Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Một số biện pháp tạo sự đam mê, yêu thích môn Tiếng Anh đối với học sinh lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (789.49 KB, 13 trang )

1
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến cơ sở huyện Phú Ninh
Tên sáng kiến:
Một số biện pháp tạo sự đam mê, yêu thích môn Tiếng Anh đối với học
sinh lớp 1.
1. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Áp dụng giảng dạy cho bộ môn Tiếng Anh khối 1
3. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:
Tháng 9 năm 2019
4. Mô tả bản chất của sáng kiến:
4.1. Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết:
Trong năm học 2019 - 2020, bản thân tôi được nhà trường phân công dạy
bộ môn Tiếng Anh khối 1 tại Trường Tiểu học Nguyễn Duy Hiệu. Những ngày
đầu tiên đi học, mọi thứ đều khiến các em bỡ ngỡ, trường mới, bạn mới, thầy cô
mới. Thêm vào đó, các em mới được chuyển tiếp từ Mầm non lên Tiểu học nên
quen chơi hơn quen học. Việc học các môn Toán và Tiếng Việt còn quá lạ lẫm
với các em và môn Tiếng Anh cũng vậy. Tôi khảo sát qua các tiết dạy ban đầu
thấy đa số các em chưa hứng thú, chưa đam mê, yêu thích học Tiếng Anh, nhiều
em không chú ý, nói chuyện riêng khi giáo viên đang giảng bài. Liệu các em có
đam mê, có yêu thích bộ môn này và học tốt không? Điều này đã làm tôi phải
suy nghĩ, trăn trở nhiều lần.
Trên cơ sở thực tiễn đó, tôi quyết định chọn đề tài: “Một số biện pháp tạo
sự đam mê, yêu thích môn Tiếng Anh đối với học sinh lớp 1”, nhằm giúp các
em không những tiếp thu bài nhanh mà còn đam mê, yêu thích bộ môn học này.
1. Thuận lợi:
Trong những năm vừa qua, mà đặc biệt là thời gian gần đây, Sở giáo dục
đào tạo tỉnh Quảng Nam và Phòng giáo dục đào tạo huyện Phú Ninh rất quan


tâm, chú trọng vào việc dạy và học Tiếng Anh cho học sinh tiểu học và đặc biệt
là khối 1,2. Ngành Giáo dục tỉnh và huyện đã tổ chức các lớp tập huấn cho giáo


2
viên giảng dạy bộ môn này, tổ chức dạy sinh hoạt chuyên môn liên trường để rút
kinh nghiệm giảng dạy có hiệu quả, thành lập các câu lạc bộ Tiếng Anh tại mỗi
trường. Tổ chức cuộc thi giao lưu Tiếng Anh cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh
nhằm mang lại cho các em một sân chơi bổ ích, thú vị tạo niềm đam mê với môn
học này. Cùng với đó là sự quan tâm, đầu tư từng bước của nhà trường về cơ sở
vật chất, trang thiết bị, điều kiện dạy học Tiếng Anh. Thư viện trường cũng đã
đầu tư nhiều tranh ảnh, đồ dùng dạy học, máy nghe. Hơn nữa, trường Nguyễn
Duy Hiệu đã được Sở giáo dục và Phòng giáo dục huyện quan tâm đầu tư về
một bảng tương tác và các phần mềm giúp học Tiếng Anh hiệu quả hơn.
Trong quá trình giảng dạy, tôi đã cố gắng vận dụng linh hoạt các phương
pháp dạy học, chú ý đúng mức đến từng đối tượng học sinh. Bản thân biết học
hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp nhằm giúp học sinh đam mê, hứng thú với môn
học. Nhờ vậy chất lượng học Tiếng Anh ngày càng được cải thiện.
2. Khó khăn:
Bên cạnh những thành tựu đạt được thì việc học từ vựng Tiếng Anh của
các em còn gặp một số khó khăn. Trước hết, Tiếng Anh một môn học khó và
không phải bất kỳ học sinh nào cũng có năng khiếu học ngoại ngữ để có thể học
nó dễ dàng, có không ít học sinh chỉ học qua loa, không khắc sâu được nội dung
bài học, không tập đọc, tập viết thường xuyên. Học sinh tiểu học nói chung và
các em lớp 1 nói riêng thường hiếu động, ham hiểu biết cái mới, xong các em
lại chóng chán. Nhiều em không thực sự đam mê, yêu thích bộ môn này vì luôn
cho rằng nó khó quá. Các em chưa thật sự hiểu các kĩ năng nghe, nói, đọc và
viết Tiếng Anh như thế nào?
Bên cạnh đó, nhiều học sinh chưa có điều kiện sử dụng thiết bị gia đình
phục vụ cho việc học Tiếng Anh ở nhà. Các em còn quá nhỏ nên việc tiếp thu

bài còn chậm, kiến thức còn quá mới mẻ vì thế cảm giác luôn lo lắng, thụ động
trong giờ học.
4.2. Nêu nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược
điểm của giải pháp đã biết:
1. Biện pháp gợi mở giới thiệu bài học gần gũi hơn, hấp dẫn hơn.
2. Biện pháp giúp trẻ thoải mái, tự tin trong giờ học.
3. Biện pháp dạy bài mới sinh động thông qua tranh ảnh, vật thật.
4. Biện pháp tạo sự say mê và yêu thích môn học qua các bài hát, bài chant.


3
5. Biện pháp tạo sự hứng thú về môn học qua các trò chơi phù hợp với nội
dung từng bài.
4.3. Nêu các điều kiện, phương tiện cần thiết để thực hiện và áp dụng
giải pháp:
Nhằm tạo sự đam mê, yêu thích bộ môn Tiếng Anh đối với học sinh lớp 1
qua các tiết học, giáo viên phải chuẩn bị những việc sau đây:
Lập kế hoạch dạy học sao cho tiết dạy thật sự gần gũi và lôi cuốn học sinh.
Tạo sự say mê và yêu thích môn học qua các bài hát, bài chant .
Tạo sự hứng thú về môn học qua các trò chơi phù hợp với nội dung từng bài.
Chuẩn bị một số đồ dùng dạy học như là: bảng phụ, bút lông, tranh ảnh,
vật thật, bóng ném, thẻ card …
Chuẩn bị bảng tương tác (máy tính có kết nối internet) - thiết bị công
nghệ thông tin hỗ trợ cho việc dạy học.
Chuẩn bị sắp xếp lớp học để tổ chức cho một tiết học có hiệu quả, đầy
hứng thú.
4.4. Nêu các bước thực hiện giải pháp, cách thức thực hiện giải pháp:
Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
Từ thực trạng và cơ sở lý luận thực tiễn trên, tôi đã nghiên cứu áp dụng
bước đầu các biện pháp tạo sự đam mê, yêu thích môn học này thông qua các

biện pháp sau.
1. Biện pháp gợi mở giới thiệu bài học gần gũi hơn, hấp dẫn hơn:
Trong mỗi tiết học, học sinh cảm thấy bài học chưa thực sự gần gũi, gây
sự hứng thú với các em khiến các em dễ nhàm chán và ít tập trung trong giờ học.
Khi học sinh cảm thấy hào hứng với việc học của mình, chúng thấy như
được khuyến khích và sẽ tập trung chú ý hơn trong tiết học. Giáo viên cũng cảm
thấy phấn khích vì học sinh thực sự đang chú ý, tạo động lực trong tiết học hiệu
quả hơn.Vì thế, giáo viên nên lập kế hoạch dạy sao cho tiết dạy thật sự gần gũi
và lôi cuốn học sinh. Bản thân giáo viên tìm hiểu kĩ nội dung bài học, đưa ra
những phương pháp, những kiến thức phù hợp với các em học sinh lớp 1. Xoay
quanh các chủ đề quen thuộc giúp các em dễ dàng làm quen, nắm bắt kiến thức
và mạnh dạn vận dụng trong các tiết thực hành giao lưu cùng bạn bè, tạo sự gần
gũi giữa cô và trò.
Sau vài tiết dạy đầu tiên, tôi nhận thấy các em có sự thích thú, mong chờ


4
đến giờ học Tiếng Anh. Bản tôi phải luôn thay đổi cách dạy sao cho lôi cuốn và
làm cho học sinh dễ nhớ, giới thiệu bài ở những tình huống khác nhau, kết hợp
với việc luyện lại những nội dung đã học nhằm giúp học sinh củng cố và khắc
sâu bài học hơn nữa.
(Có hình ảnh minh họa)
2. Biện pháp giúp trẻ thoải mái, tự tin trong giờ học:
Vào đầu năm học, các em rất ít đưa tay phát biểu bài, phần lớn sợ bị cô
giáo gọi tên mình, chưa mạnh dạn tham gia các hoạt động trong tiết học khiến
lớp học trở nên thiếu sinh động, hấp dẫn đối với các em.
Chính vì vậy mà trong mỗi hoạt động của tiết dạy giáo viên không thể
thiếu các hoạt động cặp, nhóm làm tăng sự giao tiếp giữa các bạn trong lớp. Hơn
thế nữa, giáo viên nên xen lẫn tiết dạy bằng các câu đố thú vị, trò chơi vui nhộn
qua bảng tương tác hay các bài hát sôi động sẽ khiến các em thêm phần thoải

mái, tự tin trong giờ học.
Sau khoảng hai tuần đầu, tôi nhận thấy các em đã tự tin hơn, tham gia phát
biểu bài sôi nổi hơn, khiến giờ học Tiếng Anh thêm phần vui vẻ và hiệu quả.
(Có hình ảnh minh họa)
3. Biện pháp dạy bài mới sinh động thông qua tranh ảnh, vật thật:
Để quá trình dạy và học môn Tiếng Anh lớp 1 có hiệu quả và không nhàm
chán, giáo viên phải luôn thay đổi cách dạy ở mỗi bài học sao cho lôi cuốn và
làm cho học sinh dễ nhớ. Kết hợp với việc giáo viên có thể sử dụng phương
pháp gây hứng thú cũng như sự hiếu kỳ của học sinh bậc Tiểu học như: chiếu
hình ảnh trên màn hình bảng tương tác, vẽ hình trực tiếp lên bảng, minh họa
bằng cử chỉ điệu bộ hoặc dán các hình ảnh, bộ tranh ảnh do thư viện trường
cung cấp hay giáo viên có thể vẽ tay đã chuẩn bị sẵn ở nhà lên bảng. Đây là
những cách mà giáo viên có thể áp dụng nhằm thu hút sự tập trung chú ý của
học sinh đồng thời giúp các em nhớ từ lâu hơn.
Ví dụ: Tiết học hôm nay giáo viên dạy từ: con vịt (duck)
Giáo viên minh họa điệu bộ, cử chỉ con vịt và miệng nói: “Quạc quạc” và
đố học sinh đoán là con gì ?
Học sinh trả lời: Thưa cô, con vịt ạ!
Giáo viên: Good! In English ?
Học sinh: Duck


5
Giáo viên (đưa cử chỉ ok): Very good ! (và yêu cầu cả lớp vỗ tay tuyên
dương) Clap your hand, please !
Sau đó giáo viên đưa ảnh con vịt (tranh ảnh hoặc màn hình bảng tương
tác) và bắt đầu luyện học sinh đọc theo hình thức cả lớp, nhóm, cá nhân và
không quên tuyên dương khích lệ tinh thần các em đã hoàn thành tốt.
Bên cạnh các biện pháp trên thì việc đưa ra vật thật luôn thu hút các em,
giúp học sinh hiểu nhanh và khắc sâu được từ vựng đồng thời giúp học sinh phát

triển tư duy và giúp các em tích cực hơn trong ngay cả trong giờ học và lúc ở nhà.
(Có hình ảnh minh họa)
4. Biện pháp tạo sự say mê và yêu thích môn học qua các bài hát,
bài chant:
Một trong những biện pháp dạy học đơn giản mà hiệu quả, vừa khiến giờ
học thêm sinh động, tạo hứng thú cho học sinh, vừa có thể giúp các em tăng khả
năng nhớ nội dung bài học một cách dễ dàng, vừa hứng thú với môn học này đó
là kết hợp vào tiết học phần chant (vỗ tay) hoặc bài hát. Các em như được hòa
mình vào không khí sôi động của tiết học, hát theo lời bài hát hay tiếng vỗ tay
theo nhịp của các bạn trong lớp.
Giúp học sinh lớp 1 nhớ từ, mẫu câu chào hỏi đơn giản thông qua các bài
hát quen thuộc với học sinh tiểu học.
Ví dụ: Hai bài hát “Hello! Hello!” và “ Bye! Goodbye !” theo nhạc của bài
hát quen thuộc “ Kìa con bướm vàng” sẽ giúp các em nhanh nhớ và nhớ lâu hơn.
HELLO ! HELLO !
Hello, teacher !
Hello, teacher !
How are you?
How are you ?
I’m very well, thank you.
I’m very well, thank you.
How are you?
How are you?
BYE ! GOODBYE !
Goodbye, teacher !


6
Goodbye, teacher !
See you then.

See you then.
Bye, see you tomorrow.
Bye, see you tomorrow.
Bye! Goodbye !
Bye! Goodbye !
Các em có thể hát bài hát này khi chào giáo viên, trong các phần Warm
up, Consolidation… ở trên lớp. Học sinh có thể hát theo cá nhân, theo cặp, theo
nhóm hoặc cả lớp.
Bên cạnh những bài hát, các bài chant cũng không kém phần sinh động và
hấp dẫn đối với học sinh lớp 1.
Ví dụ: Bài chant đơn giản về đồ vật nhưng khiến lớp học trở nên sôi nổi,
hào hứng.
Giáo viên chuẩn bị một số quả bóng nhỏ. Cho học sinh vừa đọc chant kết
hợp chuyền bóng hoặc nhảy theo điệu nhạc của bài chant.
B, b, ball

B, b, book

A ball, a ball

A book, a book

B, b, a ball

B, b, a book

Các bài hát, bài chant trên là những ví dụ mà bản thân thường hay áp
dụng nhằm giúp các em hòa mình hơn vào mỗi tiết học. Tiết học sẽ trở nên hấp
dẫn hơn, sinh động hơn tạo niềm đam mê, yêu thích của các em với bộ môn
Tiếng Anh này.

(Có hình ảnh minh họa)
5. Biện pháp tạo sự hứng thú về môn học qua các trò chơi phù hợp
với nội dung từng bài.
Trong mỗi tiết học, giáo viên sẽ tiến hành củng cố (Check words) hoặc ôn
lại nội dung đã học (Warm up) qua các trò chơi phù hợp với nội dung từng bài
dạy. Như thế sẽ khuyến khích học sinh học tập tích cực và lôi cuốn hơn. Đối với
học sinh lớp 1 tại trường Nguyễn Duy Hiệu, tôi nhận thấy những cách sau đây
hợp với học sinh và tạo sự linh động, hứng thú với môn học này hơn thông qua
các trò chơi cụ thể như sau: .
5.1 Guessing game: (trò chơi phỏng đoán)


7
+ Guess the gesture:( đoán bằng cử chỉ )
Phương pháp này rất hứng thú với các em, các em nói được nhiều từ,
tăng khả năng tư duy. Giáo viên chia lớp làm hai đội, mỗi đội cử một thành viên
lên nhận phiếu và diễn tả hành động, cử chỉ điệu bộ theo tranh hoặc từ nhận
được. Sau đó các thành viên trong đội đoán từ. Giáo viên cho thời gian nhất
định, đội nào nói đúng được nhiều từ hơn thì đội đó sẽ chiến thắng.

dog

cat
car
ball

hen

+ Guess the picture:( đoán tranh)
Mục đích của trò chơi này giúp học sinh thực hành ôn và nói từ một cách

hiệu quả. Giáo viên đính các tranh lên bảng cho các em đọc lại từ sau đó úp
tranh lại. Giáo viên chỉ vào bất kì tranh nào và học sinh ở dưới lớp đoán đúng từ
đó thì giáo viên tuyên dương học sinh đó.
5.2 What and Where? (Cái gì và ở đâu)
Mục đích của trò chơi này giúp học sinh nhớ từ vựng và cách đọc của từ.
Trò chơi này được áp dụng cho tất cả các từ trong bài. Giáo viên viết một số từ
lên bảng không theo một trật tự nào và khoanh tròn chúng lại. Sau mỗi lần đọc
giáo viên lại xóa đi một từ nhưng không xóa vòng tròn. Cho học sinh lặp lại các
từ kể cả từ bị xóa. Khi xóa hết từ, giáo viên cho học sinh viết lại các từ đó vào
đúng vị trí cũ.
Ví dụ :
bag

cake

apple

book
bike


8
5.3 Chain game: (trò chơi mắt xích)
Trò chơi này giúp luyện trí nhớ và phát âm cho học sinh. Giáo viên cho
một từ nhất định, chia lớp thành nhiều nhóm. Học sinh thứ nhất lặp lại từ của
giáo viên và thêm từ, học sinh thứ hai lặp lại câu của giáo viên và học sinh thứ
nhất và thêm từ. Tương tự như vậy đối với học sinh thứ ba đến học sinh cuối
cùng của nhóm.
T:


S 1:

dog

dog

fish

dog

fish

pen

dog

fish

pen

S 2:
S 3:

desk

S 4: ……
5.4 Throw sticky ball:( ném bóng dính)
Mục đích của trò chơi này giúp học sinh thể hiện sự năng động, giúp các
em nhớ từ vựng và phát âm một cách chính xác. Tùy vào số lượng học sinh mỗi
lớp, giáo viên có thể xếp học sinh thành hai hàng. Đặt một số phiếu tranh ảnh

lên rãnh phấn trên bảng hoặc gắn lên bảng. Giáo viên đọc bất kỳ từ nào trong
phiếu. Hai học sinh đứng đầu ném bóng vào phiếu có từ vừa gọi. Học sinh ném
bóng đúng vào trước và nói đúng từ đó thì được một ngôi sao cho đội của mình.
Cứ như thế cho đến học sinh cuối cùng của hàng.


9
5.4 Rub out and Remember : (xóa từ và nhớ )
Giáo viên chia lớp thành ba đội. Giáo viên xóa phần từ đã giới thiệu trên
bảng và yêu cầu học sinh đọc rồi sau đó tái tạo lại từ đó. Đội nào nhớ được từ
nhiều hơn thì đội đó chiến thắng.
Ví dụ:

......... : con dê
hen : con gà mái
......... : cái mũ

Bên cạnh những tràng vỗ tay cổ vũ tinh thần cho đội chiến thắng, thỉnh thoảng
giáo viên cũng có thể tự tay mình chuẩn bị những phần quà nhỏ như cái kẹo, cây
bút, cục tẩy... sẽ góp phần không nhỏ vào sự sôi nổi, hấp dẫn của phần chơi.
(Có hình ảnh minh họa)
4.5. Chứng minh khả năng áp dụng của sáng kiến
Các biện pháp trên áp dụng trong bộ môn Tiếng Anh khối 1 trường Tiểu
học Nguyễn Duy Hiệu và nó có thể áp dụng được cho việc giảng dạy tất các
khối lớp trong trường Tiểu học.
5. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không
6. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
Sau một thời gian vận dụng một số biện pháp tạo sự đam mê, yêu thích
môn Tiếng Anh đối với học sinh lớp 1. Tôi nhận thấy rằng:

- Việc vận dụng các phương pháp dạy học đòi hỏi sự linh hoạt và biết chọn
lọc của giáo viên tạo nên sự đam mê, yêu thích môn học này hơn.
- Các em có động cơ học tập, tập trung chú ý trong giờ học hơn và chất
lượng được nâng cao hơn.
- Có sự hứng thú trong tiết học nhiều hơn, nắm được nội dung bài học của
các em tăng lên rõ rệt. Có được sự yêu thích này giúp các em tích cực tham gia
học tập, tự tin giao tiếp. Một số em có rất rụt rè, nhút nhác, không phát biểu
trong giờ học và thấy rằng môn học không hứng thú, nhưng giờ đây em đã dần
tiến bộ hơn điển hình em Trần Gia Khang lớp 1A, em Nguyễn Thị Phương Oanh
lớp 1C.
Tôi tin rằng nếu áp dụng các biện pháp này nghiêm túc, xuyên suốt trong
quá trình giảng dạy thì sự đam mê, yêu thích về môn học này cũng như chất


10
lượng học tập môn Tiếng Anh của trường Tiểu học Nguyễn Duy Hiệu nói riêng
mà còn trong cả huyện nói chung sẽ có những kết quả tốt hơn.
7. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến
lần đầu, kể cả áp dụng thử
Sáng kiến này áp dụng được cho bộ môn Tiếng Anh tiểu học.
- Giúp học sinh hứng thú, đam mê hơn với môn học này.
- Giúp cho việc học của các em có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng
môn Tiếng Anh bậc Tiểu học. Phương pháp lồng ghép các bài hát, bài chant
cũng như các trò chơi trong dạy học sẽ hứng thú, thoải mái, không gây áp lực
cho học sinh.
- Tìm hiểu, nắm bắt những kiến thức chuyên sâu về tâm lí của học sinh
theo từng độ tuổi, các khối học từ đó có những cách lựa chọn phương pháp dạy
phù hợp từng đối tượng học sinh, từng bài học, giúp nâng cao sự thích thú ham
học Tiếng Anh cho các em.



11
PHẦN PHỤ LỤC
Ảnh minh họa sáng kiến được áp dụng trong thực tế

Bộ tranh ảnh Tiếng Anh 1 được thư viện nhà trường hỗ trợ ngay từ đầu năm học.

Áp dụng bảng tương tác phục vụ cho việc dạy và học Tiếng Anh tại trường.


12

Hình ảnh các hoạt động Câu lạc bộ Tiếng Anh tại trường

Biện pháp dùng vật thật trong tiết dạy


13

Các phần quà trong trò chơi tạo thêm hứng thú, đam mê cho học sinh

Hoạt động củng cố bài học



×