Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Thông tin nông nghiệp nước ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.75 KB, 3 trang )

Thông tin nông nghiệp nước ngoài


Nguồn: nongnghiep.vn
1. Cào cào, châu chấu - thủ phạm truyền virus cho vật nuôi
Các chuyên gia Trung tâm nghiên cứu Nông nghiệp của Mỹ (ARS) vừa kết thúc
nghiên cứu và phát hiện thấy cào cào, châu chấu là thủ phạm truyền virus cho vật
nuôi. Kết luận này được dựa vào nghiên cứu động vật ở miền Tây Nam nước Mỹ
bị mắc phải loại virus có tên là VSV (Vescular Stomatity Virus). Đây là loại virus
rất nguy hiểm gây bệnh ở gia súc, gia cầm vật nuôi từ năm 2006.
Theo đó, khi bị nhiễm virus VSV, động vật thường phát sinh mụn rộp trên da gây
đau đớn, nhất là động vật nhóm móng guốc. Trong thời gian nhiễm bệnh nhớt nhãi
của vật nuôi là nơi chứa rất nhiều virus VSV, là môi chất gây lan truyền trực tiếp
từ động vật sang động vật. Nguồn virus chính là từ đất và cây trồng, sau đó được
cào cào, châu chấu lan truyền, nhất là khi chúng ăn phải lá cây bị nhiễm virus và
lây sang thức ăn cho động vật.
2. Tìm ra gen sản xuất hóa chất THC
Các chuyên gia ở ĐH Minnesota (Mỹ) vừa phát hiện ra một số gen trong cây gai
dầu cho phép loại cây này sản xuất hóa chất THC, đây là một hóa chất tác động
đến tâm thần. Phát hiện trên mở ra một triển vọng mới trong lĩnh vực ứng dụng
trong y học và trong công nghiệp. Tại một số quốc gia người ta cấm trồng loại cây
này nhưng cũng có nơi lại cho phép để phục vụ mục đích sản xuất dầu và dây
thừng.
Theo nhóm nghiên cứu thì những gen vừa phát hiện đóng một vai trò quan trọng
trong việc sản xuất THC trong cây gai dầu, đây là hợp chất quan trọng mà từ lâu
người ta tình nghi gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh con người và là thủ phạm gây
nghiện thuốc phiện.
3. Sinh đẻ có kế hoạch là cách tốt nhất để giảm hiệu ứng nhà kính
Theo nghiên cứu mới nhất của các chuyên gia ở ĐH Kinh tế Luân Đôn Anh (LSE)
thì việc sử dụng các phương pháp tránh thai vừa rẻ tiền lại có tác dụng tốt nhất
trong việc ngăn ngừa nguy cơ phát tán khí CO


2
gây hiệu ứng khí nhà kính, gây
biến đổi khí hậu. Cũng theo các chuyên gia ở LSE thì trong giai đoạn từ 2010-
2050 dân số thế giới sẽ bùng nổ nhưng nếu áp dụng phương pháp tránh thai thì
lượng CO
2
phát tán sẽ giảm mà chi phí để tạo CO
2
chỉ có 7 USD/tấn so với 24
USD của ngành sản xuất điện năng nói chung và 83 USD/tấn đối với các nhà máy
điện từ than.
4. Cà chua tưới bằng nước tiểu có lợi hơn so với dùng phân bón hóa học
Một nghiên cứu của các chuyên gia ĐH Kuopio (Phần Lan) vừa công bố trên tạp
chí Hóa thực phẩm số ra cuối tháng 9/2009 cho biết, cà chua tưới bằng nước tiểu
có lợi hơn so với bón phân hóa học, cho năng suất cao gấp 4,2 lần so với các loại
phân bón khác, kể cả phân của các loài động vật. Ngoài ra chất lượng cà chua
cũng thơm ngon và chứa nhiều dưỡng chất hơn. Lý do, nước tiểu con người có
chứa lượng đạm cao như nitơ, kali, phốtpho, đây là những dưỡng chất chính giúp
cây trồng phát triển tốt.
Trong nghiên cứu này các chuyên gia ở ĐH Kuopio đã sử dụng nước tiểu con
người thu gom được trong hai năm và ủ trong vòng 6 tháng với mức nhiệt độ 7
o
C
sau đó kiểm tra hàm lượng khuẩn và các chất vi sinh. Qua phân tích cho thấy hàm
lượng đạm có trong nước tiểu nói trên tốt hơn cả phân bón từ thực vật và phân bón
hóa chất.
5. Tìm ra căn bệnh gây ong chết hàng loạt
Từ năm 2006 có tới 30% lượng ong ở Mỹ bị chết hàng loạt mà người ta không tìm
được nguyên nhân. Mới đây các chuyên gia ở ĐH Illinoi và Bộ Nông nghiệp Mỹ
đã phối hợp nghiên cứu sử dụng bản đồ gen của loài ong và phát hiện thấy loại

bệnh có tên là CCD (Colony Collapse Disorder), tạm dịch là bệnh rối loạn suy sụp
đàn ong. Qua so sánh hệ gen giữa ong khỏe mạnh và ong mắc bệnh, các nhà khoa
học đã tìm thấy các RNA đoạn ngắn ở ong mắc bệnh, bị tổn thương nặng, đặc biệt
là những con ong mắc bệnh nghiêm trọng, chúng bị nhiễm một loại virus có tên là
Picorna-Like Virus.
Đây là loại virus tấn công các ribosome, chui vào các ribosome và làm thay đổi
cấu trúc của các ribosome này, tạo ra các protein có chứa virus thay vì sản xuất
protein khỏe mạnh và một khi một ribosome mắc bệnh thì chúng sẽ lan truyền và
tăng nhanh về số lượng, gây stress đẩy ong vào trường hợp ốm yếu và dẫn đến tử
vong hàng loạt.

×