phận có
liên quan khác cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ kiểm toán.

-

Đề nghị trưng tập CBNV hoặc thuê chuyên gia (khi cần thiết).

-

Được ký xác nhận trên Báo cáo kiểm toán nội bộ do cá nhân Cán bộ - nhân viên
phòng Kiểm toán nội bộ tiến hành, hoặc chịu trách nhiệm với công việc được
giao.

-

Nêu các ý kiến đề xuất, các giải pháp, các kiến nghị; ngăn ngừa các sai sót, gian
lận, việc làm sai trái trong Công ty…

-

Được bảo lưu ý kiến đã trình bày trong Báo cáo kiểm toán nội bộ.

1.2.5 Nguyên tắc bảo mật số liệu phòng Kiểm toán nội bộ
- Không được phép tiết lộ các thông tin về tài liệu kiểm toán, hợp đồng kinh tế, bí
mật công nghệ, hướng đầu tư phát triển, các thảo luận kinh doanh của Công ty:
giá cả, chiến lược tiếp thị, kinh doanh, địa chỉ khách hàng, nhà cung cấp…

-

Chỉ liên hệ giao dịch với đối tượng kiểm toán trong phạm vi công việc.

-

Không được tùy tiện tiết lộ thông tin, tài liệu cho bất kỳ cá nhân hay đơn vị nào,
ngay cả trong nội bộ Phòng kiểm toán nội bộ.

-

Nghiêm cấm mang đĩa mềm, USB, hay máy tính cá nhân cào Công ty; sao chép,
tiết lộ hoặc mang ra khỏi Công ty các thông tin kinh tế kỹ thuật của Công ty:

-

Công thức các mặt hàng, công nghệ chế tạo các thiết bị, bản vẽ thiết kế.

-

Các dự án kinh tế, kế hoạch sản xuất kinh doanh, các vấn đề liên quan đến tài
chính kế toán.

-

Tình hình các nhà cung cấp nguyên liệu, các tổng đại lý bán hàng cho Công ty.

-

Tình hình tài chính kế toán, vật tư nguyên liệu, hàng hóa tồn kho của Công ty.



14

Các biểu mẫu văn bản quy chế của Công ty, các văn bản liên quan đến chất

-

lượng sản phẩm, tiêu chuẩn sản xuất.
Các hợp đồng kinh tế, giá cả sản phẩm mới chưa bán ra thị trường, các sản phẩm

-

chuẩn bị sản xuất, các nghiên cứu dự án đang tiến hành.
Tình hình bộ máy nhân sự của Công ty….

-

1.2.6 Thực hiện chế độ báo cáo và hội họp
1.2.6.1 Các cuộc họp nội bộ của Phòng
- Các cuộc họp thảo luận về mỗi cuộc kiểm toán phải được tiến hành riêng lẻ với
từng Trưởng nhóm và các Kiểm toán viên có liên quan. Những Kiểm toán viên
và Cán bộ nhân viên không có liên quan sẽ không được phép dự họp.
Các cuộc họp về sinh hoạt chung của Phòng không được thảo luận, công bố nội

-

dung cụ thể về các cuộc kiểm toán đang tiến hành.
1.2.6.2 CB-NV phải thực hiện đầy đủ, chính xác, đúng thời gian các loại báo cáo
thường kỳ do yêu cầu của cấp trên

Bảng 1.1: Các loại báo cáo thường kỳ theo yêu cầu
(Nguồn: Phòng Kiểm toán nội bộ Tập đoàn Kim Tín)
STT

Đối Tượng

Loại Báo cáo

Ngày Báo cáo

1

Kiểm Toán viên
P.Kiểm Toán
nội bộ

Khi kết thúc công việc
kiểm toán.

Trưởng nhóm
kiểm toán

2

Trưởng nhóm

Báo cáo công
việc
theo từng phần
hành được giao.

Báo cáo dự thảo
kiểm toán.

Khi kết thúc công việc
kiểm toán.

Trưởng phòng

3

Trưởng phòng

Báo cáo kiểm
toán.

Theo từng đợt và
định kỳ, hàng tháng,
quý, năm.

Tổng Giám Đốc

Cấp Quản Lý

1.2.6.3 Hình thức báo cáo
- Khi kết thúc cuộc kiểm toán, Kiểm toán viên sẽ tổng hợp và đánh giá kết quả,
cũng như những sai sót và phương án cải tiến.
-

Báo cáo được lập sau khi hoàn thành kiểm toán, được trình bày trong cuộc họp
với Hội đồng quản trị. Dựa trên các ý kiến trong cuộc họp, Quyết định sau kiểm

toán sẽ được ban hành bằng văn bản. Ngoài ra, trong quá trình kiểm tra, Kiểm


×