Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Các nhân tố tác động đến việc áp dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ ở TP HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 119 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
----------

NGÔ THỊ TÚ KHUYÊN

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC ÁP DỤNG KẾ
TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
SẢN XUẤT VỪA VÀ NHỎ Ở TP HCM

CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN
MÃ SỐ: 8340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. HÀ XUÂN THẠCH

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn thạc sĩ “Các nhân tố tác động đến việc áp
dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ ở TP HCM” là
nghiên cứu của riêng tôi, với sự hƣớng dẫn khoa học của PGS.TS Hà Xuân Thạch.
Các kết quả và số liệu nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai
công bố dƣới bất kỳ hình thức nào khác. Các tài liệu tham khảo trong bài nghiên
cứu đều đƣợc trích dẫn nguồn cụ thể và tham chiếu đầy đủ.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
TP HCM, tháng 10 năm 2019


Ngô Thị Tú Khuyên


Mục lục
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
Danh mục các bảng biểu
Danh mục các hình vẽ, sơ đồ
Tóm tắt luận văn - Abstract
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ..................................................... 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu..................................................................... 2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................. 2
5. Những đóng góp và điểm mới ở bài nghiên cứu .............................................. 3
5.1 Điểm mới của nghiên cứu: ............................................................................. 3
5.2 Đóng góp của bài nghiên cứu ......................................................................... 4
6. Cấu trúc bài nghiên cứu .................................................................................... 4
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRƢỚC ........... 5
1.1

Tổng quan những công trình nghiên cứu nƣớc ngoài.................................... 5

1.1.1 Tổng quan các nghiên cứu nƣớc ngoài về các nhân tố tác động đến việc
áp dụng KTQT trong các DN nói chung và các doanh nghiệp sản xuất vừa và
nhỏ nói riêng. ........................................................................................................ 5
1.1.2 Kết luận chung: ......................................................................................... 12
1.2


Tổng quan những công trình nghiên cứu trong nƣớc .................................. 13

1.2.1 Tổng quan các nghiên cứu trong nƣớc về các nhân tố tác động đến việc
áp dụng KTQT trong các DN nói chung và các DN sản xuất vừa và nhỏ nói
riêng. 13
1.2.2
1.3

Kết luận chung ...................................................................................... 15

Kết quả kế thừa phát triển và khe hổng nghiên cứu .................................... 18


1.3.1

Khe hổng nghiên cứu ............................................................................ 18

1.3.2

Kết quả kế thừa phát triển ..................................................................... 19

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1.......................................................................................... 21
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ......................................................................... 22
2.1

Một số vấn đề lý luận cơ bản về KTQT ...................................................... 22

2.1.1


Khái niệm về KTQT ............................................................................. 23

2.1.2

Nội dung kế toán quản trị ..................................................................... 24

2.1.2.1 Kế toán quản trị chi phí: ....................................................................... 24
2.1.2.2 Các phƣơng pháp ra quyết định ............................................................ 25
2.1.2.3 Lập và quản lý ngân sách ...................................................................... 25
2.1.2.4 Đánh giá hiệu suất và kiểm soát hoạt động .......................................... 26
2.1.3

Vai trò kế toán quản trị trong doanh nghiệp ......................................... 26

2.2 Lý thuyết nền về việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến việc áp dụng
hệ thống kế toán quản trị ....................................................................................... 27
2.2.1

Lý thuyết dự phòng ............................................................................... 27

2.2.2

Lý thuyết bất định ................................................................................. 28

2.2.3

Lý thuyết quan hệ lợi ích – chi phí ....................................................... 29

2.2.4


Lý thuyết đại diện ................................................................................. 29

2.3

Xây dựng mô hình nghiên cứu .................................................................... 30

2.3.1

Qui mô của doanh nghiệp ..................................................................... 31

2.3.2

Cƣờng độ cạnh tranh trên thị trƣờng .................................................... 31

2.3.3

Cam kết của chủ sở hữu, nhà quản lý. .................................................. 32

2.3.4

Ứng dụng tiến bộ công nghệ. ................................................................ 32

2.3.5

Năng lực của các kế toán viên. ............................................................. 33

2.3.6

Chi phí cho việc tổ chức kế toán quản trị ............................................. 33


KẾT LUẬN CHƢƠNG 2.......................................................................................... 35
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 36
3.1

Khung nghiên cứu: ...................................................................................... 36

3.2

Phƣơng pháp nghiên cứu định tính .............................................................. 37

3.2.1

Thiết kế nghiên cứu định tính: .............................................................. 37


3.2.2

Xử lý dữ liệu ......................................................................................... 38

Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng: ......................................................... 39

3.3

3.3.1

Xây dựng các thang đo chính thức & Xây dựng bảng câu hỏi: ............ 39

3.3.2

Chọn mẫu nghiên cứu ........................................................................... 41


3.3.3

Mô hình chính thức & Xây dựng các giả thuyết nghiên cứu ................ 42

3.3.4

Phƣơng pháp đo lƣờng và kiểm định dữ liệu........................................ 43

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3.......................................................................................... 46
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. 47
4.1

Kết quả nghiên cứu định tính .......................................................................... 47

4.2

Kết quả nghiên cứu định lƣợng ....................................................................... 49

4.2.1

Kết quả phân tích thống kê mô tả............................................................. 49

4.2.1.1 Thống kê mô tả đặc điểm mẫu ................................................................. 49
4.2.1.2 Thống kê mô tả các biến quan sát ............................................................ 50
4.2.2

Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach's Alpha ....................... 50

4.2.3


Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA ............................................... 53

4.2.4

Phân tích hồi quy tuyến tính..................................................................... 56

4.2.4.1 Kiểm tra tƣơng quan tuyến tính.............................................................. 56
4.2.4.2 Kiểm định mức độ giải thích của mô hình: ............................................ 57
4.1.4.3 Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình: .............................................. 57
4.1.4.4 Kiểm định tự tƣơng quan phần dƣ.......................................................... 58
4.1.4.5 Kết quả hồi quy: ..................................................................................... 59
4.2 Bàn luận .............................................................................................................. 61
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4.......................................................................................... 65
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..................................................... 66
5.1 Kết luận ............................................................................................................... 66
5.2 Khuyến nghị ........................................................................................................ 66
KẾT LUẬN CHƢƠNG 5.......................................................................................... 69
KẾT LUẬN CHUNG ................................................................................................ 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHỤ LỤC 01: DANH MỤC CÁC CHUYÊN GIA
PHỤ LỤC 02: PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN CÁC CHUYÊN GIA
PHỤ LỤC 03: BẢNG KẾT QUẢ PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA
PHỤ LỤC 04: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT
PHỤ LỤC 05: DANH MỤC CÁC ĐỐI TƢỢNG KHẢO SÁT
PHỤ LỤC 06: KẾT QUẢ THỐNG KÊ MÔ TẢ
PHỤ LỤC 07: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY THANG ĐO
CRONBACH'S ALPHA

PHỤ LỤC 08: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA
PHỤ LỤC 09: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUY TUYẾN TÍNH


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

Danh mục viết tắt tiếng việt:
Chữ viết tắt

Nội dung

CNSX

Công nghệ sản xuất

CNTT

Công nghệ thông tin

DN

Doanh nghiệp

DNSX

Doanh nghiệp sản xuất

DNSXVVN

Doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ


KTCP

Kế toán chi phí

KTQT

Kế toán quản trị

NCTT

Nhu cầu thông tin

PPNCĐL

Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng

PPNCĐT

Phƣơng pháp nghiên cứu định tính


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Bảng tổng hợp kết quả các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc liên quan.... 15
Bảng 3.1: Bảng thang đo chính thức của mô hình nghiên cứu ................................. 39
Bảng 4.1: Thống kê đặc điểm doanh nghiệp ............................................................. 49
Bảng 4.2: Thống kê mô tả ......................................................................................... 50
Bảng 4.3: Bảng Cronbach's Alpha của biến Qui mô doanh nghiệp (QMO) ............. 50
Bảng 4.4: Bảng Cronbach's Alpha của biến Cƣờng độ cạnh tranh trên thị trƣờng

(CTR) ........................................................................................................................ 51
Bảng 4.5: Bảng Cronbach's Alpha của biến Cam kết của chủ sở hữu (CKE) .......... 51
Bảng 4.6: Bảng Cronbach's Alpha của biến Áp dụng CNSX tiên tiến (CNTT) ...... 52
Bảng 4.7: Bảng Cronbach's Alpha của biến Trình độ kế toán viên (TDNV) ........... 52
Bảng 4.8: Bảng Cronbach's Alpha của biến Chi phí tổ chức KTQT (CPH) ............. 53
Bảng 4.9: Kiểm định Barlett và Kiểm định KMO .................................................... 53
Bảng 4.10: Bảng tổng phƣơng sai trích..................................................................... 54
Bảng 4.11: Ma trận xoay nhân tố .............................................................................. 55
Bảng 4.12: Tƣơng quan Pearson ............................................................................... 56
Bảng 4.13: Tóm tắt mô hình ..................................................................................... 57
Bảng 4.14: Kiểm định ANOVA ................................................................................ 57
Bảng 4.15: Bảng thống kê phần dƣ ........................................................................... 58
Bảng 4.16: Hệ số hồi quy .......................................................................................... 60
Bảng 4.17: Bảng mức độ tác động của các nhân tố .................................................. 60


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 2.1: Mô hình ban đầu các nhân tố ảnh hƣởng đến áp dụng kế toán quản trị
trong DNSXVVN ở TP HCM ................................................................................... 34
Hình 3.2: Mô hình chính thức các nhân tố ảnh hƣởng đến áp dụng kế toán quản trị
trong DNSXVVN ở TP HCM ................................................................................... 42
Hình 4.1: Đồ thị Histogram của phần dƣ – đã chuẩn hóa ......................................... 58
Hình 4.2: Đồ thị P – P plot của phần dƣ – đã chuẩn hóa .......................................... 59
Hình 4.3: Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dƣ từ mô hình hồi qui ........ 59

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 3.1: Khung nghiên cứu.................................................................................... 37



TÓM TẮT LUẬN VĂN

1. Tiêu đề: Các nhân tố tác động đến việc áp dụng kế toán quản trị trong các
doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ ở thành phố Hồ Chí Minh
2. Tóm tắt:
Lý do chọn đề tài: Các DNSXVVN có vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế
của mỗi nƣớc, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số các doanh nghiệp, tạo ra việc làm
chủ yếu ở Việt Nam. Do đó, việc hỗ trợ, khuyến khích phát triển các DNSXVVN là
việc cần thiết để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Trên thực tế,
DNSXVVN có quy mô, trình độ khoa học, công nghệ, nguồn lực, khả năng quản
lý… còn hạn chế nên lợi thế cạnh tranh thấp. Kế toán quản trị là một giải pháp quan
trọng giúp DN kiểm soát tốt hoạt động, nâng cao khả năng cạnh tranh. Nguồn thông
tin khai thác từ KTQT phục vụ nhanh chóng, kịp thời cho việc quản lý, ra quyết
định, lập kế hoạch... giúp DN đứng vững và phát triển. Thực tế, các doanh nghiệp
Việt Nam vẫn chƣa thực sự chú trọng và còn nhiều bỡ ngỡ trong việc áp dụng
KTQT, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thêm vào đó, TP Hồ Chí Minh là
trung tâm kinh tế trọng điểm của phía nam và cả nƣớc, đóng góp khoảng 30% tổng
thu ngân sách cả nƣớc. Do đó, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Các nhân tố tác động đến
việc áp dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ ở TP
HCM” để thực hiện nghiên cứu.
Mục tiêu nghiên cứu: Bài nghiên cứu đƣợc thực hiện nhằm mục đích là xác
định các nhân tố ảnh hƣởng và đo lƣờng mức độ tác động của các nhân tố đến việc
áp dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ ở TP HCM
Phƣơng pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phƣơng pháp định tính kết hợp
phƣơng pháp định lƣợng. Kế thừa kết quả từ các nghiên cứu trƣớc ở trong và ngoài
nƣớc. Sử dụng phƣơng pháp định tính, phỏng vấn ý kiến chuyên gia làm cơ sở để
tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu. Sau đó, sử dụng nghiên cứu định lƣợng



thực hiện kiểm định mô hình, đo lƣờng mức độ tác động của từng nhân tố lên mô
hình.
Kết quả nghiên cứu: Xác định đƣợc năm nhân tố có ảnh hƣởng và mức độ
ảnh hƣởng của từng nhân tố: Cam kết của chủ sở hữu (26%); Cƣờng độ cạnh tranh
trên thị trƣờng (24%); Ứng dụng tiến bộ công nghệ (20%); Quy mô doanh nghiệp
(17%); Năng lực của các kế toán viên (14%).
Kết luận và khuyến nghị: Nghiên cứu giúp áp dụng hiệu quả hệ thống kế
toán quản trị vào doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ. Tạo cơ sở dữ liệu cho các công
trình nghiên cứu phát triển về sau. Tuy nhiên, nghiên cứu vẫn có một số hạn chế
nhƣ: hạn chế về kích thƣớc mẫu, còn nhiều nhân tố có khả năng tác động nhƣng
chƣa đƣợc xem xét. Từ những hạn chế đó đề xuất định hƣớng cho các nghiên cứu
trong tƣơng lai.

3. Từ khóa: Doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ, Kế toán quản trị, Kế toán quản
trị chi phí.


ABSTRACT SUMMARY
1. Title: Factors affecting the application of management accounting in small
and medium manufacturing enterprises in Ho Chi Minh City
2. Summary:
Reasons for choosing the topic: The small and medium manufacturing
enterprises have an important position in the economy of each country, accounting
for a large proportion of the total number of enterprises, creating jobs mainly in
Vietnam. Therefore, it is necessary to support and encourage the development of
them to ensure the sustainable development of the economy. In reality, because of
the limitations of size, scientific level, technology, resources, management ability,
etc., their competitive advantage is low. Management accounting is an important
solution to help them control their operations and improve their competitiveness.
Information sources exploited from Management accounting serve quickly, timely

for management, decision making, planning ... help them maintain and develop.
However, these enterprises have not really focused and used proficiently
Management accounting yet. In addition, Ho Chi Minh City is a key economic
center of the south and the country, contributing about 30% of the total national
budget revenue. Therefore, the author has chosen the topic: "Factors affecting the
application of management accounting in small and medium manufacturing
enterprises in Ho Chi Minh City" to conduct research.
Purpose of the study: This study is aimed at identifying the factors that
influence and measure the impact of these factors on the application of management
accounting in small and medium manufacturing enterprises in Ho Chi Minh City.
Research Methods: This study is used a combination of qualitative and
quantitative methods, had references and inherit results from domestic and foreign
studies. Qualitative research methodology is consultation with leading experts to
determine the official research model. Quantitative research method is the


implementation of testing models and finding out the level of impact of each factor
on the model.
Research results: Identifying five influential factors, and the level of
influence of each factor: Owner's commitment (26%); Intensity of competition in
the market (24%); Application of technological advances (20%); Business size
(17%); Capacity of accountants (14%).
Conclusions and recommendations: This study will support small and
medium manufacturing enterprises to effectively apply the management accounting
system to enterprises as well as the foundation for future development research.
However, the research still has some limitations such as: limitation of sample size,
many factors have not been considered. From these limitations gives some direction
for future research.

3. Keywords: Management accounting, Small and medium manufacturing

enterprises, cost management accounting


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xu thế toàn cầu hóa, khi Việt Nam ký kết vào các Hiệp định thƣơng mại
xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP), Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), Hiệp định tự do
thƣơng mại (FTA),… đã mở ra nhiều cơ hội phát triển cho các DN Việt Nam, đồng
thời các DN cũng phải đối mặt với không ít những khó khăn, thách thức. Đặc biệt là
đối với các DNSXVVN, bộ phận DN này chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số các doanh
nghiệp, tạo ra phần lớn việc làm cho nền kinh tế. Do đó, việc hỗ trợ, khuyến khích
phát triển các DNSXVVN là việc cần thiết để đảm bảo cho sự phát triển bền vững
của nền kinh tế. DNSXVVN có đặc thù hạn chế về quy mô, nguồn lực, trình độ
khoa học, công nghệ, quản lý, …nên lợi thế cạnh tranh thấp. Với tốc độ phát triển
công nghệ chóng mặt hiện nay, thị trƣờng cạnh tranh ngày càng gay gắt, tiềm ẩn
nhiều rủi ro, nhiều đối thủ lớn mạnh về nguồn vốn, công nghệ, kinh nghiệm thƣơng
trƣờng, kỹ năng quản lý… đòi hỏi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần phải
xây dựng cho mình nền tảng doanh nghiệp vững mạnh và có hoạch định chiến lƣợc
cụ thể, rõ ràng, quản lý tốt các nguồn lực còn hạn chế. Một trong số các giải pháp
cấp thiết cần phải làm là nâng cao hệ thống kiểm soát, nâng cao bộ phận kế toán
DN, xử lý cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời và chính xác, hỗ trợ quá trình ra
quyết định của nhà quản trị, từ đó khắc phục các tồn tại hiện hữu và phát huy những
tiềm năng.
Thực trạng, tầm nhìn và chiến lƣợc của nhiều DN Việt Nam trong bối cảnh
hội nhập vẫn còn hạn chế. Hệ thống KTQT yếu kém là một phần nguồn gốc cho sự
thất bại của nhiều doanh nghiệp Việt Nam, từ việc DN thiếu cơ sở đánh giá đáng tin
cậy, thiếu các thông tin KTQT cung cấp cho việc quản lý điều hành và kiểm soát
hoạt động trong DN. Nhƣng phần lớn các DN Việt Nam chƣa chú trọng nhiều đến

KTQT, còn bỡ ngỡ và lúng túng trong việc áp dụng KTQT, đặc biệt là các doanh
nghiệp qui mô vừa và nhỏ, mặc dù trong hoạt động của doanh nghiệp, thông tin từ
KTQT sẽ giúp DN đƣa ra các quyết định quan trọng.


2

Việc áp dụng kế toán quản trị trong các DN Việt Nam chịu tác động bởi nhiều
yếu tố từ bên trong và bên ngoài DN. Để áp dụng tốt KTQT vào DN cần phải tìm ra
các nhân tố tác động, từ đó có định hƣớng khắc phục. Do đó, đề tài: “Các nhân tố
tác động đến việc áp dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất vừa và
nhỏ ở TP HCM” đƣợc tác giả thực hiện nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
 Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu của bài nghiên cứu là:
o Xác định các nhân tố tác động việc áp dụng KTQT trong các DNSXVVN ở
TP HCM.
o Xác định mức độ tác động của từng nhân tố đến việc áp dụng KTQT trong
các DNSXVVN ở TP.HCM.
o Từ đó đề xuất các khuyến nghị nhằm góp phần vận dụng hiệu quả KTQT vào
các DNSXVVN ở Việt Nam
 Câu hỏi nghiên cứu:
o Câu hỏi thứ nhất: Việc áp dụng KTQT trong DNSXVVN ở TP.HCM chịu
tác động bởi các nhân tố nào?
o Câu hỏi thứ hai: Mức độ tác động của từng nhân tố trong việc áp dụng
KTQT tại doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ ở TP.HCM?
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu:
o Các nhân tố tác động đến việc áp dụng KTQT trong các DNSXVVN
Phạm vi nghiên cứu:

o Phạm vi về không gian: Tại các DNSXVVN ở TP HCM đang áp dụng kế
toán quản trị và có ý định áp dụng KTQT trong tƣơng lai.
o Phạm vi về thời gian: Thực hiện công trình nghiên cứu trong vòng 5 tháng từ
tháng 01/2019 đến tháng 05/2019.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu sử dụng PPNCĐT kết hợp với PPNCĐL


3

o Với phƣơng pháp nghiên cứu định tính:
Tác giả đã tổng hợp các nghiên cứu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Tác
giả thực hiện phân tích và xác định những điểm chính của các nghiên cứu trƣớc có
liên quan, phân tích điểm mới của nghiên cứu và các hạn chế của nghiên cứu. Từ
đó, kế thừa và xây dựng mô hình nghiên cứu, thang đo phù hợp với thực trạng và
điều kiện của các DNSXVVN ở TP HCM.
Sau đó, tác giả lập phiếu phỏng vấn các chuyên gia, để thực hiện tham khảo
nhận định của các chuyên gia về mô hình và thang đo đã đề xuất. Tổng hợp kết quả
phỏng vấn và thành lập mô hình nghiên cứu chính thức.
o Với phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng:
Dữ liệu đƣợc thu thập bằng cách gởi bảng câu hỏi khảo sát đến các đối tƣợng
đƣợc chọn mẫu. Tác giả thực hiện phân tích số liệu gồm: Phân tích thống kê mô tả
nhằm mô tả các đặc tính số liệu cơ bản; Phân tích độ tin cậy thang đo Cronbach’s
Alpha nhằm phân tích đánh giá độ tin cậy của thang đo, xác định biến phù hợp, biến
không phù hợp; Phân tích nhân tố khám phá EFA nhằm kiểm định đánh giá lại mối
quan hệ của các biến ở tất cả các nhân tố; Phân tích hồi quy tuyến tính để đo lƣờng
mức độ ảnh hƣởng từng nhân tố đến việc áp dụng kế toán quản trị trong doanh
nghiệp sản xuất vừa và nhỏ ở TP HCM.
5. Những đóng góp và điểm mới ở bài nghiên cứu
5.1 Điểm mới của nghiên cứu:

Luận văn đã đạt đƣợc một số điểm mới sau:
Thứ nhất, mô hình nghiên cứu đƣợc xây dựng kế thừa từ mô hình ở các nghiên
cứu trƣớc về nhân tố tác động đến việc áp dụng KTQT trong doanh nghiệp, kết hợp
điều chỉnh theo tình hình, đặc điểm của đối tƣợng nghiên cứu và có khám phá thêm
nhân tố mới phù hợp.
Thứ hai, luận văn đề xuất các khuyến nghị cần thiết góp phần vào việc áp
dụng KTQT trong các DNSXVVN ở TP.HCM.


4

5.2 Đóng góp của bài nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu đã đem lại những đóng góp mới về mặt khoa học và thực
tiễn. Đóng góp các bằng chứng thực nghiệm từ các đối tƣợng làm công tác kế toán,
tài chính của các doanh nghiệp về các nhân tố ảnh hƣởng đến việc áp dụng KTQT
trong DNSXVVN ở TP HCM. Đề xuất những khuyến nghị cần thiết góp phần vào
việc áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp. Kết quả bài nghiên cứu còn là tài
liệu tham khảo hữu ích cho những bài nghiên cứu đƣợc phát triển trong tƣơng lai.
6. Cấu trúc bài nghiên cứu
Phần mở đầu: Trình bày lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu, những thách thức
doanh nghiệp phải đối mặt và nhu cầu cấp thiết cần vận dụng KTQT trong các
DNSXVVN ở TP.HCM. Mục tiêu nghiên cứu và xác định câu hỏi nghiên cứu làm
định hƣớng cho luận văn. Xác định đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu. Tóm tắt phƣơng
pháp nghiên cứu; những đóng góp và điểm mới của bài nghiên cứu.
Chƣơng 1: Tổng quan các nghiên cứu trƣớc: trình bày nội dung tổng quan
của các công trình nghiên cứu trong nƣớc và trên thế giới có liên quan đến luận văn
nghiên cứu. Phân tích điểm mới, điểm hạn chế và xác định khe hổng nghiên cứu,
kết quả kế thừa làm cơ sở để phát triển nghiên cứu mới một cách đầy đủ và có hệ
thống.
Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết: nêu các vấn đề lý luận cơ bản về KTQT tạo nền

tảng cho nghiên cứu. Đƣa ra các lý thuyết nền, vận dụng giải thích cho mô hình
nghiên cứu. Và xây dựng mô hình nghiên cứu dự kiến
Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu: trình bày khung nghiên cứu, nội dung
của các PPNCĐT, PPNCĐL: thiết kế nghiên cứu, chọn mẫu nghiên cứu, xây dựng
các giả thiết, thang đo, xây dựng bảng câu hỏi, phƣơng pháp đo lƣờng, kiểm định.
Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu: trình bày các kết quả của nghiên cứu định
tính, nghiên cứu định lƣợng đã thực hiện và bàn luận kết quả nghiên cứu
Chƣơng 5: Kết luận và khuyến nghị: trình bày kết luận đƣa ra từ kết quả
nghiên cứu. Dựa trên kết luận đó đề xuất các khuyến nghị góp phần tăng hiệu quả
áp dụng KTQT cho các DNSXVVN ở Việt Nam.


5

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH
NGHIÊN CỨU TRƢỚC
Chƣơng này tác giả trình bày nội dung tổng quan của các công trình nghiên
cứu trong nƣớc và trên thế giới có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Qua đó, tác giả
thực hiện phân tích các điểm mới, điểm còn hạn chế và xác định khe hổng nghiên
cứu, kết quả kế thừa làm cơ sở để phát triển nghiên cứu mới một cách đầy đủ và có
hệ thống.
1.1 Tổng quan những công trình nghiên cứu nƣớc ngoài
1.1.1 Tổng quan các nghiên cứu nƣớc ngoài về các nhân tố tác động đến
việc áp dụng KTQT trong các DN nói chung và các doanh nghiệp sản
xuất vừa và nhỏ nói riêng.
Nghiên cứu của Magdy Abdel – Kader, Robert Luther (2008) “The
impact of firm characteristics on management accounting practices: A UKbased empirical analysis”. Nhân tố tác động đến việc áp dụng KTQT trong
doanh nghiệp ở Anh. Bài nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp định lƣợng, nghiên
cứu xác định 10 nhân tố đƣợc khám phá từ 3 nhóm đặc điểm: Nhóm đặc điểm bên
ngoài gồm: biến động của thị trƣờng kinh doanh, nguồn lực khách hàng; Nhóm đặc

điểm bên trong gồm: chiến lƣợc cạnh tranh, cơ cấu DN, quy mô DN; và Nhóm đặc
điểm sản xuất gồm: sự phức tạp của hệ thống sản xuất, mức độ ứng dụng tiến bộ
công nghệ (AMT), thực hiện Quản trị chất lƣợng toàn diện (TQM), thực hiện Hệ
thống quản lý sản xuất tức thời (JIT) và Tính mau hƣ hỏng của sản phẩm. Đối tƣợng
đƣợc chọn nghiên cứu là các công ty về thực phẩm và đồ uống, đây là ngành công
nghiệp lớn nhất ở Anh. Quy mô mẫu là 658 công ty.
Nghiên cứu với các giả thuyết nhƣ sau:
H1: Mức biến động của thị trƣờng kinh doanh càng lớn thì việc áp dụng các hệ
thống KTQT càng nhiều hơn.
Khi ngƣời quản lý nhận thấy thị trƣờng kinh doanh nhiều biến động, thì họ sẽ


6

cần thêm nhiều nguồn thông tin hơn cho việc đƣa ra các quyết định, các nguồn
thông tin bên ngoài, thông tin phi tài chính, thông tin quá khứ khác, do đó việc áp
dụng hệ thống KTQT trở nên cấp thiết hơn.
H2: Các doanh nghiệp có phân quyền lớn thì việc áp dụng các hệ thống KTQT càng
nhiều hơn các doanh nghiệp ít phân quyền.
Qua các nghiên cứu về Tính bất ổn của môi trƣờng và cấu trúc phân quyền với
việc áp dụng KTQT (Gul và Chia, 1994); Cấu trúc phân quyền và áp dụng KTQT
về hiệu suất quản lý (Chia, 1995; Chong, 1996), cho thấy rằng khi một tổ chức có
mức độ phân quyền cao thì cần phải có một hệ thống KTQT phức tạp hơn, để nâng
cao hiệu suất quản lý, kiểm soát hoạt động.
H3: Quy mô tổ chức càng lớn thì áp dụng các hệ thống KTQT càng phức tạp hơn.
Quy mô tổ chức là yếu tố quan trọng đƣợc cho là ảnh hƣởng đến cả cơ cấu và
các biện pháp kiểm soát khác. Các tổ chức có quy mô lớn hơn sẽ có nguồn lực để áp
dụng hệ thống kế toán quản trị hơn các tổ chức nhỏ (Otley, 1995). Nghiên cứu của
Haldma và La¨a¨ts (2002) cho rằng mức độ phức tạp của các hệ thống kế toán và
lập ngân sách chi phí có xu hƣớng tăng theo quy mô của tổ chức.

H4: Các doanh nghiệp có hệ thống quản lý sản xuất phức tạp thì việc áp dụng hệ
thống KTQT càng nhiều hơn.
H5: Các doanh nghiệp có mức độ ứng dụng tiến bộ công nghệ (AMT) cao hơn thì
việc áp dụng hệ thống KTQT càng nhiều hơn.
H6: Các doanh nghiệp có kỹ thuật Quản lý chất lƣợng toàn diện (TQM) thì việc áp
dụng hệ thống KTQT càng nhiều hơn.
H7: Các doanh nghiệp có các kỹ thuật hệ thống sản xuất tức thời (JIT) thì việc áp
dụng hệ thống KTQT càng nhiều hơn.
Môi trƣờng kinh tế phát triển, thì các biện pháp KTCP truyền thống không đủ
đáp ứng cho các nhu cầu thông tin, hiệu suất sản xuất…, đòi hỏi phải có sự đổi mới
của quy trình và công nghệ. Để cải thiện hiệu suất sản xuất, giảm thiểu chi phí, tăng
lợi thế cạnh tranh đã có những thay đổi lớn trong sản xuất ở các nƣớc phƣơng Tây.
Các kỹ thuật AMT, TQM và JIT là những đổi mới đáng chú ý nhất trong sản xuất


7

suốt vài thập kỷ qua. Do đó, việc áp dụng KTQT với sự phức tạp của hệ thống sản
xuất, và các kỹ thuật sản xuất mới có mối quan hệ với nhau.
H8: Các doanh nghiệp theo đuổi chiến lƣợc cạnh tranh áp dụng các hệ thống KTQT
phức tạp hơn.
Theo nghiên cứu của Abernethy và Guthrie (1994) cho rằng DN áp dụng hệ
thống KTQT phức tạp hơn khi áp dụng chiến lƣợc khách hàng tiềm năng so với các
chiến lƣợc bảo vệ. Sau đó, Chenhall và Lang-Smith (1998) đã xem xét cách kết hợp
các kỹ thuật quản lý và áp dụng KTQT có thể nâng cao hiệu suất của các tổ chức
với các chiến lƣợc khác nhau. Các công ty sử dụng chiến lƣợc sản phẩm khác biệt
áp dụng các biện pháp quản trị dựa trên nhân viên, đo điểm chuẩn, kỹ thuật lập kế
hoạch chiến lƣợc và kỹ thuật dựa trên hoạt động. Mặt khác, các chiến lƣợc chi phí
thấp áp dụng KTQT đơn giản hơn.
H9: Mức độ áp dụng hệ thống KTQT khác nhau giữa các DN theo tiềm năng nguồn

lực khách hàng.
Các doanh nghiệp có nguồn lực khách hàng lớn có xu hƣớng áp dụng KTQT
nhiều hơn để cải thiện các quy trình kiểm soát và hỗ trợ đƣa ra quyết định giúp DN
giữ chân đƣợc khách hàng.
H10: Mức độ áp dụng hệ thống KTQT khác nhau giữa các doanh nghiệp theo tính
mau hƣ hỏng của sản phẩm.
Nhiều sản phẩm ngành thực phẩm và đồ uống có hạn sử dụng và điều này làm
tăng thêm áp lực đối với tất cả các hoạt động. Theo một số nghiên cứu cho rằng, sản
phẩm dễ hƣ hỏng có ảnh hƣởng đối với kiểm soát thông tin và ra quyết định quản
lý, do đó có thể có mối quan hệ với việc áp dụng KTQT.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra việc áp dụng KTQT chịu tác động bởi: Biến động
của môi trƣờng kinh doanh, Nguồn lực khách hàng, Tính phân quyền trong DN,
Quy mô tổ chức, và Các công nghệ tiến bộ đƣợc áp dụng. Những nhân tố cho kết
quả không có ảnh hƣởng theo nghiên cứu là: Hệ thống sản xuất phức tạp, Chiến
lƣợc cạnh tranh và Tính mau hỏng của sản phẩm.


8

Điểm mới của nghiên cứu: Tác giả đƣa vào nghiên cứu 10 nhân tố thuộc ba
nhóm đặc điểm bên ngoài, bên trong, đặc điểm sản xuất, tổng quát hóa đƣợc nhiều
khía cạnh có ảnh hƣởng đến việc áp dụng KTQT trong DN. Nghiên cứu sử dụng
PPNCĐL, tạo độ tin cậy cao. Hai nhân tố mới đƣợc tác giả khám phá so với các
nghiên cứu trƣớc là: Nguồn lực khách hàng và Tính mau hỏng của sản phẩm. Tuy
nhiên, chỉ có nguồn lực khách hàng là nhân tố mang lại kết quả có ảnh hƣởng đến
việc áp dụng KTQT trong DN.
Hạn chế của nghiên cứu: nghiên cứu chƣa nghiên cứu mức độ ảnh hƣởng
trong từng giai đoạn phát triển cụ thể. Mẫu nghiên cứu chỉ thực hiện ở các doanh
nghiệp trong ngành thực phẩm và đồ uống, chƣa bao gồm các doanh nghiệp ở
những lĩnh vực phức tạp khác. Nên kết quả nghiên cứu không thể đại diện cho các

doanh nghiệp nói chung.
Nghiên cứu của Junjie Wu và Agyenim Boateng (2010) “Factors
Influencing Changes in Chinese Management Accounting Practices” Các yếu
tố liên quan đến những biến đổi trong việc áp dụng KTQT ở Trung Quốc.
Nghiên cứu đề cập đến 5 nội dung của kế toán quản trị: (1) Hệ thống kế toán chi
phí, (2) Hệ thống đánh giá ngân sách và hiệu suất, (3) Hệ thống lập kế hoạch và
kiểm soát, (4) Hệ thống hỗ trợ quá trình ra quyết định, và (5) KTQT chiến lƣợc.
Nghiên cứu sử dụng PPNCĐL, các yếu tố đƣợc nghiên cứu thuộc các nhóm: (1)
Nhóm liên quan đến trình độ; (2) Nhóm liên quan đến đặc điểm ngành; (3) Nhóm
liên quan đến đối tác; (4) Nhóm liên quan đến nhà nƣớc; (5) Nhóm liên quan đến
môi trƣờng kinh doanh. Từ đó, các biến đƣợc đƣa vào nghiên cứu là: (1) Ảnh hƣởng
của chính phủ; (2) Quy mô của công ty; (3) Ảnh hƣởng của các nhà đầu tƣ nƣớc
ngoài; (4) Năng lực của nhà quản lý; (5) Năng lực của các kế toán viên. Số liệu
khảo sát từ năm 2006 đến năm 2010, bảng khảo sát với mẫu là các DN liên doanh,
và các DN nhà nƣớc.
Ảnh hƣởng của chính phủ: nghiên cứu cho rằng bản chất của loại hình sở hữu
có thể ảnh hƣởng đến cách thức quản lý và kiểm soát DN. Trong bối cảnh ở Trung
Quốc, quyền sở hữu DN của nhà nƣớc (một phần hoặc toàn phần) cho phép chính


9

phủ can thiệp vào việc quản lý DN. Một số nghiên cứu của Groves et al. (1994) và
O’Connor et al. (2004), Goodall và Warner (1999) cho thấy mức ảnh hƣởng của
chính phủ cản trở việc thực hiện các phƣơng pháp quản lý hiện đại. Ngƣợc lại,
Hassard và cộng sự (1999) cho rằng hiện đại hóa và tái cơ cấu doanh nghiệp nhà
nƣớc đã làm giảm sự can thiệp của chính phủ. Lin et al. (1998) chia sẻ quan điểm
tƣơng tự và cho rằng DNNN trong các ngành công nghiệp phi tập trung và thành
phố ven biển có khuynh hƣớng tự do hơn vì họ không có đại diện nhà nƣớc trong
ban giám đốc. Do đó, ảnh hƣởng của chính phủ là yếu tố đƣợc đƣa vào nghiên cứu

trong mối quan hệ với việc áp dụng KTQT.
Quy mô công ty: quy mô doanh nghiệp là một biến quan trọng ảnh hƣởng đến
áp dụng KTQT. Các tổ chức lớn hơn thì có khả năng tiếp cận tốt hơn với có nguồn
lực và tài chính cần thiết để thực hiện hệ thống KTQT.
Ảnh hƣởng của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài: Hiện đại hóa DN là nền tảng cho
cải cách kinh tế của Trung Quốc. Việc tái cơ cấu DN nhà nƣớc của Trung Quốc, tạo
ra các liên doanh giữa doanh nghiệp trong nƣớc và các công ty đa quốc gia phƣơng
Tây, tiếp nhận các kỹ năng và khả năng để tạo nên sự thay đổi. Việc liên doanh có
thể hoạt động nhƣ một cơ chế cho việc chuyển giao kiến thức chuyên môn, công
nghệ cần thiết vào các doanh nghiệp trong nƣớc. Do đó có nhiều khả năng các đối
tác nƣớc ngoài với các kinh nghiệm, và kỹ năng quản lý sẽ ảnh hƣởng đến áp dụng
KTQT trong DN.
Năng lực của kế toán viên: Con ngƣời quyết định đến việc đổi mới và quá
trình dẫn đến đổi mới. Do đó, trong doanh nghiệp, ảnh hƣởng của các nhà quản lý
cấp cao và nhân viên có thể đóng vai trò quan trọng trong việc áp dụng KTQT. Mức
độ hiểu biết của một nhân viên cao, có thể thay đổi tƣ duy, cầu tiến, và tạo ra nền
tảng cho sự thay đổi và phát triển DN.
Năng lực của nhà quản lý cấp cao: Tƣơng tự nhƣ sự quan trọng của trình độ kế
toán viên, thì năng lực của nhà quản lý cũng là một nhân tố có thể ảnh hƣởng. Nhà
quản lý cấp cao trực tiếp đƣa ra các quyết định chính trong DN, và thiết lập các quy
tắc hệ thống mới, dó đó có ảnh hƣởng mạnh đến bất kỳ một quá trình thay đổi nào.


10

Kết quả nghiên cứu chỉ ra việc áp dụng KTQT trong các DN liên doanh chịu
tác động bởi: (2) Quy mô của công ty; (3) Ảnh hƣởng của các nhà đầu tƣ nƣớc
ngoài; (4) Năng lực của nhà quản lý; (5) Năng lực của các kế toán viên. Và trong
các DN nhà nƣớc chỉ có 2 nhân tố ảnh hƣởng là: (2) Quy mô của công ty và (4)
Năng lực của nhà quản lý.

Điểm mới của nghiên cứu: Nghiên cứu đề cập đến hai nhân tố mới là: Năng
lực của các kế toán viên và nhà quản lý. Hai nhân tố mới này cũng cho kết quả có
ảnh hƣởng đến việc áp dụng KTQT trong DN.
Hạn chế của nghiên cứu: Việc khảo sát bằng bảng câu hỏi sẽ kém hiệu quả
trong việc nghiên cứu chuyên sâu liên quan đến kiến thức của nhà quản lý, và nhân
viên kế toán.
Song song với các nghiên cứu về các nhân tố tác động trong các doanh
nghiệp nói chung thì cũng có các nghiên cứu cho các doanh nghiệp sản xuất quy mô
vừa và nhỏ. Nghiên cứu của Kamilah Ahmad và Shafie Mohamed Zabri (2012)
“Factors explaining the use of management accounting practices in Malaysian
medium-sized firms”. Những nhân tố ảnh hƣởng đến việc áp dụng hệ thống
KTQT trong các doanh nghiệp vừa ở Malaysia. Bài nghiên cứu sử dụng
PPNCĐL. Dữ liệu có đƣợc bằng bảng khảo sát gởi đến 500 DNSX có quy mô vừa ở
Malaysia, thu hút đƣợc 110 câu trả lời. Bảng câu hỏi khảo sát cũng liên quan đến 5
nội dung KTQT nhƣ ở nghiên cứu trƣớc của Junjie Wu và Agyenim Boateng (2010)
Bài viết nghiên cứu 5 nhân tố: (1) Quy mô doanh nghiệp; (2) Cƣờng độ cạnh
tranh trên thị trƣờng; (3) Cam kết của chủ sở hữu, nhà quản lý doanh nghiệp; (4)
Ứng dụng tiến bộ công nghệ; (5) Năng lực của các kế toán viên.
Quy mô doanh nghiệp: Magdy Abdel – Kader, Robert Luther (2008) và Junjie
Wu và Agyenim Boateng (2010) đã chứng minh rằng DN có quy mô lớn có ảnh
hƣởng đến việc áp dụng KTQT trong DN. Một công ty lớn hơn có nguồn lực lớn
hơn, truyền thông nội bộ tốt hơn. Ngoài ra công ty lớn hơn sẽ cần kiểm soát nhiều
hơn, và đƣơng đầu với khó khăn nhiều hơn. Biến quy mô doanh nghiệp đƣợc đo
lƣờng dựa trên doanh thu hàng năm.


11

Cƣờng độ cạnh tranh trên thị trƣờng: Khi cạnh tranh tăng lên, thông tin KTQT
đáng tin cậy hơn có thể cần thiết cho doanh nghiệp để cạnh tranh hiệu quả và tránh

lập kế hoạch dựa trên thông tin sai lệch khi ra quyết định. Do đó, cạnh tranh thị
trƣờng sẽ đƣợc kiểm tra xem liệu các yếu tố bên ngoài có ảnh hƣởng tích cực tới
việc sử dụng hệ thống KTQT trong các DN vừa của Malaysia hay không. Cƣờng độ
cạnh tranh trên thị trƣờng đo lƣờng bằng thang đo Likert năm điểm, từ 1 là rất
không gay gắt đến mức 5 là rất gay gắt.
Cam kết của chủ sở hữu, ngƣời quản lý doanh nghiệp: khi chủ sở hữu, ngƣời
quản lý tham gia chặt chẽ trong công tác quản lý của công ty, thì sự cam kết của chủ
sở hữu, ngƣời quản lý của DN có thể trực tiếp ảnh hƣởng mức độ sử dụng hệ thống
KTQT. Biến này sẽ là một biến ngẫu nhiên để kiểm tra giả thuyết rằng có một tác
động tích cực giữa cam kết của chủ sở hữu, ngƣời quản lý và mức độ sử dụng
KTQT ở các doanh nghiệp vừa. Cam kết của chủ sở hữu, ngƣời quản lý DN đối với
việc áp dụng hệ thống KTQT trong công ty đƣợc đo lƣờng bằng thang đo Likert
năm điểm, từ 1 rất thấp đến 5 rất cao.
Ứng dụng tiến bộ công nghệ: trong nền kinh tế hiện đại, công nghệ đã đƣợc
phát triển rất nhanh chóng, rộng rãi. Vì lý do này, nó là điều cần thiết để đƣa biến
này vào nghiên cứu. Thang đo Likert năm điểm đƣợc sử dụng để đo lƣờng mức độ
của việc Ứng dụng tiến bộ công nghệ trong DN, từ mức 1 không sử dụng đến mức 5
sử dụng rộng rãi.
Năng lực của các kế toán viên: nhân viên kế toán có trình độ trong DN tạo cơ
sở để doanh nghiệp áp dụng hệ thống KTQT. Biến Năng lực của các kế toán đƣợc
đo lƣờng thông qua đánh giá bằng cấp mà nhân viên đó đạt đƣợc.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra 4 nhân tố có tác động trong các doanh nghiệp vừa
là: Quy mô công ty; Cƣờng độ cạnh tranh trên thị trƣờng; Cam kết của chủ sở hữu,
ngƣời quản lý DN; Ứng dụng tiến bộ công nghệ. Biến độc lập: Năng lực của các kế
toán viên cho ra kết quả không có ảnh hƣởng. Kết quả phù hợp với nghiên cứu của
Magdy Abdel – Kader, Robert Luther (2008) khi cho ra kết quả: biến Quy mô tổ
chức; Cƣờng độ cạnh tranh; Ứng công nghệ tiên tiến có ảnh hƣởng tích cực.


12


Điểm mới của nghiên cứu: Xác định thêm nhân tố: Cam kết của chủ sở hữu,
ngƣời quản lý doanh nghiệp. Và kết quả nghiên cứu cũng cho thấy nhân tố này có
ảnh hƣởng tích cực.
Điểm còn hạn chế: Mẫu lựa chọn tƣơng đối nhỏ, mức độ phản hồi thấp.
Nghiên cứu không phân biệt trong từng lĩnh vực hoạt động kinh doanh của DN.
Nghiên cứu của Diah Agustina Prihastiwi, Mahfud Sholihin (2018):
“Factors Affecting the Use of Management Accounting Practices in Small and
Medium Enterprises: Evidence from Indonesia”. Các yếu tố ảnh hƣởng đến
việc sử dụng kế toán quản trị ở các doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa ở
Indonesia. Bài viết nghiên cứu 5 biến tác động là: Tính bất ổn của môi trƣờng,
Cạnh tranh trên thị trƣờng, Trình độ nhân viên kế toán nội bộ, Sự tham gia của chủ
sở hữu hoặc ngƣời quản lý, Quy mô công ty. Các biến đƣợc lựa chọn dựa trên việc
tổng hợp, phân tích các nghiên cứu trƣớc có liên quan. Kết quả nghiên cứu cho thấy
các biến tác động và mức độ tác động của các biến lần lƣợt là: Trình độ nhân viên
kế toán, Sự tham gia của chủ sở hữu hoặc ngƣời quản lý, Quy mô công ty. Biến
Cạnh tranh trên thị trƣờng và Tính bất ổn của môi trƣờng cho kết quả không ảnh
hƣởng đến việc vận dụng KTQT. Nghiên cứu cho kết quả khác so với nghiên cứu
của Kamilah Ahmad và Shafie Mohamed Zabri (2012) về biến Cạnh tranh trên thị
trƣờng cho kết quả không ảnh hƣởng, có thể do 2 yếu tố. Thứ nhất, mức độ cạnh
tranh cao buộc các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải dành tất cả nguồn lực (thời gian,
tiền bạc và sức lao động) để vƣợt qua cạnh tranh, không thực hiện các kỹ thuật quản
lý cao hơn. Marc và cộng sự (2010) chỉ ra rằng 50% các doanh nghiệp vừa và nhỏ
không triển khai BSC vì các doanh nghiệp vừa và nhỏ không hiểu đƣợc khái niệm
của BSC và 18% do chi phí thực hiện cao. Thứ hai là mẫu nghiên cứu hẹp và điều
kiện của các DN đƣợc khảo sát tƣơng tự nhau.
1.1.2 Kết luận chung:
Từ việc tổng hợp và phân tích các công trình nghiên cứu trên thế giới có liên
quan, công nghiệp hóa và sự phát triển của khoa học đã làm thay đổi KTQT từ việc
áp dụng phƣơng pháp quản trị truyền thống cho đến áp dụng những phƣơng pháp



×