Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

tiểu luận phân tích chi phí lợi ích lập dự án kinh doanh quán trà sữa happy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.93 KB, 22 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong nhịp sống hối hả của cuộc sống hiện đại như ngày nay, nền kinh tế đang
phát triển với tốc độ cao, thu nhập của người dân tăng lên, theo đó là nhu cầu của
mỗi người cũng trở nên đa dạng và phong phú hơn, đặc biệt là trong vấn đề ăn
uống nó khơng chỉ là chất lượng sản phẩm tốt mà còn mang lại sự mới mẻ và độc
đáo.
Như chúng ta đã biết, trà và sữa là hai loại thức uống phổ biến và rất quen
thuộc với người Việt, tuy nhiên, giờ đây nó lại đươc pha trộn lại cùng nhau tạo nên
một hương vị mới lạ mà thu hút và dần dần trở thành "cơn sốt" của giới trẻ hiện
nay. Thực tế, khơng chỉ có mỗi giới trẻ mới yêu thích thưởng thức hương vị của trà
sữa mà hầu hết mọi lứa tuổi đều yêu thích hương vị mới lạ mà độc đáo này. Vị
thanh mát và hương thơm của trà cùng vị béo ngậy của sữa thật khiến người ta
"nghiện".
Đã bao giờ bạn nghĩ nên giành một chút thời gian để thư giãn hay để làm
những việc mà bạn u thích để có thể xua tan những mệt mỏi ngày thường? Bạn
có muốn một khơng gian thoáng mát, một ly trà sữa tươi ngon mát lạnh cùng
những bức ảnh sống ảo hay không? Thật tuyệt, quán trà sữa chính là một nơi lý
tưởng như vậy. Bạn có thể tụ tập bạn bè, hoặc cùng người yêu đến những quán trà
sữa với những không gian lý tưởng, chắc chắn bạn sẽ yêu thích.
Nắm bắt được nhu cầu đó, chúng em quyết định xây dựng "Dự án đầu tư cửa
hàng trà sữa" nhằm phục vụ những người yêu thích trà sữa với phong cách và hương
vị đậm chất hiện đại. Khách hàng không chỉ được phục vụ những ly trà sữa tươi ngon
mà cịn có thể thỏa sức sống ảo với những bức ảnh sang chảnh. Mặc dù đối thủ cạnh
tranh không hề nhỏ nhưng chúng tôi sẽ tạo ra cho mình những sự khác

2


biệt về sự đa dạng của sản phẩm cùng nhiều điều mới lạ đáp ứng nhu cầu đa dạng
hiện nay.
Trong nền kinh tế thị trường ngày nay, việc mở những cửa hàng kinh doanh


luôn là sự lựa chọn của nhiều người mà đặc biệt là những bạn trẻ thích Start - up.
Thị trường kinh doanh trà sữa là một thị trường tiềm năng, khách hàng ngày nay
ln ưu thích các sản phẩm được làm thủ công được sản xuất ngay tại khu vực
kinh doanh, đem lại niềm tin cho khách hàng. Từ đó, tạo nên những ưu thế mới,
những khác biệt và độc đáo cho "Dự án đầu tư của hàng trà sữa" của chúng em.
Bài tiểu luận của chúng em gồm 5 chương:
 Chƣơng 1: Tổng quan dự án
 Chƣơng 2: Phân tích thị trƣờng trà sữa
 Chƣơng 3: Phân tích kỹ thuật cơng nghệ và tổ chức kinh doanh
 Chƣơng 4: Phân tích hiệu quả kinh tế tài chính dự án
 Chƣơng 5: Đánh giá dự án và phân tích rủi ro dự án
Trong q trình làm bài tiểu luận sẽ khơng tránh khỏi những sai sót, chúng em
mong được thầy nhận xét và góp ý để bài tiểu luận có thể hồn chỉnh hơn.

3


PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1: Tổng quan dự án
1.1.Ý tưởng kinh doanh
Cuộc sống tấp nập, xô bồ, đôi khi khiến người ta cảm thấy mệt mỏi, ai cũng
muốn có một khơng gian yên tĩnh, thoáng mát để thư giãn, nghỉ ngơi, trị chuyện
cùng bạn bè người thân và đơi khi chỉ là thư giãn suy nghĩ về một số điều trong
cuộc sống.
Vì vậy, chúng em muốn mở một quán trà sữa nhỏ với mặt bằng th sẵn do
chính mình đứng ra thành lập với bầu khơng khí vui tươi, mới mẻ và mang đậm
phong cách hiện đại. Cụ thể:
 Tên dự án: Quán trà sữa mang tên "HAPPY"
 Slogan: " Just smile "
 Địa điểm kinh doanh: P4A11 ngõ 59 Chùa Láng

 Dự án được đầu tư trên tổng số vốn là 250 triệu đồng
 Doanh thu ước tính năm đầu là 168 triệu đồng và nó sẽ dao động trong
khoảng từ 160 triệu đến 310 triệu đồng cho các năm tiếp theo
 Sản phẩm phục vụ: các loại trà sữa có kèm theo bánh ngọt, hạt hướng dương
 Tiêu chí: đồ uống ngon, đa dạng, bài trí đẹp, phù hợp phong cách hiện đại,
tiện nghi, thoải mái, có Wifi, thực hiện tiêu chí "khách hàng là thượng đế",
phụ vụ tốt, chu đáo
 Khách hàng mục tiêu: học sinh, các cặp đôi đặc biệt là các sinh viên các
trường đại học xung quanh khu vực Chùa Láng và trong dài hạn có thể
hướng đến tất cả các sinh viên trên địa bàn Hà Nội với tuổi trẻ đầy nhiệt
huyết, năng động, phong cách, đậm chất văn hóa sinh viên

4


 Chính sách ưu đãi: thực hiện các ưu đãi cho khách hàng thân thiết, có thể
cân nhắc liên kết với các trang web như JAMJA… để thực thi các ưu đãi
giảm giá
1.2. Mục tiêu của dự án
Bất cứ dự án kinh doanh nào cũng có mục tiêu hướng đến, bao gồm cả các
mục tiêu kinh tế cũng như mục tiêu về xã hội. Dự án của chúng em hướng đến một
số mục tiêu như sau:
Mục tiêu kinh tế:


Thu hồi vốn trong thời gian ngắn

• Tạo ra lợi nhuận mong muốn và thỏa mãn nhiệt huyết cá nhân



Tạo nên sự khác biệt nổi bật so với những quán đang kinh doanh trên

địa bàn


Tăng doanh thu trong tương lai



Mở rộng thị trường của quán trong tương lai



Mở rộng khác hàng tiềm năng

Mục tiêu xã hội:


Đáp ứng tối đa với nhu cầu của khách hàng



Làm phong phú nét ẩm thực Việt



Tối đa hóa sự hài lịng của khách hàng




Tạo cơ hội việc làm cho người lao động

5


Chƣơng 2: Phân tích thị trƣờng trà sữa
2.1. Mục tiêu nghiên cứu thị trường
Khu vực kinh doanh để có thể đưa ra các biện pháp phù hợp và dự đoán
những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai.

Có những thông tin cần thiết về nhu cầu, thị hiếu của khách hàng để
đưa ra
những sản phẩm phù hợp với khẩu vị của khách hàng cũng như để có thể xây
dựng những chiến lược marketting hợp lý.
2.2. Nội dung về phân tích thị trường
Theo các nghiên cứu, thống kê, khảo sát trên thực tế thì số lượng các quán trà
sữa ở xung quanh khu vực kinh doanh là khá nhiều, song rất ít các qn có phục vụ
kèm bánh, hạt hướng dương và các dịch vụ kèm theo, đồ uống mới lạ và những
event ngộ nghĩnh. Vì thế, đó cũng chính là một lợi thế của quán.
2.2.1. Thông tin về nhu cầu và thị hiếu
Đã là học sinh, sinh viên thì chắc hẳn đã từng được nếm qua mùi vị của trà
sữa. Có thể nói nó là thức uống u thích của giới trẻ ngày nay, thậm chí một số
người cịn "nghiện" nó. Thật ra, trà sữa ban đầu được xuất sứ từ Đài Loan, nhưng
khi trà sữa được đưa vào Việt Nam thì nó lại thể hiện ra những nét riêng của nó.
phù hợp với điều kiện, thị hiếu về cách thưởng thức cũng nhu hương vị kể cả
những nguyên liệu tạo nên từng ly trà sữa cũng có sự khác biệt, từ đó tạo nên
những ly trà sữa đặc biệt, chiếm vị trí độc tơn trong lịng thế hệ trẻ ngày nay.
Bản thân những người thành lập như chúng em cũng là những sinh viên như
vậy, vì thế chúng em rất hiểu khách hàng của mình cần gì? Sinh viên thì có thu
nhập khơng ổn định và thực tế thì hầu hết là nguồn từ bố mẹ, khơng có nhiều sinh

viên có thể tự chủ tài chính ngay được mà họ chỉ có thể tăng thêm nguồn thu bằng
cách đi làm thêm để có thêm nguồn tài chính chi tiêu cho những nhu cầu khác. Tuy
nhiên, sinh viên rất là năng động, họ thường có các hội bạn bè, tham gia vào các
6


câu lạc bộ, hay những buổi hội họp giao lưu làm bài tập nhóm cũng cần có những
khơng gian lý tưởng để thực hiện mà vẫn phải có giá cả phải chăng phù hợp túi tiền
sinh viên. Thêm vào đó, hiện nay các cặp đơi thường có xu hướng hẹn hị ở các
qn trà sữa bởi khơng gian riêng tư, lãng mạn, đồ uống vừa ngon vừa hiện đại. Vì
thế, chúng em luôn cân nhắc kĩ trong việc lựa chọn địa điểm phù hợp, không gian
đẹp, mức giá cả hợp lý mà vẫn chất lượng đáp ứng nhu cầu của sinh viên như nhu
cầu thư giãn, giải trí, vui chơi…
2.2.2. Thông tin về khách hàng
Đối tượng khách hàng ở đây của chúng em khá là đa dạng nhưng chủ yếu tập
trung vào giới trẻ, sinh viên, các cặp đôi. Dưới đây, chúng em chia làm hai loại
khách hàng:
 Khách hàng tiềm năng: những khách hàng đang tiêu dùng trà sữa ở các quán
khác
 Khách hàng mục tiêu: học sinh, sinh viên, các cặp đơi u thích trà sữa và có
nhu cầu tiêu dùng trà sữa
Theo như các cuộc khảo sát thì khách hàng có những quan tâm nhất định về
sản phẩm, mà đặc biệt là thái độ phục vụ của nhân viên. Ngồi ra, theo như tìm
hiểu các cuộc nói chuyện với khách hàng mà chúng em được biết thì họ cịn quan
tâm đến một số vấn đề sau:
 Khơng gian có thoải mái hay khơng?
 Sản phẩm của qn có ngon, có hấp dẫn khơng?
 Mức giá có phù hợp khơng?
 Phục vụ có nhiệt tình, vui vẻ và quan tâm khách hàng khơng?
Khách hàng có rất nhiều nhu cầu khác nhau, vì vậy đáp ứng được tất cả nhu

cầu của họ sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh lớn cho quán trong thị trường cạnh tranh
khắc nghiệt ngày nay.
7


2.2.3. Thông tin về đối thủ cạnh tranh
Theo kết quả nghiên cứu thị trường, chúng em nhận thấy hiện nay các quán
trà sữa mọc lên như nấm tuy nhiên không phải tất cả các quán trà sữa mở ra đều có
thể chịu được sức ép từ thị trường cạnh tranh khốc liệt. Vì vậy, chúng em tiến hành
tìm hiểu và đưa ra những ưu và nhược điểm của các đối thủ cạnh tranh hiện nay.
Cụ thể:
 Ưu điểm:
+ Có nhiều kinh nghiệm trong việc kinh doanh, đội ngũ nhân viên được đào
tạo chuyên nghiệp
+ Sự mới lạ và sản phẩm có chất lượng khá tốt
+ View đẹp, đồ uống đặc sắc, phong phú
+ Có mặt bằng kinh doanh chủ yếu gần những mặt đường lớn, thuận tiện cho
việc đi lại, dễ tìm
+ Một số qn có đầu tư các dịch vụ đi kèm như hẹn hị, tỏ tình cho giới trẻ
và các dịch vụ khác đáp ứng yêu cầu của khách hàng
 Nhược điểm:

Sản phẩm có chất lượng tốt nên giá khá cao


Đối tượng khách hàng nhắm tới còn hạn chế



Những event chưa thực sự thu hút, chưa thật riêng biệt cho một loại

khách hàng
Chưa có hoặc chưa thể hiện rõ sự kết hợp giữa các nền kinh tế, nên
phát huy bản sắc văn hóa Việt



Bên cạnh đó, đối thủ cạnh tranh ngoài lĩnh vực trà sữa như quán café, quán
bánh, quán đồ ăn vặt… cũng thường xuyên tung ra các chiêu trò khuyến mại,
quảng cáo, giới thiệu mở rộng thị trường nhằm lôi kéo khách hàng. Họ cũng rất
quan tâm đến cách phục vụ cũng như các dịch vụ chăm sóc khách hàng. Điều đó

8


cũng là một thách thức đáng lo ngại trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt ngày
nay.
Ngoài ra, về đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là những quán chưa có mặt trong lĩnh
vực này hoặc mới có mặt nhưng chưa cung cấp dịch vụ và nó có thể gây ảnh
hưởng trong tương lai. Hiện nay, thị trường trà sữa đang rất phát triển nên việc có
thể xuất hiện thêm các đối thủ trong tương lai, điều này làm gia tăng áp lực cạnh
tranh giữa các quán. Vì vậy, cần phải dự tính đến những rủi ro sẽ gặp phải để có
thể có những giải pháp hữu hiệu đảm bảo quán vẫn có thể tồn tại trên thị trường.
2.2.4. Sức ép từ khách hàng và nhà cung cấp
 Sức ép từ khách hàng: Nhu cầu của khách hàng có thể ln thay đổi nên cần
phải thường xuyên cập nhật những yêu cầu khách hàng để cải thiện cũng
như tạo nên cho khách hàng sự hài lịng. Bên cạnh đó, khách hàng có thể
chuyển sang mua sản phẩm ở những quán khác với chi phí thấp hơn và chất
lượng tốt hơn hoặc dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt hơn
 Sức ép từ nhà cung cấp: Các nhà cung cấp là những cá nhân hay tổ chức
cung ứng các loại nguyên vật liệu, thiết bị… cho quán. Các nhà cung cấp có

lợi thế có thể tăng thêm lợi nhuận bằng cách bán sản phẩm với giá cao, giảm
chất lượng hoặc giảm dịch vụ đi kèm.
2.3. Phân tích SWOT
 S - điểm mạnh: Hiểu rõ nhu cầu và tâm lý khách hàng, chúng em tự tin rằng
có thể tạo được sự mới lạ, độc đáo thu hút được khách hàng. Thêm vào đó,
với lợi thế về giá và chất lượng phù hợp với túi tiền quán có thể tồn tại và
thu được lợi nhuận
 W - điểm yếu: Chưa có nhiều kinh nghiệm quản lý cũng như điều phối của
hàng nên có thể gặp khó khăn, vốn đầu tư có hạn nên gặp một chút khó khăn

9


về thuê mặt bằng đẹp cũng như chưa thể đáp ứng hết tất cả yêu cầu khách
hàng, tuy nhiên chúng em sẽ cố gắng cải thiện dần dần.
 O - cơ hội: Thị trường trà sữa hiện nay đang rất tiềm năng và đang là xu
hướng hot mấy năm gần đây, nên rào cản gia nhập cịn nhỏ, vì vậy, nó là cơ
hội tốt để tiến hành dự án đầu tư mở quán trà sữa của chúng em
 T - thách thức: Nhu cầu của khách hàng luôn thay đổi, họ ln thích thử
những thứ mới mẻ ví dụ nhu hương vị mới, mẫu mã, topping…, thêm vào đó
là sức ép từ những nhà cung cấp nguyên vật liệu, cùng với sự gia tăng trong
số lượng các quán trên các khu vực tiềm năng như gần các trường đại học,
cao đẳng, …
Từ việc phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức chúng
em nhận thấy cần phải đưa ra những giải pháp cụ thể cho từng khó khăn, thách
thức; dự đốn các loại rủi ro có thể xảy ra để đủ sức đứng trên thị trường khắc
nghiệt này.

10



Chƣơng 3: Phân tích kỹ thuật, cơng nghệ và tổ chức sản xuất kinh doanh
3.1. Phân tích lựa chọn địa điểm
Trà sữa được biết đến như thức uống phổ biến với giới trẻ, đặc biệt là sinh
viên. Hành vi tiêu dùng của khách hàng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó, địa
điểm thuận tiện cũng là một yếu tố rất quan trọng. Chủ cửa hàng muốn chọn được
một nơi hợp lí để mở qn quả khơng phải là vấn đề đơn giản. Đứng trên góc độ
nhà đầu tư, nhóm em dự định sẽ mở quán trà sữa “ Happy ” ở phố chùa Láng.
Nhóm chọn dựa vào những điểm mạnh ở phố chùa Láng như sau:
Địa điểm: Dọc trên phố chùa Láng có nhiều trường đại học như Trường đại
học Ngoại Thương, Học viện Ngoại Giao, Học viện thanh thiếu niên Việt Nam,
gần bệnh viện nhi Trung ương, bệnh viện phụ sản,…và các cơ quan khác. Ngoài
ra, phố chùa Láng là đoạn nối giữa đường Láng và đường Nguyễn Chí Thanh.
Do đó đây sẽ là nơi có vị trí giao thông thuận tiện với đông người qua lại.
Mức độ thuận tiện:
+ Đối với nhóm (chủ dự án): do các thành viên trong nhóm cịn là sinh viên
nên đây là địa điểm thuận tiện cho cả việc học và việc quản lý cửa hàng, dễ dàng
di chuyển giữa hai địa điểm.
+ Đối với nhân viên: nhân viên sẽ là các bạn sinh viên nên các bạn có thể dễ
dàng di chuyển từ trường đến quán để làm việc.
+ Đối với khách hàng: quán gần các cơ quan hành chính và các trường đại
học nên dễ tìm kiếm, qn có nơi để xe phía trước
Chi phí thuê mặt bằng: giá thuê mặt bằng ở đây khơng q đắt
An ninh: tình hình trật tự an ninh khu vực ở đây tốt, buổi tối được chiếu
sáng tốt, xe của quản lí, khách và nhân viên để ngay trước quán, có camera của
quán quan sát.

11



Danh tiếng của khu vực: mọi hoạt động mua bán trong khu vực hiện nay vẫn
đảm bảo uy tín, chất lượng.
3.2. Tổ chức nhân sự
- Số lượng nhân viên : ban đầu khi thành lập sẽ có 4 người, trong đó có 2
quản lí ( các thành viên của nhóm) và thuê thêm 2 nhân viên. Sau khi dự án hoạt
động tạm ổn thì sẽ thuê thêm nhân viên.
- Chế độ làm việc:
+ Nhân viên được thuê làm part-time hoặc full-time:


Part-time: Ca sáng:
9h-13h Ca chiều:
13h-17h Ca tối:
17h-22h



Full-time: Ca hành chính : 9h-17h

+ Khi mới triển khai dự án, các quản lí cũng sẽ hỗ trợ trong việc phục vụ
khách hàng.
+ u cầu nhân viên: khơng cần phải có tay nghề nhưng phải có tinh thần học
hỏi, chăm chỉ làm việc và biết cách giao tiếp, ứng xử tốt với khách hàng.
- Chế độ đào tạo: Khi nhân viên chưa có tay nghề sẽ được đào tạo về quy
trình pha trà sữa, các cơng việc thu ngân,…Do có thành viên trong nhóm đã đi làm
part-time ở các quán trà sữa một thời gian nên có kinh nghiệm trong các cơng việc
này và sẽ nhận dạy cho các nhân viên chưa có tay nghề.
- Chế độ lương, thưởng:



Nhân viên part-time: 12000đ/h



Nhân viên full-time: 3000000đ/ tháng

+ Mức độ thưởng sẽ phụ thuộc vào mức độ chăm chỉ của nhân viên và doanh
thu của quán

12


3.3. Tiến độ triển khai dự án
- T3/2019 – 30/06/2019 : Lên ý tưởng kinh doanh, khảo sát thị trường, khảo
sát chọn địa điểm mở quán.
- 01/07/2019 – 30/09/2019: Lên kế hoạch huy động nguồn vốn, đăng bài
tuyển nhân sự, tìm đối tác để mua nguồn nguyên liệu.
- 01/10/2019 – 10/11/2019: Chuẩn bị biển quán, mua dụng cụ, máy móc,…
- 11/11/2019 – 31/12/2019: Hoàn thành các khâu chuẩn bị, đăng kí kinh
doanh, làm hợp đồng thuê địa điểm, trang trí quán, chạy thử quán trước khi chính
thức hoạt động.
- 04/01/2020 : Khai trương quán, quán bắt đầu đi vào hoạt động chính thức.
3.4. Phân tích về kỹ thuật, cơng nghệ
3.4.1. Phương án về kỹ thuật, máy móc
- Tài sản cố định ban đầu:
STT

Tên tài sản

Số lượng Chi phí (triệu đồng)


1

Máy thu ngân

1

5

2

Máy in hóa đơn

1

2

3

Ghế băng chờ

1

2.8

4

Điều hịa

1


5.2

5

Camera

2

3.6

6

Loa

1

0.5

7

Tủ lạnh

1

5.5

8

Tủ đựng bánh ngọt


1

6

9

Bàn quầy thu ngân

1

10

10

Biển hiệu

1

4

11

Bộ bàn ghế nhỏ

10

11

12


Đèn trang trí

2

0.9
13


- Máy móc và dụng cụ:
STT

Tên tài sản

Chi phí

Số lượng

( triệu đồng)

1

Máy pha chế trà sữa

1

3

2


Khăn lau vòi hơi

50

0,4

3

Ca đánh sữa

5 (2 nhỏ, 3 to) 2.7

4

Ly định lượng

3

0.3

5

Bình lắc pha chế

3

0.3

6


Khay, hộp đựng nguyên liệu

7 (4 nhỏ, 3 to) 0.3

7

Khay phục vụ

4

0.2

8

Menu

1

0.1

9

Máy in nhãn mác

1

4

10


Cốc nhựa đựng trà sữa

500

1.5

11

Ống hút

2kg

0.24

12

Thùng đá nhựa

1

0.15

- Địa điểm mua: Các cửa hàng chuyên bán thiết bị pha chế trà sữa và tại các
siêu thị điện máy ở Hà Nội.
3.4.2. Phân tích và lựa chọn cơng nghệ
- Lựa chọn thiết bị máy móc hiện đại, chất lượng để đảm bảo sản phẩm đầu
ra. Máy móc phải đảm bảo về độ bền, tính năng, cơng suất và mức độ ảnh hưởng
đến mơi trường, độ hao mịn và tính kinh tế khi hư hỏng.
- Các biện pháp bảo vệ môi trường:


14


+ Đảm bảo quy trình xử lí rác thải hợp lí, sạch sẽ, tránh làm ơ nhiễm mơi
trường nước và khơng khí.
+ Khơng gây ồn ào, ảnh hưởng đến người dân khu vực lân cận, môi trường
kinh doanh cạnh tranh lành mạnh.
- Công nghệ:
+ Áp dụng công nghệ và phương pháp sản xuất đang được áp dụng rộng rãi
tại các cửa hàng trà sữa khác, bên cạnh đó cũng phải phát huy những điểm mạnh
riêng của qn.
+ Cơng nghệ địi hỏi nguyên liệu đơn giản, dễ mua, dễ sử dụng, tốt cho sức
khỏe người tiêu dùng.
- Sơ đồ quá trình sản xuất:

Nhập

Đạt

Kiểm

NVL

Chuẩn bị NVL pha chế trà sữa

tra

Không đạt

Pha chế NVL phù hợp cho

từng loại trà sữa

Yêu cầu nhà cung cấp đổi
NVL
Đổ vào cốc, thêm topping
(tùy vào nhu cầu của khách)
Thành phẩm

Đóng nắp cốc
15


Chƣơng 4: Phân tích tài chính
4.1. Chi phí cho dự án

Các khoản chi

Chi phí

Thuê mặt bằng

48 triệu/năm

Marketing

2.5 triệu

Đăng kí kinh doanh

1.5 triệu


Mua máy móc, thiết bị

70 triệu

Mua nguyên vật liệu

33-40 triệu/năm

Thuê nhân viên

40 -45 triệu/năm

Tiền điện, nước, wifi

9.2 triệu/năm

Chi phí dự phịng

15 triệu

Đây là mức chi phí được hoạch định ban đầu khi thành lập của dự án, các năm
tiếp theo cũng sẽ chi tiêu với từng khoản như vậy nhưng một số chi phí thì khơng
cần đến như chi phí mua máy móc, chi phí đăng kí kinh doanh. Máy móc thiết bị
khấu hao đều theo từng năm. Cụ thể:
+ Năm 1: Chi phí thuê mặt bằng + mua NVL + lương nhân viên+ tiền điện,
nước, wifi =130200000 đồng

16



+ Các năm tiếp theo thì tiền mua NVL, lương nhân viên sẽ tăng nên chi phí
mỗi năm dao động từ 133 triệu đồng đến 145 triệu đồng.
4.2. Doanh thu dự kiến
- Giá của một cốc trà sữa sẽ có nhiều loại khác nhau, dao động từ 18000đ đến
30000đ (tính cả topping)
- Giá của 1 chiếc bánh ngọt là 20000đ ( loại nhỏ), và 30000đ ( loại to), hướng
dương kèm theo là 8000đ/túi.
-Tính doanh thu dự kiến sẽ lấy giá trung bình 1 cốc trà sữa là 25000đ
- Năm thứ nhất: Trung bình 1 ngày bán được 13 cốc trà sữa, 4 bánh ngọt, 8 túi
hướng dương
Doanh thu trung bình dự kiến là:
(13*25000 + 20000*4+ 8*8000)*30*12= 168840000 đồng
- Năm thứ 2: Trung bình 1 ngày bán được 15 cốc trà sữa, 5 bánh ngọt, 9 túi
hướng dương, doanh thu dự kiến là : 196920000 đồng
- Năm thứ 3: Trung bình 1 ngày bán được 16 cốc trà sữa, 8 bánh ngọt, 12 túi
hướng hương, doanh thu dự kiến là : 236160000 đồng
- Năm thứ 4: Trung bình 1 ngày bán được 18 cốc trà sữa, 9 bánh ngọt, 15 túi
hướng dương, doanh thu dự kiến là : 270000000 đồng
- Năm thứ 5: Trung bình 1 ngày bán được 20 cốc trà sữa, 10 bánh ngọt, 18 túi
hướng dương, doanh thu dự kiến là : 303840000 đồng.

17


Chƣơng 5: Đánh giá dự án và rủi ro dự án có thể gặp phải
5.1. Đánh giá dự án
Báo cáo thu nhập: đơn vị (triệu đồng)

Năm


0

1

2

3

4

5

Doanh thu

0

168.84

196.92

236.16

270

303.84

Đầu tư

250


Chi phí

130.2

133

136

139

142

CFBT

38.64

63.92

100.16

131

161.84

14

14

14


14

14

50

50

50

50

50

200

150

100

50

0

Lãi
vay(t=12%)
Phần
giảm
thuế do lãi vay

TN chịu thuế
-250

30

24

18

12

6

6

4.8

3.6

2.4

1.2

-5.36

25.92

68.16

105


141.84

Thuế ( ts=20%) 0

0

5.184

13.632

21

28.368

TN sau thuế

-250

-5.36

20.736

54.528

84

113.472

CFAT


-250

32.64

53.936

82.928

104.6

132.272

Khấu hao

-250

Trả gốc
Nợ còn lại

250

Với MARR = 10%
- Theo phương pháp giá trị hiện tại ròng: NPV = ∑

= 40, 1267

triệu đồng
18



NPV > 0 nên dự án có thể trang trải được tất cả các khoản chi phí đầu tư, chi
phí vận hành và mỗi năm thu được một mức lãi chính bằng suất thu lợi tối thiểu
chấp nhận được. Do đó dự án đáng giá.
-Theo phương pháp suất thu lợi nội tại:
Chọn r1 = 14%, NPV1 = 6,7371 triệu đồng
r2 = 15%, NPV2 = -0,7396 triệu đồng
IRR = r1 +

(r2 – r1) = 14,9% > MARR

Do đó dự án đáng giá.
- Độ nhạy: Khi doanh thu năm thứ nhất tăng 10%. Ta có bảng tính dịng tiền
dự án:
Năm

0

1

2

3

4

5

Doanh thu


0

185.724

196.92

236.16

270

303.84

Đầu tư

250

Chi phí

130.2

133

136

139

142

CFBT


55.524

63.92

100.16

131

161.84

14

14

14

14

14

50

50

50

50

50


200

150

100

50

0

30

24

18

12

6

6

4.8

3.6

2.4

1.2


11.524

25.92

68.16

105

141.84

Khấu hao

-250

Trả gốc
Nợ cịn lại

250

Lãi
vay(t=12%)
Phần giảm
thuế do lãi
vay
TN
chịu -250
thuế

19



Thuế
(0
ts=20%)
TN
sau -250
thuế
CFAT
-250

2.3048

5.184

13.632

21

28.368

9.2192

20.736

54.528

84

113.472


47.2192

53.936

82.928

104.6

132.272

NPVsau = 53.38 triệu đồng
Độ nhạy: e =

=

= 3.3

Vì e > 0 nên chỉ số hiệu quả và yếu tố có quan hệ đồng biến. Khi doanh thu năm
thứ nhất tăng 1% thì sẽ làm cho NPV tăng 3.3%
- Mức thu nhập năm thứ nhất giới hạn:
TNgh = TNcs * ( 1- ) = 168.84* ( 1- 1/ 3.3) = 117.676 triệu đồng
+ Ý nghĩa TNgh :
 Với tổng doanh thu năm thứ nhất là 117.676 triệu đồng thì dự án đạt
ngưỡng hiệu quả.
 Với tổng doanh thu năm thứ nhất nhỏ hơn 117.676 triệu đồng thì dự án
khơng khả thi ( NPV<0)
5.2. Hiệu quả dự án
- Khi dự án đi vào hoạt động chính với những doanh thu và chi phí dự tính
như trên thì dự án có mang lại lợi nhuận cho nhóm.
- Ngồi ra, đây là cửa hàng kinh doanh với quy mô nhỏ nhưng cũng góp một

phần nhỏ lợi ích vào việc:
+ Tăng thu nhập cho quốc dân
+ Đóng góp vào việc gia tăng ngân sách
+ Là nơi cho mọi người thư giãn, nghỉ ngơi, có giá trị cao về mặt tinh thần.

20


5.3. Những rủi ro mà dự án có thể gặp phải và giải pháp
- Cạnh tranh trong lĩnh vực này rất cao vì trong phố lúc này cũng có nhiều
qn trà sữa nổi tiếng lâu đời như Tocotoco, Dingtea,…
- Giá cả thị trường luôn biến động, tỉ lệ lạm phát khó dự đốn chính xác.
-Biện pháp khắc phục:
+ Có những sáng tạo trong marketing, quảng cáo để thu hút khách hàng, giá
cả hợp lí, chất lượng trà sữa đảm bảo.
+ Luôn luôn cập nhật tin tức về thị trường để có những giải pháp chi tiêu kịp
thời.
+ Học hỏi nhiều hơn về kinh doanh và cách thức vận hành quán.

21


KẾT LUẬN
Trong thời đại hiện nay, khi cuộc sống con người ngày càng phát triển thì nhu
cầu về sự đa dạng đồ uống ngày càng gia tăng. Và trà sữa cũng vậy. Trà sữa vốn
luôn là thức uống quen thuộc đối với mỗi chúng ta, nhất là với lứa tuổi học sinh,
sinh viên. Dần dần, trà sữa ngày càng được phát triển và đa dạng hóa về hình thức
lẫn ngun liệu. Những quán trà sữa là điểm hẹn lí tưởng cho những cuộc gặp gỡ,
cuộc hẹn, hay đơn giản là nơi để ta thư giãn sau khoảng thời gian đi học, đi làm.
Vậy nên, việc kinh doanh quán trà sữa Happy sẽ được triển khai trong thời gian

tới. Qua bước thẩm định ban đầu, dự kiến doanh thu hàng năm có thể chi trả cho
các chi phí đầu tư, chi phí vận hành, làm cho giá trị hiện tại rịng dương. Bên cạnh
phương án đánh giá bằng phương pháp NPV, nhóm cũng đã đánh giá bằng phương
pháp suất thu lợi nội tại IRR và kết quả cho thấy IRR lớn hơn suất thu lợi tối thiểu,
do dó dự án có thể triển khai được. Khi quán được mở, khách hàng sẽ có thêm sự
lựa chọn. Đến với quán “Happy”, khách hàng sẽ được phục vụ tận tình, chu đáo
với nhiều loại trà sữa khác nhau, giá cả hợp lí và không gian yên tĩnh. “Happy” sẽ
đáp ứng được nhu cầu về chất lượng cũng như dịch vụ trà sữa hiện nay của thực
khách. Tuy nhiên, do quy mô hoạt động cịn nhỏ và kinh phí hoạt động cịn hạn hẹp
nên dự án bước ban đầu cũng sẽ không tránh khỏi những trở ngại đáng kể. Nhưng
với tinh thần học hỏi thì nhóm cũng sẽ cố gắng khắc phục và tiếp tục mở rộng
quán.

22


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình “Nhập mơn Phân tích Lợi ích- Chi phí “ , NXB Đại học Quốc gia,
TP Hồ Chí Minh.
2. />an-tich-diem-manh-diem-yeu-co-hoi-nguy-co-phan-tich-swot
%2F397d5a08%3Ffbclid%3DIwAR3DoRKzmDPrRx5zpYT9gD8GP7q
EqUXZUXaBrOyggguL6FqvTR4gD
AT2zAsV1O8MZ6EAtQqAtPpJadtIuqcG5N6SPpJWKhIFhQ -NhD1o&h= WrwnCSriE6H2nmm7aKA85vJdg_7ZvXLIU0eQRxS9u7xkSbyVp7qmtcccUvG6eHTL10Dkp-kukOkSkhhxN2NoQ
3. />4. />
23



×