Tải bản đầy đủ (.docx) (93 trang)

Luận văn thạc sỹ về phát triển năng lực tổ chức các hoạt động đoàn thanh niên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (476.9 KB, 93 trang )

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Về vị trí địa lý, Lai Châu là một tỉnh thuộc vùng Tây Bắc Việt Nam, có
chung đường biên giới phía bắc với Trung Quốc. Tiếp giáp Lai Châu là các
tỉnh trung du, miền núi: phía tây và phía tây nam giáp tỉnh Điện Biên, phía
đông giáp tỉnh Lào Cai, phía đông nam giáp tỉnh Yên Bái, và phía nam giáp
tỉnh Sơn La. Trên địa bàn tỉnh Lai Châu hiện có 20 dân tộc cùng sinh sống.
Tỉnh Lai Châu hiện chia thành 01 thành phố và 07 huyện với 108 đơn vị cấp
xã gồm 5 phường, 7 thị trấn và 96 xã.
Những điểm lợi thế của Lai Châu tập trung vào các lĩnh vực dịch vụ thương mại, xuất nhập khẩu và du lịch. Cùng với đó, Lai Châu có vị trí chiến
lược hết sức quan trọng về an ninh, quốc phòng và bảo vệ chủ quyền biên giới
quốc gia. Lai Châu nằm ở vị trí đầu nguồn và phòng hộ đặc biệt xung yếu của
sông Đà, sông Nậm Na và sông Nậm Mu, đóng vai trò điều tiết nguồn nước
trực tiếp cho các công trình thuỷ điện lớn trên sông Đà, đảm bảo sự phát triển
bền vững cả vùng đồng bằng sông Hồng.
Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (2010) đưa ra
thuật ngữ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là “tổ chức chính trị - xã
hội của thanh niên Việt Nam, do Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức và lãnh
đạo. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng,
kế tục sự nghiệp vẻ vang của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; là lực lượng
nòng cốt trong phong trào thanh niên; là trường học xã hội chủ nghĩa; đại
diện chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của thanh niên”.
Đoàn cơ sở là nền tảng của hệ thống tổ chức Đoàn, được thành lập theo
ngành nghề, đơn vị công tác; theo đơn vị học tập; theo địa bàn dân cư,...Hiện
nay, tỉnh đoàn Lai Châu có 108 đoàn cơ sở xã, phường, thị trấn. Bí thư đoàn


2



cơ sở xã, phường, thị trấn là người có ý nghĩa quan trọng trong việc tập hợp,
đoàn kết đoàn viên, thanh niên; phát huy tinh thần xung kích, tinh thần tình
nguyện của tuổi trẻ trong việc tham gia vào các hoạt động của tổ chức Đoàn
và thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Tuy nhiên, hiện nay năng
lực tổ chức hoạt động của các bí thư đoàn cơ sở xã, phường, thị trấn trên địa
bàn tỉnh Lai Châu vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, dẫn đến hiệu
quả hoạt động của đoàn cơ sở chưa cao.
Từ tình hình lý luận và thực tiễn nêu trên, tôi nghiên cứu đề tài “Phát
triển năng lực tổ chức hoạt động cho Bí thư đoàn cơ sở xã, phường, thị
trấn trên địa bàn tỉnh Lai Châu đáp ứng các yêu cầu của cộng đồng” làm
luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng năng lực tổ chức hoạt động của Bí thư đoàn cơ sở
xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Lai Châu và các yếu tố ảnh hưởng đến
năng lực tổ chức hoạt động. Trên cơ sở đó, đề xuất các biện pháp nhằm phát
triển năng lực tổ chức hoạt động cho bí thư đoàn cơ sở xã, phường, thị trấn
trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Năng lực tổ chức hoạt động của bí thư đoàn cơ sở xã, phường, thị trấn
trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Tiến hành nghiên cứu năng lực tổ chức hoạt động trên 224 bí thư đoàn cơ
sở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Lai Châu, trong đó:
- Bí thư huyện, thành đoàn: 8 đồng chí
- Bí thư Đảng ủy xã, phường, thị trấn: 108 đồng chí
- Bí thư đoàn cơ sở xã, phường, thị trấn: 108 đồng chí



3

4. Giả thuyết khoa học
- Năng lực tổ chức hoạt động của bí thư đoàn cơ sở xã, phường, thị trấn
trên địa bàn tỉnh Lai Châu còn nhiều hạn chế.
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng bí thư đoàn cơ sở xã, phường, thị trấn là
yếu tố có ảnh hưởng lớn đến năng lực tổ chức hoạt động của bí thư đoàn cơ
sở trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
- Việc thực hiện tốt công tác đào tạo bồi dưỡng, đặc biệt tập huấn năng
lực tổ chức hoạt động cho bí thư đoàn cơ sở xã, phường, thị trấn, sẽ giúp phát
triển năng lực tổ chức hoạt động của các bí thư Đoàn.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu năng lực tổ chức hoạt động
của bí thư đoàn cơ sở xã, phường, thị trấn.
5.2. Phân tích thực trạng năng lực tổ chức hoạt động của bí thư đoàn cơ
sở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Lai Châu; cũng như các yếu tố ảnh
hưởng đến năng lực tổ chức hoạt động của bí thư đoàn cơ sở trên địa bàn tỉnh.
5.3. Đề xuất các biện pháp phát triển năng lực tổ chức hoạt động cho bí
thư đoàn cơ sở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Lai Châu và khảo
nghiệm một số biện pháp đề xuất.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Phạm vi về nội dung: Năng lực tổ chức hoạt động của bí thư đoàn
cơ sở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Lai Châu được tập trung đo lường
trên 3 chiều cạnh: (1) Kiến thức; (2) Kỹ năng; (3) Thái độ, phẩm chất cá nhân.
6.2. Phạm vi về địa bàn: Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
6.3. Phạm vi về thời gian: Dữ liệu thu thập cho giai đoạn 2016 - 2018,
dữ liệu 6 tháng đầu năm 2019 và đề xuất giải pháp cho giai đoạn đến năm
2022.



4

7.Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng các phương pháp này nhằm xây dựng khung nghiên cứu về
năng lực tổ chức hoạt động của bí thư đoàn cơ sở xã, phường, thị trấn thông
qua tổng hợp các tài liệu lý luận, các công trình nghiên cứu trong và ngoài
nước có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Sử dụng phối hợp các phương pháp sau để thu thập dữ liệu định lượng
về thực trạng các vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra: triển khai điều tra, nghiên cứu bằng phiếu điều
tra trưng cầu ý kiến 224 bí thư đoàn cơ sở xã, phường, thị trấn trên địa bàn
tỉnh Lai Châu và số liệu về kết quả hoạt động của bí thư đoàn cơ sở xã,
phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2016 - 2018 và định
hướng phát triển của Tỉnh đoàn Lai Châu giai đoạn đến 2022.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phân tích thực trạng năng lực tổ
chức hoạt động của bí thư đoàn cơ sở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh
Lai Châu, và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tổ chức hoạt động của bí thư
đoàn cơ sở trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở đó, đề xuất một số biện pháp nhằm
phát triển năng lực tổ chức hoạt động của bí thư đoàn cơ sở xã, phường, thị
trấn trên địa bàn tỉnh Lai Châu đến năm 2022.
- Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng phần mềm Excel để tính toán,
thống kê,... qua đó đánh giá những số liệu định lượng một cách khách quan.


5

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG CỦA BÍ THƯ ĐOÀN CƠ SỞ

XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu năng lực là một trong những mảng nghiên cứu lớn nhận
được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Thế
nhưng, những nghiên cứu tập trung vào năng lực tổ chức hoạt động của cán
bộ đoàn mới chỉ được quan tâm trong những năm trở lại đây với số lượng đề
tài nghiên cứu còn ít ỏi:
Nguyễn Thị Thu Huyền (2010) với đề tài “Nâng cao năng lực đội ngũ
cán bộ đoàn cơ sở trong khu vực nông thôn tỉnh Hải Dương” đã hệ thống hóa
các vấn đề lý luận làm cơ sở nghiên cứu năng lực đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở;
từ đó, triển khai nghiên cứu thực trạng năng lực đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở
trong khu vực nông thôn tỉnh Hải Dương. Kết quả nghiên cứu đã tập trung chỉ
ra những vấn đề cần phải được quan tâm, cải thiện đối với năng lực của đội
ngũ này. Đề tài đã đề xuất một số biện pháp nâng cao năng lực cho đội ngũ
cán bộ đoàn cơ sở trong khu vực nông thôn tỉnh Hải Dương.
Sái Thị Yến (2013) với đề tài “Đào tạo, bồi dưỡng bí thư đoàn cấp xã
tại tỉnh Hải Dương” đã làm rõ khái niệm, đặc điểm của đoàn cấp xã; khái
niệm, đặc điểm, nhiệm vụ của bí thư đoàn cấp xã, từ đó xác định yêu cầu đối
với bí thư đoàn cấp xã về kỹ năng, nghiệp vụ công tác đoàn, phẩm chất đạo
đức và phẩm chất chính trị. Luận văn đã trình bày khái quát cơ sở lý luận về
công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn cấp xã. Luận văn đã phản ánh được
thực trạng bí thư đoàn cấp xã tại tỉnh Hải Dương về số lượng, cơ cấu và chất
lượng. Đồng thời luận văn đã phân tích thực trạng đào tạo, bồi dưỡng bí thư
đoàn cấp xã tại tỉnh Hải Dương chỉ ra những điểm đạt được và chưa đạt được;
cũng như nguyên nhân của dẫn đến những vấn đề còn tồn tại. Từ những phân


6

tích nêu trên, luận văn đã đề xuất một số biện pháp nâng cao công tác đào tạo,

bồi dưỡng bí thư đoàn cấp xã tại tỉnh Hải Dương để từ đó giúp phát triển năng
lực cho đội ngũ cán bộ đoàn cấp xã tại tỉnh Hải Dương. Đối với các giải pháp
được đề xuất, giải pháp nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ công tác đoàn xuất phát
từ đặc thù công tác đoàn; cụ thể là các kỹ năng: kỹ năng thiết kế, kỹ năng tổ
chức thực hiện, kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng nghiệp vụ công tác đoàn.
Vũ Diệp Anh (2016) với đề tài “Nâng cao năng lực cán bộ đoàn
chuyên trách tại cơ quan Tỉnh đoàn Vĩnh Phúc”, đã hệ thống hóa cơ sở lý
luận về năng lực cán bộ đoàn chuyên trách tại cơ quan Tỉnh đoàn. Trên cơ sở
đó, luận văn đã triển khai nghiên cứu thực tiễn và đưa ra những nhận định về
thực trạng năng lực cán bộ đoàn chuyên trách tại cơ quan Tỉnh đoàn Vĩnh
Phúc. Trên cơ sở, những điểm mạnh và những điểm hạn chế về năng lực của
đội ngũ này, luận văn đã đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển năng lực
cho cán bộ đoàn chuyên trách tại cơ quan Tỉnh đoàn Vĩnh Phúc.
Doãn Đức Hảo (2018) với đề tài “Xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở
trong giai đoạn hiện nay” đã xây dựng khung nghiên cứu của đề tài, làm rõ
nội làm khái niệm nghiên cữu cũng như chỉ ra các nhân tố tác động đến đội
ngũ cán bộ đoàn cơ sở trong bối cảnh hiện nay. Kết quả luận văn phản ánh
thực trạng đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở hiện nay, phân tích thực trạng công tác
xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở trong giai đoạn hiện nay, chỉ ra những
mặt mạnh, yếu của đội ngũ này. Từ đó, luận văn đề xuất một số biện pháp xây
dựng đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở trong thời gian tới.
Trên cơ sở tổng quan nghiên cứu các đề tài trong nước có liên quan đến
năng lực của đội ngũ cán bộ đoàn, trong thời gian qua chưa có đề tài nào tập
trung nghiên cứu về năng lực tổ chức hoạt động của bí thư đoàn cơ sở xã,
phường, thị trấn, đặc biệt là đội ngũ bí thư đoàn cơ sở trên địa bàn tỉnh Lai
Châu.


7


1.2. Các khái niệm công cụ
1.2.1. Khái niệm bí thư đoàn cơ sở xã, phường, thị trấn
Bí thư đoàn cơ sở xã, phường, thị trấn là người đứng đầu Ban chấp
hành Đoàn cơ sở xã, phường, thị trấn, do đại hội Đoàn cơ sở bầu ra tại đại
hội. Bí thư đoàn cơ sở xã phường, thị trấn thực hiện các nhiệm vụ chính:
- Người thủ lĩnh dẫn dắt đoàn viên, thanh niên tự nguyện tham gia hoạt
động theo mục đích đề ra, vừa đáp ứng yêu cầu của công tác đoàn và phong
trào thanh thiếu niên trong bối cảnh phát triển của địa phương và đất nước,
vừa phù hợp với nhu cầu chính đáng của đoàn viên, thanh niên.
- Thực hiện công tác tuyên giáo việc thực hiện các chương trình hành
động cách mạng do Đoàn cơ sở triển khai, tổ chức cho đoàn viên, thanh niên
sinh sống và làm việc trên địa bàn.
- Thực hiện công tác đoàn kết, tập hợp đoàn viên, thanh niên ở xã,
phường, thị trấn, dẫn dắt họ tham gia vào tổ chức, đồng thời tạo môi trường
giúp đoàn viên, thanh niên phát triển bản thân.
1.2.2. Khái niệm năng lực tổ chức hoạt động của bí thư đoàn cơ sở
Hiện nay có nhiều cách tiếp cận năng lực dưới các góc độ khác nhau.
Mỗi công trình nghiên cứu của các tác giả lại có định nghĩa khác nhau về
năng lực. Tuy nhiên, các định nghĩa này không trái ngược nhau, mà bổ sung
cho nhau, cho phép chúng ta nhìn nhận năng lực một cách toàn diện hơn.
Nhưng nó cũng khiến năng lực trở thành một vấn đề chưa có định nghĩa thống
nhất. Xem xét năng lực một cách khái quát, chúng tôi nhận thấy có bốn
khuynh hướng cơ bản khi tiếp cận năng lực:
Khuynh hướng thứ nhất, xem xét năng lực với tư cách là thuộc tính,
đặc điểm tâm lý cá nhân để hoàn thành có kết quả tốt một hoạt động nào đó:


8

Theo N.X.Laytex và A.A. Xmiecnov cho rằng “Năng lực là những thuộc

tính tâm lí nào của cá nhân là điều kiện để hoàn thành tốt những loại hoạt
động nhất định” (Nguyễn Ngọc Bích, 2000).
Theo X.L.Rubinstein khi định nghĩa “Năng lực là toàn bộ những thuộc
tính tâm lý làm cho con người thích hợp với một loại hoạt động nhất định”
(Vũ Thị Vân, 2011).
Theo A.V.Petropxki cũng cho rằng “Năng lực là những đặc điểm tâm lý
của cá nhân mà nhờ đó có sự tích lũy kĩ năng, kĩ xảo được dễ dàng, nhanh
chóng” (Vũ Thị Vân, 2011).
Theo Phạm Minh Hạc (1988), “Năng lực là tổng hợp các thuộc tính tâm
lý của cá nhân phù hợp với yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định và
đảm bảo cho hoạt động đó đạt được kết quả cao”.
Theo Nguyễn Ngọc Bích (2000), “Năng lực là tốt hợp những thuộc tính
tâm lí phù hợp với yêu cầu một loại hoạt động nhằm làm cho hoạt động đó đạt
được kết quả”.
Khuynh hướng thứ hai, xem xét năng lực dưới góc độ là thuộc tính cá
nhân, bao gồm thuộc tính tâm lý và những thuộc tính giải phẫu sinh lý có
những quan niệm sau:
Theo K.K.Platonov, “Năng lực là thuộc tính cuả nhân cách được xem xét
trong mối quan hệ của chúng với những hoạt động được xác định” (Vũ Thị
Vân, 2011).
Theo A.G.Côvaliôp định nghĩa “Năng lực là một tập hợp hoặc tổng hợp
những thuộc tính của cá nhân con người, đáp ứng những yêu cầu lao động và
đảm bảo cho hoạt động đạt được những kết quả cao” (Nguyễn Ngọc Bích,
2000).
Trần Trọng Thủy và Nguyễn Quang Uẩn (1998) cũng cho rằng “Năng
lực là tổng hợp những thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu


9


cầu đặc trưng của một hành động nhất định, nhằm đảm bảo việc hình thành có
kết quả tốt trong lĩnh vực hành động ấy” (Vũ Thị Vân, 2011).
Theo Phạm Tất Dong, “Năng lực là tổ hợp những đặc điểm tâm lý và
sinh lý của cá nhân đang là những điều kiện chủ quan để cá nhân đó thực hiện
có kết quả một hoạt động” (Vũ Thị Vân, 2011)
Theo Hoàng Phê (2001) thì năng lực có thể hiểu theo hai nét nghĩa: (1)
Chỉ một khả năng, điều kiện tự nhiên có sẵn để thực hiện một hoạt động nào
đó; (2) Là một phẩm chất tâm sinh lí tạo cho con người có khả năng để hoàn
thành một hoạt động nào đó có chất lượng cao
Khuynh hướng thứ ba, xem xét năng lực là khả năng, kĩ năng như:
Theo từ điển Giáo dục học, năng lực là khả năng được hình thành hoặc
phát triển, cho phép con người đạt thành công trong một hoạt động thể lực, trí
tuệ hoặc nghề nghiệp. Năng lực được thể hiện vào khả năng thi hành một hoạt
động, thực hiện một nhiệm vụ. Năng lực được coi như khả năng của con
người khi đối mặt với những vấn đề mới và những tình huống mới, gợi tìm lại
được những thông tin và những kĩ thuật đã được sử dụng trong những thực
nghiệm trước đây (Nguyễn Như An, 2012).
Theo Vũ Quốc Chung và Nguyễn Văn Cường “Năng lực là khả năng
thực hiện có hiệu quả và có trách nhiệm các hành động, giải quyết các nhiệm
vụ và vấn đề thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay hay cá nhân trên cơ
sở tri thức, kĩ năng và thái độ sẵn sàng hoạt động” (Nguyễn Như An, 2012).
Theo F.E.Weinert (2001), “Năng lực là những kĩ năng, kĩ xảo học được
hoặc sẵn có của cá nhân nhằm giải quyết các tình huống xác định, cũng như
sẵn sàng về động cơ xã hội và khả năng vận dụng các cách giải quyết vấn đề
một cách có trách nhiệm và kết quả trong những tình huống linh hoạt” (Trần
Thị Thu Huệ, 2012).


10


Nhà Tâm lý học người Pháp Denys Tremblay (2002) đưa ra quan niệm
“Năng lực là khả năng hành động đạt được thành công và chứng minh sự tiến
bộ nhờ vào khả năng huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực tích hợp của cá
nhân khi giải quyết các vấn đề của cuộc sống”. (Trần Thị Thu Huệ, 2012).
Khuynh hướng thứ tư, năng lực là sự tổng hòa của kiến thức, thái độ,
kỹ năng
Như Bernd và Nguyễn Văn Cường (2005) “Năng lực là một thuộc tính
tâm lý phức tạp, là điểm hội tụ của nhiều yếu tố như tri thức, kĩ năng, kĩ xảo,
kinh nghiệm, sự sẵn sàng hành động và trách nhiệm đạo đức” (Trần Thị Thu
Huệ, 2012).
Theo Bernard Wynne, David Stringer “Năng lực là một tập hợp các
kiến thức, kỹ năng, hành vi và thái độ được cá nhân tích luỹ và sử dụng để đạt
được kết quả theo yêu cầu công việc” (Nguyễn Thị Thu Huyền, 2010)
Theo Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Đoàn Thị Thu Hà, Đỗ Thị Hải Hà
(2012), “Năng lực là khả năng thực hiện thành công một hoạt động nhất định,
năng lực này suy cho cùng được đo lường bằng kết quả thực hiện và được cấu
thành từ các nhóm yếu tố: (i) kiến thức, (ii) kỹ năng và (iii) thái độ làm việc,
đáp ứng được yêu cầu của một lĩnh vực hoạt động nhất định và đảm bảo cho
hoạt động đó đạt kết quả tốt”.
Theo Raymond A.Noe, “Năng lực muốn chỉ đến khả năng cá nhân
giúp người nhân viên thực hiện thành công công việc của họ bằng cách đạt
được kết quả công việc mong muốn. Năng lực có thể là hiểu biết, kỹ năng,
thái độ hay giá trị của tính cách cá nhân” (Vũ Diệp Anh, 2016)
Trên cơ sở tổng hợp các khái niệm năng lực, khái niệm năng lực tổ
chức hoạt động của bí thư đoàn cơ sở xã, phường,thị trấn được sử dụng trong
luận văn này là: “Năng lực tổ chức hoạt động của bí thư đoàn cơ sở xã,
phường, thị trấn là tổng hợp kiến thức, kỹ năng, thái độ và phẩm chất cá


11


nhân của bí thư đoàn cơ sở xã, phường, thị trấn nhằm thực hiện tốt chức
năng, nhiệm vụ được giao”
1.3. Lí luận về phát triển năng lực tổ chức hoạt độngcho bí thư
đoàn cơ sở
1.3.1. Đoàn cơ sở xã, phường, thị trấn
Đoàn cơ sở xã, phường, thị trấn gồm đoàn cơ sở và chi đoàn cơ sở. Đây
là nền tảng của hệ thống tổ chức Đoàn, được thành lập theo ngành nghề, đơn
vị công tác; theo đơn vị học tập; theo địa bàn dân cư,...
Chi đoàn là tổ chức tế bào của Đoàn. Đơn vị có ít nhất ba đoàn viên trở
lên được thành lập chi đoàn. Nếu chưa đủ ba đoàn viên thì Đoàn cấp trên giới
thiệu đến sinh hoạt ở một tổ chức cơ sở Đoàn thích hợp (Trung ương đoàn
TNCS Hồ Chí Minh, 2010).
Đoàn cơ sở là cấp trên trực tiếp của chi đoàn. Đơn vị có từ hai chi đoàn
trở lên và có ít nhất 30 đoàn viên thì thành lập Đoàn cơ sở. (Trung ương đoàn
TNCS Hồ Chí Minh, 2010).
1.3.2. Năng lực tổ chức hoạt động của bí thư đoàn cơ sở xã, phường,
thị trấn
Sự tổng hòa có mục đích hệ thống kiến thức, kĩ năng, thái độ của bí thư
đoàn cơ sở xã, phường, thị trấn để thực hiện thành công các yêu cầu phức hợp
của hoạt động trong hoàn cảnh nhất định.
1.3.3. Các tiêu chí đánh giá năng lực tổ chức hoạt động của bí thư
đoàn cơ sở xã, phường, thị trấn
Năng lực tổ chức hoạt động của bí thư đoàn cơ sở xã, phường, thị trấn
phải được đánh giá thông qua kết quả thực hiện nhiệm vụ, bao gồm: (1) mức
độ hoàn thành nhiệm vụ và (2) tiến độ thực hiện nhiệm vụ.


12


Năng lực tổ chức hoạt động của bí thư đoàn cơ sở xã, phường, thị trấn
có thể được đánh giá thông qua kết quả thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Thực hiện các phong trào và chương trình hành động.
- Công tác tuyên giáo cho đoàn viên, thanh niên
- Công tác tập hợp, đoàn kết đoàn viên, thanh niên
- Công tác phát triển đoàn viên và bồi dưỡng phát triển đối tượng Đảng.
- Công tác chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng
- Công tác quốc tế thanh niên
Cùng với đó, có thể xem xét thêm các đánh giá của Trung ương đoàn
TNCS Hồ Chí Minh bao gồm:
- Kết quả đánh giá, phân loại Đoàn cơ sở (5 mức độ).
- Kết quả đánh giá thực hiện công việc của cán bộ đoàn (4 mức độ)
1.3.4. Các yếu tố cấu thành năng lực tổ chức hoạt động của bí thư
đoàn cơ sở xã, phường, thị trấn
Năng lực tổ chức hoạt động của bí thư đoàn cơ sở xã, phường, thị trấn
được cấu thành bởi 3 thành tố: (1) Kiến thức, (2) Kỹ năng và (3) Thái độ,
phẩm chất cá nhân.
Kiến thức là nền tảng tạo nên năng lực của mỗi cá nhân. Kiến thức
được hình thành thông qua quá trình giáo dục và phụ thuộc vào khả năng lĩnh
hội thông tin của mỗi người.
Kỹ năng “là khả năng vận dụng kiến thức vào hoạt động thực tế, thể
hiện mức độ thành thục của một cá nhân khi thực hiện những công việc nhất
định để có thể đạt kết quả tốt” (Nguyễn Thị Ngọc Huyền và các công sự,
2012). Kỹ năng quyết định kết quả công việc.


13

Thái độ, phẩm chất cá nhân: các hoạt động của Đoàn hướng tới mục
đích cuối cùng là phát triển cộng đồng, xã hội theo định hướng xã hội chủ

nghĩa. Chính vì vậy, người cán bộ đoàn cần có những phẩm chất để có thể
vượt qua những khó khăn, thách thức để hoàn thành tốt những nhiệm vụ được
giao.
Từ những đặc điểm trên, luận văn đưa ra khung năng lực tổ chức hoạt
động của bí thư đoàn cơ sở xã, phường, thị trấn
Bảng 1.1. Khung năng lực tổ chức hoạt động của bí thư đoàn cơ sở xã,
phường, thị trấn

TT

Năng lực tổ chức hoạt động

I

Kiến thức

1

Trình bày được quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của
Nhà nước

2

Trình bày được những hiểu biết về điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế,
chính trị, xã hội của địa phương và đất nước

3

Trình bày được kiến thức quản lý nhà nước về công tác thanh niên


4

Trình bày được chức năng, nhiệm vụ của đoàn cơ sở và bí thư đoàn cơ sở

5

Trình bày được kiến thức nghiệp vụ công tác đoàn
Kỹ năng

II
1

Kỹ năng lập kế hoạch triển khai các nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch, chương
trình công tác của đoàn cấp trên và cấp ủy đảng xã, phường, thị trấn về công
tác thanh thiếu nhi

2

Kỹ năng tổ chức triển khai hoạt động và phong trào thanh thiếu nhi,

3

Kỹ năng thiết kế và tổ chức sự kiện truyền thông

4

Kỹ năng tập hợp, đoàn kết thanh niên

5


Kỹ năng tổ chức điều hành các cuộc họp

6

Kỹ năng phân công công việc phù hợp cho đoàn viên, thanh niên

7

Kỹ năng tạo động lực cho đoàn viên, thanh niên


14

TT

Năng lực tổ chức hoạt động

8

Kỹ năng phối hợp với các cơ quan có liên quan để triển khai thực hiện nhiệm
vụ công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi tại xã, phường, thị trấn

9

10
11

Kỹ năng kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch, chương
trình công tác của đoàn cấp trên và cấp ủy đảng xã, phường, thị trấn về công
tác thanh thiếu nhi

Kỹ năng tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền xã, phường, thị trấn để tổ
chức thực hiện nhiệm vụ công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi tại xã,
phường, thị trấn
Kỹ năng sử dụng tin học văn phòng trong công tác

12

Kỹ năng sử dụng tiếng dân tộc
III Thái độ, phẩm chất cá nhân
1

Chủ động, tích cực, tiên phong trong việc thực hiện nhiệm vụ

2

Trách nhiệm, mẫn cán với công việc

3

Tìm tòi cách thức nâng cao hiệu quả công việc, hoạt động

4

Có ý thức tổ chức kỷ luật

5

Gương mẫu, trung thực

6


Hòa đồng, gần gũi, gắn bó với mọi người xung quanh

7

Sẵn sàng bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, thanh niên tại
địa phương
Nguồn: Tham khảo các nghiên cứu và bổ sung cuả tác giả

1.3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực của bí thư đoàn cơ sở xã,
phường, thị trấn
1.3.5.1. Các yếu tố thuộc về Đảng ủy xã, phường, thị trấn
Bí thư đoàn cơ sở xã, phường, thị trấn chịu sự quản lý của Đảng ủy xã,
phường, thị trấn. Vì vậy, các yếu tố từ phía Đảng ủy có ảnh hưởng nhất định
đến việc phát triển năng lực của bí thư đoàn cơ sở xã, phường, thị trấn. Các
yếu tố đó bao gồm:


15

- Sự quan tâm, ủng hộ của Đảng ủy xã, phường, thị trấn: Những địa
phương, Đảng ủy có sự quan tâm đến hoạt động của đoàn, thường xuyên có
chỉ đạo, tạo điều kiện để đoàn cơ sở có nhiều hoạt động phong phú, đem lại
những đóng góp thiết thực cho sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Từ đó, bí thư đoàn có cơ hội để thể hiện năng lực công tác, gia tăng trải
nghiệm thực tế của bản thân. Đây là cơ sở để bản thân bí thư đoàn cơ sở
không ngừng có môi trường rèn luyện nâng cao năng lực cá nhân.
- Quy hoạch phát triển đội ngũ bí thư đoàn cơ sở xã, phường, thị trấn:
Bí thư đoàn cơ sở xã, phường, thị trấn là cán bộ làm việc theo nhiệm kỳ và
giữ chức vụ không quá 35 tuổi (đối với vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải

đảo, đối tượng chính sách thì giữ chức vụ không quá 37 tuổi). Vì vậy, khi quy
hoạch phát triển đội ngũ bí thư đoàn cơ sở được tiến hành rõ ràng, kịp thời,
phù hợp, điều này sẽ giúp bí thư đoàn cở sở yên tâm công tác và có định
hướng phát triển rõ ràng cho sự nghiệp của bản thân. Từ đó, bí thư đoàn cơ sở
luôn tìm cách nâng cao năng lực tổ chức hoạt động của bản thân để đáp ứng
tốt đòi hỏi từ nhiệm vụ được giao.
- Đào tạo, bồi dưỡng bí thư đoàn cơ sở xã, phường, thị trấn: Nếu Đảng
ủy xã, phường, thị trấn quan tâm đến công tác đào tạo bồi dưỡng, cử bí thư
đoàn cơ sở đi tham gia các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ đoàn, nâng cao trình độ
chuyên môn, lý luận chính trị; cũng như tạo điều kiện hỗ trợ về kinh phí, thời
gian khi tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng thì sẽ tạo điều để phát triển năng
lực tổ chức hoạt động một cách bền vững cho bí thư đoàn cơ sở.
- Đánh giá thực hiện công việc của bí thư đoàn xã, phường, thị trấn:
Khi quá trình đánh giá được thực hiện khoa học và nghiêm túc, sẽ giúp bí thư
đoàn cơ sở biết được những điều đã làm được để phát huy cũng như điều hạn
chế cần khắc phục. Từ đó, giúp bí thư đoàn cơ sở xây dựng kế hoạch phát
triển bản thân phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn địa phương.
- Đãi ngộ bí thư đoàn cơ sở xã, phường, thị trấn: Đãi ngộ là yếu tố
giúp tạo động lực cho bí thư đoàn cơ sở xã, phường, thị trấn tự nâng cao năng


16

lực. Lương, thưởng, phụ cấp của bí thư đoàn cơ sở được hưởng theo quy định
của nhà nước. Bên cạnh đó, Đảng ủy xã, phường, thị trấn nên tập trung vào
các đãi ngộ phi vật chất như ghi nhận thành tích và tôn vinh bí thư đoàn cơ sở
có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện nhiệm vụ.
1.3.5.2. Các yếu tố thuộc về đoàn cấp trên
Các quyết định của huyện đoàn, tỉnh đoàn, trung ương đoàn về chương
trình hành động cũng như công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đều có tác động

trực tiếp đến bí thư đoàn cơ sở.
- Xây dựng các phong trào, hoạt động: Nếu các nội dung hoạt động của
huyện đoàn, tỉnh đoàn, trung ương đoàn phong phú và có nhiều nội dung liên
quan phù hợp với thực tiễn đoàn cơ sở xã, phường, thị trấn sẽ giúp bí thư
đoàn cơ sở có điều kiện va chạm, trải nghiệm và do vậy có khả năng tích lũy
kinh nghiệm, nâng cao năng lực tổ chức hoạt động.
- Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, trao đổi kinh nghiệm nghiệp vụ hoạt
động đoàn: Những huyện đoàn, tỉnh đoàn quan tâm đến công tác đào tạo, bồi
dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ bộ đoàn nói
chung và bí thư đoàn cơ sở nói riêng sẽ góp phần nâng cao năng lực tổ chức
hoạt động của bí thư đoàn cơ sở. Bên cạnh đó, những chương trình tập huấn,
trao đổi kinh nghiệm thực tiễn mà Trung ương đoàn tổ chức cũng là yếu tố tác
động tích cực đến năng lực tổ chức hoạt động của bí thư đoàn cơ sở.
- Tôn vinh, khen thưởng các bí thư đoàn cơ sở xã, phường, thị trấn:
Việc được đoàn cấp trên kịp thời tôn vinh, khen thưởng cho những thành tích
trong việc thực hiện nhiệm vụ sẽ giúp các bí thư đoàn cơ sở xã, phường, thị
trấn có động lực tự nâng cao năng lực tổ chức hoạt động của bản thân. Từ đó,
tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa công việc được giao để xứng đáng với những
danh hiệu mà tổ chức đoàn cấp trên đã trao tặng.
1.3.5.3. Các yếu tố thuộc về bản thân bí thư đoàn cơ sở xã, phường,
thị trấn


17

Các yếu tố thuộc về bản thân bí thư đoàn cơ sở xã, phường, thị trấn
cũng là một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến năng lực tổ
chức hoạt động của bí thư đoàn cơ sở.
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bí thư đoàn: Đây là yếu tố có ảnh
hưởng trực tiếp đến năng lực tổ chức hoạt động của bí thư đoàn cơ sở xã,

phường, thị trấn. Việc được đào tạo nghiệp vụ đoàn sẽ giúp cho bí thư đoàn
cơ sở có kiến thức, kỹ năng cần thiết để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của
bản thân. Trình độ chuyên môn của bí thư đoàn cơ sở càng cao, các nghiệp vụ
được đào tạo càng gần với công việc thực tiễn thì càng giúp cho bí thư giải
quyết công việc nhanh chóng và hiệu quả hơn.
- Kinh nghiệm công tác của bí thư đoàn cơ sở: Kinh nghiệm công tác
được trau dồi, rèn luyện thường xuyên sẽ giúp bí thư đoàn cơ sở theo kịp
những yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn địa phương. Từ đó, nắm bắt được quy
trình triển khai công việc giúp cho kết quả thực hiện nhiệm vụ được nâng cao.
- Điều kiện kinh tế, hoàn cảnh gia đình: Nếu bí thư đoàn cơ sở có hoàn
cảnh gia đình, điều kiện kinh tế tốt thì họ sẽ yên tâm công tác, nhiệt huyết với
công việc, làm việc hướng tới mục tiêu chung phát triển địa phương, phát
triển đất nước.
1.3.5.4. Các yếu tố khác
- Các yếu tố thuộc về đoàn cơ sở xã, phường, thị trấn: Các yếu tố thuộc
về đoàn cơ sở như trình độ của ban chấp hành, trình độ của ban thường vụ
hay quy mô, sự nhiệt huyết của đội ngũ đoàn viên tại địa phương cũng là các
yếu tố có ảnh hưởng đến năng lực tổ chức hoạt động của bí thư đoàn cơ sở. Ở
những nơi mà ban chấp hành đoàn cơ sở có năng lực, có tâm huyết sẽ giúp
cho bí thư đoàn có điều kiện triển khai nhiều phong trào, hay nhưng nơi mà
đội ngũ đoàn viên đông đảo, có nhiệt huyết với hoạt động đoàn thì cũng giúp
cho bí thư đoàn dễ triển khai các phong trào đoàn và có điều kiện thể hiện
được năng lực công tác của bản thân.
- Môi trường kinh tế xã hội của địa phương: Nếu kinh tế - xã hội của


18

địa phương không phát triển, thanh niên sẽ có xu hướng thoát ly khỏi địa
phương để đi làm kinh tế. Dẫn đến, số lượng đoàn viên của các đoàn cơ sở sẽ

rất ít, gây khó khăn cho việc triển khai các hoạt động đoàn. Điều nãy cũng sẽ
tác động đến năng lực của bí thư đoàn cơ sở xã, phường, thị trấn.
- Các cơ sở đào tạo: Chất lượng của các cơ sở đào tạo nghiệp vụ công
tác Đoàn, lý luận chính trị,…sẽ ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển
năng lực tổ chức hoạt động của đội ngũ bí thư đoàn cơ sở xã, phường, thị trấn.
Tiểu kết chương 1
Phát triển năng lực tổ chức hoạt động cho đội ngũ bí thư đoàn cơ sở là
một trong những nhiệm vụ quan trọng quyết định sự thành công trong công
tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi cấp cơ sở. Năng lực tổ chức hoạt động
của bí thư đoàn cơ sở xã, phường, thị trấn có được một phần nhờ tố chất bản
thân nhưng thông qua quá trình học tập, tự rèn luyện và trải nghiệm thực tiễn
của mỗi cá nhân khác nhau khiến năng lực của các bí thư đoàn cơ sở ở những
mức độ khác nhau. Việc thường xuyên học tập, bồi dưỡng là cơ sở góp phần
hình thành những kiến thức, kĩ năng cơ bản cũng như những thái độ và phẩm
chất tiên quyết cần có đối với bí thư đoàn cơ sở.


19

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC TỔ CHỨC HOẠT
ĐỘNG CỦA BÍ THƯ ĐOÀN CƠ SỞ XÃ, PHƯỜNG, THỊ
TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU
2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng năng lực tổ chức hoạt động
của bí thư đoàn cơ sở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Lai Châu
2.1.1. Khái quát về tỉnh Lai Châu
Lai Châu là tỉnh ở biên giới, phía bắc giáp tỉnh Vân Nam – Trung Quốc,
với 273 km đường biên giới với cửa khẩu quốc gia Ma Lù Thàng và nhiều lối
mở trên tuyến biên giới Việt – Trung. Trong nước, Lai Châu tiếp giáp với
nhiều tỉnh: phía tây và phía tây nam giáp tỉnh Điện Biên, phía đông giáp
tỉnh Lào Cai, phía đông nam giáp tỉnh Yên Bái, và phía nam giáp tỉnh Sơn La.

Những điểm lợi thế của Lai Châu tập trung vào các lĩnh vực dịch vụ - thương
mại, xuất nhập khẩu và du lịch. Cùng với đó, Lai Châu có vị trí chiến lược hết
sức quan trọng về an ninh, quốc phòng và bảo vệ chủ quyền biên giới quốc
gia. Lai Châu nằm ở vị trí đầu nguồn và phòng hộ đặc biệt xung yếu của sông
Đà, sông Nậm Na và sông Nậm Mu, đóng vai trò điều tiết nguồn nước trực
tiếp cho các công trình thuỷ điện lớn trên sông Đà, đảm bảo sự phát triển bền
vững cả vùng đồng bằng sông Hồng.
2.1.2. Khái quát về Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí
Minh tỉnh Lai Châu
Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Lai Châu là một thành
viên trong hệ thống chính trị của tỉnh Lai Châu, hoạt động theo quy định của
hiến pháp và Điều lệ của Đoàn. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh
Lai Châu hiện nay có hơn 36.400 đoàn viên, 13 đơn vị cấp huyện, 395 Đoàn
cơ sở và chi đoàn cơ sở, 2.040 chi đoàn trên toàn tỉnh.
Tại Đại hội đại biểu Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Tỉnh lần
thứ XIII năm 2017 đã bỏ phiếu bầu 33 đồng chí vào Ban Chấp hành Tỉnh
đoàn nhiệm kỳ 2017-2022. Tại hội nghị lần thứ nhất ban chấp hành tỉnh đoàn


20

khóa XIII, nhiệm kỳ 2017-2022 đã bầu 10 đồng chí Ban Thường vụ, 2 Phó Bí
thư, 7 đồng chí Ủy ban Kiểm tra, 1 Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh đoàn.
Tỉnh đoàn Lai Châu là cơ quan chuyên trách của Đoàn thanh niên Cộng
sản Hồ Chí Minh tỉnh Lai Châu có chức năng tham mưu cho Ban Chấp hành,
Ban Thường vụ Tỉnh đoàn về công tác Đoàn - Hội - Đội và phong trào thanh
thiếu nhi trong toàn tỉnh. Tỉnh đoàn Lai Châu có chức năng, nhiệm vụ trong
việc phối hợp với các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể và tổ chức xã hội, các
tập thể lao động và gia đình chăm lo giáo dục, đào tạo và bảo vệ thanh thiếu
nhi; tổ chức cho đoàn viên, thanh niên tích cực tham gia vào việc quản lý nhà

nước và xã hội của tỉnh Lai Châu. Cơ cấu tổ chức của Tỉnh Đoàn Lai Châu
bao gồm:
- Văn phòng Tỉnh Đoàn: Tham mưu cho Ban Thường vụ và Ban Chấp
hành Tỉnh Đoàn tổ chức công tác thông tin trong hệ thống Đoàn thanh niên từ
tỉnh đến cơ sở, phục vụ kịp thời, có hiệu quả công tác chỉ đạo của Ban Chấp
hành, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn. Bảo đảm công tác thông tin hai chiều giữa
Tỉnh Đoàn với các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể xã hội trên địa bàn
tỉnh và Trung ương Đoàn, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam.
Chịu trách nhiệm tổng hợp đánh giá tình hình, kết quả công tác Đoàn và
phong trào thanh, thiếu nhi toàn tỉnh. Là Thường trực Hội đồng Thi đua Khen thưởng. Quản lý, sử dụng các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho các
hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và hoạt động của cơ quan
Tỉnh Đoàn; giám sát việc chấp hành các quy định, quy chế, nội quy cơ quan
của các ban chuyên môn, đơn vị trực thuộc và cán bộ công chức cơ quan.
- Ban Tổ chức – Kiểm tra (Thường trực Ủy ban Kiểm tra): Nghiên cứu,
tham mưu cho Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn về công tác tổ
chức, công tác cán bộ và công tác kiểm tra, giám sát của Đoàn; tham mưu chỉ
đạo, hướng dẫn các cấp bộ Đoàn cấp dưới về công tác xây dựng Đoàn, công
tác đoàn viên, công tác Đoàn tham gia xây dựng Đảng; tham mưu mảng công
tác tổ chức của Cơ quan Tỉnh đoàn.


21

- Ban Tuyên giáo: Nghiên cứu, tham mưu cho Ban Chấp hành, Ban
Thường vụ Tỉnh Đoàn về phương hướng, nội dung, biện pháp giáo dục chính
trị tư tưởng của Đoàn đối với đoàn viên thanh niên; tổ chức thực hiện các Chỉ
thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước và của Đoàn. Nắm tình hình tư tưởng, dư
luận xã hội trong thanh niên. Tuyên truyền cho đoàn viên thanh niên về quan
điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước,
nghị quyết của Đoàn cấp trên và của Ban Chấp hành Tỉnh Đoàn. Tích cực

tham mưu cho Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn chỉ đạo triển khai
công tác tư tưởng và các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao của
Đoàn phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn cụ thể. Chịu trách nhiệm tham
mưu xây dựng, tổ chức, duy trì hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, cộng tác
viên, tuyên truyền viên. Chịu trách nhiệm tuyên truyền các hoạt động của
Đoàn, Hội, Đội trong tỉnh trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Ban Thanh thiếu nhi Trường học (Thường trực Hội đồng đội, Hội sinh
viên tỉnh Lai Châu): Tham mưu cho Thường trực, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn
chỉ đạo triển khai thực hiện công tác Đoàn và phong trào thanh niên trường
học; tham mưu triển khai tổ chức thực hiện các nhiệm vụ công tác bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em, công tác Hội sinh viên và phong trào sinh viên.
Là thường trực Hội đồng Đội, Hội sinh viên tỉnh Lai Châu, có nhiệm vụ đề
xuất với Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Tỉnh Đoàn về chủ trương, phương
hướng, nội dung công tác Đội và phong trào thiếu nhi toàn tỉnh.
- Ban Phong trào (Thường trực Hội Liên hiệp thanh niên tỉnh Lai
Châu): Tham mưu, đề xuất cho Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn
và Ủy ban Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Tỉnh về công tác đoàn kết, tập
hợp thanh niên, thu hút, quản lý, giáo dục các đối tượng thanh niên ngoài tổ
chức Đoàn vào tham gia các hoạt động Đoàn, Hội. Tập trung trong các đối
tượng thanh niên đặc thù như: Thanh niên dân tộc thiểu số, thanh niên tôn
giáo, thanh niên làm việc trong các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước
trên địa bàn tỉnh Lai Châu.


22

- Trung tâm Hoạt động Thanh Thiếu nhi tỉnh Lai Châu: Tham mưu, đề
xuất cho Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn về công tác chăm sóc,
bồi dưỡng, tạo môi trường lành mạnh, định hướng năng khiếu, thẩm mỹ cho
thanh thiếu nhi.

- Các huyện đoàn, thành đoàn, đoàn trực thuộc bao gồm: Huyện Đoàn
Tam Đường; Huyện Đoàn Than Uyên; Huyện Đoàn Mường Tè; Huyện Đoàn
Nậm Nhùn; Huyện Đoàn Tân Uyên; Huyện Đoàn Phong Thổ; Huyện Đoàn
Sìn Hồ; Thành Đoàn Lai Châu; Đoàn Khối các cơ quan Tỉnh; Đoàn Khối
doanh nghiệp Tỉnh; Đoàn Thanh niên Công an Tỉnh; Ban Thanh niên Bộ chỉ
huy Quân sự tỉnh; Ban Thanh niên Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh.
Về tình hình đoàn cơ sở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Lai Châu
tính đến 31/12/2018 có 108 đoàn cơ sở cấp xã, phường, thị trấn và 1.907 chi
đoàn trực thuộc Đoàn cơ sở cấp xã, phường thị trấn với tổng số là 28.855
đoàn viên. Huyện Đoàn Sìn Hồ và Huyện Đoàn Phong Thổ có nhiều Đoàn cơ
sở cấp xã, phường, thị trấn trực thuộc nhất lần lượt là 22 đoàn cơ sở và 18
đoàn cơ sở trực thuộc, trong khi Thành Đoàn Lai Châu chỉ có 8 đoàn cơ sở
cấp xã, phường, thị trấn trực thuộc.
2.1.3. Đội ngũ bí thư đoàn cơ sở xã, phường, thị trấn trên địa bàn
tỉnh Lai Châu
Đội ngũ bí thư đoàn cơ sở, xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Lai
Châu trong giai đoạn 2016 – 2018 đều có trình độ văn hóa tốt nghiệp phổ
thông trung học.
Năm 2016, trong số 108 bí thư đoàn cơ sở cấp xã phường trên địa bàn
tỉnh Lai Châu có 55 đồng chí có trình độ đại học, chiếm 50,9%, 17 đồng chí
có trình độ cao đẳng chiếm 15,7% và 36 đồng chí có trình độ trung cấp chiếm
tỷ lệ 33,3%. Đến năm 2018 đã có 55 đồng chí có trình độ đại học tăng 25
đồng chí so với năm 2016 và tỷ lệ bí thư đoàn có trình độ chuyên môn đại học
là 74,1%, trình độ cao đẳng chỉ còn 2 đồng chí, chiếm tỷ lệ 1,9% và 26 đồng
chí có trình độ trung cấp tương ứng tỷ lệ là 24,1%.


23

Xét về trình độ lý luận chính trị của đội ngũ bí thư đoàn cơ sở cấp xã,

phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Lai Châu trong giai đoạn 2016 – 2018 cũng
có sự cải thiện đáng kể. Nếu như năm 2016 có 56 đồng chí chưa qua các
chương trình đào tạo về lý luận chính trị, chiếm 51,9% thì đến năm 2018
không có đồng chí bí thư nào chưa qua đào tạo về lý luận chính trị. Năm
2016, trên địa bàn toàn tỉnh Lai Châu mới có 20 bí thư đoàn cơ sở cấp xã,
phường, thị trấn có trình độ trung cấp lý luận chính trị, chiếm 18,5% trong
tổng số bí thư đoàn cơ sở cấp xã, phường, thị trấn, đến năm 2018 đã có 82
đồng chí có trình độ trung cấp lý luận chính trị, tăng hơn gấp 3 lần so với năm
2016 và chiếm tỷ lệ 75,9% bí thư đoàn cơ sở cấp xã, phường, thị trấn.
2.1.4. Mô tả mẫu điều tra thực trạng năng lực tổ chức hoạt động của
bí thư đoàn cơ sở xã, phường, thị trấn
Bảng 2.1.Trình độ nghiệp vụ hoạt động đoàn của bí thư đoàn cơ sở xã, phường, thị
trấn trên địa bàn tỉnh Lai Châugiai đoạn 2016 - 2018

Đơn vị tính: người
Trình độ nghiệp vụ
đoàn

2016
Số lượng Tỷ lệ
(người)

Chưa qua đào tạo
0
Chứng chỉ bồi dưỡng
108
Trung cấp
0
Nguồn: Tỉnh đoàn Lai Châu


(%)
0
100
0

2017
Số lượng Tỷ lệ
(người)
0
108
0

(%)
0
100
0

2018
Số lượng Tỷ lệ
(người)
0
108
0

(%)
0
100
0

Các bí thư đoàn cơ sở cấp xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Lai

Châu đều được tham gia các khóa tập huấn về nghiệp vụ đoàn do Tỉnh Đoàn
Lai Châu tổ chức hàng năm vì vậy ngay từ năm 2016, 100% bí thư đoàn cơ sở
cấp xã, phường, thị trấn đều có chứng chỉ nghiệp vụ đoàn. Tuy nhiên, đến
năm 2018 cũng chưa có đồng chí bí thư đoàn cơ sở nào có bằng cấp cao hơn
chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ hoạt động đoàn.
Bảng 2.2. Trình độ ngoại ngữ của bí thư đoàn cơ sở xã, phường, thị trấn trên địa bàn
tỉnh Lai Châugiai đoạn 2016 - 2018


24

Đơn vị tính: người
Trình độ ngoại
ngữ, tiếng dân tộc

2016
2017
Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ
(người)
(%)
(người)
(%)
21
19,4
19
17,6

Chưa qua đào tạo
Chứng chỉ A
Tiếng dân tộc

0
Tiếng Anh
87
Trung cấp trở lên
0
Nguồn: Tỉnh đoàn Lai Châu

0
80,6
0

0
89
0

0
82,4
0

2018
Số lượng Tỷ lệ
(người)
(%)
0
0
0
108
0

0

100
0

Trình độ ngoại ngữ cũng như khả năng sử dụng tiếng dân tộc của đội
ngũ bí thư đoàn cơ sở cấp xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Lai Châu còn
tương đối hạn chế. Năm 2016, có 21 bí thư đoàn cơ sở cấp xã, phường, thị
trấn chiếm tỷ lệ 19,4% chưa được tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng về
ngoại ngữ cũng như tiếng dân tộc, có 87 bí thư đoàn cơ sở, chiếm 80,6% có
trình độ ngoại ngữ cấp độ A Tiếng Anh. Đến năm 2018, thì 100% bí thư đoàn
cơ sở cấp xã, phường, thị trấn có trình độ ngoại ngữ cấp độ A, Tiếng Anh.
Trong cả giai đoạn từ 2016 – 2018, không có bí thư đoàn cơ sở có khả năng
sử dụng tiếng dân tộc để giao tiếp với đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh
Lai Châu.
Bảng 2.3. Trình độ tin học của bí thư đoàn cơ sở xã, phường, thị trấn trên địa bàn
tỉnh Lai Châugiai đoạn 2016 - 2018

Đơn vị tính: người
Phân theo trình
độ đào tạo

2016
Số lượng Tỷ lệ
(người)
(%)
Chưa qua đào tạo
28
25,9
Tin học văn phòng
80
74,1

Trung cấp trở lên
0
0
Nguồn: Tỉnh đoàn Lai Châu

2017
Số lượng Tỷ lệ
(người)
(%)
25
23,2
83
76,8
0
0

2018
Số lượng Tỷ lệ
(người)
(%)
26
24,1
82
75,9
0
0

Trình độ tin học của bí thư đoàn cũng còn những mặt hạn chế nhất
định, năm 2016, có 28 đồng chí bí thư đoàn cơ sở chưa được đào tạo, bồi
dưỡng kiến thức cơ bản về tin học, chiếm tỷ lệ 25,9% và 80 đồng chí có khả

năng sử dụng tin học văn phòng chiếm tỷ lệ 74,1%, không có ai có trình độ


25

cao hơn về tin học. Năm 2018 có 26 đồng chí bí thư đoàn cơ sở cấp xã,
phường, thị trấn chưa được đào tạo, bồi dưỡng về tin học, 82 đồng chí được
đào tạo cơ bản về tin học văn phòng, tăng 2 đồng chí so với năm 2016 và
chiếm tỷ lệ 75,9%.
Xét về tuổi đời, tính đến ngày 31/12/2018 có đến 97 đồng chí, chiếm gần
90% tổng số bí thư đoàn cơ sở cấp xã, phường, thị trấn trong độ tuổi từ 25 đến
30, chỉ có 6 đồng chí, chiếm tỷ lệ 5,6% trong độ tuổi từ 30 đến 35 tuổi và chỉ có
5 đồng chí, tương ứng tỷ lệ 4,6% có tuổi đời trên 35 tuổi. Trong giai đoạn từ
2016 – 2018, trên địa bàn tỉnh Lai Châu không có bí thư đoàn cơ sở cấp xã,
phường, thị trấn có tuổi đời dưới 25.
Xét về thâm niên công tác của bí thư đoàn cơ sở cấp xã, phường, thị
trấn trên địa bàn tỉnh Lai Châu tính đến ngày 31/12/2018 thì đa số các bí thư
đoàn đều có thâm niên công tác đoàn và thâm niên giữ vai trò là bí thư đoàn
cơ sở cấp xã, phường, thị trấn từ 1 đến 3 năm, có đến 97 đồng chí có thâm
niên công tác trong lĩnh vực đoàn cũng như giữ vai trò bí thư đoàn cơ sở có
thâm niên công tác từ 1 đến 3 năm, chiếm tỷ lệ 89,8%, trên 5 năm chỉ có 5
đồng chí chiếm tỷ lệ 4,6%, còn lại có thâm niên công tác trong lĩnh vực đoàn
và giữ vai trò là bí thư đoàn cơ sở cấp xã, phường, thị trấn từ 3 đến 5 năm.
Bảng 2.4. Thâm niên công tác của bí thư đoàn cơ sở xã, phường, thị trấn trên địa bàn
tỉnh Lai Châu tính tại thời điểm 31/12/2018

Thâm niên hoạt động
Thâm niên giữ vị trí bí thư
trong lĩnh vực đoàn
đoàn cơ sở

Số lượng
Tỷ lệ (%)
Số lượng
Tỷ lệ
(người)
(người)
(%)
< 1 năm
0
0
0
0
Từ 1 đến 3 năm
97
89,8
97
89,8
Từ 3 đến 5 năm
6
5,5
6
5,5
Trên 5 năm
5
4,5
5
4,5
Nguồn: Tỉnh đoàn Lai Châu

Bí thư đoàn cơ sở cấp xã, phường, thị trấn là nam giới chiếm tỷ lệ lớn,

tính đến 31/12/2018, bí thư đoàn cơ sở là nam giới là 83 đồng chí, chiếm tỷ lệ


×