Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Việc thực thi các cam kết quốc tế của việt nam về biến đổi khí hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.89 MB, 116 trang )

T •*'. {

Pí r r,'v ^ - v

'sW r * » —

.

- í— .

-—

;■*. r.7> J 'r ,f -



«*•

A*5
*"
-. *. ;. ì > - - T T Y 'Ỉ T TV ? I
-

ọj-»vp^

■ r~Ệ~.

■■' •■■

Ỷị.




B ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ T ư PHÁP

TRƯỜNG ĐAI HOC LUẬT HÀ NÔI

_____. ____ ___

_

_

_

____

a

S

____



_

LƯU NGOC TỐ TÂM


VIỆC
THựC
THI CÁC CAM KẾT QUỐC




CỦA VIỆT NAM
VỂ BIÊN Đồl KHÍ HÂU
Chuyên ngành : LUẬT KINH TẾ
Mã s ố : 5.05.15

LUẬN VĂN THAC s ĩ LUẬT HOC
THƯ VIỆN
TRƯỜNG ĐAI H O C LŨÂĨ HÀ N ỏ!
PHÒNG ĐOC

S



/ị—_

Ngưòỉ hướng dẫn khoa học\ PGS. TS. LÊ HỔNG HẠNH

V

A

HA NOI - 2003



MỤC LỤC




Trang
M ở đầu

l

Chương 1: MỘT s ố KHÍA CẠNH PHÁP LÝ VỂ BIẾN Đ ổ i KHÍ HẬU

6

1. 1.

Biến đổi k h í hậu và hậu quả của nó

6

1.1.1.

Khái niệm chung về biến đổi khí hậu

7

1. 1. 2 .


N guyên nhân của biến đổi khí hậu

9

1.1.3.

Hậu quả của quá trình biến đổi khí hậu

13

1. 2.

B iến đổi k h í hậu và cách tiếp cận của ph áp luật quốc tê

18

1.2.1.

Những tiền đề cho sự hợp tác quốc tế về biến đổi khí hạu

19

1.2.2.

Một số nguyên tắc tiếp cận của pháp luật quốc tế về biến đổi khí hậu

22

1.2.3.


Các Công ước quốc tế về biến đổi khí hậu.

24

Biên đổi k h í hậu và cách tiếp càn của pháp luật quốc gia

32

1.3.
1.3.1.

Cơ sở pháp lý của việc tự nguyện thực hiện các cam kết quốc tế về biến đổi
khí hậu của các quốc gia thành viên

1.3.2.

Việc chuyển hóa các cam kết quốc tế về biến đổ- khí hậu vào hệ thống pháp
luật quốc gia của các nước thành viên

1.3.3.

32

33

Một số nguyên tắc và phương thức thực hiện cam kết quốc tế bằng hệ thống
pháp luật quốc gia

36


Chương 2: THỰC TRẠNG THựC THI CÁC CAM KẾT QUỐC TÊ CỦA
VIỆT NAM VỂ BIẾN Đ ổ i KHÍ HẬU
2 . 1.

Việc chuyên hoa những điều ước quốc tê vế biến đổi k h í hậu vào hệ
thống p h á p luật m ôi trường quốc gia của Việt N am

2 .2 .

40

40

C ác chương trình và chính sách quoc gia của V iệt N am vế biến dối
k h í hâu

44


2.3.

Biện p h á p p h á p lý th ự t thi các công ước quốc tê vê biến đ “ i khí hậu
ở Việt N am

47

2.3.1.

Pháp luật về hệ thống tiêu chuẩn m ôi trường


47

2.3.2.

Pháp luật về đánh giá tác động m ôi trường

52

2.3.3.

Pháp luật về giảm phát thải các chất độc hại gây biến đổi khí hậu

56

2.3.4.

Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí và bảo vệ các nguồn tài
nguyên có liên quan

2.4.

2.5.
2.5.1.

60

H ệ thong các cơ quan có trách nhiệm về các vấn đ ề liên quan đến
biển đổi k h í hậu và sự phôi hợp giữa chúng

65


N hững biện p h á p m ang tính kinh t ế - k ỹ th u ật

68

Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển đô thị và
khu công nghiệp gắn với việc thực thi các cam kết quốc tê về biến đổi
khí hậu

2.5.2.

68

Một số công cụ kinh tế chủ yếu trong việc hạn chế tốc độ biến đổi khí
hậu ở V iệt N am

2.5.3.

70

Việc thực hiện m ột số giải pháp kỹ thuật của các doanh nghiệp, các
dự án đầu tư

73

Chương 3: MỘT s ố KHUYẾN NGHỊ NHAM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CỦA VIỆC THỰC THI CÁC CAM KẾT QUỐC TẾ VỀ BIẾN
ĐỔI KHÍ HẬU ở VIỆT NAM

3.1.


76

Sự cần th iết ph ả i tăng cường hiệu quả của việc thực thi

76

3.1.1.

Những lợi ích của việc thực thi

76

3.1.2.

Thực trạng ô nhiễm ở Việt Nam

79

3.2.

N hững thách thức của việc thực thi các cam kết quốc tê vê biên đổi
kh í hậu ở V iệt N am

81

3.2.1.

Tốc độ phát triển và khả năng tiếp tục ô nhiễm trong tương lai gần


81

3.2.2.

Hạn chế trong hệ thống pháp luật và công tác quản lý môi trường

83


3.2.3.
3.3.

H iện trạng trình độ khoa học công nghệ

84

M ộ t sô' đ ề xu ất cụ thê

86

3.3.1.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật liên

quan đến biến đổi khí hậu

3.3.2.

H oàn thiện hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi
trường, hạn c h ế biến đổi khí hậu


86

99

3.3.3.

Giải pháp quy hoạch tổng thể

100

3.3.4.

Giải pháp giảm phát thải và tăng cường các bể hấp thụ

102

3.3.5.

Giải pháp tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận
,, ,
.
.
thức cua cộng đống

104

K ết lu ận

107


DANH MỤC TÀI LIÊU THAM KHẢO


M Ỏ ĐẨU
l. I IM I CĂP THIẾT CUA ĐẾ TAI
Trong thế kỷ XX, nhiều thảm họa môi trường chưa từng có trong lịch sử đã xảy
ra. Loài người không thể quên được đợt rét thế kỷ khiên cả Châu Âu run cầm cập
vao mùa xuân năm 1947 với nhiệt độ trưng bình dưới 20°c, rồi băng tan, tuyết lở và
đại hồng thủy ở Châu Âu cũng trong; năm 1947, hay đám mây khí độc dioxin trên
bầu trời ngoại vi Milan của nước Italia năm 1976... Rất nhiều nguyên nhân đã được
nêu ra, nhưng nguyên nhân cơ bản làm. đau đầu tất cả các nhà khoa học chính là
biên đổi khí hậu.
Biến đổi khí hậu đã tạo ra sức ép nặng nề lên môi trường cũng như đã gây khó
khăn rất nhiều cho tình hình sản xuãt và sinh hoạt của con người. Giải quyết tình
trạng biến đổi khí hậu đã được nêu ra trong rất nhiều các cuộc hội nghị, hội thảo của
các quốc gia hay các tổ chức quốc tế. Tuy nhiên, sự giải quyết đơn lẻ từ phía quốc
gia hay các tổ chức quốc tế không đạt được hiệu quả như mong muốn. Biến đổi khí
hậu đòi hỏi sự tham gia giải quyết của tất cả các quốc gia trên thế giới đồng lòng
cùng hợp tác. Trong bối cảnh và sự nhận thức đó, tháng 6/1992, tại Braxin, 162 quôc
gia trong đó có Việt Nam đã ký Công ước Khung của Liên Hợp quốc về biến đổi khí
hậu (United Nation Framework Convetion on Climate Change - UNFCCC). Năm
1997. Nghị định thư Kyoto về giảm phát thải khí nhà kính cũng đã được đệ trình.
Ngoài UNFCCC và Nghị định thư Kyoto, Công ước Viên về bảo vệ tầng ôzôn
(22/3/1985) và Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ôzôn
(16/9/1987) cũng có liên quan đến việc hạn chế những tác động tiêu cực gây biến
đổi khí hậu.
Nghĩa vụ thực thi các cam kết quốc tế liên quan đến bien đổi khí hậu đặt ra đối
với tất cả các Bên của Công ưrrc. Việt Nam là một nước thành viên đã gia nhập cả
hai Công ước nói trên. Do đó, Việt Nam cũng phải nghiêm chỉnh châp hành những

thỏa thuận mà Công ước đã nêu ra. Tuy nhiên, bản thân biến đổi khí hậu là một vấn
đề mới mé. phức tạp và được quan tâm không thường xuyên ở Việt Nam. Nhận thức


~)

tư phía Chính Phủ cũng như người dân về tầm quan trọng của vấn đề này cũng chưa
nhấl quán. Việc hạn chế nhũng tác nhân tiêu cực gây biên đổi khí hậu mới chỉ mang
tinh nguvên tác nên thực hiện các cam kết này trên thực tế còn gặp rất nhiều khó
khítn. Hiện tại, pháp luật về bảo vệ môi trường chưa có các quy định riêng hướng
dẫn cụ thể về biến đổi khí hậu. Hộ thống các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng
chưa có sự phối hợp đồng bộ trong việc thực thi các cam kết mà Việt Nam đã ký.
Những bất cập này đã dẫn đến hệ quả tât yếu là Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn
trong việc thực hiện cac điều ước quốc tế về biến đổi khí hậu.
Trong quá trình hội nhập để phát triển, Việt Nam cần nghiêm túc thực hiện một
cách có hiệu quả những cam kết của mìrih trước cộng đồng quốc tế. Biến đổi khí hậu
là một vấn đề đã đưưc đặt ra nhimg giải quyết nó trên thực tế lại chưa đạt đưực hiệu
quả cao.
Trong bối cảnh đó, đề tài “VIỆC THỰC THI CÁC CAM KẾT QUỐC TẾ CỦA
VIỆT NAM VỀ BIẾN Đ ổl KHÍ HẬU” sẽ góp phần tích cục trong việc nêu ra những
vấn đề mang tính lý luận cũng như thực tiễn giải quyết nhằm hạn chế các tác nhân
tiêu cực gây biến đổi khí hậu toàn cầu ở Việt Nam.

2. TÌNH HÌNH NGHIÊN c ứ u ĐỂ TÀI
Do tính mới mẻ và phức tạp của vấn đề, nên biến đổi khí hậu rất ít được đề cập
trong các công trinh nghiên cứu khoa học bảo vệ môi trường cũng như khoa học
pháp lý. Ngoài một sô' bài viết mang tính kỹ thuật, hay một số đề tài nghiên cứu
cũng như các công trình khoa học của chuyên ngành kỹ thuật môi trường hay kinh
tế môi trường, thì hầu như chưa hề có một công trình nào nghiên cứu công phu và
toàn diện về vấn đề này dưới góc độ pháp lý.

Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu một cách tổng thể và toàn diện các biện
pháp hạn chế những tác nhan gây biến đổi khí hậu toàn cầu ở Việt Nam nhằm thực
thi các Công ước quốc tế về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc là rất khó khãn,
đăc hiệt trong bối cảnh phát triển của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Có thể coi
đày là luận án đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện về vấn đề thực


■*s>

thi các cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu toàn cầu của Việt Nam dưới góc độ pháp
lý3. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM v ụ CỦA LUẬN ÁN

Mục đích chính của việc thực hiện đề tài là nghièn cứu một cách có hệ thống,
toàn diện về bièn đổi khí hậu dưới góc độ pháp lý, nguyên nhân dẫn tới nhu cầu phải
hợp tác quốc tế về biến đổi khí hậu, thưc trạng thực thi các cam kết quốc tế về biến
đổi khí hậu ở Việt Nam, tìm hiểu rõ những nhược điểm và nguyên nhân, để từ đó đề
ra được các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc thực thi, góp phần hạn chế
biến đổi khí hậu cũng như bảo vệ môi trựờng.
Để thực hiện được mục tiêu trên, luận- văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ
chính sau đây:
-

Trên cơ sở tìm ] ỉểu nguyên nhân và hậu quả của biến đổi khí hậu nói chung,

dưới góc độ pháp lý nói riêng, tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới việc xuất hiện nhu cầu
hợp tác quốc tế về biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn cầu, từ đó nghiên cứu biến đổi
khí hậu trong sự tiếp cận của pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia.
-

Thông qua việc tiếp cận biện pháp pháp lý, biện pháp tổ chức hành chính,


biện pháp kinh tế kỹ thuật, đánh giá thực trạng thực thi các cam kết quốc tế về biến
đổi khí hậu của Việt Nam, từ đó tìm ra những nguyên nhân cụ thể của những vướng
mắc nảy sinh trong quá trinh thực thi.
-

Trên cơ sở phân tích sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả của việc thực thi

các cam kết quốc tế vẻ biến đổi khí hậu, những thách thức của Việt Nam trong hiện
tại và tương lai, từ đó đưa ra những kiến nghị phù hợp nhằm trực tiếp nâng cao hiệu
quả của việc thực thi các cam kết này. góp phần hạn chế các tác nhân gây biến đổi
khí hậu ở Việt Nam cũng như bảo vệ môi trường.
4. PHẠM VI NGHIÊN c ứ u CỦA LUẬN ÁN

Biến đổi khí hậu là một vấn đề rộng và phức tạp. Nó đòi hỏi sự nỗ lực của tất cá
các quốc gia trong việc hợp tác nhằm tìm ra những giải ph ,p chung. Đây là một ván
dề khó khăn cả về lý luận cũng như thực tiễn, không chỉ đối với Việt Nam mà ngay


4

cá đối với nhiều nước trên thế giới. Trong phạm vi một luận án thạc sỹ, tác giả chỉ
đề cập đến một số vấn đề cơ bản nhất về biến đổi kbí hậu, một số giải pháp cơ bản
nhàm thực thi các cam kết quốc té về biến đổi khí hậu của Việt Nam, nhằm chỉ ra
những hạn chế cơ Ịjin trong quá trình thực thi đó, tiếp tục góp phần làm sáng tỏ vé
tầm quan trọng cũng như sự cần thiết phải thực hiện nhiệm vụ này.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u
Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lê nin về nhà
nước và pháp luật, tren quan điểm của Đảng và Nhà nước về tăng cường công tác
bảo vệ môi trường trong thời kỳ Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước. Nội dung

của luận án được giải quyết trên cơ sở phân tích hệ thống văn bản pháp luật về bảo
vệ môi trường của Việt Nam và các văn bản khác, các tài liệu tổng kết thực tiễn
công việc có liên quan đến hạn chế các tác nhân gây biến đổi khí hậu ở Việt Nam,
có tham khảo và nghiên cứu các bài viết hay một số công trình nghiên cứu của các
tác gia trong nước về vấn đề này.
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cưu của Chủ nghĩa Duy vật Biện
chứng và Duy vật Lịch sử, đồng thời sử dụng một sô' phương pháp cụ thể như phân
tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh, kết hợp lý luận với thực tiến... nhằm giải quyết
nhứng nội dung cụ thể của luận án.
6. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN

-

Luận án đã đề cập một cách tương đối đầy đủ và tổng thể các giải pháp mà

Việt Nam đá thực hiện để thực thi các cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu toàn cầu,
cũng như những nhược điểm, những vướng mắc nảy sinh trong quá trình áp dụng mà
hầu như chưa có một công trình nào nghiên cứu đáng kể trước đây đề cập.
-

Trên cơ sở các nguyên lý lý luận, đường lối chính sách của Đảng và pháp

luật của nhà nước cũng như đối chiếu với kinh nghiệm của một số nước, luận văn đã
đưa ra được một số kiến nghị hợp lý và khả thi nhằm nâng cao hiệu quả của việc
thực thi các cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu trong bối cảnh hội nhập và phát
triển kinh tế như Việt Nam.


5


7. Ý NGHĨA CỦA LUẬN ÁN

Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho
công tác giảng dạy và nghiên cứu, cung cấp các số liệu thực tiễn của việc thực thi
các cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu toàn cầu ở Việt Nam, bước đầu cang cấp cơ
sở lý luận và th.rc tiễn cho Việc tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật cũng như
các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc thực thi các cam kết đó.
8. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kẽt
cấu thành Ba chuơng:

;

Chương một: Một sò khía cạnh pháp lý về biến đổi khí hậu.
Chương hai: Thực trạng thực thi các cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu của
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Chương ba:

Một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của việc thực thi các
cam kết quốc tế về biến đổi khí háu ở Việt Nam.

Trong quá trình hoàn thành luận án, mặc dù rất cố gắng, song do hạn chế của
bản thân tác giả về lý luận cũng như về thực tiễn, luận văn không thể tránh khỏi
thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các Nhà khoa học,
các Thày Cô giáo, Đồng nghiệp và Bạn bè để luận án được hoàn thiện hơn, giúp tác
giả trong quá trình nghiên cứu khoa học sau này.


4


CHƯONG 1

MỘT SÔ KHÍA CẠNH PHÁP LÝ VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU


m

m

.....................oOo......................

l . l . Biến đỏi k h í hậu và hậu qua của nó
... Một trận lụt lớn chưa từng có đã tràn vào rât nhiều vùng của nước Pháp. Thủ
dỏ Pans đã phải trải qua thời khắc đáng nhớ nhất trong lịch sử tồn tại của mình.
Mực nước của sóng Seine thông thường không bao giờ dao động vượt quá
mức 2m. Vậy mà ngày 26/1/1910. người ta có thể đo được ở cầu Alma mức nước
cao kỷ lục là 8,6m. Nước vượt qua bờ, tràn sâu vào thành phố, vào các sân ga, cả
khu Saint - Germain - des - Pré hoặc Madaleine. Người dân trên đại lộ Haussmann
phải thoát ra khỏi nhà từ cửa sổ của tầng một. Thuyền đò đi lại trên đại lộ cứ như
trên một dòng sổng trong mùa nước lên. Các căn họ ở tầng trệt bị ngập nước hoàn
toàn. Hàng chục ngàn người Paris bỗng dưng không có chỗ ở. Các tuyến giao thông
đường bộ và đường hầm không còn dùng được nữa. Nhưng trận lụt này không chỉ
xảy ra ở Thủ đô, mà có rất nhiều khu vực thuộc lưu vực sông Seine và cả nước Pháp
cũng chịu chung một tình cảnh.
Nguyên do là một trận gió bão và một cơn mưa lớn đã đổ vào nước Pháp suốt
nhiều ngày, tuyến đê ở Belfort bị phá vỡ. Tại Toulou, các trang thiết bị dành cho
việc thử nghiem ngư lôi cũng bị sóng đánh tan. Vùng đồng bằng xung quanh Rouen
chí còn là một vùng nước mênh mông. Các thành phố Neuilly - Plaisance và Nogcnt
ngập một nửa dưới nước. Lượng tuyết khổng lồ bám trên các ngọn núi Alpes càng

làm cho người Pháp lo sợ về một cơn lũ tiếp theo... [10;37]
... Theo thuật nạữ chuyên môn, thì đây là “khối mù quang h ó a ”, cỏn người /V/\
đã ịiọi hiện tượnạ này là “siừĩĩĩg mu ýé! nạười
Đáu tháng 12/1962, một đám mây sặc mùi hôi thối và ngột ngạt, dày tới hơn
150m. đã bdy lơ lửng trên hầu trời cua Thủ đỏ London. Sương khói (tiếng Anh là


7

Smpg được ghép bui hai từ Smoke - khói, và Fog - sương mù) là một loại khí độc, có
thể gây tử vong cho những người bị rối loạn hô hấp. Ngay 8/12/1962, người ta đã
thống kê được 102 bẹnh nhân chết ở Lonclon vì nguyên nhân này. Đó là còn chưa kể
tới hàng ngàn người khác được đưa vào các bệnh viện trong thành phố để cấp cứu.
Nhưng đó vẫn chưa phải là kỷ lục. Nạn sương khói gây tử vong nhiều nhất xảy ra
vào ngày 12/12/1952 ở Mỹ, với hơn 4000 người bị thiệt m ạng... [ 10; 175]
... Những người nghèo trong số những người nghèo của th ế giới ỉại phải hứng
9

9

7

thịu cơn thịnh nộ của tự nhiên. Nước biên An Độ Dương và ngay cả những dỏng
sônq hiên hòa cũng đang đe dọa sự tồn tại CI‘7 đất nước này.
Cơn bão nhiệt đới đã đổ vào vịnh Bengal ngày 29/4/1991, với sức gió lên đến
235km/h. Từ ngoài biển, cơn bão đẩy nhấn chìm Bangladesh trong một trận sóng
thần cao tới 6m, tàn phá vứi sức mạnh không gì có thể đo đếm nổi. Theo thống kê
của Chính Phủ Bangladesh, một trong những quốc gia nghèo nhất của thế giới, trận
bão đã làm ít nhất 140.000 người chết, còn theo các nguồn tin khác, số người chết
có thể lên tới 500.000 người. Dù thế nào đi nữa thì với những người may mắn sống

sót, cuộc sùng đã thực Sự trở thành nỗi đau dai dẳng. Sau khi bão tan, của cải còn lại
mà những người còn sống sót có thể thu lượm được không gì hơn là những đống đổ
nát. Tại những vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, có tới hơn 85% nhà cửa và hơn
90% hoa màu bị phá hủy hoàn toàn... [10;288]
Với ba vụ việc khủng khiếp trên đây trong số vô vàn những thani họa trên thế
giới xảy ra trong thế kỷ qua cho thấy hậu quả của sự biến đổi khí hậu Fnà thiên
nhiên cũng như chính con người đã, đang và sẽ phai gánh chịu là vô cùng nghiêm
trọng và không thổ tính toán chính xác bằng bất kỳ một dãy số nào.
1.1.1. Khái niệm chung về biến đổi khí hậu
K hí hậu là chế độ tổng quát cua các điều kiện thời tiết diễn ratrên một

địa

điểm, một vừng, một đới [22]. Tuy nhiên, từ khí hậu mà ta thường nóitrongđời sống
hàng ngày thật ra là đại khí hậu hay còn gọi là khí hậu vĩ mô. Trên thế giới có rất
nhiều các đới khí hậu, đó là: khí hậu xích đạo, khí hậu nhiệt đới, khí hậu ôn đới, khí


h

hâu cực đới... Những đơi khí hậu này lại được chia ra làm các loại hinh khí hậu
khác nhau như khi hậu nhiệt đới ẩm, khí hậu nhiệt đới khô, khí hậu ôn đới khô về
mùa đông, khí hậu ôn đới khô về mùa hè, khí hậu ôn đới ẩ m ...
Co năm yếu tố chủ yếu để hình thành một chế độ khí hậu là: bức xạ mặt trời,
nhiệt, độ ẩm, hoàn lưu (gió), và vị trí địa lý, địa hình, mặt đệm. Những yếu tố này
không tách rời nhau. Khi khí hậu có sự biến đổi bất thường, thì quá trình diễn biến
ổn định của khí hậu với đặc trưng là nam yếu tố nói trên có sự thay đổi. Biến đổi là
thav đổi thành khác trươc [23;79]. Sự thay đổi thành khác trước của khí hậu chính là
sự thay đổi chế độ tổng quát của các điều kiện thời tiết diễn ra trên một địa điểm,
một vùng, một đới.




Cuộc sống trên trái đất phụ thuộc vào các khí nhà kính tự nhiên, vì khí nhà
kính tự nhiên giữ cho nhiệt độ trên hành tinh chúng ta được ổn định. Nếu thiếu khí
nhà kính, nhiệi độ của trái đất có thể ở mức trung bình là âm 20°c. Khí nhà kính có
các thành phần chủ yếu là hơi nước, C 0 2 và các khí khác như CH4, N20 ... Tuy
nhiên, đo quá trình công nghiệp hóa, phát triển kinh tế xã hội, khí nhà kính có
nguồn gôc từ các hoạt động của con người dã tăng lên nhanh chóng trong bầu khí
quyển trái đất. Sự có mặt quá mức của khí nhà kính trong khí quyển đã ảnh hưởng
đến năm yếu tô' hình hành chế độ khí nói trôn, làm cho chúng vận hành trái với quy
luật và chu kỳ thông thường. Việc tăng nồng đù khí nhà kính và làm giảm khả năng
tái bức xạ của khí quyển đã dẫn tới hiện tượng biến đổi khí hậu.
Biến đổi kh í hậu là sự biến đổi của những điều kiện khí hậu trên toàn bộ trái
đất hay một miền, một vùng nào đó trong một khoảng thời gian như một kỷ địa chất
(hảng triệu năm), lịch sử loài người (hàng nghìn năm), hiện đại (vài trăm năm hay
vài chục năm gần đ â y)” [21;221]. Trong hàng trăm triệu năm qua, khí hậu đã diễn
ra sự biến đổi theo từng khoảng thời gian dài hay ngắn. Sự phân biệt những biến đổi
này có tính tiệm tiến, nghĩa là theo một phương hướng nhất định nào đó, nóng dần,
lạnh dần và những dao động khí hậu. Khoảng trên dưới một ngàn năm trở lại đây, có
những dao động khí hậu lớn, mà một trong những lần tiêu biểu nhất phải kể đên sự
nóng len trong khoảng 100 năm nay, đặc biệt là trong nửa thế kỷ gần đây.


9

Xem xét dưới góc độ khoa học môi trường, biến đổi khí hậu có nghĩa rộng
được hiểu là tất cả sự khác nhau giữa những số liệu thống kê dài hạn các yếu tố khí
tượng ở những thời kỳ khác nhau của một khu vực, không bị phụ thuộc phép thống
kê va nguyên nhàn đã gây ra sự khác nhau đó. Còn biến đổi khí hậu theo nghĩa hẹp

dùng để mô tả những thay đổi rõ nét về giá trị trung binh của những yếu tố khí
tượng, chủ yếu là nhiệt độ và lượng mưa, trong những khoảng thời gian xác định
như một tháng, một mua hay vài năm., so với giá trị trung hình thời gian dài (từ vài
chuc năm trở lên) của một khu vực. Những biến đổi đó có thể gây ra những hậu quả
về kinh tế, xã hội hoặc môi trường sinh thái của khu vực [ 13; 113].
Dưới góc độ pháp lý quốc tế, biến đổi khí hậu nghĩa là thay đổi của khí hậu
được quy cho trực tiếp hoặc gián tiêp do hoạt động của con người làm thay đổi
thành phần của khí quyển toàn cầu và sự thay đổi này được cộng thêm vào khả năng
biến động tự nhiên của khí hậu quan sát được trong những thời kỳ có thể so sánh
dược (Khoản 2 Điều 1 - Công ước Khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu
6/1992). Như vậy, theo pháp luật quốc tế, thì nguyên nhân của quá trình biến đổi khí
hậu chủ yẽu là do con người, nguyên nhân này lại được cộng thêm do những biến
động của chính tự nhiên.
Ngay cả khi con người chưa có mặt trên trái đất thì khí hậu cũng đã diễn ra
những sự biến đổi nhất định như biến đổi khí hậu trong Kỷ Địa chất có thể kể đến
thời kỳ Băng hà thuộc Kỷ Đệ Tứ ở Bắc Âu, Tây Xibia hay Bắc Mỹ [21;222]. Tuy
nhiên, biến đổi khí hậu ngày nay con người nhắc đến chính là sự biến đổi khí hậu
bất thường ngoài chu kỳ tuần hoàn của tự nhiên. Với sự xuất hiện của con người,
bằng quá trình chinh phục thế giới, chinh phục tự nhiên, thì loài người đã và đang
đẩy trái đất tiến gần hơn tới sự biến đổi khí hậu cực đại.
1.1.2. Nguyen nhăn của quá trình biến đôi khí hậu
Sự biến đổi của những điều kiện khí hậu đã diễn ra hàng trăm triệu năm qua.
không đều đặn, tuần tự, mà có thể dài hay ngắn, lâu hay mau, nóng hay lạnh... Các
điều kiện khí hậu thay đổi do rất nhiều nguyên nhân khác nhau song có thể kể đến
hai nguyên nhân cơ bản sau:


10

/./.2 .7 .


Quá trình vận động của tự nhiên

Như trên đã nói, có năm yếu tố chủ yếu hình thành một chế độ khí hậu là bức
xạ mặt trời, nhiệt, độ ẩm, hoàn lưu và vị trí địa lý, địa hình, mặt đệm. Quá trình vận
động của năm yếu tố này cũng có khả nàng tạo ra sự biến đổi khí hậu bởi qua trình
hoàn lưu của khí quyển luôn đi kèm với chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên.
Quá trinh hoàn lưu khi quyển cũng tạo ra những đột biến nghiêm trọng về thời tiết,
như bão, giông, vòi rồ n g ...
Mặt khác, trong quá trình tiến hóa và phát triển, sự thối rữa của xác động vật
và thực vật chết ở tự nhiên cũng thải ra các thán khí gây ô nhiễm, ảnh hường tới sự
vận động các yếu tố khí hậu.
Bên cạnh đó, với sự vận động của tự nhiên, các núi lửa hoạt động, dòng nham
thạch tràn ra làm tăng nhiệt độ tại một tiểu khu vực cũng thúc đẩy sự vận động
mạnh mẽ của các dòng khí nóng, lạnh và quá trình hoàn iưu của khí quyển, tạo ra sự
đột biến trong phạm vi lớn. Sự hoạt động của núi lửa cũng tạo ra rất nhiều các hoạt
chất gây ô nhiễm, như các sol khí (là các hạt bụi và các hạt lơ lửng). Những sol khí
làm giảm độ trong suốt của khí quyển, dồng thời cũng là tác Iiiiân gây ảnh hưởng

mạnh mẽ tới thửi tiết và khí hậu. Các nhà khoa học đã tính toán rằng các loại sol khí
phát sinh từ núi lửa chiếm khối lượng từ 25 đến 150 tấn/năm trên toàn thế giới. Các
sol khí còn được tạo ra từ bụi rừng, bụi biển, từ đất, từ hoa thực vật, từ các vi sinh
vật và từ các sản phẩm của chính thòi tiết. Chỉ tính riêng nguồn gốc từ thiên nhiên,
các loại sol khí đã chiếm một khối lượng khổng lồ, từ khoảng 773 đến 2200 tấn sol
khí/năm [01; 146].
Như vậy, chính bản thân thiên nhiên cũng đã và đang góp phần vào quá trình
tạo ra sự biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh
răng, sự tác động của thiên nhiên tạo ra sự biến đổi từ từ, chậm chạp. Tự thiên nhiên
có thể lấy lại được thế cân bằng nếu không có sự tác động mạnh mẽ của con người.
Điều mà pháp luật quốc tế đề cập tới khi muốn hạn chế tác hại của biến đổi khí hậu

chính là những tác động tiêu cực của con người góp phần nghiêm trọns vào quá
trình thay đổi này.


11

1.1.2.2.

Các hoạt động của con người.

Con người bằng chính đôi tay và trí óc của mình, để phát triển sản xuất và phục
vụ cho nhu cầu sinh hoạt, đã và đang góp một phần chủ yếu vào quá trình biến đổi
khí hậu: mức độ tiêu thụ năng lượng cao; sự phát triển của các ngành công nghiệp
khai thác, hóa chất và luyện kim; phát triển giao thông đuờng bộ và đường hang
không; sự thiêu đốt các chât thải sinh hoạt; sự tích lũy các chất thải công nghiệp...
Các tác động của con người tạo ra sự đột biến nghiêm trọng về thiên nhiên và thời
tiết, tạo ra sự biến đổi cưỡng bức, biển đổi bất thường xen kẽ quá trình biến đổi từ từ
của trái đất.
Ngành sản xuất và tiêu thụ năng lượng chiếm vị trí hàng đau trong các nguồn
gây ô nhiễm môi trường, tạo ra sự biến đổi khí hậu. Tuy xảy ra khủng hoảng dầu mỏ
vào năm 1973, nhưng mức độ tiêu thụ năng lượng toàn cầu vẫn không ngừng tãng
lên. Sự giảm tiêu thụ dầu mỏ được bù lại bằng sự tăng cường sử dụng than đá, khí
thiên nhiên và năng lượng hạt nhãn. Vì các nguồn năng lượng mới và năng lượng hạt
nhân mới chi chiếm một phần rất nhỏ bé nên nguồn năng lượng chủ yếu vẫn lấy từ
việc đốt nhiên liệu hóa thạch. Một trong các sản phẩm chính của sự đốt nhiên liệu là
khí cacbonic. Theo đánh giá của các chuyên gia, lượng khí cacbonic được giải
phóng ra khi đốt khối lượng nhiên liệu Iiày tương ứng với việc đốt 6,6.109 tấn
cacbon [24; 14]. Con số khổng lồ này cho thấy vai trò chính của ngành sản xuất năng
lượng trong việc làm ô nhiễm khí quyển.
Bằng những hoạt động của mình, một cách trực tiếp hay gián tiếp, con người

phát thải vào thiên nhiên rất nhiều các khí thải độc hại, ảnh hưởng nghiêm trọng
đến bầu khí quyển. Sáu chất độc hại chả yếu là COx, SOx, NOx, 0 3, HO và bụi lơ
lửng. Khí nhà kính (nhất là C 0 2) do con người thải ra là một trong những thủ phạm
chính tạo ra sự thay đổi bất thường của các điều kiện khí hậu. Mặt khác, sự có mặt
của CFC (Clorua Florua Cacbon) trong tầng bình lưu cũng là một trong những tác
nhân tạo nên sự thay đổi của các điều kiện khí hậu. Song hành cùng các loại khí
thải, thì những hóa chất mà con người sử dụng trong các công nghệ làm lạnh hay
làm bọt xốp... cũng có khả năng phá hủy tang ôzôn một cách cực kỳ nhanh chóng.


12

Bên cạnh tác hại của các loại khí thải thì một khối lượng khổng lổ các chất thải
rắn mà loài người đổ vào môi trường cũng là một nguyên nhân gâv biến đổi khí hậu.
Nước Mỹ được coi là nơi có mức độ gây ô nhiễm nghiêm trọng nhất thế giới. Hàng
nám, riêng nước này thải ra khoảng 160 tỷ tấn chất thải rắn, trong đó có 60 tỷ tấn là
vo đồ hộp, 34 tỷ tấn là chai lọ và thùng. Nếu xử lý lượng chất thải rắn này tù nước
Mỹ bằng phương pháp thiêu hủy thì sẽ ảnh hưởng cực kỳ xấu tới sinh quyển do
không khí bị đốt nóng, các khí thải độc hại thoát ra, tàn dư để lại trong đất cũng rất
nghiêm trọng...
Nền nông nghiệp hiện đại cũng là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây
biến đổi khí hậu. Việc sử dụng phân bón hỏa học với khối lượng lớn và việc sử dụng
rộng rãi thuốc trừ cỏ làm năng suất nông nghiệp tăng đáng kể, nhưng lại gây ô
nhiễm đất canh tác và các nguồn nước, cũng như các sản phẩm thực vật và động vật
bởi nhiều độc tố vô cơ và hữu cơ khác nhau, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng
môi trường, tạo mưa axit, gây biến đổi khí hậu trên diện rộng. Hơn 3 triệu tấn DDT
đã được rải trong sinh quyển kể từ khi nó được tìm ra [04;số 1/199^;47]. Tuy hiện
nay chất này đã bị cấm sử dụng, nhưng với chu kỳ bán phân hủy bằng 20 năm,
người ta lo ngại rằng sau hơn một thế kỷ nữa, lượng chất này còn tổn tại trong các
nguồn tài nguyên tự nhicn là rất đáng kể.

Cũng cần kể đến một nguyên nhân quan trọng nữa là hoạt động của các
phương tiện giao thông vận tải. Hiện nay trên thế giới có khoảng hơn 500 triệu ôtô
đang vận hành, mà hầu như toàn bộ đều sử dụng động cơ đốt trong là xăng hay dầu
điezen. Khí thải của những động cơ này như cacbonic, cacbon monoxit (CO), NOx,
SOx hay hợp chất của chì... đều là kẻ thù của khí quyển, sinh quyển và cả thạch
quyển. Nếu kể thêm hàng vài chục triệu xe gắn máy chạy bằng động cơ đốt trong thì
sự gây ô nhiễm của vận tải đường bộ là rất nghiêm trọng. Bên cạnh đó, tác động của
khí thải trong vận tải hàng không đến môi trường về cơ bản cũng gây hậu quả giống
như tác động của khí thải trong vận tải ôtô.
Hoạt động con người gây biến đổi khí hậu bao gồm cả việc khai thác mỏ, việc
chuyển đổi sử dụng đất, việc gây ra cháy rừng hay khai thác rừng... Ngoài ra, cũng


Iỉ J

càn lưu ý rằng, hoạt động của các máy bay siêu âm ử tầng bình lưu còn gây ảnh
hưởng đến tầng ôzôn, và do đó có ảnh hưởng quan trọng lên sinh quyển, tác động
mạnh mẽ tới sự biến đổi của khí hậu.
1.1.3. Hậu quả của quá trình biến đổi khí hậu trên phạm vỉ toàn cầu
Khí hậu trái đất đã ổn định tương đối kể từ thời đại băng hà cuối cùng (trong
suốt 10.000 năm qua, biên thiên nhiệt độ thấp hơn l°c trong một thế kỷ). Trong thời
đại ngày nay, khi xã hội đã tiến hóa và trong nhiều trường hợp đã thích nghi phù hợp
với sự dao đông khi hậu địa phương và sự thay đổi tự nhiên. Tuy nhiên, khí hậu trái
đất đang thay đổi. Nhiệt độ bề mặt trái đất trong thế kỷ này ấm hơn bất kỳ thế kỷ
nào trong suốt 1000 năm qua. Khí hậu của thê'kỷ XX không đúng với đặc trưng mà
nó phải có [15;6]. Hai thập kỷ cuối cùng của thế kỷ qua đang trở thành thập kỷ nóng
nhất của thế kỷ nóng nhất. Trong một báo cáo nghiên cứu vào năm 1995, các nhà
khoa học đã dự báo rằng đến 2100, nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng dao động từ 1,5 đến
6,0llc , (trong khi trước đây, cứ mỗi thế kỷ mới tăng gần 1°C) [15;8].
Hiệu ứng nhà kính đã xuất hiện. Nguyên nhân chính là do lượng COx trong khí

quyển Lăng nhanh do quá trình sử dụng nàng lượng không bền vững, diện tích rừng
bị thu hẹp đáng kể nên nó đã Lạo thành lớp khí dày đặc bao quanh trái đất. Hậu quả
là nhiệt độ trái đất tăng nhanh, băng ở hai cực sẽ tan ra làm cho mực nước biển dâng
cao. Bão tố và các trận lũ lụt, lốc xoáy sẽ xảy ra thường xuyên hon đe dọa cuộc sống
cua hơn 6 tỷ người trên hành tinh. Nhiệt độ trái đất tăng lên làm thúc đẩy nhanh các
quá trình chuyển hóa sinh học và hóa học, gây nên sự mất cân băng về lượng và chất
trong cơ thể sống. Lượng C 0 2 trong khí quyển tăng làm mất cân băng C 0 2 giữa khí
quyển và đại dương, tạo ra những nguy cơ mới cho loài người, động vật và cả hộ
sinh thái.
Lỗ thủìig tầng ôzôn là một vấn đề rất nghiêm trọng khác. Được ví như chiếc ô
che chở cho loài người khỏi tác họa của tia cực tím, của các tia nắng mặt trời có hại
chiếu trực tiếp xuống trái đất, tầng ôzôn đang mỏng dần đi theo sự xuất hiện với
nồng độ ngày càng đậm đặc của các loại khí thải, đặc biệt là CFC (Clorua Florua
Cacbon). Tầng ôzôn suy yêu nhất ở vùng Nam Cực và Bắc Âu, là nơi tỷ lộ số bệnh


14

nhân mắc các chứng bệnh ung thư da và các bệnh về mắt cao nhất trên thế giới. Lỗ
thủng tầng ôzôn xuât hiện cũng đồng nghĩa

VƠI

bệnh tật ở người, thực vật phát triển

chậm, mưa axit tăng lên, cây trồng vật nuôi bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Mưa axit - chính xác hơn là lắng đọng axit (vì axit không chỉ có ở nước mưa, mà
có cả ở trong sương mù và tuyết), cũng đang hoành hành khắp nơi. Nguyên nhân
không gì khác hơn ngoài các nguồn ô nhiễm tự nhiên hoặc nhân tạo đưa vào khí
quyển những khí mang tính axit như S 0 2, NOx, HC1... Mưa axit làm tăng độ axit

của đất, hủy diệt rừng, mùa màng, gây nguy hại đối với người và động vật, phá hủy
nhà cửa, cầu cống và các công trình lộ thiên cũng như các công trình ngnm. Mưa
axit đặc biệt nguy hiểm cho cơ thể sống. Ngay cả lâu đài Nghị viện của nước Anh
hiện nay cũng đang phải gánh chịu những hậu quả do mưa axit gây ra. ở Việt Nam,
mưa axit cũng đã có mặt tại Lào Cai và một số tiểu vùng khác.
Phú dưỡng - hiện tượng quá giàu các chất dinh dưỡng ở hệ sinh thái nước có thể
gây Thủy triều đỏ hay bọt biển, cũng là một vấn nạn môi trường khác. Phú dưỡng đi
dến đâu là để lại cả một vùng nước chết đến đó. Phú dưỡng làm tãng trưởng vi
khuẩn, giải phóng hóa chất và chất độc, làm chết cá và các sinh vật ăn cá. Phú
dưỡng cũng tạo ra đầy chất độc làm bẩn biển, ngăn can không cho ôxy xuống nước,
giết chết toàn bộ hệ sinh vật sống dưới đáy biển. Tưởng như phú dưỡng không có
liên quan gì tới biến đổi khí hậu, nhưng thực chất thì tất cả các nguồn tài nguyên,
các hiện tượng của thièn nhiên và môi trường nằm trong một chỉnh thể toàn vẹn, có
tác động qua lại rất mật thiết với nhau. Nếu nguồn nước bị ô nhiễm hoặc biến đổi
theo chiều hướng xấu, thì tốc độ hoàn lưu của gió hay bức xạ mặt trời tất nhiên cũng
sẽ bị ảnh hưởng, tạo ra biến đổi khí hậu.
Ngoài hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ôzôn, mưa axit và phú dưỡng, thì các hiện
tượng cực đoan về thời tiết khác cũng gây những hậu họa rất nghiêm trọng cho con
người và thiên nhiên. Có những bằng chứng cho thấy hiện tại, hình thái mưa đang
thay đổi, mực nước biển dâng cao, các sông băng đang tan dấ .1 trên khắp thế giới.
Băng ở Bắc cực mỏng dẩn. Tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan đang
tăng. Theo một báo cáo được công bò trong tạp chí “Hành tinh của chúng ta” của


15

UNEP, thiệt hại do tăng tần suất của các cơn bão nhiệt đới, mất các vùng đất do mực
nước biển dâng và thiệt hại cho ngành thủy sản cũng như cung cấp nước sạch trung
binh khoang 304,2 tỷ USD mòi năm [17;sô' ĩ /2001 ;9].
ỉ .1.3.1.


Tác động tiêu cực tới các hệ sinh thái tự nhiên, cấc nguồn tài nguyên
và làm suy

Dự báo biến đổi

giảm đa dạng sinh học.

khíhậu làm thay đổi cấu trúc và chức năng của các hệ sinh

thái và làm suy giảm đa dạng sinh học. Cấu trúc, thành phần và sự phân bố địa lý
của nhiều hệ sinh thái sẽ thay đổi theo từng loài riêng biệt để phù hợp với các biến
đổi của khí hậu và sự đảo lộn chế độ sinh sống. Nhưng những thay đổi về sinh thái
này còn có khả năng sẽ tiếp tục diễn ra ĩ>au những thay đổi khí hậu từ vài thập kỷ
đến vài thé kỷ, gây hậu họa đối với đa dạng sinh học cũng như đối với các sản phẩm
mà hệ sinh thái cung cấp cho xã hội, như nguồn lương thực, thuốc men, giải trí, du
lịch, chất lượng thải, dòng chảy, xói mòn đất và chât lượng

không khí...

Các hệ sinh tháitự nhiên đã chịu sự tác động nặng nề của biến đổikhí hậu
trong vòng vài thập kỷ vừa qua. Có nhiều ví dụ minh họa về các thay đổi trong hệ
sinh thái, như việc cây nở hoa và chim đỏ trứng sớm hơn, mùa sinh trưởng dài hơn,
sự thay đổi của loại côn trùng theo vùng cực và độ cao so với mặt biển gắn liền với
các biến đổi khu vực của khí hậu. Trong khi các hệ sinh thái này phải chịu nhiều sức
ép có thể làm thay đổi hoạt động quen thuộc của chúng.
Rừng cũng đã bị tổn hại trước những biến đổi khí hậu. Theo dự báo, sự phân bố
rừng và các loại thực vật rừng sẽ buộc phải thay đổi để ứng phó với sự thay đổi của
nhiệt độ, lượng mưa, các hiện tượng khí hậu cực đoan, nạn sâu bọ, hỏa hoạn, sự
chuyển đổi hàng hóa và dịch vụ sinh thái. Thảm san hô cũng đang bị đe dọa do sự

tăng lên của nhiệt độ. Các hệ thống này có thể thích ứng với các dự báo dâng lên của
mực nước biển, nhưng nếu nhiệt độ nước tăng lên kéo dài từ 3 -

4°c trên mức trung

bình mùa trong thời gian dài hạn trên 6 tháng, thì những thảm san hô này có thể bị
hủy diệt đáng kể. Nhiệt độ chỉ gia tăng từ 1 - 2°c trong thời gian ngắn là đã có thể
gây ra hiện tượng “tẩy trắng” san hô ngắn hạn [15;24].


ỉ<

Biẽn đổi khí hậu có thể làm tăng sức ép về nước tại các vùng khô cằn cũng như
bán khô cằn và một số khu vực sẽ bị tác động do các trận lũ lụt tăng lên. Biến đổi
khí hậu có liên hệ mật thiết với các dự báo thay đổi về lượng mưa, có thể làm tăng
tần suất và mức độ hạn hán tại một số nơi, đặc biệt là tại các vùng Trung á, Bắc và
Nam Phi, Trung Đông, vùng Địa Trung Hải, và úc, nơi mà các trận hạn hán là một
trong các đặc trưng của vùng này. Các nước đang phát triển như Việt Nam rất dễ bị
tổn hại trươc những biến đổi của khí hậu, trước sức ép về nước đang tăng lên, tần
suất và dộ lớn của lũ lụt ở hầu hết các khu vực trên thế giới cũng sẽ tăng lên.
ỉ .1.3.2.

Tác động tiêu cực tới sức khỏe và tình hỉnh sản xuất kinh doanh của
con người.

Sức khỏe con người rất nhạy cảm với biến đổi khí hậu do những thay đổi này
sẽ tác động trực tiếp đến năng suất lương thực, sự cung cấp và chất lượng nước, chức
năng và phạm vi của các hệ sinh thái. Các tác động này hầu hết là tác động tiêu cực
và trong nhiều trường hợp có thể gây ra tử vong. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO),
từ nay đến 2020, chỉ riêng tác hại do ô nhiễm không khí trong việc gây biến đổi khí

hậu sẽ là nguyên nhân gây tử vong cho 8 triệu người [17;số 3/7001 ;25]
Những tác động trực tiếp đến sức khỏe gồm gia tăng các ca tử vong do nóng
bức, các căn bệnh gây nên bởi sóng nhiệt... Điều này còn làm ảnh hưởng tới năng
suất lao động trong các ngành sản xuất công nghiệp.
Những tác động gián tiếp gồm mùa sinh sản của các sinh vật gây bệnh sẽ dài
hơn (ruồi, muỗi..), thời kỳ sinh trưởng của các ký sinh trùng truyền bệnh sẽ tăng lên
(ký sinh trùng gây bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não..) Một số bệnh lây lan qua
các con đường sinh sản của các ký sinh trùng như hệnh nhiễm khuẩn có thể gia tăng,
đặc biệt ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới do tác động của khí hậu về nhiệt độ,
sự phân phối nước và sự phát triển của các ký sinh trùng [15;24].
Mặt khác, biến đổi khí hậu sẽ làm cho năng suất nông nghiệp giảm đi ở nhiều
nước cận nhiệt đới và nhiệt đới như Việt Nam. Hiện tại, 800 triệu người trên thế giới
đang bị thiếu dinh dưỡng. Khi dân số thế giới và thu nhập của một số nước tăng lên,
thì trong vòng 3 hoặc 4 thập kỷ tới, nhu cầu lương thực sẽ tăng lên gãp đôi. Năng


17

suất mùa vụ và thay đổi sản lượng do biến đổi khí hậu sẽ khác nhau nhiều giữa các
khu vực và các địa phương khác nhau, vì vậy sẽ làm thay đổi hình thái sản xuất.
Nguy cơ về nạn đói sẽ tăng lên ở một số khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới, nơi có
nhiều dân nghèo nhất trên thế giới đang sinh sống.
Các tác động của biến đổi khí hậu đối với sản xuất lương thực trong các khu
vực chưa đạt được an ninh lương thực và các hậu quả của các thay đổi về kinh tế và
nhân khẩu sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của con người trên phạm vi rộng.
1.1.3.3.

Các dột biến nghiêm trọng vê môi sinh.

Như trên đã phân tích, ngay cả khi loài người chưa có mặt trên trái đất thì đã

diễn ra biến đổi khí hậu. Sự thay đổi này

không chịu

những tác động mạnh mẽ của

con người mà nó chậm chạp và gần như theo một kịch bản.
Tuy nhiên, ngày nay, người ta nhắc nhiều tới biến đổi khí hậu chính là muốn
nhấn mạnh một tác nhân quan trọng nhất, đó là con người. Sự tác động thô bạo của
con người vào thiên nhiên và môi trường làm cho quá trình biến đổi khí hậu mang
tính cưỡng bức. Nếu khí hậu trái đất bị biến đổi cưỡng bức như hiện nay, thì sẽ gia
tãng các cơ ché gây ra các hiện tượng bất thường. Biên đổi cướng bức càng nhiều thì
càng nhiều khả năng xảy ra các hiện tượng bất thường, dẫn đến những hậu quả tức
thì đối với con người và hệ sinh thái.
Theo báo cáo mới đây của Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia thuộc Viện Hàn lâm
quốc gia Mỹ cho biết hiện tượng trái đất ấm lên và những biến đổi của hộ thống khí
hậu do con người gây ra có thể làm tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan, đột ngột
và không lường trước trong khu vực và trên toàn cầu [17;số 4/2001 ;20]. Hiện nay,
các nhà nghiên cứu chưa dự đoán được chính xác những hiện tượng này. Vì vậy, con
người chưa thể tránh khỏi bị bất ngờ trước các hiện tượng thiên tai.
Biến đổi khí hậu làm cho nhiệt độ toàn cầu tăng lên. Tương ứng với điều đó, thì
mức nước biển cũng dâng cao. Mực nước biển dâng dự báo sẽ có các tác động tiêu
cực đối với việc định cư của con người, du lịch, cung cấp nước sạch, thủy sản, xây
dựng cơ sở hạ tầng, đất nông nghiệp và đất ngập nước, gây thiệt hại về đất đai, thiệt
hại về kinh tế và phải di chuyển chỗ ở của hàng chục triệu người. Hiện tại, ước linh

THƯ VIỆ N
L?l*WG0AIHQr 1'U thAiNỘỉ '
XĨĨÁỊ



18

có khoảng một nửa dân số thế giới sống ở các vùng ven biển [15;25]. Các tác động ở
những khu vực khác nhau cũng sẽ rất khác nhau, chi phí xã hội sẽ phụ thuộc nhiều
vào mức độ tổn hại của hệ thống ven biển và tình hình kinh tế của đất nước. Hiện
nay, mỗi năm trung bình khoảng 50 triệu người phải chịu ảnh hưởng do lụt bão gây
ra. Mực nước biển nếu dàng 50 cm thì con số này sẽ tăng gấp đôi. Nếu không có các
phương án giảm thiểu như xủy dựng các đê biển thì các mất mát về đất đai dự tính
khoảng 1% ở Ai Cập, 6% ở Hà lan, 17,5% ở Banglades và lên đến 80% ở quần đảo
Marshall, làm mất cư trú của hàng chục triệu người. Trong trường hợp các quốc đảo
nhỏ có độ cao so với mạt biển tháp thì sự mãt mát sẽ là toàn bộ nền văn minh của
họ.

Có thể lấy ví dụ tiêu biểu là Quần đảo Tiivalu nằm ở phía Nam Thái Bình
Dưưng, bao gồm 8 hòn đảo, chỉ cao hơn mực nước biển là 2m. Trong vòng
3 năm qua, nhiệt độ ở đây đã tăng trung bình 1,67°c và mực nước biển
dâng tương ứng là 0,88m. Bão tố là một người bạn đồng hành thường xuyên
gây phiền toái. Nếu trong một tương lai không xa, khi mà nhiệt độ tăng lên


2°c, thì toàn bộ hệ sinh

thái dưới biển của họ sẽ bị hủy diệt, và thêm một

chút nữa thôi thì toàn bộ quần đảo cũng sẽ chịu chung số phận với những
hệ sinh thái dưới nước của họ.
Nguồn: Phóng sự “Thiên đường chìm trong nước” -

VTV3 - Đài TH Việt Nam - lúc 13h ngày 2/3/2003.

Tác giả Weiner Toureil.
Con người phải tự nhìn l li hành động của chính mình nếu muốn cứu trái đất
khỏi họa diệt vong. Sự sụp đổ của một số nền văn minh cổ đại trong lịch sử đều đã
từng có liên quan đến các biến đổi khí hậu bất thường. Vấn đề là ở chỗ cơn người
nhìn nhận bằng cách nào, xử sự như thế nào ở hiện tại và trong tương lai. Cho đến
bây giờ, những năm đầu của thế kỷ XXI, loài người cũng đã và đang phải gánh chịu
những hậu quả do biến đổi khí hậu gây ra. Do đó, rất nhiều giải pháp mang tính cá
lẻ cũng như những giải pháp mang tính toàn cầu đã được xét đến.
1.2. B iến đổi k h í hậu và cách tiếp cận của ph áp lu ật quốc tế


19

l .2.1. Những tiền đề cho sự hợp tác quốc tế về b,

í,

đổi khí hậu.

Hậu quả nghiêm trọng của biến đổi khí hậu đã khiến các quốc gia cần tìm ra
những cách giải quyết hiệu quả nhằm ngăn chạn thảm họa toàn cầu nay. Những tiền
đề cơ bản cho sự hợp tác quốc tế về biến đổi khí hậu đã bắt đầu xuất hiện:
Những lác đông của biến đổi khí hâu đối với nền kinh tế:
Biến đổi khí hậu đã gây ra những thiệt hại lớn, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh
tế của mỗi quốc gia trên thế giới, không kể quốc gia đó là phát triển hay đang phát
triển. Tại các nước phát triển, những thiệt hại có lẽ nghiêm trọng hơn, bởi biến đổi
khí hậu gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển L nh tế của họ, đến sự ổn định của
nền kinh tế đang rất thỊnh vượng. Do đó,' nếu biến đổi khí hậu tiếp tục xảy ra, sự
thiệt hại về mặt kinh tế sẽ là không nhỏ. Tương tự, tạ các nước đang phát triển và
chậm phát triển, biến đổi khí hậu cũng gãy ra những hậu quả nghiêm trọng không

kém. Nó không chỉ dnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế mà nó còn ảnh
hưởng trực tiếp đến mùa vụ, đến sản lượng ở những nước vốn đã rất nghèo đói này.
Do đó, tại tất cả các nước, biến đổi khí hậu đã và đang là nguy cơ của sự đói nghèo.
Nhu cầu đầu tư để hạn chế biến đổi khí hậu ở các nước đều này sinh. Tưy nhiên, do
trình độ phát triển khoa học kỹ thuật, khả năng kinh tế cũng như sự đầu tư của mỗi
nước cho vấn đề này là khác nhau, do đó quan điểm về việc hạn chế tổn thất này như
thế nào cũng rất khác nhau. Có thể thấy nếu mỗi quốc gia đều hành động theo khả
nâng và quan điểm của riêng mình thì rõ ràng la hiệu quả không cao bởi mỗi quốc
gia chỉ có thể giải quyết được một vài vấn đề cá biệt. Nhu cầu xích lại gần nhau để
cùng hạn chế những tổn thất của biến đổi khí hậu của các quốc gia trên thế giới đã
xuẳt hiện.
Nhữns tác đông của biến đổi khí hâu đối với môi trường:
Trải qua trên dưới 200 năm (tính từ 1800, là năm thế giới tròn một tỷ người đến
nay), loài người đã tác động mạnh mẽ và quyết liệt vào thiên nhiên, gây ra những
hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Biến đổ! khí hậu là một trong những hiểm họa môi
trường toàn cầu, tác động đến mọi hoạt động kinh tế xã họi. Trong khoảng 100 nám
qua, nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng cao, mực Iiước biển dâng ở mức độ ký lục.


20

nạn 10 lụt xảy ra thường xuyên. Song hành với nó là hạn hán tại các khu vực, các tai
họa của thời tiết liên tục gây sức ép đối với đời sống cũng như tình hình sản xuất
kinh doanh của dân chúng. Khí hậu đang biến đổi chưa từng thây trong lích sử. Việc
khấc phục tới mức tối đa những tổn thât do biến đổi khí hậu gây ra tại các nước, các
tiểu khu vực và ngay tại nhũng khu vực không nằm trong quyền tài phán của riêng
một quốc gia nào cũng trở thanh moi quan tâm chung của cộng đồng quốc tế. Bảo
vệ môi trường đã trở thành nhu cầu cấp thiẽt của tất cả các quốc gia. Họ nhận thấy
nếu mỗi quốc gia tự hành động theo cách của riêng mình thì hiệu quả sẽ không cao.
Do đó, những hội nghị bảo vệ môi trường đã được tổ chức ở tầm cỡ toàn thế giới.

Tiền đề cho sự hợp tác quốc tế về bảo vê môi trường đã xuất hiện từ khoảng những
nãm 1960, nhưng phải đến năm 1972 thì'nó mới trở thành hiện thực. Trong Hội nghị
“Môi trường và con người” tổ chức tại Stockholm, Thụy Điển, sự hợp tác toàn cầu
về bảo vệ môi trường đã được ghi nhận. Sau đó, những Hội Nghị quốc tế nhằm hạn
che nnững tác hại của môi trường liên tục được tổ chức. Như vậy hợp tác quốc tế về
bảo vệ môi trường đã trở thành nhu cầu chung của cộng đồng quốc tế. Biến đổi khí
hậu là một nội dung của bảo vệ môi trường. Do đó, trong tiến trình các quốc gia hợp
tác với nhau để giải quyết các vấn đề chung về bảo vệ môi ưường, biến đổi khí hậu
đã được đưa ra. Sau đó, chính hậu quả và sự quan trọng của biến đổi khí hậu đã
khiến nó được tách riêng ra như là một hoạt động độc lập và có tầm cỡ quan trọng
tương đương với chính hoạt động bảo vệ môi trường.
Tính toàn cầu của biến đổi khí hậu đòi hỏi sự hợp tác rộng rãi nhất có thể có
giữa tất cả các nước cũng như sự tham gia của họ vào việc ứng phó có hiệu quả và
thích hợp trên hình diện quốc tế. Việc thương lượng để ban hành một Công ước
nhằm giain phát thải khí nhà kính gây biến đổi khí hậu có nhiều quốc gia cùng tham
gia là cần thiết vì những ảnh hưởng của quá trình biến đổi khí hậu có mối quan hệ
gắn kết, không ihể tách biệt và không có biên giới. Có thể nói sự thât bại cua một
nước (kể cả là nước phát triển hay đang phat triển) khi nước này không tham gia
Công ước sẽ làm giảm thành công của các biện pháp quốc tế. Như vậy chính những
tiền đề về bảo vệ môi trường cho biến đổi khí hậu cũng đã xuất hiện.
Tiên đề vẽ pháp /ý quốc tế:


×