Tải bản đầy đủ (.pdf) (247 trang)

Nghiên cứu địa danh ở tỉnh Bến Tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 247 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
---  ---

NGUYỄN THỊ KIM PHƯỢNG




NGHIÊN CỨU ĐỊA DANH Ở TỈNH BẾN TRE






LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC









Thành phố Hồ Chí Minh - 2009

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH






NGUYỄN THỊ KIM PHƯỢNG



NGHIÊN CỨU ĐỊA DANH Ở TỈNH BẾN TRE



Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60 22 01


LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. LÊ TRUNG HOA


Thành phố Hồ Chí Minh – 2009
Lời cảm ơn


Đề tài này thực hiện được sự hướng dẫn, chỉ bảo, động viên, cung cấp
nhiều tài liệu quý giá của PGS.TS Lê Trung Hoa và sự góp ý của các Giáo sư -

tiến sĩ phản biện và các bạn đồng nghiệp. Chúng tôi xin chân thành cám ơn các
thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ chân tình và quý báu đó.
Qua công tác điền dã, chúng tôi xin chân thành cảm ơn các cơ quan, đơn vị,
các Sở, Phòng công thương, Sở - Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở -
Phòng tài nguyên môi trường, Sở - phòng thống kê, thư viện tỉnh - huyện, Sở -
Phòng văn hóa thông tin của tỉnh Bến Tre đã cung cấp những tài liệu quý cho
chúng tôi thực hiện luận văn nà
y.
Cuối cùng chúng tôi cũng không quên gửi lời cám ơn đến Phòng khoa học
công nghệ và sau Đại học, khoa Ngữ văn trường Đại học sư phạm TPHCM đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong suốt quá trình làm luận văn.
Nghiên cứu địa danh là một lĩnh vực hết sức đa dạng, phong phú và cũng rất
khó khăn. Vì vậy trong một thời gian ngắn, chúng tôi không thể nà
o giải quyết hết
các vấn đề mà địa danh phản ánh, cùng với kiến thức của người viết có giới hạn
cho nên ít nhiều cũng mắc phải những sai sót. Người viết rất mong được sự chỉ
dẫn, đóng góp ý kiến của quý thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn.
TP.HCM, ngày15 tháng 7 năm
2009
Người thực hiện


Nguyễn Thị Kim Phượng

MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
MỞ ĐẦU

Chương 1: NHỮNG TIỂN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1.

Những tiền đề lý luận .................................................................................19

1.1.1.

Định nghĩa địa danh............................................................................19

1.1.2.

Phân loại địa danh...............................................................................22

1.1.3.

Đối tượng nghiên cứu của địa danh học và vị trí của địa danh học
trong ngôn ngữ học ...........................................................................................30

1.1.4.

Vấn đề viết hoa địa danh.....................................................................34

1.2.

Cơ sở thực tiễn ...........................................................................................37

1.2.1.

Về địa lý..............................................................................................37


1.2.2.

Về lịch sử ............................................................................................39

1.2.3.

Về dân cư ............................................................................................46

1.3.

Tiểu kết.......................................................................................................47

Chương 2: PHƯƠNG THỨC ĐỊNH DANH, ĐẶC ĐIỂM VỀ MẶT CẤU TẠO
VÀ NGUYÊN NHÂN BIẾN ĐỔI CỦA ĐỊA DANH

2.1.

Các phương thức đặt địa danh....................................................................49

2.1.1.

Khái quát về phương thức đặt địa danh ..............................................49

2.1.2.

Các phương thức đặt địa danh ở Bến Tre ...........................................52

2.1.2.1


. Phương thức tự tạo.........................................................................52

2.1.2.2. Phương thức chuyển hóa..................................................................62

2.2.

Đặc điểm về mặt cấu tạo ............................................................................68

2.2.1.

Phân loại địa danh ở Bến Tre..............................................................68

2.2.2.

Mô hình cấu trúc của địa danh............................................................71

2.2.3.

Vấn đề thành tố chung trong địa danh ở Bến Tre..............................72


2.2.
4.

Đặc điểm về mặt cấu tạo của địa danh ở Bến Tre ..............................84

2.2.4.1.

Địa danh có cấu tạo đơn...................................................................84


2.2.4.2.

Địa danh có cấu tạo phức.................................................................85

2.3.

Nguyên nhân biến đổi của địa danh ...........................................................88

2.3.1.

Vài nét về đặc điểm ngữ âm của phương ngữ Nam Bộ, ngữ âm của
tiếng Bến Tre.....................................................................................................88

2.3.2.

Nguyên nhân chuyển biến...................................................................91

2.3.2.1.

Nguyên nhân bên ngoài ngôn ngữ ...................................................93

2.3.2.2.

Nguyên nhân ngôn ngữ ....................................................................96

2.4.

Tiểu kết.....................................................................................................101

Chương 3: GIÁ TRỊ PHẢN ÁNH HIỆN THỰC, ĐẶC DIỂM VỀ NGUỒN

GỐC VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỊA DANH

3.1.

Phản ánh hiện thực ...................................................................................103

3.1.1.

Địa danh phản ánh về mặt địa lý tự nhiên ........................................104

3.1.2.

Địa danh phản ánh về mặt lịch sử.....................................................105

3.1.3.

Địa danh phản ánh về mặt kinh tế xã hội..........................................109

3.1.4.

Địa danh phản ánh về mặt văn hóa...................................................110

3.1.5.

Địa danh phản ánh về mặt ngôn ngữ và văn học..............................117

3.2.

Nguồn gốc và ý nghĩa một số địa danh ở Bến Tre...................................124


3.2.1.

Địa danh có nguồn gốc và ý nghĩa rõ ràng .......................................126

3.2.2.

Địa danh có nguồn gốc và ý nghĩa còn tranh luận............................133

3.3.

Tiểu kết.....................................................................................................145

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................147
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. Cách viết tắt các phường, thị trấn, huyện, thị xã, tỉnh
P : phường
TT : thị trấn
(TX) : thị xã
(BaT) : huyện Ba Tri
(BĐ) : huyện Bình Đại
(CL) : huyện Chợ Lách
(CT) : huyện Châu Thành
(GT) : huyện Giồng Trôm
(MC) : huyện Mỏ Cày
(TP) : huyện Thạnh Phú
(BTre) : tỉnh Bến Tre

Nxb : nhà xuất bản
2. Các kí hiệu
 : biến đổi thành
 : tương đương nhau
[x, y,z] : tên tác giả, năm, số trang
Phiên âm âm vị học : / /
Phiên âm
ngữ âm học : [ ]
Phụ âm đầu của âm tiết . Ví dụ : l-
Phụ âm cuối của âm tiết. Ví dụ : -p
Nguyên âm của âm tiết. Ví dụ : -ô-
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Về mặt khoa học
Địa danh phản ánh nhiều mặt của đời sống xã hội, là chứng tích về dân tộc,
lịch sử, địa lý, văn hóa, kinh tế, chính trị của cộng đồng. Nó để lại một dấu ấn có giá
trị theo thời gian. Đặc biệt ở lĩnh vực ngôn ngữ, địa danh là nguồn tài nguyên vô tận
giúp ta khám phá những tâm tư, tình cảm, tư duy của người xưa gửi gắm
trong lời
ăn tiếng nói hằng ngày và cả ngôn ngữ văn chương trau chuốt của chữ Hán, chữ
Nôm.
Chúng ta biết rằng địa danh được cấu tạo từ chất liệu ngôn ngữ, chịu sự chi
phối và tác động của ngôn ngữ. Nghiên cứu địa danh là góp phần làm phong phú
cho nội dung ngôn ngữ, phát triển cho ngành địa danh học Việt Nam hiện nay vốn
hãy còn non trẻ.
Địa danh được cấu tạo và chịu sự chi phối của qui luật ngữ âm, ngược lại nó là

nguồn tài liệu quí giá cho ngành ngữ âm học. Đối với ngành ngữ pháp học, địa danh
cũng góp phần làm sáng rõ về mặt phương thức cấu tạo từ, ngữ. Và hiển nhiên làm

phong phú kho tàng từ vựng tiếng Việt không không thể không kể đến vai trò của
việc nghiên cứu địa danh.
Hơn nữa khi nghiên cứu địa danh là góp phần củng cố tính thống nhất của
ngôn ngữ dân tộc đồng thời ngôn ngữ địa phương cũng phát huy được sự phong phú
vào ngôn ngữ thống nhất. Địa da
nh phản ánh đời sống của một vùng đất, ngôn ngữ
của một vùng, nghiên cứu địa danh là nghiên cứu ngôn ngữ địa phương của vùng
đất đó. Như vậy địa danh còn là nguồn tài liệu cần thiết cho ngành phương ngữ học.
Trong cuộc sống, con người cần phải giao tiếp với nhau, mọi vật cần có tên để
gọi và địa danh là một m
inh chứng, ẩn chứa nhiều điều của cuộc sống qua tên gọi
đó.
1.2. Về mặt thực tiễn
Có đôi lúc chúng ta tự hỏi rằng tại sao có tên Sài Gòn, Cần Thơ, Cà Mau hay
Bến Tre…, nó có nguồn gốc và ý nghĩa như thế nào, hoàn cảnh phát sinh và phát
2
triển ra sao? Để giải đáp về điều này c
hỉ có vai trò của địa danh học mới có thể làm
sáng rõ.
Việt Nam do ảnh hưởng của chiến tranh, là một vùng đất tiếp xúc, pha trộn
nhiều nền văn hóa cho nên ít nhiều gì cũng dễ dẫn đến sự “đồng hóa”, nhưng chính
nhờ có những tên gọi nảy sinh từ một vùng đất được lưu giữ và lưu truyền đã góp
phần gìn giữ và
phát huy được bản sắc dân tộc, giúp con người gần gũi với quê
hương mình và thêm yêu quê hương hơn, ra sức phát triển, làm giàu thêm quê
hương.
Bên cạnh đó việc đồng hóa một ngôn ngữ đối với một dân tộc hơn ngàn năm
Bắc thuộc, trăm năm giặc Tây là điều dễ xảy ra nhưng với một Việt Nam anh hùng
thì việc gìn giữ tiếng nói của dân tộc, phát triển ngôn ngữ ngày càng phong phú là
một vai trò cần thiết của địa danh. Địa danh Nôm đư

ợc lưu giữ, truyền bá cho đến
ngày nay, ngôn ngữ thuần Việt gắn với những tên gọi đa dạng của địa danh, thấy
được cách ứng xử linh hoạt của dân tộc trong suốt bề dày lịch sử.
Là một nhà mô phạm, nghiên cứu địa danh giúp cho chúng tôi giáo dục học
sinh về sự tìm tòi, khám phá về một vùng đất tươi đẹp, trù phú nơi các em sinh
sống, thấy được những ước mơ về cuộc sống yên bình,
sung túc, giàu có của người
xưa hay những chiến tích oai hùng còn lưu danh, văn hóa của một thời kì, sự thay
đổi của một vùng đất…
Bến Tre là một tỉnh nhỏ của đồng bằng sông Cửu Long nhưng được biết đến
với những chiến tích oai hùng, kiêu dũng, người dân nơi đây có một bề dày đấu
tranh kiên cường, bất khuất với nhiều danh nhân lịch
sử: Võ Trường Toản, Phan
Thanh Giản, Nguyễn Đình Chiểu, Trương Vĩnh Ký, Sương Nguyệt Anh, Nguyễn
Thị Định…cùng với các phong trào nổi dậy của quần chúng như Khởi nghĩa Nam
Kì, phong trào Đồng Khởi. Nhắc đến Bến Tre là nghĩ đến phong trào Đồng Khởi,
có thể xem, đây là phong trào đòn bẩy, làm cơ sở cho sự nỗi dậy của các phong trào
khác trong công cuộc kháng chiến chống Mĩ ở Nam Kì.
Được mệnh da
nh là vùng đất “Địa linh nhân kiệt”, trải qua bao đời Bến Tre
vẫn còn lưu giữ nguyên các giá trị của nó. Mặc dù lịch sử hình thành vùng đất chỉ
3
khoảng hơn 300 trăm, so
ng địa danh ở đây được kết tinh bởi nhiều vùng văn hóa
của các dân tộc khác nhau trong buổi đầu khai phá như Chăm, Khơme, Hoa…, “địa
danh ở đây không phải là đơn giản”[ Nguyễn Văn Âu, 2000, tr 142]. Có thể nói Bến
Tre là một vùng đất đầy tiềm năng và hấp dẫn, là mãnh đất màu mỡ cho các ngành
khoa học nghiên cứu trong đó có địa danh.
Vận dụng những lí thuyết về ngôn ngữ học, kết hợp với kiến thức về lịch sử,
địa lý, văn hóa, dâ

n tộc cũng như công tác thực tế chúng tôi muốn khắc họa toàn
cảnh về bức tranh địa danh ở Bến Tre không nằm ngoài những mục đích nêu trên và
lòng tự hào về vùng đất Đồng Khởi anh hùng.
2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hệ thống địa danh ở Bến Tre, là toàn bộ
các địa danh chỉ đối tượng tự nhiên như địa hình, sông, rạch…tên gọi các đối tượng
nhâ
n tạo như địa danh chỉ các công trình xây dựng thuộc về không gian hai chiều
như tên đường sá, cầu cống, kênh… tên gọi các địa danh hành chính như tên ấp,
xã…và các địa danh chỉ vùng.
Trên cơ sở kế thừa những người nghiên cứu trước, người làm luận văn cũng
muốn góp phần hệ thống hóa các phương pháp nghiên cứu của đối tượng địa danh ở
Bến Tre nói riêng và đối tượng của địa danh học ở Việt Nam
nói chung.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Bước đầu nghiên cứu địa danh ở góc độ ngôn ngữ, qua thu thập tài liệu, chúng
tôi điều tra thực tế mục đích là để làm sáng rõ về phương thức cấu tạo địa danh,
nguồn gốc, ý nghĩa và quá trình biến đổi địa danh ở Bến Tre góp phần làm phong
phú ngà
nh địa danh học Việt Nam.
Công trình hệ thống lại những khái niệm về địa danh, quá trình phân bố địa
danh, phân loại địa danh, đối tượng nghiên cứu trên cơ sở kế thừa, bổ sung và phát
triển.
Chúng tôi góp phần gìn giữ về lịch sử tiếng Việt, bảo tồn phương ngữ của một
vùng đất.Qua đó, chúng ta còn thấy được mối quan hệ hữu cơ giữa địa da
nh với các
4
phân ngành như từ vựng học, ngữ âm học và ngữ pháp học cũng như mối quan hệ
giữa địa da

nh học với các ngành khoa học khác như: địa lý học, lịch sử học, văn hóa
học, dân tộc học…
Chúng tôi bổ sung, hệ thống lại, làm sáng rõ nguồn gốc, ý nghĩa những địa
danh ở Bến Tre vốn còn bị thờ ơ, mờ nhạt.
3.2. Nhiệm vụ
Nhiệm vụ của việc nghiên cứu địa danh không nằm
ngoài những mục đích nêu
trên trên cơ sở mang tính chất lí luận và tính thực tiễn của việc nghiên cứu.
4. Lịch sử nghiên cứu
4.1. Nghiên cứu địa danh ở Việt Nam
Địa danh Việt Nam thật sự hình thành và phát triển chỉ vài chục năm trở lại
đây. Nói như vậy, không có nghĩa là dân tộc ta không quan tâm đến nguồn gốc, sự
hình thành và phát triển cũng như quá trình biến đổi của địa da
nh. Ở giai đoạn trước
đó nó chỉ được đề cập trong các tản văn, sách biên khảo địa phương chí, chủ yếu
nhìn nhận địa danh ở góc độ lịch sử, địa lý.
Trong An Nam chí lược của tác giả Lê Tắc (1333), một Việt gian ở đời Trần có
ghi chép về danh sách những khu vực hành chánh, những núi sông lớn và những cổ
tích danh tiếng của thời đại nhà
Trần trở lên. Lê Qúi Đôn với Phủ biên tạp lục gồm
6 quyển (1776), cũng có bàn đến một số địa danh thuộc lĩnh vực kinh tế, chính trị,
địa lí, lịch sử, văn hóa ở miền Nam nước ta
Thời nhà Nguyễn, đời Gia Long có bộ sách Nhất thống dư địa chí của Lê
Quang Định gồm 10 quyển đã ghi chép hệ thống giao thông đường bộ ở nước ta từ
kinh đô P
hú Xuân đến Gia Định, và từ kinh đô đến Lạng Sơn, còn đường thủy được
ghi chép từ Gia Định đến Vĩnh Trấn (Vĩnh Long). Tác giả giới thiệu một cách tổng
quan về đường đi nước bước theo chiều dài đất nước.
Sau Lê Quang Định, có tác giả Trịnh Hoài Đức với Gia Định thành thông chí
(có thể hoàn thành trong đời Gia Long, 1802-1820), sách gồm sáu quyển: Tinh dã

chí, Sơn xuyên chí, Cương vực chí, Phong tục, Sản vật, Thành trì. S
ách này đã phản
ánh đầy đủ về đất Gia Định thuộc vùng đất Nam Bộ, là bộ sách quý thể hiện ở
5
nhiều phương diện như diên cách địa lý, thành trì, khí hậu và các lĩnh vực ki
nh tế,
chính trị, văn hóa, đặc biệt là giới thiệu nguồn gốc và lí giải một số địa danh.
Ở đời Minh Mệnh (1820-1840), Phan Huy Chú cho ra đời Lịch triều hiến
chương loại chí bộ sách gồm 49 quyển, trong đó 5 quyển bàn về sự khác nhau về
phong thổ, cương vực qua các đời của các trấn từ Bắc vào Nam và được đánh giá là
“ một bộ bá
ch khoa toàn thư về cuộc sống ở Việt Nam” [Nguyễn Tấn Anh, tr.5].
Đặng Xuân Bảng sống ở đời Tự Đức (1847-1883) biên soạn cuốn Sử học bị
khảo trong đó có phần bàn về Tiên triều địa danh diên cách có giải thích về sự thay
đổi một số địa danh, phân loại địa danh. Đại Nam nhất thống chí (1882) gồm nhiều
quyển, mỗi quyển chép về một tỉnh gồm các
nội dung: phương vị, phân dã, kiên trì
diên cách, phủ huyện, hình thể, khí hậu, phong tục, thành trì, học hiệu, hộ khẩu,
điền phú, sơn xuyên, quan tấn, dịch trạm, thị lập, từ miên,tự quán, nhân vật, thổ
sản. Đây được xem là bộ địa chí phản á
nh đầy đủ nhất các mặt của đời sống dân tộc
Việt Nam, trong đó bộ sách có giải thích về nguồn gốc, ý nghĩa và cách thức biến
chuyển của địa danh.
Đời Đồng Khánh (1885-1889), có bộ Đồng Khánh địa dư chí lược (1886) đã
ghi chép đầy đủ danh sách các phủ, huyện, tổng, xã. Cùng thời điểm này còn có
cuốn Đại nam quốc cương giới vựng biên cả Hoàng Hữu Xứng gồm bảy quyển,ở
sau sách có bản đồ chỉ toàn bộ địa vực nước V
iệt Nam. Có thể nói đây là những tài
liệu quí giá cho việc tìm hiểu vị trí, sự thay đổi các địa danh lịch sử.
Đến thời thuộc Pháp người ta có bàn về địa danh nhưng chủ yếu phục vụ cho

mục đích truyền đạo của các giáo sĩ và công cuộc xâm lược của thực dân Pháp.
Cuối thế kỉ XIX các địa danh đư
ợc ghi chép lại chủ yếu là địa danh hành chính,
phục vụ cho chính trị xã hội đó là tập Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỉ XIX (thuộc
các tỉnh từ Nghệ Tĩnh trở ra). Đầu thế kỉ XX giáo sĩ L. Cadiêre có nghiên cứu địa lý
lịch sử tỉnh Quảng Bình Géographie historique du Quảng Bình d’après les annales
imperials (địa lý học lịch sử tỉnh Quảng Bình theo Quốc triều thực lục). Những năm
mười của thế kỉ XX nhà Há
n học H.Maspéro nghiên cứu về địa lý học lịch sử nước
ta ở nhiều đời khác nhau gồm các tập Le Protectorat général de L’Annam sous les
6
Tang (An Nam đô hộ phủ ở đời Đường); La géogr
aphie politique de L’Annam sous
les Lý, les Trần ei les Hồ (địa lí học chính trị ở các triều Lý, Trần, Hồ). Đến năm
1928, tác giả Ngô Vĩ Liễn có biên soạn cuốn Tự vựng làng xã ở Bắc Kỳ cũng đã góp
phần củng cố, bổ sung vốn địa danh hành chính lúc bấy giờ. Đến khoảng năm 1936
Cl. Madrolle có bài Le Tonkin anciens (xứ Bắc Kỳ xưa) đã nghiên cứu về vị trí các
quận Gia
o Chỉ thời Hán thuộc.
Khi địa danh học thế giới có sự biến chuyển đáng kể từ giai đoạn hình thành
sang giai đoạn phát triển thì địa danh học Việt Nam mới dần hình thành vào giữa
thế kỉ XX. Ở giai đoạn này, do ảnh hưởng sự phát triển của địa danh học thế giới
như Ý, Pháp, Nga…địa danh học Việt Nam có sự khởi sắc. Từ những năm 1960
trong bài Đất Việt trời Nam và Sông núi miền N
am (địa danh học và phong tục học),
tác giả Thái Văn Kiểm đã chỉ ra được đặc điểm, nguồn gốc, ý nghĩa và cách phân
loại của một số địa danh dưới góc độ lịch sử văn hóa. Năm 1964, Đào Duy Anh cho
ra đời tác phẩm Đất nước Việt Nam qua các đời. Tác giả đã dùng phương pháp lịch
sử địa l
ý nghiên cứu về địa lý hành chính để xác định cương vực, vị trí và sự thay

đổi các khu vực hành chính cũng như sự mở rộng lãnh thổ ở các đời khác nhau,
trong đó địa danh được chú ý nhiều. Cùng năm này, có một nữ tác giả tên Hoàng
Thị Châu đã có bước đột phá trong lĩnh vực nghiên cứu địa danh ở góc độ ngôn ngữ
học qua việc tìm hiểu địa danh sông với sản phẩm Mối liên hệ về ngôn ngữ cổ đại ở
Đông Nam Á qua một vài tên sông [1964]
. Năm 1976, Trần Thanh Tâm trong bài
viết Thử bàn về địa danh học Việt Nam đã nêu lên được những vấn đề cơ bản cho
địa danh học Việt Nam. Tuy nhiên cách phân loại địa danh còn dài dòng lại chưa
phản ánh đầy đủ nội dung của địa danh.
Vận dụng những kiến thức về địa danh học, năm 1984, tác giả Đinh Văn Nhật
đã có Phương pháp vận dụng địa danh học trong nghiên cứu địa lý học, lịch sử cổ
đại V
iệt Nam bài viết phần nào cho thấy được sự kết hợp giữa địa danh với các
chuyên ngành khác.
Năm 1993, Nguyễn Văn Âu xuất bản cuốn Địa danh Việt Nam và năm 2000
tái bản dưới nhan đề Một số vấn đề về địa danh Việt Nam. Hai cuốn sách đã phản
7
ánh đư
ợc về đối tượng, về nguyên tắc đặt tên, về cách phân loại, phân vùng và sự
biến đổi của địa danh. Tuy nhiên, tác giả vẫn còn vận dụng cách lí giải địa danh
dưới góc địa lý học lịch sử.
Nguyễn Quang Ân đã biên soạn công phu, nghiêm túc cuốn sách Việt Nam-
những thay đổi địa danh và địa giới hành chính 1945-1997, góp phần giúp chúng ta
tra cứu về địa danh, địa giới hành chính trong lịch sử và những biến đổi của nó.

Ngành địa danh học Việt Nam ngày càng tạo được sự hứng thú cho các nhà
nghiên cứu cày xới, tìm tòi, phát hiện. Nếu như trước đó địa danh học đa phần được
đề cập ở các nhà nghiên cứu địa lý học lịch sử thì từ những năm 1990 trở về sau địa
danh tạo được sự thu hút của nhiều nhà khoa học như văn hóa học, dân tộc học,
nhân chủng học… đặc biệt là các nhà ngôn ngữ học.

Có thể nói lần đầu tiên luận á
n phó tiến sĩ về địa danh học được nghiên cứu ở
góc độ ngôn ngữ được tác giả Lê Trung Hoa bảo vệ thành công vào năm 1990 với
đề tài Những đặc điểm chính của địa danh ở thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả trình
bày một cách hệ thống các vấn đề về đối tượng, nguyên tắc, phương pháp nghiên
cứu, cách phân loại, phương thức đặt địa danh, cấu tạo, nguốn gốc, ý nghĩa và sự
phản ánh hiện thực của địa danh. Đây là công trình nghi
ên cứu nghiêm túc, đào sâu
một cách kĩ lưỡng và là cần thiết cho những ai quan tâm về địa danh học. Ngoài ra
hàng loạt các bài báo, tạp chí về địa danh của tác giả được phát hành như Tìm hiểu
ý nghĩa và nguồn gốc một số thành tố chung trong địa danh Nam Bộ (1983), Địa
danh bằng chữ và địa danh bằng số (1999), C
hung quanh thuật ngữ địa danh
(2000), Vấn đề dịch các địa danh thuần Việt ở Nam Bộ từ các văn bản Hán (2002),
Địa danh hành chính ở Việt Nam (2002), Các phương pháp cơ bản trong việc
nghiên cứu địa danh (2002), Vấn đề biên soạn từ điển địa danh (2003), Những nét
đặc thù của địa danh hành chính Nam Bộ (2004)…Tiếp đến năm 2006, Lê Trung
Hoa cho ra đời một công trình nghiên cứu mang tầm cao mới, sách Địa danh học
Việt Nam, tác phẩm
cho thấy ngoài việc hệ thống lại các vấn đề đã nêu trong luận án
trước đó, tác giả còn tiếp tục mở rộng việc nghiên cứu về địa danh ở nhiều vùng
khác nhau như vùng Tây, Bắc Bắc Bộ, Tây Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, Chăm,
8
Khơme cũng như cách tìm hiểu ý nghĩa của một số thành tố chung, nguồn gốc và ý
nghĩa một số địa danh ở miền Đông và miền Tây Nam
Bộ, cách phân vùng địa
danh…Đây là một công trình nghiên cứu nghiêm túc và có giá trị cao.
Góp phần làm phong phú và hiệu quả cho ngành địa danh học Việt Nam, năm
1996 trong luận án tiến sĩ Những đặc điểm chính của địa danh Hải Phòng (sơ bộ so
sánh với địa danh một số vùng khác, tác giả Nguyễn Kiên Trường đã phát triển

thêm lên trên cơ sở mà Lê Trung Hoa nêu trước đó. Ngoài ra tác giả đã phân loại
địa danh theo đối tượng địa lý tự nhiên và
nhân văn, theo chức năng giao tiếp và
theo hệ quy chiếu đồng đại, lịch đại cũng như có so sánh về cấu tạo, nguồn gốc, ý
nghĩa và sự biến đổi địa danh Hải Phòng so với các vùng khác.
Năm 1999, tác giả Bùi Đức Tịnh cho biết thêm về địa da
nh được dùng cho các
vật thể nào, phương cách đặt tên cho từng vật thể, những biến đổi liên hệ đến địa
danh và cho biết các từ tố hay xuất hiện trong địa danh trong Lược khảo nguồn gốc
địa danh Nam Bộ. Tác phẩm cũng đã góp phần không nhỏ cho ngành địa danh học.
Ngoài ra còn có luận án Nghiên cứu địa danh Quảng Trị của Từ Thu Mai bảo vệ
vào năm 2004. Luận án dựa trên những lí thuyết cơ bản trong nghiên cứu địa dan
h
của Lê Trung Hoa và Nguyễn Kiên Trường trước đó và đi sâu nghiên cứu địa danh
ở góc độ văn hóa. Tiếp đến là luận án Những đặc điểm chính của địa danh Dak Lăk
(2005) của Trần Văn Dũng và nhiều luận văn, từ điển khác đã nghiên cứu về địa
danh.
Nhìn chung việc nghiên cứu về địa danh từng bước đã được xác lập và ngày
càng có nhiều người tham gia lĩnh vực này, góp phần làm
phong phú cho ngành địa
danh học Việt Nam. Tuy nhiên ở Bến Tre vẫn chưa có công trình nào đào sâu kĩ
lưỡng, vẫn còn nhiều cách hiểu và lí giải khác nhau theo cảm thức. Đặc biệt tìm
hiểu địa danh ở góc độ ngôn ngữ còn mờ nhạt, chưa hệ thống và đó là cơ sở là động
lực để người làm luận văn hướng tới.
9
4.2. Nghiên cứu địa danh
trong tỉnh Bến Tre
Trước đây địa danh trong tỉnh Bến Tre cũng như ở Nam Kì Lục tỉnh chỉ được
nhắc đến trong việc tìm hiểu về địa lý chí, lịch sử của triều nhà đại nhà Nguyễn,
nhằm phục vụ cho việc quản lí, cai trị.

Những năm sau đó, người sống trên đất Bến Tre - Trương Vĩnh Ký- có biên
soạn cuốn Petit cours de géographie de la Basse Cochinchine (tiểu giáo trình địa lý
xứ Nam Kì) (1875), ngoài việc giới thiệu sơ nét về lịch sử Nam Bộ thời bấy giờ,
ông c
òn nêu lên về địa lý hành chính Nam Bộ, sự phân chia hành chính của triều
đình phong kiến và của thực dân Pháp.
Vào năm 1903, Imp.L. Ménard đã biên soạn cuốn Monographie de la province
de Bến Tre để tìm hiểu riêng về địa lý, hành chính của Bến Tre cuối thế kỉ XIX, tài
liệu này đã góp phần không nhỏ trong việc nghiên cứu địa danh lịch sử, sự tồn tại
và sự biến đổi của địa danh.
Đến năm 1965, trong Kiến H
òa xưa và nay, tác giả Huỳnh Minh đã đề cập đến
vùng đất, lịch sử, con người Bến Tre cũng như về địa danh. Địa danh được tác giả
nhìn nhận dưới góc độ lịch sử, địa lý, văn hóa và còn nêu lên nguyên nhân thay đổi
của một số địa danh, giúp cho chúng ta hiểu rõ về địa danh xưa để có thể hiểu đúng
về địa da
nh nay.
Năm 1967, trong Địa phương chí tỉnh Kiến Hòa cũng đã khái quát lên được
tên gọi của các địa danh tiêu biểu trong tỉnh, nguồn gốc và ý nghĩa của một số địa
danh, đây là tài liệu địa danh lịch sử có ích cho việc nghiên cứu, đối chiếu địa danh
ngày nay.
Người Bến Tre hiểu rõ về Bến Tre là tác giả Nguyễn Duy Oanh. Năm 1971,
tác giả biên soạn cuốn Tỉnh Bến T
re trong lịch sử Việt Nam (từ năm 1757 đến 1945.
Mặc dù tiêu đề chỉ tính lịch sử nhưng trong tác phẩm của ông đề cập ở nhiều khía
cạnh như địa lý, lịch sử, kinh tế, hành chính…trong đó có địa danh, giải thích một
số địa danh, sự hình thành và sự thay đổi những địa danh hành chính dưới góc độ
địa lý, lịch sử cũng như cho biết những huyền thoại gắn với địa danh như thế nào.
10
Có t

hể nói đây là tài liệu quý giá không những cho các nhà nghiên cứu ở lĩnh vực
lịch sử mà còn cung cấp những cứ liệu cho những ai quan tâm về địa danh.
Năm 1985, tác giả Nguyễn Phương Thảo có bài viết về địa danh đăng trên tạp
chí dân tộc học Những đặc điểm cấu thành các địa danh ở Bến Tre. Lần đầu tiên
một số địa danh Bến Tre được nghiên cứu ở góc độ ngôn ngữ về nguồn gốc, ý
nghĩa, cách cấu tạo và thống kê
địa danh theo đặc điểm cấu thành. Tuy nhiên cách lí
giải của tác giả còn có những điều bất cập và chưa đủ cơ sở thuyết phục đôi khi rơi
vào cảm quan chủ nghĩa.
Năm 1993, Vương Hồng Sển, một người con Nam Bộ biên soạn cuốn “Tự vị
tiếng Việt miền Nam” đã trình bày những nét cơ bản về nguồn gốc, ý nghĩa và sự
biến đổi của địa danh Nam Bộ trong đó c
ó Bến Tre. Đây là công trình được nghiên
cứu công phu, kĩ lưỡng góp phần làm nên diện mạo về lịch sử, địa lý, về vốn từ
vựng, về tiếng địa phương của vùng đất này và là tài liệu hữu ích cho những ai
nghiên cứu về từ nguyên học.Tuy nhiên, ở một mức độ nhất định, sự kiến giải của
tác giả còn m
ang tính chủ quan, và phản ánh nội dung vấn đề chưa đựơc đầy đủ.
Địa chí Bến Tre của tác giả Thạch Phương- Đoàn Tứ và những người khác (tái
bản lần thứ nhất năm 2001) là một công trình nghiên cứu đòi hỏi thời gian lâu dài
và cả sự kiên trì của một đội ngũ lao động tập thể, công trình đã bao quát được toàn
bộ những nét cơ bản về lịch sử, văn hóa, địa lý
, kinh tế, xã hội, con người và dành
những trang viết riêng về địa danh ở Bến Tre. Tuy nhiên, cách lí giải của các tác giả
về địa danh chủ yếu là ở phương diện lịch sử, địa lý. Dù vậy, có thể xem đây là
bước khởi đầu cho sự khởi thủy của việc nghiên cứu địa danh.
Ngoài ra địa danh cũng còn được đề cập trong các tài liệu khoanh vùng ở cấp
huyện như: Ba Tri đất và người(1984 - nhiều tác giả), Bình Đại địa c
hí (1987 -
nhiều tác giả), Giồng Trôm xưa và nay (2006 - nhiều tác giả).

Gần đây, một vài tác giả có những bài báo, tạp chí có nói về địa danh ở Bến
Tre như Địa danh ở Bến Tre của Nguyễn Thanh Lợi (2005), Vài nét về địa danh ở
Bến Tre của Nguyễn Thị Hồng Chi (2006) đã trình bày sơ nét về đối tượng, phân
loại, ý nghĩa và cách cấu tạo của một số địa danh nhưng việc tiếp cận chỉ m
ang tính
11
chất sơ bộ, chưa làm nổi bật được đặc trưng riêng của địa da
nh ở Bến Tre. Nhưng
cũng có thể xem đây là bước tiếp cận khởi đầu đáng quý của các tác giả.
Nhìn chung địa danh ở Bến Tre chỉ được tìm hiểu một cách riêng lẻ, tự phát,
đôi khi rơi vào cảm thức chủ quan của người viết. Việc nghiên cứu địa danh đòi hỏi
phải có thời gian, vốn sống, thu thập cứ liệu, thông tin, so sánh đối chiếu, lí giải,
phát triển và đặc biệt người làm luận văn là
con của vùng đất này cho nên nghiên
cứu địa danh của tỉnh nhà sẽ có một lợi thế. Chính vì động lực yêu quí vùng đất nơi
mình sinh ra và lớn lên, với thái độ nghiêm túc chúng tôi sẽ cung cấp những cứ liệu
nghiên cứu địa danh một cách chính xác và có hệ thống hơn.
5. Phương pháp và nguyên tắc nghiên cứu
Do tính chất phức tạp của việc nghiê
n cứu địa danh nên chúng tôi có thể vận
dụng nhiều phương pháp khác nhau trong việc nghiên cứu. Hiện nay, các tác giả khi
nghiên cứu về địa danh cũng đã vận dụng nhiều phương pháp khác nhau.
Theo Nguyễn Văn Âu thì tùy theo đối tượng và hoàn cảnh cụ thể mà có thể sử
dụng một hay nhiều phương pháp cùng lúc. Tác giả cho rằng: “Địa danh học có liên
quan chặt chẽ với ngôn ngữ, văn tự, nên loại nghiên cứu qua văn học là rất qua
n
trọng” [1993, tr.9] và đưa ra các phương pháp sau: a- Muốn giải thích được địa
danh phải dựa vào thông tục học ,b- Muốn xác định được nguồn gốc phải căn cứ
vào từ nguyên học và c- Qua ngôn ngữ học dân tộc. Trong tác phẩm Một số vấn đề
về địa danh học Việt Nam (2000), ngoài các phương pháp đã nêu ở trên tác giả chú

ý thêm về phương pháp địa lý và phương pháp lịch sử khi nghiên cứu địa danh.
Trong luận án của m
ình, Nguyễn Kiên Trường đã sử dụng phương pháp tổng
hợp của ngôn ngữ học và ngoài ngôn ngữ bao gồm các phương pháp sau: Phương
pháp ngữ âm học- so sánh lịch sử; phương pháp địa lý- ngôn ngữ học(phương ngữ
học), phương pháp bản đồ, phương pháp thống kê ngôn ngữ học, phương pháp
nghiên cứu của từ vựng, phương pháp ngôn ngữ học xã hội, phương pháp nghiên
cứu theo hướng đồng đại, lịch đại và các phương pháp tri thức của địa lý học, sử
học và văn hóa học.
12
Nhìn chung, những phương pháp mà các tác giả đưa r
a khi nghiên cứu về địa
danh đã khái quát lên được mục đích, nhiệm vụ và hiệu quả của công việc này. Tuy
nhiên phương pháp mà tác giả Nguyễn Văn Âu đưa ra chưa đủ để tiến hành nghiên
cứu. Còn phương pháp mà tác giả Nguyễn Kiên Trường đưa ra hơi dài dòng, phức
tạp nhưng lại không đủ cho việc nghiên cứu địa danh. Vì địa danh gắn liền với một
vùng đất nào đó đòi hỏi người nghiên cứu phải sử dụng phương phá
p điền dã vì đôi
khi có những công việc đòi hỏi phải đi thực tế mới có thể đưa thông tin đúng và
chính xác.
Ở luận văn này chúng tôi sử dụng các phương pháp và nguyên tắc nghiên cứu
địa danh của tác giả Lê Trung Hoa để nghiên cứu về địa danh ở tỉnh Bến Tre.
5.1. Phương pháp nghiên cứu
5.1.1. Thống kê, phân loại
Phương pháp nà
y giúp chúng ta hệ thống được sự phân bố về số lần xuất hiện
của các thành tố chung của địa danh, từ đó lí giải để nhận định đặc điểm, tính chất
của vùng đất đó. Ngoài ra việc thống kê giúp chúng ta định lượng để xác định được
về mặt cấu tạo, phương thức cấu thành, cũng như ý nghĩa của nó. Thống kê giúp
cho chúng ta không chỉ có cứ liệu để lập bảng nghiên cứu, tiến hành phâ

n loại mà
còn giúp ta có cái nhìn toàn cảnh về địa danh tỉnh nhà.
Trước khi tiến hành thống kê, chúng tôi đã thu thập những cứ liệu trên bản đồ,
trên tài liệu tham khảo, trên các sách địa phương chí và đặc biệt là công tác thực tế
ở các huyện, thị xã trong tỉnh. Sau đó tiến hành phân loại để có cái nhìn hệ thống
hơn về địa danh. Có thể phân loại địa danh Bến Tre theo tiêu chí loại hình gồm địa
danh tự nhiên và địa danh không tự nhiê
n, trong đó địa danh tự nhiên chỉ địa hình
thiên nhiên, còn địa danh nhân tạo, địa danh chỉ các công trình xây dựng thuộc về
không gian hai chiều, địa danh hành chính và địa danh vùng. Ngoài ra còn có thể
phân loại theo ngữ nguyên gồm địa danh thuần Việt và địa danh không thuần Việt
và theo cách thức gọi tên như địa danh mang tên người, địa danh mang tên các loài
thực vật, địa danh mang tên các loài động vật…
13
5.1.
2. Điền dã
Đầu tiên, việc đi thực tế giúp cho người nghiên cứu bổ sung thêm đầy đủ
những cứ liệu trong việc thống kê địa danh. Tiếp theo, công tác thực địa giúp cho
người thực hiện làm sáng rõ những vấn đề còn bỏ ngỏ, nghi vấn hay tranh cãi mà
chưa có lời giải đáp hay sự thống nhất. Việc “tai nghe mắt thấy” sẽ giải đáp được
nguồn gốc, sự hình thành và mất đi của các địa danh, ý nghĩa của chúng, đối chiếu
với những cứ liệu c
òn nghi vấn, điền vào chỗ trống những vấn đề còn bỏ ngỏ hay lí
giải xác đáng các vấn đề đang tranh cãi.
Ngoài ra, công tác điền dã giúp phát hiện ra các địa danh còn đang tiềm tàng,
bí ẩn ở đâu đó, đối chiếu với những địa danh còn nghi ngờ hay sửa sai các địa danh
trên bản đồ, sách báo.
5.1.3. So sánh đối chiếu
Phương pháp nà
y là một hệ thống thủ pháp nghiên cứu khoa học để chúng ta

tìm ra cái chung và cái đặc thù của các địa danh được đối chiếu, so sánh, cũng như
xác định được điểm giống và khác nhau giữa địa danh vùng này và địa danh vùng
khác, phát hiện ra những quy luật, những khuynh hướng đặc trưng của địa danh
vùng đang nghiên cứu và xác định những yếu tố tương đương giữa địa danh được so
sánh, đối chiếu. Do đó, sử dụng thủ pháp đối chiếu, so sánh ở bì
nh diện đồng đại và
bình diện lịch đại sẽ giúp chúng ta xác định được nguồn gốc và ý nghĩa của địa
danh, những thay đổi về mặt ngữ âm, ngữ nghĩa, từ vựng của các địa danh đó.
Các địa danh đã bị chuyển hóa sẽ được phục nguyên lại cái hình thái ban đầu
của các địa danh để xác định quá trình biến đổi của c
húng như thế nào. Chắc chắn
chúng ta phải dùng đến phương pháp so sánh lịch sử.
5.1.4. Khảo sát bản đồ
“Bản đồ cho cái nhìn toàn cảnh về không gian và thời gian ở một thời điểm
nhất định của một lớp địa danh thuộc một khu vực, địa bàn, có khi cả một vùng
rộng lớn nhưng lại rất chi tiết về đối tượng và tên gọi đối tượng”[Nguyễn Kiên
Trường, 1996,
tr.6]. Phương pháp khảo sát bản đồ sẽ giúp chúng ta nhận biết được
14
những nhóm địa danh xuất hiện nhiều ở khu vực nào, nhằm x
ác định được tính lí do
của chúng, cũng như nguồn gốc và ý nghĩa của chúng.
Khảo sát, đối chiếu các bản đồ ở nhiều giai đoạn khác nhau nhằm giúp chúng
ta biết được địa danh nào hình thành, địa danh nào tồn tại và địa danh nào mất đi,
cách thay đổi về ngữ âm, chữ viết, hay phát hiện được cách thay đổi tên gọi khác
nhau của cùng một đối tượng để phát hiện nguyên nhân thay đổi đó, và nhằm mục
đích gì.
Ngoài những phương phá
p trên, chúng tôi còn sử dụng phương pháp tích hợp,
tìm hiểu địa danh trong liên hệ với nhân danh, hiệu danh, vận dụng linh hoạt, hiệu

quả của thủ pháp diễn dịch và qui nạp để đạt hiệu quả nghiên cứu tốt nhất.
5.2. Nguyên tắc nghiên cứu
Tác giả Nga A.I. Popov đã có một bài viết trình bày Những nguyên tắc cơ bản
của việc nghiên cứu địa danh (Os
novnye prinsipy toponimi cheskogo issledovanija)
trong đó có hai nguyên tắc cơ bản mà tác giả nhắc nhở đối với người làm công việc
này là: thứ nhất -Phải dựa vào tư liệu lịch sử như sách báo, biểu đồ, bản đồ của các
ngành ngôn ngữ học, nhân chủng học, địa lý học, thứ hai- Phải thận trọng khi vận
dụng phương pháp thành tố để phân tích ngữ vĩ của địa danh vì c
ó thể dẫn đến sai
lầm [Lê Trung Hoa, 2006, tr.33]. Còn Ch. Rostaing, một tác giả người Pháp trong
Les noms de lieux (1965) thì cho rằng khi nghiên cứu địa danh phải dựa trên các
nguyên tắc là phải tìm các hình thức cổ của các từ cấu tạo địa danh. Tiếp theo là dựa
trên kiến thức ngữ âm học địa phương để xác định đúng từ nguyên của địa danh nào
đó.
Tham khảo các nguyên tắc trên của các nhà địa danh học, tác giả Lê Trung
Hoa đã đưa ra 5 nguyên tắc cơ bản khi nghiên cứu địa danh:
1.
Phải hiểu rõ lịch sử địa bàn của mình cần nghiên cứu
2. Phải hiểu rõ địa hình của địa bàn
3. Phải tìm những hình thức cổ của địa danh
4. Phải nắm vững đặc điểm về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp của phương ngữ tại
địa bàn
15
5. P
hải thận trọng trong việc vận dụng các phương pháp ngôn ngữ học khi
phân tích địa danh. [2006, tr.34-37].
Chúng ta biết rằng địa danh khi ra đời, tồn tại và biến đổi đều bị chi phối bởi
những hoàn cảnh của chính trị, xã hội, địa lý học, lịch sử, văn hóa trong một điều
kiện nhất định nào đó. Nói như vậy, không có nghĩa là các địa danh đều có sự biến

đổi theo thời gian, sự biến đổi, chuyển hóa đư
ợc biểu hiện qua nhiều hình thức như
hiện tượng bớt âm, thêm âm, rụng âm hay nói trại âm và cả khi viết sai chính tả. Có
những địa danh tồn tại từ lúc hình thành cho đến nay không thay đổi ý nghĩa, và có
một số địa danh chỉ còn tồn tại ở hình thức cổ của nó, hay có những địa danh hình
thành gắn với những biến cố lịch sử, một hiện tượng tự nhiên hay một vấn đề x
ã
hội nào đó và địa danh còn có ảnh hưởng, tác động qua lại với các nhiều ngành
khoa học khác như địa lý học, sử học, văn hóa học, dân tộc học, ngôn ngữ học…Vì
thế những nguyên tắc mà tác giả Lê Trung Hoa trình bày ở trên sẽ được chúng tôi
vận dụng để nghiên cứu về địa danh ở Bến Tre.
6. Tư liệu nghiên cứu
Nhằm phản ánh tương đối đầy đủ, c
hính xác và hiệu quả địa danh ở Bến Tre,
chúng tôi sưu tầm, thu thập, tập hợp các nguồn tư liệu sau:
- Tài liệu lưu trữ về địa danh từ các cấp xã đến huyện, tỉnh.
- Tài liệu thống kê về sự thay đổi một số địa danh
- Bản đồ các loại của 8 huyện trong tỉnh hiện nay, bản đồ các quận của tỉnh thời
Pháp trong Dictionaire Annamite- Francais (1898) của Génibrel….Bản đồ tỉnh Bến
Tre (1941,
1954); Bản đồ tin tức về tỉnh Kiến Hòa năm (1965); Bản đồ Kiến Hòa
sông ngòi (1967), Bản đồ hành chính Trúc Giang (1967), Bản đồ hành chính tỉnh
Kiến Hòa (1970), …
- Các sách địa phương chí của tỉnh Bến Tre từ xưa đến nay và của các huyện thị,
hay các tài liệu viết về lịch sử, địa lý, văn hóa của tỉnh như: Kiến Hòa (Bến Tre)
xưa của Huỳnh Minh (1965), Tỉnh Bến Tre
trong lịch sử Việt Nam từ năm 1757-
1945 của Nguyễn Duy Oanh (1971)…
16
- Các văn bản về địa lý, lịch sử, cư dân của các tổ chức chính quyền phong kiến

và chế độ thực dân.
- Các tài liệu cổ có liên quan như Phủ biê
n tạp lục (1776) của Lê Quí Đôn, Gia
Định thành thông chí (1820) của Trịnh Hoài Đức, Nam Kỳ lục tỉnh dư địa chí, Đại
Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn.
- Tư liệu về sách báo, tạp chí, bài viết có liên qua
n…
7. Lợi ích của việc nghiên cứu
Công việc đi vào tìm hiểu về địa danh không phải đơn giản, bởi lẽ địa danh tồn
tại đó, người ta dùng để giao tiếp đó nhưng ít khi người ta tự hỏi nó hình thành, phát
triển, biến đổi và mất đi như thế nào. Và cũng không ít lần nhiều người trong chúng
ta nhắc về một địa danh nào đó và tự hỏi tại sao người ta dùng tên gọi đó m
à không
phải là tên gọi khác, nó có ý nghĩa như thế nào và nhằm mục đích gì, nó có từ bao
giờ. Và đúng lúc này, vai trò của người nghiên cứu điạ danh sẽ được thể hiện, ngoài
việc làm sáng rõ những chất vấn trên, khi nghiên cứu về địa danh còn đem lại
những lợi ích khác:
- Qua địa danh chúng ta không những hiểu rõ địa danh đó mà còn hiểu được
nhiều mặt về địa lý, lịch sử, văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội, con người, vì địa
danh là sự tổng hòa cá
c mối quan hệ xã hội và những điều kiện tất yếu của tự nhiên.
- Địa danh tồn tại và gắn với vùng đất nào đó, chắc chắn qua địa danh, ta biết
được quá trình hình thành vùng đất đó, lịch sử của vùng đất cũng như địa lý của một
vùng.
- Hiểu được ngôn ngữ địa phương, xác định vị trí của nó trong ngôn ngữ toàn

dân và góp phần làm phong phú vốn từ vựng tiếng Việt và là phương tiện cho con
người giao tiếp.
- Nhận thức được phong tục tập quán của cộng đồng, văn hóa của vùng đất,
giúp con người xích lại gần nhau hơn. Từ đó, việc nghiên cứu góp phần gìn giữ và

phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc.
- Địa danh còn thể hiện lòng tự hào dân tộc, phát triển, làm giàu cho đất nước.
17
- Địa danh còn giáo dục con người lòng yêu quê hương đất nước, nơi “chô
n
nhau cắt rốn” của mình.
- Đặc biệt là nguồn tư liệu cần thiết cho tỉnh nhà, ít nhiều cung cấp những kiến
thức cơ bản cho các ngành khoa học có liên quan.
Cuối cùng, việc nghiên cứu đem lại niềm vui, hứng khởi cho người làm luận
văn, người Bến Tre nói về vùng đất Bến Tre.
8. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm 3
chương:
Chương 1: Những tiền đề lý luận và thực tiễn
Chương này chúng tôi hệ thống lại những cơ sở lý thuyết về địa danh, vạch ra
phương hướng cho các chương tiếp theo, làm rõ về khái niệm, xác định đối tượng,
cách phân loại địa danh. Ngoài ra, chúng tôi còn đưa ra một số quy cách viết hoa
địa danh, cũng như giới thiệu một cách tổng quan về lịch sử hình thành vùng đất
Bến Tre và
địa lý của vùng đất này, giúp chúng ta có cái nhìn toàn cảnh về địa danh
nơi đây.
Chương 2: Phương thức định danh, đặc điểm về mặt cấu tạo và nguyên nhân
biến đổi của địa danh ở Bến Tre
Có nhiều ý kiến khác nhau trong việc đưa ra các phương thức đặt địa danh.
Với việc đề cập đến điều nà
y, trước tiên chúng tôi muốn làm sáng tỏ những phương
thức khác nhau trong việc gọi tên đối tượng, qua đó chúng tôi cũng muốn góp phần
tạo ra sự thống nhất các ý kiến trong việc định danh đối tượng ở các nhà nghiên
cứu.
Tiếp theo chúng tôi muốn làm nổi rõ về đặc điểm cấu tạo của địa danh ở Bến

Tre, cũng như tìm hiểu những vấn đề về thành tố chung của địa danh. Đồng thời nêu
lên những nguyên nhâ
n dẫn đến sự biến đổi về mặt ngữ âm, ngữ nghĩa của địa danh
nơi đây.
Chương 3: Giá trị phản ánh hiện thực, đặc điểm về nguồn gốc và ý nghĩa của
địa danh ở Bến Tre.
18
Bên cạnh việc giải thích về nguồn gốc, ý nghĩa của địa danh tự tạo và vay
mượn, ha
y địa danh còn đang tranh cãi, chúng tôi cũng chú ý tập về tính hiện thực
của địa danh phản ánh điều gì, để thấy được tâm tư, tình cảm của người xưa gửi
gắm ở trong đó như thế nào, để thấy được giá trị tồn tại của địa danh ra sao.
Ngoài ra ở phần phụ lục: chúng tôi thống kê
hơn 4000 địa danh ở Bến Tre theo
nội dung phân loại.






















19

Chương 1: NHỮNG TIỂN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
3.1.
Những tiền đề lý luận

1.1.1. Định nghĩa địa danh
Tùy theo cách nhận định và theo hướng tiếp cận của các nhà nghiên cứu, đến
nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất nào về địa danh. Vì vậy đã có nhiều
thuật ngữ khác nhau khi gọi về đối tượng này. Thực ra địa danh của một dân tộc nào
đó, của một quốc gia nào đó thường có hệ thống riêng và đặt tên bằng ngôn ngữ
riêng của dân tộc, quốc gia đó. Tuy nhiê
n vẫn có nhiều trường hợp do biến động của
lịch sử hay qua những cuộc di dân làm cho địa danh trở nên phức tạp hơn về mặt
ngôn ngữ. Qua địa danh, chúng ta biết được những thông tin về văn hóa, xã hội,
chính trị, lịch sử, địa lý, tinh thần, ngôn ngữ của một dân tộc…Nó là cầu nối cho
chúng ta những thông tin về thiên nhiên về xã hội ở quá khứ và hiện tại trên hành
tinh này.
Vì vậy cần hiểu r
õ được địa danh là gì, chúng ta mới làm việc một cách có hệ
thống và tránh được việc nhận định mơ hồ.
Theo tác giả Nga A.V. Superanskaja (1985), thì địa danh “là tên gọi các đặc
điểm được biểu thị bằng những tên riêng. Đó là các tên gọi địa lý, địa danh hay
toponimia” [Từ Thu Mai, tr.20]. Tác giả chú trọng đến tên gọi các đối tượng địa lý

là những vật thể tự nhiên hay nhân tạo tồn tại trên trái đất này. Nhận định này mang
tính c
hất chung chung và dễ bị nhầm lẫn với các đối tượng có tên gọi nhưng không
phải là địa danh.
G.M. Kert (2002) hiểu: “Địa danh là tên gọi được đặt cho các đối tương địa lý,
ra đời trong một khu vực có người sinh sống, được tạo ra bởi một cộng đồng dân
cư, một tộc người. Chúng là một phần không thể thiếu được trong cuộc sống hằng
ngày và các hoạt động chính trị, xã hội ở nơi đó” [N
guyễn Tấn Anh, tr.16). Định
nghĩa của tác giả chú ý đến nguồn gốc ra đời của địa danh mang tính “bản địa”, gắn
với một vùng đất nhất định nào đó và chức năng của địa danh có ý nghĩa quan trọng
là dùng để giao tiếp.

×