Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.68 KB, 9 trang )

CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ Ở NGƯỜI BỆNH SAU PHẪU THUẬT Ổ BỤNG
TẠI KHOA NGOẠI TIÊU HÓA, BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI
NGUYÊN NĂM 2017
LÊ THỊ VÂN1, LA VĂN LUÂN2
TÓM TẮT
Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 96 người bệnh sau phẫu thuật ổ bụng tại khoa
Ngoại Tổng hợp bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên về chất lượng giấc ngủ
với mục tiêu: Đánh giá chất lượng giấc ngủ ở người bệnh sau phẫu thuật ổ bụng tại
khoa Ngoại Tổng hợp, bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên năm 2017. Kết
quả: chất lượng giấc ngủ của người bệnh sau phẫu thuật ổ bụng ở mức độ kém
nhưng cận trung bình (249,58 ± 91,20/500). Kết luận: thực trạng chất lượng giấc
ngủ của người bệnh sau phẫu thuật ổ bụng ở mức độ kém nhưng cận trung bình.
Từ khóa: giấc ngủ, chất lượng giấc ngủ.
ABSTRACT
A cross-sectional study was conducted on 96 patients after abdominal surgery
at Thai Nguyen Central General Hospital for quality of sleep with the aim: assessing
the quality of sleep in patients after abdomen surgery at General Surgery, Thai
Nguyen Central General Hospital in 2017. Results: The quality of sleep after
abdominal surgery was low but near the average (249.58 ± 91.20 / 500).
Conclusion: The quality of sleep the patients after the abdominal surgery is low but
near moderate.
Key words: sleep, sleep quality.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Phẫu thuật ổ bụng là một phẫu thuật rất phổ biến. Khảo sát tại Hoa Kỳ cho
thấy phẫu thuật liên quan đến hệ thống tiêu hóa là một trong ba phẫu thuật thường gặp
nhất [7]. Ở Việt Nam, phẫu thuật ổ bụng chiếm 30% tổng số các loại phẫu thuật tại
thành phố Hồ Chí Minh, tại bệnh viện đa khoa Đồng Tháp chiếm 36,9% [9].

1



Thống kê cho thấy, người bệnh sau phẫu thuật ổ bụng sẽ xuất hiện các triệu
chứng khó chịu như đau, buồn nôn, nôn, lo lắng, mệt mỏi…[6]. Trong số các vấn đề
sau phẫu thuật đó, chất lượng giấc ngủ kém xảy ra rất phổ biến với 89% người bệnh
trong giai đoạn sau phẫu thuật có rối loạn giấc ngủ [8].
Nhiều bằng chứng khoa học đã chỉ ra, trong giai đoạn sau phẫu thuật, chất
lượng giấc ngủ kém có thể gây ra rất nhiều rối loạn về thể chất và tâm thần như dẫn
đến mệt mỏi, mất tập trung, trầm cảm, tăng lo lắng, khó chịu, tăng đau đớn, ức chế
miễn dịch, chán ăn, táo bón, và thiếu sự tỉnh táo vào ban ngày [4],[10]. Như vậy có
thể thấy nâng cao chất lượng giấc ngủ, phục hồi giấc ngủ tốt cho người bệnh sau
phẫu thuật bụng là nhu cầu rất lớn trong chăm sóc điều dưỡng.
Việc chăm sóc và nâng cao chất lượng giấc ngủ cho người bệnh là một trong
những vấn đề mà người điều dưỡng cần quan tâm. Tuy nhiên tại Việt Nam, tác giả
chưa tìm thấy nhiều tài liệu nghiên cứu về chất lượng giấc ngủ của người bệnh sau
phẫu thuật ổ bụng. Vì vậy, nghiên cứu này được tiến hành với mục tiêu: Đánh giá
chất lượng giấc ngủ ở người bệnh sau phẫu thuật ổ bụng tại khoa Ngoại Tổng hợp
bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên năm 2017.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Người bệnh sau phẫu thuật ổ bụng
* Tiêu chuẩn lựa chọn
+ Người bệnh >= 18 tuổi, đồng ý tham gia nghiên cứu.
+ Người bệnh sau phẫu thuật 3 ngày đầu được theo dõi và điều trị tại khoa.
+ Không có tiền sử rối loạn thần kinh hoặc tâm thần.
+ Có khả năng giao tiếp, đọc và hiểu tiếng Việt và sẵn sàng tham gia nghiên cứu.
* Tiêu chuẩn loại trừ:
+ Người bệnh không đồng ý tham gia nghiên cứu.
+ Người bệnh có chấn thương sọ não kèm theo.
+ Sau phẫu thuật bất tỉnh, hôn mê hoặc mê sảng.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.



- Thời gian: tháng 02/2017 – 06/2017.
- Địa điểm nghiên cứu: Khoa Ngoại Tổng hợp bệnh viện Trung ương Thái
Nguyên.
2.3. Thiết kế nghiên cứu
- Nghiên cứu mô tả cắt ngang
2.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu:
a) Cỡ mẫu
Cỡ mẫu được tính theo công thức ước tính một tỷ lệ

n Z2 / 2

p (1  p)
d2

Trong đó:
α: là mức có ý nghĩa thống kê, chọn α = 0,05.
Z2α/2: ở đây Z(0,05/2) = 1,96.
p = 0,478 (tỷ lệ người bệnh có chất lượng giấc ngủ kém theo nghiên cứu của
Nguyễn Thị Trường Xuân, 2013).
d: là sai số cho phép, chọn tỉ lệ này là 10%.
Cỡ mẫu trong nghiên cứu: n = 96 người bệnh.
b) Phuơng pháp chọn mẫu
Vì lưu lượng người bệnh phẫu thuật ổ bụng tại khoa khoảng 25 - 35 người
bệnh/tháng. Do đó, để đủ mẫu chúng tôi sẽ chọn mẫu thuận tiện.
2.5. Phương pháp thu thập số liệu
* Công cụ thu thập số liệu
Phiếu thông tin người bệnh được phát triển bởi nghiên cứu viên.
Bộ công cụ đánh giá chất lượng giấc ngủ Richard-Campbell Sleep
Questionnaire (RCSQ) được phát triển bởi Richards (1987a). Bộ công cụ này gồm 5

mục câu hỏi ngắn. Mỗi câu hỏi trong RCSQ được tính trên thang điểm 100mm.
Điểm trung bình của 5 câu hỏi được gọi là "tổng số điểm, đại diện cho chất lượng
giấc ngủ nói chung. 0 là giấc ngủ kém nhất và 500 là giấc ngủ tối ưu hay giấc ngủ
rất tốt, số điểm mà ít hơn 250 là giấc ngủ kém.


* Tiến hành nghiên cứu
Tất cả các dữ liệu được thu thập bằng cách phỏng vấn người bệnh (nhà nghiên
cứu sẽ đọc các câu hỏi, hướng dẫn, giải thích rõ ràng để giúp người bệnh lựa chọn
câu trả lời) và tham khảo hồ sơ bệnh án sau khi được sự chấp thuận của bệnh viện.
Vào sáng (8h – 11h) hẫu phẫu ngày thứ 2, 3, 4 gặp người bệnh để thu thập số
liệu bao gồm chất lượng giấc ngủ. Người nghiên cứu sẽ phỏng vấn người bệnh và
giải thích làm thế nào để họ có thể hoàn thành tất cả các mục trong bảng câu hỏi.
Trường hợp người bệnh phẫu thuật về phòng bệnh lúc 23h trở đi thì người
nghiên cứu đo chất lượng giấc ngủ ở đêm kế tiếp.
Các thông tin cần thiết khác như chẩn đoán, loại phẫu thuật, thời gian phẫu
thuật… lấy từ hồ sơ bệnh án của người bệnh vào 8h - 10h ngày thứ hai sau phẫu thuật.
Sau khi có toàn bộ thông tin, nhà nghiên cứu sẽ kiểm tra toàn bộ dữ liệu, các
số liệu được mã hóa, nhập vào một bảng tính và máy tính chuẩn bị cho việc phân
tích dữ liệu.
2.6. Các biến số nghiên cứu.
Thông tin nhân khẩu học
Thông tin về phương pháp điều trị và chăm sóc
Chất lượng giấc ngủ sau phẫu thuật
2.7. Phương pháp phân tích số liệu
Dữ liệu được nhập và phân tích sử dụng phần mềm phân tích dữ liệu SPSS 18.0.
Các số liệu thống kê mô tả được sử dụng để mô tả đặc điểm của người bệnh,
thông tin về điều trị và chăm sóc, mức độ chất lượng giấc ngủ. Trong đó: chất lượng
giấc ngủ được mô tả sử dụng giá trị trung bình và độ lệch chuẩn (tức là trung bình
cộng của 3 đêm sau phẫu thuật).

KẾT QUẢ
1. Đặc điểm nhân khẩu học
Bảng 1. Đăc điêm nhân khâu hoc (n =96)
Đặc điểm nhân
khẩu học
Tuổi

Tần suất

Tỉ lệ (%)

Range

M

SD

19-85

48.15

17.94


18 – 35
31
30,1
36 – 55
32
31,1

> =56
33
32
Giới tính
Nam
53
55,2
Nữ
43
44,8
Bảng 1 cho thấy độ tuổi trung bình ở người bệnh phẫu thuật ổ bụng gặp nhiều
ở độ tuổi trung niên (48,15 ± 17,94), không có sự chênh lệch nhiều giữa các nhóm
tuổi. Nam giới chiếm 55,2% gặp nhiều hơn nữ giới (chiếm 44.8%).
2. Đặc điểm về bệnh và phương pháp điều trị
Bảng 1. Đăc điêm vê bênh va phương phap điêu tri (n=96)
Đặc điểm về bệnh và phương pháp
điều trị
Nơi phẫu thuật
Phẫu thuật đường ruột
Phương pháp phẫu thuật
Phẫu thuật nội soi
Phẫu thuật mở
Thời gian phẫu thuật
1- 2 giờ
>2 – 3 giờ
>3 giờ
Thuốc giảm đau, an thần
Giảm đau
An thần
24h sau phẫu thuật

Paracetamol
Seduxen
48h sau phẫu thuật
Paracetamol
72h sau phẫu thuật
Paracetamol

Tần suất
(n)

Tỷ lệ
(%)

65

67,7

73
23

76
24

74
17
5

77,1
17,7
5,2


93
4

96,9
4,2

93
4

96,9
4,2

73

78,5

29

30,2

Bảng 2 cho thấy phẫu thuật đường ruột là chủ yếu chiếm 67,7%. Loại phẫu
thuật phần lớn là mổ cấp cứu và phương pháp phẫu thuật là phẫu thuật nội soi đều
chiếm 76%. Thời gian phẫu thuật kéo dài 1-2 giờ là chủ yếu chiếm 77,1%. Hầu hết
người bệnh sau phẫu thuật ngày đầu tiên đều được dùng thuốc giảm đau (96,9%) và
có 4,2% người bệnh sau phẫu thuật phải dùng thuốc an thần. Ngày thứ 2 sau phẫu


thuật người bệnh dùng thuốc giảm đau là chiếm 78,5%, ngày thứ 3 tỉ lệ người bệnh
dùng thuốc là thấp nhất chiếm 30,2%. Thuốc an thần chỉ dùng ngày đầu sau phẫu

thuật chiếm 4,2%.
3. Thực trạng chất lượng giấc ngu
Bảng 3. Chât lương giâc ngu cua ngươi bênh (n = 96)
Chất lượng giấc ngu

X±SD
500
202,39 ± 90,64

Phân loại
mức độ
Kém

Tần
số

%

Chất lượng giấc ngủ đêm 1
Chất lượng giấc ngủ tốt
35
36,5
Chất lượng giấc ngủ kém
61
63,5
Chất lượng giấc ngủ đêm 2
246,43 ± 95,83
Kém
Chất lượng giấc ngủ tốt
51

53,1
Chất lượng giấc ngủ kém
45
46,9
Chất lượng giấc ngủ đêm 3
299,92 ± 94,32 Trung bình
Chất lượng giấc ngủ tốt
69
71,9
Chất lượng giấc ngủ kém
27
29,1
Chất lượng giấc ngủ (Total)
249,58 ± 91,20
Kém
Bảng 3 cho thấy chất lượng giấc ngủ trung bình của người bệnh sau phẫu thuật
ổ bụng ở mức độ kém (249,58 ± 91,20/500). Chất lượng giấc ngủ kém xảy ra ở đêm
đầu tiên và đêm thứ 2 sau phẫu thuật (202,39 ± 90,64/500; 246,43 ± 95,83/500)
trong đó đêm đầu tiên chất lượng giấc ngủ tốt chiếm 36,50%, chất lượng giấc ngủ
kém chiếm 63,50%; đêm thứ 2 chất lượng giấc ngủ tốt chiếm 53,10%, ngủ kém
chiếm 46,90%.
Chất lượng giấc ngủ ở đêm thứ 3 sau phẫu thuật đạt mức trung bình (299,92 ±
94,32) trong đó ngủ tốt chiếm 71,90 %, ngủ kém chiếm 29,1%.
BÀN LUẬN
1. Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu
Người bệnh phẫu thuật ổ bụng gặp nhiều ở độ tuổi trung niên (48,15 ± 17,94).
Nam giới chiếm 55,2% gặp nhiều hơn nữ giới (chiếm 44,8%). Kết quả này được
giải thích là do người trung niên thường gặp nhiều vấn đề về sức khỏe hơn người tre
tuổi. Nam giới gặp nhiều hơn nữ giới, kết quả này tương tự nghiên cứu của Nguyễn
Thị Trường Xuân, 2014 .



2. Đặc điểm về bệnh và phương pháp điều trị
Phẫu thuật đường ruột là chủ yếu chiếm 67.7%, phần lớn là phẫu thuật cấp
cứu, nội soi. Thời gian phẫu thuật kéo dài 1 -2 giờ là chủ yếu chiếm 77.1%. Kết quả
này được giải thích là do người bệnh trong nghiên cứu chủ yếu là mổ cấp cứu và phẫu
thuật nội soi cắt ruột thừa, cắt túi mật nên thời gian phẫu thuật trung bình 1-2 giờ.
Hầu hết người bệnh sau phẫu thuật ngày đầu tiên đều được dùng thuốc giảm
đau (96.9%) và có 4.2% phải dùng thuốc an thần. Kết quả được giải thích là do
người bệnh mổ ổ bụng thường gây mê nội khí quản. Thuốc mê thường được đào
thải sau 6 giờ nên khi hết thuốc mê người bệnh thường đau nhiều, một số người
bệnh khó ngủ cần sử dụng thuốc an thần chủ yếu trên người cao tuổi và người bệnh
phẫu thuật lớn đau nhiều. Ngày thứ 2 sau phẫu thuật người bệnh dùng thuốc giảm
đau là chiếm 78.5%, ngày thứ 3 tỉ lệ người bệnh dùng thuốc là thấp nhất chiếm
30.2% vì đau sẽ giảm dần trong 3 ngày đầu. Và người bệnh chủ yếu phẫu thuật nội
soi nên mức độ đau thường ở mức trung bình hoặc đau nhẹ.
3. Chất lượng giấc ngủ
Chất lượng giấc ngủ ở mức độ kém (249,58 ± 91,20/500) nhưng cận mức
trung bình là 250. Kết quả này được giải thích là do người bệnh trằn trọc khó ngủ,
bị gián đoạn giấc ngủ vào ban đêm, thức giấc vào đêm và khi thức giấc khó ngủ lại.
Chất lượng giấc ngủ kém xảy ra ở đêm đầu tiên (202,39 ± 90,64/500) và đêm
thứ 2 sau phẫu thuật (246,43 ± 95,83/500). Chất lượng giấc ngủ ở đêm thứ 3 đạt
mức trung bình (299,92 ± 94,32/500). Điều này được giải thích là do đêm đầu tiên
vừa trải qua phẫu thuật, sức khỏe yếu nên người bệnh thường khó thích nghi được
với môi trường bệnh viện hoặc một phần do quá đau dẫn tới việc người bệnh mất
nhiều thời gian mới đi vào giấc ngủ được và do đau nên người bệnh dễ bị thức giấc
và khó ngủ lại. Đêm thứ hai và thứ ba thì người bệnh dần quen với môi trường bệnh
viện và lúc này đau cũng giảm dần nên người bệnh dễ đi vào giấc ngủ hơn, ít tỉnh
giấc giữa đêm hơn và khi tỉnh giấc người bệnh cũng dễ ngủ lại hơn đêm đầu tiên.
Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị Trường Xuân, 2013 việc

chỉ ra rằng chất lượng giấc ngủ kém xảy ra ở 90 người bệnh sau phẫu thuật ổ bụng


(206.65 ± 47.80) và nghiên cứu của Phùng Văn Lợi, 2014 cho thấy chất lượng giấc
ngủ ở người bệnh sau phẫu thuật ổ bụng ở mức trung bình sau 72 phẫu thuật (73.45
± 10.02) . Một nghiên cứu khác cho thấy 42% người bệnh phàn nàn về giấc ngủ sau
phẫu thuật và có 23% trường hợp có chất lượng giấc ngủ không đạt yêu cầu cho đến
ngày thứ 4 (Chouchou et al, 2014) . Nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Long, 2010
cũng cho thấy giấc ngủ là triệu chứng có vấn đề trong suốt 3 ngày đầu sau phẫu
thuật ổ bụng [5].
KẾT LUẬN
Chất lượng giấc ngủ trung bình của người bệnh sau phẫu thuật ổ bụng ở mức
độ kém (249.58 ± 91.20/500). Chất lượng giấc ngủ kém xảy ra ở đêm đầu tiên và
đêm thứ 2 sau phẫu thuật (202.39 ± 90.64; 246.43 ± 95.83). Chất lượng giấc ngủ ở
đêm thứ 3 sau phẫu thuật đạt mức trung bình (299.92 ± 94.32).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phùng Văn Lợi và cộng sự (2014). Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng giấc
ngủ của người bệnh sau phẫu thuật ổ bụng tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái
Nguyên, Tạp chí Y học Thực hành, 941 (11), 54.
2. Nguyễn Thị Trường Xuân (2013). Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giấc
ngủ của người bệnh phẫu thuật bụng trong giai đoạn hậu phẫu tại bệnh viện đa
khoa tỉnh Bình Dương, Tạp chí Y Học Thành phố Hồ Chí Minh, 18(5), 113-117.
3. Chouchou F et al. (2014). Postoperative sleep disruptions: A potential catalyst of
acute pain, Sleep Medicine Reviews, 18(3), 273 - 282.
4. Dogan O et al (2005). Sleep quality in hospitalized patients, Journal of Clinical
Nursing, 14(1), 107-131.
5. Long NH (2010). Factors related to postoperative symptoms among patients
undergoing abdominal surgery, Master’s thesis, Adult nursing, Faculty of Nursing
Forum, Burapha University.
6. Mei W et al (2009). Independent risk factors for postoperative pain in need for

intervention early after awakening from general anaesthesia, European Journal of
Pain, 14(2), 1-7.


7. Nunoo–Mensah J et al (2009). Prevalence of intra-abdominal surgery: What is
an individual‘s lifetime risk, Southern Medical Journal, 102(1), 25-29.
8. Schulz P et al (2009). Symptom management strategies used by elderly patients
after coronary artery bypass surgery, Applied Nursing Research, 24(2), 65-73.
9. Ta L and Nguyen C (2010). Construction of surgery disease of general hospital‘s
Dong Thap from 2003 to 2007, Y hoc TP. Ho Chi Minh, 14(1), 77-82.
10. Tranmer J. E et al. (2003). The sleep experience of medical and surgical
patients, Clinical Nursing Research, 12(2), 159-173.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×