Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Thiết kế và sử dụng bẫy tổ trong nghiên cứu ong có tập tính sống đơn lẻ (2017)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 35 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN
---------------------------

NGUYỄN THỊ BÉ

THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BẪY TỔ TRONG NGHIÊN CỨU
ONG CÓ TẬP TÍNH SỐNG ĐƠN LẺ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Sinh học ứng dụng

Người hướng dẫn khoa học
ThS. VŨ THỊ THƯƠNG

HÀ NỘI, 2017


TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2
KHOA SINH –KTNN
-----------------

THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BẪY TỔ TRONG NGHIÊN CỨU ONG
CÓ TẬP TÍNH SỐNG ĐƠN LẺ

Chuyên ngành: SINH HỌC ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn: Th. Vũ Thị Thương
Người thực hiện: Nguyễn Thị Bé
Lớp


: K39C _ Sư phạm Sinh Học

Hà Nội, 2017


LỜI CẢM ƠN!
Để hoàn thành khóa luận này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới:
- GVHD – Th. Vũ Thị Thương là người đã tận tình giúp đỡ cho tôi trong suốt
quá trình làm đề tài.
- Tất cả các giáo viên Bộ môn, ban chủ nhiệm khoa Sinh - KTNN trường Đại
học Sư Phạm Hà Nội 2 đã góp ý để tôi hoàn thành đề tài này.
- Tất cả các bạn bè và gia đình đã động viên và giúp đỡ tôi.
Một lần nữa tôi bày tỏ lòng biết ơn tới mọi sự giúp đỡ đó!

Hà nội, ngày 3 tháng 5 năm 2017
Tác giả khóa luận

Nguyễn Thị Bé

1


LỜI CAM ĐOAN
-

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận là

trung thực chưa được công bố trong bất kỳ công trình khoa học và chưa sử dụng
để bảo vệ bất cứ một học vị nào.
-


Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận đã

được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều được chỉ rõ nguồn
gốc.
Hà nội, ngày 3 tháng 5 năm 2017
Tác giả khóa luận

Nguyễn Thị Bé

2


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 5
1. Đặt vấn đề ....................................................................................................... 6
2. Mục đích và yêu cầu ....................................................................................... 7
2.1. Mục đích nghiên cứu..................................................................................... 7
2.2. Yêu cầu........................................................................................................... 7
3.Ý nghĩa khoa học vàý nghĩa thực tiễn................................................................ 7
3.1. Ý nghĩa khoa học:........................................................................................... 7
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................ 8
NỘI DUNG ........................................................................................................... 9
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 9
1.1. Tổng quát về loài ong Độc Lập (Solitary Bee) .............................................. 9
1.1.1. Đặc điểm hình thái ...................................................................................... 9
1.1.2. Tập tính sống ............................................................................................. 10
1.2. Các phương pháp thu mẫu ong có tập tính sống đơn lẻ............................... 10
1.3. Nghiên cứu về phương pháp bẫy tổ ............................................................. 12
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14

2.1. Đối tượng, vật liệu nghiên cứu..................................................................... 14
2.1.1.Đối tượng.................................................................................................... 14
2.1.2. Vật liệu nghiên cứu ................................................................................... 14
2.2.Thời gian và địa điểm.................................................................................... 14
2.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 14
2.4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 15
2.4.1. Thí nghiệm xác định kích thước bẫy tổ..................................................... 15
2.4.2. Thí nghiệm xác định vị trí đặt bẫy ............................................................ 17
2.5.Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................ 18
2.5.1.Thí nghiệm xác định kích thước bẫy tổ...................................................... 19
2.5.2.Thí nghiệm xác định vị trí bẫy tổ ............................................................... 19
2.6. Phương pháp sử lý số liệu ............................................................................ 19
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 20
3.1.Tìm hiểu về tập tính của ong sống đơn lẻ ..................................................... 20
3.1.1.Tập tính sống .............................................................................................. 20
3.2. Bẫy tổ............................................................................................................ 25
3


3.2.1. Vật liệu làm bẫy ........................................................................................ 25
3.2.2. Cách làm 1 bẫy tổ...................................................................................... 26
3.3. Thí nghiệm xác định kích thước bẫy tổ........................................................ 26
3.3.1. Kết quả thí nghiệm .................................................................................... 26
3.3.2. Xây dựng bẫy với kích thước phù hợp...................................................... 28
3.4. Thí nghiệm xác định vị trí đặt bẫy ............................................................... 28
3.4.2. Xây dựng cách đo khoảng cách đặt bẫy và vị trí phù hợp ........................ 30
3.5. Bước đầu xây dựng phương pháp đặt bẫy.................................................... 30
3.6. Ưu điểm và nhược điểm ............................................................................... 31
3.6.1.Ưu điểm ...................................................................................................... 31
3.6.2. Nhược điểm ............................................................................................... 31

PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................. 32
I.KẾT LUẬN....................................................................................................... 32
II.ĐỀ NGHỊ ......................................................................................................... 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 33

4


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 : Ảnh hưởng của kích thước bẫy đến hiệu quả thu bắt ong.
Bảng 3.2 : Ảnh hưởng của độ cao đặt bẫy đến hiệu quả thu bắt ong.
Bảng 3.3 : Bảng thống kê số lượng ong thu được tại các vị trí.

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1 : Ống lứa với các kích thước khác nhau đo ngày đặt bẫy 2/9/2016
Hình 2: Bẫy tổ và vị trí đặt bẫy ngày 2/9/2016
Hình 3: Mẫu thu được tại chuồng dê
Hình 4: Mẫu được sử lý tại phòng thí nghiệm
Hình 5: Hình ảnh mẫu bổ dọc

MỞ ĐẦU
5


1. Đặt vấn đề
Ong được xem là một loại côn trùng có lợi ích cho đời sống của con người.
Ong có mặt tại hầu như khắp mọi nơi trên Trái Đất, ngoại trừ 2 vùng Bắc Cực và
Nam Cực. Mặc dù có gần 20.000 loại nhưng ong được chia thành 2 nhóm chính gồm:
ong sống tập đoàn và ong sống độc lập.
Họ Ong vàng (Hymenoptera: Vespidae) bao gồm bốn phân họ, trong đó có ba

phân họ gồm các loại ong xã hội (Stenogastrinae, Polistinae và Vespidae) và một
phân họ gồm các loài ong đơn lẻ (Eumeninae). Trên thế giới có hơn 3500 loài ong
thuộc phân họ Eumeninae đã được mô tả. Trong khi các khi các nghiên cứu về nhóm
loài ong xã hội ở Việt Nam đã ít nhiều được thực hiện thì nghiên cứu về các loài ong
đơn lẻ còn chưa được chú trọng. Gần đây một số công bố về các loài ong đơn lẻ phân
họ Eumeninae thống kê được 48 loài thuộc 27 giống có mặt ở Việt Nam, tuy nhiên
con số này mới chỉ phản ánh một phần sự đa dạng của các loài này ở nước ta.
Nhóm Ong Độc Lập (Solitary Bee): Loại này thì sống một mình, tuy nhiên đôi
khi chúng xây tổ gần nhau. Loại này không có ong thợ, tự sống và sinh sản lấy.
Chúng xây tổ, cất mật, đẻ trứng, trám tổ lại rồi bay đi mất. Khi trứng nở, ăn số thức
ăn đã được dự trữ để tăng trưởng.
Chúng ta biết rằng việc chuyển phấn từ cây này sang cây khác hoặc từ một bộ
phận cây này tới một bộ phận khác của cùng một cây là rất cần thiết cho sự sinh sản
của hầu hết các cây có hoa. Nếu không có thụ phấn phần lớn cây có hoa bản địa của
chúng ta sẽ bị suy giảm, biến mất, hoặc được thay thế bởi các loài cỏ dại non. Từ lâu
đã có sự đồng thuận chung rằng ong đã thụ phấn cho cây trồng một cách đầy đủ và có
rất ít nhu cầu cho ong có tập tính sống đơn lẻ.
Ngoài ra chúng cũng có một số loài bắt mồi thức ăn là những sâu bệnh, côn
trùng hại cây. Khi ong ăn là đã tiêu diệt chúng sẽ giúp cây phát triển tốt hơn.
Vậy nên việc nghiên cứu và nhân rộng ong có tập tính sống đơn lẻ là rất cần thiết
Nhưng đa số các con này dùng ngòi chích như một cách để tự vệ cho chính
mình để bảo vệ tổ. Những hạch nhỏ trong ngòi chích này sản xuất ra một chất hóa
học như nọc độc. Vậy nên việc thu mẫu loài ong sống đơn lẻ để nghiên cứu là rất
nguy hiểm.
6


Hơn thế nữa do tập tính sống đơn lẻ không có chỗ ở ổn định là cho quá trình
thu mẫu trở nên phức tạp. Hay dù có bắt được ong theo cách thông thường thì cũng
khó có thể sử dụng để nghiên cứu. Dùng vợt hay màn lưới với một lần vợt xác suất

bắt được ong rất thấp, khi bắt được để nuôi sống hay cho nó sinh sản gặp nhiều khó
khăn. Với phương pháp thu mẫu thông qua sâu gây hại cây trồng đòi hỏi người thu
mẫu phải có chuyên môn cao, quan sát kỹ lưỡng, tỉ mỉ và số lượng mẫu thu được có
ong ký sinh là rất thấp. Đây là những phương pháp tốn công sức mà kết quả thu được
không cao. Còn đa số phương pháp bắt ong thông thường khác thì không phù hợp với
tập tính. Vậy nên chúng tôi đã quyết định thiết kế và sử dụng bẫy tổ trong nghiên cứu
các loài ong có tập tính sống đơn lẻ từ đó giúp cho việc bắt mẫu và nghiên cứu về
loài ong được rễ ràng hơn. Bẫy được làm từ vật liệu dễ kiếm và dễ làm nhưng lại có
hiệu quả cao. Dùng bẫy có thể bẫy được cả tổ của ong, ngay cả khi mới hình thành từ
đó có thể dễ dàng nghiên cứu quá trình sống ngay từ đầu. Mẫu thu về rất dễ bảo quản
và nghiên cứu hơn hết là việc thu mẫu đơn giản và không gây nguy hiểm.
2. Mục đích và yêu cầu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thiết kế thành công bẫy tổ để có thể sử dụng và từ đó đánh giá hiệu
quả của bẫy tổ trong nghiên cứu ong có tập tính sống đơn lẻ trong thời gian đặt bẫy
dựa vào các tập tính sinh học của ong kết hợp với nghiên cứu kích thước bẫy, độ cao
đặt bẫy, không gian đặt bẫy.
2.2. Yêu cầu
+ Tìm hiểu một số tập tính ong sống đơn lẻ.
+ Thực hiện thí nghiệm để xác định được kích thước bẫy, vị trí đặt bẫy hợp lý
nhất để thu được ong với số lượng tối ưu.
+ Đánh giá hiệu quả của bẫy sau thời gian đặt bẫy, xác định số mẫu thu được
khi đặt bẫy từ đó xây dựng phương pháp bẫy tổ đạt hiệu quả cao.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học:
+ Xây dựng cơ sở khoa học cho việc sử dụng hợp lý bẫy tổ trong nghiên cứu
ong có tập tính sống đơn lẻ.
7



+ Cung cấp thêm phương pháp thu mẫu để nghiên cứu ong có tập tính sống
đơn lẻ.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
+ Đây là bước đầu để giúp cho bẫy tổ được biết đến và sử dụng rộng rãi từ đó
giúp ích cho việc nghiên cứu.
+ Cung cấp cơ sở khoa học vững chắc để sử dụng hợp lý bẫy tổ trong nghiên
cứu ong có tập tính sống đơn lẻ.

8


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quát về loài ong Độc Lập (Solitary Bee)
1.1.1. Đặc điểm hình thái
Thân thể ong giống như các loài côn trùng khác có thể chia ra làm ba phần là
đầu, ngực và bụng. Bụng chứa một bao tử đặc biệt dùng để chứa mật hoa. Toàn thân
chúng có rất nhiều lông vì vậy những phấn hoa có thể bám vào người rất nhiều. Màu
sắc của ong mật thì từ đen tới nâu nhạt. To nhất là ong chúa, tới là những chàng ong
đực và nhỏ nhất là những nàng ong thợ.
Ong có 5 con mắt. Ba con mắt nhỏ nằm theo hình tam giác ở ngay trên đầu,
trước trán. Hai con mắt kia to hơn thuộc loại đa tròng, với hàng ngàn tròng, thì nằm
ngay hai bên mặt. Ong mật là loại côn trùng đầu tiên mà con người được biết là
chúng có thể phân biệt được màu sắc. Chúng có thể phân biệt được màu vàng, xanh
da trời và những tia hồng quang tím (ultraviolet rays). Nhưng chúng không thể phân
biệt được màu đỏ, đối với chúng màu đỏ nhìn giống như màu xanh lá cây.
Những con ong này cũng phân biệt được hình thể như hình thể khác nhau của
các loại hoa chẳng hạn. Những cần antenna của ong rất mỏng mảnh, nằm ngay trước
trán. Có những cơ quan nằm trên cần antenna này dùng để ngửi các mùi vị, còn
những sợi lông nhỏ li ti trên cần có lẽ được dùng như các cơ quan cảm nhận.

Lưỡi của ong được dùng để hút nước, mật hoa, và mật vào trong miệng. Chiếc
lưỡi như một ống hút này rất uyển chuyển nằm ngoài đầu của con ong, nó có thể co
dãn dài ngắn, di động khắp mọi phương. Hai bên cạnh của chiếc lưỡi này là cặp hàm
dùng để nắm giữ các viên sáp và phấn hoa. Ong hút mật hoa bằng lưỡi và chuyền
xuống dưới bụng qua đường miệng, nó cũng sử dụng ngược lại khi về tổ nhả mật ra
nuôi các con ong khác.
Ong có hai cặp cánh, cặp cánh trước to hơn hai cặp cánh sau. Khi chúng bay
hai cặp cánh này dính lại nhau, bởi một hàng móc nhỏ ngoài rìa trên cặp cánh trước,
tạo thành một cặp cánh lớn. Cặp cánh này có thể di chuyển để bay tới, bay lui; bay
lên, bay xuống; bay ngang mọi hướng hoặc bay yên tại chỗ.
9


Ong có 6 chân, 3 chân mỗi bên ngực.Mỗi chân có 5 khớp, cộng thêm những khúc nhỏ
tạo thành bàn chân. Những con ong thợ dùng những đôi chân này để đi, còn dùng để
lau sạch những phấn hoa trên người và cầm giữ chất sáp. Những chân sau dùng để
mang các phấn hoa hay nhựa cây đặc biệt dùng để sửa tổ như đã nói ở trên. Cặp chân
trước có một bộ phận chũng xuống một cách đặc biệt dùng để lau cần antenna. Bề
mặt ngoài của cặp chân sau của những ong thợ có một vùng phẳng chung quanh là
những sợi lông dài và cong. Vùng phẳng này được gọi là "giỏ phấn", dùng để mang
những phấn hoa về. Những sợi lông dài ở bề mặt trong của cặp chân sau được dùng
để thu chất các phấn hoa vào giỏ phấn. Khi những con ong thợ này bay về tới tổ,
chúng đặt cặp chân sau này vào trong một phòng lục giác và phủi phấn hoa vào đây,
một con ong thợ khác sẽ dùng đầu để ủi những phấn hoa này xuống dưới đáy phòng.
1.1.2. Tập tính sống
Loại này thì sống một mình, tuy nhiên đôi khi chúng xây tổ gần nhau. Loại này
không có ong thợ, tự sống và sinh sản lấy. Chúng xây tổ, cất mật, đẻ trứng, trám tổ lại
rồi bay đi mất. Khi trứng nở ăn số thức ăn đã được dự trữ để tăng trưởng. Nhóm này
có 5 loại chính là ong thợ mộc (carpenter), ong lá (leafcutting), ong đào hầm
(mining), ong thợ hồ (mason), và ong Tu Hú (cuckoo). Tên của mỗi loại tự nói lên

đặc tính của chúng như ong thợ mộc xây tổ trên những cành cây hay nhánh cây khô;
ong lá cắn lá nhỏ ra để làm tổ trên đất hay cành cây; ong đào hầm đào những đường
hầm nhỏ dưới đất để làm tổ; ong thợ hồ làm tổ trong những vỏ ốc hay cây mục, có
loại dùng nước miếng của mình để kết những hòn đá nhỏ lại với nhau làm tổ hoặc
dùng bùn và đất sét xây tổ trên những vách tường; loại ong Tu Hú là loại không xây
tổ nhưng rình đẻ trứng của mình vào tổ của những loại ong khác như loài chim Tu
Hú.
1.2.

Các phương pháp thu mẫu ong có tập tính sống đơn lẻ
Các nhà khoa học của Học viện Nông Nghiệp Việt Nam đã nghiên cứu và đưa ra

các cách bắt ong phổ biến.
+ Bắt ong trong hốc cây, hốc đá:
Khi phát hiện thấy tổ ong trong hốc cây, hốc đá dùng rừu búa mở rộng cửa tổ.
Sau đó dùng khói phun nhẹ vào tổ để ong dạt vào 1 góc, cắt lấy bánh tổ, bốc ong vào
10


mũ lưới hoặc áo, khăn.Nếu tổ nằm ở vị trí sâu trong hốc cây to hoặc vách đá không
bắt được, dùng đất ướt chát bịt kín cửa tổ và các khe hở lại. Sau 2-3 ngày đến mở lỗ
tổ, ong sẽ tuôn ra, dùng nón ( loại nón chuyên dụng để bắt ong ) bắt ra hay hứng lấy.
Cũng có thể thổi băng phiến vào hoặc lấy 1 ống lứa nhỏ cắm vào lỗ tổ ong, trát đất
xung quanh, bắt khi ong ra mà không vào được và đậu ở ngoài khu vực cửa tổ.
+ Bắt ong soi đõ:
- Chuẩn bị tổ bẫy là quan trọng và quyết định. Kinh nghiệm cho thấy ong rất
thích đóng tổ trong các hốc cây, có mùi gỗ thơm, chắc như cây đẻn, cây săng lẽ... vì
thế cần tìm một khúc gỗ đã sầu ruột để làm tổ, còn gọi là bọng ong, cắt gọt đẹp, hai
đầu bịt kín như một khúc gỗ tự nhiên. Kích thước trong bọng không nên quá lớn
khoảng 20 - 25cm đường kính là vừa phải, chiều dài 70 - 80cm. Làm tổ bẫy kiểu tự

nhiên này gọi là “đõ ong”.Ngoài ra một số người cũng đóng bẫy ong bằng thùng
vuông, dài với loại gỗ chắc mà ong thích.
- Trước khi mang tổ đi bẫy ong, người ta thường bỏ một ít sáp và mật ong trong
thùng bẫy để kích thích sự chạm tổ của ong.
- Xác định địa điểm đặt bẫy ong: đó là vùng có nhiều ong rừng, có nhiều nguồn
hoa mà ong hay đến lấy mật, phấn. Lại phải chọn những gốc cây già, kín và thoáng,
nơi môi trường con ong ưa thích.
- Có người giàu kinh nghiệm tìm bắt công nghiệp ong soi - là ong đi tìm tổ mới,
bỏ vào trong tổ bẫy. Nếu cái tổ được ong soi ưa thích thì nó sẽ bay về tin cho cả đàn
ong bay về tổ bẫy.
+ Bắt ong bay:
Khi phát hiện thấy đàn ong bay thấp ngang qua, tung đất cát hoặc té nước vào
đàn ong là chúng hạ thấp độ cao, chờ ong đậu vào cành cây, bắt ong vào dụng cụ bắt
ong rồi để vào chỗ tối mát mẻ.
+ Bắt bằng hánh ong:
Là biện pháp đặt các thùng, đõ ở những nơi thích hợp để ong tự về làm tổ. Ở
các tỉnh miền Bắc, tháng 10-12 là mùa ong di cư từ vùng núi cao về vùng đồi thấp,
tháng 3-4 là mùa ong chia đàn, ong thường tìm nơi thích hợp để làm tổ.
+ Bắt ong thông qua sâu hại:
11


Lấy sâu hại làm mồi nhử khi ong tới ăn mồi sẽ bị mắc vào bẫy đã thiết kế.
Trên đây là các phương pháp bắt ong thủ công tuy đơn giản nhưng rất nguy hiểm
dễ bị ong chích đốt và ảnh hưởng đến sức khỏe, chuẩn bị phức tạp, tốn thời gian và
quan trọng nhất là không phù hợp với tập tính ong sống đơn lẻ. Chúng không sống
theo bầy đàn mà chúng sống đơn độc nên việc sử dụng các biện pháp này là không
thể.
1.3.


Nghiên cứu về phương pháp bẫy tổ
Anna Budriene và cộng sự (2004) nghiên cứu về “Reproductive ecology and

behavior of predatory wasps (Hymenoptera: Eumeninae)”.
+ Thu nhập mẫu bằng các tổ ong được làm bằng cách sử dụng các bó với 25-35
lóng/bó cùng chiều dài và đường kính, các bó này được gọi là bẫy tổ. Sau khi nó
được đặt trên mái nhà của tòa nhà bằng gỗ cũ.Trong khu vực nghiên cứu, các tòa nhà
gỗ là phân lập với các tòa nhà bằng gỗ khác phù hợp cho ong đơn độc làm tổ. Trên
400 mét đồng cỏ có các bản gỗ, lõi gỗ đặt vị trí khác nhau do đó các tổ ong nghiên
cứu đã tương đối cô lập.
+ Các bẫy tổ được đặt trên các bức tường của các tòa nhà ở độ cao 60 cm – 330
cm khác hướng nhau. Từ giữa tháng tư đến giữa tháng tám cứ 7 -14 ngày gốc mánh
lỏng bị bít bên ngoài có thể nhìn thấy bằng mắt thường, ở những mánh lóng đó có
ong hoặc ấu trùng ong bên trong, sau khi rút ra sẽ thay thế với những mánh lóng mới
có đường kính tương tự vào vị trí mánh lóng vừa rút. Kết quả bẫy tổ không bao giờ
hoàn toàn bị bít kín hết các ống và ong cái có khả năng làm nhiều tổ trong mùa hè với
nhiều sự lựa chọn bẫy tổ khác nhau về đường kính và định hướng ở độ cao khác
nhau.
+ Những mánh lóng ở tổ đã bít kín được đưa tới phòng thí nghiệm để nghiên cứu
thêm. Họ đã xẻ theo chiều dọc. Sau kiểm tra, ấu trùng ong được cuốn vào ni long
mỏng và được lưu trữ nuôi cho đến khi thành con non phục vụ cho việc nghiên cứu.
o

Sau đó, con non giữ lại bằng cách xử lý lạnh (4 C) cho 1-5 tháng.Hoặc nuôi riêng
trong lọ nhựa ở nhiệt độ phòng cho đến khi trưởng thành. Do đó, nếu cho ong bắp
cày giao phối thí nghiệm sẽ thu được vào tháng 6 của năm tiếp theo.

12



+ Để đánh giá sở thích khác nhau của các loài ong bắt mồi về chiều rộng khoang
và chiều cao làm tổ thích hợp của nó, các tổ được phân thành nhiều loại đường kính
khác nhau (3-8 mm).
+Định hướng khoang làm tổ thì phần lớn các loài có khuynh hướng làm tổ ở phía
nam và phía tây.
Đối với phương pháp này nghiên cứu trong nước là còn mới mẻ và khá ít, mới
được thực hiện nghiên cứu tại Viện Sinh Thái và Tài nguyên sinh vật, ở trường Học
viện Nông Nghiệp Việt Vam nhưng chưa có công bố cụ thể.

13


CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, vật liệu nghiên cứu
2.1.1.Đối tượng
+ Loài vật: loài ong có tập tính sống đơn lẻ.
+ Dụng cụ: Bẫy tổ.
2.1.2. Vật liệu nghiên cứu
+ Dao hoặc cưa dùng để cưa nứa.
+ Kéo để cắt dây buộc.
+ Thước đo tỉ lệ các loại để đo kích thước đường kính ống nứa, chiều dài
ống nứa và khoảng cách đặt bẫy từ mặt đất.
+ Ống nghiệm, bao nilông để thu mẫu khi ong đã vào đẻ trứng.
+ Bút giấy sổ sách để chú thích nơi thí nghiệm, ngày tháng thu kết quả tổ.
+ Dây buộc.
+ Các ống nứa đường kính 1,5cm- 4cm, chiều dài phụ thuộc vào đốt của ống
nứa (10cm – 25cm).
2.2.Thời gian và địa điểm
+ Thời gian thực hiện: Từ tháng 09 năm 2016 đến tháng 04 năm 2017.

+ Địa điểm: Chúng tôi thực hiện nghiên cứu làm thí nghiệm và điều tra tại
Trạm đa dạng Mê Linh, thị xã Phúc Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc. Đặc điểm nơi nghiên cứu
không có thuốc bảo về thực vật, có trồng xen lẫn các cây che bóng và đặt gần nhà
dân, Phòng thí nghiệm tại trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2.
2.3. Nội dung nghiên cứu
Tìm hiểu một số tập tính sinh học của ong có tập tính sống đơn lẻ
Nghiên cứu phương pháp làm bẫy tổ và tiến hành sử dụng:
+ Thực hiện thí nghiệm xác định kích thước bẫy.
14


+ Thực hiện thí nghiệm xác định vị trí đặt bẫy.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Thí nghiệm xác định kích thước bẫy tổ
- Dùng cưa cưa từng đốt nứa sao cho mỗi ống nứa có một đầu kín và 1 đầu hở với độ
dài 15cm – 30cm.
+ Ở nhóm 1 : chặt 60 ống nứa với đường kính

1cm, dùng dây bó chặt làm 6 bó

với 10 ống/bó.
+ Ở nhóm 2 : chặt 60 ống nứa với đường kích từ 2cm đến 3cm , dùng dây bó
chặt làm 6 bó với 10 ống/bó.
+ Ở nhóm 3 : chặt 60 ống nứa với đường kính

4cm, dùng dây bó chặt làm 6

bó với 10 ống/bó
-Trên mỗi bó dùng giấy có ghi rõ ngày và thời gian đặt bẫy.
- Cùng đặt tại các vị trí trong điều kiện không gian giống nhau chia làm các khu khác

nhau, tại mỗi vị trí treo các bó tương đương với 3 nhóm, mỗi bó đều có đủ 3 loại.
- Thực hiện thí nghiệm trong 1 tháng, cứ 10 ngày thu 1 lần và đặt ống mới thay thế
vào vị trí ống cũ vừa thu.
Thí nghiệm này nhằm xác định kích thước phù hợp của bẫy, sau thời gian thực
hiện thấy ong làm tổ nhiều ở loại ống lứa nào thì ta kết luận đó là kích thước phù hợp
nhất.

15


Hình 1 : Ống lứa với các kích thước khác nhau đo ngày đặt bẫy 2/9/2016

16


2.4.2. Thí nghiệm xác định vị trí đặt bẫy
- Thực hiện bó 1 bẫy với mỗi bó là 10 ống nứa
- Tiến hành đặt bẫy với 3 nhóm địa điểm chính, mỗi địa điểm có 3 lần lặp lại
tương đương ở mỗi địa điểm sẽ có 3 bẫy
+ Địa điểm 1: Đặt trên cây che bóng
+ Địa điểm 2: Đặt trên các khu nuôi trồng thực vật và động vật tại trạm
+ Địa điểm 3: Đặt ở gần nhà dân (trên các mái hiên)
- Chia các bẫy về các vị trí đặt khác nhau rồi dùng giấy ghi rõ ngày đặt bẫy,
nhóm địa điểm trên các bó nứa.
- Tiến hành đặt bẫy nên các vị trí thích hợp, đặt bẫy nằm ngang song song mặt
đất sao cho khi gặp mưa lớn nước mưa sẽ bị hạn chế không chảy vào bẫy, buộc chặt
bẫy vào các vị trí treo bằng dây tránh để bị tuột hoặc rơi.
- Thực hiện thí nghiệm trong 1 tháng, cứ 10 ngày đi thu mẫu 1 lần và đặt ống
mới thay thế vào vị trí ống cũ vừa thu.
Thí nghiệm này nhằm xác định vị trí đặt bẫy phù hợp.Nếu ở những vị trí nào có nhiều

ong làm tổ thì là vị trí thận lợi.

17


Hình 2: Bẫy tổ và vị trí đặt bẫy ngày 2/9/2016

18


2.5.

Phương pháp thu thập số liệu
2.5.1. Thí nghiệm xác định kích thước bẫy tổ

- Thực hiện thí nghiệm trong 1 tháng, cứ 10 ngày đi thu mẫu 1 lần và đặt ống
mới thay thế vào vị trí ống cũ vừa thu.
-Chỉ tiêu theo dõi: Số ong làm tổ / tổng số ống.
2.5.2. Thí nghiệm xác định vị trí bẫy tổ
- Thực hiện thí nghiệm trong 1 tháng, cứ 10 ngày đi thu mẫu 1 lần và đặt ống
mới thay thế vào vị trí ống cũ vừa thu.
-Chỉ tiêu theo dõi: Số ong làm tổ trên từng vị trí.
2.6. Phương pháp sử lý số liệu
Số liệu được sử lý theophần mềm Microsot Excel.

19


CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1.


Tìm hiểu về tập tính của ong sống đơn lẻ
3.1.1. Tập tính sống

Gần đây một số công bố về các loài ong đơn lẻ phân họ Eumeninae (Nguyen &
Carpenter, 2013; Nguyen et al., 2014; Nguyen & Xu, 2014; Nguyen, 2015a,b), [3, 4,
7, 1, 2], thống kê được 48 loài thuộc 27 giống có mặt ở Việt Nam, tuy nhiên con số
này mới chỉ phản ánh một phần sự đa dạng của các loài này ở nước ta.
Không giống như các loài côn trùng khác, ong không ngủ suốt mùa đông mà
chúng bám vào nhau thành một khối dầy đặc trong tổ.Ðể giữ hơi ấm chúng đập cánh
liên hồi tạo ra nhiệt từ thân thể, khi bám chặt dầy đặc vào nhau là một cách chúng giữ
lại nhiệt.Vào mùa hè khi tổ nóng, chúng không bám chặt vào nhau nữa mà chừa ra
một khoảng cách để hơi nóng có chỗ thoát.Chúng cũng biết lấy nước vẩy vào tổ để
hơi nước làm mát tổ khi bốc hơi.
Hầu như đa số các loại ong sống đơn lẻ thuộc về nhóm độc lập. Nhóm Ong Độc
Lập (Solitary Bee): Loại này thì sống một mình, tuy nhiên đôi khi chúng xây tổ gần
nhau. Loại này không có ong thợ, tự sống và sinh sản lấy. Chúng xây tổ, cất mật, đẻ
trứng, trám tổ lại rồi bay đi mất. Khi trứng nở, ăn số thức ăn đã được dự trữ để tăng
trưởng. Nhóm này có 5 loại chính là ong thợ mộc (carpenter), ong lá (leafcutting),
ong đào hầm (mining), ong thợ hồ (mason) và ong Tu Hú (cuckoo). Tên của mỗi loại
tự nói lên đặc tính của chúng như ong thợ mộc xây tổ trên những cành cây hay nhánh
cây khô; ong lá cắn lá nhỏ ra để làm tổ trên đất hay cành cây; ong đào hầm đào
những đường hầm nhỏ dưới đất để làm tổ; ong thợ hồ làm tổ trong những vỏ ốc hay
cây mục, có loại dùng nước miếng của mình để kết những hòn đá nhỏ lại với nhau
làm tổ hoặc dùng bùn và đất sét xây tổ trên những vách tường; loại ong Tu Hú là loại
không xây tổ nhưng rình đẻ trứng của mình vào tổ của những loại ong khác như loài
chim Tu Hú.
Ong có tập tính sống đơn lẻ thường làm tổ trong chất nền cây chết, chủ yếu là
các lỗ thoát của họ cánh cứng trên thân cây. Việc làm tổ của ong đơn lẻ rất đặc biệt,
chúng làm tổ ở các lỗ hình ống, phân chia các khoang làm tổ với bùn hoặc lá màng.

Chính vì thế ong dễ dàng chấp nhận sinh sống ở các tổ nhân tạo như lỗ khoan ở các
20


khối gỗ, bó các ống nhựa rỗng... Đường kính lỗ tổ phụ thuộc vào kích thước con cái
hay con sinh ra. Việc lỗ tổ có đường kính nhỏ sẽ hạn chế cho việc sinh của con
cái.Hầu hết ong sống một mình - mỗi con cái sau khi giao phối và xây dựng tổ của
mình mà không cần sự trợ giúp của ong khác. Tuy nhiên, một số loài ong khá đông
và có tổ gần nhau, đôi khi với mật độ dày lên đến một triệu ổ trong một vài mẫu
đất.Một số con ong thích làm tổ tại cùng một địa điểm năm này qua năm khác, nhưng
một số khác lại di chuyển tổ của chúng trong mỗi mùa. Một tỷ lệ phần trăm nhỏ của
ong hoang dã của chúng tôi là xã hội hoặc bán công, nghĩa là có sự phân công lao
động giữa các ong chiếm một tổ.
Dựa vào những đặc điểm này để dễ kiểm soát trong việc thu mẫu một số loài
ong thì các nhà khoa học đã thực hiện các thí nghiệm về bẫy tổ và sự lựa chọn các
khoang làm tổ, đường kính, chiều cao đặt bẫy so với mặt đất, không gian đặt bẫy của
ong sống đơn lẻ sao cho đạt kết quả tối ưu.
Vậy việc nghiên cứu tập tính của loài ong sống đơn lẻ là thực sự cần thiết.
Thông qua những tập tính đặc trưng để chúng ta có thể xây dựng phương pháp thu
mẫu phù hợp, hiệu quả mà tiết kiệm không gây hại môi trường.
3.1.2. Tập tính làm tổ
Ong làm tổ bên trong các ống nứa trên mỗi ống thường có 2-5 khoang, độ dài mỗi
khoang là khác nhau, dài từ 1cm đến 5cm. Thức ăn được chúng đưa vào tổ chủ yếu là
sâu, thi thoảng có một số cô trùng khác và mật hoa. Có 3 cách ong nút nắp cơ bản đó
là nút bằng đất, bằng nhựa và bằng lá cây.
Những mánh lóng ở tổ đã bít kín được đưa tới phòng thí nghiệm để nghiên cứu
thêm. Họ đã xẻ theo chiều dọc. Sau kiểm tra, ấu trùng ong được cuốn vào nilong
mỏng và được lưu trữ nuôi cho đến khi thành con non phục vụ cho việc nghiên cứu.
o


Sau đó, con non giữ lại bằng cách xử lý lạnh (4 C) cho 1-5 tháng.Hoặc nuôi riêng
trong lọ nhựa ở nhiệt độ phòng cho đến khi trưởng thành.

21


Hình 3: Mẫu thu được tại chuồng dê

22


Hình 4: Mẫu được sử lý tại phòng thí nghiệm

23


×