Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

tiểu luận kinh tế môi trường biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến liên kết kinh doanh chè shan yên bái 2005 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.3 KB, 21 trang )

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, Việt Nam đang là quốc gia có lượng xuất khẩu chè Shan hàng đầu thế
giới với tốc độ tăng trưởng ổn định. Tuy nhiên, nếu xét trên tiềm lực của các nguồn lực
trong nước thì giá trị tạo ra từ chè Shan còn dưới mức kì vọng. Sở dĩ như vậy là do việc
phải đối mặt với rất nhiều vấn đề trong từ quá trình sản xuất đến xuất khẩu, và một
trong những yếu tố có tác động đáng kể thì không thể nhắc tới biến đổi khí hậu. Nhắc
đến chè Shan, ta có thể biết ngay tới Yên Bái - một trong những đầu tàu trong sản xuất
và xuất khẩu chè Shan của Việt Nam. Mặc dù vùng núi Yên Bái chịu không nhiều tác
động trực tiếp từ biến đổi khí hậu nhưng những thay đổi trong các nhân tố thời tiết như
nhiệt độ, lượng mưa lại có thể ảnh hưởng tới mùa vụ chè Shan của Yên Bái, cũng như
gián tiếp tạo điều kiện cho những hiện tượng khắc nghiệt khác xuất hiện. Thời gian gần
đây, việc liên tục có những sự tiến bộ trong công tác sản xuất, chế biến, những mô hình
liên kết kinh doanh ra đời đã giúp cho chè Shan Việt Nam ngày càng củng cố chỗ đứng
trên thị trường thế giới. Trong bài viết này chúng tôi sẽ đưa ra nững nghiên cứu về sự
ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới liên kết kinh doanh mặt hang chè Shan Yên Bái.
Với những phân tích của nghiên cứu ta sẽ có cái nhìn trực quan hơn về sự thay đổi của
những liên kết kinh doanh khu vực Yên Bái.

2 Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu này sử dụng các phương pháp sau đây: phương pháp tổng hợp,
thu thập số liệu; phương pháp thống kê, phân tích và so sánh; phương pháp tổng quan
kết hợp phương pháp quy nạp.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Liên kết kinh doanh chè Shan Yên Bái, dựa trên những chỉ

-

số về giá trị, sản xuất… hàng năm
Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu sẽ thực hiện trên những số liệu, thông tin thống kê



từ năm 2005 đến 2017.
4 Cấu trúc bài viết
Nội dung của đề tài này bao gồm 3 phần chính:

1


Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới liên kết kinh
doanh chè Shan Yên Bái.
Chương 2: Thực trạng biến đổi khí hậu tác động tới liên kết kinh doanh chè Shan Yên
Bái.
Chương 3: Các đề xuất chiến lược và giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu tác động
đến chè Shan Yên Bái.

CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU ẢNH HƯỞNG ĐẾN LIÊN KẾT

2


KINH DOANH CHÈ SHAN YÊN BÁI
1.1. Tổng quan các nghiên cứu về biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến liên kết kinh
doanh chè Shan Yên Bái
Biến đổi khí hậu hiện nay đã và đang để lại những tác động tiêu cực đến tất cả
các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Sự ấm lên của trái đất đang diễn ra rõ rệt, được khẳng
định trong báo cáo lần thứ 4 của IPCC 4 và nếu không có thay đổi đáng kể trong chính
sách, mức độ phát thải khí nhà kính toàn cầu thì biến đổi khí hậu sẽ tiếp tục xảy ra
trong tương lai. Những thay đổi này gây ra tác động trên phạm vi rộng hơn và chi phí

cho các ngành để giảm thiểu, thích ứng có thể sẽ rất lớn. Chính bởi vậy các liên kết
kinh doanh hiện nay được hình thành cả theo chiều ngang lẫn chiều dọc không chỉ
hướng đến mục tiêu hiệu quả kinh tế mà còn hướng tới ứng phó và giảm thiểu tác động
của biến đổi khí hậu, đặc biệt là trong lĩnh vực bị ảnh hưởng nhiều nhất đó là nông
nghiệp.
Đã có nhiều nghiên cứu đánh giá tác động của BĐKH ở Việt Nam đến các lĩnh
vực KT-XH và các địa phương. Những nghiên cứu này do các cơ quan nhà nước, các
viện nghiên cứu, tổ chức thuộc Liên hiệp hội Khoa học của Việt Nam, các tổ chức quốc
tế và các tổ chức phi chính phủ thực hiện với các mức độ khác nhau. Tuy nghiên, với
đề tài đang nghiên cứu, nhóm sẽ chỉ đề cập đến một số bài nghiên cứu đã được công
khai trước đây và có liên quan tới đề tài:

• Dự án "Ảnh hưởng tiềm tàng về KT-XH của BĐKH tại Việt Nam" (1994), đánh
giá các dao động khí hậu hiện tại đến môi trường tự nhiên và KT-XH. Trong đó,
tập trung đánh giá tác động tiềm tàng của dao động khí hậu đối với nông nghiệp,
13 sức khỏe con người, sản xuất và sử dụng năng lượng, đến rừng ngập mặn và
đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản ở các vùng ven biển. Dự án cũng nghiên cứu
ảnh hưởng tiềm tàng của nhiệt độ tăng cao đối với sự phát triển của sâu, bệnh
cây trồng.
• Dự án “Xây dựng năng lực thích ứng với BĐKH ở miền Trung Việt Nam” (2002
- 2005) do CECI thực hiện có mục tiêu là nâng cao năng lực để lập, xây dựng và
thực hiện các chiến lược thích ứng cho cộng đồng thông qua việc phòng chống

3


thiên tai, lồng ghép việc phòng và giảm thiểu rủi ro, thiệt hại vào kế hoạch phát
triển địa phương.
• Dự án “Nghiên cứu BĐKH ở Đông Nam Á và đánh giá tác động, tổn hại và biện
pháp thích ứng đối với sản xuất lúa và tài nguyên nước” (2007) do Viện KH

KTTV&MT hợp tác với SEA START thực hiện, nhằm xây dựng các kịch bản
BĐKH cho khu vực Đông Nam Á và Việt Nam, đánh giá những tác động của
BĐKH đến các yếu tố như nhiệt độ, mưa;
• Đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của BĐKH đến các điều kiện tự nhiên, tài
nguyên thiên nhiên và đề xuất các giải pháp chiến lược phòng tránh, giảm nhẹ
và thích nghi, phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội ở Việt Nam” (20082010) thuộc Chương trình khoa học Công nghệ trọng điểm KC-08.
• Bài viết ‘‘Đánh giá tính bị tổn thương do biến đổi khí hậu tác động đến sản xuất
nông nghiệp tại huyện Cần Giờ ’’ (2018) của Viện Nghiên cứu phát triển TP
HCM và Sở Khoa học và Công nghệ TPHCM trên tạp chí Khoa học Biến đổi
khí hậu. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đánh giá định lượng tình trạng bị
tổn thương đến sản xuất nông nghiệp bằng phương pháp xây dựng chỉ số dễ bị
tổn thương cho từng xã/thị trấn của huyện Cần Giờ. Nghiên cứu cũng đề xuất
một số giải pháp thích ứng đối với những khu vực bị tổn thương do BĐKH.
Như vậy, các nghiên cứu đánh giá tác động của BĐKH tại Việt Nam đã được
nhiều cơ quan nhà nước, các viện nghiên cứu, các tổ chức trong nước quan tâm và tiến
hành thực hiện. Những nghiên cứu về sau đã đi sâu vào đánh giá tác động của BĐKH
đến các lĩnh vực kinh tế - xã hội cũng như các lĩnh vực tự nhiên và địa phương khác
nhau.
Tuy nhiên, với vấn đề tác động của biến đổi khí hậu đến liên kết kinh doanh ở
Việt Nam, chỉ có một số rất ít các nghiên cứu đề cập đến và chưa có một bài nghiên
cứu nào xây dựng được một mô hình định lượng có ý nghĩa thống kê do có nhiều bất
cập trong việc thu thập số liệu.

1.2.Chè Shan Yên Bái và biến đổi khí hậu ở Việt Nam
4


1.2.1. Chè Shan Yên Bái
Chè là một cây công nghiệp lâu năm, có đời sống kinh tế lâu dài và nhanh cho sản
phẩm. Nhờ những điều kiện tự nhiên thuận lợi, cây chè đã được canh tác rộng rãi ở 34

tỉnh thành ở Việt Nam, với 124.000 ha diện tích trồng chè và hơn 500 cơ sở sản xuất,
chế biến chè với công suất đạt trên 500.000 tấn chè khô/năm, đưa nước ta trở thành
nước sản xuất chè lớn thứ 7, xuất khẩu đứng thứ 5 toàn cầu.
Yên Bái là một tỉnh nằm ở trung du và miền núi Bắc Bộ của Việt Nam, ở độ cao
600m so với mực nước biển và có khí hậu mát mẻ quanh năm. Chè là cây chủ lực trong
nông nghiệp ở đây, không những trở thành cây xóa đói, giảm nghèo mà ngành sản xuất,
chế biến chè còn đem lại giá trị cao, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh. Khi nói đến chè Yên Bái chúng ta không thể không nhắc đến: “Chè Shan Suối
Giàng”. Búp chè Shan thường lớn hơn các loại chè khác và được bao phủ một lớp màu
xám trắng trông như lớp tuyết phủ lấp lánh. Cũng bởi sự tương đồng này mà chè được
đặt tên là Shan Tuyết (Tuyết vùng núi cao).
Chè Shan Tuyết Suối Giàng xưa nay được xếp hàng “đầu bảng” các loại chè. Mọi
người vẫn bảo đây là loại chè “năm cực”. “Cực khổ” - khi trồng và thu hái; “cực sạch”
- vì những điều kiện khí hậu, môi trường và cả công chăm giữ của người trồng; “cực
hiếm” - vì sản lượng ít; “cực ngon” - với đủ các phẩm chất đỉnh cao mà mỗi chén trà
phải có như hương thơm, vị đậm, nước xanh. Và vì cả bốn “cực” trên nên đương nhiên,
có thêm “cực đắt”.Theo những người trồng chè Shan, thời kỳ cao điểm tiêu thụ chè là
vào mùa đông, khi sản phẩm của họ được khách hàng lựa chọn làm quà tặng trong các
dịp lễ lớn ở Việt Nam, đặc biệt là dịp Tết Nguyên Đán. Giá bán lẻ của sản phẩm chè
Shan ở thị trường trong nước dao động từ 150.000 đồng đến 350.000 đồng/kg (tương
đương với 7,1-16,7 đô-la Mỹ/kg), cao hơn chè các loại chè thông thường có giá 2-5 đôla Mỹ/kg. Các bên tham gia trong chuỗi giá trị chè Shan tin rằng sẽ khó tìm được sản
phẩm nào đủ sức cạnh tranh với chè Shan do nhu cầu chè Shan luôn cao hơn mức cung
ứng.
Với quan điểm phát triển cây chè trên cơ sở đi vào chiều sâu, lấy chất lượng, giá
trị và hiệu quả kinh tế là chính, tỉnh Yên Bái tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho mọi

5


thành phần kinh tế tham gia sản xuất, chế biến, kinh doanh, đưa sản phẩm chè thành

sản phẩm xuất khẩu chủ lực. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã hợp tác
với các hộ trồng chè, xây dựng mô hình liên kết theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu
thụ sản phẩm thành một vòng khép kín nhằm tạo dựng môi trường sản xuất, kinh
doanh bền vững như: công ty cổ phần chè Nghĩa Lộ, công ty TNHH Chế biến chè Hữu
Bảo, công ty TNHH chè Bình Thuận, công ty TNHH Hưng Thịnh, HTX Kiến Thuận.
Sản phẩm của các đơn vị này đều được các doanh nghiệp xuất khẩu của Unilever,
Finlay mua với giá cao hơn từ 10-15%. Hằng năm, trên địa bàn tỉnh có hơn 90 nghìn
tấn chè búp được thu hoạch; doanh thu chế biến đạt hơn 420 tỷ đồng; nộp ngân sách
Nhà nước hơn 25 tỷ đồng.
1.2.2.

Tình hình biến đổi khí hậu ở Việt Nam

Việt Nam là nước dễ bị tổn thương trước tác động của biến đổi khí hậu. Theo
đánh giá hàng năm về những nước chịu ảnh hưởng nặng nhất bởi các hiện tượng thời
tiết cực đoan giai đoạn 1997-2018, Việt Nam đứng thứ 5 về Chỉ số rủi ro khí hậu toàn
cầu và thứ 8 về Chỉ số rủi ro khí hậu dài hạn. Những kỷ lục mới vẫn được thiết lập mỗi
năm. Các cụm từ “mưa lớn kỷ lục”, “nắng nóng kỷ lục”, “kỷ lục về lũ lụt” đã và đang
xuất hiện ngày càng phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Việt Nam
trong những năm gần đây. Trong những thập kỷ qua, ngành nông nghiệp Việt Nam đã
chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ. Sản lượng sụt giảm, sâu bệnh gia tăng và kháng
thuốc, khả năng hấp thụ phân bón giảm, vi sinh vật trong đất giảm dần, hệ thực vật cỏ
dại đang thay đổi và khó tiêu diệt hơn, mực nước ngầm tăng lên do gió mùa và mưa
xảy ra trong mùa khô
Ở tỉnh Yên Bái, tần suất thiên tai (lũ lụt, hạn hán) đang ngày càng gia tăng. Nhìn
chung, nhiệt độ ngày càng tăng nhanh còn lượng mưa lại có dấu hiệu giảm xuống rõ
rệt. Tình hình thời tiết thất thường trong những thập kỷ gần đây đã gây ra không ít ảnh
hưởng tiêu cực đến sản xuất và sinh kế của người nông dân. Chất lượng cũng như sản
lượng của chè Shan do đó cũng bị tác động một cách đáng kể.
Từ trước đến nay, vấn đề “ biến đổi khí hậu ” cũng như các ảnh hưởng của biến

đổi khí hậu đã được nhiều học giả đề cập và nghiên cứu, tuy nhiên đề tài về “những tác

6


động của biến đổi khí hậu đến liên kết kinh doanh”, đặc biệt trong nông nghiệp vẫn còn
nhiều khoảng trống nghiên cứu. Vì vậy, nhóm em đã quyết định lựa chọn đề tài “Biến
đổi khí hậu tác động đến liên kết kinh doanh chè Shan Yên Bái giai đoạn 2008-2018”
làm đề tài nghiên cứu trong môn học này.
1.3. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
1.3.1. Phương pháp tổng hợp, thu thập thông tin
Với đề tài này, phương pháp được sử dụng để thu thập, phân tích và khai thác
thông tin từ các nguồn có sẵn liên quan đến đề tài nghiên cứu, bao gồm các văn kiện
của đảng, văn bản luật pháp của nhà nước Trung ương và địa phương, các công trình
nghiên cứu khoa học đã được nghiệm thu và công bố; các bài báo khoa học trong nước
và quốc tế đăng trên tạp chí chuyên ngành về biến đổi khí hậu và liên kết kinh doanh.
Qua đó, làm sáng tỏ tác động của biến đổi khí hậu đến liên kết kinh doanh mà cụ thể là
tác động của biến đổi khí hậu đến liên kết kinh doanh chè Shan ở Yên Bái.
1.3.2. Phương pháp thống kế, phân tích và so sánh
Đây là phương pháp cần thiết trong việc tiếp cận vấn đề nghiên cứu. Trên cơ sở
tổng quan các tài liệu có được, cho phép chúng ta nắm được những thành tựu trong quá
khứ và những vấn đề cập nhật trong và ngoài nước. Trên cơ sở thu thập phân tích và
tổng hợp thông tin, tài liệu giúp chúng ta có được một tài liệu toàn diện và khái quát về
chủ đề nghiên cứu. Từ những số liệu thu thập được, nhóm tiến hành xử lý thông tin và
số liệu. Sau đó nhận xét, phân tích số liệu để phục vụ đúng mục đích của đề tài nhằm
mang lại tính thuyết phục hơn cho bài nghiên cứu. Dựa trên số liệu thống kê thu thập
được, sử dụng phương pháp so sánh, diễn dịch nhằm phân tích chi tác động của biến
đổi khí hậu đến liên kết kinh doanh chè Shan ở Yên Bái.
1.3.3. Phương pháp tổng quan

Phương pháp tổng quan liên quan đến nội dung nghiên cứu trong đề tài này sẽ
dựa trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các nghiên cứu có liên quan trên thế giới và các
nghiên cứu đã triển khai tại Việt Nam. Các báo cáo sẽ được đánh giá để tìm ra những
kết quả ưu việt của các nghiên cứu trước đã đạt được cũng như các tồn tại, hạn chế các

7


nghiên cứu này chưa đề cập đến. Bên cạnh đó, cơ sở khoa học và các nghiên cứu về
BĐKH, đặc biệt là các nghiên cứu về tác động của BĐKH đến liên kết kinh doanh còn
hạn chế, các nước trên thế giới và Việt Nam hiện đang hoàn thiện các phương pháp
nghiên cứu.
1.3.4. Phương pháp quy nạp
Thông qua khảo sát thực trạng về biến đổi khí hậu và liên kết kinh doanh, thực
trạng về tác động của biến đổi khí hậu đến liên kết kinh doanh chè Shan Yên Bái, đề tài
đề xuất các giải pháp về cơ chế, chính sách áp dụng được vào thực tiễn ở Việt Nam
nhằm hạn chế tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu gây ra.

CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TÁC
ĐỘNG ĐẾN LIÊN KẾT KINH DOANH
CHÈ SHAN YÊN BÁI
2.1.

Tình hình liên kết kinh doanh chè Shan Yên Bái.

Hiện nay, Việt Nam là một trong 5 quốc gia sản xuất chè lớn nhất thế giới (sản
lượng chè năm 2018 là 128 nghìn tấn, trị giá 218 triệu USD, Bộ Công Thương 2018).
Tuy nhiên quy mô sản xuất và kinh doanh của chè Shan vẫn còn hạn chế, đồng thời thị
trường còn khá hạn hẹp khi chỉ được tiêu thụ đa số là ở trong nước. Chỉ có khoảng 8%


8


các chế phẩm của chè Shan, chủ yếu là chè đen được xuất khẩu qua các nước như
Trung Quốc, Sri Lanka, ... thông qua Tổng công ty chè Việt Nam. Do khoảng cách địa
lý, quy mô sản xuất và giá trị sản phẩm chưa được quảng bá đúng mức nên vẫn chưa
thu hút được các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư. Dưới đây là sơ đồ chuỗi giá trị chè
Shan tại Yên Bái:
Hình 2.1: Sơ đồ chuỗi giá trị chè Shan tại Yên Bái

Nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào: tại Yên Bái, nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào cho
chuỗi đa số là vườn ươm cung cấp cây giống, có một số ít là các doanh nghiệp cung
cấp phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Số cây giống tạo ra khoảng 2-3 triệu bầu mỗi
năm và được sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn trực tiếp quản lý trong tất cả các
khâu như kiểm tra nguồn gốc, chất lượng và cung cấp chứng nhận đạt chuẩn xuất
vườn.

9


Nhà nông trồng chè: người trồng chè ở Yên Bái chủ yếu là các hộ dân tộc thiểu số
(H’Mông, Dao), dưới sự giúp đỡ của Sở Nông nghiệp tỉnh cộng với kinh nghiệm canh
tác lâu năm của mình, thường xuyên tiến hành tỉa và chăm sóc các cây chè cổ thụ thụ
hằng năm, nhằm duy trì chất lượng và thuận tiện trong thu hái ( có tới tận 5 vụ thu hái/
năm).
Cơ sở chế biến: đầu năm 2014 đã có 87 nhà máy và 1520 cơ sở chế biến quy mô nhỏ
đạt được công suất 50% so với thiết kế (UBND Yên Bái, Dự án phát triển chè Yên Bái
giai đoạn 2013-2015). Các cơ sở đảm nhiệm việc thu mua chè từ các đơn vị sản xuất,
tiến hành chế biến và giao dịch, mua bán thành phẩm.

Người tiêu dùng: như đã nói ở trên, do có sự khó khăn trong vị trí địa lý và sản lượng
còn ít, công thêm việc quảng bá vẫn chưa còn được thực hiện đúng mức nên hiện nay,
lượng chè sản xuất ra chỉ phục vụ cho nhu cầu của nội tỉnh, chỉ mới được xuất đi Hà
Nội và một số tỉnh thành phía Bắc khác. Việc xuất khẩu chè tuy đã có một số doanh
nghiệp thực hiện, song số lượng vẫn còn hạn chế do có khó khăn trong các khâu sản
xuất và quảng bá sản phẩm.
Ngoài ra trong chuỗi giá trị của cây chè Yên Bái, còn có sự hỗ trợ của Hiệp hội chè
Việt Nam, các cơ quan đơn vị cấp tỉnh, ngân hàng và các cơ quan khuyến nông.
2.2. Phân tích ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lên liên kết kinh doanh chè Shan
Yên Bái
2.2.1. Phân tích tình hình cụ thể biến đổi khí hậu những năm gần đây tại Yên Bái
Mặc dù không nằm trong nhóm vùng chịu hậu quả nặng nề nhất của biến đổi khí
hậu, song các tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc như Yên Bái hiện cũng đang phải
đối mặt với những thiên tai nghiêm trọng như mưa lớn vào mùa đông, tuyết rơi dày và
sương muối. Những hình thái thời tiết này là những cảnh báo rằng biến đổi khí hậu và
thích ứng với biến đổi khí hậu thật sự là một vấn đề cấp thiết.
Trong một nghiên cứu gần đây (SRD, 2010) về tác động của biến đổi khí hậu
đối với người dân nông thôn khu vực miền núi phía Bắc, ta có thể nhận thấy biến đổi
khí hậu thể hiện trong sự thay đổi nhiệt độ, lượng mưa, gia tăng tần suất các hiện tượng
thời tiết khắc nghiệt đã có những ảnh hưởng khá rõ nét như tình trạng đất đai suy thoái,

10


giảm diện tích đất có thể canh tác, suy giảm năng suất và nguy cơ thiên tai phá hủy các
tài sản nông nghiệp. Bệnh ở cây trồng và vật nuôi đang trở nên phổ biến hơn, và biến
đổi khí hậu cùng với tình trạng suy giảm chất lượng nước đang làm vấn đề này thêm
trầm trọng với sự xuất hiện của nhiều loại bệnh mới, tần suất thiên tai (lũ lụt, hạn hán)
đang ngày càng gia tăng. Dưới đây là nghiên cứu 2 nhân tố quan trọng trong khí hậu là
nhiệt độ và lượng mưa tại Yên Bái giai đoạn 2005-2017:

Hình 2.2:Nhiệt độ trung bình của Yến Bái 2005-2017

(Nguồn Cổng thông tin điện tử Yên Bái)
Mặc dù có sự biến động nhưng nhìn chung từ năm 2005- 2017 nền nhiệt trung
bình của Yên Bái đã tăng lên từ 23,1°C lên 23,7°C cao nhất là năm 2015 với 24,4°C và
thấp nhấp là năm 2011 với 22,3 °C.
Hình 2.3: Lượng mưa trung bình của Yên Bái 2005-2017

(Nguồn Cổng thông tin điện tử Yên Bái)
Lượng mưa của Yên Bái từ 2005-2017 có sự biến động không ngừng cao nhất là
năm 2017 với 2437,8 mm và thấp nhất là năm 2007 với 1396,2 mm.
Như vậy, rõ ràng là tình hình thời tiết thất thường trong những năm gần đây đã gây ra
không ít ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất của người nông dân đặc biệt trong sản xuất
chè.
2.2.2. Tác động của biến đổi khí hậu đến liên kết kinh doanh chè Shan Yên Bái
2.2.2.1. Trồng chè
Trong vòng 15 năm qua, UBND Tỉnh Yên Bái đã ưu tiên đầu tư cho cây chè để
tăng diện tích vùng trồng với hệ sinh thái nông nghiệp phù hợp cũng như khôi phục
những diện tích trồng cũ với việc trồng bổ sung cây mới. Sau đây là tình hình năng suất
chè từ năm 2005-2017 mà tỉnh Yên Bái đạt được.

11


Hình 2.4 Năng suất chè của Yên Bái 2005-2017

(Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Yên Bái)
Qua biểu đồ có thể thấy năng suất chè Yến Bái có xu hướng tăng qua các năm.
Từ năm 2005 đến 2011 năng suất tăng đều, trung bình mỗi năm tăng 0,32%. Đây là
giai đoạn nhiệt độ trung bình năm của tỉnh ở mức thích hợp cho sự phát triển của cây

chè. Cụ thể, nhiệt độ trung bình hàng năm không vượt quá 23,6 0C. Tuy nhiên đây chưa
phải thời gian năng suất chè Yên Bái ở mức trên mức năng suất trung bình của tất cả
các năm từ 2005-2017 là 7,43 tấn/ha (trừ năm 2011). Từ năm 2011-2015, năng suất chè
có xu hướng giảm, từ 8,33 tấn/ha năm 2011 xuống còn 7,7 tấn/ha năm 2015. Điều này
có thể do những biểu hiện của biến đổi khí hậu bao gồm bệnh dịch trên cây chè, mưa
lớn thường xuyên, hạn hán, nhiệt độ cao, mùa đông ngắn và có sương giá. Tại giai
đoạn này, nhìn thấy sự thay đổi bất thường của nhiệt độ trung bình năm, đặc biệt năm
2015 nhiệt độ tăng nhanh đạt 24,5 0C. Bên cạnh đó ác mối đe dọa bao gồm phá rừng /
lấn chiếm đất, và sử dụng thuốc trừ sâu ngày càng gia tăng cũng làm giảm năng suất
chè. Sau năm 2015, sản lượng chè đã tăng trở lại nhưng vẫn đang có xu hướng giảm
dần. Nguyên nhân là do hành động nhằm đối phó hay thích ứng với biến đổi khí hậu
vẫn chưa được cụ thể hóa trong quản lý và vận hành sản xuất chè ở Yên Bái.
2.2.2.2.Chế biến
Trong quá trình sơ chế chè, công đoạn sấy khô vừa là nguyên nhân, vừa là nhân
tố tác động xấu tới môi trường và khí hậu. Hiện hai nhân tố tham gia vào hoạt động sấy
chè chính là nông dân (sử dụng củi/ gỗ để làm nhiên liệu) và các cơ sở chế biến nhỏ
(sử dụng ga và củi). Việc sấy khô chè đã làm tăng nhu cầu sử dụng gỗ và gia tăng nạn
phá rừng. Hiện tượng này sẽ tiếp tục gia tăng khi mà ga vẫn là thứ nhiên liệu quá đắt
đỏ đối với người dân địa phương.
Trong khoảng thời gian 2005-2017 với sự biến đổi của khí hậu, một số năm ghi
nhận tình trạng băng giá xuất hiện đã làm lá chè bị tổn hại đáng kể đặc biệt là ở các
vùng trồng thấp. Hậu quả là một số cây chè bị chết làm giảm năng suất. Tương tự, mưa

12


lớn vào mùa đông cũng xảy ra tại Yên Bái gây khó khăn và làm chậm quá trình thu
hoạch của người dân địa phương.
Có thể thấy, quá trình chế biến chè của người dân địa phương đã có sự tác động
tiêu cực đến môi trường mà họ chưa nhận thức được. Sự thay đổi trong năng suất chè

và chất lượng chè đang cho thấy sự đe dọa của sự ô nhiễm xuất phát từ chính hoạt động
chế biến chè này.
2.2.2.3.Xúc tiến thương mại
Các hoạt động thương mại của chè Yên Bái được thực hiện bởi các công ty chế
biến, các nhà bán buôn/bán lẻ trong tỉnh, Hà Nội và một số địa phương khác. Tuy vậy,
sản lượng chè của tỉnh ít ỏi không đủ sức hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Công ty
Đức Thiện là một doanh nghiệp lớn ở Yên Bái, chiếm thị phần lớn trong tiểu ngành chè
của tỉnh với công năng chế biến cao (10 tấn chè búp tươi/ngày) (theo Sở NN&PTNT
Yên Bái), hệ thống phân phối đảm bảo cùng tiềm năng xây dựng thương hiệu và xuất
khẩu (gần đây công ty đã nhận được một số đơn hàng từ Mỹ, Nga và hiện đang khai
thác các thị trường xuất khẩu khác).

Bảng 2.1: Giá trị chè xuất khẩu
(Đơn vị: Đô la/ tấn)
Năm
Địa điểm
Thế giới

2005

2006

2007

2008

2009

2010


2011

2012

2267

2502

2847

3098

3001

3317

3657

3916

Việt Nam

6802

1108

1211

1511


1304

1709

1987

1807

Yên Bái

987

1082

2097
1510 1605
1209 1297 1498
(Nguồn: Trademark và Sở NN&PTNT Yên Bái)

Do những yếu kém chung của ngành chè Việt Nam, giá chè Việt Nam nói chung
và giá chè Yên Bái nói riêng vẫn còn thấp so với giá trên thế giới, chủ yếu do chất
lượng chè chưa cao, xuất khẩu dưới dạng bán thành phẩm theo lô lớn mà không có
nhãn mác hay thương hiệu nhận dạng. Cá biệt như ở Yên Bái giai đoạn 2010-2012, giá
xuất khẩu chè trung bình của tỉnh còn thấp hơn cả giá xuất khẩu chè trung bình toàn

13


quốc,. Xuất khẩu chè hiện tại (chủ yếu chè đen sang Trung Quốc, Pakistan, Nga và Đài
Loan) thông qua Vinatea, VITAS và các nhà buôn bán khác mà nhưng không dán nhãn

mác chè Yên Bái (tức xuất thô).
Giá trị xuất khẩu chè còn thấp và tăng giảm thất thường đã cho thấy thách thức
lớn đối với Yên Bái trong việc nâng cao chất lượng cây chè. Đặc biệt trong bối cảnh
biến đổi khí hậu thất thường, bệnh dịch và các thiên tai dễ dàng làm giảm năng suất
chè, việc đề ra những biện pháp trồng trọt và sản xuất phù hợp là hết sức cần thiết.
Năng suất chưa cao và chất lượng thấp đã khiến giá trị chè Yên Bái đạt mức thấp so
với giá trị chè Việt Nam và bỏ xa giá trị chè xuất khẩu của thế giới. Bên cạnh đó là xu
hướng tiêu dùng chè sạch, đạt các tiêu chuẩn chất lượng như GAP thì chất lượng chè
cải thiện kết hợp với chính sách xây dựng thương hiệu đúng đắn mới có thể giúp nâng
cao giá trị xuất khẩu của chè Yên Bái.

2.2.2.4. Tiêu thụ
Tình hình tiêu thụ hiện nay đang bị hạn chế đáng kể do mạng lưới chính bán
buôn, bán lẻ hiện nay mới chỉ giới hạn trong phạm vi địa phương sản xuất, định kỳ
phân phối ra Hà Nội và một số tỉnh thành khác. Thêm vào đó, kinh tế Việt Nam đang
trên đà phát triển và chè Yến Bái sẽ phải đối mặt với ngày càng nhiều thách thức từ các
sản phẩm chè nội địa khác cũng như chè nhập khẩu vào Việt Nam.
Với sự biến đổi của khí hậu, nhiệt độ và lượng mưa trung bình hàng năm ngày
càng tăng, cùng với sự xuất hiện của nhiều hiện tượng cực đoan như sương giá, mưa
lớn,cây chè đang phải đổi mặt mới nguy cơ sâu bệnh bùng phát bất thường, cây chết
hàng loạt. Trong khi đó xu hướng người tiêu dùng trong nước và sự gia tăng mối quan
tâm đối với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, việc không sử dụng thuốc trừ sâu và
phân bón hóa học đang ngày càng được khách hàng nội địa ưa chuộng. Điều này đã tạo
ra những thách thức và cả cơ hội mở rộng sản xuất cho những nhà chế biến và nông

14


dân trồng chè tại Yên Bái. Do đó, nâng cao chất lượng trồng trọt và sản xuất chè để
phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu là hết sức cần thiết tại Yên Bái.

Như vậy, các nhu cầu về chè sạch và an toàn ngày càng gia tăng trên toàn thế
giới, sự phát triển của chứng chỉ về tiêu chuẩn chất lượng như GAP, đến một mức độ
nhất định, sẽ góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậu thông qua việc khuyến khích người
dân sử dụng các sản phẩm thân thiện môi trường để chăm sóc cây chè và bảo vệ môi
trường.

CHƯƠNG 3:
CÁC ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ
HẬU ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÈ SHAN YÊN BÁI
Dựa trên những phân tích số liệu về mối quan hệ giữa sự biến đổi khí hậu và
liên kết kinh doanh cùng một số tài liệu tham khảo, nhóm chúng em đề xuất các giải
pháp thúc đẩy mối liên kết dọc - ngang trong chuỗi giá trị đồng thời tối ưu hoá các
nhân tố hỗ trợ khác như sau:
3.1. Thúc đẩy các mối liên kết dọc trong chuỗi giá trị
Sự liên kết dọc trong chuỗi giá trị được thể hiện qua mối liên hệ giữa các tác
nhân của những khâu khác khâu trong suốt chiều dài chuỗi giá trị. Nhìn chung, các mối
LK trong chuỗi giá trị sản xuất chè Shan ở Yên Bái còn khá lỏng lẻo; cấu trúc chuỗi giá
trị chưa vững chắc; các nhân tố trong chuỗi giá trị còn thu hẹp, chưa thật sự chặt chẽ
với nhau.
Từ tình hình trên, để ứng phó với biến đổi khí hậu, có thể rút ra một giải pháp
bằng cách chú trọng phát triển từng khâu trong chuỗi giá trị. Cụ thể như sau:

15




Đối với Nguyên liệu đầu vào: Tăng cường chăm sóc, nuôi trồng để tạo ra những
sản phẩm đầu vào chất lượng nhất. Phổ biến cách thức chăm sóc và các nguyên
liệu nuôi trồng phù hợp để khâu sản xuất có thể nắm được cách thức thực hiện

hiệu quả.



Đối với khâu Sản xuất: Mở rộng diện tích sản xuất, tăng cường mùa vụ nhằm
tăng sản lượng và chất lượng sản phẩm. Đối với các hộ nông nghiệp có kinh
nghiệm canh tác lâu năm, nên chia sẻ kinh nghiệm tới các lao động khác để tăng
hiệu quả canh tác vụ chè.



Đối với Cơ sở chế biến: Mở rộng quy mô các nhà máy và tăng công suất để có
được thành phẩm hoàn hảo hơn.



Đối với người tiêu dùng: Do sản lượng còn ít cũng như vị trí địa lý khó khăn
nên số lượng người tiêu dùng vẫn bị hạn chế. Nên thực hiện các biện pháp
quảng cáo, huy động nguồn vốn để tiếp thị đưa sản phẩm tới các tỉnh khác cũng
như xuất khẩu ra nước ngoài.

3.2. Thúc đẩy các mối liên kết ngang trong chuỗi giá trị
Liên kết ngang là liên kết giữa các tác nhân trong cùng một khâu (VD: liên kết
những người sản xuất/kinh doanh riêng lẻ thành lập nhóm cộng đồng/ tổ hợp tác) để
giảm chi phí, tăng giá bán sản phẩm. Hiện mối liên kết ngang trong chuỗi còn khá
manh mún, chưa có sự liên kết với nhau. Vì vậy, trước sự khó khăn trong biến đổi khí
hậu, các nhân tố trong chuỗi giá trị liên kết ngang cần có những ứng phó kịp thời,
những giải pháp được đề xuất như sau:



Về thực hiện mối liên kết sản xuất nông dân – nông dân, Yên Bái cần tập trung
hỗ trợ thành lập các tổ hợp tác để tập hợp nhiều thành viên cùng liên kết sản
xuất chè và cùng thực hiện các mô hình trồng xen canh bền vững. Cần đẩy
mạnh tuyên truyền, tập huấn khoa học công nghệ, tổ chức hội nghị để nâng cao
nhận thức, thay đổi tư duy, cách nghĩ và cách làm, tính kỷ luật của nông dân khi
tham gia mô hình sản xuất hàng hóa. Một số nguyên tắc chẳng hạn như việc các
hộ gần nhau nên liên kết để thống nhất thời gian thu hoạch, tránh tình trạng thu
hoạch nhỏ với số lượng nhỏ lẻ, tạo điều kiện cho thương lái ép giá... cần chú

16


trọng đến chất lượng sản phẩm sản xuất, thường xuyên trao đổi để ứng dụng các
công nghệ mới trong trồng chè sao cho hiệu quả cao.


Về thực hiện mối liên kết giữa các thương lái thu mua, thực tế cho thấy giá chè
thu gom giữa các vùng lân cận là ít có sự chênh lệch. Do đó, các thương lái thu
mua không nên tự ý tăng giá để giành giật nguồn cung từ nông dân mà cần xác
định lại địa bàn hoạt động để có sự phân chia rõ ràng giữa các khu vực thu gom.
Điều này sẽ hạ thấp tối đa chi phí vận chuyển và nâng cao lợi nhuận cho các
thương lái thu gom.



Về thực hiện mối liên kết giữa các cơ sở sơ chế, các cơ sở sơ chế cần chú trọng
đến việc chia sẻ các nguồn cung từ các thương lái cho nhau để đảm bảo nguồn
nguyên liệu cho sơ chế. Tránh tình trạng có cơ sở thu mua quá nhiều nên dự trữ
quá lâu làm giảm chất lượng chè nhưng lại có cơ sở không có đủ nguồn cung
nên hoạt động cầm chừng do thiếu nguyên liệu.




Về thực hiện mối liên kết giữa các doanh nghiệp xuất khẩu, đến lượt mình, các
doanh nghiệp xuất khẩu cũng cần liên kết lại để tạo đối trọng với phía các đối
tác nhập khẩu, đặc biệt là các thương nhân Trung Quốc để tránh bị ép giá. Số
lượng doanh nghiệp xuất khẩu chè tại Yên Bái không nhiều nên giải pháp liên
kết để tạo lợi thế với thương nhân Trung Quốc là rất khả thi, trong đó, các cơ
quan cấp chính quyền, hiệp hội cần thể hiện vai trò trung gian, gắn kết các
doanh nghiệp với nhau để thực hiện thật hiệu quả mối liên kết này.

3.3.

Tăng cường sự hỗ trợ từ các tác nhân hỗ trợ trong chuỗi giá trị

Xuyên suốt trong quá trình vận hành của chuỗi giá trị không thể thiếu các vai trò
của các bộ phận hỗ trợ như: Hiệp hội chè Việt Nam, các cơ quan đơn vị cấp tỉnh, ngân
hàng và các cơ quan khuyến nông,... Đối với từng khâu trong chuỗi giá trị, các chức
năng hỗ trợ phải thực hiện tốt vai trò của mình để đảm bảo cho quá trình vận hành
chuỗi giá trị diễn ra một cách hiệu quả và xuyên suốt, đặc biệt trong điều kiện biến đổi
khí hậu hiện nay:


Đối với Hiệp hội chè Việt Nam: Đóng vai trò là người hướng dẫn tỉnh Yên Bái
thực hiện cam kết của mình về sản xuất chè, đồng thời khuyến khích và hỗ trợ

17


địa phương chú trọng nâng cao chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn cho sản

phẩm chè Shan, áp dụng khoa học công nghệ, thực hiện thêm nhiều dự án
nghiên cứu chuyên sâu để ứng phó với biến đổi khí hậu.


Đối với Sở Khoa học và Công nghệ: Thực hiện hiệu quả vai trò chủ trì trong các
hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ hàng năm nâng cao
chất lượng giống, thâm canh vườn chè; áp dụng các công cụ quản lý chất lượng
và xây dựng thương hiệu cho các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất chế biến chè
trong tỉnh.



Đối với Sở Công thương: Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện các
dự án xúc tiến thương mại sản phẩm chè Shan Yên Bái. Tính toán cân đối và
phân bổ nguồn vốn đầu tư phát triển, đồng thời tranh thủ các nguồn vốn của
Trung ương để thực hiện các đề án cải tiến công nghệ cho chế biến chè. Chủ
động tổ chức các chương trình quảng bá, triển lãm các sản phẩm chè ở thị
trường nước ngoài.



Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Phối hợp chặt chẽ với Hội nông dân
trong việc tổ chức trồng mới, sản xuất chè nguyên liệu. Chủ trì triển khai các
vùng trồng chè chuyên canh, xen canh phù hợp với nhu cầu phát triển trong điều
kiện biến đổi khí hậu.



Hệ thống ngân hàng: Căn cứ trên quy hoạch ngành chè, tỉnh Yên Bái cân đối các
nguồn vốn: nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn tín dụng nông nghiệp, vốn hỗ trợ

quốc tế và vốn tự có của nông dân, cơ sở, doanh nghiệp chế biến để bảo đảm
lượng vốn phù hợp với nhu cầu trồng mới và cải tạo vườn chè hàng năm.

18


KẾT LUẬN
Biến đổi khí hậu là điểm nóng toàn cầu, là vấn đề mà Việt Nam nói chung và
chè shan Yên Bái nói riêng sẽ phải đối mặt. Do đó, việc có thể đánh giá một cách chính
xác các tác động đến từ biến đổi khí hậu sẽ giúp chúng ta có những phương án tiếp cận
kịp thời ứng phó, từ đó nâng cao, cải thiện năng suất giá trị đầu ra sản phẩm chè Shan.
Với những sự chuẩn bị và cải tiến này, chúng ta hoàn toàn có thể kì vọng vào bước tiến
đáng kể trong sự phát triển của ngành sản xuất chè Shan Việt Nam nói chung và chè
Shan Yên Bái nói riêng. Từ đó, nâng cao đời sống chung của người dân sản xuất nơi
đây.
Trong quá trình thực hiện bài tiểu luận, do hạn chế về nguồn số liệu và thời gian
tiến hành nên trong quá trình thực hiện không thể tránh khỏi sai sót, nhóm tác giả
mong cô hiểu và thông cảm. Trong tương lai, nếu có thể đầu tư nhiều thời gian hơn và
tìm ra bộ số liệu chi tiết hơn, nhóm tác giả hứa sẽ hoàn thiện tiểu luận này để đạt độ
chính xác cao hơn!

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Khái quát biến đổi khí hậu ở Việt Nam, Hà
Nội.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường, (2011), Dự án: Điều tra, đánh giá mức độ tổn
thương Tài nguyên - Môi trường, khí tượng thủy văn biển Việt Nam; dự báo thiên

tai, ô nhiễm môi trường tại các vùng biển, Hà Nội
3. Ngân hàng Thế giới (2008), Thành phố thích ứng với khí hâu: Cẩm nang về giảm
nhẹ khả năng bị tổn thương trước thiên tai, NXB Văn Hoa – Thông tin, Hà Nội.
4. PPC Yên Bái, Dự án phát triển chè ở Yên Bái giai đoạn 2006-2010 và 2013-2015
5. Sở Tài nguyên và môi trường Yên Bái (2012), Kế hoạch hành động của tỉnh về
biến đổi khí hậu đến năm 2020
6. Trường Đại học Kinh tế quốc dân( 2009), Giáo trình Kinh tế và quản lý môi trường,
NXB Thống kê, Hà Nội
7. Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường (2010), “Biến đổi khí hậu và tác
động ở Việt Nam”, NXB Khoa học và Kỹ Thuật, Hà Nội

8. Báo Yên Bái, 20/09/2019, Yên Bái:Liên kết chuỗi để phát triển ngành chè,

%2F12%2F168235%2FYen_Bai_Lien_ket_chuoi_de_phat_trien_nganh_che.htm
%3
9. Cổng thông tin điện tử Yên Bái, 21/9/2019, Số liệu thống kê tình hình kinh tế xã hội
tháng 7 năm 2019,
/>%C4%90%C6%A1n%20v%E1%BB%8B%20h%C3%A0nh%20ch%C3%ADnh
%2C%20%C4%90%E1%BA%A5t%20%C4%91ai%20v%C3%A0%20Kh
%C3%AD%20h%E1%BA%ADu&fbclid=IwAR0A8TW90FPF0wef1zLxPB9as3AwUxAKYPym8x5Js1zISZgRaflkWDr9bA

20


21



×