Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

tiểu luận kinh tế môi trường phân tích ảnh hưởng của sự phát triển du lịch tới môi trường sinh thái tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.8 KB, 34 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Du lịch – một ngành mũi nhọn trong nền kinh tế của nước ta – luôn gắn liền với
việc khai thác các tiềm năng tài nguyên trong môi trường tự nhiên. Việt Nam là một nước
được biết đến với các danh lam thắng cảnh nổi tiếng được thế giới công nhận: Vịnh Hạ
Long, Phong Nha, Kẻ Bàng, Phố Cổ Hội An, Nhã Nhạc Cung Đình Huế,… và hệ sinh
thái rừng nguyên sinh như Cúc Phương- Ninh Bình, Pù Mát - Nghệ An,… giúp nước ta
trở thành điểm đến du lịch lí tưởng của bạn bè du khách quốc tế. Các hoạt động kinh tế
nói chung và hoạt động du lịch nói riêng đều có tác động đến tài nguyên và môi trường.
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của ngành du lịch, chúng ta đã làm
đươc khá nhiều việc, tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực cũng còn tồn tại nhiều vấn
đề cần phải giải quyết, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường. Hoạt động du lịch tạo nên
những môi trường nhân tạo như công viên vui chơi, nhà bảo tàng, làng văn hoá…trên cơ
sở của một hay tập hợp các đặc tính của môi trường tự nhiên, mà trực tiếp gây ra các vấn
đề về môi trường. Theo thống kê của Bộ Tư Pháp, hiện có khoảng 300 văn bản luật về
bảo vệ môi trường, tuy nhiên, hệ thống các văn bản này vẫn còn chưa hoàn thiện, thiếu
đồng bộ, chi tiết, tính ổn định không cao, làm hạn chế hiệu quả điều chỉnh hành vi của
các cá nhân, tổ chức... trong việc bảo vệ môi trường. Quyền hạn pháp lý của các tổ chức
bảo vệ môi trường, nhất là của lực lượng Cảnh sát môi trường chưa thực sự đủ mạnh, nên
đã hạn chế hiệu quả hoạt động nắm tình hình, phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm.
Các chế tài xử phạt đối với các loại hành vi gây ô nhiễm môi trường còn hạn chế
Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu đã chọn đề tài: “Phân tích ảnh hưởng của sự phát
triển du lịch tới môi trường sinh thái tại Việt Nam”. Bài tiểu luận gồm 3 phần chính:
1. Cơ sở lý luận về du lịch và môi trường sinh thái
2. Thực trạng môi trường sinh thái việt nam dưới tác động của sự phát triển du lịch
3. Đánh giá giải pháp phát triển du lịch bền vững gắn với bảo vệ môi trường sinh thái
1


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI
1.1. Khái niệm chung về môi trường
1.1.1.



Môi trường sinh thái là gì?

Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật
thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại,
phát triển của con người và thiên nhiên.
Môi trường sinh thái là một mạng lưới chỉnh thể có mối liên quan chặt chẽ với nhau
giữa đất, nước, không khí và các cơ thể sống trong phạm vi toàn cầu. Sự rối loạn bất ổn
định ở một khâu nào đó trong hệ thống sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng. Con người và xã
hội xuất thân từ tự nhiên, là một bộ phận của thiên nhiên
1.1.2.

Bảo vệ môi trường

Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động nhằm làm cho môi trường trong lành,
sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi
trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái; phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử
dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học. Như vậy, bảo vệ
môi trường vừa được hiểu là bảo vệ chất lượng môi trường nói chung, vừa bảo vệ chất
lượng của từng thành phần môi trường như bảo vệ đất, bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn nước,
bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ đa dạng sinh học...Bảo vệ môi trường là trách nhiệm
chung của tất cả mọi người và của mọi quốc gia, không phân biệt hình thức chính thể, chế
độ chính trị và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước.

2


1.2. Khái quát về du lịch
1.2.1.


Định nghĩa về du lịch

Trong lịch sử, những dấu ấn đầu tiên về du lịch của con người đã xuất hiện từ rất
sớm (khoảng từ thế kỷ VIII –VII TCB), với hoạt động tham quan các công trình kiến
trúc, học ngoại ngữ, trải nghiệm văn hóa, ẩm thực của tầng lớp thượng lưu Hy Lạp và La
Mã cổ đại. Trải qua hàng ngàn năm, du lịch dần trở thành nhu cầu thiết yếu với mọi
người ở mọi tầng lớp, khu vực.
Theo Guer Freuler, “Du lịch là một hiện tượng của thời, dựa trên sự tăng trưởng
về nhu cầu khôi phục sức khoẻ và sự thay đổi của môi trường xung quanh, dựa vào sự
phát sinh, phát triển tình cảm đối với vẻ đẹp thiên nhiên”.
Kaspar cho rằng du lịch là hiện tượng di chuyển của cư dân và tất cả những gì liên
quan đến sự di chuyển đó. Ý tưởng này thể hiện qua quan điểm của Hienziker và Kraff,
về sau được Hiệp hội các chuyên gia khoa học về du lịch thừa nhận. “Du lịch là tổng hợp
các mối quan hệ, hiện tượng bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của
các cá nhân tại những nơi không phải là nơi ở và làm việc thường xuyên của họ”.
Dưới góc độ kinh tế học, Picara – Emod đã định nghĩa: “Du lịch là tổng hoà việc tổ
chức và chức năng của nó, không chỉ về phương diện khách vãng lai mà chính về giá trị
do khách chi ra và của khách vãng lai mang đến với một túi tiền đầy, tiêu dùng trực tiếp
hoặc gián tiếp cho các chi phí của họ nhằm thoả mãn nhu cầu hiểu biết và giải trí.”
Còn theo Luật du lịch 2005 của nước ta, “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến
chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu
tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.
Như vậy du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ, có nhiệm vụ phục vụ cho nhu cầu
tham quan giải trí nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp với các hoạt động chữa bệnh, thể
thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác. Như vậy, du lịch là một ngành độc đáo
phức tạp, có tính đặc thù, mang nội dung văn hoá sâu sắc và tính xã hội cao.
3


1.2.2.


Các dạng du lịch

Ngày nay, du lịch không còn gói gọn trong một vài hoạt động đơn lẻ, mà đã phát
triển thành các loại hình, các chuỗi du lịch với đặc điểm, tính chất vô cùng đa dạng, mới
mẻ. Do đó, các loại hình du lịch cũng được phân chia dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau:
1.2.2.1. Căn cứ vào mục đích chuyến đi:
Theo tiến sĩ Hassel có 10 loại hình du lịch phổ biến theo cách phân chia này:
– Du lịch thiên nhiên: phù hợp những người thích tận hưởng bầu không khí ngoài
trời, thích thưởng thức những phong cảnh đẹp và đời sống thực vật hoang dã. Những
người đi du lịch trong nhóm này muốn tìm đến vẻ đẹp và đời sống hoang sơ của vườn
quốc gia Cúc Phương, phong cảnh hùng vĩ nhưng tĩnh lặng của Ngũ Hành Sơn.
– Du lịch văn hóa: Loại hình này thu hút những người mà mối quan tâm chủ yếu
của họ là truyền thống lịch sử, phong tục tập quán, nền văn hóa nghệ thuật… của điểm
đến. Những du khách này sẽ viếng thăm các viện bảo tàng, nghỉ tại các quán trọ đồng
quê, tham dự các lễ hội truyền thống và sinh hoạt văn hóa nghệ thuật của địa phương.
– Du lịch xã hội: Hấp dẫn những người mà đối với họ sự tiếp xúc, giao lưu với
những người khác là quan trọng nhất. Trong khi một số người thích được tham gia một
nhóm du lịch sẵn có để tiếp xúc với những người mới, số khác lại thích trải nghiệm nếp
sống, văn hóa, con người bằng cách sống chung với người bản địa.
– Du lịch hoạt động: Loại hình du lịch này thu hút khách bằng hoạt động xác định
trước và thách thức phải hoàn thành trong chuyến đi, kỳ nghỉ của họ. Một số du khách
muốn thực hành và hoàn thiện vốn ngoại ngữ của mình khi đi du lịch nước ngoài. Một số
người khác muốn thám hiểm, khám phá cấu tạo địa chất của một khu vực nhất định.
– Du lịch giải trí: Đây là loại hình được yêu thích rộng rãi, thích hợp với những
người coi chuyến đi là sự hưởng thụ và tận hưởng kỳ nghỉ. Họ thường đến những bờ biển
đẹp, tham gia vào các hoạt động như cắm trại, các trò chơi và học các kỹ năng mới.

4



– Du lịch thể thao: Thu hút những người ham mê thể thao để nâng cao thể chất, sức
khỏe. Tham gia chơi các môn thể thao như quần vợt, đánh gôn, bóng chuyền bãi biển,
lướt són, trượt tuyết, đi xe đạp đường trường…là những ví dụ cho các hoạt động phù hợp
với loại hình du lịch này.
– Du lịch tôn giáo: thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng đặc biệt của những người theo các
đạo phái khác nhau, bộc lộ qua những nơi có ý nghĩa tâm linh, những địa điểm tôn giáo
được tôn kính. Đây là loại hình du lịch lâu đời nhất và vẫn còn phổ biến đến ngay nay.
– Du lịch sức khỏe: hấp dẫn những người tìm kiếm cơ hội cải thiện điều kiện thể
chất của mình. Các khu an dưỡng, nghỉ mát ở vùng núi cao hoặc ven biển, các điểm có
suối nước nóng hoặc nước khoáng là những nơi điển hình tạo ra loại du lịch này.
Trên thực tế người ta thường thể kết hợp một vài loại hình du lịch với nhau trong
cùng một chuyến đi. Ví dụ như du lịch nghỉ ngơi với du lịch văn hóa, học tập; du lịch giải
trí nghỉ ngơi vơi du lịch thăm hỏi..v.v…
1.2.2.2. Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ:
– Du lịch quốc tế: liên quan đến các chuyến đi vượt qua khỏi phạm vi lãnh thổ( biên
giới) quốc gia của khách du lịch. Chính vì vậy, du khách thường gặp phải ba cản trở
chính trong chuyến đi đó là: ngôn ngữ, tiền tệ, và thủ tục đi lại. Cùng với dòng du khách,
hình thức du lịch này tạo ra dòng chảy ngoại tệ giữa các quốc gia và do đó ảnh hưởng đến
cán cân thanh toán quốc gia. Loại hình du lịch này được phân chia thành hai loại nhỏ:
+ Du lịch quốc tế đến: là chuyến viếng thăm của người từ các quốc gia khác.
+ Du lịch ra nước ngoài: là chuyến đi của cư dân trong nước đến nước khác.
– Du lịch trong nước: là những chuyến đi của cư dân trong phạm vi quốc gia của họ.
– Du lịch nội địa: bao gồm du lịch trong nước và du lịch quốc tế đến.
– Du lịch quốc gia: bao gồm du lịch nội địa và du lịch ra nước ngoài.

5


1.2.2.3. Căn cứ vào tương tác của du khách đối với điểm đến

– Du lịch thám hiểm: Bao gồm các nhà nghiên cứu, người leo núi và nhà thám hiểm
đi theo các nhóm với số lượng nhỏ. Họ sử dụng đồ dùng cá nhân, thức ăn chuẩn bị trước
và hầu như không tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ du lịch. Vì thế, loại hình du lịch này ảnh
hưởng không đáng kể tới kinh tế, văn hóa-xã hội và môi trường của điểm đến.
– Du lịch thượng lưu: Chuyến đi của tần lớp thượng lưu đến những nơi độc đáo để
giải trí và tìm kiếm sự mới lạ. Bên cạnh việc sử dụng các tiện nghi giành cho khách du
lịch, họ cũng dễ dàng thích nghi với các điều kiện địa phương. Số lượng khách của nhóm
này tương đối ít, có nhu cầu về sản phẩm du lịch chất lượng cao và không co giãn theo
giá. Chuyến du lịch của họ có thể dẫn tới những hoạt động đầu tư có lợi cho diểm đến.
– Du lịch khác thường: khách du lịch thích đến những nơi xa xôi, hoang dã, quan
tâm đến những nền văn hóa sơ khai hoặc tìm kiếm những phần bổ sung thêm( không có)
trong một tour du lịch tiêu chuẩn. Họ thích nghi tốt và chấp nhận các điều kiện về sản
phẩm, dịch vụ du lịch do địa phương cung cấp.
– Du lịch đại chúng tiền khởi: Một dòng khách du lịch ổn định đi theo một nhóm
nhỏ hoặc cá nhân đến các nơi an toàn, phổ biến, khí hậu phù hợp. Họ tìm kiếm tiện nghi
và dịch vụ tiêu chuẩn nhưng cũng dễ dàng chấp nhận các điều kiện chưa phải tiêu chuẩn
của địa phương. Đây là sự mở đầu và phát sinh hình thức du lịch đại chúng sau này.
– Du lịch đại chúng: Một số lượng lớn khách du lịch( thường từ châu Âu hoặc Bắc
Mỹ) tạo thành dòng chảy liên tục tràn ngập các khu nghỉ mát nổi tiếng ở châu Âu hoặc
hawaii vào các mùa du lịch. Khách du lịch thường thuộc tầng lớp trung lưu và họ mong
muốn các tiện nghi đạt tiêu chuẩn, nhân viên phục vụ được đào tạo và hướng dẫn viên du
lịch biết nhiều ngoại ngữ. Loại hình du lịch này có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát
triển du lịch ở cả quốc gia gửi khách lẫn các quốc gia đón khách, các điểm đến du lịch.
– Du lịch thuê bao: Đây là loại hình du lịch phát triển rộng rãi, từ các tầng lớp có
nhu cầu trung bình và thấp, nên có dung lượng lớn. Với số lượng lớn, dòng khách ồ ạt,
chi tiêu của du khách tạo ra nguồn thu nhập lớn đối với cơ sở kinh doanh của điểm đến.
6


1.2.3.


Đặc điểm của du lịch

 Tính tức thời
Tính tức thời là một trong những đặc điểm quan trong nhất của ngành du lịch. Sản
phẩm, dịch vụ du lịch, lữ hành được tiêu thụ ngay khi chúng được sản xuất. Ta không thể
lưu trữ phòng ốc hay chỗ ngồi cáp treo để chờ ngày bán ra, hay phòng nghỉ không được
đặt chỗ tối nay không thể tích trữ cho các đợt đặt hàng vào ngày mai. Chính vì sự kém ổn
định này, các khách sạn và đại lý du lịch thường có xu hướng đặt nhiều phòng và chỗ
ngồi hơn cần thiết. Phân tích đã chỉ ra rằng việc này kinh tế hơn hẳn so với nỗ lực tìm
phòng hay sản phẩm cho khách trong tình trạng thiếu hụt
 Tính thiếu nhất quán
Các sản phẩm du lịch luôn thay đổi không ngừng. Một phòng khách sạn, trong cùng
một khoảng thời gian với cùng kiểu thời thiết, có thể trở nên hấp dẫn hoặc hoàn toàn
không có sức hút, phụ thuộc vào tâm trạng của khách hàng. Người làm du lịch sẽ rất khó
khăn khi phải đối mặt với các đối tượng du khách với nhận thức, tư tưởng khác nhau, và
dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thời tiết, địa hình,… Do vậy, gần như không có quy chuẩn
nào có thể áp đặt vào dịch vụ du lịch.
 Không di động, đòi hỏi đầu tư cao
Đầu tư vào lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, tour trọn gói, phương tiện di chuyển…
luôn đòi hỏi khối lượng lớn tiền bạc. Trong khi đó, việc các dịch vụ khách sạn, vui chơi,
… có hấp dẫn hay không thường phụ thuộc lớn vào khu vực, đất nước và các sự vật xung
quanh – điều ta rất khó thay đổi để cải thiện vị trí bản thân trong mắt khách hàng.
 Hướng đến con người.
Nhân vật trung tâm của ngành du lịch không ai khác chính là con người. Do đó,
thước đo của sự hài lòng chính trong mỗi buổi du lịch chính là mức độ tương tác và hào
hứng giữa con người với các dịch vụ được cung cấp.
 Tính vô hình.

7



1.2.4.

Vai trò của du lịch

Đối với con người nói chung, du lịch là hình thức lành mạnh giúp giải tỏa căng
thẳng, giảm nguy cơ bệnh tật, tăng tương tác giữa người với người trong các chuyến du
lịch nhóm, gắn kết tình bạn, tăng chất lượng cuộc sống. Thông qua hoạt động du lịch, du
khách có cơ hội trải nghiệm trong môi trường văn hóa, tôn giáo khác nhau, mở rộng kiến
thức bản thân và trở nên thông thái hơn.
Vè mặt kinh tế, du lịch đem lại lợi ích to lớn cho các địa phương, là một trong
những ngành kinh tế quan trọng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, là ngành mũi nhọn
trong mục tiêu phát triển của nước ta. Việc du lịch trở nên phổ biến kéo theo sự mọc lên
của các hệ thống nhà hàng, khách sạn, phương tiện di chuyển,… góp phần giải quyết
công ăn việc làm cho lực lượng thất nghiệp, và đem lại mức lương hứa hẹn cho những
người sẵn có có trình độ cao.
Về văn hóa - xã hội, việc di chuyển nhiều nơi và trải nghiệm văn hóa của khách du
lịch góp phần làm đa dạng nền văn hóa bản địa, góp phần làm lan tỏa những giá trị tốt
đẹp của địa phương ra thế giới.

8


1.3. Mối quan hệ giữa du lịch và môi trường sinh thái
1.3.1.

Ảnh hưởng của môi trường đến hoạt động phát triển du lịch

Sự phát triển của bất kỳ ngành kinh tế nào cũng gắn liền với vấn đề môi trường.

Điều này càng đặc biệt có ý nghĩa đối với sự phát triển của ngành kinh tế tổng hợp có
tính liên ngành, liên vùng, và xã hội hoá cao như du lịch. Môi trường được xem là yếu tố
quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, tính hấp dẫn của các sản phẩm du lịch,
qua đó ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách, đến sự tồn tại của hoạt động du lịch.
Du lịch sẽ phát triển nhanh chóng và thuận lợi ở những địa điểm có môi trường
trong lành, thời tiết ôn hòa, khung cảnh tươi đẹp. Điều này càng quan trọng hơn với các
hình thức môi trường sinh thái – khi trải nghiệm của du khách phụ thuộc 70% vào chất
lượng của môi trường.
Ô nhiễm môi
trường (đất, nước,
không khí)

Sự cố, tai biến môi
trường như sạt lở,
lũ quét
Điều kiện tai biến
môi trường

Sức khỏe du khách bị suy giảm
Biến đổi cảnh quan, suy giảm hệ
sinh thái, đa dạng sinh học
Gây nguy hiểm cho tính mạng,
tài sản du khách, khó khăn cho
việc tổ chức hoạt động du lịch

Ảnh hưởng
xấu đến
ngành du

ảnh hưởng nghiêm trọng đến

phát triển của nền kinh tế

Như vậy có thể thấy trạng thái môi trường (chất lượng, điều kiện, sự cố-tai biến) ở
những mức độ và khía cạnh khác nhau sẽ có những ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động
phát triển du lịch

9


1.3.2.

Tác động của du lịch tới môi trường sinh thái

Ngành công nghiệp du lịch có nhiều yếu tố gây ảnh hưởng đến môi trường, trong đó
có thể chia thành các giai đoạn sau:
Trong giai đoạn xây dựng cơ sở vật chất, các hoạt động chủ yếu bao gồm san lấp
chuẩn bị mặt bằng; khai thác vật liệu để xây dựng các công trình hạ tầng và dịch vụ du
lịch;xây dựng cơ sở hạ tầng (đường giao thông, hệ thống cung cấp nước và năng lượng,
hệ thống thu gom và xử lý chất thải...); xây dựng các công trình dịch vụ du lịch, hoạt
động vận chuyển; …
Các hoạt động này sẽ tác động làm ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan, môi trường
sống (nơi cư trú) của nhiều loài sinh vật, làm tăng nguy cơ mất cân bằng trong phát triển
các hệ sinh thái,... Tác động này thường nhận thấy rõ khi phát triển xây dựng các khu du
lịch ở những khu vực có môi trường nhạy cảm như rừng ngập mặn ven biển, các vườn
quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên.
Trong giai đoạn diễn ra hoạt động du lịch, các công ty lữ hành vận chuyển khách
hàng đến tận hưởng cảnh quan, làm cho:
Tăng áp lực ô nhiễm môi trường do lượng chất thải (rác và nước thải) từ hoạt
động của khách du lịch trong quá trình tham quan du lịch và từ các cơ sở dịch vụ du lịch.
Tăng khả năng ô nhiễm môi trường không khí, nước, đất và các hệ sinh thái từ

các phương tiện dịch vụ vận chuyển, vui chơi giải trí, các cơ sở lưu trú...
Tăng khả năng phát sinh các dịch bệnh do khách mắc phải từ nơi khác.
Tăng nguy cơ suy giảm đa dạng sinh học do có nhu cầu về thực phẩm (đặc biệt là
đặc sản), hàng lưu niệm (được làm từ các loài sinh vật quý hiếm) của du khách; do sự tập
trung lượng lớn du khách trong mùa giao phối; v.v.
Tăng nguy cơ xói mòn vùng cát ven biển do phát triển các khu du lịch biển.
Tăng nguy cơ ùn tắc giao thông, tăng áp lực đối với hệ thống hạ tầng xã hội, đặc
biệt trong mùa du lịch, thời gian lễ hội, ngày nghỉ cuối tuần.
10


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG SINH THÁI VIỆT NAM DƯỚI
TÁC ĐỘNG CỦA SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
2.1. Sự phát triển của ngành du lịch tại Việt Nam hiện nay
Du lịch ngày càng có vai trò rất quan trọng tại Việt Nam. Đối với khách du lịch, họ
đi khám phá văn hóa và thiên nhiên, bãi biển và các cựu chiến binh Mỹ và Pháp, Việt
Nam đang trở thành một địa điểm du lịch mới ở Đông Nam Á.
Nền kinh tế Việt Nam đang chuyển đổi từ nông nghiệp sang nền kinh tế dịch vụ.
Hơn một phần ba của tổng sản phẩm trong nước được tạo ra bởi các dịch vụ, trong đó bao
gồm khách sạn và phục vụ công nghiệp và giao thông vận tải. Nhà sản xuất và xây dựng
(28 %) nông nghiệp, và thuỷ sản (20 %) và khai thác mỏ (10 %).
Trong khi đó, du lịch đóng góp 4,5% trong tổng sản phẩm quốc nội (thời điểm
2007). Ngày càng có nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào ngành du lịch. Sau
các ngành công nghiệp nặng và phát triển đô thị, đầu tư nước ngoài hầu hết đã được tập
trung vào du lịch, đặc biệt là trong các dự án khách sạn.
Với tiềm năng lớn, từ năm 2001, Du lịch Việt Nam đã được chính phủ quy hoạch,
định hướng để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Mặc dù "Chiến lược phát triển du lịch
Việt Nam 2001 - 2010" có vài chỉ tiêu không đạt được, từ năm 2011, "Chiến lược phát
triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" đã được thủ tướng chính
phủ Việt Nam phê duyệt ngày 30/12/2011 để tiếp nối.

2.1.1.

Những dấu hiệu tích cực

Năm 2015, Cục Di sản văn hóa đã công bố về số lượng khách tham quan các điểm
du lịch Việt Nam, theo đó dẫn đầu là Quần thể danh thắng Tràng An đón hơn 5 triệu lượt
khách, tiếp theo là vịnh Hạ Long đón trên 2,5 triệu lượt khách, cố đô Huế đứng thứ ba
với hơn 2 triệu lượt khách, phố cổ Hội An đón khoảng 1,1 triệu lượt khách. Tiếp nối đà
phát triển của mình, ngành du lịch Việt Nam tiếp tục thăng hoa trên con đường phát triển.
Du lịch Việt Nam được Nhà nước Việt Nam xem là một ngành kinh tế mũi nhọn vì cho
rằng đất nước Việt Nam có tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú. Năm 2019, ngành
11


Du lịch Việt Nam lập kỳ tích lần đầu tiên đón 18 triệu lượt khách quốc tế, tăng 16,2% so
với năm 2018. Giai đoạn từ 2015-2019, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã tăng 2,3
lần từ 7,9 triệu lượt lên 18 triệu lượt, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 22,7% mỗi năm.
Việt Nam liên tục nằm trong nhóm những quốc gia có tốc độ tăng trưởng khách du lịch
nhanh nhất thế giới. Năm 2019, du lịch Việt Nam nhận giải thưởng Điểm đến di sản hàng
đầu thế giới và Điểm đến Golf tốt nhất thế giới do World Golf Awards trao tặng. Cùng
với đó, World Travel Awards cũng vinh danh Việt Nam là Điểm đến hàng đầu châu Á 2
năm liên tiếp 2018-2019 và Điểm đến ẩm thực hàng đầu châu Á 2019.
Bảng thống kê số liệu về lượng khách du lịch đến Việt Nam trong những năm gần đây
Nguồn: Tổng cục Thống kê, Đơn vị: người
Năm

Du khách từ nước ngoài

Thay đổi


2010

5.049.855

34.8%

2011

6.014.032

19.1%

2012

6.847.678

10.8%

2013

7.572.352

10,6%

2014

7.874.312

4,0%


2015

7.943.651

0,9%

2016

10.012.735

26,0%

2017

12.922.151

29,1%

2018

15.497.791

19.9%

Khách thông thường và khách du lịch đến Việt Nam 10 năm gần đây (2000–2010)
Nguồn: Tổng cục Thống kê, Đơn vị: triệu người

12



2.1.2.

Những vấn đề tiêu cực

Tổng quan về ngành du lịch Việt Nam ngày càng được khẳng định qua những con
số tăng trưởng tích cực. Tuy nhiên, Du lịch cũng gặp phải nhiều thách thức trong quá
trình xây dựng và phát triển bền vững. Khả năng cạnh tranh của du lịch Việt Nam còn
hạn chế trước sự cạnh tranh gay gắt của du lịch khu vực và thế giới. Công tác quản lý môi
trường tự nhiên và xã hội, quản lý điểm đến chưa được triển khai đồng bộ, hiệu quả.
Tình trạng mất vệ sinh, an ninh, trật tự tại các điểm du lịch vẫn thường xuyên xảy
ra; taxi dù, hiện tượng chèo kéo, bán hàng rong, lừa đảo, ép khách du lịch vẫn thường
xuyên diễn ra ở nhiều địa phương, nhất là vào mùa cao điểm...
Trong khi đó, nguồn tài nguyên du lịch còn chưa được thống kê, phân loại và xếp
hạng để quản lý khai thác một cách bền vững, hiệu quả, dẫn tới tài nguyên du lịch nhiều
nhưng khai thác bừa bãi, mới dừng ở bề nổi mà chưa phát huy giá trị của tài nguyên.
Sự xung đột về lợi ích kinh tế giữa các chủ thể kinh tế và các ngành, tầm nhìn ngắn
hạn và hạn chế về công nghệ dẫn tới một số tài nguyên du lịch bị tàn phá, sử dụng sai
mục đích... tác động tiêu cực tới phát triển du lịch bền vững.
Tính chuyên nghiệp khi xây dựng sản phẩm du lịch, xúc tiến quảng bá cũng chưa
được nâng cao. Sản phẩm du lịch Việt Nam vẫn chậm đổi mới, nghèo nàn, đơn điệu,
thiếu đặc sắc, ít sáng tạo, còn trùng lặp giữa các vùng miền, giá trị gia tăng hàm chứa
trong sản phẩm du lịch thấp, thiếu đồng bộ và thiếu liên kết trong phát triển sản phẩm.
Công tác xúc tiến quảng bá còn nhiều hạn chế, chưa chuyên nghiệp, hiệu quả; mới
dừng ở quảng bá hình ảnh chung, chưa tạo được tiếng vang và sức hấp dẫn đặc thù cho
từng sản phẩm du lịch. Kinh phí đầu tư còn hạn chế, chưa tạo hiệu ứng kích cầu.
Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch phát triển nhanh
nhưng nhìn chung quy mô, tiện nghi sản phẩm du lịch còn nhỏ lẻ, vận hành chưa chuyên
nghiệp, chưa hình thành hệ thống các khu du lịch quốc gia với thương hiệu nổi bật.
Nguồn nhân lực du lịch cũng là điểm yếu kém lớn của ngành Du lịch.
13



2.2. Tác động của ngành du lịch tới môi trường
2.2.1.

Tác động tích cực

2.2.1.1. Tác động đến môi trường du lịch tự nhiên
– Hoạt động du lịch tạo ra hiệu quả tốt đối với việc sử dụng hợp lý, bảo vệ tối ưu
các nguồn tài nguyên và môi trường du lịch góp phần tích cực vào việc bảo tồn các vườn
quốc gia, các khu bảo tồn tự nhiên, các khu rừng văn hóa – lịch sử – môi trường, tu bổ,
bảo vệ hệ thống đền đài lịch sử, kiến trúc mỹ thuật. Ở Việt Nam hiện nay đã xác định và
đưa vào bảo vệ cấp độ quốc gia 105 khu rừng đặc dụng ( trong đó có 16 vườn quốc gia,
55 khu bảo tồn tự nhiên, 34 khu rừng – văn hóa – lịch sử – môi trường). Tăng thêm mức
độ đa dạng sinh học tại những điểm du lịch nhờ những dự án có các công viên cảnh quan,
bảo tồn đa dạng sinh học thông qua nuôi trồng nhân tạo phục vụ du lịch.
– Du lịch góp phần tích cực tu sửa phát triển cảnh quan đô thị, cảnh quan tại các
điểm du lịch như tu sửa nhà cửa thành những cơ sở du lịch mới, cải thiện môi trường cho
cả du khách và cư dân địa phương bằng cách gia tăng phương tiện vệ sinh công cộng,
đường sá thông tin, năng lượng, nhà cửa xử lý rác và nước thải được cải thiện, dịch vụ
môi trường được cung cấp. Hạn chế các lan truyền ô nhiễm cục bộ trong khu dân cư nếu
như các giải pháp hạ tầng, kỹ thuật đồng bộ được áp dụng . Đối với các làng chài ven
biển trong khu vực được xác định phát triển thành các khu du lịch biển. Tăng hiệu quả sử
dụng đất nhờ sử dụng quỹ đất còn trống chưa được sử dụng hiệu quả. Giảm sức ép do
khai thác tài nguyên quá mức từ các hoạt động dân sinh kinh tế tại các khu vực phát triển
du lịch nếu như các giải pháp kỹ thuật trong cấp thoát nước được sử dụng. Du lịch phát
triển đưa đến sự kiểm soát ở các điểm du lịch nhằm bảo vệ môi trường.

14



2.2.1.2. Tác động đến môi trường du lịch nhân văn
– Tác động đến chính trị: Thông qua hoạt động du lịch, du khách có được sự giao
lưu, hiểu biết lẫn nhau làm gia tăng sự đoàn kết quốc tế, hòa bình, hữu nghị giữa các quốc
gia, dân tộc. Du lịch cũng chấp nhận các hình thức giao lưu văn hóa khác nhau, kể cả trao
đổi quan điểm và luyện tập các ngôn ngữ khác nhau.
Du lịch có tác động thúc đẩy, xây dựng văn minh tinh thần. Thông qua khai thác
hoạt động du lịch bằng nhiều hình thức, du khách được mở rộng tầm mắt, tăng cường
hiểu biết, thoải mái tinh thần.
Du lịch có ý nghĩa nhân sinh và xã hội rất tích cực, làm tăng sự hiểu biết của du
khách đối với cảnh quan thiên nhiên, đất nước, con người, lịch sử văn hóa xã hội của
quốc gia. Du lịch làm tăng nhận thức của địa phương về giá trị kinh tế của các khu vực tự
nhiên và văn hóa, qua đó có thể khơi dậy niềm tự hào đối với những di sản của quốc gia
và địa phương cũng như quan tâm đến việc giữ gìn chúng.
Phát triển du lịch có lợi cho việc bảo vệ và phát triển văn hóa dân gian. Ngoài việc
cung cấp các hoạt động tham quan di tích, du ngoạn phong cảnh, du lịch còn có tác dụng
bảo vệ văn hóa, làm đẹp môi trường và thúc đẩy sự phát triển của văn hóa dân tộc
– Phát triển, giao lưu văn hóa: Khách biết thêm về văn hóa của nước chủ nhà, biết
âm nhạc, nghệ thuật, các món ăn truyền thống và ngôn ngữ của nước đó.
Du lịch có thể đẩy mạnh việc bảo tồn và giao lưu các truyền thống văn hóa lịch sử,
góp phần bảo tồn và quản lý bền vững các tài nguyên, bảo vệ các di sản ở địa phương,
phục hưng các nền văn hóa bản xứ. Đóng góp kinh phí trực tiếp hay gián tiếp cho việc
phát triển các bảo tàng, các hoạt động văn hóa truyền thống, kể cả văn hóa ẩm thực.
Du lịch tạo ra việc làm ảnh hưởng tích cực đến sự ổn định xã hội như: gắn kết cộng
đồng,tăng thu nhập của dân địa phương qua việc cung cấp những sản phẩm mỹ nghệ
công nghiệp cho khách du lịch. Ngoài ra, du lịch nâng cao trình độ nghiệp vụ của người
dân, phát triển một số nghề mới liên quan đến dịch vụ du lịch.
15



2.2.1.3. Tác động đến môi trường kinh tế - xã hội
a. Đối với du lịch nội địa
– Du lịch tham gia tích cực vào quá trình tạo nên thu nhập quốc dân (sản xuất ra đồ
lưu niệm, chế biến thực phẩm, xây dựng các cơ sở vật chất kĩ thuật…) làm tăng tổng sản
phẩm quốc nội.
– Tham gia tích cực vào quá trình phân phối lại thu nhập quốc dân giữa các vùng.
Du lịch còn tạo thêm nhiều việc cho cho người dân, tạo cơ hội cho người dân mở rộng
thêm nhiều hình thức kinh doanh dịch vụ.
– Bên cạnh đó, du lịch nội địa phát triển tốt sẽ củng cố sức khỏe cho nhân dân lao
động và do vậy góp phần làm tăng năng suất lao động xã hội. Ngoài ra du lịch nội địa
giúp cho việc sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch quốc tế được hiệu quả hơn.
b. Đối với du lịch quốc tế chủ động:
– Ảnh hướng lớn đến cán cân thanh toán toàn bộ nền kinh tế
Du lịch tham gia tích cực vào việc làm tăng thu nhập quốc dân thông qua thu ngoại
tệ, đóng góp vai trò to lớn trong việc cân bằng cán cân thanh toán quốc tế.
Dịch vụ du lịch có giá trị xuất khẩu cao và hiệu quả kinh tế – xã hội cao nhất trong
các hoạt động xuất khẩu dịch vụ đặc biệt là theo góc độ thu ngoại tệ và thu hút lao động,
tạo công ăn việc làm. Xuất nhập khẩu dịch vụ có ảnh hưởng lớn đến cán cân thanh toán
của toàn bộ nền kinh tế. Để đẩy mạnh xuất nhập khẩu dịch vụ nhằm giảm dần nhập siêu
và tiến tới cải thiện cán cân dịch vụ trong thập niên này.
Trong những năm qua, số lượng khách nước ngoài đến Việt Nam tăng cao, từ
250.000 lượt khách năm 1990 lên đến gần 3.6 triệu lượt. Trong những năm qua, số lượng
khách nước ngoài đến Việt Nam tăng cao, từ 250.000 lượt khách năm 1990 lên đến gần
3.6 triệu lượt người năm 2006, tăng trung bình 20%/ năm. Trong 9 tháng đầu năm 2007,
lượng khách quốc tế ước tính là 3.171.763, tăng 18.5% so với cùng kỳ năm 2006. Doanh
thu từ du lịch là 1.6 tỷ USD năm 2004, hơn 1.7 tỷ USD năm 2005, 3 tỷ USD năm 2006.
16


Năm 2010, Việt Nam dự kiến sẽ có từ 6 – 6.5 triệu lượt khách quốc tế, nâng tổng doanh

thu lên 4 – 5 tỷ USD. Thống kê của Tổng cục Du lịch cho biết, trung bình mỗi khách du
lịch quốc tế đến Việt Nam chi tiêu hơn 900 USD đã góp phần đẩy doanh thu “xuất khẩu
tại chỗ” năm 2005 lên 3 tỷ USD.
Tuy nhiên, hầu hết khách du lịch quốc tế vào Việt Nam chủ yếu qua đường tour, do
các công ty lữ hành trong nước tổ chức. Các công ty nước ngoài đảm nhận chi phí vé máy
bay hoặc chi phí vận tải khách đến Việt Nam. Các hãng điều hành tour của Việt Nam thu
chi phí các khoản dịch vụ liên quan đến đi lại, ăn ở, tham quan… tại Việt Nam. Nếu
chúng ta tổ chức các tour ngay từ nước ngoài thì phần thu ngoại tệ sẽ cao hơn nữa.
– u lịch là hoạt động xuất khẩu có hiệu quả cao nhất
Tính hiệu quả trong kinh doanh du lịch được thể hiện ở chỗ, du lịch là một mặt hàng
“xuất khẩu tại chỗ” những hàng hóa công nghiệp, hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ, đồ
cổ phục chế, nông lâm sản… theo giá bán lẻ cao hơn do người bán sẽ không tốn kém
nhiều chi phí giao hàng, vận chuyển, bảo hiểm, thuế xuất nhập khẩu, có khả năng thu hồi
vốn nhanh và lãi cao do nhu cầu du lịch là nhu cầu cao cấp cần khả năng thanh toán.
“Kim ngạch” của ngành này mang lại chính là doanh thu hàng hoá và dịch vụ mà du
khách sử dụng khi đến Việt Nam. Năm 2000, Việt Nam đã thực hiện xuất khẩu tại chỗ
ước gần 800 triệu USD, tăng khoảng 150 triệu USD. Con số này trong năm 2004 là 1.6 tỷ
USD, tăng khoảng gần 25.000 tỷ. Do đó, hoạt động du lịch được đẩy mạnh sẽ đem lại
một hiệu quả thiết thực về mặt kinh tế.
– u lịch khuyến khích và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Ngành du lịch Việt Nam ước tính đã thu hút được 190 đối tác đầu tư trực tiếp nước
ngoài với tổng số vốn là 4.64 tỷ USD. Trong quý I/2007, tổng vốn đầu tư vào du lịch và
khách sạn vào gần 406 triệu USD, chiếm khoảng 1/5 tổng vốn được cấp của tất cả các
ngành kinh tế (2.75 tỷ). Hàng loạt các dự án đầu tư xây dựng khách sạn, khu du lịch có
quy mô và chất lượng cao tại các trung tâm du lịch lớn của nước ta đã được cấp phép như
dự án khu nghỉ mát đa năng Đankia – Suối Vàng thuộc thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng do
17


bốn tập đoàn đầu tư lớn của Nhật Bản là Mitsui, Mitsubishi, Sumitomo và Limtec liên

doanh đầu tư. Đây là dự án rất lớn với số vốn đầu tư lên tới 1,2 tỷ USD; dự án của tập
đoàn Rockingham (Hoa Kỳ) đầu tư vào đảo Phú Quốc với tổng số vốn đầu tư 1 tỷ USD;
tập đoàn Keangnam (Hàn Quốc) triển khai thực hiện xây dựng tổ hợp khách sạn 5 sao,
trung tâm thương mại, văn phòng, căn hộ cao cấp tại khu Cầu Giấy. Tại khu vực miền
Trung, tập đoàn Banyan Tree (Singapore) đã nhận giấy phép đầu tư 276 triệu USD xây
dựng khách sạn 5 sao, nhà hàng, sân golf tại khu kinh tế Chân Mây ( Thừa Thiên Huế);
tập đoàn Indochina Capital đầu tư xây dựng khu du lịch biển 5 sao Ngũ Hành Sơn với
tổng số vốn đầu tư 80 triệu USD trên diện tích 20ha ; Tập đoàn Winvest LLC (Mỹ) cũng
đã nhận giấy phép đầu tư khu du lịch 5 sao Saigon Atlantic tại Vũng Tàu với số vốn đầu
tư 300 triệu USD,.. Điều này đã góp phần giải quyết tình trạng thiếu phòng khách sạn cao
cấp ở các trung tâm du lịch lớn như Tp Hồ Chí Minh và Hà Nội, đặc biệt vào mùa cao
điểm trong năm (điển hình như năm APEC 2006).
Bên cạnh việc các tập đoàn nước ngoài đầu tư trực tiếp thì làn sóng đầu tư gián tiếp
vào lĩnh vực du lịch – dịch vụ cũng rất sôi động. Quỹ VinaLand đã mua 70% cổ phần của
Sofitel Metropole, khách sạn lâu đời, sang trọng và đắt khách nhất Hà Nội hiện nay. Còn
Quỹ VinaCapital cũng không chịu thua kém khi mua 52,5% cổ phần của khách sạn 5 sao
Hilton Hà Nội vào tháng 7/2006, nâng tổng số cổ phần của Quỹ tại khách sạn này lên tới
70%. Vinaland Fund cũng đầu tư thêm 43 triệu USD vào lĩnh vực khách sạn và du lịch
của Hà Nội, đầu tư 31 triệu USD vào sân golf và khu vực nghỉ mát rộng 260 hecta tại
thành phố Đà Nẵng.
Trong điều kiện lạc hậu nghèo nàn và thiếu vốn đầu tư, Việt Nam rất cần hiện đại
hoá nền kinh tế. Bên cạnh các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, các hình thức liên
doanh, liên kết với các nước ngoài trong kinh doanh du lịch cũng đã đem lại lợi nhuận
kinh tế cao. Hầu hết các khách sạn 5 sao ở Hà Nội đều là kết quả của hoạt động liên kết
giữa Việt Nam với một số nước châu Á. Ví dụ như : Khách sạn Sofitel Metropole là liên
kết giữa Việt Nam và Singapore, Sheraton là của Việt Nam và Indonesia, Sofitel plaza là
liên kết giữa Việt Nam và Malaysia, Melia Hà Nội là liên kết giữa Việt Nam và Thái Lan.
18



– u lịch củng cố và phát triển các mối quan hệ kinh tế với các nước trên thế giới.
Việt Nam đã ký 13 hiệp định hợp tác du lịch với các nước, có quan hệ bạn hàng với
800 hãng của hơn 50 nước và vùng lãnh thổ. Nước ta đã thiết lập và mở rộng quan hệ hợp
tác du lịch với Trung Quốc và tất cả các nước thành viên ASEAN, trở thành thành viên
chính thức của hiệp hội Du lịch Đông Nam á ( ASEANTA ); khôi phục quan hệ hợp tác
du lịch truyền thống với liên bang Nga; phát triển quan hệ hợp tác du lịch với Pháp; bước
đầu xây dựng quan hệ hợp tác du lịch với Hoa Kỳ.
– u lịch quốc tế phát triển tạo nên sự phát triển đường lối giao thông quốc tế .
Một ngành kinh tế lớn, ngành du lịch, có liên quan trực tiếp tới văn hóa. Những di
sản văn hóa trên lãnh thổ một quốc gia là một chủ bài lớn để thu hút du khách nước
ngoài, và từ đó nảy nở những mối giao thương khác. Mặt khác, khi bạn bè hay đối tác
nước ngoài tới tìm hiểu đất nước ta, tìm hiểu con người, xã hội và các cơ hội làm ăn với
Việt Nam, dĩ nhiên điều tối thiểu là họ phải được tiếp đón với những chuẩn mực văn
minh hiện đại. Nhưng như thế chưa đủ. Những ứng xử, những sản phẩm có tính văn hóa
cao ngoài việc thu hút và giữ chân du khách, tranh thủ cảm tình của họ, còn góp phần
quảng bá hình ảnh Việt Nam tới những nhà đầu tư tiềm năng dù đôi khi miếng bánh lợi
nhuận chưa đủ hấp dẫn…
– u lịch phát triển quan hệ ngoại hối quốc tế
Hoạt động du lịch được đẩy mạnh và rộng khắp đã đem lại một hiệu quả thiết thực
về kinh tế. Chỉ tính riêng trong 9 tháng của năm 2000, Chương trình đã thực hiện xuất
khẩu tại chỗ ước đạt trên 800 triệu USD, tăng khoảng 150 triệu USD.

19


2.2.2.

Tác động tiêu cực

2.2.2.1. Tác động đến môi trường du lịch tự nhiên

– Tài nguyên nước
Xây dựng, đất đá và các chất nạo vét, đặc biệt là những nơi chặt phá rừng ngập mặn
để xây bến cảng, làm cho chất lượng nước giảm đi rất nhiều, nước bị đục, quá trình trầm
lắng tăng. Sinh vật đáy bị huỷ diệt,chất bẩn do nạo vét tạo nên. Biển và đất bị nhiễm độc
bởi chất thải. Việc giải phóng mặt bằng và san ủi đất để xây dựng các công trình và làm
đường có thể gây ra xói mòn và sạt lở đất, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nước mặt.
Việc vứt rác và đổ nước thải bừa bãi vào các nguồn nước cũng như thải ra một lượng
xăng dầu nhất định trong quá trình vận hành các thiết bị xây dựng.
Đất bờ bị sạt lở, rác thải trôi dạt sẽ làm tăng thêm hàm lượng bùn và các chất cặn, vì
thế mà chất lượng nguồn nước kém đi, độ nhiễm độc tăng. Ô nhiễm nguồn nước xảy ra
do các nguyên nhân khác nhau như do các chất thải chưa được xử lí thải vào nguồn nước,
do việc thải dầu, mỡ, các chất hydrocacbon của các phương tiện giao thông thuỷ ( tàu,
thuyền du lịch, ca nô…) Hoạt động du khách cũng là nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn
nước như: vứt rác bừa bãi ( khi qua phà…) nguồn cấp nước bị nhiễm bẩn, nhiều sinh vật
gây bệnh hại cho sức khỏe,đổ các chất lỏng ( chất hydrocacbon khi bơi thuyền, đi xe
máy…), xăng dầu rơi vãi tạo các vết dầu loang dẫn đến nhiễm độc nặng, chất lượng nước
kém đi. Việc thay đổi mục đích sử dụng đất dẫn đến mất cân bằng sinh thái, thay đổi cảnh
quan, đẩy nhanh quá trình xói mòn. Các hoạt động khác: giao thông tấp nập, có quá nhiều
du khách làm chất lượng không khí kém đi, các giá trị du lịch bị xuống cấp.
– Tài nguyên đất
Du lịch kéo theo việc xây dựng kết cấu hạ tầng, khách sạn và công trình dịch vụ du
lịch. Điều này tất yếu dẫn đến việc xâm lấn những diện tích đất trước đây là những cảnh
quan thiên nhiên, những khu đất trồng trọt và chăn nuôi. Hoạt động phát triển các khu du
lịch thường dẫn đến việc giảm quỹ đất canh tác nông nghiệp

20


– Tài nguyên không khí
Tuy được coi là ngành “công nghiệp không khói”, nhưng du lịch có thể gây ô nhiễm

khí thông qua phát xả khí thải động cơ xe máy và tàu thuyền, đặc biệt là ở các trọng điểm
và trục giao thông chính, gây hại cho cây cối, động vật hoang dại và các công trình xây
dựng bằng đá vôi và bê tông. Bụi và các chất gây ô nhiễm không khí xuất hiện chủ yếu
do các hoạt động giao thông, sản xuất và sử dụng năng lượng. Trạng thái ồn ào do sử
dụng các phương tiện cơ giới như thuyền, phà gắn máy, xe máy…cũng như hoạt động
của du khách tại các điểm du lịch tạo nên những hậu quả trước mắt cũng như lâu dài
– Tài nguyên sinh vật
Ô nhiễm môi trường sống cùng với việc mất đi những cảnh quan thiên nhiên là
những nhân tố làm cho một số loài thực động vật dần bị mất nơi cư trú. Một số hoạt động
thái quá của du khách như chặt cây bẻ cành, săn bắn chim thú cũng là nguyên nhân làm
giảm sút cả số lượng lẫn chất lượng sinh vật trong phạm vi khu du lịch.
Hoạt động của du khách có tác động lớn đến hệ sinh thái…các hoạt động du lịch
dưới nước như thu nhặt sò, ốc, khai thác san hô làm đồ lưu niệm và thả neo tại những bãi
đá san hô đều làm huỷ hoại nơi sinh sống của các loài động vật dưới nước. Việc săn bắt
chuyên nghiệp cũng góp phần làm giảm đi nhiều loài sinh vật đang bị đe dọa diệt vong.
Việc khai thác và sử dụng đất ngày càng tăng đang ảnh hưởng đến môi trường sống
của hệ động thực vật. Nhu cầu của du khách về hải sản được coi là nguyên nhân chính tác
động mạnh đến môi trường của tôm hùm và các hải sản có giá trị khác. Đối với các hệ
sinh thái nước ngọt (sông, hồ) việc đánh bắt cá để đáp ứng nhu cầu của khách cũng là
mối đe dọa các động vật có giá trị, đặc biệt là cá sấu.
Hoạt động thể thao, đánh bắt cá, chặt cây bừa bãi… của du khách có tác động xấu
đến việc bảo tồn các loài sinh vật quý. Các khu rừng cấm và rừng nguyên sinh đặc biệt dễ
bị tổn thương khi có nhiều du khách.. Ở các khu bảo tồn thú hoang dã, hoạt động của các
đoàn xe và khách du lịch cũng có ảnh hưởng xấu đến môi trường sống, làm các sinh vật
trở nên sợ sệt, thậm chí nhiều con thú bị chết vì tai nạn do con người gây ra.
21


2.2.2.2. Tác động đến môi trường du lịch nhân văn
Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến các khía cạnh văn hoá – xã hội khó có thể

định lượng được vì phần lớn đó là: Những tác động của du lịch đến văn hoá xã hội được
thể hiện trong việc góp phần thay đổi các hệ thống giá trị, tư cách cá nhân, quan hệ gia
đình, lối sống tập thể, hành vi đạo đức, những lễ nghi truyền thống và tổ chức của cộng
đồng. phần lớn đó là những tác động gián tiếp.
Hoạt động du lịch gây ra nhiều thay đổi về đạo đức xã hội và mức độ tội phạm. Ở
Việt Nam, các tệ nạn cướp giật, ăn xin ở các trung tâm, điểm du lịch thường cao hơn so
với những nơi khác, các hoạt động mại dâm có xu hướng gia tăng.
Nền văn hoá truyền thống của nước chủ nhà có thể bị huỷ hoại hoặc giảm giá trị.
Văn hóa xuống cấp cả về quy mô lẫn tốc độ. Làm tổn hại đến các hệ thống văn hóa, gây
ra những thay đổi về tập quán tình dục. Tăng cường xung đột giữa cái mới và cái cũ bảo
thủ. Xã hội trở nên phức tạp hơn.
2.2.2.3. Tác động đến môi trường kinh tế - xã hội
– Về kinh tế:
Việc phát triển du lịch phía quản lý hoặc lượng khách du lịch qua đông sẽ gây nên
tình trạng mất cân đối giữa cung – cầu. Điều đó ảnh hưởng tới giá cả. Việc tiêu tiền của
du khách cũng có thể là nguyên nhân gây lạm phát tăng cao
– Về xã hội:
Làm thay đổi khuynh hướng tiêu dùng: Thay đổi cách tiêu dùng, hưởng thụ, cờ bạc,
mại dâm, ma túy, trộm cắp và tội phạm phổ biến. Thương mại hoá hoạt động văn hoá
truyền thống và xã hội. Tăng thêm xung đột xã hội, tăng mâu thuẫn đối kháng giữa các
nhóm có lợi ích khác nhau. Cần nhiều cảnh sát hơn, nhiều biện pháp kiểm soát hơn. Việc
tập trung du khách ngày càng nhiều tại cùng một thời điểm, địa điểm sẽ làm cho các bãi
tắm, nhà nghỉ trở nên quá tải, đường sá tắc nghẽn làm tổn hại đáng kể đến chất lượng
cuộc sống.

22


CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG GẮN
VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI

3.1. Đánh giá giải pháp của một số nước đi trước về phát triển du lịch gắn với
bảo vệ môi trường
Việc bảo vệ môi trường cần được nhìn nhận dưới góc độ nghiên cứu khả năng sức
chứa của điểm đến du lịch để không dẫn tới tình trạng quá tải, tác động tiêu cực, ảnh
hưởng đến cảnh quan và môi trường sống.
3.1.1.

Sức chứa điểm đến du lịch

Sức chứa điểm đến du là khả năng đáp ứng một cách hiệu quả nhất nhu cầu tối đa
của một lượng khách tham quan nhất định, trong giới hạn nguồn tài nguyên và dịch vụ
cho phép tại nơi khách đến. Nó được quyết định bởi ba yếu tố: lượng nguồn tài nguyên
sẵn có, số lượng khách tham quan và dịch vụ mà mỗi cá nhân đó sử dụng.
Thực tế cho thấy, bất cứ một điểm đến đều chứa đựng nguồn tài nguyên nhất định
cả tự nhiên và nhân tạo, đó là những sản phẩm cốt lõi tạo nên sức hấp dẫn của điểm đến
du lịch. Đồng thời, trong điểm đến du lịch này cũng tồn tại nhiều yếu tố sản phẩm quan
trọng khác như: nguồn nhân lực, hạ tầng cơ sở, các nhà hàng, lưu trú và các dịch vụ liên
quan.
Một xu hướng phổ biến hiện nay là các nhà quản lý điểm đến thường chỉ tập trung
quan tâm tới việc làm thế nào để thu hút được càng nhiều khách tới du lịch càng tốt, chứ
chưa tập trung vào chất lượng của du khách; đồng thời còn xem nhẹ tới yếu tố sức chứa
của điểm đến du lịch. Khi lượng khách tới tham quan vượt quá sức chứa của điểm đến du
lịch sẽ dẫn tới sự quá tải về mọi mặt và không thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng,
doanh thu suy giảm, từ đó triệt tiêu động lực của khách du lịch tới tham quan, cũng như
khiến hình ảnh điểm đến sẽ ngày một mờ nhạt đi.

23


3.1.2.


Sức chứa điểm đến du lịch và mối quan hệ với môi trường sinh thái

Sức chứa tối đa là số lượng du khách cho phép đến các khu du lịch, điểm đến du
lịch trong một thời gian, không gian nhất định, mà tại mức đó không ảnh hưởng đến cảnh
quan và các cơ sở hạ tầng du lịch không bị quá tải.
Nếu mỗi địa điểm du lịch vượt qua sức chứa tối đa sẽ dẫn đến các xung đột, như hệ
thống xử lý nước thải, rác thải không xử lý kịp, ảnh hưởng đến môi trường. Nếu địa
phương chỉ chú tâm vào số lượng du khách thì đó là sự phát triển không bền vững, bởi
đôi khi thu được 1 đồng từ du lịch nhưng phải bỏ ra đến 3 đồng để làm sạch môi trường.
Theo Viện Nghiên cứu phát triển du lịch Việt Nam, sức chứa tối đa tại các khu du
lịch được tính toán từ các thông số như: hệ số thời tiết, hệ số giới hạn về môi trường, hệ
số giới hạn về cơ sở hạ tầng, về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, năng lực quản lý điều
hành… Khi xây dựng, phát triển du lịch phải tính đến sức chứa tối đa trong các đề án quy
hoạch. Mà điều này đòi hỏi rất nhiều số liệu, ví dụ như hệ thống xử lý rác thải, xử lý
nước, loại hình kinh doanh du lịch, số lượng phòng nghỉ tối đa cho du khách. Có như vậy
các địa phương mới biết được mình đang thiếu cái gì, yếu lĩnh vực nào trong quá trình
phát triển du lịch, từ đó có những định hướng, kêu gọi đầu tư vào các cơ sở hạ tầng thiết
yếu phục vụ nhu cầu của du khách và bảo vệ tốt môi trường.
3.1.3.

Phát triển du lịch sinh thái - Xu hướng tất yếu để bảo vệ môi trường

Phát triển du lịch sinh thái là một xu thế tất yếu. Xu thế này lan rộng do nhu cầu
nguyên nhân khách quan là nhu cầu ngày một tăng của du khách, và nguyên nhân khác
vô cùng quan trọng là xu thế chung về phát triển xã hội của loài người, khi mà các giá trị
tài nguyên ngày càng bị suy thoái, khai thác cạn kiệt.
Có nhiều yếu tố quan trọng trong việc kiểm soát và quản lý du lịch sinh thái, trong
đó đáng chú ý nhất là 3 yếu tố dưới đây:
Người hướng dẫn viên: ngoài kiến thức ngoại ngữ tốt, cần am hiểu các đặc điểm

sinh thái tự nhiên và văn hoá địa phương. Điều này rất quan trọng và có ảnh hưởng rất
24


lớn đến hiệu quả của hoạt động du lịch sinh thái, bởi khác với những loại hình du lịch tự
nhiên khác khi du khách có thể tự mình tìm hiểu hoặc yêu cầu không cao về sự hiểu biết
này ở người hướng dẫn viên.
Người điều hành: các nhà điều hành du lịch sinh thái phải có được sự cộng tác với
các nhà quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên và cộng đồng địa phương nhằm đóng góp
vào việc bảo vệ các giá trị tự nhiên và văn hoá khu vực, nâng cao sự hiểu biết chung giữa
người dân địa phương và du khách.
Sự tuân thủ chặt chẽ các quy định về “sức chứa: Lại một lần nữa, ta nhắc đến vấn
đề “sức chứa”. Đứng ở góc độ quản lý, sức chứa được hiểu là lượng khách tối đa mà khu
du lịch có khả năng phục vụ. Nếu lượng khách vượt quá giới hạn này thì năng lực quản lý
(lực lượng nhân viên, phương tiện quản lý...) của khu du lịch sẽ không đáp ứng được yêu
cầu của khách, làm mất khả năng quản lý và kiểm soát hoạt động của khách, kết quả là sẽ
làm ảnh hưởng đến môi trường và xã hội.
3.1.4.

Bài học từ một số điểm đến du lịch

3.1.4.1. Du khách phải cam kết bảo vệ môi trường khi đến đảo quốc Palau
Palau là quốc đảo bao gồm nhiều hòn đảo đẹp và có hệ sinh thái đa dạng. Giống
như nhiều quốc đảo khác ở Thái Bình Dương, Palau dựa vào du lịch như một động lực
chính của nền kinh tế. Trong vài năm gần đây, số lượng khách trung bình tới Palau cao
gấp gần 7 lần số dân địa phương. Khi số du khách tiếp tục tăng, các vấn đề bắt đầu phát
sinh như nhiều du khách không tôn trọng hệ sinh thái và thiên nhiên.
Nhằm bảo vệ môi trường tự nhiên trước việc ngày một gia tăng số lượng khách du
lịch, Palau đã ban hành bắt buộc cam kết dưới dạng tem hộ chiếu: tất cả du khách phải
dán tem cam kết đối xử tốt với môi trường trong thời gian ở Palau lên hộ chiếu, với tiêu

chí “đi lại nhẹ nhàng, hành động lịch sự và khám phá thân thiện”. Sáng kiến Cam kết
Palau đi kèm với một đoạn video phát bắt buộc trên các chuyến bay đến Palau, với nội
dung giáo dục du khách về trách nhiệm đối với môi trường cùng một danh sách những
việc nên làm và không được làm trong thời gian ở quốc đảo này.
25


×