Tải bản đầy đủ (.docx) (70 trang)

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI QUẦN XÃ CÂY CÓC ĐỎ (LUMNITZERA LITTOREA (JACK.) VOIGT.) Ở KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.79 MB, 70 trang )

1

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan khoá luận này là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Kết quả trình bày trong khoá luận là trung thực và chưa được các tác giả công
bố trong bất kì công trình nào.
Các trích dẫn về bảng biểu, kết quả nghiên cứu của những tác giả khác; tài liệu
tham khảo trong khóa luận đều có nguồn gốc rõ ràng và theo đúng quy định.

TP. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

năm 2019

TÁC GIẢ KHOÁ LUẬN

Dương Thị Đào


2

LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn Th.S Quách Văn Toàn Em - người đã giúp đỡ và
hướng dẫn em, truyền đạt cho em những kiến thức quý báu, những lời khuyên, trong
quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện khóa luận này.
Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới cô Trần Thị Tường Linh, cô Nguyễn Thị
Ngà, thầy Đỗ Thành Trí, anh Nguyễn Văn Tuấn ở BQL RNM Cần giờ và cùng các
thầy cô tại trung tâm nghiên đất phân bón và môi trường khu vực phía nam đã hỗ trợ
và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện khoán luận.
Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và cho


em những kinh nghiệm quý báu trong thời gian thực hiện khóa luận.
Xin cảm ơn chân thành đến anh Nguyễn Trung Hiếu đã giúp đỡ trong công tác
thực địa và các bạn khóa K41 đã động viên em trong quá trình thực hiện khóa luận.
Lời cảm ơn cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến gia đình, người
thân và bạn bè đã giúp đỡ, hỗ trợ và động viên tôi, giúp tôi vượt qua những khó khăn
trong suốt thời gian thực hiện khóa luận này.
TP. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

TÁC GIẢ KHÓA LUẬN

Dương Thị Đào

năm 2019


3

CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG BÀI

Kí hiệu

Chú giải

CHC

Chất hữu cơ

CNM


Cây ngập mặn

D1,3

Đường kính cách mặt đất 1,3 m (cm)

GPS

Hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu

Hvn

Chiều cao cây vút ngọn (m)

Ku

Standard kurtosis (độ nhọn của phân bố chuẩn)

ÔĐĐ

Ô đo đếm

R

Hệ số tương quan

RNM

Rừng ngập mặn


Sk

Standard Skewness (độ lệch của phân bố chuẩn)

SE

Sai tiêu chuẩn

TMT

Tổng muối tan

TB

Trung bình

TK

Tiểu khu


4

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Phân bố N/ D1,3 của cây Cóc đỏ ở các khu vực nghiên cứu…….....

22


Bảng 3.2: Phân bố N/Hvn cây Cóc đỏ ở các khu vực nghiên cứu……………..

24

Bảng 3.3: Phương trình hồi quy giữa Hvn và D1,3 của cây cóc đỏ ở khu vực
nghiên cứu……………………………………………………………………..

26

Bảng 3.4: Độ cao các ÔĐĐ trong 3 tiểu khu nghiên cứu……………………..

31

Bảng 3.5: Chế độ ngập triều trong tháng của các ÔĐĐ ở các khu vực nghiên
cứu……………………………………………………………………………..

32

Bảng 3.6: Kết quả phân tích thành phần cơ giới của đất ở các khu vực nghiên
cứu……………………………………………………………………………..

33

Bảng 3.7: Kết quả phân tích pH ở khu vực nghiên cứu……………………….

35

Bảng 3.8: Kết quả phân tích TMT (%) ở các khu vực nghiên cứu……………

36


Bảng 3.9: Kết quả phân tích EC ở các khu vực nghiên cứu…………………..

36

Bảng 3.10: Kết quả phân tích CHC (%) ở các khu vực nghiên cứu…………..

37

Bảng 3.11: Kết quả phân tích N_ts (%) ở các khu vực nghiên cứu…………..

38

Bảng 3.12: Kết quả phân tích tỉ lệ C/N ở các khu vực nghiên cứu……………

39

Bảng 3.13: Các chỉ số đa dạng sinh học………………………………………

39

Bảng 3.14: Chỉ số quan trọng (IVI%) …………………………………………

43


5

DANH MỤC HÌNH
Trang

Hình 1.1: Các vùng phân bố rừng ngập mặn trên thế giới……………….....

7

Hình 3.1: Hình ảnh vệ tinh vị trí 3 khu vực nghiên cứu…………………....

21

Hình 3.2: Đường biểu diễn phân bố số N/D1,3 ở khu vực nghiên cứu……...

22

Hình 3.3: Đường biểu diễn phân bố N/Hvn ở khu vực nghiên cứu………….

25

Hình 3.4: Cấu trúc ngang ÔĐĐ 2 tiểu khu 4……………………………….

28

Hình 3.5: Cấu trúc đứng ÔĐĐ 2 tiểu khu 4…………………………..…….

28

Hình 3.6: Cấu trúc ngang ÔĐĐ 2 tiểu khu 7……………………………….

29

Hình
3.7:

Cấu
trúc
7…………………………………

khu

29

Hình 3.8: Cấu trúc ngang ÔĐĐ 2 tiểu khu 14………………………………

30

Hình 3.9: Cấu trúc đứng ÔĐĐ 2 tiểu khu 14……………………………….

30

Hình
3.10:
Tổng
số
năm……………………………………..

trong

33

Hình 3.11: Biểu đồ các chỉ số đa dạng ở các khu vực nghiên cứu………….

40


Hình 3.12: Mối quan hệ quần xã theo mô hình Cluster dựa vào khu vực…..

43

Hình 3.13: Mối quan hệ quần xã theo mô hình Cluster dựa vào loài……….

43

đứng

ÔĐĐ

giờ

2

ngập

tiểu


6
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Rừng ngập mặn (RNM) là loại rừng phân bố ở vùng cửa sông, ven biển nhiệt đới
và cận nhiệt đới, nơi có thủy triều ra vào hàng ngày. Việt Nam có diện tích đất liền:
331 698km2 , từ 8o 10 tới 23o 24 vĩ Bắc, bờ biển dài 3260 km, khí hậu nhiệt đới gió
mùa, nhiệt độ trung bình năm là 27 oC ở miền Nam, 21oC ở miền Bắc; lượng mưa

trung bình 2000mm/năm với các hệ thống sông lớn: sông Hồng, sông Đồng Nai - Vàm
Cỏ, sông Cửu Long đã hình thành nên thảm thực vật RNM ven biển xanh tốt từ Quảng
Ninh đến Hà Tiên (Phạm Văn Ngọt, Quách Văn Toàn Em, Nguyễn Kim Hồng, Trần
Thị Tuyết Nhung, 2011).
Rừng ngập mặn là một hệ sinh thái hết sức quan trọng, vừa cung cấp nhu cầu về
nhiên liệu, thức ăn cho cộng đồng dân cư ven biển, vừa là bức tường xanh vững chắc
chống gió bão, sóng thần, sạt lở, làm sạch môi trường ven biển, hạn chế xâm nhập
mặn, bảo vệ nước ngầm, điều hòa khí hậu và bảo tồn hệ sinh thái ngập nước ven
biển… Ngày nay, với sự phát triển của ngành du lịch sinh thái thì rừng ngập mặn được
xem là nơi lý tưởng để thu hút khách du lịch tham quan và học tập nghiên cứu (Trần
Thị Thúy Vân, Lưu Thế Anh, Hoàng Lưu Thu Thủy, Lê Bá Biên, 2017).
Tuy nhiên, trong nửa thế kỷ qua, diện tích rừng ngập mặn đã giảm 30-50% do
các hoạt động phát triển vùng duyên hải, mở rộng nuôi trồng thủy sản và khai thác quá
mức (Quách Văn Toàn Em, Phạm Văn Ngọt, 2007). Hệ quả là môi trường đất và nước
của rừng ngập mặn bị ô nhiễm do vượt quá khả năng sinh thái của rừng. Từ đó xuất
hiện nguy cơ gây rủi ro đối với sự sinh trưởng và phát triển của rừng (Trần Duy Minh,
2013).
Rừng ngập mặn Cần Giờ có diện tích chiếm hơn 1/2 tổng diện tích toàn huyện
Cần Giờ, là “lá phổi xanh” của TP Hồ Chí Minh và đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa
học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) công nhận là Khu Dự trữ Sinh


7
Quyển Thế giới (năm 2000) với hệ sinh thái có vai trò quan trọng trong việc điều hòa
khí hậu, hạn chế xói mòn, làm màu mỡ đất đai, hạn chế ô nhiễm nước và không khí.
Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế và sự bùng nổ mạnh
mẽ của các vấn đề môi trường đã kéo theo sự gia tăng rõ rệt hàm lượng các chất ô
nhiễm gây nguy hại cho môi trường. Nước kênh rạch bị ô nhiễm nặng do hoạt động xả
thải của quá trình sản xuất công nghiệp, sinh hoạt của dân cư và nuôi trồng thủy hải
sản; cộng với sự ô nhiễm do nguồn rò rỉ từ hoạt động giao thông đường thủy ngày

càng gia tăng và các sự cố tràn dầu xảy ra liên tiếp. Hệ quả là môi trường đất và nước
của rừng ngập mặn bị ô nhiễm do vượt quá khả năng sinh thái của rừng. Từ đó xuất
hiện nguy cơ gây rủi ro đối với sự sinh trưởng và phát triển của rừng.
Cùng với việc chặt phá rừng nói trên thì việc khai thác các cây gỗ rừng ngập
mặn cũng đã đưa ra thách thức hết sức khó khăn đối với việc bảo vệ rừng ngập mặn.
Cụ thể trong số 37 loài cây ngập mặn chủ yếu ở nước ta thì loài cây Cóc đỏ đã được
ghi trong Sách đỏ Việt Nam năm 1996 và 2007 (Phan Nguyên Hồng & cs, 1999).
Trong những năm gần đây, cũng đã có một vài nghiên cứu nhằm bảo tồn và phục
hồi những quần thể Cóc đỏ còn tồn tại trong các khu rừng ngập mặn. Tuy nhiên, nhiều
công trình khoa học đã cho thấy khả năng tái sinh ngoài tự nhiên của cây Cóc đỏ rất
thấp do hạt khó nảy mầm và cây con thường bị các loài động vật khác gây ảnh hưởng
làm giảm khả năng sống sót. Để có cơ sở tốt hơn cho việc bảo tồn và phát triển cây
Cóc đỏ trong tương lai ở những điều kiện môi trường sinh thái khác nhau, chúng tôi
tiến hành đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm sinh thái quần xã cây Cóc đỏ (Lumnitzera
littorea (Jack) Voigt) ở Khu dự trữ Sinh quyển rừng ngặp mặn Cần Giờ”
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Xác định đặc điểm sinh thái (Chế độ ngập, các đặc tính hóa – lí của đất) ở
nơi phân bố của các quần thể Cóc đỏ ở các khu vực nghiên cứu.
- Xác định các mối quan hệ sinh thái của quần thể Cóc đỏ với các quần thể
thực vật khác trong quần xã ở các khu vực nghiên cứu.
- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đề xuất các biện pháp bảo tồn quần thể Cóc
đỏ ở các khu vực nghiên cứu theo không gian và thời gian.


8
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu đặc điểm về sinh thái ở các địa điểm có sự phân bố tập
trung của cây Cóc đỏ ở 03 tiểu khu (tiểu khu 14, tiểu khu 07 và tiểu khu 04) tại Khu
Dự trữ Sinh quyển rừng ngặp mặn Cần Giờ.



9

Chương 1. TỔNG QUAN
1.1 TỔNG QUAN VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Cây Cóc đỏ: Lumnitzera littorea (Jack) Voigt, 1845.
Họ Bàng:

Combretaceae

Bộ Sim:

Myrtales (Bộ KHCN&MT, 2007)

1.1.1. Đặc điểm hình thái
Cây gỗ, cao 10 - 20 m, đường kính 40 - 50 cm, tuy nhiên ở Cần Giờ thường chỉ
gặp cây cao 3 - 7 m, vỏ màu nâu thẫm có vết nứt, mặt trong vỏ màu nâu đỏ, phần giác
màu vàng, lõi màu nâu thẫm. Tán lá phát triển, phân cành thấp, thân cành có nhiều
mắt do những vết sẹo của lá rụng để lại, nhánh non đỏ nhạt.
Lá đơn mọc cách, phiến lá dày hình trứng ngược, dày, mọng nước, dễ gãy. đầu
tròn, khía tai bèo, đôi khi nhọn; gốc lá hình nêm, dài 6 cm, rộng 2 cm, ít gân; cuống
dài 0,5 – 1 cm. Mặt trên lá bóng, dài 2 – 8 cm, rộng 1 – 2,5 cm, lá tích nhiều muối.
Rễ thường không lộ trên mặt đất nhưng trong môi trường ẩm ướt thì xuất hiện
những rễ đầu gối nhô trên mặt đất.
Cụm hoa hình chùm ở đỉnh cành, dài 1,5 - 3 cm. Hoa có cuống ngắn, dài 1,5 - 2
mm. Đài hình ống tạo thành đĩa chứa mật. Tràng 5 thùy, hình bầu dục thuôn, dài 5 - 6
mm, màu đỏ. Nhị 5 - 10, chỉ nhị dài gấp đôi cánh hoa. Nhụy hơi nhô ra khi hoa nở,
vòi nhụy dài và đài bền. Bầu 1 ô, 5 lá noãn hợp, noãn nhỏ 3 - 5, đính noãn treo, vòi
hình chỉ, đầu nhụy tù. Hoa thụ phấn nhờ chim hút mật và những loài ăn mật.
Quả hạch, 1 hạt, hình trứng dài 3 – 4 cm, với nhiều sợi cương mô của vỏ quả

nằm rải rác, vỏ quả trong cứng. Quả non màu nâu đỏ, quả chín rụng, mùa ra hoa:
tháng 6 – 8, mùa quả chín: tháng 8 – 10 (Bộ KHCN&MT, 2007), (Lê Đức Tuấn và
cộng sự, 2002), (Phạm Văn Quy, Viên Ngọc Nam, 2005), (Chapman. V. J, 1975).
1.1.2. Sinh thái
Cây mọc ở RNM ven sông, ven biển, nơi chỉ ngập triều cao hoặc ít ngập nước
mặn, đất sét hơi chặt, thường mọc lẫn với loài Giá (Excoecaria agallocha), Dà


10
(Ceriops spp), có khi mọc thành quần xã ưu thế hoặc gần như thuần loại (Hứa Mỹ
Ngọc, 2011).
1.1.3. Phân bố
Loài Cóc đỏ (Lumnitzera littorea) là loài cây ngập mặn không có hiện tượng thai
sinh phân bố ở Châu Á và Châu Úc thuộc vùng nhiệt đới. Loài này phân bố từ bờ biển
phía đông Châu Phi đến phía nam Châu Á, Châu Úc, cụ thể là: Việt Nam, Trung
Quốc, Srilanca, Myanma, Thái Lan, Malaixia, Singapore, Indonesia, Phillippine, New
Guinea, Fiji.
Huỳnh Đức Hoàn, Viên Ngọc Nam (2005) nghiên cứu đa dạng sinh học các quần
xã thực vật Khu Dự trữ Sinh quyển Rừng ngập mặn Cần Giờ kết quả có tới 14 kiểu
quần xã khác nhau. Trong đó quần xã Cóc đỏ, Giá, Dà… phân bố trên đất cao, ít ngập
triều, đất sét hơi chặt (Hứa Mỹ Ngọc, 2011).
Ở Việt Nam, Lumnitzera littorea là loài có tên trong Sách đỏ với cấp báo động V
(Sách đỏ Việt Nam, 2007). Hiện nay, Cóc đỏ chính thức được phát hiện ở Cần Giờ TP.HCM, Phú Quốc, Rạch Giá - Kiên Giang, Côn Đảo nhưng số lượng không nhiều.
1.1.4. Giá trị
Hoa đỏ, đẹp, được dùng làm cảnh, trang trí. Ngoài ra, hoa có chứa mật nên hấp
dẫn cá loài ong, vì vậy người ta có thể nuôi ong trong khu vực có nhiều Cóc đỏ. Gỗ
tốt, có thể nằm trong bùn và nước mặn lâu ngày mà không bị mục nên được dùng
trong xây dựng, đóng đồ đạc, làm cọc…Thân Cóc đỏ còn được dùng để đốt lấy than
do chứa nhiều tannin. Lá được dùng để chữa bệnh tiêu chảy, loét miệng, viêm ruột
(Bộ KHCN&MT, 2007), (Lê Đức Tuấn và cộng sự, 2002), (Phạm Văn Quy, Viên

Ngọc Nam, 2005), (Chapman. V. J, 1975)
1.2. Tổng quan về hệ sinh thái rừng ngập mặn
1.2.1 Khái niệm về hệ sinh thái rừng ngập mặn
Rừng ngập mặn (Mangrove forest) là đơn vị cấu thành của hệ sinh thái cửa sông,
phát triển ổn định trong môi trường bất ổng định (Vũ Trung Tạng, 1994, 2001), đặc
trưng cho các cửa sông nhiệt đới và cận nhiệt đới với nhiệt độ trung bình năm không


11
thấp hơn 20oC, trừ một số loài phân bố rộng như Trang (Kandelia candel), Đâng
(Rhizophora stylosa), Mắm biển (Avicennia maria), Vẹt dù (Brugiera gymnorhiza),
Cóc vàng (Lumnitzera racemoza) (Vũ Trung Tạng, 2011).
Saenger và cs (1983), cũng đã mô tả rừng ngập mặn như là hệ cây rừng ven biển
của vùng duyên hải nhiệt đới và á nhiệt đới. Vì thế thuật ngữ rừng ngập mặn
"mangrove" đã được sử dụng để cho các cây sống trong bùn, đất ướt ở vùng triều
nhiệt đới và á nhiệt đới. Ngày nay nhiều nhà nghiên cứu còn gọi là rừng ven biển
"coastal woodland", rừng triều "tidal forest" như là rừng ngập mặn "mangrove forest”
(Lê Công Khanh, 1986)
1.2.2. Phân bố rừng ngập mặn
Trên thế giới
Rừng ngập mặn được giới hạn bởi một khu vực rộng lớn từ giữa 30o B và phía
nam của đường xích đạo, với phần kéo dài đáng kể ở phía bắc là Bermuda (32 o20’B)
và Nhật Bản (31o22’ B), ở phía nam là Australia (38o45’ N), Newzealand (38003’ N) và
phía đông bờ biển Nam Phi (32o59’ N). Ở khu vực biển Thái Bình Dương, các quần xã
RNM tự nhiên phát triển hạn chế ở các khu vực phía tây và nhiều đảo thuộc khu vực
này (Mark Spalding, Francois Blasco, Colin Field, 1997).
Tổng diện tích RNM vào năm 2000 được ước tính khoảng 137.760 km 2 phân bố
ở 118 quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới
(NASA Socioeconomic Data and Applications Center (SEDAC), Global Mangrove
Forests Distribution, 2018).

Ở khu vực Đông Nam Á, Indonesia là quốc gia có diện tích RNM lớn nhất khu
vực (gần 60% tổng diện tích RNM ở Đông Nam Á) tiếp đến là Malaysia (11,7%),
Myanma (8,8%), Papua New Guinea (8,7%), Thái Lan (5,0%) và Việt Nam (2,1 %).
(Theo Wim Giesen, 2007) (Wim Giesen, Stephan Wulffraat, Max Zineren, Liesbeth
Scholten, 2007).


12

Hình 1.1. Các vùng phân bố rừng ngập mặn trên thế giới (Lacerda L.D., Ittekkot V.
and Patchineelam S. R., 1995)
Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, RNM khá phong phú về số lượng các loài thực vật: 37 loài cây
ngập mặn chính thức, trên 70 loài cây tham gia RNM. Trong số đó có 30 loài cây
cho gỗ, 14 loài cây cho tanin, 24 loài cây dùng làm phân xanh, 21 loài được sử dụng
làm thuốc, 21 loài cho mật nuôi ong, 1 loài cho nhựa để sản xuất nước giải khát,
đường, cồn (Phạm Văn Quy, Viên Ngọc Nam, 2005).
Hệ sinh thái rừng ngặp mặn phân bố dọc bờ biển Việt Nam thuộc 28 tỉnh và
thành phố. Phan Nguyên Hồng (1999) đã chia vùng phân bố RNM Việt Nam thành 4
khu vực với 12 tiểu khu và xác định điều kiện sinh thái cho từng tiểu khu:
- Khu vực I: ven biển Đông Bắc. Khu vực này được chia thành 3 tiểu khu:
+ Tiểu khu 1: từ Móng Cái đến Cửa Ông, bờ biển dài khoảng 55 km. Tiểu khu
này gồm lưu vực của sông Kalong, lưu vực vịnh Tiên Yên - Hà Cối và vùng ven bờ
cửa sông Tiên Yên - Ba Chẽ.
+ Tiểu khu 2: từ Cửa Ông đến Cửa Lục, bờ biển dài khoảng 40 km.
+ Tiểu khu 3: từ Cửa Lục đến mũi Đồ Sơn, bờ biển dài khoảng 55 km.
- Khu vực II: ven biển đồng bằng Bắc Bộ, gồm 2 tiểu khu,


13

+ Tiểu khu 1: từ mũi Đồ Sơn đến cửa sông Văn Úc.
+ Tiểu khu 2: từ của sông Văn Úc đến cửa Lạch Trường thuộc khu vực bồi tụ
của hệ thống sông Hồng.
- Khu vực III: ven biển Trung Bộ từ mũi Lạch Trường đến mũi Vũng Tàu. Khu
vực này gồm 3 tiểu khu:
+ Tiểu khu 1: từ Lạch Trường đến mũi Ròn.
+ Tiểu khu 2: từ mũi Ròn đến mũi đèo Hải Vân.
+ Tiểu khu 3: từ mũi đèo Hải Vân đến mũi Vũng Tàu.
- Khu vực IV: ven biển Nam Bộ. Khu vực này gồm 4 tiểu khu:
+ Tiểu khu 1: từ mũi Vũng Tàu đến cửa sông Soài Rạp.
+ Tiểu khu 2: từ của sông Soài Rạp đến cửa sông Mỹ Thanh.
+ Tiểu khu 3: từ của sông Mỹ Thanh đến của sông Bảy Háp.
+ Tiểu khu 4: từ của sông Bảy Háp đến mũi Nãi, Hà Tiên (Bộ NN & PTNT,
2006).
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng ngập mặn
Cây ngập mặn (CNM) sống ở vùng chuyển tiếp giữa môi trường biển và đất liền,
nơi mà chúng phải thích nghi với điều kiện môi trường luôn thay đổi về mặt vật lí, hóa
học và sinh học. Do đó để đánh giá vai trò của từng nhân tố cụ thể lên sự sinh trưởng
và phát triển của CNM là hết sức khó khăn. Một số nhân tố như điều kiện tự nhiên, đất
và nước có ảnh hưởng đến sự phân bố của RNM: khí hậu, các yếu tố thủy văn, thể
nền, chất hữu cơ trong đất, địa hình và các nhân tố khác.
1.2.4. Tổng quan về các đặc tính lí - hóa của đất
Một trong những đặc trưng của vùng đất ngập mặn là bị ngập nước thường
xuyên, đất luôn trong tình trạng dư thừa từ đó đòi hỏi các loài thực vật phải thích ứng
với môi trường ngập nước và đây cũng là nhân tố chính gây nên sự thay đổi các tính
chất sinh - địa - hóa học trong đất.
1.2.4.1. pH đất


14

Độ pH của đất hay độ chua của đất hoặc phản ứng đất là nồng độ ion H + có trong
đất. Độ pH là một tính chất quan trọng của môi trường sống trong đất và trong nước.
Phần lớn đất ở các vùng ẩm thường có độ pH dao động từ axit yếu đến trung hòa
(pH = 6 - 7,5), đất đầm lầy, than bùn, đất phèn thường có tính axit mạnh (pH = 3 - 4),
đất trên đá vôi, đất mặn thường có phản ứng kiềm (pH = 8 - 9). Tuy nhiên, phản ứng
đất thay đổi có tính chu kì trong năm liên quan đến sự phân bố có tính chu kì của
lượng mưa, ngoài ra, còn có những sai khác mang tính chất cục bộ, đặc biệt là giữa
các lớp đất khác nhau trong mặt cắt của đất (Lương Đức Phẩm, Lê Xuân Cảnh, Hồ
Thanh Hải, 2009).
Theo Zeng – Yei HSEU, Zeung – Sang CHEN (1999), nhận thấy pH đất mặt
trung tính nhờ ảnh hưởng của nước biển, tuy nhiên pH giảm với sự gia tăng độ sâu của
đất bởi độ nghiêng của đất RNM Chuwei thuốc Bắc Đài Loan (Hseung Zeng Yei, and
Z.S. Chen., 1996).
M.C.L. Cohen và cộng sự (2002), khi nghiên cứu RNM ở Bắc Brazil nhận thấy
khi nước triều cường thấm qua các lỗ do cua đào và những lỗ nhỏ khác có thể làm cho
pH tăng lên. Mặc khác, có sự khác biệt vể pH đất tại hai loại rừng khác nhau tại
Nigeria. Đất ở RNM bởi Avicennia africana chiếm ưu thế có tính acid thấp hơn so với
đất ở RNM với Rhizophora spp. chiếm ưu thế (Ngô Thanh Trúc, 2007).
Võ Ngươn Thảo và cs (2013), khi nghiên cứu RNM ở cồn Ông Trang, tỉnh Cà
Mau nhận thấy pH đất có xu hướng giảm dần từ điểm nghiên cứu Mắm trắng đến
điểm nghiên cứu Vẹt tách và mùa mưa có pH đất cao hơn so với mùa khô (Võ Ngươn
Thảo, Trương Thị Nga, Huỳnh Trọng Khiêm, 2013).
1.2.4.2. Điện thế oxi hóa - khử
Trong đất luôn tồn tại chất oxi hóa và chất khử, nên quá trình oxi hóa - khử xảy
ra phổ biến ở trong đất. Những chất oxi hóa là O 2, NO3-, Fe3+, Mn4+, Cu2+ và một số vi
sinh vật hiếu khí. Chất khử là H 2, Fe2+, Cu+, vi sinh vật yếm khí và các sản phẩm phân
giải hữu cơ trong điều kiện yếm khí. Điện thế oxi hóa - khử (Eh) trong các kiểu đất
khác nhau hay trong tầng đất khác nhau thường thay đổi trong khoảng 100 - 800 mv,



15
đôi khi xuất hiện điện thế âm (Trần Không Tấu, Ngô Văn Phụ, Hoàng Văn Huây,
Hoàng Văn Thế, Văn Huy Hải, Trần, 1986).
Võ Ngươn Thảo và cs (2013), khi nghiên cứu RNM ở cồn Ông Trang, tỉnh Cà
Mau nhận thấy Eh có giá trị cao nhất ở vị trí có địa hình cao nhất, thuộc khu vực cuối
mũi cồn, nơi phân bố Vẹt tách với giá trị ghi nhận vào mùa mưa là 60 mV±11 và vào
mùa khô là 79 mV±12. Tại nơi phân bố Đước đôi với giá trị Eh ghi nhận vào mùa
mưa là -143 mV±24 và vào mùa khô là -125 mV±28. Tại nơi có địa hình thấp nhất,
Mắm trắng với giá trị Eh vào mùa mưa là -176 mV±25 và vào mùa khô là -161
mV±23 (Võ Ngươn Thảo, Trương Thị Nga, Huỳnh Trọng Khiêm, 2013).
1.2.4.3. Độ mặn
Độ mặn trong đất ngập nước khác nhau tùy thuộc vào các yếu tố như tần suất
ngập lũ, mưa, sự hiện diện của các kênh rạch, độ dốc ảnh hưởng đến sự thoát nước, độ
sâu mực nước, và dòng nước ngọt (Mitsch, W. J., J. G. Gosselink, 2000).
Độ mặn thay đổi theo mùa do biên độ thủy triều, thời gian có mưa, tổng lượng
nước ngọt vào RNM, và nó cao vào mùa khô, thấp vào mùa mưa tại RNM Bắc Brazil
(M.C.L Cohen, R.J. Lara, C. Szlafszein, T. Dittmar, 2004). (Trích dẫn bởi Ngô Thanh
Trúc) (Ngô Thanh Trúc, 2007).
Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của loài cây Cóc đỏ (Lumnitzera littorea) với
các chế độ muối khác nhau ở giai đoạn vườn ươm, kết quả cho thấy cây có khả năng
đáp ứng với môi trường sống có độ mặn cao được thể hiện thông qua điều chỉnh các
quá trình sinh lý, sinh thái thích nghi như: hàm lượng diệp lục và cường độ quang hợp
của cây đều đạt giá trị cao khi sống trong môi trường có độ mặn từ 8,25 - 16,5 ‰
NaCl và giảm dần khi độ mặn tăng cao hoặc khi sống trong môi trường nước ngọt
(tương đương 0 ‰ NaCl) (Quách Văn Toàn Em, 2008).
Nghiên cứu khả cứu đặc điểm sinh thái và sinh trưởng của cây Cóc đỏ
(Lumnitzera littorea (Jack) Voigt) tái sinh tự nhiên ở Khu Dự trữ Sinh quyển rừng
ngập mặn Cần Giờ, nhận thấy vào mùa mưa độ mặn thấp hơn so với mùa khô do mưa
đã làm giảm độ mặn của đất. Ở tầng đất mặt (tầng 10 cm) thì độ mặn thường thấp hơn
ở tầng đất sâu hơn (tầng 40 cm) (Quách Văn Toàn Em, 2009).



16
1.2.4.4. Chất hữu cơ
Sự tích lũy chất hữu cơ trong ĐNN nhiều hơn so với đất ở trên cao. Theo Coulta
(1980), 10% chất hữu cơ hiện diện trong đất đầm lầy ở của sông Florida. Hill (1982)
khám phá ra chất hữu cơ ở Connecticut gần 30% (Ngô Thanh Trúc, 2007).
Phân tích mẫu đất lấy từ hai loại rừng Rhizophara và Avicennia ở RNM Đông
Nam Brazil nhận thấy chất hữu cơ và nitrogen ở đất rừng Avicennia cao hơn so với đất
rừng Rhizophora, chất hữu cơ tổng số ở đất rừng Rhizophora không thay đổi theo độ
sâu trong khi đó đất rừng Avicennia lại tăng (Lacerda L.D., Ittekkot V. and
Patchineelam S. R., 1995).
1.2.4.5. Nitơ
Trong đất 95 - 99% nitơ (N) ở dạng hữu cơ, chỉ có 1-5 % ở dạng vô cơ. Sự tương
quan giữa nitơ trong đất với tổng số chất hữu cơ rất chặt chẽ, tỉ lệ C/N thay đổi theo
chất lượng chất hữu cơ, mức độ phong hóa và rửa trôi. Bình quân nitơ chiếm từ 5 10% tổng số chất hữu cơ (Viện thổ nhưỡng Nông hóa, 1998).
Theo Feller I.C và cs (2003) Đối với RNM Rhizophora mangle ở bờ biển quần
đảo tạo Belize, nitơ là một nhân tố giới hạn trong vùng ngoài rìa, photpho là nhân tố
giới hạn trong vùng Đước lùn và cả nitơ và phopho là hai nhân tố giới hạn trong vùng
chuyển tiếp (Ngô Thanh Trúc, 2007).
1.3. Tổng quan về hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ
1.3.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
Huyện Cần Giờ nằm ở phía Đông Nam thành phố Hồ Chí Minh, toạ độ
10022’44” đến 10040’09” vĩ độ Bắc và 106044’12” đến 107000’50” kinh Đông. Phía
Bắc và Đông Bắc giáp với hai huyện Châu Thành và Long Thành tỉnh Đồng Nai qua
các sông Lòng Tàu, Đồng Tranh, Gò Gia và Cái Mép. Phía Nam giáp với biển Đông.
Tây giáp với Gò Công- Tiền Giang, Tây Nam giáp với huyện Cần Giuộc- Long An.
Huyện Cần Giờ có diện tích tự nhiên 78.500 ha nằm trong vùng bồi tụ cửa sông hình
phểu của hệ sông Đồng Nai - Sài Gòn.



17
1.3.2. Lịch sử rừng ngập mặn Cần Giờ
Rừng ngập mặn Cần Giờ là một hệ sinh thái ngập mặn có vai trò và vị trí đặc
biệt quan trọng đối với môi trường và cộng đồng dân cư địa phương trong vùng.
Trong chiến tranh giai đoạn 1964 - 1971, rừng ngập mặn Cần Giờ gần như bị huỷ diệt
hoàn toàn do chất hoá học, cho dến năm 1978 rừng mới được trồng lại theo chỉ đạo
của Ủy ban nhân dân Thành phố. Từ năm 1978 đến 1995 tại Cần Giờ đã trồng trên
19.000 ha rừng.
Rừng ngập mặn Cần Giờ được Chính phủ công nhận là rừng phòng hộ môi
trường theo Quyết định số 173/CT ngày 29/05/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
Sau gần 23 năm phục hồi và phát triển với những nỗ lực của Chính quyền và nhân dân
thành phố Hồ Chí Minh, thì hơn 36.600 ha rừng ngập mặn cần Giờ đã được phủ xanh
và đây được xem là khu vực rừng ngập mặn được tái tạo lớn nhất trên thế giới. Ngày
21/01/2000 rừng ngập mặn Cần Giờ được Uỷ ban MAB/UNECO công nhận là Khu
Dự trữ Sinh quyển của thế giới. Đây là Khu Dự trữ Sinh quyển đầu tiên tại Việt Nam
với hệ thực vật và động vật rất phong phú mang tính đa dạng sinh học cao (Viên Ngọc
Nam, 2007), (Phạm Trọng Thịnh, Lê Trình, 2005).
1.3.3. Thực vật ở Cần Giờ
Theo Phạm Văn Ngọt và cộng sự (2007) đã ghi nhận được ở RNM Cần Giờ có
182 loài thực vật bậc cao có mạch. Trong đó, ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) có 6
loài và ngành Mộc lan (Magnoliophyta) có 176 loài, với 128 chi, thuộc 57 họ. Cụ thể
như sau:
- 36 loài cây ngập mặn chủ yếu.
- 46 loài cây tham gia RNM.
- 100 loài cây nhập cư, sống trên đất cao (Phạm Văn Ngọt, Viên Ngọc Nam,
Phan Nguyên Hồng, 2007).


18

1.4. Các công trình nghiên cứu
1.4.1. Các công trình nghiên cứu về đa dang sinh học rừng ngập mặn Cần
Giờ.
1. Phạm Văn Ngọt, Viên Ngọc Nam, Phan Nguyên Hồng (2007), Thành phần
loài thực vật bậc cao có mạch ở rừng ngập mặn Cần Giờ, So sánh cấu trúc và chức
năng của hệ sinh thái rừng ngập mặn trồng lại và rừng ngập mặn tự nhiên tại Khu Dự
trữ Sinh quyển Cần Giờ, Tp. Hồ Chí Minh, Bộ Khoa học và Công nghệ, 266 - 277.
2. Trần Triết, Nguyễn Thái Minh Quân, Lưu Văn Tư Duy (2007), Cấu trúc rừng,
So sánh cấu trúc và chức năng của hệ sinh thái rừng ngập mặn trồng lại và rừng ngập
mặn tự nhiên tại Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, Tp. Hồ Chí Minh, Bộ Khoa học và
Công nghệ, 224 - 243.
3. Nguyễn Quang Hùng, Đỗ Anh Duy (2011), Đa dạng sinh học và nguồn lợi
thuỷ sản trong hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển Việt Nam, Hội nghị Khoa học và
Công nghệ biển toàn quốc lần thứ V, Quyển 4: Sinh học và nguồn lợi sinh vật biển.
NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội, 22-28.
4. Đặng Văn Sơn, Phạm Văn Ngọt (2014), Đa dạng thành phần loài cây du nhập
rừng ngập mặn ở khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí
Khoa học và Phát triển, tập 12, số 1, 52-58.
1.4.2. Các nghiên cứu về cây Cóc đỏ (Lumnitzera littorea (Jack) Voigt)
1. Quách Văn Toàn Em, Phạm Văn Ngọt (2007), Nghiên cứu sự tăng trưởng của
loài cây Cóc đỏ (Lumnitzera littorea) với các chế độ muối khác nhau ở giai đoạn
vườn ươm, Hội thảo Quốc gia về Phục hồi rừng ngập mặn ứng phó với BĐKH hướng
tới phát triển bền vững, Cần Giờ - Thành phố Hồ Chí Minh, 26 - 27/11/2007, tr. 297 –
305.
3. Quách Văn Toàn Em (2008), Nghiên cứu sự tăng trưởng của loài cây Cóc đỏ
(Lumnitzera littorea) với các chế độ muối khác nhau ở giai đoạn vườn ươm, Đề tài cơ
sở, Trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Quách Văn Toàn Em (2008), Nghiên cứu đặc điểm thích nghi giải phẫu và
sinh lý của loài cây Cóc đỏ (Lumnitzera littorea) với độ mặn khác nhau ở giai đoạn



19
vườn ươm, Tạp chí Khoa học - Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học sư phạm Thành
phố Hồ Chí Minh, số 14, tháng 7/2008, trang 80 – 88.
5. Quách Văn Toàn Em (2009), Nghiên cứu đặc điểm sinh thái và sinh trưởng
của cây Cóc đỏ (Lumnitzera littorea (Jack) Voigt) tái sinh tự nhiên ở khu Dự trữ sinh
quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, luận văn Thạc sĩ Sinh học, ĐH Khoa học tự nhiên,
ĐH Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, trang 1 – 98.


20
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian tiến hành đề tài: tháng 09/2018 - tháng 04/2019.
- Địa điểm nghiên cứu ở 03 tiểu khu: tiểu khu 7 (TK7), tiểu khu 14 (TK14) và
tiểu khu 4 (khu Tam Thôn Hiệp) (TK4).
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Nghiên cứu cấu trúc quần thể Cóc đỏ ở các khu vực nghiên cứu
- Cấu trúc ngang các quần thể Cóc đỏ ở các khu vực nghiên cứu.
- Cấu trúc đứng các quần thể Cóc đỏ ở các khu vực nghiên cứu.
- Tương quan giữa chiều cao và đường kính của cây Cóc đỏ ở khu vực nghiên
cứu.
- Cấu trúc quần xã cây Cóc đỏ ở các khu vực nghiên cứu.
2.2.2. Nghiên cứu các đặc điểm sinh thái của quần thể cây Cóc đỏ tự nhiên
ở các khu vực nghiên cứu
- Xác định vị trí địa lí khu vực nghiên cứu.
- Độ cao địa hình và chế độ ngập triều của các khu vực nghiên cứu.
- Các đặc tính lí, hóa của đất ở các khu vực nghiên cứu: pH đất, tổng muối tan,
độ dẫn điện của đất, hàm lượng chất hữu cơ.
2.2.3. Nghiên cứu về sự đa dạng sinh học trong quần xã nghiên cứu

Nghiên cứu sự đa dạng sinh học của quần xã trong khu vực nghiên cứu thông
qua các chỉ số đa dạng sinh học:
- Chỉ số phong phú loài Margalef (d)
- Chỉ số Shannon – Wiener (H’)
- Chỉ số tương đồng Peilou (J’)
- Chỉ số ưu thế Simpson (C)


21
- Chỉ số đa dạng Simpson (D)
- Chỉ số giá trị quan trọng (IVI %).
2.2.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến sự phân bố và
các chỉ số đa dạng của các loài ở khu vực nghiên cứu.
Các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến sự phân bố của các loài ở các khu vực
nghiên cứu trong đề tài gồm: Độ cao địa hình, chế độ ngập triều, các đặc tính lí - hóa
của đất.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu dựa theo phương pháp của Ong Jin_Eong và cộng sự
(1997) “Sách nghiên cứu về nguồn tài nguyên đại dương vùng nhiệt đới” trong quyển
“Hệ sinh thái rừng ngập mặn” (Viên Ngọc Nam, 2006), (English. S, Wilkinson. C and
Baker. V, 1997), (Research, 2000).
2.3.1. Xác định vị trí khu vực nghiên cứu
Sử dụng máy định vị vệ tinh GPS (Garmin 76CSx) để xác định vị trí các khu vực
lập ÔĐĐ ở các khu vực nghiên cứu khác nhau. Sau đó, nhập vào phần mềm Mapsouce
6.13.1 để đưa số liệu lên Google - Earth – BZXD, xác định khu vực nghiên cứu trên
ảnh vệ tinh.
2.3.2. Nghiên cứu cấu trúc và đa dạng của các quần xã có cây Cóc đỏ
Các số liệu về cấu trúc các quần xã có cây Cóc đỏ được tiến hành đo đếm trên
các ÔĐĐ được thiết lập theo phương pháp của English và cộng sự (1997) có kích
thước 10 m x 10 m. Dùng thước dây 50 m để thiết lập ÔĐĐ. Mỗi khu vực phân bố

Cóc đỏ tập trung tiến hành lập 3 – 5 ÔĐĐ (tùy theo diện tích phân bố của quần thể
Cóc đỏ ở khu vực khảo sát). Ở mỗi ÔĐĐ, tiến hành đo đếm các chỉ tiêu như sau:
- Xác định tên loài thực vật
Dựa theo tài liệu Hướng dẫn điều tra nghiên cứu đa dạng sinh học RNM (phần
thực vật) của Phan Nguyên Hồng (2005) để xác định tên của loài trong ÔĐĐ.
- Xác định tọa độ gốc cây trong ÔĐĐ


22
- Đo chiều cao cây: sử dụng máy đo chiều cao cây Haglof Vertex để xác định
chiều cao cây (Hvn).
- Đo đường kính thân (D1,3): Đường kính thân cây được đo ở vị trí 1,3 m trên
mặt đất bằng thước dây để đo chu vi và suy ra đường kính thân cây.
+ Khi thân cây chia nhánh ở bên dưới chiều cao ngang ngực (1,3 m) thì đo từng
thân như là thân từng cây riêng biệt.
+ Khi thân cây phân nhánh ở chiều cao ngang ngực hay hơi cao hơn một chút thì
đo đường kính cây ở ngay dưới chỗ phình to do sự phân cành gây ra.
+ Thân cây có những chỗ phình to, các cành, có rễ bạnh vè hay những dị thường
ở những điểm định đo, thì đo đường kính ở chổ thấp hơn và cao hơn một chút, rồi lấy
trung bình.
+ Đánh dấu các vị trí đo đường kính trên thân bằng bút xoá để cho việc đo lần
sau được chính xác và nhanh chóng.
- Đo đường kính tán
Đo đường kính tán theo hai hướng vuông gốc bằng thước dây 10 m.
- Vẽ sơ đồ phẫu diện cắt ngang và đứng các ÔĐĐ
Các số liệu đã đo đếm trong các ÔĐĐ được thiết lập cơ sở dữ liệu cấu trúc từng
ô và sử dụng phần mềm Auto cad để vẽ độ che phủ và trắc diện đồ các ÔĐĐ.
- Tính toán các chỉ số đa dạng qua phần mềm Biodiversity Pro 2.0.
2.3.3. Đo địa hình
Để đo địa hình của các ÔĐĐ, chúng tôi sử dụng phương pháp đo bằng thủy kế.

2.3.4. Xác định các chỉ số lí - hóa của đất
Các mẫu đất được lấy. Sau đó tiến hành:
- Đo pH (H2O) đất theo phương pháp trong Sổ tay phân tích đất, nước phân bón
cây trồng, Viện thổ nhưỡng nông hóa, NXB Nông nghiệp.
- Xác định tổng muối tan (TMT %) theo độ dẫn điện Sổ tay phân tích đất, nước
phân bón cây trồng, Viện thổ nhưỡng nông hóa, NXB Nông nghiệp.


23
- Xác định thành phần cơ giới đất, chất hữu cơ (CHC %) và nitơ (N_ts %) bằng
cách gửi mẫu phân tích ở Viện Khoa học kĩ thuật Nông nghiệp Miền Nam (theo các
tiêu chuẩn: TCVN 8942 - 2011 và TCVN 6498 - 1999).
2.3.5. Xác định các chỉ số đa dạng trong quần xã khu vực nghiên cứu
Xác định các chỉ số đa dạng sinh học của thực vật RNM, quần xã thực vật RNM
trong từng khu vực theo các phương pháp nghiên cứu phân tích định lượng các chỉ số
đa dạng sinh học thực vật (Lê Quốc Huy, 2005)
Chỉ số phong phú loài Margalef (d): Chỉ số này được sử dụng để xác định tính
đa dạng về loài và được tính theo công thức:
hay
Trong đó:
d: Chỉ số đa dạng Margalef
S: Tổng số loài trong mẫu
N: Tổng số cá thể trong mẫu
Chỉ số Shannon – Weiner (H’): Dùng để tính sự đa dạng loài trong một quần xã
và được tính theo công thức:
H’ =
Trong đó:
H’: Chỉ số Shannon - Weiner.
S: Số lượng loài. Được gọi là độ giàu có của loài.
N: Tổng số cá thể trong toàn bộ mẫu.

pi = ni/N: Tỉ lệ cá thể của loài i so với lượng cá thể của toàn bộ mẫu.
ni: Số lượng cá thể của loài i.
Chỉ số tương đồng Peilou (J’): Dùng để tính toán mức độ đồng đều của các loài
trong quần xã và được tính theo công thức:
J’=
Trong đó: H’ là chỉ số Shannon - Weiner và S là tổng số loài.
J’ có giá trị từ 0 đến 1 (J’ = 1 khi tất cả các loài có số lượng cá thể bằng nhau).
Chỉ số ưu thế Simpson (Cd): được dùng để đại diện cho loài ưu thế và sử dụng
trong việc theo dõi môi trường, khi Cd tăng thì đa dạng giảm vì thế nó có hiệu quả


24
trong việc đánh giá tác động của môi trường. Công thức tính như sau:
Cd=
Trong đó:
Ni: Số lượng cá thể của loài i.
N: Tổng số lượng các loài trong quần xã.
Cd: Chỉ số của loài ưu thế và có giá trị (0 ≤ Cd ≤ 1).
Chỉ số đa dạng Simpson (D) thường được thể hiện là 1 - C với (0 ≤ D ≤ 1). D
lớn thì đa dạng sinh học lớn.
Chỉ số giá trị quan trọng (IVI %): Khái niệm chỉ số giá trị quan trọng
(Importance Value Index - IVI) được các tác giả Curtis và Mclntosh (1950); Phillips
(1959); Mishra (1968) áp dụng để biểu thị cấu trúc, mối tương quan và trật tự ưu thế
giữa các loài trong một quần thể thực vật. Chỉ số IVI (%) biểu thị tốt hơn, toàn diện
hơn cho các tính chất tương đối của hệ sinh thái so với các giá trị đơn tuyệt đối của
mật độ, tần xuất, độ ưu thế, vv... Chỉ số IVI (%) của mỗi loài được tính bằng một
trong 2 công thức sau đây:
1. IVI = RD + RF + RC (Rastogi, 1999 và Sharma, 2003),
2. IVI = RD + RF + RBA (Mishra, 1968)
Trong đó: RD là mật độ tương đối, RF là tần xuất xuất hiện tương đối, RC là độ

tàn che tương đối và RBA là tổng tiết diện thân tương đối của mỗi loài. Chỉ số IVI (%)
của một loài đạt giá trị tối đa là 300 khi hiện trường nghiên cứu chỉ có duy nhất loài
cây đó.
Mật độ: cho biết số lượng cá thể trung bình của loài nghiên cứu trên mỗi ÔĐĐ
tiêu chuẩn (quadrat), được tính theo công thức sau đây (Oosting, 1958; Rastogi, 1999;
Sharma, 2003).
Tổng số cá thể của loài nghiên cứu xuất hiện ở tất cả các ô mẫu NC
Mật độ = --------------------------------------------------------- ----------------------------Tổng số các ô mẫu nghiên cứu (quadrats)
Mật độ của loài nghiên cứu
Mật độ tương đối (RD) (%) = ------------------------------------------ x 100
Tổng số mật độ của tất cả các loài


25
Tần xuất xuất hiện (Frequency): cho biết số lượng các ô mẫu nghiên cứu mà
trong đó có loài nghiên cứu xuất hiện, tính theo giá trị phần trăm (Raunkiaer, 1934;
Rastogi, 1999; Sharma, 2003).
Số lượng các ô mẫu có loài xuất hiện
Tần xuất (%) = ------------------------------------------------- x 100
Tổng số các ô mẫu nghiên cứu
Tần xuất xuất hiện của một loài nghiên cứu
Tần xuất tương đối (RF) (%) = ------------------------------------------------------- x 100
Tổng số tần xuất xuất hiện của tất cả các loài
Diện tích tiết diện thân: là đặc điểm quan trọng để xác định ưu thế loài (Honson
và Churchbill, 1961; Rastogi, 1999; Sharma, 2003).
3.1416 x (đường kính)
Diện tích tiết diện thân cây (BA) = ---------------------------4

2


Diện tích tiết diện của loài
Diện tích tiết diện tương đối (RBA) (%) = ---------------------------------------- x 100
Tổng tiết diện thân của tất cả các loài
Độ tàn che: được xác định là phần diện tích mặt đất mà các tán cây che phủ
(tính riêng cho từng loài) tính theo giá trị % so với toàn bộ diện tích khu vực
nghiên cứu.
Độ tàn che của loài A
Độ tàn che tương đối (RC) (%) = ---------------------------------------------- x 100
Tổng số độ tàn che của tất cả các loài
Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng công thức 2. IVI = RD + RF + RBA (Lê Quốc
Huy, 2005).
2.4. Xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm thống kê Biodiversity Pro 2.0 để xác định các chỉ số đa
dạng sinh học; phân tích kiểu phân bố loài, quần xã trong từng ô khảo sát.
- Định vị toàn bộ hệ thống ô đo đếm lên trên bản đồ số thông qua các phần
mềm Quatum GIS, Google Earth, MapSource, MapInfo.
- Dùng phầm mềm Excel 2010 để tổng hợp và xử lý số liệu điều tra cho từng
ô đo đếm và cho cả khu vực nghiên cứu. Tính toán chỉ số IVI (%) của từng loài


×