Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) một bước tiến quan trọng trong quá trình phát triển của pháp luật khuyến khích đầu tư trong nước ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.93 MB, 90 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

B ộ T ư PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

HOÀNG MINH SƠN
irli

LA U 5 ~

LUẬT KHUYÊN KHÍCH ĐẦU T ư TRONG NƯỚC ( SỬA Đ ổ i )
MỘT BƯỚC TIẾN QUAN TRỌNG TRONG QUÁ TRÌNH
PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT KHUYẾN KHÍCH
ĐẦU TU TRONG NƯỚC ở VIỆT NAM

Chuyên N gành;

PHÁP LUẬT KINH TẾ

M ã sô:

50515

LUẬN ÁN THẠC s ĩ LUẬT HỌC

Người H ướng D ẫn Khoa Học :

PTS DƯƠNG ĐÁNG HUỆ


Hà Nội □ 1998


MỤC LỤC
MỤC LỤC................................................................................................................1
LỜI NÓI ĐẦU...............................................................................................................3
CHUƠNG 1: THỰC TRẠNG CỦA PHÁP LUẬT K K Đ T T N ............................. 7
1. Sự cần thiết phải ban hành Luật KKDTTN..............................................7
ỉ. ỉ. Mục đích của Luật KKĐTTN ................................................................7
1.2. ý nghĩa của Luật K K Đ T T N ................................................................... 10
2. Những nội dung cơ bản của Luật KKĐTTN.......................................... 11
2.1. Đối tượng điều chỉnh và phạm vi áp dụng của Luật KKĐTTN.... 11
2.2. Vốn đầu tư............................................................................................... 12
2.3. Bảo đảm vù hỗ trợ đầu tư...................................................................... 13
2.4. Ưu đãi đầu................................................................................................ 16
2.5. Quyền và nghĩa vụ của chủ dầu tư...................................................... 18
2.6. Quản lý Nhà nước về Luật KKD TTN..................................................19
3. So sánh pháp Luật KKĐTTN với pháp luật ĐTTN tại Việt nam......20
3.1. Môi quan hệ giữa pháp luật và đẩu tư trong nước và pháp luật.
Đẩu tư nước ngoài tại Việt nam.................................................................... 21
3.2. Sự khác nhau cơ bản giữa pháp luậtĐ T TN và pháp luật Đ T N N ..23
CHUƠNG 2: KẾT QUẢ, HẠN CHẾ VÀ NHŨNG NGUYÊN NHÂN CẢN
TRỞ VIỆC THỰC HIỆN LUẬT KHUYÊN KHÍCH
ĐẦƯ T ư TRONG NUỔC....’...........................................................30
1. Kết quả của việc thực hiện Luật KKDTTN.............................................30
2. Hạn c h ế của việc thực hiện Luật K K tìT T N ............................................35
3. Nguyên nhân làm chậm việc thực hiện Luật KKDTTN........................37
3.1. Cản trở vê mặt pháp lý...........................................................................37
3.2. Cản trở về mặt hành chính.....................................................................46
3.3. M ột sô'vấn đề về quản lý Nhà nước đối với KKĐ TTN.................... 47

3.4. Công tác tuyên truyền p h ổ biến Luật................................................... 48
CHUƠNG 3: LUẬT KKĐTTN NĂM 1998- MỘT BƯỚC TIÊN QUAN
TRỌNGTRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP
LUẬT KKĐTTN Ở NUỒC T A ....................................................... 50
1. Sự cần thiết phải ban hành Luật KK tìTTN ( sửa đổi).......................... 50
2. Những nội dung mới, tiến bộ của Luật KKĐTTN ( sửa đổi, so
với Luật KKD TỈ N năm 1994............ ...................... .................................52
2.1. Nhận xét chung........................................................................................52
2.2. Nhữníị quy đinh mới, tiến bộ của Luật KKĐTTN ( sửa đổi).......... 53
2.2.1. Vê những qui định chung ( chương 1)............................................... 53
2.2.2. Vê bảo đảm và hỗ trợ đẩu tư ị chương 2)........................................ 57
2.2.3. Ưu đãi đẩu tư ( chương 3 ).................................................................. 63
2.2.4. Quyên và nglìĩa vụ của Chủ đầu tư ị chương 4 ).............................. 72
2.2.5. Quản lý Nhà nước về K K tìTTN ị chương 5)................................... 73
1


3. Một s ố biện pháp nhằm thúc đẩy việc triển khai thực hiện Luật
KKĐTTN 3.1. Công tác tuyên truyền p h ổ biến pháp luật......................................... 78
3.2. Tăng cường năng lực của bộ máy Nhà nước liên quan đến
việc triển khai Luật KKĐTTN ( sửa đổi)......................................... 79
3.3. Vấn đê cụ th ể ho ủ các qui định trong Luật bằng các văn bản
dưới Luật................................................................................................80
Kết luận........................................................................................................... 83
Phụ lục............................................................................................................ 84
Danh mục tài liệu tham khảo.......................................................................86

2



LỜI NÓI ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Luật khuyến khích đầu tư trong nước (KKĐTTN) được Quốc hội khoá IX
kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 26 tháng 4 năm 1994 ( có hiệu lực từ 1.1. 1995) là
văn bản pháp lý đầu tiên điều chỉnh những quan hệ về khuyên khích đầu tư
trong nước tại Việt nam.
Tổng kết 3 năm thực hiện Luật cho thấy kết quả đạt được so với tiềm
năng và yêu cầu phát triển còn rất hạn chế. Nguyên nhân là do các nhà đầu tư
chưa thực sự an tâm về môi trường pháp lý; các chính sách hỗ trợ của nhà nước
về đầu tư chưa thoả đáng, chưa thực sự hấp dẫn, nên các nhà đầu tư chưa mạnh
dạn bỏ VỐ11 vào những lĩnhvực, ngành nghề và địa bàn mà Nhà nước khuyến
khích, nhất là các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Mặt khác, thủ tục
hành chính còn quá rườm rà phức tạp, tệ nạn tham nhũng, buôn lậu, làm hàng
giả đang là những cản trở to lớn việc đưa Luật vào cuộc sống.
"Để huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn, tài nguyên, lao
động và các liềm năng khác của đất nước nhằm góp phần phát triển kinh tế xâ
hội, vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn m inh"(l) ngày 20
tháng 5 năm 1-998, Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 3 đã nhất trí thông qua Luật
KKĐTTN ( sửa đổi). Đây là một bước tiến rất quan trọng của pháp luật
KKĐTTN. Đến 1.1.1999 Luật này mới chính thức đi vào cuộc sống, nhưng sự ra
đời của nó đã tạo nên một động lực mới cho các nhà đầu tư. Chính vì vậy, việc
nghiên cứu đề tài" Luật KKĐTTN ( sửa đổi) - một bước tiến quan trọng trong
quá trình phát triển của pháp luật KKĐTTN ò Việt nam" là một việc làm rất cần
thiết hiện nay. Luận văn không chỉ góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn
(ỉ ) Luật KKĐTTN (sửa đổi) - lời nói đẩu

3



của việc ban hành Luật khuyến khích đầu tư trong nước mới mà còn làm rõ
những nội dung mới, tiến bộ của Luật này so với Luật KKĐTTN hiện hành.
Những qui định mới của nó sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất
nước, động viên, khích lệ các nhà đầu tư, mặt khác, còn khẳng định sự quan tâm
của Đảng và Nhà nước ta trong việc hoàn thiện pháp luật KKĐTTN - một lĩnh
vực pháp luật quan trọng trong hệ thống pháp luật của nước ta hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu
Tuy mới ra đời nhưng do tầm quan trọng của nó trong công cuộc phát
triển đất nước nên pháp luật KKĐTTN đã và đang là đối tượng nghiên cứu của
các Luật gia và các chuyên gia kinh tế, là mối quan tâm hàng đầu của các nhà
đầu tư. Một số tác phẩm đã được xuất bản như: "Tìm hiểu Luật KKĐTTN" (
PTS Hoàng Thế Liên và Luật gia Lê Đình Vinh - NXB thành phố Hổ Chí minh
1995); "Những ưu đãi của nhà nước dành cho đầu tư trong nước" ( NXB Tài
chính, Hà nội 1996); "Chính sách KKĐTTN của Việt nam và kinh nghiệm quốc
tế" ( Viện nghiên cứu chiến lược kinh tế - NXB Tài chính Hà nội 1998); "Tích tụ
và tập trung vốn trong nước" ( Trần Xuân Kiên - NXB Thống kê, 1997). Ngoài
ra còn rất nhiều bài nghiên cứu khoa học, báo cáo khoa học đã được công bố
Iihư: "Chung quanh vấn đề quản lý nhà nước về khuyên khích đầu tư trong nước
" của PTS Nguyễn Lê Trung ( Vụ Doanh nghiệp - Bộ K ế hoạch và Đầu tư);
"Thực hiệnJiiật KKĐTTN: kết quả, hạn chế và giải pháp" của PTS Nguyễn Đình
Tài.( Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương)... Tuy nhiên cho đến nay vẫn
chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ và đồng bộ tất cả các khía
cạnh liên quan đến khuyến khích đầu tư trong nước, những ưu điểm, nhược điểm
cũng như những định hướng phát triển của nó. Luận văn này sẽ đóng góp phần
nhỏ của mình vào việc khắc phục tình trạng này.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của luận án là tìm hiểu và phân tích những qui định
hiện hành của pháp luật về KKĐTTN, tình hình triển khai thực hiện nó ở các
địa phương trong cả nước. Ngoài ra, thông qua việc phát hiện những bất cập của

4


môi trường pháp lý, cũng như những vướng mắc trong quá trình đưa luật vào đời
sống kinh tế - xã hội, tác giả kiến nghị những giải pháp cụ thể nhằm góp phần
đưa luật vào cuộc sống.
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Luận án không có tham vọng nghiên cứu toàn bộ các vấn đề liên quan
đến pháp luật KKĐTTN mà chỉ giới hạn ở một số nội dung cụ thể như sau:
Những hạn chế của pháp luật KKĐTTN, những yếu tố cản trở việc triển khai
thực hiện pháp luật khuyến khích đầu tư trong nước trong thời gian qua, những
nội dung mới, tiến bộ trong Luật KKĐTTN ( sửa đổi).
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Những nội dung thuộc phạm vi quan tãm của đề tài đã được nghiên cứu
trên cơ sở sử dụng các phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, và tư duy lô
gíc từ thực tiễn đến lý luận, từ cái riêng đến cái chung, theo một trình tự chặt
chẽ của bố cục luận án, nhằm giải quyết những yêu cầu mà luận án đề ra.
6. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu được đặt ra là toàn bộ những quan hệ có liên quan
đến đầu tư trực tiếp trong nước, các hoat đông bỏ vốn vào sản xuất kinh doanh
tại Việt nam của các chủ đầu tư theo qui định của Luật KKĐTTN, các chủ
trương chính sách được thể hiện trong hệ thống pháp luật KKĐTTN.
Đề tài không nghiên cứu các quan hệ đầu tư gián tiếp như: gửi tiết kiệm,
mua công trái, mua tín phiếu.
7. Cái mói của luận văn
-

Khuyến khích đầu tư trong nước là một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ của

khoa học pháp lý nói chung và của Luật kinh tế nói riêng, đo đó nó ít được

nghiên cứu một cách có hệ thống. Trong phạm vi khiêm tốn, luận án đã cố gắng
tổng hợp, phãn tích sắp xếp và hệ thống hoá theo trình tự lô gíc, quá trình hình
thành, tồn tại và phát triển của pháp luật KKĐTTN từ trước đến nay. Có thể nói,
cái mới quan trọng nhất của luận án là ở chỗ nó không chỉ khẳng định vai trò
quan trọng của pháp luật khuyến khích đầu tư trong nước trong hệ thống pháp


luật của Việt nam mà còn lần đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn
đề liên quan đến nội dung cơ bản của lĩnh vực pháp luật này.
-

Qua sự so sánh và phân tích những nội dung cơ bản của Luật KKĐTTN

(1994) và Luật mới (1998) tác giả đã chứng minh được quá trình phát triển từ
thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện, từ chưa đồng bộ đến đồng bộ,
từ chưa hấp dẫn đến hấp dẫn của pháp luật khuyên khích đầu tư trong nước.
Những nội dung tiến bộ của Luật sửa đổi được phản ánh rõ nét trong đề
tài chắc chắn sẽ góp phần tích cực trong công tác tuyên truyền và phổ biến luật,
tăng cường hiệu lực của Luật KKĐTTN trong đời sống thực tiễn kinh tế- xã hội
của đất nước.
8. Iĩố cục của luận án
Luận án bao gồm:
. Lời nói đầu,
Ba chương:
. Chương I tác giả trình bày thực trạng của pháp luật khuyến khích đầu tư
trong nước hiện nay.
. Chương II tác giả trình bày những kết quả đạt được, những hạn chế
cũng như những nguyên nhân đã cản trở việc thực hiện pháp luật khuyến khích
đầu tư trong nước ở nước ta trong thòi gian qua.
. Chương III là chương dành cho việc trình bày những quy định mới của

Luật khuyến khích đầu tư trong nước năm 1998 như một bước tiến quan trọng
trong quá trình hoàn thiện pháp luật về khuyên khích đầu tư trong nước ở nước
ta. Cũng tại chương này tác giả có đề xuất một số biện pháp. Nhằm tăng cường
hiệu lực của Luật, góp phần đưa Luật sớm phát huy hiệu quả trong đời sống kinh
tế xã hội của đất nước.
. Kết luận
. Phụ lục 1
. Danh mục tài liệu tham khảo
6


CHUƠNG1
THỰC TRẠNG CỦA PHÁP LUẬT
KHUYÊN k h í c h đ ầ u T ư t r o n g N ư ớ c
1. Sự cần thiết ph ải ban hành Luật KKĐTTN năm 1994
1.1.

Mục đích ban hành Luật khuyến khích đầu tư trong nước
Luât KKĐTTN được ban hành xuất phát từ nhu cầu khách quan của nền

kinh tế, nó có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế ở Việt nam. Trước
đây trong cơ chế quan liêu, bao cấp, nền kinh tế của chúng ta chủ yếu dựa vào
ngành nông nghiệp manh mún, kém phát triển và các nguồn viện trợ Quốc tế.
Sau nhiều năm trì trệ kéo dài, nền kinh tế của chúng ta bắt đầu được phục hồi và
phát triển, những mục tiêu đặt ra rất lớn và dĩ nhiên nhu cầu về vốn cũng tăng
lên nhanh chóng.
"Theo các chuyên gia kinh tế, để đạt được chỉ tiêu tăng gấp đôi tổng sản
phẩm trong nước ( GDP) vào năm 2000 như mục tiêu chiến lược của Đảng đã đề
ra, nền kinh tế của chúng ta cần được đầu tư khoảng 40-50 tỷ USD trong những
năm 1997-2000, trong đó nguồn vốn huy động trong nước tối thiểu phải đạt 25

tỷ USD ( = 55%). Với điểu kiện tích luỹ từ nội bộ ( bao gồm vốn ngân sách, vốn
trong dân cư...) còn thấp như hiện nay, thì trong khoảng 10 năm tới vốn đầu tư
từ ngân sách chỉ đạt từ 8 -10 tỷ USD, còn lại phải huy động ở các nguồn
khác".(l)
Trong khi đó, thì tiềm năng về vốn trong nước còn rất lớn, chưa được khai thác.
Theo số liệu điều tra của Tổng cục thống kê năm 1993 cho thấy, lượng vốn nhàn
rỗi còn nằm trong dân cư là khoảng 2 tỷ USD, chưa kể số ngoại tệ bà con Việt
Kiều gửi về đất nước hàng năm lên tới 500 triệu USD. Những nguồn vốn này
gấp 2,5 lần số chi cho đầu tư phát triển năm 1993 của ngân sách và gấp khoảng
2 lần năm 1994.

(ỉ) FTS Hoàng T h ế Liên, LG Lê Đình Vinh "Tìm hiểu luật KKĐTTN" 8/1995 trang 7,8

7


Thực tế cho thấy, hầu hết lượng vốn trong nhân dân được cất giữ dưới
dạng vàng hoặc ngoại tệ, một phần được sử dụng vào mục đích phi sản xuất như
mua đất đai, xây cất nhà cửa...; lượng vốn đầu tư sản xuất kinh doanh dài hạn
của tư nhân chỉ chiếm 1/6 tổng số vốn đầu tư của toàn xã hội và cũng ở một số
lĩiih vực, một số ngành có khả năng sinh lợi cao, thu hồi vốn nhanh.
Đầu tư trong nước đạt tỷ lệ thấp khiến cho các tiềm năng khác của đất
nước như tiềm năng về tài nguyên, về lao động, về thị trường nội địa cũng chưa
được khai thác hợp lý. Đây là lãng phí rất lớn đòi hỏi nhà nước phải có chính
sách thích hợp để thu hút nguồn vốn to lớn trong nhân dân, phục vụ cho công
cuộc phát triển đâ't nước.
So với các nước trong khu vực, hiện nay tỷ trọng vốn đầu tư so với GDP
của nước ta quá thấp, mới chỉ đạt 10% trong khi đó ở Inđônêxia là 35%,
Philíppin - 20%, Singapo - 37%, Thái lan - 39%, Trung quốc - 36%, Hàn quốc 39%... Điều này cho thấy khả năng huy động vốn và khai thác lợi thế so sánh
của chúng ta còn rất hạn chế. Kinh nghiệm của các quốc gia có nền kinh tế phát

triển đã chứng minh rằng, một nền kinh tế muốn giữ tốc độ tăng trưởng GDP ổn
định, thì phải giữ tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư theo một tỷ lệ thoả đáng tuỳ
theo điều kiện thực tế của mỗi quốc gia.(l).
Trong tổng số vốn đầu tư, vốn đầu tư nội bộ bao giờ cũng mang tính chất
quyết định, bởi nó được tạo ra từ các chủ trương đồng bộ như qui định của pháp
luật đối với KKĐTTN, các biện pháp cải tổ thủ tục hành chính, các chính sách
chống tham nhũng, buôn lậu, làm hàng giả...
Ở Việt nam, với mục tiêu phát triển kính tế đến năm 2000 là GDP tăng
bình quân 9-10% hàng năm, sản lượnglương thực đạt 30 đến 32 triệu tấn, giá trị
sản xuất công nghiệp tăng 14-15% hàng năm, giá trị sản xuất dịch vụ tăng 1213%, tỷ lệ đầu tư phát triển trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân đạt 30% GDP,

(1) PTS. Hoàng Thê Liên -LG Lê Đình Vinh:"Tìm hiểu luật K K Đ TĨN ",tháng 8/1995 tr. 9

8


giải quyết việc làm cho 6,5-7 triệu người... thì tạo nguồn đầu tư cao, tăng tích
luỹ nội bộ nền kinh tế là vô cùng quan trọng.
Trên thế giới, tuỳ theo yêu cầu và đặc điểm kinh tế của mỗi nước mà luật
hoặc chính sách KKĐTTN theo đuổi từng mục đích khác nhau. Mục đích
khuyến khích đầu tư trong nước của Cộng hoà liên bang Đức là nhằm rút ngắn
khoảng cách chênh lệch giữa các bang cũ và các bang mới thuộc Đông Đức
trước đây; của Inđônêxia là nhằm giảm dần sự phụ thuộc kinh tế vào nước
ngoài; của Malaixia là nhằm khuyến khích phát triển các ngành sản xuất mũi
nhọn, đẩy mạnh xuất khẩu.(l)
Luật khuyến khích đầu tư trong nước của Việt nam ra đời trong hoàn cảnh
nền kinh tế đất nước đã đạt được một số thành tựu ban đầu, như tốc độ phát triển
kinh tế tăng bình quân là 7,7% ( 1990-1995), GDP tăng bình quân
7% /năm, sản lượng nông nghiệp tương đối toàn diện, đáp ứng nhu cầu dự trữ và
xuất khẩu, đạt mức 1,5-2 triệu tấn/ năm, sản xuất công nghiệp tăng 13% năm,

lạm phát được đẩy lùi xuống 12,7% ( 1995).. Song theo đánh giá và nhận định
của các nhà chuyên môn, kinh tế Việt nam tăng trưởng khá nhưng chưa ổn định,
tích luỹ nội bộ còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế.
Tóm lại, Luật khuyến khích đầu tư trong nước được ban hành nhằm đạt
được các mục đích cụ thể sau đây:
+ Trước hết nhằm thúc đẩy, khuyến khích tổ chức, cá nhân bỏ vốn đầu tư
kinh doanh, tạo ra sản phẩm hàng hoá, dịch vụ, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh
tế đất nước. Sự đầu tư của họ không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho các bên mà
còn trực tiếp phát triển qui mô cũng như nănglực sản xuất trong nước. Qua đầu
tư, nhiều doanh nghiệp được thành lập, nâng cấp, mở rộng đồng thời tạo thêm
việclàm, nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống của nhân dân.
+ Luật khuyến khích đầu tư trong nước với những qui định về ưu đãi đầu
tư, vế bảo đảm và hỗ trợ đầu tư đã gián tiếp định hướng cho các nhà đầu tư đi

( ỉ ) PTS. Hoàng Thế Liên -LG Lê Đình Vinh:"Tìm hiểu luật KKĐTTN",tháng 8/1995 tr. 15
9


vào các ngành, nghề, các lĩnh vực cụ thể, phù hợp với khả năng của họ cũng như
phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế của Nhà nước, thông qua đó, từng
bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế vế ngành, lĩnh vực đầu tư, tạo sự phát triển hài
hoà cho nền kinh tế.
+ Luật khuyến khích đầu tư trong nước còn góp phần định hướng đầu tư
vào các vùng dân tộc, miền núi và hải đảo, các vùng nông thôn và các vùng đặc
biệt khó khăn và như vây, sẽ tạo điều kiện cho các khu vực hành chính này có
cơ hội nâng cấp về hạ tầng cơ sở, giảm dần sự chệnh lệch về trình độ phát triển
giữa các vùng trong cả nước.
1.2.

Ý nghĩa của Luật khuyến khích đầu tư trong nước.

>

Sự ra đời của Luật khuyên khích đầu tư trong nước trong bối cảnh hiện
nay có một ý nghĩa rất quan trọng trên nhiều mặt: pháp lý, chính trị, kinh tế- xã
hội.
a/ Về mặt plìáp lý: Luật khuyên khích đầu tư trong nước là một đóng góp
có ý nghĩa từng bước hoàn thiện luật kinh tế nói riêng và hệ thống pháp luật của
Việt nam nói chung. Nó không chỉ là cơ sở pháp lý điều chỉnh các quan hệ trong
lĩnh vực đầu tư trong nước, mà còn xoá dần sự phân biệt trong chính sách giữa
đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, hình thành môi trường pháp lý bình
đẳng cho các nhà đầu tư, hạn chế sự thua thiệt cho các chủ đầu tư trong nước.
b/ Về mặt chính trị: Luật khuyến khích đầu tư trong nước khẳng định tư
tưởng độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường của Đảng-Nhà nước và nhân dân ta trong
sự nghiệp phát triển kinh tế. Qua Luật khuyên khích đầu tư trong nước, chúng
ta thấy rõ, nhà nước ta đã khẳng định quan điểm cho rằng các nguồn vốn trong
nước là động lực cơ bản thúc đẩy nền kinh tế phát triển ổn định, lâu dài. Mặt
khác, việc huy động vốn trong nước còn làm tăng thêm sự tin tưởng của các nhà
đầu tư nước ngoài vào chính sách kinh tế của v iệ t nam. Vì vậy, khuyến khích
đầu tư trong nước có hiệu quả cũng là gián tiếp thúc đẩy thu hút vốn đầu tư nước
ngoài.

10


c/ v ề mặt kinh tế - xã hội: Luật khuyến khích đầu tư trong nước có tác
dạng động viên mọi nguồn vốn tiềm tàng của nhân dân vào đầu tư phát triển sản
xuất, chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, tạo
thêmviệc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập và mức sống của nhân dân,
khuyên khích cần kiệm để xây dựng đất nước.
2.Những nội dung co bẩn của Luật khuyên khích đầu tư trong nước

2.1.

Đối tượng điểu chỉnh và phạm vi áp dụng của Luật KKĐTTN
Mục tiêu của Luật khuyên khích đầu tư trong nước là: "... Huy động và sử

dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn, tài nguyên, lao động và các tiềm năng khác
của đất nước nhằm góp phần phát triển kinh tế, xã hội, vì sự nghiệp dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, văn m inh"(l).
Bởi vậy, nội dung cơ bản của Luật khuyên khích đầu tư trong nước chủ
yếu tập trung vào các vấn đề như: các biện pháp bảo đảm và hỗ trợ đầu tư; các
chính sách ưu đãi của Nhà nước dành cho đầu tư trong nước; quyền và nghĩa vụ
của chủ đầu tư; quản lý Nhà nước về khuyên khích đầu tư trong nước.
Để định hướng và điều chỉnh một cách cụ thể các hoạt động đầu tư trong
nước, sau khi ban hành Luật Nhà nước ta đã ban hành một loạt các văn bản
hướng dẫn thi hàiih Luật, vì vậy hệ thống các văn bản pháp luật đầu tư trong
nước của chúng ta ngày càng được hoàn thiện cả hình thức lẫn nội dung.(2)
Mỗi đạo luật đều có đối tượng điều chỉnh và phạm vi áp dụng riêng. Xác
định đúng đắn đối tượng điều chỉnh và phạm vi áp dụng sẽ giúp phân biệt đạo
luật này với đạo luật kia, thấy rõ vị trí cũng như mối liên hệ của nó với các đạo
luật khác trong hệ thống pháp luật nước ta.
a/ Đối tượng điều chỉnh của Luật khuyến khích đầu tư trong nước là
những quan hệ đầu tư trực tiếp ở trong nước liên quan đến việc:
+ Đầu tư thành lập cơ sở sản xuất kinh doanh mới thuộc mọi thành phần

(ì) Trích lời nói đẩu luật KKĐTTN
(2) Phụ lục 1 kèm theo luận văn
11


kinh tế.

+ Đầu tư mở rộng qui mô, nâng cao năng lực sản xuất, nghiên cứu phát
triển và đổi mới công nghệ của các cơ sở sản xuất hiện có.
+ Mua cổ phần của các doanh nghiệp, góp vốn vào các doanh nghiệp kể
cả các doanh nghiệp nhà nước được phép đa dạng hoá hình thức sở hữu. Như
vậy, Luật không điều chỉnh các quan hệ đầu tư gián tiếp như: gửi tiết kiệm, mua
công trái, mua tín phiếu...

b/ Phạm vi áp dụng của Luật khuyến khích đầu tư trong nước bao gồm:
+ Các doanh nghiệp được thành lâp theo Luật công ty, Luật doanh nghiệp,
tư nhân Luật doanh nghiệp Nhà nước, Luật hợp tác xã, doanh nghiệp của các tổ
chức chính trị chính trị, xã hội, và cá nhân, nhóm kinh doanh hoạt động theo
nghị định số 66/HĐBT ngày 2 tháng 3 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng ( nay
là Chính phủ)

+ Tổ chức, công dân Việt nam, người Việt nam định cư ở nước ngoài,
người nước ngoài cư trú lâu dài tại Việt nam mua cổ phần hoặc góp vốn và
các doanh nghiệp trong nước kể cả các doanh nghiệp nhà nước được đa dạng
hoá sở hữu hoặc các quĩ đầu tư tự chủ về tài chính.
+ Doanh ‘n ghiệp do người Việt nam định cư ở nước ngoài đầu tư trực tiếp
tại Việt nam.
+ Doanh nghiệp do người nước ngoài cư trú lâu dài tại Việt nam đầu tư
trực tiếp tại Việt nam.
+ Doanh nghiệp do công dân Việt nam cùng thành lập với người Việt nam
định cư ở nước ngoài, với người nước ngoài cư trú lâu dài tại v iệ t nam.
2.2.

Vốn đầu tư
Vốn đầu tư được hiểu là các loại vốn bằng tiền, tài sản ( hoặc quyền tài

sản) và các giấy tờ khác được sử dụng vào mục đích đầu tư tại Việt nam. Trong

khi vốn bằng tiền mặt còn thiếu, nhà nước chủ trương tận dụng và khai thác triệt
12


để mọi nguồn vốn của tổ chức, cá nhân để phục vụ cho nhu cầu của đầu tư. Do
đó, điều 3 của Luật khuyến khích đầu tư trong nước qui định: "Vốn đầu tư là
tiền Việt nam; ngoại tệ chuyển đổi được; vàng, bạc, đá quí; chứng khoán chuyển
nhượng được; nhà xưởng, công trình xây dựng, thiết bị máy móc, các phương
tiện sản xuất khác hoặc giá trị quyền sử dụng đất, quyền sở hữu công nghiệp
được sử dụng để đầu tư tại Việt nam"
Quan điểm về vốn trên đây là hoàn toàn phù hợp với chính sách kinh tế
của Đảng và Nhà nước ta. Chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, mở
rộng các loại hình công ty, chính sách giao đất cho các tổ chức, cá nhân sử dụng
ổn định lâu dài sẽ tạo ra một tiềm lực rất lớn trong dân cư, đặc biệt là nông dân
và người lao động, song để huy động các nguồn vốn này thuận lợi đòi hỏi phải
có những thiết chế và qui chế đi kèm theo nó, như việctổ chức thị trường chứng
khoán, ban hành thể lệ vay vốn ngân hàng bằng việc thế chấp quyền sử dụng
đất.
2.3.

Bảo đảm và hỗ trợ đầu tư
a/ Bảo đảm đầu tư là một biện pháp khuyên khích mang tính chính trị

pháp lý được ghi nhận hầu hết trong các đao luât về đầu tư của các nước, trong
đó nhà nước đưa ra những cam kết về bảo đảm an toàn về vốn, tài sản và các
quyền lợi khác của các nhà đầu tư trong quá trình đầu tư. Những cam kết này có
ý nghĩa rất lớn trong việc thúc đẩy đầu tư.
Ở nước ta, bảo đảm đầu tư được ghi nhận thành một nguyên tắc hiến định
(1). Luật khuyến khích đầu tư trong nước đã thể chế hoá nguyên tắc đó trong 2
điều luật đó là "Nhà nước công nhận và bảo vệ quyền sở hữu tài sản, vốn đầu

tư, lợi nhuận, các quyền lợi và lợi ích hợp pháp khác của chủ đầu tư " ( điều 5).
Ngoài ra "Tài sản, vốn đầu tư và lợi nhuận hợp pháp của chủ đầu tư không bị
quốc hữu hoá; trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì
lợi ích Quốc gia, Nhà nước quyết định trưng mua hoặc trưng dụng tài sản của
chủ
1) Điêu 23, Hiến pháp 1992
13


đầu tư, thì chủ đầu tư được thanh toán hoặc bồi thường theo thời giá thị trường
và được tạo điều kiện thuận lợi để đầu tư vào lĩnh vực, địa bàn thích hợp" ( điều

b/ Hỗ trợ đầu tư: Hỗ trợ đầu tư là biện pháp khuyến khích đầu tư được
nhiều nước trên thế giới áp dụng, song tuỳ thuộc vào đặc điểm tình hình kinh tế
xã hội và mục đích chính sách đầu tư mà mỗi nước lưạ chọn một cách làm khác
nhau.
Ở nước ta, sự hỗ trợ đầu tư chỉ dừng lại ở mức độ nhất định, đủ để các
doanh nghiệp vượt qua những khó khăn ban đầu, và trong khả năng hiện tại của
nền kinh tế, nhà nước không thực hiên đầu tư thay các chủ đầu tư, không làm
mất đi quyền chủ động của các doanh nghiệp được hỗ trợ.
Trên cơ sở đó, điều 7 Luật khuyến khích đầu tư trong nước đã đưa ra một
loạt các biện pháp hỗ trợ đồng bộ liên quan đến 4 yêu cầu cơ bản của quá trình
đầu tư là cơ sở vật chất, tiền vốn, dịch vụ đầu tư và chuyển giao công nghệ.
Theo điều 7 của Luật khuyên khích đầu tư trong nước, Nhà nước thực
hiện 7 biện pháp nhằm hỗ trợ hoạt động đầu tư trong nước, đó là:
+ Giao đất và cho thuê đất theo qui đinh của pháp luãt về đất đai. Doanh
nghiệp đầu tư theo Luật khuyến khích đẩu tư trong nước được giao đất hoặc cho
thuê đất, được đảm bảo về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức được Nhà nước
giao đất, cho thuê đất theo qui định của pháp luật về đất đai và được cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất.

+ Hỗ trợ vể kết cấu hạ tầng. Để thực hiện biện pháp này, nhà nước tham
gia xây dựng các khu công nghiệp để cho thuê làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản
xuất kinh doanh.
+ Hỗ trợ góp vốn đầu tư. Thông qua Quỹ hỗ trợ đầu tư Quốc gia, các Quĩ
đầu tư phát triển, và các chương trình khác của nhà nước, nhà nước sẽ trực tiếp
trợ giúp cho từng đối tượng, chương trình dự án cụ thể.
+ Nhà nước khuyến khích các cá nhân trong và ngoài nước, các tổ chức
kinh tế xã hội góp vốn vào Quỹ hỗ trợ đầu tư Quốc gia theo nguyên tắc tự
14


nguyên.Nhà nước bảo đảm quyền và lợi ích của các bên góp vốn theo điều lệ
quĩ.
+ Hỗ trợ tín dụng đầu tư: Quĩ hỗ trợ đầu tư Quốc gia hỗ trợ các dự án đầu
tư thuộc các ngành nghề, lĩnh vực và các vùng được ưu đãi như sau: cho vay vốn
trung và dài hạn với lãi suất ưu đãi đối với các dự án đầu tư thuộc diện ưu đãi.
Chủ đầu tư được dùng tài sản mua bằng vốn vay này để thế chấp. Lãi suất cho
vay do Thủ Tướng Chính phủ quyết định căn cứ vào kiến nghị của Bộ trưởng Bộ
Tài chính.
+ Bảo lãnh tín dụng đầu tư cho các dự án thuộc diện ưu đãi đầu tư
Trợ giúp một phần lãi suất vay cho các khoản vay từ Ngân hàng đầu tư và
phát triển và các Ngân hàng thương mại quốc doanh đối với các dự án đầu tư
vào ngành, nghề thuộc các lĩnh vực được hưởng ưu đãi đầu tư. Mức trợ cấp bằng
mức chênh lệch lãi suâ't cho vay từ Quĩ hỗ trợ đầu tư Quốc gia tại thời điểm vay
và chỉ được nhận trợ cấp sau khi chủ đẩu tư đã trả vốn gốc của khoản vay.
Việc góp vốn của Nhà nước vào các doanh nghiệp được thực hiện theo
phương thức hợp đồng BOT và các hình thức khác, thông qua Quỹ hỗ trợ đầu tư
quốc gia, Ngân hàng đẩu tư phát triển, các Ngân hàng thương mai quốc doanh,
các Công ty tài chính quốc doanh. Việc góp vốn của nhà nước vào dự án BOT
thuộc nhóm A ( theo qui định phân cấp đầu tư ) do Thủ tướng Chính phủ quyết

định theo đề nghị của Bộ K ế hoạch và Đầu tư; Chủ tịch u ỷ ban nhân dân Tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương quyết định góp vốn đầu tư bằng vốn ngân sách
của địa phương để thực hiện các dự án BOT thuộc nhóm B và c ( theo qui định
phân cấp đầu tư), theo đề nghị của Sở K ế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính.
+ Hỗ trợ về dịch vụ đầu tư: Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân
thành lập tổ chức, doanh nghiệp để thực hiện các dịch vụ tư vấn quản lý, chuyển
giao công nghệ, dạy nghề, đào tạo về kỹ thuật và về kỹ năng quản lý, cung cấp
thông tin để trợ giúp cho đầu tư trong nước. Nhà nước nghiêm cấm các cơ quan
quản lý trực tiếp kinh doanh các dịch vụ tư vấn đầu tư để thu lợi.

15


+ Hỗ trợ về khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ: Nhà nước hỗ trợ
việc phổ biến và chuyển giao công nghệ, tạo điều kiện cho các chủ đầu tư được
sử dụng với mức phí ưu đãi các công nghệ mới tạo ra bởi vốn ngân sách nhà
nước.
2.4.

Ưu đãi đầu tư
Một trong những mục tiêu mà Luật khuyến khích đầu tư trong nước đặt ra

là nhà nước phải dành một số ưu đãi nhất định cho các dự án đầu tư vào các lĩnh
vực, các vùng có điều kiện khó khăn và các lĩnh vực cần ưu tiên phát triển theo
định hướng của Nhà nước để thu hút vốn đầu tư trong nước vào các lĩnh vực và
vùng đó. Trên thế giới có rất nhiều chính sách ưu đãi đầu tư được thực hiện đồng
thời dưới các hình thức trực tiếp hay gián tiếp (1), song phổ biến hơn cả là chính
sách thuế và chính sách tín dụng. Luật khuyến khích đầu tư trong nước của ta,
tại điều 10 và điều 11 cũng ghi nhận hai chính sách ưu đãi chủ yếu là thuế và tín
dụng.

a/ Ưu đãi về thuế: Chính sách thuế có ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả, đến
quan hệ cung cầu, đến mức thu nhập của các tầng lớp dân cư trong xã hội, vì
vậy thuế được sử dụng như một đòn bẩy để nhà nước can thiệp vào nền kinh tế,
hạn chế hoặc thúc đẩy quá trình đầu tư, là một công cụ quan trọng để định
hướng đầu tư.
Hiện nay, có 2 loại thuế đang phổ biến với các loại hình hoạt động sản
xuất kinh doanh trong nước là thuế doanh thu và thuế lợi tức, các miễn giảm về
thuế chủ yếu được qui định cho 2 loại này. Ngoài ra nhà nước còn qui định việc
miễn thuế nhập khẩu cho các dự án thuộc diện ưu tiên phát triển, các đối tượng
được hưởng ưu đãi và các mức ưu đãi về thuế cụ thể như sau:
(1) Ở Cộng hoà Liên bang Đức, tín dụng ưu đãi là công cụ được sử dụng rộng rãi
nhất và rất nhiêu chủng loại, còn ưu đãi vê thuế không phải là trọng tâm trong chính sách
đẩu tư của nước này; còn ở Ma laixia các biện pháp khuyến khích chủ yếu lại miễn thuế với
các mức khác nhau...
( Tìm hiểu luật KKĐTTN - Nhà XB thành phô Hồ Chí Minh trang 68 năm 1995)

16


+ Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh mới thành lập: ngoài chế độ được qui định
trong các luật thuế hiện hành (1) các cơ sở sản xuất kinh doanh mới được, thành
lập thuộc diện được hưởng ưu đãi còn được hưởng thêm các mức sau ( khoản 1
điều 10):
. Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh mới thành lập thuộc diện ưu đãi nói
chung qui định tại điều 9 của Luật được giảm 50% thuế lợi tức thêm từ một đến
hai năm.
. Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh mới thành lập tại vùng dân tộc thiểu
số, miền núi hải đảo và các vùng khó khăn khác được miễn thuế lợi tức thêm từ
1 đến 2 năm, giảm 50% thuế lợi tức thêm từ một đến năm năm và giảm 50%
thuế doanh thu thêm từ một đến hai năm.

+ Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh bỏ thêm vốn đầu tư hoặc sử dụng lợi
nhuận còn lại để tái đầu tư, đổi mới công nghệ... thì được giảm thuế lợi tức theo
mức vốn bỏ ra, nhưng tối đa không vượt quá 50% số lợi tức phải nộp cả năm và
không vượt quá số lợi tức tăng thêm của năm tiếp theo do đầu tư mang lại"
Điều 22 Luật thuế lợi tức). Luật khuyến khích đầu tư trong nước nay qui định lại
mức ưu đãi thống nhất với các cơ sở nàylà được miễn thuế lợi tức một năm từ
phần lợi nhuận tăng thêm do đẩu tư mới này mang lại ( khoản 2, điều 10).
+ Đối với các tổ chức, cá nhân mua cổ phần của các doanh nghiệp, góp
vốn vào các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp nhà nước được phép đa dạng
hoá hình thức sở hữu được qui định ở khoản 3 điều 4 của Luật khuyến khích đầu
tư trong nước thì được miễn thuế thu nhập( nếu là cá nhân) hoặc thuế lợi tức
( nếu là tổ chức) trong thời hạn 3 năm, kể từ khi lợi nhuận được chia lần đầu.
+ Các dự án đặc biệt khuyến khích được Chính phủ cho phép miễn thuế

(ỉ) Khoản 3 điếu 18 Luật thuế doanh thu ngày 30 iháng 6 năm.1990 ( sủa đổi bổ sang
ngày 5 tháng 7 năm 1993) điều 25 Luật thuế lợi tức ngày 30 tháng 6 năm 1990, ( sửa đổi bổ
sưng ngày 6 tháng 7 năm 1993)
17

Lh us


nhập khẩu để xây dựng cơ sở sản xuất. (Từ tháng 1 năm 1998 đã có sự điều
chỉnh thống nhất và hợp lý giữa Luật khuyến khích đầu tư trong nước và Luật
đầu tư nước ngoài về phần nhập khẩu thiết bị, máy móc phụ tùng).
Như vậy, qua phân tích chế độ ưu đãi về thuế ở trên ta thấy nổi bật một
nguyên tắc là, đầu tư vào các ngành sản xuất được ưu đãi cao hơn ngành dịch
vụ; đầu tư vào các ngành cần đặc biệt được khuyến khích đầu tư được hưởng ưu
đãi đầu tư cao hơn đầu tư vào các lĩnh vực thuộc diện ưu đãi chung; đầu tư vào
những vùng có mức độ khó khăn lớn hơn thì mức ưu đãi cũng cao hơn các vùng

khác.
b/ Ưu đãi về tín dụng:
Ở nước ta hiện nay, nguồn vốn tín dụng cho đầu tư bao gồm cả nguồn
vốn của Nhà nước lẫn nguồn vốn cho vay của các Ngân hàng thương mại, Công
ty tài chính. Hầu hết các quan hệ tín dụng được thiết lập giữa các tổ chức tín
dụng với các nhà đầu tư theo những nguyên tắc thị trường, còn nguồn vốn tín
dụng đầu tư của nhà nước rất hạn chế, chúng chỉ được tập trung cho những dự
án thuộc diện ưu đãi mà thôi. Trong một số trường hợp cụ thể, để khuyến khích
dầu tư, nhà nước qui định nghĩa vụ bắt buộc đối với các Ngân hàng thương mại,
tổ chức tín dụng và Công ty tài chính trong việc hỗ trợ về vốn cho các dự án đầu
tư trong nước. Mức lãi suất ưu đãi thông thường thấp hơn lãi suất thị trường và
chỉ dành cho các dự án ở vùng khó khăn, miền núi, hải đảo.
Tín dụng từ Quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia nằm trong khuôn khổ những ưu
đãi dành cho doanh nghiệp ưu tiên phát triển
Tín dụng xuất khẩu là loại tín đụng ưu đãi dành cho các mặt hàng xuất
khẩu nhằm kích thích tăng kim ngạch xuất khẩu.
2. 5. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư
a/ Theo qui định tại điều 12 của Luật khuyến khích đầu tư trong nước,
chủ đầu tư có các quyền sau đây:
+ Lựa chọn ngành nghề và địa bàn đầu tư trên lãnh thổ Việt nam;

18


+ Lựa chọn hình thức đầu tư;
+ Được hưởng ưu đãi đầu tư theo Luật này;
+ Chủ động trong hoạt động đầu tư và sản xuất, kinh doanh đã đăng ký;
+ Thuê lao động không hạn chế về số lượng, trả tiền công trên cơ sở thoả
thuận với người lao động, nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu do
Chính phủ qui định;

+ Xuất cảnh ra nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư theo qui định của
Chính phủ.
b/ Bên cạnh đó chủ đầu tư cũng có những nghĩa vụ sau ( điều 13):
+ Kinh doanh theo đúng đăng ký, thực hiện nghiêm chỉnh các qui định
của pháp luật về kế toán, thống kê;
+ Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo qui định của
pháp luật;
+ Tuân thủ các qui định của pháp luật về an ninh quốc phòng, trật tự an
toàn xã hội;
4- Tuân thủ các qui định của pháp luật về tổ chức công đoàn và các đoàn
thể khác tại doanh nghiệp, tạo điểu kiện thuận lợi cho các tổ chức đó hoạt động;
+ Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ được qui định trong pháp luật về lao
động;
+ Tuân thủ các qui định của pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo vệ di
tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh.
2.6.

Quản lý nhà nước vê khuyên khích đầu tư trong nước
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đầu tư và khuyến khích đầu tư.

Chính phủ chỉ định cơ quan có thẩm quyền chịu trách nhiệm giúp Chính phủ
thực hiện chức năng này ( được qui định ở điều 18 Luật khuyến khích đầu tư
trong nước)
Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về đầu tư bao gồm:
a/ Bộ K ế hoạch và Đầu tư có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:

19


+ Xây dựng trình Chính phủ quyết định bổ sung, thay đổi danh mục các

ngành, nghề và phạm vi các vùng được hưởng ưu đãi đầu tư;
+ Phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước theo ngành hướng dẫn, theo
dõi và giám sát việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ và ưu đãi đầu tư;
+ Qui định trình tự, thủ tục, mẫu đơn và giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư áp
dụng thống nhất trong cả nước;
+ Quyết định cấp hoặc từ chối cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư chocác
doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, doanh nghiệp do
thủ tướng Chính phủ uỷ quyền cho Bộ trưởng ra quyết định thành lập.
b/ u ỷ ban nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương có trách
nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khuyến khích đầu tư trên địa
bàn địa phương, trong đó có việc xác định các danh mục các dự án đầu tư ưu
đãi, quyết định cấp hoặc từ chối cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, theo dõi và
giám sát việc thực hiện các biện pháp khuyên khích đầu tư trong nước.
Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư đối với doanh nghiệp mới thành lâp phải
được cấp cùng một lúc với Giấy phép thành lập doanh nghiệp hoặc Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh.
Sở K ế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giúp u ỷ
ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về KKĐTTN ở địa
phương, xem xét trình u ỷ ban nhân dân Tỉnh cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư
theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước và cấp giấy phép thành lập doanh
nghiệp tư nhân, công ty.
Trên đây là những nội dung chính của pháp luật khuyên khích đầu tư
trong nước. Trong hơn 3 năm qua, mặc dù còn có những khiếm khuyết nhất
định, song pháp luật khuyến khích đầu tư trong nước thực sự là cơ sở pháp lý
cần thiết đối với hoạt động đầu tư nói chung.
3. So sánh pháp Luật khuyến khích đầu tư trong nước vói pháp Luật đầu tư
nước ngoài tại Việt nam

20



3.1.

Mối quan hệ giữa pháp luật đầu tư trong nước và pháp luật đầu tư

nước ngoài tại Việt nam.
Tuy có vai trò, vị trí khác nhau, song đầu tư trong nước và đầu tư nước
ngoài là hai bộ phận khăng khít của quá trình đầu tư. Giữa chúng có mối quan
hệ biện chứng hỗ trợ, bổ sung cho nhau, cái này là tiền đề của cái kia, là động
lực thúc đẩy cái kia, tạo thành một quá trình đầu tư hoàn chỉnh, toàn diện. Sự tác
động giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài thúc đẩy việc mở rộng thị
trường trong và ngoài nước, nâng cao khả năng sản xuất nội địa, tăng tiềm lực
xuất khẩu, cải thiện cán cân thanh toán và cán cân thương mại của Việt nam,
dần dần hoàn thiện trình độ và kỹ năng của lao động trong nước, tạo công ăn
việc làm và thu nhập cho các tầng lớp dân cư, tạo đà tăng trưởng mạnh cho nền
kinh tế trong những năm tới.
Sau hơn 10 năm, hoạt động đầu tư nước ngoài đã trở thành một bộ phận
quan trọng, có tốc độ phát triển nhanh nhất trong các hoạt động kinh tế ở Việt
nam.
Theo số liệu thống kê cho đến tháng 8 năm 1997 ( không kể đóng góp
của Liên doanh dầu khí v iê t Xô), đã có 2.137 dự án đầu tư nước ngoài được cấp
giấy phép với tổng số vốn đăng ký là 32,34 tỷ USD và tổng số vốn đầu tư là
11,25 tỷ USD ( bằng 38% vốn đăng ký).
Trên thực tế có 1799 dự án đang hoạt động, với tổng số vốn đăng ký là
20,224 tỷ USD, trong đó 108 dự án xin tăng vốn ( tổng số vốn tăng thêm là 805
triệu USD). Với những kết quả khả quan như trên, đầu tư nước ngoài có những
tác động rất tích cực tới kinh tế Việt nam.
Những đóng góp đáng kể của đầu tư nước ngoài vào ngân sách nhà nước
không chỉ gia tăng tiềm lực tài chính mà còn tăng tích luỹ cho nền kinh tế nói
chung. Những dự án có vốn đầu tư nước ngoài ở ngoài các thành phố lớn, các

trung tâm chính trị kinh tế quan trọng là hạt nhân tạo nên những khu đô thị mới,
làm giảm mật độ dân số ở nội thành, chuyển dịch dân số ra ngoại thành. Nhiều
khu công nghiệp mới xuất hiện như: Hà nội, Hải phòng,Thành phố Hồ Chí
21


Minh, Bà rịa,Vũng tàu, Biên hoà.. Nhờ có nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
( FDI), mà nguồn thu ngoại tệ của ta tăng nhanh, ngân sách nhà nước được đóng
góp đáng kể ( năm 1988- 1992, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp
ngân sách 91 triệu USD; năm 1993 - 120 triệu USD; năm l994 -128 triệu USD;
năm 1995 -195 triệu USD, và năm 1996 trên 400 triệu USD, xấp xỉ bằng 1/4
tổng thu ngân sách nhà nước.
Đầu tư nước ngoài thường gắn với chuyển giao công nghệ, bí quyết kỹ
xảo chuyên môn, do vậy trình độ lao động nội địa ngày càng được nâng cấp, kể
cả lao động phổ thông. Không những thế, chúng ta còn tiếp thu, học hỏi và ứng
dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật đó vào sản xuất kinh doanh trong nước.
Một tác động nữa đó là đầu tư nước ngoài đã kích thích môi trường kinh
doanh trong nước, khiến nó trở nên năng động hơn. Đầu tư nước ngoài đặt các
doanh nghiệp trong nước trước thách thức mới, buộc mọi thành phần kinh tế soát
xét lại phương thức kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, đổi mới công
nghệ cũng như kiến thức quản trị, tạo ý tưởng kinh doanh mới cho các nhà đầu
tư trong nước, hướng suy nghĩ của họ tới các chiến lược dài hạn, qui mô lớn.
Trong thời gian triển khai thưc hiện đầu tư nước ngoài, hoạt (lông kinh tế
đối ngoại được thúc đẩy mạnh mẽ, thể hiện qua mức tăng xuất khẩu của các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cụ thể: ( năm 1981- 1991 đạt 52 triệu
USD; 1992 - 112 triệu USD, 1993 - 115 triệu USD; 1995- 400 triệu USD; 1996 800 triệu USD).
Ngoài ra, đầu tư nước ngoài chính là cơ hội tạo vốn, tạo thu nhập cho các
doanh nghiệp Việt nam, tăng tích luỹ nội bộ, và khả năng đầu tư trong nước.
Với những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế, đầu tư nước ngoài là lĩnh
vực không thể thiếu và thực sự có vai trò quan trọng đối với đầu tư trong nước.

Ngược lại, đầu tư trong nước là yếu tố tạo nên tiền đề để tiếp nhận và sử dụng có
hiệu quả vốn đầu tư nước ngoài. Những tiền đề đó là một nền kinh tế ổn định,
tốc độ tăng trưởng nhanh, kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh, hiện đại, môi trường pháp
lý lành mạnh.
22


Nguồn vốn đầu tư trong nước của các doanh nghiệp tự đầu tư để mở rộng
qui mô sản xuất kinh doanh là điều kiện tạo khả năng tốt cho đầu tư nưóc ngoài.
Bởi vì đầu tư nước ngoài thường thông qua các công ty siêu quốc gia nên khi tới
một môi trường đầu tư mới, họ tìm kiếm những đối tác tương xứng. Doanh
nghiệp Việt nam nếu qui mô được mở rộng thì sẽ hấp dẫn thu hút được vốn đầu
tư nước ngoài, góp phần làm tăng hiệu quả đầu tư nước ngoài.
Đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài ngày càng phát huy vai trò của
mình đối với nền kinh tế quốc dân. Chúng không chỉ tăng năng lực sản xuất cho
nhiều ngành công nghiệp quan trọng như sắt, thép, dầu khí, xi măng, bưu chính,
viễn thông.... mà còn hình thành nhiều ngành nghê mới như lắp ráp điện tử, xe
hơi, xe gắn máy, kinh doanh các dịch vụ cao cấp, dịch vụ tài chính ngân hàng.
Cả đầu tư trong nước và đẩu tư nước ngoài đều mở ra những cơ hội cho người
dân có công ăn việc làm ( đầu tư nước ngoài đã tạo ra được trên 160 ngàn việc
làm mới). Hơn nữa sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng tiến tới một cơ cấu công
nghiệp và dịch vụ cao cấp, hiện đại cũng phụ thuộc nhiều vào lĩnh vực đầu tư
này. Có thể thấy đáu tư trong nước và đđu tư nước ngoàilà những nhân tố mang
tính quyết định đối với sự nghiệp công nghiệp hoá và

hiện đại

hoá đâ'tnước.

Trên thực tế đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài đang phát huy thế mạnh của

chúng trong việc triển khai mạng lưới sản xuất quốc tế, di chuyển vốn và công
nghệ, nâng tiềm lực xuất khẩu, khả năng cạnh tranh, tiến tới thâm nhập thị
trường quốc tế trên cơ sở khai thác, huy động mọi tiềm năng của đất nước.
3.2.

Sự khác nhau cơ bản giữa pháp luật đầu tư trong nước và pháp ỉuật

đầu tư nước ngoài
Về cơ bản, sự khác nhau giữa pháp luật đầu tư trong nước và pháp luật
đầu tư nước ngoài được thể hiện ở các nội dung sau:
a/ Các vấn đề liên quan đến quyền sử dụng đất
Theo các qui định hiện hành, các doanh nghiệp có vốn

đầu tư nướcngoài

chỉ có quyền thuê đất của nhà nước để tiến hành các hoạt động kinh doanh tại
Việt nam với thời hạn tối đa không quá 50 năm ( trong trường hợp đặc biệt
'

23


×