Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP RÈN CHỮ VIẾT CHO HỌC SINH LỚP 12 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.33 KB, 13 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SÁNG KIẾN

Kính gửi: - Hội đồng sáng kiến cơ sở huyện Phú Ninh
Tên sáng kiến: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP RÈN CHỮ VIẾT CHO HỌC
SINH LỚP 1/2 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC.
1. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến :
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Rèn chữ viết cho học sinh lớp 1/2 ở
trường Tiểu học.
3. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Ngày
05/9/2020 của năm học 2019 – 2020.
4. Mô tả bản chất của sáng kiến:
Sáng kiến này nêu ra “Một số phương pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp
1/2 ở trường Tiểu học.”với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả dạy học tập
viết và góp phần rèn luyện một trong những kĩ năng hàng đầu của việc học
Tiếng Việt trong nhà trường.
4.1 Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết:
Đây là năm đầu tiên tôi được phân vào lớp 1. Trong quá trình dạy học, tôi
đã nhận thấy tất cả các môn học đều quan trọng, nhiều môn học đòi hỏi sự thông
minh nhạy bén nhưng dạy phân môn Tập viết giúp cho học sinh không những
viết đẹp mà còn rèn cho các em tính cẩn thận, tính kỷ luật, óc thẩm mỹ và sáng
tạo. Đối với lớp 1, chữ viết là luôn cần được rèn luyện nhiều và là nền tảng là
công cụ để các em vận dụng suốt đời. Viết đúng mẫu, rõ ràng, tốc độ nhanh giúp
học sinh có điều kiện ghi chép bài học tốt, nhờ vậy kết quả học tập sẽ cao hơn.
Viết chưa đẹp, tốc độ chậm sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng học tập. Như
cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Chữ viết là biểu hiện của nết người.
Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho
các em tính cẩn thận, tính kỷ luật, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với
thầy cô và bạn đọc bài vở của mình”.


Vậy vấn đề đặt ra là làm sao rèn chữ viết đẹp cho học sinh chính là yêu
cầu bức xúc của người giáo viên. Bởi chữ viết thực sự cần thiết với các em. Qua
nhiều năm trực tiếp giảng dạy, tôi luôn băn khoăn về vấn đề chữ viết của các em.
Làm thế nào để giúp các em viết đúng, viết đẹp. Các bậc cha mẹ sẽ hạnh phúc
và sung sướng biết bao nhiêu khi nhìn vào trang vở Tập viết của con em mình
1


với những dòng chữ ngay ngắn, đều tăm tắp, đúng và đẹp, những trang vở
không bị giây mực, không bị quăn mép.
Thực tế hiện nay ở trường tiểu học mà tôi đang công tác, việc dạy viết còn
gặp nhiều khó khăn, nhiều học sinh viết chưa đạt yêu cầu như mong muốn, kết
quả viết của các em chưa đáp ứng yêu cầu của việc hình thành kĩ năng viết. Các
giờ tập viết hầu như các em chỉ viết được chữ, còn số lượng học sinh biết viết
đúng, đẹp còn rất hạn chế. Giáo viên chưa chú trọng việc luyện viết cho học sinh
và đặc biệt không biết làm thế nào giúp học sinh có được kĩ năng viết, nhất là
viết đẹp. Bởi vì, giáo viên chưa có phương pháp cụ thể hướng dẫn cho học sinh
luyện viết đẹp.
Do đó, để giúp học sinh viết đẹp, giáo viên phải có những biện pháp như
thế nào? Đó cũng là lí do tôi chọn đề tài “Một số phương pháp rèn chữ viết cho
học sinh lớp 1/2 ở trường Tiểu học” để góp phần nâng cao chất lượng trong quá
trình dạy Tập viết ở lớp 1.
Qua thực tế giảng dạy phân môn Tập viết cho học sinh lớp 1, bản thân tôi
nhận thấy một số học sinh mới chỉ ở mức độ viết được. Các em không quan tâm
đến việc viết đúng, đẹp chỉ quan tâm đến việc viết được, viết nhanh nhanh là
được. Qua tìm hiểu, tôi thấy một số ưu điểm và hạn chế như sau:
* Về học sinh:
+ Ưu điểm:
- Đa số các em đều có khả năng nhận thức nhạy bén hơn. Các em sống trên
địa bàn có nền kinh tế phát triển, xã hội tương đối ổn định. Được sự quan tâm

của nhà trường cũng như các bậc phụ huynh nên các em có đầy đủ đồ dùng học
tập và các em đều ngoan. Các em học 2 buổi/ngày nên có nhiều thời gian rèn
luyện.
+ Khó khăn:
- Các em mới tập viết nên con vụng về, lóng ngóng chưa tập tự tin.
- HS không nắm vững cách viết, chưa chú ý về độ cao, khoảng cách, dấu
thanh.
- Vì các em vừa chuyển hoạt động chơi sang hoạt động học nên chưa tập
trung cao trong khi viết, các em chỉ nắn nót mấy chữ đầu sau thì viết cẩu thả cho
xong.
- Khi giáo viên hướng dẫn thì các em thật sự chú ý nên viết sai quy trình.
- HS không rèn viết bài ở nhà.
* Về giáo viên :
+ Ưu điểm:
- Được sự quan tâm của nhà trường nên có đầy đủ phương tiện, đồ dùng hỗ
trợ cho việc dạy.
- Luôn tìm tòi, dự giờ học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp.
- Kết hợp những phương pháp dạy học hiệu quả.
+ Khó khăn:
- Một số giáo viên chưa có biện pháp rèn chữ cụ thể, chưa giúp học sinh
nắm được các nét cơ bản, dòng kẻ…
- Cách viết mẫu của giáo viên chưa chính xác.
- Nhận xét theo thông tư còn hạn chế.
2


- Học sinh đông nên giáo viên sử dụng phương pháp đàm thoại, thuyết trình
dẫn đến chưa bao quát hết lớp học.
- Giáo viên chưa tìm thấy được những lỗi sai và sửa lỗi cho học sinh.
* Về phụ huynh:

+ Ưu điểm:
- Phần lớn phụ huynh còn trẻ nên nhận thức tốt việc học của con em mình.
- Một số phụ huynh có điều kiện sử dụng internet, dùng zalo nhờ giáo viên hướng
dẫn thêm để các em học tốt hơn.
+ Khó khăn:
- Một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc học của con em mình.
- Vài phụ huynh có hoàn cảnh khó khăn nên đồ dùng học tập chưa chuẩn bị tốt
cho con em.
- Đa số phụ huynh làm nghề nông và công nhân nên việc hướng dẫn con học còn
hạn chế, thậm chí không có thời gian hướng dẫn con học.
Qua điều tra khảo sát chất lượng đầu năm học, ở lớp 1/2 của trường tiểu học
tôi đang công tác, tôi thống kê được chất lượng viết của học sinh như sau:
Lớp

1/2

Tổng

Số HS viết Số HS viết

số HS

chưa đạt yêu trung bình

35

cầu
SL

TL%


SL

17

48,6%

9

Số HS viết Số

HS

viết

rõ ràng

đúng, đẹp

TL%

SL

TL%

SL

TL%

25,7


6

17,1%

3

8,6%

%
Bên cạnh đó, tôi tiến hành dự giờ một số tiết dạy tập viết của GV lớp 1 ở
trong trường qua các bài:
Bài 1: cử tạ, thợ xẻ, chữ số, cá rô, phá cỗ (tuần 7)
Bài 2: con ong, cây thông,vầng trăng, củ gừng, củ riềng (tuần 13)
Bài 3: xay bột, nét chữ, kết bạn, chim cút (tuần 17)
Tôi nhận thấy rằng:
* Ưu điểm của các tiết dạy:
- Thực hiện đúng mục tiêu của bài dạy đề ra.
- Thực hiện đúng quy trình của giờ dạy Tập viết.
- Nội dung kiến thức, kĩ năng được giáo viên truyền thụ chính xác giúp
học sinh hiểu bài.
* Hạn chế:
Bên cạnh những ưu điểm, những tiết dạy của giáo viên có một số hạn chế
sau:
- Việc sửa lỗi cho học sinh chưa được chú trọng lắm.
- Chữ viết mẫu của giáo viên chưa đẹp, chỉ đạt ở mức viết đúng.
- Thời gian tiết dạy có hạn nên việc học sinh viết nhanh bài để đảm bảo
thời gian cho nên chữ viết của học sinh chưa rõ ràng, đẹp và đúng mẫu.
3



- Chữ viết chưa đúng cỡ, chưa đúng độ cao, độ rộng, điểm đặt bút, điểm
dừng bút chưa đúng.
- Chữ viết chưa liền mạch, nối chữ chưa đúng quy định.
- Vị trí dấu thanh, dấu phụ đặt chưa đúng. Nhiều em viết dấu quá to hoặc
quá bé, dấu đặt xa chữ, có em dấu chạm vào chữ, dấu không đúng chữ ghi âm
chính.
- Rất nhiều em viết xấu, chữ viết không đều, nét cao, nét thấp, nét ngắn,
nét dài, nét nghiêng ngả, nhất là con chữ o và những con chữ được kết hợp bởi
nét cong tròn các em đều viết méo, hoặc nghiêng nghẹo, không có em nào viết
được chữ o tròn theo đúng quy định, khoảng cách giữa các chữ không đều.
- Tư thế ngồi viết sai, cách cầm bút chưa đúng. Đa số các em ngồi cúi mặt
sát với vở, vẹo lưng, lệch vai, khuỷu tay... Rất nhiều em cầm bút bằng 4 đầu
ngón tay, có em cầm cả 5 ngón tay, thậm chí cầm 3 ngón tay nhưng chưa chụm
cả 3 ngón tay vào quản bút, cán bút vuông góc với mặt vở, có em cầm bút ngả
về phía trước,…
Tôi đã nhận thấy những điều hạn chế trước đây đã khiến cho việc dạy viết
chữ cho HS chưa đạt kết quả cao.
4.2. Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm
của giải pháp đã biết:
Để khắc phục những giải pháp còn hạn chế tôi đã tìm ra một số giải pháp
sau để cải tiến tình hình viết chữ của học sinh:
* Thứ nhất: Có đầy đủ dùng cụ học tập khi đến lớp như vở tập viết, bút,
bảng con, khăn lau bảng, phấn viết…
* Thứ hai : Về cơ sở vật chất phải đảm bảo gồm các yếu tố sau:
+ Phòng học phải đủ ánh sáng cho mọi học sinh ngồi học theo quy định
của vệ sinh học đường. Mỗi phòng cần có 4 bóng đèn tuýp 1,2m.
+ Bảng lớp được treo ở độ cao vừa phải ngang tầm với đầu học sinh ngồi
học, kích thước 1,2m x 2,9m.
+ Bàn ghế học sinh: Đầy đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng. Trung

bình 2 học sinh/1 bàn. Tránh tình trạng học sinh ngồi chật chội sẽ khó viết. Kích
thước bàn ghế phải phù hợp với độ cao trung bình của học sinh lớp1.
* Thứ ba: Sử dụng các đồ dùng dạy học hiệu quả
Đồ dùng dạy - học trong môn dạy Tập viết lớp 1 là: Bảng con, phấn trắng,
giẻ lau, vở Tập viết, vở thực hành luyện viết của học sinh và bảng phụ có kẻ ô li
viết sẵn chữ mẫu của giáo viên, chữ mẫu trong khung chữ của bộ chữ dạy Tập
viết của giáo viên, hoặc chữ mẫu trong các bài giảng điện tử mà giáo viên đã cài
đặt. Việc sử dụng tốt các đồ dùng dạy học giúp học sinh tiếp thu kiến thức một
cách nhẹ nhàng dễ hiểu, giáo viên không phải nói nhiều gây căng thẳng, nhàm
chán trong giờ học.

4


Để giúp học sinh có kĩ năng, kĩ xảo sử dụng đồ dùng học tập đúng cách và
thành thạo đạt hiệu quả cao trong giờ Tập viết tôi thường hướng dẫn học sinh
thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
Đối với bảng con:
+ Bảng con phải luôn luôn được lau sạch sẽ bằng khăn lau sạch.
+ Học sinh viết bảng con: Yêu cầu ngồi viết đúng tư thế, cầm và điều
khiển phấn đúng cách, giơ bảng và xoá bảng theo các lệnh của giáo viên:
Lệnh 1: Giáo viên gõ một tiếng thước yêu cầu học sinh viết chữ ghi âm,
vần hoặc chữ ghi tiếng, chữ ghi từ vào bảng con.
Lệnh 2: Giáo viên gõ tiếng thước thứ hai yêu cầu học sinh giơ bảng ngay
ngắn.
Lệnh 3: Giáo viên gõ tiếng thước thứ ba học sinh bỏ bảng xuống.
Lệnh4: Giáo viên gõ tiếng thước thứ tư học sinh đọc và xoá bảng.
* Viết vở Tập viết hay Luyện viết:
Khi viết vở tôi hướng dẫn học sinh thưc hiện theo các lệnh sau:
Lệnh 1: Giáo viên gõ tiếng thước thứ nhất và yêu cầu học sinh đặt bút vào

điểm có dấu chấm trong vở viết một dòng chữ ghi âm hoặc chữ ghi tiếng.
Lệnh 2: Giáo viên gõ tiếng thước thứ hai yêu cầu học sinh đặt bút vào
điểm có dấu chấm viết một dòng chữ ghi tiếng hoặc từ.
Lệnh 3, lệnh 4,.. tương tự như vậy cho đến hết bài.
Lưu ý : vở phải được bao bọc cẩn thận, sạch sẽ, không quăn góc.
* Thứ tư: Học sinh cần thực hiện tốt nề nếp học tập, tư thế ngồi viết, cách
cầm bút, để vở và cách trình bày bài viết:
+ Một số quy định về nề nếp học tập: Ngay từ khi vào lớp thì học sinh đã
được biết những quy định phải thực hiện nghiêm túc trong giờ học
+ Tư thế ngồi viết:
Ngay từ những tiết học đầu tiên, tôi đã làm mẫu kết hợp giải thích, hướng
dẫn rất tỉ mỉ về từng động tác tư thế ngồi học để các em hiểu và làm theo như
sau:
Lưng thẳng, không tì ngực vào bàn.
Đầu hơi cúi, mắt cách vở 25-30cm.
Tay phải cầm bút, tay trái tì nhẹ lên mép vở để giữ.
Hai vai ngang bằng.
Hai chân để song song vuông góc với mặt đất, thoải mái
Mắt cách vở khoảng 25-30 cm
+ Cách cầm bút:
- Cầm bút bằng ba đầu ngón tay: ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa.
- Khi viết dùng ba ngón tay di chuyển bút từ trái sang phải, cán bút
nghiêng về bên phải, cổ tay, khuỷu tay và cánh tay cử động mềm mại, thoải mái.
- Không nên cầm bút tay trái.
Tôi cũng làm mẫu và hướng dẫn tỉ mỉ cách cầm bút: Ngón cái và ngón trỏ
đặt ở phía trên, ngón giữa ở phía dưới đỡ đầu bút cách đầu bút khoảng 1 đốt
ngón tay. Cầm bút xuôi theo chiều ngồi, bút đặt nghiêng so với giấy khoảng

5



. Tuyệt đối không cầm bút dựng đứng

-

. Khi viết đưa bút từ trái qua

phải, từ trên xuống dưới, các nét đưa lên hoặc đưa sang ngang phải nhẹ tay.
* Thứ năm: Giáo viên cần nắm chắc kiến thức, viết tốt mẫu chữ quy định
để dạy học sinh.
Để rèn được chữ cho học sinh giáo viên cần nắm chắc kiến thức cơ bản về
mẫu chữ và độ cao con chữ và giúp học sinh khắc sâu và ghi nhớ.
+ Mẫu chữ cái viết thường cỡ vừa:
Các chữ cái được viết với độ cao 5 đơn vị: b, l, h, k, g, y.
Các chữ cái được viết với độ cao 4 đơn vị: d, đ, q, p.
Các chữ cái được viết với độ cao 3 đơn vị: t.
Các chữ cái được viết với độ cao 2,5 đơn vị: r, s.
Các chữ cái được viết với độ cao 2 đơn vị: o, ô, ơ, a, ă, â, u, ư, i, c, e, ê, n, m.
+ Mẫu chữ cái viết thường cỡ nhỏ:
Các chữ cái được viết với độ cao 1 đơn vị: o, ô, ơ, a, ă, â, u, ư, i, c, e, ê, n, m.
Các chữ cái được viết với độ cao 2,5 đơn vị: b, l, h, k, g, y.
Các chữ cái được viết với độ cao 2 đơn vị: d, đ, q, p.
Các chữ cái được viết với độ cao 1,5 đơn vị: t.
Các chữ cái được viết với độ cao 1,25 đơn vị: r, s.
Các dấu thanh được viết trong phạm vi 1 ô vuông có cạnh 0,5 đơn vị.
+ Mẫu chữ cái viết hoa cỡ vừa:
- Các chữ cái được viết với độ cao 5 đơn vị, riêng hai chữ cái được viết với
độ cao 8 đơn vị là: Y, G.
+ Mẫu chữ cái viết hoa cỡ nhỏ:
- Các chữ cái được viết với độ cao 2,5 đơn vị, riêng hai chữ cái được viết

với độ cao 4 đơn vị là: Y, G.
+ Mẫu chữ số được viết với độ cao 2 đơn vị.
Để học sinh viết đúng và đẹp thì học sinh cần nắm được các thuật ngữ dòng
kẻ:“Dòng kẻ ngang 1, ngang 2, ngang 3, ngang 4, ngang 5. Ô li 1, ô li 2…ô li 5.
Đường kẻ ngang trên, ngang dưới của một ô li. Dòng kẻ dọc 1, dòng kẻ dọc 2,
… dòng kẻ dọc 5”trong vở ô li, Vở Tập viết, trên bảng con, bảng lớp. Tiếp theo
tôi hướng dẫn cho học sinh nắm chắc và viết tốt các nét cơ bản của chữ. Nắm
được tên gọi và cấu tạo của từng nét cơ bản bao gồm: Nét ngang, nét sổ, nét
xiên trái, nét xiên phải, nét móc xuôi, nét móc ngược, nét móc hai đầu (là kết
hợp của nét móc xuôi và nét móc ngược), nét cong hở phải, nét cong hở trái, nét
cong khép kín, nét khuyết trên, nét khuyết dưới, nét thắt. Việc nắm chắc cách
viết, viết đúng, viết đẹp thành thạo các nét cơ bản sẽ nắm được cấu tạo của từng
chữ cái giúp cho việc nối các nét thành chữ cái sẽ dễ dàng hơn.
+ Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh viết chữ m tôi hướng dẫn như sau:
- Nét 1: Đặt bút giữa đường kẻ 2 ( ĐK 2) và đường kẻ 3 (ĐK 3), viết nét
móc xuôi trái chạm ĐK3, dừng bút ở ĐK1.
- Nét 2: Từ điểm dừng bút nét 1, rê bút lên gần ĐK 2 để viết tiếp nét móc
xuôi thứ hai có độ rộng bằng một ô li rưỡi; dừng bút ở ĐK1.
- Nét 3: Từ điểm dừng bút của nét 2, rê bút lên gần ĐK 2 để viết tiếp nét
6


móc hai đầu (độ rộng bằng nét 2); dừng bút ở ĐK2.
* Thứ sáu: Khắc sâu những lỗi học sinh thường gặp khó khăn.
- Khi chấm bài tôi chữa lỗi, nhận xét, hướng dẫn và cho học sinh khắc sâu
hơn và không quên chỉ bảo, khích lệ, động viên để học sinh tự tin vào bản thân
khi viết bài và nhận ra những lỗi cần khắc phục. Bên cạnh đó, tôi viết mẫu vào
vở để học sinh về nhà luyện viết cho đúng và đẹp hơn.
Mặt khác, tôi chú ý dạy học sinh nắm chắc cách kết hợp giữa âm và vần
để các em đọc đúng, viết đúng như:

+ Chữ ghi âm k thường kết hợp được với các chữ ghi âm: e, ê, i (đứng
sau).
Ví dụ: ki, ke, kê,…
+ Chữ ghi âm k thường kết hợp được với các vần có âm: e, i, ê đứng
trước như: kiến, kền, kèn,…
+ Chữ ghi âm gh chỉ kết hợp được với các chữ ghi âm: e, ê, i (đứng sau)
Ví dụ: ghi, ghê, ghe.
+ Chữ ghi âm gh chỉ kết hợp được với các vần có âm: e, i, ê đứng trước.
Ví dụ: ghềnh,…
+Chữ ghi âm ngh chỉ kết hợp được với các chữ ghi âm: e, ê, i (đứng sau)
Ví dụ: nghi, nghề, nghe,…
+ Chữ ghi âm ngh chỉ kết hợp được với các vần có âm: e, i, ê đứng trước.
Ví dụ: nghiền, nghênh,…
+ Chữ ghi âm g hoặc ng chỉ kết hợp được với các âm hoặc vần có âm: o,
ô, ơ, u, ư, a, ă, â đứng trước.
Ví dụ: ga, gô, go,… nga, ngo, ngô,…
+ Chữ ghi âm c không kết hợp được với âm e, i, ê mà chỉ kết hợp được
với các âm hoặc vần có âm: o, a, ô, ơ, u, ư, â, ă đứng trước.
- Ngoài ra tôi còn giải nghĩa từ, giúp học sinh đọc đúng, hiểu đúng.
* Thứ bảy: Phối hợp với phụ huynh trong việc rèn chữ cho học sinh. Đây
cũng là một mối quan hệ hết sức cần thiết. Ở lứa tuổi này các em còn ham chơi,
hay quên. Chính vì vậy, gặp gỡ trao đổi để phụ huynh hiểu được việc quan tâm,
rèn học rèn viết là rất quan trọng. Sau đó hướng dẫn phụ huynh chuẩn bị đồ
dùng học tập cho học sinh như vở ô 5 ô li và bút chì 2B, tẩy, gọt bút. Khi giáo
viên giao bài về nhà thì phụ huynh dành thời gian theo dõi và giúp đỡ. Nếu phụ
huynh cần giáo viên giúp đỡ thì chụp lại bài viết gửi cho giáo viên cần chỉnh sửa
chỗ nào thì giáo viên sẽ hướng dẫn cụ thể và cho các em hoàn thiện bài viết hơn.
* Thứ tám: Lập kế hoạch bài học và phương pháp dạy học cụ thể cho
mỗi tiết học Tập viết và mỗi phần luyện tập.
Lập kế hoạch bài học là một khâu quan trọng trong quá trình dạy học.

Việc lập kế hoạch bài học giúp người giáo viên có kiến thức rõ ràng về việc dạy
cái gì và dạy vào lúc nào, dạy như thế nào và học sinh cần học ra sao. Làm cho
người giáo viên tự tin hơn và thấy mình đã chuẩn bị đúng hướng. Lập kế hoạch
bài học cho phép người giáo viên tập trung suy nghĩ về những vấn đề chủ yếu
trước khi lên lớp, ứng phó kịp thời và đúng đắn trước những tình huống có thể
xảy ra. Đòi hỏi người giáo viên suy nghĩ về đăc trưng môn học, về mục tiêu bài
học, về đặc điểm học sinh, về phương pháp dạy học và đánh giá.
7


Để lập tốt kế hoạch bài học trong phân môn Tập viết người giáo viên cần
nắm chắc nội dung, chương trình, phương pháp dạy học và quy trình dạy học.
Thấy được điểm khác nhau giữa cách dạy học sinh tập viết trong trong tiết Học
vần và trong giờ Tập viết. Soạn tốt kế hoạch bài dạy một cách cụ thể rõ ràng. Ở
lớp 1, yêu cầu dạy Tập viết được tiến hành trong cả bài dạy Học vần và trong
tiết Tập viết. Phần hướng dẫn học sinh tập viết chữ thường cỡ vừa và nhỏ; tô
chữ hoa cỡ vừa; viết các từ ngữ, các chữ số đã học (từ 0 đến 9), được tiến hành
trong bài dạy Học vần, Tập viết, được thực hiện qua 2 bước: viết trên bảng con
(sau khi học đọc chữ ghi âm, tiếng, từ mới) và viết trong vở Tập viết 1 (sau khi
luyện đọc từ ngữ, câu ứng dụng). Tiết Tập viết trong tuần chủ yếu dành cho học
sinh thực hành luyện viết ứng dụng từ ngữ đã học trong bài học vần hoặc tô chữ
viết hoa, luyện viết, củng cố vần, từ ngữ ứng dụng ở phần Luyện tập tổng hợp.
Nội dung dạy Tập viết:
Mỗi tuần chỉ có 1 tiết Tập viết. nhiệm vụ chính là dạy học sinh luyện viết
đúng theo mẫu chữ do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Trong vở Tập viết,
mỗi bài có 3 mục ứng với nội dung sau:
- Tập tô các chữ hoa theo trình tự bảng chữ cái ( A, Ă, Â, B, C, D, Đ, E,
Ê,G, H, I, K, L, M, N,…).
- Tập viết các vần bằng chữ thường, cỡ vừa và nhỏ (là các vần đã ôn luyện
ở bài đọc trước đó).

- Tập viết các từ ngữ bằng chữ thường cỡ vừa và nhỏ (là các từ ngữ gắn
với nội dung bài đọc, với các vần đã được ôn luyện trong bài đọc).
a/ Quy trình dạy Tập viết trong tiết học vần:
+ Hướng dẫn học sinh viết bảng con:
- Giới thiệu mẫu chữ viết (theo bìa mẫu chữ Dạy Tập viết – TBDH tối
thiểu do Bộ Giáo dục và Đào tạo cung cấp): Giáo viên chỉ vào chữ mẫu, nêu rõ
đặc điểm, cấu tạo, cách viết.
- Giáo viên viết mẫu (trên bảng phụ hoặc bảng lớp).
- Hướng dẫn học sinh viết chữ ghi âm (vần) vào bảng con.
- Hướng dẫn học sinh viết chữ ghi tiếng, từ mới.
+ Hướng dẫn học sinh viết trong vở Tập viết 1.
Quy trình dạy Tập viết trong tiết Tập viết:
A. Ổn đinh:
B. Kiểm tra bài cũ
- Giáo viên kiểm tra bài viết ở nhà trong vở Tập viết.
- Học sinh lần lượt viết bảng (bảng lớp, bảng con) 2 từ ngữ đã học ở tiết
trước.
C. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn học tô chữ hoa
- Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét chữ hoa:
+ Học sinh quan sát chữ hoa trên bảng phụ và trong vở Tập viết.
+ Giáo viên nhận xét số lượng nét và kiểu nét của chữ mẫu.
+ Giáo viên nêu quy trình viết và hướng dẫn viết (vừa nói vừa tô chữ
trong khung chữ)
8


- Học sinh tập tô 1-2 chữ hoa cho mỗi chữ trong vở Tập viết.
3/ Hướng dẫn viết vần, từ ngữ ứng dụng

- Học sinh đọc các vần, từ ngữ ứng dụng.
- Học sinh quan sát các vần và từ ngữ ứng dụng viết mẫu trên bảng phụ
và trong vở Tập viết 1, tập hai.
- Giáo viên lưu ý độ cao, nét nối giữa các con chữ, khoảng cách giữa các
chữ.
- Học sinh tập viết trên bảng con.
* Lưu ý: Hướng dẫn viết vần và từ ngữ ứng dụng phần Luyện tập tổng
hợp mang tính chất luyện tập, thực hành, giáo viên không nên mất thời gian
hướng dẫn lại về cách viết các nét của từng vần, từng con chữ. Nếu cần, chỉ
hướng dẫn riêng đối với học sinh yếu kém.
4/ Hướng dẫn học sinh viết trong vở Tập viết
- Học sinh tập tô chữ hoa; tập viết các vần; các từ ngữ theo mẫu chữ trong
vở Tập viết.
- Tuỳ theo điều kiện thời gian và trình độ viết của học sinh trong lớp, giáo
viên yêu cầu học sinh viết khoảng 1/2 hoặc 2/3 số chữ, số dòng ở vở Tập viết
Giáo viên quan sát, hướng dẫn cho từng em biết cách cầm bút đúng, có tư thế
ngồi đúng, hướng dẫn các em sửa lỗi trong bài viết.
- Giáo viên chấm chữa 5- 6 bài cho học sinh. Sau đó nêu nhận xét để cả lớp
rút kinh nghiệm.
D. Củng cố:
- Giáo viên nhận xét chung về tiết học, khen những học sinh viết đẹp.
E. Dặn dò:
- Dặn học sinh luyện viết trong vở Tập viết 1, tập hai-phần B (luyện viết
ở nhà).
Với mỗi giờ dạy Tập viết, tôi đều thực hiện đầy đủ các bước. Hướng dẫn
học sinh quan sát, nhận xét; giáo viên viết mẫu, học sinh tập viết bảng con, bảng
lớp, hướng dẫn học sinh viết vào vở đến bước chấm bài và chữa bài.
Khi hướng dẫn học sinh thực hành luyện viết tôi luôn quan tâm theo dõi
hoạt động viết chữ của học sinh để kịp thời nhắc nhở và uốn nắn, giúp đỡ để học
sinh viết đúng hoặc biểu dương những học sinh viết đẹp, giúp học sinh thấy rõ

thành công hay hạn chế trong bài tập viết của các em. Trong quá trình dạy viết,
tôi còn để học sinh tự nhận xét chữ viết, tự sửa chữa cho nhau khi cần thiết.
Những em viết yếu, ngoài sự kèm cặp của cô giáo còn được sự giúp đỡ của các
bạn trong nhóm, trong lớp.
Tốc độ viết cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng chữ viết. Thời gian
đầu tôi cho các em viết chậm. Khi viết đẹp tôi mới cho tăng dẫn tốc độ viết, tạo
cho các em thói quen khi viết xong mỗi chữ, mỗi từ, phải nhẩm lại kiểm tra độ
chính xác.
Một phương pháp không thể thiếu khi rèn chữ viết là phương pháp luyện
tập, mỗi học sinh ngoài vở tập viết bắt buộc ra tôi còn cho các em chuẩn bị 2
loại vở nữa là vở ô li (loại giấy đẹp) và vở thực hành luyện viết để hướng dẫn
tập viết ở nhà và luyện tập vào giờ học tăng buổi (buổi chiều). Mỗi loại vở tôi
đều thường xuyên chấm, nhận xét ưu, khuyết điểm cho từng em.
9


* Thứ chín: Kết hợp sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, phong
trào thi đua.
Hiệu quả của các tiết học cũng phụ thuộc rất lớn đến việc sử dụng các
phương pháp dạy học của người giáo viên. Vì vậy cần sử dụng linh hoạt các
phương pháp dạy học học gây hứng thú cho học sinh, không nhàm chán mang
lại hiệu quả trong tiết học hơn. Như trong phân môn Tập viết cẩn sử dụng các
phương pháp làm cho tiết học sinh động như: phương pháp trực quan, phương
pháp luyện chữ, phương pháp quan sát và kết hợp phương pháp đàm thoại, vấn
đáp giúp các em khắc sâu bài học hơn. Tổ chức thi “Rèn chữ giữ vở”, “Đôi bạn
cùng tiến” trong từng tháng. Động viên khen ngợi kịp thời những tổ hay cá
nhân thực hiện tốt, đặc biệt những tổ hay cá nhân có tiến bộ, tạo cho học sinh sự
hứng khởi hăng hái thi đua rèn luyện.
4.3 Các điều kiện, phương tiện cần thiết để thực hiện và áp dụng giải
pháp:

Muốn sáng kiến có hiệu quả tối ưu thì giáo viên cần:
- Xây dựng cho lớp mình có nề nếp.
- Giáo viên phải là người viết mẫu thật tốt để cuốn hút học sinh chú ý
quan sát.
- Tổ chức trò chơi, thi đua viết đẹp, tuyên dương, khen ngợi học sinh
đúng lúc, kịp thời.
Bên cạnh đó, chúng ta cần có sự phối hợp của giữa gia đình và nhà trường
để đạt kết quả tốt nhất.
* Đối với nhà trường:
- Nhà trường cần trang bị các tài liệu giúp giáo viên giảng dạy tốt.
- Cần quan tâm và khuyến khích học sinh rèn viết chữ nhiều hơn.
* Đối với học sinh:
- Học sinh cần kiên trì và tập trung học tập
- Học sinh cần phải luyện viết ở nhà thường xuyên.
- Học sinh cần luyện viết theo sự hướng dẫn của giáo viên.
* Đối với gia đình:
Gia đình quan tâm hơn đến việc học của học sinh, cố gắng dành thời gian
cho con em hơn, nhắc nhở học sinh luyện viết thường xuyên ở nhà. Thường
xuyên phối hợp với giáo viên để có hướng phát triển tốt
4.4 Các bước thực hiện giải pháp, cách thức thực hiện giải pháp:
- Lập kế hoạch ngay từ đầu năm học.
- Giáo viên lập sáng kiến sẽ áp dụng ngay trong lớp mình dạy.
- Tổ chức nghiên cứu các biện pháp trong tổ để áp dụng giải pháp mới.
- Áp dụng tất cả các lớp để từng giáo viên rút kinh nghiệm.
- Theo dõi, đối chiếu chất lượng của năm học trước.
4.5 Khả năng áp dụng của sáng kiến:
Với những biện pháp mà tôi đã đưa ra nếu giáo viên sử dụng thường
xuyên ở lớp sẽ nâng cao hiệu quả viết chữ của học sinh. Tuy thời gian không
nhiều, với cách tổ chức theo biện pháp nêu trên, hiệu quả giờ dạy nâng lên rõ
10



rệt. Số học sinh viết đúng, viết đẹp có nâng lên. Do đó, với biện pháp nêu trên,
tôi sử dụng thường xuyên và lâu dài qua các tiết học thì sẽ có số lượng học sinh
viết đúng, viết đẹp ngày càng nhiều. Tôi đã áp dụng các biện pháp rèn chữ viết
cho học sinh từ sau khi kiểm tra chất lượng đầu năm đến cuối học kì I dù thời
gian chưa nhiều nhưng hiệu quả viết chữ của học sinh nâng lên rõ rệt.
Đề tài trên sát với thực tiễn, phù hợp với nhu cầu hiện nay. Vì vậy, khả
năng ứng dụng của đề tài rộng. Khi ứng dụng vào thực tế, các giáo viên có thể
bổ sung để hoàn chỉnh thêm để việc dạy và học phân môn Tập viết ngày càng
hoàn thiện, đáp ứng được yêu cầu môn học. Một số biện pháp trên không chỉ áp
dụng khi dạy phân môn Tập viết lớp 1/2 mà có thể áp dụng cho khối lớp 1.
5. Lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến
theo ý kiến của tác giả:
Trên cơ sở một số biện pháp đã đề ra, tôi tiến hành thiết kế kế hoạch bài
học sau và đã tiến hành dạy thử nghiệm.
BÀI: THANH KIẾM – ÂU YẾM – AO CHUÔM - BÁNH NGỌT
(Tuần 17)
I. MỤC TIÊU:
- Viết đúng các chữ: thanh kiếm, âu yếm, ao chuôm, bánh ngọt,... kiểu chữ
viết thường, cỡ vừa theo vở tập viết 1, tập một.
- HS biết cẩn thận khi rèn viết chữ.
II. CHUẨN BỊ: Mẫu viết bài 15, vở viết, bảng … .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định:
2. KTBC:
HS lên bảng viết: Đỏ thắm.
1HS viết .

Nhận xét bài cũ.
3. Bài mới :
Qua mẫu viết GV giới thiệu và ghi tựa bài.
HS nêu tựa bài.
3.1. Hướng dẫn viết:
GV hướng dẫn học sinh quan sát bài viết.
HS theo dõi ở bảng lớp.
GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu cách viết.
Thanh kiếm, âu yếm, ao chuôm,
Gọi học sinh đọc nội dung bài viết.
bánh ngọt, bãi cát, thật thà.
Phân tích độ cao, khoảng cách các chữ ở bài HS tự phân tích.
viết.
Học sinh nêu : các con chữ được
viết cao 5 dòng kẽ là: h, b. Các
con chữ được viết cao 3 dòng kẽ
là: t. Các con chữ kéo xuống tất
cả 5 dòng kẽ là: g, y còn lại các
nguyên âm viết cao 2 dòng kẽ.
11


HS viết bảng con.
GV nhận xét và sửa sai cho học sinh trước khi
tiến hành viết vào vở tập viết.
GV theo dõi giúp các em viết chậm hoàn thành
bài viết của mình tại lớp.
3.2. Thực hành :
Gọi học sinh nhắc lại tư thế ngồi viết, cách
cầm bút, để vở.

Giáo viên kiểm tra bút viết và cách cầm bút,
để vở của học sinh.Nhắc học sinh thực hiện
đúng tư thế ngồi học.
Cho HS viết bài vào tập.
GV theo dõi nhắc nhở động viên một số em
viết chậm, giúp các em hoàn thành bài viết
4. Củng cố:
Hỏi lại tên bài viết.
Gọi HS đọc lại nội dung bài viết.
GDHS biết cẩn thận giữ vở, rèn chữ.
Nhận xét tuyên dương.
5. Dặn dò:
Nhận xét tiết học.
Viết bài ở nhà, xem bài mới.

Khoảng cách giữa các chữ bằng
1 vòng tròn khép kín.
Học sinh viết 1 số từ.

HS thực hành bài viết

HS nêu: Thanh kiếm, âu yếm, ao
chuôm, bánh ngọt.

HS lắng nghe.

- Sự chuyển biến khi vận dụng các biện pháp vào tiết dạy:
Tôi đã tiến hành dạy thử nghiệm 1 Tiết tập viết trong đó có vận dụng các
biện pháp đã đề ra hướng dẫn học sinh rèn viết chữ. Trong quá trình dạy, tôi đã
thực hiện đúng mục tiêu của bài học, đúng quy trình của giờ tập đọc, học sinh

hiểu bài và biết viết đúng, đẹp. Việc áp dụng các biện pháp trên vào tiết dạy, tôi
thấy học sinh biết cách viết chữ đúng quy định trên cơ sở những cách hướng dẫn
mẫu của giáo viên. Chẳng hạn, học sinh biết xác định giọng độ cao các con chữ,
độ rộng, khoảng cách, các nét nối, điểm đặt bút, điểm dừng bút.
Qua thực tế giảng dạy, tôi thấy phương pháp rèn viết chữ giúp học sinh
biết cách viết và viết tốt nhằm phát huy tính tích cực, chủ động hơn trong giờ
học. Những biện pháp đề ra bước đầu có hiệu quả.
- Sự chuyển biến về khả năng viết của học sinh :
+ Qua hướng dẫn mẫu của giáo viên học sinh viết đúng mẫu, ham thích
tập viết hơn.
+ Học sinh thích viết với nhiều hình thức: thi viết giữ các cá nhân,
nhóm ...
+ Học sinh viết tốt hơn vì thế vận dụng các biện pháp nêu ra ở trên và
luyện tập thường xuyên học sinh sẽ viết tốt và chất lượng chữ viết ngày được
nâng cao.
12


Tôi thấy biện pháp đề ra bước đầu có hiệu quả. Tuy nhiên, trong quá trình
giảng dạy vẫn có một vài thiếu sót. Nếu biện pháp này được vận dụng thường
xuyên và giáo viên sử dụng khéo léo cho phù hợp với đối tượng học sinh sẽ
nâng cao chất lượng rèn chữ viết ở lớp 1/2.
6. Lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần
đầu, kể cả áp dụng thử:
* Kết quả thu được:
Sau một thời gian áp dụng những phương pháp trên vào việc rèn viết chữ
cho học sinh tại lớp 1/2 là lớp do tôi làm chủ nhiệm. Tôi đã tiến hành chấm bài
học sinh.
Sau khi chấm bài tôi thu được kết quả sau:

Lớp

Tổng
số HS

1/2

35

Số HS viết
Số HS viết Số HS viết
chưa đạt yêu Số HS viết
rõ ràng
đúng, đẹp
cầu
trung bình
SL

TL%

SL

TL%

SL

5

14,2%


11

31,4% 9

TL%

SL

TL %

25,7%

9

25,7%

Từ kết quả hai bảng số liệu (trước và sau khi áp dụng) và bài viết của học
sinh tôi thấy:
Lần đầu, khi chưa áp dụng phương pháp nâng cao chất lượng chữ viết mà
tôi đưa ra thì lớp thử nghiệm chỉ có 3 em viết đúng, đẹp, 6 em viết chưa đạt yêu
cầu trong quá trình viết các em hay mắc lỗi về tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để
vở. Một số em chữ viết còn tẩy xoá nhiều, vở còn bị quăn góc, các chữ còn sai
nhiều về độ cao, độ rộng, khoảng cách, các nét nối, điểm đặt bút, điểm dừng bút
chưa đúng nên chất lượng chữ viết cũng như chất lượng vở sạch còn thấp.
Lần thứ hai, sau khi áp dụng phương pháp nâng cao chất lượng chữ viết
mà tôi đưa ra vào dạy Tập viết ở lớp 1/2 do tôi chủ nhiệm, tôi thấy kết quả có
nhiều chuyển biến. Đa số các em ngồi viết đúng tư thế, cầm bút đúng cách và
viết đúng kĩ thuật. Viết cẩn thận, nắn nót đã thành thói quen của học sinh. Một
số em khi mới vào học đến giờ Tập viết rất ngại nhưng từ khi các em nắm được
kĩ thuật viết chữ đúng các em hồ hởi và phấn khởi, tâm lí vui vẻ thoải mái hơn

khi học môn Tập viết.
Từ kết quả trên đã khẳng định phương pháp rèn chữ viết cho học sinh mà
tôi đề xuất là phù hợp và có hiệu quả. Không những các em viết đẹp, viết đúng
mà các em còn có tư thế ngồi viết đúng.

13



×