Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

NGHIÊN CỨU ĐỊA DANH THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ VÀ HUYỆN ĐIỆN BIÊN LUẬN VĂN ĐẠI HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 139 trang )

 

ĐỊA DANH THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ
Hằng
HD: PGS Hà Quang Năng
Trường ĐHSP Thái Nguyên, 2008
MỞ ĐẦU
1. 
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Địa danh là một bộ phận từ vựng của ngôn ngữ nói chung và tiếng Việt
nói riêng. Nghiên cứu địa danh một vùng cung cấp cho ta những cơ sở để tìm hiểu
những cơ chế định danh của một sự vật, hiện tượng. Mỗi ngôn ngữ có cách định
danh riêng.
1.2. Địa danh liên quan chặt chẽ đến lịch sử, văn hoá, cư dân của một vùng
nhất định. Địa danh lưu giữ những trầm tích của lịch sử, văn hoá, phong tục, tập
quán cư dân của một vùng đất. Nghiên cứu địa danh sẽ giúp nghiên cứu văn hóa,
lịch sử của vùng đất ấy.
1.3. Địa danh có những nguyên tắc riêng trong cấu tạo, trong cách gọi tên, có
thể một địa danh có nhiều tên gọi khác nhau, trải qua nhiều giai đoạn lịch sử khác
nhau. Nghiên cứu địa danh giúp nghiên cứu lịch sử một vùng đất, giúp khám phá sự
ảnh hưởng và tác động của những nhân tố bên ngoài vào cách đặt tên địa danh: đất
nước học, tôn giáo, tín ngưỡng, lịch sử tộc người… Trong hoàn cảnh một vùng đất
có nhiều dân tộc nối tiếp nhau sinh sống, địa danh có nhiều dấu tích từ vựng của các
ngôn ngữ. Mỗi địa danh được hình thành trong một hoàn cảnh văn hoá, lịch sử nhất
định và còn lưu dấu mãi về sau. Nhiều địa danh thường mang tên người, cây cỏ,
cầm thú, sự vật, địa hình thiên nhiên…
1.4. Điện Biên nói chung, thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên nói
riêng là một trong những mảnh đất giàu ý nghĩa lịch sử. Khảo sát địa danh thành
 phố Điện Biên Phủ
Phủ và huyện Điện Biên
Biên giúp chúng ta ngh


nghiên
iên cứu một chặng đường
đường
lịch sử lâu dài và hào hùng của dân tộc ta; giúp chúng ta học tập, giữ gìn truyền

28


 

thống văn hoá dân tộc, đồng thời góp phần vào việc phát triển kinh tế, văn hoá xã
hội và mở rộng phát triển du lịch của tỉnh Điện Biên. Với những lý do nêu trên,
chúng tôi chọn đề tài “ Nghiên
“ Nghiên cứu địa danh thành phố Điện Biên Phủ và huyện
 Điện Biên
Biên”” làm đối tượng nghiên cứu của luận văn.
2. 
2. Đối tượng và nội dung nghiên cứu
2.1.  Đối
2.1.
 Đối tượng nghiên cứu
Các địa danh địa hình thiên nhiên, đơn vị dân cư và công trình nhân tạo
của thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên và đặc điểm ngôn ngữ - văn hoá
của một số địa danh thuộc hai địa bàn này.
2.2.  Nội
2.2.
 Nội dung nghiên
nghiên cứu
Xác định những cơ sở lí luận liên quan đến việc nghiên cứu địa danh và địa
danh học.

 Nội dung của luận văn,
văn, chúng tôi tập trung
trung vào các mặt sau:
- Nghiên cứu những đặc điểm về phương diện cấu tạo của các địa danh địa
hình thiên nhiên, đơn vị dân cư và công trình nhân tạo của thành phố Điện Biên Phủ
và huyện Điện Biên.
- Tìm hiểu về phương thức định danh các địa danh địa hình thiên nhiên, đơn vị
dân cư và công trình nhân tạo của thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên đồng
thời qua đó bước đầu tìm hiểu về nội dung ngữ nghĩa địa danh.
- Ở một chừng mực nhất định tìm hiểu mối quan hệ giữa ngôn ngữ - văn hoá
và lịch sử trong những địa danh nổi tiếng của thành phố Điện Biên Phủ và huyện
Điện Biên.
3. Lịch sử vấn đề
3.1.  Vấn đề nghiên cứu địa danh trên thế giới 
3.1.
Vấn đề nghiên cứu địa danh được phát triển từ lâu trên thế giới. Ở Trung
Quốc, ngay từ thời Đông Hán (32 - 39 sau Công nguyên), Ban Cố đã ghi chép hơn
4000 địa danh, trong đó một số đã được giải thích rõ nguồn gốc và ý nghĩa.

29


 

Ở các nước phương Tây, bộ môn địa danh học được chính thức ra đời vào
cuối thế kỷ XIX. Năm 1872, J.J. Êgi (Thuỵ Sĩ) viết “Địa danh học”
học” và năm 1903,
J.W. Nagl (người Áo) cũng cho ra đời tác phẩm “Địa danh học”. Thời
học”. Thời kỳ đầu, các
tác phẩm địa danh học chú trọng khảo chứng nguồn gốc địa danh.

Từ thế kỷ XX, bước vào giai đoạn nghiên cứu tổng hợp về địa danh, J.
Glliénon đã viết “Átlát ngôn ngữ Pháp”,
Pháp” , nghiên cứu địa danh theo hướng
 phát triển địa lí học. Năm 1926, A. Dauzat (người Pháp) đã viết “Nguồn
“Nguồn   gốc
gốc và sự 
 phát triển
triển địa danh”,
danh”, đề xuất phương pháp văn hoá địa lí học để nghiên cứu các lớp
niên đại của địa danh.
Từ sau năm 1960 đã có hàng loạt công trình nghiên cứu về lĩnh vực này được
ra đời. Chẳng hạn, A.V.
A.V. Supe
Superanx
ranxkaja
kaja trong cuốn “Địa danh là gì?” 
gì?”  (1985) và
E.M.
E.M. Mu
Murza
rzaev
ev với
với “Những khuynh hướng nghiên cứu địa danh học” 
học”   (1964) đã
cùng quan tâm đến vấn đề khuynh hướng nghiên cứu chung. Tác giả Iu.A. Kapenco
(1964) lại nghiên cứu địa danh học về mặt đồng đại, N.V. Podonxkaja trong phân
tích, lí giải địa danh mang những thông tin gì cũng đã góp thêm những ý kiến cho
sự nghiên cứu địa danh đi sâu vào bản chất bên trong của đối tượng.
 Những công
công trình nghiên

nghiên cứu địa danh ở các quốc
quốc gia khác
khác nhau đã gó
gópp phần
minh chứng sự phong phú, đa dạng của địa danh cũng như những vấn đề nghiên cứu
trong lĩnh vực này. Chẳng hạn, Ch. Rostaing (1965) với “ Les
“ Les noms de lieux”
lieux” đã nêu
ra hai nguyên tắc nghiên cứu địa danh là phải tìm ra các hình thức cổ của các từ cấu
tạo địa danh và muốn biết từ nguyên của địa danh thì phải dựa trên kiến thức ngữ
âm học địa phương. Đây là một chuyên khảo bổ sung thêm cho vấn đề mà A.I.
Popov đã đưa ra trước đó.
3.2. Vấn đề nghiên cứu địa danh ở Việt Nam
Ở Việt Nam, vấn đề địa danh được quan tâm từ rất sớm. Các tài liệu “ Tiền
 Hán thư ” , ,   “ Địa lí chí ” , “ Hậu Hán thư ” , “Tấn thư ”  trong thời Bắc thuộc có đề cập
đến địa danh Việt Nam. Các tài liệu này đều do người Hán viết, phục vụ trực tiếp
cho cuộc xâm lược nước ta. Bên cạnh đó cũng có những tác phẩm của các nhà
nghiên cứu Việt Nam như vào khoảng thế kỉ xv có tác phẩm “ Dư
“ Dư địa chí ” của

30


 

 Nguyễn Trãi,
Trãi, khoảng thế
thế kỉ XVIII có tác
tác phẩm “ Phủ biên tạp
tạp lục

lục”” của Lê Quý Đôn.
Tuy không nhiều nhưng những công trình này đã góp phần quan trọng vào việc
nghiên cứu địa danh Việt Nam.
Vấn đề nghiên cứu địa danh Việt Nam có được những bước tiến đáng kể hơn
là từ những năm 1960 trở đi. Hoàng Thị Châu với “Mối quan hệ về ngôn ngữ cổ 
đại ở Đông Nam Á qua một vài tên sông” (1964)
sông”  (1964) được xem như là người cắm cột
mốc đầu tiên trong nghiên cứu địa danh dưới góc nhìn ngôn ngữ học. Lê Trung Hoa
với “Địa danh ở thành phố Hồ Chí Minh” (1991) đã đưa những vấn đề lý thuyết
làm cơ sở cho sự phân tích và chỉ ra các đặc điểm về cấu tạo, nguồn gốc, ý nghĩa…
của thành phố Hồ Chí Minh. Đến 1996, Nguyễn Kiên Trường với luận án PTS
“Những đặc điểm chính địa danh Hải Phòng” đã
Phòng” đã bổ sung thêm những vấn đề lý
thuyết mà Lê Trung Hoa đã đưa ra trước đó. Tiếp sau là luận án tiến sĩ của Từ Thu
Mai với “Nghiên cứu địa danh Quảng Trị” (2004)  ,, Phan Xuân Đạm với “Địa
với “Địa danh
 Nghệ An”
An” (2005)…
 (2005)… Một loạt các luận văn thạc sĩ khảo sát địa danh ở nhiều địa
 phương đã được công bố. Những công trình này đều có những đóng góp đáng trân
trọng khi tiếp cận vấn đề địa danh học dưới cách nhìn ngôn ngữ học.
 Ngoài
 Ngo
ài ra còn một
một số côn
côngg trìn
trìnhh ra đời dưới
dưới dạng ssách
ách,, từ điển
điển,, sổ tay nh

nhưư các
công trình của Trần Thanh Tân, Đinh Xuân Vịnh… Các công trình này đều nghiên cứu
một cách công phu nhưng nặng về tập hợp tư liệu, tính lý thuyết chưa cao.
3.3. Vấn đề nghiên cứu địa danh ở thành phố Điện Biên và huyện Điện Biên
Địa danh Điện Biên nói chung, địa danh thành phố Điện Biên Phủ và huyện
Điện Biên nói riêng là đối tượng hết sức mới mẻ, chưa có công trình nào đi sâu
nghiên cứu. Hiện mới chỉ có tác phẩm “Sông
“ Sông núi Điện Biên”
Biên” (2000) của Trần Lê
Văn là tác phẩm ghi
ghi lại những câu chuyện
chuyện về một vài vùng
vùng đất ở Điện Biên mà tá
tácc
giả có dịp đặt chân đến. Và rải rác trong một số cuốn sách hay bài báo có đề cập đến
một vài địa danh nổi tiếng trong tỉnh, chẳng hạn bài báo “ Thành Bản Phủ”
Phủ” (1991)
của Đỗ Văn Ninh trong tạp chí Khảo cổ học, tác phẩm “ Di
“ Di tích lịch sử và văn hóa
 Điện Biên Phủ
Phủ”” (2008) của Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, hay tác

31


 

 phẩm “ Địa danh và những vấn đề lịch sử - văn hóa của các dân tộ
tộcc nhóm ngô
ngônn ngữ 

Tày - Thái Việt Nam” (2009) của Hội nghị Thái học Việt Nam lần thứ V.
 Nhìn chung các khuynh hướng nghiên cứu địa danh ở Việt Nam rất phong
 phú, đa dạng. Chính sự phong
phong phú, đa dạng ấy đã giúp chúng ta nhìn nhận địa danh
ở những khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu về địa danh theo
góc độ ngôn ngữ học còn chưa nhiều.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Trước chúng tôi đã có một số công trình luận án tìm hiểu địa danh TP Hồ
Chí Minh, Hải Phòng, Nghệ An, Quảng Trị, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và các vùng
khác. Với địa danh thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên, từ trước tới nay
hầu như chưa được khảo sát và nghiên cứu. Đây là công trình đầu tiên khảo sát, tìm
hiểu một cách đầy đủ, toàn diện và hệ thống địa danh ở địa bàn này về các phương
diện cấu tạo, nguồn gốc, đặc điểm phương thức định danh và ý nghĩa các địa danh
địa hình thiên nhiên, đơn vị dân cư và công trình nhân tạo. Bên cạnh đó luận văn
cũng chỉ ra một vài đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của địa danh trong mối quan hệ
với địa lí, lịch sử, dân cư và ngôn ngữ. Kết quả nghiên cứu của luận văn về địa danh
có thể là tư liệu quý cho ngành địa phương học, cho việc nghiên cứu lịch sử văn hóa
Điện Biên, góp phần phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, du lịch của địa phương.
Đồng thời kết quả nghiên cứu này có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo bổ ích
trong việc giảng dạy lịch sử địa phương, trong giáo dục truyền thống, giữ gìn, phát
huy những giá trị lịch sử, văn hoá của địa phương.
5. Phương pháp và tư liệu nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu
 Để tiến hành nghiên cứu đề tài này, công việc đầu tiên là phải thu thập tư
liệu, bổ sung và chỉnh lí các thông tin, thông số của địa danh. Mặt khác phải tra cứu
các tài liệu về lịch sử, địa lí, truyền thống văn hóa của thành phố Điện Biên Phủ và
huyện Điện Biên. Chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

32



 

- Phương pháp điều tra, điền dã, khảo sát thực tế, thu thập tất cả các địa danh
trên hai địa bàn thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên .
- Phương pháp miêu tả: Đây là phương pháp giúp chúng tôi tập hợp và phân
loại các địa danh địa hình thiên nhiên, đơn vị dân cư và công trình nhân tạo trong
thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên trên cơ sở thu thập địa danh qua các
nguồn khác nhau. Đồng thời phương pháp này được sử dụng để phản ánh những đặc
điểm cấu tạo và đặc trưng ngữ nghĩa của các yếu tố tên riêng trong phức thể địa danh.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp: Dựa vào các cứ liệu ngôn ngữ, đặc điểm
tâm lí của con người và quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá, nghiên cứu một số địa
danh để tìm hiểu xuất xứ, nguồn gốc của một số địa danh nổi tiếng trong thành phố
Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên.
5.2. Tư liệu nghiên cứu
Với mục đích phản ánh đầy đủ, trung thực hệ thống địa danh địa hình thiên
nhiên, đơn vị dân cư và công trình nhân tạo trong thành phố Điện Biên Phủ và
huyện Điện Biên, chúng tôi đã tiến hành tập hợp các tư liệu cần thiết từ những
nguồn sau:
- Dựa vào tư liệu điều tra điền dã để thu thập tư liệu, ghi chép, bổ sung,
chỉnh lí các thông số, thông tin của từng địa danh.
- Dựa vào niên giám thống kê của thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên.
- Dựa vào bản đồ các loại của thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên.
- Dựa vào một số các công trình nghiên cứu về văn hoá, lịch sử, tôn giáo,
kinh tế của địa phương.
- Dựa vào những tư liệu lưu giữ ở chính quyền địa phương. Đây là tư liệu
quan trọng nhất, có tính pháp lí để đảm bảo tính minh xác của những điều trình bày
trong luận văn.
6. Cấu trúc luận văn
 Ngoài phần mở

mở đầu, kết luận,
luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận vvăn
ăn gồm ba
chương:
Chương 1.
1. Những cơ sở lí thuyết liên quan đến địa danh và địa danh học

33


 

Chương này sẽ trình bày những vấn đề lý thuyết làm cơ sở cho việc triển
khai những chương mục tiếp theo. Bên cạnh đó, những vấn đề về địa lí, lịch sử, dân
cư, văn hóa và ngôn ngữ trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên
cùng một số kết quả thu thập, phân loại các địa danh trên địa bàn cũng được trình
 bày tóm tắt,
tắt, làm cơ sở
sở cho nội dung của lluận
uận văn
Chương 2. Đặc điểm cấu tạo của địa danh thành phố Điện Biên Phủ và
huyện Điện Biên
Chương này sẽ xác định cấu trúc phức thể địa danh của thành phố Điện Biên
Phủ và huyện Điện Biên gồm thành tố chung và tên riêng. Nội dung của chương sẽ
đi sâu tìm hiểu những đặc điểm về cấu tạo của địa danh trong địa bàn và những
 phương thức
thức định danh những
những địa danh đó.
Chương 3. Đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá trong địa danh thành phố Điện
Biên Phủ và huyện Điện Biên

Chương này sẽ đi sâu tìm hiểu ý nghĩa của các yếu tố cấu tạo nên địa danh.
Qua đó xác định được lí do đặt tên của địa danh và xác lập được một hệ thống các
trường nghĩa và bộ phận nghĩa của các yếu tố cấu tạo. Đồng thời nội dung của
chương sẽ khai thác những ảnh hưởng của địa lí, lịch sử, dân cư, ngôn ngữ đối với
một số địa danh trong địa bàn. Qua đó thấy được nét riêng của địa danh thành phố
Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên được phản ánh như thế nào.

34


 

CHƯƠNG 1
NHỮNG CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỊA DANH
VÀ ĐỊA DANH HỌC
1.1. KHÁI NIỆM VỀ ĐỊA DANH
Cuộc sống của con người gắn với những điểm địa lí khác nhau. Những điểm
địa lí này được gọi bằng những từ ngữ riêng. Đó là những tên gọi địa lí (địa danh).
 Những tên gọi này tạo nên một hệ thống riêng và tồn tại trong vốn từ của các ngôn
ngữ khác nhau trên thế giới. Những tên gọi địa lí, địa danh ấy được thể hiện bằng
thuật ngữ toponima hay toponoma
toponoma (có
 (có nguồn gốc từ tiếng Hi Lạp) với ý nghĩa “tên
“ tên
 gọi điểm địa lí ”.
”.
Cần phải hiểu đúng khái niệm địa danh theo phạm vi xuất hiện của nó. Nếu
hiểu đúng theo lối chiết tự thì “địa danh” là tên đất. Thế nhưng, khái niệm này cần
 phải hiểu rộng hơn vì đây chính là đối tượng nghiên cứu của một ngành khoa học.
Cụ thể địa danh không chỉ là tên gọi của các đối tượng địa lí tồn tại trên trái đất. Nó

có thể là tên gọi của các đối tượng địa hình thiên nhiên. Đối tượng địa lí cư trú hay
là công trình do con người xây dựng, tạo lập nên.
Địa danh là lớp từ ngữ nằm trong vốn từ vựng của một ngôn ngữ, được dùng
để đặt tên, gọi tên các đối tượng địa lí. Vì thế, nó hoạt động và chịu sự tác động, chi
 phối của các qui luật ngôn ngữ nói chung về mặt ngữ âm, từ vựng - ngữ nghĩa và
ngữ pháp.

35


 

Hiện nay đã có nhiều nhà nghiên cứu đưa ra những định nghĩa khác nhau về
địa danh. Nhà ngôn ngữ học Nga A.V. Superanskaja trong cuốn “ Địa
“ Địa danh là gì?”
gì?”
đã cho rằng: địa danh là những từ ngữ biểu thị tên gọi “ những địa điểm, mục tiêu
địa lí”, “những địa điểm, mục tiêu địa lí đó là những vật thể tự nhiên hay nhân tạo
với sự định vị xác định trên bề mặt trái đất ” [43, tr.13].
Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu địa danh học đã tiếp cận địa danh từ hai góc
độ khác nhau là nghiên cứu địa danh từ góc độ địa lí - văn hóa và nghiên cứu địa
danh từ góc độ ngôn ngữ học. Đại diện cho hướng nghiên cứu thứ nhất, Nguyễn
Văn Âu cho rằng: “ Địa danh là tên đất,
đất, tên sông,
sông, núi, là
làng
ng mạc… hay
hay là tên các địa
 phương, các
các dân tộc

tộc” [5, tr.15].
Đại diện
diện cho hướng
hướng nghiên
nghiên cứu thứ hai là Lê Trung
Trung Hoa, Nguyễn
Nguyễn Kiên
Kiên
Trường, Từ Thu Mai, Phan Xuân Đạm.
Lê Trung Hoa cho rằng: “ Địa danh là những
những từ hoặc ngữ cố định
định được dùng 
làm tên riêng của địa hình thiên nhiên, các công trình xây dựng, các đơn vị hành
chính, các vùng lãnh thổ ” [26, tr.21].
 Nguyễn Kiên Trường quan niệm: “ Địa
“ Địa danh là tên riêng của các đối tượng 
địa lí tự nhiên và nhân văn có vị trí xác định trên bề mặt trái đất ”
đất ” [48, tr. 16].
Từ Thu Mai đưa ra cách hiểu: “ Địa
“ Địa danh là những từ ngữ chỉ tên riêng của
các đối tượng địa lí có vị trí xác định trên bề mặt trái đất ” [31, tr.21].
Phan Xuân Đạm cho rằng: “ Địa danh
danh là lớp từ ngữ đặc biệt,
biệt, được
được định ra để 
đánh dấu vị trí, xác lập tên gọi các đối tượng địa lí tự nhiên và nhân văn”
văn ” [20, tr.12].
 Như vậy, với mong muốn đi tìm một khái niệm với nguyên nghĩa của từ
toponomie,, Nguyễn Văn Âu quan niệm địa danh chính là “tên
toponomie

“ tên gọi các địa phương 
hay tên gọi địa lí ”,
”, theo đó “địa
“địa danh học là một môn khoa học chuyên nghiên cứu
về tên địa lí của các địa phương ”.
”. Quan niệm này khá đơn giản, dễ hiểu, trùng với
cách hiểu thông thường của nhân dân, của từ điển ngữ văn giải thích, chẳng hạn
trong “Từ
“Từ điển 
điển  Hán
Hán Việt ”,
”, Đào Duy Anh giải thích: “địa
“ địa danh là tên gọi các miền
đất ””,, “Từ điển tiếng Việt ” do Hoàng Phê chủ biên giải thích: địa danh là “ tên đất,

36


 

tên làng ”.
”. Nguyễn Văn Âu cố gắng thoát ra khỏi quan niệm cho rằng địa danh học
“chuyên nghiên cứu về tên riêng ”,
”, ông “chú
“chú ý tới các từ chung ””..
Lê Trung Hoa là một trong những người có ý thức trình bày các vấn đề địa
danh đặt trong khung cảnh ngôn ngữ học, hướng đến tính lý thuyết, tính hệ thống
sớm hơn cả so với nhiều tác giả khác. Lê Trung Hoa cho rằng: “ Địa
“ Địa danh là những 
từ hoặc ngữ cố định được dùng làm tên riêng của địa hình thiên nhiên, các công 

trình xây dựng thiên về không gian hai chiều, các đơn vị hành chính, các vùng lãnh
thổ ” [26, tr.21]. Định nghĩa này thiên về việc chỉ ra ngoại diên của khái niệm, đồng
thời chỉ ra cách phân loại các địa danh. Do đó, khó có thể khuôn được hiện thực các
kiểu loại địa danh vốn đa dạng trong thực tế vào trong định nghĩa phân loại này.
 Nguyễn Kiên Trường
Trường là người đầu tiên đưa ra định nghĩa nêu giới hạn ngoại
diên của địa danh chỉ thuộc về những gì ở trên trái đất một cách hiển ngôn. Dựa trên
tiêu trí mà Lê Trung Hoa đưa ra, Nguyễn Kiên Trường chia địa danh thành từng loại
nhỏ. Bên cạnh đó, ông còn tiến hành phân loại theo nguyên ngữ, theo chức năng của
địa danh.
Từ Thu Mai cho rằng, khi xác định khái niệm địa danh cần chú ý đến những
vấn đề trong nội tại bản thân khái niệm. Định nghĩa của Từ Thu Mai có điểm xuất
 phát từ cách hiểu địa
địa danh của A.V. Sup
Superanskaja.
eranskaja.
Theo chúng tôi, mặc dù nằm trong hệ thống những loại hình khác nhau
nhưng các đối tượng địa lí bao giờ cũng xuất hiện trong thực tế với những cá thể
độc lập. Đầu tiên, người ta thường sử dụng các tên chung để định danh cho một đối
tượng cụ thể, được xác định. Nó chính là đơn vị định danh bậc hai trên cơ sở vốn từ
chung. Vì vậy, khi xác định khái niệm địa danh cần phải chú ý đến những vấn đề
nội tại trong bản thân địa danh. Trước hết, mỗi địa danh đều phải có tính lí do, phải
xác định được nguyên nhân đặt tên đối tượng. Chức năng gọi tên và cá thể hóa, khu
 biệt đối tượng là tiêu chí thứ
thứ hai. Tiêu chí thứ ba là các đối tượng được gọi tên phải
là các đối tượng địa lí tồn tại trên bề mặt trái đất và ngoài trái đất. Các đối tượng
này có thể là đối tượng địa lí tự nhiên hay không tự nhiên.

37



 

Phan Xuân Đạm có quan niệm khá độc đáo, khác với những người đi trước.
Cách hiểu của ông về địa danh rất hợp lý, tiến bộ theo hướng chức năng của địa
danh. Về cách phân loại địa danh, cũng như Từ Thu Mai, tác giả kế thừa cách phân
loại của Lê Trung Hoa.
 Nhìn chung, trong các định nghĩa và phân loại, các tác giả đều thừa nhận
rằng, các đối tượng được định danh rồi nhóm lại dưới cái tên gọi “địa danh” chỉ là
những đối tượng thuộc về trái đất. Như vậy, các đối tượng ngoài trái đất như Trạm
vũ trụ Hòa Bình, sao Hỏa… sẽ không được coi là địa danh. Điều này khác với quan
điểm của nhiều nhà khoa học nước ngoài.
Từ những vấn đề trên, chúng tôi tán thành quan điểm của Phan Xuân Đạm
khi ông cho rằng: “ Địa danh là lớp từ ngữ đặc biệt,
biệt, được định
định ra để đđánh
ánh dấu vị trí,
 xác lập tên gọi các đối tượng địa lí tự nhiên và nhân văn”
văn” [20, tr.12]. Luận văn này
sẽ nghiên cứu những từ ngữ chỉ tên riêng của các đối tượng địa lí thuộc địa danh địa
hình tự nhiên, địa danh đơn vị dân cư và địa danh công trình nhân tạo trên địa bàn
thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên.
1.2. PHÂN LOẠI ĐỊA DANH
Hiện nay ở Việt Nam cũng như trên thế giới, các nhà ngôn ngữ học có những
cách phân loại khác nhau về địa danh. Chẳng hạn, G.P. Smolichnaja và M.V.
Gorbanevskij cho rằng địa danh có bốn loại: Phương danh (tên các địa phương), sơn
danh (tên núi, gò, đồi…), thủy danh (tên các dòng chảy, ao ngòi, sông vũng), phố
dan
anhh (tên
(tên cá

cácc đối
đối tư
tượn
ợngg tr
tron
ongg th
thàn
ànhh phố)
phố).. Còn
Còn nhà
nhà kh
khoa
oa học
học Nga
Nga A.V.
A.V.
Superanskaja lại chia làm bảy loại: Phương danh, thủy danh, sơn danh, phố danh,
viên danh, lộ danh, đạo danh (tên các đường giao thông trên đất, dưới đất, trên
nước, trên không).
Ở Việt Nam, Nguyễn Văn Âu quan niệm: “ Phân
“ Phân loại địa danh là sự phân
chia địa danh thành các kiểu, nhóm khác nhau, dựa trên những đặc tính cơ bản về 
địa lí cũng như về ngôn ngữ và lịch sử ” [5, tr.37]. Và ông đã chia địa danh Việt
 Nam thành hai loại: Địa danh tự nhiên và địa danh kinh tế - xã hội với bảy kiểu:
Thủy danh, lâm danh, sơn danh, làng xã, huyện thị, tỉnh, thành phố, quốc gia và

38


 


mười hai dạng: Sông ngòi, hồ đầm, đồi núi, hải đảo, rừng rú, truông - trảng, làng – 
xã, huyện – quận, thị trấn, tỉnh, thành phố, quốc gia. Mỗi dạng lại có thể phân chia
thành các dạng sông,
sông, ngòi, suối… Cách phân loại này của tác giả nghiêng
nghiêng về tính
dân gian, dễ tiếp thu song hơi sa vào chi tiết, thiếu tính khái quát, đối tượng nghiên
cứu và tên gọi đối tượng nghiên cứu chưa được làm rõ.
 Lê Trung Hoa phân loại địa danh dựa vào nguồn gốc địa danh. Cách phân
loại của ông dựa vào hai tiêu chí tính tự nhiên và không tự nhiên. Đây là cách phân
loại thường gặp và tương đối hợp lý, có tính bao quát. Ông phân loại địa danh: Địa
danh chỉ địa hình thiên nhiên, địa danh chỉ công trình xây dựng, địa danh hành
chính, địa danh chỉ vùng.
 Nguyễn Kiên Trường phân loại dựa trên tiêu chí mà Lê Trung Hoa đưa ra
nhưng tiếp tục chia nhỏ một bước nữa. Ông chia đối tượng tự nhiên thành hai loại
nhỏ: Các đối tượng sơn hệ và các đối tượng thủy hệ; chia đối tượng nhân văn thành:
địa danh cư trú và địa danh chỉ công trình xây dựng. Địa danh cư trú bao gồm: đơn
vị cư trú tự nhiên, đơn vị hành chính, đường phố. Địa danh chỉ công trình xây dựng
 bao gồm: Đơn vị hành chính, đường phố và các đối tượng khác. Bên cạnh đó,
 Nguyễn Kiên Trường
Trường còn tiến hành phân loại theo nguyên ngữ địa danh, theo chức
năng giá trị của địa danh.
Từ Thu Mai cũng phân loại theo cách phân loại của Lê Trung Hoa và dùng
khái niệm “loại hình địa danh” làm tiêu chí phân loại. Theo Từ Thu Mai có ba loại
hình địa danh là địa danh địa hình thiên nhiên, địa danh đơn vị dân cư và địa danh
công trình nhân tạo. Trong đó, ở mỗi loại hình địa danh lại gồm những tiểu loại địa
danh khác nhau.
Trên cơ sở tiếp thu ý kiến của những nhà nghiên cứu đi trước và theo mục
đích nghiên cứu của luận văn, chúng tôi cũng tán đồng cách phân loại theo tiêu chí
“tự nhiên - không tự nhiên” của Lê Trung Hoa và Từ Thu Mai. Chúng tôi phân loại

địa danh thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên thành ba loại: địa danh địa
hình thiên nhiên, địa danh đơn vị dân cư và địa danh công trình nhân tạo. Trong đó
địa danh địa hình tự nhiên gồm sơn danh, thủy danh và những vùng đất nhỏ phi dân

39


 

cư; địa danh đơn vị dân cư gồm các đơn vị dân cư cụ thể nằm trong cấp thành phố,
huyện; địa danh các công trình nhân tạo gồm địa danh các công trình nhân tạo thuộc
những hoạt động vật chất của con người và địa danh các công trình nhân tạo thuộc
những hoạt động tâm linh của con người. Trong mỗi tiểu loại lại gồm những bộ
 phận nhỏ hơn, thuộc
thuộc vào những
những loại hình
hình địa dan
danhh đó.
1.3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA DANH
Xét về phương diện ngôn ngữ học, nhìn vào toàn bộ hệ thống địa danh một
vùng đất, có thể thấy rõ các đặc điểm sau đây:
1.3.1. Địa danh là một hệ thống tên gọi đa dạng
 Nếu so sánh với nhân danh và vật danh thì hệ thống địa danh vừa đa dạng
vừa phức tạp. Về loại hình địa danh, có những địa danh biểu thị địa hình tự nhiên
(núi, sông, biển, hồ…); có những địa danh biểu thị tên gọi của các đơn vị hành
chính, đơn vị dân cư do Nhà nước đặt ra (thành phố, thị xã, huyện, phường, phố…);
lại có những địa danh là tên gọi các công trình xây dựng trên bề mặt đất hay dưới
lòng đất (cầu, cống, đường, hầm, đê, đập…). Về cấu tạo, địa danh vừa có cấu tạo
đơn vừa có cấu tạo phức (vừa có từ vừa có cụm từ, vừa có danh từ vừa có danh
ngữ). Trong cấu tạo đơn, có địa danh đơn tiết, có địa danh đa tiết. Trong cấu tạo

 phức, giữa
giữa các yếu tố trong
trong địa da
danh
nh có các mối quan hệ: Quan
Quan hệ đẳng lập, quan hệ
chính phụ và quan hệ chủ vị. Về nguồn gốc ngôn ngữ, có những địa danh có nguồn
gốc tiếng Việt (thuần Việt, Hán Việt), có những địa danh có nguồn gốc tiếng dân
tộc thiểu số và có cả những địa danh vay mượn từ tiếng nước ngoài.
1.3.2. Địa danh thường diễn ra hiện tượng chuyển hóa
Chuyển hóa là lấy tên gọi một đối tượng địa lí này để gọi một đối tượng địa
lí khác. Hiện tượng này có thể xảy ra các trường hợp như:
- Chuyển hóa trong nội bộ từng loại địa danh. Chẳng hạn, trong nội bộ địa
danh đơn vị dân cư: bản
bản Noong
 Noong Bua   phường Noong
phường Noong Bua, mường Lói   xã
xã Mường
Lói; trong nội bộ địa danh địa hình thiên nhiên: hồ U Va  núi U Va, núi Phà Lén 
dãy núi Phà Lén.

40


 

- Chuyển hóa giữa các loại địa danh. Chẳng hạn, chuyển hóa địa danh địa
hình thiên nhiên thành địa danh đơn vị dân cư: núi
núi Pú
 Pú Sung  bản Pú Sun g ; chuyển

hóa địa danh đơn vị dân cư thành địa danh công trình nhân tạo: bản Hua Pe   đồn
Hua Pe, thành Sam Mứn bản Sam Mứn.
- Chuyển hóa nhân danh thành địa danh. Chẳng hạn,  Nguyễn Chí Thanh 
Thanh  
đường Nguyễn Chí Thanh,
Thanh, Hoàng Công
Công Chất   đền Hoàng Công Chất .
1.3.3. Địa danh có phương thức cấu tạo phong phú
 Nghiên cứu các phương thức cấu tạo định danh, chúng tôi thấy địa danh
được tạo nên bởi rất nhiều phương thức khác nhau: vừa dựa vào đặc điểm bản thân
đối tượng để đặt tên như: núi Pha
núi  Pha Sung (vách cao), suối Púng 
suối Púng  (vũng),
  (vũng), bản Noong 
bản Noong 
Chứn (ao
Chứn
 (ao chì), bản Đồi
bản Đồi Cao,
Cao, thác Trắng 
thác Trắng ; vừa dựa vào sự vật, yếu tố có quan hệ chặt
chẽ với đối tượng như xã Nà
xã Nà Nhạn (ruộng nhạn), suối 
suối  Hẹt (tê giác), núi Pú
núi Pú Co
 Nghịu (núi cây bông gạo), đồn biên phòng Hua
phòng  Hua Pe (đầu
Pe (đầu suối Pe), bản Sam
bản Sam Mứn (ba
Mứn (ba

vạn); bên cạnh đó còn có phương thức ghép các yếu tố Hán Việt để đặt tên như: bản
Tân Quang , bản Thanh
bản Thanh Bình,
Bình, thôn Lập
thôn Lập Thành,
Thành, thôn Đoàn
thôn Đoàn Kết ; dùng số đếm, chữ cái
hoặc kết hợp cả hai yếu tố đó để đặt tên như: tổ dân phố   1, thôn 
thôn  24,
24, đội 
đội  C1,
C1, cầu
C4...
C4
... và phương thức ghép giữa các yếu tố (tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc thiểu số)
với số đếm hoặc chữ cái như: bản Ten
bản  Ten A, bản
A, bản Gia
 Gia Phú B, bản
B, bản Pom
 Pom Lót 10, thôn
Thanh Hồng 4, di tích Đồi
tích Đồi A1, di tích Đồi
tích Đồi E2.
E2.
1.4. CÁC PHƯƠNG DIỆN NGHIÊN CỨU ĐỊA DANH
Đối tượng nghiên cứu của địa danh học rất rộng. Nói đến danh học, người ta
thường thiết lập một danh sách những khái niệm có liên quan như: Tên người/nhân
danh, tên các hành tinh, tên gọi các tổ chức chính trị - xã hội, tên các tộc người, tên
các nghiệp đoàn, tên các con đường, tên gọi các con sông, dòng suối, tên gọi các

con vật, tên gọi các đấng siêu nhiên, thần linh, tên gọi các quả đồi, ngọn núi, tên các
công trình xây dựng để ở, tên người gọi theo dòng bố, tên gọi theo dòng mẹ, tên
người gọi theo con cháu… Bộ môn khoa học nghiên cứu về tên gọi như vậy được
gọi là danh học. Các địa danh cũng chỉ là một trong nhiều đối tượng nghiên cứu của
khoa học được đặt trong thế phân biệt với nhân danh học. Đặt trong khung cảnh của

41


 

ngôn ngữ học, địa danh học nằm trong lòng bộ môn từ vựng học, vì đối tượng
nghiên cứu của địa danh học chính là các từ ngữ được sử dụng để đặt tên, gọi tên.
Địa danh học là một bộ môn ngôn ngữ học chuyên nghiên cứu về nguồn gốc,
cấu tạo, ngữ nghĩa, sự biến đổi, sự lan tỏa, phân bố của địa danh. Người chuyên
nghiên cứu về địa danh được gọi là nhà địa danh học.
 Như vậy một nhà địa danh học thường phải làm, nghiên cứu giải quyết
những công việc chính sau đây:
- Tìm hiểu nguồn gốc lịch sử của địa danh.
- Tìm hiểu ngữ nghĩa của địa danh.
- Tìm hiểu các mô hình địa danh, các phương thức quá trình tạo địa danh.
- Tìm hiểu sự nảy sinh, lan tỏa, sự phân bố của địa danh qua các không gian,
các khoảng thời gian khác nhau.
- Chuẩn hóa địa danh.
Trong những vấn đề lớn trên, người ta lại chia nhỏ thành nhiều vấn đề khác
nhau để nghiên cứu.
Về quan điểm tín hiệu học, địa danh có tính lí do. Vậy, vấn đề quan trọng là
cội nguyên, ngữ nghĩa của địa danh. Điều này, ta thường thấy trong định nghĩa địa
danh học: Là bộ môn nghiên cứu về nguồn gốc, ngữ nghĩa của địa danh.
Dựa trên hướng nghiên cứu, người ta chia ra các bộ phận nhỏ như: Ngôn ngữ

địa danh học, địa lí địa danh học, lịch sử địa danh học, đối chiếu địa danh học…
 Ngôn ngữ địa danh học chú ý nhiều đến những diễn tiến về mặt ngôn ngữ của địa
danh, đặc điểm cấu tạo ngôn ngữ của địa danh, ngữ nghĩa của địa danh, các mô hình
cấu tạo của địa danh…; địa lí địa danh học chú ý nhiều đến sự phân bố về địa danh,
sự liên quan giữa sự phân bố của địa danh đối với các vùng, các đối tượng không
gian địa lí…; lịch sử địa danh học chú ý nhiều đến các quá trình hình thành địa
danh, sự phát triển của địa danh, sự phân bố của địa danh có liên quan đến các tộc
người, đối chiếu địa danh học nghiêng về sự đối sánh để tìm ra những nét tương
đồng và dị biệt giữa hệ thống địa danh của tộc người này, dân tộc này, đất nước này

42


 

với tộc người khác, dân tộc khác, đất nước khác, tìm hiểu tính chất nhân học trong
địa danh.
 Ngoài ra, người ta có thể chia địa danh thành địa danh học lý thuyết, địa
danh học mô tả.
1.5. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỊA DANH VÀ ĐỊA DANH HỌC
1.5.1. Về địa lí 
Thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên là hai địa bàn thuộc tỉnh Điện
Biên, một tỉnh biên giới ở phía Tây Bắc Tổ quốc. Thành phố Điện Biên Phủ nằm
trong vùng lòng chảo Mường Thanh, phía Đông giáp huyện Điện Biên Đông (tỉnh
Điện Biên), phía Tây, phía Nam, phía Bắc đều giáp huyện Điện Biên (tỉnh Điện
Biên); có diện tích tự nhiên là 6.009,05 ha. Còn huyện Điện Biên có vị trí: phía Bắc
giáp huyện Mường Chà và huyện Tuần Giáo (tỉnh Điện Biên), phía Đông giáp
huyện Điện Biên Đông (tỉnh Điện Biên) và huyện Sốp Cộp (tỉnh Sơn La), phía Tây
và phía Nam giáp Lào; có diện tích tự nhiên là 163.985 ha.

Cấu trúc địa hình thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên mang một số
đặc điểm nổi bật của địa hình toàn tỉnh: núi thấp dần và đổ dồn xuống các sông và
suối lớn, hoặc xen kẽ với các thung lũng sông, khe suối. Lọt vào giữa các dãy núi có
rất nhiều dải trũng bằng phẳng tạo thành những cánh đồng hẹp kéo dài. Các dãy núi
 phía Tây là bộ phận
phận kéo dài của hệ
hệ thống núi ở Bắc Lào,
Lào, cùng hướng với
với dòng chảy
của các sông suối trong vùng này thường có hướng Bắc - Nam hoặc Tây Bắc Đông Nam. Ngoài ra còn có các dạng địa hình thung lũng, sông suối, thềm bãi bồi,
sườn tích, hang động castơ... phân bố rộng khắp trên địa bàn nhưng diện tích nhỏ.
Thành phố Điện Biên Phủ nằm trong vùng lòng chảo, là vùng có địa hình
tương đối bằng phẳng, ít bị chia cắt, độ dốc nhỏ dưới 15 độ, độ cao hơn 400 m so
với mặt nước biển thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, phát triển công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp, dịch vụ, du lịch. Đặc biệt có thung lũng Mường Thanh với diện
tích trên 15.000 ha, là cánh đồng lớn và nổi tiếng nhất của toàn tỉnh và toàn vùng

43


 

Tây Bắc (nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc). Với khả năng sản xuất lương thực
dồi dào, cánh đồng Mường Thanh là vựa lúa của cả tỉnh Điện Biên.
Địa hình của huyện Điện Biên bao gồm một phần của vùng lòng chảo (gọi là
vùng thấp) và vùng núi cao (còn gọi là vùng ngoài). Vùng thấp (như đã nêu trên)
chiếm 21% diện tích toàn huyện, còn vùng núi cao chiếm 79% diện tích toàn huyện
với độ cao từ 1000 m trở lên trong đó đỉnh cao nhất là Pú Pha Sung. Địa hình đồi,
núi cao và đất dốc của huyện thuận lợi cho sản xuất lâm nghiệp, chăn nuôi đại gia
súc, phát triển thủy điện và xây dựng các hồ chứa nước phục vụ sinh hoạt, cung cấp

nước cho sản xuất nông nghiệp vùng lòng chảo.
Thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên có các nhóm đất chính là:
nhóm đất phù sa, nhóm đất đen, nhóm đất feralit mùn vàng đỏ trên núi, nhóm đất
thung lũng do sản phẩm dốc tụ, nhóm đất mùn vàng nhạt trên núi cao và núi đá,
sông suối. Điện Biên có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng về chủng loại, gồm
các loại chính như: nước khoáng, than mỡ, đá vôi, đá đen, đá granit, quặng sắt và
kim loại màu... nhưng trữ lượng thấp và nằm rải rác trong tỉnh. Là tỉnh miền núi nên
Điện Biên có tiềm năng rừng và đất rừng rất lớn. Diện tích rừng và đất rừng chiếm
tới 79,30% tổng diện tích tự nhiên với nhiều loại rừng phong phú, đa dạng, phân bố
trên các kiểu địa hình khác nhau. Rừng có hệ động, thực vật đa dạng và một số loại
có giá trị kinh tế cao.
Thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên có mạng lưới ao hồ và sông
suối chằng chịt. Sông suối mang tính chất đầu nguồn điển hình, dốc hẹp, quanh co,
nhiều thác ghềnh. Các sông suối ở đây đều nằm trong ba hệ thống sông chính của
nước ta là sông Đà, sông Mã và sông Mê Công với các phụ lưu chính là sông Nậm
Rốm, Nậm Núa, Nậm Mức và sông Mã cùng với rất nhiều những suối, khe, rãnh
lớn, nhỏ khác.
 Ngoài ra hai
hai địa bàn này còn có một hệ thống
thống hồ chứa
chứa nước lớn,
lớn, những hồ
hồ đó
là nguồn trữ nước của công trình thủy lợi Nậm Rốm, cung cấp nước tưới cho toàn
 bộ đồng ruộng vùng lòng
lòng chảo, nuôi hải sản, bảo vệ môi trường.
trường. Bên cạnh đó có hồ
còn là điểm tham quan, du lịch sinh thái nổi tiếng và hấp dẫn của Điện Biên.

44



 

Điện Biên là cửa ngõ phía Tây Bắc của vùng Bắc Bộ nước ta, là tỉnh duy
nhất có chung đường biên giới với hai quốc gia Trung Quốc và Lào trong đó huyện
Điện Biên có chung đường biên giới với Lào qua hai cửa khẩu Huổi Puốc và Tây
Trang. Điện Biên còn có quốc lộ 279 nối liền Điện Biên - Lào và quốc lộ 12 chạy từ
thành phố Điện Biên Phủ tới thị xã Lai Châu cùng với hệ thống giao thông biên giới
và con đường xuyên Á đang từng bước được đầu tư xây dựng. Bên cạnh đó Điện
Biên còn có cảng hàng không Điện Biên Phủ hoạt động thường xuyên nhằm phục
vụ khách đến tham quan du lịch và đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân trong vùng.
Cảng này đang được đầu tư để mở đường bay tới các nước trong khu vực. Chính
những sự kiến tạo này đã làm cho Điện Biên có điều kiện trở thành đầu mối giao
thông quan trọng, thuận lợi cho việc mở rộng giao lưu kinh tế - văn hóa - du lịch
giữa các vùng trong và ngoài tỉnh. 27 đơn vị hành chính (gồm 7 phường và 20 xã)
trong thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên được phân bố đều ở cả địa hình
thung lũng, đồi núi thấp và vùng núi cao [6], [8], [49].
1.5.2. Về lịch sử 
Thời Hùng Vương, thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên ngày nay
thuộc bộ Tân Hưng; thời Lý thuộc lộ Đà Giang; thời Trần thuộc châu Ninh Viễn;
thời Lê thuộc trấn Gia Hưng. Năm 1463, trấn Hưng Hóa được thành lập gồm 3 phủ:
Gia Hưng, Quy Hóa, An Tây gồm một vùng đất đai, sông núi rộng mênh mông
tương đương với các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Yên Bái, Lào Cai, Phú Thọ ngày nay.
Thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên lúc đó thuộc phủ An Tây. Phủ An
Tây có 10 châu: Lai, Luân, Quỳnh Nhai, Chiêu Tấn, Tùng Lăng, Lễ Tuyền, Hoàng
 Nham, Hợp
Hợp Phì, Tuy
Tuy Phụ và Khiêm.
Khiêm.

Đời Lê Cảnh Hưng (1740-1768), 6 châu của nước ta là: Tùng Lăng, Hoàng
 Nham, Hợp Phì, Lễ Tuyền, Tuy Phụ và Khiêm đều bị nhà Thanh (Trung Quốc)
đánh chiếm. Phủ An Tây chỉ còn 4 châu: Chiêu Tấn, Quỳnh Nhai, Lai và Luân.
Thời Tây Sơn. Quang Trung đã làm một biểu gửi vua Thanh đòi lại 6 châu đã chiếm
nhưng không được chấp nhận.

45


 

 Năm 1882
1882,, thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ hai, đã đặt kế hoạch
đánh chiếm tỉnh Hưng Hóa. Theo Tổng mệnh lệnh số 4 ngày 11-6-1885 của
Đờcuốcxy (Decourcy) tỉnh Hưng Hóa nằm trong Quân khu miền Tây, tiếp đó nằm
trong Đạo quan binh thứ tư (theo
(theo Nghị
 Nghị định
định của
của Toàn
Toàn quyền
quyền Đông
Đông Dư
Dương
ơng ngày
ngày 20-820-81891).
1891
). Sau đó Đạo quan binh thứ tư tách thành Tiểu quân khu Vạn Bú và Tiểu quân
khu Lai Châu. Ngày 10-10-1859, hai tiểu quân khu trên sáp nhập thành tỉnh Vạn Bú.
 Ngày 7-4-1904,

7-4-1904, ttỉnh
ỉnh lỵ Vạn Bú
Bú chuy
chuyển
ển về Sơ
Sơnn La. Đến
Đến ngày
ngày 2323-8-19
8-1904,
04, tỉ
tỉnh
nh Vạn Bú
đổi thành tỉnh Sơn La. Ngày 28-6-1909, Toàn quyền Đông Dương Klobukowski ra
 Nghị định thành
thành lập tỉnh Lai Ch
Châu
âu gồm:
 gồm: Đạo Lai (châu Lai, châu Quỳnh Nhai và phủ
Luân Châu), châu Điện Biên và phủ Tuần Giáo, dân số khoảng 4 vạn người. Đến 273-1916, tỉnh Lai Châu lại chuyển thành Đạo quan binh thứ tư theo chế độ quân quản,
có một thời gian ngắn chúng áp dụng chế độ cai trị hành chính.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, dưới chính thể mới của nước
Việt Nam Dân chủ cộng hòa, địa phương có một số thay đổi như sau:
- Khi cuộc kháng chiến toàn quốc mới bùng nổ, Lai Châu nằm trong Chiến khu
2 cùng với Sơn Tây, Hà Đông, Hà Nam, Hòa Bình, Ninh Bình, Sơn La. Sau đó Lai
Châu nhập cùng Chiến khu 10 và một phần Chiến khu 1 thành liên khu Việt Bắc.
- Năm 1948, Lai Châu và Sơn La hợp nhất thành tỉnh Sơn Lai. Ngày 12-11952, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định số 145-TTg tái lập hai tỉnh.
- Ngày 26-1-1953, để củng cố căn cứ địa Tây Bắc mới giải phóng, Chủ tịch Hồ
Chí Minh ký Sắc lệnh số 134-SL thành lập Khu Tây Bắc gồm các tỉnh Lào Cai, Yên
Bái, Sơn La và Lai Châu, tách khỏi Liên khu Việt Bắc. Đồng thời, Khu ủy Tây Bắc
cũng ra Quyết định chuyển huyện Thuận Châu từ tỉnh Sơn La sang tỉnh Lai Châu.

- Ngày 7-5-1954, chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng, Lai Châu được giải
 phóng, hòa
hòa bình được
được lập lại
lại trên miền Bắc nước ta.
ta.
 Ngày 29-4-1955, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ban hành Sắc
lệnh số 230-SL thành lập Khu tự trị Thái - Mèo, các châu (huyện trước đây) trực
thuộc Khu, không có cấp hành chính tỉnh.

46


 

 Ngày 27-10-1962,
27-10-1962, kỳ họp
họp thứ năm Quố
Quốcc hội khóa II đã ra Nghị
Nghị quyết đổi
đổi tên
Khu tự trị Thái - Mèo thành Khu tự trị Tây Bắc và thành lập lại 3 tỉnh trong Khu là:
Lai Châu, Nghĩa Lộ và Sơn La. Tỉnh Lai Châu lúc đó gồm 7 huyện: Điện Biên,
Tuần Giáo, Tủa Chùa, Mường Tè, Mường Lay, Phong Thổ, Sìn Hồ và thị trấn Lai
Châu. Ngày 8-10-1971, Khu tự trị Tây Bắc giải thể.
 Ngày 7-10-1995, Chính phủ ra Nghị định số 59/NĐ-CP về thành lập huyện
Điện Biên Đông trên cơ sở tách ra từ huyện Điện Biên.
 Ngày 26-09-2003,
26-09-2003, Chính phủ ra Nghị định số 110/2003/NĐ-CP
110/2003/NĐ-CP về thành lập

Thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Lai Châu.
 Ngày 26-11-2003,
26-11-2003, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra
 Nghị quyết số 22/2003/QH1
22/2003/QH111 về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính
chính một số
tỉnh, trong đó có Lai Châu. Tỉnh Lai Châu (cũ) được chia thành tỉnh Lai Châu (mới)
và tỉnh Điện Biên. Ngày 1-1-2004, hai tỉnh chính thức đi vào hoạt động. Đến nay
tỉnh Điện Biên có 9 huyện, thị, thành phố gồm các huyện: Điện Biên, Điện Biên
Đông, Tuần Giáo, Mường Nhé, Tủa Chùa, Mường Chà, Mường Lay, thị xã Lai
Châu và thành phố Điện Biên Phủ.
Hiện nay thành phố Điện Biên Phủ có diện tích tự nhiên là 6.009,05 ha và
gồm 8 đơn vị hành chính với 7 phường (đó là các phường: Him Lam, Mường
Thanh, Nam Thanh, Noong Bua, Tân Thanh, Thanh Bình, Thanh Trường) và 1 xã
(đó là xã Thanh Minh). Thành phố Điện Biên Phủ là tỉnh lỵ của tỉnh Điện Biên. Còn
huyện Điện Biên sau khi trải qua nhiều lần điều chỉnh địa giới, đến nay có diện tích
tự nhiên là 163.985 ha và gồm 19 đơn vị hành chính trực thuộc ở cấp xã (đó là các
xã Mường Lói, Mường Nhà, Mường Phăng, Mường Pồn, Nà Nhạn, Nà Tấu, Na Ư,
 Noong Hẹt, Noong Luống, Núa Ngam, Pa Thơm, Sam Mứn, Thanh An, Thanh
Chăn, Thanh Hưng, Thanh Luông, Thanh Nưa, Thanh Xương và Thanh Yên) [6],
[8], [49].
1.5.3. Về văn hóa
Kho tàng văn hóa, nghệ thuật của các dân tộc anh em từ bao đời nay để lại đã
khẳng định thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên có nền văn hóa phát triển

47


 


từ rất sớm, độc đáo, phong phú và đa dạng. Truyền thống đó được kết tinh từ truyền
thống yêu nước, nhân nghĩa, thủy chung, đức tính cần cù, chăm chỉ, yêu lao động
của đồng bào các dân tộc nơi đây. Mỗi dân tộc trong vùng đều có bản sắc văn hóa
riêng phong phú, độc đáo như: kiến trúc, xây dựng, tâm linh, tín ngưỡng, ẩm thực,
những câu tục ngữ, thành ngữ, hát giao duyên, lời khấn, lời bùa chú, các áng văn
trong lễ tang, trong lễ hội, các bài văn vần dạy bảo đạo đức cho dâu rể trong đám
cưới, các thần thoại, đồng thoại, cổ tích, truyện cười…
Các công trình kiến trúc mang đậm bản sắc dân tộc như thành Bản Phủ,
thành Tam Vạn, di tích Chùa Pá Sa…
Trong số 20 dân tộc ở thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên, người
Thái là dân tộc sinh sống đông nhất và có truyền thống văn hóa lâu đời. Họ có chữ
viết riêng, thuộc hệ chữ Phạn nên đã ghi chép được nhiều diễn biến về các lĩnh vực
kinh tế, văn hóa, xã hội trong tỉnh đồng thời qua giao lưu, họ còn tiếp thu được
nhiều nền văn hóa của các dân tộc khác. Họ đã dựa vào truyện kể dân gian của
người La Hủ để sáng tác truyện thơ “Chàng
“Chàng Lú nàng Ủa”,
Ủa”, dựa vào truyền thuyết
của người Khơ Mú mà sáng tạo ra trường ca “Chương
“ Chương Han”.
Han”. Nhờ có chữ viết mà
các tác phẩm văn học có giá trị của người Thái như “Sống
“ Sống chụ son sao”,
sao”, “Tản
“ Tản chụ
 siết sương 
sương ”...
”... cũng được lưu truyền lại.
Các điệu múa xòe, múa nón, múa sạp rộn ràng, duyên dáng của người Thái
cùng các điệu múa ô, múa khèn của người Mông; múa chuông của người Dao; múa
lắc mông, lượn eo đặc sắc riêng của người Khơ Mú và Xinh Mun; múa trống, múa

Tăng Bu (dỗ ống) của người La Ha... đã góp phần làm cho kho tàng nghệ thuật của
đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Bắc thêm phong phú, đa dạng.
Các dân tộc ở thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên còn có văn hóa
lễ hội hết sức đặc sắc. Các lễ hội diễn ra gần như quanh năm, tùy theo từng dân tộc
và theo vùng. Chẳng hạn, lễ hội Thành Bản Phủ (còn gọi là lễ hội Hoàng Công
Chất) của đồng bào các dân tộc trong vùng, lễ Xên bản (cúng bản) và lễ Hạn
Khuống của người Thái, lễ hội Gầu Tào của người Mông, lễ Cầu mưa của dân tộc
Khơ Mú, Lô Lô và Lào, lễ hội Căm Mường của dân tộc Lự…

48


 

Trong các lễ hội, chúng ta sẽ có dịp được chiêm ngưỡng các trang phục đẹp
đẽ, đặc sắc, độc đáo của đồng bào các dân tộc. Đó là những bộ trang phục được
trang trí bởi bàn tay khéo léo của các cô gái... với những hoa văn, họa tiết cầu kỳ,
nhiều màu sắc sinh động. Những bộ trang phục đó đã góp phần làm phong phú nền
văn hóa đa dạng của đồng bào các dân tộc trong vùng [6], [8], [16], [27], [49].
1.5.4. Về dân cư 
Thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên được coi là quê hương của hai
mươi dân tộc anh em (gồm Thái, Kinh, Mông, Khơ Mú, Lào, Dao, Hà Nhì, La Hủ,
Giáy, Phù Lá, Cống, Si La, Kháng, Lô Lô, Hoa, Lự, Tày, Nùng, Mường, Xinh Mun)
trong đó 5 dân tộc đông nhất là: dân tộc Thái (53,71%), dân tộc Kinh (27,85%), dân
tộc Mông (8,5%), dân tộc Khơ Mú (5%), dân tộc Lào (3,17%) [6, tr.24]. Đến năm
2007, dân số thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên là 154.942 người với
mật độ trung bình là 408,0 người/km 2 [36, tr.33]. Như vậy dân cư sinh sống trong
hai địa bàn khá thấp và mật độ thưa thớt, dân cư tập trung chủ yếu ở thành phố và
trung tâm huyện. Mỗi dân tộc sinh sống trên địa bàn có tập quán văn hóa truyền
thống khác nhau góp phần đem lại cho nơi đây những bản sắc văn hóa phong phú,

đa dạng.
 Người Thái mặc dù có mặt ở Điện Biên sau người Lự (một dân tộc bà con
với người Thái, có mặt ở Điện Biên từ những thế kỷ đầu Công nguyên và đã để lại
nơi đây nhiều di tích lịch sử) nhưng từ trước đến nay là cư dân chiếm số đông nhất
ở Điện Biên. Họ thiên di đến Mường Thanh (Điện Biên) qua nhiều thời kỳ lịch sử
khác nhau. Đầu tiên họ theo người tù trưởng Thái đen là Lạng Chượng tiến quân
vào đất Mường Thanh từ khoảng thế kỷ XII - XIII. Có lẽ vì thế nên người Thái ở 
Điện Biên hiện nay phần lớn thuộc ngành Thái đen. Sau đó sự thiên di gần đây nhất
và ồ ạt nhất là thời kỳ Cầm Ten (hay Bạc Cầm Tiến) liên kết với người tù trưởng
Khơ Mú là Chương Han đánh giặc Cờ Vàng. Người Thái thường sinh sống theo
cộng đồng thành từng bản gần nguồn nước, ven sông, suối; họ định cư khá bền
vững ở các thung lũng trù phú dưới chân đồi với cuộc sống làm lúa nước và phát
nương, làm rẫy, làm nghề rừng. Người Thái có một cơ sở xã hội ổn định, một nền

49


 

văn hóa khá cao, một đời sống kinh tế trù phú, dân tộc Thái là nhân tố thu hút các
dân tộc quanh vùng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương chống lại âm
mưu xâm lược của bất kỳ thế lực đế quốc phản động nào.
 Người Kinh có số dân đông thứ hai, sau người Thái, sinh sống tập trung ở 
các thành phố, thị trấn. Họ đến Điện Biên qua những thời kỳ khác nhau: theo sự chỉ
đạo của triều đình phong kiến khi triều đình thấy đây là một vùng đất có vị trí quan
trọng phía Tây Tổ quốc, theo nghĩa quân Hoàng Công Chất lên giải phóng đất
Mường Thanh khỏi ách thống trị của giặc Phẻ hay có một số gia đình người Kinh vì
nghèo khổ mà phải lên đây lập nghiệp. Lúc đó người Kinh chỉ sống rất rải rác, thưa
thớt. Người Kinh lên Điện Biên đông nhất là sau khi chiến dịch Điện Biên Phủ lịch
sử kết thúc, họ theo lời kêu gọi của Đảng và Chính phủ lên xây dựng quê hương

mới Điện Biên ngày càng văn minh, giàu đẹp. Người Kinh có một trình độ văn hóa
cao, với năng lực trí thức và khoa học kĩ thuật được trang bị tốt hơn, họ đã góp phần
thúc đẩy Điện Biên tiến mau trên con đường đổi mới, hòa chung với sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
 Người Mông (còn gọi H’Mông, Mèo) cư trú ở những vùng núi cao với nghề
chính là làm nương rẫy và trồng ngô, trồng lúa. Họ từ Trung Quốc sang Việt Nam
vào những năm cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX. Họ có tinh thần đấu tranh kiên
cường, bất khuất và truyền thống này đã được phát huy trong cuộc kháng chiến
chống Pháp, chống Mỹ, chống biệt kích gián điệp, bảo vệ an ninh Tổ quốc và phá
tan âm mưu diễn biến hòa bình của những thế lực phản động.
 Người Khơ Mú (còn gọi người Xá) là một dân tộc lâu năm cư trú trên đất
nước Lào, họ vào Tây Bắc, đến Điện Biên bằng một mối tình chiến đấu anh em giữa
nhân dân hai nước. Họ đã theo người tù trưởng của mình là Chương Han liên minh
với người Thái dưới sự lãnh đạo của tù trưởng Cầm Ten (hay Bạc Cầm Tiến) đánh
đuổi giặc Cờ Vàng ở miền Tây Bắc Việt Nam. Người Khơ Mú là một dân tộc có
trình độ phát triển xã hội thấp, chuyên sống du canh du cư và bị ràng buộc bởi nhiều
tập tục lạc hậu. Ngày nay đời sống của họ cũng đã ít nhiều được thay đổi và dần ổn
định hơn trong sự phát triển chung của địa phương.

50


 

 Người Lào có nguồn gốc từ nước bạn Lào sang và chỉ có một tỷ lệ nhỏ dân
cư sinh sống ở thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên. Họ phần lớn thuộc
nhóm Lào Bốc (Lào ở cạn) hay Lào Nọi (Lào nhỏ), phong tục gần với người Thái.
Họ sống tập trung bên những cánh đồng phì nhiêu, ven theo các sườn đồi hoặc dọc
theo các con sông nhỏ, các khe suối râm mát. Họ cũng là những con người cần cù,
khéo léo, ưa cuộc sống hòa bình và cũng có tinh thần đấu tranh kiên cường bất

khuất [6], [8].
 1.5.5. Về ngôn ngữ
Thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên là hai địa bàn đa dân tộc, đa
ngôn ngữ. Có đến 20 dân tộc khác nhau sinh sống trong vùng và ngôn ngữ của các
dân tộc này lại thuộc vào những nhóm ngôn ngữ khác nhau.
 Nhóm
 Nh
óm ng
ngôn
ôn ngữ
ngữ Tày - Thái
Thái gồm
gồm các
các ddân
ân tộ
tộcc nnhư
hư Th
Thái,
ái, Tày
Tày,, N
Nùn
ùng,
g, Mông,
Mông, Dao.
Dao.
 Nhóm ngôn
ngôn ngữ Việt
Việt - Mường có các dân tộc như Kinh,
Kinh, Mường.
 Nhóm ngôn

ngôn ngữ Môn - Khơ Me có các dân tộ
tộcc như Khơ Mú, Xinh Mun.
 Nhóm ngôn ngữ Tạng - Mianma có các dân tộc như dân tộc Hà Nhì, La Hủ,
Phù Lá, Cống, Si La, Lô Lô.
 Nhóm ngôn
ngôn ngữ Hán có dân tộc Hoa.
Trong đó, tiếng Thái của dân tộc Thái chiếm đa số; sau đó đến tiếng Kinh
(tiếng Việt); còn ngôn ngữ của các dân tộc khác chiếm tỉ lệ nhỏ.
 Người Thái sớm có chữ viết và đã để lại một kho tàng văn học nghệ thuật
gồm các tác phẩm thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện thơ, ca dao khá giá trị.
Trong ngữ hệ Tày - Thái, người Thái có tới 5 loại chữ khác nhau. Sự khác nhau về
loại chữ phản ánh rõ nét tính địa phương của những nhóm người Thái khác nhau ở 
Việt Nam được gộp chung vào dân tộc Thái. Chữ Thái của người Thái ở thành phố
Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên là chữ của người Thái đen [6], [49].
 Như vậy ở thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên có khá nhiều dân
tộc thuộc các nhóm ngôn ngữ khác nhau sinh sống trong đó chiếm số lượng lớn
nhất là các dân tộc người thuộc nhóm Tày - Thái và nhóm Việt - Mường. Điều đó sẽ

51


 

tạo ra sự giao thoa về văn hóa, ngôn ngữ giữa các dân tộc và có tác động lớn đến
cách đặt địa danh trong hai địa bàn được nghiên cứu.
1.6. KẾT QUẢ THU THẬP VÀ PHÂN LOẠI ĐỊA DANH
1.6.1. Kết quả thu thập địa danh
Căn cứ vào phạm vi, đối tượng và nguyên tắc cùng các tiêu chí thu thập,
 phân loại địa danh, chúng tôi đã thu thập được 1008 địa danh. Các địa danh này
được xác định trên sự phân bố theo không gian ở 27 đơn vị với 7 phường và 20 xã

trong hai địa bàn thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên.
 Những địa danh này chúng
chúng tôi thu thập dựa vào các văn bbản
ản hành chính, một
số loại bản đồ và từ tư liệu điền dã theo sự tồn tại thực tế của địa danh trong vùng.
Kết quả thu thập địa danh thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên
được thể hiện trong bảng 1.1.

Bảng 1.1: Kết quả thu thập địa danh thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện

Biên
STT
1

Loại hình địa danh
Địa danh địa hình thiên nhiên

Số lượng

Tỉ lệ (%)

238

23,61

2

Địa danh đơn vị dân cư

624


61,90

3

Địa danh công trình nhân tạo

146

14,48

Tổng số

1008

100

1.6.2. Kết quả phân loại địa danh
Theo tiêu chí tự nhiên - không tự nhiên, chúng tôi chia địa danh thành phố
Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên thành hai loại là địa danh tự nhiên gồm địa danh
địa hình thiên nhiên và địa danh không tự nhiên gồm địa danh đơn vị dân cư và địa
danh công trình nhân tạo.
1.6.2.1. Địa danh địa hình thiên nhiên

52


×