Tải bản đầy đủ (.ppt) (61 trang)

“Bước đầu nghiên cứu đa dạng thành phần loài Chuồn chuồn (Odonata) ở thành phố Huế”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.74 MB, 61 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA SINH HỌC

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
NĂM 2012
Đề tài:

BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU
ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI CHUỒN CHUỒN
(ODONATA) Ở THÀNH PHỐ HUẾ
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

SINH VIÊN THỰC HIỆN

TS.LÊ TRỌNG SƠN

HỒ NGỌC BẢO VY
TRẦN VĨNH HOÀNG
Huế, 3/2013

NGUYỄN THỊ VIỆT


MỞ ĐẦU
Chuồn chuồn là nhóm côn trùng bán thủy sinh, giai đoạn
ấu trùng sống hoàn toàn dưới nước, dạng trưởng thành sống trên
cạn, chúng có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái.
Ở các nước phát triển chuồn chuồn được nghiên cứu rất
sớm và đầy đủ. Ngược lại, ở Việt Nam, nghiên cứu về chúng chưa


được nhiều. Thành phố Huế với nhiều sông hồ, thảm thực vật, …
thích hợp cho nhiều loài sinh sống, đặc biệt là Chuồn chuồn. Vì
vậy, việc nghiên cứu thành phần loài Chuồn chuồn ở thành phố
Huế là cấp thiết nhằm bổ sung dẫn liệu đa dạng sinh học và bảo
tồn chúng trên địa bàn.
Để góp phần nghiên cứu đa dạng Chuồn chuồn ở thành
phố Huế, chúng tôi thực hiện đề tài: “Bước đầu nghiên cứu đa
dạng thành phần loài Chuồn chuồn (Odonata) ở thành phố Huế”.
Nhằm lập được một danh sách và đánh giá mức độ đa dạng thành
phần loài Chuồn chuồn ở nơi đây


ĐỐI TƯỢNG - ĐỊA ĐIỂM - THỜI GIAN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm các loài trưởng
thành thuộc bộ Chuồn chuồn (Odonata).

Rhyothemis variegata (Linnaeus, 1763)

Ischnura senegalensis (Rambur, 1842)


2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện ở thành phố Huế, tỉnh Thừa
Thiên Huế trong khoảng thời gian từ tháng I/2012 - III/2013.

Hình 2.3. Một số địa điểm thu mẫu


Hình 2.1 Sơ đồ các điểm thu mẫu chuồn chuồn ở thành phố Huế



2.3. Phương pháp nghiên cứu
Thu thập Chuồn chuồn trưởng thành bằng vợt côn trùng
theo phương pháp thường quy.
Chuồn chuồn được chụp ảnh trực tiếp trong tự nhiên nếu có
thể. Mẫu thu được để vào túi bướm cho chết tự nhiên. Ngay
khi mẫu vừa chết sẽ tiến hành chụp ảnh để lưu giữ màu sắc
thật của mẫu trước khi ngâm chúng vào cồn hoặc acetone.
Mẫu vật được phân tích và lưu giữ tại phòng thí nghiệm
Động vật Sinh thái, khoa Sinh học, trường Đại học Khoa học
Huế.


Định loại mẫu bằng phương pháp so sánh hình thái, sử
dụng các tài liệu của Đỗ Mạnh Cương, Bùi Hữu Mạnh
(2008), Đặng Quốc Quân (2008), Matjaz Bedjanic,
Karen Conniff, Gehan de Silva, Wijeyeratne (2007),
Subramanian (2005),...


2.4. Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu
Các chỉ số được sử dụng để phân tích:
- Tổng số loài (Magalet, 1943): S = S1 + S2 + S3 + . . . + Sn
Trong đó: S1, S2, S3,. . ., Sn: loài 1, loài 2, loài 3, . . ., loài n.
- Chỉ số tương đồng Sorencen (1948) - S để đánh giá mức độ
tương đồng về thành phần loài ở khu vực nghiên cứu với các
khu vực khác.
S = 2C/(A+B)
Trong đó:


S: là chỉ số gần gũi
C:là số loài có mặt ở cả hai khu vực A và B
A: số loài có mặt ở khu vực A
B: Số loài có mặt ở khu vực B

Giá trị S dao động từ 0 đến 1. Giá trị S > 0,5 biểu thị mức độ
tương đồng cao, nghĩa là giá trị này càng gần 1 thì thành phần
loài ở khu vực A và B càng giống nhau, giá trị này càng gần 0
thì thành phần loài ở hai khu vực A và B càng khác nhau.


KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


3.1. Danh sách thành phần loài
Bước đầu chúng tôi đã xác định ở khu vực thành phố Huế có 35 loài
Chuồn chuồn thuộc 29 giống, 8 họ, 2 bộ phụ Anisoptera và Zygoptera
(bảng 1).
Bảng 1: Danh sách thành phần loài Chuồn chuồn ở thành phố Huế
STT

Tên khoa học
ANISOPTERA

STT
IV

Tên khoa học
Libellulidae


I

Aeshnidae

5

Acisoma panorpoides Rambur, 1842

1

Anax guttatus (Burmeister, 1839)

6

Brachydiplax chalybea Brauer, 1868

2

Gynacantha subinterrupta Rambur,
1842

7

Brachythemis contaminata (Fabricius,
1793)

II

Corduliidae


8

Crocothemis servilia (Drury, 1770)

3

Epophthalmia elegans (Brauer, 1865)

9

Diplacodes nebulosa (Fabricius, 1793)

Gomphidae

10

Diplacodes trivialis (Rambur,1842)

Ictinogomphus decoratus (Selys, 1858)

11

Nannophyopsis clara (Needham, 1930)

III
4


STT


Tên khoa học

STT

Tên khoa học
ZYGOPTERA

12

Neurothemis tullia (Drury, 1773)

V

Coenagrionidea

13

Orthetrum sabina (Drury, 1770)

25

Agriocnemis femina (Brauer, 1868)

14

Pantala flavescens (Fabricius, 1798)

26


Agriocnemis pygmaea (Rambur, 1842)

15

Pseudothemis zonata (Burmeister, 1839)

27

Paracercion malayanum (Selys, 1876)

16

Rhodothemis rufa (Rambur, 1842)

28

Ceriagrion auranticum Fraser, 1922

17

Rhyothemis obsolescens Kirby, 1889

29

Ischnura senegalensis (Rambur, 1842)

18

Rhyothemis variegata (Linnaeus, 1763)


30

Pseudagrion australasiae Selys, 1876

19

Tholymis tillarga (Fabricius, 1798)

31

Pseudagrion calamorum (Burmei,1839)

20

Trithemis aurora (Burmeister, 1839)

32

Pseudagrion rubriceps Selys, 1876

21

Trithemis pallidinervis (Kirby, 1889)

VI

Plastycnemididae

22


Urothemis signata (Selys, 1872)

33

Copera ciliata (Selys, 1863)

23

Zyxomma petiolatum Rambur, 1842

VII

Protoneuridae

24

Tramea limbata (Desjardins, 1832)

34

Aciagrion borneense Ris, 1911

VIII Platystictidae
35

Protosticta grandis Asahina, 1985


3.2. Cấu trúc thành phần loài
Thành phần loài Chuồn chuồn ở thành phố Huế khá

phong phú.
Có 2 phân bộ với tổng số 35 loài, 29 giống, 8 họ. Số
loài, giống phân bố không đều trong 2 phân bộ Chuồn
chuồn ở thành phố Huế. Tính đa dạng của các loài Chuồn
chuồn thể hiện ở tất cả các bậc taxon.
Tính bình quân mỗi phân bộ có 4,00 họ; 14,50 giống;
17,50 loài. Mỗi họ có 3,63 giống; 4,38 loài. Mỗi giống có
1,21 loài.Tính đa dạng thể hiện cao nhất ở bậc giống, mỗi
giống chỉ chứa 1,21 loài.


Bảng 3.1.


Bảng 3.2. Cấu trúc thành phần loài Chuồn chuồn ở thành phố Huế


Đa dạng về bậc giống:


Đa dạng về bậc loài:
- Xét theo taxon bậc họ


Đa dạng về bậc loài:
- Xét theo taxon bậc giống


Mối tương quan giữa số lượng giống và loài các họ thu được:



3.3. So sánh thành phần loài Chuồn chuồn ở thành phố Huế
với một số khu hệ Chuồn chuồn đã được nghiên cứu ở Việt
Nam.
3.3.1. So với cả nước
Mức độ đa dạng về Chuồn chuồn ở thành phố Huế so
với danh lục Chuồn chuồn trên toàn quốc ở mức khá. Số loài
Chuồn chuồn ghi nhận ở thành phố Huế chiếm 14,89% tổng số
loài trên cả nước (35/235), về số họ chiếm 47,06% tổng số họ
trên cả nước (8/17) (theo Đỗ Mạnh Cương, 2006).


3.3.2. So với một số khu vực khác.
Công trình nghiên cứu của Đặng Quốc Quân ở vườn Quốc
gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp với diện
tích là 7.588 ha, chỉ công bố được 25 loài thuộc 17 giống,
4 họ của bộ Chuồn chuồn. Mặc dù với diện tích lớn hơn
nhưng ở vườn Quốc gia Tràm Chim lại có số lượng loài,
giống, họ công bố ít hơn so với ở thành phố Huế. Trong đó
có 17 loài trùng với kết quả nghiên cứu của chúng tôi, đó
là:


1. Anax guttatus (Burmeister, 1839)
2. Ictinogomphus decoratus (Selys, 1858)
3. Acisoma panorpoides Rambur, 1842
4. Brachydiplax chalybea Brauer, 1868
5. Brachythemis contaminata (Fabricius, 1793)
6. Crocothemis servilia (Drury, 1770)
7. Diplacodes trivialis (Rambur,1842)

8. Neurothemis tullia (Drury, 1773)
9. Orthetrum sabina (Drury, 1770)
10.Pantala flavescens (Fabricius, 1798)
11.Rhyothemis variegata (Linnaeus, 1763)
12. Tholymis tillarga (Fabricius, 1798)
13. Trithemis pallidinervis (Kirby, 1889)
14. Agriocnemis pygmaea (Rambur, 1842)
15. Ceriagrion auranticum Fraser, 1922
16. Ischnura senegalensis (Rambur, 1842)
17. Pseudagrion microcephalum (Rambur, 1842)


Tổ chức Bảo vệ động vật Thế giới WAR, năm
2008 đã công bố ở Phú Quốc với diện tích là 31.422 ha,
có 55 loài chuồn chuồn thuộc 39 giống, 11 họ. So với
Phú Quốc thì thành phố Huế có diện tích nhỏ hơn nhiều
nhưng số lượng loài tìm thấy ở đây cũng không hề ít, như
vậy cũng có thể thấy số lượng loài Chuồn chuồn ở thành
phố Huế là khá đa dạng. So sánh với thành phần loài
Chuồn chuồn ở Phú Quốc đã được công bố thì có 21 loài
trùng với kết quả nghiên cứu của chúng tôi, đó là các
loài:


1. Anax guttatus (Burmeister, 1839)
2. Ictinogomphus decoratus (Selys, 1858)
3.Brachythemis contaminata (Fabricius, 1793)
4. Crocothemis servilia (Drury, 1770)
5. Diplacodes nebulosa (Fabricius, 1793)
6. Diplacodes trivialis (Rambur,1842)

7. Neurothemis tullia (Drury, 1773)
8. Orthetrum sabina (Drury, 1770)
9. Pantala flavescens (Fabricius, 1798)
10. Rhyothemis obsolescens Kirby, 1889
11. Rhyothemis variegata (Linnaeus, 1763)
12. Tholymis tillarga (Fabricius, 1798)
13. Trithemis aurora (Burmeister, 1839)
14. Trithemis pallidinervis (Kirby, 1889)
15. Urothemis signata (Selys, 1872)
16. Agriocnemis pygmaea (Rambur, 1842)
17. Ceriagrion auranticum Fraser, 1922
18. Ischnura senegalensis (Rambur, 1842)
19. Pseudagrion microcephalum (Rambur, 1842)
20. Pseudagrion rubriceps Selys, 1876
21. Aciagrion borneense Ris, 1911


Năm 2011, Lê Thế Lương đã nghiên cứu về thành phần loài
Chuồn chuồn ở vùng rừng Cao Muôn, huyện Ba Tơ, tỉnh
Quảng Ngãi, đã công bố 37 loài, thuộc 23 giống, 8 họ. Trong
đó có 5 loài chung với kết quả nghiên cứu của nhóm chúng
tôi, đó là các loài:
1. Brachydiplax chalybea Brauer, 1868
2. Brachythemis contaminata (Fabricius, 1793)
3.Orthetrum sabina (Drury, 1770)
4. Pantala flavescens (Fabricius, 1798)
5. Rhyothemis variegata (Linnaeus, 1763)


Bảng 4.5. Hệ số gần gũi của Chuồn chuồn ở thành phố Huế so với

các vùng khác
Khu hệ
Chuồn chuồn

Tổng Số loài
số loài chung

Tỷ lệ % Hệ số S
(*)
(**)

Tác giả công bố

VQG Tràm Chim

25

17

48,57

0,57

Đặng Quốc Quân,
2008

VQG Phú Quốc

55


21

60,00

0,47

Bùi Hữu Mạnh,
2008

Núi Cao Muôn

37

5

14,29

0,07

Lê Thế Lương,
2011

(*) Tỷ lệ số loài chung so với 35 loài của thành phố Huế
(**) Hệ số gần gũi Sorencen (1948).


×