Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

Báo cáo thực tập cơ sở ngành kinh tế vận tải biển Chuyên đề tìm hiểu các máy móc xếp dỡ hàng rời

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.52 MB, 42 trang )

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế thế giới đang phát triển nhanh chóng thương mại toàn cầu đã vượt
ra khỏi biên giới một quốc gia một khu vực thì thương mại hàng hoá đang chiếm
một vị trí vô cùng quan trọng. Trong đó vận tải đường biển là một phương thức vận
tải đóng vai trò quan trọng trong buôn bán hàng hoá quốc tế với chi phí thấp nhất
so với các phân ngành vận tải khác nhờ vào sức chở lớn của các tàu biển và sự sẵn
có của đường biển tự nhiên. Một quốc gia có nền vận tải biển phát triển là một
quốc gia có nhiều ưu thế. Không những tạo ra thế chủ động trong quan hệ kinh tế
đối ngoại, vận tải biển cũng là tăng nguồn thu ngoại tệ nhờ việc phát triển mạng
lưới vận tải. Bên cạnh đó vận tải biển cũng đẩy mạnh quá trình xuất nhập khẩu tạo
động lực thúc đẩy quan hệ sản xuất phát triển. Đặc biệt đối với nước ta với hơn
3200 km đường bờ biển kéo dài và nhiều vũng vịnh thận lợi nên vận tải biển giữ
vai trò then chốt trong mạng lưới vận tải quốc gia. Dưới đây là bài “ Báo cáo thực
tập cơ sở ngành kinh tế vận tải biển “ giúp sinh viên có cái nhìn cụ thể hơn về
chuyên ngành này.

NỘI DUNG
Chương 1: Tìm hiểu về công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam (VOSCO)
Chương 2: Tìm hiểu về công ty kinh doanh cảng TRASVINA
1


Chương 3: Tìm hiểu các loại máy móc xếp dỡ hàng rời

2


CHƯƠNG 1: Tìm hiểu về công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam (VOSCO)


1.1. Thông tin cơ bản
Tên chính thức : Công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam
Tên giao dịch : Vosco

Tel: (84-225)3731090
Fax: (84-225)3731007
Email:
Email:
Địa chỉ trụ sở : Số 215 đường Lạch Tray, phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền, Hải
Phòng
Ngày thành lập : 1/7/1970
Ngành nghề chính : Vận tải hàng hoá ven biển và viễn dương
Lĩnh vực hoạt động:
-

Chủ tàu, quản lý và khai thác tàu container, tàu hàng rời và tàu dầu sản phẩm.
Vận tải đa phương thức và dịch vụ logistic.
Thuê tàu.
Đại lý (Đại lý tàu và môi giới).
Dịch vụ vận tải.
Đại lý giao nhận đường hàng không và đường biển.
Cung cấp thuyền viên cho các chủ tàu nước ngoài.
Cung cấp phụ tùng, vật tư hàng hải.
Mua bán tàu.
Liên doanh, liên kết.
Đại lý bán vé máy bay.

1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty Vận tải biển Việt Nam, tiền thân của Công ty Cổ phần Vận tải biển Việt Nam được
thành lập ngày 1/7/1970 theo Quyết định của Bộ Giao thông Vận tải trên cơ sở hợp nhất ba đội

tàu Giải Phóng, Tự lực, Quyết Thắng và một xưởng vật tư. Công ty cũng đã có nhiều đóng góp
trong kháng chiến chống Mỹ và xây dựng nước. Đến tháng 3 năm 1975, Bộ Giao thông Vận tải
quyết định tách một bộ phận lớn phương tiện và lao động của Công ty để thành lập Công ty Vận
tải ven biển (Vietcoship là Vinaship sau này) với nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức vận tải trên các
tuyến trong nước. Cũng từ đây Công ty Vận tải biển Việt Nam (VOSCO – trực thuộc Cục Đường
3


biển, nay là Cục Hàng hải Việt Nam) chỉ còn tập trung làm một nhiệm vụ là tổ chức vận tải nước
ngoài, phục vụ xuất nhập khẩu và nhanh chóng xây dựng đội tàu vận tải biển xa.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IV Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1986, cả
nước bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện về quản lý kinh tế, xóa bỏ tập trung quan
liêu bao cấp, chuyển sang cơ chế thị trường theo định hướng XHCN.
Thực hiện chủ trương này, Bộ Giao thông Vận tải cũng thực hiện đổi mới với việc cắt giảm
biên chế khối hành chính sự nghiệp, chuyển chức năng quản lý kinh tế kỹ thuật trực tiếp xuống
các doanh nghiệp và thành lập các doanh nghiệp mới. Cũng trong thời kỳ này Công ty Vận tải
biển Việt Nam (VOSCO) được thành lập theo Quyết định số 29/TTG ngày 26/10/1993 của Thủ
tướng Chính phủ và trở thành doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập trực thuộc Tổng Công
ty Hàng hải Việt Nam (VINALINES) theo Quyết định số 250/TTG ngày 29/04/1994 của Thủ
tướng Chính phủ.
Sau 37 năm hoạt động theo mô hình Công ty 100% vốn nhà nước, ngày 11/7/2007, thực
hiện Quyết định số 2138/QĐ-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, Công ty Vận tải
biển Việt Nam đã tổ chức chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần. Đến ngày 01/01/2008, Công
ty Cổ phần Vận tải biển Việt Nam đã chính thức đi vào hoạt động theo mô hình mới với tên gọi
Công ty Cổ phần Vận tải biển Việt Nam, tên tiếng Anh là Vietnam Ocean Shipping Joint Stock
Company (VOSCO) với số vốn điều lệ là 1.400 tỷ đồng, trong đó 51% vốn do Nhà nước sở hữu,
còn lại phần vốn của các cổ đông tổ chức và cá nhân khác với tổng số hơn 3.500 cổ đông. Chính
thức niêm yết trên thị trường chứng khoán ngày 8/9/2010 mã CK: VOS.

1.3. Những sự kiện nổi bật trong quá trình xây dựng và phát triển VOSCO

-

-

-

-

Hai tàu biển Việt Nam đầu tiên là tàu Tự lực 06 và tàu Tăng-kít TK154 được Chủ tịch nước
Tôn Đức Thắng ký phong tặng danh hiệu Anh hùng vào ngày 7/6/1972 và ngày
31/12/1973.
Ngày 9/11/1973, tàu Hồng Hà (trọng tải 4.3888 DWT) mở luồng Việt Nam - Nhật Bản, là
tàu đầu tiên của ngành Hàng hải mở luồng đi biển xa, tạo đà cho bước phát triển đội tàu
vận tải viễn dương.
Năm 1974, Vosco là doanh nghiệp đầu tiên của ngành Hàng hải Việt Nam thực hiện
phương thức vay mua tàu để phát triển đội tàu: mua 3 tàu Sông Hương, Đồng Nai và Hải
Phòng. Cho đến nay, Công ty đã quản lý và khai thác gần 100 lượt tàu biển hiện đại. Tính
bình quân sau 6 đến 7 năm, Công ty hoàn thành trả nợ vốn và lãi mua tàu
Ngày 13/5/1975, ngay sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, tàu Sông Hương trọng tải
9.580 DWT là tàu đầu tiên của miền Bắc xã hội chủ nghĩa do Thuyền trưởng Nguyễn Tấn
Nghiêm chỉ huy cập Cảng Nhà Rồng, đặt nền móng đầu tiên cho việc thông thương hai
miền Nam-Bắc bằng đường biển, góp phần đắc lực để phục hồi kinh tế đất nước sau chiến
tranh.
Tháng 10/1975, hai tàu dầu Cửu Long 01 và Cửu Long 02 tải trọng 20.840 DWT là hai tàu
dầu đầu tiên, lớn nhất của Việt Nam lần đầu mở luồng đến các nước Đông Phi và Nam Âu.
Năm 1977, tàu Sông Chu- tàu đầu tiên của ngành Hàng hải mở luồng đi châu Úc và Ấn Độ
mở rộng thị trường vận tải ngoại thương.
Năm 1982, hai tàu Thái Bình và Tô Lịch là hai tàu đầu tiên của Việt Nam mở luồng đi các
nước Tây Phi và châu Mỹ, đánh dấu đội tàu VOSCO đến đủ năm châu, bốn biển.Tàu Thái
Bình đã được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xác nhận là tàu Việt Nam đầu tiên hành

trình vòng quanh Thế giới.
4


-

-

-

-

-

-

-

Ngày 24/7/1996 Công ty nhận tàu Morning Star trọng tải 21.353 DWT là tàu hàng rời
chuyên dụng đánh dấu bước chuyển mình trong lĩnh vực đầu tư sang loại tàu chuyên dụng,
cỡ lớn có tầm hoạt động rộng hơn, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Tháng 7/1997, Vosco là Công ty vận tải biển đầu tiên của Việt Nam triển khai áp dụng Bộ
luật Quản lý An toàn Quốc tế (ISM Code)trước khi Bộ luật này chính thức có hiệu lực từ
ngày 01/01/1998.
Năm 1999 Công ty đặt đóng ba tàu Vĩnh Thuận, Vĩnh An, Vĩnh Hưng trọng tải 6.500 DWT
tại Nhà máy Đóng tàu Bạch Đằng; đây là ba tàu biển đầu tiên, lớn nhất lúc đó đóng tại Việt
Nam tạo tiền đề quan trọng cho ngành Đóng tàu Việt Nam phát triển và trở thành quốc gia
đóng tàu biển có tên trong danh sách các cường quốc đóng tàu thế giới.
Ngày 27/10/1999 Công ty nhận tàu dầu Đại Hùng trọng tải 29.997 DWT tại cảng
Mizushima, Nhật Bản và đưa vào khai thác chuyến đầu tiên từ Singapore về Đà Nẵng đánh

dấu sự trở lại của Công ty trong lĩnh vực vận chuyển dầu-khí.
Ngày 02/5/2000, tàu Đại Long trọng tải 29.996 DWT là dầu sản phẩm đầu tiên mang cờ
Việt Nam đến cảng Charleston, Hoa Kỳ sau Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hoá quan hệ.
Năm 2002, Vosco là Công ty vận tải biển đầu tiên của Việt Nam áp dụng Hệ thống Quản lý
Chất lượng ISO9001-2000.
Năm 2004, Vosco là Công ty vận tải biển đầu tiên của Việt Nam áp dụng Bộ luật An ninh
Tàu và Bến cảng (ISPSCode).
Ngày 29/3/2006, thành lập Trung tâm Huấn luyện thuyền viên và Vosco trở thành Công ty
vận tải biển duy nhất có một trung tâm được trang bị hệ thống thiết bị mô phỏng buồng lái,
buồng máy hiện đại để đào tạo, huấn luyện sỹ quan thuyền viên, nâng cao trình độ quản lý
khai thác đội tàu của Công ty.
Ngày 11/7/2007, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã ký Quyết định số 2138/QĐ-BGTVT
về việc phê duyệt phương án và chuyển Công ty Vận tải biển Việt Nam, đơn vị thành viên
của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam thành công ty cổ phần với vốn điều lệ 1.400 tỷ đồng,
Nhà nước sở hữu 60%. Từ ngày 01/01/2008 Công ty Vận tải biển Việt Nam chính thức đi
vào hoạt động theo mô hình công ty cổ phần với tên gọi mới là Công ty cổ phần Vận tải
biển Việt Nam (VOSCO).
Ngày 02/12/2008 Công ty đã mua và đưa 2 tàu container Fortune Navigator và Fortune
Freighter (560TEU) vào khai thác chuyên tuyến đánh dấu sự tham gia của Công ty trong
lĩnh vực vận chuyển hàng hoá bằng container định tuyến - một lĩnh vực vẫn còn nhiều tiềm
năng và cơ hội phát triển.
Ngày 17/4/2010, Công ty đã tiếp nhận và đưa vào khai thác tàu Vosco Sky, trọng tải 52.523
DWT đóng tại Nhật Bản năm 2004, là tàu hàng rời chuyên dụng cỡ Supramax đầu tiên của
Công ty.
Ngày 08/9/2010, cổ phiếu của Công ty chính thức được giao dịch phiên đầu tiên tại Sở giao
dịch chứng khoán Hồ Chí Minh (HOSE) với mã chứng khoán là "VOS".

1.4. Đội tàu
Năm 2009 - 2010, Công ty có 28 tàu với tổng trọng tải 610.000T DWT. Do thực hiện tái cơ
cấu, tàu ngày càng già đi nên hiện nay công ty sở hữu gồm 14 chiếc với 10 tàu hàng khô, 2 tàu

dầu sản phẩm và 2 tàu container. Tổng trọng tải khoảng 435.000 DWT, tuổi bình quân 14 tuổi.
Ngoài ra, Công ty còn thuê thêm một số tàu tàu ngoài nên số tàu thường xuyên khoảng 18 – 20
tàu.

5


Danh sách đội tàu của VOSCO

1.5.


đồ
tổ

chức
của công ty
cổ phần vận tải biển Việt Nam

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM SOÁT
BAN ĐIỀU HÀNH

P.Kế
P.Tài
P.An

hoạch
chính
toàn
Tổng
Kế
Hàng
Chi
Chi nhánh
hợp
toán
hải
nhánh
Tp.HCM
CầnThơ

Trung
tâm
quản
lý kỹ
thuật

P. Khai
thác tàu
hàng số
số 1 và
Số 2

P.Vận
Công ty P.Vận Trung tâm
Huấntải dầu

cổ phần tải
6
luyện khi
Thương Contai
Thuyền
mạivà ner
viên
Dịch vụ
Vosco
ĐỘI TÀU

P.Vật Côngty P.Hành
tư TNHH MTVchính
Đại lý tàu
biển và
Logistic
Vosco

P. Nhân
sự
Thuyền
viên


1.6. Chức năng nhiệm vụ của các phòng, trung tâm quản lý trong công ty
1.6.1. Phòng Khai thác tàu hàng khô số 1
Là phòng tham mưu cho Tổng giám đốc quản lý khai thác các tàu hàng khô được phân
công phụ trách theo Quy chế quản lý khai thác tàu hàng khô và tàu dầu với các nhiệm vụ và
quyền hạn chủ yếu sau:
a) Xây dựng kế hoạch vận tải và doanh thu vận tải các tàu hàng khô được phân công phụ trách

hàng tháng, quý, năm;
b) Ký kết hợp đồng vận tải theo uỷ quyền của Tổng giám đốc và tuân thủ các quy định của pháp
luật, thông lệ quốc tế đối với khách hàng trong nước và nước ngoài;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và Tổng giám đốc về tính pháp lý của các hợp đồng đã ký;
d) Đề xuất phương án giải phóng tàu nhanh, tăng vòng quay phương tiện để khai thác các tàu
hàng khô được phân công phụ trách đạt hiệu quả kinh doanh cho Công ty;
đ) Thường xuyên phân tích, đánh giá thị trường vận tải và tình hình hoạt động kinh doanh của
các tàu hàng khô được phân công phụ trách và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt
động của tàu;
e) Theo dõi chặt chẽ các khoản thu cước phí và đàm phán chi phí khai thác khác trong và ngoài
nước của các tàu hàng khô được phân công phụ trách;
f) Theo dõi, đánh giá kết quả làm việc của các sỹ quan quản lý ngành boong; Hỗ trợ Thuyền
trưởng thực hiện và duy trì hiệu quả hoạt động của Hệ thống Quản lý An toàn Chất lượng, an
ninh hàng hải, bảo vệ môi trường và Lao động Hàng hải, các quy chế Quản lý, khai thác của
Công ty;
g) Cùng các phòng liên quan tham mưu cho Tổng giám đốc trong công tác mua, bán tàu và các
công tác khai thác theo yêu cầu của Tổng giám đốc;
h) Tuân thủ các quy định của Hệ thống Quản lý An toàn Chất lượng, an ninh hàng hải, Bảo vệ
môi trường và Lao động Hàng hải, các Quy chế, Quy định của Công ty;
i) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu và phân công của Tổng giám đốc;
Trưởng phòng Khai thác tàu hàng khô số 1 chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc Công ty
thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của phòng Khai thác tàu hàng khô số 1 như trên.
Để hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của phòng, Trưởng phòng Khai thác tàu
hàng khô số 1 có thể phân công, giao những công việc cụ thể cho các cán bộ, nhân viên dưới
quyền trong phòng phù hợp với năng lực chuyên môn của từng người nhưng vẫn phải kiểm tra
giám sát và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về mọi trách nhiệm được phân công cho
phòng mình phụ trách.

1.6.2. Phòng Khai thác tàu hàng khô số 2


7


Là phòng tham mưu cho Tổng giám đốc quản lý khai thác các tàu hàng khô được phân
công phụ trách theo Quy chế quản lý khai thác tàu hàng khô và tàu dầu; có nhiệm vụ và quyền
hạn tương tự như phòng Khai thác tàu hàng khô số 1.
Trưởng phòng Khai thác tàu hàng khô số 2 chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc Công ty
thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của phòng Khai thác tàu hàng khô số 2 như trên.
Để hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của phòng, Trưởng phòng Khai thác tàu
hàng khô số 2 có thể phân công, giao những công việc cụ thể cho các cán bộ, nhân viên dưới
quyền trong phòng phù hợp với năng lực chuyên môn của từng người nhưng vẫn phải kiểm tra
giám sát và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về mọi trách nhiệm được phân công cho
phòng mình phụ trách.
1.6.3. Phòng Vận tải dầu khí
Là phòng tham mưu cho Tổng giám đốc quản lý khai thác đội tàu dầu theo Quy chế quản
lý khai thác tàu hàng khô và tàu dầu; có nhiệm vụ và quyền hạn tương tự như phòng Khai thác
tàu hàng khô số 1 nhưng trong lĩnh vực khai thác, kinh doanh, phát triển đội tàu dầu và thực hiện
các nhiệm vụ khác theo phân công của Tổng giám đốc.
Trưởng phòng Vận tải dầu khí chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc Công ty thực hiện
chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của phòng Vận tải dầu khí như trên. Để hoàn thành tốt chức
năng, nhiệm vụ và quyền hạn của phòng, Trưởng phòng Vận tải dầu khí có thể phân công, giao
những công việc cụ thể cho các cán bộ, nhân viên dưới quyền trong phòng phù hợp với năng lực
chuyên môn của từng người nhưng vẫn phải kiểm tra giám sát và chịu trách nhiệm trước Tổng
giám đốc về mọi trách nhiệm được phân công cho phòng mình phụ trách.
1.6.4. Phòng Vận tải Container
Là phòng tham mưu cho Tổng giám đốc quản lý khai thác đội tàu container và các thiết bị
theo quy chế quản lý khai thác tàu container; có nhiệm vụ và quyền hạn tương tự như phòng
Khai thác tàu hàng khô số 1 nhưng trong lĩnh vực khai thác, kinh doanh, phát triển đội tàu
container.
Phòng Vận tải Container có bộ phận khai thác container tại Thành phố Hồ Chí Minh, chịu

sự quản lý, điều hành trực tiếp của Phòng Vận tải container tại trụ sở chính Công ty.
Trưởng phòng Vận tải Container chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc Công ty thực hiện
chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của phòng Vận tải Container như trên. Để hoàn thành tốt
chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của phòng, Trưởng phòng Vận tải Container có thể phân
công, giao những công việc cụ thể cho các cán bộ, nhân viên dưới quyền trong phòng phù hợp
với năng lực chuyên môn của từng người nhưng vẫn phải kiểm tra giám sát và chịu trách nhiệm
trước Tổng giám đốc về mọi trách nhiệm được phân công cho phòng mình phụ trách.
1.6.5. Trung tâm Quản lý kỹ thuật
Là bộ phận tham mưu cho Tổng giám đốc về quản lý kỹ thuật, định mức nhiên liệu, phụ
tùng vật tư của đội tàu theo Quy chế kiểm soát chi phí sửa chữa và dịch vụ kỹ thuật; có nhiệm vụ
và quyền hạn chủ yếu sau:
Quản lý kỹ thuật đội tàu theo hệ thống quản lý an toàn chất lượng, an ninh hàng hải, các
Quy chế, quy định của Công ty. Duy trì tình trạng kỹ thuật của đội tàu để đáp ứng yêu cầu của
8


các cơ quan phân cấp, tổ chức hàng hải thế giới và chính quyền hành chính qua các biện pháp
chính sau:
a) Bảo quản bảo dưỡng: Lập kế hoạch, theo dõi, hỗ trợ việc thực hiện bảo quản bảo dưỡng tại
tàu;
b) Duy trì hiệu lực các giấy chứng nhận của cơ quan Đăng kiểm đáp ứng các yêu cầu của cơ
quan phân cấp, tổ chức hàng hải thế giới (IMO) và chính quyền hành chính;
c) Cập nhật, tham mưu cho Lãnh đạo Công ty và tổ chức thực hiện các quy định mới của cơ quan
phân cấp, tổ chức hàng hải thế giới và chính quyền hành chính;
d) Đáp ứng các yêu cầu kiểm tra của các bên liên quan (PSC, Bảo hiểm, đăng kiểm, chủ hàng);
đ) Thiết lập và tiến hành các hình thức kiểm tra tàu để phát hiện các khiếm khuyết. Tổ chức thu
thập và xử lý các khiếm khuyết được phát hiện hoặc yêu cầu;
e) Tổ chức và giám sát việc thực hiện sửa chữa định kỳ theo quy định của Đăng kiểm và đảm
bảo hiệu quả;
f) Đánh giá và lựa chọn các nhà cung ứng kỹ thuật và đơn vị dịch vụ theo đúng quy định và đảm

bảo hiệu quả;
g) Thu thập và quản lý toàn bộ tài liệu kỹ thuật của đội tàu;
h) Thiết lập các biểu mẫu báo cáo kỹ thuật giữa tàu và Trung tâm quản lý Kỹ thuật để phân tích,
đánh giá tình trạng hoạt động của các thiết bị trên tàu, từ đó đưa ra các biện pháp bảo quản bảo
dưỡng phù hợp;
i) Theo dõi, đánh giá kết quả làm việc của các sỹ quan quản lý ngành máy; Hỗ trợ và đôn đốc
Thuyền trưởng, Máy trưởng thực hiện và duy trì hiệu quả hoạt động của Hệ thống Quản lý An
toàn, Chất lượng, an ninh hàng hải, Bảo vệ môi trường và Lao động Hàng hải;
j) Cập nhật kiến thức cho sỹ quan trước khi nhận nhiệm vụ trên tàu;
k) Kiểm soát tiêu thụ nhiên liệu, dầu nhờn và phụ tùng quan trọng trên các tàu (phối hợp với
phòng Vật tư);
l) Là thành viên trong ban giải quyết sự cố của Công ty và tham mưu cho Lãnh đạo Công ty các
vấn đề liên quan đến chuyên môn kỹ thuật;
m) Tham gia vào công tác đào tạo, huấn luyện, tuyển chọn thuyền viên Công ty;
n) Tuân thủ các quy định của Hệ thống Quản lý An toàn, Chất lượng, an ninh hàng hải, Bảo vệ
môi trường và Lao động Hàng hải, các quy chế, quy định quản lý của Công ty;
o) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu và phân công của Tổng giám đốc;
Giám đốc Trung tâm chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc Công ty về việc thực hiện
chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm. Để hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ và
quyền hạn của Trung tâm, Giám đốc Trung tâm có thể phân công, giao những công việc cụ thể
cho các bộ phận, cán bộ, nhân viên dưới quyền một cách phù hợp với năng lực chuyên môn của
từng người nhưng vẫn phải kiểm tra giám sát và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về mọi
trách nhiệm được phân công cho Trung tâm phụ trách.
1.6.6. Phòng An toàn Hàng hải
9


Là phòng tham mưu cho Tổng giám đốc về công tác pháp chế, bảo hiểm, giải quyết tranh
chấp, an toàn hàng hải, quản lý an toàn, an ninh tàu, có nhiệm vụ và quyền hạn chính sau:
a) Quản lý, hướng dẫn thực hiện công tác pháp chế và hàng hải phù hợp pháp luật Việt Nam và

pháp luật quốc tế có liên quan đến hoạt động SXKD của Công ty; Tiếp nhận, giải quyết các tranh
chấp, khiếu nại, kiện tụng... liên quan tới hoạt động SXKD của Công ty;
b) Hỗ trợ, hướng dẫn nghiệp vụ hàng hải, hàng hoá, bảo hiểm và an ninh cho các tàu; Kiểm tra
việc thực hiện công tác an toàn hàng hải, an ninh các tàu;
c) Chịu trách nhiệm trong việc lựa chọn, đàm phán với các nhà bảo hiểm để mua bảo hiểm cho
tàu, thuyền viên và các tài sản phục vụ cho hoạt động SXKD của Công ty; Quản lý, theo dõi,
hướng dẫn và thực hiện nghiệp vụ bảo hiểm đối với tàu biển và thuyền viên; Giải quyết với đơn
vị bảo hiểm đối với mọi tổn thất về tàu, hàng hóa và con người phát sinh trong quá trình SXKD
của Công ty;
d) Xin cấp, theo dõi, gia hạn và/hoặc xin đổi các Giấy chứng nhận của tàu thuộc phạm vi nghiệp
vụ quản lý tàu của Phòng như: GCN Đăng ký, định biên, đài tàu, mã nhận dạng, hoà mạng viễn
thông cho các thiết bị thông tin liên lạc trên tàu, các GCN liên quan đến bảo hiểm tàu, bảo đảm
an ninh tài chính...
đ) Cử người đảm nhận chức danh Đội trưởng đội ứng cứu sự cố, chỉ đạo giải quyết các tranh
chấp, tai nạn và sự cố hàng hải, tổ chức điều tra nguyên nhân và đưa ra các biện pháp khắc phục.
e) Cử người đảm nhận chức danh Sỹ quan An ninh Công ty (CSO), triển khai Bộ luật quốc tế về
an ninh tàu biển và cảng biển (ISPS Code) trên các tàu;
f) Thu thập, nghiên cứu, lưu giữ, cấp phát các tài liệu về hàng hải;
g) Ký các biên bản hiện trường, biên bản hiệp thương để giải quyết các sự cố, tranh chấp khi
được Tổng giám đốc ủy quyền;
h) Giám sát, đôn đốc việc thực hiện hệ thống quản lý An toàn - Chất lượng, an ninh hàng hải của
Công ty trên cơ sở Bộ luật Quản lý an toàn quốc tế, Bảo vệ môi trường biển, Bộ luật An ninh tàu,
cảng biển, công ước MLC và các lĩnh vực khác liên quan đến quản lý đội tàu, duy trì Hệ thống
Quản lý An toàn, Chất lượng, Bảo vệ môi trường và Lao động Hàng hải đáp ứng yêu cầu của thị
trường;
i) Tham gia và hỗ trợ các phòng ban liên quan bổ sung, sửa đổi các quy trình Hệ thống Quản lý
An toàn, Chất lượng, an ninh hàng hải, Bảo vệ môi trường và Lao động Hàng hải và các quy
trình khác theo phân công;
j) Phối hợp với các bộ phận liên quan bố trí, sắp xếp trong công tác huấn luyện, đào tạo thuyền
viên phù hợp với quy trình của Hệ thống Quản lý An toàn, Chất lượng, an ninh hàng hải, Bảo vệ

môi trường và Lao động Hàng hải;
k) Quản lý tài liệu Hệ thống Quản lý An toàn, Chất lượng, an ninh hàng hải, Bảo vệ môi trường
và Lao động Hàng hải;
l) Phối hợp cùng các bộ phận trong công tác kiểm tra tàu, tổng hợp phân tích để báo cáo về công
tác an toàn và chất lượng của các phương tiện từ đó đề xuất các biện pháp khắc phục phù hợp;
m) Tuân thủ các quy định của Hệ thống Quản lý An toàn, Chất lượng, an ninh hàng hải, Bảo vệ
môi trường và Lao động Hàng hải, các quy chế, quy định quản lý của Công ty;
10


n) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu và phân công của Tổng giám đốc;
Trưởng phòng An toàn Hàng hải chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc Công ty thực hiện
chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của phòng An toàn Hàng hải. Để hoàn thành tốt chức năng,
nhiệm vụ và quyền hạn của phòng, Trưởng phòng An toàn Hàng hải có thể phân công, giao
những công việc cụ thể cho các cán bộ, nhân viên dưới quyền trong phòng phù hợp với năng lực
chuyên môn của từng người nhưng vẫn phải kiểm tra giám sát và chịu trách nhiệm trước Tổng
giám đốc về mọi trách nhiệm được phân công cho phòng mình phụ trách.
1.6.7. Phòng Vật tư
Là phòng tham mưu cho Tổng giám đốc về cung ứng, quản lý và sử dụng phụ tùng, vật tư,
nhiên liệu của toàn Công ty theo Quy chế mua sắm phụ tùng, nhiên liệu, dầu nhờn, dịch vụ; thu
hồi, thanh lý tài sản của Công ty, có nhiệm vụ và quyền hạn chính sau:
a) Xây dựng nội quy, quy chế quản lý nguyên, nhiên vật liệu cùng các định mức sử dụng phụ
tùng, vật tư liên quan trình Tổng giám đốc phê duyệt để áp dụng trong Công ty;
b) Tìm hiểu thị trường, chọn đối tác để tham mưu cho Tổng giám đốc ký kết các hợp đồng kinh
tế trong lĩnh vực mua bán phụ tùng, vật tư, nhiên liệu đảm bảo hiệu quả và đúng quy định;
c) Nắm vững được nhu cầu sử dụng phụ tùng, vật tư, lượng tồn kho. Tổ chức kiểm tra, giám sát
việc cung cấp, sử dụng nhiên liệu, vật tư, phụ tùng đảm bảo hợp lý tiết kiệm theo yêu cầu sản
xuất;
d) Xây dựng kế hoạch mua sắm, cung ứng vật tư, phụ tùng, nhiên liệu cho đội tàu và phòng ban
trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh hằng tháng, quý, năm và dài hạn của Công ty;

đ) Xây dựng kế hoạch dự trù mua sắm vật tư trang thiết bị cần thiết ở nước ngoài mà trong nước
chưa sản xuất được trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh, chủng loại, ký mã hiệu, nơi sản
xuất của vật tư, phụ tùng cần thiết mà trình Tổng giám đốc phê duyệt trước khi đặt mua;
e) Theo dõi định mức tiêu hao vật tư, nhiên liệu, phối hợp cùng Trung tâm Kỹ thuật điều chỉnh
định mức phù hợp với thực tế sản xuất;
f) Tổ chức vận chuyển, giao nhận vật tư, nhiên liệu cho các tàu;
g) Tổ chức kiểm tra chất lượng, số lượng vật tư phụ tùng khi giao nhận giữa phương tiện và
khách hàng cung ứng. Lập báo cáo chính xác kịp thời về công tác cung ứng vật tư, nhiên liệu
theo tháng, quý, năm;
h) Gửi mẫu nhiên liệu, dầu nhờn đến cơ quan chức năng để hoá nghiệm;
i) Quản lý và thường xuyên bảo quản bảo dưỡng các vật tư, phụ tùng hiện có trong kho, vệ sinh
kho sạch sẽ, thực hiện tốt công tác phòng chống cháy nổ trong kho theo quy định hiện hành;
j) Lập đầy đủ chứng từ và cập nhật chứng từ đầy đủ để phục vụ cho công tác thanh toán giữa
phòng Tài chính kế toán với khách hàng theo quy định. Hằng tháng, quý, năm đối chiếu và quyết
toán với phòng Tài chính kế toán về số lượng vật tư nhiên liệu cấp phát theo quy định;
k) Tuân thủ các quy định của Hệ thống Quản lý An toàn, Chất lượng, an ninh hàng hải, Bảo vệ
môi trường và Lao động Hàng hải, các quy chế, quy định quản lý của Công ty;
l) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu và phân công của Tổng giám đốc;
11


Trưởng phòng Vật tư chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc Công ty thực hiện chức năng, nhiệm
vụ và quyền hạn của phòng Vật tư. Để hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của
phòng, Trưởng phòng Vật tư có thể phân công, giao những công việc cụ thể cho các cán bộ,
nhân viên dưới quyền trong phòng phù hợp với năng lực chuyên môn của từng người nhưng vẫn
phải kiểm tra giám sát và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về mọi trách nhiệm được phân
công cho phòng mình phụ trách.
1.6.8. Phòng Nhân sự Thuyền viên
Là phòng tham mưu cho Tổng giám đốc về công tác tuyển dụng, quản lý lao động trên bờ
và điều động, cung ứng thuyền viên cho đội tàu công ty và các chủ tàu trong nước, nước ngoài,

có chức năng nhiệm vụ sau:
a) Tham mưu cho Tổng giám đốc về chiến lược phát triển nhân sự của Công ty bao gồm lao
động văn phòng và đội ngũ thuyền viên; lên kế hoạch tuyển dụng, kế hoạch đào tạo và đào tạo
lại cho lực lượng lao động của Công ty, đề bạt các chức danh thuyền viên và trên văn phòng trình
Tổng giám đốc phê duyệt;
b) Theo dõi hoạt động bộ máy tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh của Công ty theo cơ chế
và mô hình tổ chức, đề xuất việc xây dựng sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung mô hình tổ chức cho phù
hợp với yêu cầu nhiệm vụ, đặc điểm của Công ty nhằm đạt được hiệu quả trong sản xuất kinh
doanh;
c) Quản lý và điều động toàn bộ lực lượng thuyền viên của Công ty theo “Quy chế Quản lý và
Điều động Thuyền viên” và “Quy chế Quản lý thuyền viên đi thuê” hiện hành đã được Tổng
giám đốc phê duyệt, riêng thuyền viên là các chức danh Thuyền trưởng, Máy trưởng và Sỹ quan
quản lý khi điều động đi làm việc trên các tàu của Công ty phải trình Tổng giám đốc phê duyệt;
d) Thực hiện các biện pháp nhằm đáp ứng các yêu cầu thông tin liên quan đến công tác quản lý
thuyền viên, lập kế hoạch cử thuyền viên đi học các lớp nâng cao nghiệp vụ; chủ động theo dõi
và gia hạn, thay mới các giấy tờ chứng chỉ của thuyền viên, khám sức khoẻ, cấp phát bảo hộ lao
động cho thuyền viên trước khi nhập tàu; cung cấp các thông tin cần thiết khi bố trí thay đổi
thuyền viên cho các đơn vị liên quan trong Công ty;
đ) Căn cứ vào năng lực thực tế của thuyền viên, phối hợp với Chi nhánh Công ty Cổ phần Vận
tải biển Việt Nam - Trung tâm Huấn luyện Thuyền viên (VMTC) lên kế hoạch để tái đào tạo,
huấn luyện, đánh giá phân loại thuyền viên nhằm mục đích đáp ứng các yêu cầu về chất lượng
thuyền viên theo các Công ước quốc tế, quy định của pháp luật Việt Nam và chính sách của
Công ty;
e) Phụ trách Trung tâm Cung ứng Thuyền viên; Trực tiếp đàm phán, ký kết hợp đồng cung ứng
và quản lý thuyền viên với các đối tác trong và ngoài nước; Ký kết các Hợp đồng đào tạo, Hợp
đồng lao động thuyền viên (SEA) theo uỷ quyền và phân công của Tổng giám đốc;
f) Lập kế hoạch, cân đối về lao động và tiền lương cho phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh
doanh và kế hoạch tài chính hằng năm. Xây dựng sửa đổi các quy chế liên quan đến quản lý lao
động, chi trả lương và các chế độ khác theo quy định của pháp luật và Công ty;
g) Thống kê lao động, tiền lương hằng tháng, quý, năm. Quản lý sử dụng quỹ lương, đề xuất và

áp dụng các chính sách sử dụng có hiệu quả đòn bẩy kinh tế của tiền lương nhằm kích thích sản
xuất;
12


h) Làm các thủ tục cho người lao động nghỉ hưu theo chế độ và thủ tục cho người lao động
chuyển đơn vị khác hoặc chấm dứt hợp đồng lao động. Quản lý hồ sơ cán bộ của toàn Công ty;
i) Tổ chức học tập, huấn luyện cho người lao động của Công ty về an toàn, vệ sinh lao động; Xây
dựng các định mức lao động, tổ chức tốt công tác an toàn, vệ sinh lao động, lập dự trù mua sắm
phương tiện bảo vệ cá nhân. Duyệt cấp phát phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động
trong Công ty;
j) Đề xuất để Tổng giám đốc Công ty khen thưởng người lao động có thành tích trong sản xuất
kinh doanh của Công ty và kỷ luật người lao động vi phạm nội quy lao động và các quy định
khác của Công ty;
k) Tuân thủ nghiêm túc các quy trình quản lý, đánh giá thuyền viên theo Hệ thống Quản lý An
toàn, an ninh hàng hải, Chất lượng, Bảo vệ môi trường và Lao động Hàng hải và các Quy chế,
Quy định của Công ty.
l) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu và phân công của Tổng giám đốc;
Trưởng phòng Nhân sự Thuyền viên chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc Công ty thực
hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của phòng Nhân sự Thuyền viên; Được Tổng giám đốc
uỷ quyền ký các hợp đồng lao động vụ việc, ngắn hạn dưới 12 tháng với người lao động mới
được tuyển dụng là thuyền viên và người lao động làm việc tại các phòng, ban Công ty. Để hoàn
thành tốt chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của phòng, Trưởng phòng Nhân sự Thuyền viên có
thể phân công, giao những công việc cụ thể cho các cán bộ, nhân viên dưới quyền trong phòng
phù hợp với năng lực chuyên môn của từng người nhưng vẫn phải kiểm tra giám sát và chịu
trách nhiệm trước Tổng giám đốc về mọi trách nhiệm được phân công cho phòng mình phụ
trách.
1.6.9. Phòng Tài chính Kế toán
Là phòng tham mưu cho Tổng giám đốc về quản lý hoạt động tài chính, hạch toán kế toán
trong toàn Công ty; có nhiệm vụ và quyền hạn sau:

a) Hạch toán giá thành vận tải và các mặt quản lý tài chính của Công ty theo Luật Kế toán và các
quy định, quy chế hiện hành;
b) Lập kế hoạch về tài chính dài hạn, ngắn hạn cho Công ty;
c) Tham mưu cho Tổng Giám đốc Công ty về việc sử dụng các nguồn vốn, huy động vốn đạt
hiệu quả kinh tế cao và kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách tài chính, việc quản lý sử dụng
tài sản, vật tư tiền vốn. Phát hiện những thiếu sót trong việc quản lý, giúp Tổng Giám đốc có
biện pháp ngăn chặn những hành vi vi phạm chế độ tài chính của Nhà nước cũng như quy chế
nội bộ của Công ty;
d) Thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát các nghiệp vụ kế toán phát sinh tại Công ty;
đ) Hạch toán đúng, đầy đủ các nghiệp vụ kế toán phát sinh và kết quả kinh doanh theo từng chức
năng kinh doanh, từng đơn vị sản xuất cụ thể; Lập báo cáo tài chính theo đúng niên độ, quy định
của các cấp có thẩm quyền;
e) Theo dõi đôn đốc các chi nhánh trực thuộc Công ty về việc thực hiện chế độ chính sách tài
chính của Nhà nước và quy chế quản lý tài chính của Công ty;
f) Tham gia, tổ chức kiểm tra việc thực hiện chế độ tài chính trong phạm vi toàn Công ty;
13


g) Tuân thủ các quy định của Hệ thống Quản lý An toàn, Chất lượng, an ninh hàng hải, Bảo vệ
môi trường và Lao động Hàng hải và các Quy chế, Quy định của Công ty.
h) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu và phân công của Tổng giám đốc;
Trưởng phòng Tài chính Kế toán chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc Công ty thực hiện
chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của phòng Tài chính Kế toán. Để hoàn thành tốt chức năng,
nhiệm vụ và quyền hạn của phòng, Trưởng phòng Tài chính kế toán có thể phân công, giao
những công việc cụ thể cho các cán bộ, nhân viên dưới quyền trong phòng phù hợp với năng lực
chuyên môn của từng người nhưng vẫn phải kiểm tra giám sát và chịu trách nhiệm trước Tổng
giám đốc về mọi trách nhiệm được phân công cho phòng mình phụ trách.
1.6.10. Phòng Kế hoạch tổng hợp
Là phòng tham mưu cho Tổng giám đốc về công tác Kế hoạch, đầu tư; tổng hợp số liệu
phục vụ báo cáo các cơ quan quản lý, báo cáo quản trị Công ty; Công tác liên quan đến cổ đông

và công bố thông tin; có chức năng nhiệm vụ sau:
a) Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty theo tháng, quý, năm để báo cáo Tổng giám
đốc và các cơ quan quản lý;
b) Tập hợp các số liệu báo cáo của các phòng, chi nhánh, Công ty thành viên của Công ty để
tổng hợp báo cáo quản trị doanh nghiệp theo định kỳ tháng, quý, năm; phân tích, tổng hợp kịp
thời, chính xác thực trạng của các đơn vị theo yêu cầu của Tổng giám đốc và phục vụ các kỳ họp
Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban điều hành;
c) Là đầu mối của Công ty phối hợp với các tổ chức được Công ty uỷ quyền quản lý cổ đông của
Công ty và báo cáo theo yêu cầu của Hội đồng quản trị, Ban điều hành; Giúp Hội đồng quản trị,
Ban điều hành trong khâu quan hệ công chúng, quan hệ với cổ đông;
d) Là đầu mối để giúp Công ty tổ chức Đại hội đồng cổ đông hàng năm hoặc bất thường; theo
dõi, thực hiện các báo cáo, công bố thông tin định kỳ và bất thường theo qui định đối với công ty
đại chúng, niêm yết. Thực hiện các báo cáo, thống kê số liệu, dữ liệu về cổ đông và những người
nội bộ, người có liên quan của Công ty theo yêu cầu của Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM và
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
đ) Là đầu mối để xây dựng, triển khai và theo dõi hệ thống KPI cho toàn Công ty theo sự chỉ đạo
của Hội đồng quản trị và Ban điều hành;
e) Là đầu mối để tổng hợp số liệu báo cáo Tổng công ty liên quan đến các hoạt động và kết quả
công tác của những người đại diện phần vốn của Vinalines tại Vosco;
f) Theo dõi, nghiên cứu thị trường tài chính, thị trường chứng khoán để tham mưu cho Tổng
giám đốc trong việc ra quyết định đầu tư tài chính, chứng khoán;
g) Chọn lọc thông tin, tài liệu trong Công ty để báo cáo, trao đổi chính thức với cơ quan ngoài
Công ty; Là đầu mối biên tập, cung cấp thông tin lên mạng nội bộ và website của Công ty;
h) Thực hiện nghiêm ngặt công tác bảo mật thông tin, tài liệu theo sự chỉ đạo của Tổng giám
đốc. Theo dõi và thực hiện các hoạt động quảng cáo về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công
ty trên các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài nước. Soạn thảo nội dung, bài viết
cung cấp thông tin cho báo chí, tạp chí theo sự chỉ đạo của Lãnh đạo Công ty;

14



i) Nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước về lĩnh vực kinh tế liên quan đến hoạt động sản
xuất kinh doanh của Công ty, thị trường mua bán tàu, đóng mới tàu, hợp tác liên doanh phát triển
và thực hiện việc mua bán tàu, tham gia giao dịch đóng mới tàu, các dự án đầu tư khác của Công
ty. Tham gia chuẩn bị hồ sơ các dự án chào hàng cạnh tranh, đấu thầu vận chuyển hàng hoá của
Công ty theo chỉ đạo của Ban Điều hành;
j) Trực tiếp theo dõi, quản lý, điều hành hoạt động của Trung tâm Dịch vụ;
k) Là phòng thường trực theo dõi, rà soát, đề xuất điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung các Quy chế, Quy
định hiện hành cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty;
l) Theo dõi và soạn thảo các Giấy ủy quyền thường xuyên và ủy quyền theo từng vụ việc của
Tổng giám đốc theo chỉ đạo trực tiếp của Tổng giám đốc.
m) Tuân thủ các quy định của Hệ thống Quản lý An toàn, Chất lượng, an ninh hàng hải, Bảo vệ
môi trường và Lao động Hàng hải và các Quy chế, Quy định của Công ty.
n) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu và phân công của Tổng giám đốc;
Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc Công ty thực
hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của phòng Kế hoạch Tổng hợp. Để hoàn thành tốt chức
năng, nhiệm vụ và quyền hạn của phòng, Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp có thể phân công,
giao những công việc cụ thể cho các cán bộ, nhân viên dưới quyền trong phòng phù hợp với
năng lực chuyên môn của từng người nhưng vẫn phải kiểm tra giám sát và chịu trách nhiệm
trước Tổng giám đốc về mọi trách nhiệm được phân công cho phòng mình phụ trách.
1.6.11. Phòng Hành chính
Là phòng tham mưu cho Tổng giám đốc về công việc quản lý hành chính và ứng dụng
công nghệ thông tin; công tác thanh tra nội bộ, bảo vệ, quân sự; có chức năng nhiệm vụ sau:
a) Tham mưu cho Ban lãnh đạo công ty thống nhất quản lý hoạt động vận hành cơ sở hạ tầng kỹ
thuật công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin vào phục vụ công tác quản trị hoạt
động kinh doanh, công tác quản lý, chỉ đạo và điều hành Công ty;
b) Phát triển phần mềm nội bộ, triển khai và kiểm soát các phần mềm chuyên ngành do bên
ngoài cung cấp. Thực hiện công tác tập huấn, nâng cao trình độ sử dụng công nghệ thông tin, đào
tạo, hướng dẫn người dùng triển khai các phần mềm tại Văn phòng và đội tàu do Công ty quản
lý;

c) Bảo đảm an toàn và an ninh đối với Hệ thống tin học của Công ty bao gồm tại Văn phòng và
đội tàu do Công ty quản lý. Trang bị, quản lý, theo dõi bảo dưỡng, sữa chữa các thiết bị tin học
tại Văn phòng và các tàu do Công ty quản lý;
d) Quản trị văn phòng Công ty, lập kế hoạch mua sắm hợp lý các trang thiết bị văn phòng, văn
phòng phẩm phục vụ yêu cầu quản lý và sản xuất của Công ty;
đ) Quản lý đất đai, nhà cửa, lập kế hoạch xây dựng, sửa chữa văn phòng Công ty và các Chi
nhánh. Tổ chức thực hiện việc sửa chữa, bảo dưỡng các công trình, trang thiết bị nội thất, thiết bị
văn phòng, thiết bị thông tin liên lạc, xe ô tô tại văn phòng Công ty;
e) Quản lý phương tiện và thu xếp phương tiện cho cán bộ khối văn phòng Công ty công tác
trong nước; Quản lý, theo dõi, hướng dẫn và thực hiện nghiệp vụ bảo hiểm đối với ô tô thuộc sở
hữu của Công ty;
15


f) Thanh toán tiền điện, nước, điện thoại... tại văn phòng Công ty;
g) Quản lý và phục vụ đầy đủ cho yêu cầu làm việc, hội họp, đi lại lưu trú, đón tiếp khách, đảm
bảo vệ sinh nội vụ môi trường văn minh lịch sự;
h) Theo dõi, tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, cấp phát thuốc cho các tàu đầy
đủ đúng chế độ. Tổ chức khám chữa bệnh cho cán bộ công nhân viên trong Công ty, phòng
chống dịch bệnh, vệ sinh công nghiệp, bảo vệ môi trường, thực hiện pháp lệnh về dân số - kế
hoạch hoá gia đình theo quy định của địa phương; Hướng dẫn, hỗ trợ ứng cứu thuyền viên bị ốm
hoặc tai nạn khi đang công tác trên tàu;
i) Xây dựng kế hoạch mua bảo hiểm y tế cho người lao động và giám định sức khỏe cho người
lao động khi nghỉ chế độ;
j) Tổ chức bữa ăn giữa ca cho cán bộ văn phòng trụ sở chính, đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn vệ
sinh an toàn thực phẩm;
k) Tiến hành thanh tra các vụ việc theo yêu cầu của Tổng giám đốc;
l) Lên phương án bảo vệ cơ quan, thường xuyên kiểm tra đôn đốc thực hiện đầy đủ mọi quy định
về công tác bảo vệ cơ quan cũng như phương tiện của Công ty khi cần đến sự bảo vệ để phục vụ
cho sản xuất;

m) Tổ chức triển khai công tác bảo vệ an ninh trật tự, an toàn trong Công ty. Tổ chức phòng cháy
chữa cháy tại trụ sở Công ty và các chi nhánh;
n) Tham mưu cho Tổng giám đốc công tác chỉ đạo chống cướp biển và khủng bố trên biển;
o) Tham mưu giúp Tổng giám đốc về tổ chức thực hiện pháp lệnh dân quân tự vệ, quản lý vũ khí
trang bị tự vệ trong Công ty. Lập kế hoạch huấn luyện tự vệ và tổ chức triển khai thực hiện theo
các nội dung chỉ đạo của cơ quan quân sự cấp trên;
p) Tham mưu giúp Tổng giám đốc thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự và thực hiện nghĩa vụ quân
sự cấp trên giao, chính sách hậu phương quân đội thuộc trách nhiệm của Công ty;
q) Tiếp và hướng dẫn người lao động trong Công ty thực hiện việc khiếu nại, tố cáo theo đúng
luật định;
r) Đề xuất khen thưởng kỷ luật các đơn vị và cá nhân xuất sắc hoặc vi phạm về quy chế công tác
an ninh trật tự, quân sự. Đề xuất những biện pháp giải quyết vụ việc vi phạm đến tài sản, cơ sở
vật chất của Công ty;
s) Tuân thủ các quy định của Hệ thống Quản lý An toàn, Chất lượng, an ninh hàng hải, Bảo vệ
môi trường và Lao động Hàng hải và các Quy chế, Quy định của Công ty.
t) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu và phân công của Tổng giám đốc;
Trưởng phòng Hành chính chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc Công ty thực hiện chức
năng, nhiệm vụ và quyền hạn của phòng Hành chính. Để hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ và
quyền hạn của phòng, Trưởng phòng Hành chính có thể phân công, giao những công việc cụ thể
cho các cán bộ, nhân viên dưới quyền trong phòng phù hợp với năng lực chuyên môn của từng
người nhưng vẫn phải kiểm tra giám sát và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về mọi trách
nhiệm được phân công cho phòng mình phụ trách.

16


1.7. Một số hình ảnh tại phòng truyền thống của VOSCO

17



CHƯƠNG 2: Tìm hiểu về công ty kinh doanh cảng TRANSVINA

2.1. Giới thiệu về Cảng Transvina
2.1.1. Thông tin cơ bản
-

Tên giao dịch: CÔNG TY TNHH VẬN TẢI HÀNG CÔNG NGHỆ CAO
Tên giao dịch quốc tế: VIETNAM HI-TECH TRANSPORTATION COMPANY LTD.
Tên viết tắt: TRANSVINA
Trụ sở chính: 280 đường Ngô Quyền, phường Vạn Mỹ, quận Ngô Quyền, thành phố Hải

-

Phòng, Việt Nam
Tel: 84-31-3741270-71-62
Fax: 84-31-3741272
Email:
Ngày thành lập: 26/06/1997
Mặt hàng chính Cảng phục vụ: Container

2.1.2. Lịch sử hình thành Cảng Transvina
Nếu như trước kia, các công ty vận hành cảng biển chỉ chú trọng phát triển hoạt động dịch
vụ tại cảng biển và các dịch vụ handling liên quan tại chỗ, thì giờ đây, chúng ta có thể dễ dàng
nhận thấy một sự mở rộng dịch vụ của các cảng sang những hoạt động liên quan trong logistics
nội địa, hải quan và kho bãi. Một đơn cử đó là công ty Transvina.
Được thành lập trên liên doanh giữa 6 tập đoàn lớn trong ngành vận tải biển và logistics,
đó là VINALINES, MARINA, MACS HCMC của Việt Nam và ITOCHU, LOGITEM, iLOGISTICS của Nhật Bản, hoạt động chính của TRANSVINA là vận hành cảng TRANSVINA
Port tại Hải Phòng với tất cả các dịch vụ cảng đa dạng như xử lý hàng hoá, xếp dỡ, LO-LO, đóng
hàng/ xả hàng container, v.v. Bên cạnh đó, cảng TRANSVINA phục vụ kho bãi với kho CFS hơn

1.200 m2 và bãi container CY diện tích 40.000 m2 trong đó 10.000 m2 dành cho container rỗng.
Cảng Transvina được xây dựng năm 1978, với mục đích trở thành Cảng chuyên dụng cho
tàu khách để vận tải hành khách tuyến Bắc Nam. Lúc bấy giờ, Công ty vận tải biển III, hiện nay
là công ty cổ phần vận tải biển Vinaship là đơn vị chịu trách nhiệm quản lý và khai thác Cảng.
Năm 1986, xét thấy việc khai thác tuyến này bằng tàu khách không đạt được hiệu quả kinh
tế như ý muốn ban đầu, Công ty vận tải biển III đã quyết định dừng việc khai thác. Cảng
Transvina trở về với vị trí là một cảng phục vụ tàu chở hàng hoá thông thường.
Sau đó đến năm 1998, Tổng công ty hàng hải Việt Nam đã thay mặt cho Vinaship đứng tên
đại điện cho phía Việt Nam liên doanh với đối tác Nhật Bản để xây dựng, cải tạo và mở rộng
Cảng nhằm mục đích đưa Cảng trở thành Cảng khai thác tàu container vận tải hàng nội địa theo
18


tuyến ven biến và tàu hàng RORO, với thiết kế cầu tàu dài 120m, cho phép tiếp nhận tàu có
trọng tải 12000 DWT, cùng với năng lực thiết kế là 650 TEU hàng hoá xếp trên bãi.
Bắt đầu từ năm 2000, Cảng chính thức đi vào hoạt động với chức năng mới. Theo như
nhận định ban đầu, tiềm năng kinh tế mà Cảng mang lại là rất triển vọng vì lúc bấy giờ chỉ có
Cảng Transvina và Cảng Chùa Vẽ là hai Cảng khai thác tàu container ở khu vực Hải Phòng.
Không có sự cạnh tranh về thị phần thời điểm đó là nguyên nhân chính yếu giúp cho khối lượng
hàng hoá thông qua Cảng rất lớn, đối thủ cạnh tranh cũng không đáng kể.
Nhưng kể từ năm 2015, nhiều cảng trẻ khu vực Đình Vũ được mở ra cũng với vai trò
chuyên dụng nhằm phục vụ cho tàu container. Những cảng mới này có thiết bị hiện đại hơn,
luồng vào Cảng sâu hơn… nên những tàu lớn không còn lựa chọn Cảng Transvina để xếp dỡ
hàng hoá nữa.
Vì vậy, hiện nay, cùng với thị phần và sản lượng hàng hoá thông qua Cảng giảm, tàu qua
cảng làm hàng hầu hết là tàu nội địa chạy tuyến Bắc – Nam và sà lan vận chuyển container từ
Cảng Cái Lân – Quảng Ninh về Hải Phòng.
2.1.3. Một số hình ảnh tại cảng Transvina

2.2. Dịch vụ Cảng cung cấp

Hoạt động kinh doanh chính của Cảng Transvina là xếp dỡ hàng hoá. Bên cạnh đó, Cảng còn
cung cấp thêm một số dịch vụ khác, đáp ứng nhu cầu của khách hàng – Hãng tàu và người gửi
hàng, đến Cảng. Cụ thể bao gồm các dịch vụ:
-

Vận tải container từ Kho đến Kho
Xếp dỡ hàng hoá
Vận tải hàng Ro-Ro, hàng container bằng đường biển nội địa Bắc-Nam.
Kinh doanh, khai thác cầu cảng.
19


-

Giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu: đường biển, đường hàng không, đường bộ.
Dịch vụ lưu container thường, cont lạnh, cont rỗng tại kho bãi Cảng.
Rút hàng cho khách theo yêu cầu tại kho CFS
Cung cấp các dịch vụ khác liên quan.

2.3. Cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng Cảng Transvina
2.3.1 Cơ sở hạ tầng Cảng Transvina
2.3.1.1 Vị trí địa lý

Cảng Transvina nằm bên bờ sông Cấm, Công ty Cảng đặt tại vị trí giao thoa giữa các khu
Công nghiệp, kho hàng của các công ty Vận tải và khu dân cư nên khá thuận tiện cho xe
container của chủ hàng đem hàng tới Cảng cũng như là xe container của Cảng chở cont về kho
cho chủ hàng rút hàng hay đóng hàng.
Với vị trí này, Cảng Transvina có một số thuận lợi và hạn chế như sau:
-


Thuận lợi:

Nằm trên bờ sông Cấm, cửa sông nối liền ra cửa biển và là một trong những cảng chuyên
dụng xếp dỡ tàu Container, Cảng có thể tiếp nhận đồng thời các tàu container hiện đại với sức
chở lớn và những tàu nhỏ hay sà lan chạy ven biển tuyến Bắc – Nam.
Điều này giúp đảm bảo Cảng luôn có tàu để tiếp nhận làm hàng.
-

Hạn chế:

Hiện nay có nhiều Cảng nằm phía Đình vũ cũng chuyên dụng cho tàu container đã được
mở ra, những Cảng này giúp cho các Hãng tàu tiết kiệm thời gian hơn vì ở gần phía cửa sông
thông ra biển.
Chưa kể đến, những tàu có trọng tải lớn vì mớn nước lớn nên cũng sẽ không lựa chọn
Cảng Transvina được mà sẽ phải vào các Cảng trẻ nước sâu hơn mới mở từ năm 2015 tới nay.
Chính điều này đã làm nên khó khăn trong hoạt động kinh doanh của Cảng, lượng hàng
thông qua của Cảng đang giảm dần trong những năm gần đây.
20


2.3.1.2 Thông số thiết kế Cảng Transvina
Cảng Transvina có kết cấu hạ tầng bao gồm một cầu Cảng, kho CFS (Container Freight
Station) và bãi chứa Container với sức chứa lên tới 650 TEUs ngay phía trước cầu Cảng, thuận
tiện cho việc xếp dỡ container với tàu.
Chiều dài cầu:
Độ sâu trước bến:

169m
7,8m ∼ 8.6m


Khả năng tiếp nhận: Tàu 10.000 đến 12.000 DWT
Chế độ thủy triều:

Nhật triều

Độ cao thủy triều:

3m

Kho CFS (Container Freight Station): 1.200 m2
Bãi container diện tích 40.000 m2 trong đó 10.000 m2 dành cho container rỗng.

21


2.3.1.3 Sơ đồ kết cấu hạ tầng Cảng

2.3.2 Cơ sở vật chất Cảng Transvina
Cảng được trang bị đầy đủ các trang thiết bị để đưa đón tàu cập Cảng, làm hàng trước cầu
bến và lưu trữ, sắp xếp container trên bãi Cảng.
_Tàu lai:
Tàu 1600 HP: 1 chiếc
Tàu 800 HP: 1 chiếc
_Phương tiện bốc xếp:
Cẩu bờ di động 100T:

1 chiếc

Cẩu bờ cố định 42T:


1 chiếc

Xe nâng container rỗng:

1 chiếc

Xe nâng (forklift 3-10T):

06 chiếc

Đội xe vận tải container:

20 chiếc

Xe nâng container (super stacker) 42T: 4 chiếc

22


Ngoài ra, trên bãi Cảng còn được trang bị nhiều máy phát điện phục vụ cho việc lưu các
cont lạnh trên bãi.

23


2.4. Cơ cấu tổ chức

Cảng Transvina có cơ cấu gồm Ban giám đốc 11 người làm việc tại văn phòng Hà Nội,
toàn bộ biên chế còn lại của Cảng gồm: 110 cán bộ nhân viên. Trong đó, Cảng có 83 cán bộ nhân
viên, ngoài ra còn có một bộ phận công nhân viên nữa là theo hợp đồng công việc, như nhân

viên giao nhận 12 người, công nhân xếp dỡ khoảng hơn 20 người.
Cụ thể các phòng ban, chức năng nhiệm vụ như sau:
2.4.1 Ban Giám đốc
Ban Giám đốc của Cảng Transvina gồm 11 thành viên, làm việc tại văn phòng Hà Nội. Ban
Giám đốc thực hiện việc quản lý, điều hành chung và đưa ra kế hoạch hoạt động lâu dài cho
Cảng. Hiện nay, trong Ban Giám đốc đồng thời có lãnh đạo là người Việt và người Nhật Bản
(người của tập đoàn Itochu)


2.4.2 Giám đốc Cảng
Giám đốc Cảng là người đại diện cho Ban giám đốc, truyền đạt và tổ chức thực hiện mọi
chỉ đạo, quyết định của Ban giám đốc đối với từng hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của
Cảng. Giám sát, kiểm tra, đôn đốc hoạt động của các Phòng ban trong Cảng, đưa ra những chỉ
đạo kịp thời, giải quyết các tình huống tranh chấp phát sinh và đại diện pháp nhân cho Cảng để
kí kết các hợp đồng cung ứng dịch vụ với khách hàng.
Ngoài ra, Giám đốc Cảng còn làm cầu nối, truyền đạt nguyện vọng, ý kiến đóng góp của
cán bộ nhân viên Cảng với Ban giám đốc để có được những kế hoạch, hướng đi trong tương lai
giúp Cảng phát triển hơn, tạo điều kiện làm việc thuận lợi hơn cho Cán bộ công nhân viên.
Hiện nay, Giám đốc Cảng là Ông Hoàng Văn Dương
2.4.3 Phòng Khai thác
Phòng Khai thác là Bộ phận quan trọng nhất tại Cảng transvina. Phòng này có nhiệm vụ
lên kế hoạch mọi hoạt động của Cảng và là đầu mối thông tin giữa Cảng với hãng tàu.
Chức năng nhiệm vụ của Phòng cụ thể như sau:
Trước khi tàu cập cầu:
- Nhận kế hoạch tàu vào cảng của hãng tàu:
o Tên tàu, Số chuyến, Thời gian dự kiến làm hàng nhập/xuất.
o Số lượng hàng nhập và hàng xuất tạm thời. loại hàng đặc biệt (nếu có), hàng hạ bãi, hàng
để lại tàu, hàng shipside, các thông tin liên quan đến hàng hoá...
o Nếu là tàu mới, lần đầu tiên vào cảng thì yêu cầu hãng tàu gửi thông số tàu để cập nhật vào
phần mềm (vẽ sơ đồ tàu, cập nhật dữ liệu...của tàu đó).

- Làm kế hoạch tàu gửi đến các đơn vị liên quan: Đảm bảo làm tàu đúng tiến độ, đúng yêu cầu,
an toàn, đầy đủ...
o Cảng vụ: Gửi kế hoạch tàu để xác nhận cảng đã sẵn sàng cầu bến, phương tiện đón tàu vào
làm hàng.
o Tàu lai: Trong trường hợp Transvina có hợp đồng với công ty tàu lai phục vụ làm tàu lớn
thì Bộ phận Khai Thác phải báo tàu lai phân công, hỗ trợ tàu cập cầu và rời cầu.
o Chỉ đạo công nhân, giao nhận xếp dỡ: Lưu ý liên lạc giờ tàu sát sao, thông báo kịp thời để
bố trí lực lượng công nhân, giao nhận cho phù hợp.
o Tổ lái cẩu, lái xe trucking: Thông báo lượng hàng nhập xuất sơ bộ để bố trí công việc và
lượng xe kịp thời.
o Phòng Kỹ thuật: Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của các phương tiện phục vụ làm tàu ( cần
cẩu, xe nâng, xe trucking, dụng cụ làm hàng, hệ thống điện, các tủ điện...) đảm bảo thông
suốt.
o Thông báo cho phòng Thương Vụ để nhập dữ liệu hàng hoá kịp thời, phục vụ khách hàng.
o Thông báo cho Tổ Bảo vệ thời gian dự kiến tàu làm hàng tại cảng.
o Phòng Khai thác bàn giao công việc cụ thể giữa các ca trực.
- Nhận list hàng nhập.
o Nhận mọi thông tin về hàng nhập phải dỡ hoặc để lại tàu. Sơ đồ hàng trên tàu, tổng số, loại
hàng, tình trạng hàng hoá...
o Đổ hàng nhập vào hệ thống phần mềm OM của công ty.


×