Tải bản đầy đủ (.doc) (185 trang)

BÁO CÁO THAM LUẬN, THẢO LUẬNTẠI HỘI NGHỊ TỔNG KẾT NĂM HỌC 2018 - 2019, TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2019 - 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (939.79 KB, 185 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BÁO CÁO
THAM LUẬN, THẢO LUẬN
TẠI HỘI NGHỊ TỔNG KẾT NĂM HỌC 2018 - 2019,
TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2019 - 2020

Sơn La, ngày 30 tháng 8 năm 2019
1


DANH MỤC
BÁO CÁO THAM LUẬN, THẢO LUẬN
TT
1
2
3

Nội dung

Đơn vị

Công tác phát triển đội ngũ nhà giáo, đáp ứng
Trường THPT Tân Lập huyện
yêu cầu của đổi mới căn bản toàn diện giáo
Mộc Châu
dục và đào tạo.
Một số giải pháp nhằm duy trì sĩ số học sinh, Trường THPT Cò Nòi huyện
nâng cao chất lượng giáo dục.
Mai Sơn


Trường THPT Phiêng Khoài
Công tác nâng cao chất lượng giáo dục.
huyện Yên Châu

Trang

5
10
13

4

Công tác nâng cao chất lượng giáo dục.

Trường PTDTNT tỉnh

17

5

Nâng cao chất lượng hai mặt giáo dục.

Trường THPT Tân Lang
huyện Phù Yên

22

6

Đánh giá về thực trạng kết quả thi THPT quốc

gia năm 2019 và giải pháp nâng cao chất ượng
dạy và học.

Trường THPT Vân Hồ huyện
Vân Hồ

26

7

Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học

8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18

Trường THPT Chiềng Sinh
Thành Phố
Trường THPT Mường Bú
huyện Mường La

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục

năm học 2019-2020
Công tác tổ chức nấu ăn tập trung và quản lý
Trường THPT Chuy Văn
học sinh ban trú đối với trường THPT không
Thịnh huyện Mai Sơn
thuộc diện trường chuyên biệt
các giải pháp, biện pháp để thực hiện có hiệu
Trường PTDTNT THCSquả nhiệm vụ, chỉ tiêu năm học 2019-2020
THPT huyện Mai Sơn
Giải pháp thực hiện nhiệm vụ, chỉ tiêu năm
Trường THPT Chiềng
học 2019 - 2020
Khương huyện Sông Mã
Thảo luận tại Hội nghị tổng kết năm học 2018 Trường THPT Gia Phù huyện
- 2019
Phù Yên
Thảo luận tại Hội nghị tổng kết năm học 2018 Trường THPT Thảo Nguyên
- 2019
huyện Mộc Châu
Thảo luận về thực chức trách, nhiệm vụ người Trường THPT Bắc Yên huyện
đứng đầu cơ sở giáo dục
Bắc Yên
Thảo luận về một số giải pháp chỉ đạo thực
Trường THPT Mường Giôn
hiện hiệu quả phong trào thi đua “Dạy tốt huyện Quỳnh Nhai
Học tốt”
Một số giải pháp thực hiện quy chế chuyên
Trường THPT Mai Sơn huyện
môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn
Mai Sơn

diện
Đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng
Trường THPT Mộc Hạ
giáo dục
huyện Vân Hồ
Một số giải pháp trong hoạt động sư phạm của
Trường PTDTNT THCSnhà giáo nâng cao chất lượng giáo dục
THPT huyện Mường La

29
31
33
37
42
46
49
54
58
62
65
70

2


19
20
21
22
23

24
25
26
27
28
29
30
31
32

Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán
bộ quản lý giáo dục các cấp và nâng cao chất
lượng giáo dục
Một số biện pháp khắc phục tình trạng thiếu
giáo viên giảng dạy ở bậc THPT
Một số biện pháp nâng cao Hoạt động sư
phạm của nhà giáo trong trường phổ thông
Thực hiện các phong trào thhi đua và công tác
thi đua khen thưởng
Chất lượng giáo dục trong mỗi năm học
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác dạy và
học nhăm nâng cao chất lượng ôn thi THPT
quốc gia
Giải pháp thực hiện tốt công tác chuyên môn
và bán trú
Hoạt động sư phạm của nhà giáo, nâng cao
chất lượng giáo dục và công tác thi đua
Kinh nghiệm, giải pháp khắc phục tồn tại, hạn
chế trong công tác kiểm tra nội bộ và giải pháp
nâng cao chất lượng giáo dục

Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục
Một số giải pháp nâng cao công tác thi đua
-khen thưởng trong giai đoạn hiện nay
Những khó khăn, vướng mắc trong triển khai
nhiệm vụ năm học
Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý các
hoạt động của nhà trường
Công tác chuẩn bị triển khai chương trình giáo
dục phổ thông

33

Hoạt động sư phạm của Nhà giáo

34

Giải pháp quản lý dạy - học, kiểm tra đánh giá

35

Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả
quản lý công tác dạy nghề cho học sinh phổ
thông tại Trung tâm GDTX tỉnh Sơn La

36

Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục

37
38

39

Công tác duy trì sĩ số học sinh các trường
vùng sâu, vùng xa
Biện pháp Quản lý công tác ôn thi nhằm nâng
cao tỷ lệ học sinh đạt tốt nghiệp THPT
Các giải pháp, biện pháp triển khai thực hiện
nhiệm vụ năm học 2019-2020

Trường THPT Thuận Châu
huyện Thuận Châu
Trường PTDTNT THCSTHPT huyện Bắc Yên
Trường PTDTNT THCSTHPT huyện Quỳnh Nhai
Trường THPT Sông Mã
huyện Sông Mã
Trường THPT Mộc Lỵ huyện
Mộc Châu
Trường THPT Mường Lầm
huyện Sông Mã
Trường THPT Quỳnh Nhai
huyện Quỳnh Nhai
Trường PTDTNT THCSTHPT huyện Mộc Châu
Trường THPT Yên Châu
huyện Yên Châu
Trường THPT Chuyên
Sơn La
Trường THPT Sốp Cộp
huyện Sốp Cộp
Trường THPT Phù Yên huyện
Phù Yên

Trường THPT Mường La
huyện Mường La
Trường THPT Tông Lệnh
huyện Thuận Châu
Trường PTDTNT THCSTHPT huyện Sốp Cộp
Trường THCS-THPT Chiềng
Sơn huyện Mộc Châu
Trung tâm GDTX tỉnh
Trường PTDTNT THCSTHPT huyện Phù Yên
Trường THPT Co Mạ
huyện Thuận Châu
Trường THPT Bình Thuận
huyện Thuận Châu
Trường PTDTTN THCSTHPT huyện Sông Mã

74
79
82
85
87
91
94
95
97
100
103
107
109
112
116

118
124
128
132
136
140

3


Công tác kiện toàn, sắp xếp lại các đơn vị giáo
dục công lập theo Nghị quyết số 19-NQ/TW
ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6
Kết quả thực hiện đổi mới, công tác quản lý,
nâng cao chất lượng giáo dục sau kiện toàn,
sắp xếp lại các đơn vị giáo dục công lập theo
Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017
của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII
Một số kinh nghiệm trong việc dồn ghép lớp,
dồn ghép các điểm trường, huy động học sinh
các lớp 3,4,5 ở các điểm trường lẻ có ít học
sinh, đi học bán trú
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm
định chất lượng giáo dục và xây dựng trường
đạt chuẩn quốc gia của Phòng Giáo dục và
Đào tạo huyện Mai Sơn

Phòng Giáo dục và Đào tạo
huyện Mường La


144

Phòng Giáo dục và Đào tạo
huyện Mộc Châu

147

Phòng Giáo dục và Đào tạo
huyện Bắc Yên

151

Phòng Giáo dục và Đào tạo
huyện Mai Sơn

154

Phòng Giáo dục và Đào tạo
huyện Vân Hồ

156

Phòng Giáo dục và Đào tạo
huyện Thành Phố

159

Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia,
trên địa bàn huyện Thuận Châu
Những thuận lợi và khó khăn sau khi kiện

toàn, sắp xếp lại các đơn vị giáo dục công lập
theo Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày
25/10/2017 của Hội nghị Trung ương khóa XII

Phòng Giáo dục và Đào tạo
huyện Thuận Châu

162

Phòng Giáo dục và Đào tạo
huyện Sốp Cộp

166

48

Về thực hiện hai phong trào thi đua của ngành
Giáo dục và Đào tạo

Phòng Giáo dục và Đào tạo
huyện Yên Châu

170

49

Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia, các
giải pháp tháo gỡ sau khi thực hiện sắp xếp lại
các trường học để tiếp tục duy trì phát triển
trường chuẩn quốc gia


Phòng Giáo dục và Đào tạo
huyện Quỳnh Nhai

174

50

Nâng cao chất lượng giáo dục và Phát triển
mạng lưới cơ sở giáo dục và đào tạo sau sáp
nhập

Phòng Giáo dục và Đào tạo
huyện Phù Yên

177

51

Báo cáo tổng kết năm học 2018-2019

Phòng Giáo dục và Đào tạo
huyện Sông Mã

181

40

41


42

43

44

45

46

47

Tham luận về công tác kiện toàn, sắp xếp các
đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực
Giáo dục và Đào tạo trên địa bàn
huyện Vân Hồ
Công tác kiện toàn, sắp xếp lại các đơn vị giáo
dục công lập theo Nghị quyết số 19/-NQ/TW
ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6
khoá XII trên địa bàn thành phố

4


BÁO CÁO THẢO LUẬN
Công tác phát triển đội ngũ nhà giáo, đáp ứng yêu cầu của đổi mới căn bản
toàn diện giáo dục và đào tạo tại trường THPT Tân Lập
Nguyễn Thị Thư
Hiệu trưởng Trường THPT Tân Lập
huyện Mộc Châu

Nhân tố quyết định đến sự thành công của đổi mới giáo dục và đào tạo đó
chính là yếu tố đội ngũ. Thực tiễn cho thấy khi một nhà trường có đội ngũ cán
bộ quản lý và đội ngũ nhà giáo tâm huyết, trách nhiệm, sáng tạo thì hiệu quả
giáo dục của ngôi trường đó, uy tín của ngôi trường không ngừng được nâng
cao.
Để có một đội ngũ tốt là mơ ước của nhiều các bộ quản lý, tuy nhiên không
phải lúc nào “ chiếc bánh trên trời cũng rơi xuống đúng vào chúng ta mà chúng
ta những nhà quản lý giáo dục phải thực sự rất nỗ lực để kiếm tìm những mảnh
của chiếc bánh trên trời rơi xuống đó”. Quá trình nỗ lực đó của nhà quản lý
chính là đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ nhà giáo của đơn vị mình nhằm
đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Trong bài thảo luận này tôi xin
đề cập đến hai vấn đề: Tồn tại của quá trình đào tạo bồi dưỡng đội ngũ hiện nay
và một số giải pháp đã, đang và sẽ áp dụng tại trường THPT Tân Lập trong thời
gian sắp tới đặc biệt là năm học 2019-2020.
I. Những bất cập về công tác bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ
quản lý giáo dục
1.1. Đối với cơ quan cấp trên
- Việc tập huấn đổi mới, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên
chưa triển khai phù hợp, hiệu quả. Mỗi năm, Bộ GD và ÐT cùng các đơn vị
liên quan tổ chức khoảng từ năm đến bảy đợt tập huấn, mỗi đợt triệu tập năm
đến 10 người là giáo viên cốt cán các trường trong tỉnh. Tuy nhiên, phần lớn các
đợt tập huấn dồn vào các tháng trong năm học, có lúc là cao điểm hoạt động
chuyên môn. Vì vậy, việc đi tập huấn ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động
chuyên môn ở các trường. Ðấy là chưa kể việc tập huấn tập trung chủ yếu là giới
thiệu phương pháp mới chứ ít có trao đổi, trải nghiệm cho nên hiệu quả chưa
cao. Bộ GD và ÐT, Sở GD&ĐT nên tổ chức các đợt tập huấn vào dịp hè.
- Tập huấn, bồi dưỡng đổi mới nội dung phương pháp dạy học cho đội
ngũ giáo viên lâu nay vẫn nặng về hình thức, chưa gắn với nhu cầu thiết thực
của đội ngũ giáo viên, thậm chí tập huấn như là dịp để "xả hơi" nhiều hơn là
hoạt động nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ. Nếu đổi mới chương trình, sách

giáo khoa, sẽ không chỉ có giáo viên cốt cán mà hơn một triệu giáo viên cả nước
sẽ được bồi dưỡng, tập huấn đổi mới. Vì vậy, nếu vẫn tập huấn, bồi dưỡng theo
hình thức như hiện nay thì sẽ kém hiệu quả, đổi mới khó đi vào thực chất…
- Cách tập huấn cho đội ngũ giáo viên xưa nay theo lối truyền thống là
“F1, F2, F3”, nghĩa là đại diện giáo viên đi tập huấn, sau đó về truyền lại kiến
5


thức cho các giáo viên đại trà theo từng cấp. Điều này dẫn đến việc nội dung
được học, được đào tạo thường bị “tam sao thất bản”, gây tốn kém mà không
hiệu quả.
- Các báo cáo viên nhiều khi là những người không sát thực tế, có khi
còn không hiểu chương trình bằng chính giáo viên nên không chỉ ra được những
điểm thực sự mới cần bồi dưỡng. Phương thức tập huấn cũng rất đơn điệu nhàm
chán, chưa tạo cảm hứng mong muốn đổi mới
- Công tác dự báo và quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng
nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục các cấp chưa được chú trọng đúng mức,
dẫn đến tình trạng thừa tổng thể, thiếu cục bộ, hụt hẫng giữa các thế hệ. Cũng do
tính dự báo thiếu sát thực, nên sinh viên tốt nghiệp sư phạm ra trường ngày càng
dôi dư nhiều, khó tìm kiếm việc làm (chưa kể còn có hiện tượng tiêu cực trong
xin tuyển biên chế, hợp đồng) nên đang dẫn đến tình trạng học sinh phổ thông
có học lực giỏi không thi vào trường sư phạm.
- Hệ thống văn bản pháp luật cũng như những quy chuẩn về số lượng, trình
độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức nhà giáo được xây dựng khá chi tiết, nhưng
tác dụng điều chỉnh đối với nhà giáo và cán bộ quản lý lại kém hiệu quả.
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo đạt chuẩn, trên chuẩn (theo văn
bằng) còn nặng về số lượng chưa được quan tâm nhiều đến chất lượng. Chương
trình, nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng còn nặng về lý thuyết, chưa sát
thực tế, chưa trang bị cho người học những kỹ năng cần thiết cho công tác dạy
học, giáo dục.

- Chương trình tập huấn chủ yếu từ được đưa từ Bộ Giáo dục và Đào tạo
theo các chương trình dự án đổi mới chương trình phổ thông mới. Sở Giáo dục
và Đào tạo chưa có những chương trình đào tạo riêng theo lộ trình dài hơi cho
cán bộ quản lý và giáo viên của tỉnh.
1.2. Đối với các nhà trường
- Tư duy giáo dục trong một bộ phận cán bộ quản lý còn chậm đổi mới, vẫn
nặng về chỉ đạo, quản lý theo kiểu hành chính, mệnh lệnh, nên ít phát huy tính
chủ động, sáng tạo, tự chủ của cơ sở.
- Kinh phí cấp cho các địa phương, cơ sở giáo dục cũng chỉ mới đủ để chi
trả lương, tỷ lệ ngân sách còn lại chi cho một số hoạt động hành chính, tu sửa cơ
sở vật chất, còn hoạt động chuyên môn, các sinh hoạt chuyên đề, chuyên môn
gặp nhiều khó khăn vì thiếu kinh phí.
- Đang thiếu tính định hướng cho việc đào tạo đội ngũ đặc biệt là CNTT.
1.3. Đối với đội ngũ giáo viên
- Tiền lương và các chế độ, chính sách có liên quan chưa đủ tạo được động
lực để đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục chuyên tâm với nghề nghiệp,
nên họ phải làm thêm nhiều công việc ngoài dạy học để tăng thu nhập, ít dành
thời gian tự học, nghiên cứu khoa học, chưa chuyên tâm cho việc nâng cao chất
lượng giảng dạy và quản lý theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Giáo dục nước ta cũng đang phải đối mặt với hàng loạt vấn đề nan giải từ
sự phân tầng xã hội, nhất là ảnh hưởng tiêu cực từ mặt trái của nền kinh tế thị
trường, khiến cho một bộ phận của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý vì quá
6


hám lợi ích vật chất mà đánh mất phẩm chất đạo đức, làm xói mòn những nét
đẹp về lương tâm nghề giáo và truyền thống tôn sư, trọng đạo của dân tộc.
- Đội ngũ giáo viên hiện nay có nhiều điểm yếu như: sức ỳ lớn, phần lớn
giáo viên phổ thông hiện này là thói quen với phương pháp dạy học truyền thụ
kiến thức lý thuyết một chiều dẫn tới việc học sinh thụ động ghi nhớ kiến thức

máy móc, ít khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề trong học tập
và cuộc sống; sử dụng các phương tiện dạy học, sử dụng công nghệ thông tin;
phối hợp với các gia đình học sinh và cộng đồng; xử lý tình huống sư phạm;
phát hiện và giải quyết vấn đề, chưa sáng tạo và linh hoạt trong những hoàn
cảnh, điều kiện thay đổi, chỉ thực hiện theo kế hoạch; lối sống, tác phong (kiềm
chế cảm xúc, nóng nảy); khả năng tự phê bình và phê bình; xây dựng và thực
hiện kế hoạch dạy học, …
II. Một số giải pháp phát triển đội ngũ mà trường THPT Tân Lập đã
áp dụng trong những năm qua, đặc biệt là sẽ áp dụng trong năm học 20192020
Trong những năm học qua, khắc phục những khó khăn của một trường
vùng núi, trường THPT Tân Lập đã cụ thể hóa các Nghị quyết, tiếp tục hoàn
thiện việc xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD đạt chuẩn theo
các quy định hiện hành, từng bước nâng cao chuẩn hóa trình độ đào tạo, nâng
cao chất lượng toàn diện,
bảo đảm đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, vững vàng về tư tưởng chính trị,
mẫu mực về phẩm chất, đạo đức, lối sống, trong năm học 2018-2019, nhà
trường đã triển khai thực hiện các giải pháp trọng tâm:
Thứ nhất: Tập trung thay đổi và nâng cao nhận thức của đội ngũ về vai
trò, vị trí, trách nhiệm của nhà giáo, nhiệm vụ xây dựng đội ngũ nhà giáo có chất
lượng cao, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, trong sáng về đạo đức, tận tụy với
nghề nghiệp mang tính chất sống còn với mỗi nhà trường. Trong đó,
- Nhà trường tập trung xây dựng giá trị cốt lõi và tuyên ngôn sứ mệnh của
giáo viên trường THPT Tân Lập (3T) - Tận tâm dạy học sinh sống ân nghĩa, có
trách nhiệm với cha mẹ, với người thân và cộng đồng; Tận trí giáo dục học sinh
thành những công dân tự tin với kiến thức vững, kỹ năng tốt; Tận lực đổi mới
không ngại khó khăn để khơi nguồn sáng tạo cho học sinh để các em tự tin bước
vào cuộc sống.
- Xây dựng chương trình tập huấn “ Kích hoạt sáng tạo” như đưa đội ngũ
cốt cán đi học hỏi kinh nghiệm ở các trường có uy tín, mời các nhà giáo dục, nhà
quản lý có uy tín cao về chia sẻ, truyền lửa và truyền cảm hứng đổi mới cho giáo

viên.
Thứ hai: đổi mới công tác bồi dưỡng CBQL, GV, biến quá trình đào tạo,
bồi dưỡng thành tự đào tạo, bồi dưỡng. Tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật
chất, trang thiết bị, môi trường giúp đội ngũ nhà giáo có ý thức tự học mọi lúc,
mọi nơi, qua thực tiễn công tác để đúc rút những bài học cho bản thân. Trong
năm học 2019-2020, ngoài việc bồi dưỡng CBQL, GV theo các chương trình
của Bộ GD&ĐT, Sở Giáo dục và Đào tạo, nhà trường tiếp tục bồi dưỡng CBQL,
GV qua bốn hướng:
7


- Một là, nhà trường lên kế hoạch mời các chuyên gia về tập huấn về nhiều
nội dung, đặc biệt là các nội dung mới trong giáo dục như: “Đưa giá trị sống vào
lớp học” của cô giáo Nguyễn Thị Minh Ngọc (thành phố Hồ Chí Minh);
“Chuyển hóa và đồng hành cùng con” của TS Lê Nguyên Phương (tác giả Dạy
con trong “hoang mang” - bộ sách vừa đoạt giải Sách hay 2018), …
- Hai là, phối hợp với các trường trong Huyện Mộc Châu và một số trường
trong các huyện bạn tổ chức tập huấn 03 lần trong năm: lần thứ nhất phối hợp rà
soát chương trình nhà trường tháng 8 năm 2019; lần thứ hai giáo viên bộ môn
khoa học xã hội các trường tập huấn tại trường THPT Trần Nguyên Hãn thành
phố Hải Phòng vào tháng 10; lần thứ ba giáo viên bộ môn khoa học tự nhiên hai
trường được tập huấn về các nội dung giáo dục Stem tại 01 trường THPT của
huyện Mộc Châu do các chuyên gia hướng dẫn vào tháng 01/2020.
- Ba là, Xây dựng chương trình tập huấn thường xuyên trong trong các buổi
họp hội đồng sư phạm trong các tháng của năm học như: Hướng dẫn thu thập
thông tin từ các cuộc khảo sát, nghiên cứu số liệu thống kê; ứng dụng một số
công cụ, phần mềm ứng dụng trong giáo dục: Plickers, Kahoot…
- Bốn là, tổ chức cuộc thi “Giáo viên sáng tạo năm học 2019-2020”, khởi
động từ niềm tin và ý thức hướng tới những đổi mới trong giáo dục, nhằm mang
đến những tiết học hiệu quả và thú vị, là xuất phát điểm cho những thế hệ học

trò mới. Giáo viên tự chọn nội dung theo bài dạy, chủ đề; tự chọn thời gian trong
năm; tự chọn không gian, … để tổ chức các tiết dạy sáng tạo.
Thứ ba: Rà soát, bố trí, sắp xếp lại đội ngũ GV toàn trường và có giải pháp
như bố trí công việc khác phù hợp với khả năng của bản thân: một số giáo viên
chưa đảm bảo chất lượng của lớp đã phải dạy tự chọn để tiếp tục bồi dưỡng,
nâng cao trình độ.
Thứ tư: Đổi mới công tác thi đua, khen thưởng đối với đội ngũ nhà giáo,
cán bộ quản lý giáo dục theo hướng thiết thực, hiệu quả. Tăng cường thông tin
truyền thông về những tấm gương nhà giáo tiêu biểu, các điển hình tiên tiến xuất
sắc nhằm khơi dậy nhiệt huyết và ý thức, lương tâm, trách nhiệm tự hào về nghề
nghiệp của đội ngũ nhà giáo: cuối mỗi học kì, nhà trường tổ chức lấy kiến trực
tuyến của học sinh theo 10 tiêu chí: Ủng hộ các chủ trương mới của nhà trường?
Cách giảng bài của thầy, cô hứng thú, dễ hiểu? Thường xuyên, luôn đổi mới
hoạt động học nhằm khai thác, phát triển năng lực học sinh; Quản lý nề nếp, kỷ
luật trong giờ học tốt; Thường xuyên động viên, khích lệ HS trong học tập; Gần
gũi thân thiện với học sinh; Thầy, Cô ra vào lớp đúng giờ; Trang phục của thầy
cô khi lên lớp lịch sự; Khuyến khích, cho phép việc học sinh phản biện; Bình
chọn thầy, cô giáo là giáo viên được nhiều học sinh tin yêu. Sau đó, tổng hợp lại
chọn ra 10 gương mặt tiêu biểu để tôn vinh trong lễ hội Xuân yêu thương trước
ngày tết Nguyên đán, còn các thông tin cá nhân của mỗi giáo viên (bao gồm
phần trăm các tiêu chí, ý kiến của từng học sinh) sẽ được niêm phong trong một
phong bì và chuyển đến cho từng giáo viên.
III. Một số kiến nghị
1. Có chế độ ưu đãi đối với nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục
8


- Việc tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ, tôn vinh nhà giáo và cán bộ quản lí
giáo dục phải trên cơ sở đánh giá thực tế năng lực, đạo đức nghề nghiệp và hiệu
quả công tác. Có chế độ ưu đãi, đồng thời có cơ chế sàng lọc, miễn nhiệm, bố trí

công việc khác hoặc kiên quyết đưa ra khỏi ngành đối với những người không
đủ phẩm chất, năng lực, không đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ.
- UBND tỉnh Sơn La cần có chính sách hỗ trợ khuyến khích đội ngũ nhà
giáo và cán bộ quản lí nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là tăng
kinh phí ngân sách cho Sở GD&ĐT, các trường trong việc tập huấn, đào tạo đội
ngũ.
- Lương và các chính sách khác là một trong những yếu tố chính tạo động
lực cống hiến và đổi mới giáo dục của đội ngũ nhà giáo. Nghị quyết Trung ương
lần này tiếp tục khẳng định: "Lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất
trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy
theo tính chất công việc, theo vùng". UBND tỉnh Sơn La cần thực sự quan tâm
đến cuộc sống của đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên trong ngành giáo dục đào
tạo bằng những chính sách cụ thể. Cần định hướng để xã hội nhìn nhận trân
trọng nghề làm thầy, để mọi người đánh giá đúng về sản phẩm của giáo dục
không chỉ đơn thuần về kiến thức hàn lâm, về bằng cấp và thành tích bề nổi mà
phải đề cao tính nhân văn và đạo đức làm người.
2. Đổi mới mạnh mẽ mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo, đào tạo
lại, bồi dưỡng và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của nhà giáo theo yêu cầu
nâng cao chất lượng, trách nhiệm, đạo đức nhà giáo và năng lực nghề nghiệp.
Chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ theo hướng
chuẩn hóa đáp ứng yêu cầu theo chuẩn/tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo
viên và cán bộ quản lý giáo dục; chú trọng bồi dưỡng phẩm chất và nâng cao
năng lực chuyên môn nghiệp vụ, trình độ tin học, ngoại ngữ cho đội ngũ; tăng
cường chất lượng, hiệu quả công tác bồi dưỡng thường xuyên thông qua sinh
hoạt tổ/nhóm chuyên môn, nâng cao năng lực tự học của giáo viên qua mạng
internet và tăng cường trao đổi, giao lưu, hợp tác trong bồi dưỡng giáo viên;
Việc tập huấn nên được thực hiện theo cả hình thức trực tuyến để giáo viên
có thể lắng nghe trực tiếp từ những người xây dựng chương trình, am hiểu
chương trình, hơn là việc tập huấn theo nhiều cấp, từ trung ương về tỉnh, từ tỉnh
về các phòng giáo dục và các trường như hiện nay để tránh “tam sao thất bản”.

Tổ chức có hiệu quả các Hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi,
khuyến khích giáo viên chủ động, tích cực tham gia các Hội thi/sân chơi do các
cấp tổ chức.

9


BÁO CÁO THAM LUẬN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM DUY TRÌ SĨ SỐ HỌC SINH,
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG THPT CÒ NÒI
Trần Văn Phúc
Hiệu trưởng Trường THPT Cò Nòi
huyện Mai Sơn
Chất lượng giáo dục luôn được coi là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của
Ngành và của các đơn vị cơ sở giáo dục trên địa bàn toàn tỉnh. Đối với Trường
Trung học phổ thông Cò Nòi, trong những năm học gần đây đã có sự chuyển
biến mạnh mẽ cả về quy mô phát triển trường lớp và chất lượng giáo dục học
sinh. Thay mặt cho tập thể hội đồng sư phạm, tôi xin chia sẻ một số giải pháp
nhà trường đã thực hiện để đảm bảo ổn định, duy trì sĩ số học sinh, mở rộng quy
mô trường lớp và từng bước cải thiện, nâng cao chất lượng giáo dục học sinh
của nhà trường.
Trước hết, có thể nói các giải pháp được triển khai, thực hiện tại Trường
Trung học phổ thông Cò Nòi không có gì đặc biệt và cũng không có gì mới
ngoài hệ thống các giải pháp mà Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo đối với tất
cả các đơn vị. Tuy nhiên, trong quá trình chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện,
chúng tôi luôn có sự chọn lọc, ưu tiên vận dụng một cách linh hoạt, phù hợp với
điều kiện thực tiễn của nhà trường.
Là ngôi trường với tuổi đời còn trẻ, được thành lập vào tháng 8 năm 2003.
Thời điểm ban đầu, nhà trường mới chỉ có vài lớp với khoảng 300 học sinh.
Năm học 2019 - 2020, nhà trường có 23 lớp với dự kiến trên 1000 học sinh theo

học. Trong suốt quá trình phát triển, ngoài công tác xây dựng, tăng cường cơ sở
vật chất phục vụ sinh hoạt, học tập của thầy và trò thì các thế hệ cán bộ quản lý
và giáo viên nhà trường luôn quan tâm đến việc ổn định, duy trì sĩ số và nâng
cao chất lượng giáo dục học sinh, coi đó là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, hàng
đầu của đơn vị.
Qua theo dõi số liệu nhiều năm học, chúng tôi nhận thấy đối tượng học
sinh của nhà trường chủ yếu là con em đồng bào các dân tộc Thái, H’mông, Khơ
mú, Xinh mun, Tày, Mường (chiếm tỷ lệ 65 - 75% tổng số học sinh toàn trường)
ở các xã Chiềng Lương, Phiêng Pằn, Cò Nòi - là các xã vùng 2, vùng 3, vùng
giáp biên giới với nước bạn Lào. Nhiều gia đình học sinh có hoàn cảnh rất khó
khăn, không có đất đai để canh tác, sản xuất nông nghiệp; cha mẹ các em phải đi
làm xa nhà nên nhiều em trở thành lao động chính của gia đình. Điều đó gây ảnh
hưởng không nhỏ tới công tác ổn định, duy trì sĩ số và phát triển quy mô trường
lớp, nâng cao chất lượng giáo dục học sinh của nhà trường.
Xuất phát từ thực tiễn đó, trước thềm mỗi năm học căn cứ điều kiện cụ thể
về cơ sở vật chất, tình hình đội ngũ, kết quả công tác tuyển sinh lớp đầu cấp và
kết quả thi tốt nghiệp của học sinh lớp cuối cấp năm học trước, tập thể cán bộ
chủ chốt của nhà trường (Ban Giám hiệu, Tổ trưởng các tổ chuyên môn/nghiệp
vụ, Trưởng các tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên) đều tổ chức họp để bàn
10


bạc, thống nhất xác định nhiệm vụ, mục tiêu cần phấn đấu đạt được trong năm
học mới; lựa chọn các giải pháp phù hợp để tổ chức thực hiện đạt các mục tiêu
đề ra.
Nhóm các giải pháp được nhà trường triển khai thực hiện cụ thể như sau:
1. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao tư tưởng chính
trị, đạo đức nghề nghiệp, ý thức và tinh thần trách nhiệm trong thực hiện chức
trách, nhiệm vụ tới toàn thể đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. từ
đó tạo sự đoàn kết, thống nhất, quyết tâm phấn đấu hoàn thành thắng lợi mọi

nhiệm vụ năm học và đạt các mục tiêu đề ra.
2. Chủ động lập kế hoạch, bố trí kinh phí phù hợp để cải tạo, sửa chữa cơ
sở vật chất nâng cao điều kiện sinh hoạt, giảng dạy và học tập của thầy và trò
nhà trường đồng thời mua sắm bổ sung các trang thiết bị dạy học nhằm đáp ứng
các yêu cầu đổi mới giáo dục.
3. Thực hiện tốt công tác quản lý, giáo dục học sinh đặc biệt là đối tượng
học sinh là con em đồng bào dân tộc, học sinh thuộc diện được hưởng chế độ
chính sách theo Nghị định số 116/NĐ-CP của Chính phủ. Tổ chức xét duyệt, lập
danh sách và biên chế học sinh thuộc diện được hưởng chế độ, chính sách theo
Nghị định số 116/NĐ-CP của Chính phủ vào ở tại Khu bán trú; tổ chức nấu ăn
tập trung cho học sinh bán trú, coi đó là một trong những giải pháp quan trọng
góp phần ổn định, duy trì sĩ số học sinh.
4. Kiểm soát tốt chất lượng chuyên môn; tổ chức khảo sát, đánh giá, phân
loại học sinh ngay từ đầu năm học một cách chính xác, khách quan (chú trọng
khảo sát chất lượng học sinh lớp đầu cấp do công tác tuyển sinh những năm
gần đây được thực hiện theo phương thức xét tuyển), qua đó giúp học sinh xác
định được năng lực học tập của bản thân, không bị ngộ nhận về kiến thức. Chỉ
đạo các tổ/nhóm bộ môn xây dựng kế hoạch và tổ chức phụ đạo, bồi dưỡng kiến
thức cho các đối tượng học sinh; vận động giáo viên dạy tự nguyện bù đắp kiến
thức cho đối tượng học sinh yếu, kém ngay sau khai giảng năm học mới.
5. Giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho mỗi cá nhân theo nhiệm vụ
được phân công. Cụ thể: Giáo viên bộ môn chịu trách nhiệm về chất lượng môn
dạy, giáo viên chủ nhiệm chịu trách nhiệm về công tác quản lý học sinh, tổ
trưởng chuyên môn chịu trách nhiệm về chất lượng của các môn học thuộc tổ
quản lý (đầu năm học, các bộ môn phải đăng ký chỉ tiêu chất lượng), Ban Quản
lý học sinh bán trú chịu trách nhiệm về công tác quản lý học sinh ở tại Khu bán
trú. Nhà trường lấy hiệu quả công việc làm thước đo đánh giá trình độ, năng lực
của mỗi cá nhân.
6. Quan tâm, chú trọng công tác bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ.
Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế chuyên môn; thực hiện

đánh giá, xếp loại về hồ sơ, giờ dạy của cán bộ, giáo viên chính xác, khách quan,
công bằng nhằm tạo động lực để mỗi cán bộ, giáo viên không ngừng nỗ lực
vươn lên trong công tác.
7. Tổ chức các hoạt động giao lưu, trao đổi, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm
về chuyên môn, nghiệp vụ giữa các đồng nghiệp trong trường cũng như với các
đồng nghiệp ở các đơn vị bạn. Động viên, khuyến khích giáo viên tham dự hội
11


thi giáo viên dạy giỏi các cấp trong từng năm học. Thực hiện nghiêm túc, hiệu
quả việc đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn; sinh hoạt chuyên môn Cụm theo sự
chỉ đạo, phân công của Sở Giáo dục và Đào tạo.
8. Tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua, các cuộc vận động do
ngành và các cấp chính quyền địa phương phát động nhằm xây dựng môi trường
học đường “xanh - sạch - đẹp - thân thiện - an toàn”. Thực hiện tốt công tác thi
đua khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân từ đó tạo được niềm tin, sự cạnh
tranh thi đua lành mạnh trong nhà trường và giúp mỗi cá nhân, tập thể đều nỗ
lực cố gắng vươn lên để khẳng định mình.
9. Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong công tác
quản lý, giáo dục học sinh; đề cao vai trò, trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm người đồng hành cùng học sinh trong suốt năm học và là cầu nối giữa gia đình
và nhà trường. Thường xuyên quan tâm, chăm lo tới các đối tượng học sinh có
hoàn cảnh khó khăn, học sinh khuyết tật, học sinh mồ côi cha mẹ; tích cực vận
động cán bộ, giáo viên nhận chăm sóc, đỡ đầu những học sinh có hoàn cảnh đặc
biệt khó khăn đẻ các em có thể yên tâm theo học tại nhà trường.
Với các giải pháp đã được triển khai thực hiện, trong những năm học gần
đây công tác ổn định, duy trì sĩ số, phát triển quy mô trường lớp và nâng cao
chất lượng giáo dục học sinh của nhà trường đã có sự chuyển biến rất rõ rệt. Kết
quả tham dự các kỳ thi, cuộc thi, hội thi của học sinh nhà trường không ngừng
tăng cả về số lượng, chất lượng giải. Chất lượng giáo dục đại trà ngày càng được
nâng lên. Sự nỗ lực cố gắng của tập thể thầy và trò nhà trường đã được các cấp

có thẩm quyền đánh giá, ghi nhận. Năm học 2017 - 2018, nhà trường được công
nhận trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 đồng thời được vinh dự đón nhận Cờ
Thi đua dẫn đầu Khối các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh.
Kết quả cụ thể:
* Năm học 2017 - 2018
- Thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh: 04 học sinh đạt giải (02 giải Ba, 02 giải
Khuyến khích).
- Thi chọn học sinh giỏi cấp trường: 20 học sinh đạt giải (01 giải Nhất, 05
giải Nhì, 04 giải Ba, 10 giải Khuyến khích).
- Thi Khoa học - Kỹ thuật cấp tỉnh dành cho học sinh trung học: 01 dự án
đạt giả Khuyến khích, 01 dự án đạt giải Tiềm năng.
- Xếp loại về học lực: Giỏi: 79 học sinh (9,06%); Khá: 474 học sinh
(54,36%); Trung bình: 319 học sinh (36,58%); Yếu: 0, Kém: 0.
- Xếp loại về hạnh kiểm: Tốt 639 học sinh (73,28%); Khá: 221 học sinh
(25,34%); Trung bình: 12 học sinh (1,38%); Yếu: 0.
- Duy trì sĩ số đạt 94,98%.
- 100% học sinh lớp cuối cấp đủ điều kiện dự Kỳ thi trung học phổ thông
quốc gia năm 2018; có 251/254 học sinh được công nhận tổ nghiệp.
* Năm học 2018 - 2019
- Thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh: 03 học sinh đạt giải Khuyến khích.
- Thi chọn học sinh giỏi cấp trường: 39 học sinh đạt giải (02 giải Nhì, 10
giải Ba, 27 giải Khuyến khích).
12


- Thi hùng biện Tiếng Anh do Trường Đại học Tây Bắc tổ chức dành cho
học sinh trung học: 01 học sinh đạt giải Khuyến khích.
- Thi Khoa học - Kỹ thuật cấp tỉnh dành cho học sinh trung học: 01 dự
án đạt giải Ba, 01 dự án đạt giải Khuyến khích.
- Hội thao Quốc phòng - An ninh cấp tỉnh: Đội tuyển học sinh nhà

trường tham dự thi đạt 05 giải (01 giải Nhì, 01 giải Ba, 03 giải Khuyến khích).
- Xếp loại về học lực: Giỏi: 64 em (6,72%); Khá: 478 em (50,21%);
Trung bình: 410 em (43,07%); Yếu: 0.
- Xếp loại về hạnh kiểm: Tốt: 699 em (73,42%); Khá: 232 em (24,37%);
Trung bình: 21 em (2,21%); Yếu: 0.
- Duy trì sĩ số đạt 95,60%.
- Có 64 học sinh đạt danh hiệu Học sinh Giỏi, 477 học sinh đạt danh hiệu
Học sinh tiên tiến.
- Khen thưởng 03 tập thể lớp đạt thành tích xuất sắc trong phong trào thi
đua.
- 100% học sinh K12 đủ điều kiện dự Kỳ thi trung học phổ thông quốc
gia năm 2019. Có 182/263 học sinh dự thi được công nhận tốt nghiệp (69,20%),
trường xếp thứ 19/33 đơn vị có học sinh tham dự Kỳ thi.
Những kết quả nêu trên đã khẳng định sự nỗ lực phấn đấu thực hiện tốt
các nhiệm vụ năm học của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà
trường, đồng thời góp phần xây dựng thương hiệu và củng cố niềm tin của nhân
dân đối với nhà trường. Mặc dù vẫn còn một bộ phận người dân chưa thực sự
yên tâm, vẫn vất vả tìm cách cho con em đi học nơi khác nhưng tỷ lệ đó đang có
xu hướng ngày càng giảm. Kết quả đạt được chính là tiền đề, động lực thúc đẩy
toàn thể đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường tiếp tục cố
gắng phấn đấu nhiều hơn nữa trong những năm học tiếp theo.
BÁO CÁO THAM LUẬN
Về công tác nâng cao chất lượng giáo dục
Phạm Trung Sơn
Phó Hiệu trưởng Trường THPT Phiêng Khoài
huyện Yên Châu
Việc nâng cao chất lượng giáo dục là một trong những mục tiêu vô cùng
quan trọng của các nhà trường hiện nay; bởi vì nó góp phần quan trọng trong
quá trình thực hiện tốt kế hoạch chiến lược của nhà trường, đáp ứng nhu cầu
nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước; góp phần

tích cực triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW
ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ Tám, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về
đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Trong năm học 2018-2019, chất lượng giáo dục của tỉnh Sơn La đang xếp
ở thứ hạng thấp so với toàn quốc, so với các tỉnh miền núi phía Bắc; kết quả Kỳ
thi THPT Quốc gia năm 2019 tỉnh Sơn La cũng xếp ở thứ hạng cuối. Tỷ lệ tốt
13


nghiệp THPT năm 2019 đạt 71,83%, trong đó: Trung học phổ thông đạt 77,65%;
Giáo dục thường xuyên đạt 28,34%. So sánh kết quả thi năm 2019 với năm
2018: Tỷ lệ tốt nghiệp THPT giảm 25,32%, trong đó: THPT giảm: 20,02%;
GDTX 66,47%.
Đối với trường THPT Phiêng Khoài, việc nâng cao chất lượng giáo dục là
một nhiệm vụ hết sức khó khăn; vì điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ, chất lượng
còn nhiều hạn chế. Trường đóng tại xã Phiêng Khoài - Huyện Yên Châu - Tỉnh
Sơn La (một xã vùng 3, biên giới còn nhiều khó khăn) với tổng số CB-GV-NV
38, tổng số lớp 12, tổng số học sinh 440.
Trong năm học 2018-2019, nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của
HU-HĐND-UBND huyện Yên Châu; sự chỉ đạo trực tiếp của Sở Giáo dục và
Đào tạo Sơn La; cùng sự giúp đỡ của các ban ngành đoàn thể, các bậc phụ
huynh học sinh trên địa bàn về mọi mặt, tháo gỡ khó khăn, giúp nhà trường đảm
bảo các điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất.
Tuy nhiên, hệ thống phòng học chưa đảm bảo, còn thiếu các phòng chức
năng, thiết bị dạy học chưa đồng bộ; trên 2/3 số học sinh nhà trường là dân tộc
thiểu số ở các vùng đặc biệt khó khăn còn hạn chế nhất định trong nhận thức;
tinh thần, động lực, ý thức học tập tiếp thu bài học là nguyên nhân chính dẫn đến
chất lượng học tập của học sinh nhà trường còn thấp.
Chất lượng hai mặt giáo dục của nhà trường trong năm học 2018-2019
chỉ tiệm cận mặt bằng chung của tỉnh Sơn La:

Về học lực:
Giỏi: 28 = 6.4 %;
Khá: 219 = 49.8 %;
Trung bình: 176 = 40%;
Yếu: 17 = 3.8%.
Học lực từ TB trở lên: 424 = 96.2%
Về hạnh kiểm:
Tốt: 312 = 70.9%;
Khá: 100 = 22.7%;
Trung bình: 28 = 6.4%;
Yếu: 0 = 0%.
Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT của trường là 64,17% (77/120) xếp vị trí thứ
27/33 trường THPT trong toàn tỉnh. Đây là một kết quả thấp, kém tỉ lệ chung
của toàn tỉnh là 7,66%.
Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp thấp là một trong những trăn trở lớn nhất của tập thể
Cấp ủy, Ban Giám hiệu và toàn thể CB-GV-NV nhà trường.
Để nâng cao chất lượng giáo dục trong năm học 2019-2020 và những năm
tiếp theo, cải thiện kết quả Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2020 của nhà trường, tập
thể sư phạm nhà trường đề xuất các giải pháp cụ thể như sau:
1. Làm tốt công tác chỉ đạo:
Trong triển khai hoạt động dạy và học góp phần nâng cao chất lượng giáo
dục đối với trường THPT, có rất nhiều văn bản chỉ đạo liên quan. Trong đó quan
trọng nhất là luật Giáo dục, điều lệ trường trung học, thông tư về đánh giá xếp
loại học sinh, thông tư về chuẩn nghề nghiệp, các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo
dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo... đòi hỏi tập thể Ban Giám hiệu và các
đồng chí CB-GV cần nghiên cứu kỹ các văn bản chỉ đạo và tổ chức triển khai
thực hiện có hiệu quả.
14



Trên cơ sở nghiên cứu kỹ các văn bản chỉ đạo, Hiệu trưởng nhà trường
xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục theo năm học; từ đó các bộ phận lập kế
hoạch cụ thể thực hiện nhiệm vụ được phân công, xây dựng các mốc thời gian
hoàn thành, điều chỉnh bổ sung một cách hợp lý trong quá trình chỉ đạo và thực
hiện. Đồng thời nhà trường cũng làm tốt công tác tuyên truyền để CB-GV-NV,
phụ huynh học sinh hiểu nâng cao chất lượng giáo dục là nhiệm vụ chính trị lớn,
là bước đi chiến lược; từ đó đồng tâm đồng lòng, hiệp lực khắc phục khó khăn,
nâng dần chất lượng giáo dục thực chất trong từng năm học.
Tăng cường hoạt động tự kiểm tra, tự đánh giá các hoạt động, đánh giá
tiến độ của các công việc để rút ra các kinh nghiệm, bổ sung các cách thức, biện
pháp hiệu quả hơn đẩy nhanh tiến độ công việc. Thường xuyên kiểm tra, đôn
đốc, đánh giá tiến độ công việc ở từng giai đoạn theo lộ trình đã xây dựng từ đầu
năm học.
2. Có những giải pháp đột phá để nâng cao chất lượng giáo dục
Để nâng cao chất lượng giáo dục thì trước hết phải chú ý đến công tác xây
dựng đội ngũ ổn định về số lượng, vững vàng về chuyên môn, kiên định về lập
trường tư tưởng trính trị. Để làm tốt điều này, nhà trường tạo điều kiện thuận lợi
cho CB-GV-NV học tập bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ,
phát huy hết khả năng, năng lực, sở trường công tác; phối hợp với tổ chức công
đoàn hỗ trợ giáo viên khó khăn, giáo viên đi học tập nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ. Tham gia đầy đủ, nghiêm túc, các đợt tập huấn chuyên môn, hội
thảo chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn cụm trường...nhằm giúp đội ngũ giáo
viên có thêm kiến thức chuyên môn, tích lũy kinh nghiệm giảng dạy.
Tăng cường các biện pháp nâng cao chất lượng dạy học bằng cách thực
hiện tốt các quy chế, quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo, nội quy của cơ quan
đơn vị. Đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt, học tốt trên cơ sở đổi mới phương
pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, thay đổi cách dạy
học theo hướng mới tăng cường tính tích cực, chủ động, tự lực của học sinh. Tổ
chức các hoạt động chuyên môn như: Thi GVDG cấp trường, tham dự thi
GVDG cấp tỉnh, thi học sinh giỏi, thi làm đồ dùng dạy học, thao giảng hội

giảng, dạy học chuyên đề, nghiên cứu bài học trên “trường học kết nối”...
Song song với nâng cao chất lượng đội ngũ là nâng cao chất lượng học
sinh. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, Ban Giám hiệu nhà trường tiến hành khảo
sát, phân loại các đối tượng học sinh, phân lớp dạy học theo năng lực. Đối với
học sinh yếu kém tăng cường công tác phụ đạo bằng nhiều hình thức: Phụ đạo
tập trung trên lớp, vận động giáo viên bù đắp kiến thức miễn phí cho học sinh,
giao nhiệm vụ cho giáo viên bộ môn giao bài tập và kiểm tra sự tiến bộ của học
sinh, khuyến khích học sinh giúp đỡ lẫn nhau trong học tập...Đối với học sinh
khá giỏi nhà trường chỉ đạo ôn luyện theo chuyên đề, chú trọng ôn tập cho các
đội tuyển học sinh giỏi, tạo mọi điều kiện về CSVC, phòng học, thiết bị...để giáo
viên bổ sung kiến thức cho học sinh tại các lớp mũi nhọn. Đổi mới mạnh mẽ
công tác kiểm tra đánh giá từ chỗ đánh giá chủ yếu qua các bài kiểm tra miệng,
kiểm tra viết một cách cứng nhắc chuyển sang đánh giá linh hoạt qua nhiều
chuỗi hoạt động khác nhau như: đánh giá qua các hoạt động trên lớp; đánh giá
15


qua hồ sơ học tập, vở học tập; đánh giá qua việc học sinh báo cáo kết quả thực
hiện một dự án học tập, nghiên cứu khoa học, kĩ thuật, báo cáo kết quả thực
hành, thí nghiệm; đánh giá qua bài thuyết trình (bài viết, bài trình chiếu,
videoclip,…) về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập; Kết hợp một cách hợp lí
giữa hình thức trắc nghiệm tự luận với trắc nghiệm khách quan, giữa kiểm tra lí
thuyết và kiểm tra thực hành trong các bài kiểm tra; tiếp tục nâng cao yêu cầu
vận dụng kiến thức liên môn vào thực tiễn; tăng cường ra các câu hỏi mở, gắn
với thời sự quê hương, đất nước đối với các môn khoa học xã hội và nhân văn
để học sinh được bày tỏ chính kiến của mình về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã
hội...
Tích cực tham gia các cuộc thi do Bộ giáo dục, Sở giáo dục và các đoàn
thể tổ chức để giáo viên, học sinh được giao lưu, học hỏi, tích lũy thêm kiến
thức, từ đó tự hoàn thiện bản thân mình.

3. Xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị:
Để cơ sở vật chất đáp ứng được yêu cầu của việc nâng cao chất lượng
giáo dục, căn cứ vào cơ sở vật chất hiện có, Ban Giám hiệu nhà trường chỉ đạo
rà soát các hạng mục, trên cơ sở đó tham mưu với các cấp lãnh đạo, chính quyền
địa phương về kế hoạch, biện pháp tăng cường cơ sở vật chất theo lộ trình trong
từng năm học.
Xây dựng kế hoạch xin nguồn kinh phí cải tạo khu bán trú, mở rộng nhà
ăn, bếp nấu, xây dựng khu vệ sinh thông minh... để thu hút học sinh đến học tập
tại trường.
Tăng cường trang cấp đầy đủ văn phòng phẩm, ấn phẩm, tài liệu phụ vụ
giảng dạy và học tập, mua bổ sung thiết bị đồ dùng dạy học, máy chiếu...hàng
năm. Sửa chữa, cả tạo các hạng mục như: bàn ghế, cửa lớp, hệ thống điện, cổng
trường, khuôn viên nhà trường...
Đồng thời nhà trường cũng phải tuyên truyền, giáo dục học sinh ý thức
bảo vệ tài sản, giữ gìn vệ sinh trường lớp; có kế hoạch lao động cụ thể hàng
tuần, hàng tháng để bảo vệ cảnh quan nhà trường luôn thân thiện, xanh sạch đẹp.
4. Công tác xã hội hóa giáo dục:
Để thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục, nhà trường phối hợp với
các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn huyện
Yên Châu và các tổ chức chính trị khác; làm tốt công tác tuyên truyền vận động
mọi lực lượng xã hội tham gia ủng hộ cơ sở vật chất cho nhà trường. Nêu cao
tinh thần trách nhiệm của Ban đại diện phụ huynh học sinh trường, lớp trong
công tác vận động nhân dân chăm lo đến việc học tập của học sinh.
Trong dịp đầu các năm học, các ngày lễ lớn, tết Nguyên đán...nhà trường
phát động phong trào giúp đỡ bạn vượt khó, hỗ trợ quần áo, sách vở, gạo, đồ
dùng học tập cho học sinh nghèo, học sinh khó khăn, giúp các em vươn lên vượt
qua khó khăn để học tập tốt hơn.
Nhà trường lấy hoạt động của hội phụ huynh học sinh làm nòng cốt, đa
dạng các hình thức tuyên truyền vận động, làm cho phụ huynh học sinh, các cấp
các ngành hiểu rõ giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư

16


cho phát triển, từ đó tự nguyện ủng hộ cơ sở vật chất giúp đẩy nhanh quá trình
nâng cao chất lượng giáo dục của trường THPT Phiêng Khoài.
Với những nhóm giải pháp cơ bản trên, trong năm học 2019-2020, nhà
trường phấn đấu số lượng học sinh có kết quả học tập khá giỏi tăng cao hơn năm
học 2018-2019; giảm tối đa tỷ lệ học sinh bỏ học, bỏ giờ, bỏ tiết; phấn đấu tỷ lệ
đỗ tốt nghiệp THPT của trường trong khoảng 75% đến 80%.
BÁO CÁO THAM LUẬN
về công tác nâng cao chất lượng giáo dục
Nguyễn Xuân Tuy
Hiệu trưởng Trường PTDTNT tỉnh
1. Những việc làm cụ thể để nâng cao chất lượng giáo dục đã triển
khai có hiệu quả tại nhà trường.
1.1. Về việc xây dựng kế hoạch – phổ biến các VB hướng dẫn
Ngay từ đầu năm học nhà trường đã xây dựng kế hoạch giáo dục với
những mục tiêu nhiệm vụ cụ thể, tổ chức quán triệt nhiệm vụ năm học tới toàn
thể CBGVNV nhà trường về nhiệm vụ trọng tâm của năm học, các VB hướng
dẫn của Sở GDĐT.
Tổ chức họp ban CM -> họp hội đồng sư phạm nhà trường để hướng dẫn,
phổ biến xây dựng kế hoạch giảng dạy của GV, KH tổ chuyên môn. Chú ý các
nhiệm vụ trọng tâm năm học. Chúng tôi đặt ra mục tiêu, giao chỉ tiêu cho từng
khối lớp, từng bộ môn và tới từng giáo viên, chỉ đạo hướng dẫn các tổ CM, các
GVCN , các GVBM xây dựng kế hoạch trong đó chỉ rõ biện pháp cụ thể để thực
hiện mục tiêu, chỉ tiêu.
Tổ chức duyệt kế hoạch của các tổ CM, nhóm, các giáo viên trong việc
thực hiện nhiệm vụ CM và các hoạt động giáo dục của nhà trường.-> tổ chức
thực hiện.
1.2. Về đổi mới PPDH.

Ngay từ đầu năm học nhà trường đã đăng kí với sở GDĐT một việc làm
cụ thể đó là:
“ Nâng cao chất lượng bài soạn, hướng dẫn học sinh tự học ở nhà”
Để thực hiện được nội dung đăng kí , ngay từ đầu năm học BGH đã chỉ
đạo các tổ chuyên môn và QLNT những việc sau:
- Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch giáo dục: chú trọng đổi mới PPDH và
KTĐG : xây dựng kế hoạch bài học 10% từ năm 2016- 2017 + 10% của năm
2017- 2018 + 10% của năm 2018- 2019. Mỗi một giáo viên có ít nhất một bài
kiểm tra theo hướng đổi mới. Xây dựng kế hoạch dự giờ của BGH đối với giáo
viên và dự giờ đối với BGH của GV.
- Tích cực nâng cao chất lượng bài soạn:
+ Các tổ nhóm tích cực kiểm tra việc soạn giảng của GV. Đặc biệt các tiết
soạn theo hướng nghiên cứu bài học (30%), các tiết dạy chủ đề (2 chủ đề/ môn/
khối) . Khuyến khích các giáo viên đổi mới trong từng tiết dạy, không chỉ ở 30%
17


giáo án đã đăng kí mà tất cả cả các tiết đều chú ý soạn giảng theo hướng đổi
mới.
+ Tích cực trao đổi việc soạn giảng ở tổ nhóm chuyên môn. Các nhóm
cùng xây dựng kế hoạch bài học, dự giờ, rút kinh nghiệm: Mỗi môn, khối 2 tiết/
học kì. Nghiên cứu kĩ CV1447 để đánh giá công bằng khách quan, nghiêm túc,
đúng qui định.
+ Tích hợp các nội dung như Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ
tịch Hồ Chí Minh, Kĩ năng sống, môi trường, pháp luật, ATGT….trong các bộ
môn KHXH như Văn, Sử, Địa, GDCD. Chú ý phát huy năng lực, phẩm chất cho
học sinh. Quan điểm của nhà trường mỗi bài học không phải chỉ là tiếp nhận
kiến thức mà qua đó còn giáo dục học sinh những bài học về đạo đức, lẽ sống, kĩ
năng sống, khả năng thích ứng với môi trường xã hội, rèn tự tự lập, tự tin, tự chủ
cho học sinh.

+ Các tổ nhóm chuyên môn chú ý các GV tay nghề còn hạn chế để bồi
dưỡng giúp đỡ. Cụ thể là giao cho một đồng chí có năng lực dạy cùng khối kiểm
tra, hỗ trợ việc soạn bài của đồng chí mình còn yếu.
- Việc chuẩn bị đồ dùng dạy học: Khuyến khích giáo viên làm mô hình
dạy học: Giáo viên môn Toán đã tích cực chủ động làm các mô hình dạy học
như làm mô hình : Hình học không gian bằng dây thép hoặc cuộn các tờ giấy
A4….., giáo viên môn GDCD hướng dẫn học sinh tự làm các sản phẩm phục vụ
bài học: Bó hoa giấy, hộp đựng quà, khăn quàng, hộp hạc giấy…., các bộ môn
chú trọng hướng dẫn HS xây dựng sơ đồ tư duy để dễ thuộc dễ nhớ….
- Về việc hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
+ Tăng cường sự phối kết hợp giữa các tổ chức đoàn thể trong việc quản
lý, hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. Phối kết hợp giữa giáo viên trực với tổ
Quản lý nội trú, Đoàn thanh niên. Mỗi buổi trực đều có 1 đ/c BGH, 2 đ/c giáo
viên trực, 2 đ/c quản sinh, 1 đ/c đoàn thanh niên để quản lý sĩ số học sinh, hỗ
trợ các em trong quá trình tự học. Qua đó học sinh hiểu được tầm quan trọng của
việc tự học, tự tìm hiểu, lĩnh hội kiến thức, từ đó nâng cao ý thức tự học, khả
năng tự tìm hiểu của học sinh trong việc lĩnh hội kiến thức.
+ Trong các tiết học chỉ đạo các giáo viên dành một thời gian nhất định
hướng dẫn học sinh tự học bài cũ và chuẩn bị bài mới. GV chuẩn bị các yêu cầu
bằng phiếu phát cho học sinh để các em chuẩn bị ở nhà, chú trọng sự hợp tác
trao đổi, hỗ trợ nhau giữa các học sinh để hoàn thành yêu cầu của giáo viên.
1.3. Về ĐMKTĐG
- Đổi mới kiểm tra đánh giá dưới nhiều hình thức:
+ Tổ chức ngoại khóa, trải nghiệm sáng tạo tại trường. VD tổ Toán - Tin
– Sinh tổ chức ngoại khóa “ Giảm thiểu tình trạng tảo hôn kết hôn cận huyết
thống” cho học sinh viết bài lấy điểm thường xuyên.
+ Các bộ môn Văn - Sử - Địa - GDCD tổ chức cho học sinh đi thăm quan
thực tế, TNST tại Mộc Châu : Thăm các khu công nghiệp, du lịch, di tích lịch sử
của tỉnh ( nhà tù Sơn La, Đền thờ vua Lê Thái Tông, Sông Đà…), Mộc Châu
( Vườn hoa, khu tưởng niệm Tây Tiến, trang trại bò sữa…). Trước khi đi GV

18


giao nhiệm vụ cho học sinh, khi trở về học hoàn thành yêu cầu của GV và lấy
điểm thường xuyên hoặc định kì.
+ Ngoài ra các bộ môn còn tổ chức nhiều hình thức sân khấu hóa, tổ chức
các cuộc thi, đóng kịch .. -> giáo viên ra câu hỏi học sinh viết thu hoạch, lấy
điểm.
+ Môn T.Anh cho HS xây dựng kịch bản, đóng kịch trong các tiết chào
cờ, ngoại khóa, làm bài tập lớn theo nhóm để chấm điểm lấy vào điểm kiểm tra
thường xuyên.
+ Các tiết TNST (4% trong chương trình) cũng được thực hiện dưới nhiều
hình thức( Tham quan, ngoại khóa, sân khấu hóa, xem phim….) và kết hợp với
kiểm tra đánh giá học sinh.
+ Cách thức kiểm tra có thể được tiến hành đầu giờ, giữa giờ hoặc cuối
giờ. Nội dung kiểm tra bài cũ có thể lồng ghép trong quá trình dạy bài mới.
Trong quá trình dạy bài mới GV cũng có thể cho điểm nếu HS trả lời tốt câu hỏi
của GV để khích lệ HS học tập.
Qua việc thực hiện này chúng tôi nhận thấy học sinh rất hứng thú, say
sưa, hào hứng và có trách nhiệm hoàn thành yêu cầu của GV.
1.4. Triển khai hiệu quả dạy học 2 buổi/ ngày.
- Nhà trường chỉ đạo tốt, có hiệu quả việc thực hiện dạy học 2 buổi /
ngày:
+ Buổi sáng học sinh học thời khóa biểu các môn học chính khóa.
+ Buổi chiều học các tiết tự chọn, thể dục, ôn thi học sinh giỏi, các tiết
HNDN, HĐNGLL, ngoại khóa, tuyên truyền, trải nghiệm sáng tạo.
+ Đặc biệt tất cả buổi chiều học sinh đều học tập trung trên lớp theo thời
gian biểu, thời khóa biểu dưới sự quản lý của lớp trưởng và các giáo viên trực.
Trong các buổi học nhà trường xây dựng kế hoạch dạy bù đắp kiến thức cho học
sinh, phân công các giáo viên bộ môn dạy bù đắp kiến thức cho học sinh. Bộ

môn nào nhiều học sinh yếu kém, hổng kiến thức sẽ được ưu tiên tập trung nhiều
hơn. Trong quá trình bù đắp kiến thức chúng tôi thực hiện cũng rất linh hoạt.
Nhiều khi không nhất thiết phải tổ chức thành buổi, thành tiết mà giáo viên có
thể hỗ trợ học sinh ngay sau tiết dạy của mình, trong tiết dạy, trong giờ
trực....miễn là giải đáp được cho HS những kiến thức các em cần.
- Nhà trường thực hiện nghiêm túc có hiệu quả việc ôn thi TNTHPTQG
với học sinh.
+ Tổ chức cho học sinh đăng kí theo khối, nguyện vọng các mon xét tốt
nghệp.
+ Phân lớp ( 5 lớp XH, 1 lớp TN)
+ Tổ chức ôn cho tới ngày 22/6. Chia thành nhiều đợt: ôn kiến thức cơ
bản, luyện đề...
1.5 . Nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Anh.
- Tổ chức cho giáo viên Tiếng Anh tham gia các đợt bồi dưỡng chuyên
môn do Bộ GDĐT và Sở GDĐT tổ chức. Tổ chức cho giáo viên tham gia bồi
dưỡng nghiệp vụ sư phạm, thi nâng cao năng lực B1, B2, C1 theo đề án dạy học
ngoại ngữ của Bộ GDĐT.
19


- Nhà trường triển khai dạy SGK Tiếng Anh mới đối với toàn bộ khối 10
từ năm học 2017- 2018, k10, 11 từ năm học 2018 – 2019.
- Tổ chức các buổi trải nghiệm sáng tạo môn Tiếng Anh : Hình thức sân
khấu hóa....
- Chú trọng dạy bù lấp kiến thức môn TA để nâng dần chất lượng.
1.6. Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức lối sống, kĩ năng sống cho
học sinh qua việc dạy học tích hợp và tổ chức các hoạt động thiết thực, hiệu
quả.
- Dạy học tích hợp lồng ghép đạo đức, pháp luật, kĩ năng sống, an toàn
giao thông, phòng chống ma túy ...trong các môn khoa học xã hội: Văn, Sử, Địa,

GDCD. Sử dụng tài liệu "Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành
cho học sinh" theo hướng dẫn tại Công văn số 1257/SGDĐT- GDPT ngày
30/9/2016 của Sở GD&ĐT.
- Tổ chức cuộc thi kể chuyện tấm gương đạo đức HCM cho HS.
- Tổ chức lồng ghép giáo dục KNS, tấm gương đạo đức HCM trong các
tiết HĐNGLL, sinh hoạt đoàn....
- Phối hợp Ban dân tộc tỉnh tổ chức ngoại khóa tuyên truyền “ Giảm
thiểu tình trạng tảo hôn và kết hôn cận huyết thống ”.
- Tổ chức ngoại khóa “ An toàn giao thông” cho học sinh toàn trường.
- Tham gia cuộc thi “ An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai”, “
Pháp luật trực tuyến”…
- Nhà trường đã xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện các Câu lạc bộ: Sáo
trúc, võ thuật, Taekwondo, Aerobic…, tổ chức sinh hoạt tập thể vào chiều thứ 7
hàng tuần do Đoàn thanh niên phụ trách.
- Đặc biệt trong năm học nhà trường phối hợp TT thanh thiếu niên tỉnh tổ
chức 1 ngày giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Những hoạt động đó thực sự có
hiệu quả góp phần vào việc nâng cao chất lượng giaos dục trong nhà trường.
1.7 Tổ thi giáo dạy giỏi các cấp, giáo viên chủ nhiệm giỏi.
Xây dựng kế hoạch và tổ chức thi giáo viên dạy giỏi cấp trường theo định
hướng mới. Qua cuộc thi đã kích thích được tinh thần học hỏi, trau dồi năng lực
chuyên môn, tinh thần thi đua giữa các giáo viên. Tất cả các GV đều hưởng ứng
tích cực và có thái độ nghiêm túc tìm tòi học hỏi nâng cao tay nghề.
1.8. Nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, giáo dục mũi nhọn các môn
học.
- Nhà trường đã tổ chức họp Ban chuyên môn, tổ CM, hội đồng giáo dục
bàn các biện pháp thực hiện chỉ tiêu chất lượng giáo dục, tổ chức Hội nghị
CBVC thống nhất chỉ tiêu, biện pháp thực hiện chỉ tiêu tới từng giáo viên, từng
lớp chủ nhiệm.
- Tổ chức ôn thi học sinh giỏi ngay từ đầu lớp 10. Phân công giáo viên có
kinh nghiệm ôn thi, có năng lực chuyên môn tham gia ôn đội tuyển. Hàng tháng

có kiểm tra, đánh giá.
- Thi nghiên cứu KHKT cấp THPT: Đã xây dựng kế hoạch thi KHKT cấp
trường, tổ chức cuộc thi ý tưởng nghiên cứu KHKT và thi KHKT cấp trường.
Phát động phong trào nghiên cứu KH trong học sinh.
20


1.9 Nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn, bồi dưỡng đội ngũ
giáo viên, cán bộ quản lý, ứng dụng CNTT.
- Đã chỉ đạo việc tổ chức tập huấn chuyên môn tại đơn vị theo các nội
dung đã được tiếp thu trong đợt tập huấn hè 2017 tại Sở GDĐT.
- Đã chỉ đạo việc sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn định kỳ 2 lần /tháng.
- Tổ chức được một buổi hội thảo Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm
tra đánh giá.
- Tham gia sinh hoạt chuyên môn cấp tỉnh nghiêm túc.
- Sử dụng có hiệu quả các phương tiện dạy học : Máy chiếu, Đài, băng
đĩa, các tranh ảnh, bản đồ…., phòng thí nghiệm thực hành Lý – Hóa, phòng Tin
học. Lắp đặt một số máy chiếu thông minh tại các lớp học.
- Thư viện nhà trường được cung cấp đủ sách giáo khoa, sách tham khảo
cho GV và HS.
- Từ năm học 2017- 2108 nhà trường đã đăng kí với Sở GDĐT sử dụng sổ
điện tử đối với Sổ điểm và học bạ khối 10, sổ điểm khối 11,12.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng của trang Website nhà trường trong việc
đăng tải các thông tin liên quan tới nhiệm vụ của giáo viên và học sinh.
- Đã chỉ đạo các tổ chuyên môn trong việc thực hiện ứng dụng công nghệ
thông tin trong giảng dạy: xây dựng bài giảng Elearning, Powerpoint, đăng bài
trên trường học trực tuyến.
- Thực hiện tốt công tác kiểm tra nội bộ, kiểm tra hoạt động sư phạm của
GV, kiểm tra giám sát tổ viên của tổ trưởng CM....
2. Một số kiến nghị.

1.1. Việc quản lý chuyên môn trường VHNT&DL nên trở về TTGDTX
thành phố ( nay thuộc trường THPT Tô Hiệu) để đồng bộ trong việc chỉ đạo
quản lý, vì đã có nhóm CBQL và giáo viên đã làm quen từ trước.
Lý do:
+ Trường Nội trú là trường chuyên biệt với cơ chế đặc thù.
+ Nhà trường phải thực hiện dạy học 2 buổi trên ngày, quản lý học sinh
nội trú 24/24 vì vậy khối lượng công việc quá nặng.
+ Trường VHNT&DL học chương trình bổ túc, vì vậy trở về khối Bổ túc
THPT do Trường THPT Tô Hiệu quản lý là hợp lý.
+ Nhà trường hỗ trợ giáo viên sang dạy tại trường VHNT&DL, tưởng như
gần về địa lý nhưng thực chất vẫn là các GV từ thành phố xuống dạy. Vừa dạy
trường Nội trú, vừa dạy trường VHNT&DL là bất cập và khó khăn cho GV.
2.1. Sở GD&ĐT tổ chức thi đánh giá chất lượng học sinh, một năm 1 -> 2
lần (thi thử - Sở chủ trì, đề chung). Có như vậy mới đánh giá được chất lượng
thực tế để có kế hoạch ôn tập dạy bù lấp KT.

21


BÁO CÁO THAM LUẬN
Nâng cao chất lượng hai mặt giáo dục
Lê Quang Đạt
Hiệu trưởng Trường THPT Tân Lang
huyện Phù Yên
I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ, CHỈ TIÊU
NĂM HỌC 2018 - 2019
1. Kết quả và thành tựu
Thực hiện đổi mới công tác quản lý hồ sơ sổ sách của cán bộ giáo viên:
khuyến khích giáo viên soạn giáo án theo đặc thù bộ môn và sở trường của giáo
viên. Tổ chức thực hiện và hoàn thành tốt kế hoạch giáo dục đã xây dựng ngay

từ đầu năm học: kế hoạch giáo dục nhà trường, kế hoạch các tổ chuyên môn.
Việc nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Anh được thực hiện thường xuyên
theo điều kiện thực tế của nhà trường: cử cán bộ giáo viên dạy môn Tiếng Anh
tham gia tập huấn, bồi dưỡng đầy đủ. Chỉ đạo bộ môn Tiếng Anh đưa nội dung
học tập bộ môn gắn với các hoạt động tập thể (chào cờ đầu tuần, chương trình
ngoại khóa). Thành lập câu lạc bộ Tiếng Anh và tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ
Tiếng Anh (01 lần/tháng).
Công tác giáo dục hướng nghiệp được thực hiện gắn với hoạt động thực
nghiệm nghiên cứu khoa học, hoạt động trải nghiệm sáng tạo:
+ Tổ chức dạy môn nghề làm vườn cho 100% học sinh khối 11 và tổ chức
thi nghề phổ thông cho 100% học sinh khối lớp 11. Môn nghề làm vườn được
ứng dụng với nội dung thực nghiệm trồng chanh leo tại khuôn viên trường. đ/c
Hiệu trưởng đã có sáng kiến:"Trường THPT Tân Lang gắn hoạt động giáo
dục hướng nghiệp với dự án trồng chanh leo” được Sở GD&ĐT công nhận
sáng kiến cấp cơ sở.
+ Tổ chức cho 86 học sinh tham dự chương trình ngày hội giới thiệu việc
làm vào tháng 3 năm 2019 theo chương trình hợp tác với Trường Đại học Hùng
Vương, tỉnh Phú Thọ.
Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh
qua việc thực hiện dạy học tích hợp và tổ chức các hoạt động thiết thực, hiệu
quả gắn với các hoạt động dạy học, giáo dục, sinh hoạt tập thể của nhà trường.
+ Thực hiện dạy lồng ghép nội dung tích hợp trong các môn học theo
chương trình chính khóa (thể hiện trên PPCT và Kế hoạch dạy học các môn). Tổ
chức tuyên truyền lồng ghép trong hoạt động sinh hoạt tập thể: trong tuần sinh
hoạt tập thể đầu năm, trong tiết sinh hoạt lớp, tiết chào cờ,…. (thực hiện theo
chuyên đề hàng tháng)
Tổ chức có hiệu quả các hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp, hoạt động ngoại khóa.
+ Tổ chức đổi mới tiết chào cờ đầu tuần, đổi mới hoạt động thể dục giữa
giờ: học sinh tập toàn trường thể dục giữa giờ theo hình thức dân vũ.

22


+ Thực hiện nội dung thi lớp học sạch, đẹp hàng tuần, giao khu vực chăm
sóc hoa, cây trồng, tiến hành phân loại rác đối với các tập thể lớp.
+ Xây dựng mỗi lớp 01 tủ sách với khoảng 50 đầu sách và tổ chức hoạt
động động đọc sách trong tháng 02 buổi (kết hợp trong 15 phút đầu giờ hoặc
trong tiết sinh hoạt đầu hoặc cuối tháng).
Nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, chất lượng giáo dục mũi nhọn các
môn học thông qua các hoạt động và các cuộc thi.
+ Tổ chức phụ đạo học sinh yếu, kém các môn học vào buổi chiều hàng
tuần (mỗi buổi 3 tiết/môn).
+ Tổ chức các cuộc thi cấp trường, lựa chọn đội tuyển dự thi cấp tỉnh: Thi
chọn học sinh giỏi, Thi khoa học kĩ thuật, Thi điền kinh, Hội thao Giáo dục
QPAN.
+ Tổ chức cho cán bộ giáo viên đăng kí và thực hiện dạy bù lấp kiến thức
cho học sinh (thực hiện theo đề xuất của học sinh của các khối lớp).
+ Tổ chức dạy thêm và học thêm 03 môn học (Văn, Toán, Tiếng Anh)
theo kế hoạch được duyệt. Ôn thi THPT QG cho học sinh khối 12 (thực hiện từ
học kì II) đối với 3 môn thi bắt buộc (Văn, Toán, Tiếng Anh) và tổ hợp môn
Khoa học xã hội (Sử, Địa, GDCD) theo kế hoạch theo đúng kế hoạch được Sở
Giáo dục và Đào tạo Sơn La phê duyệt.
+ Xây dựng kế hoạch và duy trì phong trào cán bộ giáo viên và học sinh
ủng hộ quỹ tiết kiệm để giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (Cán
bộ giáo viên, nhân viên: ít nhất là 10,000/tháng/CBGV; học sinh là
1.000/tháng/học sinh).
- Kết quả hai mặt giáo dục:
+ Hạnh kiểm:

Xếp loại

Số lượng
Tỉ lệ %

Tổng số
HS
677

Tốt

Khá

Trung bình

Yếu

428
63,2

185
27,3

60
8,9

4
0,6

Giỏi

Khá


+ Học lực:

Xếp loại

Tổng số
HS

Trung bình

Yếu

Số lượng
31
264
330
52
677
Tỉ lệ %
4,6
39,0
48,7
7,7
+ Học sinh đạt danh hiệu đạt học sinh giỏi: 31, học sinh tiên tiến: 262
+ Kết quả thi THPT Quốc gia năm 2019 đạt 89,09% xếp thứ 6 các trường
trong tỉnh. Đổi mới phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra
và đánh giá được thực hiện gắn với từng môn học, chuyên đề dạy học cụ thể:
+ Các tiết dạy theo bài học mới và hình thức kiểm tra mới thay thế hình
thức kiểm tra truyền thống được thể hiện trong kế hoạch dạy học cụ thể của từng
môn học.

+ Tổ chức hội thảo chuyên môn cấp trường (02 lần) với chủ đề đổi mới
PPDH và KTĐG, ôn thi THPTQG. Tổ chức giao lưu học hỏi về chuyên môn,
công tác QL với các đơn vị bạn trong và ngoài tỉnh.
23


+ Tổ chức 4 đợt thao giảng rút kinh nghiệm giờ dạy gắn với hoạt động
chào mừng các ngày lễ lớn và 04 đợt thi đua tại đơn vị.
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn, bồi dưỡng đội ngũ
giáo viên, cán bộ quản lí
+ Cử giáo viên và CBQL đầy đủ, đúng thành phần các đợt tập huấn và
sinh hoạt chuyên môn do Sở, cụm tổ chức.
+ Duy trì thường xuyên việc dự giờ cán bộ quản lý, giáo viên và cán bộ
quản lý tham gia sinh hoạt chuyên môn cùng các tổ chuyên môn.
+ Khai thác có hiệu quả website của nhà trường trong việc hỗ trợ công tác
quản lý và tổ chức triển khai các hoạt động chuyên môn.
+ Khai thác sử dụng các tài khoản trong trang mạng “Trường học kết nối”
(nhà trường có 39 tài khoản của cán bộ quản lý và giáo viên hiện đang sử dụng
nhằm phục vụ cho công tác tập huấn bồi dưỡng, sinh hoạt chuyên môn).
+ Tổ chức các cuộc thi tay nghề cho giáo viên: thi giáo viên giỏi, thi thiết
kế đồ dùng dạy học, thiết kế bài giảng điện tử E-learning.
Khai thác, ứng dụng công nghệ thông tin có hiệu quả vào các hoạt động
quản lý, giảng dạy, các hoạt động giáo dục, thông tin liên lạc và tuyên truyền.
- Ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin thông qua các phần mềm kế
toán, Phần mềm Smas, phần mềm QLCBCC, phần mềm quản lý dữ liệu ngành...
- Sử dụng sổ học bạ điện tử, sổ điểm điện tử, sổ đăng bộ điện tử cho học
sinh khối 10, Khối 11, riêng khối 12 sử dụng song song sổ truyền thống;
- Triển khai hiệu quả việc khai thác Website của trường, của sở; từ đầu
năm 2018 đến năm 2019 có 33.999 lượt truy cập Website của trường để tải văn
bản, tài liệu, tham khảo các tư liệu. Khai thác có hiệu quả 02 đường truyền cáp

quang, 01 đường mạng cáp đồng phục vụ khai thác mạng Internet.
- Thường xuyên truy cập hệ thống quản lý văn bản điều hành để kịp thời
nắm bắt và triển khai tuyên truyền, chỉ đạo thực hiện tới toàn thể cán bộ giáo
viên và học sinh. Số tài khoản được lập để truy cập, nắm bắt hệ thống quản lý
văn bản điều hành: 10.
2. NHỮNG HẠN CHẾ VÀ YẾU KÉM, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC
KINH NGHIỆM
2.1. Hạn chế, yếu kém và nguyên nhân
- Chất lượng của công tác ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ chức các
hoạt động giáo dục dạy học chưa cao. Do nhà trường thiếu phòng học kiên cố,
các phòng học bộ môn, do một số giáo viên chưa thành thạo về thao tác, kĩ năng
khi sử dụng các thiết bị hỗ trợ dạy học hiện đại: máy chiếu, máy tính.
- Chất lượng của công tác tổ chức một số kế hoạch và một số hoạt động
chuyên môn chưa sâu do hệ thống cơ sở vật chất còn thiếu.
- Chất lượng của một số một số môn học, trong đó tập trung vào các môn
(Tiếng Anh, Toán) còn thấp. Do tuyển đầu vào thấp, học sinh bị hổng nhiều đơn
vị kiến thức từ cấp học dưới lên.
- Công tác phối hợp với phụ huynh học sinh để giáo dục học sinh còn gặp
nhiều khó khăn, do nhiều phụ huynh đi làm ăn xa, hoặc còn tâm lý phó mặc cho
nhà trường.
24


- Việc duy trì sĩ số chưa đảm bảo do nhiều nguyên nhân như học sinh mải
chơi, đua đòi, lười học; một bộ phận đi làm công nhân, đi học trung cấp nghề...,
một số học sinh lập gia đình sớm.
2.2. Bài học kinh nghiệm
Đổi mới công tác quản lý điều hành theo hướng tăng cường ứng dụng
công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành các hoạt động dạy học, giáo dục,
trong công tác thông tin liên lạc tới phụ huynh học sinh.

Phối hợp với Đảng, chính quyền các xã trong vùng tuyển sinh và phụ
huynh học sinh trong công tác nắm bắt tình hình và phối hợp giáo dục học sinh.
II. GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC
2019 - 2020
1. Tiếp tục đổi mới công tác quản lý: phân công nhiệm vụ cụ thể đối với
cán bộ quản lý và giáo viên nhân viên theo quy định, vị trí việc làm, theo chuyên
môn đào tạo và gắn chức trách nhiệm vụ được giao. Ứng dụng có hiệu quả công
nghệ thông tin trong quản lý, điều hành các hoạt động tại đơn vị.
2. Tăng cường công tác chỉ đạo, giám sát, kiểm tra hoạt động sư phạm nhà
giáo theo định kì và đột xuất. Chú trọng đặc biệt việc thực hiện quy chế chuyên
môn của CBGV với thực hiện các phong trào thi đua; tăng cường các giải pháp:
phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi, dạy bù lấp kiến thức, ôn tập,
ôn thi ngay từ đầu năm học.
3. Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện chức trách nhiệm vụ được
giao gắn với công tác kiểm tra nội bộ trường học. Kết quả thanh tra kiểm tra là
cơ sở đánh giá xếp loại cán bộ công chức, viên chức và thi đua hằng năm của
cán bộ giáo viên.
4. Thực hiện tốt công tác đào tào, bồi dưỡng, quy hoạch cán bộ, và công
tác thi đua khen thưởng: Đề xuất và cử cán bộ quản lý, giáo viên tham gia đào
tạo trên chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ; Thực hiện đúng quy trình, công khai
dân chủ về công tác quy hoạch cán bộ các nhiệm kỳ. Phối hợp với các cấp, các
ngành trong việc tuyên truyền, nắm bắt, rà soát các điều kiện để chuẩn bị triển
khai chương trình giáo dục phổ thông mới.
6. Tiếp tục rà soát kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia theo lộ
trình, giai đoạn cụ thể. Công tác tài chính, cơ sở vật chất: Tiếp tục tham mưu đối
với các cấp có thẩm quyền tu sửa và xây bổ sung hệ thống phòng học, các phòng
chức năng, nhà hiệu bộ còn thiếu.
7. Thực hiện có hiệu quả công tác thi đua, gắn thi đua với thực hiện kế
hoạch năm học tại đơn vị, thực hiện tổng kết đánh giá, biểu dương theo định kì.
8. Phối hợp tốt với Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh trường và các cấp

các ngành trong công tác xã hội hóa giáo dục gắn với điều kiện, hoàn cảnh thực
tế của vùng tuyển sinh và điều kiện thực tế của nhà trường.

25


×