BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
BỘ TƯPHÁP
TRUỒNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
PHẠM THỊ' HỌC
CHCĐÌNH
án tr co
TRONG LUẬT
HÌNH sự
•
• VlệT
• NAM
Chuyên ngành: T ộ i p h ạ m học, L u ậ t hình sự, lu ộ t
t ố tụ n g hình sự
M ã số: 50514
LUẬN ÁN THẠC sĩ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học
PTS. ĐẶNG QUANG PHƯƠNG
THƯ VIỄN
Ĩ R Ư 0 ! ‘Ũ Í J Ạ I HOỌ
PlIONC
LA
HÀ NÔI - 1996
HÀ Ỉ.YÌL
ẽ ẻ ị
MỤC
LỤC
■
■
Trang
Lòi nói dổu............................................................................................................... 2
Chương I: Một số vấn để chung vể án treo.......................................................... 9
1. Khái niệm, bán chất pháp lí và
ý nghĩa của án treo trong luật hình sụ Việt Nam ........... ............................ 9
1- Khái niệm về án treo....................................................................................9
2- Bàn ch ố t pháp lí của án treo theo luật hình sự Việt N am .....................11
3- ý nghĩa, vai trò của án treo trong công tá c đấu tranh chống
và phòng ngùa tội ph ạm .......................................................................... 17
II. Bản chất pháp lĩ của án treo
theo luật hình sụ của m ột số nước trên thế giói......................................20
Chương II: Nội dung cơ bản của chế định
án treo trong Bộ luột hình sự Việt Nam............................................ 32
/. Những cân cú cho người bị p hạt tù
được hưởng án treo ..................................................................................... 32
1 - Vài nét về cân cứ cho ngưòi bị
p h ạt tù được hưỏng án
treo trước khi có Bộ luật hình sự................................................................32
2. Những cân cứ cho ngưòi bị phạt tù được hưỏng án treo
theo quy định của Bộ luật hình sự.............................................................35
II. Thòi gian thủ thách và cách tính
thòi gian thủ thách của án treo ............................................................... 53
1- Thòi gian thử thách của án treo............................................................... 53
2- C ách tính thòi gian thử thách của án treo.............................................58
3- G iao ngưòi bị án treo cho cơ quan nhà nước hoỗc
tổ chức xã hội theo dõi và giáo d ụ c ....................................................... 03
III. Điều kiện thủ thách của án treo và hậu quả pháp lí
của việc vi phạm điều kiện thủ thách của án treo ............................... ốố
] - Điều kiện thủ thách của án treo.............................................................. óó
2- Hậu quà pháp lí của việc
vi phạm điều kiện thử thách của án treo................................................69
IV. M ột số vấn đề khác về án treo ................................................ .............. 79
1- áp dụng hình phạt bổ sung
đối vối ngưòi được hưỏng án treo........................................................... 79
2- Giàm (rút ngốn) thòi gian thử thách của án treo................................. 82
3- Xóa án đối với ngưòi được hưỏng án treo.............................................85
Chương III: Thực tiễn âp dụng án treo và những kiến nghị nhằm
nâng cao hiệu quả của án treo....................................................... 88
I. Thục tiễn áp dụng án treo ..........................................................................88
1- Nhộn xét về thực tiễn áp dụng án treo
trong những nãm gần đây ở nước ta ..................................................... 88
2- Nguyên nhân của những thiếu sót làm án treo
chưa ph át huy hiệu quà trong đấu tranh
chống và phòng ngùa tội ph ạm ........................................................... 100
II. Những kiến nghị nhàm nâng cao hiệu quở của án treo .................... 103
1- Cần phái giữ c h ế định án treo trong BLHS Việt Nam .......................... 103
2- Những kiến nghị nhầm nâng ca o hiệu quà của án treo....................106
Kết luân................................... .............................................................................116
Tài liệu tham khảo
s
An treo trong luật hình sự Việt Nam
LỜI NÓI ĐẨU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm, duy trì trật tự xã hội là nhiệm
vụ quan trọng của Nhà nước ta. Quá trình này được thực hiện bằng nhiều cách:
Giáo dục tư tưởng, tổ chức, kinh tế - xã hội và bằng sự tác động của pháp luật,
trong đó có luật hình sự.
Thông qua việc áp dụng hình phạt, luật hình sự được coi là công cụ hữu
hiệu nhất để bảo vệ lợi ích của nhà nước và của xã hội. Tuy vậy, việc truy cứu
trách nhiệm hình sự, kết tội, xử phạt và buộc người phạm tội chấp hành một
phần hay toàn bộ hình phạt không phải luôn luôn là biện pháp duy nhất thực
hiện các nhiệm vụ của Luật hình sự. Trong một số trường hợp nhất định, mục
đích giáo dục và cải tạo người phạm tội sẽ đạt hiệu quả tốt hơn bằng biện pháp
tác động hình sự khác.
Xuất phát từ nhiệm vụ của luật hình sự Việt Nam và mục đích của hình
phạt, thể hiện nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa nhằm nâng cao hiệu quả
của đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm, án treo là chế định pháp luật
hình sự có lịch sử từ lâu và được thực tiễn xét xử áp dụng nhiều năm nay.
Là một biện pháp trong hệ thống các biện pháp tác động của Nhà nước
và xã hội đến người phạm tội, án treo ngày càng được khẳng đinh bởi tính un
việt của nó. Chế định này biểu hiện rõ nét sự kết hợp hài hòa giữa sự cưỡng
chế của Nhà nước với sự tác động của xã hội trong việc trừng trị, giáo dục, cải
tạo người phạm tội.
Bộ luật hình sự (BLHS) được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam thông qua ngày 27/6/ 1985 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/1986
An treo trong luật hình sự Việt Nam
đánh dấu một bước tiến bộ trong lịch sử xây dựng hệ thống pháp luật của Nhà
nước ta từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay. Án treo được pháp
điển hóa tại Điều 44 BLHS. Chế định này đã và đang thể hiện vai trò quan
trọng trong cuộc đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm.
Tuy nhiên, trong thực tiễn xét xử, chế định này đã bộc lộ những hạn chế
nhất định về mặt lập pháp cũng như cách vận dụng. Điều đó đã làm giảm vai
trò và ý nghĩa đích thực của án treo. Sở đĩ có tình trạng áp dụng sai chế định
án treo trong thực tiễn là do tòa án không hiểu đúng tính chất pháp lí của án
treo; không nắm vững các t / i i Osứ . cho hưởng án treo cũng như các vấn đề
khác trong nội dung của chế định này. Mặt khác, nhiều khi sự hướng dẫn của
các cơ quan có thẩm quyền chưa đầy đủ nên chưa tạo ra được sự thống nhất
trong nhận thức và áp dụng án treo.
Hiện nay, trong điều kiện của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần
vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước theo đinh hướng
xã hội chủ nghĩa, bên cạnh những đổi mới sâu sắc về nhiều mặt của đời sống
xã hội, tình hình tội phạm cũng có nhiều diễn biến phức tạp. Trước những yêu
cầu mới của Nhà nước ta trong cuộc đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm
thì chế định án treo được coi là một trong những vấn đề cần được xem xét một
cách nghiêm túc cả về mặt lập pháp cũng như thực tiễn áp dụng nhằm đưa ra
những giải pháp cho việc hoàn thiện chế định này trong BLHS.
Như vậy, án treo là một vấn đề có ý nghĩa lí luận và thực tiễn to lớn.
2 . Tình hình nghiên cứu
Án treo là một đề tài có nội dung phong phú được các nhà lập pháp, các
cơ quan bảo vệ pháp luật và các cán bộ nghiên cứu khoa học pháp lí quan tâm.
3
✓
An treo ừ-ong luật hình sự Việt Nam
Trên thực tế, vấn đề án treo được đề cập ở một số giáo trình đại học
chuyên ngành luật, các bài tham luận tại diễn đàn khoa học, các sách chuyên
khảo như: "Hình phạt trong luật hình sự Việt Nam" của tập thể tác giả Viện
nghiên cứu khoa học pháp lí Bộ tư pháp do Nhà xuất bản chính trị quốc gia ấn
hành năm 1995); bài ''Nhân thân người phạm tội và việc áp dụng biện pháp
án treo theo Điều 44 BLHS" của tác giả Vũ Thế Đoàn, đăng trên Tạp chí tòa
án nhân dân số 6 /1989); bài "Án treo và những hình phạt bổ sung"(cùng tác
giả), Tạp chí Tòa án nhãn dân số 6/1990); bài "Vấn đề hình phạt tù nhưng cho
hưởng án treo" của tác giả Lê Văn Hưng, Tạp chí tòa án nhân dân số 4/1994);
bài "Sự cần thiết của việc áp dụng án treo đối với người phạm tội" của tác giả
Lê Tiến Dũng, Tạp chí tòa án nhân dân số 6/1994); bài ''Một số suy nghĩ về
chế định án treo''của tác giả Nguyễn Khắc Công; bài "Một sô' suy nghĩ về
BLHS" của tác giả Dương Tuyết Miên, Tạp chí toà án nhân dân số 3/1996 ;
bài "Án treo và thực tiễn áp dụng" của tác giả Đoàn Đức Lương, Tạp chí toà án
nhân dân số 5/1996 V .V ..
Tuy nhiên, các bài viết cũng chỉ đề cập từng khía cạnh của đề tài án
treo. Đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống về đề tài
này. Có chăng thì án treo cũng chỉ được đề cập trong khuôn khổ của một số
luận văn tốt nghiệp đại học luật. Vì thế, với nội dung phong phú, với tính phức
tạp cả về mặt lập pháp và áp dụng pháp luật, án treo vẫn đang là vấn đề nổi
cộm trong khoa học pháp lí cũng như trong thực tiễn áp dụng pháp luật hình
sự ở nước ta.
Trên thế giới, đề tài này cũng được nhiều người quan tâm. Đã có những
công trình đề cập án treo trong hệ thống lí luận chung về pháp luật hình sự.
Với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào quá trình xây dựng
BLHS nói chung và chế định án treo nói riêng đáp ứng yêu cầu của cuộc đấu
4
A
An treo frong luật hình sự Việt Nam
tranh chống và phòng ngừa tội phạm, chúng tôi đã chọn vấn đề "Chếđịnh án
treo trong luật hình sự Việt Nam" làm đề tài luận án thạc sĩ của mình.
3. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ và phạm vi của luận án
Mục đích của luận án mà chúng tôi thực hiện nhằm làm sáng tỏ một
cách có hệ thống những vấn đề lý luận cũng như thực tiễn về chế đinh án treo
trong luật hình sự Việt Nam. Từ đó, bản luận án đề ra những giải pháp nhằm
hoàn thiện và nâng cao hiệu qủa của án treo.
Nhiệm vụ của luận án
Để thực hiện mục đích nêu trên, nhiệm vụ của luận án được đặt ra ở các
góc độ sau:
* Về lí luận: Chúng tôi nghiên cứu khái niệm, tính chất pháp lí của án
treo, phân tích các nội dung cụ thể của chế đinh này; so sánh với chế đinh án
treo trong luật hình sự các nước giúp cho việc nhận thức đúng đắn về chế định
án treo.
* Về thực tiễn: Luận án tập trung nghiên cứu, đánh giá tổng quát thực
tiễn áp dụng án treo trong những năm gần đây. Trên cơ sở lí luận, tìm ra
những vướng mắc của quá trình áp dụng án treo, đưa ra giải pháp nhằm nâng
cao hiệu qủa của án treo.
Từ việc nghiên cứu án treo về lý luận và thực tiến, luận án đưa ra các đề
xuất nhằm hoàn thiện pháp luật hình sự.
Phạm vi nghiên cíủi của luận án
Đề tài nghiên cứu một cách toàn diện về các vấn đề thuộc chế định án
treo. Cụ thể là: Luận án nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của án
An treo trong luật hình sự Việt Nam
treo, tính chất pháp lí của án treo, các nội dung và thực tiễn vận dụng án treo
trong công tác đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm.
4. Những điểm mới của luận án
Nội dung của luận án có những điểm mới sau:
Luận án là một công trình nghiên cứu về chế đinh án treo một cách có
hệ thống. Tính thống nhất trong nội dung của luận án thể hiện tính chất pháp lí
của án treo qua các thời kì phát triển của pháp luật hình sự Việt Nam. Luận án
tín h íbdf/}b tyLt' cốĩí
CÓ SO sánh tính chất pháp lí của án treo theo luật hình sự Việt Nam với/án treo
theo luật hình sự các nước. Đây là vấn đề mà chưa được tài liệu nào chính thức
đề cập.
- Luận án nghiên cứu trên bình diện rộng và cụ thể với tất cả những vấn
đề liên quan tới chế định án treo. Đặt quy định về án treotrong luật hình sự
Việt Nam với quy định án treo tại luật hình sự một số nước điển hình để tìm ra
những điểm cần thiết và hợp lý cho việc hoàn thiện pháp luật hình sự của nhà
nước ta.
- Dự báo xu thế nảy sinh vấn đề mới về nội dung của chế định án treo
trước sự biến đổi của tình hình kinh tế - xã hội để có đề xuất đinh hướng cho
việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam.
5. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lí luận của luận án này là các nguyên lí của chủ nghĩa Mác-Lê
nin về nhà nước và pháp luật, về tội phạm học. Luận án được trình bày dựa
trên cơ sở nghiên cứu các văn bản pháp luật của Nhà nước, các văn bản hướng
dẫn áp dụng pháp luật, các tổng kết thực tiễn áp dụng pháp luật, các bản kết
6
s
An treo trong luật hình sự Việt Nam
luận thanh tra công tác xét xử, các bản án, quyết định hình sự, các bản thống
kê thực tiễn áp dụng án treo, các tài liệu pháp lý trong và ngoài nước.
Để diễn đạt tư tưởng của mình về nội dung của luận án, chúng tôi dựa
vào phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch
sử, kết họp với việc sử dụng phương pháp phân tích, so sánh và tổng hơp,
phương pháp lịch sử, thống kê, đối chiếu và điểu tra xã hội học. Qua đó,
chúng tôi rút ra những kết luận, đề xuất phù hợp nhằm hoàn thiện chế định án
treo cả về lập pháp và áp dụng.
6. Ý nghĩa của luận án
Đề tài "Chếđịnh án treo trong luật hình sự Việt Nam" có ý nghĩa quan
trọng cả về lý luận và thực tiễn. Việc nghiên cứu thành công đề tài này là sự
đóng góp không nhỏ về các mặt sau đây:
Về lý luận: Luận án là công trình nghiên cứu có hệ thống quá trình hình
thành và phát triển của chế định án treo, nội dung các vấn đề của án treo; phân
biệt án treo với hình phạt cải tạo không giam giữ nhằm góp phần nâng cao
nhận thức, tạo tiền đề cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật.
Về thực tiễn áp dụng: Luận án góp phần tạo ra cách hiểu đúng đắn về
chế định án treo, góp phần định hướng cho việc áp dụng pháp luật chính xác,
đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh chống và phòng ngừa
tội phạm.
Về đào tạo và tuyên truyền pháp luật
Luận án có thể sử dụng làm tài liệu phục vụ cho công tác đào tạo và
tuyên truyền pháp luật góp phần nâng cao hiểu biết về án treo trong các cán bộ
làm công tác pháp luật cũng như trong các tầng lớp nhân dân.
7
/
An treo trong luật hình sự Việt Nam
7- Cơ cấu của luận án
Luận án được trình bày theo cơ cấu như sau:
Lời nói đầu
Chương I: Một số vấn đề chung về án treo
Chương II: Nội dung cơ bản của án treo trong luật hình sự
Việt Nam
Chương III: Thực tiễn áp dụng án treo và những kiến nghị nhằm
nâng cao hiệu quả của án treo
Kết luận
8
/
_
An freo trong luật hình sự Việt Nam
CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ÁN TREO
■
I. KHÁI NIỆM, BẢN CHẤT PHÁP LÍ VÀ Ý NGHĨA CỦA ÁN TREO
TRONG LUẬT HÌNH s ự VIỆT NAM
1. Khái niệm về án treo
Bất kì tội phạm nào cũng có các dấu hiệu: Tính nguy hiểm cho xã hội
của hành vi, tính có lỗi, tính trái pháp luật hình sự gắn liền với tính chịu hình
phạt. Một hành vi nguy hiểm cho xã hội được coi là tội phạm đòi hỏi phải quy
định những loại và mức hình phạt tương xứng cho hành vi đó. Quan niệm về
hình phạt gắn liền với quan niệm về tội phạm. Tội phạm càng nghiêm trọng thì
hình phạt càng nghiêm khắc.
Sự đa dạng về hành vi phạm tội thể hiện ở tính nguy hiểm cho xã hội của
nó đặt ra yêu cầu: Một mặt phải đa dạng, phong phú về loại và mức hình phạt.
Mặt khác, cần phải quy định biện pháp tác động hình sự khác đối với người
phạm tội. Những yêu cầu này là điều kiện quan trọng bảo đảm cho việc thực
hiện các nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự, cá thể hóa hình phạt,
nhân đạo XHCN và công bằng. Sự quy định trong luật là căn cứ pháp lí chặt
chẽ cho việc áp dụng pháp luật một cách thống nhất trong đấu tranh xử lí tội
phạm đạt hiệu quả.
Một trong những tiêu chí đánh giá mức độ hiệu quả đạt được của việc áp
dụng hình phạt đối với người phạm tội là sự hoàn trả cho xã hội con người đã
trở nên vô hại, không còn nguy cơ tái phạm. Vì vậy, trong một số trường hợp
nhất định, có tác dụng cải tạo, giáo dục người bị phạt tù tốt hơn nếu tòa án áp
dụng biện pháp tác động hình sự khác, không cần bắt bị cáo phải thụ hình. Án
treo là biện pháp tác động hình sự được hình thành ngay từ những ngày đầu
9
✓
An treo trong luật hình sự Việt Nam
mới thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và nay được quy định tại Điều
44 BLHS nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
"Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người
phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành
hình phạt tù thì tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ
một năm đến năm.
Tòa án giao người bị án treo cho cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội
nơi người đó làm việc hoặc thường trú đ ể theo dõi, giáo dục.
Người bị án treo có thể phải chịu thêm một số hình phạt bổ sung như
phạt tiền, cấm đảm nhiệm những chức vụ, làm những nghề hoặc công việc
nhất định quy định ở Điều 23 và Điều 28.
Nếu ngời bị án treo đã chấp hành được một nửa thời gian thử thách và
có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm theo
dõi, giáo dục, tòa án có thể rút ngắn thời gian thử thách.
Nếu trong thời gian thử thách, người bị án treo phạm tội mới do vô ý và
bị phạt tù hoặc phạm tội mới do cố ý thì tòa án quyết định buộc phải chấp
hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới
theo quy định ở khoản 2 Điều 42."
Thực chất, án treo là biện pháp không buộc người bị phạt tù phải cách li
khỏi xã hội. Họ được tự cải tạo, giáo dục ở môi trường xã hội trong thời gian
thử thách nhất định, với sự giám sát của cơ quan hoặc chính quyền địa
phương. Hình phạt tù đã tuyên sẽ "treo lơ lửng"a) trên đầu người phạm tội bởi
điều kiện răn đe trong thời gian thử thách. Người phạm tội không vi phạm điều
(1).Xem: Wilfrid Jeandidier: Luật hình sự; Nxb. Paris 1991; tr. 499 - 500
10
✓
_
An treo trong luật hình sự Việt Nam
kiện của án treo trong thời gian thử thách, chứng tỏ họ đã trở thành người
lương thiện nên họ không phải chấp hành hình phạt tù đã tuyên.
Biện pháp tác động hình sự này là cần thiết, nó thể hiện rõ phương châm
"trừng trị kết hợp với cải tạo, giáo dục" trong chính sách hình sự của Nhà
nước ta về xử lí người phạm tội.
Từ những phân tích trên, có thể hiểu: án treo là một biện pháp miễn chấp
hành hình phạt tù cố điều kiện được áp dụng đối với người bị phạt tù không
quá ba năm, căn cứ vào nhân thân và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không
cần phải bắt chấp hành hình phạt tù.(1)
2. Bản chất pháp lí của án treo theo luật hình sự Việt Nam
>
(ế nước ta, quá trình hình thành và phát triển của chế định án treo gắn liền
với quá trình hình thành và phát triển của pháp luật hình sự nói chung.
Bản chất pháp lí của án treo cũng được nhận thức khác nhau ở từng giai
đoạn.
Văn bản pháp luật hình sự đầu tiên của Nhà nước ta quy định về án treo
là Sắc lệnh số 21/SL ngày14/12/1946 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ
cộng hoà về " Tổ chức toà án quần sứ'. Điều 10 sắc lệnh này quy đinh: "Khi
phạt tù, toà án có thể cho tội nhân được hưởng ấn treo nếu cố những lí do
đáng khoan hồng. Bản án xử treo sẽ tạm đình chỉ việc thi hành án. Nếu trong
5 năm bắt đầu từ ngày tuyên án, tội nhân không bị toà án quân sự làm tội một
lần nữa về một việc mới thì bản án đã tuyên sẽ hủy đi, coi như không có. Nếu
trong 5 năm ấy, tội nhân lại bị kết án một lần nữa trước một toà án quân sự
thì bản án treo sẽ đem thi hành.(2>
(1).Xem: Nghị quyết số 01/HĐTP ngày 18/10/1990 của Hội đổng thẩm phán TANDTC
(2).Xem: Công báo năm 1946; số 9; tr.116.
11
s
___
An treo trong luật hình sự Việt Nam
Như vậy, theo Điều 10 sắc lệnh số 21/SL, án treo được xác định là biện
pháp miễn chấp hành hình phạt tù có_điều kiện. Án treo chỉ áp dụng đối_với
hình phạt tù. Theo tinh thần quy đinh của sắc lệnh số 21/SL thì cách tuyên
trong bản án của tòa án xét xử người phạm tội cho hưởng án treo sẽ là: Trước
hết, tòa án tuyên một hình phạt tù tương xứng với tính chất và mức độ nguy
hiểm cho xã hội của tội phạm, rồi tuyên cho bị cáo được hưồng án treo, thời
gian thử thách là 5 năm.
tb ú éhath
Điều kiện/của án treo được xác định bởi sự đe dọa phạm tội mới trong
thời gian thử thách. Nếu không vi phạm điều kiện này thì bản án đã tuyên "coi
như không có".
Nội dung của quy định tại Điều 10 sắc lệnh số 21/SL có hiệu lực áp dụng
trong công tác xét xử của tòa án cho đến khi Bộ luật hình sự của nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ban hành (hiệu lực thi hành từ ngày
1/1/1986). Tuy nhiên, theo chứng tôi có thể đưa ra một vài nhận xét như sau:
- Quy đinh về án treo theo Điều 10 sắc lệnh số 21/S1 có phần cứng nhắc,
chưa phù hợp với yêu cầu của nguyên tắc cá thể hoá trách nhiệm hình sự. Điều
luật chỉ nêu là "có lý do đáng khoan hồng" nhưng không nêu cụ thể về lý do
đáng khoan hồng. Điều này đã gây nên những khó khăn trong khi quyết định
cho người bị phạt tù được hưởng án treo (vì không quy định những mức cụ thể
của hình phạt tù có thể cho hưởng án treo).
- Thời gian thử thách được quy đinh cứng là 5 năm không phụ thuộc vào
mức hình phạt tù cho hưởng án treo. Vì thế, trong thực tiễn xét xử đã có những
lầm lẫm, khi vận dụng án treo. Chẳng hạn, có trường hợp đáng cho hưởng án
treo thì tòa án lại xử phạt tù, không cho hưởng án treo. Ngược lại, có những vụ
án mà người phạm tội đáng lẽ phải bị xử phạt tù, không nên cho họ được
hưởng án treo thì tòa án lại cho họ được hưởng án treo.
12
y*
An treo trong luật hình sự Việt Nam
Ví dụ: "L.V.L đánh vợ gáy thương tích nhưng chưa gây tác hại nghiêm
trọng, bản chất can phạm tốt, phạm tội lần đầu, thái độ biết ăn năn hối cải,
ngưòi vợ có đơn xin khoan hồng. Toà sơ thẩm đã xử 6 tháng tù, sau phúc thẩm
cải thành 6 tháng án treo"('V) hoặc "T.c.tì giáo viên vỡ lòng, hiếp dâm em bé 7
tuổi, vì tòa án cho đây là hành động nhất thời trong lúc vợ ỵ đang ở thời kỳ
sinh đẻ nên phạt 1 năm tù treo mà không thấy hết tính chất nghiêm trọng và
ảnh hưởng xấu đã gây nên do tư cách đặc biệt của can phạm là một giáo viên
vỡ lòng"(2)
Mặc dù vậy, ở giai đoạn này, để bảo đảm cho việc áp dụng án treo của
các tòa án được đúng đắn, Tòa án nhân dân tối cao cũng đã ban hành các văn
bản hướng dẫn cụ thể. Đó là:
-
Thông tư s ố 2308/NCPL ngày 1/Ỉ2 /1961 về việc áp dụng chế độ án
treo. Văn bản này đã sơ bộ đánh giá việc áp dụng án treo trong thực tiễn, trên
cơ sở đó nêu lên ỷ nghĩa của án treo, xác định bản chất pháp lí của án treo,
hướng dẫn cụ thể về điều kiện và phạm vi áp dụng án treo, hiệu lực cũng như
thủ tục áp dụng án treo. Thông tư này đã hướng dẫn nhận thức án treo là "một
biện pháp hoãn thụ hình cố điều kiện" ^
Về mặt lí luận, hoãn thụ hình là khái niệm pháp lí có nội dung là: Bị cáo
phải chấp hành hình phạt của bản án do tòa án đã tuyên nhưng do họ có điều
kiện, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn không thể chấp hành được hình phạt nên
được hoãn thụ hình (như bị ốm đau, bệnh tật, phụ nữ có thai hoặc đang nuôi
con nhỏ dưới 12 tháng). Hoãn thụ hình là thủ tục tố tụng ở giai đoạn thi hành
án.(4) Còn án treo, sau khi phân tích các tình tiết của vụ án với khả năng tự cải
tạo, giáo dục của người phạm tội, tòa án đi đến kết luận là không cần cách li
(1); (2); (3). Xem: Hệ thống hoá luật lệ về hình sự; năm 1975;Tập I, tr.l 19.)
(4).Xem: Điều 231, Điều 232 Bộ luật tố tụng hình sự của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam
13
/
An treo trong luật hình sự Việt Nam
bị cáo khỏi xã hội, sau khi đã tuyên một hình phạt tương xứng với tính chất
của hành vi phạm tội. Cho nên, thông tư này coi án treo là biện pháp hoãn thụ
hình có điều kiện là chưa chính xác về mặt từ ngữ. Trên thực tế, nội dung vận
dụng thực chất vẫn là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện.
Ngày 2/10/1974, Tòa án nhân dân tối cao lại ra Thông tư số 19/TATC
hướng dẫn về trình tự tố tụng phúc thẩm hình sự, trong đó có hướng dẫn vể án
treo. Nhưng thông tư này lại cho rằng án treo là một loại hình phạt nhẹ hơn
hình phạt tù (giam). "...So sánh hậu quả phổ biến về mặt pháp lí cũng như
hậu quả vê mọi măt khác của án tù giam và án tù treo ị người bị án treo không
bị cách ly khỏi xã hội, vẫn sống trong môi trường bình thường hàng ngày của
họ mà cũng không bị một sự hạn chế gì, tất cả các quyền lợi của người cồng
dân, người bị án treo đều được hưởng, nếu họ là công nhân viên chức, họ
không bị buộc phải thôi việc, họ củng chỉ bị án tích trong thời gian thử thách
dài nhất là 5 năm ) thì án treo phải được xem là hình thức xử lý nhẹ hơn án tù
giam. Như vậy chuyển án tù treo sang án tù giam dù thời gian ngắn hơn cũng
là tăng nặng hình phạt. Ngược lại, chuyển án tù giam sang án tù treo, dù thời
hạn dài hơn cũng là giảm nhẹ hình phạt".(1) Hướng dẫn này được áp dụng
trong thực tiễn xét xử của tòa án cho đến khi BLHS năm 1985 có hiệu lực thi
hành vì cho rằng phù hợp hơn, mặc dù chưa có văn bản pháp luật hình sự nào
thay thế Điều 10 sắc lệnh số 21/SL nêu trên.
Từ Thông tư số 19/TATC, bản chất pháp lí của án treo đã được thay đổi
căn bản, nó là hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù giam. Quan niệm này không
đúng đắn, chỉ chú trọng đến mặt hình thức bề ngoài của án treo, tác dụng
trưóc mắt của án treo, không chú ý đầy đủ đến hậu quả mọi mặt của nó. Bởi
(I).Xem: Hệ thống hóa luật lệ về hình sự tập 2; TANDTC xuất bản năm 1979. tr.123.
14
y
An treo trong luật hình sự Việt Nam
lẽ, vì coi án treo là hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù giam mà việc tuyên án treo
đối với người phạm tội khác hẳn cách tuyên trước đây của tòa án.
Bản án do tòa án tuyên án treo được quyết định trên cơ sở nhẩm tính một
mức án cụ thể lẽ ra bị xử tù giam ở mức độ thấp hơn nhưng bị cáo thỏa mãn
căn cứ được hưởng án treo (mà không tuyên một hình phạt tù trước rồi tiếp đó
cho hường án treo) nên tòa án xử nâng mức án cao hơn và tuyên phạt hưởng
án treo, sau đó tuyên thời gian thử thách. Ví dụ: Trong một vụ đổng phạm tội
trộm cắp tài sản, tòa án xử phạt tên cầm đầu 1 năm tù giam. Đối với tên giúp
sức, vì có căn cứ cho hưởng án treo và để cho hưởng án treo nên tòa án đã
nhẩm tính nâng lên 2 năm rồi tuyên phạt hai năm án treo, không dùng từ "cho
hưởng" như trong các bản án trước đây. Nếu tên giúp sức phạm tội mới trong
thời gian thử thách y sẽ phải chấp hành hình phạt 2 năm tù giam đã bị tuyên
xử trước đây, ngoài hình phạt tội mới. Như vậy, hình phạt đối với tên giúp sức
lại nặng hơn hình phạt đối với tên cầm đầu.
Qua đó, chúng ta thấy rõ điểm bất hợp lí của Thông tư số 19/TATC nêu
trên là "có thể dẫn đến khả năng làm đảo lộn nặng nhẹ" vì " nâng mức án xử
treo lên quá cao là có thực"^\ Rõ ràng, thời điểm đó tưởng như đã xử nhẹ và
khoan hồng cho bị cáo nhưng sau này đã trở thành nặng, không tương xứng
với mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội của bị cáo.
Giai đoạn phát triển mới có tính chất nhảy vọt của luật hình sự Việt Nam
được bắt đầu từ ngày 27/6/1985, ngày Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thông qua BLHS đầu tiên (và cũng là bộ luật đầu tiên) của
Nhà nước ta. Bộ luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/1986. Trong bộ luật
này, chế định án treo được quy định tại Điều 44 với nội dung đầy đủ và cụ thể
hơn so với quy định tại Điều 10 sắc lệnh số 21/SL ngày 14/2/1946. Tiếp đó,
(1> Xem: Lời kết luận Hội nghị tổng kết ngành tòa án năm 1976: Hệ thống hóa luật lệ về hình sự,
TậpII; TANDTC xuất bản năm 1990; ừ. 123.
15
✓
An treo trong luật hình sự Việt Nam
với các đạo luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự, được Quốc
hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua các ngày 28 tháng
12 năm 1989, ngày 12 tháng 8 năm 1991 và ngày 22 tháng 12 năm 1992, các
quy định về án treo cũng được sửa đổi, bổ sung cho phù họp hơn với tình hình
xã hội, phù hợp chính sách hình sự của Nhà nước ta trong từng thời kì đấu
tranh phòng chống tội phạm. Điều 21 BLHS quy định 7 loại hình phạt chính
và 7 loại hình phạt bổ sung, trong đó không có án treo. Như vậy, ấn treo
không phải là hình phạt. Theo Điều 44 BLHS cũng như các hướng dẫn áp
dụng án treo của Tòa án nhân dân tối cao ban hành sau ngày BLHS có hiệu
lực như Thông tư số 01/NCPL ngày 6/4/1988; Nghị quyết số 02/HĐTP ngày
16/11/1988 của Hội đổng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; Nghị quyết số
01/HĐTP ngày 19/4/1989, Nghị quyết số 01/HĐTP ngày 18/10/ 1990 của Hội
đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và Thông tư liên ngành số 03/LN
ngày 17/3/1992, xét về tính chất pháp lí, ấn treo là một biện pháp miễn chấp
hành hình phạt tù có điều kiện. Tức là căn cứ vào nhân thân của người bị kết
án và những tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần thiết bắt họ phải chấp hành
hình phạt tù, tòa án sẽ miễn cho người bị kết án việc chấp hành hình phạt tù,
nếu trong thời gian thử thách người đó không phạm tội mới.
Chế đinh án treo theo BLHS có bản chất pháp lí giống với sự quy định
của Điều 10 Sắc lệnh số 21/SL ngày 14/12/ 1946 trước đây về án treo nhưng
đầy đủ và cụ thể hơn, tiện cho việc áp dụng trong thực tiễn xét xử.
Như vậy, bản án mà tòa án xét xử cho hường án treo cũng tuyên cho bị
cáo một hình phạt tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi
phạm tội. Sau đó phần quyết định tuyên tiếp nhưng cho hưởng án treo chứ
không phải là tuyên phạt án treo như quan điểm của Thông tư số 19/ TATC
ngày 2/10/1974 của Tòa án nhân dân tối cao trước đây.
16
✓
_
An treo frong luật hình sự Việt Nam
Chúng tôi cho rằng, bản chất pháp lí của án treo như đã được xác nhận tại
Điều 44 BLHS là phù hợp và khoa học. Quy định này đánh dấu một bước
ngoặt lớn trong quá trình hình thành và phát triển chế đinh án treo trong pháp
luật hình sự của Nhà nước ta.
3. Ý nghĩa, vai trò của án treo trong công tác đấu tranh chống và phòng
ngừa tội phạm
Tội phạm là hiện tượng xã hội tiêu cực, được hiểu theo nghĩa chung nhất
là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, đe dọa sự tồn tại và phát triển của các
quan hệ xã hội được Nhà nước xác lập và bảo vệ. Để đấu tranh có hiệu quả với
hiện tượng xã hội tiêu cực này, bất kỳ nhà nước nào cũng sử dụng nhiều biện
pháp khác nhau như kinh tế, văn hoá, xã hội, pháp luật...), trong đó pháp luật
là biện pháp hữu hiệu hơn cả. Đặc biệt, hình phạt có vai trò quan trọng, nó là
bộ phận cần thiết không thể thiếu được của hệ thống các biện pháp tác động
đến tội phạm trong xã hội ta.
Hình phạt trong luật hình sự nước ta là biện pháp cưỡng chế của Nhà
nước do tòa án áp dụng đối với người thực hiện tội phạm, tước bỏ ở họ những
quyền và lợi ích nhất định theo quy đinh của luật hình sự, có mục đích cải tạo,
giáo dục người phạm tội và phòng ngừa tội phạm.
Hiệu quả của hình phạt chỉ có thể được tăng cường khi được kết hợp với
các biện pháp pháp luật hình sự khác.
Án treo là một chế đinh độc lập, một biện pháp pháp luật hình sự, có vai
trò quan trọng trong công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm cả trên
phương diên lý luận cũng như thực tiễn.
Trước hết, án treo là một trong những biểu hiện rõ nét của chính sách
hình sự của Nhà nước ta theo phương châm "Nghiêm trị kết hợp với khoan
hồng", "Trừng trị kết hợp với giáo dục cải tạo". Đối với ngời phạm tội, việc
THưVĩẸN
Ỵiirnur. í • I hỉ':' I , i/ i! ;
MOI
17
/
An treo trong luật hình sự Việt Nam
trừng trị bằng hình phạt là cần thiết nhưng chính sách hình sự của Nhà nước ta
dựa trên cơ sở giáo dục phòng ngừa là chủ yếu. Điều này xuất phát từ vai trò
của các quá trình kinh tế - xã hội, lấy các hoạt động xã hội làm cơ sở để áp
dụng hình phạt, giáo dục, cải tạo người đã phạm tội và phòng ngừa tội phạm.
Áp dụng trách nhiệm hình sự không phải để trả thù người phạm tội mà là vì
tình thương, vì sự tiến bộ ở con người đó. Án treo một mặt thể hiện thái độ
nghiêm khắc của Nhà nước và của xã hội đối với người phạm tội. Mặt khác,
án treo lại biểu hiện sự khoan hổng, là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù
có điều kiện vì có sự tin tưởng vào việc tự giáo dục, cải tạo của người phạm tội
ngay trong môi trường xã hôị nơi người phạm tội sinh sống và lao động.
Trong luật hình sự, hình phạt tù là hình phạt phổ biến nhất, được áp dụng
trong thực tiễn xét xử ở nước ta từ xưa đến nay. Hình phạt tù có tính nghiêm
khắc, răn đe cao nhưng đồng thời còn mang tính giáo dục, cải biến quan niệm
và lối sống của người bị tù một cách sâu sắc. Song, nếu như tất cả những
người bị kết án phạt tù đều phải chấp hành hình phạt trong các trại cải tạo
(nhất là điều kiện hiện nay có sự quá tải của các nhà tù) thì đó không phải là
biện pháp tối ưu mang lại lợi ích lớn nhất cho xã hội. Đặc biệt, trong điều kiện
nền kinh tế nước ta còn nhiều khó khăn như hiện nay, việc tập trung một số
lượng lớn phạm nhân trong các trại cải tạo là một việc làm cần phải được cân
nhắc, tính toán kỹ về mọi mặt, kể cả mặt hiệu quả kinh tế.
Người bị kết án tù bị cách li khỏi xã hội và chịu sự cải tạo, giáo dục trong
các trại cải tạo, một môi trường không bình thường. Bên cạnh những ưu điểm
(mặt tích cực) của việc cải tạo phạm nhân, môi trường cải tạo này còn bộc lộ
những hạn chế (mặt tiêu cực) đáng kể. Các phạm nhân phải tuân theo những
nguyên tắc gần như không thay đổi bởi tính kỉ luật trong trại giam. Họ có thể
mất khả năng lựa chọn cách ứng xử, dần dần hình thành thói quen thụ động.
Đó là điều khó khăn cho việc tái hòa nhập với cộng đồng khi họ mãn hạn tù.
18
✓
An treo trong luật hình sự Việt Nam
Người phạm tội dễ bị sự tác động tiêu cực của môi trường nhiểu hơn sự tác
động tích cực và họ cũng dễ tác động đến những người xung quanh. Thêm vào
đó, khi ra tù, những người này thường gặp rất nhiểu khó khăn trong việc tổ
chức lại cuộc sống (do có đinh kiến trong dư luận xã hội, cơ quan Nhà nước
không muốn tiếp nhận họ vào làm việc, hoàn cảnh gia đình xáo trộn, thu nhập
giảm sút....) buộc họ phải kiếm sống bằng mọi cách thì khả năng tái phạm khó
có thể loại trừ. Vì vậy, việc BLHS quy định chế định "án treo" một biện pháp
miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện được quyết định trong khi xét xử của
tòa án là tạo điều kiện cho những người bị kết án tù từ 3 năm trở xuống, có
nhân thân tốt, có nhiều tình tiết giảm nhẹ có thể tự cải tạo trong môi trường
sống hàng ngày rõ ràng là biện pháp đem lại hiệu quả tốt hơn vừa thể hiện
được tính ưu việt và tính nhân đạo trong chính sách hình sự của Nhà nước ta.
Ngoài ra, cũng phải kể đến việc áp dụng án treo tiết kiệm được cho ngân sách
nhà nước một khoản chi phí khá lớn hàng năm cho việc cải tạo phạm nhân
trong các trại cải tạo.
Án treo có tác dụng khuyến khích, tạo điều kiện cho người bị kết án tích
cực lao động, tự cải tạo dưới sự giám sát của các cơ quan Nhà nước, tổ chức
xã hội, nơi người đó làm việc hoặc sinh sống để trở thành người có ích cho xã
hội. Án treo còn có tác dụng răn đe rằng nếu họ phạm tội mới do vô ý và bị xử
phạt tù hoặc phạm tội mới do cố ý trong thời gian thử thách thì buộc họ phải
chấp hành hình phạt tù (không được miễn nữa) cùng với hình phạt của tội mới.
Ngược lại, nếu người phạm tội cải tạo tốt, không phạm tội mới trong thời gian
thử thách thì được miễn vĩnh viễn việc chấp hành hình phạt tù.
Án treo còn có tác dụng quan trọng khác là thu hút đông đảo các thành
viên trong xã hội tham gia vào việc cải tạo, giáo dục người bị kết án, giúp họ
thêm tin yêu vào cuộc sống, khơi dậy những phẩm giá tốt đẹp vốn có của
19
/
An treo trong luật hình sự Việt Nam
chính mình. Việc xã hội hoá vào quá trình cải tạo người phạm tội bị xử phạt tù
được miễn chấp hành hình phạt cũng chính là góp phần nâng cao ý thức pháp
luật và trách nhiệm trong quần chúng nhân dân.
Thực tiễn xét xử của các tòa án cho thấy việc áp dụng án treo phù họp với
yêu cầu quy đinh của pháp luật, đáp ứng được yêu cầu của đấu tranh phòng
chống tội phạm là một nhân tố góp phần nâng cao hiệu quả của hình phạt.
Với vai trò quan trọng của án treo như đã trình bầy trên, việc quy định
chế định "án treo" trong BLHS nước ta là sự cần thiết khách quan, phù hợp với
xu thế chung của luật hình sự nhiều nước trên thế giới và nó mang ý nghĩa
thiết thực đối với công tác đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm.
n. BẢN CHẤT PHÁP LÍ CỦA ÁN TREO THEO LUẬT HÌNH s ự MỘT s ố
NUỠC TRÊN THẾ GIỚI
ở các nước, án treo là một chế định pháp lý hình sự có lịch sử lâu đời và
hiện tại được ghi nhận trong BLHS của nhiều nước trên thế giới. Việc tìm hiểu
bản chất pháp lí của án treo theo luật hình sự một số nước khác là rất cần thiết
giúp cho việc nghiên cứu chế định án treo trong luật hình sự Việt Nam được
đầy đủ và sâu sắc. Cho đến nay, ở nước ta chưa có tài liệu chính thức nào
khẳng định về thời điểm xuất hiện của án treo và trong luật hình sự nước nào.
Có một số quan điểm cho rằng chế định này được ra đời trong luật hình sự tư
sản vào cuối thể kỷ XIX, do ảnh hưởng của tư tưởng tiến bộ thời kỳ cách
mạng dân chủ tư sản. Chẳng hạn như ở Bỉ, án treo xuất hiện năm 1888, ở
Pháp (năm 1891) và sau đó lan dần sang nhiều nước tư bản khác, phần lớn ở
châu Âu lục địa(1).
(1). Xem: - Nguyễn Khắc Công "Một s ố suy nghĩ về ch ế định án treo trong luật hình sự Việt Nam
tr. 98.
- Mai Thúc Linh "Danh từ pháp luật lược giải - Nxb. Khai Trí; năm 1964; tr.1084.
20
✓
_
An treo trong luật hình sự Việt Nam
ở các nước, khái niệm và nội dung của án treo cũng được quy định một
cách khác nhau.
Hệ thống pháp luật Anh - Mỹ coi án treo là biện pháp hoãn tuyên án,
kèm theo thủ tục cam đoan, bảo đảm.
Theo chế định này, người "bị coi là phạm tội" chưa bị kết án là có tội hay
vô tội, tòa án có thể buộc y phải bảo đảm bằng tiền hay sự bảo lãnh của ngưòi
có hành động đúng đắn, nếu không chịu thì có thể bị phạt tù, mặc dù không vi
phạm một điều luật nào cả.
Như vậy, trong một thời gian khá lâu can phạm sẽ ở trong tình trạng bất
ổn định, không biết thật sự mình có tội hay oan uổng, cũng không biết mình
thực sự phạm tội gì? Mặt khác, lúc xét xử lại tội cũ, sẽ gặp nhiều khó khăn về
nhân chứng, vật chứng...
Trong hệ thống pháp luật Pháp, Bỉ, chế đinh án treo được quy đinh lần
đầu tiên tại Luật 26.3.1891 của Pháp (ban hành theo Nghị đinh ngày
10/1/1893). Đạo luật này (thường được gọi là luật Bérenger - tên của một
thượng nghị sĩ Pháp, người đưa ra sáng kiến luật) đã hình thành nên chế đinh
án treo.(1)Luật Bérenger cũng được áp dụng tại Nam Kì nước ta trong thời
Pháp thuộc và án treo được gọi là "huyền
Theo đạo luật này, can phạm được hưởng sự miễn thi hành tạm thời hình
phạt trong thời gian 5 năm sau đó, nếu can phạm không tái phạm, sẽ được
miễn hình phạt vĩnh viễn(3). Quy định này thể hiện quan niệm án treo là biện
pháp miễn chấp hành án tạm thời có điều kiện.
(1> Xem: Wilfrid Jeandidier ; Luật hình ,ví/(Droit pénal general); Nxb. Paris 1991;
tr. 499 - 500.
(2), (3). Xem: Ỷ niệm tổng quát hình luật (sách giáo khoa của luật khoa Sài gòn, tr.192 - 193).
21
An treo trong luật hình sự Việt Nam
Đặc điểm chủ yếu của án treo trong luật hình cộng hoà Pháp trước đây là
khi tòa án xét xử, kết luận có tội, tuyên hình phạt nhưng tuyên miễn thi hành
tạm thời đối với các can phạm là sơ phạm, thời hạn thử thách cố định là 5
năm. Nếu trong thời gian thử thách không phạm tội mới, sẽ được miễn hình
phạt vĩnh viễn. Nếu phạm tội mới trong thời gian thử thách, bản án cũ phải
được chấp hành ngoài hình phạt mới. Không có việc tổ chức theo dõi giáo dục
can phạm trong thời gian thử thách.
Hiện nay, theo BLHS mới của Cộng hòa Pháp, án treo được coi là biện
pháp "hoãn ịaursis) việc chấp hành hình phạt" có điều kiện được quy đinh từ
Điều 132.29 đến Điều 132.57. Theo quan điểm chiết trung, các nhà lập pháp
hình sự Cộng hòa Pháp chia án treo thành 3 loại: "án treo thường" (ra đời đầu
tiên ở nước Pháp tại đạo luật ngày 26/3/1891, còn gọi là đạo luật Be'renger);
"án treo có thủ thách", được thể chế hóa cùng với việc ban hành Bộ luật tố
tụng hình sự năm 1958 (Điều 738 đến Điều 474) và được quy định tại Điểu
132.40 đến Điều 132.39 BLHS mới; "ấn treo có kèm theo nghĩa vụ phải thực
hiện một lao động công ích"m (dạng án treo mói được quy đinh từ Luật
ngày 10/6/1*793 và được quy đinh tại các Điều 132.54 đến Điều 132.57BLHS
mới).
Nghiên cứu chế đinh án treo trong luật hình Cộng hòa Pháp với 3 loại
nêu trên, chúng tôi thấy đều có điểm giống nhau là áp dụng án treo cho những
thể nhân (người phạm tội) có "hình phạt tù nhiều nhất là 5 năm" không kể là
trọng tội hay khinh tội (Điều 132.31, Điều 132.41 và Điều 132.54).
Nhưng điểm khác cơ bản của các loại án treo ở chỗ "án treo thường"
được áp dụng phổ biến ở Pháp. Loại án treo này có thể áp dụng với cả hình
phạt tiền và áp dụng cho cả pháp nhân phạm tội "án treo được ấp dụng đối với
(1) .Xem: Bộ luật hình sự mới của Cộng hòa Pháp (có hiệu lực từ ngàyl/3/1994) ;Nxb. Dalloz,1995
-1996; tr.32 - 38 (tiếng Pháp).
22