Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.21 MB, 49 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chuyên đề báo cáo thực tập này trước hết em xin gửi đến quý thầy, cô giáo
trong Bộ môn Địa tin học, khoa Kỹ thuật Xây dựng, trường Đại học Bách Khoa TPHCM, vì
đã tạo cơ hội cho em được đi thực tập tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh Đạo sở Tài Nguyên Môi Trường, phòng Đo Đạc
Bản Đồ và Viễn Thám, anh Trần Ngọc Huy_Phó trưởng phòng Đo Đạc và Bản Đồ đã tạo
điều kiện thuận lợi, hướng dẫn và giúp đỡ tận tình cho em trong suốt quá trình thực tập.
Cuối cùng em xin cảm ơn công ty TNHH Khảo Sát và Phát Triển Công Nghệ Địa Việt đã
giúp đỡ, cung cấp những số liệu thực tế cũng như cho em được đi trải nghiệm thực địa, để
em hoàn thành tốt chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.
Qua công việc thực tập này em nhận ra và học hỏi nhiều kinh nghiệm từ những anh chị
trong công ty và giúp ích cho công việc sau này của em.
Vì kiến thức bản thân còn hạn chế, trong quá trình thực tập em không tránh khỏi những
sai sót, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp từ thầy, cũng như quý công ty.

1


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

MỤC LỤC
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ QUAN THỰC TẬP.......................................................................................3
1.1.

GIỚI THIỆU CƠ QUAN..........................................................................................................................3

1.2.

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN..........................................................................................3



1.3.

CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH QUẢNG NGÃI................4

1.3.1.

Sơ đồ tổ chức.........................................................................................................................................4

1.3.2.

Ban lãnh đạo sở.....................................................................................................................................5

1.3.3.

Các phòng chuyên môn.........................................................................................................................5

Chương 2: QUÁ TRÌNH THỰC TẬP..................................................................................................................7
CÔNG TRÌNH 1:...................................................................................................................................................7
THIẾT KẾ LƯỚI ĐO VẼ ĐỊA CHÍNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP GPS, PHỤC VỤ THÀNH LẬP BẢN
ĐỒ ĐỊA CHÍNH...................................................................................................................................................7
CÔNG TRÌNH 2:.................................................................................................................................................39
VẼ BÌNH ĐỒ KHU ĐẤT TẠI XÃ NGHĨA LÂM HUYỆN TƯ NGHĨA, TỈNH QUẢNG NGÃI...........39
CÁC CÔNG TRÌNH KHÁC...............................................................................................................................42
Chương 3: NHẬN XÉT VÀ ĐÚC KẾT KINH NGHIỆM.................................................................................45
Chương 4: PHỤ LỤC..........................................................................................................................................46
4.1. TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................................46
4.2. DANH MỤC BẢNG BIỂU........................................................................................................................46
4.3.DANH MỤC HÌNH VẼ................................................................................................................................46


2


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ QUAN THỰC TẬP
1.1.

GIỚI THIỆU CƠ QUAN

Cơ quan thực tập: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ngãi
Phòng ban thực tập: Phòng Đo đạc, Bản đồ và Viễn thám
Chuyên ngành: Trắc Địa - Địa Chính.
Địa chỉ: 163 đường Hùng Vương, phường Trần Phú, TP Quảng Ngãi.
1.2.

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Sở Địa chính Quảng Ngãi (nay là Sở Tài nguyên và Môi trường) được thành lập theo
Quyết định của UBND tỉnh Quảng Ngãi với tổ chức bộ máy gồm 5 phòng quản lý Nhà nước
và 2 trung tâm sự nghiệp trực thuộc. Ban đầu mới thành lập, Sở gặp nhiều khó khăn thiếu
thốn từ con người đến kinh phí hoạt động. Nhưng được sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của
Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Tổng cục Địa chính, sự ủng hộ giúp đỡ của các Sở, ban ngành trong
tỉnh, sự đoàn kết nhất trí cao trong Đảng ủy, Ban giám đốc sở và các tổ chức quần chúng, sự
nỗ lực cố gắng khắc phục khó khăn phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ của mỗi CB-CC, những
khó khăn bước đầu đã được khắc phục, những thuận lợi đã được phát huy. Đó là nhân tố cơ
bản, những động lực chủ yếu trong qúa trình xây dựng và trưởng thành của Ngành Địa
chính Quảng Ngãi nói chung, của Sở Địa chính nói riêng.
Với những thành tích đạt được từ năm 1997 đến nay, CBCC ngành Địa chính Quảng Ngãi
đã được Chính phủ tặng cờ thi đua xuất sắc năm 2002, Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen

năm 2000, Tổng cục Địa chính tặng cờ thi đua xuất sắc các năm 1997, 1998, 1999, và 2001
có 82 lượt tập thể cá nhân được UBND tỉnh, Tổng cục Địa chính tặng bằng khen về thành
tích hoàn thành suất xắc nhiệm vụ. Đặc biệt 01 cá nhân được Chủ tịch nước tặng huân
chương lao động hạng 3.
Đạt được những thành tích trên là do Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng đổi mới
chính sách, pháp luật về đất đai, đưa công tác quản lý nhà nước về đất đai nói riêng, quản lý
3


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Nhà nước về tài nguyên môi trường nói chung đi vào kỷ cương nề nếp. Thực hiện chủ
trương của Đảng, ngày 02/4/2002 của Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
45/2003/QĐ-TTg về việc thành lập Sở Tài nguyên và Môi trường ở các Địa phương.
Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ngãi được thành lập theo Quyết định của UBND
tỉnh Quảng Ngãi thực hiện chức năng quản lý nhà nước về Tài nguyên và Môi trường trên
địa bàn tỉnh.
1.3.

CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH QUẢNG

NGÃI
1.3.1. Sơ đồ tổ chức

Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Quảng Ngãi

4


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP


1.3.2. Ban lãnh đạo sở

Hình 1.2: Ban lãnh đạo sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Quảng Ngãi
1.3.3. Các phòng chuyên môn
 Văn Phòng
 Phó Chánh Văn phòng (cán bộ đầu mối KSTTHC):
+ Đinh Trong Thành
+ Nguyễn Đức Thành








Chuyên viên: Nguyễn Thị Hương Liêu
Văn thư: Phạm Thị Thuý Vân
Phụ trách kế toán: Ngô Đức Phúc
Phòng kế hoạch – Tài chính
Thanh tra Sở
Chánh Thanh tra: Đỗ Sáu
Phó Chánh Thanh tra: Võ Tấn Năm

 Phòng Quản lí Đất đai
 Trưởng phòng: Đỗ Sa Trường
 Phó trưởng phòng:
5



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP








+ Nguyễn Hoàng Trà Giang
+ Trương Đính Tửu
Phòng Khoáng Sản
Trưởng phòng: Phan Mùa
Phó trưởng phòng: Đoàn Hùng Chương
Phòng Đo Đạc, Bản Đồ và Viễn Thám
Trưởng phòng: Lê Văn Thích
Phó trưởng phòng: Trần Ngọc Huy

6


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Chương 2: QUÁ TRÌNH THỰC TẬP

CÔNG TRÌNH 1:

THIẾT KẾ LƯỚI ĐO VẼ ĐỊA CHÍNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP GPS, PHỤC
VỤ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH

Khu vực thiết kế: Xã Nghĩa Trung, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi

7


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU, NHIỆM VỤ
1.1. Mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ
1.1.1. Mục đích
Thiết kế lưới khống chế địa chính bằng công nghệ GNSS nhằm phục vụ công tác đo đạc
bản đồ địa chính bằng phương pháp đo vẽ trực tiếp, cung cấp tài liệu bản đồ địa chính và
phục vụ công tác quản lý đất đai và xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính.
1.1.2. Yêu cầu
Thiết kế lưới khống chế phải thiết kế theo nguyên tắc từ tổng thể đến cục bộ từ độ chính
xác cao đến độ chính xác thấp.
Hệ thống lưới phải bảo đảm gồm nhiều cấp bậc cần đảm bảo độ chính xác, vừa đảm bảo
tính kinh tế lựa chọn thiết kế công nghệ hiện đại nhất để xây dựng lưới khống chế.
*Nhiệm vụ
- Thu thập tư liệu, số liệu.
- Xây dựng cơ sở toán học
- Thiết kế lưới địa chính.
- Lập dự toán.
- Lập phương án thi công và tổ chức thi công
*Văn bản pháp lý, tài liệu
- Thông tư 25/2014/TT-BTNMT
- Thông tư 14/2017/TT-BTNMT
- Thông tư 63/2015/TT-BTNMT
- Thông tư liên tịch 04/2007/TTCT-BTNMT
- Nghị định 205/2004/NĐ-CP


8


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

2. TỔNG QUAN
2.1. Vị trí địa lý
Nghĩa Trung là một xã thuộc huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam.
Xã Nghĩa Trung có diện tích 12,81 km², dân số năm 1999 là 12875 người, mật độ dân số
đạt 1005 người/km².
Hướng Bắc: Giáp TP. Quảng Ngãi
Hướng Nam: Xã Hành Trung, xã Nghĩa Phương
Hướng Đông: Xã Nghĩa Thương, thị trấn La Hà
Hướng Tây: Phường Phú Định, thị trấn Chợ Chùa
2.2. Điều kiện tự nhiên
2.2.1. Giao thông
Phía Đông xã Nghĩa Trung giáp với quốc lộ 1A, là tuyến giao thông huyết mạch của cả
nước. Có tuyến đường cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi chạy xuyên qua địa bàn. Ngoài ra còn
có nhiều tuyến đường cấp xã phủ khắp.
2.2.2. Thuỷ hệ
Phía Bắc có Sông Phước Giang chảy qua, chảy theo hương Tây Bắc- Đông Nam.
2.2.3. Thực phủ
Các nhóm đất chính là đất phù sa, đất giây, đất xám, …Trong đó, nhóm đất xám có vị trí
quan trọng với hơn 74,65% diện tích đất tự nhiên. và nhóm đất phù sa thuộc hạ lưu các sông
chiếm 19,3% diện tích đất tự nhiên. Vì vậy ở đây nhân dân chủ yếu trồng lúa, rau, và một
số loại hoa màu khác.
2.2.4. Khí hậu, thuỷ văn

9



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Khí hậu ở xã Nghĩa Trung cũng giống như khí hậu của tỉnh Quảng Ngãi, có khí hậu nhiệt
đới và gió mùa, nên nhiệt độ cao và ít biến động. Chế độ ánh sáng, mưa ẩm phong phú,
nhiệt độ trung bình 25-26,9 °C. Khí hậu nơi đây phân hóa thành 2 mùa rõ rệt, gồm có mùa
mưa và mùa nắng.
2.2.5. Dân cư
Xã Nghĩa Trung có diện tích 12,81 km², dân số năm 1999 là 12875 người, mật độ dân số
đạt 1005 người/km².
2.2.6. Kinh tế
Nghĩa Trung là một xã nông nghiệp của Huyện Tư Nghĩa. Nhân dân ở đây chủ yêu trồng
lúa nước, hoa màu và chăn nuôi gia súc giá cầm, buôn bán nhỏ…
3. CƠ SỞ TOÁN HỌC
3.1.Hệ toạ độ
Quy định chung về lưới tọa độ quốc gia
Lưới tọa độ quốc gia là lưới khống chế tọa độ cơ bản, thống nhất trong toàn quốc phục vụ
cho các nghiên cứu khoa học, đo vẽ bản đồ địa hình, bản đồ địa chính, thành lập cơ sở dữ
liệu địa lý và các loại bản đồ chuyên đề khác.
Lưới tọa độ quốc gia bao gồm: Lưới tọa độ cấp 0, lưới tọa độ hạng I, lưới tọa độ hạng II
và lưới tọa độ hạng III khác nhau về độ chính xác, mật độ phân bố điểm, mục đích sử dụng,
phương pháp xây dựng và trình tự phát triển của lưới. Lưới tọa độ hạng I là mạng lưới hiện
đang tồn tại nhƣng không xây dựng lại do vậy trong phạm vi của quy chuẩn này chỉ đƣa ra
các quy định kỹ thuật cụ thể cho lưới tọa độ cấp 0, hạng II và hạng III.
Lưới tọa độ quốc gia được xây dựng chủ yếu bằng công nghệ GNSS.
Lưới tọa độ quốc gia được tính toán trong Hệ quy chiếu và Hệ tọa độ VN-2000, có điểm
gốc là N00. Độ cao của các điểm trong lưới tọa độ quốc gia được tính theo hệ độ cao quốc
gia. Riêng lưới tọa độ cấp 0 được tính toán trong hai hệ tọa độ: VN-2000 và ITRF.


10


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Giá trị tọa độ của các điểm trong lưới tọa độ quốc gia được biểu thị trên mặt phẳng theo
lưới chiếu UTM múi 60 kinh tuyến trục là 1050 kinh đông (đối với múi thứ 48), múi 60
kinh tuyến trục là 1110 kinh đông (đối với múi thứ 49) và múi 60, kinh tuyến trục là 1170
kinh đông (đối với múi thứ 50), tỷ lệ biến dạng chiều dài trên kinh tuyến trục trong cả ba
trường hợp là 0.9996.
(Trích từ QCVN 06: 2009/BTNMT)
3.2.Hệ đô cao
Quy định kỹ thuật chung về Lưới độ cao quốc gia
Lưới độ cao quốc gia là lưới khống chế về độ cao thống nhất trong toàn quốc, được đo
theo phương pháp đo cao hình học, là cơ sở để xác định độ cao phục vụ cho nhu cầu phát
triển kinh tế xã hội, quốc phòng và nghiên cứu khoa học ở Việt Nam.
Lưới độ cao quốc gia được xây dựng theo trình tự từ hạng I, II đến III, IV.
Lưới độ cao hạng I, II quốc gia là cơ sở để phát triển và khống chế các lưới độ cao hạng
III, IV. Lưới độ cao hạng III, IV trực tiếp phục vụ cho các mục đích khác nhau.
Lưới độ cao quốc gia lấy mực nước biển trung bình quan trắc nhiều năm tại trạm nghiệm
triều Hòn Dấu (Đồ Sơn, Hải Phòng) làm mực chuẩn “0” về độ cao. Độ cao trong lưới độ cao
quốc gia được tính theo hệ thống độ cao chuẩn.
Lưới độ cao hạng I gồm những đường hạng I nối với nhau. Lưới độ cao hạng II gồm
những đường hạng II nối với nhau hoặc đường hạng I và II nối với nhau tạo thành các vòng
khép.Các đường độ cao hạng I, II được bố trí dọc theo đường giao thông chính, ở những
vùng đi lại khó khăn thì bố trí dọc theo đường đất ổn định hoặc dọc theo bờ sông lớn.
Chu kỳ đo lặp lại tất cả các đường độ cao hạng I, II từ 20 đến 25 năm; trong trường hợp
do hoạt động kiến tạo địa chất ảnh hưởng trực tiếp đến mạng lưới độ cao Quốc gia thì có thể
rút ngắn thời gian của chu kỳ đo lặp.
Lưới độ cao hạng III, IV được phát triển từ các mốc hạng I, II và được thiết kế thành các

đường đơn, hoặc thành đường vòng khép kín.Trường hợp địa hình thật khó khăn đường độ
cao hạng III, IV được thiết kế thành đường treo (không khép với hạng cao).
11


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Chiều dài đường đo độ cao các hạng (tính theo km) không được dài hơn quy định nêu ở
bảng 1.

12


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Bảng 2.1: Chiều dài tối đa đường độ cao theo cấp hạng
Cấp hạng

Vùng
Đồng bằng

Trung du, núi

Đường

II

III

IV


Giữa điểm tựa với điểm tựa

270

65-70

16-20

Giữa điểm tựa với điểm nút

150

40-45

9-15

Giữa điểm nút với điểm nút

111

25-30

6-10

II
50
0

III


IV

200

100

150

75

100

50

Đường độ cao hạng I được xây dựng với độ chính xác cao nhất bằng thiết bị và công
nghệ tốt nhất tại thời điểm đó. Đường độ cao hạng I được đo đi, đo về bằng hai hàng mia
(đối với máy thủy chuẩn điện tử đo 1 hàng mia) và đảm bảo sai số trung phương ngẫu nhiên
của chênh cao trung bình đo đi đo về trên 1 km không được vượt quá 0,50 mm (đối với máy
thủy chuẩn điện tử là 0,40 mm), sai số trung phương hệ thống không được vượt quá 0,05
mm.
Đường độ cao hạng II được đo đi đo về bằng một hàng mia và đảm bảo sai số trung
phương ngẫu nhiên của chênh cao đo đi đo về trên 1 km không được vượt quá 1,00 mm, sai
số trung phương hệ thống không được vượt quá 0,15 mm.
Đường độ cao hạng III được đo đi, đo về bằng một hàng mia. Đường độ cao hạng IV chỉ
đo một chiều bằng một hàng mia. Đối với đường hạng IV treo, cần phải đo ngắm theo một
trong các phương pháp dưới đây:
Đo đi và đo về.
Đo theo một chiều bằng hai hàng mia.
Sai số khép đường hoặc khép vòng của mỗi cấp hạng không được lớn hơn quy định tại

bảng 2 dưới đây (đơn vị tính là mm).

13


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Bảng 2.2: Quy định giới hạn sai số khép đường, khép vòng độ cao theo cấp hạng
Cấp hạng

Vùng

Địa hình bằng phẳng (Trung
bình dưới 15 trạm/1km)

Địa hình dốc núi (Trung

Ghi chú

I

II

III

IV

±2L

±4L


± 10 L

± 20 L

±3L

±5L

± 12 L

± 25 L

km

bình trên 15 trạm/1 km)

Khi tính chênh cao đo được giữa các mốc độ cao hạng I, II và hạng III
Vùng núi, vùng mỏ phải đưa các số hiệu chỉnh chiều dài mia, hiệu chỉnh nhiệt vào kết
quả đo và tính chuyển về hệ độ cao chuẩn.
Khi tính chuyển về hệ độ cao chuẩn thì số cải chính δch phải cộng vào chênh cao đo
được trước khi tính sai số khép. Trường hợp chưa đủ số liệu trọng lực để tính chuyển về hệ
độ cao chuẩn thì chênh cao đo được phải hiệu chỉnh về hệ độ cao gần đúng (δch)gđ.
Khi đo chuyền độ cao tuỳ theo yêu cầu về độ chính xác của điểm chuyền độ cao để quyết
định cấp hạng đo ngắm. Trường hợp địa hình không cho phép được đo rẽ nhánh. Đo độ cao
rẽ nhánh phải bắt đầu từ điểm có cấp hạng cao hơn. Chiều dài đường nhánh không vượt quá
50 km.
Trên đường độ cao các hạng phải chôn mốc hoặc gắn dấu mốc lâu dài để lưu giữ lại độ
cao. Phân biệt hai loại mốc độ cao: mốc cơ bản (mốc gắn 2 dấu mốc) và mốc thường (mốc
gắn 1 dấu mốc). Khoảng cách giữa hai mốc gọi là đoạn, một số đoạn tạo thành chặng.

14


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Mốc độ cao lâu dài gồm 2 loại:
a)Loại “mốc cơ bản” có loại chôn chìm và loại gắn vào vỉa đá ngầm. Cách mốc cơ bản
khoảng 50 - 150 m phải chôn một mốc thường .
b)Loại “mốc thường” có loại chôn chìm, loại gắn gắn vào vỉa đá ngầm, và loại gắn vào
chân tường nhà cao tầng, móng cầu hoặc các vật kiến trúc kiên cố khác.
Mốc cơ bản được chôn cách nhau khoảng 50 - 60 km trên đường hạng I, II và tại các
điểm nút, gần các trạm nghiệm triều, các trạm thủy văn của sông và hồ lớn, các công trình
xây dựng lớn.
Trên đường độ cao các hạng (kể cả đường nhánh) mốc thường được chôn cách nhau 3 - 5
km ở đồng bằng, cách nhau 4 - 6 km ở vùng núi. Ở vùng khó khăn khoảng cách giữa hai
mốc được kéo dài đến 8 km. Ở thành phố hoặc nơi xây dựng công trình lớn cũng có thể rút
ngắn khoảng cách trên cho thích hợp.
Tên đường độ cao gồm tên cấp hạng (viết bằng số La Mã) tiếp đến là tên địa danh nơi đặt
mốc đầu và mốc cuối của đường độ cao thứ tự ưu tiên theo địa danh hành chính và không
trùng với tên đường đã có.
Tên điểm độ cao gồm 3 phần: Tên cấp hạng viết bằng chữ số La Mã, tiếp đến tên đường
viết tắt bằng chữ in hoa trong dấu ngoặc đơn và cuối cùng là tên thứ tự điểm viết bằng chữ
số Ả Rập.
Mốc độ cao các hạng phải lập ghi chú điểm theo quy định tại Phụ lục 4 QCVN 11:
2008/BTNMT
Máy, mia dùng để đo chênh cao và thước Giơ-ne-vơ phải được kiểm nghiệm khi đạt yêu
cầu kỹ thuật với cấp hạng đo mới được đưa vào sản xuất, kết quả kiểm nghiệm phải ghi vào
lý lịch máy, giấy chứng chỉ của thước và mia.
(Trích từ QCVN 11: 2008/BTNMT)


15


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

3.3. Chỉ tiêu kỹ thuật của lưới đo vẽ
Lưới khống chế đo vẽ được lập nhằm tăng dày thêm các điểm tọa độ để đảm bảo cho việc
lập bản đồ địa chính bằng phương pháp đo vẽ trực tiếp tại thực địa hoặc tăng dày điểm
khống chế ảnh để đo vẽ bổ sung ngoài thực địa khi lập bản đồ địa chính bằng phương pháp
ảnh hàng không kết hợp đo vẽ trực tiếp ngoài thực địa.
Lưới khống chế đo vẽ bao gồm: lưới khống chế đo vẽ cấp 1 và cấp 2 đo vẽ bằng máy
toàn đạc điện tử, kinh vĩ điện tử và lưới khống chế đo vẽ đo bằng công nghệ GNSS đo tĩnh,
đo tĩnh nhanh hoặc đo động.
Lưới khống chế đo vẽ cấp 1 được phát triển dựa trên tối thiểu 2 điểm, tọa độ có độ chính
xác tương đương điểm địa chính trở lên. Lưới khống chế đo vẽ cấp 2 được phát triển dựa
trên tối thiểu 2 điểm tọa độ có độ chính xác tương đương điểm khống chế đo vẽ cấp 1 trở
lên. Lưới khống chế đo vẽ đo bằng công nghệ GNSS được phát triển dựa trên tối thiểu 3
điểm tọa độ có độ chính xác tương đương điểm địa chính trở lên.
Để đo vẽ bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200 chỉ được lập lưới khống chế đo vẽ 1 cấp (cấp 1)
hoặc lưới khống chế đo vẽ đo bằng công nghệ GNSS đo tĩnh (nếu diều kiện cho phép).
Trong trường hợp đặc biệt cho phép lưới khống chế đo vẽ cấp 1 treo không quá 4 điểm
nhưng phải đo đi và đo về ở 2 vị trí bàn độ thuận, nghịch.
Để đo vẽ bản đồ địa chính, tỷ lệ 1:500 được lập lưới khống chế đo vẽ 2 cấp (cấp 1 và cấp
2) hoặc lưới khống chế đo vẽ đo bằng công nghệ GNSS đo tĩnh (nếu điều kiện cho phép).
Trong trường hợp đặc biệt cho phép lập lưới khống chế đo vẽ cấp 2 treo không quá 4 điểm
nhưng phải đo đi và đo về ở 2 vị trí bàn độ thuận, nghịch.
Để đo vẽ bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000, 1:2000, 1:5000, 1:10000 được lập thêm các điểm
trạm đo từ lưới khống chế đo vẽ để đo hết khu vực đo vẽ, nhưng sai số trung phương vị trí
điểm sau bình sai không quá 0,1 mm theo tỷ lệ bản đồ cần lập so với điểm gốc.
Khi lập lưới khống chế đo vẽ bằng phương pháp đường chuyền, căn cứ vào mật độ điểm

khởi tính có thể thiết kế dưới dạng đường chuyền đơn hoặc thành mạng lưới có một hay
nhiều điểm nút tùy thuộc tỷ lệ bản đồ địa chính cần đo vẽ và điều kiện địa hình.

16


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Khi thiết kế lưới khống chế đo vẽ phải quy định các chỉ tiêu kỹ thuật chính của lưới trong
thiết kế kỹ thuật - dự toán hoặc phương án thi công, gồm: chiều dài lớn nhất của đường
chuyền; chiều dài lớn nhất giữa điểm gốc và điểm nút, giữa hai điểm nút; chiều dài lớn nhất,
nhỏ nhất cạnh đường chuyền; số lần đo góc, số lần đo cạnh; sai số khép góc trong của
đường chuyền; sai số trung phương đo góc; sai số khép tương đối giới hạn của đường
chuyền.
Các điểm khống chế đo vẽ tùy theo yêu cầu cụ thể có thể chôn mốc tạm thời hoặc cố
định, lâu dài ở thực địa. Nếu chôn mốc cố định, lâu dài ở thực địa thì quy cách mốc thực
hiện theo quy định tại Phụ lục số 06 kèm theo Thông tư này và phải quy định rõ trong thiết
kế kỹ thuật - dự toán công trình. Nếu chôn mốc tạm thời thì mốc phải đảm bảo để tồn tại
đến khi kết thúc công trình (sau kiểm tra, nghiệm thu bản đồ địa chính).
Cạnh lưới khống chế đo vẽ được đo bằng máy đo dài có trị tuyệt đối sai số trung phương
đo dài lý thuyết theo lý lịch của máy đo không vượt quá 20 mm + D mm (D là chiều dài tính
bằng km); góc ngoặt đường chuyền đo bằng máy đo góc có trị tuyệt đối sai số trung phương
đo góc lý thuyết theo lý lịch của máy đo không quá 10 giây.
Chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản chung của lưới khống chế đo vẽ quy định như sau:
Bảng 2.3: Chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản chung của lưới khống chế đo vẽ

STT

Chỉ tiêu kỹ thuật
Tiêu chí đánh giá chất Iượng lưới khống chế đo

Lưới KC đo Lưới KC đo
vẽ
vẽ cấp 1
vẽ cấp 2

1

Sai số trung phương vị trí điểm sau bình sai so
£ 5 cm
với điểm gốc

£ 7 cm

2

Sai số trung phương tương đối cạnh sau bình sai £ 1/25.000

£ 1/10000

3

Sai số khép tương đối giới hạn

£ 1/5.000

£ 1/10000

Khi lập lưới khống chế đo vẽ bằng công nghệ GNSS thì thời gian đo ngắm đồng thời 4 vệ
tinh trở lên tối thiểu là 15 phút; ngoài ra, tùy tỷ lệ bản đồ địa chính cần đo vẽ, khi thiết kế
lưới trong thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình phải quy định các tiêu chí đánh giá chất

17


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

lượng khác của lưới gồm: số vệ tinh khỏe liên tục tối thiểu; PDOP lớn nhất khi đo; góc mở
lên bầu trời; các chỉ tiêu tính khái lược lưới.
Lưới khống chế đo vẽ được phép bình sai gần đúng. Khi tính toán và trong kết quả cuối
cùng sau bình sai giá trị góc lấy đến chẵn giây; giá trị cạnh, giá trị tọa độ lấy đến cm
(0,01m).
Thành quả đo đạc, tính toán và bình sai khi lập lưới đo vẽ gồm: bảng tọa độ vuông góc
phẳng; sơ đồ lưới.
3.4. Tỉ lệ đo vẽ bản đồ địa chính
Dựa vào thông tin khu vực thiết kế lưới đo vẽ địa chính, ta xác định tỉ lệ đo vẽ bản đồ
địa chính với tỉ lệ 1/2000.
4. THIẾT KẾ VÀ ĐÁNH GIÁ ĐỘ CHÍNH XÁC LƯỚI
4.1 Yêu cầu chung về công tác thiết kế lưới địa chính
Các quy định về phương pháp chọn điểm, đồ hình lưới, phương pháp đo, thiết bị đo, mật
độ điểm, chỉ tiêu kỹ thuật lưới địa chính đo bằng công nghệ GNSS và đo góc cạnh quy cách
mốc, đặt tên điểm.
4.2 Các văn bản pháp lý sử dụng trong công tác thiết kế và đánh giá độ chính xác
Thông tư 25/2014/TT-BTNMT
Thông tư 14/2017/TT-BTNMT
Thông tư 63/2015/TT-BTNMT
Thông tư liên tịch 04/2007/TTCT-BTNMT
Nghị định 205/2004/NĐ-CP
4.3. Thiết kế và đánh giá độ chính xác lưới địa chính bằng phương án đo GNSS
4.3.1 Mật độ điểm
Khu thiết kế có diện tích: 12,81 km2
18



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Mật độ điểm :
Xác định số lượng điểm cho phép.
Đối với tỉ lệ 1/500 – 1/2000: 1 – 1,5 km2/ 1 điểm ĐC trở lên.
Số lượng điểm giới hạn: 9-13 điểm
Số lượng điểm Địa chính : 4
Số lượng điểm thiết kế: 10
Tổng số điểm: 14
Mật độ điểm với số lượng điểm đã thiết kế: 12.81/14=0.915 km2/1điểm
4.3.2. Đồ hình lưới

Hình 2.1: Đồ hình lưới thiết kế
19


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

20


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

4.3.3 Toạ độ thiết kế
Thực hiện trích độ trên Google Earth điểm hạng III.
Thực hiện chuyển đổi tọa độ bằng phần mềm DPSurvey
KẾT QUẢ CHUYỂN ĐỔI TỌA ĐỘ VN2000 (BL) SANG VN2000 (XY)
+ Số điểm tính chuyển : 14

Bảng mẫu toạ độ điểm tính chuyển (kết quả ở file đính kèm)
Hệ tọa độ

VN2000 (BL)

VN2000 (XY)

Kinh tuyến trục

----------

105o 00'

Phép chiếu

----------

UTM 3

Bảng 2.4: Toạ độ điểm thiết kế
Số

Tên

Toạ độ ban đầu

TT

điểm


1

TN108

15 05 42.500000

2

TN117

3

B(o '

")

L(o '

Toạ độ sau khi tính chuyển
")

X (m)

Y (m)

108 47 56.820000

1672881.568

908635.416


15 05 06.740000

108 48 04.050000

1671784.192

908870.756

TN126

15 04 53.580000

108 48 02.390000

1671378.113

908828.098

4

TN127

15 04 39.720000

108 47 59.330000

1670949.756

908743.923


5

DC1

15 04 51.990000

108 47 47.070000

1671321.236

908370.600

6

DC2

15 05 17.860000

108 47 58.510000

1672123.732

908699.094

7

DC3

15 05 24.250000


108 48 16.770000

1672329.943

909241.975

8

DC4

15 05 17.870000

108 48 28.020000

1672139.319

909581.945

9

DC5

15 05 01.130000

108 48 26.330000

1671622.984

909540.313


10

DC6

15 04 58.240000

108 48 19.260000

1671530.333

909330.334

21


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

11

DC7

15 04 49.660000

108 48 24.610000

1671268.909

909494.969


12

DC8

15 04 32.190000

108 48 17.410000

1670727.245

909288.864

13

DC9

15 04 41.940000

108 47 48.570000

1671012.554

908420.820

14

DC10

15 05 26.950000


108 47 56.610000

1672402.646

908637.413

4.3.4 Đánh giá độ chính xác
Tên chương trình: DP Survey
- Tác giả: Nguyễn Kim Lai
- Giới thiệu chương trình:
DPSurvey là phần mềm xử lý số liệu trắc địa – bản đồ, gồm các chức năng như ước tính
lưới, bình sai lưới, xử lý số liệu quan trắc chuyển dịch biến dạng công trình, các bài toán
chuyển đổi tọa độ, tính toán xử lý số liệu đo vẽ chi tiết, các tiện ích thành lập bản đồ, tạo mô
hình số địa hình từ đó tự động vẽ đường đồng mức, vẽ và thiết kế mặt cắt, tính khối lượng
đào đắp….Đây là phần mềm chuyên dụng để tự động hóa công tác xử lý số liệu Trắc Địa –
Bản Đồ trên máy tính.
Chương trình cho phép ước tính hoặc tính bình sai chặt chẽ các mạng lưới.Ta dùng
chương trình: ước tính lưới mặt bằng phụ thuộc. Điểm gốc: là các điểm Địa chính Điểm
mới: là các điểm mới thiết kế để phục vụ thành lập lưới. Phương vị: là tất cả các cạnh trong
lưới. Cạnh đo: là tất cả các cạnh trong lưới.

22


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Kết quả ước tính
1 . Tổng số điểm : 14
2 . Số điểm gốc


:4

3 . Số điểm mới lập : 10
4 . Số góc : 0
5 . Số lượng cạnh đo: 26
6 . Số lượng phương vị đo : 26, ma=0.001"
7 . Sai số đo cạnh : a=3,b=0.1
mD=+/-(a+b.ppm)

23


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Chiều dài cạnh ngắn nhất: DC6-DC5 229.511 (m).
Chiều dài cạnh dài nhất: TN108-DC 819.880 (m).
8. Sai số TP trọng số đơn vị .
mo = 1
9 . Sai số vị trí điểm yếu nhất : (DC8)
mp = 0.0001(m).
10 . Sai số trung phương tương đối chiều dài cạnh yếu : (DC1-*-DC2)
mS/S = 1/ 6591200
11. Sai số trung phương phương vị cạnh yếu : (DC10-*-DC)
ma = 0.01"
12 . Saai số trung phương tương hổ hai điểm yếu : (DC4-*-DC)
M(th) = 0.0001(m).
Ngày 13 tháng 07 năm 2019.
5. KẾ HOẠCH ĐO
5.1. Lập kế hoạch đo GPS
5.1.1. Chọn thời điểm đo thích hợp

Truy cập trang web : để tham khảo chỉ số PDOP
và tần số về tinh bay qua khu đo, qua đó đưa ra thời điểm đo thích hợp.

24


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Hình 2.2: Địa chỉ lấy thông tin để lập ca đo

Biểu đồ vệ tinh bay qua khu đo.

Hình 2.3: Biểu đồ vệ tinh bay qua khu đo
Biểu đồ chỉ số DOP

25


×