Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Nghiên cứu thành phần hóa học của lá loài cáp đồng văn (capparis dongvanensis)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.92 MB, 87 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRẦN HẢI HOÀN

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC
CỦA LÁ LOÀI CÁP ĐỒNG VĂN
(CAPPARIS DONGVANENSIS)
Ngành: Hóa hữu cơ
Mã số: 8440114

LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Văn Khang

THÁI NGUYÊN - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin được cam đoan đây là kết quả nghiên cứu khoa học của riêng tôi,
các số liệu ,dữ liệu, kết quả trong luận văn là trung thực, chưa từng có ai công
bố các kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn này trong bất kỳ báo cáo
nghiên cứu khoa học nào khác.
Học viên

Trần Hải Hoàn

i


LỜI CẢM ƠN


Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo PGS. TS.
Phạm Văn Khang - Người đã hướng dẫn tôi tận tình, cặn kẽ, bảo ban tôi trong
quá trình học tập.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Ban Chủ nhiệm khoa Hóa học,
các thầy cô giáo trong khoa, đặc biệt các thầy cô giáo ở bộ môn Hóa học ứng dụng
- Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới toàn thể gia đình, bạn bè và các em
sinh viên nghiên cứu khoa học đã hướng dẫn tôi tận tình từ những nguyên tắc, những
kiến thức cơ bản nhất khi làm nghiên cứu. Các anh chị học viên, các em sinh viên đã
luôn cổ vũ, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình làm thí nghiệm.
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2020
Học viên

Trần Hải Hoàn

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
MỤC LỤC............................................................................................................iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN VĂN ................................ iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... v
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ ........................................................................ vi
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1

1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài........................................................................................... 1

Chương 1: TỔNG QUAN .................................................................................... 2

1.1. Khái quát về loài Cáp đồng văn (Capparis dongvanensis) .......................... 2
1.1.1. Đặc điểm thực vật học ............................................................................... 2
1.2. Tổng quan về chi Capparis .......................................................................... 4
1.3. Khái quát chung về họ Caparaceae (Màn Màn).[a] .................................. 13
1.4. Những nghiên cứu về hoạt tính sinh học của các loài họ Màn Màn .......... 14
1.5. Tình hình nghiên cứu về thành phần hóa học của các loài họ Màn Màn ........... 17
1.6. Tình hình nghiên cứu thành phần hóa học của các loài trong chi
Capparis .................................................................................................. 21
1.6.1. Alkaloid ................................................................................................... 21
1.6.2. Flavonoid ................................................................................................. 26
1.6.3. Steroid ...................................................................................................... 28
1.6.4. Các hợp chất khác.................................................................................... 30
1.7. Những nghiên cứu về hoạt tính sinh học của các loài trong chi Capparis
................................................................................................................. 31
1.7.1. Hoạt tính ức chế tế bào ung thư ở chi Capparis...................................... 31
1.7.2. Hoạt tính chống oxi hóa........................................................................... 33
1.7.3. Hoạt tính kháng viêm .............................................................................. 34

iii


1.7.4. Hoạt tính điều trị đái tháo đường............................................................. 35
Chương 2: THỰC NGHIỆM ............................................................................. 36

2.1. Hóa chất và thiết bị ..................................................................................... 36
2.1.1. Hóa chất ................................................................................................... 36
2.1.2. Hóa chất và tế bào dùng để thử hoạt tính sinh học.................................. 36
2.1.3. Thiết bị ..................................................................................................... 36

2.2. Phương pháp sử lý mẫu thực vật, chiết tách và xác định cấu trúc các
chất phân lập được ................................................................................... 37
2.2.1. Mẫu nghiên cứu và xử lý mẫu thực vật ................................................... 37
2.2.2. Chiết xuất ................................................................................................. 37
2.2.3. Phương pháp định tính các nhóm hợp chất. ............................................ 37
2.2.4. Xác định cấu trúc các chất ....................................................................... 39
2.3. Phương pháp thử hoạt tính gây độc tế bào ung thư .................................... 40
2.3.1. Vật liệu và hóa chất ................................................................................. 40
2.3.2. Phương pháp nuôi cấy tế bào in vitro ...................................................... 40
2.3.3. Phương pháp xác định tính độc tế bào ung thư (cytotoxic assay) ........... 40
2.4. Phân lập, tinh chế các hợp chất .................................................................. 42
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.......................................................... 44

3.1. Kết quả định tính nhóm hợp chất ............................................................... 44
3.2. Kết quả xác định cấu trúc của hợp chất ...................................................... 46
3.2.1. Phân tích cấu trúc hợp chất 1................................................................... 46
3.2.2. Phân tích cấu trúc hợp chất 2................................................................... 52
3.2.3. Phân tích cấu trúc hợp chất 3................................................................... 56
3.3. Kết quả nghiên cứu hoạt tính độc tế bào trên dòng tế bào ung thư HeLa
(cổ tử cung) và A549 (tế bào ung thư gan) ............................................. 61
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................ 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 64
PHỤ LỤC ...............................................................................................................

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN VĂN

13


C-NMR

: 13C-Nucler Magnetic Resonance
: Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 13C

1

H-NMR

: 1H-Nucler Magnetic Resonance
: Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H

DEPT

: Distortionless Enhancement by Polarisation Tranfer
: Phổ DEPT

ESI-Ms

: Electron Impact Mass Spectroscopy
: Phổ khối lượng

HMBC

: Heternuclear multiple - Bond Corelation
: Phổ tương quan HMBC

HSQC


: Heternuclear Spectroscopy- Quantum Coherence
: Phổ tương quan trực tiếp C-H

RP

: Reversed - Phase Chromatography

NP

: Normal - Phase Chromatography

SEM

:Scanning Electro Microscope

LC

: Liquid chromatography
: Sắc ký lỏng

MS

: Mass spectrometry
: Phổ khối lượng

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1:


Danh mục các loài có giá trị trong họ Màn màn ở Việt Nam ....... 13

Bảng 1.2:

Những hợp chất Alkaloid .............................................................. 22

Bảng 1.3:

Những hợp chất flavonoid ............................................................. 26

Bảng 1.4:

Những hợp chất steroid ................................................................. 28

Bảng 1.5:

Những hợp chất khác .................................................................... 30

Bảng 1.6:

Hoạt tính ức chế tế bào ung thư ở chi Capparis ........................... 32

Bảng 1.7:

Hoạt tính chống oxi hóa ở chi Capparis ....................................... 33

Bảng 1.8:

Hoạt tính sinh học kháng viêm ở chi Capparis ............................ 34


Bảng 1.9:

Tác dụng điều trị đái tháo đường ở chi Capparis ......................... 35

Bảng 3.1.

Kết quả định tính một số nhóm chất hữu cơ có trong cao chiết
ethanol và cao chiết EA ................................................................. 44

Bảng 3.2:

Giá trị độ chuyển dịch hóa học của 1 (δ ppm, J Hz)) ................... 48

Bảng 3.3:

Giá trị độ chuyển dịch hóa học 1H NMR của chất 3 ..................... 57

Bảng 3.4:

Tác động gây độc tế bào ung thư của 1 và 3 ................................. 62

v


DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ

Hình 1.1.

Hình vẽ mô tả loài Cáp đồng văn .................................................. 2


Hình 1.2:

Hình ảnh loài Cáp đồng văn .......................................................... 3

Hình 1.3:

Một bản vẽ hình thái của Capparis spinosa L .............................. 5

Hình 1.4:

Hoa của Capparis aegyptia ........................................................... 5

Hình 1.5:

Quả và quả đã được mở ra của Capparis sola ............................... 5

Hình 1.6:

Hình thái các cơ quan khác nhau của Capparis ............................ 6

Hình 1.7:

Quả của Capparis flexuosa cắt ngang, làm lộ cấu trúc bên
trong của hạt .................................................................................. 7

Hình 1.8:

Chú ý vị trí tương đối của thân cây và lá của Capparis spinosa
....................................................................................................... 7


Hình 1.9:

Sự biến đổi khác nhau về hoa giữa các loài trong chi Capparis
....................................................................................................... 9

Hình 1.10:

Capparis cartilaginea với những bông hoa ở độ tuổi khác
nhau cho thấy màu sắc khác nhau nằm giữa màu trắng và đỏ ...... 9

Hình 1.11:

Sự biến đổi về màu sắc và hình dạng quả giữa các loài trong
chi Capparis ................................................................................ 11

Hình 1.12:

Sự biến đổi về cách mọc giữa các loài trong chi Capparis......... 12

Hình 1.13:

Các bộ phận của cây được sử dụng trong y, dược học và đời
sống thường ngày ........................................................................ 13

Hình 2.1:

Sơ đồ phân lập chất 1-3 ............................................................... 43

Hình 3.1.


Phổ 1H-NMR của chất 1 .............................................................. 46

Hình 3.2.

Phổ 13C-NMR của chất 1 ............................................................ 49

Hình 3.3.

Phổ HSQC của chất 1 .................................................................. 50

Hình 3.4.

Sự tương quan giữa HC của chất 1 (HMBC) .......................... 50

Hình 3.5.

Phổ NOESY của chất 1 ............................................................... 51

Hình 3.6.

Phổ MS của chất 1 ....................................................................... 51
vi


Hình 3.7.

Công thức cấu tạo của chất 1 ...................................................... 52

Hình 3.8.


Phổ 1H-NMR của chất 2 .............................................................. 52

Hình 3.9.

Phổ 13C-NMR của chất 2............................................................. 54

Hình 3.10.

Phổ DEPT - 135 của chất 2 ......................................................... 54

Hình 3.11.

Phổ HSQC của chất 2 .................................................................. 55

Hình 3.12.

Phổ HMBC của chất 2................................................................. 55

Hình 3.13:

Phổ NOESY của chất 2 ............................................................... 55

Hình 3.14.

Cấu trúc hóa học của chất 2 ........................................................ 56

Hình 3.15.

Phổ 1H-NMR của chất 3 ............................................................. 56


Hình 3.16.

Phổ 13C-NMR của chất 3 ........................................................... 58

Hình 3.17.

Phổ DEPT - 135 của chất 3 ......................................................... 59

Hình 3.18.

Phổ HSQC của chất 3 .................................................................. 59

Hình 3.19.

Phổ HMBC của chất 3................................................................. 60

Hình 3.20:

Phổ NOESY của chất 3 ............................................................... 60

Hình 3.21:

Phổ khối lượng của 3.................................................................. 61

Hình 3.22.

Cấu trúc hóa học của chất 3 ........................................................ 61

vii



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, các hợp chất hữu cơ có hoạt tính sinh học có trong động thực
vật là một trong những lĩnh vực nghiên cứu đã và đang được nhiều nhà khoa học
quan tâm. Từ xưa con người đã biết sử dụng nhiều loại thực vật để chữa bệnh.
Do vậy, việc nghiên cứu, khai thác các chất có hoạt tính sinh học có trong có
trong tự nhiên là vấn đề quan tâm chung của xã hội.
Việt Nam có điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm nên các loài thực vật rất
đa dạng, vì thế tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu các hợp chất có hoạt
tính sinh học và giúp ngành y học cổ truyền phát triển.
Các loài thuộc chi Cáp (họ Màn màn - Capparaceae) đã được dùng từ lâu
để chữa một số bênh như: viêm nhiễm, đau lưng. Gần đây, một số nghiên cứu đã
chứng minh rằng dịch chiết cao tổng số và hợp chất hóa học được phân lập từ
loài thực vật này có kháng viêm, ức chế nhiều dòng tế bào ung thư và bảo vệ tế
bào.
Ở Việt Nam, loài Cáp đồng văn là loài thực vật được nhóm nghiên cứu của
PGS. TS. Sỹ Danh Thường phát hiện, định danh và công bố tên khoa học năm
2017. Hiện nay, loài thực vật này được phát hiện tại Hà Giang. Đến nay chưa có
công bố nào về thành phần hóa học của loài thực vật này. Dó đó chúng tôi đề
xuất đề tài: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá loài Cáp đồng văn
(Capparis dongvanensis).
Khi đề tài này hoàn thành sẽ cung cấp cơ sở khoa học để sử dụng loài Cáp đồng
văn này làm thuốc chữa bệnh, đồng thời đào tạo nhân lực trong cả nước.
2. Mục tiêu của đề tài
1. Đánh giá sơ bộ thành phần hóa học nhóm hợp chất bằng phản ứng định
tính.
2. Phân lập, xác định cấu trúc hóa học của ít nhất 2 hợp chất từ lá loài Cáp
đồng văn

3. Đánh giá hoạt tính sinh học của hợp chất thu được.

1


Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Khái quát về loài Cáp đồng văn (Capparis dongvanensis)
1.1.1. Đặc điểm thực vật học
1.1.1.1. Tên khoa học
- Tên khoa học: Capparis dongvanensis.
- Họ: Capparaceae (Màn Màn hay Màng Màng).
1.1.1.2. Đặc điểm thực vật [13]
A: Cành chứa hoa.
B: Thân có gai.
C: Phần đỉnh của lá.
D: Gốc lá.
E: Các lá đài.
F: Cặp cánh hoa thấp hơn.
G: Cặp cánh hoa trên.
H: Noãn.
I: Cành quả.
J: Nhánh với quả.

Hình 1.1. Hình vẽ mô tả loài Cáp đồng văn
- Capparis dongvanensis (Capparaceae) được coi như là một loài mới và
được tìm thấy từ tỉnh Hà Giang của Việt Nam. Nó có hình thái tương tự như
Capparis lanceolaris và Capparis fengii, nhưng khác về số lượng hoa trên cuống,
chiều dài cột sống và cuống lá, đỉnh của lá, loại hình phiến, màu cánh hoa, hình


2


bầu dục không có mỏ, hình dạng quả và số hạt trên mỗi quả. Các đặc điểm hình
thái chẩn đoán cùng với hình ảnh SEM của hạt phấn và hạt của Capparis
dongvanensis và các loài đồng minh được mô tả ở hình 1.2.

Hình 1.2: Hình ảnh loài Cáp đồng văn
- Chú thích hình 1.2:
A: Ảnh tổng quan của loài Cáp đồng văn. I: Cặp cánh hoa trên.
B: Cành chứa hoa.

J: Nhị hoa

C: Cành chứa quả

K: Nhụy hoa và noãn.

D: Thân cây trưởng thành.

L: Mặt cắt ngang của lá.

E: Thân có gai.

M: Hình ảnh SEM của hạt phấn hoa.

F: Nụ

N: Hình ảnh SEM của bề mặt phấn hoa.


G: Các lá đài (mặt sau).

O: Hình ảnh SEM của hạt giống.

H: Căp cánh hoa thấp hơn.

P: Hình ảnh SEM của bề mặt vỏ hạt.

3


1.1.1.3. Phân bố
- Cây mới được tìm kiếm và phát hiện ở Cao nguyên đá Đồng Văn - Hà
Giang do PGS.TS. Sỹ Danh Thường và các cộng sự. Bài báo khoa học - quốc tế
về cây được công bố vào 3/10/2017.
1.2. Tổng quan về chi Capparis
- Tên khoa học: Capparis.
- Tên tiếng việt: Bạch hoa, Cáp.
- Capparis là một chi lớn bao gồm từ 250 đến 400 loài, chủ yếu ở vùng
nhiệt đới và cận nhiệt đới của cả Thế giới cũ và Thế giới mới, nhưng một số cũng
thuộc vùng ôn đới ở Địa Trung Hải và các nước Tây Nam Á. Nó thuộc họ
Capparaceae, một họ gồm 45 chi và 675 loài ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới
của cả hai bán cầu, chủ yếu ở vùng khô cằn.
- Chi Capparis có thể được mô tả như sau: (Hình 1.3 - Hình 1.8)
 Cây thân gỗ hoặc cây bụi, thường có lá màu xanh, có thể là dây leo hoặc
đôi khi trườn dưới mặt đất, thân cây có gai ngắn hoặc không có gai.
 Cành non có hoặc không có lông. Lông mọc lưa thưa hoặc theo vùng.
 Lá mọc xen kẽ, đơn giản, toàn bộ cây hoặc dưới gốc, thường có nhiều
lông. Với các cành có nhiều gai đôi khi gần như không có lá.
 Hoa lưỡng tính, mọc đơn, có hình dây dù, nách hoặc phần cuối của lá

hiếm khi ở trên. Các bẹ lá thường mọc nhiều hơn nhưng quấn nhau sớm.
 Các đài hoa gỡ ra hoặc chụm lại tại đáy, mở bằng mảnh vỏ hoặc lợp.
Các đài hoa mọc sau thường rộng hơn và lõm hơn các đài khác.
 Các cánh hoa thường thuôn và khá mỏng, chủ yếu là đầu nhỏ ở phía
cuống lá, thường có nhiều lông sau khi nở hoa. Hai cánh hoa sau kết hợp lại với
nhau, tạo thành một khối nhô ra ở khoang mật.
 Nhị hoa rất nhiều, tỏa ra vượt quá các cánh hoa, rất nhẵn, lồng vào đế
hoa là phần cuối của cuống nhụy.

4


Hình 1.3: Một bản vẽ hình

Hình 1.4: Hoa của Capparis aegyptia

thái của Capparis spinosa L

Hình 1.5: Quả và quả đã được mở ra của Capparis sola
 Cuống nhụy nói chung thường dài bằng nhị hoa. Khi tạo quả nó thường
phát triển dày hơn.
 Bầu nhụy nhẵn, hình trụ hoặc hình elip, thường có 1 đến 2 noãn, ít khi
có nhiều noãn.
5


 Đầu nhụy có cuống hoặc hầu như không cuống.
 Quả hình cầu, hình quả trứng hoặc hình thon dài, thường có màng cứng,
mịn. Ở ngoài có rãnh và thường có màu sắc khác nhau khi chín hoặc bị khô. Quả
không vỡ hoặc vỡ chậm sẽ để lại lớp màng ở giữa trung tâm (Hình 1.5).

 Trong 1 quả thì có nhiều hạt. Hạt hình đa giác có nhiều cạnh, dính chặt
vào phần thịt của quả.

Nhị hoa

Mầm cây cuộn xoắn

Quả

Mặt cắt quả
Mặt cắt ngang của hoa

Hạt nguyên vẹn và hạt
được cắt theo chiều dọc

Hoa được cắt theo
chiều dọc

Hình 1.6: Hình thái các cơ quan khác nhau của Capparis

6


Hình 1.7: Quả của Capparis

Hình 1.8: Chú ý vị trí tương đối của

flexuosa cắt ngang, làm lộ cấu

thân cây và lá của Capparis spinosa


trúc bên trong của hạt
- Tuy nhiên trong thực tế, chi lớn này cho thấy nhiều sự thay đổi được biểu
hiện ra bên ngoài của các loài khác nhau (Hình 1.9 - Hình 1.12). Trên thực tế,
cả chi Capparis cho thấy khả năng thích nghi tuyệt vời với môi trường tự nhiên
khác nhau, kể cả nơi khô cằn nhất và đó cũng là một ví dụ cho sức sống tuyệt
vời đối với một loài thực vật đầy hấp dẫn và lôi cuốn này.
 Sự biến đổi của hoa trong chi Capparis:

Capparis spinosa L.

Capparis sepiaria L.

7


Capparis flexuosa L.

Capparis decidua.

Capparis sola.

Capparis cartilaginea.

Capparis micracantha.

Capparis moonii.

8



Hình 1.9: Sự biến đổi khác nhau về hoa giữa các loài trong chi
Capparis
- Sự thay đổi đáng kể cũng có thể tồn tại giữa những bông hoa của cùng
một loại cây:

Hình 1.10: Capparis cartilaginea với những bông hoa ở độ tuổi khác nhau
cho thấy màu sắc khác nhau nằm giữa màu trắng và đỏ
- Sự biến đổi về quả trong chi Capparis (màu sắc và hình dạng quả):

9


Capparis cartilaginea: quả chín màu đỏ

Capparis spinosa: quả chưa chín màu xanh

Capparis decidua: Quả đang chín

Capparis odoratissima Jacq.: Quả chín

màu đỏ

màu đỏ - được cắt dọc

10


Capparis tomentosa Lam: Quả chưa


Capparis erythrocarpos: Quả chín màu

chín màu xanh

đỏ tươi

Hình 1.11: Sự biến đổi về màu sắc và hình dạng quả giữa các loài
trong chi Capparis
- Sự khác nhau giữa cách mọc, phát triển của các loài khác nhau trong chi
Capparis:

Capparis spinosa: Mọc trên tường

Capparis decidua

của một ngôi nhà

11


Capparis aegyptia

Capparis sepiaria

Capparis cartilaginea

Capparis moonii

Hình 1.12: Sự biến đổi về cách mọc giữa các loài trong chi Capparis
- Các bộ phận của cây được sử dụng trong y, dược học và đời sống hằng ngày:


12


Các bộ phận quan trọng nhất của Capparis cartilaginea được sử dụng là trái
cây (làm thực phẩm), lá và thân (làm dược liệu). Quả chín có màu đỏ.
Hình 1.13: Các bộ phận của cây được sử dụng trong y, dược học và đời
sống thường ngày
1.3. Khái quát chung về họ Caparaceae (Màn Màn).[4]
- Tên khoa học: Capparaceae Juss.
- Tên tiếng việt: Màn Màn (Cáp, Màn Màn).
- Cây thảo. Lá đơn kép chân vịt, có lá kèm thường biến thành gai hay tuyến.
- Cụm hoa chùm với nhiều hoa có mầu sắc sặc sỡ. Hoa đa số mẫu 4. Bầu
hay cả bầu và bộ nhị dính trên cuống dài tách xa các cánh hoa. Quả có chuôi
riêng tách biệt với cuống bởi đốt.
- Thế giới có khoảng 40-50 chi với 900 loài, phân bố ở Nhiệt đới và cận
nhiệt đới như Nam Phi (khô hạn). Ở Việt Nam có 6 chi, 55 loài.
- Phân loại: Họ này có họ hàng với Cruciferae và có thể tiến hoá từ một tổ tiên
chung. Về phương diện giải phẫu, họ này có nhiều dấu hiệu tiến hoá hơn.
- Giá trị kinh tế: Nhiều loài làm thuốc và làm cảnh (Cleome speciosus).
Bảng 1.1: Danh mục các loài có giá trị trong họ Màn màn ở Việt Nam
STT
1
2
3
4

Tên khoa học
Capparis flavicans Kurz
Capparis grandis L.

Capparis khuamak Gagnep.
Capparis micracantha DC.

Tên Việt Nam LT TP LG LC CDK
Cáp vàng
X X X
Cáp to
X
X
X
Bạch hoa
X
Cáp gai nhỏ
X X

13


5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16

17
18
19
20
21
22
23
24
25

Capparis pyrifolia Lamk.
Cáp lá xá lị
X X
Capparis sepiaria L.
Cáp hàng rào
X
Capparis siamensis Kurz
Cáp xiêm
X
Capparis sikkimensis Kurz
Bạch hoa
X X
Capparis
thorelii
var.
Dây độc mộc ô
X
Pranensis Gagnep.
Capparis tonkinensis Gagnep. Cáp bắc bộ
X

Capparis versicolor Griff.
Hồng trâu
X
Capparis zeylanica L.
Cáp gai đen
X X
Cleome chelidonii L.f.
Màn màn hoa tím X
Cleome gynandra L.
Màn màn trắng
X X
X
Cleome speciosa Raf.
Màn màn đẹp
X
Cleome spinosa Jacq.
Màn màn gai
X
Cleome viscosa L.
Màn màn vàng
X X
X
Crateva magna (Lour.) DC.
Bún to
X X X
Crateva religiosa Forst. f.
Bún nước
X X X X
X
Crateva roxburghii R. Br.

Mấm núi
X X X
Crateva unilocularis Buch-Ham. Bún một buồng
X
X
Niebuhria siamensis Kurz
Chan chan
X
Stixis fasciculata Gagnep.
Dây tấm cám
X X
Stixis scandens Lour.
Trứng cuốc
X
Stixis suaveolens Pierre
Tôn nấm
X X
X
Ghi chú: LT: làm thuốc; TP: thực phẩm (làm rau ăn, lấy quả); LG: lấy gỗ;
LC: làm cảnh; CDK: công dụng khác.

1.4. Những nghiên cứu về hoạt tính sinh học của các loài họ Màn Màn
- Bose và cộng sự (2007) cho rằng cao ethanol và cao phân đoạn diethyl
ether từ cây Màn Màn tím (Cleome rutidosperma DC.) có tác dụng kháng khuẩn
và kháng nấm trên một số chủng: Aspergillus niger, Bacillus polymexia, Bacillus
subtilis, Candida albicans, Pseudomonas aerugenosa, Penicillum notatum,
Salmonella typhi, Shigella flexiniry, Staphylococcus aureus, Streptococcus
faecalis và Vibrio cholera .Cũng trong năm 2007, Bose và cộng sự đã chỉ ra rằng,
cao chiết bằng dung môi nước từ cây Màn Màn tím có tác dụng lợi tiểu, có tác
dụng kháng vi khuẩn Gram dương và Gram âm tùy thuộc nồng độ.[15,16]


14


- Nghiên cứu của Bose và cộng sự (2010) cho thấy cao ethanol của loài
Màn Màn tím có hoạt tính kháng sốt rét có in vitro với giá trị IC50 là 34,4
µg/mL.[17]
- Trong nghiên cứu của Battu và cs (2012), dịch chiết của rễ Màn Màn hoa
tím có hoạt tính kháng oxy hóa và bảo vệ gan in vitro.[12]
- Theo Okoro và cs (2015), cao MeOH của loài Màn Màn tím uống liều
1.095 mg/kg tác dụng giảm lượng glucose trong máu trên mô hình chuột bị đái
tháo đường do streptozotocin gây ra.[59]
- Mondal và cộng sự (2009) cũng cho rằng, cao rễ cây Màn Màn tím có
khả năng giảm đau, kháng viêm và hạ sốt[58]. Dey và cộng sự (2009) cho rằng
cao methanol thể hiện khả năng ức chế khối u ung thư da và ung thư dạ dày trên
mô hình thực nghiệm[29]. Chakraborty và cộng sự (2010) cũng kết luận rằng, cao
ethanol và cao nước cây Màn Màn tím thể hiện hoạt tính ức chế gốc tự do in vitro
qua các phương pháp thử DPPH, nitric oxid và gốc hydroxyl.[19]
- Trên thế giới, nghiên cứu một số loài thuộc họ Màn Màn để tìm kiếm các
chất có hoạt tính sinh học đã được công bố. Sudhakar và cộng sự (2006) đã chứng
minh cao chiết bằng ethanol của lá và hoa cây Màn Màn vàng (Cleome viscosa)
có khả năng kháng được vi khuẩn Escherichia coli và P. aeruginosa[79]. Năm
2010, Saradha và Rao sử dụng cao chiết methanol từ cây Màn Màn vàng để
chống lại 7 loài vi khuẩn, trong đó có vi khuẩn P. aeruginosa, S. aureus, B.
subtilis và đã chứng minh được cao chiết này có khả năng kháng 3 loài vi khuẩn
này ở nồng độ 500 µg/ml. Đường kính vòng kháng khuẩn của P. aeruginosa, S.
aureus, B. subtilis lần lượt đạt 25; 12 và 18 mm[69].
- Theo nghiên cứu của Rao và cộng sự (2014), cao chiết EtOH của loài Màn
Màn hoa vàng có tác dụng bảo vệ thần kinh trên chuột bị đái tháo đường gây bởi
streptozotocin (STZ), lảm tăng hoạt tính các enzym kháng oxy hóa (superoxide

dismutase (SOD), glutathione (GSH), catalase và giảm lượng malondialdehyde
(MDA) đồng thời giảm qúa trình peroxyd lipid và stress oxy hóa.[64]

15


- Mobiya và cộng sự (2010) báo cáo về hiệu quả hoạt tính bảo vệ gan trên
chuột bị gây độc gan bằng paracetamol: Cao EtOH của loài Màn Màn vàng có
tác dụng bảo vệ, phòng ngừa tổn thương tế bào gan do paracetamol. Kết quả
nghiên cứu mô bệnh học ở gan chuột cho thấy sự tái sinh của tế bào gan sau khi
điều trị với cao EtOH.[56]
- Theo Bawankule và cs (2008), uống coumarinolignoid thể hiện tác dụng
ức chế chất hóa học trung gian (chất tiền viêm) và tăng sản xuất chất trung gian
kháng viêm.[13]
- Jane và cs (2012) nghiên cứu cho thấy cây Màn Màn hoa vàng có khả
năng kiểm soát tác nhân gây bệnh viêm tai giữa, dịch chiết aceton có tác dụng
ức chế mạnh với S. pneumoniae và E. coli, tiếp theo là S. aureus, K. pneumoniae
và P. aeruginosa.[40]
- Islam và cs (2014) nghiên cứu về cao chiết n-hexane, CHCl3 và MeOH
của rễ, thân và hạt trên Tribolium castaneum, Artemia salina và ấu trùng muỗi,
kết quả cho thấy cao chiết CHCl3 và MeOH của thân Màn Màn hoa vàng kháng
T. castaneum cao nhất với IC50 0,170 bằng 0,248 ppm. Các cao chiết n-hexane
và CHCl3 có hoạt tính gây độc tế bào cao với A. salina (IC50 21,905 và 26,675
ppm sau 30 giờ). Cao chiết CHCl3 từ hạt và rễ kháng ấu trùng muỗi Culex sp.
(IC50 185,39 và 272,91 ppm sau 30 giờ).[38]
- Sakthivadivel và cs (2014) công bố về phân đoạn n-hexane có tác dụng
kháng ấu trùng muỗi Culex quinquefasciatus với giá trị IC50 là 52,62 và 43,16
mg/L sau 24 giờ và 48 giờ, kế tiếp là các cao chiết aceton, nước và CHCl3 với
giá trị IC50 tương ứng 328,64 và 280,58; 493,44 và 298,76; 509,27 và 434,40
mg/L.[68]

- Merekar và cs (2011) cho biết cao MeOH kết hợp cao cây thủy xương
bồ có hoạt tính diệt giun mạnh.[54]
- Wake và cs (2011) báo cáo hoạt tính kháng vi sinh vật in vitro của cao
chiết từ hạt với S. aureus, B. subtillis, E. coli, A. niger, S. cerviceae, A. flavous
và C. albicans.[83]
16


×