Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Một số giải pháp giúp học sinh khối lớp 4 học tốt bài thể dục phát triển chung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (528.71 KB, 10 trang )

1

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở huyện Phú Ninh
Tên đề tài sáng kiến: Một số giải pháp giúp học sinh khối lớp 4 học tốt bài
thể dục phát triển chung.
1- Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (trường hợp tác giả không đồng thời là
chủ đầu tư tạo ra sáng kiến)1:
2- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến2: Môn thể dục khối lớp 4.
3-Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 11/12/2019
4. Mô tả bản chất của sang kiến:
4.1. Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết:
- Căn cứ vào thực tế giảng dạy của bản thân và việc luyện tập của học sinh
trong đầu năm học của khối lớp 4 tôi nhận thấy: Việc nắm bắt kĩ thuật, hình
thành kĩ năng động tác của học sinh còn rất hạn chế như chưa đúng về Biên độ,
nhịp, phương hướng, cách hô động tác, vv...Vì vậy để tạo ra một thói quen tốt
cho học sinh khi tập các bài thể dục phát triển chung (Bài thể dục tay không) cần
định hướng những kiến thức, kỹ năng ban đầu và những thói quen cần thiết giúp
cho các em học tốt hơn đối với bộ môn. Đây là một nội dung rất quan trọng và
thiết thực. Nội dung này các em đã được học tập và vận dụng từ các lớp dưới.
Điều này có nhiều nguyên nhân. Trong đó vấn đề giảng dạy của giáo viên là chủ
yếu. Bên cạnh đó sự nhận thức của học sinh và thời gian dành cho việc tự tập, tự
rèn luyện của học sinh còn ít.
- Thực tế học sinh: Còn rất nhiều em chưa hiểu biết hết về ý nghĩa, tác
dụng của luyện tập đối với sự phát triển cơ thể của người tập. Do đó việc luyện
tập mới chỉ dừng lại ở mức độ qua loa để hoàn thành. Kĩ năng động tác còn yếu,
thiếu sự luyện tập thường xuyên và liên tục mà đây là một nguyên tắc quan trọng
của luyện tập thể dục thể thao.


- Ở bậc tiểu học đối với nội dung bài thể dục phát triển chung là một phân
môn thực hành. Chủ yếu cốt lõi nhất là hình thành, định hướng các động tác cơ
bản phát triển các nhóm cơ, tập luyện đúng nhịp, đúng hướng, đúng biên độ
vv… Đa số giáo viên thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học, dạy học
lấy học sinh làm trung tâm và phần nhiều học sinh chăm chỉ, có ý thức học tập.
- Đối với học sinh lớp 4 các em cũng đã có những kỹ năng cơ bản và được
thừa kế ở các lớp 1,2,3. Đã biết tìm các dấu hiệu đặc trưng cho sự vật, biết phân
1
2

Tên và địa chỉ của chủ đầu tư tạo ra sáng kiến
Công nghệ thông tin, công tác quản lý giáo dục, bộ môn học, … ;


2

biệt các đặc điểm của các chi tiết, các phần kỹ thuật động tác, nhưng khả năng
phân tích các động tác trong tập luyện, sinh hoạt còn hạn chế nên dễ bị động khi
được nhắc nhở, dẫn đến biểu hiện kém tự tin, kém khả năng kiềm chế hành vi,
thái độ nên trong thực tế khi giáo viên kiểm tra việc thực hiện các kỹ thuật động
tác của bài tập nhiều em vẫn còn sai, tập chưa chính xác, bên cạnh đó khi đi dự
giờ và trong quá trình giảng dạy những năm trước tôi nhận thấy rằng một số nội
dung giáo viên truyền tải tới học sinh chưa được cụ thể khiến cho học sinh khó
nắm bắt được kỹ thuật. Đặc biệt là học sinh tiểu học các em còn nhỏ, do vậy việc
quan sát, tập luyện còn lúng túng, không nắm bắt được yếu lĩnh kỹ thuật khi thực
hiện động tác, chưa nghiêm túc khi thực hiện bài tập, trong giờ học còn đùa giỡn,
chưa xác định được phương hướng của động tác. Bên cạnh đó có giáo viên trong
khi giảng dạy chưa bao quát được hết học sinh của lớp, chưa để ý tới chất lượng
thực hiện bài tập của các em. Do vậy các em chưa thực hiện đúng bài tập của
mình. Vậy để học sinh hứng thú, yêu thích và học tốt bài thể dục phát triển

chung với vai trò là người giáo viên dạy môn thể dục, tôi đã nghiên cứu, suy
nghĩ nhằm tìm ra các bài tập hợp lý nhất, giúp học sinh lớp 4 học tốt bài học của
mình.
*Ưu điểm:
- Bài thể dục phát triển chung là nội dung cơ bản để phát triển các nhóm
cơ đồng thời rèn luyện ý thức, tổ chức kỷ luật, tinh thần tự giác nhanh nhẹn, giúp
học sinh phát triển một cách toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.
- Chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể, phụ huynh có quan
tâm đến phong trào thể dục thể thao của nhà trường.
- Giáo viên có trình độ chuyên môn thể dục thể thao đảm bảo các yếu tố
để phát triển phong trào thể thao, giáo dục thể chất ở trong và ngoài nhà trường.
- Điều kiện cơ sở vật chất dần dần được cải thiện; học sinh, phụ huynh
ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của thể dục thể thao đối với sự phát
triển của cơ thể.
*Nhược điểm:
- Thiết bị đồ dùng luyện tập còn han chế.
- Học sinh chưa phát huy tính tích cực và tự giác trong tập luyện, thiếu
một số kỹ năng cơ bản.
* Với giáo viên:
- Do điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, phòng đa năng chưa có ảnh
hưởng lớn trong tập luyện nhất là vào mùa mưa.
* Với học sinh:
- Đa số các em chưa ý thức trong việc luyện tập. Kỹ năng hô và giữ nhịp
trong từng động tác chưa được chính xác.
Do vậy việc lựa chọn giải pháp tập luyện phù hợp với kiểu bài và phát huy
được sự yêu thích môn học đối với học sinh là một vấn đề rất quan trọng. Xuất


3


phát từ những lí do trên đã thôi thúc tôi chọn sáng kiến: Một số giải pháp giúp
học sinh khối lớp 4 học tốt bài thể dục phát triển chung.
4.2 Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm
của giải pháp đã biết:
- Giáo viên thể dục phải là người làm mẫu chuẩn xác các động tác thể dục
cũng như có thói quen, tác phong rèn luyện thân thể trong cuộc sống. Vì vậy
năng lực thực hành có tầm quan trọng số một.
- Để giúp các em học tốt môn thể dục, ngoài phương pháp giảng dạy giáo
viên cần kết hợp nhiều biện pháp với nhau.
- Mỗi giờ dạy thể dục là mỗi bước đi bằng hành động cụ thể trong quá trình
biến mục đích nội dung giáo dục thành kết quả thực tế. Vì vậy mỗi giờ dạy đều
phải làm cho học sinh nắm được kiến thức, kĩ năng, được bồi dưỡng về phẩm
chất ý chí và được thúc đẩy thể lực tăng tiến không ngừng, muốn đạt được toàn
diện phải thực hiện các khâu sau:
- Lập kế hoạch chi tiết, khoa học phù hợp với các đối tượng học sinh.
- Giáo viên phải nghiên cứu lựa chọn phương pháp thích hợp với thực tế
giảng dạy.
- Làm cho học sinh hiểu được lợi ích, tác dụng của môn học, với người
bình thường ai cũng có thể tập được, phải thường xuyên tự giác tập.
- Bồi dưỡng cán sự thể dục.
- Thường xuyên theo dõi, động viên các đối tượng học sinh, có lượng vận
động phù hợp, đủ thời gian nghỉ ngơi.
- Có cách kiểm tra, đánh giá khoa học, đúng đắn.
4.3. Các điều kiện, phương tiện cần thiết để thực hiện và áp dụng giải
pháp:
Ngoài kiến thức chuyên môn của giáo viên, thì đối với nội dung Bài thể
dục phát triển chung: Sân bãi phải rộng rãi và thoáng mát, cơ sở vật chất trang
thiết bị đầy đủ đáp ứng được nhu cầu học tập và rèn luyện. Tranh ảnh minh họa
cho từng nội dung để học sinh quan sát. Học sinh trang phục gọn gàng, đúng
trang phục thể thao.

4.4. Các bước thực hiện giải pháp, cách thức thực hiện giải pháp:
- Khi dạy bài thể dục phát triển chung: Học động tác mới tôi nêu tên động
tác và làm mẫu hoàn chỉnh động tác, giải thích ngắn gọn chính xác. Sau đó tôi
làm mẫu lại và cho học sinh tập theo, những động tác có sự phối hợp nhiều bộ
phận tôi luôn tập chậm từng nhịp và dừng lại ở những cử động khó để học sinh
làm theo, lúc này tôi và cán sự quan sát xem động tác có đúng không? Sau một
số lần tập tôi cho học sinh xem tranh minh họa. Khi các em xem tranh, tôi chỉ
cần nhấn mạnh những điểm cơ bản của động tác.
- Bên cạnh đó lí do nhận thức của học sinh và thời gian dành cho việc tự
tập, tự rèn luyện của học sinh còn ít.
- Tiến hành khảo sát đầu năm với kết quả như sau:


4

- Tổng số học sinh 64 học sinh.
- Đạt loại: + Hoàn thành tốt:
15 học sinh, tỷ lệ:23,4%
+ Hoàn thành:
29 học sinh, tỷ lệ: 45,3%
+ Chưa hoàn thành:
20 học sinh, tỷ lệ: 31,3%
Qua đó tôi đã nghiên cứu và đưa ra một số giải pháp, bài tập thực hiện vấn
đề này.
*/ Về phía giáo viên:
+ Thực hiện đúng những nội dung đã soạn trong giáo án.
+ Thực hiện vai trò chủ đạo giáo dục và phát huy tính tích cực tự giác của
học sinh.
+ Thực hiện đầy đủ và linh hoạt các bước lên lớp, các nguyên tắc phương
pháp giảng dạy và các điều kiện dạy học để nâng cao hiệu quả giờ dạy nhất là để

cho học sinh được tập luyện nhiều.
+ Sử dụng và điều khiển cán sự tốt giúp giáo viên sửa sai kịp thời đối với
học sinh trung bình, yếu tập sai động tác.
- Trong giảng dạy cho học sinh trường tôi đã sử dụng dạy học như sau:
- Khi giảng dạy động tác mới, giáo viên nêu tên động tác và làm mẫu động
tác hoàn chỉnh một lần, sau đó tập mẫu từng cử động để học sinh bắt chước theo,
giáo viên tập mẫu theo kiểu soi gương tức là tập cùng hướng với học sinh. Quá
trình thực hiện như vậy cần làm chậm, có thể dừng lâu ở cử động khó hoặc ở
cuối nhịp để học sinh quan sát kiểm tra các bạn thực hiện.
- Nên nhấn mạnh và nhắc nhở với học sinh tất cả các động tác đều có 8
nhịp, thực hiện bên trái trước, bên phải sau.
- Giáo viên vừa làm mẫu vừa hô nhịp cho học sinh tập lại lần hai.
- Nhịp hô của giáo viên cần to, rõ ràng và phù hợp theo từng động tác.
Ví dụ:
+ Động tác: Vươn thở, Điều hoà nhịp hô phải chậm và kéo dài ở nhịp 4 và
nhịp 8.
+ Động tác: Tay, Lườn, Bụng, Toàn thân nhịp hô phải trung bình.
+ Động tác: Chân, Nhảy nhịp hô hơi nhanh.
- Những lần đầu tập giáo viên cần tập mẫu và hô nhịp cho học sinh tập,
dần dần hướng dẫn để cán sự điều khiển.
- Sau khi tập động tác tương đối thuần thục, giáo viên cho học sinh tập ôn
phối hợp với các động tác trước đến động tác mới học và có sự tập mẫu của giáo
viên hoặc cán sự lớp.
Ví dụ: Nếu giờ trước học sinh ôn 4 động tác, tiết này học động tác thứ 5,
thì sau khi học động tác thứ 5 giáo viên cho học sinh ôn tập phối hợp 5 động tác.
- Khi cán sự điều khiển lớp tập bài, giáo viên cần uốn nắn nhịp hô nhanh
hay chậm cho cán sự, sau đó mới cho cán sự chủ động điều khiển, giáo viên đi
hỗ trợ, giúp đỡ sửa sai cho các em.
- Để các em tập đều và đẹp thì ở mỗi động tác giáo viên cũng cần nhắc
học sinh nắm hướng quay của mặt. Điều đó giúp cho các em quan sát và tự chỉnh

sửa được một số chi tiết của động tác.


5

Ví dụ: Ở động tác Chân của lớp bốn.
+ Nhịp 1: Đá chân trái ra trước lên cao, hai tay dang ngang bàn tay sấp.
- Nhưng khi thực hiện đa số các em thường thực hiện chưa đúng theo yêu
cầu của động tác như: Chân đá lên cao chưa được thẳng, gối chân trụ thì khụy
lại, thân người còn đổ về phía trước.
- Giáo viên phải cho các em thực hiện lại bài tập để giáo viên hỗ trợ các
em sửa sai để tập tốt hơn.

Ví dụ: Động tác Lưng bụng của lớp bốn.
+ Giáo viên nhắc học sinh khi gập thân, hai tay giơ ngang thì yêu cầu lưng
phải thẳng và mắt phải nhìn trước.
- Đối với những động tác khó hoặc một số nhịp động tác khó tập giáo viên
có thể cho các em tập đi tập lại nhiều lần ở nhịp đó hoặc động tác đó để các em
nhớ và thực hiện thành thục hơn.


6

Ví dụ: Động tác Thăng bằng của lớp 4
+ Nhịp 2: Gập thân về trước chân trái đưa lên cao về phía sau, hai tay dang
ngang, bàn tay sấp, đầu ngửa thành tư thế thăng bằng sấp trên chân phải.
- Đa số khi các em thực hiện động tác này chân trụ (chân phải) chưa thẳng
gối, chân trái chưa đưa cao ra phái sau , thân người chưa thẳng, ngực thì chưa
ưỡn, mắt chưa nhìn về trước.
- Giáo viên nên cho các em tập chậm từng cử động rồi mới cho thực hiện

theo nhịp, lúc mới tập cần tập theo đôi bạn để hỗ trợ giữ thăng bằng.


7

Ví dụ: Động tác Nhảy ở lớp bốn.
- Các em thực hiện động tác còn giật cục, bật nhảy không nhịp nhàng.
Giáo viên nên cho các em thực hiện ở những lần đầu bật nhảy chậm từng nhịp và
phối hợp với động tác của tay, sau đó mới cho các em thực hiện nhanh dần.

Ví dụ: Động tác Điều hòa ở lớp bốn.
- Động tác của các em khi tập còn gò bó, không thả lỏng cơ thể, chưa kết
hợp với hít thở sâu. Giáo viên là người điều khiển cần hô nhịp chậm, động tác
nhẹ nhàng và nhắc các em kết hợp với hít thở sâu và thả lỏng tích cực.


8

- Trong khi ôn tập động tác đã học giáo viên cần luôn thay đổi hình thức
tập luyện cho phong phú để các em không bị nhàm chán.
Ví dụ: Ôn tập 4 động tác: Vươn thở, Tay, Chân, và Lưng bụng.
- Trước khi giáo viên điều khiển các em ôn bài, giáo viên nêu tên từng
động tác rồi mới thực hiện động tác. Sau đó mới chia tổ, phân công giao nhiệm
vụ cho các tổ trưởng. Trong quá trình tập luyện theo tổ giáo viên cần canh thời
gian để học sinh chuyển nội dung cho kịp thời, tiếp theo giáo viên tổ chức cho
các em tập thi đua theo tổ hoặc cá nhân với các hình thức sau:
+ Mỗi tổ (cá nhân) lên thực hiện một trong bốn động tác theo phiếu bốc
thăm, tổ hoặc cá nhân thực hiện tốt sẽ được ghi nhận đánh dấu vào sổ theo dõi
học tập.
+ Cho học sinh tập dưới dạng thi đua tập đúng, tập đẹp có phân thắng thua có thưởng và phạt hoặc đánh dấu theo dõi vào sổ.

+ Động viên học sinh xung phong hoặc mỗi tổ cử đại diện lên thi đua xem
ai tập đúng tập đẹp nhất.
Qua việc sử dụng phương pháp này, tôi thu được kết quả cao, đa số học
sinh nắm vững được kiến thức.
- Giảng dạy nội dung này yêu cầu người giáo viên phải nắm vững kĩ thuật
động tác, các kỹ năng cơ bản để phục vụ tốt cho giảng dạy.
- Phương pháp giảng dạy phải phù hợp với từng đối tượng học sinh, cần
nắm rõ học sinh thường khuyết điểm ở những kỹ năng động tác nào? Để tăng
cường luyện tập, củng cố cho học sinh nhằm nâng cao kĩ năng vận dụng trong
các hoạt động tập thể khác.
*/ Về phía học sinh:
- Tích cực, tự giác, năng động trong việc tìm tòi, học hỏi về các nội dung,
kiến thức chuẩn bị cho bài mới. Qua đó ít nhiều đã nắm được một số vấn đề nội
dung của bài.
- Chú ý nghe giảng, quan sát động tác mẫu khi giáo viên giảng giải.
- Quan sát, theo dõi động tác của bạn, mạnh dạn đưa ra ý kiến nhận xét
theo ý hiểu. Qua đó rút kinh nghiệm những điểm sai sót để sửa chữa.
- Tự giác luyện tập thường xuyên, xây dựng cho mình có thói quen luyện
tập, tự mình nâng cao khả năng vận động, kĩ năng và thể lực.
Để giảng dạy đạt hiệu quả cao trong phần học này giáo viên cần phải
nghiêm túc nghiên cứu, phải vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tránh
nhàm chán, gây được hứng thú luyện tập cho học sinh. Luôn chú ý đến các đối
tượng học sinh trong lớp để vận dụng phương pháp cho phù hợp, linh hoạt, sáng
tạo trong từng bài giảng.
4.5. Chứng minh khả năng áp dụng của sáng kiến:
Qua quá trình thực hiện đề tài tôi nhận thấy bước đầu đã đạt được những
hiệu quả nhất định. Để có một kết quả nêu trên người giáo viên cần:


9


- Khắc sâu kiến thức những nguyên tắc cơ bản chung nhất khi tập luyện
các bài thể dục phát triển chung như tất cả các động tác đều thực hiện bên trái
trước, những động tác khi đá chân thì nhịp hô tương đối nhanh,,,.
- Có các hình thức động viên, thi đua, tuyên dương, khen thưởng kịp thời
trong quá trình tập luyện.
- Có sự phối kết hợp tốt đối với gia đình, nhà trường và xã hội.
5. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): không có
6. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
Qua thực tế nghiên cứu và áp dụng sáng kiến “Một số giải pháp giúp học
sinh khối lớp 4 học tốt bài thể dục phát triển chung”, bản thân đã thu được kết
quả đáng phấn khởi, tỷ lệ học sinh hiểu bài, tích cực tập luyện tăng lên, các em
hứng thú và tích cực học tập hơn, chất lượng dạy học được nâng lên rõ rệt nhưng
điều đáng nói hơn là học sinh đã biết thực hiện động tác một cách dễ dàng (có sự
tham gia đầy đủ của các nhóm cơ), các em hào hứng luyện tập, tiết học trở nên
sôi động, hứng thú.
Sau quá trình nghiên cứu và đã đưa vào giảng dạy ở khối lớp 4 tôi đã thu
được kết quả cụ thể sau phần kiểm tra như sau:
- Tổng số học sinh 64 học sinh.
- Đạt loại: + Hoàn thành tốt:
40 học sinh, tỷ lệ: 62,5%
+ Hoàn thành:
24 học sinh, tỷ lệ: 37,5%
+ Chưa hoàn thành:
0 học sinh, tỷ lệ: 0%
Kết quả trên so với kết quả khảo sát đầu năm đã có bước tiến bộ.
7. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến
lần đầu, kể cả áp dụng thử:

Thông qua quá trình dạy học theo chương trình và sách giáo khoa mới,
qua thực tế giảng dạy của bản thân tôi nhận thức rằng: Để dạy tốt môn thể dục
người giáo viên cần thực hiện tốt một số điểm sau đây:
Điều quan trọng hàng đầu là người giáo viên phải có lòng yêu nghề, mến
trẻ, tận tâm và say sưa với công việc, phải nhận thức đúng đắn yêu cầu nhiệm vụ
và tầm quan trọng của môn thể dục, chịu khó tham khảo, nghiên cứu tìm tòi sáng
tạo cho tiết dạy, biết tiếp thu “cái mới” trên cơ sở thừa kế “cái cũ”, từ đó tạo cơ
sở cho việc hình thành dần những kỹ năng, thói quen tập luyện TDTT cho học
sinh.
Giáo viên cần nghiên cứu kỹ nội dung chương trình và phương pháp giảng
dạy của môn thể dục để thấy được mối liên hệ và nét đặc thù riêng của bộ môn,
từ đó lập kế hoạch bài học cụ thể cho lớp mình về môn học phải thực sự đi sâu
nghiên cứu tìm tòi, học hỏi để rút ra nhiều kinh nghiệm hỗ trợ bản thân trong quá
trình dạy học.


10

Để dạy tốt môn thể dục cho học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 4
nói riêng thì giáo viên cần thực hiện tốt một số giải pháp như sau:
- Giáo viên phải làm mẫu các động tác thể dục thật chính xác khi lên lớp
và giúp học sinh thực hiện đúng kỹ thuật động tác.
- Tăng cường sử dụng trang thiết bị để đổi mới phương pháp dạy học.
- Thay đổi một số trò chơi vận động phù hợp với điều kiện thực tế ở địa
phương.
- Với phương pháp này tôi nhận thấy đây là một phương pháp dạy học phù
hợp với phương pháp dạy học mới. Tạo cho học sinh phát huy được tính tích cực,
tự giác trong luyện tập. Qua đó giáo viên dễ dàng phát hiện được những học sinh
có khả năng vận động tốt, từ đó có hướng tổ chức phát triển các tố chất vận động
cho học sinh.

- Phương pháp này giúp học sinh đỡ căng thẳng, đơn điệu, tạo ra không khí
hào hứng trong luyện tập, cá nhân tôi sẽ tiếp tục vận dụng vào giảng dạy và tiếp
tục nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi nhằm nâng cao dần chất lượng cho học sinh tiểu
học.
Nơi nhận:
- Như kính gửi;
- Lưu: TĐ-KT



×