Tải bản đầy đủ (.pdf) (170 trang)

Một số vấn đề pháp lý cơ bản về quan hệ lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (18.02 MB, 170 trang )


BỘ G IẢ O D Ụ C V À ĐÀ O TẠ O

BỘ T ư P H Á P

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

VŨ THỊ THU HÀ

MỘT SỐ V Ấ N Đ Ề PH ÁP L Ý



BẢN

V Ề Q UAN HỆ LAO ĐỘNG TRONG CÁC
DOANH NGHIÊP CÓ VỐN ĐAU t ư

Nước NGOÀI

CHUYÊN NGÀNH : LUẬT KINH TẼ
MÃ SỐ : 50515

LUÂN
ẦM THÁC
SI LUẦT
HOC
*
*
*
*



Người hưởng (lẫn khoa học : TS. Phạm Công Trứ

TỈ4ỮVÍEN
ĩrựũng -eìạĩ học LưẪĩ

PHCNO-DỌCGV....

Hà Nội - 19 9 9

KÀỊiộỉ

1


% êi x in ỉ r â n tr ọ n g pxỉnt Ổ1L £7$ rp t u u n ũỗtựặ, eá a th ầ y , eô ỊỊỈảtì e ỉta ii'ti'0'tvạ ^Đại h ó c Míl ậ t 5Ỉ5Ờ Q ĩộ i, cá c
hựii đ ồ tu j UkiXi Ịià cá e itè n ạ tn Ị Í ù ĩp đ ã tậ ti tin h ỊỊÌúịt đ ả
đ ể lỗ i ỉtớ à tt th à n h h ả tt ítiậ ti tín n à ự .

(~7ó(‘ ự iẩ
W ũ. m ì \J ltti 7f)íì


T7
^

ôi xi.il; cam đoan cỉâỵ là côiìg trình nghiên cửu của iiòt),5 tôi.

Các số liệu được dẫn theo những nguồn dã công bố. Kết quẳ liêu

troiig luận ổn lồ tiung thực và chưa từng dược công bố trong bất
ký công trình nào khác.

TÁC GlẰ LUẬN ÁN
VŨ THỊ THU HÀ


M ộí sô vẩn dề pháp lý cơ hỏn về quan hệ lao dộng trong các DNCVĐTNN

B Ả N G C Á C C H Ữ V IẾ T T Ắ T
1 . XHCN

Xã hội chủ nghĩa

2.

Bộ Luật Lao động

BLLĐ

3. QHLĐ

Quan hệ lao động

4. ĐTNN

Đầu tư nước ngoài

5. DNCVĐTNN


Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

6. FDI

Đẩu tư trực tiếp nước ngoài

7. HĐLĐ

Hợp đổng lao động

8. TƯLĐTT

Thoả ước lao động tập thể

9. BHXH

Bảo hiểm xã hội

10. TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

11. USD

Đôla Mỹ

12. GDP

Tổng sản phẩm quốc dân


Luận án Thạc sĩ Luật họe

-

Vũ Thị Thu Hà


M ột sô Vấn đề pháp lý co hdn về quan hê 1(10 động trong các DNCVĐTNN

M Ụ C LỤC




Ì3 . e Ê ở i t t t íi đ ầ n

Chương I: KHÁI QUÁT CHUNG VỂ QUAN HỆ LAO ĐỘNG TRONG
CÁC DNCVĐTNN VÀ s ụ ĐIÊU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT.

I

1.1. Quan hệ lao động trong các DNCVĐTNN - một trong các
quan hệ lao động có yếu tô nước n g o à i............................................

1

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của quan hệ lao động..............................

I


1.1.2. Quan hệ lao động trong các DNCVĐTNN - một trong các
quan hệ lao động có yếu tố nước n g o à i.......................................

5

1.2. Pháp luật về đầu tư nưóc ngoài và hoạt động đầu tư nước ngoài
tại Việt N a m ............................................................................................

6

1.2.1. Khái quát về tình hình phát triển của hoạt động ĐTNN tại VN
những năm q u a .................................................................................

7

1.2.2. ĐTNN với vấn đề lao độn g và giải quyết, công ăn việc làm ở
VN .......................................................................................................

9

1.2.3. Sự cẩn thiết phải có sự quản lý bằng pháp luật của Nhà nước
trong lĩnh vực ĐTNN tại V N ....................... ..................................

11

1.2.4. Pháp luật về ĐTNN tại VN - quá 1rình hình thành và phất triển

14

1.3. Những nét đặc thù của quan


liệ lao (lộng trong các

DNCVĐTNN VÌ1 vai trò (liều chỉnh của pháp luật lao động. . . .

16

1.3.1. Đặc điểm của QHLĐ trong các D NC V Đ TN N ............................

16

1.3.2. Vai trò điều chỉnh của pháp luật lao động đối với QHLĐ trong
các D N C V Đ T N N ............................................................................

27

ì .3.2.ì . Sự cần thiết phải có những quy phạm pháp luật dể âiểìỉ
chỉnh Ọ H Ltì trong cức U N C VĐ TN N tại V N .....................
].3.2.2 . Vơi trò (liều chỉnh của Ịĩỉiáp luậí lao động thỏỉiẹ qua c h ế

Luận án Thọc s ĩ Luật hoe

-

Vũ Thị Thu Hà

I '7


M òi số vấn đê pháp ỉý cơ bản vé qumt ìtệ ỉno động trong các DNCVĐTNN


2.2.1.]. Việc thực Ììiện các quyền và nghĩa vụ của người lao dộníỊ
trong các D N C V Đ T N N ..............................................................

91

2.2.1.2. Việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của ỉiẹiửYi sử (huìg
lao động trong các D N C V Đ T N N ..............................................

103

2.2.2. Thay đổi nội dung của H Đ L Đ .......................................................

107

2.2.3. Tạm hoãn thực hiện H Đ L Đ ............................................................

110

2.3. Chấm dứt quan hệ pháp luật lao động trong các DNCVĐTNN

113

2.3.1. Các trường hợp chấm dứt II Đ L Đ ...................................................

114

2.3.2. Quyền và nghĩa vụ của các bên khi chấm dứt HĐLĐ................

124


Chương III: PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG
VÀ Cơ CHẾ THỤC HIỆN TRONG CÁC DNCVĐTNN............

129

3.1. Sự cần thiết khách quan của việc đổi mới pháp luật lao động
trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài.......................................................

129

3.2. Phương hướng hoàn thiện pháp ỉuật lao động và cơ chê thực
hiện trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài..............................................

133

3.2.1. Sửa đổi, bổ sung và ban hành mới những văn bản pháp luật
cần th iế t..................... .........................................................................

^34

3.2.2. Xfty dựng và thực hiện cơ chế ba bên trong quan hệ lao động. .

139

3.2.3. Hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp lao động.......................

141

3.2.4. Tăng cường quản lý Nhà nước về lao động đối với các

DNCVĐTNN, níìng cao hiệu quả hoạt động và sự phối hợp
đồng bộ giữa các cơ quan quản lý Nhà nước về lao động các
cấp với nhau và với các cơ quan hữu quan k h á c .........................
>51 ÌC ê í ỉ t í ậ n
>%.

)h tt lu c

(Danh niụp tò i Ịiĩu ỉham fĩh<ífì

Luận án Thạc sĩ Luật học - Vũ Thị Thu ỉỉà

143


M ội số vấn đê pháp ỉỷ cơ bản vé quan hệ lao dộng trong các DNCVĐTNN

LỜI NÓI ĐẨU
1. Tính cần thiết và tình hình nghiên cứu đề tài:
Trong quá trình lao động, con người một mặt quan hệ với tự nhiên, mặt
khác họ phải có quan hệ với nhau. Quan hệ giữa người với người trong quá
trình lao động gọi là quan hệ lao động. Quan hệ lao động là một phạm trù
mang tính lịch sử, bởi nó biểu hiện một mặt của quan hệ sản xuất và chịu sự
chi phối của quan hệ sở hữu. Chính vì thế trong các chế độ xã hội khác nhau,
trong các thành phẩn kinh tế khác nhau, tuỳ thuộc vào đặc điểm, tính chất của
các quan hệ sở hữu thống trị mà quan hệ lao động có những đặc điểm khác
nhau.
Ở nước ta hiện nay, trong bối cảnh đang thiết lập một nền kinh tê thị
trường theo định hướng XHCN dưới sự quản lý của Nhà nước, các quan hệ lao
động cũng có nhiều lliay dổi, ngày càng đa dạng và phức tạp, có sự đan xen

lẫn nhau giữa các thành phần kinh tế với phạm vi không chỉ giới hạn ở trong
nước mà đã mở rộng ra cả nước ngoài, chủ yếu thông qua hoạt động đầu tư.
Đây là một lĩnh vực hoạt động rất sôi nổi của nền kinh tế và là một xu hướng
tất yếu để đưa Việt Nam nhanh chóng hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế
giới. Xuất phát điểm là một nước nghèo, kinh tế nông nghiệp là chủ yếu lại bị
tàn phá nhiều trong chiến tranh, Việt Nam cẩn huy động mạnh mẽ mọi nguồn
lực, trong nước cũng như quốc tế để tập trung cho phát triển. Với số dân đồng
gần 80 triệu người, chúng ta có tiềm năng rất lớn về nhản lực, song các nhân
tố khác như vốn và công nghệ lại rất thiếu thốn và lạc hậu. Đầu tư nước ngoài
chính là con đường ngắn nhất để khai thác được những lợi thế của Việt Nam
so với các nước khác trên thế giới. Xuất phát từ nhận thức đúng đắn về vấn đề
này, Đảng và Nhà nước ta đã tiếp tục tạo những thuận lợi cho hoạt động đẩu tư
nước ngoài vào v iệ t Nam ctể thỏa mãn trước hết là nhu cẩu về vốn và việc làm

Luân án Thac sĩ Luât hoc

-

Vũ Thỉ Thu Hà


M ột s ố vấn đê pháp lý cơ bản về quan hệ lao dộng trong các DNCVĐTNN

trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từ nay cho đến năm 2000/ “cải
thiện môi triứyỉìg dầu tư vờ nâng cao năng lực quản lý đ ể thu hút cỏ hiệu quà
vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
người lao động trong các x í nghiệp hợp tác, liên doanh”1. Điều 25 Hiến pháp
1992 cũng quy định: “Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước
ngoài đầu tư vốn, công nghệ vào Việt Nam, phù hợp với pháp luật Việt Nơm,
pháp luật và thông lệ quốc tề; bảo đảm quyền sở hữu hợp pháp đối với vốn,

tài sản và các quyền lọi khác của các tổ chức, cá nhân nước ngoài. Doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không bị quốc hữu hoá. Nhà nước tạo điều
kiện thuận lợi cho người Việt Nam định c.ư ở nước ngoài đầu tư về nước”. Đẩy
mạnh đầu tư nước ngoài, bên cạnh việc cung cấp vốn, công nghệ và kỹ năng
quản lý hiện đại, còn là cầu nối tích cực đưa Việt Nam tham gia mạnh mẽ vào
quá trình phân công và hợp tác lao động quốc tế.
Trong hơn 10 năm qua, kể từ khi Nhà nước ta ban hành Luật đầu tư
nước ngoài ngày 29/12/1987, hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã
có những bước phát triển nhanh chóng đáng khích lệ, mang lại cho v iệt Nam
những thành tựu kinh tế nổi bật: từ một nền kinh tế yếu kém và phụ thuộc quá
nhiều vào viện trợ nước ngoài, Việt Nam đã trở thành quốc gia xuất khẩu gạo
lớn thứ hai thế giới; tăng trưởng kinh tế nhiều năm liền luôn đạt ở mức cao 8
đến 9% - cao nhất trong khối ASEAN; cán cân thương mại cũng ngày càng
được cải thiện với tỷ lệ nhập siêu thu hẹp dần... Khu vực kinh tế đầu tư nước
ngoài đã đóng góp đáng kể vào tổng sản phẩm xã hội, tăng thu ngân sách cho
Nhà nước và thu hút sử dụng hàng vạn lao động. Điều này cũng góp phần
khẳng định đổu tư nước ngoài chính là một hướng quan trọng để giải quyết
công ăn việc làm cho lực lượng lao động dồi đào của nước ta.
Xuất phát từ tầm quan trọng của đầu tư nước ngoài đối với nền kinh tế xã hội đất nước, Nhà nước ta đã rất quan tâm đến việc quản lý các quan hệ
1 Báo cá o chính trị cù a Bau chấp hành trung ương Đ ả n g khoá V II tại Đ ại hội đại biểu toàn q uốc lần thứ VIII

Luân án Tltac sĩL u â t hoc

-

Vũ Thi Thu Hà


M ột sỏ vấn dề pháp lý cơ bản rê quan hệ lan động (rong các DNCVĐTNN


trong lĩnh vực này bằng pháp luật, đặc biệt là pháp luật lao động. Sự nhấn
mạnh này bắt nguồn từ quan điểm coi con người là trung tâm của mọi sự phát
triển, chú trọng bồi dưỡng và phát huy thế mạnh của con người Việt Nam cần
cù, sáng tạo, yêu lao động cũng như những đặc điểm ưu việt của quan hệ lao
động trong chế độ XHCN. Tuy nhiên, quá trình thực hiện pháp luật lao động
trortg lĩnh vực này những năm qua cũng đã phát sinh không ít những vấn đề
cần giải quyết, những bất cập cần tháo gỡ. Vì thế, nghiên cứu về quan hệ lao
động trong các DNCVĐTNN dưới góc độ pháp lý vào thời điểm này là một
vấn đề có ỷ nghĩa rất quan trọng không chỉ trên bình diện lý luận mà cả trên
bình diện thực tiễn, đặc biệt trong bối cảnh chúng ta đang cố gắng để bắt kịp
với tốc độ phát triển ngày càng nhanh của nền kinh tế thế giới. Quá trình hội
nhập đã đem đến cho lực lượng sản xuất của Việt Nam những cơ hội trưởng
thành nhanh chóng, song đồng thời nó cũng đòi hỏi sự phát triển tương xứng
của các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ tổ chức, quản lý và phân phối
lao động. Có như vậy mới thật sự giải phóng được tiềm năng to lớn của kha
vực kinh tế này, tạo ra động lực cho người lao động phát huy sức sáng tạo làm
giàu cho bản thân và cho xã hội, đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho việc
thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển kinh tế đất nước.
Xuất phát từ nhận thức nói trên, chúng tôi quyết định chọn vấn đề:
“Một sô vấn ctề pháp lý cơ bản về quan hệ lao động trong các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài” làm đề tài cho bản luận án thạc sĩ luật học
của mình với mong muốn góp phần vào quá trình nghiên cứu, xây dưng và
hoàn thiện pháp luật lao động nói chung và pháp luật về lao động trong các
DNCVĐTNN ở Việt Nam nói l iêng.
Cũng cần nói thêm rằng, trong khoa học pháp lý, các vấn đề về quan hệ
lao động trong các DNCVĐTNN đã được một số tác giả quan tâm nghiên cứu.
Tuy nhiên, cho đến nay hầu hết các công trình mới chỉ tập trung đi sâu vào
một số khía cạnh đặc thù hay những vấn đề nổi cộm của quan hệ lao động

Luân án Thac s ĩ Luât hoc - Vu Thi Thu Hà



M ột sô vấn đề pliáp lý cirbảìi vê quan hệ lao dộng trong các DNCVĐTNN

trong các DNCVĐTNN, ví dụ như vấn đề tranh chấp và giải quyết tranh chấp,
vấn đề đình công, hay vấn đề bảo vệ quyền lợi của người lao động trong các
DNCVĐTNN... Vì vậy, với mong muốn đưa ra một cách nhìn và một góc độ
nghiên cứu riêng trong khi tiếp cận vấn đề, chúng tôi cố gắng xây dựng luận
án trên cơ sở nghiên cứu một cách tổng thể và tương đối toàn diện về quan hệ
lao động trong các DNCVĐTNN xét trong mối quan hệ với không chỉ hệ
thống pháp luật lao động nói chung mà với cả các chính sách kinh tế - xã hội
và các ngành luật khác có liên quan. Và quan điểm của chúng tôi khi thực
hiện luận án này là quan tâm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao
động trong mối tương quan thoả đáng với việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của người sử dụng lao động nhằm: một mặt, tạo điều kiện thu hút mạnh
nguồn vốn đầu tư nước ngoài cho phát triển kinh tế; mặt khác, không ngừng
nâng cao chất lượng và cải thiện điều kiện làm việc trong các DNCVĐTNN.
Những mục tiêu này không thể tách rời nhau mà phải thống nhất, gắn bó hữu
cơ với nhau và hỗ trợ nhau cùng phát triển.
2. Phạm vỉ và mục đích nghiên cứu:
Quan hệ lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,
nhìn dưới góc độ pháp luật, là một lĩnh vực rất rộng và phức tạp. Việc nghiên
cứu vấn đề này cũng có thể đặt dưới nhiều góc độ khác nhau tuỳ theo mục
đích của người nghiên cứu. Vì vậy, chúng tôi không có tham vọng giải quyết
toàn bộ và trọn vẹn các vấn đề do đề tài đặt ra. Trong luận án này, chúng tôi
chỉ đặt phạm vi nghiên cứu một số vấn đề chủ yếu về quan hệ lao động giữa
ngửời lao động làm công ăn lương với người sử dụng lao động trong các
DNCVĐTNN tại Việt Nam xét trong toàn bộ quá trình từ khi thiết lập, thực
hiện cho đến khi chấm dứt quan hệ. Cụ thể là, luận án sẽ tập trung vào những
nội dung quan trọng của quan hệ lao động th ể hiện dưới hình thức là quan hệ

hợp đồng lao động và nỉìữiìg vấn đề có liền quan trong các DNCVĐTNN. sở

Luân án Thac sĩL u â t hoc - Vũ Thi Thu Hà


M ột số vấn dề pháp Ịý cơ bản vé quan hệ lan dộng trong các DNCVĐTNN

đĩ như vậy là vì trong hệ thống pháp luật lao động, hợp đồng lao động là một
chế định chiếm vị trí quan trọng bậc nhất, giữ vai trò trung tâm trong quá trình
xây dựng và ban hành pháp luật lao động nhằm điều tiết các quan hệ lao động
nói chung cũng như quan hệ lao động trong các DNCVĐTNN nói riêng. Do
đó, nghiên cứu về hợp đồng lao động cũng có nghĩa là nghiên cứu về những
nội đung cơ bản của quan hệ lao động.
Bên cạnh đó, do hạn chế về thời gian và nhằm đảm bảo tính chặt chẽ
của đề tài nên trong luận án này, chúng tôi sẽ không đi sâu nghiên cứu một số
vấn đề khác ít nhiều có liên quan như quan hệ xuất khẩu lao động... hoặc chỉ
đề cập ở một mức độ phù hợp những vấn đề mà tầm nghiên cứu của nó có thể
trở thành một đề tài độc lập như vấn đề tranh chấp và cơ chế giải quyết tranh
chấp lao động, vấn đề đìiih công... tại các DNCVĐTNN.
Mục đích mà chúng tôi đặt ra khi thực hiện đề tài là nghiên cứu một
cách hệ thống về các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ lao động trong
các DNCVĐTNN xét trên quan điểm đổi mới, phù hợp với các chính sách
kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước ta. Trên cơ sở đó, làm sáng tỏ những
vấn đề của thực tiễn, rút ra nhận thức đúng đắn hơn về những mặt được và
chưa được trong việc thực hiện pháp luật lao động cũng như yêu cầu đổi mới
các quy phạm pháp luật trong ĩĩnh vực này. Cuối cùng, chúng tôi cũng xin
mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị và đề xuất, hy vọng có thể góp phần vào
việc tăng cường hiệu quả quản lý bằng pháp luật của Nhà nước đối với quan
hệ lao động trong các DNCVĐTNN.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:

Để đạt được những mục đích đã đặt ra ỏ trên, bản luận án của chúng tôi
có nhiệm vụ giải quyết những vấn đề sau đây:
T h ứ n h ấ t: Thông qua Luật đầu tư và hoạt động đầu tư, chỉ ra những
điểm đặc trưng của quan hệ lao động trong các DNCVĐTNN ở Việt Nam
(giống và khác với quan hệ lao động nói chung như thế nào).
Luân án Thac sĩ Luàt hoe - Vũ Thi Thu Hà


M ột s ố vấn đ ề pháp lý cơ bản về quan hệ lao động trong các DNCVĐTNN

T h ứ h a i: Phan tích, làm rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước ta đối với
việc điều chỉnh quan hệ lao động trong các DNCVĐTNN nhằm đảm bảo
quyền và lợi ích của các bên tham gia xét trong tương quan gắn bó mật thiết
với lợi ích kinh tế - xã hội của đất nước.
T h ứ ba: Hệ thống hoá các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ lao
động trong các DNCVĐTNN tại Việt Nam, nhấn mạnh những quy định riêng
điều chỉnh những khía cạnh đặc thù của loại hình quan hệ lao động này.
T h ứ tư: Phân tích, đánh giá thực trạng của việc thực hiện pháp luật lao
động trong các doanh nghiệp có vốn đầil tư nước ngoài ở Việt Nam những
năm qua: những thành tựu và những vấn đề bất cập, cả về kỹ thuật lập pháp
cũng như về cơ chế bảo đảm thực hiện.
T h ứ năm: Luận chứng về sự cần thiết khách quan cho việc đổi mới sự
điều chỉnh của pháp luật, cũng như đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phẩn
hoàn thiện không chỉ pháp luật lao động nói riêng trong các DNCVĐTNN ở
Việt Nam mà còn đặt vấn đề nâng cao hiệu quả của một số hoạt động có liên
quan khác như công đoàn, thanh tra lao động, đào tạo và giới thiệu việc làm
cho người lao động, phổ biến pháp luật lao động cho tất cả các bên tham gia
quan hệ lao động .v.v...
4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình tiếp cận và giải quyết những vấn đề mà bản luận án đặt

ra, chúng tôi dựa trên cơ sở phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác-Lênin
cũng như những quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước ta
về các lĩnh vực quan hệ lao động, kinh tế đối ngoại, đầu tư nước ngoài và một
số các vấn đề kinh tế - xã hội có liên quan. Ngoài ra, trong những trường hợp
cụ thể, chúng tôi còn kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp
như thống kê, so sánh, tổng hợp, phân tích... nhằm vận dụng nhuần nhuyễn
giữa kiến thức lý luận và thực tiễn để góp phần làm sáng tỏ những vấn đề
nghiên cứu.
Luận án Thạc s ĩ Luật học - Vũ Thị Thu Hà


M ột s ố vấn đ ề pháp lỷ cơ bản về quan hệ lao động trong các D NCVĐ TN N
1

5. Những đong góp chính của luận án:
Luận án là một trong những công trình khoa học đầu tiên ở cấp thạc sĩ
luật học đã tập trang nghiên cứu một cách tương đối toàn diện về quan hệ
pháp luật lao động trong các DNCVĐTNN. Vì vậy thông qua quá trình xem
xét một cách hệ thống đề tài, chúng tôi hy vọng đóng góp phần nào vào công
cuộc nghiên cín.1 pháp luật lao động nói chung và pháp luật về quan hệ lao
động trong các DNCVĐTNN tại Việt Nam nói riêng. Cụ thể là:
M ộ t là: Làm rõ về mặt lý luận các vấn đề về quan hệ lao động và pháp
luật đối với việc điều chỉnh quan hệ lao động trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài
tại Việt Nam, xét trong toàn bộ quá trình từ khi thiết lập, thực hiện cho đến
khi chấm dứt.
H ai là: Hệ thống hoá các văn bản pháp luật hiện hành điều chỉnh về
quan hệ lao động trong các DNCVĐTNN tại Việt Nam, đồng thời cũng qua đó
khái quát sự phát triển của pháp luật lao động trong lĩnh vực này từ trước đến
nay.
B a là: Đối chiếu các quy phạm pháp luật với thực tiễn thực hiện tại các

DNCVĐTNN, từ đó phân lích và làm rõ tính hiệu quả cũng như những mặt tổn
tại và hạn chế cần phải khắc phục của hoạt động quản lý lao động bằng pháp
luật hiện nay.
B ốn là: Đưa ra một số đề xuất có tính chất giải pháp cho việc hoàn
thiện pháp luật lao động và cơ chế thực hiện trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài
tại Việt Nam.
6. Kết cấu của luận án:
Để phục vụ cho những mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu đã
nói ở trên, ngoài lời nói đầu, kết luận và các phụ lục tham khảo, chúng tôi chia
nội dung bản luận án thành ba chương, cụ thể là:

Luân án Thac sĩL u â t hoc - Vũ Thì Thu Hà


M ột s ố vấn đề pháp lý cơ bản về quan hệ lao động Iroitg các DNCVĐTNN

Chương I: Khái quát chung về quan hệ lao động trong các
DNCVĐTNN và sự điều chỉnh của pháp luật.
Chương II: Thực trạng thực hiện quan hệ pháp luật lao động trong các
DNCVĐTNN tại Việt Nam.
Chương III: Phương hướng hoàn thiện pháp luật lao động và cơ chế
thực hiện trong các DNCVĐTNN.
Cũng cần nói thêm rằng, đây là một vấn đề rất rộng và phức tạp, đòi hỏi
một quá trình nghiên cứu công phu và toàn diện, liên quan đến không chỉ
ngành luật lao động mà cả về kinh tế, chính trị, xã hội .v.v... Với kiến thức và
kinh nghiêm chưa nhiều, lại bị hạn chế bởi thời gian nên bản luận án chắc
chắn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết về cả lý luận và thực tiễn. Với
tinh thần thực sự cầu thị, chúng tôi rất mong nhận được sự quan tâm trao đổi
và góp ý của các thầy cô giáo và các bạn để bản luân án đạt chất lượng khoa
học cao hơn.


,

H à Nội, tháng 11 năm 1999.
Người thực hiện

VŨ THỊ THU HÀ

Luân án Thac sĩL u â t hoc - Vũ Thi Thu Hà


Mội sô vấn đ ề pháp lý cơ bản vé quan hệ lao động trong các DNCVĐTNN - Trang 1

CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỂ QUAN HỆ LAO ĐỘNG TRONG
CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN Đ Ầư

tư nước ngoài

VÀ S ự ĐIỂU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT
1.1. QUAN HỆ LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP c ó VỐN ĐẨU
T ư NƯỚC NGOÀI - MỘT TRONG CÁC QUAN HỆ LAO ĐỘNG c ó YẾU Tố
NƯỚC NGOÀI
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của quan hệ lao động
Thị trường lao động, gọi tắt của thị trường sức lao động, là một khâu
quan trọng, không thể thiếu của nền kinh tế thị trường. Hàng hoá ở trên thị
trường này chính là sức lao động. Đãy là một yếu tố cơ bản của sản xuất, là
một dạng công năng và trí năng của con người. Quan hệ lao động biểu hiện
mối quan hệ xã hội giữa người lao động có thể tìm được việc làm để có thu
nhập và người sử dụng lao động 'có thể thuê được nhãn công bằng cách trả

công để tiến hành sản xuất kinh doanh. Kết quả của quá trình thiết lập và thực
hiện quan hệ đó là tiền công được xác định cùng với điều kiện,

nghía vụlan

động cho một công việc cụ thể.
ở nước ta, thị trường lao động cũng mới chỉ xuất hiện và phát triển
trong một vài năm gần đây. Trước đó, trong một thời gian dài, nước ta duy trì
nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp trên cơ sở nền tảng của
chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất với sự thống trị độc tôn của kinh
tế quốc doanh và kinh tế tập thể. Người công nhân vừa là người chủ sở hữu về
tư liệu sản xuất, vừa là người lao động. Vì thế lao động của họ là lao động tự
nguyện, lao động cho bản thân mình và cho xã hội. Sức lao động không được
coi là hàng hoá, do đó cũng không có ai mua bán. Sự thuê mướn lao động bị
coi là bóc lột. Trong một điều kiện và cơ sở kinh tế như vậy, không thể có sự

Luận án Thạc s ĩ Luật học - Vũ Thi Thu Hà


M ột s ố vấn dề pháp lý cơ bản rề quan hệ lan động trong các DNCVĐTNN - Trang 2

tổn tại một cách hợp pháp của thị trường lao động. Từ sau Đại hội Đảng VI
(1986), Đảng ta chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần,
do đó đã có sự đổi mới cơ bản trong các chính sách kinh tế. Với nguyên tắc tự
do kinh doanh đã được Hiến pháp 1992 quy định, lần đầu tiên quyền tự do lựa
chọn việc làm, nơi làm việc của người lao động, quyền chủ động tuyển chọn,
bố trí và sử dụng lao động của người thuê mướn lao động được pháp luật ghi
nhận và bảo vệ. Trong bối cảnh đó, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các
thành phần kinh tế khác, sự ra đời của khu vực kinh tế có nhân tố nước ngoài
đã làm thay đổi đáng kể mối quan hệ về cung - cầu lao động và trở thành một

chất xúc tác quan trọng thúc đẩy sự phát triển cả về chất và lượng của thị
trường lao động.
Trước khi đi sâu tìm hiểu về quan hệ pháp luật lao động trong các
DNCVĐTNN, chúng ta cẩn nắm vững những khái niệm căn bản về quan hệ
lao động.
Quan hệ 1(10 động lờ những quan hệ xã hội giữa con người vói con
người trong lao động nhằm tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần phục vụ
chính bản thân, gia đình và x ã hội. Như vậy, theo khái niệm này thì quan hệ
lao động là một phạm trù rất lộng, bao gồm: quan hệ lao động làm công ăn
lương trong các thành phần kinh tế, quan hệ lao động của viên chức Nhà nước
trong các cơ quan quản lý Nhà nước, quan hệ lao động của xã viên hợp tác xã
và quan hệ lao động dân sự. Xét dưới góc độ pháp lý, những quan hệ này có
thể được điều chỉnh bởi nhiều ngành luật khác nhau như luật lao động, luật
kinh tế, luật hành chính...
Trong số các quan hệ lao động tồn tại trong đời sống xã hội, luật lao
động chủ yếu điền chỉnh hai nhóm quan hệ là: quan hệ lao động (quan hệ sử
dụng lao động) và các quan hệ liên quan đến quan hệ lao động (phát sinh từ
quá trình sử dụng lao động). Trong luận án này, chúng ta chủ yếu nghiên cứu
về nhóm các quan hệ lao động, tức là “(/nan hệ giữa ìĩgưòi lao động làm công

Luận án Thạc sĩ Luật học

-

Vũ Thị Thu Hà


M ột s ố vấn dê pliáp lý cơ bản về quan hệ lao động trong các DNCVĐ TN N - Trang .1

ăn ỉ ương với n gỉ rời sứ dụng lao dộng” (Điều 1 Bộ Luật Lao động) mà ờ đây,

người sử dụng lao động là các DNCVĐTNN được thành lập và hoạt động theo
Luật ĐTNN tại Việt Nam. Đó là các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình
sử dụng sức lao động của người lao động ở các DNCVĐTNN.
So với các quan hệ lao động nói chung trong xã hội, quan hệ lao động
làm công ăn lương có một số đặc điểm sau:
• Quan hệ lao động là quan hệ thoả thuận vê sử dụng, tììuê rvướìì sức
lao động (hoặc quan hệ mua bán sức lao động). Thoả thuận là đặc điểm lớn
nhất của loại quan hệ lao động này. Đặc điểm này có nguồn gốc từ quan hệ
dân sự. Sự thoả thuận chính là sự mặc cả, mua bán sức lao động. Tuy nhiên, sự
“thoả thuận mua bán” trong quan hệ lao động có khác với sự “mặc cả mua
bán” trong quan hệ dãn sự. Trong quan hệ dân sự, sự mặc cả thường diễn ra
một lẩn và kết thúc. Còn trong quan hệ lao động, sự thoả thuận không chỉ diễn
ra một lần mà có thể diễn ra nhiều lẩn trong suốt quá trình tổn tại quan hệ lao
động.
• Quan hệ ì ao động là quan hệ tạo ra giá trị mới (giá trị thặng dư). Bởi
vì khi quan hệ lao động phát sinh cũng đồng thời là quá trình người lao động
thực hiện các hoạt động tạo ra sản phẩm, những sản phẩm này phục vụ cho
nhiều mục đích sử dụng khác nhau nhưng đều có chung một yếu tố cấu thành
là giá trị mới. Nói cách khác, lao động sống là lao động tạo ra giá trị thặng dư
và giá trị thặng dư thuộc về người sử dụng lao động.


Tronạ quan hệ lao động, nạưới lao động chịu lệ thuộc vào }ìịịii'òi sứ

dụnẹ lao độnq về mặt pháp ìỷ trên cơ sở HĐLĐ cliứ khôniỊ lệ thuộc về mặt
kinh tế. Điều này có nghĩa là: khi HĐLĐ có hiệu lực, người lao động chỉ phải
chịu sự quản ỉý điều hành của ngiròi sử dụng lao động trong thời gian làm việc
tại doanh nghiệp. Mặt khác, người lao động không phải chịu sự rủi ro về mặt
kinh tế xảy ra đối với doanh nghiệp, ví đụ khi doanh nghiệp làm ăn kém hiệu


Luận (Í11 Thạc sĩ L uật học - Vũ Thị Thu Hà


M ột sò vấn đê pháp lý cơ bản rê quan hệ lan (Ỉộỉig trong các DNCVĐTNN - TrantỊ 4

quả, thua lỗ..., người lao động vẫn được nhận đủ lương và các chế độ khác
theo luật định, các thiệt hại về kinh tế người sử dụng lao động phải tự chịu
trách nhiệm. Do vậy, khi tranh chấp lao động xảy ra, tập thể lao động có thể
sử dụng biện pháp đình công như là một công cụ gây sức ép về kinh tế đối với
người sử dụng lao động để thoả mãn yêu sách của mình, mà bản thân họ
không phải chịu thiệt hại.
• Quan hệ lao động dược thiết lập và tổn tại thành một quá trình lợp di,
lập lại hàng ngày, hàng tháng, hàng mĩm giữa hai bên tham gia quan hệ 1(10
động. Trong khi dó, quan hệ dân sự thường chỉ tồn tại cho đến khi các bên
hoàn thành xong quyền và nghĩa vụ của mình. Đặc điểm này của quan hệ lao
i

động đã tạo ra khả năng là trong suốt quá trình tổn tại quan hệ lao động, các
bên có thể sửa đổi, bổ sung các quyền và nghĩa vụ của mình đã dược thoả
thuận trong HĐLĐ, TƯLĐTT. Vì giá cả của sức lao động cũng thay đổi theo
giá sinh hoạt cho nên khi giá sinh hoạt thay đổi, bắt buộc các bên phải thay
đổi các điều kiện của HĐLĐ, TULĐTT. Chính khá năng này đã gây ra những
bất đồng có thể dẫn tới xung đột.
• Quan hệ lao động là quan hệ mang tính tập th ể và x ã hội hoá cao.
Tính tập thể và tính xã hội hoá cao của quan hệ lao động phát triển cùng với
sự phát triển của nền công nghiệp. Đặc điểm này thể hiện ở chỗ: quá trình lao
động đòi hỏi tập trung ngày càng nhiều lao động vào một chỗ, một xí nghiệp,
một dãy chuyền sản xuất. Người lao động cũng tập hợp nhau lại thành một tổ
chức mang tính ngành nghề (công đoàn) để đấu tranh bảo vệ quyền lợi cho
minh trước người sử dụng lao động. Tổ chức này thay mặt người lao động đàm

phán, thương lượng với người sử dụng lao động về quyền lợi của người Ino
động, người lao động không có gì khác ngoài sức lao động, do đó để tránh rơi
vào thế yếu trước người sử đụng lao động, họ phải tạo nên sức mạnh cho mình
thông qua sự đoàn kết và thống .nhất, ý chí.

Luận án Thạc sĩ Luật học - Vũ Thị Tìm Hà


M ộ t s ố vấn đ ề pháp lý cơ bản về quan hệ lao dộng (rong các D NCVĐ TN N - Trang 5



Quan hệ lan dộng là quan hệ ỉợi ích vật chất, lọi ích kinh tế. Nó

mang tính đối lập song đồng thời mang tính hợp tác giữa hai bên chủ thể của
quan hệ lao động. Người sử dụng lao động thuê người lao động để sản xuất
kinh doanh mang lại lợi nhuận - muốn mang lại lợi nhuận cao thì giá phải
thấp. Người lao động tham gia vào quá trình bán sức lao động của mình là vì
lợi ích và nhu cầu của bản thăn và của gia đình. Quan hệ lao động trước hết là
quan hệ kinh tế, quan hệ về lợi ích vật chất. Đó là quan hệ “m ua’ và “bán” sức
lao động. Người bán bao giờ cũng muốn giá cao. Người mua bao giờ cũng
muốn giá thấp. Bên này được thì bên kia mất. Nhưng bên này không thể thiếu
bên kia, họ luôn luôn cần nhau. Chính vì vậy mà quan hệ lao động là quan hệ
đối lập nhưng đồng thời cũng phải là quan hệ hợp tác.
Tóm lại, quan hệ lao động (long cơ chế thị trường là một loại quan hệ
xã hội đặc biệt, có liên quan đến một loại hàng hoá đặc biệt - sức lao động.
Do đó, việc nghiên cứu về quan hệ lao động trong cơ chế thị trường luôn gắn
liền với những yêu cáu đặc thù không giống với các loại quan hệ xã hộì khác.
Đồng thời, ngay trong bản thân các quan hệ lao động cũttg phân chia thành
nhiều nhóm, loại căn cứ vào nhiều tiêu thức khác nhau. Chính vì vậy, tnrớc

khi đi sãu nghiên cứu về một loại quan hệ lao động nào, chúng ta luôn luôn
phải xác định rõ phạm vi và những đặc điểm riêng của loại quan hệ lao động
đó, từ đó đề la những cách thức và phương pháp nghiên cứu phù hợp.
1.1.2.

Quan hệ lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước

ngoài - một trong các quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài
Nếu căn cứ theo yếu tố quốc tịch của các bên tham gia quan hệ thì quan
hệ lao động có thể được chia thành hai nhóm: nhóm các quan hệ lao động
trong nước thuần tuý và nhóm các quan hệ lao động có yếu tố rnrớc ngoài.
Trong đó nhóm các quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài bao gồm quan hệ
lao động của người lao động Việt Nam trong các DNCVĐTNN và người lao

Luân án Thac sĩL u à t hoe - Vũ Thi Tỉm Hà


M ột sô vân đề pháp lý cơ bản về qnati hệ lao động (rong các D N C V tìTN N - Trang 6

động nước ngoài trong các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế của
Việt Nam; quan hệ lao động cho các tổ chức, cá nhân là người nước ngoài tai
Việt Nam và quan hộ xuất khẩu lao động. Yếu tố nước ngoài ở đãy được thể
hiện rất rõ thông qua việc phải có ít nhất một bên tham gia vào quan hệ lao
động là cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài. Trong ba nhóm quan hệ lao động có
yếu tố nước ngoài nêu trên thì hai nhóm đầu là những quan hệ lao động được
thiết lập và thực hiện tại Việt Nam, chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt
Nam. Còn nhổm thứ ba là quan hệ xuất khẩu lao động (nói cách khác là hoạt
động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài) lại
bao gồm những quan hệ lao động diễn ra ở nước ngoài, chịu sự điều chỉnh của
ít nhất là hai hệ thống pháp luật của hai nước và phải tuân thủ những quy định

của pháp luật quốc tế, các hiệp định, điều ước quốc tế ký kết giữa hai Chính
phủ...
Trong số các loại quan hệ lao động nêu trên thì quan hệ lao động trong
các DNCVĐTNN mà cụ thể là quan hệ lao động giữa người lao động Việt
Nam và người lao động nước ngoài vối các doanh nghiệp được thành lập theo
Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là bộ phận chủ yếu và đóng vai trò quan
trọng nhất. Sở đĩ nói như vậy là vì: mặc dù khái niệm quan hệ lao động trong
các DNCVĐTNN mới thực sự được nhắc đến trong hơn 10 năm trở lại đfty
cùng với sự ra đời của Luật ĐTNN, song đây lại là khu vực có sự phát triển
mạnh mẽ nhất cả về số lượng và chất lượng trong hệ thống các quan hệ lao
động có yếu lố nước ngoài ở Việt Nam. Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi
xướng và phát động nhằm phát triển một nền kinh tế mở cửa và năng động
cũng tạo ra những tiềm năng và cơ hội lớn cho loại hình quan hệ lao động này
phát triển.
1.2.

PHÁP LUẬT VỂ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀ HOẠT ĐỘNG ĐAU Tư

NƯỚC NGOÀI TAI VIỆT NAM

Luận án Thạc s ĩ Luật học - Vu Thị Thu Hà


Một s ố vấn đê pháp lý cơ bản về quan hệ lao dộng trong các D N C V tìT N N - Trang 7

1.2.1.

Khái quát về tình liìnli pluít triển của hoạt (tông đầu tư nước

ngoài tại Việt Nain những năm qua

Qua hơn 10 năm thực hiện Luật ĐTNN tại Việt Nam, khu vực kinh tê
có vốn đầu tư nước ngoài đã phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất
lượng, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội
của Việt Nam. Nếu như thời kỳ đầu từ 1988 cho đến cuối 1990, cả nước mới
có khoảng 203 dụ' án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn là 1726 triệu USD
trong đó chủ yếu là những dự án vừa và nhỏ, quy mô trung bình khoảng 8,5
triệu ƯSD/dự án1 thì bước sang thời kỳ thứ hai 1991 - 1995, đầu tư nước ngoài
đã tăng mạnh không chỉ về số lượng dự án mà cả về tổng số vốn đầu tư và chất
lượng đầu tư. Tính tới hết tháng 10/1995, Nhà nước đã cấp giấy phép cho 1484
dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đăng ký hơn 19 tỷ USD, trừ 234 dự
án hết hiệu lực hoạt động còn lại 1250 dự án được triển khai với tổng số vốn
đầu tư gần 17,8 tỷ USD. Tỷ lệ tăng trung bình hàng năm trong thời kỳ này là
50%, độ lớn trung bình của dự án lên tới 17,65 triệu USD2. Sang năm 1996,
tổng số vốn đầu tư nước ngoài đạt hơn 8,5 tỷ USD (tăng 30% so với năm
1995) trong đó vốn thực hiện là 2.371 triệu USD, độ lớn trung bình của dự án
tiếp tục tăng lên 26,1 triệu USD)3. Đây là một dấu hiệu khả quan cho hoạt
động đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, minh chứng rằng các nhà đáu tư nước
ngoài đã nhận ra tnộỉ miền đất hứa hẹn nhiều lợi nhuận và an toàn. Mặc dù
sang năm 1997, tốc độ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã có chiều hướng
suy giảm mạnli (tổng số vốn đăng ký chỉ còn hơn 4,4 tỷ USD, giảm 39% với

1 Thạc sĩ Triệu H ổng CÍỈIII - Đ ầu lư Irực tiếp nư ớc n g o à i lạ i V ỉệt N a m Ihời kỳ 1 9 8 8 -1 9 9 7 - Tạp clií Phá!
triển kinh tế s ố 102 (4 /1 9 9 9 ).
2 Thạc sĩ Vũ 'ITiàiih Iĩư ng - ĐÀU lư nirớc n g o à i trự c tiếp ở V iệt N am và la o (lộn g là m v iệc Iron g cá c cô n g
ly liên (loan h - l ạp c h í K inh tế & phát triển số 11 (4 /1 9 9 6 ); PGS.PTS H oàng 'Thị Chỉnh - ĐỔII tir trự c liếp
nước n g o à i ở V iệt N am - M ô i trư ờ n g n g à y c à n g th ô n g th o á n g - Tạp c h í Plìát triển kinh tế, số 102
(4 /1 9 9 9 ).
3 PGS V õ Thanh Iliu - T ìn h h ìn h (lầu tir trự c liế p nước n g oài tại V iệt N a m tr o n g n am 1998 và giíìi
pháp tầ n g cư ờ n g th u hút v ố n F D I - Tạp ch í Plìát triển kinh tế số 101 (3 /1 9 9 9 ); T hạc s ĩ Triệu H ồng c ẩ m Đ ầu lư trự c tiêp n ư ớ c n g o à i lạ i v iệ t N am th ờ i k ỳ 1 9 8 8 -1 9 9 7 (tài liệu dã dẫn).


Luận án Thạc s ĩ Luật học - Vũ Thị Thu Hà


M ộ t sỏ vấn đê pháp lý cơ bản về quan hệ lao dộng trong các DNCVĐTNN - Tratìg 8

bình quân 13,1 triệu USD/dự án) do nhiều nguyên nhân trong đó chủ yếu là do
ảnh hương của cuộc khủng hoảng khu vực, song đây cũng là một năm kỷ lục
của số vốn đưa vào thực hiện: 3250 triệu USD (tăng 48% so với năm 1996)'.
Trong năm 1998, cả nước có 260 dự án được cấp giấy phép với tổng số vốn
đăng ký đạt gần 4,06 tỷ USD (giảm 1 I % so với năm 1997), có 133 dự án được
điều chỉnh tăng vốn với tổng số vốn đăng ký là 769 triệu USD (giảm 30%),
nâng tổng số vốn đăng ký kể cả cấp mới và bổ sung đạt 4,83 tỷ USD (giảm
13,9%), trong đó vốn thực hiện là 1,9 tỷ USD (giảm tới 42%). Đây là mức thu
hút vốn FDI thấp nhất trong 5 năm trở lại đây. Tuy nhiên, có đặt trong hoàn
cảnh khó khăn chung của nền kinh tế khu vực và thế giới mới thấy những
thành tựu chúng ta đạt được trên đây là rất đáng trân trọng.
Hiệu quả của hoạt động đầu tư nước ngoài ở Việt Nam là rất lõ nét. Ý
nghĩa của nó không chỉ thể hiện ở việc cung cấp một lượng vốn đầu tư rất. lớn
cho nền kinh tế (trên 80% tổng số vốn đầu tư của Nhà nước trong thời gian
qua) mà cùng với 11Ó, một lượng tài sản, thiết bị và nguồn lực đáng kể của
chúng ta được đưa vào sử dụng cho các mục tiêu kinh tế - xã hội một cách
hiệu quả. Cho đến thời điểm này, cả nước đã có 59/61 tỉnh, thành phố có dự
án đẩu tư nước ngoài, thu hút được hơn 2.500 dự án với giá trị gẩn 39 tỷ USD,
trong đó có 14 tỷ USD (chiếm 36% tổng số vốn đăng ký) đã đi vào hoạt động.
Ngay trong năm 1998 vừa qua, mặc dù số dự án và giá trị dự án đều giảm sút
so với năm trước, song hiệu quả hoạt động lại tăng lên, cụ thể là: doanh thu
đạt gần 3 tỷ USD (tăng 27,7% so với năm 1997), giá trị xuất khẩu (không kể
dầu khí) đạt 2 tỷ USD (tăng 11,7% trong khi mức tăng của cả nước chỉ có
0,8%), nộp ngân sách 320 triệu USD (tăng 1,6%)2; tỷ lệ doanh thu trên vốn
thực hiện đạt 158% (năm 1997 là 72%), tỷ lệ xuất khẩu trên vốn đạt 105%

1 N gu yễn H ổng M inh - N h ìn lạ i m ộ t nãm đầu lư Irự c liếp nu ớ c n g o à i lạ i V iệt N a m - l ạp ch í Kinh tố &
phát triển s ố 28 (1 -2 /1 9 9 9 ).
2 P G S.P ĨS H oàng Thị c lủ n h - Đ ầ u tư trự c tiếp nirớc n g o à i ở V iệl N am - M ôi Irirím g n g à y c à n g th òn g
th oán g (tài liệu đã dẫn).

Luân án Thac sĩ Luât hoe - Vũ Thi Thu Hà


M ột sô vấn đê pháp lý co bản về quan hệ lao động Irong các DNCVĐTNN - Trang 9

(năm 1997 là 55%), tỷ lệ nộp ngân sách trên vốn đạt 17% (năm 1997 là 10%),
tổng giá trị sản phẩm chiếm 9% GDP cả nước1...
1.2.2.

Đầu tư nước ngoài với vấn (tề lao động và giải quyết công ăn

việc làm ở Việt Nam
Trong những thành tựu đã nêu trên đãy, một đóng góp có ý nghĩa xã hội
to lớn của các DNCVĐTNN là đã góp phần tạo công ăn việc làm cho hàng
chục vạn lao động, phần nào giải quyết sức ép về việc làm đang ngày càng
tăng lên.
Trước hết, xét về sà' /ượng: Cuối năm 1993, số lao động làm việc trong
khu, vực này ch? có 49.892 người (Niên giám thống kê ỉ 994), đến giữa năm
1994 là 88.054 người (tức là tăng 1,76 lần) và giữa năm 1996 là 172.928
người2. Theo số liệu gần đây của Bộ Kế hoạch đầu tư thì năm 1997, con sô
này là 250.000 người và đến năm 1998 là 269.500 người (tăng 8 % ý. Như vậy
từ năm 1993 đến năm 1998, bình quân mỗi năm có khoảng 4,4 vạn lao động
được thu hút vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Mặc dù so với lực lượng
ỉao động đông đảo của nước ta thì số người làm việc trong các DNCVĐTNN
chưa phải là nhiều (chưa đến 1%), song kết quả khảo sát cho thấy các doanh

nghiệp này đã tạo ra số lượng việc làm gián tiếp lớn hơn nhiều so với việc làm
trực tiếp. Các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, đặc biệt là các doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông
sản thường tạo ra việc làm gián tiếp nhiều nhất, mặc dù số vốn đầu tư không
lớn. Điều này tạo ra một ảnh hưởng rất tích cực, đặc biệt đối với lực lượng lao
động đang thiếu việc làm trầm trọng ở nông thôn.

1 N guyễn Ilồ n g M inh - N hìn líii m ộ i n ă m đầu lư (rự c liếp nirức n g o à i (ại V iệt N am (lài liệu (lã (lăn).
2 N gu yễn M inh Tuííh - V iệc làin và (h u n h ãp ctìa la o d ộ n g tr o n g k hu vực c ó vốn đ:iii tir nirớc n g o à i tại
V iệ t N am - Tạp ch í Lao (lộng & X ã hội số tháng 9 /1 9 9 7 .
? POS V ỗ 'ĩlianli Thu - T ìn h h ìn h đíiu tir trự c tiếp nước n g o à i lạ i V iệ t N am tr o n g m ím 1998 và g iả i pháp
lã n g cư ờ ng thu hút vốn F D I (tài liẽu (1ã dẫn).

Luận án Thạc s ĩ Luật học - Vũ Thị Thu Hà


M ộ t s ố vấn dẻ pháp lý cơ bản vê quan hệ lao động trong các DNCVĐ TN N - Trang 10

Thứ hai, xét về chất lượng: chất lượng việc làm ở trong khu vực này rất
cao, thể hiện thông qua chỉ số bình quân tỷ lệ vốn đầu tư trên một lao động
cao gấp hàng chục lán so với các khu vực khác. Cụ thể là: để tạo ra một chỗ
làm trong các doanh nghiệp có vốn đẩu tư nước ngoài, năm 1994 cần 32.000
USD, đến năm 1996 là 59.000 USD. Trong khi đó, theo tính toán sơ bộ của
các nhà kinh tế lao động, số vốn cần có để tạo ra một chỗ làm trong công
nghiệp trong nước là 20 đến 25 triệu đồng (khoảng hơn 2000 USD)1. Rõ ràng,
điều này phẩn nào phản ánh trình độ công nghệ được sử dựng ở các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang cao hơn trình độ trung bình ở khu vực
kinh tế trong nước một khoảng khá xa.
Thứ bơ, về cơ cấu lao động và thu nliập của người lao áộnẹ: trong tổng
số lao động làm việc ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài thì có khoảng 51%

làm việc cho các doanh nghiệp liên doanh, số làm việc cho các doanh nghiệp
100% vốn nước ngoài cũng khá lớn - chiếm khoảng 47%, còn lại là làm cho
các dự án hợp tác kinh doanh. Đây là những người cố trình độ chuyên môn và
tay nghề cao, được tuyển chọn kỹ lưỡng để tiếp cận với các tiêu chuẩn và yêu
cầu của một nềii kinh tế thị trường đích thực và nhũng công nghệ sản xuất tiên
tiến, hiện đại. Thu nhập của những người lao động trong khu vực này (kể cả
trực tiếp và gián tiếp) rất đa dạng tu ỳ theo từng doanh nghiệp, từng ngành,
từng địa phương, song nhìn chung thường cao hơn đáng kể so với lao động ở
khu vực có vốn đáu tư (rong nước, do đó đã góp phần cải thiện mức thu nhập
bình quân của toàn xã hội. Qua khảo sát thực tế, thu nhập của người lao động
làm việc trong các dự án có quy mô vốn đầu tư dưới 300 triệu USD chỉ ở mức
dưới 100 USD/tMng chiếm đa số nhưng tại những dự án cồ quy tnô vốn đầu tư
trên 300 triệu USD (ví dụ ngành khai thác dầu khí) thì thu nhập của lao động
rất cao, bình quân khoảng 600 đến 700 USD/tháng. Theo xu hướng chung thì

' Tliạc sĩ Bùi Anh Tuấn - T ạ o v iệ c là m c h o n gư ờ i la o d ộ n g (h ô n g qua d ầ u tu (rự c tiếp nước ngoài tại
V iệt N am - Tạp c h í Kinh lế & phát triển s ố 27 (1 1 -1 2 /1 9 9 8 ).

Luận án Thạc sĩ Luật học - Vũ Thị Thu Hà


×