BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NỘI VỤ- BỘ TÀI CHÍNH
Số: / 2010/TTLT-BGDĐT-BNV- BTC
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày tháng năm 2010
Dự thảo 2
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
Sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Thông tư liên tịch số 06/2007/TTLT
BGDĐT-BNV-BTC ngày 27 tháng 3 năm 2007 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo,
Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 61/2006/NĐ-CP
ngày 20/6/2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý
giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính
phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục
và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 48/2008/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Chính
phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài
chính;
Căn cứ Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ về
chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên
biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số
quy định tại Thông tư liên tịch số 06/2007/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 27
tháng 3 năm 2007 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính
hướng dẫn thực hiện Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ
về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên
biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (sau đây gọi là Thông
tư liên tịch số 06/2007/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC), như sau:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung về đối tượng áp dụng
Bổ sung điểm c, khoản 1, mục I Thông tư liên tịch số 06/2007/TTLT-
BGDĐT-BNV-BTC, như sau:
Cán bộ quản lý giáo dục quy định tại điểm a và b khoản 1 mục I Thông tư
liên tịch số 06/2007/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC, bao gồm:
- Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Giám đốc, Phó Giám đốc các trung tâm, cơ
sở giáo dục;
- Các nhà giáo (bao gồm cả những người đã là Hiệu trưởng, Phó Hiệu
trưởng, Giám đốc, Phó Giám đốc các trung tâm, cơ sở giáo dục) được phân công
làm việc tại các phòng, ban chuyên môn, nghiệp vụ của các cơ sở giáo dục hoặc
công tác tại các phòng giáo dục và đào tạo mà cơ quan phòng giáo dục và đào tạo
hoặc cơ sở giáo dục đóng trên địa bàn thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc
biệt khó khăn quy định ở Điều 2 của Thông tư này.
Điều 2. Sửa đổi, bổ sung về phạm vi áp dụng
Sửa đổi, bổ sung điểm b, khoản 2, mục I Thông tư liên tịch số
06/2007/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC, như sau:
1. Danh mục các xã, thôn, bản thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc
biệt khó khăn quy định tại các văn bản sau:
- Quyết định số 106/2004/QĐ-TTg ngày 11 tháng 6 năm 2004 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển
và hải đảo;
- Quyết định số 164/2006/QĐ-TTg ngày 11 tháng 7 năm 2006 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an
toàn khu vào diện đầu tư Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt
khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006-2010 (Chương trình
135 giai đoạn II);
- Quyết định số 113/2007/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt danh sách xã hoàn thành mục tiêu Chương trình phát
triển kinh tế - xã hội các xã vùng đồng bào dân tộc, miền núi, biên giới và vùng
sâu, vùng xa giai đoạn 1999-2005, bổ sung các xã, thôn, bản vào diện đầu tư của
Chương trình 135 giai đoạn II và xã vùng bãi ngang ven biển và hải đảo vào diện
đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006-2010;
- Quyết định số 69/2008/QĐ-TTg ngày 28 tháng 5 năm 2008 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt bổ sung danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới,
xã an toàn khu vào diện đầu tư Chương trình 135 giai đoạn II và danh sách xã ra
khỏi diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II;
- Quyết định số 01/2008/QĐ-UBDT ngày 11/01/2008 của Ủy ban Dân tộc về
việc phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực II vào diện đầu
tư của Chương trình 135 giai đoạn II.
2. Các xã (trừ thị trấn) thuộc các huyện nghèo (không gồm các xã, thôn, bản
quy định tại khoản 1 Điều này) theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27
tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và
bền vững đối với 61 huyện nghèo được áp dụng các chế độ trợ cấp, phụ cấp quy
định tại Thông tư liên tịch số 06/2007/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC và Thông tư liên
tịch này.
3. Các quyết định khác của Thủ tướng Chính phủ, của cơ quan được Thủ
tướng Chính phủ giao thẩm quyền ban hành về việc bổ sung, sửa đổi danh sách các
huyện nghèo và các xã, thôn, bản có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
(nếu có).
2
Điều 3. Sửa đổi, bổ sung về phụ cấp thu hút
1. Đối tượng được hưởng phụ cấp thu hút
Sửa đổi, bổ sung điểm a, khoản 4, mục II Thông tư liên tịch số
06/2007/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC, như sau:
Nhà giáo, Cán bộ quản lý giáo dục thuộc đối tượng áp dụng tại điểm a, b,
khoản 1, mục I Thông tư liên tịch số 06/2007/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC và Điều
1 Thông tư này, bao gồm người đang giảng dạy, công tác tại vùng có điều kiện
kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại Điều 2 của Thông tư này.
2. Mức phụ cấp thu hút và thời gian hưởng
Sửa đổi, bổ sung điểm b, khoản 4, mục II Thông tư liên tịch số
06/2007/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC, như sau:
- Mức phụ cấp thu hút bằng 70% mức lương theo ngạch, bậc hiện hưởng
cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có);
- Phụ cấp thu hút trả theo thời gian công tác thực tế của nhà giáo, cán bộ
quản lý giáo dục tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn quy định
tại Điều 2 của Thông tư này. Trường hợp nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có thời
gian công tác tại nhiều vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn vượt
quá 5 năm thì tổng thời gian được tính chi trả phụ cấp thu hút cũng không vượt quá
5 năm.
Ví dụ 7. Ông Nguyễn Văn X, giáo viên tiểu học, đã có thời gian công tác đủ
5 năm ở Trường Tiểu học Q thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó
khăn (quy định tại Điều 2 Thông tư này), ông X cũng đã được hưởng phụ cấp thu
hút đủ 5 năm trong thời gian công tác ở Trường Tiểu học Q. Nay ông X lại được
cấp có thẩm quyền điều động đến công tác ở Trường Tiểu học Y cũng thuộc vùng
có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, thì ông X không thuộc đối tượng
được hưởng phụ cấp thu hút (vì ông X đã hưởng đủ 5 năm ở lần công tác trước đó,
tại Trường Tiểu học Q).
3. Thời điểm tính hưởng phụ cấp thu hút
Bổ sung điểm d, khoản 4, mục II Thông tư liên tịch số 06/2007/TTLT-
BGDĐT-BNV-BTC, như sau:
- Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác tại cơ sở giáo dục thuộc thôn
đặc biệt khó khăn quy định tại Quyết định số 01/2008/QĐ-UBDT của Ủy ban Dân
tộc từ trước ngày 16 tháng 02 năm 2008 và hiện vẫn đang công tác tại cơ sở giáo
dục thuộc thôn đặc biệt khó khăn thì thời điểm tính hưởng phụ cấp thu hút quy
định tại Nghị định số 61/2006/NĐ-CP kể từ ngày 16 tháng 02 năm 2008 (là ngày
Quyết định số 01/2008/QĐ-UBDT của Ủy ban Dân tộc có hiệu lực thi hành).
Ví dụ 8. Bà Lê Thị N, giáo viên mầm non đã công tác tại cơ sở giáo dục
mầm non T thuộc thôn đặc biệt khó khăn (quy định tại Quyết định số 01/2008/QĐ-
UBDT của Ủy ban Dân tộc) từ ngày 01/01/2007 và công tác liên tục từ đó đến nay
3
thì bà N được tính hưởng phụ cấp thu hút kể từ ngày 16 tháng 02 năm 2008 (là
ngày Quyết định số 01/2008/QĐ-UBDT của Ủy ban Dân tộc có hiệu lực thi hành).
Thời gian hưởng tối đa là 5 năm.
- Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đã công tác tại cơ sở giáo dục tại các xã
thuộc các huyện nghèo (quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính
phủ) từ trước ngày 27 tháng 12 năm 2008 và hiện vẫn tiếp tục công tác tại cơ sở
giáo dục thuộc các xã trên, thì thời điểm tính hưởng phụ cấp thu hút quy định tại
Nghị định số 61/2006/NĐ-CP kể từ ngày 14 tháng 12 năm 2009 (là ngày Thông tư
liên tịch số 10/2009/TTLT-BKH-BTC ngày 30 tháng 10 năm 2009 của liên Bộ
Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính Quy định lồng ghép các nguồn vốn thực
hiện Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn các
huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ có hiệu lực).
Ví dụ 9. Ông Nguyễn Văn K, giáo viên tiểu học đã công tác tại trường tiểu
học N của xã thuộc địa bàn huyện nghèo (quy định tại Nghị quyết số
30a/2008/NQ-CP của Chính phủ) từ ngày 01/01/2007 và công tác liên tục từ đó
đến nay thì ông K được tính hưởng phụ cấp thu hút kể từ ngày 14/12/2009. Thời
gian hưởng tối đa là 5 năm.
- Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhận quyết định tuyển dụng, tiếp nhận,
điều động, bổ nhiệm hoặc được phân công đến công tác tại cơ sở giáo dục thuộc
các thôn, bản đặc biệt khó khăn sau ngày 16 tháng 02 năm 2008 (là ngày Quyết
định số 01/2008/QĐ-UBDT của Ủy ban Dân tộc có hiệu lực thi hành) và công tác
ở các xã thuộc các huyện nghèo quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của
Chính phủ sau ngày 14 tháng 12 năm 2009 (là ngày Thông tư liên tịch số
10/2009/TTLT-BKH-BTC của liên Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính có
hiệu lực thi hành) thì thời gian tính hưởng phụ cấp thu hút kể từ ngày nhận quyết
định.
Ví dụ 10. Bà Lê Thị Q, giáo viên mầm non được Hiệu trưởng nhà trường
phân công đến công tác tại cơ sở giáo dục mầm non T thuộc thôn đặc biệt khó
khăn (quy định tại Quyết định số 01/2008/QĐ-UBDT của Ủy ban Dân tộc) kể từ
ngày 01/9/2009, bà Q được tính hưởng phụ cấp thu hút kể từ ngày 01/9/2009. Thời
gian hưởng tối đa là 5 năm.
Ví dụ 11. Ông Nguyễn Văn P, giáo viên tiểu học có hộ khẩu thường trú tại
xã Y là xã thuộc địa bàn huyện nghèo (quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-
CP của Chính phủ). Ông P được cơ quan có thẩm quyền ký quyết định ngày
01/02/2010 về công tác tại Trường tiểu học N của xã Y (nơi ông có hộ khẩu
thường trú). Ông P được tính hưởng phụ cấp thu hút kể từ ngày 01/02/2010. Thời
gian hưởng tối đa là 5 năm.
- Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đã công tác tại cơ sở giáo dục tại các xã
đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo quy định tại Quyết định số
106/2004/QĐ-TTg ngày 11/6/2004 và Quyết định số 113/2007/QĐ-TTg ngày
20/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ và hiện vẫn tiếp tục công tác tại cơ sở giáo
4
dục thuộc các xã trên thì thời điểm tính hưởng phụ cấp thu hút quy định tại Nghị
định số 61/2006/NĐ-CP kể từ ngày 22 tháng 8 năm 2007 (là ngày Quyết định số
113/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực thi hành).
Ví dụ 12. Ông Nguyễn Văn Y giáo viên tiểu học đã công tác tại trường tiểu
học N của xã A là xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển quy định tại
Quyết định số 106/2004/QĐ-TTg ngày 11 tháng 6 năm 2004 của Thủ tướng Chính
phủ và hiện vẫn tiếp tục công tác tại cơ sở giáo dục thuộc xã trên, thì thời điểm
tính hưởng phụ cấp thu hút quy định tại Nghị định số 61/2006/NĐ-CP của ông Y
kể từ ngày 22 tháng 8 năm 2007 (là ngày Quyết định số 113/2007/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực thi hành). Thời gian hưởng tối đa là 5 năm.
- Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhận quyết định tuyển dụng, tiếp nhận,
điều động, bổ nhiệm hoặc được phân công đến công tác tại cơ sở giáo dục thuộc
các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo quy định tại Quyết
định số 106/2004/QĐ-TTg ngày 11 tháng 6 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ và
Quyết định số 113/2007/QĐ-TTg ngày 20/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ kể từ
sau ngày 22 tháng 8 năm 2007 là ngày Quyết định số 113/2007/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ có hiệu lực thi hành thì thời gian tính hưởng phụ cấp thu hút kể
từ ngày nhận quyết định.
Ví dụ 13. Ông Nguyễn Văn K, giáo viên tiểu học có hộ khẩu thường trú tại
xã Y là xã thuộc địa bàn xã vùng bãi ngang ven biển và hải đảo vào diện đầu tư
của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006 – 2010 theo Quyết
định số 113/2007/QĐ-TTg ngày 20/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ. Ông K được
cơ quan có thẩm quyền ký quyết định ngày 01/5/2011 về công tác tại Trường tiểu
học N của xã Y (nơi ông có hộ khẩu thường trú). Ông K được tính hưởng phụ cấp
thu hút kể từ ngày 01/5/2011. Thời gian hưởng tối đa là 5 năm.
Điều 4. Bổ sung điểm b, khoản 5 mục II Thông tư liên tịch số
06/2007/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC, như sau:
Hết thời hạn phục vụ theo quy định ở vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc
biệt khó khăn nếu nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tình nguyện ở lại tiếp tục công
tác và ổn định cuộc sống lâu dài thì được cấp có thẩm quyền căn cứ điều kiện cụ
thể của địa phương xét giao đất làm nhà ở, diện tích đất tối thiểu (150 m2)/hộ; và
giao đất làm kinh tế trang trại, kinh tế gia đình, diện tích đất tối thiểu một hộ là 0,5
ha đất nương, rẫy hoặc 0,25 ha đất ruộng lúa nước một vụ hoặc 0,15 ha đất ruộng
lúa nước hai vụ; được vay vốn để làm nhà, làm kinh tế gia đình. Mức vay, lãi suất,
thời gian vay vốn theo quy định tại Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002
của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Điều 5. Điều khoản thi hành
Thông tư liên tịch này có hiệu lực từ ngày tháng năm 2011. Các
quy định trước đây trái với Thông tư này đều bị bãi bỏ.
5