Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

đáp án mác 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.49 KB, 27 trang )

Câu 1: Nội dung sứ mệnh giai cấp công nhân?Phân tích điạ vị KT-XH của GCCN trong
XHTBCN






Kn GCCN: “Giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội ổn định,hình thành và phát triển cùng
với quá trình phát triển của nền công nghiệp hiện đại,với nhịp độ phát triển của lực lượng
sản xuất có tính chất xã hội hóa ngày càng cao;là lực lượng lao động cơ bản trực tiếp hoặc
gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất,tái sản xuất ra của cải vật chất và cải tạo quan hệ xã
hội,là lực lượng chủ yếu của tiến trình lịch sử quá độ từ CNTB lên CNXH.Ở các nước TBCN
giai cấp công nhân là những người không có hoặc cơ bản không có tư liệu sản xuất phải làm
thuê cho giai cấp tư sản và bị bóc lột giá trị thặng dư.Ở các nước XHCN giai cấp công nhân
cùng với nhân dân lao động làm chủ những tư liệu sản xuất chủ yếu,hơn nữa họ còn là giai
cấp lãnh đạo xã hội.”
Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Giai cấp công nhân có sứ mệnh lịch sử là lãnh đạo quần chúng nhân dân lao động đấu tranh xóa bỏ
chế độ áp bức bóc lột và xây dựng xã hội mới-xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa.
Việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân phải trải qua 2 bước:
-Bước 1 : giành lấy chính quyền nhà nước và xác lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất.
-Bước 2 : lãnh đạo nhân dân tiến hành xây dựng xã hội mới XHCN đó là một quá trình lịch sử lâu dài
và đầy khó khăn
Địa vị kinh tế- xã hội của giai cấp công nhân trong xã hội tư bản
-Giai cấp công nhân là giai cấp ra đời ,tồn tại và phát triển gắn liền với nền sản xuất đại công nghiệp là
sản phẩm của nền đại công nghiệp,nên họ là lực lượng sản xuất tiên tiến,có trình độ xã hội hóa cao,là
nhân tố quyết định trong việc thủ tiêu quan hệ sản xuất TBCN và đại diện cho xu hướng phát triển của
xã hội loài người.
-Trong xã hội tư bản,giai cấp công nhân không có hoặc có rất ít tư liệu sản xuất phải đi làm thuê cho
giai cấp tư sản và bị bóc lột giá trị thặng dư,vì vậy mà họ trở thành giai cấp trực tiếp đối kháng với giai


cấp tư sản.Từ sự đối kháng đó đã bùng lên những phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân chống
lại giai cấp tư sản bóc lột để giải phóng mình và toàn nhân loại,trong cuộc đấu tranh đó họ không mất
gì ngoài mất xiềng xích và được cả thế giới về mình.
-Giai cấp công nhân có những lợi ích cơ bản thống nhất với lợi ích của quần chúng nhân dân lao động
nên họ có thể tập hợp lãnh đạo đông đảo quần chúng nhân dân đi theo mình để làm cách
mạng.Chứng tỏ giai cấp công nhân hiện đại là lực lượng xã hội có tính năng động lịch sử,có khả năng
đấu tranh tự giải phóng mình và toàn nhân loại ra khỏi áp bức,bóc lột,bất công.
Chính do địa vị kinh tế - xã hội như vậy mà trong tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản ”,Mác –
Ăngghen đã từng nói rằng “ Trong tất cả các giai cấp hiện đang đối lập với giai cấp tư sản thì chỉ có giai
cấp công nhân là giai cấp thật sự cách mạng,các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự
phát triển của nền đại công nghiệp,giai cấp công nhân trái lại là sản phẩm của bản thân nền đại công
nghiệp .”

Câu 2: Những đặc điểm chính trị - xã hội của giai cấp công nhân




Thứ nhất, giai cấp công nhân là giai cấp tiên phong cách mạng. Giai cấp công nhân là đại
diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến nhất, chế độ xã hội tiên tiến nhất, do đó, họ đại diện
cho phương thức sản xuất tiến bộ hơn phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Giai cấp
công nhân luôn phát triển và lớn mạnh không chỉ về số lượng mà còn về chất lượng cùng với
sự phát triển của khoa học và công nghệ hiện đại. Chính điều kiện làm việc ở thành thị và các
khu công nghiệp giúp cho giai cấp công nhân mở rộng các quan hệ xã hội,mở mang trí tuệ.
Cuộc đấu tranh chống áp bức bóc lột vì dân sinh dân chủ, cải thiện điều kiện làm việc đã tôi
luyện cho giai cấp công nhân có những phẩm chất cần thiết cho cuộc đấu tranh. Lợi ích căn
bản của giai cấp công nhân thống nhất với lợi ích căn bản của nhân dân lao động nên họ có
đủ khả năng và điều kiện tập hợp quần chúng nhân dân làm cách mạng.
Thứ hai, giai cấp công nhân là giai cấp có tính cách mạng triệt để. Trong Tuyên ngôn của
Đảng Cộng sản C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ rõ: “Trong tất cả các giai cấp hiện đang đối lập

với giai cấp tư sản thì chỉ có giai cấp vô sản là giai cấp thực sự cách mạng, tất cả các giai cấp






khác đều là những tầng lớp trung đẳng ... Đó là do giai cấp công nhân không gắn với tư hữu,
do vậy, họ kiên định trong cuộc đấu tranh xóa bỏ chủ nghĩa tư bản và xây dựng xã hội mới”
Thứ ba, giai cấp công nhân có ý thức tổ chức kỷ luật cao. Môi trường làm việc của giai cấp
công nhân là sản xuất tập trung cao và có trình độ kỹ thuật ngày càng hiện đại, có cơ cấu tổ
chức ngày càng chặt chẽ, làm việc theo dây chuyền buộc giai cấp công nhân phải luôn tuân
thủ nghiêm ngặt kỷ luật lao động. Do yêu cầu của cuộc đấu tranh giai cấp chống lại giai cấp
tư sản - là một giai cấp có tiềm lực về kinh tế - kỹ thuật nên giai cấp công nhân phải đấu
tranh bằng phẩm chất kỷ luật của mình.
Thứ tư, giai cấp công nhân có bản chất quốc tế. Giai cấp công nhân ở tất cả các nước đều có
chung một mục đích là giải phóng mình đồng thời giải phóng xã hội khỏi áp bức bóc lột và
họ đều có chung một kẻ thù là giai cấp tư sản bóc lột. Và cũng do yêu cầu của cuộc đấu tranh
giai cấp, để chống lại chủ nghĩa tư bản, giai cấp tư sản khi mà chúng đã liên kết với nhau
thành tập đoàn tư bản, chủ nghĩa đế quốc, vì vậy mà giai cấp công nhân càng phải nêu cao
tinh thần quốc tế của giai cấp mình. Dựa vào đặc điểm này, C.Mác - Ph.Ăngghen nhấn mạnh:
trong sự nghiệp cách mạng của giai cấp vô sản “Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại”. V.I.
Lênin sau này cũng khẳng định: “Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết
lại”.

Câu 3: Vai trò của Đảng Cộng sản trong quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân





Khái niệm Đảng cộng sản: Đảng cộng sản là lãnh tụ chính trị,là hình thức tổ chức cao nhất,bộ
phận tiên tiến nhất của giai cấp công nhân,đại biểu trung thành cho lợi ích của giai cấp công
nhân và nhân dân lao động.Lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam
cho hành động,lấy nguyên tắc tập trung dân chủ nghĩa làm nguyên tắc tổ chức cơ bản.
Như vậy,bản chất của Đảng không tách rời với bản chất của giai cấp công nhân và nhân dân
lao động.
Vai trò: Đảng Cộng sản là nhân tố quyết định trước tiên trong việc thực hiện sứ mệnh lịch sử
của giai cấp công nhân.Bởi trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản,chừng nào và chỉ khi
nào giai cấp công nhân tự tổ chức ra chính Đảng của mình để lãnh đạo cuộc đấu tranh thì
mới đảm bảo giành được thắng lợi trọn vẹn,hoàn thành được sứ mệnh lịch sử của mình.Để
thực hiện được vai trò lãnh đạo đó,Đảng Cộng sản phải có những nhiệm vụ hết sức to lớn
sau đây :
+ Đề ra đường lối chiến lược,sách lược đúng đắn và phù hợp để dựa vào đường lối chiến
lược,sách lược đó mà Đảng thực hiện vai trò lãnh đạo đối với toàn xã hội.
+ Đảng phải biết tổ chức tập hợp quần chúng nhân dân thực hiện đường lối chủ trương
chính sách của Đảng để biến đường lối,chủ trương của Đảng thành hiện thực,thành những
giá trị vật chất và tinh thần để mang lại ấm no hạnh phúc cho nhân dân.
+ Làm tròn những nhiệm vụ và vai trò nói trên là Đảng Cộng sản đã hiện thực hóa sứ mệnh
lịch sử của giai cấp công nhân.

Câu 4: Cách mạng xã hội chủ nghĩa và nguyên nhân của nó?


Cách mạng xã hội chủ nghĩalà cuộc cách mạng nhằm thay thế chế độ tư bản chủ nghĩa bằng
chế độ xã hội chủ nghĩa; trong cuộc cách mạng đó, giai cấp công nhân là người lãnh đạo và
cùng với quần chúng nhân dân lao động khác xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh.
1 Theo nghĩa hẹp, cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng chính trị, kết thúc
bằng việc giai cấp công nhân và nhân dân lao động giành được chính quyền, thiết
lập được nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

2 Theo nghĩa rộng, cách mạng xã hội chủ nghĩa gồm hai giai đoạn; giai đoạn giai cấp
công nhân giành chính quyền, tổ chức thành giai cấp thống trị và giai đoạn giai cấp
công nhân sử dụng chính quyền của mình để cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới
trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.




Nguyên nhân
Cũng như mọi cuộc cách mạng diễn ra trong lịch sử, cách mạng xã hội chủ nghĩa là kết quả
tất yếu của việc giải quyết mâu thuẫn đối kháng trong lòng chủ nghĩa tư bản:
1 Dưới chủ nghĩa tư bản, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, lực lượng sản
xuất đã đạt tới trình độ xã hội hoá ngày càng cao làm cho quan hệ sản xuất dựa trên
chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất trở nên lạc hậu, lỗi thời, kìm hãm sự
phát triển của lực lượng sản xuất. Điều này đặt ra đòi hỏi phải tiến hành một cuộc
cách mạng xã hội để xoá bỏ quan hệ sản xuất lỗi thời, thay thế bằng quan hệ sản
xuất mới, mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển.
2 Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong xã hội tư bản chủ
nghĩa được biểu hiện về mặt xã hội là mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai cấp
tư sản. Mâu thuẫn này cũng phát triển ngày càng gay gắt và là mâu thuẫn đối kháng
không thể điều hoà, nó chỉ có thể được giải quyết bằng một cuộc cách mạng xã hội
Ờ cách mạng xã hội chủ nghĩa.
3 Tuy nhiên, những mâu thuẫn đó tự nó không dẫn đến cách mạng mà cách mạng xã
hội chủ nghĩa muốn nổ ra giai cấp công nhân cần phải nhận thức được sứ mệnh lịch
sử của mình, biết nắm bắt tình thế, thời cơ cách mạng để tổ chức tiến hành cách
mạng. Cách mạng xã hội chủ nghĩa không diễn ra tự phát, mà là kết quả của quá
trình đấu tranh tự giác, lâu dài, gian khổ của giai cấp công nhân và nhân dân lao
động chống lại sự thống trị của giai cấp tư sản, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.

Câu 5 : nội dung của CMXNCN.







Trên lĩnh vực chính trị: cách mạng xã hội chủ nghĩa đưa nhân dân lao động từ địa vị bị áp
bức, bóc lột lên địa vị làm chủ nhà nước, làm chủ xã hội để từ đó họ hoạt động như chủ thể
tự giác để xây dựng xã hội mới. Để nâng cao hiệu quả trong việc tập hợp, tổ chức nhân dân
tham gia vào công việc của nhà nước xã hội chủ nghĩa, Đảng Cộng sản và nhà nước xã hội
chủ nghĩa phải thường xuyên chăm lo, nâng cao kiến thức về mọi mặt cho người dân, đặc
biệt là những kiến thức về chính trị, pháp luật. Bên cạnh đó, Đảng và nhà nước xã hội chủ
nghĩa cũng phải thường xuyền quan tâm tới việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật pháp,
cơ chế, có những chính sách phù hợp để nhân dân lao động tham gia hoạt động quản lý xã
hội, quản lý nhà nước
Trên lĩnh vực kinh tế: cách mạng xã hội chủ nghĩa sẽ làm thay đổi vị trí, vai trò của người lao
động trên cơ sở thay đổi chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất là chủ yếu bằng chế
độ sở hữu công hữu là chủ yếu, và dưới những hình thức thích hợp; thay đổi điều kiện sống
và điều kiện làm việc của người lao động. Cùng với việc cải tạo quan hệ sản xuất cũ, xây
dựng quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa, nhà nước xã hội chủ nghĩa phải tìm mọi cách
phát triển lực lượng sản xuất, không ngừng nâng cao năng suất lao động, trên cơ sở đó từng
bước cải thiện đời sống của nhân dân.Dưới chủ nghĩa xã hội, nguyên tắc phân phối theo lao
động được xem là nguyên tắc chủ yếu nhất, do vậy, năng suất lao động, hiệu quả công tác là
thước đo đánh giá hiệu quả của mỗi cá nhân đóng góp cho xã hội. Đồng thời, phải chú ý kết
hợp hài hoà giữa lợi ích cá nhân với lợi ích của tập thể.
Trên lĩnh vực văn hoá - tư tưởng: cách mạng xã hội chủ nghĩa tạo ra sự thay đổi căn bản
trong phương thức sinh hoạt tinh thần của xã hội theo xu hướng tiến bộ trên cơ sở kế thừa
và nâng cao những giá trị truyền thống của dân tộc, tiếp thu những giá trị tiên tiến của thời
đại, từng bước xây dựng thế giới quan, nhân sinh quan mới, xây dựng nền văn hoá mới,
những con người mới mang tính chất xã hội chủ nghĩa. Như vậy, cách mạng xã hội chủ nghĩa

diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, từ chính trị đến kinh tế và văn hoá – tư
tưởng. Tất cả các lĩnh vực trên đều có mối quan hệ, tác động qua lại với nhau, thúc đẩy nhau
cùng phát triển.

Câu 6 : Tính tất yếu và cơ sở khách quan của liên minh giữa GCCN với GCND và các tầng lớp lđ khác
trong CM XHCN.





Tính tất yếu: nếu ko thực hiện liên minh chặt chẽ với GCND và các tầng lớp lđ khác thì giai
cấp công nhân ko thể giữ vững được chính quyền nhà nước.
Cơ sở:
1 Trong XH TBCN, họ đều là những người lao động, đều bị áp bức, bóc lột.
2 Trong quá trình xây dựng CNXH, nền kinh tế quốc dân là một thể thống nhất của
nhiều ngành, nghề,..nhưng trong đó CN và NN là 2 ngành sản xuất chính trong XH.
Nếu ko có sự liên minh chặt chẽ giữa công nhân và nông dân thì 2 ngành kinh tế này
cũng như các ngành, nghề khác ko thể phát triển được. CN tạo ra những sản phẩm
phục cụ cho NN và các ngành nghề khác. NN tạo ra lương thực, thực phẩm phục vụ
cho toàn Xh, tạo ra nông sản phục vụ cho Cn. LêNin khẳng định : “Công xưởng Xh
hóa sẽ cung cấp sản phẩm cho nông dân và nông dân sẽ cung cấp lại lúa mì. Đó là
hình thức tồn tại duy nhất có thể được của Xh –XHCN, là hình thức duy nhất xây
dựng CNXH.”
3 Xét về mặt Chính trị- Xh, họ là lực lượng chính trị to lớn trong xây dựng, bảo vệ
chính quyền nhà nước, trong xây dựng khối đoàn kết dân tộc.

Câu 7: Nội dung cơ bản của liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao
động khác...







Liên minh về mặt chính trị: nhằm tập hợp, đoàn kết rộng rãi được tất cả các giai cấp, các tầng lớp
trong xã hội quy tụ dưới ngọn cờ của Đảng nhằm đạt được mục tiêu độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội.
Liên minh về kinh tế: nhằm đảm bảo đúng đắn được các lợi ích, trước hết là lợi ích về kinh tế,
bảo đảm tất cả các giai tầng trong xã hội đều bình đẳng trước pháp luật, đây là nội dung cơ bản
nhất, quyết định nhất.
Liên minh về văn hóa xã hội:
- đi đến các mục tiêu mọi người đều phải được quyền hưởng thụ một cách công bằng tất cả
những thành quả của tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, với phương châm tất
cả vì con người mà trước hết mọi người đều phải có công ăn việc làm không để người lao động
thất nghiệp, nhất là lao động ở nông thôn, gia đình thương binh liệt sĩ người có công với nước,
những người đang còn phải gánh chịu hậu quả chiến tranh. Đó vừa là một nhiệm vụ của xã hội,
vừa có ý nghĩa giáo dục truyền thống, đạo lý, lối sống...
- Phải chăm lo phúc lợi cho mọi người như: xóa mù chữ cho một bộ phận nông dân miền núi,
nâng cao trình độ kiến thức về khoa học công nghệ, nhận thức về chính trị kinh tế, văn hóa, xã
hội, chăm lo bảo vệ sức khỏe, giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, chống các biểu hiện tiêu
cực quan liêu, tham nhũng, các tệ nạn xã hội, các hủ tục lạc hậu.
- Trong phát triển công nghiệp, khoa học công nghệ phải luôn gắn với quy hoạch phát triển công
nghiệp nông thôn, đặc biệt là những vùng núi, dân tộc ít người, vùng sâu, vùng xa... Chỉ có như
vậy, nội dung liên minh mới toàn diện và đạt mục tiêu của định hướng xã hội chủ nghĩa; mới có
thể làm cho công, nông và trí thức cũng như các vùng, các miền, các dân tộc..." xích lại gần nhau
".

Câu 8: phân tích nguyên tắc của liên minh GCCN với GCNN trong cách mạng XHCN
1


Một là, phải đảm bảo vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân trong khối liên minh
Giai cấp nông dân là giai cấp gắn với phương thức sản xuất nhỏ, cục bộ, phân tán, không có hệ
tư tưởng độc lập. Do đó, chỉ đi theo hệ tư tưởng của giai cấp công nhân mới có thể tiến lên nền


2

3

sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. V.I.Lênin khẳng định: "...chỉ có sự lãnh đạo của giai cấp vô sản mới
có thể giải phóng quần chúng tiểu nông thoát khỏi chế độ nô lệ tư bản và dẫn họ tới chủ nghĩa
xã hội"
Hai là, phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện.
V.I.Lênin đã nhiều lần nhắc nhở những người cộng sản Nga là phải bằng những việc làm cụ thể
để cho giai cấp nông dân thấy rằng đi với giai cấp vô sản có lợi hơn đi với giai cấp tư sản, từ đó
họ tự nguyện đi với giai cấp công nhân. Có thực hiện trên tinh thần tự nguyện thì khối liên minh
giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác mới bền vững và lâu
dài.
Ba là, kết hợp đúng đắn các lợi ích.
Giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác có những lợi ích cơ bản là
thống nhất: họ đều là những người lao động, đều bị bóc lột dưới chủ nghĩa tư bản. Sự thống
nhất lợi ích này tạo điều kiện thực hiện sự liên minh giữa họ. Song giữa các giai tầng này là
những chủ thể kinh tế khác nhau. Giai cấp công nhân đại diện cho phương thức sản xuất mới
cộng sản chủ nghĩa. Giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác gắn với chế độ tư hữu nhỏ,
mâu thuẫn với phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa. Do vậy cần phải quan tâm giải quyết
mâu thuẫn này, phải chú ý tới những lợi ích thiết thực của nông dân, các tầng lớp lao động khác.

Câu 9: Trình bày tính tất yếu và những đặc điểm của thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH?
Thời kỳ qua độ từ CNTB lên CNXH là là thời kỳ cải biến cách mạng một cách sâu sắc, toàn diện và lâu dài

trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, để tạo ra những tiền đề vật chất, tinh thần cần thiết cho việc hình
thành xã hội mới, mà ở đó những nguyên tắc dặc trưng căn bản của CNXH được thể hiện.


Tính tất yêu
- CNTB và CNXH là hai chế độ khác nhau về bản chất, trình độ phát triển. CNTB được xây
dựng trên sở hữu tư nhân về tlsx, người áp bức bóc lột người. CNXH xây dựng trên sở
hữu công hữu về TLSX, là một trình độ không còn đối kháng giai cấp, áp bức bóc lột…
Muốn có xh cao như vậy tất yếu phải trải qua thời kỳ quá độ rất dài
- CNXH được xây dựng trên nền sản xuất hiện đại, công nghiệp có trình độ xh cao, mặc dù
quá trình ra đời của CNTB đã phần nào tạo ra được csở vật chất kĩ thuật ấy. Nhưng
muốn cho kĩ thuật ấy phục vụ cho qua trình xây dựng CNXH thì cần phải có thời gian
nhất định để tổ chức sắp xếp, bó trí lại cho phù h ợp với sự phát triển của xh mới.
- Những quan hệ xh tốt đẹp cua CNXH thì không tự phát, nảy sinh trong long xhTb. Muốn
có được quan hệ tốt đẹp ấy thì phải trải qua thời kỳ cải tạo xh cũ, xây dựng xã hội
mới.=> thời kỳ quá độ.
- Quá trình XD CNXH còn tồn tại nhiều tàn dư mang tính lỗi thời lạc hậu của xã hội cũ.
Muốn xóa bỏ những tàn dư ấy thì tất yếu cần có thời kỳ quá độ dài.

Có hai kiểu quá độ: + Trực tiếp: từ CNTB lên CNXH. + Gián tiếp: bỏ qua TBCN… từ những nước chưa phát
triển TBCN lên XHCN.
Câu 10: Đặc điểm và thực chất thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH
Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc trong toàn bộ các lĩnh vực của
đời sống xã hội, tạo ra những tiền đề vật chất và tinh thần cần thiết để hình thành xã hội mà trong đó,
những nguyên tắc căn bản của xã hội xã hội chủ nghĩa được thực hiện.
đặc điểm,bản chất:


Đặc điểm nổi bật của thời kỳ này là tồn tại những yếu tố của xã hội tư bản với những yếu tố mới
của xã hội xã hội chủ nghĩa; chúng tồn tại và đấu tranh với nhau trọng mọi lĩnh vực của đời sống

xã hội. Đối với những nước tư bản có trình độ kinh tế phát triển cao, thời kỳ quá độ có thể
tương đối ngắn; đối với những nước có trình độ kinh tế phát triển trung bình hoặc thấp, thời kỳ
quá độ có thể dài hơn.










Trong lĩnh vực kinh tế, là sự duy trì và phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, bên
cạnh các thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa còn có các thành phần kinh tế khác như kinh tế gia
trưởng, kinh tế hàng hóa nhỏ, kinh tế tư bản nhà nước. Chúng đan xen, bổ sung hỗ trợ và đấu
tranh với nhau. Nền kinh tế nhiều thành phần này làm nảy sinh cơ cấu xã hội-giai cấp đa dạng,
phức tạp thậm chí đối lập, luôn đấu tranh với nhau.
Trong lĩnh vực chính trị. Nhà nước chuyên chính vô sản mới ra đời và ngày càng hoàn thiện là
công cụ để giai cấp công nhân và nhân dân lao động chống lại những âm mưu chống phá của các
thế lực thù địch trong và ngoài nước; bảo vệ thành quả cách mạng, đảng cộng sản và nhà nước
xã hội chủ nghĩa.
Trong lĩnh vực xã hội còn có sự khác biệt khá lớn giữa lao động trí óc với lao động chân tay, giữa
thành thị và nông thôn, giữa miền núi và miền xuôi. Nhiều vấn đề xã hội khác chưa giải quyết
triệt để như vấn đề môi trường bị huỷ hoại nghiêm trọng, vấn đề giải quyết công ăn, việc làm,
vấn đề chăm sóc sức khoẻ cộng đồng v.v đang diễn biến phức tạp mà chưa có cách quản lý hiệu
quả.
Trong lĩnh vực tư tưởng văn hoá, có sự tồn tại đan xen và đấu tranh lẫn nhau giữa tư tưởng của
giai cấp công nhân với tư tưởng cũ rất phức tạp phá hoại đời sống văn hoá tinh thần của nhân
dân


Thực chất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ đấu tranh giữa giai cấp công nhân liên
minh với các tầng lớp lao động khác đã giành được chính quyền nhà nước đang thực hiện nhiệm vụ
đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội, với một bên là các giai cấp bóc lột đã bị đánh đổ, nhưng chưa
bị tiêu diệt hoàn toàn. Cuộc đấu tranh giai cấp với những điều kiện, nội dung mới trong các lĩnh vực
của đời sống xã hội bằng tuyên truyền, vận động và cả bằng hành chính, pháp luật diễn ra lâu dài,
gian khổ.
Câu 11: nội dung của TKQD từ CNTB lên CNXH








• Kinh tế: Thực hiện việc sắp xếp, bố trí lại lực lượng sản xuất hiện có của xã hội, cải tạo quan hệ
sản xuất cũ xây dựng QHSX mới theo hướng tạo ra sự phát triển cân đối của toàn bộ nền kinh tế
đảm bảo phục vụ ngày càng tốt đời sống của nhân dân lao động
• Chính trị: tiến hành cuộc đấu tranh chống lại các thế lực thù địch chống phá quá trình xây dựng
CNXH. Xây dựng, củng cố nhà nước và nền dân chủ XHCN thực sự vững mạnh, đảm bảo quyền
làm chủ của nhân dân lao động. xây dựng các tổ chức CT-XH thực sự là nơi thực hiện quyền làm
chủ của nhân dân lao động. Xây dựng ĐCS ngày càng trong sạch vững mạnh ngang tầm với
những nhiệm vụ của mỗi thời kỳ lịch sử.
• Tư tưởng văn hóa: Thực hiện tuyên truyền, phổ biến tư tưởng khoa học cách mạng của chủ
nghĩa Mac-Leenin trong toàn CNXH. Thực hiện việc khắc phục những tư tưỡng về tâm lý có ảnh
hưởng tiêu cực đến tiến trình xây dựng CNXH. Xây dựng nền văn hóa mới XHCN đậm đà bản sắc
dân tộc, tiếp thu những giá trị tinh thần của các nền văn hóa trên thế giới -> Tiếp thu phải có
chọn lọc.
Xã hội: thực hiện việc khắc phục những tệ nạn của xã hội cũ để lại. thực hiện từng bước khắc

phục sự chênh lệch về sự phát triển giữa các vùng miền, giữa các tầng lớp nhân dân trong xã hội
nhằm tạo điều kiện và tiền đề cho con người phát triển toàn diện.

Câu 12: trình bày những đặc trưng cơ bản của xã hội – XHCN


Đặc trưng thứ nhất: cơ sơ vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội là nền sản xuất công nghiệp
hiện đại.
chỉ có nền sản xuất công nghiệp hiện đại mới đưa năng xuất lao động lên cao, tạo ra ngày càng
nhiều của cải vật chất cho xã hội, đảm bảo đáp ứng những nhu cầu vật chất và văn hóa của nhân
dân, không ngừng nâng cao phúc lợi xã hội cho toàn dân. Nền công nghiệp hiện đại đó được
phát triển dựa trên lực lượng sản xuất đã phat triên cao.ở những nước thực hiện sự quá độ”bỏ
qua chế độ tư bản chủ nghĩa lên chủ nghĩa xã hội”, trong đó có Việt Nam thì đương nhiên phải












có quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa để từng bước xây dựng cơ sở vật chât kỹ thuật hiện
đại cho chủ nghĩa xã hội.
đặc trưng thứ hai: chủ nghĩa xã hội đã xóa bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, thiết lập chế độ
công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu.
thu tiêu chế độ tư hưu là cách nói vắn tắt nhất, tổng quát nhất về thực chất của công cuộc cải

tạo xã hội theo lập trường của gccn.tuy nhiên ko phai xóa bỏ chế độ tư hưu nói chung mà là xóa
bỏ chế độ TBCN.
CNXH được hình thành dựa trên cơ sở từng bước thiêt lập chế độ sở hữu XHCN về tư liệu sản
xuất, bao gồm sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể. Chế độ này được củng cố, hoàn thiện, bảo
đảm thích ứng với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. mở đường cho lực
lượng sản xuất phát triển, xóa bỏ dần những mẫu thuẫn đối kháng trong xã hội, làm cho mọi
thành viên trong xh gắn bó với nhau vì lợi ích căn bản
đttr thứ 3: CNXH tạo ra cách tổ chức lao động và kỷ luật lao động mới
quá trình xây dựng cnxh và bảo vệ tổ quốc xhcn là một quá trình hoạt động tự giác của đại đa số
nhân dân lao động, vì lợi ích của đa số nhân dân. Chính bản chất và mục đích đó cần phải tổ
chức lao động và kỷ luật mới phù hợp với địa vị làm chủ của người lao động, đồng thời khắc
phục những tàn dư của tình trạng lao động bị tha hóa trong xã hội cũ.
đtr thứ 4: CNXH thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động nguyên tắc phân phối cơ bản
nhất
CNXH bảo đảm cho mọi người có quyền bình đẳng trong lao động, sáng tạo và hưởng thụ. Mọi
người có sức lao động đều có việc làm và được hưởng thù lao theo nguyên tắc” làm theo lăng
lực hưởng theo lao động”. đó là một trong những cơ sở của công bằng xã hội ở giai đoạn này.
đtr thứ 5: CNXH có nhà nước XHCN là nhà nước kiểu mới, nhà nước mang bản chất gccn, tình
nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc; thực hiện quyền lực và lợi ích của nhân dân.
NNXHCN do ĐCS lãnh đạo. thông qua nhà nước đảng lãnh đạo toàn xh về mọi mặt và nhân dân
lao động thực hiện quyền lực và lợi ích của mình trong mọi mặt xh. Nhân dân lao động tham gia
nhiều vào công việc nhà nước. đây là một” nhà nước nửa nhà nước”, với tính tự giác tự quản
của nhân dân rất cao, thể hiện các quyền dân chủ, làm chủ và lợi ích của chính mình ngày càng rõ
hơn
đtr thứ 6: CNXH đã giải phóng con người thoát khỏi áp bức bóc lột, thực hiện công băng bình
đẳng tiến bộ xã hội, tao những điều kiện cơ bản để con người phát triển toàn diện.
mục tiêu cao nhất của CNXH là giải phóng con người khỏi mọi ách áp bức về kinh tế và nô dịch
về tinh thần, bảo đảm sự phát triển toàn diện cá nhân, hình thành và phát triển lối sống xhcn,
làm cho mọi người phát huy tính tích cực của mình trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
nhờ xóa bỏ chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa mà xóa bỏ sự đối kháng giai cấp, xóa bỏ

tình trạng người bóc lột người, tình trạng nô dịch và áp bức dân tộc, thực hiện được sự công
bằng và bình đẳng xã hội.

những đặc trung trên phản ánh bản chất của CNXH nói lên tính ưu việt của CNXH và do đó CNXH là một
xã hội tốt đẹp lý tưởng ước mơ của toàn thể nhân loại. những đặc trưng đó có mối quan hệ mật thiết
với nhau. Do đó trong quá trình XD. CNXH cần phải quan tâm tất cả các đặc trưng này.

Câu 13: Đặc trưng, chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước xã hội chủ nghĩa
A, Đặc trưng










Một là, nhà nước XHCN là công cụ cơ bản để thực hiện quyền lực của nhân dân lao động, đặt
dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản
Hai là, NCXHCN là công cụ chuyên chính giai cấp,những lợi ích của tất cả những người lao động
tức là đại đa số nhân dân; thực hiện sự trấn áp đối với những lực lượng chống đối, phá hoại sự
nghiệp CMXHCN
Bâ là, Trong khi nhấn mạnh sự cần thiết của bạo lực trấn áp, các nhà kinh điển của chủ nghĩa
Mác-Lênin vẫn coi mặt tổ chức xây dựng là đặc trưng cơ bản của Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Bốn là, Nhà nước xã hội chủ nghĩa nằm trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa; là phương thức thể
hiện và thực hiện dân chủ. Theo V.I.Lênin, con đường vận động và phát triển của nó là ngày càng
hoàn thiện các hình thức đại diện nhân dân, mở rộng dân chủ, nhằm lôi cuốn ngày càng đông
đảo nhân dân tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội.

Năm là, ncXHCN là một kiểu nhà nước đặc biệt, “nhà nc ko còn nguyên nghĩa”, là “ nửa nhà nc”.
Sau khi những cơ sở KT-XH cho sự tồn tại của nhà nước mất đi thì nhà nc cũng ko còn, nhà nc “tự
diệt vong”. Đây cũng là 1 đặc trưng nổi bật của nhà nước vô sản

B, Chức năng, nhiệm vụ:




Chức năng tổ chức, xây dựng được C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin coi là có tính sáng tạo của
Nhà nước xã hội chủ nghĩa nhằm cải biến trật tự chủ nghĩa tư bản và hình thành trật tự chủ
nghĩa xã hội và đây là chức năng căn bản nhất trong hai chức năng của Nhà nước xã hội chủ
nghĩa.
Chức năng trấn áp nhằm chống lại sự phản kháng của kẻ thù giai cấp đang chống phá công cuộc
tổ chức, xây dựng xã hội mới của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
Nhà nước xã hội chủ nghĩa có những nhiệm vụ chính là quản lý đất nước trên tất cả các lĩnh vực.
V.I.Lênin đặc biệt chú ý đến nhiệm vụ quản lý, mà cơ bản nhất là quản lý kinh tế, coi đó là vũ khí
duy nhất để giai cấp vô sản có thể chiến thắng giai cấp tư sản.

Câu 14 đặc trưng của nền dân chủ XHCN
1) Với tư cách là một chế độ nhà nước được sáng tạo bởi quần chúng nhân dân lao động dưới sự lãnh
đạo của Đảng cộng sản, dân chủ xã hội chủ nghĩa đảm bảo mọi quyền lực thuộc về giai cấp công nhân và
nhân dân lao động. Vì vậy, dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa mang bản chất giai cấp công nhân, vừa có tính
nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc.
2) Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có cơ sở kinh tế là chế độ công hữu về những tư liệu sản xuất chủ yếu
của toàn xã hội. Chế độ sở hữu đó phù hợp với quá trình xã hội hoá ngày càng cao của sản xuất nhằm
thoả mãn nhu cầu không ngừng tăng lên về vật chất và tinh thần của quần chúng nhân dân lao động. Đây
chính là đặc trưng kinh tế của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Đặc trưng này được hình thành và bộc lộ
ngày càng đầy đủ cùng với quá trình hình thành và hoàn thiện nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.
3) Trên cơ sở sự kết hợp hài hoà lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích của toàn xã hội (do nhà nước

của giai cấp công nhân đại diện), nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có sức động viên, thu hút mọi tiềm năng
sáng tạo, tính tích cực xã hội của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng xã hội mới. Trong nền dân chủ xã
hội chủ nghĩa, tất cả các tổ chức chính trị-xã hội, các đoàn thể và mọi công dân đều được tham gia vào
các công việc của nhà nước (bằng thảo luận, góp ý kiến xây dựng chính sách, hiến pháp, pháp luật v.v).
Mọi công dân đều được bầu cử, ứng cử và đề cử vào cơ quan các cấp.
4) Dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ rộng rãi nhất trong lịch sử nhưng vẫn là nền dân chủ mang
tính giai cấp của giai cấp công nhân - dân chủ đi đôi với kỷ cương, kỷ luật, với trách nhiệm của công dân
trước pháp luật. Trong nền dân chủ đó, chuyên chính và dân chủ là hai mặt, hai yếu tố quy định lẫn
nhau, tác động, bổ sung cho nhau. Dân chủ cho nhân dân và chuyên chính với kẻ thù của nhân dân là hai
mặt thống nhất trong khái niệm nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
5, năm là, nếu dân chủ XHCN ko ngừng được mở rộng cùng vs sự phát triển kinh tế,XH : hoàn thiện hệ
thống pháp luật,cơ chế hoạt động và trình độ dân trí


Câu 15: trình bày những đặc trưng và tính tất yếu phải xây dựng nền văn hóa XHCN
*Đặc trưng:
- Hệ tư tưởng của GCCN là nội dung cốt lõi, giữ vai trò chủ đạo, quyết định phương hướng phát triển của
nền văn hóa XHCN.
- Nền văn hóa XNCH là nền văn hóa có tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc.
- Nền văn hóa XHCN là nền văn hóa được hình thành, phát triển một cách tự giác, đặt dưới sự lãnh đạo
của GCCN thông qua tổ chức đảng cộng sản, có sự quản lý của nhà nước XHCN.
* Tính tất yếu:
- Tính triệt để, toàn diện của cách mạng XHCN đòi hỏi phải thay đổi PTSX tinh thần, làm cho PTSX tinh
thần phù hợp với PTSX mới của XHXHCN.
- Xây dựng nền văn hóa XHCN là tất yếu trong quá trình cải tạo tâm lý, ý thức và đời sống tinh thần của
chế độ cũ để lại nhằm giải phóng nhân dân lao động thoát khỏi ảnh hưởng tư tưởng, ý thức của xã hội
cũ lạc hậu. Mặt khác, xây dựng nền văn hóa XHCN là một yêu cầu cần thiết trong việc đưa quần chúng
nhân dân thực sự trở thành chủ thể sản xuất và tiêu dùng, sáng tạo và hưởng thụ văn hóa tinh thần.
- Xây dựng nền văn hóa XHCN là tất yếu trong quá trình nâng cao trình độ văn hóa cho quần chúng nhân
dân lao dộng.

- Xây dựng nền văn hóa XHCN là một tất yếu khách quan, bởi vì văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực
của quá trình xây dựng CNXH.
Câu 16 nội dung và phương thức xây dựng nền văn hoá xã hội chủ nghĩa
A, Nội dung:








Một là, nâng cao trình độ dân trí, hình thành đội ngũ trí thức củaxã hội mới.
Chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp của quần chúng nhân dân nhưng muốnxây dựng chủ nghĩa xã hội
phải có con người mới xã hội chủ nghĩa, do vậy con người cần phải được chuẩn bị tốt về tinh
thần, trí lực, tư tưởng...Vì thế, nâng cao dân trí là nhu cầu cấp bách và lâu dài. Nâng cao dân trí
phải gắn liền với sự nghiệp giáo dục đào tạo để hình thành đội ngũ trí thức mới, có tri thức hiện
đại, mang bản sắc văn hóa dân tộc.
Hai là, xây dựng con người mới phát triển toàn diện.
Con người vừa là sản phẩm, vừa là chủ thể của xã hội. Sự nghiệpxây dựng chủ nghĩa xã hội trước
hết phải xây dựng con người mới, đó là yêu cầu khách quan. Con người mới xã hội chủ nghĩa
được xây dựng là con người phát triển toàn diện, có tinh thần và năng lực xây dựng thành công
chủ nghĩa xã hội, có tinh thần yêu nước và tinh thần quốc tế trong sáng, có lối sống tình nghĩa và
có tính cộng đồng cao.
Ba là, xây dựng lối sống mới xã hội chủ nghĩa.
Lối sống là dấu hiệu biểu thị sự khác biệt giữa những cộng đồng ngườikhác nhau; là tổng thể các
hình thái hoạt động của con người, phản ánh điềukiện vật chất, tinh thần và xã hội của con
người. Lối sống mới xã hội chủ nghĩa được hình thành trên cơ sở chế độ công hữu về tư liệu sản
xuất, xóa bỏ tình trạng bất bình đẳng xã hội, mở rộng dân chủ.
Bốn là, xây dựng gia đình văn hóa

Gia đình là một hình thức cộng động đặc biệt, ở đó con người chungsống với nhau bởi hai mối
quan hệ cơ bản là quan hệ hôn nhân và quan hệhuyết thống.
Gia đình là một hình thức tổ chức cơ bản trong đời sống cộng đồng của con người, một thiết chế
văn hóa-xã hội đặc thù được hình thành, tồn tại và phát triển trên cơ sở quan hệ hôn nhân, quan
hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và giáo dục giữa các thành viên. Xã hội loài người đã trải
qua các hình thức: gia đình huyết tộc, gia đình đối ngẫu, gia đình một vợ, một chồng.


Bởi vậy, xây dựng gia đình văn hóa mới xã hội chủ nghĩa cần chú ý các vấn đề sau: - Xây dựng cơ
sở kinh tế xã hội của gia đình
- Cách mạng tư tưởng văn hóa có tác động trực tiếp đến việc xây dựnggia đình văn hóa mới xã
hội chủ nghĩa.
- Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và trong thời kỳ quá độ, các yếu tố cũ và mới của gia
đình tồn tại đan xen vào nhau, nên gia đìnhchịu nhiều yếu tố chi phối từ tâm tư, tình cảm, tâm lý
của nhiều giai cấp khác nhau trong xã hội.
- Gia đình văn hóa mới xã hội chủ nghĩa được xây dựng phát triển trêncơ sở giữ gìn phát huy giá
trị tốt đẹp của dân tộc, xóa bỏ tàn tích của chế độhôn nhân và gia đình phong kiến, đồng thời
tiếp thu những giá trị tiến bộ củanhân loại về gia đình.
- Trong xây dựng gia đình văn hóa mới xã hội chủ nghĩa cần phải chútrọng cả việc xây dựng mối
quan hệ giữa các thành viên trong gia đình vàgiữa gia đình với xã hội, hình thành quan hệ yêu
thương, gắn bó, bình đẳng,tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau.
B, Phương thức:






Giữ vững và tăng cường vai trò chủ đạo của hệ tư tưởng của g/c công nhân trong đời sống tinh
thần của XH

+ Đây là phương thức quan trọng để xây dựng nền văn hóa XHCN vì nó là phương thức cơ bản
để giữ vững đặc trưng bản chất của nền văn hóa XHCN
+ Phương thức này được thực hiện thông qua việc truyền bá hệ tư tưởng của g/c công nhân
trong tầng lớp nhân dân bằng những phương pháp và hình thức thích hợp
Không ngừng tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và vai trò quản lí của nhà nước XHCN đối với
hoạt động văn hóa
+ Sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lí của nhà nước XHCN đối với hoạt động văn hóa là phương
thức có tính nguyên tắc, là nhân tố quyết định sự thắng lợi của sự nghiệp xây dựng nền văn hóa
XHCN. Sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lí của nhà nước và sự đảm bảo về chính trị tư tưởng để
nền văn hóa xây dựng nền tảng của hệ tư tưởng g/c công nhân đi đúng quỹ đạo và mục tiêu xác
định
+ Đảng lãnh đạo bằng cương lĩnh đường lối văn hóa cuả mình và sự lãnh đạo của đảng phải
được thể chế hóa hiến pháp pháp luật. Nhà nước thực hiện quản lí văn hóa theo đúng nguyên
tắc quan điểm chủ trương của ĐCS
Xây dựng nền văn hóa XHCN phải theo phương thức kết hợp việc kế thừa giá trị các di sản văn
hóa vừa tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa của nhân loại

+ Văn hóa dân tộc là nền móng trên cơ sở đó tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại
+ Sự gắn kết giữa giữ gìn và kế thừa văn hóa dân tộc tiếp thu giá rị văn hóa nhân loại với quá trình
sản sinh giá trị mới tạo nên sự thống nhất biện chứng của 2 mặt giữ gìn và sáng tạo văn hóa cùng


Tổ chức và lôi cuốn quần chúng nhân dân vào các hoạt động và sáng tạo văn hóa
+ Trong tiến trình cách mạng XHCN cũng như trong sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa XH nhân dân
lao động trở thành chủ thể sáng tạo và hưởng thụ văn hóa
+ Để phát huy tối đa tính chủ động sáng tạo của quần chúng. ĐCS cần tổ chức nhiều phong trào
nhằm lôi cuốn đông đảo nhân dân vào các phông trào sáng tạo văn hóa

Câu 17: Nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin trong việc giải quyết vấn đề dân tộc,tôn giáo.
A, kn: thường dùng vs 2 nghĩa



Thứ nhất: Chỉ cộng đồng người có mối liên hệ chặt chẽ và bền vững, có sinh hoạt kinh tế riêng,
có ngôn ngữ riêng, văn hoá có những đặc thù; xuất hiện sau bộ lạc, bộ tộc; kế thừa, phát triển
cao hơn những nhân tố tộc người ở bộ lạc, bộ tộc và thể hiện thành ý thức tự giác tộc người của
dân cư cộng đồng đó.




thứ 2 : Chỉ cộng đồng người ổn định làm thành nhân dân một nước, có lãnh thổ quốc gia, nên
kinh tế thống nhất, quốc ngữ chung và có ý thức về sự thống nhất của mình, gắn bó với nhau bởi
quyền lợi chính trị, kinh tế, truyền thống văn hoá và truyền thống đấu tranh chung trong suốt
quá trình lịch sử lâu dài dựng nước và giữ nước.

Với nghĩa thứ nhất, dân tộc là một bộ phận của quốc gia dân tộc, ví dụ: dân tộc Kinh, dân tộc Bana...
ở nước ta. Với nghĩa thứ hai, dân tộc là toàn bộ nhân dân quốc gia đó (quốc gia dân tộc), ví dụ: dân
tộc Ấn Độ, dân tộc Việt Nam...
B, quan điểm cơ bản để giải quyết vấn đề dân tộc






Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng
-Đây là quyền thiêng liêng của các dân tộc trong mối quan hệ giữa các dân tộc.
-Trong một quốc gia có nhiều dân tộc, quyền bình đẳng giữa các dân tộc phải được pháp luật
bảo vệ và được thể hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó việc phấn đấu khắc
phục sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, văn hoá do lịch sử để lại có ý nghĩa cơ bản.

-Trên phạm vi giữa các quốc gia - dân tộc, đấu tranh cho sự bình đẳng giữa các dân tộc trong giai
đoạn hiện nay gắn liền với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa
sôvanh; gắn liền với cuộc đấu tranh xây dựng một trật tự kinh tế thế giới mới; chống sự áp bức
bóc lột của các nước tư bản phát triển đối với các nước chậm phát triển về kinh tế.
Thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở để thực hiện quyền dân tộc tự quyết và xây
dựng mối quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa các dân tộc.
Các dân tộc được quyền tự quyết
-Quyền dân tộc tự quyết là quyền làm chủ của mỗi dân tộc đối với vận mệnh dân tộc mình,
quyền tự quyết định chế độ chính trị - xã hội và con đường phát triển của dân tộc mình.gồm:
quyền tự do phân lập thành cộng đồng quốc gia dân tộc độc lập và quyền tự nguyện liên hiệp lại
với các dân tộc khác trên cơ sở bình đẳng.
-Khi xem xét giải quyết quyền tự quyết của dân tộc,cần đứng vững trên lập trương của giai cấp
công nhân: ủng hộ các phong trào dân tộc tiến bộ, dấu tranh những mưu toan lợi dụng quyền
dân tộc tự quyết để can thiệp vào công việc nội bộ của nhà nước,đòi ly khai chia rẽ dân tộc
Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc
-đây là tư tưởng nd cơ bản trong “ cương lĩnh dân tộc” của lê-nin. Là sự biểu hiện bản cất quốc
tế của giai cấp công nhân, phong trào công nhân và phản ánh tính thống nhất giữa sự nghiệp giải
phóng dân tộc vs GP giai cấp.
-đoàn kết gai cấp công nhân các dân tộc có ý nghĩa trong việc giải phóng dân tộc. nó có vai trò
quyết định đến việc xem xét , thực hiện quyền bình đẳng dân tộc và quyền dân tộc tự quyết. Là
yếu tố tạo nên sức mạnh đảm bảo cho thắng lợi của giai cấp công nhaanvaf các dân tộc bị áp bức

Câu 18: Trình bày lý do tôn giáo còn tồn tại trong CNXH






Nguyên nhân nhận thức: trong CNXH do trình độ KH_ CN còn hạn chế trình độ dân trí còn chưa

cao, đời sống con ng vẫn chịu nhiều tác động chi phối của sức mạnh tự phát của tự nhiên và XH.
Do đó con ng vần tin vào tôn giáo.
Nguyên nhân tâm lý: Tôn giáo đã tồn tại lâu đời trong lịch sử loài người, ăn sâu vào trong tiềm
thức của nhiều người dân. Qua nhiều thế hệ, ảnh hưởng khá sâu đậm nếp nghĩ, lối sống của 1
bộ phận QCNDLĐ đến mức trở thành 1 kiểu s.hoạt v.hóa tinh thần ko thể thiếu. Do đó dù có
những biến đổi lớn về KT_XH nhưng tôn giáo vẫn tồn tại
Nguyên nhân chính trị - xã hội: trong các giáo lý tôn giáo chứa đụng những giá trị đạo đức tốt
đẹp khả anwng thay đổi theo hướng đồng hành với dân tộc phù hợp với chủ trương chính sách
cảu Đảng và NN XHCN. Trên cơ sở đó NN tôn trọng tự do tín ngưỡng và ko tín ngưỡng của công
nhân.
Nguy cơ chiến tranh TG, CN khủng bố, bạo loạt lật đổ đang đe dọa gây ra những hậu quả cjho
con ng. Đó là những đk thuận lợi để tôn giáo tồn tại






Nguyên nhân kinh tế: Trong chủ nghĩa xã hội, nhất là giai đoạn đầu của thời kỳ quá độ còn nhiều
thành phần kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường với những lợi ích khác nhau của các giai
tầng xã hội, sự bất bình đẳng về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội... vẫn là một thực tế; đời sống
vật chất, tinh thần của nhân dân chưa cao, thì con người càng chịu tác động mạnh mẽ của
những yếu tố ngẫu nhiên, may rủi. Điều đó đã làm cho con người có tâm lý thụ động, nhờ cậy,
cầu mong vào những lực lượng siêu nhiên.
Nguyên nhân về văn hoá: Sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo có khả năng đáp ứng ở một mức độ nào
đó nhu cầu văn hoá tinh thần và có ý nghĩa nhất định về giáo dục ý thức cộng đồng, đạo đức,
phong cách, lối sống. Vì vậy, việc kế thừa, bảo tồn và phát huy văn hoá (có chọn lọc) của nhân
loại, trong đó có đạo đức tôn giáo là cần thiết. Mặt khác, tín ngưỡng, tôn giáo có liên quan đến
tình cảm, tư tưởng của một bộ phận dân cư, và do đó sự tồn tại của tín ngưỡng, tôn giáo trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội như một hiện tượng xã hội khách quan.


Câu 19: Hãy nêu nguồn gốc của tôn giáo , quan điểm của chủ nghĩa Mac - Lênin về vấn đề tôn giáo
A, Khái niệm, nguồn gốc tôn giáo








Tôn giáo là một hiện tường xã hội ra đời rất sớm trong lịch sử nhân loại và tồn tại phổ biến ở hầu
hết các cộng đồng người trong lịch sử hàng ngàn năm qua. Nói chung, bất cứ tôn giáo nào, với
hình thái phát triển đầy đủ của nó, cũng đều bao gồm: ý thức tôn giáo ( thể hiện ở quan niệm về
các đấng thiêng liêng cùng nhữn tín ngưỡng tương ứng ) và hệ thống tổ chức tôn giáo cùng với
những hoạt động mang tính chất nghi thức tín ngưỡng của nó.
Khi phân tích bản chất tôn giáo với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, Ăngghen đã cho rằng:
"tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo vào trong đầu óc của con người - của
những lực lượng bên ngoài chi phối cuộc sống của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực
lượng ở trần thế đã mang những hình thức của lực lượng siêu trần thế".
Tôn giáo là sản phẩm của con người, gắn với những điều kiện tự nhiên và lịch sử cụ thể, xác
định. Về bản chất, tôn giáo là một hiện tượng xã hội phản ánh sự bế tắc, bất lực của con người
trước tự nhiên và xã hội. Tuy nhiên, tôn giáo cũng chứa đựng một số giá trị phù hợp với đạo
đức, đạo lý con người. Trong hệ thống những lời răn dạy của giáo lý tôn giáo cũng có những lời
răn mà trong chừng mực nào đó khi quần chúng chấp nhận vẫn có tác dụng điều chỉnh, như
khuyên làm điều tốt, răn bỏ điều ác đối với họ. Bởi vậy khi tham gia sinh hoạt tôn giáo, người ta
có cảm nhận như làm công việc "tích đức", "tu thân".
Trong lịch sử xã hội loài người, tôn giáo xuất hiện từ rất sớm. Nó hoàn thiện và biến đổi của
những điều kiện kinh tế-xã hội, văn hóa, chính trị. Tôn giáo ra đời bởi nhiều nguồn gốc khác nhau
nhưng cơ bản là từ các nguồn gốc kinh tế-xã hội, nhận thúc và tâm lý.


B, quan điểm giái quyết vấn đề tôn giáo
Tín ngưỡng, tôn giáo là những vấn đề nhạy cảm và phức tạp. Do đó, những vấn đề nảy sinh từ tôn
giáo cần phải được xem xét, giải quyết hết sức thận trọng, cụ thể và chuẩn xác có tính nguyên tắc với
những phương thức linh hoạt theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin.




Một là: Khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo trong đời sống xã hội phải
gắn liền với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. Đó là yêu cầu khách quan của sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Hai là: tôn trọng tự do tín ngưỡng và ko tín ngưỡng của nhân dân
Khi tín ngưỡng, tôn giáo còn là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân thì nhà nước xã
hội chủ nghĩa phải tôn trọng và bao đảm quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của
mọi công dân. Công dân có tôn giáo hay không có tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật,
đều có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau. Cần phát huy những giá trị tích cực của tôn giáo,








nghiêm cấm mọi hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của công
dân.
Ba là, Thực hiện đoàn kết những người có tôn giáo với những người không có tôn giáo, đoàn
kết các tôn giáo, đoàn kết những người theo tôn giáo với những người không theo tôn giáo,
đoàn kết toàn dân tộc xây dựn và bảo vệ đất nước. Nghiêm cấm mọi hành vi chia rẽ cộng

đồng vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.
bốn là, Phân biệt rõ hai mặt chính trị và tư tưởng trong vấn đề tôn giáo. Mặt tư tưởng thể
hiện sự tín ngưỡng trong tôn giáo. Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, khắc phục mặt
này là việc làm thường xuyên, lâu dài. mặt chính trị là sự lợi dụng tôn giáo của những phần
tử phản động nhằm chống lại sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Đấu tranh loại bỏ mặt chính trị phản động trong lĩnh vực tôn giáo là nhiệm vụ thường xuyên,
vừa phải khẩn trương, kiên quyết, vừa phải thận trọng và phải có sách lược phù hợp với
thực tế.
Năm là, Phải có quan điểm lịch sủ - cụ thể khi giải quyết vấn đề tôn giáo.
Trong mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau, vai trò và sự tác động của từng tôn giáo đối với đời sống
xã hội cũng khác nhau. Quan điểm, thái độ của các giáo hội, giáo sĩ, giáo dân về các lĩnh vực,
các vấn đề của xã hội có sự khác biệt. Do đó, cần phải có quan điểm lịch sử - cụ thể khi xem
xét, đánh giá và giải quyết những vấn ssề liên quan đến tôn giáo. "người Macxit phải biết
chú ý đến toàn bộ tình hình cụ thể" - đó là điều mà Lênin đã từng nhắc nhở khi giải quyết
vấn đề tôn giáo. Nhà nước xã hội chủ nghĩa cần phải có quan điểm và phương thức ứng xử
phù hợp với từng trường hợp cụ thể khi giải quyết các vấn đề tôn giáo

Câu 20: Hãy nêu những thành tựu của chủ nghĩa xã hội hiện thực
- Chế độ XHCN từng bước đưa nhân dân lao động làm chủ xã hội, thúc đẩy trào lưu đấu tranh cho quyền
tự do dân chủ trên toàn thế giới
- Những thành tựu về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội
Xây dựng Liên Xô và các nước XHCN khác thành liên bang hùng cường
Khi mới bắt tay xây dnựg CNXH thu nhập quốc dân tính theo đầu người của Liên Xô chỉ bằng 1/22 của
MỸ, chỉ sau một thời gian Liên Xô trở thành một trong hai siêu cường của thế giới. 1985 thu nhập quốc
dân bằng 66% của Mỹ, sản lượng công nghiệp bằng 85% của Mỹ.
Trong kinh tế: Phát triển xã hội công bằng, dân chủ dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuấ,t phát
triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần (kinh sách kinh tế mới của Lênin), tạo điều kiện phát triển
kinh tế khoa học giao lưu văn hoá kinh tế giữa các nước được mở rộng.
- CNXH có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống chính trị thế giới đóng vai trò quyết định đến sự sụp đổ của
hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.

- Sứ mạnh của CNXH hiện thực đẩy lùi nguy cơ chiến tranh huỷ diệt bảo vệ hoà bình thế giới.
- ngày nay các nước phương tây, nhân dân lao động được sức hấp dẫn thược tế của CNXH đã dấu tranh
giành các quyền dân chủ, dân sinh, các phúc lợi XH.. với sức ép của nhà nước XNCN, nhà nước phương
tây đã phải chấp thuận

PHẦN 2: VẤN ĐỀ ÔN TẬP KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Câu1:Phân tích điều kiện ra đời,tồn tại của sản xuất hàng hóa.


a, Sản xuất hàng hóa ra đời, tồn tại dựa trên hai điều kiện:
-Thứ nhất: Phân công lao động xã hội. Phân công lao động xã hội là sự chuyên môn hóa sản xuất, phân
chia lao động xã hội ra thành các ngành, các lĩnh vực sản xuất khác nhau. Phân công lao động xã hội là cơ
sở, là tiền đề của sản xuất hàng hóa. Phân công lao động xã hội càng phát triển, thì sản xuất và trao đổi
hàng hóa càng mở rộng hơn, đa dạng hơn
-Thứ hai: Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những người sản xuất: những người sản xuất trở
thành những chủ thể có sự độc lập nhất định với nhau. Do đó sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu của
các chủ thể kinh tế, người này muốn tiêu dùng sản phẩm lao động của người khác cần phải thông qua
trao đổi, mua bán hàng hóa
Hai điều kiện trên cho thấy, phân công lao động xã hội làm cho những người sản xuất phụ thuộc vào
nhau, còn sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những người sản xuất lại chia rẽ họ, làm cho họ độc
lập với nhau. Đây là một mâu thuẫn. Mâu thuẫn này được giải quyết thông qua trao đổi, mua bán sản
phẩm của nhau. Đó là hai điều kiện cần và đủ của sản xuất hàng hóa. Thiếu một trong hai điều kiện đó sẽ
không có sản xuất hàng hóa.
b)Sự tồn tại:
-Thứ nhất: Sản xuất hàng hóa ra đời trên cơ sở của phân công lao động xã hội, chuyên môn hóa sản xuất.
Do đó, nó khai thác được những lợi thế về tự nhiên, xã hội, kỹ thuật của từng người, từng cơ sở sản xuất
cũng như từng vùng, từng địa phương. Đồng thời, sự phát triển của sản xuất hàng hóa lại có tác động
trở lại, thúc đẩy sự phát triển của phân công lao động xã hội, làm cho chuyên môn hóa lao động ngày
càng tăng, mối liên hệ giữa các ngành, các vùng ngày càng trở nên mở rộng, sâu sắc. Từ đó, nó phá vỡ
tính tự cấp tự túc, bảo thủ, trì trệ, lạc hậu của mỗi ngành, mỗi địa phương làm cho năng suất lao động xã

hội tăng lên nhanh chóng, nhu cầu của xã hội được đáp ứng đầy đủ hơn. Khi sản xuất và trao đổi hàng
hóa mở rộng giữa các quốc gia, thì nó còn khai thác được lợi thế của các quốc gia với nhau
-Thứ hai: Trong nền sản xuất hàng hóa, quy mô sản xuất không còn bị giới hạn bởi nhu cầu và nguồn lực
mang tính hạn hẹp của mỗi cá nhân, gia đình, mỗi cơ sở, mỗi vùng, mỗi địa phương, mà nó được mở
rộng, dựa trên cơ sở nhu cầu và nguồn lực của xã hội. Điều đó lại tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng
dụng những thành tựu khoa học - kỹ thuật vào sản xuất... thúc đẩy sản xuất phát triển.
-Thứ ba: Trong nền sản xuất hàng hóa, sự tác động của quy luật vốn có của sản xuất và trao đổi hàng hóa
là quy luật giá trị, cung - cầu, cạnh tranh... buộc người sản xuất hàng hóa phải luôn luôn năng động, nhạy
bén, biết tính toán, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả
kinh tế, cải tiến hình thức, quy cách và chủng loại hàng hóa, làm cho chi phí sản xuất hạ xuống đáp ứng
nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng ngày càng cao hơn.
-Thứ tư: Trong nền sản xuất hàng hóa, sự phát triển của sản xuất, sự mở rộng và giao lưu kinh tế giữa
các cá nhân, giữa các vùng, giữa các nước... không chỉ làm cho đời sống vật chất mà cả đời sống văn hóa,
tinh thần cũng được nâng cao hơn, phong phú hơn, đa dạng hơn.
Câu 2: Hãy phân tích hai thuộc tính của hàng hóa
Hàng hóa là sản phẩm của lao động, nó có thể thỏa mãn những nhu cầu định nào đó của con người
thông qua trao đổi buôn bán.
Giá trị sử dụng
- Giá trị sử dụng của hàng hóa là khả năng có thể thỏa mãn nhu cầu của con người, là tính có ích hay
công cụ của nó
- Đặc điểm của giá trị sử dụng:


+ Số lượng giá trị sử dụng của một hàng hóa không phải ngay một lúc đã phát hiện ra hết, mà nó được
hình thành dần dần trong sự phát triển của sản xuất và đời sống cũng như do khoa học kỹ thuật. Với ý
nghĩa này, giá trị sử dụng được xem có tính lịch sử cụ thể, phụ thuộc vào sự phát triển của khoa học kỹ
thuật.
+ Giá trị sử dụng hay công dụng của hàng hoá là do thuộc tính tựu nhiên của vật thể hàng hóa quyết
định giúp thoả mãn nhu cầu của con người. Với ý nghĩa này, giá trị sử dụng được xem là một phạm trù
vĩnh viễn.

+ Giá trị sử dụng của hàng hó là giá trị sử dụng của xã hội vì giá trị sử dụng của hàng hoá không phải là
giá trị sử dụng của người sản xuất trực tiếp mà là cho một người khác, cho xã hội thông qua trao đổi,
mua bán. Điều đó đòi hỏi người sản xuất hàng hoá phải luôn luôn quan tâm đến nhu cầu của xã hội, làm
cho sản phẩm của mình đáp ứng nhu cầu của xã hội thì hàng hoá của họ mới bán được.
Giá trị của hàng hóa :
Muốn hiểu được giá trị hàng hoá phải đi từ giá trị trao đổi, giá trị trao đổi là một quan hệ về số lượng, là
tỷ lệ theo đó 1 lượng giá trị sử dụng này đối với 1 lượng giá trị sử dụng hàng hoá khác.
VD: 1m vải = 5kg thóc. Tức 1m vải có giá trị trao đổi = 5kg thóc.
Hai hàng hoá khác nhau có thể trao đổi được với nhau thì giữa chúng phải có 1 cơ sở chung nào đó. Cái
chung đó là: cả vải và thóc đều là sản phẩm của lao động, đều có 1 lượng lao động kết tinh trong đó nhờ
có cơ sở chung này mà hàng hoá có thể trao đổi được với nhau. Vì vậy, người ta trao đổi hàng hoá cho
nhau chẳng qua trao đổi lao động hao phí của mình ẩn dấu trong hàng hoá ấy.
Chính lao động hao phí để tao ra hàng hoá là cơ sở chung của việc trao đổi và nó tạo nên giá trị của hàng
hoá.
- Giá trị cơ sở nội dung nên trong của giá trị trao đổi, còn giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện bên ngoài
của giá trị.
- Giá trị trao đổi hay giá trị là thuộc tính đặc trưng của hàng hoá, bởi vì sản phẩm là hàng hoá phải dùng
để trao đổi, phải so sánh với hàng hoá khác
Giá trị biểu hiện mối quan hệ giữa những người sản xuất và trao đổi hàng hoá, chính vì vậy giá trị là 1
phạm trù lịch sử chỉ tồn tại trong kinh tế hàng hoá.

Câu 3: phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa
Do thời gian lao động xã hội cần thiết luôn thay đổi, nên lượng giá trị của hàng hoá cũng là một đại
lượng không cố định. Sự thay đổi này tuỳ thuộc vào năng suất lao động và mức độ phức tạp hay đơn
giản của lao động
- Năng suất lao động là sức sản xuất của lao động. Nó được đo bằng lượng sản phẩm sản xuất ra trong
một đơn vị thời gian hoặc lượng thời gian lao động hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.


Năng suất lao động tăng lên có nghĩa là cũng trong thời gian lao động, nhưng khối lượng hàng hoá sản

xuất ra tăng lên làm cho thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra một đơn vị hàng hoá giảm xuống. Do
đó, khi năng suất lao động tăng lên thì giá trị của hàng hoá tỷ lệ nghịch với năng suất lao động.
Năng suất lao động lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: trình độ khéo léo (thành thạo) trung bình của
người công nhân, mức độ phát triển của khoa học - kỹ thuật, công nghệ và mức độ ứng dụng những
thành tựu đó vào sản xuất, trình độ tổ chức quản lý, quy mô và hiệu xuất của tư liệu sản xuất, và các
điều kiện tự nhiên. Muốn tăng năng suất lao động phải hoàn thiện các yếu tố trên.
Tăng năng suất lao động và tăng cường độ lao động tác động khác nhau đối với lượng giá trị hàng hoá.
Cường độ lao động là mức độ khẩn trương, nặng nhọc của lao động trong cùng một thời gian lao động
nhất định. Cường độ lao động được đo bằng một sự tiêu hao năng lực của lao động trong một đơn vị
thời gian và thường được tính bằng số calo (đơn vị năng lượng) hao phí trong một thời gian nhất định.
Cường độ lao động tăng lên tức là mức hao phí cơ bắp, thần kinh trong 1 đơn vị thời gian tăng lên, mức
độ khẩn trương, nặng nhọc hay căng thẳng của lao động tăng lên. Nếu cường độ lao động tăng lên thì số
lượng (hoặc khối lượng) hàng hoá sản xuất ra tăng lên và sức hao phí lao động cũng tăng lên tương ứng
còn lượng giá trị của 1 đơn vị hàng hoá vẫn không đổi. Tăng cường độ lao động thực chất cũng như kéo
dài thời gian lao động.
Tăng năng suất lao động và tăng cường độ lao động giống nhau ở chỗ: chúng đều dẫn đến lượng sản
phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian tăng lên. Nhưng chúng khác nhau ở chỗ: tăng năng suất lao
động làm cho lượng sản phẩm (hàng hoá) sản xuất ra trong một đơn vị thời gian tăng lên, nhưng làm cho
lượng giá trị của một đơn vị hàng hoá giảm xuống. Hơn nữa, tăng năng suất lao động có thể phụ thuộc
nhiều vào máy móc, kỹ thuật, do đó, nó gần như một yếu tố có “sức sản xuất” vô hạn, còn tăng cường
độ lao động, làm cho lượng sản phẩm sản xuất ra tăng lên, nhưng làm cho giá trị của một đơn vị hàng
hoá không đổi, Hơn nữa, tăng cường độ lao động phụ thuộc nhiều vào thể chất và tinh thần của người
lao động, do đó, nó là yếu tố của “sức sản xuất” có giới hạn nhất định. Chính vì vậy, tăng năng suất lao
động có ý nghĩa tích cực hơn đối với sự phát triển kinh tế.
- Tính chất của lao động: Lao động giản đơn và lao động phức tạp
Lao động giản đơn là lao động mà một người lao động bình thường không cần phải trải qua đào tạo
cũng có thể thực hiện được. Lao động phức tạp là lao động đòi hỏi phải được đào tạo, huấn luyện mới
có thể tiến hành được.
Trong cùng một thời gian, lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn lao động giản đơn. Tuy nhiên để
tiến hành trao đổi hàng hoá, mọi lao động phức tạp đều được quy thành lao động giản đơn trung bình

trên cơ sở lao động phức tạp bằng bội số của lao động giản đơn.
Câu 4 : quy luật giá trị, pt nội dung+ tác động
* Nội dung của quy luật giá trị
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hoá, nó quy định việc sản xuất và trao đổi
hàng hoá phải căn cứ vào hao phí lao động xã hội cần thiết.
Trong sản xuất, tác động của quy luật giá trị buộc người sản xuất phải làm sao cho mức hao phí lao động
cá biệt của mình phù hợp với mức hao phí lao động xã hội cần thiết có như vậy họ mới có thể tồn tại
được; còn trong trao đổi, hay lưu thông, phải thực hiện theo nguyên tắc ngang giá: tức là giá cả bằng giá
trị.
Quy luật giá trị buộc những người sản xuất và trao đổi hàng hoá phải tuân theo “mệnh lệnh” của giá cả
thị trường. Thông qua sự vận động của giá cả thị trường sẽ thấy được sự hoạt động của quy luật giá trị.
Giá cả thị trường lên xuống một cách tự phát xoay quanh giá trị hàng hoá và biểu hiện sự tác động của
quy luật giá trị trong điều kiện sản xuất và trao đổi hàng hóa


*Tác động của quy luật giá trị : có 3 tác động sau
- Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá
+ Điều tiết sản xuất tức là điều hoà, phân bổ các yếu tố sản xuất giữa các ngành, các lĩnh vực của nền
kinh tế. Tác dụng này của quy luật giá trị thông qua sự biến động của giá cả hàng hoá trên thị trường
dưới tác động của quy luật cung cầu. Nếu ở ngành nào đó khi cung nhỏ hơn cầu, giá cả hàng hoá sẽ lên
cao hơn giá trị, hàng hoá bán chạy, lãi cao, thì người sản xuất sẽ đổ xô vào ngành ấy. Do đó, tư liệu sản
xuất và sức lao động được chuyển dịch vào ngành ấy tăng lên. Ngược lại, khi cung ở ngành đó vượt quá
cầu, giá cả hàng hoá giảm xuống, hàng hoá bán không chạy và có thể lỗ vốn. Tình hình ấy buộc người sản
xuất phải thu hẹp quy mô sản xuất lại hoặc chuyển sang đầu tư vào ngành có giá cả hàng hoá cao.
+ Điều tiết lưu thông của quy luật giá trị cũng thông qua giá cả thị trường. Sự biến động của giá cả thị
trường cũng có tác dụng thu hút luồng hàng từ nơi giá cả thấp đến nơi giá cả cao, do đó làm cho hàng
hoá giữa các vùng có sự cân bằng nhất định.
Như vậy, sự biến động của giá cả thị trường không những chỉ rõ sự biến động về kinh tế, mà còn có tác
động điều tiết nền kinh tế hàng hoá.
- Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lí hoá sản xuất nhằm tăng năng suất lao động.

Các hàng hoá được sản xuất ra trong những điều kiện khác nhau, do đó, có mức hao phí lao động cá biệt
khác nhau, nhưng trên thị trường thì các hàng hoá đều phải được trao đổi theo mức hao phí lao động xã
hội cần thiết. Vậy người sản xuất hàng hoá nào mà có mức hao phí lao động thấp hơn mức hao phí lao
động xã hội cần thiết, thì sẽ thu được nhiều lãi và càng thấp hơn càng lãi. Điều đó kích thích những
người sản xuất hàng hoá cải tiến kỹ thuật, hợp lí hoá sản xuất, cải tiến tổ chức quản lý, thực hiện tiết
kiệm… nhằm tăng năng suất lao động, hạ chi phí sản xuất.
Sự cạnh tranh quyết liệt càng làm cho các quá trình này diễn ra mạnh mẽ hơn. Nếu người sản xuất nào
cũng làm như vậy thì cuối cùng sẽ dẫn đến toàn bộ năng suất lao động xã hội không ngừng tăng lên, chi
phí sản xuất xã hội không ngừng giảm xuống.
- Thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hoá người lao động thành kẻ giàu người nghèo
Những người sản xuất hàng hoá nào có mức hao phí lao động cá biệt thấp hơn mức hao phí lao động xã
hội cần thiết, khi bán hàng hoá theo mức hao phí lao động xã hội cần thiết (theo giá trị) sẽ thu được
nhiều lãi, giàu lên, có thể mua sắm thêm tư liệu sản xuất, mở rộng sản xuất kinh doanh, thậm chí thuê
lao động và trở thành ông chủ.
Ngược lại, những người sản xuất hàng hoá nào có mức hao phí lao động cá biệt lớn hơn mức hao phí lao
đông xã hội cần thiết, khi bán hàng hoá sẽ rơi vào tình trạng thua lỗ, nghèo đi, thậm chí có thể phá sản,
trở thành lao động làm thuê.
Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân làm xuất hiện quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, cơ sở
ra đời của chủ nghĩa tư bản.
Như vậy, quy luật giá trị vừa có tác động tích cực, vừa có tác động tiêu cực. Do đó, đồng thời với việc
thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển, nhà nước cần có những biện pháp để phát huy tích cực, hạn chế
mặt tiêu cực của nó, đặc biệt trong điều kiện phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo
định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.

Câu 5 :khái niệm,Phân tích hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản.(phân
tích quy luật giá trị thặng dư)
Khái niệm GTTD: - Giá trị thặng d ư là phần giá trị dôi ra ngoài giá trị s ức lao động, do công
nhân làm thuê tạo ra và bị nhà t ư bản chiếm không.



Giá trị thặng dư phản ánh bản chất của quan h ệ sản xuất t ư bản ch ủ nghĩa - quan h ệ bóc
lột của nhà tư bản đối với lao động
làm thuê.
Phương pháp sx GTTD :
Phương pháp thứ nhất. Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được do kéo dài thời gian lao
động vượt quá thời gian lao động tất yếu, trong khi năng suất lao động, giá trị sức lao động và thời gian
lao động tất yếu khôngthay đổi. Phương pháp này được áp dụng chủ yếu ở giai đoạn đầu của chủ nghĩa
tư bản khi công cụ lao động thủ công thống trị, năng suất lao động cũn thấp.
Phương pháp thứ hai. Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư thu được do rút ngắn thời gian lao
động tất yếu bằng cách nâng cao năng suất lao động trong ngành sản suất ra tư liệu sinh hoạt để hị thấp
giá trị sức lao động nhờ đó tăng thời gian lao động thặng dư lên ngay trong điều kiện độ dài ngày lao
động, cường độ lao động vẫn như cũ
Giá trị thặng dư siêu ngạch là phần giá trị thặng dư thu được do áp dụng công nghệ mới sớm hơn các xí
nghiệp khác làm cho giá trị cá biệt của hàng hoá thấp hơn giá trị thi trường của nó. Trong từng xí nghiệp,
giá trị thặng dư siêu ngạch là một hiện tượng tạm thời, nhưng trong phạm vi xó hội thỡ nú lại thường
xuyên tồn tại. Giá rị thặng dư siêu ngạch là động lực mạnh nhất để thúc đẩy các nhà tư bản đổi mới công
nghệ để tăng năng suất lao động cá biệt, đánh bại các đối thủ của mỡnh trong cạnh tranh. C.Mác gọi giá
trị thặng dư siêu ngạch là hỡnh thức biến tướng của giá trị thặng dư tương đối.


Sản xuất giá trị thặng dư là quy luật kinh tế cơ bản c ủa ch ủ nghĩa t ư bản.

Quy lu ật kinh t ế c ơ b ản là quy lu ật ph ản ánh b ản ch ất và m ục đích c ủa m ột ph ương
th ức s ản xu ất. M ỗi ph ương th ức s ản xu ất có m ột quy lu ật kinh t ế c ơ b ản.B ị t ước đo ạt
h ết t ư li ệu s ản xu ất công nhân bu ộc ph ải bán s ức lao động cho nhà t ư b ản. Lao động
không công c ủa công nhân làm thuê là ngu ồn g ốc c ủa giá trị th ặng d ư, ngu ồn g ốc làm
giàu c ủa nhà t ư b ản. S ản xu ất giá trị th ặng d ư là m ục đích duy nh ất c ủa n ền s ản xu ất t ư
b ản ch ủ nghĩa. Vì m ục đích đó, các nhà t ư b ản s ản xu ất b ất c ứ lo ại hàng hóa nào, k ể
c ả v ũ khí gi ết ng ười hàng lo ạt, mi ễn là thu đượ c nhi ều giá tr ị th ặng d ư. Ph ương ti ện để
đạt m ục đích là t ăng c ường bóc l ột công nhân làm thuê trên c ơ s ở phát tri ển k ỹ thu ật,

t ăng c ường độ lao độ ng, kéo dài ngày lao động, t ăng n ăng su ất lao động
S ản xu ất giá trị th ặng d ư là quy lu ật kinh t ế c ơ b ản c ủa ch ủ ngh ĩa t ư b ản. N ội dung c ủa
quy lu ật là t ạo ra ngày càng nhi ều giá tr ị th ặng d ư cho nhà t ư b ản b ằng cách t ăng
c ường các ph ương ti ện k ỹ thu ật và qu ản lý để bóc l ột ngày càng nhi ều lao động làm
thuê. Quy lu ật giá trị th ặng d ư có tác d ụng m ạnh m ẽ trong nhi ều m ặt c ủa đời s ống xã
h ội. M ột m ặt, nó thúc đẩ y k ỹ thu ật và phân công lao động xã h ội phát tri ển, làm cho l ực
l ượng s ản xu ất trong xã h ội t ư b ản ch ủ ngh ĩa phát tri ển v ới t ốc độ nhanh và nâng cao
n ăng su ất lao độ ng. M ặt khác, nó làm cho các mâu thu ẫn v ốn có c ủa ch ủ ngh ĩa t ư b ản,
tr ước h ết là mâu thu ẫn c ơ b ản c ủa nó - mâu thu ẫn gi ữa tính ch ất xã h ội c ủa s ản xu ất
v ới s ự chi ếm h ữu t ư nhân t ư b ản ch ủ ngh ĩa v ề t ư li ệu s ản xu ất - ngày càng gay g ắt.
Câu 7:Phân tích những ảnh hưởng đến quy mô tích luỹ tư bản. Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề
này.


Tích luỹ tư bản là quá trình chuyển một phần giá trị thặng dư trở lại thành tư bản. Nếu khối
lượng giá trị thặng dư nhất định thì quy mô tích luỹ tư bản phụ thuộc vào tỷ lệ phân chia giá
trị thặng dư cho tích luỹ và tiêu dùng. Nếu tỷ lệ phân chia giá trị thặng dư đã được xác định
thì quy mô tích luỹ tư bản sẽ phụ thuộc vào khối lượng giá trị thặng dư. Mà khối lượng giá




trị thặng dư thì lại phụ thuộc vào 3 yếu tố là trình độ bóc lột giá trị thặng dư (m'), chênh lệch
giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng, quy mô tư bản ứng trước.
- Thứ nhất, quy mô tích luỹ tư bản phụ thuộc vào trình độ bóc lột giá trị thăng dư của
nhà tư bản. Để tăng thêm khối lượng giá trị thặng dư, nhà tư bản không tăng thêm
thiết bị, máy móc, thuê thêm nhân công mà bắt số công nhân hiện có cung cấp thêm
một lượng lao động bằng cách tăng thời gian lao động và cường độ lao động, tận
dung triệt để công suất của máy móc hiện có, chỉ tăng thêm phần nguyên liệu tương
ứng. Một cách khác là tăng năng suất lao động. Khi năng suất lao động XH tăng lên

thì giá cả tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt giảm. Điều này tạo ra hai kết quả:
+ một là với khối giá trị thặng dư nhất định, phần dành cho tích luỹ có thể tăng thêm
bằng cách lấn sang phần dành cho tiêu dùng mà việc tiêu dùng của nhà tư bản
không giảm, có khi còn cao hơn trước
+ hai là một lượng giá trị thặng dư nhất định có thể mua được một khối lượng tư
liệu sản xuất và sức lao động nhiều hơn do giá tư liệu sản xuất và giá trị sức lao động
giảm. Không những thế, tăng năng suất lao động sẽ làm cho giá trị của tư bản cũ tái
hiện dưới hình thái hữu dụng mới càng nhanh hơn.
- Thứ hai là chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng. Tư bản sử dụng là
khối lượng giá trị những tư liệu sản xuất mà toàn bộ quy mô hiện vật của chúng đều
hoạt động trong quá trình sản xuất hàng hoá còn tư bản tiêu dùng là phần giá trị
những tư liệu sản xuất ấy được chuyển vào sản phẩm theo từng chu kỳ sản xuất
dưới dạng khấu hao. Sự chênh lệch giữa chúng là thước đo sự tiến bộ của lực lượng
sản xuất. Sau khi trừ đi những tổn phí hàng ngày trong việc sử dụng máy móc và
công cụ lao động, nhà tư bản sử dụng các công cụ lao động đó mà không mất thêm
chi phí nào khác. Sự chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng càng lớn thì
sự phục vụ không công của tư liệu sản xuất càng nhiều.
- Cuối cùng, đó là quy mô tư bản ứng trước.Theo công thức M = m' . V, nếu tỷ suất giá
trị thặng dư m' không đổi thì khối lượng giá trị thặng dư M chỉ tăng khi tổng tư bản
khả biến V tăng và tất nhiên tư bản bất biến cũng sẽ phải tăng lên theo quan hệ tỷ lệ
nhất định. Do đó, muốn tăng khối lượng giá trị thặng dư phải tăng quy mô tư bản
ứng trước. Đại lượng tư bản ứng trước càng lớn thì quy mô sản xuất càng được mở
rộng theo chiều rộng và theo chiều sâu.
Ý nghĩa:
a Tích luỹ vừa là điều kiện vừa là quy luật của tái sản xuất mở rộng. Muốn mở rộng quy
mô sản xuất phải không ngừng tăng năng suất lao động, tăng sản phẩm thặng dư, trên
cơ sở đó mà tăng quy mô sản xuất.
b Phải khai thác những nhân tố làm tăng quy mô tích luỹ.
c Giải quyết tốt mối quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng để vừa mở rộng sản xuất, vừa đảm
bảo ổn định đời sống xó hội.

d Phải tiến hành cả tích tụ và tậptrung để làm cho quy mô củ từng xí nghiệp cũng như của
toàn xó hội đều tăng.

Câu 9:Đặc điểm kinh tế cơ bản của CNTB- ĐQ: ( 5 đặc điểm)
a. Sự tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền:
- Tích tụ và tập trung sản xuất cao dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền là đặc trưng kinh tế cơ
bản của CN đế quốc:
+ Khi bắt đầu chuyển sang CNTB- ĐQ thì hình thức thống trị là công ty cổ phần. Những liên minh độc
quyền này đầu tiên hình thành theo sự liên kết ngang ( cùng ngành) dưới hình thức: Cácten,
Xanhđica, Trớt.


+ Sau đó là sự liên kết dọc. Sự liên kết này không chỉ các xí nghiệp lớn mà cả các Xanhđica, Trớt
thuộc các ngành khác nhau nhưng có liên quan với nhau về kinh tế - kỹ thuật dẫn đến hình thành
các công ty độc quyền lớn như: Côngxoocxiom.
Nhưng từ giữa thế kỷ 20 đã phát triển lên một hình thức mới: liên kết đa ngành hình thành các công
ty lớn như: Cônglômêrát, Consơn thâu tóm nhiều công ty xí nghiệp thuộc những ngành công nghiệp
khác nhau.
Khái niệm: Tổ chức độc quyền là liên minh những nhà TB lớn để tập trung vào trong tay một phần
lớn (thậm chí toàn bộ) sản phẩm của một ngành, cho phép liên minh này phát huy ảnh hưởng quyết
định đến quá trình sản xuất và lưu thông của ngành đó.
- Vị trí, vai trò: Nhờ nắm được địa vị thống trị trong lĩnh vực sản xuất và lưu thông, các tổ chức độc
quyền có khả năng định ra giá cả độc quyền.
+ Giá cả độc quyền là giá cả hàng hóa có sự chệnh lệch rất lớn so với giá cả sản xuất:
* Họ định ra giá cả độc quyền cao hơn giá cả sản xuất đối với những hàng hóa bán ra.
* Họ định ra giá cả độc quyền thấp hơn giá cả sản xuất đối với những hàng hóa mua vào, qua đó thu
được lợi nhuận độc quyền.
Vậy giá cả độc quyền là: Giá cả độc quyền = chi phí sản xuất + P độc quyền.
Nhưng giá cả độc quyền không thủ tiêu được tác động của quy luật giá trị và quy luật giá trị thặng
dư, vì xét trên phạm vi toàn xã hội thì: Tổng giá cả vẫn bằng tổng giá trị; tổng số lợi nhuận vẫn bằng

tổng số giá trị thặng dư.
Do đó những gì mà độc quyền thu được cũng là cái mà tầng lớp tư sản vừa và nhỏ, nhân dân lao
động ở các nước TB, thuộc địa mất đi.
Như vậy ta thấy: Độc quyền ra đời từ cạnh tranh và giữ vai trò thống trị, nhưng nó không thủ tiêu
được cạnh tranh; độc quyền và cạnh tranh tồn tại song song và thống nhất với nhau một cách biện
chứng. Tuy nhiên trong thời đại Đế quốc chủ nghĩa thì tính chất cạnh tranh khác hẳn thời kỳ tự do
cạnh tranh về mức độ và hình thức.
b. TB tài chính và bọn đầu sỏ tài chính:
- Song song với qúa trình tích tụ và tập trung sản xuất, thì trong ngành ngân hàng cũng diễn ra một
quá trình tương tự. Hình thành các tổ chức độc quyền ngân hàng.
- Sự ra đời của các tổ chức độc quyền ngân hàng đã làm thay đổi vai trò của ngân hàng:
+ Từ chỗ là trung gian trong việc thanh toán và tín dụng, nay do nắm được phần lớn tư bản tiền tệ
trong xã hội, ngân hàng đã có quyền lực vạn năng chi phối các hoạt động kinh tế xã hội:
* Các tổ chức độc quyền ngân hàng cho các tổ chức độc quyền công nghiệp vay và nhận gửi số tiền
lớn của các tổ chức độc quyền công nghiệp tring một thời gian dài, nên lợi ích của chúng quyện chặt
vào nhau. Hai bên đều quan tâm đến hoạt động của nhau, tìm cách thâm nhập vào nhau, hình
thành nên TB tài chính.
- Khái niệm: TB tài chính là sự thâm nhập và dung hợp vàp nhau giữa TB độc quyên trong ngân hàng
và TB độc quyền trong công nghiệp.
- Sự phát triển của TB tài chính đã dẫn đến sự hình thành một nhóm nhỏ độc quyền chi phối toàn
bộ hệ thống kinh tế, chính trị xã hội của xã hội TB. Đó chính là bọn đầu sỏ tài chính.


* Bọn đầu sỏ tài chính thực hiện sự thống trị của mình bằng "chế độ tham dự" với số phiếu khống
chế mà chi phối được công ty gốc (công ty mẹ) -> chi phối công ty con ->chi phối công ty cháu… Như
vậy chỉ bằng một số TB nhất định một đầu sỏ tài chính có thể chi phối được những lĩnh vực sản xuất
c. Xuất khẩu tư bản:
- Xuất khẩu hàng hóa là mang hàng hóa ra nước ngoài để thực hiện giá trị và giá trị thặng dư.
- Xuất khẩu tư bản là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài (đầu tư tư bản ra nước ngoài) nhằm mục đích
chiếm đoạt giá trị thặng dư ở các nước nhập khẩu tư bản đó.

- Xuất khẩu tư bản là tất yếu:
+ Vì trong các nước tư bản có hiện tượng "thừa tư bản".
+ Giá trị nguyên liệu và nhân công ở các nước chậm phát triển rẻ, nhưng lại thiếu vốn và kỹ thuật
+ Thị trường tiêu thụ hàng hóa rộng lớn.
- Hình thức xuất khẩu TB:
+ Xuất khẩu tư bản trực tiếp: Xây dựng các xí nghiệp, trực tiếp kinh doanh thu lợi nhuận,....
+ Xuất khẩu tư bản gián tiếp: Cho vay tư bản để thu lợi tức….
- Xuất khẩu TB vừa có tác dụng tích cực vừa có tác dụng tiêu cực, đặc biệt là đối với các nước nhận
đầu tư, có thể dẫn tới tình trạng lệ thuộc về kinh tế, dẫn tới lệ thuộc về chính trị.
Câu 12:Trình bày những thành tựu, hạn chế và xu hướng vận động của cntb


Thành tựu:
- Thực hiện xã hội hóa sản xuất
- Phát triển lực lượng sản xuất tăng năng xuất lao động xã hội
- Chuyển sản xuất nhỏ thành sản lớn hiện đại.
Tuy nhiên những thành tựu mà CNTB đạt được không phải chỉ có một chiều mà trong sự
vận động đầy mâu thuẫn. Điều đó biểu hiện ở hai xu hướng trái ngược nhau:
+ Xu thế phát triển nhanh chóng của nền kinh tế là do yêu cầu nội tại và xu thế tăng
nhanh tốc độ của việc phát triển lực lượng sản xuất gắn với cuộc cách mạng và khoa học
công nghệ
+ Xu thế trì trệ của nền kinh tế : Đó là sự thống trị của độc quyền đã tạo ra những nhân
tố ngăn cản sự tiến bộ kỹ thuật và phát triển sản xuất





hậu quả của CNTB gây ra:
+ CNTB là thủ phạm chính của 2 cuộc chiến tranh thế giới I và II và hàng trăm cuộc chiến

tranh cục bộ
+ Là thủ phạm chính của cuộc chạy đua vũ trang và ô nhiễm môi trường
+ CNTB phải chịu trách nhiệm chính về nạn đói nghèo bệnh tật của hàng trăm triệu người ở
các nước chậm phát triển
Xu hướng vận động của CNTB:
- CNTB trong quá trình phát triển của nó đã: Thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển rất
mạnh mẽ, tạo cơ sở vật chất kỹ thuật của nền sản xuất hiện đại nhưng cũng làm chothuẫn
cơ bản của nó ngày càng gay gắt thêm
- Ngày nay CNTB hiện đại đang nắm giữ những ưu thế về vốn, khoa học công nghệ, thị
trường, đang có khả năng thích ghi trong chừng mực nhất định , song CNTB đã buộc phải


thực hiện một số điều chỉnh giới hạn về quan hệ sản xuất, song khôgn thể khắc phục nổi
những mâu thuẫn vốn có của nó, không thể vượt quá giới hạn lịch sử của nó
- Các quốc gia độc lập ngày càng tăng cường đấu tranh để tự lựa chọn và quyết định con
đường phát triển tiến bộ của mình
- CNXH trên thế giới từ những bài học thành công và thất bại, cùng với khát vọng và sự thức
tỉnh của các dân tộc, có điều kiện và khả năng tạo ra bước phát triển mới

Câu 14: ba giai đoạn tuần hoàn của tư bản






Giai đoạn 1: lưu thông
Nhà tư bản dùng tiền mua tư liệu sản xuất và sức lao động để tiến hành sản xuất. Được thể
hiện bằng công thức sau đây:
TLSX

T–H
SLĐ
Giai đoạn 2: tư bản tồn tại dưới hình thức tư bản sản xuất để tạo ra hàng hóa mới. Kết thúc
giai đoạn này, tư bản sản xuất được chuyển thành tư bản hàng hóa, có giá trị lớn hơn giá trị
hàng hóa ban đầu mà nhà tư bản đã bỏ tiền ra mua. Được thể hiện bằng công thức sau đây:
SLĐ
H
…SX…H’
TLSX
Giai đoạn 3: giai đoạn lưu thông

Nhà tư bản trở lại thị trường thực hiện chức năng bán hàng hóa thu tiền về với giá trị lớn hơn.
Kết thúc giai đoạn 3 tư bản hàng hóa chuyển thành tư bản tiền tệ, nhưng với số tiền lớn hơn số
tiền ban đầu mà nhà tư bản đã bỏ ra. Đến đây mục đích của nhà tư bản đã được thực hiện, tư
bản đã quay trở lại hình thái ban đầu là tiền với số lượng lớn hơn. Quá trình này lại được tiếp
tục lặp lại, quá trình đó gọi là tuần hoàn của tư bản. Tổng hợp ba giai đoạn vận động tuần hoàn
của tư bản công nghiệp, chúng ta có công thức: H’ - T’
Tóm lại: tuần hoàn của tư bản công nghiệp trải qua ba giai đoạn là tư bản tiền tệ, tư bản
sản xuất và tư bản hàng hóa, đồng thời thực hiện ba chức năng để rồi quay trở lại hình thái ban
đầu, với giá trị được tăng lên. Quá trình vận động của ba hình thái nêu trên đã chứa đựng khả
năng để hình thành các tập đoàn tư bản cho vay, tư bản thương nghiệp. Các tập đoàn tư bản
này sẽ phân chia giá trị thặng dư do lao động tạo ra.
Câu 15: Phân tích sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất.
a) Sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân
Trong nền sản xuất TBCN, có hai hình thức cạnh tranh chủ yếu là cạnh tranh trong nội bộ ngành và
cạnh tranh giữa các ngành.
- Cạnh tranh trong nội bộ ngành là cạnh tranh giữa các xí nghiệp trong cùng một ngành, sản xuất
cùng một loại hàng hoá, nhằm thu được lợi nhuận siêu ngạch. Cạnh tranh trong nội bộ ngành được
thực hiện thông qua các biện pháp cải tiến kĩ thuật, hợp lí hoá sản xuất, nâng cao chất lượng hàng
hoá, cải tiến mẫu mã, … làm cho giá trị cá biệt của hàng hoá do xí nghiệp sản xuất ra thấp hơn giá trị

xã hội để thu được lợi nhuận siêu ngạch. Kết quả cạnh tranh trong nội bộ ngành dẫn đến hình thành
giá trị xã hội của hàng hoá.
- Cạnh tranh giữa các ngành là cạnh tranh giữa các xí nghiệp tư bản, kinh doanh trong các ngành sản
xuất khác nhau nhằm mục đích tìm nơi đầu tư có lợi hơn.


Trong xã hội, có nhiều ngành sản xuất khác nhau với các điều kiện sản xuất không giống nhau, do
đó, lợi nhuận thu được và tỉ suất lợi nhuận không giống nhau, mà mục đích của các nhà tư bản là lợi
nhuận cao nên các nhà tư bản phải chọn ngành nào có tỉ suất lợi nhuận cao nhất để đầu tư.
Ví dụ: Trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa có ba nhà tư bản đều có 100 tư bản đầu tư vào ba ngành
sản xuất khác nhau: Ngành A có P’=20%, ngành B có P’= 30%, ngành C có P’=10%. Một số nhà tư bản
ở ngành C sẽ chuyển sang kinh doanh ở ngành B làm cho cung hàng hoá này tăng lên dẫn tới P’ dần
dần giảm xuống từ 30% à20%, ngành C do giảm về sản xuất nên cũng ít đi làm cho P’ từ 10% dần
dần lên đến 20%. Kết quả là hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân.
Vậy, lợi nhuận bình quân là lợi nhuận bằng nhau của tư bản bằng nhau vào các ngành sản xuất khác
nhau. Nó chính là lợi nhuận mà các nhà đầu tư thu được căn cứ vào tổng tư bản đầu tư, nhân với tỉ
suất lợi nhuận bình quân, không kể cấu thành hữu cơ của nó như thế nào.
b) Sự hình thành giá cả sản xuất
Trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, khi lợi nhuận (p) chuyển hoá thành lợi nhuận bình quân thì giá
trị hàng hoá chuyển thành giá cả sản xuất. Giá trị hàng hoá G = c + v + m chuyển thành giá cả sản
xuất (k +), tức là giá cả sản xuất bằng chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa cộng với lợi nhuận bình
quân.
Giá trị là cơ sở của giá cả sản xuất, giá cả sản xuất là phạm trù kinh tế tương đương với phạm trù giá
cả. Giá cả sản xuất là cơ sở của giá cả trên thị trường, giá cả sản xuất điều tiết giá cả thị trường, giá
cả thị trường xoay xung quanh giá cả sản xuất.
Khi giá trị hàng hoá chuyển thành giá cả sản xuất thì quy luật giá trị có hình thức biểu hiện là giá cả
sản xuất; quy luật giá trị thặng dư có hình thức biểu hiện là quy luật lợi nhuận bình quân.

Câu 16: tb bất biến, khả biến ,tb cố định, lưu động.







Tb bất biến (c) : bộ phân tb biến thành tư liệu sản xuất mà gtri được bảo toàn và chuyển vào
sản phẩm, tức là ko thay đổi về lượng gtri của nó
Tb khả biến (v) : bộ phận tb biến thành sức lđ ko táii hiện ra, nhưng thông qua lđ trừu tượng
của công nhân làm thuê mà tăng lên,tức là biến đổi về lượng
Tb cố định: là bộ phận tb sản xuất tồn tại dưới dạng máy móc, thiết bị,nhà sưởng,.. về hiện
vật tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất,nhưng giá trị của mó bị khấu hao từng phần và
đc chuển dần vào sp mới đk sản xuất ra.
Tb lưu động : là bộ phận tb sản xuất tồn tại dưới dạng nguyên liệu,nhiên liệu,vật liệu
phụ,sức lđ... gtri của nó lưu thông toàn bộ cùng với sản phẩm và được hoàn lại toàn bộ cho
các nhà tb sau mỗi quá trình sx.

Câu 17 pt mâu thuẫn của ct chung của tb
- Công thức chung của tư bản: T-H-T' (T’ = T + ∆T). Vậy ∆T xuất hiện từ đâu?
+ Trong lưu thông:
Trong lưu thông, dù trao đổi ngang giá hay không ngang giá thì cũng không tạo ra ∆T
* Trường hợp trao dổi ngang giá: Chỉ là sự thay đổi của hình thái giá trị từ T-H và từ H-T nhưng tổng
giá trị và phần giá trị của mỗi bên tham gia trao đổi trước và sau đều không thay đổi. Tuy nhiên, về
giá trị sử dụng thì đôi bên đều có lợi.
* Trường hợp trao đổi không ngang giá, có thể có ba trường hợp xảy ra:


Thứ 1, Trong trường hợp nhà tư bản bán hàng hóa cao hơn giá trị, nhưng đến lượt anh ta lại là
người đi mua (vì không có ai chỉ bán mà không mua) thì phải mua hàng hóa cao hơn giá trị ấy. Hành
vi bán hàng hóa cao hơn giá trị không mạng lại bất cứ chút thặng dư (∆T) nào.
Thứ 2, Trường hợp nhà tư bản cố mua hàng hóa thấp hơn giá trị cũng không mang lại chút thặng dư

(∆T) nào. Vì đến khi anh ta bán cũng buộc phải bán hàng hóa thấp hơn giá trị.
Thứ 3, nếu xã hội có một số kẻ lường gạt chuyên mua rẻ, bán đắt thì cái ∆T hắn có là do chiếm đoạt
của người khác mà có. Cái hắn được là cái người khác mất đi, nhưng trong toàn xã hội thì tổng giá
trị của hàng hóa là không thay đổi.
Như vậy, trong lưu thông dù trao đổi ngang giá hay không ngang giá đều không tạo ra giá trị thặng
dư cho các nhà tư bản.
+ Ngoài lưu thông:
Nếu người trao đổi vẫn đứng 1 mình với hàng hóa của anh ta, thì giá trị của hàng hóa ấy không hề
tăng lên.
Nếu người sản xuất muốn sáng tạo thêm thặng dư thì phải bằng lao động của chính mình. Chẳng
hạn da thuộc phải trở thành giày da, ở đó giày da có giá trị lớn hơn da thuộc vì nó đã thu hút nhiều
lao động vào trong giày da. Còn giá trị của da thuộc vẫn không đổi.
Vậy là "Tư bản không thể xuất hiện từ lưu thông và cũng không thể xuất hiện ở bên ngoài lưu thông.
Nó phải xuất hiện trong lưu thông, đồng thời không phải trong lưu thông"[1].
Đó chính là mâu thuẩn trong công thức chung của tư bản. Để giải quyết mâu thuẩn đó, C.Mác đã chỉ
rõ: "Phải lấy những quy luật nội tại của lưu thông hàng hoá làm cơ sở".
Câu 18: Phân tích bản chất của địa tô tư bản chủ nghĩa và các hình thức địa tô.Ý nghĩa thực tiễn
của việc nghiên cứu vấn đề này.
A, Bản chất của địa tô tư bản chủ nghĩa




Nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp phải thuê ruộng đất của địa chủ và thuê công nhân để
tiến hành sản xuất. Do đó nhà tư bản phải trích một phần giá trị thặng dư do công nhân tạo
ra để trả cho địa chủ dưới hình thức địa tô.
Như vậy, địa tô tư bản chủ nghĩa là một bộ phận lợi nhuận siêu ngạch ngoài lợi nhuận bình
quân của tư bản đầu tư trong nông nghiệp do công nhân nông nghiệp tạo ra mà nhà tư bản
kinh doanh nông nghiệp phải nộp cho địa chủ với tư cách là kẻ sở hữu ruộng đất.


B) Các hình thức địa tô tư bản chủ nghĩa




Địa tô chênh lệch: Địa tô chênh lệch là phần lợi nhuận siêu ngạch ngoài lợi nhuận bình quân
thu được trên ruộng đất có điều kiện sản xuất thuận lợi hơn. Nó là số chênh lệch giữa giá cả
sản xuất chung được quyết định bởi điều kiện sản xuất trên ruộng đất xấu nhất và giá cả sản
xuất cá biệt trên ruộng đất tốt và trung bình (kí hiệu Rcl).
Địa tô chênh lệch có hai loại: địa tô chênh lệch I và địa tô chênh lệch II.
- Địa tô chênh lệch I là loại địa tô thu được trên những ruộng đất có điều kiện tự
nhiên thuận lợi. Chẳng hạn, có độ màu mỡ tự nhiên thuận lợi (trung bình và tốt) và
có vị trí gần nơi tiêu thụ hay gần đường giao thông.
- Địa tô chênh lệch II là loại địa tô thu được nhờ thâm canh năng suất, là kết quả của
tư bản đầu tư thêm trên cùng đơn vị diện tích.
Địa tô tuyệt đối: Địa tô tuyệt đối là loại địa tô mà các nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp
tuyệt đối phải nộp cho địa chủ, dù ruộng đất đó tốt hay xấu, ở gần hay xa. Địa tô tuyệt đối là




số lợi nhuận siêu ngạch dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân, hình thành nên bởi chênh lệch
giữa giá trị nông sản với giá cả sản xuất chung của nông phẩm.
Ví dụ: Có hai tư bản trong nông nghiệp và trong công nghiệp đều là 100, cấu tạo hữu cơ
trong nông nghiệp là 3/2, cấu tạo hữu cơ trong công nghiệp là 4/1. Giả sử m’=100%, thì giá
trị sản phẩm và giá trị thặng dư sản xuất ra trong từng lĩnh vực sẽ là
Trong công nghiệp: 80c + 20v + 20m = 120
Trong nông nghiệp: 60c + 40v + 40m = 140
Giá trị thặng dư dôi ra trong nông nghiệp so với trong công nghiệp là: 20. Số chênh lệch này
không bị bình quân hoá mà chuyển hoá thành địa tô tuyệt đối.

Cơ sở của địa tô tuyệt đối là so cấu tạo hữu cơ của tư bản trong nông nghiệp thấp hơn trong
công nghiệp. Còn trong nguyên nhân tồn tại địa tô tuyệt đối là do chế độ đọc quyền sở hữu
ruộng đất đã ngăn cản nông nghiệp tham gia cạnh tranh giữa các ngành để hình thành lưọi
nhuận bình quân.
Địa tô độc quyền là hình thức đặc biệt của địa tô tư bản chủ nghĩa. Địa tô độc quyền có thể
tồn tại trong nông nghiệp, công nghiệp khai thác và ở các khu đất trong thành thị.
Trong nông nghiệp, địa tô độc quyền có ở các khu đất có tính chất đặc biệt, cho phép trồng
các loại cây đặc sản hay sản xuất các sản phẩm đặc biệt. Trong công nghiệp khai thác, địa tô
độc quyền có ở khai thác kim loại, khoáng chất quý hiếm, hoặc những khoáng sản có nhu
cầu vượt xa khả năng khai thác chúng. Trong thành thị, địa tô độc quyền có ở các khu đất có
vị trí thuận lợi cho phép xây dựng các trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, nhà cho
thuê có khả năng thu lợi nhuận cao.
Nguồn gốc của địa tô độc quyền cũng là lợi nhuận siêu ngạch do giá cả độc quyền của sản
phẩm thu được trên đất đai ấy, mà nhà tư bản phải nộp cho địa chủ.

C) Ý nghĩa: Lý luận địa tô của Mác không chỉ vạch ra quan hệ sản xuất TBCN trong nông nghiệp mà
còn là cơ sở lý luận để nhà nước xây dựng các chính sách thuế đối với nông nghiêp và các ngành
khác có liên quan đến đất đai, làm cho việc sử dụng đất đai có hiệu quả hơn.
Câu 19: Phân tích tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá
Hàng hoá có hai thuộc tính vì lao động của người sản xuất hàng hoá có tính chất 2 mặt: lao động cụ
thể và lao động trừu tượng.


Lao động cụ thể
-Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp
chuyên môn nhất định.
-Mỗi một lao động cụ thể có mục đích, phương pháp, công cụ lao động, đối tượng lao động
và kết quả lao động riêng. Chính những cái riêng đó phân biệt các loại lao động cụ thể khác
nhau. nghĩa là: lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hoá.
-Trong xã hội có nhiều loại hàng hoá với những giá trị sử dụng khác nhau là do có nhiều loại

lao động cụ thể khác nhau. Các lao động cụ thể hợp thành hệ thống phân công lao động xã
hội. Nếu phân công lao động xã hội càng phát triển thì càng có nhiều giá trị sử dụng khác
nhau để đáp ứng nhu cầu xã hội.
-Lao động cụ thể là một phạm trù vĩnh viễn, là một điều kiện không thể thiếu trong bất kỳ
hình thái kinh tế - xã hội nào. Những hình thức của lao động cụ thể phụ thuộc vào sự phát
triển của kỹ thuật, của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội. Ví dụ, lao động khai
thác mỏ trước kia là lao động thủ công, ngày nay là lao động cơ giới hoá. Khoa học càng
phát triển thì các hình thức lao động cụ thể càng phong phú và đa dạng
-Lao động cụ thể khác nhau làm cho các hàng hoá khác nhau về giá trị sử dụng. Nhưng giữa
các hàng hoá đó có điểm chung giống nhau, nhờ đó, có thể trao đổi được với nhau, đó là giá
trị do lao động trừu tượng tạo nên.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×