Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

TỔNG HỢP ĐỀ THI CHUYÊN HOÁ THOẠI NGỌC HẦU QUA CÁC NĂM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.71 KB, 11 trang )

SỞ GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO
AN GIANG


ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 CHUYÊN
Khoá ngày: 28/06/2009
Môn thi :HOÁ HỌC
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian phát đề).

ĐỀ CHÍNH THỨC
SBD:……… PHÒNG:……..

Câu 1: (3 điểm)
1.
Có 4 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch không màu sau: NaCl, Ba(OH) 2,
NaOH, Na2SO4. Chỉ được dùng quỳ tím, làm thế nào để nhận biết các dung dịch trên bằng
phương pháp hoá học. Viết phương trình phản ứng minh hoạ.
2.
Viết các phương trình phản ứng xảy ra trong chuỗi sau:
A
A

+X, t0
+Y, t0

Fe

+B

D


+E

G

+Z, t0

A
Biết A + HCl → D + G +H2O
3.
Để hấp thụ hoàn toàn 5,6 lít khí CO2 (đktc) thì cần dùng Vml dung dịch NaOH 0,5 M,
thu được hỗn hợp hai muối Na2CO3 và NaHCO3 với tỉ lệ mol 7 : 3. Tính V.
Câu 2: (2 điểm)
Trộn FeO với một kim loại M hoá trị II không đổi theo tỉ lệ mol 1 : 2 được hỗn hợp (Z). Dẫn
luồng khí CO nóng dư đi qua 1,52 hỗn hợp (Z) đến khi phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn (Y).
Hoà tan hết (Y) thì cần 10 gam dung dịch H2SO4 49%, nóng, thu được khí SO2. Xác định kim loại
M.
Câu 3: (3 điểm)
1.
Chất A có công thức: CH2=CH-CH2OH, chất B có công thức H-COOH. Chúng có tính
chất giống rượu và axit. Cho lần lượt Na, dung dịch NaOH, dung dịch brom vào các chất trên. Viết
phương trình phản ứng xảy ra (nếu có).
2.
Từ tinh bột và các chất vô cơ cần thiết khác, hãy viết phương trình phản ứng điều chế
etyl axetat. Ghi rõ điều kiện phản ứng.
3.
Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của hiđrocacbon A, biết rằng khi đốt
cháy A, ta nhận thấy tỉ lệ mol của A so với số mol H2O và CO2 là 1:1:2.
Câu 4: (2 điểm)
1.
Cho dung dịch axit axetic nồng độ a% tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH nồng độ

25%, thu được dung dịch muối có nồng độ 10,79%. Tính a.
2.
Trộn lẫn 12 gam dung dịch axit axetic a% với một axit Z có công thức là
CnH2n+1COOH, được dung dịch X. Để trung hoà X cần dùng 200ml dung dịch KOH 0,3M thu được
7 gam muối kali. Xác định công thức cấu tạo có thể có của Z.
Lưu ý : Thí sinh được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.


SỞ GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO
AN GIANG

ĐỀ CHÍNH THỨC
SBD:……… PHÒNG:……..

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 CHUYÊN
Khoá ngày: 01/07/2010
Môn thi :HOÁ HỌC
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề).

Bài 1: (1,5 điểm)
Hoàn thành sơ đồ chuyển hoá sau, ghi rõ điều kiện phản ứng
1) H2S + O2

A(r) + B
2) A + O2

C↑
3) MnO2 + HCl

D↑ + E + B

4) C ↑ + D ↑ + B →
F + G
5) Ba
+ G

H↓ + I↑
6) D ↑ + I ↑

F↑
Bài 2: (1,5 điểm)
Cho hỗn hợp 2 kim loại Fe và Cu tác dụng vừa đủ với khí clo thu được 59,5 gam hỗn hợp muối. Nếu
hoà tan hoàn toàn lượng kim loại trên cần V (ml) dung dịch HCl 10% (d=1,14g/ml) và thu được 25,4 gam
muối.
a) Tính % khối lượng kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
b) Tính V.
Bài 3: ( 1,5 điểm)
Chất hữu cơ A có hai nguyên tố. Khi đốt cháy hoàn toàn 6,0 gam chất A thu được 10, 8 gam H 2O.
a) Xác định công thức phân tử của A, biết khối lượng mol của A là 30 gam/mol.
b) Viết công thức cấu tạo của A? Chất A có làm mất màu dung dịch brom không? Giải thích tại sao?
c) Cho biết A có tính chất hoá học nào? Viết phương trình phản ứng cho các tính chất hoá học đó?
Bài 4: (1,5 điểm)
Cho 30,3g dung dịch rượu etylic trong nước tác dụng với natri dư thu được 8,4 lít khí (đktc). Xác
định độ rượu. Cho biết:
- Khối lượng riêng của rượu etylic tinh khiết là 0,8 g/ml.
- Khối lượng riêng của nước tinh khiết là 1 g/ml.
Bài 5: (2,0 điểm)
a) (1,5 điểm) Trộn 3 oxit kim loại là FeO, CuO, MO (M chỉ có hoá trị II) theo tỉ lệ về số mol là 5:3:1
được hỗn hợp A. Dẫn một luồng khí hiđro dư qua 11,52 gam A đun nóng đến khi phản ứng xảy ra
hoàn toàn thu được hỗn hợp chất rắn B. Để hoà tan hết B cần 450 ml dung dịch HNO 3 1,2M thu được
V (lít) khí NO duy nhất (đktc) và dung dịch chỉ chứa muối nitrat của kim loại. Xác định kim loại M

và tính V.
b) (0,5 điểm) Khi cho dung dịch chứa 36,5 gam HCl tác dụng với dung dịch chứa 40 gam NaOH thấy
toả ra một lượng nhiệt là 57 kJ. Nếu cho 150 gam dung dịch H 2SO4 10% tác dụng với dung dịch KOH
11,2% thì lượng nhiệt toả ra là bao nhiêu?
Bài 6: (2 điểm)
a) (1,0 điểm) Một hiđrocacbon A ở thể khí tác dụng với brom (điều kiện thích hợp) tạo ra hỗn hợp B
chứa một số dẫn xuất brom. Trong số dẫn xuất đó thì dẫn xuất chứa nhiều brom nhất có khối lượng
phân tử là 188 đvC (hay 188u). Tìm các công thức phân tử và công thức cấu tạo các chất có trong B.


b) (0,5 điểm) Protein được tạo ra từ các aminoaxit, mỗi phân tử aminoaxit tạo thành từ một “mắt xích”
trong phân tử protein. Các phân tử aminoaxit kết hợp với nhau bằng cách tách nhóm –OH của nhóm
-COOH và –H của nhóm –NH2. Viết các công thức cấu tạo của protein đơn giản nhất ron đó có mặt
đồng thời 2 gốc α- aminoaxit ( còn được gọi là đipepit) cho dưới đây:
1/. Axit aminoaxetic (glyxin):
H2N-CH2-COOH


2/.axit – α- aminopropionic (alanin):

CH3―CH―COOH

NH2

c) (0,5 điểm) Một axit hữu cơ (B) đơn chức (trong phân tử chí có một nhóm –COOH). Đốt cháy hoàn
toàn 0,1 mol chất (B) thu được 8,8 gam khí CO 2. Axit hữu cơ (A) đơn chức có ít hơn (B) một nguyên
tử cacbon trong phân tử. Axit (A) ngoài các tính chất hoá học giống axit (B) còn có tính chất hoá học
của glucozơ. Cho biết trong phân tử axit (A) có nhóm nguyên tử nào gây ra tính chất hoá học nào gây
ra tính chất hóc học giống một trong số các tính chất hoá học của glucozơ?


____________HẾT____________
H=1; C=12; O=16; Br=80; Cu=64; Zn=65; Fe=56; Cl=35,5;Mg=24; Ca=40; N=14; Na=23;
S=32
(Thí sinh không được sử dụng bất cứ tài liệu nào)


SỞ GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO
AN GIANG

ĐỀ CHÍNH THỨC
SBD:……… PHÒNG:……..

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 CHUYÊN
Khoá ngày: 15/06/2011
Môn thi :HOÁ HỌC
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề).

Bài 1: (1,0 điểm)
Hoàn thành các phương trình hoá học (ghi điều kiện phản ứng nếu có) của chuỗi chuyển hoá
sau:
FeS2 → SO2 → SO3 → H2SO4 → SO2.
Bài 2: (2,0 điểm)
a) Viết phương trình hoá học (ghi điều kiện nếu có) để chúng minh : metan, benzen đều có
thể cho phản ứng thế; etilen,axetilen, benzen đều có thể cho phản ứng cộng. (1,25 điểm).
b) Từ glucozơ viết các phương trình hoá học (ghi điều kiện nếu có) để điều chế được etyl
axetat? (0,75 điểm).
Bài 3: (1,0 điểm)
Từ những chất đã cho là H2O, Cu, NaCl. Hãy viết các phương trình hoá học điều chế Cu(OH) 2,
nước Javel (Gia-ven)?
Bài 4: ( 1,0 điểm)

Có 4 cốc đựng 4 chất sau: H2O, dung dịch NaCl, dung dịch HCl, dung dịch Na 2CO3, không
dùng hoá chất nào khác, hãy nhận biết từng chất? (được dùng các biện pháp kĩ thuật thông thường
khác).
Bài 5: (1,0 điểm)
Xác định khối lượng của FeSO 4.7H2O cần dùng để hoà tan vào 372,2 gam nước để điều chế
được dung dịch FeSO4 3,8%.
Bài 6: ( 2,0 điểm)
Cho 9,7 gam hỗn hợp X gồm axit axetic và axit A có công thức C mH2m+1COOH tác dụng với
dung dịch NaOH 1M thì vừa hết 150ml.
a) Xác định công thức phân tử của A. Biết tỉ lệ số mol của axit axetic và A trong hỗn hợp là 2:1.
(1,5 điểm).
b) Tính thành phần % khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp X. (0,5 điểm).
Bài 7: (2,0 điểm)
Hoà tan hoàn toàn 14,2 g hỗn hợp A gồm MgCO 3 và muối cacbonat của một kim loại M vào
dung dịch HCl 7,3% vừa đủ, thu được dung dịch B và 3,36 lít khí CO 2 (đktc). Nồng độ MgCl2
trong dung dịch B bằng 6,028 %. Xác định kim loại M. Biết rằng hoá trị của kim loại M có giá trị
từ 1→3.
____________HẾT____________
H=1; C=12; O=16; Cu=64; Zn=65; Ca=40; Al= 27;Fe=56; Cl=35,5;Mg=24; S=32
(Thí sinh không được sử dụng bất cứ tài liệu nào)



SỞ GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO
AN GIANG

ĐỀ CHÍNH THỨC
SBD:……… PHÒNG:……..

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 CHUYÊN

Khoá ngày: 15/06/2012
Môn thi :HOÁ HỌC
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề).

Câu I: (2,0 điếm)
1) Cho BaO tác dụng với dung dịch H 2SO4 loãng thu được kết tủa A và dung dịch B. Cho dung
dịch B tác dụng vừa đủ với Al, thu được khí bay ra và dung dịch D. Cho dung dịch D tác dụng
với dung dịch K2CO3 thu được kết tủa E. Viết các phương trình hoá học minh học tạo A, B, D,
E.
2) Có 3 dung dịch hỗn hợp A, B, C, mỗi dung dịch chỉ chứa hai trong số các chất sau: KNO 3,
K2CO3, K3PO4, MgCl2, BaCl2, AgNO3.
a) Hãy cho biết thành phần các chất trong mỗi dung dịch A, B, C.
b) Bằng phương pháp hoá học, hãy phân biệt 3 dung dịch trên bằng một thuốc thử duy nhất.
Câu II: (2,0 điềm)
1) Hãy giải thích các trường hợp sau và viết các phương trình phản ứng minh hoạ.
a) Khí CO2 dùng dập tắt đa số các đám cháy, nhưng không dùng dập tắt đám cháy Mg.
b) Trong phòng thí nghiệm người ta đựng axit flohiđric trong bình bằng nhựa hay thuỷ tinh?
Vì sao?
2) Hoà tan hỗn hợp gồm 12,8 gam CuO và 16,0 gam Fe 2O3 trong 155 ml dung dịch H2SO4 2M
đến phản ứng xảy ra hoàn toàn. Sau phản ứng thấy có m gam chất rắn không tan. Tính giá trị
m.
Câu III. ( 2,0 điểm)
1) Cho các chất sau: khí clo, cacbon, saccarozơ, điphotpho pentaoxit, khí etilen, xenlulozơ,chất
béo (RCOO)3C3H5, canxi cacbua. Hãy viết phương trình hoá học của các chất trên với H 2O.
(Ghi rõ điều kiện phản ứng).
2) Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp A gồm CH 4, C2H4, C2H2 và C2H6 thì thu được 8,96 lít khí
CO2 (đo ở đktc) và 9,0 gam nước.
a) Viết các phương trình phản ứng đốt cháy.
b) Tính thể tích khí oxi cần dùng (đo ở đktc) và giá trị m.
Câu IV. (2,0 điểm)

A là dung dịch H2SO4 có nồng độ a (M). Trộn 500ml dung dịch A với 200ml dung dịch KOH
2M, thu được dung dịch D. Biết 1/2 dung dịch D phản ứng vừa đủ với 0,39 gam Al(OH) 3.
1) Tìm giá trị của a.
2) Hoà tan hết 2,688 gam hỗn hợp B gồm Fe 3O4 và FeCO3 cần vừa đủ 100ml dung dịch A. Xác
định khối lượng từng chất trong hỗn hợp B.
Câu V. (2,0 điểm)
Cho hỗn hợp X gồm 3 hiđrocacbon A, B, C mạch hở, thể khí (ở điều kiện thường). Trong
phân tử mỗi chất có thể chứa không quá một liên kết đôi, trong đó hai chất với thành phần % thể tích
bằng nhau. Trộn m gam hỗn hợp X với 2,688 lít oxi thu được 3,136 lít hỗn hợp khí Y (các thể tích đều


đo ở đktc). Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y, rồi thu toàn bộ sản phẩm cháy sục từ từ vào dung dịch
Ca(OH)2 0,02M, thu được 2,0 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm đi 0,188 gam. Đun nóng
dung dịch này lại thu thêm 0,2 gam kết tủa nữa (cho biết các phản ứng hoá học đều xảy ra hoàn toàn).
1) Tính giá trị m.
2) Tìm công thức phân tử, công thức cấu tạo của 3 hiđrocacbon.
____________HẾT____________
Cho: H=1; C=12; O=16; Cu=64; Ca=40; Al= 27;Fe=56; S=32; K=39
(Thí sinh không được sử dụng bất cứ tài liệu nào)


SỞ GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO
AN GIANG


ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 CHUYÊN
Khoá ngày: 15/06/2013
Môn thi :HOÁ HỌC
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề).


ĐỀ CHÍNH THỨC
SBD:……… PHÒNG:……..

Câu 1: (3 điểm)
1) Nêu hiện tượng và giải thích bằng phản ứng hoá học khi cho:
a) Đồng kim loại vào dung dịch NaNO3 có lẫn HCl.
b) Đồng kim loại vào dung dịch HCl có O2 hoà tan.
c) Một mẫu đá vôi vào giấm ăn.
d) Một mẫu Na vào rượu etylic 400.
2) Đốt cháy hoàn toàn V (lít) khí metan (đktc). Cho tất cả sản phẩm cháy hấp thụ vào bình đựng
400ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M thấy tạo thành 11,82 gam kết tủa. Tính giá trị của V.
3) Một học sinh yêu thích môn hoá học, trong chuyến về thăm khu du lịch Phong Nha- Kẻ Bàng
(Quảng Bình) có mang về một lọ nước (nước nhỏ từ nhũ đá trên trần động xuống). Học sinh
đó đã chia lọ nước làm 3 phần đều nhau và làm các thí nghiệm sau: Phần 1: Đun sôi; Phần 2:
Cho tác dụng với dung dịch HCl; Phần 3: Cho tác dụng với dung dịch KOH. Hãy nêu hiện
tượng và viết các phương trình hoá học có thể xảy ra.
Câu II: (3 điểm)
1) Cho 42,4 gam hỗn hợp gồm Cu và Fe 3O4 (có tỉ lệ số mol tương ứng là 3:1) tác dụng với dung
dịch HCl (dư), sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn còn lại m gam chất rắn A và dung dịch
muối B. Cô cạn dung dịch B thu được m1 gam chất rắn khan. Tính giá trị m và m1.
2) Cho các dung dịch muối A, B, C, D chứa các gốc axit khác nhau. Các muối B, C đốt trên ngọn
lửa vô sắc phát ra ánh sáng màu vàng. A tác dụng với B thu được dung dịch muối tan, kết tủa
trắng E không tan trong nước và axit mạnh, giải phóng khí F không màu, không mùi, nặng hơn
không khí. Tỉ khối hơi của F so với H 2 bằng 22. C tác dụng với B cho dung dịch muối tan và
khí G không màu, mùi hắc, gây ngạt, nặng hơn không khí, làm nhạt màu dung dịch nước Br 2.
D tác dụng với B thu được kết tủa trắng E. Mặt khác D tác dụng với dung dịch AgNO 3 tạo kết
tủa trắng. Hãy tìm A, B, C, D, E, F, G và viết các phương trình phản ứng xảy ra.
3) Cho 10ml dung dịch rượu (ancol) etylic 46 0 phản ứng hết với kim loại Na (dư), thu được V lít
khí H2 (đktc). Biết khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất bằng 0,8g/ml và khối lượng
riêng của nước là 1g/ml. Xác định giá trị của V?

Câu III: ( 2 điểm)
1) Có 5 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch không màu sau: NaHSO 4, CaCl2, AlCl3,
FeCl3, Na2CO3. Chỉ được dùng phenolphtalein, làm thế nào nhận biết dung dịch đựng trong
mỗi lọ bằng phương pháp hoá học. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. Biết Na 2CO3 làm
quỳ tím chuyển sang màu xanh.
2) Hoàn thành dãy chuyển hoá sau (ghi điều kiện, nếu có):
(1)

X

(2)

Y

(3)

(4)

(5)

B

Z

D

H

F


G

(6)

(7)

(8)

E


Biết X là chất gây ra hiệu ứng nhà kính, Y là polime thiên nhiên có nhiều trong các loại hạt,
củ, quả như lúa, ngô, sắn. Z phản ứng được với Na, nhưng không phản ứng được với dung
dịch kiềm. G phản ứng được với kiềm nhưng không phản ứng được với Na, E và F là những
hợp chất chứa Na. H là axit gluconic.
Câu IV. (2 điểm)
Hỗn hợp Z gồm một hiđrrocacbon A và oxi (lượng oxi trong Z gấp đôi lượng oxi cần thiết để
đốt cháy hết A). Bật tia lửa điện để đốt cháy hỗn hợp Z, đến khi kết thúc phản ứng thì thể tích khí và
hơi sau khi đốt không đổi so với ban đầu. Nếu cho ngưng tụ hơi nước của hỗn hợp sau khi đốt thì thể
tích giảm đi 40% (biết rằng các thể tích khí và hơi đều đo ở cùng điều kiện và áp suất).
1) Xác định công thức phân tử của A.
2) Đốt cháy hoàn toàn 8,96 lít khí A (đo ở đktc) rồi cho toàn bộ sản phẩm vào dung dịch chứa
22,2 gam Ca(OH)2 thì khối lượng của dung dịch tăng hay giảm, bao nhiêu gam?

____________HẾT____________
Cho: H=1; C=12; O=16; Cu=64; Ca=40; Fe=56; S=32; K=39;Ba=137
(Thí sinh không được sử dụng bất cứ tài liệu nào)


SỞ GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO

AN GIANG

ĐỀ CHÍNH THỨC
SBD:……… PHÒNG:……..

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 CHUYÊN
Khoá ngày: 11/07/2014
Môn thi :HOÁ HỌC
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề).

Câu 1: (1,5 điểm)
Viết phương trình hoá học biểu diễn sự chuyển hoá sau:
(2)
Al (1)
Al2(SO4)3
AlCl3 (3)
Al(OH)3 (4) Al2O3

(5)

Al

(6)

(E).

Câu 2: (1,0 điểm)
Trong phòng thí nghiệm cũng như sản xuất có khí thải độc hại: HCl, H 2S, SO2, CO2. Có
thể dùng hoá chất nào để loại bỏ chúng là tốt nhất và rẻ tiền nhất, giải thích và viết phương trình hoá
học.

Câu 3: (2,0 điểm)
1. Từ quặng pirit, than cốc và không khí, viết phương trình hoá học điều chế axit sufuric,
muối sắt (III) sunfat, sắt.
2. Cho 52,5 gam mangan đioxit tác dụng với dung dịch axit clohi đric đặc dư thu được một
lượng khí A. Dẫn khí A vào 500 ml dung dịch NaOH 3M thu được dung dịch B. Tính
nồng độ mol của các chất trong dung dịch B.
Câu 4: (1,5 điểm)
A, B, C là ba chất hữu cơ có tính chất sau:
- Khi đốt cháy A,B đều thu được số mol CO2 bằng số mol H2O.
- B làm mất màu dung dịch nước brom.
- C tác dụng với natri kim loại.
- A tác dụng với natri kim loại và dung dịch NaOH.
A, B, C là chất nào trong số các chất sau: C4H8, C2H4O2, C3H8O.
1. Biện luận và viết công thức cấu tạo của các chất A, B, C.
2. Viết các phương trình hoá học xảy ra ở trên.
3. Chất C có thể tác dụng với chất A, viết phương trình hoá học xảy ra (ghi rõ điều kiện phản
ứng).
Câu 5: (2,0 điểm)
1. Để điều chế 40 kg dung dịch CuSO4 2% thì cần bao nhiêu gam CuSO4.5H2O.
2. Người ta lấy V lít dung dịch CuSO4 2% (d= 1,0g/ml) để bón cho một hecta đất trồng. Tính
V lít, biết mỗi m2 đất trồng cần bón 5mg đồng (dưới dạng CuSO4).
Câu 6: (2,0 điểm)
Khi lên men giấm 5 lít rượu etylic 4 0 thì thu được dung dịch axit. Tính nồng độ dung dịch
axit biết khối lượng riêng của rượu 0,8 g/ml, khối lượng riêng của nước là 1,0 g/ml và hiệu
suất của quá trình lên men là 80,5 %.
____________HẾT____________
(Lưu ý: Thí sinh được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học)


Liên hệ mail để nhận thêm đề mới miễn phí!




×