Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần bibica

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (369.6 KB, 33 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

MÔN PHÂN TÍCH BÁO CÁO
TÀI CHÍNH
TIỂU LUẬN

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CÔNG TY CỔ PHẦN BIBICA

Giảng viên hướng dẫn TS Nguyễn Thu Thủy
Các thành viên Nguyễn Thị Kim Anh
Trần Thị Vũ Anh
Nguyễn Thị Phương Chi
Nguyễn Thu Diệp
Nguyễn Thu Hương
Hoàng Thị Thu Hương
Phạm Đức Hùng
Phạm Thị Hoài
Vũ Thị Yến Hoa
Đỗ Thị Thanh Huyền
Nhóm 1-Anh1-kế toán-k46


Nhóm 1

Anh 1 – Kế toán –K46

Tiểu l uân Phân tí ch báo cáo t ài chí nh

2 32




Nhóm 1

Anh 1 – Kế toán –K46

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................................... 3
A/ Khái quát về đề tài và cơ sở lý luận...............................................................................4
I/ Tổng quan về nền kinh tế thế giới và Việt Nam............................................................4
II/ Tổng quan ngành bánh kẹo Việt Nam.........................................................................5
III/ Giới thiệu về Công ty cổ phần bánh kẹo Biên Hòa:..................................................7
IV/ Cơ sở lý luận của phân tích báo cáo tài chính:.........................................................7
1.

Khái niệm phân tích báo cáo tài chính:...............................................................7

2.

Các báo cáo tài chính:.........................................................................................8

3.

Các chỉ tiêu phân tích tài chính:..........................................................................8

B/ Phân tích báo cáo tài chính của công ty BBC:...............................................................9
I/ Phân tích chung các báo cáo:......................................................................................9
1.

Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.................................................9


2.

Phân tích bảng cân đối kế toán:.........................................................................12

3.

Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ..................................................................18

II/ Phân tích các chỉ tiêu tài chính:...............................................................................21
1.

Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán..............................................................21

2.

Phân tích các chỉ tiêu đánh giá cơ cấu vốn:.......................................................23

3.

Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời:..................................................................25

4.

Nhóm chỉ số liên quan đến giá thị trường:.........................................................29

KẾT LUẬN........................................................................................................................ 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................32

Tiểu l uân Phân tí ch báo cáo t ài chí nh


3 32


Nhóm 1

Anh 1 – Kế toán –K46

LỜI MỞ ĐẦU
Hiếm khi nào mà kinh tế thế giới lại chịu qua nhiều thăng trầm chỉ trong một giai
đoạn ngắn như 2007-2008. Nếu như bức tranh kinh tế thế giới năm 2007 đã có những
gam màu rất sáng, thì tới 2008, khủng hoảng tài chính bùng phát tại Mỹ và lan rộng toàn
cầu
Việt Nam, một nền kinh tế hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới, tất nhiên không
thể nào nằm ngoài diễn tiến ấy. Cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ "hàng trăm năm mới có
một lần" đã ảnh hưởng không nhỏ tới Việt Nam. Đầu năm lạm phát, cuối năm suy thoái,
xuất khẩu sụt giảm… không chỉ làm các cơ quan chính phủ đau đầu, mà còn làm cho các
doanh nghiệp vất vả chèo lái vượt khủng hoảng.
Trong bối cảnh chung ấy, các doanh nghiệp hàng tiêu dùng nói chung, và sản xuất
thực phẩm đồ uống nói riêng, cũng đã có được những “trải nghiệm” quý giá. Tuy trong
khủng hoảng, thị trường hàng thực phẩm và đồ uống Việt Nam đã không có sự sụt giảm
nhiều so với thời kỳ tăng tốc trước đó, vì rất nhiều loại hàng hóa đối với người dân hiện
nay đã trở thành thiết yếu, nhưng việc thắt chặt chi tiêu của dân chúng cũng đã ảnh
hưởng ít nhiều tới các doanh nghiệp hàng tiêu dùng Việt Nam.
Để xem xét đánh giá tình hình tài chính và hoạt động của doanh nghiệp ngành hàng
thực phẩm và đồ uống Việt nam trong thời kì nhạy cảm 2007-2008, trong khuôn khổ bài
tiểu luận này, chúng tôi xin đưa ra phân tích báo cáo tài chính của một doanh nghiệp rất
có tiếng trong ngành chế biến thực phẩm: Công ty cổ phần Bibica. Qua đó, chúng ta có
thể so sánh sự biến động theo thời gian tình hình kinh doahg của doanh nghiệ, xem xét
khả năng chi trả cổ tức, khả năng chi trả nợ vay cũng như nhiều chỉ tiêu quan trọng khác.

Việc phân tích so sánh tình hình tài chính của một doanh nghiệp trong vòng hai năm
không phải là một điều dễ dàng đối với các sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường, nên
chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế nhất định trong quá trình thu
thập số liệu cũng như tổng hợp và phân tích đề tài. Vì vậy, chúng tôi rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp của giảng viên bộ môn để bản phân tích này được hoàn thiện hơn.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn giảng viên bộ môn Phân tích báo cáo tài chính,
cô ........................................................đã giúp đỡ chúng tôi rất nhiều trong quá trình hoàn
thành đề tài này.
Tiểu l uân Phân tí ch báo cáo t ài chí nh

4 32


Nhóm 1

Anh 1 – Kế toán –K46

Hà Nội, tháng 5/2010
A/ Khái quát về đề tài và cơ sở lý luận
I/ Tổng quan về nền kinh tế thế giới và Việt Nam
Những năm gần đây,kinh tế nước ta phát triển trong bối cảnh gặp khá nhiều khó
khăn. Ở trong nước, thiên tai xảy ra trên diện rộng với mức độ rất nặng nề, gây thiệt hại
hết sức nghiêm trọng. Dịch bệnh, nhất là cúm A/H1N1, sốt xuất huyết, sâu bệnh bùng
phát ở nhiều vùng và địa phương. Ở ngoài nước, thị trường giá cả thế giới biến động phức
tạp. Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động trực tiếp đến
nhiều ngành kinh tế nước ta như công nghiệp, xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư, du lịch.
Thuận lợi tuy có nhưng không nhiều.
Sản xuất công nghiệp bắt đầu phục hồi và tăng trưởng dần qua các năm. Giá trị sản
xuất công nghiệp cả năm 2009 ước đạt 8%, trong đó khu vực doanh nghiệp nhà nước tăng
3,7%, khu vực ngoài nhà nước tăng trên 10% và khu vực FDI tăng trên 8%. Các tốc độ

này thấp hơn tốc độ tăng của các năm trước do tác động tiêu cực của khủng hoảng kinh tế
toàn cầu. Tuy nhiên, nét tiến bộ đáng ghi nhận là tốc độ tăng trưởng công nghiệp quý sau
cao hơn quý trước: Quý I tăng 2,2%, quý II tăng 7%, 6 tháng đầu năm tăng 4,3%, quý III
tăng 8,5%, 9 tháng tăng 6,5%. Tuy nhiên, công nghiệp vẫn hồi phục chưa đều, chưa vững.
Giá trị sản xuất công nghiệp của nhiều mặt hàng và địa phương giảm mạnh so với năm
2008 do ảnh hưởng của thị trường tiêu thụ, nhất là xuất khẩu.Các tỉnh, thành phố có quy
mô công nghiệp lớn hoặc có nhiều khu công nghiệp tập trung, nhiều dự án FDI, là những
địa phương có giá trị sản xuất công nghiệp tăng chậm hoặc ít bị giảm sút so với năm 2008.
Nền kinh tế Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt
là sản xuất công nghiệp để tiến tới xây dựng nền kinh tế công nghiệp hóa-hiện đại hóa,
mặc dù còn đối mặt với những khó khăn, thách thức.

Tiểu l uân Phân tí ch báo cáo t ài chí nh

5 32


Nhóm 1

Anh 1 – Kế toán –K46

II/ Tổng quan ngành bánh kẹo Việt Nam
Ngành bánh kẹo là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng ổn định (khoảng
2%/năm). Dân số phát triển nhanh khiến nhu cầu về bánh kẹo cũng tăng theo. Hiện nay
khu vực châu Á - Thái Bình Dương là khu vực có tốc độ tăng trưởng về doanh thu tiêu thụ
bánh kẹo lớn nhất thế giới (14%) trong 4 năm từ 2003 đến 2006 tức khoảng 3%/năm.
Trong những năm gần đây ngành bánh kẹo Việt Nam đã có những bước phát triển
khá ổn định. Tổng giá trị của thị trường Việt Nam ước tính năm 2005 khoảng 5.400 tỷ
đồng. Tốc độ tăng trưởng của ngành trong những năm qua, theo tổ chức SIDA, ước tính
đạt 7,3-7,5%/năm. Ngành bánh kẹo Việt Nam có nhiều khả năng duy trì mức tăng trưởng

cao và trở thành một trong những thị trường lớn trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương
do:
Tỷ lệ tiêu thụ bánh kẹo theo bình quân đầu người ở Việt Nam còn thấp so với tốc độ
tăng trưởng dân số. Hiện nay tỷ lệ tiêu thụ mới chỉ khoảng 2,0 kg/người/năm (tăng từ 1,25
kg/người/năm vào năm 2003);
Thị trường bánh kẹo có tính chất mùa vụ, sản lượng tiêu thụ tăng mạnh vào thời
điểm sau tháng 9 Âm lịch đến Tết Nguyên Đán, trong đó các mặt hàng chủ lực mang
hương vị truyền thống Việt Nam như bánh trung thu, kẹo cứng, mềm, bánh qui cao cấp,
các loại mứt, hạt…được tiêu thụ mạnh. Về thị phần phân phối, trong các siêu thị, bánh
kẹo Việt Nam luôn chiếm khoảng 70%, bánh kẹo của các nước lân cận như Thái Lan,
Malaysia, Trung Quốc chiếm khoảng 20% và bánh kẹo châu Âu chiếm khoảng 6 - 7%
Kể từ khi việc giảm thuế nhập khẩu cho các mặt hàng bánh kẹo xuống còn 20% có
hiệu lực trong năm 2003, các doanh nghiệp trong nước dưới sức ép cạnh tranh từ hàng
nhập khẩu phải không ngừng đổi mới về công nghệ. Điều này mở ra nhiều cơ hội hơn là
thách thức do hàng rào thuế hạ thấp sẽ tạo thêm thuận lợi để sản phẩm của các doanh
nghiệp trong ngành đi vào các nước ASEAN.
 Tham gia thị trường hiện nay có khoảng hơn 30 doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo có
tên tuổi. Haihaco là một trong năm nhà sản xuất bánh kẹo hàng đầu Việt Nam, là đối thủ
cạnh tranh trực tiếp của các công ty như Bibica, Kinh Đô miền Bắc với qui mô tương
đương về thị phần, năng lực sản xuất và trình độ công nghệ.

Tiểu l uân Phân tí ch báo cáo t ài chí nh

6 32


Nhóm 1

Anh 1 – Kế toán –K46


  Haihaco được đánh giá có thế mạnh về sản xuất kẹo và bánh xốp, Đức Phát mạnh
bởi dòng bánh tươi, Kinh Đô mạnh về bánh qui, bánh cracker, trong khi Bibica lại mạnh
về kẹo và bánh bông lan. Haihaco chiếm khoảng 6,5% thị phần bánh kẹo cả nước tính
theo doanh thu. Thị phần của Kinh Đô chiếm khoảng 20%, Bibica chiếm khoảng 7%, Hải
Châu chiếm khoảng 3%. Số lượng các cơ sở sản xuất bánh kẹo nhỏ hơn không có con số
chính xác. Các cơ sở này ước tính chiếm khoảng 30-40% thị phần.
Ngoài nỗi lo chi phí đầu vào, giá cả tăng trong năm 2010, các doanh nghiệp cũng
cân nhắc cắt giảm chi phí, bởi những khoản hỗ trợ lãi suất ngắn hạn không còn duy trì
sang năm nay. Hơn nữa, năm ngoái Bibica có dự trữ sẵn lượng đường khi giá ở mức thấp
nên không bị "hẫng chân" khi đường lên cơn sốt, nhưng năm nay không được như vậy.
Giá đường biến động thất thường và đạt mức cao nhất trong nhiều năm qua khiến doanh
nghiệp ngành bánh kẹo đau đầu với bài toán giá cả.
Tuy nhiên, những gì đạt được trong hai tháng đầu năm nay hứa hẹn mùa kinh doanh
sôi động của ngành bánh kẹo trong năm 2010. Xu hướng dùng hàng nội cũng như chương
trình "Người Việt dùng hàng Việt" giúp các doanh nghiệp trong nước lấy lại vị thế so với
các năm. Hiện tại, Bibica, Kinh Đô đã vượt kế hoạch kinh doanh Tết khoảng 10% và tăng
khoảng 30% so với Tết năm ngoái.
Ngoài việc "nghiên cứu" lại giá cả bánh kẹo, các doanh nghiệp trong ngành cũng
cho biết sẽ chú trọng chất lượng sản phẩm, mẫu mã bắt mắt, tạo thêm nhiều dòng sản
phẩm đặc trưng để bước vào cuộc cạnh tranh trong năm nay.

Tiểu l uân Phân tí ch báo cáo t ài chí nh

7 32


Nhóm 1

Anh 1 – Kế toán –K46


III/ Giới thiệu về Công ty cổ phần bánh kẹo Biên Hòa:
Trong các công ty hàng đầu thuộc ngành bánh kẹo Việt Nam, chúng tôi lựa chọn
công ty cổ phần bánh kẹo Biên Hòa – Đồng Nai để làm ví dụ phân tích báo cáo tài chính.
Để phục vụ cho việc phân tích, chúng tôi xin được đưa ra những thông tin chung
nhất về công ty như sau:
1.Tên giao dịch: Công ty cổ phần Bibica
2. Ngành nghề: sản xuất bánh kẹo
3. Địa chỉ trụ sở chính: 443-445, Lý Thường Kiệt, Phường 8, Quận Tân Bình
4. Vốn điều lệ: 154,2 tỷ đồng
5. Sản phẩm chính: Công ty Bibica chuyên sản xuất các loại bánh ngô, snack, bánh trung
thu, bánh tươi, kẹo, socola….
6. Năng lực sản xuất: BBC có 3 nhà máy sản xuất tại Bình Dương, Đồng Nai và Hà Nội.
7. Hệ thống phân phối: BBC cung cấp sản phẩm qua các kênh bán lẻ, siêu thị, cửa hàng
giới thiệu sản phẩm, chào hàng trực tiếp và xuất khẩu. Trong đó kênh bán lẻ chiếm tỷ
trọng lớn nhất khoảng 80% lượng sản phẩm tiêu thụ
IV/ Cơ sở lý luận của phân tích báo cáo tài chính:
1.
Khái niệm phân tích báo cáo tài chính:
Phân tích báo cáo tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số
liệu về tài chính trong kỳ hiện tại với các kỳ kinh doanh đã qua. Thông qua việc phân tích
báo cáo tài chính sẽ cung cấp cho người sử dụng thông tin có thể đánh giá tiềm năng, hiệu
quả kinh doanh cũng như những rủi ro tài chính trong tương lai của doanh nghiệp.
Như vậy, phân tích báo cáo tài chính trước hết cho ta cái nhìn rõ ràng về thực trạng
của doanh nghiệp( được thể hiện trên các số liệu của các báo cáo tài chính), từ đó có thể
đánh giá được năng lực hoạt động, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong
kỳ hiện tại với các kỳ đã qua. Cuối cùng, việc phân tích này còn là cơ sở hợp lý để đưa ra
các dự đoán về tương lai, giúp các nhà quản trị đưa ra quyết định chính xác hơn.
Phân tích bác cáo tài chính được thực hiện dựa trên việc phân tích các báo cáo tài
chính và các chỉ số tài chính.


Tiểu l uân Phân tí ch báo cáo t ài chí nh

8 32


Nhóm 1

Anh 1 – Kế toán –K46

2.
Các báo cáo tài chính:
- Báo cáo kết quả kinh doanh: là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình
hình thu nhập và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ, chi tiết cho các
hoạt động sản xuất kinh doanh.
-

Bảng cân đối kế toán: là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá
trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời
điểm nhất định.

-

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh việc hình thành
và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp.

-

Bản thuyết minh báo cáo tài chính: trình bày khái quát đặc điểm hoạt động của
doanh nghiệp; đưa ra nội dung một số chế độ kế toán được doanh nghiệp lựa chọn
để áp dụng; và nêu lên tình hình và lý do biến đông, chi tiết một số đối tượng tài

sản và đối tượng nguồn vốn quan trọng.

3.
Các chỉ tiêu phân tích tài chính:
Phân tích các chỉ tiêu là một công cụ thường được sử dụng trong phân tích báo cáo tài
chính. Việc sử dụng các chỉ tiêu cho phép người phân tích đưa ra một tập hợp các con số
thống kê để vạch rõ những đặc điểm chủ yếu về tài chính của một số tổ chức đang được
xem xét. Bên cạnh đó, cần phải xem xét cái chỉ tiêu này với chỉ tiêu chung của toàn ngành
và chỉ tiêu của các đối thủ cạnh tranh.
Các chỉ tiêu được xem xét trong phân tích báo cáo tài chính:
-

Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán

-

Chỉ tiêu đánh giá cơ cấu vốn

-

Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời

-

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động

-

Chỉ tiêu liên quan đến giá thị trường
Các chỉ tiêu này sẽ được chúng tôi trình bày cụ thể trong phần phân tích báo cáo tài


chính của công ty BBC.

Tiểu l uân Phân tí ch báo cáo t ài chí nh

9 32


Nhóm 1

Anh 1 – Kế toán –K46

B/ Phân tích báo cáo tài chính của công ty BBC:
I/ Phân tích chung các báo cáo:

STT

Chỉ tiêu

Kỳ gốc (2007)

Kì NC (2008)

1

Doanh thu BH và CC dịch vụ

456.850.115.543

2


Các khoản giảm trừ doanh thu

3

Biến động (Kỳ NC/Kỳ gốc)
Giá trị

Tỷ lệ

545.207.629.935

88.357.514.392

19,34%

2.874.617.047

788.354.284

- 2.086.262.763

-72,58%

DTT bán hàng và cung cấp dịch vụ

453.975.498.496

544.419.275.651


90.443.777.155

19,92%

4

Giá vốn hàng bán

335.662.124.255

420.513.522.279

84.851.398.024

25,28%

5

LNG bán hàng và cung cấp dịch vụ

118.313.374.241

123.905.753.372

5.592.379.131

4,73%

6


Tỷ lệ LNG/DTT

0,261

0,228

- 0,033

-12,67%

9

Chi phí bán hàng

74.254.015.306

76.054.625.460

1.800.610.154

2,42%

10

Chi phí quản lý doanh nghiệp

21.060.872.607

28.102.098.904


7.041.226.297

33,43%

11

LNT từ hoạt động kinh doanh

22.998.486.328

19.749.029.008

- 3.249.457.320

-14,13%

12

Tsf CPBH

0,164

0,140

- 0,024

-14,59%

13


Tsf CPQLDN

0,046

0,052

0,005

11,27%

17

LNT/DTT

0,051

0,036

- 0,014

-28,39%

18

LNT/GVĐĐ

0,053

0,038


- 0,016

-29,46%

1. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Năm 2008 có nhiều biến động ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của
Công ty: vào đầu quý 2 lạm phát tăng cao làm cho các chi phí đầu vào tăng bình quân
20%, tiếp sau là tình hình suy thoái kinh tế trên toàn cầu, sức mua trong và ngoài nước
giảm mạnh. Nhưng Bibica đã đạt được một số kết quả khả quan: doanh thu thuần năm
2008 đạt 544,4 tỷ, tăng gần 20% so với năm 2007; lợi nhận gộp hoạt động bán hàng và
cung cấp dịch vụ năm 2008 cao hơn năm 2007 hơn 5.5 tỷ tương ứng với mức tăng 4.73%.
Con số trên cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Bibica có sự tăng trưởng khá ấn
tượng trong thời kỳ khủng hoảng bắt đầu ảnh hưởng tới Việt Nam.
Nguyên nhân của thành quả trên là dây chuyền sản xuất bánh bông lan kem Hura
được Bibica đầu tư mới trong năm 2007 tiếp tục phát huy hiệu quả, doanh số Hura năm
2008 tăng trưởng 58% so với năm 2007. Song song với việc triển khai dự án đầu tư dây
chuyển sản xuất chocopie, dự kiến đưa vào họat động vào quý IV năm 2009, công ty đã
tiến hành nhập khẩu và phân phối sản phẩm Chocopie Lotte tại thị trường Việc Nam. Việc
Tiểu l uân Phân tí ch báo cáo t ài chí nh

10 32


Nhóm 1

Anh 1 – Kế toán –K46

này đã góp phần gia tăng doanh số trong năm 2008, đồng thời giúp chuẩn bị tốt điều kiện
thị trường và hệ thống phân phối tạo tiền đề cho việc khai thác có hiệu quả dự án đầu tư
dây chuyền Chocopie ngay khi hoàn thành và đưa vào họat động. Các khoản giảm trừ

doanh thu giảm một cách đáng kể cho thấy nỗ lực của Bibica trong việc cải thiện và tăng
cường chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ bán hàng.
Tỷ lệ lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần đã giảm trong năm 2008 so với 2007.
Năm 2007, 100 đồng doanh thu thu về có 26.1 đồng là lợi nhuận gộp. Đến năm 2008, 100
đồng doanh thu thu về chỉ có 22.8 đồng lợi nhuận gộp. Điều này có thể lý giải qua sự ảnh
hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu. Năm 2008, nền kinh tế trong nước có nhiều biến
động bất thường, lạm phát làm cho giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao (giá xăng lên đến
19.000đ/L và lãi suất vay tín dụng lên trên 20%/năm trong quý 3/2008) và cho đến quý
4/2008, thị trường biến động quay ngược, lạm phát giảm nhưng lại có dấu hiệu giảm phát,
sức mua chậm lại. Tất cả những sự thay đổi đó đã ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất
kinh doanh của Bibica.
Chi phí bán hàng năm 2008 so với năm 2007 chỉ tăng 2.42%. Mức tăng này không
có sự thay đổi đáng kể nhưng chi phí quản lý lại có sự gia tăng đột biến. Biến động chi phí
quản lý năm 2008 so với 2007 là 33.43%. Không chỉ vậy, chi phí tài chính năm 2008 gấp
gần 8 lần năm 2007. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới sự biến động của lợi nhuận thuần.
Lợi nhuận thuần năm 2008 đã giảm xuống mức gần 19 tỷ đồng, chỉ bằng hơn một nửa của
lợi nhuận thuần năm 2007. Nguyên nhân của việc này là do chi phí quản lý và chi phí tài
chính tăng lên quá cao. Trong năm 2008 là sự biến động xấu của thị trường tài chính đã
làm cho Bibica mất đi trên 60% giá trị đầu tư tài chính của Công ty. Đặc biệt công ty đã
chủ động trích dự phòng tài chính 24,5 tỉ cho các chứng khoán hiện đang còn nắm giữ
theo giá thời điểm cuối năm 2008.
Tỷ suất phí chi phí bán hàng giảm trong kì phản ánh việc quản lý chi phí bán hàng
của Bibica tương đối tốt. Nhờ có sự thay đổi về mô hình tổ chức quản lý theo hướng
chuyên nghiệp hóa, các đơn vị sản xuất được thay đổi cơ cấu tổ chức theo hướng tinh giản
tối đa bộ phận gián tiếp, tập trung quản lý sản xuất hiệu quả. Đồng thời công ty đã thực
hiện việc rà soát sắp xếp lại nhân sự, tinh gọn nhân sự ở các bộ phận gián tiếp, tập trung
nhân sự cho bộ phận bán hàng và sản xuất trực tiếp, kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện
Tiểu l uân Phân tí ch báo cáo t ài chí nh

11 32



Nhóm 1

Anh 1 – Kế toán –K46

định mức lao động hàng tháng, tiết giảm chi phí lao động. Đồng thời Công ty đã triển khai
hàng lọat các biện pháp tiết kiệm trong sản xuất kinh doanh Các biện pháp này đã giúp gia
tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm của Bibica trong điều kiện tình hình thị trường có
nhiều biến động và đầy khó khăn trong năm 2008.
Do lợi nhuận thuần giảm nên tỷ lệ LNT/DTT và tỷ lệ LNT/GVĐĐ năm 2008 đều
giảm so cới năm 2007. Năm 2007, 1 đồng chi phí bỏ ra thu được 7 đồng lợi nhuận thuần
trong khi năm 2008, 1 đồng chi phí bỏ ra chỉ thu về được 3.7 đồng lợi nhuận thuần. Hai tỷ
lệ trên cho thấy hoạt động sản suất kinh doanh nói chung cũng như khả năng kiểm soát
của chủ doanh nghiệp đối với toàn bộ hoạt động này và hiệu quả sử dụng đồng vốn chưa
được tốt dưới tác động của khủng hoảng kinh tế. Do đó, Bibica cần phải có những biện
pháp để quản lý một cách hiệu quả hai loại chi phí này.
Trong năm 2008 lạm phát tăng cao dẫn đến lãi suất vay vốn ngân hàng tăng rất cao
lên đến 21%, đẩy tất cả các doanh nghiệp Việt Nam vào tình huống vô cùng khó khăn.
Trong tình hình đó Bibica đã sử dụng hợp lý nguồn vốn có được trong đợt phát hành cổ
phiếu cho cổ đông chiến lược Lotte vào đầu năm 2008, nhờ đó đã giúp Bibica ổn định sản
xuất, duy trì tốc độ tăng trưởng và đạt được kết quả gia tăng doanh thu 19.92% so với năm
2007

Tiểu l uân Phân tí ch báo cáo t ài chí nh

12 32


Nhóm 1


Anh 1 – Kế toán –K46

2. Phân tích bảng cân đối kế toán:
Năm 2007
Số tiền

Năm 2008
Tỷ

Số tiền

trọng

Biến động 2008/2007
Tỷ

Số tiền

trọng

Tỷ lệ

TÀI SẢN

Tài sản ngắn hạn

179,079,163,900

47.23


410,325,459,685

66.80

44,423,027,953

11.72

30,533,213,380

4.97

14,055,000,000

3.71

196,055,000,000

31.92

Các khoản phải thu ngắn hạn

30,318,114,546

8.00

88,974,345,553

14.49


58,656,231,007

2.93

Hàng tồn kho

86,850,781,794

22.91

86,639,874,166

14.11

-210,907,628

1.00

Tài sản ngắn hạn khác

3,432,239,607

0.91

8,123,026,586

1.32

4,690,786,979


2.37

Tài sản dài hạn

200,093,292,261

52.77

203,898,542,811

33.20

Các khoản pthu dài hạn

-

0.00

-

0.00

Tài sản cố định

149,434,543,395

39.41

173,675,688,764


28.28

Bất động sản đầu tư

-

0.00

-

0.00

Các kh đtư tch dài hạn

38,499,423,011

10.15

18,207,958,400

Tài sản dài hạn khác

12,159,325,855

3.21

TỔNG TÀI SẢN

379,172,456,161


Nợ phải trả

Tiền và các khoản tương
đương tiền
Các khoản đầu tư tài chính
ngắn hạn

231,246,295,785
-13,889,814,573
182,000,000,000

3,805,250,550

2.29
0.69
13.95

1.10

24,241,145,369

1.16

2.96

-20,291,464,611

0.47


12,014,915,647

1.96

-144,410,208

0.99

100

614,224,002,496

100

235,051,546,335

1.62

172,176,511,837

45.41

119,794,655,954

19.50

-52,381,855,883

0.70


Nợ ngắn hạn

141,006,182,097

37.19

109,178,724,108

17.78

-31,827,457,989

0.77

Nợ dài hạn

31,170,329,740

8.22

10,615,931,846

1.73

-20,554,397,894

0.34

Nguồn vốn chủ sở hữu


206,995,944,324

54.59

494,429,346,542

80.50

287,433,402,218

2.39

Vốn chủ sở hữu

205,372,248,941

54.16

491,682,668,359

80.05

286,310,419,418

2.39

Nguồn kphí và quỹ khác

1,623,695,383


0.43

2,746,678,183

0.45

1,122,982,800

1.69

TỔNG NGUỒN VỐN

379,172,456,161

100

614,224,002,496

100

235,051,546,335

1.62

NGUỒN VỐN

2.1

Phân tích sự thay đổi quy mô và kết cấu của tài sản – nguồn vốn;


Qua bảng số liệu trên, ta có thể đưa ra những nhận xét về sự thay đổi quy mô và kết
cấu tài sản – nguồn vốn của BBC trong hai năm 2007-2008 như sau:
a)

Về tài sản:

Tiểu l uân Phân tí ch báo cáo t ài chí nh

13 32


Nhóm 1

Anh 1 – Kế toán –K46

Tổng tài sản năm 2008 tăng gần gấp đôi so với năm 2007, chứng tỏ công ty đã mở
rộng quy mô sản xuất, đặc biệt là tài sản ngắn hạn có biến động lớn. Do mỗi loại tài sản
có biến động khác nhau nên tỷ trọng của các tài sản trong năm 2008 cũng có nhiều thay
đổi so với năm 2007.
Về kết cấu, ta dễ dàng thấy được tỷ trọng tài sản ngắn hạn trong năm 2008 tăng lên
19.57% so với 2007, ngược lại tài sản cố định giảm. Tài sản ngắn hạn tăng chủ yếu do
tăng các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, tăng gấp 8.06 lần, nguyên nhân là do trong năm
2008, công ty BBC đầu tư lớn vào thị trường chứng khoán. Đây cũng là lý do khiến tổng
tài sản của BBC tăng lên gấp đôi.
Các khoản phải thu ngắn hạn cũng gia tăng đáng kể, từ 8% năm 2007 lên 14.49%
năm 2008. Điều này cho thấy BBC cũng đang gặp nhiều rủi ro trong tài chính.
Các khoản tiền mặt có giảm đi, chứng tỏ khả năng thanh khoản của công ty đang bị
giảm sút, BBC cần chú ý đến vấn đề này.
Về tài sản dài hạn, không có những biến động đáng kể, tài sản cố định có tăng lên về
quy mô, nhưng tốc độ tăng không bằng các tài sản ngắn hạn khác nên tỷ trọng giảm. Bên

cạnh đó, tỷ trọng các khoản đầu tư tài chính dài hạn cũng giảm đáng kể.
b)

Về nguồn vốn:

Tương tự như tài sản, tổng nguồn vồn năm 2008 cũng tăng gần gấp đôi năm 2007.
Trong năm 2008, nợ phải trả của BBC giảm hơn 52 tỷ đồng, chứng tỏ doanh nghiệp
đã có cố gắng lớn trong việc thanh toán nợ. Đồng thời nợ phải trả năm
2008(119,794,655,954) lớn hơn phần phải thu (88,974,345,553) chứng tỏ BBC đang
chiếm dụng vốn của các doanh nghiệp khác.
Tỷ trọng nợ phải trả năm 2008 giảm xuống còn 19.5% trong tổng nguồn vốn cho
thấy công ty đã tự chủ hơn rất nhiều về mặt tài chính, tạo được niềm tin lớn trong mắt các
nhà đầu tư. Tuy nhiên, tỷ trọng nợ quá thấp so với tỷ trọng vốn chủ sở hữu như thế này
cũng phần nào thể hiện rằng BBC chưa tận dụng triệt để đòn bẩy tài chính.
2.2

Phân tích tình hình đảm bảo vốn:

a)

Theo quan điểm luân chuyển vốn:

Theo quan điểm luân chuyển vốn, những tài sản ban đầu của doanh nghiệp trước hết
được hình thành từ nguồn vốn CSH, tức là doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu
Tiểu l uân Phân tí ch báo cáo t ài chí nh

14 32


Nhóm 1


Anh 1 – Kế toán –K46

để tài trợ cho các tài sản ban đầu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Mối quan
hệ này được thể hiện qua đẳng thức:
Vốn chủ sở hữu = Tài sản ngắn hạn ban đầu + Tài sản dài hạn ban đầu
=

Tổng tài sản – Khoản phải thu

Xét thực tế ở Bibica, ta có mối quan hệ cân đối giữa vốn chủ sở hữu và tài sản ban đầu như
sau:

Tổng tài sản
Khoản phải thu
Tổng TS - KFT
Nguồn vốn CSH
Chênh lệch

Năm 2007
379.172.456.161
3.552.917.725
375.619.538.436
206.995.944.324
168.623.594.112

100%
55,11%
44,89%


Năm 2008
606.167.636.418
7.683.887.395
598.483.749.023
494.429.346.542
104.054.402.481

100%
82,61%
17,39%

Như vậy, trong cả 2 năm 2007 và 2008, nguồn vốn CSH của doanh nghiệp đều nhỏ
hơn tổng tài sản ban đầu, điều đó chứng tỏ doanh nghiệp vẫn đang phụ thuộc vào nguồn
vốn của bên ngoài, doanh nghiệp đang đi chiếm dụng vốn. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng: việc
sử dụng vốn vay trong kinh doanh nếu chưa quá hạn thanh toán là điều bình thường. Hơn
nữa, ta cũng có thể thấy sự cải thiện rõ ràng của cân đối giữa VCSH-TS ban đầu của năm
2008 so với năm 2007: Nếu năm 2007, gần ½ tài sản của doanh nghiệp được trang trải do
vốn bên ngoài doanh nghiệp, thì trong năm 2008, vốn CSH đã tài trợ cho hơn 80% tài sản
của doanh nghiệp, cho thấy cố gắng đáng kể của doanh nghiệp trong việc giảm tỷ lệ
chiếm dụng vốn, phụ thuộc tài chính vào bên ngoài.

Tiểu l uân Phân tí ch báo cáo t ài chí nh

15 32


Nhóm 1

b)


Anh 1 – Kế toán –K46

Phân tích tình hình đảm bảo vốn theo tính ổn định của nguồn tài trợ:

Các nguồn tài trợ trong doanh nghiệp được chia làm hai loại: Vốn ngắn hạn và vốn
thường xuyên. Như vậy, cân bằng tài chính trong doanh nghiệp được thành lập với đẳng
thức sau:
TS ngắn hạn + TS dài hạn = Vốn ngắn hạn + Vốn thường xuyên
Biến đổi đẳng thức trên, ta có:
TS ngắn hạn – Vốn ngắn hạn = Vốn thường xuyên – TS dài hạn
Vế trái của đẳng thức này chính là chỉ tiêu vốn lưu động ròng, sẽ được xem xét cụ
thể ở phần sau. Ở đây, chúng ta sẽ chú trọng vào cân bằng dài hạn của doanh nghiệp, bằng
việc xem xét đẳng thức sau:
TS dài hạn = Vốn thường xuyên

 TSCĐ và đầu tư dài hạn = Nguồn vốn chủ sở hữu + Vay dài hạn
Điều này cho thấy cách tài trợ các loại tài sản ở doanh nghiệp mang lại sự ổn định
và an tâm về mặt tài chính. Bởi lẽ doanh nghiệp đã dùng nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho
sử dụng dài hạn vừa đủ. Tuy nhiên trong thực tế, dấu “bằng” xảy ra là rất hãn hữu.
Cân đối này ở Bibica biểu hiện như sau:

Nguồn vốn CSH
Nợ dài hạn
Vốn thường xuyên
Tài sản dài hạn
Chênh lệch

Năm 2007
206.995.944.324
31.170.329.740

238.166.274.064
200.093.292.261
38.072.981.803

Năm 2008
494.429.346.542
10.615.931.846
505.045.278.388
203.898.542.811
301.146.735.577

Ta thấy rằng trong cả hai năm 2007 và 2008, nguồn vốn thường xuyên của doanh
nghiệp luôn lơn hơn giá trị tài sản dài hạn. Nguồn tài trợ thường xuyên của doanh nghiệp
không những được sử dụng để tài trợ cho tài sản dài hạn, mà còn tài trợ một phần cho tài
sản ngắn hạn. Vì thế, cân bằng tài chính trong trường hợp này là cân bằng tốt. Đặc biệt,
trong năm 2008, ta thấy rằng nguồn tài trợ thường xuyên của doanh nghiệp tăng đột biến
(do sự gia tăng của vốn CSH), vì thế đảm bảo việc tài trợ ổn định cho các tài sản dài hạn.
Tuy nhiên, quá nhiều vốn dài hạn, mà doanh nghiệp không biết sử dụng hợp lí có thể gây
ra tình trạng ứ đọng vốn. Vì vậy, thay cho việc sử dụng nguồn vốn thường xuyên mới
được bổ xung này để đầu tư vào đầu tư tài chính ngắn hạn như trong năm 2008, hi vọng
Tiểu l uân Phân tí ch báo cáo t ài chí nh

16 32


Nhóm 1

Anh 1 – Kế toán –K46

rằng doanh nghiệp sẽ sử dụng nó để đầu tư vào những kế hoạch kinh doanh dài hạn, mang

lại hiệu quả kinh tế cao hơn, và lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp trong tương lai.
2.3 Phân tích vốn lưu động ròng:
Vốn lưu động ròng đo lường mức độ hiệu quả hoạt động cũng như sức khỏe tài
chính ngắn hạn của một doanh nghiệp. Vốn lưu động ròng được tính như sau:
Vốn lưu động ròng ( VLĐR) = Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn
Vốn lưu động ròng là một chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá tình hình tài chính doanh
nghiệp, cho biết nội dung chủ yếu sau:
- Doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay
không? Nghĩa là doanh nghiệp có thể dùng tài sản NH để thanh toán cho các khoản
nợ ngắn hạn.
- TSDH của doanh nghiệp có được tài trợ vững chắc bằng nguồn vốn dài hạn
hay không?
— VLĐR dương: Toàn bộ TSDH được tài trợ từ nguồn vốn dài hạn
VLĐR > 0
TSNH
TSDH

NỢ NH
VỐN DH

Ø DN đủ vốn DH tài trợ cho tài sản dài hạn mà còn thừa để tài trợ cho các nhu cầu ngắn
hạn.
Ø DN có khả năng thanh toán tốt, có thể trang trải các khoản nợ ngắn hạn.
— VLĐR âm: DN dùng nguồn vốn NH để tài trợ cho đầu tư DH.
Ø Khá nguy hiểm vì khi hết hạn vay thì phải tìm nguồn vốn khác thay thế.
Ø Nếu tình trạng này liên tục xảy ra thì sự tồn tại của doanh nghiệp sẽ bị đe doạ có thể
đẩy tới tình thế là bán tài sản cố định.

Tiểu l uân Phân tí ch báo cáo t ài chí nh


17 32


Nhóm 1

Anh 1 – Kế toán –K46

VLĐR < 0
TSNH

NỢ NH

TSDH

VỐN DH

Áp dụng phân tích:
Đơn vị tính: ( đồng)
Biến động
ST

Năm 2007

Năm 2008

Tài sản ngắn hạn

179,079,163,900

410,325,459,685


231,246,295,785

2.29

Tiền và các khoản tương đương tiền

44,423,027,953

30,533,213,380

-13,889,814,573

0.69

Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

14,055,000,000

196,055,000,000

182,000,000,000

13.95

Các khoản phải thu ngắn hạn

30,318,114,546

88,974,345,553


58,656,231,007

2.93

Hàng tồn kho

86,850,781,794

86,639,874,166

-210,907,628

1.00

Tài sản ngắn hạn khác

3,432,239,607

8,123,026,586

4,690,786,979

2.37

Nợ ngắn hạn

141,006,182,097

109,178,724,108


-52,381,855,883

0.70

38,072,981,803

301,146,735,577

Khoản mục

VLĐR

TL

7.910

263,073,753,774

Trong 2 năm VLĐR>0 , như vậy BBC có khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn,
Năm 2008 VLĐR khá lớn, tăng 263,073,753,774 tương đương với 7.910 lần so với năm
2007. Đây là một sự thay đổi lớn trong VLĐR, nó ảnh hưởng trực tiếp đến luồng tiền của
BBC. VLĐR tăng là do:
- Tăng các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn ( năm 2008 tăng 13.95 lần so với năm
2007). Khoản mục này tăng là do công ty đã lấy tiền mặt để gửi kỳ hạn tại ngân hàng.
- Tăng các khoản phải thu ngắn hạn, đồng thời giảm hàng tồn khoÚ Doanh nghiệp
bán hàng tốt nhưng khách hàng chậm thanh toán
- Tăng tài sản ngắn hạn khác
- Giảm nợ ngắn hạn xuống còn 109,178,724,108 tương đương với giảm 0.7 lầnÚ
tài sản dài hạn của BBC được tài trợ vững chắc bởi nguồn vốn dài hạn.Thực tế cho thấy,

Trong năm 2008 BBC đã phát hành một lượng lớn cổ phiếu (4,650,000) cho cổ đông
chiến lược là Lotte Confectionery Hàn Quốc, nâng vốn điều lệ của BBC tạo điều kiện
thuận lợi để triển khai các dự án lớn.
Tiểu l uân Phân tí ch báo cáo t ài chí nh

18 32


Nhóm 1

Anh 1 – Kế toán –K46

Như vậy VLĐR của BBC tăng, đây là dấu hiệu thuận lợi. Nó chứng tỏ BBC có sức
mạnh tài chính trong ngắn hạn khá dồi dào.
Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ

3.

a. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn.


Công thức:
Dòng tiền thuần từ HĐKD

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn =
Tổng nợ ngắn hạn


Ý nghĩa


- Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp có đủ khả năng trả nợ hay không.
- Chỉ tiêu này càng cao thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng tốt.


Áp dụng phân tích

Chỉ tiêu
Dòng tiền thuần
từ HĐKD
Tổng nợ ngắn hạn

Năm 2007
52,883,511,668

Năm 2008
-47,710,161,074

141,006,182,097 109,178,724,108

Chênh lệch
+/-

TL

-100,593,672,742

-0.92

- 31,827,457,989


77.4

Hệ số khả năng
thanh toán nợ
0.375
- 0.437
-0.062
ngắn hạn
Qua bảng phân tích ta thấy hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp
năm 2008 giảm so với năm 2007 la 0.062 lần, tuy nhiên hệ số này tại 2 năm đều thấp, điều
đó chứng tỏ doanh nghiệp không có đủ khả năng thanh toán ngay các khoản nợ đến hạn
và quá hạn, chỉ tiêu này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến uy tín và chất lượng tài chính của
doanh nghiệp.

Tiểu l uân Phân tí ch báo cáo t ài chí nh

19 32


Nhóm 1

Anh 1 – Kế toán –K46

Nguyên nhân là do:


Năm tài chính 2008, dòng tiền từ HĐKD của Bibica mang dấu âm do công

ty trích lượng tiền lớn cho khấu hao tài sản và dự phòng rủi ro, đồng thời công ty còn phải
chịu 1 khoản lỗ lớn từ hoạt động đầu tư, giảm các khoản phải thu, lãi vay đã trả, giữa năm

2008 còn là thời điểm thanh toán cổ tức lãi chia trả cho các cổ đông.


Nợ ngắn hạn vào năm 2008 giảm so với năm 2007 là do nỗ lực rất lớn của

doanh nghiệp trong việc đảm bảo các khoản phải thanh toán của mình.
b. Hệ số khả năng thanh toán các nguồn tài trợ


Công thức:

HS kn thanh toán các nguồn tài trợ =


Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh
Lãi vay + Nợ ngắn hạn + Cổ tức

Ý nghĩa:

Hệ số này đánh giá chung về khả năng mà doanh nghiệp có thể thanh toán các
khoản nợ và chi phí tài trợ cho doanh nghiệp từ dòng tiền thuần. Hệ số này cao chứng tỏ
lợi ích của các nhà tài trợ càng được đảm bảo, doanh nghiệp chủ động về khả năng thanh
toán.


Áp dụng phân tích:

Dựa vào số liêu tính toán được hệ số này qua 2 năm như sau:
Công ty Bibica


2007

2008

HS kn thanh

0.40
-0,44
toán các nguồn tài trợ
Nhìn vào số liệu trên ta thấy có sự thay đổi đột ngột. Năm 2007 hệ số này còn mang
dấu dương, đến năm 2008 hệ số này đã mang dấu âm, hệ số giảm 0,84 sau một năm. Sự
thay đổi này là hệ quả sự thay đổi trong dòng tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp. Năm 2007, dòng tiền từ hđsx kd là 52 883 511 668, bởi trong năm này
công ty có sự tăng mạnh về doanh thu so với các năm trước đó, khả năng thanh toán các
nguồn tài trợ của doanh nghiệp là cao. Đến năm 2008, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh
doanh của công ty mang dấu âm là – 47 410 161 074, nguyên nhân đã được nêu rõ ở phần
trên . Như vậy, khả năng thanh toán các nguồn tài trợ của doanh nghiệp là không ổn định,
biến đối nhiều qua một năm. Doanh nghiệp cần có một chính sách phù hợp hơn trong hoạt
Tiểu l uân Phân tí ch báo cáo t ài chí nh

20 32


Nhóm 1

Anh 1 – Kế toán –K46

động sản xuất kinh doanh cũng như quản lý lưu chuyển tiền tệ hàng năm để tạo niềm tin
đối với các nhà đầu tư.
c. Hệ số khả năng thanh toán nợ của luồng tiền HĐKD



Công thức:

Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD
Hệ số khả năng thanh toán nợ =
Dư nợ bình quân
Trong đó dư nợ bình quân trong kỳ = (Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ) / 2
Vậy, hệ số khả năng thanh toán nợ năm 2007 là 0,3.
Hệ số khả năng thanh toán nợ năm 2008 là -0,4.


Phân tích:

Hệ số thường phải lớn hơn 1, khi đó nó cho thấy sức đảm bảo của doanh nghiệp
cho các nghĩa vụ nợ đến hạn, nếu không doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn về thanh toán (khi
đó phải phân tích cùng các chỉ tiêu thanh toán). Tuy nhiên nếu chỉ nhìn các chỉ tiêu đơn
thuần mà đánh giá về khả năng thanh toán nợ cũng chưa chính xác, điều này cần thiết phải
xem xét tình hình hoạt động chung của DN, tình hình thị trường ngành hàng cùng các biến
động kinh tế trong nước cùng thế giới thì mới có những đánh giá chính xác và lạc quan
hơn.
Dòng tiền ròng từ HĐKD của doanh nghiệp thường được dùng để thanh toán các
khoản nợ trong kỳ đến hạn. Dòng tiền này cũng phản ánh khả năng tạo tiền, khả năng sinh
lời của doanh nghiệp, ngay cả trong trường hợp dòng tiền từ HĐKD âm, nhỏ, doanh
nghiệp vẫn có khả năng thanh toán nợ ngắn hạn hay nợ dài hạn, nhưng lúc đó cần sự hỗ
trợ từ 2 dòng tiền còn lại từ HĐTC và HĐ ĐT. Tóm lại, chỉ tiêu này liên quan chặt chẽ
đến dòng tiền lưu chuyển chung của doanh nghiệp.
Nhìn từ hệ số đánh giá khả năng thanh toán nợ của Bibica trong năm gốc 2007 và
năm nghiên cứu 2008, ta đều nhận thấy trong 2 năm này khả năng thanh toán nợ của công
ty đều không mấy lạc quan. Công ty không thể đảm bảo về khả năng thanh toán các khoản

nợ đáo hạn. Thậm chí trong năm 2008, hệ số này còn mang dấu âm. Nguyên nhân là do
dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trong năm này mang dấu âm, do ảnh hưởng của biến
động kinh tế trong nước và thế giới, trong khi mặt hàng thực phẩm của Bibica lại phụ
Tiểu l uân Phân tí ch báo cáo t ài chí nh

21 32


Nhóm 1

Anh 1 – Kế toán –K46

thuộc rất lớn vào điều kiện kinh tế của người tiêu dùng. Vì vậy khả năng thanh toán các
khoản nợ của Bibica sẽ phải dựa vào các dòng tiền còn lại từ hoạt động đầu tư và tài
chính.
II/ Phân tích các chỉ tiêu tài chính:
Khi phân tích báo cáo tài chính, bên cạnh việc phân tích các báo cáo tài chính,
người ta còn sử dụng các chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá tốt hơn tình hình hoạt động của
doanh nghiệp. Dưới đây, chúng tôi áp dụng 5 loại chỉ tiêu tài chính để phân tích tình hình
của công ty BBC:
1.

Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán
a. Hệ số thanh toán ngắn hạn

Các chỉ tiêu
TSNH
Nợ NH
Hsố TTNH


Bibica
Kinh Đô
Hải Hà
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2007
Năm 2008 Năm 2007 Năm 2008
179079164 410325460 1754628537 1474433927 112787674 126805846
141006182 109178724 467800039 663884852 72474685 71662892
1.27
3.758
3.75
2.22
1.556
1.7691

Năm 2007, hệ số thanh toán ngắn hạn của Bibica là 1.27 cho thấy khả năng thanh
toán ngắn hạn của Bibica tương đối thấp so với các công ty khác trong ngành. Trong toàn
ngành, con số này là 1.91 năm 2007. Nhưng đến năm 2008, Bibica đã cải thiện được khả
năng thanh toán của mình. Với hệ số thanh toán ngắn hạn đạt mức 3.758, cao hơn hẳn so
với hai đối thủ trong ngành là Kinh Đô và Hải Hà. Bibica đạt được điều này là do công ty
đã thanh toán một phần các khoản nợ và tiếp tục đầu tư thêm tài sản ngắn hạn nhằm phục
vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tài sản ngắn hạn tăng hơn 2 lần
trong khi khoản nợ ngắn hạn lại giảm giúp cho khả năng thanh toán của Bibica được cải
thiện một cách đáng kể và đạt mức cao hơn toàn ngành (2.15).

Tiểu l uân Phân tí ch báo cáo t ài chí nh

22 32


Nhóm 1


Anh 1 – Kế toán –K46

b. Hệ số thanh toán nhanh
Bibica

Chỉ tiêu
TSNH
Hàng tồn

Kinh Đô

Hải Hà

2007

2008

2007

2008

2007

2008

179.079.164.900

410.325.460.685


1.754.628.537

1.474.433.927

112.787.674.471

126.805.846.336

kho
Nợ NH

86.850.781.794

86.639.874.166

136.271.839

162.475.837

60.298.486.991

76.931.116.642

141.006.182.097

109.178.724.108

467.800.039

663.884.852


72.474.685.367

71.662.891.725

HS TTN

0,65

2,96

3,46

1,98

0,72

0,70

Từ bảng trên ta nhận thấy, năm 2007 Bibica không có khả năng thanh toán các
khoản nợ ngắn hạn nếu không bán hàng tồn kho. Tuy nhiên đến năm 2008 thì công ty đã
khôi phục tình hình tài chính của mình đưa hệ số này lên 2,96 tương đối cao so với các
doanh nghiệp khác cùng ngành như Kinh Đô và Hải Hà. Đạt được kết quả như vậy là do
doanh nghiệp đã thành toán được các khoản nợ ngắn hạn từ năm trước, đồng thời trong
năm 2008 công ty giảm việc đi vay ngắn hạn các ngân hàng, giảm nợ phải trả nhà cung
cấp có thể do doanh nghiệp thanh toán ngay bằng tiền cho nhà cung cấp khi mua hàng.
Một nguyên nhân chính nữa là do năm 2008 công ty đã gửi tiết kiệm một lượng lớn tiền
gần 191 tỷ vào ngân hàng BIDV và VCB khiến khoản đầu tư ngắn hạn tăng đột biến dẫn
đến tài sản ngắn hạn tăng vọt từ 179 tỷ lên 419 tỷ. Tuy nhiên, hệ số thanh toán quá cao
như vậy trong năm 2008 lại chưa hẳn đã tốt bởi vì điều đó còn thể hiện rằng công ty đang

thừa vốn và chưa tận dụng được nguồn vốn nhà rỗi của mình. Mặc dù vậy, nếu chỉ xét
riêng khả năng thanh toán đến năm 2008 thì công ty Bibica có khả năng chi trả các khoản
nợ tốt hơn 2 doanh nghiệp còn lại tuy nhiên việc hệ số thanh toán dao động mạnh như vậy
là một điều mà doanh nghiệp cần phải quan tâm.
c. Hệ số thanh toán tức thời
Chỉ tiêu
Tiền
Nợ NH
HS TT
tức thời

Bibica
2007

Kinh Đô
2008

2007

Hải Hà
2008

2007

44.423.027.593 30.533.213.380 530.437.846 206.808.170 25.992.087.833
141.006.182.097 109.178.724.108 467.800.039 663.884.852 72.474.685.367
0,32

0,28


1,13

0,31

0,36

2008

23.440.492.160
71.662.891.725
0,33

Số liệu bảng trên cho thấy không chỉ riêng Bibica mà cả 2 doanh nghiệp còn lại đều
có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn ngay lập tức bằng tiền tương đối thấp do
Tiểu l uân Phân tí ch báo cáo t ài chí nh

23 32


Nhóm 1

Anh 1 – Kế toán –K46

đặc trưng của ngành tài sản phần lớn nằm ở tài sản cố định và hàng tồn kho. Hệ số này ở
Bibica đã giảm từ 0.28 xuống còn 0.32 qua 2 năm 2007 và 2008 cho thấy khả năng trả nợ
ngắn hạn của công ty có phần giảm nguyên nhân là do mức độ giảm của nợ ngắn hạn lớn
hơn rất nhiều so với độ giảm của tiền và tương đương tiền. Qua đó có thể suy ra rằng
trong năm 2008 công ty đã sử dụng tiền để thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn như các
khoản vay ngân hàng thời hạn nhỏ hơn 1 năm, hay trả tiền cho người cung cấp, chi phí
phải trả…Nhìn chung, do đặc điểm của ngành nên với hệ số thanh toán tức thời như trên

thì tình hình chi trả nợ bằng tiền và tương đương tiền của Bibica là khá tốt.
2. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá cơ cấu vốn:
a. Hệ số nợ trên tài sản:
Đây là tỷ số tài chính đo lường năng lực sử dụng và quản lý nợ của doanh nghiệp, và
được tính theo công thức sau:

Hệ số nợ trên

Tổng nợ

Tổng tài sản

2007

172176511837

379172456161

tài sản
45%

2008

119794655954

614224002496

20%

Trung bình ngành

43%
39%

Hệ số nợ trên tài sản cho biết mức độ độc lập hay phụ thuộc về tài chính của doanh
nghiệp đối với chủ nợ. Hệ số này cao hàm ý doanh nghiệp đi vay quá nhiều, đồng nghĩa
rằng rủi ro về mặt tài chính là rất cao. Ngược lại, hệ số này quá thấp chứng tỏ doanh
nghiệp có tính tự chủ tài chính cao, không cần đi vay nhiều. Tuy nhiên, không đi vay cũng
có nghĩa doanh nghiệp chưa tận dụng được đòn bẩy tài chính, chưa khai thác được nguồn
lợi từ việc đi vay vốn.
Hệ số nợ trên tài sản năm 2007 của BBC khá cao, 45%, chứng tỏ các khoản nợ chiếm
tỷ lệ khá lớn trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Hệ số này đồng thời cũng cao hơn mức
trung bình của ngành nên có thể nói doanh nghiệp gặp phải nhiều khó khăn trong việc
thanh toán. Bên cạnh đó hệ số nợ trên tổng tài sản cao cũng có nghĩa BBC đã tận dụng
được đòn bẩy tài chính nói chung để gia tăng mức sinh lời cho vốn cổ đông.

Tiểu l uân Phân tí ch báo cáo t ài chí nh

24 32


Nhóm 1

Anh 1 – Kế toán –K46

Sang năm 2008, hệ số nợ của BBC giảm mạnh, giảm 55.56% so với năm 2007. Con
số này thể hiện doanh nghiệp đã tự chủ hơn về mặt tài chính. Sự giảm sút của hệ số nợ
còn được lý giải bởi tình hình kinh tế thế giới năm 2008: các doanh nghiệp đều gặp khó
khăn trong việc vay vốn do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, vì vậy hệ số nợ không
những của BBC mà cả ngành bánh kẹo bị giảm sút.
b. Hệ số chi trả lãi vay:

Hệ số này đo lường mức độ sử dụng lợi nhuận của doanh nghiệp để chi trả chi phí lãi
vay.
Công thức tính:

Hệ số chi trả lãi vay

2007
11.11

2008
4.04

Chi phí lãi vay sẽ được chi trả bằng lợi nhuận trước thuế và lãi vay(EBIT). So sánh
giữa nguồn vốn để trả lãi với lãi vay phải trả sẽ cho chúng ta biết doanh nghiệp sẵn sàng
trả lãi vay ở mức độ nào, khả năng thanh toán chi phí lãi vay ra sao. Hệ số này càng cao
phản ánh tình hình sử dụng vốn vay của doanh nghiệp càng có hiệu quả, và việc sử dụng
vốn vay có mức an toàn cao. Nếu hệ số này thấp thì doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả
thấp, khó có khả năng bổ sung thêm vốn vay.
Ta thấy năm 2008, hệ số chi trả lãi vay của BBC là 4.04 trong khi năm 2007 là
11.11, như vậy đã giảm gần 3 lần. Điều này cho thấy từ 2007 sang 2008, doanh nghiệp đã
gặp nhiều khó khăn hơn trong việc gia tăng vốn vay, bởi lẽ năm 2008 có nhiều biến động
kinh tế lớn, việc sản xuất và tiêu thụ hàng hóa gặp nhiều bất lợi. Mặc dù vậy, hệ số này
qua các năm của BBC vẫn lớn hơn 1, chứng tỏ công ty hoàn toàn có khả năng trả lãi. Tuy
nhiên hệ số này chỉ cho biết khả năng trả lãi của doanh nghiệp, chứ không cho biết khả
năng trả cả gốc lẫn lãi, nên đây chỉ nên coi là một chỉ tiêu tài chính tham khảo.
3. Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời:
a.

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu


Tiểu l uân Phân tí ch báo cáo t ài chí nh

25 32


×