Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của vi khuẩn pasteurelia multocida gây bệnh tụ huyết trùng ở bò tại huyện thạch thất hà nội và biện pháp phòng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 85 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

VƯƠNG THỊ CHUNG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
CỦA VI KHUẨN PASTEURELLA MULTOCIDA
GÂY BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG Ở BÒ
TẠI HUYỆN THẠCH THẤT- HÀ NỘI
VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ

LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y

THÁI NGUYÊN - 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

VƯƠNG THỊ CHUNG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
CỦA VI KHUẨN PASTEURELLA MULTOCIDA
GÂY BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG Ở BÒ
TẠI HUYỆN THẠCH THẤT- HÀ NỘI
VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
Ngành: Thú y
Mã số:8 64 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐẶNG XUÂN BÌNH



THÁI NGUYÊN - 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
- Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, khách
quan và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình khoa học nào
khác.
- Mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện, nghiên cứu, viết luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn, sử dụng trong luận văn được ghi rõ
nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày 04 tháng 11 năm 2019
Tác giả luận văn

Vương Thị Chung


ii

LỜI CẢM ƠN
Được sự cho phép của Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên và Ban Chủ nhiệm khoa Thú y, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của vi khuẩn Pasteurella multocida
gây bệnh Tụ huyết trùng ở bò tại huyện Thạch Thất - Hà Nội và Biện pháp
phòng trị”.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trường, Ban Chủ
nhiệm Khoa thú y, phòng Đào tạo cùng các thầy giáo, cô giáo đã giảng dạy

trong chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Thú y, những người đã truyền đạt cho
tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại Nhà trường, là
những cơ sở quan trọng giúp tôi hoàn thành các nội dung của đề tài.
Tôi xin được chân thành cảm ơn Thầy giáo PGS.TS. Đặng Xuân Bình
đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài và hoàn
thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt tới gia đình, người thân, bạn bè của tôi đã
luôn cổ vũ, động viên và đồng hành cùng tôi trong suốt thời gian thực tập và
hoàn thành đề tài tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 04 tháng 11 năm 2019
Tác giả luận văn

Vương Thị Chung


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH ......................................................... vii
MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1. Đặt vấn đề.............................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................. 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................. 2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................... 3
1.1. Những hiểu biết về vi khuẩn Pasteurella multocida ......................... 3

1.1.

Hình thái .......................................................................................... 3

1.2.

Đặc tính nuôi cấy ............................................................................ 3

1.3.

Đặc tính sinh hóa............................................................................. 3

1.4.

Sức đề kháng ................................................................................... 6

1.5.

Kháng nguyên ................................................................................. 6

1.2.

Những hiểu hiểu biết về bệnh Tụ huyết trùng ở bò ........................ 7

1.2.1. Dịch tễ học ...................................................................................... 7
1.2.2. Triệu chứng lâm sàng .................................................................... 10
1.2.3. Bệnh tích ....................................................................................... 10
1.2.4. Chẩn đoán bệnh ............................................................................. 11
1.2.5. Phòng và trị bệnh Tụ huyết trùng ở bò. ........................................ 12
.1. 3. Tình hình nghiên cứu về bệnh Tụ huyết trùng ở bò trên thế giới và

Việt Nam ....................................................................................... 15
1.3.1. Trên thế giới .................................................................................. 15
1.3.2. Việt Nam ....................................................................................... 16


iv

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU .............................................................................................. 20
2.1.

Đối Tượng nghiên cứu .................................................................. 20

2.2.

Thời gian, địa điểm nghiên cứu .................................................... 20

2.3.

Nội dung nghiên cứu ..................................................................... 20

2.4.

Nguyên vật liệu ............................................................................. 20

2.4.1. Máy móc........................................................................................ 20
2.4.2. Dụng cụ ......................................................................................... 21
2.4.3. Môi trường - Hóa chất - Nguyên liệu ........................................... 21
2.5.


Phương pháp nghiên cứu .............................................................. 21

2.5.1. Phương pháp nghiên cứu dịch tễ học ............................................ 21
2.5.2. Phương pháp chẩn đoán lâm sàng................................................. 22
2.5.3. Phương pháp nuôi cấy, phân lập và xác định vi khuẩn Pasteurella
multocida ....................................................................................... 22
2.5.4. Phương pháp kiểm tra độc lực của vi khuẩn Pasteurella multocida
phân lập được ................................................................................ 25
2.5.5. Phương pháp thử kháng sinh đồ.................................................... 25
2.5.6. Phương pháp PCR (theo Nagai et al., 1994) ................................. 26
2.5.7. Thử nghiệm phác đồ điều trị ......................................................... 29
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................ 30
3.1.

Tình hình chăn nuôi trâu bò tại huyện Thạch Thất, thành phố Hà
Nội ................................................................................................. 30

3.2.

Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh Tụ huyết trùng ở bò tại huyện
Thạch Thất năm 2018 - 2019 ........................................................ 31

3.2.1. Tình hình bệnh Tụ huyết trùng ở bò tại huyện Thạch Thất năm 2018
và 2019 .......................................................................................... 31
3.2.2. Tỷ lệ bò mắc bệnh Tụ huyết trùng theo tháng trong năm 2018 và
2019 ............................................................................................... 34
3.2.3. Tỷ lệ bò mắc bệnh do bệnh Tụ huyết trùng theo lứa tuổi ............. 37


v


3.2.4. Triệu chứng lâm sàng, bệnh tích đặc trưng ở bò mắc bệnh Tụ huyết
trùng bò ......................................................................................... 39
3.2.5. Tình hình tiêm phòng vắc xin Tụ huyết trùng cho bò của huyện
Thạch Thất .................................................................................... 41
3.3.

Phân lập và xác định đặc tính sinh vật hóa học của Pasteurella
multocida trong bệnh tụ huyết trùng bò tại huyện Thạch Thất .... 42

3.3.1. Kết quả phân lập và xác định đặc tính sinh vật hóa học
của Pasteurella multocida từ dịch ngoáy mũi trâu, bò khỏe và từ các
mẫu bệnh phẩm của trâu, bò nghi mắc bệnh................................. 42
3.3.2. Kết quả xác định đặc tính sinh vật hóa học của Pasteurella
multocida từ dịch ngoáy mũi trâu, bò khỏe và từ các mẫu bệnh phẩm
của trâu, bò nghi mắc bệnh ............................................................. 45
3.3.3. Kết quả giám định vi khuẩn Pasterulla multocida bằng kỹ thuật
PCR ............................................................................................... 48
3.3.4. Kết quả xác định độc lực của các chủng Pasteurella multocida phân
lập được ......................................................................................... 49
3.3.5. Kết quả thử kháng sinh đồ các chủng Pasteurella multocida phân
lập được ........................................................................................ 51
3.4.

Kết quả thử nghiệm một số phác đồ điều trị bệnh tụ huyết trùng bò, đề
xuất biện pháp phòng bệnh tụ huyết trùng bò tại huyện Thạch Thất . 52

3.4.1. Kết quả thử nghiệm một số phác đồ điều trị bệnh Tụ huyết trùng bò
....................................................................................................... 52
3.4.2. Đề xuất biện pháp phòng bệnh tụ huyết trùng bò tại huyện Thạch

Thất ................................................................................................ 54
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................... 57
1. Kết luận ............................................................................................... 57
2. Đề nghị ................................................................................................ 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 59
Phụ lục .................................................................................................... 68


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
P. multocida

Pasteurella multocida

DNA:

deoxyribonucleic acid

PCR:

Polymerase Chain Reaction

TB:

Trung bình

TLMBC:

Tỷ lệ mắc bệnh chung


TLTV:

Tỷ lệ tử vong

Cs:

Cộng sự


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH
Bảng:
Bảng 1.1. Đặc tính sinh hóa chung của Pasteurella multocida ....................... 6
Bảng 2.1. Đặc tính sinh hóa chung của Pasteurella multocida ..................... 27
Bảng 2.2. Chu kỳ nhiệt của phản ứng PCR phát hiện Pasterella multocida . 27
Bảng 3.1. Kết quả điều tra tổng đàn trâu, bò phân bố trên địa bàn huyện Thạch
Thất, thành phố Hà Nội................................................................... 30
Bảng 3.2. Tình hình bệnh Tụ huyết trùng ở bò tại huyện Thạch Thất trong 2
năm 2018 và 2019 ........................................................................... 32
Bảng 3.3. Tỷ lệ mắc bệnh Tụ huyết trùng ở bò theo các tháng trong năm tại
huyện Thạch Thất trong 2 năm 2018 và 2019 ................................ 34
Bảng 3.4. Tình hình bệnh Tụ huyết trùng ở bò nuôi tại huyện Thạch Thất năm
2018 và 2019 theo lứa tuổi.............................................................. 37
Bảng 3.5. Triệu chứng lâm sàng, chủ yếu của bệnh Tụ huyết trùng ở bò nuôi
tại huyện Thạch Thất ...................................................................... 40
Bảng 3.6. Tổng hợp kết quả tiêm phòng vắc xin Tụ huyết trùngcho bò của
huyện Thạch Thất năm 2018 và 2019 ............................................. 41
Bảng 3.7. Kết quả phân lập Pasteurella multocida từ mẫu dịch ngoáy mũi bò

khỏe tại huyện Thạch Thất.............................................................. 43
Bảng 3.8. Kết quả phân lập Pasteurella multocida từ bò nghi mắc bệnh Tụ
huyết trùng tại huyện Thạch Thất ................................................... 44
Bảng 3.9. Kết quả kiểm tra một số đặc tính sinh vật hóa học của các chủng vi
khuẩn Pasteurella multocida phân lập được .................................. 46
Bảng 3.10. Kết quả kiểm tra khả năng lên men đường của các chủng vi khuẩn
Pasterulla multocida phân lập được ............................................... 47
Bảng 3.11. Kết quả giám định vi khuẩn Pasteurella multocida bằng phản ứng PCR
......................................................................................................... 48
Bảng 3.12. Kết quả kiểm tra độc lực của các chủng vi khuẩn Pasteurella
multocida phân lập được trên chuột bạch ....................................... 49
Bảng 3.13. Kết quả kháng sinh đồ của các chủng Pasteurella multocida phân
lập được........................................................................................... 51
Bảng 3.14. Kết quả điều trị bệnh Tụ huyết trùng bò tại huyện Thạch Thất .. 56


viii

Hình, sơ đồ
Hình 3.1. Biểu đồ tình hình bệnh Tụ huyết trùng ở bò tại huyện Thạch Thất trong
2 năm 2018 và 2019 .......................................................................... 32
Hình 3.2. Biểu đồ tỷ lệ mắc bệnh Tụ huyết trùng ở bò theo các tháng trong năm
tại huyện Thạch Thất trong 2 năm 2018 và 2019 ............................. 35
Hình 3.3. Biểu đồ tình hình bệnh Tụ huyết trùng ở bò nuôi tại huyện Thạch Thất
năm 2018 và 2019 theo lứa tuổi........................................................ 38
Hình 3.4. Biểu đồ tỷ lệ dương tính với Pasteurella multocida từ mẫu dịch ngoáy
mũi bò khỏe tại huyện Thạch Thất ................................................... 43
Hình 3.5. Biểu đồ tỷ lệ dương tính với Pasteurella multocidatừ bò nghi mắc
bệnh Tụ huyết trùng tại huyện Thạch Thất ....................................... 44



1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Những năm qua ngành chăn nuôi ở nước ta đã và đang có những bước
phát triển đáng kể, nhằm cung cấp sức kéo, thịt và sữa... Tuy nhiên, ngành chăn
nuôi bò vẫn luôn phải đối mặt với những thách thức và khó khăn như: dịch
bệnh, bệnh truyền nhiễm và bệnh ký sinh trùng, trong đó có bệnh Tụ huyết
trùng. Bệnh Tụ huyết trùng ở bò thể bại huyết (Hemorrhagic Septicemia) là
một bệnh truyền nhiễm cấp tính, do cầu trực khuẩn Pasteurella multocida thuộc
các type A, B, D, E gây ra hiện tượng tụ huyết, xuất huyết ở một số vùng trong
cơ thể, chủ yếu là phổi, tim và có thể cả ruột. Vi khuẩn xâm nhập vào máu gây
bại huyết toàn thân.
Bệnh Tụ huyết trùng bò có ở khắp nơi trên thế giới. Ở Việt Nam, bệnh
có thể gặp khắp các tỉnh thành, thường xảy ra lẻ tẻ, mang tính địa phương. Theo
các báo cáo tổng kết công tác thú y hàng năm của các địa phương và kết quả
nghiên cứu của Đặng Xuân Bình và cs (2010); tại tỉnh Hà Giang năm 2008 đã
có 276 con trâu, 157 con bò chết vì bệnh Tụ huyết trùng, tương tự như vậy, tại
tỉnh Cao Bằng trong năm 2008 đã có 455 con trâu, bò chết và năm 2009 có gần
400 con trâu bò chết do bệnh Tụ huyết trùng. Theo thông báo của Cục thú y,
hiện nay ở Việt Nam có đến 30 đến 35 tỉnh thành có bệnh Tụ huyết trùng trâu,
bò chúng gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi, Bệnh xảy ra quanh năm, nhưng
thường bùng phát vào mùa mưa, lúc khí hậu nóng ẩm, và những lúc giao mùa
thời tiết thay đổi đột ngột, sức đề kháng trâu, bò giảm sút và giết chết nhiều
trâu, bò
Huyện Thạch Thất là địa phương có nhiều hộ nuôi bò, đặc biệt là các
xãvùng đồi gò bán sơn địa và các xã miền núi như: Tiến Xuân, Yên Bình, Yên
Trung,... Tình hình bò mắc bệnh Tụ huyết trùng thường xuyên xảy ra và gây
thiệt hại cho người chăn nuôi tại địa phương. Vấn đề tìm được loại kháng sinh

phù hợp giúp điều trị bệnh hiệu quả là đòi hỏi rất cấp thiết. Xuất phát từ yêu


2

cầu của thực tiễn sản xuất, căn cứ vào cơ sở khoa học và năng lực của cơ quan
nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành đề tài “Nghiên cứu một số đặc tính sinh học
của vi khuẩn Pasteurella multocida gây bệnh Tụ huyết trùng ở bò tại huyện
Thạch Thất - Hà Nội và biện pháp phòng trị”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định đặc điểm dịch tễ, sự lưu hành của vi khuẩn Pasteurella
multocida ở bò khỏe và bò nghi mắc bệnh Tụ huyết trùng bệnh Tụ huyết trùng
bò tại các xã thuộc huyện Thạch Thất - Hà Nội.
- Giám định đặc tính sinh vật hóa học, yếu tố gây bệnh của vi khuẩn
Pasteurella multocida phân lập được.
- Lựa chọn được phác đồ điều trị bệnh Tụ huyết trùng hiệu quả tại địa phương.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
+ Ý nghĩa khoa học:
- Bổ sung tư liệu về đặc điểm dịch tễ bệnh Tụ huyết trùng ở bò huyện
Thạch Thất (Hà Nội) vào bản đồ dịch tễ học của bệnh khu vực các tỉnh phía
Bắc Việt Nam.
- Bổ sung tư liệu về kết quả phân lập, giám định đặc tính sinh vật hóa
học, yếu tố độc lực của vi khuẩn Pasteurella multocida phân lập được.
+ Ý nghĩa thực tiễn:
- Cơ sở để lựa chọn kháng sinhcó hiệu quả điều trị cao. Góp phần khống
chế bệnh Tụ huyết trùng ở bò tại huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.
- Kết quả nghiên cứu phục vụ cho công tác phòng chống bệnh của cán
bộ thú y cơ sở và người chăn nuôi bò địa phương.



3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1. Những hiểu biết về vi khuẩn Pasteurella multocida
1.1. Hình thái
Pasteurella multocida là một cầu trực khuẩn nhỏ 2 đầu tròn, kích thước từ
0,6 - 2,5µm x 0,2 - 0,4 µm, vi khuẩn không có lông, không di động, không hình
thành nha bào và bắt màu Gram âm (Smith JE., 1959).
Trong cơ thể bệnh, vi khuẩn hình thành giáp mô nhưng khó quan sát và
khi nhuộm vi khuẩn có hiện tượng bắt màu sẫm hơn ở hai đầu tế bào nên
P.multocida được gọi là vi khuẩn lưỡng cực (Smith JE., 1959).
Hình thái và kích thước của vi khuẩn có thể thay đổi tuỳ thuộc vào các
điều kiện nuôi cấy khác nhau (Rimler R.B., 1992). Trong máu động vật, hình
thái của vi khuẩn thường đồng nhất, còn khi phát triển trong môi trường nhân
tạo vi khuẩn thường đa hình thái, hình trứng, hình cầu hoặc hình que. Khi nuôi
cấy trong môi trường có cho thêm carbonhydrate, vi khuẩn thường kết lại thành
chuỗi dài (Rosenbusch C. T, Merchant I. A., 1939).
1.2. Đặc tính nuôi cấy
P. multocida là vi khuẩn yếu khí tùy tiện, nhiệt độ thích hợp 370C, pH
thích hợp từ 7,2-7,4. Mọc chủ yếu trên các môi trường nuôi cấy thông thường,
môi trường có bổ sung huyết thanh hoặc máu thì vi khuẩn mọc tốt (Nguyễn
Như Thanh và cộng sự, 2001). Tuy nhiên không mọc trên thạch MacConkey.
Môi trường nước thịt: sau 24 giờ nuôi cấy, môi trường đục vừa, mùi tanh
đặc biệt như mùi nước dãi khô, lắc có vẩn như sương mù rồi lại mất, đáy ống
có cặn nhày, trên mặt môi trường có màng mỏng.
Môi trường thạch thường: sau 24 giờ nuôi cấy trên mặt thạch hình thành
khuẩn lạc dạng S nhỏ, trong suốt, long lanh như giọt sương. Nuôi lâu khuẩn lạc
có màu trắng ngà dính vào môi trường. P. multocida có thể phát triển thành

khuẩn lạc dạng S, dạng R hay dạng M trong môi trường này. Khuẩn lạc dạng S
(Smooth) là khuẩn lạc trơn, bóng láng, mặt vồng, có dung quang sắc cầu vồng,
là dạng khuẩn lạc có độc lực mạnh, vi khuẩn thuộc dạng khuẩn lạc này thường


4

tạo thành lớp giáp mô nhiều hơn khuẩn lạc dạng xù xì. Khuẩn lạc dạng R
(Rough) thường dẹt, có rìa nhám xù xì, trơn nhám, có dung quang màu xanh,
có độc lực yếu hơn. Khuẩn lạc dạng M (Mucoid) ướt nhày, có kích thước to
nhất, rìa khuẩn lạc nhẵn, dung quang sắc cầu vồng yếu hơn dạng S. Hình dạng
khuẩn lạc có thể thay đổi, khi nuôi cấy lâu ngày khuẩn lạc tăng kích thước, nhớt
và dính chặt vào mặt thạch, còn khi cấy chuyển nhiều lần thì giáp mô mất đi,
kích thước khuẩn lạc nhỏ lại, không màu và trong suốt.
Môi trường thạch máu: vi khuẩn không gây dung huyết, phát triển tốt,
khuẩn lạc to hơn thạch thường. Đây là môi trường dùng để nhân và giữ giống
vi khuẩn (Nguyễn Như Thanh và cs, 2001).
Đặc trưng của vi khuẩn P. multocida là khuẩn lạc có mùi thơm ngọt và
không gây dung huyết.
Môi trường thạch - huyết thanh - huyết cầu tố: là môi trường dùng để phân
lập, giám định, xác định độc lực của vi khuẩn. Môi trường này, khuẩn lạc hình
thành có hiện tượng tán sắc (iridescent). Khi xem khuẩn lạc dưới kính hiển vi
hai thị kính với độ phóng đại thấp (x20) và góc chiếu phản quang của ánh sáng
đèn điện 450, tùy theo độc lực của vi khuẩn mà màu sắc của khuẩn lạc khác
nhau.Vi khuẩn có độc lực cao thì khuẩn lạc của chúng quan sát thấy 2/3 diện
tích khuẩn lạc về phía đèn có màu xanh lơ hay xanh lá mạ; 1/3 diện tích khuẩn
lạc có màu vàng ánh kim hay màu da cam; gọi là khuẩn lạc Fg (Greenish
Fluorescent). Vi khuẩn có độc lực vừa biểu hiện 2/3 diện tích khuẩn lạc về phía
đèn có màu vàng ánh kim hay màu da cam, gọi là khuẩn lạc Fo (Orange
Fluorescent). Vi khuẩn có độc lực yếu, khuẩn lạc của chúng không có hiện

tượng tán sắc, không màu gọi là Nf (Not Fluorescent).
Hiện tượng tán sắc của khuẩn lạc thấy rõ sau nuôi cấy 24 giờ, chúng sẽ
mất đi nếu để qua 72 giờ nuôi cấy.
Môi trường nước thịt pepton: sau cấy 24 giờ vi khuẩn làm đục môi trường,
vài ngày sau môi trường trở nên trong, dưới đáy có cặn nhày, lắc khó tan.
Để nuôi cấy vi khuẩn chế tạo vắc xin người ta thường sử dụng môi trường
cơ bản có thêm đường sucrose, peptone và chất chiết men bia. Theo Namioka
và Murata (1961), môi trường nuôi cây tốt nhất cho vi khuẩn P. multocida là


5

Yeast extract Pepton-L-Cystin (YPC) có thêm sucrose và natri sulfite (Na2SO3).
Đây là môi trường giúp cho sự tái tạo giáp mô của vi khuẩn và cũng là môi
trường phân lập, giữ giống và nhân giống. Môi trường Hottinger cũng rất tốt
cho vi khuẩn Pasteurella phát triển.
1.3. Đặc tính sinh hóa
Mỗi vi khuẩn có một phản ứng sinh hóa đặc trưng, vì vậy bước đầu cần
giám định các đặc tính sinh hóa của các chủng vi khuẩn nghiên cứu. Đa số các
chủng vi khuẩn P. multocida có khả năng lên men không sinh hơi đường
galactose, glucose, mannose, sorbitol, mannit, sozbit, xylose và sucrose. Vi
khuẩn P. multocida không lên men đường lactose, maltose, arabino, rammo,
salixin, dunxin, adonit. P. multocida không làm tan chảy gelatin, không mọc
trên môi trường khoai tây, không làm đông vón sữa.
Các chủng vi khuẩn P. multocida có khả năng sinh indol và khi thay đổi
thành phần của môi trường cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh indol sớm hay
muộn.Vi khuẩn P. multocida sẽ mất đặc tính sinh indol khi cấy chuyển nhiều
lần trên môi trường nhân tạo. Nhưng chúng sẽ có lại đặc tính này khi tăng cường
giống bằng cách tiêm truyền cho bản động vật. Ngoài ra vi khuẩn này còn cho
kết quả catalazavà oxydaza dương tính.

Nhiều nghiên cứu đã cho biết đặc tính sinh hóa của các chủng P.multocida
được phân lập từ các vùng khác nhau: Phùng Duy Hồng Hà (1990) đã nghiên
cứu về khả năng lên men đường của P. multocida phân lập từ gia cầm bị bệnh
Tụ huyết trùng tại Việt Nam, chúng có đặc tính hoá thông thường như lên men
glucose, sucrose. Riêng đường sorbitol có 3 chủng luôn cho phản ứng âm tính,
3 chủng luôn cho phản ứng dương tính, 26 chủng còn lại cho kết quả thay đổi,
lúc âm lúc dương. Nghiên cứu P.multocida trên lợn của Úc và Việt Nam của
Trần Xuân Hạnh (2002) cho thấy khoảng 24,1% dương tính với đường lactose
và 100% dương tính với đường sorbitol.


6

Bảng 1.1. Đặc tính sinh hóa chung của Pasteurella multocida
(Theo Smith JE, 1959)
Đặc tính sinh hóa
Dung huyết
Glucoza
Lactoza
H2 S
Catalaza
Oxidaza
Indol
Ureaza

Kết quả
+
+
+
+

-

Chú thích: “-”: âm tính, “+” : dương tính.

Theo Hoàng Ðăng Huyến (2004) nghiên cứu về đặc tính sinh hóa của vi
khuẩn P. multocida phân lập từ trâu, bò tại Bắc Giang và Phạm Thị Phương Lan
và cộng sự (2012) xác định đặc tính sinh hóa các chủng vi khuẩn này tại hai tỉnh
Hà Giang và Cao Bằng đều cho biết 100% các chủng P. Multocida đều lên men
các đường glucose, mannitol, saccarose, fructose, galactose và sorbitol, không lên
men đường lactose,mantose, arabinose..
1.4. Sức đề kháng
Vi khuẩn P. multocida có sức đề kháng yếu với các chất sát trùng thông
thường, chúng không thể tồn tại lâu ngoài cơ thể động vật, ánh sáng mặt trời và
sức nóng. P. multocida có thể tồn tại trong đất ẩm, nền chuồng, trên đồng cỏ
đến hàng tháng, có khi hàng năm. P. multocida bị tiêu diệt trong vài giây ở
1000C, 3-5 phút ở nước vôi 1% (Nguyễn Như Thanh, 2001).
1.5. Kháng nguyên
Kháng nguyên của P. multocida có cấu trúc phức tạp và luôn thay đổi. Chúng
bao gồm hai loại kháng nguyên là kháng nguyên vỏ và kháng nguyên thân.
- Kháng nguyên vỏ (K)
Kháng nguyên vỏ là một bản kháng nguyên, có bản chất là một polysaccarit,
che phủ lớp kháng nguyên O. Kháng nguyên vỏ có tính kháng nguyên yếu
không có khả năng tạo được sự bảo hộ chuột và thỏ khi thử thách bằng công
cường độc. Bằng phương pháp bảo hộ chéo trên chuột bạch Robert (1947) đã


7

xác định P. Multocida có 4 loại kháng nguyên vỏ và được ghi lại theo số La mã
là I, II, III và IV.

Carter (1955) cũng xác định được 4 nhóm kháng nguyên K đánh theo chữ
cái in hoa là A, B, C và D dựa vào phản ứng ngưng kết gián tiếp hồng cầu
(Indirect Haemagglutination Test - IHA). Đến năm 1961, bằng phản ứng ngưng
kết Carter đã xác định thêm type mới đặt tên là E, tác giả đề nghị bỏ type C và
bổ sung thêm type F vào năm 1963.
- Kháng nguyên thân (O)
Kháng nguyên thân lipopolysaccharide của vi khuẩn P. multocida được
Pirosky thông báo vào năm 1938. Kháng nguyên thân có 2 nhóm đặc hiệu và
không đặc hiệu. Các chủng khác nhau sẽ khác nhau về kháng nguyên thân. Chỉ
có serotyp B hầu như đồng nhất thuộc một nhóm kháng nguyên thân. Kháng
nguyên thân có 2 hệ thống phân loại là phân loại theo Namioka và Murata (1961),
kháng nguyên thân có 12 yếu tố và phân loại theo Heddleston (1972), kháng
nguyên thân có 16 yếu tố.
Lipopolysaccharide là kháng nguyên thân quan trọng, có khả năng tạo đáp
ứng miễn dịch cao và đóng vai trò quan trọng trong đáp ứng miễn dịch dịch thể
(Ryu H.I., Kim C.J., 2000).
1.2. Những hiểu biết về bệnh Tụ huyết trùng ở bò
1.2.1. Dịch tễ học
a. Loài mắc bệnh
Trong tự nhiên hầu hết các loài gia súc, gia cầm, loài có vú và loài chim
đều mẫn cảm với bệnh. Theo Lignieres (1900) ít nhất có 6 dạng bệnh tụ huyết
trùng khác nhau: Ở gà, trâu, bò, lợn, cừu, dê, ngựa và chó, cả 6 dạng bệnh này đều
thấy ở thỏ. Bệnh thấy ở trâu, bò, lợn, thỏ, chó, mèo, hươu, ngựa, chồn, khỉ, dê và
cừu (Carter, 1959). Bệnh còn thấy ở bò rừng, nai, sơn dương, lợn rừng, thỏ rừng,
voi, lạc đà và báo tuyết ở Hymalaya (De Alwis, 1982). Nhiều tác giả đã khẳng
định: Nơi nào có bệnh tụ huyết trùng trâu, bò thì ở đó người ta cũng phát hiện
bệnh này ở động vật hoang dã. De Alwis (1982) cho rằng loài vật cảm nhiễm mạnh
nhất đối với bệnh tụ huyết trùng là trâu, bò trong đó trâu mẫn cảm hơn bò. Ở Việt



8

Nam, trâu dễ bị nhiễm và mắc bệnh nặng hơn bò.Trâu, bò rừng cũng mắc bệnh
(Đoàn Thị Băng Tâm, 1987). Trâu thường chết khi gặp thể quá cấp hoặc cấp tính.
Trong phòng thí nghiệm, mức độ mẫn cảm của động vật thí nghiệm
với vi khuẩn P. multocida thuộc serotype B:2 giảm dần theo thứ tự thỏ, chuột
bạch, trâu bò, chuột lang, bồ câu, lợn, ngựa, cừu và cuối cùng là dê. Chó, gà,
vịt không mẫn cảm (Bain R.V.S et al., 1982). Ngoài ra, một số bệnh Tụ huyết
trùng cũng đã được thông báo trên lạc đà và hươu.
Một số ổ dịch Tụ huyết trùng trâu bò có thể xảy ra đồng thời với bệnh
Tụ huyết trùng ở lợn và ngựa. Tại Quảng Ninh đã xác nhận xác lợn rừng chết
trong ổ dịch Tụ huyết trùng trâu, bò (Bùi Quý Huy, 1988).Năm 2002, tại
Kontum có ghi nhận một ổ dịch Tụ huyết trùng ở trâu, bò và lợn. Ổ dịch bắt
đầu xảy ra ở lợn, sau đó lây sang cho trâu bò (Trần Xuân Hạnh, 2002).
b. Tuổi mắc bệnh
Với động vật mẫn cảm bệnh xảy ra ở hầu hết các lứa tuổi, tuy nhiên những
con đang bú mẹ ít mắc hơn những con trưởng thành. De Alwis (1984) cho biết
mức độ cảm nhiễm của động vật non mạnh hơn động vật già, kết quả nghiên
cứu của tác giả cho thấy ở bò và trâu tỷ lệ mắc bệnh ở lứa tuổi dưới 6 tháng là
3,5%, trong khi đó trâu, bò ở lứa tuổi từ 6 tháng đến 2 năm là 30 - 32%, ngược
lại trâu, bò trên 2 năm tuổi tỷ lệ mắc bệnh chiếm từ 3 - 5% toàn đàn. Nghiên
cứu cũng cho thấy tỷ lệ chết của trâu, bò trong mỗi ổ dịch là 84% và 91% tập
trung vào lứa tuổi 6 tháng đến 18 tháng. Bò 1 - 3 tuổi dễ mắc hơn bò già và khi
mắc thì tỷ lệ chết cao hơn. Bò càng béo, khỏe, trẻ càng dễ mắc bệnh và tỷ lệ
chết cao. Mức độ cảm nhiễm của động vật non mạnh hơn động vật già (De
Alwis M. C. L, 1984). Bê dưới 6 tháng tuổi ít mắc bệnh.
Trâu, bò càng béo, khỏe, trẻ càng dễ mắc bệnh và tỷ lệ chết cao. Bê, nghé
dưới 6 tháng tuổi ít mắc bệnh (Bùi Quý Huy, 1998). Cao Văn Hồng (2002) tại
Đắk Lắk cũng cho thấy lứa tuổi cảm nhiễm với bệnh nhất là dưới 36 tháng tuổi.
Hoàng Đăng Huyến (2004) cho biết tại Bắc Giang trâu, bò nhỏ hơn 2 năm tuổi

mẫn cảm với bệnh nhất.
c. Nguồn bệnh và phương thức truyền lây


9

Nguồn lây bệnh tụ huyết trùng là những trâu, bò, lợn và gia cầm bị bệnh
và mang trùng. Trong cơ thể gia súc khỏe mạnh, P.multocida thường tồn tại ở
đường hô hấp trên nhưng đây không phải là quan hệ cộng sinh. Khi sức đề
kháng của cơ thể giảm, vi khuẩn tăng độc lực và tác động gây bệnh. Cho đến
nay không rõ là vi khuẩn tồn tại bằng cách truyền lần lượt trong một số cá thể
của một quần thể hay nó còn tồn tại lâu dài một số con. Có nhiều cách lây bệnh
khác nhau: Nhiễm qua đường hô hấp, đường tiêu hóa, qua vết xước trên da,
bệnh có thể lây từ con ốm sang con khỏe qua tiếp xúc. Bệnh lây lan do việc giết
mổ gia súc ốm, chó mèo và một số côn trùng hút máu như ruồi, mòng… cũng
có thể là vật môi giới truyền mầm bệnh đi xa (Nguyễn Vĩnh Phước, 1978).
Trong giai đoạn đầu của bệnh, khi con vật còn đi lại được, vi khuẩn từ nước
dãi, phân, nước tiểu được bài ra xung quanh. Ổ dịch rộng hay hẹp tùy theo điều
kiện tồn tại của vi khuẩn và sức miễn dịch của đàn (Phan Thanh Phượng, 1994).
d. Phân bố và mùa vụ mắc bệnh
Bệnh Tụ huyết trùng trâu, bò xảy ra ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là
các nước thuộc châu Á và châu Phi. Tại châu Á vi khuẩn gây bệnh thường thuộc
serotype B:2 và ở châu Phi là serotype E:2 (Carter G. R., 1982). Tại Ấn Độ P.
multocida gây bệnh Tụ huyết trùng trâu, bò phân lập được thuộc serotype A:1
và A:3, A:1,3, A:4, B:2, D:1(Kumar A.A. et al., 1996; 2004). Ở một số nước tồn
tại cả hai serotype B:2, E:2 như Sudan và Ai Cập.
Tỷ lệ trâu bị bệnh là 45,2%; tỷ lệ bò bị bệnh (15,8%) thuộc về Sri-Lanka,
một trong những nước có tỷ lệ trâu bò nhiễm bệnh cao nhất thế giới. Tại vùng
Punjab thuộc Pakistan, tỉ lệ trâu bò mang trùng là 11%, tỷ lệ trâu bệnh là 9%
và tỷ lệ tử vong lên tới 78%; ở bò tỷ lệ tương ứng có thấp hơn 4%, 2,5% và

62%. Bò thường bị bệnh vào mùa mưa, các mùa khác tỷ lệ bò bị bệnh Tụ huyết
trùng chiếm rất nhỏ (Sheikh M.A. et al., 1996). Carter (1982) đã nghiên cứu và
phát hiện bệnh Tụ huyết trùng ở bò tại Nhật Bản, bệnh không thành dịch và
biểu hiện dịch tễ không điển hình.
Nghiên cứu tại Namibia cho thấy, bệnh Tụ huyết trùng xảy ra ở trâu
thường xuyên và nhiều hơn ở bò, đặc biệt là những vùng ẩm ướt, có nhiều


10

đầm lầy, tập tính đằm mình của trâu càng tạo điều kiện cho khả năng gây
nhiễm của P.multocida (Voigts A. et al., 1997). Tại Cameroon, bệnh tụ huyết
trùng trâu, bò lần đầu tiên được phát hiện tại vùng Maga ở giống bò Zebu. Khi
phân lập thấy vi khuẩn gây bệnh thuộc serotype B:2, serotype này ít phổ biến
tại châu Phi.
Ở Việt Nam bệnh có ở khắp nơi, có tính chất lẻ tẻ địa phương. Bệnh
xảy ra rải rác quanh năm ở các vùng nóng ẩm, tập trung hơn vào mùa mưa
từ tháng 6 - 9. Theo thống kê của Cục thú y, hàng năm nước ta có 30 - 35
tỉnh thành có bệnh Tụ huyết trùng trâu, bò gây thiệt hại đáng kể. Các tỉnh
miền Tây Nam Bộ do khí hậu nóng ẩm và nhiều đầm lầy nên bệnh xảy ra
nhiều hơn. Hiện nay bệnh gặp nhiều ở các tỉnh miền núi như Lạng Sơn, Lai
Châu, Sơn La, Tuyên Quang, Hà Giang.
1.2.2. Triệu chứng lâm sàng
Bệnh Tụ huyết trùng ở bò thường mắc ở ba thể gồm thể ác tính, cấp tính
và mạn tính (Nguyễn Bá Hiên và cs, 2011). Thể ác tính hay thể quá cấp tính
có tần suất rất nhỏ. Bò bị bệnh ở thể này phát bệnh rất nhanh, con vật đột nhiên
lên cơn sốt cao 41-420C và trở nên hung dữ, điên loạn, đập đầu vào tường và
chết trong vòng 24 giờ. Với bê có thể có triệu chứng thần kinh như giãy dụa
ngã vật xuống rồi chết, có khi đang ăn chạy lồng lên, điên loạn, run rẩy, ngã
xuống rồi lịm đi.

Thể cấp tính xảy ra phổ biến ở trâu, bò. Thời gian nung bệnh ngắn từ 1
- 3 ngày, con vật không nhai lại, mệt lả, bứt rứt, sốt cao đột ngột 40 - 420C.
Xuất huyết niêm mạc mũi, mắt chảy nước mắt, nước mũi. Các hạch lympho
đều sưng, hạch dưới hầu sưng rất to, làm cho con vật lè lưỡi ra, thở khó nên
được gọi là bệnh “trâu, bò hai lưỡi”. Hạch lympho trước vai, trước đùi sưng,
thủy thũng làm con vật đi lại khó khăn. Con vật thể hiện hội chứng hô hấp,
thở mạnh do viêm màng phổi, tràn dịch màng phổi, có tụ huyết và viêm phổi
cấp. Lúc sắp chết con vật nằm liệt, đái ra máu, thở khó khăn, niêm mạc có
nhiều điểm xuất huyết đỏ thẫm. Bệnh tiến triển 3 - 5 ngày. Tỷ lệ chết 90 100%. Nếu con vật nhiễm trùng huyết thì chết trong vòng 24 - 36 giờ.


11

Con vật bị bệnh ở thể cấp tính, nếu không chết, bệnh sẽ chuyển thành mạn
tính. Bò bị bệnh thể hiện viêm ruột mạn tính: lúc ỉa chảy, lúc táo bón, viêm
khớp làm cho con vật đi lại khó khăn, viêm phế quản và viêm phổi mạn tính.
Bệnh tiến triển trong vài tuần, con vật có thể khỏi bệnh, các triệu chứng nhẹ
dần nhưng thường gầy rạc và chết do kiệt sức.
Khaleel et al (2014) đã nghiên cứu và khẳng định tác động của P.
Multocida lên não và nơ ron thần kinh của động vật mắc bệnh. Điều này giải
thích trong nhiều trường hợp con vật mắc bệnh có biểu hiện thần kinh trước
khi chết.
1.2.3. Bệnh tích
Bệnh tích đại thể của bệnh Tụ huyết trùng ở bò thể hiện đặc trưng và điển
hình ở thể bệnh cấp tính với hiện tượng tụ huyết và xuất huyết ở niêm mạc mắt,
mũi, miệng. Tổ chức liên kết dưới da đều tụ huyết màu đỏ thẫm và lấm tấm
xuất huyết từng mảng. Hệ thống hạch lâm ba sưng to, thủy thũng, xuất huyết,
rõ nhất là hạch lâm ba sau hầu, vai và trước đùi. Ngoài ra phổi bị viêm thùy,
các xoang có tương dịch.
Khi nhuộm HE (Hematoxylin-Eosin) bệnh phẩm là cơ tim thấy các sợi cơ

mô liên kết tách rời nhau, có nơi xuất hiện dày đặc hồng cầu hoặc sợi cơ thoái hóa,
xuất hiện các vi khuẩn hình que tại tổ chức liên kết. Với bệnh phẩm là gan thì
trung tâm thùy gan có nhiều điểm thoái hoá, gan tụ máu, tế bào kuffer tăng sinh.
Bệnh phẩm là lách cũng có các thay đổi nghiêm trọng như trung tâm lympho bị
teo, phần tủy đỏ có nhiều điểm hoại tử (Đỗ Tuấn Cương và cs, 2004).
1.2.4. Chẩn đoán bệnh
- Chẩn đoán lâm sàng căn cứ vào điều kiện phát sinh, phát triển của bệnh,
các biểu hiện đặc trưng về triệu chứng lâm sàng và bệnh tích để chẩn đoán bệnh
như sốt cao, có dấu hiệu thần kinh, tụ huyết và xuất huyết nặng hầu như ở tất
cả các tổ chức. Hạch lympho vùng hầu, trước vai và trước đùi sưng to, có biểu
hiện triệu chứng hô hấp rõ.


12

- Chẩn đoán phân biệt: Phân biệt bệnh Tụ huyết trùng bò với bệnh bệnh
nhiệt thán và bệnh ung khí thán trên bò. Bệnh nhiệt thán tiến triển cũng
nhanh, có sưng cổ nhưng ít thủy thũng hơn bệnh tụ huyết trùng; thịt xác động
vật bị nhiệt thán đen, ướt nhão, máu đen đặc khó đông, lá lách sưng to gấp
2-3 lần, tổ chức lách nát nhũn như bùn. Còn bệnh ung khí thán chỉ sưng trong
bắp thịt, ở giữa chỗ sưng thịt bị hoại tử màu đen nát, ấn tay vào có tiếng kêu
lạo xạo.
+ Chẩn đoán phòng thí nghiệm:
+ Chẩn đoán vi khuẩn học ta có thể lấy bệnh phẩm là máu tim, gan, lách,
tủy xương, phổi, hạch lympho, thận và dịch thủy thũng. Tiến hành làm tiêu bản
nhuộm Gram hoặc Giemsa (nếu bệnh phẩm là máu) rồi tìm vi khuẩn. Phân lập
vi khuẩn trên các môi trường thích hợp, quan sát tính chất mọc và xác định các
phản ứng sinh hóa cần thiết.
Tiêm động vật thí nghiệm: dùng bệnh phẩm hoặc canh trùng đã có vi khuẩn
mọc sau khi nuôi cấy bệnh phẩm tiêm dưới da hoặc phúc mạc cho chuột bạch

trong vòng 24 - 48 giờ. Nếu bệnh phẩm có vi khuẩn Tụ huyết trùng bệnh sẽ
phát ra và giết chết chuột. Mổ khám quan sát bệnh tích.
+ Chẩn đoán huyết thanh học giúp ta xác định các serotype P. multocida
bằng phản ứng ngưng kết nhanh trên phiến kính, phản ứng ngưng kết hồng cầu
gián tiếp, phản ứng kết tủa khuếch tán trong thạch. Nhưng kết quả của phản
ứng kém chính xác nên thường không sử dụng.
+ Kỹ thuật ELISA phát hiện kháng thể kháng P. multocida sau khi tiêm
phòng vắc xin hoặc kháng thể tự nhiên (Rajeswari Shome và cs, 2019).
+ Kỹ thuật PCR được sử dụng để chẩn đoán chính xác sự có mặt của
P. multocida từ các loại mẫu bệnh phẩm khác nhau (Townsend và cs, 1998;
Hunt và cs, 2000; Ranjan và cs, 2011; Jesse và cs, 2013). Tuy nhiên phương
pháp này yêu cầu người thực hiện có trình độ chuyên môn cao, kinh phí cao.
1.2.5. Phòng và trị bệnh Tụ huyết trùng ở bò.
- Phòng bệnh


13

+ Do đặc tính gây bệnh của vi khuẩn Tụ huyết trùng ở bò là khi bò suy
giảm sức đề kháng nên biện pháp phòng bệnh chủ động trước tiên cần đảm bảo
vệ sinh chuồng trại, chăm sóc, nuôi dưỡng hợp lý kết hợp với tiêm phòng định
kỳ cho vật nuôi.
+ Phòng bệnh bằng vắc xin: Theo Johnson (1989) hiệu lực phòng bệnh của
vắc xin còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Do đặc tính của bệnh Tụ huyết trùng bò
thường xảy ra ở thể quá cấp tính nên điều trị kém hiệu quả, kết quả đạt được chỉ
khi phát hiện bệnh và sử dụng kháng sinh sớm (Mosier, 1992). Trong trường hợp
sử dụng kháng sinh ở giai đoạn cuối, khi con vật đã xuất huyết chỉ làm tăng
nhanh quá trình chết của chúng, cho nên việc phòng chống bệnh phải coi trọng
công tác tiêm phòng bằng vắc xin cho gia súc là chính (De Alwis, 1992a). Cũng
quan điểm đó, Abeynay và cs (1992) cho rằng tiêm phòng là biện pháp tích cực

và hiệu quả nhất để khống chế và ngăn chặn bệnh này.
Gần đây, Abubakar M.A (2014) đã phát triển vắc xin tái tổ hợp chống
lại P. multocida. Vắc xin phổ rộng và mạnh hơn có thể đạt đượcthông qua việc
xác định các chất kích thích miễn dịch của P. multocida (Shivachandra và csự,
2011). Do đó, đáp ứng miễn dịch và vai trò bảo vệ của các OMP của P. Multocida
tiếp tục được nghiên cứu.
Rita, D.V và cs (2018) đã chế tạo thành công đoạn gen ABA392 thành một
vec tơ biểu hiện protein, pET-30a. Protein được biểu thị từ bản sao
ABA392/pET30a có khả năng miễn dịch và đã được thử nghiệm trên chuột.
Protein tái tổ hợp này có thể kích hoạt phản ứng miễn dịch và do đó có khả
năng được thử nghiệm là ứng cử viên vắc xin phù hợp trong các nghiên cứu
trong tương lai. Dự kiến rằng vắc xin tiểu đơn vị này sẽ đóng góp đáng kể trong
việc quản lý bệnh Tụ huyết trùng trâu bò trong tương lai.
Hiện nay nước ta có sử dụng các loại vắc xin như vắc xin Tụ huyết trùng
trâu, bò keo phèn chủng Robert I, vắc xin Tụ huyết trùng trâu, bò nhũ dầu chủng
P52, vắc xin Tụ huyết trùng chủng Iran, vắc xin Tụ huyết trùng trâu, bò nhũ hoá
của Viện Thú y Quốc gia và vắc xin vô hoạt Tụ huyết trùng trâu, bò của Xí
nghiệp Thuốc thú y Trung ương.


14

Vắc xin Tụ huyết trùng trâu, bò keo phèn chủng Robert I là loại vắc xin
vô hoạt. Ưu điểm của loại vắc xin này là liều tiêm thấp 2ml/con, thời gian miễn
dịch kéo dài, tỷ lệ miễn dịch cao. Nhược điểm là sau khi tiêm một tỷ lệ gia súc
bị phản ứng phụ.
Vắc xin Tụ huyết trùng trâu, bò nhũ dầu chủng P52 do Công ty thuốc thú y
Trung ương nghiên cứu sản xuất. Vắc xin ở dạng vô hoạt, chất bổ trợ nhũ dầu.
Vắc xin có liều tiêm thấp, an toàn cho động vật, có hiệu lực miễn dịch tốt và
thời gian miễn dịch kéo dài 12 tháng.

Vắc xin Tụ huyết trùng chủng Iran là vắc xin ở dạng vô hoạt, chất bổ trợ
keo phèn hydroxide aluminium. Mỗi liều tiêm vắc xin là 2ml, độ dài miễn dịch
6 - 7 tháng. Vắc xin an toàn cho động vật và có hiệu lực cao.
Vắc xin Tụ huyết trùng trâu, bò nhũ hoá được Viện Thú y Quốc gia nghiên
cứu dùng chủng P52 có bổ trợ dầu maccon và montanit để sản xuất. Vắc xin có
dạng nhũ tương, liều tiêm 2ml/con, thời gian miễn dịch trên 12 tháng.
Vắc xin vô hoạt Tụ huyết trùng trâu bò do Xí nghiệp Thuốc thú y Trung ương
sản xuất các chủng T2, T4 có nguồn gốc từ Trung Quốc. Vắc xin có liều tiêm 2ml,
miễn dịch cho trâu, bò 6 tháng, có thể phản ứng cục bộ nơi tiêm.
Ở Việt Nam, Viện vắc xin Nha Trang cũng đã chế kháng huyết thanh đa
giá tụ huyết trùng trên ngựa để điều trị bệnh tụ huyết trùng trâu, bò và lợn. Liều
lượng có thể sử dụng như sau:
- Trâu, bò: Liều tiêm phòng tiêm 30-50 ml/con, liều điều trị 60-100 ml/con.
- Bê, nghé: Liều tiêm phòng tiêm 10 - 20 ml/con, liều điều trị 20 - 40 ml/con.
- Lợn dưới 3 tháng tuổi: Liều tiêm phòng tiêm 10 - 20 ml/con, liều điều
trị 20 - 40 ml/con. Lợn 5 tháng tuổi: Liều tiêm phòng tiêm 20 - 30 ml/con, liều
điều trị 40 - 60 ml/con. Lợn trên 5 tháng tuổi: Liều tiêm phòng tiêm 30-40
ml/con, liều điều trị 60 - 80 ml/con.
- Trị bệnh


15

Bệnh Tụ huyết trùng có thể điều trị bằng kháng sinh. Sự mẫn cảm của
bò ở các địa phương khác nhau là khác nhau. Muốn có hiệu quả điều trị cao cần
phải làm kháng sinh đồ. Nói chung các chủng vi khuẩnTụ huyết trùng đều rất
nhạy với streptomycin (Phan Thanh Phượng, 2000). Ngoài ra còn có thể điều
trị bằng các kháng sinh như gentamycine, ampicilline và tetracycline.
Theo nghiên cứu của Azmat Jabeen et al, (2013) vi khuẩn Tụ huyết trùng
có 5 chủng A, B, D, E, F và 16 serotypes (1-16). Tác giả đã kiểm tra tính kháng

kháng sinh của P. multocida bằng phương pháp khuyếch tán trên đĩa thạch, kết
quả thấy rằng P. Multocida kháng với các kháng sinh augmentin, amoxicillin
and aztreonam và mẫn cảm cao với ceftiofur.
Theo nghiên cứu của Yami Bote và cs (2017) tại Ethiopia trong thời gian
2016-2017 về độ mẫn cảm của các chủng P. multocida với các loại kháng sinh,
kết quả công bố phát hiện 13 trâu, bò dương tính với vi khuẩn P. multocida
chiếm tỷ lệ 3,39% trong tổng số 384 mẫu kiểm tra. Kết quả kiểm tra kháng sinh
đồ của các chủng vi khuẩn phân lập được với các loại kháng sinh cho thấy mức
độ kháng và mẫn cảm rất khác nhau các chủng P. Multocida với các loại kháng
sinh, cụ thể tỷ lệ mẫn cảm 15,4% với tetracycline, 61,5% với streptomycin; và
tỷ lệ kháng 15,4% với streptomycin, clindamycin 69,2% với tetracycline. Kết
quả khẳng định streptomycin, clindamycin là những thuốc có thể sử dụng để
điều trị bệnh do Pasteurella multocida.
1.3.Tình hình nghiên cứu về bệnh Tụ huyết trùng ở bò trên thế giới và Việt
Nam
1.3.1.Trên thế giới
Bệnh Tụ huyết trùng được Bollinger phát hiện lần đầu tiên trên bò năm
1878 ở Munich (Đức). Những năm tiếp theo bệnh được phát hiện ở khắp mọi
nơi trên thế giới, trên nhiều loài gia súc, gia cầm. Năm 1885, Kitt đã phân lập
được vi khuẩn. Khi nghiên cứu vi khuẩn Tụ huyết trùng gây bệnh ở các loài gia
súc, các nhà khoa học thấy sự giống nhau về tính chất gây bệnh, tương đồng
kháng nguyên, nhưng khác nhau về tính gây bệnh cho các loài vật. Năm 1887,
Trevisan đã đề nghị đặt tên cho vi khuẩn là Pasteurella để ghi nhớ công lao của


×