Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.47 KB, 2 trang )
Sản phẩm mới ra thị trường ... thành công nhờ lixăng.
Ngày nay, người tiêu dùng càng có nhiều cơ hội lựa chọn quyết định trước khi mua một
món hàng nào đó, dù là dụng cụ gia đình, ôtô, thực phẩm hay đồ điện tử, điện thoại di
động v.v...
Chính trong cái thế giới muôn màu muôn vẻ của hàng hoá thì các thương hiệu sẽ giúp cho
người tiêu dùng có định hướng và tâm lý an tâm khi mua hàng. Nhiều thương hiệu đã trở
nên nổi tiếng thế giới trước hết không phải vì chất lượng có một không hai của mình mà đã
biết sử dụng chính sách lixăng thương hiệu một cách triệt để như các thương hiệu Coca
Cola, Calvin Klein, Microsoft...
Với sự biến động và cạnh tranh trên thị trường, việc xây dựng một thương hiệu mới gần
như không có tính khả thi về mặt tài chính. Các chuyên gia cho rằng muốn xây dựng trong
vòng 3 năm một thương hiệu sản phẩm hàng hoá mới và đạt được một tỉ lệ phổ biến toàn
cầu 20% thì cần phải đầu tư chừng 70 triệu USD.
Đó là một khoản chi phí có thể nói không một nhà kinh doanh nào có thể chấp nhận được.
Đến một lúc nào đó, giá trị sử dụng của một hàng hoá khó có thể tăng được nữa và giá cả
thì không thể giảm mãi được cho dù luôn luôn được áp dụng các công nghệ kỹ thuật hiện
đại nhất và giá thành giảm đến tối đa.
Đôi bên cùng có lợi
Chính vì lý do chi phí quá lớn mỗi khi đưa một thương hiệu sản phẩm mới vào thị trường
mà các nhà doanh nghiệp ngày càng tập trung nhiều hơn vào việc tận dụng các tiềm năng
sẵn có. Đó chính là việc mua lixăng của các thương hiệu sản phẩm cùng loại nhưng đã
thành danh, đã có những nhóm đối tượng khách hàng nhất định, những kênh phân phối
hàng ổn định thường xuyên.
Thông thường trước khi ra quyết định mua lixăng một thương hiệu sẵn có thì nhà doanh
nghiệp, giám đốc marketing, giám đốc phân phối bán hàng đã phải đau đầu nghiên cứu thị
trường, tính toán xem việc xây dựng một thương hiệu mới và đưa vào thị trường có thực sự
hiệu quả hay không? Thương hiệu mới có thể sử dụng các kênh phân phối hàng có sẵn
được hay không hay nhất thiết cần có những kênh phân phối hàng riêng?
Để giải quyết vấn đề này người ta đã chọn một giải pháp ít rủi ro hơn khi đưa một sản
phẩm mới vào thị trường. Đó là hợp tác với một đối tác hiểu rõ loại sản phẩm mới này
cũng như thị trường của nó. Sản phẩm mới sẽ được nhận một thương hiệu sẵn có của sản