Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Quản lý nhà nước đối với hoạt động đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.17 MB, 106 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Tư PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ĐỖ THÌ KIM TIÊN


vin HOẠT DUNG DÃNG KÝ

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC DỒI

KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP è VIỆT NAM


Chuyên ngành
Mã số



: Luật Kinh tế
: 50515

LUẬN VĂN THẠC sĩ LUẬT HỌC









Người hướng dẩn khoa học: TS. DƯƠNG ĐĂNG HUỆ

HÀ NỘI - 2002


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đâv là công trình nghiên cứu
của riêng tôi. Các so liệu, két quả nghiên cứu
nêu trong luận văn là trung thực và tôi xin chịu
trách nhiệm về tất cà nhữ ng sổ liệu và kết quả
nghiên cứu đó. Luận văn này chưa từ n g được ai
công bo trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁ C GIẢ L U Ậ N VÃN

Đỗ T hị Kim Tiên


DANH MỤC CÁC CHỮ VIÉT TẮT

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa

CHXHCN

Doanh nghiệp nhà nước

DNNN


Doanh nghiệp tư nhân

DNTN

Đăng ký kinh doanh

ĐKKD

Hợp tác xã

HTX

Trách nhiệm hữu hạn

TN H H

Uỷ ban nhân dân

UBND


MỤC LỤC
M Ở Đ Ả U ....................................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 NHỮNG VÁN ĐÈ CHUNG VÈ ĐĂNG KÝ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐĂNG KÝ KINH DOANH.................................................................. 6
1.1. ĐÁNG KỶ K I N H D C A N H - C Ó N G c ụ ĐÉ T H Ụ C H IỆ N Q U Y Ẻ N T ự D O K I N H D O A N H CỦA
C Ô N G D ẢN ............................................................................................................................................................................................ 6
l . I . I . K h á i n i ệ m ......................................................................................................................................................................................................6
I . I 2. Đ ã n g ký kinh d o a n h là m ộ t q u y ề n cơ bản c ủ a nhà đ ầ u t ư ....................................................................................................7


1.2. Đ Ả N G KÝ KI N H D O A N H - C Ô N G c ụ Q U Ả N LÝ C Ú A N H À N Ư Ớ C Đ Ố I V Ớ I D O A N H N G H I Ệ P . 10
1.2.1. H o ạ t đ ộ n g đ ă n g ký k i n h d o a n h đặt Cữ s ở c h o c o n g tác t h a n h tra, k i ê m tra và g i á m sát c ủ a c ơ q ua n quan
lý n h à n ư ớ c đổi với h o ạ t đ ộ n g sản x u ấ t kinh d o a n h c ủ a d o a n h n g h i ệ p ............................................................................... 11
1.2.2. T h ô n g q u a đ ă n g k ý k i n h d o a n h , N h à n ư ớ c có c ơ s ở đ ị n h h ư ớ n g p h á t trìên ki nh tê đât n ư ớ c m ộ t c á c h h ọ p


.................................................................. ................................... . ....................................................................................... 12

1.2.3. T h ô n g q u a đ ă n g ký k i n h d o a n h , N h à n ư ớ c t h ự c hiện c ô n g tác t h u t h u ê đ ú n g v à đ ủ ...................................... 13
] .2.4. T h ô n g q u a đ ă n g k ý k i n h d o a n h , N h à n ư ớ c t h ừ a n h ậ n địa vị p h á p lý, b ả o v ệ q u y ê n và lợi ích h ợ p p h á p
c ủ a d o a n h n g h i ệ p , t ạ o ra m ộ t ư ậ t t ự t r o n g kinh d c a n h ................................................................................................................... 14

1.3. NỘI DUN G QUẢN L Ý N H À N Ư Ớ C Đ ÓI V Ớ I V I Ệ C Đ Ă N G KÝ K I N H D O A N H CỦA D O A N H

NGHIỆP..... ........................ ............................... ....... .......... ...................................................................................................15
1.3.1. S ự c ầ n thi ết c ủ a q u à n ]ý n h à n ư ớ c đối v ớ i v i ệ c đ ă n g k ý k i n h d o a n h ....................................................................... 15
1.3.2 N ộ i d u n g q u á n lý n h à n ư ớ c đ ố i với vi ệ c đ ã n g ký k i n h d o a n h c ủ a d o a n h n g h i ệ p .............................................. 17

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐĂNG
KÝ KINH DOANH.................................................................................... ................................28
2.1. QUÁ T R Ì N H H Ì N H T H À N H V À P H Á T T R I Ẻ N C Ủ A C H É Đ Ị N H Đ Ă N G KÝ K I N H D O A N H Ở V I Ệ T
N A M .................... .................. ...................................................................................................................................................................................2 8
2.1.1. T h ờ i k ỳ t ừ 1 9 4 5 đ ế n 1 9 8 9 ..................................................................................................................................................................2 9
2.1.2. T h ờ i k ỳ t ừ 1990 đ ế n 1 9 9 8 ................................................................................................................................................................ 3 2
2 . 1 . 3 . T h ờ i kỳ từ 1 9 9 9 đ ế n n a y .................... ............................................................................................................................................................. 3 8

2.2. T H Ụ C T R Ạ N G P H Á P L U Ậ T Q UẢ N LÝ NHÀ N Ư Ớ C VÈ Đ Ấ N G KÝ K I N H D O A N H Ở V I Ệ T N A M
H I Ệ N N A Y ........ ...........................................................................................................................................................................................................................4 2


2.2.1. P h á p luật về đ iề u k i ệ n đê đ ư ợ c đ ă n g k ý k i n h d o a n h ......... ..................................................................................................4 4
2.2.2. P h á p luật về m ô h ì n h cá c d o a n h n g h i ệ p ...................................................................................................................................... 54
2.2.3. P h á p luật v ề h ồ sơ đ ă n g k ý k i n h d o a n h c ủ a d o a n h n g h i ệ p ...................................................................................................63
2.2.4. Ph áp luật về c ơ q u a n đ ă n g k ý k i n h d o a n h ..................................................................................................................................68
2.2.5. Ph áp luật q u y đị nh về các biện pháp ch ế tài n h à m b a o đ ả m v i ệ c đ ă n g ký ki nh d o a n h đ ư ợ c t h ự c hiện
đ ú n g p h á p l uậ t ....................................................................................................................................................................................................... 7 0

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VIỆC ĐĂNG KÝ KINH DOANH...............................................76
3.1. T I É P T Ụ C TỤ DO H O Á H O Ạ T ĐỘN G ĐÃN G KỶ K I N H D O A N H C H O D O A N H

N G H I Ệ P ............ 76

3.2. KHẢN T R Ư Ơ N G BAN H À N H ĐÀY ĐU VÀ Đ Ò N G BỘ C Á C VĂN BẢN P H Á P L U Ậ T ĐÈ T Ạ O Đ IÈU
KIỆN T H U Ạ N LỢI C H O V I Ệ C Đ Ã N G KÝ K IN H D O A N H .......................................................................................... 85
3.3. HOÀ N T H I Ệ N P H Á P L U Ậ T VÈ c ơ Q U A N ĐĂNG KÝ K I N H D O A N H .

89


3.4. T Ả N G C Ư Ờ N G BIỆN P H Á P C H É TÀI ĐÓI VỚI C Á C H À N H VI VI P H Ạ M P H Á P LUẬT VÈ
............................................................................................................................. ........................91
Đ K K D . . ................ ......... .

KÉT LUẬN..............................................................................................................................97
TÀI LIỆU THAM K H Ả O ....................................................................................................... 99


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Lịch sử phát triển kinh tế thế giới đã khẳng định, sự khủng hoảng kinh tế những
năm 1929 - 1933 là khiếm khuyết của tự do cạnh tranh thiếu sự điều tiết của Nhà nước.
Đồng thời, việc tuyệt đối hoá vai trò của Nhà nước như ở Đông Âu và Liên Xô cũ lại là
vi phạm quy luật, kìm hãm kinh tế phát triển. Vì vậy, các nước trên thế giới ngày nay
đều thừa nhận vai trò không thê thiếu cua Nhà nước trong việc quản lý và phát triển
kinh tế trên cơ sở tôn trọng quy luật khách quan.
T ừ năm 1986, ở Việt Nam bẳt đầu thực hiện chính sách đổi mới theo phương châm
dân chủ hoá kinh tế, phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ
chế thị trường, có sự quản lý của N hà nước theo định hướng XHCN. N hà nước đã
chuyên từ phương pháp quản lý trực tiếp trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang quàn
lý g iá n tiếp thông qua thị trường, với chức năng chủ yếu là định hướng và tạo môi
trường cho hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển. Từ chính sách kinh tế này, hoạt
động quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp đã thay đổi căn bản, vấn đề gia nhập thị
trường trở thành quyền của mọi nhà đầu tư. Bất cứ ai, tổ chức nào muốn tiến hành sản
xuất kinh doanh đều có thể đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nhà nước
bảo hộ và tạo điều kiện thuận lợi từ khâu đăng ký thành lập, đi vào sản xuất kinh doanh
và cả khi doanh nghiệp rút khỏi thị trường. "Vạn sự khởi đầu nan", khâu ĐKK D luôn
được các nhà đầu tư trong và ngoài nước rất quan tâm. Qua 50 năm hình thành và phát
triên, tuy không quy định thống nhất trong một văn bản pháp luật, nhưng pháp luật về
Đ K K D ngày càng được N hà nước quan tâm xây dựng và ngày càng hoàn thiện. Đe tạo
môi trường thu hút mọi nguồn lực đầu tư và duy trì việc quản lý, giám sát doanh
nghiệp, pháp luật về thành lập doanh nghiệp, Đ K K D được quy định đầy đủ cho mọi
loại hình doanh nghiệp có cơ sở pháp lý để ra đời và hoạt động. Điều đó khẳng định,
ngày nay tự do Đ K K D thành lập doanh nghiệp đã trở thành quyền của mọi nhà đầu tư.
Tuy nhiên, hoạt động Đ K K D của các doanh nghiệp là vì m ục đích kinh doanh mang lại
lợi nhuận cục bộ của các cá nhân hoặc tổ chức, trong khi N hà nước không chỉ đại diện
cho lợi ích của N hà nước và doanh nghiệp mà là đại diện cho lợi ích của toàn xã hội. Vì
vậy đế doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kinh doanh trên cơ sở không vi phạm lợi
ích của các chủ thể khác, N hà nước cần quản lý các hoạt động ĐKKD của doanh
nghiệp, đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp phù hợp với lợi ích chung của toàn xã

hội. Nhà nước thực hiện việc quản lý ĐKKD thông qua hệ thống pháp luật về ĐKKD
trên cơ sở trao quỵền cho các cơ quan chức năng như cơ quan ĐKKD, cơ quan xác
nhận vôn pháp định, cơ quan cấp giấy phép kinh doanh, cấp chứng chỉ hành nghề và
các cơ quan liên quan khác.


2
Với sự đầy đủ các chê định về thành lập và ĐKXD cho các loại hình doanh nghiệp,
sự thông thoáng, đơn giản của Luật Doanh nghiệp đã tạo điều kiện cho số lượng các
doanh nghiệp ra đời ngày càng nhiều, với sự gia tăng nhanh. Trừ DNNN, do chính sách
Nhà nước thu hẹp, chỉ giữ lại những ngành nghề quan trọng, hoạt động có hiệu quả, còn
lại các loại hình doanh nghiệp khác đều có sự phát triển nhanh về số lượng, đặc biệt là
DN TN và các loại hình công ty. Theo số liệu do Tổ thi hành Luật Doanh nghiệp cung
cấp, chỉ tính trong 2 năm (2000 - 2001) đã có 35.457 doanh nghiệp mới được ĐKKD,
gần bàng số doanh nghiệp đăng ký trong suốt 9 năm (1991 - 1999) với số vốn lên đến
55.500 tỷ đồng. Không chỉ đông đảo về số lượng, các doanh nghiệp còn hoạt động ở
những neành nghề, quy mô kinh doanh hết sức đa dạng, m ang lại tới 75.000 chỗ làm
việc mới cho neười lao động và góp phần khôi phục kinh tế, tạo dựng nền tảng cho tăng
trưởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo.
Thành tựu về kinh tế, xã hội do các doanh nghiệp đem lại đã phản ánh tính đúng đắn
trong chính sách đổi mới quản lý kinh tế của Nhà nước (trong đó có hoạt động quản lý
Đ K K D cho doanh nghiệp). Tuy nhiên, qua nghiên cứu và thực tiễn kiểm nghiệm, pháp
luật về Đ K K D mới chỉ chú trọng tới một nửa là "tiền đăng", N hà nước đang tìm cách
đơn giản hoá mọi thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc thành lập doanh nghiệp.
M ột nửa của vấn đề là "hậu kiểm" chưa được coi trọng đúng mức, vì thế không ít sự vi
phạm của doanh nghiệp đã vượt khỏi tầm kiểm soát của N hà nước như tình trạng doanh
nghiệp Đ K K D nhưng không hoạt động, có những doanh nghiệp Đ K K D chỉ nhằm mua
bán hoá đơn giá trị gia tăng thu lời bất chính, đặc biệt là tình trạng doanh nghiệp thành
lập nhiều nhưng nộp thuế ít, trốn thuế là phổ biến. M ặt khác, về phía cơ quan ĐKKD
cho doanh nghiệp, ở nhiều nơi còn tuỳ tiện đặt ra những thủ tục hồ sơ, giấy tờ trái luật,

thậm chí ra lệnh tạm ngừng hoặc không cấp Đ K K D đối với m ột số ngành nghề không
thuộc đối tượng cấm kinh doanh.
N hững vấn đề đó phản ánh những hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về hoạt
động Đ K K D của doanh nghiệp, đặc biệt là sự tổ chức và phối hợp giữa cơ quan ĐKKD
với các cơ quan quản lý nhà nước trong việc kiểm tra, theo dõi, giám sát doanh nghiệp
còn có những sơ hở, tạo ra khoảng trống từ "tiền đăng" sang "hậu kiểm". Bên cạnh việc
quy định khá đầy đủ về thủ tục ĐKKD, pháp luật còn thiếu m ột cơ chế bảo đảm cho các
quy định về Đ K K D được thực hiện nghiêm túc. Đồng thời sự phân tán của các quy định
về thủ tục Đ K K D và cơ quan ĐKKD đã tạo ra sự quản lý thiếu thống nhất, gây khó
khăn trong việc giám sát, theo dõi các doanh nghiệp và vi phạm nguyên tắc bình đẳng
giữa các doanh nghiệp, đi ngược với chủ trương khơi dậy mọi nguồn lực đầu tư cho sự
phát triên kinh tế cùa Đảng và Nhà nước. Do đó, nghiên cứu về quản lý nhà nước đối
với hoạt động Đ K K D của doanh nghiệp, tìm ra những luận cứ khoa học, những định
hướng và giải pháp nâng cao năng lực quản lý hoạt động ĐKKD của doanh nghiệp hiện
nay là điêu hết sức cần thiêt cả về [ý luận và thực tiễn.


3
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Quản lý nhà nước đối với việc ĐKKD của doanh nghiệp là m ột trong những nội
dung của quản lý nhà nước về kinh tế, có tác động chi phối m ạnh mẽ đến hiệu quả quản
lý nhà nước về kinh tế, do đó đã được Nhà nước quan tâm đặt ra từ những năm 1955.
Tuy nhiên, quản lý việc Đ K K D của doanh nghiệp thế nào cho có hiệu quả lại luôn là
vấn đề mới mẻ đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật và các cơ
quan chức năng, ở những phạm vi và mức độ khác nhau đã có những công trình đề cập
đến vấn đề quản lý nhà nước đối với hoạt động Đ K K D của doanh nghiệp, như: Pháp
luật về việc cấp g iấ y p h é p thành lập doanh nghiệp, đăng ký kỉnh doanh ở Việt Nam:
Thực trạng và m ột vài kiến nghị, của TS.Dương Đăng Huệ đăng trên Tạp chí quản lý
nhà nước và pháp luật số 4/1994; Quản lỷ nhà nước đổi với các doanh nghiệp tư nhân
và công ty trách nhiệm hữu hạn thông qua hoạt động đăng kỷ kinh doanh của tác giả

Phạm Quý Tỵ đăng trên tạp chí N hà nước và pháp luật số 8/1999; Quản lý nhà nước về
đăng ký kinh doanh và thuế đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và
doanh nghiệp tư n h â n , Luận văn Thạc sĩ của Lê Thị Tổ Hoa.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến nhiều khía cạnh và ở các
mức độ khác nhau của nội dung quản lý nhà nước về Đ K K D của doanh nghiệp, quá
trình nghiên cứu đã đóng góp vào sự hoàn thiện của pháp luật về ĐKKD, tăng cường
hiệu quả của công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp. Tuy vậy, khía cạnh quản
lý nhà nước về Đ K K D cho doanh nghiệp mới chỉ được nghiên cứu ở những vấn đề đơn
lẻ trong việc xin giấy phép thành lập, thủ tục Đ K K D hoặc đề cập việc quản lý nhà nước
đối với m ột số doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân m à chưa có đề tài nào
nghiên cứu m ột cách toàn diện về nội dung quản lý nhà nước đối với việc Đ K K D của
mọi loại hình doanh nghiệp đang tồn tại ở Việt N am hiện nay, do đó chưa có một cách
nhìn toàn diện và giải pháp đồng bộ.
3. M ục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Căn cứ vào quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển nền kinh tế nhiều thành
phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của N h à nước, với chính sách khơi
dậy mọi nguồn lực đầu tư cho sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước cũng như thực tiễn
quản lý nhà nước đổi với việc Đ K K D trong thời gian qua, mục đích nghiên cứu của
luận văn là làm sáng tỏ những nội dung và sự cần thiết của quản lý nhà nước ừong hoạt
động Đ K K D của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó đưa ra những phương hướng, giải pháp
nâng cao năng lực quản của N hà nước đối với việc Đ K K D của doanh nghiệp ở Việt
Nam hiện nay.
Đê thực hiện m ục đích đó, nhiệm vụ của luận văn là:
-

Nghiên cứu làm rõ bản chất của hoạt động ĐKKD.


4
-


Nghiên cứu và lý giải sự cần thiết của quản lý nhà nước đối với hoạt động
ĐKKD.

-

Phân tích, đánh giá sự hình thành và phát triển của chế định pháp luật về ĐKKD,
thành lập doanh nghiệp.

-

Nghiên cứu thực trạng pháp luật về quản lý nhà nước đối với việc ĐKKD cúa
doanh nghiệp, với tư cách là công cụ quản lý của N hà nước.

-

Đánh giá những bất cập của pháp luật về quản lý nhà nước đối với việc ĐKKD
hiện hành và đê ra những giải pháp nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với
việc Đ K K D của doanh nghiệp.

4. Phạm vi nghiên cứu
Quản lý nhà nước đối với hoạt động ĐKKD là thủ tục hành chính bắt buộc đối với
mọi chủ thể có hoạt động kinh doanh, là sự khai báo của nhà đầu tư với Nhà nước về
việc thành lập doanh nghiệp, để nhận được sự bảo hộ và chịu sự kiểm soát từ Nhà nước.
Do đó, hoạt động quản lý nhà nước về ĐKKD có phạm vi rộng. Tuy nhiên, luận văn chỉ
tập trune nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước đối với việc Đ K K D để thành lập ra
các chủ thể có tư cách doanh nghiệp mà không đề cập đến hoạt động ĐKKD của các hộ
kinh doanh cá thể hay đăng ký thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, đăng ký bổ
sung hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạt động quản lý của Nhà nước đối với
việc Đ K K D của doanh nghiệp được thực hiện thông qua các công cụ pháp luật do Nhà

nước ban hành. Chính vì vậy, nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với việc ĐKKD của
doanh nghiệp thực chất là nghiên cứu các quy định của pháp luật quy định về nội dung
quản lý nhà nước đối với hoạt động ĐKKD của doanh nghiệp. Hiện nay, quy định về
ĐKKD, thành lập doanh nghiệp là chế định được quy định trong các luật về doanh
nghiệp, nhưng chế định thành lập và ĐKKD trong Luật Doanh nghiệp năm 1999 có sự
hoàn thiện và được áp dụng phổ biến cho các loại hinh doanh nghiệp, do đó, trong quá
trình nghiên cứu, tác giả cũng tập trung chủ yếu nghiên cứu về các quy định trong Luật
này với mục đích đưa ra các giải pháp đem lại sự tác động rộng rãi trong nhiều loại
hình doanh nghiệp.
5. C ơ sở lý luận và phư ơng pháp nghiên cứu
Cơ sở phư ơng pháp luận đế nghiên cứu luận văn là chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chú nghĩa duy vật lịch sử. Đó là phương pháp tiếp cận về sự vận động và phát triến của
nền kinh tế thị trường trong điều kiện mới, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập
trung sang nển kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Trong quá trình nghiên
cứu, luận văn có sự kế thừa những thành tựu đã đạt được của các nhà khoa học đã
nghiên cứu tìm hiểu trước, từ đó có ý kiến của mình, đồng thời áp dụng phương pháp
phân tích, đôi chiêu so sánh và tổng hợp đánh giá, gắn lý luận với thực tiễn nhằm phát


5
hiện vân đề, đưa ra những biện pháp kiến nghị có tính khả thi, có thê áp dụng kịp thời
trong thực tiễn quản lý nhà nước, đảm bảo quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp.
6. N hững đóng góp m ói của luận văn
Quán lý nhà nước đối với hoạt động Đ K K D của doanh nghiệp không phải được đặt
ra lần đầu tiên, tuy nhiên, điểm mới của luận văn là ở chỗ:
-

Luận văn là công trình đâu tiên nghiên cứu m ột cách có hệ thống và toàn diện
nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động Đ K K D của hầu hết các loại hình
doanh nghiệp đang tồn tại ở Việt Nam.


-

Luận văn phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về Đ K K D của các loại hình
doanh nghiệp.

-

Luận văn đề xuất những giải pháp hoàn thiện pháp luật về Đ K K D nhàm nâng
cao hiệu lực quản lý nhà nước trong việc quản lý Đ K K D cho doanh nghiệp,
trong đó đáng chú ý là việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức cơ quan Đ K K D và các
hoàn thiện cơ chế bảo đảm cho hoạt động Đ K K D được các chủ thể thực hiện
đúng pháp luật.

7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần m ở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận
án bao gồm 3 chương:
C h ư ơ n g 1. N h ữ n g vấn đề chung về đăng ký kinh doanh và quản lý nhà nước đổi với
đăng kỷ kinh doanh.
C h ư ơ n g 2. Thực trạ n g quản lý nhà nước đối vớ i hoạt đ ộ n g đ ă n g ký kinh doanh.
C h ư ơ n g 3. P h ư ơ n g hướng, g iả i p h á p nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước
đôi với việc đăn g kỷ kinh doanh.


6

Chương 1
NHỪNG VẤN ĐÊ CHƯNG VÈ ĐĂNG KÝ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ
NHÀ NƯ Ớ C ĐÓI VỚI ĐĂNG KÝ KINH DOANH.
1.1. ĐẢNG KÝ KINH DOANH - CÔNG c ụ ĐÉ TH ựC HIỆN QUYÈN T ự DO

KINH DOANH CỦA CÔNG DÂN.
1.1.1. Khái niệm .
Đăng ký kinh doanh là hoạt động được tiến hành bằng việc nhà đầu tư khai báo với
cơ quan nhà nước có thẩm quyền về dự kiến hoạt động kinh doanh của mình, được Nhà
nước thừa nhận bằng hình thức cấp Giấy chứng nhận ĐKKD.
Hoạt động sản xuất kinh doanh là yêu cầu thiết yếu của xã hội loài người. Đối với
mỗi quôc gia, hoạt động sản xuất, kinh doanh đóng vai trò quyết định sự phát triển của
kinh tế, xã hội. Chính vì lẽ đó, ĐK KD không chỉ được thừa nhận là quyền của mọi nhà
đầu tư mà còn được N h à nước khuyến khích phát triển và bảo hộ. Bất cứ cá nhân, tập
thể hay tổ chức nào m uốn sản xuất kinh doanh đều có thể đăng ký với Nhà nước. Nhà
nước đặt ra các cơ quan thực hiện việc ĐKKD cho doanh nghiệp. Cơ quan ĐKKD luôn
tồn tại cùng với những chức năng Nhà nước trao cho, tuy nhiên, hoạt động ĐKKD chỉ
phát sinh khi nhà đầu tư có nhu cầu kinh doanh và tiến hành Đ KKD . Điều đó có nghĩa,
Nhà nước luôn tạo môi trường, điều kiện cho sự ra đời của doanh nghiệp nhưng quyền
chủ động quyết định có tổ chức sản xuất kinh doanh hay không lại thuộc về nhà đầu tư.
Khi có nguyện vọng tiến hành sản xuất kinh doanh, tuỳ vào ngành, nghề lựa chọn để
kinh doanh, nhà đầu tư có thể phải chuẩn bị những yêu cầu nhất định mà Nhà nước yêu
cầu như: vốn kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận
đủ điều kiện kinh doanh. N hững giấy tờ trên đây có thể phải có trước khi đăng ký và
chủ yếu được xác nhận bởi các cơ quan chuyên môn, cơ quan quản lý ngành. Những
giấy tờ này có giá trị thẩm định, kiểm tra năng lực của nhà đầu tư về khả năng ứng phó
của doanh nghiệp trên thương trường trong tương lai. N ếu vốn và những điều kiện khác
đáp ứng tiêu chuân luật định, doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy xác nhận đủ vốn, Giấy
phép hoặc chứng chỉ hành nghề, khẳng định nhà đầu tư đủ điều kiện đáp ứng được yêu
câủ kinh doanh. Trong khâu Đ K KD, doanh nghiệp cần nộp hồ sơ với đầy đủ giấy tờ
hợp lệ, cơ quan Đ K K D thực hiện việc kiểm tra về mặt hình thức và cấp Giấy chứng
nhận ĐKKD cho doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa là, trước cơ quan ĐKKD, doanh
nghiệp tiến hành khai báo để tự khẳng định khả năng của mình và chịu trách nhiệm
trước pháp luật về sự khẳng định này. Từ hoạt động ĐKKD, các doanh nghiệp có điều
kiện đê quang bá về m ình trong giới doanh nghiệp, sớm tìm được đối tác trong kinh

doanh. Thông qua hoạt động ĐKKD, Nhà nước không chỉ thừa nhận mà còn bảo hộ
quyền và lợi ích hợp pháp cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, N hà nước ra đời do yêu cầu
cua việc quản lý xã hội, N hà nước không chỉ đại diện cho lợi ích của Nhà nước, của


7
doanh nghiệp mà còn đại diện cho lợi ích của toàn xã hội. Do đó, dù mở rộng quyền tự
do cho doanh nghiệp đến đâu thì doanh nghiệp cũng cần phải Đ K K D để N hà nước quản
lý, theo dõi doanh nghiệp và điều tiết kinh tế, đồng thời xử lý nhữ ng vi phạm, bảo vệ
lợi ích của cộng đông. Trong nền kinh tế thị trường, trước yêu cầu vì mục tiêu lợi nhuận
tối đa, không ít các doanh nghiệp đã có hành vi gian lận ngay từ khi mới thành lập, vi
phạm quyền và lợi ích của các chủ thể khác. Đc quản lý được doanh nghiệp trên cơ sở
tôn trọng nguyên tăc đảm bảo quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp, hoạt động
quản lý của N hà nước hiện nay chủ yếu được thực hiện ở giai đoạn sau ĐKKD.
1.1.2. Đ ăng ký kỉnh doanh là m ột quyền cơ bản của nhà đầu tư.
Trong mọi thời kỷ lịch sử, vấn đề quyền con người luôn là mối quan tâm của nhân
loại. Quyền tự do của con người là khái niệm m ang tính lịch sử, hình thành và phát
triển trons cuộc đấu tranh giai cấp vì sự tiến bộ xã hội. Q uy ền tự do của con người luôn
gắn liền với trình độ phát triển của kinh tế và tiến bộ xã hội, chịu sự chi phối của chế độ
kinh tế, chính trị, tập quán dân tộc và các yếu tổ khác. Q uy ền tự do của con người phản
ánh mối quan hệ giữ a N hà nước và cá nhân, trong đó quyền con người phải được Nhà
nước ghi nhận và b ảo đảm bàng pháp luật mới trở thành hiện thực. Ở Việt nam, vấn đề
quyền con người luôn được Đ ảng và N hà nước dành sự quan tâm đặc biệt, s au khi
nước Việt N am dân chủ cộng hoà ra đời, vấn đề quyền công dân luôn được ghi nhận
trong các bản Hiến ph áp từ Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp 1980
và hiện nay là Hiến p háp 1992. Tại Điều 50 Hiến pháp 1992 quy định: " ở nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt N am , các quyền con người về chính trị, kinh tế, văn hoá và
xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp
và luật". Như vậy, qu yền của công dân là rất đa dạng, liên quan đến mọi m ặt của đời
sống xã hội. Trong các quyền của con người, quyền tự do kinh doanh, bao hàm cả tự do

thành lập doanh nghiệp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nó chính là quyền tự do trong
hoạt động kinh tế, chi phổi sự phát triển của kinh tế và quyết định các hoạt động khác.
Hoạt động kinh doanh được thực hiện nhằm m ang lại lợi ích cho cá nhân, tổ chức và
xã hội. Chính vì lẽ đó, hầu hết các nước phát triển đều coi việc thành lập doanh nghiệp
đê kinh doanh hoàn toàn là quyền của công dân. Q uyền tự do thành lập doanh nghiệp
được hiểu là quyền của cá nhân hay pháp nhân trong việc tạo lập tư cách pháp lý thông
qua thủ tục Đ K K D . M ọi tổ chức, cá nhân, không phân biệt hình thức sở hữu, muốn trở
thành nhà kinh doanh hợp pháp đều có thể Đ K K D với N h à nước để được thừa nhận và
bảo hộ. Không ai có quyền can thiệp, ngăn cản trái phép quyền thành lập và Đ K K D của
họ. Sự tham gia của N h à nước vào khâu thành lập doanh nghiệp thông qua ĐKKD
không có gì mâu thuẫn với quyền tự do thành lập doanh nghiệp. Thực chất ĐK KD đê
lập ra doanh nghiệp là thủ tục hành chính thông thường nhàm thừa nhận địa vị pháp lý
của doanh nghiệp, ghi nhận và bảo vệ quyền của N h à đầu tư và để duy trì một trật tự


8
trong kinh doanh. Đ K K D không phải là một quá trinh xem xét phê chuẩn tính khả thi
về tài chính hay lợi ích kinh tế của hoạt động kinh doanh, mà chí m ột quá trình lập hồ
sơ hay "lưu trữ" các thông tin và văn bản chủ yếu của doanh nghiệp do các đăng ký
viên tiến hành. N hiệm vụ và quyền hạn duy nhất của họ là xác định tính đầy đủ và hợp
lệ về mặt hình thức của các tài liệu và thông tin về nhà đầu tư. Chừng nào hoạt động
ĐKKD chưa bị coi là bất hợp pháp thì các tài liệu và thông tin được cung cấp sẽ được
coi là đầy đủ và hợp lệ, các đăng ký viên không được tuỷ tiện từ chối cấp giấy chứng
nhận Đ K K D cho doanh nghiệp. Sau khi cấp giấy chứ ng nhận Đ K K D cho nhà đầu tư,
nhiệm vụ chủ yếu của cơ quan Đ K K D là phải công bố cho công chúng và cơ quan của
Chính phủ biết để theo dõi. Với thủ tục Đ K K D đon giản, thuận tiện nhưng vẫn đảm bảo
tính chặt chẽ, nhà đầu tư không phải mất thời gian lo toan nhiều cho việc thành lập
doanh nghiệp mà tập trung cho các kế hoạch kinh doanh của mình, đồng thời Nhà nước
cũng không phải m ất thời gian kiểm tra, xác m inh tính chính xác của hồ sơ, giấy tờ mà
trách nhiệm thuộc về nhà đầu tư, họ khai báo và chịu trách nhiệm về tính trung thực

trước Nhà nước trong suốt quá trình tồ n tại doanh nghiệp ch ứ không chỉ chịu trách
nhiệm đến thời điểm hoàn thành việc cấp giấy chứ ng nhận Đ K K D . Để đảm bảo quyền
tự do ĐKKD, thành lập doanh nghiệp, N hà nước phải đáp ứ ng đồng thời các điều kiện
như:
-

Chủ thể có quyền kinh doanh phải m ở rộng;

-

Các mô hình do anh nghiệp phải đa dạng, p ho n g phú để các nhà đầu tư có nhiều sụ
lựa chọn;

-

Thủ tục thành lập và Đ K K D đơn giản;

-

Nhà nước phải quy định m ột cách rõ ràng, m inh bạch ngành, nghề cấm kinh doanh.
ngành, nghề kinh doanh đòi hỏi phải có điều kiện và điều kiện kinh doanh CIỈỄ
những ngành, nghề đó.
Khi đáp ứng được các điều kiện này, cũng có nghĩa N h à nước đã tạo ra một mô

trường thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện đầy đủ quyền tự do lựa chọn về ngàiứ
nghề kinh doanh, địa điểm và h ìn h th ứ c tổ chức kinh doanh h ợ p lý. Điều n à y c ũ n £
chính là sự tôn trọng quyền định đoạt của chủ sờ hữu và tạo ra khả năng thuận lợi bar
đẩu cho sự khởi nghiệp kinh doanh của doanh nghiệp.
Cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội, pháp luật về Đ K K D ở Việt N am hiện
đã xoá bỏ chế độ xin phép thành lập doanh nghiệp tồn tại trong nhiều năm, chỉ thực

hiện chế độ Đ K KD, coi việc thành lập và Đ K K D là quyền của công dân, tổ chức. Phạiĩ
vi kinh doanh của doanh nghiệp không bị bó hẹp trong “nhữ n g ngành, nghề mà Nhi
nước cho phép" theo cơ chế "xin" - "cho" mà được m ở rộng sang hình thức "được làrr
những gỉ mà Nhà nước không cấm". Đồng thời, các doanh nghiệp được thành lập thec


9
Luật Doanh nghiệp cũng có nhiều quyền hơn trước đây, phạm vi không chỉ là 7 quyền
như Luật Công ty và Luật DNTN quy định, mà đã m ở rộng đến 9 quyền, nội dung của
các quyền cũng thể hiện rõ hơn, thay vì doanh nghiệp có quyền "chủ động trong mọi
hoạt động kinh doanh đã đăng ký" (khoản 7 Điều 7 Luật C ông ty) thì nay doanh nghiệp
có quyền "tự chủ kinh doanh" (khoản 7 Điều 7 Luật Doanh nghiệp), đặc biệt giới hạn
các quyền của doanh nghiệp là những quy định mở: "doanh nghiệp có các quyền khác
do .pháp luật quy định" (khoản 9 Điều 7), đây là những quy định mang tính dự liệu để
m ở rộng hơn nữa quyền tự chủ của doanh nghiệp trong tình hình mới. Nhà nước thực
hiện vai trò quản lý doanh nghiệp ở tầm vĩ mô, không can thiệp sâu vào hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà chức năng chủ yếu của N h à nước là định hướng,
tạo môi trường cho doanh nghiệp phát triển. Thực tế hiện nay N h à nước đã tạo ra một
"thực đơn" khá phong phú về các loại hình doanh nghiệp, làm căn cứ cho các nhà đầu
tư có thể lựa chọn bất kỳ loại hình nào (DNTN, các hình thức công ty, H T X hay thực
hiện liên doanh, liên kết kinh tế dưới hình thức doanh nghiệp liên doanh, công ty cổ
phần...) phù hợp với nguồn lực tài chính và khả năng quản lý của mình. Bên cạnh đó,
doanh nghiệp vẫn còn được quyền lựa chọn, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp như
chuyển từ công ty cổ phần thành công ty TNHH, từ công ty T N H H sang công ty cổ
phần ngay cả khi đã đi vào sản xuất kinh doanh. Cũng trong quá trình sản xuất kinh
doanh, nếu thấy quy m ô và ngành nghề kinh doanh không phù hợp, doanh nghiệp vẫn
có quyền sửa đổi, bổ sung đăng ký với cơ quan Đ K K D để đảm bảo sự phát triển của
sản xuất, kinh doanh. N hữ ng thay đổi của N hà nước quy định về vốn pháp định không
còn là yêu cầu đối với mọi loại hình ngành nghề kinh doanh đã tạo điều kiện cho nhà
đầu tư tự do quyết định m ột quy mô kinh doanh họp lý có thể là quy mô lớn hay vừa và

nhỏ đều thuộc quyền của nhà đầu tư, không ai được phép buộc họ gắn với một quy mô
nào. Song song với việc gạt bỏ những quy định m ang tính thủ tục rườm rà và không cần
thiêt trong Đ K K D , việc quy định rõ về một số ngành nghề cấm kinh doanh, ngành,
nghề kinh doanh có điều kiện, là cơ sở để nhà đầu tư loại trừ, còn lại có thể tự do lựa
chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp với khả năng chuyên m ôn của mình, đảm bảo
quyền lợi cho người tiêu dùng, đồng thời cũng là bảo vệ sự tồn tại lâu dài cho doanh
nghiệp. Hiện nay, trừ một số ngành, nghề kinh doanh, còn lại hầu hết các doanh nghiệp
muốn tiến hành sản xuất kinh doanh chỉ cần đăng ký tại cơ quan Đ K K D , m à không cần
phải xin phép bất cứ cơ quan, tổ chức nào. Điều đó đã thể hiện rõ Đ K K D không phải là
việc của Nhà nước mà hoàn toàn xuất phát từ quyền của nhà đầu tư. Đối với mọi tổ
chức, cá nhân có điều kiện về cơ sở vật chất và khả năng quản lý doanh nghiệp nhưng
sử dụng các nguồn lực này vào việc kinh doanh hay vào các hoạt động khác (làm từ
thiện) hoàn toàn thuộc quyền của tổ chức cá nhân đó, không ai có quyền ép buộc họ.
Nhà nước thừa nhận và bảo hộ quyền tự do ĐKKD, thành lập doanh nghiệp. Thực hiện
quyền tự do Đ K K D , thành lập doanh nghiệp, nhà đầu tư có thể quyết định lựa chọn
kinh doanh ở m ột hoặc một số ngành, nghề cụ thể, dựa trên cơ sở tìm hiểu nhu cầu của


10
thị trường, phù hợp với ý m uốn của nhà đầu tư, đồng thời có quyền quyết định lựa chọn
rr.ột quy mô kinh doanh và hình thức tổ chức doanh nghiệp phù hợp. Sự lựa chọn này
co ánh hưởng rất lớn đến sự nghiệp kinh doanh của doanh nghiệp trên thương trường.
Không ai có quyền can thiệp vào quyền lựa chọn ngành, nghề, quy mô kinh doanh cũng
như việc tổ chức kinh doanh của họ, bởi vì người chịu trách nhiệm về những kết quả
tn n g kinh doanh chính là chủ doanh nghiệp. Quyền tự do lựa chọn ngành, nghề kinh
doanh đã m ở ra cơ hội kinh doanh rộng lớn cho nhiều nhà đầu tư ở những điều kiện và
khả năng tài chính khác nhau. T u y nhiên, quyền tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh
cũng bị giới hạn bởi m ột số lĩnh vực có liên quan đến an ninh quốc phòng và trật tự an
toàn xã hội. Điều này là cần thiết và thể hiện nội dung quản lý nhà nước, trong đó Nhà
nước là đại diện cho lợi ích của giai cấp thống trị và các tầng lớp nhân dân trong xã hội.

V' vậy, N hà nước phải bảo đảm một trật tự nhất định trong kinh doanh để quyền của
chủ thể kinh doanh này được thực hiện mà không phương hại đến lợi ích của các chủ
thể khác.
«

1.2. ĐẢNG KÝ KINH DO ANH - CÔNG c ụ QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP.
Tự do thành lập doanh nghiệp thông qua Đ K K D là m ột trong những quyền cơ bản
cua nhà đầu tư, đó là điều không thể phủ nhận. N hưng khái niệm quyền tự do của con
nị.ười chỉ gắn với sự thừa nhận và bảo hộ của Nhà nước. Điều này khẳng định không có
tụ do tuyệt đối, tự do vô Chính phủ. Thực tế, sự khủng hoảng kinh tế thế giới những
ním 1929- 1933 cho thấy khiếm khuyết của tự do cạnh tranh thiếu sự điều tiết của Nhà
nrớc. Đồng thời N h à nước là một phạm trù lịch sử, ra đời do yêu cầu của việc quản lý
xã hội, vỉ vậy sự tồn tại của N h à nước không thể tách rời chức năng quản lý của nó.
N ũrng vấn đề trên đây khẳng định sự quản lý của N hà nước đối với mọi mặt kinh tế, xã
hói là một tất yếu khách quan. Quản lý ĐKKD là một trong những nội dung quan trọng
cia quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp. Hoạt động quản lý này là sự tác động có
địih hướng của Nhà nước đến hệ thống các doanh nghiệp, làm cho hoạt động của
di anh nghiệp phù họp với lợi ích cơ bản và lâu dài của N hà nước, tạo ra sự phát triển
cà về mặt kinh tế và xã hội. M uốn đạt được mục tiêu này, trước hết sự quản lý cùa Nhà
nuớc hướng vào vào việc tạo mối trường cho doanh nghiệp hoạt động, đồng thời giám
sác, xử lý các vi phạm pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi chủ thể, tạo
ra một trật tự trong kinh doanh. Đẻ quản lý doanh nghiệp, N h à nước phải sử dụng kết
hcp nhiều công cụ quản lý như giấy phép thành lập, giấy phép hành nghề.., trong đó
qian trọng và có hiệu quả nhất là ĐKKD, bởi vi khi ĐKKD với Nhà nước tức là người
thinh lập doanh nghiệp đã tự khẳng định doanh nghiệp minh thành lập đã có đủ điều
kiìn kinh doanh theo quy định của pháp luật và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về
sụ khăng định này. Điêu đó có nghĩa ĐKKD là một thủ tục hành chính băt buộc đôi với



11
doanh nghiệp. Bằng việc quy định như vậy, Nhà nước có thể nắm được tất cả các doanh
nghiệp mới thành lập để thực hiện việc thu thuế, đồng thời đặt cơ sở ban đầu cho công
tác quản lý trong khâu hậu kiểm, thực hiện việc điều tiết kinh tế vĩ mô và tạo điều kiện
bảo đảm sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp ngay từ khâu gia nhập thị trườnơ. Đây
chính là một trong những công cụ của Nhà nước để quản lý nền kinh tế nói chung và
quản lý doanh nghiệp nói riêng.
1.2.1. H oạt động đăng ký kinh doanh đặt cơ sở cho công tác thanh tra, kiểm tra và
giám sát của cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
Nhà nước là chủ thể đại diện cho lợi ích của giai cấp thống trị và các tầng lóp nhân
dân trong xã hội. M ọi hoạt động của Nhà nước đều phải cân nhắc tới lợi ích cộng đồng.
Vì vậy, những quy định về hồ sơ ĐKKD của doanh nghiệp phải đảm bảo những yêu
cầu tối thiểu của hoạt động sản xuất kinh doanh, tuỳ theo ngành nghề mà doanh nghiệp
lựa chọn. Thông qua hồ sơ xin cấp ĐKKD, N hà nước có thể nắm được những thông tin
ban đầu về doanh nghiệp như:
-

Nhà nước xác định được trụ sở, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.

-

N hà nước xác định được giá trị tài sản của doanh nghiệp có ở thời điểm ĐKKD.

-

N hà nước nắm được ngành, nghề, phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp.
Những thông tin trên đây là những khai báo thể hiện sự cam kết của nhà đầu tư,

được ghi nhận trong sổ Đ K K D và Giấy chứng nhận Đ K K D , làm cơ sở để Nhà nước

tiến hành theo dõi, kiểm tra, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp sau này. Khi
đã đi vào sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp chỉ được kinh doanh theo đúng ngành,
nghề, quy mô, địa điểm đã đăng ký, mọi sự sai lệch giữa hồ sơ đăng ký với thực tế đang
diễn ra tại doanh nghiệp đều bị coi là vi phạm cần được xử lý. Quản lý nhà nước sau
đăng ký là việc giám sát tính trung thực theo những nội dung doanh nghiệp đã khai báo
trong hồ sơ và xử lý những vi phạm của doanh nghiệp về ngành nghề, quy mô kinh
doanh khi doanh nghiệp kinh doanh không đúng ngành nghề, kinh doanh hàng cấm hay
hành vi tự ý m ở rộng quy mô, ngành nghề kinh doanh mà không khai báo, đăng ký bổ
sung với cơ quan nhà nước. Việc phát hiện và xử lý các vi phạm của doanh nghiệp là
biện pháp quản lý của Nhà nước nhàm đảm bảo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp và
bảo vệ lợi ích của cả cộng đồng. Hoạt động quản lý nhà nước trong khâu hậu kiểm chỉ
thực sự có hiệu quả khi Chính phủ có sự phân cấp và phối hợp tốt giữa các cơ quan
quản lý, trong đó, Phòng ĐKKD đóng vai trò trung tâm. Chỉ khi ĐKKD là yêu cầu bắt
buộc, các doanh nghiệp mới có trách nhiệm với những cam kết của mình trước Nhà
nước như kinh doanh đúng ngành nghề, không kinh doanh hàng cấm, kinh doanh đáp
ứng yêu cầu về chuyên môn, (chẳng hạn như ngành y, dược), kinh doanh đáp ứng các


12
yêu câu về nhân thân chủ thể như trên tuổi thành niên, chưa từng vi phạm pháp luật
trong kinh doanh..N hững yêu cầu về điều kiện chủ thể, điều kiện về vốn của doanh
nghiệp được đặt ra cũng là những căn cứ để các cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra, bảo
vệ lợi ích của cộng đồng và tạo ra một trật tự trong kinh doanh.
1.2.2. T hông qua đăng ký kinh doanh, Nhà nuóc có cơ sở định hướng phát triển
kinh tế đất nư óc m ột cách họp lý.
Công tác Đ K K D đem lại bảng thống kê chi tiết và đầy đủ về số lượng doanh nghiệp
cũng như tỷ lệ giữa các ngành nghề kinh doanh cho các nhà hoạch định chính sách kinh
tế và cơ quan quản lý doanh nghiệp. Trên cơ sở nắm bắt một cách toàn diện và đầy đủ
các thông tin về doanh nghiệp trong phạm vi toàn quốc, N h à nước có thể đưa ra được
những chính sách điều tiết vĩ mô hợp lý. Một trong các chính sách họp lý do hoạt động

ĐKKD đem lại là N hà nước có thể phân tích đánh giá, điều chỉnh tạo ra sự chuyển dịch
cơ cấu kinh tế phù hợp với lợi ích cơ bản và lâu dài của đất nước. Khi tỷ lệ giữa các
ngậnh nghề kinh doanh quá chênh lệch, chẳng hạn doanh nghiệp thực hiện kinh doanh
dịch vụ chiếm tỷ lệ cao trong khi doanh nghiệp sản xuất hàng hoá quá ít, Nhà nước có
cơ sở cân nhắc đến các biện pháp khuyến khích đầu tư cho ngành sản xuất hàng hoá
đáp ứng nhu cầu xã hội đã, đang và còn tiếp tục đặt ra mà vì lợi nhuận thấp các doanh
nghiệp không m uốn làm. Công cụ kinh tế như chính sách thuế, lãi xuất tín dụng, chính
sách tiền lương luôn đóng vai trò đắc lực để N hà nước thực hiện các chính sách khuyến
khích đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài tạo ra khả năng điều tiết vĩ mô sắc bén
của N hà nước đối với nền kinh tế quốc dân. Các thông số do hoạt động ĐKKD cung
cấp còn phản ánh chính sách kinh tế của một quốc gia, qua đó N hà nước còn có thể
nhìn thấy những điểm mạnh và hạn chế trong cơ chế quản lý của mình mà sửa đổi cho
hợp lý hơn, chẳng hạn, qua hai năm thực hiện Luật Doanh nghiệp, hiện nay ở Việt Nam
chi có bảy công ty hợp danh Đ K K D trong số hơn m ột vạn doanh nghiệp đã đăng ký,
mặc dù trong điều kiện thủ tục thông thoáng, đơn g iả n .v ấ n đề mấu chốt là ở chỗ pháp
luật chưa xác định tư cách pháp lý cho công ty hợp danh. Công ty họp danh sẽ có tư
cách pháp nhân hay không, khả năng tham gia các quan hệ về tài sản được xác định như
thế nào đều chưa được quy định rõ, đồng thời tính chịu trách nhiệm vô hạn của các
thành viên họp danh cũng có thể là những lý do khiến các nhà đầu tư đang thận trọng
lựa chọn loại hình công ty này. Đây chỉ là một trong số nhiều vấn đề được phản hồi từ
thực tiễn Đ K K D đòi hỏi Nhà nước xem xét sửa đổi, tạo môi trường đầu tư cho mọi
doanh nghiệp. Nêu như trước đây công tác ĐKKD, thực hiện việc quản lý chặt chẽ đầu
vào nhưng lại thả nổi đầu ra sau khi ĐKKD, doanh nghiệp hoạt động như thế nào, còn
hay mât, Nhà nước không hay biết thì nay "tiền đăng" không có nghĩa là buông xuôi
"hậu kiêm". Đẻ đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế hàng hoá ngày càng phát triển, quản lý
nhà nước sau ĐKKD là vấn đề quan trọng nhằm ngăn chặn và xử lý kịp thời những
hành vi gian lận thương mại của không ít các doanh nghiệp vì lợi nhuận bất chấp pháp


13

luật. Để đạt được hiệu quả trong quản lý doanh nghiệp, các cơ quan quản lý cần có sự
phôi hợp với cơ quan ĐKKD. Pháp luật quy định cơ quan Đ K K D có nghĩa vụ thu thập
và cung cấp thông tin khi mọi tổ chức cá nhân có yêu cầu. N hư vậy ý nghĩa của ĐKKD
vượt ra ngoài mục đích đưa vào hồ sơ theo dõi quản lý mà còn có mục đích lớn hơn là
xây dựng m ột ngân hàng thông tin công khai cung cấp cho tất cả mọi đối tượng cần
quan tâm như bạn hàng, người tiêu dùng có thể tra cứu, tìm hiểu và quyết định lựa chọn
đối tác kinh doanh đáng được tin cậy, tạo ra sự minh bạch của môi trường kinh doanh
đảm bảo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Cũng từ đây, K hông chỉ có Nhà nước
giám sát theo dõi doanh nghiệp mà còn có người tiêu dùng, các doanh nghiệp khác và
các tổ chức xã hội cũng có thể giám sát, phát hiện, cung cấp thông tin hỗ trợ cho công
tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.
1.2.3. T hông qua đăng ký kinh doanh, Nhà nước thực hiện công tác thu thuế đúng
và đủ.
Hoạt động Đ K K D được kết thúc bằng việc cấp Giấy chứng nhận ĐKKD cho doanh
nghiệp và ghi vào sổ đăng ký của cơ quan nhà nước, qua đó ghi nhận những số liệu ban
đầu về doanh nghiệp để cơ quan ĐKKD cung cấp cho cơ quan thuế có cơ sở yêu cầu
doanh nghiệp chấp hành nghĩa vụ thuế đúng pháp luật. Thu thuế đúng và đủ là phù hợp
với chủ trương khơi dậy mọi nguồn lực đầu tư để tăng thu cho ngân sách Nhà nước, bảo
đảm vài trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, bảo đảm sự công bằng giữa các cơ sở sản
xuất kinh doanh, đồng thời còn là biện pháp để bảo vệ sản xuất trong nước. Vì vậy,
doanh nghiệp bắt buộc phải đóng thuế cho N hà nước, N h à nước chỉ có thể điều tiết
được nền kinh tế khi có trong tay thực lực kinh tế đủ mạnh m à nguồn thu chủ yếu là từ
thuế của các doanh nghiệp. Đó cũng chính là mục đích cơ bản và ý nghĩa sâu sa của chủ
trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần mà Đảng và N hà nước đã vạch ra.
Thực hiện chuyển đổi cơ chế kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước ở Việt Nam, N hà nước đã ghi nhận nền kinh tế
nhiều thành phần với nhiều chủ thể tham gia kinh doanh nhằm khơi dậy mọi nguồn lực
đầu tư để tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước vì m ục tiêu phát triển kinh tế xã hội.
N hưng m ục đích của N hà nước sẽ không đạt được nếu như các nhà đầu tư có kinh
doanh mà không đăng ký để trốn thuế Nhà nước. K hông thể có một nền kinh tế hoạt

động có hiệu quả khi mà có nhiều nhà đầu tư kinh doanh nhưng lại ít người đóng thuế
cho Nhà nước. Vì vậy, sự phối hợp quản lý của cơ quan Đ K K D với cơ quan thuế, sẽ
hạn chế tình trạng bỏ sót và thất thu thuế, trong những trường hợp doanh nghiệp vi
phạm pháp luật về thuế thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền Đ K K D cần phối hợp với
cơ quan thuê đê xử lý kịp thời. Nghĩa vụ của doanh nghiệp là "báo cáo tài chính hàng
năm của doanh nghiệp phải được gửi đến cơ quan thuế và cơ quan ĐKKD có thẩm


14
quyền" (khoản 3 Điều 118 Luật Doanh nghiệp), cơ quan thuế tiến hành thu thuế theo
luật dịnh mà không có sự phân biệt về hình thức sở hữu hay cấp quản lý.
1.2.4. T hông qua đăng ký kinh doanh, Nhà nước thừa nhận địa vị pháp lý, bảo vệ
quyền và lọi ích hợp pháp của doanh nghiệp, tạo ra m ột trật tự trong kinh doanh.
Hoạt động Đ K K D được bắt đầu từ thời điểm nhà đầu tư gửi hồ sơ đăng ký tại cơ
quan ĐKKD và kết thúc ở thời điểm cấp Giấy chứng nhận ĐKKD. Việc ĐKKD này là
quyền của nhà đầu tư, nhưng không có nghĩa là cứ có hành vi đăng ký là được cấp Giấy
chứng nhận Đ K K D mà kết quả này chi được thực hiện đối với những nhà đầu tư có đủ
điêu kiện đế kinh doanh V ới bộ hồ sơ hợp lệ. Qua đây, N hà nước sàng 1ọc, loại bỏ
những chủ thế, ngành nghề kinh doanh gây ảnh hưởng đến lợi ích cộng đồng, chỉ cho ra
đời những doanh nghiệp đã thoả mãn điều kiện kinh doanh theo luật định. Các doanh
nghiệp muốn tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh phải có sự xác nhận của Nhà
nước bằng hình thức cấp Giấy chứng nhận ĐKKD. Điều đó có nghĩa là chi đến khi
được cấp giấy chứng nhận ĐKKD, doanh nghiệp mới thực sự được xác nhận địa vị
pháp lý. Các hoạt động kinh doanh diễn ra trước thời điểm được đăng ký không mang
tư cách doanh nghiệp và đơn thuần là các hoạt động đơn lẻ của các cá nhân sáng lập
viên. Những thành viên sáng lập này không được đại diện cho doanh nghiệp để tiến
hành các hoạt động kinh doanh, kể cả trong trường hợp được tất cả các thành viên này
uỷ quyền. Thực chất những hoạt động của sáng lập viên trong thời kỳ trước đăng ký chi
được thừa nhận ở các công việc xúc tiến thành lập, Đ K K D của doanh nghiệp, chẳng
hạn Điêu 11, Luật Doanh nghiệp quy định: "Đối với các hợp đồng phục vụ cho việc

thành lập doanh nghiệp có thể được thành viên sáng lập hoặc đại diện theo uỷ quyền
của nhóm thành viên sáng lập ký kết. Neu doanh nghiệp được thành lập thì doanh
nghiệp là người tiếp nhận quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng này. Neu doanh
nghiệp không được thành lập thì người ký kết hợp đồng đó hoàn toàn hoặc liên đới chịu
trách nhiệm về việc thực hiện hợp đồng trên". Khi chưa Đ K KD, Điều lệ tổ chức hoạt
động của doanh nghiệp cũng chưa có giá trị ràng buộc đối với các thành viên của doanh
nghiệp, toàn bộ tài sản và các quyền về tài sản của các thành viên vẫn thuộc sở hữu của
họ. Luật Doanh nghiệp nhà nước tại Điều 9 cũng đã khẳng định "doanh nghiệp có tư
cách pháp nhân để tiến hành hoạt động kinh doanh kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận
ĐKKD". Các quy định về Đ K K D đưa ra ngoại lệ đối với số ít các doanh nghiệp là các
trường hợp đầu tư vào ngành, nghề đòi hỏi có điều kiện thì thời điểm xác lập quyền
kinh doanh cho doanh nghiệp được tính từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp
giấy phép kinh doanh hoặc có đủ điều kiện kinh doanh. Các doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài được kinh doanh sau khi có giấy phép đầu tư và giấy phép đầu tư có giá
trị là Giấy chứng nhận ĐKKD. Đối với DNNN, các loại hình công ty, DNTN hay các
HTX đêu có quyên hoạt động kinh doanh kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm
quyên cấp Giấy chứng nhận ĐK.KD. Như vậy, có thể khác nhau về cơ quan cấp Giấy


15
chứng nhận Đ K K D , khác nhau về tên gọi của chứng nhận Đ K K D nhưng quy trình
ĐK K D đêu kết thúc ở việc cấp Giấy chứng nhận Đ K K D , xác định địa vị pháp lý của
một tổ chức có đầy đủ năng lực của chủ thể kinh doanh trên thương trường. Hoạt động
ĐKKD đem lại cho doanh nghiệp Giấy chứng nhận Đ K K D , giấy này có ý nghĩa thừa
nhận doanh nghiệp đủ khả năng kinh doanh trên thương trường, doanh nghiệp bước vào
hoạt đ ộ n s sản xuất kinh doanh với đầy đủ tư cách pháp lý, được N h à nước thừa nhận và
bảo hộ. Khi đưa ra nhữ ng quy định yêu cầu về vốn đầu tư, chứiia chỉ hành nghề, ngành
nghề kinh doanh có điều kiện và những điều kiện kinh doanh mà doanh nghiệp phải
thoá mãn, N hà nước đã tính toán đên lợi ích của cộng đồng, của doanh nghiệp và khả
năng ứng phó của doanh nghiệp với điều kiện nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh

mạnh mẽ. Điều này cũng giúp cho doanh nghiệp tin tư ởng vào khả năng tồn tại và phát
triển sản xuất kinh doanh của mình. H ơn nữa, khi địa vị của doanh nghiệp được thừa
nhận bằns Đ K K D thì điều đó cũng có nghĩa là N h à nước phải có trách nhiệm bảo vệ
quyền và lợi ích h ợ p pháp của doanh nghiệp. Pháp luật không thừa nhận các doanh
nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh khi chưa được cấp Giấy chứ ng nhận ĐKKD, vì
vậy những tranh chấp kinh tế gây thiệt hại cho doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải tự
chịu trách nhiệm , p h áp luật không bảo hộ.
N h ư vậy, Đ K K D vừ a là quyền của doanh nghiệp, đồng thời là nghĩa vụ mà doanh
nghiệp phải thực hiện. Quy định của N hà nước buộc các doanh nghiệp phải Đ K K D vừa
có ý nghĩa bảo vệ doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên thương trường, vừa
là công cụ pháp lý để N hà nước có cơ sở quản lý doanh nghiệp. T hô ng qua Đ K KD, các
doanh nghiệp phải hoạt động rất thận trọng và tự chịu trách nhiệm về các hoạt động của
mình.

1.3. NỘI DUNG Q U Ả N LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚ I VIỆC Đ Ả N G KÝ KINH DOANH
CỦA DOANH N G H IỆP.
1.3.1. Sự cần thiết của quản lý nhà nước đối v ó i việc đ ăn g ký kinh doanh.
Trong mọi N hà nước, không ai có thể phủ nhận vai trò quan trọng và to lớn của
quản lý trong việc bảo đảm sự tồn tại và hoạt động có trật tự của đời sống kinh tế, xã
hội. Đối với sự phát triển của từng đơn vị hay cộng đồng và cao hơn nữa là của cả quốc
gia, quản lý càng có vai trò quan trọng. Theo

c.

M ác, bất cứ lao động xã hội hay lao

động chung nào mà tiến hành trên một quy m ô khá lớn đều yêu cầu phải có một sự chỉ
đạo đê điêu hoà nhữ ng hoạt động cá nhân. Sự chỉ đạo đó phải làm chức năng chung, tức
là chức năng phát sinh từ sự khác nhau giữa sự vận động chung của cơ thể sản xuất với
sự vận động cá nhân của những khí quan độc lập hợp thành cơ sở sản xuất đó. Một nhạc

sT độc tấu tự điều khiển lấy mình, nhưng m ột dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng
[5,T r.28-30]. Do đó, quản lý là thuộc tính tự nhiên, tất yếu khách quan của mọi quá


16
trinh lao động xã hội, của bất kể trong hình thái kinh tế xã hội nào. Nấu không thực
hiện các chức năng và nhiệm vụ quản lý, không thê thực hiện được các quá trinh hợp
tác lao động, sản xuất, không khai thác, sử dụng được các yếu tố của lao động sản xuất
có hiệu quả. N hư vậy, thực chất.của quản lý là việc tổ chức, điều hành các hoạt động
trong xã hội theo mục tiêu chung. Vì vậy, quản lý có khả năng sáng tạo to lớn và quản
lý tốt, suy cho cùng là do biết sử dụng có hiệu quả những cái đã có để tạo nên những
cái chưa có trong xã hội. Điều này khẳng định quản lý chính là yếu tố quyết định nhất
cho sự phát triển của mỗi tổ chức, mỗi quốc gia.
Quản lý nhà nước là một hình thức của quản lý, vì vậy nó có những đặc điểm chung
của quản lý là mang tính tổ chức và điều hành. N hưng khác với các tổ chức khác trong
xã hội, hoạt động quản lý của Nhà nước là quản lý ở tầm vĩ mô, còn lại các hoạt động
quản lý của các tổ chức chỉ là sự quản lý vi mô. Hoạt động quản lý trong doanh nghiệp
và các tổ chức là việc tổ chức, điều hành quản lý đối với một nhóm người trong tổ chức
để đảm bảo mục tiêu chung của tổ chức đó. N hà nước là đại diện cho lợi ích của toàn xã
hội, do đó, phạm vi quản lý của Nhà nước là sự tác động đến mọi đối tượng trong xã
hội nhằm đảm bảo định hướng phát triển chung của đất nước, phù họp với lợi ích của
mọi giai cấp, tầng lóp nhân dân trong xã hội.
Trong hoạt động Đ K K D của doanh nghiệp, sự quản lý của N hà nước cũng không
nằm ngoài việc đảm bảo định hướng phát triển chung của N h à nước. Mục tiêu của quản
lý nhà nước đối với việc ĐKKD là bảo đảm cho hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp phát triển phù hợp với định hướng của từng ngành, từng địa phương trên cơ sở
đó đảm bảo một đường lối phát triển chung của đất nước. Bằng pháp luật về ĐKKD,
Nhà nước thực hiện sự tác động đến doanh nghiệp để các doanh nghiệp có điều kiện
phát triển trên cơ sở tôn trọng lợi ích của doanh nghiệp bạn, của người tiêu dùng, của
Nhà nước và toàn xã hội.

Ở Nhà nước Việt Nam, những năm đầu thập kỷ 90 (thế kỷ xx) trở về trước, trong
các đạo luật, hầu như không có nội dung riêng quy định về quản lý nhà nước đối với
doanh nghiệp. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, Luật của các nước khác cũng không có
quy định vê nội dung tương tự. Tuy nhiên, việc quản lý nhà nước đối với các doanh
nghiệp và thương nhân trong quá trình thành lập, hoạt động và giải thể hoặc phá sản, về
mức độ, hình thức có thể khác nhau, nhưng bất cứ một N hà nước nào cũng đều phải
thực hiện, bởi vì việc đó không chỉ để giữ gìn một trật tự của nền kinh tế-xã hội mà còn
là đê bảo vệ tài sản và lợi ích hợp pháp của chính doanh nghiệp và thương nhân. Thực
tế thi hành luật pháp ở nước ta cho thấy, vấn đề quản lý nhà nước được đặc biệt nhấn
mạnh. Cơ chê thị trường có sự quản lý của Nhà nước là đặc điểm của nền kinh tế Việt
Nam hiện nay. Vì vậy, trong tất cả các luật về doanh nghiệp đang có giá trị thi hành
như Luật D N N N năm 1995, Luật HTX và Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm


17

1996, Luật Doanh nghiệp năm 1999 đều có quy định về quản lý nhà nước đối với doanh
nghiệp, mà một trong những nội dung quan trọng là quy định về quản lý nhà nước đối
với việc thành lập, ĐK K D của doanh nghiệp. Với sự ghi nhận nền kinh tế hàng hoá
nhiều thành phần, việc thừa nhận tự do kinh doanh, thành lập doanh nghiệp là phù hợp
với các quy luật kinh tế và thông lệ quốc tế. Tuy nhiên điều đó không đồng nghĩa với
việc doanh nghiệp có kinh doanh mà không cần đăng ký với Nhà nước, bởi vì quyền tự
do của con người chì có được trong sự bảo hộ của Nhà nước, tự do trong sự tôn trọng
quỵền của những người khác.

1.3.2 Nội dung quản lý nhà nước đối vói việc đăng ký kinh doanh của doanh
nghiệp.
Quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước đối với việc ĐKKD cho doanh
nghiệp nói riêng là vì mục tiêu chung của toàn xã hội, vì vậy, khác với việc quản lý
trong nội bộ các tổ chức, hay nội bộ doanh nghiệp, quản lý nhà nước đối với việc


ĐKKD cho doanh nghiệp có nội dung rộng và bao quát, v ề cơ bản, Nhà nước về
ĐKKD cho doanh nghiệp thể hiện ở một số nội dung sau đây:

Thứ nhất, Nhà nước quy định các điều kiện để được đăng kỷ kinh doanh
Kinh doanh là hoạt động của các cá nhân, tổ chức nhằm mục đích sinh lợi. Hoạt
động kinh doanh có hiệu quả là yếu tố thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, quyết định
sự 'tồn tại bền vững của một chế độ chính trị. Vì vậy, kinh doanh không những được
Nhà nước ghi nhận là quyền của mọi nhà đầu tư mà còn được khuyến khích phát triển.
Nhà nước là đại diện cho lợi ích của toàn xã hội, trong đó có doanh nghiệp, để đảm bảo
cho doanh nghiệp sau khi ra đời có thể hoạt động được, đồng thời hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp không phương hại đến lợi ích của các chủ thể khác, Nhà nước quy
định nhà đẩu tư phải thoả mãn những điều kiện nhất định về ngành, nghề kinh doanh,
về vốn kinh doanh về chuyên môn và các điều kiện nhất định về nhân thân. Thông qua
hình thức quy định này, Nhà nước có thể nắm bắt được hoạt động của doanh nghiệp và
điều chinh mọi hoạt động của doanh nghiệp theo mục đích chung của xã hội.
Điều kiện về ngành, nghề kinh doanh
Nhu cầu của xã hội quyết định sự hình thành của các ngành, nghề kinh doanh. Vì
thế, ngành, nghề kinh doanh là yếu tố hết sức phong phú và đa dạng. Sự đa dạng và
phức tạp của ngành, nghề kinh doanh cũng là những cơ hội cho hoạt động kinh doanh
phát triển, mở rộng. N hưng bản chất của kinh doanh là hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận,
đem lại lợi ích cục bộ cho cá nhân hoặc cho tổ chức. Do đó, tự các tổ chức, cá nhân
kinh doanh không thể bảo đảm lợi ích chung của toàn xã hội, hoạt động kinh doanh của
các chủ thể có nguy cơ xâm phạm lợi ích của các chủ thể khác. Vì mục tiêu lợi nhuận
của doanh nghiệp mình, chủ thể kinh doanh có thể không loại trừ những ngành, nghề

THƯ VIẸ N
TRƯỜNG ĐAI HO CLỮ Â 1 H/
PHÒNG o n r . ____



18
kinh doanh nào mà nhu cầu xã hội đặt ra. Thực tế thì nhu cầu của con người không phải
lúc nào cũng là chính đáng, có những nhu cầu của con người đặt ra có nguy cơ làm
băng hoại những giá trị đạo đức, ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội (chẳng hạn nhu
cầu về sử dụng, kinh doanh ma tuý). Như vậy, việc cung ứ ng các nhu cầu này để tìm
kiêm lợi nhuận ở m ột số ngành, nghề kinh doanh là xâm p hạm đến trật tự an toàn xã
hội. Để cho lợi ích của từng cá nhân, tổ chức đạt được trong kinh doanh, trên cơ sở phù
hợp với mục tiêu ch u n g của xã hội, đòi hỏi phải có sự quản lý, điều hành của Nhà nước.
Tuỳ thuộc vào điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội và tập quán của mỗi nước mà Nhà
nước đưa ra quy định về những ngành, nghề cấm kinh doanh, ngành nghề kinh doanh
đòi hỏi phải có điều kiện và ngành nghề được tự do kinh doanh. C ũng chính vi vậy mà
đối với cùng một ngành, nghề, ờ nước này cấm kinh doanh nhưng ờ nước khác lại
khuyến khích kinh doanh. Tuy nhiên, điểm chung của các quốc gia trong quản lý
ngành, nghề kinh doanh đều nhằm tạo ra sự phù hợp giữa các nhu cầu và lợi ích của
từng chủ thể với lợi ích chung của toàn xã hội. Việc quy định về điều kiện ngành, nghề
kinh doanh không có nghĩa là hạn chế quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp mà là
tạo môi trường kinh doanh m inh bạch cho các doanh nghiệp có cơ sở loại trừ đối với
một số ngành nghề, còn lại có thể tự do lựa chọn Đ K K D ở tất cả các ngành, nghề khác.
Tuỳ thuộc vào m ức độ tác động của ngành, nghề kinh doanh đến trật tự an toàn xã hội
và lợi ích của cộng đồng, N hà nước đưa ra quy định về ngành, nghề cấm kinh doanh,
ngành, nghề kinh doan h đòi hỏi phải có điều kiện.
Đối với các ngành, nghề mà N h à nước cấm kinh doanh, khi tiến hành Đ K K D nhà
đầu tư phải loại bỏ nhữ ng ngành, nghề đó. D oanh nghiệp được tự do kinh doanh trong
những ngành nghề m à N h à nước không cấm. T rư ờng hợp cố tinh kinh doanh trong
những ngành, nghề này thi chủ thể kinh doanh sẽ bị coi là có hành vi vi phạm nghiêm
trọng nhất về ngành, nghề kinh doanh. Ở Việt N am , kinh doanh hàng cấm như chất m a
tuý, vũ khí, đạn dược, m ại dâm, buôn bán phụ nữ...là m ột loại tội phạm và biện pháp xử
lý nghiêm khắc nhất đư ợc áp dụng là xử lý hình sự.
Ngoài việc cấm kinh doanh những ngành, nghề nhất định, pháp luật còn quy định

những ngành, nghề kinh doanh đòi hỏi phải có giấy phép kinh doanh, hoặc kinh doanh
có điều kiện.
v ề nguyên tắc, tự do kinh doanh có nghĩa là tự do lựa chọn ngành, nghề để kinh
doanh. Vì thê, không phải mọi ngành, nghề kinh doanh có nguy cơ xâm phạm trật tự an
toàn xã hội đều bị N h à nước cấm kinh doanh. Đối với những ngành nghề mà tác động
do hoạt động kinh doanh đem lại còn có điều kiện khẳc phục, nhà đầu tư vẫn có quyền
kinh doanh. Tuy nhiên, N h à nước đưa ra m ột số điều kiện để sau khi Đ KKD , doanh
nghiệp có thể hoạt động mà không gây ra những tác hại, vi phạm lợi ích của cộng đồna.
Công cụ đê quản lý các ngành nghề kinh doanh đòi hỏi phải có điều kiện là các giấy


19
phép kinh doanh, hoặc các điều kiện kinh doanh cụ thể. Những giấy tờ này không cần
có ngay trong hồ sơ ĐK.KD nhưng cũng tương tự như việc một công ty đã được cấp
giấy phép thành lập m ở rộng hoạt động kinh doanh của mình sang loại hàng hoá kinh
doành có điều kiện, ở những ngành, nghề này, doanh nghiệp phải được cấp giấy phép
trước khi bẳt đầu kinh doanh. Điều đó có nghĩa là, sau khi đã được cấp giấy chứng nhận
ĐKK.D. doanh nghiệp vẫn chưa phải đã hoàn tất thủ tục để đi vào kinh doanh. Trong
một sô ngành, nghề nhất định, chỉ khi doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ các điều kiện kinh
doanh hoặc sau khi đã được xem xét cấp giấy phép kinh doanh đối với ngành, nghề đó
thi thủ tục kinh doanh mới được coi là hoàn tất.
Ngành, nghề kinh doanh là yếu tố bị chi phối mạnh mẽ bởi các nhu cầu xã hội, có
tác động trực tiêp và lâu dài đến mọi mặt đời sống xã hội. Vi vậy quy đinh về neành,
nghề cấm kinh doanh, ngành, nghề kinh doanh có điều kiện cũng chỉ gắn với những
thời điểm nhất định. N hữ ng thay đổi về điều kiện kinh tế, xã hội, làm phát sinh nhiều
nhu cầu mới, trong đó không loại trừ những nhu cầu đi ngược lại ích ích của xã hội, đòi
hỏi N hà nước phải m ở rộng đối với những ngành nghề cần phải cấm kinh doanh, ngành,
nghề kinh doanh phải có điều kiện. Quy định về điều kiện kinh doanh đối với một số
ngành, nghề là một hình thức để Nhà nước quản lý doanh nghiệp, đảm bảo những điều
kiện tối thiểu để doanh nghiệp có thể kinh doanh được mà không phương hại đến lợi

ích cộng đồng như đảm bảo các điều kiện về vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm
hay các điều kiện về kỹ thuật...Ngành, nghề kinh doanh là m ột trong những yếu tố quan
trọng quyết định đến thủ tục ĐKKD nhanh hay chậm, đòi hỏi nhiều điều kiện hay ít và
quyết định các cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước đối với việc Đ K K D của doanh
nghiệp. Đồng thời, ngành nghề kinh doanh cũng là yếu tố quyết định các điều kiện khác
trong thủ tục Đ K K D , chẳng hạn như nó quyết định về điều kiện về vốn kinh doanh,
điều kiện về chuyên m ôn của người quản lý doanh nghiệp.
Điều kiện về vốn kinh doanh
Một trong những điều kiện quan trọng hàng đầu để các cá nhân, tổ chức có ý tưởng
thành lậ p doanh nghiệp, kinh doanh tim k iếm lợi nhuận là h ọ có m ột nguồn [ực tài
chính nhất định. K hông một tổ chức, cá nhân nào có quyền cản trở việc Đ K K D , thành
lập doanh nghiệp của họ. Tuy nhiên, đối với một số ngành, nghề kinh doanh đặc thù
như kinh doanh trong lĩnh vực chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh vàng
hoặc kinh doanh trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng..., đòi hỏi doanh nghiệp phải đáp
ứng những điều kiện tối thiểu về vốn kinh doanh. Vai trò của N hà nước ở đây là đảm
bảo sự an toàn cho các chủ nợ và cho cả Nhà đầu tư kinh doanh trong những ngành,
nghê đòi hỏi nguồn vốn lớn, có tính chất kinh doanh đặc thù. M ục đích của quy định
này nhăm đảm bảo những điều kiện về cơ sở vật chất nhất định cho hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp vận hành được, đồng thời đảm bảo khả năng chi trả cho các


×