Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

tiểu luận lý thuyết tài chính thị trường vốn việt nam trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4 0

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (508.33 KB, 39 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vốn là một đầu vào trong quá trình sản xuất và chiếm vai trò quan trọng trong việc
thúc đẩy tăng trưởng sản lượng và thu nhập. Mô hình tăng trưởng của Solow và các số
liệu thực nghiệm đã chứng minh tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư là yếu tố then chốt quyết định
một nước giàu hay nghèo.
Thị trường tài chính, trong đó một phần quan trọng là thị trường vốn, là một trong
hai kênh tích lũy và chu chuyển vốn trong nền kinh tế. Mặc dù ở hầu hết các nước, vai
trò của các trung gian tài chính là lớn hơn trong việc huy động vốn. Tuy nhiên, thị
trường tài chính/thị trường vốn đang chiếm vị trí quan trọng hơn trong quá trình thúc
đẩy tích luỹ và tập trung vốn. Do vậy xây dựng thị trường tài chính trong đó nhấn
mạnh vào các khía cạnh cạnh tranh, minh bạch sẽ là yếu tố cần thiết để thiết lập một hệ
thống tài chính bền vững.
Phát triển thị trường vốn là một vấn đề quan trọng vì một số lý do chính sau đây:
Thị trường vốn thúc đẩy sự phát triển của khu vực tài chính, nâng cao hiệu quả và
tăng trưởng. Thị trường vốn cung cấp tính thanh khoản, thúc đẩy sự minh bạch trong
hoạt động của các công ty, từ đó giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Việc phát triển thị trường vốn trong điều kiện hội nhập kinh tế cũng làm nảy sinh
những rủi ro nhất định. Tự do hoá hệ thống tài chính quá vội vàng hoặc không cẩn trọng
cùng với những yếu kém về quản lý, điều hành, giám sát đã dẫn đến những cuộc khủng
hoảng tài chính. Do vậy phát triển thị trường vốn cần thực hiện các biện pháp thận trọng.

Thực tế cho thấy, công nghệ đang làm thay đổi xu hướng phát triển của thị trường
tài chính toàn cầu, cũng như cách thức cung cấp sản phẩm, dịch vụ. Điều này cũng
đang tác động rõ nét tới thị trường tài chính Việt Nam. Đồng nghĩa với sự ảnh hưởng
của thị trường tài chính, đó là sự tác động mạnh mẽ đến sự trường vốn. Sự ảnh hưởng
ấy đòi hỏi những cách thức mới, đồng thời phải có sự thay đổi để thị trường vốn Việt
Nam có thể tồn tại và phát triển trong thời đại Cách mạng 4.0.
Chính vì những lý do trên, nhóm chúng em quyết định chọn đề tài “Thị trường vốn
Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng công nghệ 4.0” để làm đề tài nghiên cứu. Tuy
nhiên, vì đây là một đề tài quan trọng, rộng lớn, đã được rất nhiều nhà khoa học trong



1


nước cũng như ngoài nước nghiên cứu, thảo luận dưới nhiều góc độ khác nhau. Vậy
nên dù đã rất cố gắng tìm tòi, nghiên cứu, nhưng sự hiểu biết cũng như cách tiếp cận
các tài liệu tham khảo, các tài liệu nghiên cứu trước còn hạn chế nên bài tiểu luận sẽ
khó tránh khỏi những vấn đề sai sót trong quá trình nghiên cứu. Chính vì vậy, rất mong
nhận được những nhận xét, đánh giá bổ sung của cô giáo.
Xin chân thành cảm ơn cô!

2. Mục đích nghiên cứu
Nhằm đánh giá thực trạng, so sánh sự thay đổi và đưa ra các giải pháp phát triển
thị trường vốn tại Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng 4.0. Để giải quyết được mục
đích trên, bài tiểu luận cần trả lời những câu hỏi:
Cách mạng 4.0 là gì? Đặc trưng của Cách mạng 4.0?
Thị trường vốn là gì? Vai trò của Thị trường vốn.
Đề xuất các giải pháp nào cần được thực hiện để phát triển thị trường vốn tại
Việt Nam hiện nay.
3. Khung nghiên cứu
-

Cách mạng công nghệ 4.0 đã ảnh hưởng gián tiếp và trực tiếp đến thị trường
vốn như thế nào? Cách thức tác động?
Thị trường vốn và những thay đổi tích cực và tiêu cực trong bối cảnh
Cách mạng 4.0

4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là thị trường vốn ở Việt Nam từ giai đoạn Cách mạng công
nghiệp 4.0 xuất hiện cho đến nay, tức trong giai đoạn 2008 đến nay. Hoạt động thị

trường vốn được tập trung nghiên cứu trên các khía cạnh: các tổ chức cung cấp dịch vụ
trên thị trường vốn, công cụ trên thị trường vốn bao gồm: cổ phiếu, trái phiếu, và
chứng khoán tái sinh. Bên cạnh đó là sự xuất hiện của các công ty Fintech.
Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về hoạt động của thị trường vốn tại Việt Nam
trong bối cảnh Cách mạng công nghệ 4.0. Bên cạnh đó, đề tài chỉ ra được những thành
tựu, hạn chế và giải pháp của thị trường vốn.
Về không gian: Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi thị trường vốn của Việt Nam.

2


Về thời gian: Các thông tin, số liệu phản ánh trong đề tài tập trung chủ yếu trong
khoảng thơi gian từ năm 2008 đến nay và đề xuất các giải pháp cho tương lai.

5. Kết cấu
Gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu
Chương 2: Kết quả và thảo luận
Chương 3: Kết luận kèm theo gợi ý chính sách

3


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Một số nghiên cứu trong và ngoài nước
1.1.1. Nghiên cứu trong nước
- Nghiên cứu của Phạm Đình Long và các tác giả khác (năm 2009):
Đề cập đến sự phát triển của Fintech trong lĩnh vực tài chính ngân hàng trong bối

cảnh thế giới đang đứng trước Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đây không chỉ đơn
thuần là sự đổi mới về mặt kỹ thuật, mà là sự thay đổi lớn về công nghệ ở mức độ có
thể tạo ra một cuộc cách mạng thay đổi cơ bản cấu trúc của xã hội hiện tại. Một trong
những đại diện của nó là cuộc cách mạng trong nền công nghiệp Tài chính – Fintech.
Có thể coi những công ty Fintech đang đảm nhận vai trò này là những “công ty công
nghệ chuyên xử lý dữ liệu lớn liên quan đến tiền” (Fintech 4.0 - Kitao Yoshitaka).
Nghiên cứu tìm hiểu xu hướng phát triển Fintech trong lĩnh vực Tài chính- Ngân hàng
và chỉ ra vai trò của kĩ thuật này trong hiện tại và tương lai. Đồng thời, cũng khảo sát
kinh nghiệm phát triển Fintech của các nước trên thế giới. Việc Fintech phát triển
mạnh mẽ sẽ đem đến những thuận lợi và thách thức cho ngành tài chính ngân hàng
Việt Nam. Trong bài nghiên cứu này, tác giả cũng đã chỉ ra những kinh nghiệm phát
triển Fintech của một số nước trên Thế giới, cụ thể là Trung Quốc với ứng dụng
Fintech vào thanh toán di động và cho vay trực tuyến, Mỹ với sự ra mắt của Google
Wallet và Bitcoin, Singapore với ứng dụng phổ biến là GoBear.
- Nghiên cứu Hoàng Hải Yến và các tác giả khác (năm 2010):
Nghiên cứu đề cập đến ổn định tài chính trong bối cảnh Cách mạng công nghệ 4.0
thông qua sự hợp tác ngân hàng – Fintech. Với sự phát triển công nghệ, hoạt động ngân
hàng đang có sự dịch chuyển mạnh mẽ từ các giao dịch sản phẩm, dịch vụ truyền thống
sang ngân hàng kỹ thuật số (digital banking) và cũng chứng kiến sự thay đổi của môi
trường cạnh tranh với sự xuất hiện của nhiều yếu tố mới, gồm cả chủ thể và sản phẩm dịch
vụ, nổi bật nhất là sự xuất hiện của các công ty công nghệ tài chính (Fintech). Xu hướng
hợp tác thay cho cạnh tranh giữa ngân hàng và Fintech là xu hướng tất yếu và quan trọng
để đạt được sự ổn định tài chính quốc gia trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0. Bài
nghiên cứu phân tích những yếu tố liên quan đến ổn định tài chính khi có

4


sự phát triển của các công ty Fintech, các vấn đề về khả năng hấp thụ, chịu đựng và
vượt qua rủi ro của hệ thống tài chính khi có sự hợp tác giữa ngân hàng và Fintech. Bài

viết cũng nêu lên các vấn đề về ổn định tài chính tại Việt Nam và nhấn mạnh sự hỗ trợ
từ phía chính phủ đối với quá trình hợp tác ngân hàng – Fintech nhằm ổn định tài
chính quốc gia.
- Nghiên cứu của Nguyễn Phúc Cảnh và các tác giả khác (năm 2011):
Nghiên cứu đề cập đến thực trạng đầu tư Fintech và xu hướng phát triển trong tương
lai. Trong bối cảnh Fintech đang tái định nghĩa lại dịch vụ khách hàng tài chính toàn cầu,
sự cạnh tranh và cùng phát triển giữa các tổ chức Fintech và định chế tài chính truyền
thống. Các khách hàng của dịch vụ tài chính không còn chỉ dựa vào một hoặc hai công ty
nữa mà khách hàng luôn có sự lựa chọn giữa các tổ chức truyền thống và phi truyền thống
để đáp ứng các nhu cầu đa dạng của mình. Khi các công ty Fintech bắt đầu phát triển sau
khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, các bên liên quan cho rằng những công ty mới này
sẽ không bao giờ vượt qua các rào cản trong ngành. Tuy nhiên, hàng loạt các công ty
Fintech đã ra đời cạnh tranh với các dịch vụ ngân hàng toàn cầu cho thấy cách các công ty
Fintech đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng đối với các sản phẩm và dịch vụ mới, đe dọa
sự tồn tại của dịch vụ ngân hàng truyền thống. Các công ty Fintech với lợi thế sáng tạo và
nhanh nhẹn đang cạnh tranh với các công ty truyền thống chậm đổi mới, kế thừa công
nghệ và văn hóa nội bộ. Đồng thời, các công ty Fintech đang nhận ra rằng khả năng mở
rộng và tạo được niềm tin của khách hàng, hoạt động có quy mô và điều hướng một môi
trường pháp lý phức tạp phụ thuộc vào sự hỗ trợ, sự tham gia và sự am hiểu của các công
ty truyền thống trong ngành. Mặc dù các tổ chức tài chính truyền thống và các công ty
Fintech hiểu được giá trị mà mỗi doanh nghiệp có thể cung cấp, thị trường đã có một vài
câu chuyện thành công trong đó quan hệ đối tác giữa các công ty Fintech và công ty
truyền thống đã tạo ra sự tăng trưởng đáng kể.

1.1.2. Nghiên cứu ngoài nước
- Nghiên cứu của Krishnamurti và các tác giả khác (năm 2007)
Các tác giả này nghiên cứu tác động của mô hình tổ chức trung tâm giao dịch chứng
khoán tới chất lượng hoạt động của thị trường. Sử dụng mô hình của thị trường chứng
khoán Ấn Độ với 2 sở giao dịch: Sở giao dịch Bombay và Sở giao dịch chứng khoán quốc
gia. Mặc dù hai sở giao dịch này sử dụng hệ thống giao dịch giống nhau, giao dịch


5


các loại cổ phiếu giống nhau và có thời gian giao dịch như nhau, nhưng Sở giao dịch
quốc gia có chất lượng hoạt động tốt hơn so với Sở giao dịch Bombay, căn cứ vào tiêu
chí chất lượng thị trường của Hasbrouck. Sự khác biệt về chất lượng được giải thích là
vì đối với những sở giao dịch được tổ chức như một hiệp hội các nhà môi giới và hoạt
động phi lợi nhuận thường không thích những đổi mới hoạt động, mặc dù những sự
đổi mới này làm tăng giá trị cho thị trường. Trong các trường hợp độc quyền, các sở
giao dịch như vậy cản trở việc tăng cường chất lượng dịch vụ mà họ cung cấp nếu như
việc tăng cường chất lượng ảnh hưởng tới lợi ích của các thành viên sở giao dịch. Sở
giao dịch quốc gia hoạt động như một công ty. Điều này cho phép Sở có thể ghi điểm
cao hơn trên các khía cạnh quản lý: sử dụng công nghệ hiện đại, hệ thống kiểm soát
nội bộ, minh bạch, hệ thống kiếm soát rủi ro tốt, và các qui định bảo vệ nhà đầu tư
được thiết lập với các tiêu chuẩn cao. Bằng cách sử dụng phương pháp hồi quy đa biến
lên biến phụ thuộc là chi phí thực hiện giao dịch, các tác giả cho thấy Sở giao dịch
quốc gia có chất lượng cao hơn thể hiện ở chi phí giao dịch thấp hơn, biến động giá
chứng khoán thấp hơn, và mức độ thanh khoản cao hơn.
- Nghiên cứu của Green và các tác giả khác (năm 2009)
Cũng liên quan tới vấn đề điều hành thị trường vốn, Green và các tác giả khác đã
nghiên cứu tác động chi phí giao dịch tới biến động giá cổ phiếu trên Sở giao dịch
chứng khoán Luân đôn. Kết quả từ nghiên cứu số liệu giao dịch cho thấy, chi phí giao
dịch và thuế giao dịch có tác động thuận chiều đối với biến động của thị trường
(market volatility) và biến động quá mức (excess volatility).Chi phí và thuế giao dịch
tăng lên làm tăng biến động giá cổ phiếu do tác động của qui mô giao dịch nhỏ. Tuy
vậy, kết quả nghiên cứu cũng khuyến nghị đối với các nhà quản lý thị trường tại các thị
trường mới nổi lên là việc giảm chi phí giao dịch hoặc các loại thuế giao dịch không
phải là công cụ duy nhất để tác động tới giá trị giao dịch và biến động thị trường. Các
nhà quản lý thị trường cũng cần phải lưu tâm đến sự cân bằng giữa cấu trúc thị trường,

các loại chi phí giao dịch, và việc điều hành các nhà tạo lập thị trường.
- Nghiên cứu của Daouk và các tác giả khác (năm 2010)
Daouk và các tác giả xem xét tác động của công tác điều hành tới hoạt động của thị
trường vốn. Các yếu tố của công tác điều hành thị trường được xác định và ước lượng bao
gồm: việc áp dụng và thực hành các qui định về giao dịch nội gián; chỉ số tổng hợp

6


về chất lượng thu nhập công ty được công bố, và chỉ số về các hạn chế bán khống. Dựa
trên các yếu tố này, các tác giả đã xây dựng chỉ số CMG – chỉ số quản lý thị trường
tổng hợp (CMG index – Capital market governance) để phản ánh chất lượng quản lý
thị trường. Sử dụng số liệu trên thị trường vốn chính thức từ 22 nước phát triển do
Morgan Stanley Capital International cung cấp, các tác giả đã rút ra được các kết quả
chủ yếu sau đây:
Sự cải thiện trong chỉ số CMG ở các nước khác nhau đã giúp cho việc giảm chi phí
vốn cổ phần giảm đi 2,6% khi chỉ số CMG tăng lên 1 độ lệch chuẩn.
Sự cải thiện trong chỉ số CMG cũng làm tăng giá trị giao dịch, qui mô của thị trường,
tăng số lượng các nhà đầu tư.
Sự cải thiện trong chỉ số CMG cũng cải thiện việc định giá IPOs tốt hơn, nâng cao
hiệu quả định giá của thị trường.

1.1.3. Kết luận rút ra từ các nghiên cứu trước đây về đề tài nghiên cứu và
khoảng trống trong nghiên cứu
Các nghiên cứu đưa ra bằng chứng chắc chắn về các giả thiết nghiên cứu được
kiểm định. Do đặc điểm quy mô giao dịch và tính thanh khoản thấp dẫn tới tình trạng
không thỏa mãn các giả thiết cơ bản của các nghiên cứu nước ngoài. Do vậy, việc áp
dụng vào thị trường vốn Việt Nam đòi hỏi sự chọn lọc và điều chỉnh phù hợp.

1.2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu

1.2.1. Cơ sở lý luận về Cách mạng công nghiệp 4.0
1.2.1.1. Khái niệm về Cách mạng công nghiệp 4.0
Cách mạng công nghiệp 4.0 (hay Cách mạng Công nghiệp lần thứ Tư) là kỷ
nguyên công nghiệp lớn lần thứ tư kể từ cuộc cách mạng công nghiệp lần đầu tiên từ
thế kỷ XVIII. Theo Gartner, Cách mạng Công nghiệp 4.0 xuất phát từ khái niệm
“Industrie 4.0” trong một báo cáo của chính phủ Đức năm 2013. “Industrie 4.0” kết nối
các hệ thống nhúng và cơ sở sản xuất thông minh để tạo ra sự hội tụ kỹ thuật số giữa
Công nghiệp, Kinh doanh, chức năng và quy trình bên trong.
“Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa
sản xuất. Cuộc cách mạng lần 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt.

7


Cuộc cách mạng lần 3 sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất.
Bây giờ, cuộc Cách mạng Công nghiệp Thứ tư đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần ba.
Nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và
sinh học”. Đây là khái niệm của Klaus Schwab.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư có thể được mô tả như là sự ra đời của
một loạt các công nghệ mới, kết hợp tất cả các kiến thức trong lĩnh vực vật lý, kỹ thuật
số, sinh học, và ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực, nền kinh tế, các ngành kinh tế và
ngành công nghiệp.
1.2.1.2. Đặc trưng của cuộc Cách mạng công nghệ 4.0
- Qui mô và tốc độ phát triển – Chưa có tiền lệ trong lịch sử nhân loại.
Tốc độ phát triển của những đột phá trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư này là
không có tiền lệ trong lịch sử. Nếu như các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây diễn ra
với tốc độ theo cấp số cộng (hay tuyến tính) thì tốc độ phát triển của cách mạng công
nghiệp lần thứ tư này là theo cấp số nhân [1]. Thời gian từ khi các ý tưởng về công nghệ
và đổi mới sáng tạo được phôi thai, hiện thực hóa các ý tưởng đó trong các phòng thí
nghiệm và thương mại hóa ở qui mô lớn các sản phẩm và qui trình mới được tạo ra trên

phạm vi toàn cầu được rút ngắn đáng kể. Những đột phá công nghệ diễn ra trong nhiều
lĩnh vực như kể trên với tốc độ rất nhanh và tương tác thúc đẩy nhau đang tạo ra một thế
giới được số hóa, tự động hóa và ngày càng trở nên hiệu quả và thông minh hơn.

- Tác động mạnh mẽ và toàn diện đến thế giới đương đại.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tác động tích cực đến lạm phát toàn cầu.
Nhờ những đột phá về công nghệ trong các lĩnh vực năng lượng (cả sản xuất cũng như
sử dụng), vật liệu, Internet vạn vật, người máy, ứng dụng công nghệ in 3D (hay còn
được gọi là công nghệ chế tạo đắp dần, có ưu việt là giúp tiết kiệm nguyên vật liệu và
chi phí lưu kho hơn nhiều so với công nghệ chế tạo cắt gọt truyền thống v.v… đã giúp
giảm mạnh áp lực chi phí đẩy đến lạm phát toàn cầu nhờ chuyển đổi sang một thế giới
hiệu quả, thông minh và sử dụng nguồn lực tiết kiệm hơn.
Kinh tế thế giới đang bước vào giai đoạn tăng trưởng chủ yếu dựa vào động lực
không có trần giới hạn là công nghệ và đổi mới sáng tạo, thay cho tăng trưởng chủ yếu
dựa vào các yếu tố đầu vào luôn có trần giới hạn. Chính vì vậy mà Cuộc cách mạng

8


công nghiệp lần thứ tư đang vẽ lại bản đồ kinh tế trên thế giới, với sự suy giảm quyền
lực của các quốc gia dựa chủ yếu vào khai thác tài nguyên và sự gia tăng sức mạnh của
các quốc gia dựa chủ yếu vào công nghệ và đổi mới sáng tạo:
Nhiều quốc gia phát triển song chủ yếu dựa vào tài nguyên như Úc, Canada, Na
Uy v.v… đang phải trải qua một quá trình tái cơ cấu nền kinh tế nhiều thách thức. Ảrập Xê-út gần đây đã chính thức tuyên bố về kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế và chuyển
đổi mô hình tăng trưởng. Nước Mỹ – đầu tàu thế giới về công nghệ và dẫn dắt cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang khôi phục vị thế hàng đầu của mình trên bản
đồ kinh tế thế giới. Bản đồ sức mạnh của các doanh nghiệp cũng đang được vẽ lại: các
tập đoàn lớn vang bóng một thời và thống lĩnh thị trường trong một giai đoạn dài đang
bị các doanh nghiệp trẻ khởi nghiệp trong giai đoạn gần đây trong lĩnh vực công nghệ
vượt mặt.

Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, quá trình tái cơ cấu đang diễn ra trên diện
rộng ảnh hưởng đến việc làm của hàng triệu nhân viên trong 10 năm tới do ứng dụng
ngân hàng trực tuyến di động, và sự cạnh tranh quyết liệt từ các doanh nghiệp khởi
nghiệp từ Silicon Valley cung cấp các dịch vụ tài chính rẻ hơn nhiều cho khách hàng
nhờ ứng dụng điện toán đám mây. Ngành bảo hiểm cũng đang chịu sức ép tái cơ cấu
dưới tác động của việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo, và tương lai sụt giảm nhu cầu bảo
hiểm xe cộ khi xe tự lái trở nên phổ biến trên thị trường.
Cuộc cạnh tranh toàn cầu lại càng thêm khốc liệt với sự nhập cuộc của nhiều công ty
đa quốc gia siêu nhỏ, đang trở thành một xu hướng rõ nét nhờ hạ tầng thông tin Internet
cho hiện thực và thương mại hóa một ý tưởng mới trên toàn cầu một cách nhanh chóng do
chi phí giao dịch giảm mạnh, giúp giảm đáng kể chi phí và qui mô nhập cuộc.

1.2.2. Cơ sở lý luận về thị trường vốn trong bối cảnh Cách mạng 4.0
1.2.2.1. Khái niệm về thị trường vốn
Mishkin định nghĩa thị trường vốn là thị trường trong đó, các công cụ nợ dài hạn
(thường có kỳ hạn thanh toán lớn hơn một năm) và các công cụ vốn cổ phần được giao
dịch. Thị trường vốn được phân loại đối lập với thị trường tiền tệ, trong đó các công cụ
nợ ngắn hạn với kỳ hạn thanh toán dưới 1 năm được giao dịch. Theo định nghĩa và
cách phân loại này, sự phân biệt giữa thị trường vốn và thị trường tiền tệ chủ yếu dựa
vào kỳ hạn thanh toán của công cụ tài chính được mua bán trên thị trường.

9


Cùng với quan điểm tương tự về kỳ hạn của chứng khoán giao dịch để phân loại
thị trường, Madura cũng phân loại thị trường vốn là thị trường giao dịch các công cụ
tài chính có kỳ hạn thanh toán lớn hơn một năm. Các công cụ được giao dịch trên thị
trường vốn theo tác giả này bao gồm các loại trái phiếu chính phủ trung và dài hạn, các
món vay bảo đảm bằng bất động sản và cổ phiếu.
Về khái niệm thị trường vốn của các học giả trong nước, có một số quan điểm sau đầy

về thị trường vốn:
Theo GS.TS. Nguyễn Văn Nam và các tác giả, thị trường vốn là nơi phát hành,
mua bán, trao đổi và chuyển nhượng các công cụ tài chính trung dài hạn theo các
nguyên tắc, luật lệ nhất định. Quan điểm này phân biệt thị trường vốn dựa trên kỳ hạn
của các loại chứng khoán được giao dịch trên thị trường.
Thống nhất với quan điểm nêu trên, GS. TS. Lê Văn Tư cũng định nghĩa thị trường
vốn là nơi diễn ra các hoạt động mua bán các chứng khoán và các giấy tờ ghi nợ trung
hoặc dài hạn thường từ một năm trở lên.
Các tác giả Ngô Hướng và Tô Kim Ngọc cũng định nghĩa thị trường vốn là nơi
trao đổi các công cụ tài chính trung và dài hạn nhằm thoả mãn nhu cầu về vốn cho các
khoản đầu tư dài hạn của các doanh nghiệp, chính phủ và các hộ gia đình. Thị trường
vốn có thể được chia thành thị trường tín dụng trung dài hạn và thị trường chứng
khoán. Thị trường tín dụng chuyển vốn qua hoạt động của các trung gian tài chính, còn
thị trường chứng khoán là nơi mua bán trao đổi các chứng khoán có thời hạn trên một
năm dưới hình thức trái phiếu, cổ phiếu, và các công cụ phái sinh. Quan điểm này xác
định chi tiết hơn về công cụ giao dịch trên thị trường vốn, đồng thời mở rộng phạm vi
thị trường vốn đối với cả các công cụ chứng khoán phái sinh.
Tuy vậy, quan điểm của hai tác giả này là không triệt để. Vì trong các công cụ của
thị trường vốn không thấy đề cấp tới các khoản tín dụng trung dài hạn. Thêm vào đó,
nếu xét trên quan điểm kênh huy động vốn thì hoạt động tín dụng liên quan tới hoạt
động tài chính gián tiếp, không nên có sự lẫn lộn với hoạt động của thị trường vốn - là
hoạt động tài chính trực tiếp.
Quan điểm của Mishkin, PGS.TS. Nguyễn Hữu Tài và các tác giả cho rằng thị trường
vốn là nơi giao dịch các loại chứng khoán có kỳ hạn thanh toán lớn hơn một năm. Một
điểm đáng chú ý theo các tác giả này là thị trường vốn bao gồm cả thị trường các

10


món vay có thế chấp bằng bất động sản (một thị trường rất phổ biến ở Mỹ). Tuy nhiên,

cần chú ý rằng đặc điểm hoạt động của thị trường các món vay có thể chấp khác rất
nhiều so với thị trường tín dụng trung, dài hạn như quan điểm của các tác giả Ngô
Hướng và Tô Kim Ngọc
Qua các quan điểm nêu trên, có thể rút ra một khái niệm chung về thị trường vốn là:

“Thị trường vốn là nơi phát hành và giao dịch các loại chứng khoán trung dài hạn,
bao gồm các công cụ nợ và vốn cổ phần, có kỳ hạn thanh toán lớn hơn một năm.
Thị trường vốn bao gồm các nhà đầu tư, các chủ thể phát hành chứng khoán gồm
chính phủ và các doanh nghiệp (chủ yếu là phát hành các công cụ nợ và vốn cổ
phần). Thị trường vốn là một bộ phận quan trọng của thị trường tài chính chịu sự
quản lý của chính phủ để đảm bảo thị trường hoạt động hiệu quả và lành mạnh”.
❖ Vai trò của thị trường vốn

Sự phát triển của thị trường vốn, cùng với thị trường tài chính nói chung, đóng vai trò
quan trọng trong hệ thống tài chính và tăng trưởng kinh tế.
Thứ nhất, thị trường vốn cung cấp thêm một kênh đầu tư cho các nhà tiết kiệm (bao
gồm cả các cá nhân và tổ chức, doanh nghiệp, hoặc các trung gian tài chính). Bên cạnh
việc gửi tiền tại các ngân hàng hoặc các tổ chức nhận tiền gửi, người tiết kiệm có thể
mua các loại chứng khoán (bao gồm cổ phiếu, trái phiếu các loại).
Thứ hai, thị trường vốn thúc đẩy việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao hiệu
quả quản lý và kiểm soát công ty thông qua việc thiết lập các sức ép từ bên ngoài đối
với hoạt động của công ty. Thị trường vốn cũng cung cấp khả năng san sẻ và quản lý
rủi ro tốt. Thị trường vốn cho phép các nhà đầu tư chia sẻ rủi ro của những dự án có
mức độ rủi ro, lợi nhuận cao và cho phép các dự án này có thể thực hiện.
Thứ ba, thị trường vốn là một kênh huy động vốn quan trọng của chính phủ. Thị trường
vốn cho phép chính phủ, các cơ quan của chính phủ phát hành các loại trái phiếu để vay
nợ nhằm tài trợ cho thâm hụt ngân sách hoặc các hoạt động của chính phủ.

Thứ tư, thị trường vốn là một kênh thu hút vốn đầu tư gián tiếp từ các nhà đầu tư nước
ngoài muốn đa dạng hoá danh mục đầu tư của họ. Nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài cho

phép các công ty trong nước huy động vốn với chi phí rẻ hơn, đồng thời làm tăng tính
thanh khoản cho thị trường vốn trong nước.

11


❖ Cấu trúc thị trường vốn:

Căn cứ vào các tiêu chí khác nhau, người ta có thể phân loại thị trường vốn thành các
thị trường bộ phận.
Thứ nhất, căn cứ vào đặc trưng của chứng khoán được giao dịch, thị trường vốn có thể
được chia thành thị trường nợ và thị trường vốn cổ phần (cổ phiếu). Thị trường nợ là
thị trường giao dịch, mua bán các công cụ nợ. Thực chất của các công cụ nợ là các
thỏa thuận vay nợ mang tính hợp đồng theo đó người phát hành là người vay nợ theo
phương thức hoàn trả cả gốc và lãi định kỳ. Trên thị trường vốn, các công cụ nợ điển
hình là trái phiếu chính phủ và trái phiếu công ty. Khác với thị trường nợ, thị trường
vốn cổ phần là nơi mua bán các cổ phiếu hay giấy xác nhận sự góp vốn của các cổ
đông vào công ty cổ phần.
Thứ hai, căn cứ vào đặc điểm phát hành và giao dịch các công cụ tài chính, thị trường
vốn có thể được chia thành thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. Thị trường sơ cấp
là thị trường trong đó các công cụ tài chính được mua bán lần đầu tiên. Đây thường
được coi là thị trường tạo hàng hóa cho giao dịch sau này trên thị trường thứ cấp. Các
chủ thể phát hành sẽ chỉ huy động được vốn duy nhất một lần thông qua việc chào bán
chứng khoán trên thị trường sơ cấp. Thị trường thứ cấp là nơi giao dịch các công cụ tài
chính đã được phát hành trên thị trường sơ cấp. Việc mua bán chứng khoán trên thị
trường thứ cấp không làm thay đổi nguồn vốn của tổ chức phát hành mà thực chất chỉ
là việc chuyển nhượng quyền sở hữu các công cụ tài chính. Thị trường thứ cấp giúp
xác định giá cả và cung cấp tính thanh khoản cho các loại công cụ tài chính. Hoạt động
của thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp có tác dụng tăng cường, bổ sung, thúc đẩy
hoạt động lẫn nhau giữa hai loại thị trường.

Thứ ba, căn cứ vào đặc điểm tổ chức giao dịch, người ta có thể chia thị trường vốn thành
thị trường chứng khoán. Tại Sở giao dịch chứng khoán, các giao dịch được thực hiện tại
một địa điểm tập trung được gọi là sàn giao dịch. Các nhà đầu tư hoặc là trực tiếp, hoặc
thông qua các nhà môi giới thực hiện các giao dịch chứng khoán trên sàn giao dịch này.
Các chứng khoán phải thỏa mãn những điều kiện nhất định về qui mô và hiệu quả hoạt
động kinh doanh mới được giao dịch trên Sở giao dịch và được gọi là các chứng khoán
niêm yết. Khác với Sở giao dịch, thị trường phi tập trung không có địa điểm giao dịch

12


tập trung mà các giao dịch trên thị trường phi tập trung được diễn ra tại nhiều nơi mà
chủ yếu là tại các quầy giao dịch của các ngân hàng và các công ty chứng khoán.
❖ Các công cụ trên thị trường vốn

Công cụ trên thị trường vốn rất đa dạng, nhưng đề tài tập trung nghiên cứu ba cong cụ
chính: cổ phiếu, trái phiếu, chứng khoán phái sinh.
Thứ nhất là cổ phiếu. Cổ phiếu là loại công cụ tài chính được biết đến nhiều nhất
trên thị trường vốn. Đó là chứng chỉ hoặc các bút toán ghi sổ chứng minh sự góp vốn
và lợi ích hợp pháp của người nắm giữ cổ phiếu đối với tài sản và thu nhập còn lại của
một công ty cổ phần. Có thể có nhiều loại cổ phiếu khác nhau như cổ phiếu thường, cổ
phiếu ưu đãi, cổ phiếu ghi danh, cổ phiếu vô danh. Việc nắm giữ các cổ phiếu đem lại
thu nhập cho các nhà đầu tư dưới dạng cổ tức, nhưng quan trọng hơn là kỳ vọng thu
được chênh lệch giá từ việc nắm giữ cổ phiếu. Giá cả của cổ phiếu biến động trên thị
trường phụ thuộc vào cung, cầu cổ phiếu, dự tính của các nhà đầu tư về hoạt động
trong tương lai của công ty cổ phần.
Thứ hai là trái phiếu bao gồm trái phiếu công ty và trái phiếu Chính phủ. Trái
phiếu công ty là các thoả thuận vay nợ mang tính hợp đồng được chuẩn hoá do các
công ty phát hành để vay vốn trên thị trường tài chính. Khác với trái phiếu chính phủ,
các công ty thường trả lãitrái phiếu 2 lần trong một năm để làm tăng tính hấp dẫn của

trái phiếu. Trái phiếu Chính phủ và các cơ quan của Chính phủ là các công cụ vay nợ
do chính phủ phát hành hoặc do chính phủ bảo lãnh cho các cơ quan của chính phủ
phát hành để vay nợ trên thị trường. Các loại trái phiếu này có độ an toàn cao, tính
thanh khoản cao và thường được sử dụng làm các trái phiếu chuẩn để phản ánh giá cả
và lãi suất trên thị trường vốn.
Thứ ba là chứng khoán phái sinh. Chứng khoán phái sinh là các công cụ tài chính
mà giá trị của chúng phụ thuộc vào giá của một tài sản cơ sở.Chứng khoán phái sinh
quy định quyền lợi và/hoặc nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng đối với việc thanh
toán và hoặc chuyển giao tài sản cơ sở với một mức giá được thỏa thuận trước vào một
thời điểm nhất định trong tương lai.Tài sản cơ sở của chứng khoán phái sinh có thể là
hàng hóa như nông sản, kim loại, v,v.. hoặc công cụ tài chính như cổ phiếu, trái phiếu,
lãi suất, v.v.

1.2.2.2. Sự ra đời và phát triển của Fintech
13


a. Khái niệm Fintech
Fintech là một thuật ngữ tiếng Anh chỉ sự kết hợp giữa Finance (tiền tệ, tài chính)
và Technology (công nghệ). Khi chuỗi các công ty Start-up lần lượt ra đời sau cuộc
khủng hoảng tài chính năm 2008, những cuộc cách mạng về công nghệ trong lĩnh vực
tài chính đã trỗi dậy, thay đổi cách thức của giới ngân hàng nói riêng và thị trường tài
chính trên thế giới nói chung. Đây cũng chính là lúc thuật ngữ Fintech ra đời. Ban đầu
thuật ngữ này chỉ được dùng khi nói về hệ thống xử lý dữ liệu (back-end) thiết lập
mạng lưới người tiêu dùng trong các tổ chức tài chính thương mại.
Tuy nhiên, kể từ cuối thập kỷ đầu tiên của thế kỉ 21, thuật ngữ này đã được mở
rộng để nói về bất kì đổi mới công nghệ nào trong lĩnh vực tài chính, bao gồm các cải
tiến về tài chính và giáo dục, ngân hàng bán lẻ, đầu tư và thậm chí cả lĩnh vực tiền điện
tử như Bitcoin. Từ sự bùng nổ của cuộc Cách mạng Internet và cách mạng Internet
trên nền tảng di động, ngành công nghệ tài chính đã bùng nổ. Fintech vốn ban đầu chỉ

áp dụng cho các ứng dụng văn phòng của các ngân hàng hoặc các công ty thương mại,
nay đã lấn sân sang lĩnh vực tài chính.
b. Các đối tượng chính của Fintech
Một thị trường tài chính truyền thống sẽ bao gồm 2 đối tượng: Các định chế tài chính
(ngân hàng, đầu tư, bảo hiểm, chứng khoán, công ty tài chính,…) và khách hàng. Đối với
Fintech, các đối tượng sẽ bao gồm 3 bên, giữ mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau:

- Các công ty Fintech:
Đây là các công ty độc lập, chuyên hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, cung
cấp các sản phẩm, dịch vụ mới trong lĩnh vực tài chính. Khách hàng của các công ty
Fintech có thể là người sử dụng cuối cùng và cũng có thể là các định chế tài chính.
- Các định chế tài chính:
Đây là thực thể quan trọng trong ngành tài chính. Các định chế ngày càng hợp tác sâu
rộng với các công ty Fintech, do nhận thấy tầm quan trọng của công nghệ. Mặt khác,
bản thân các định chế này cũng trực tiếp đầu tư vào các công ty Fintech hoặc các hoạt
động nghiên cứu, từ đó chủ động nắm giữ công nghệ mới và chiếm lĩnh thị trường.
- Khách hàng:

14


Đối tượng khách hàng ở đây là người sử dụng sản phẩm dịch vụ tài chính nói chung.
Có thể nói rằng, với những ứng dụng công nghệ mới, thì khách hàng chính là những
người hưởng lợi nhiều nhất từ sự cạnh tranh giữa các định chế tài chính, các công ty
hay những tiện ích mà công nghệ mới có thể mang lại.
c. Những nhóm sản phẩm chính:
Dựa theo đối tượng sử dụng mà các sản phẩm trong fintech được chia làm 2 nhóm
khác nhau, bao gồm:
- Nhóm thứ 1: Là các sản phẩm phục vụ cho người tiêu dùng, các công cụ kỹ thuật
số và công nghệ khác. Mục đích là cải thiện cách các cá nhân vay mượn, quản

lý tiền bạc và tài trợ vốn cho các startup.
- Nhóm thứ 2: Là các sản phẩm công nghệ “back-office”. Nhóm sản phẩm này hỗ
trợ hoạt động của các định chế tài chính cũng như bản thân các fintech.
Trên thực tế thì ngoài những dịch vụ thông thường như cho vay, chuyển tiền, thanh
toán,… Fintech còn cung cấp nhiều dịch vụ trải rộng hơn, chẳng hạn: Cho vay ngang
cấp (peer to peer lending); gọi vốn cộng đồng (crowdfunding); tư vấn tài chính
(personal finance); quản trị dữ liệu (data management); công nghệ bảo hiểm
(insurtech); tiền tệ số (crypto blockchain).
d. Tiềm năng của Fintech
Tiềm năng mở rộng của Fintech là vô cùng lớn. Nhiều sáng kiến Fintech có tầm
ảnh hưởng lớn đến các lĩnh vực thương mại, ngân hàng, tư vấn tài chính và sản phẩm
tài chính. Các công nghệ trí tuệ mới như: trí tuệ nhân tạo (AI), phân tích và dự đoán
hành vi, tiếp thị theo phân tích dữ liệu sẽ đưa ra phỏng đoán và thói quen ra khỏi các
quyết định tài chính. Bởi những ứng dụng của Fintech sẽ không chỉ đơn thuần tìm hiểu
thói quen của người dùng mà còn thu hút người dùng ra những quyết định chi tiêu và
tiết kiệm trong vô thức tốt hơn. Trong năm 2016, các công ty start up của Fintech đã
nhận được 17,4 tỷ đô la tài trợ và số tiền này ngày càng tăng.
e. Rủi ro tiềm ẩn mà Fintech có thể mang đến
Một số người nghi vấn và đặt ra nhận định rằng Fintech không thể thay thế vai trò
của các ngân hàng truyền thống do một số hạn chế nhất định, có thể kể đến như: Các
hộ gia đình có thu nhập thấp không thể tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng.

15


Sự lên xuống thất thường từ cổ phiếu của các công ty Fintech khiến nhiều người
đặt dấu chấm hỏi về tính ổn định cũng như những rủi ro về fintech hoàn toàn là một
viễn cảnh có thể xảy ra. Mặc dù Fintech cung cấp nhiều loại hình dịch vụ tài chính, tuy
nhiên, sự thuận tiện quá mức có thể khiến một số khách hàng không thực sự hiểu về
các quyền hạn lẫn nghĩa vụ của bản thân. Nhiều vấn đề về tính an toàn, chính xác của

hệ thống tài chính Fintech vẫn cần được siết chặt và đảm bảo hơn.
Tuy nhiên, tính cho đến thời điểm hiện tại thì đây vẫn được xem là một lĩnh vực
tài chính an toàn, uy tín, không chỉ trên thị trường tài chính tại Việt Nam mà còn ở
phạm vi thế giới.

1.3. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu cơ bản được sử dụng bao gồm:
Phương pháp phân tích và tổng hợp, kết hợp phân tích định lượng, phân tích và giải
thích số liệu, liên hệ với các nguyên nhân thực tế.
Phương pháp thu thập số liệu:
- Số liệu liên quan tới thị trường cố phiếu, trái phiếu và thị trường chứng khoán phái
sinh, tác giả chủ yếu sử dụng các số liệu trên trang web của Bộ Tài chính, Uỷ ban giám
sát Tài chính Quốc gia, các báo cáo tổng quan thị trường tài chính của Ủy ban giám sát
Tài chính quốc gia (UBGSTCQG), báo cáo tài chính của Quỹ đầu tư trái phiếu SSI, cơ
sở dữ liệu của HSC (Ho Chi Minh City Security Corporation),...
- Các số liệu khác, tác giả tổng hợp từ: HSC, báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, IMF
Report, báo cáo liên quan của Uỷ ban giám sát Tài chính Quốc gia,...
Phương pháp phân tích số liệu:
-

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để đánh giá một cách tổng quát thực trạng

của thị trường vốn Việt Nam năm 2018.
-

Trên cơ sở phân tích kết quả của việc nghiên cứu về thị trường vốn Việt Nam,

rút ra những thành tựu và thách thức, qua đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm
nâng cao tính hiệu quả và sự phát triển của thị trường vốn Việt Nam trong giai đoạn
CMCN 4.0.


16


Phương pháp so sánh thống kê sử dụng số liệu thực tế theo thời gian và số liệu thời
điểm để so sánh dọc, so sánh chéo về sự phát triển của thị trường vốn Việt Nam với
các thị trường vốn ở một số nước trên thế giới.

CHƯƠNG 2. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
2.1. Kết quả nghiên cứu
2.1.1. Thực trạng thị trường vốn toàn cầu trong bối cảnh công nghiệp 4.0
Thời kỳ lãi suất thấp thúc đẩy đầu tư vào các tài sản rủi ro hơn để tìm kiếm lợi nhuận.
Dòng tiền đầu tư tăng mạnh vào các thị trường chứng khoán và thậm chí còn đầu tư nhiều
vào các trái phiếu doanh nghiệp với mức xếp hạng tín dụng thấp hơn, tiềm ẩn nguy cơ đảo
chiều giá tài sản khi chỉ số P/E của thị trường hiện đang ở mức cao.
Hình 2: Lợi tức TPCP kỳ hạn 10 năm
Hình 1: Chỉ số chứng khoán thế giới

của các nền kinh tế lớn (%)

Thị trường cổ phiếu toàn cầu tăng trưởng tích cực. Hầu hết các chỉ số chứng khoán
lớn toàn cầu đều tăng điểm cao so với đầu năm. Dẫn đầu là thị trường châu Á với mức
tăng trung bình trên 20% so với đầu năm, tiếp theo là thị trường chứng khoán Mỹ (trên
15%). Việt Nam thuộc top 5 thị trường có mức tăng trưởng cao nhất thế giới và đứng
đầu khu vực châu Á.
Trên thị trường trái phiếu toàn cầu, lợi tức TPCP dài hạn của các nền kinh tế lớn có xu
hướng giảm đáng kể từ sau khủng hoảng tài chính 2008 và hiện đang ở mức thấp.

17



Điều này khiến dòng vốn có xu hướng tìm kiếm lợi nhuận cao hơn ở những tài sản rủi
ro hơn hoặc quay trở lại các thị trường mới nổi và đang phát triển.
Hình 3: Dòng vốn danh mục đầu tư nước ngoài tại các nền kinh tế mới nổi
(% GDP)

Dòng vốn danh mục đầu tư nước ngoài có thể đạt mức 300 tỷ USD trong năm
2017, gấp hơn 2 lần giai đoạn 2015-2016 và ngang bằng với giai đoạn tăng trưởng tốt
từ 2010-2014. Các quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất từ dòng vốn là những nền kinh
tế đang phát triển có quy mô lớn như Colombia, Mexico, Nam Phi và Thỗ Nhĩ Kỳ.

2.1.2. Thực trạng thị trường vốn Việt Nam trong bối cảnh công nghiệp 4.0
2.1.2.1. Những thành tựu của thị trường vốn Việt Nam trong bối cảnh công nghiệp
4.0
Năm 2018, thị trường vốn Việt Nam tiếp tục gặt hái được những kết quả đáng ghi
nhận nhờ những nỗ lực điều hành vĩ mô của Chính phủ, bất chấp những hệ lụy từ
chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và nhiều thách thức khác trên toàn cầu.
a. Thị trường cổ phiếu
Theo Báo cáo tổng quan thị trường tài chính năm 2018 của Ủy ban Giám sát tài
chính quốc gia, năm 2018, thị trường cổ phiếu Việt Nam tăng trưởng vượt bậc về quy
mô. Ước đến ngày 31/12/2018, giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt khoảng 75%
GDP, so với mức 70,2% GDP của cuối năm 2017. Dù cuối 2018, chỉ số VN-Index dự
báo giảm 5,5% so với cuối 2017, song các yếu tố vĩ mô trong nước ổn định, kinh tế
tăng trưởng cao và lợi nhuận các doanh nghiệp niêm yết tăng trưởng vẫn giữ vai trò hỗ
trợ cho thị trường.

18


Cũng theo nhận định của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, trong năm 2018, dòng

vốn ngoại vào thị trường chứng khoán Việt Nam tích cực. Khối ngoại mua ròng khoảng
1,9 tỷ USD cổ phiếu trên sàn, tập trung vào các giao dịch thỏa thuận lớn... Tổng giá trị
danh mục đầu tư của khối ngoại khoảng 35,3 tỷ USD, tăng 8,9% so với cuối năm 2017.

Huy động vốn qua đấu giá cổ phần, thoái vốn Nhà nước đạt khoảng 40.000 tỷ
đồng, giảm 67% so với năm 2017. Tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại nhiều
doanh nghiệp lớn còn chậm, chưa đạt mục tiêu đề ra (Vinalines, FPT, Tổng Công ty
Hàng không, Bia Hà Nội, Petrolimex...).
Hình 4: Biểu đồ thể hiện giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu/GDP của các nước trong khu
vực

Nguồn: Thomson Reuters, UBS

b. Thị trường trái phiếu
Trên thị trường trái phiếu Chính phủ (TPCP), quy mô thị trường đạt khoảng 27%
GDP (tương đương với cuối năm 2017). Năm 2018, Kho bạc Nhà nước đã huy động
khoảng 160 nghìn tỷ đồng, đạt 91% so với kế hoạch điều chỉnh năm 2018. Lãi suất
TPCP có xu hướng tăng sau khi tạo đáy vào cuối tháng 2, đầu tháng 3 năm 2018. Năm
2018, khối ngoại bán ròng 1,4 nghìn tỷ đồng TPCP do FED tăng lãi suất làm giảm
chênh lệch lợi suất giữa TPCP Mỹ và Việt Nam.
Trong khi đó, theo nhận định của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), thị
trường TPCP sơ cấp đang đạt được những kết quả bước đầu đối với mục tiêu phát triển
các nhà đầu tư dài hạn. Năm 2018, Bảo hiểm Xã hội đã tham gia mua TPCP dưới hình
thức đấu thầu. Các công ty bảo hiểm nhân thọ cũng tăng tỷ lệ đầu tư vào trái phiếu trong
bối cảnh thị trường bảo hiểm nhân thọ phát triển. Giá trị trúng thầu TPCP của khối bảo

19


hiểm trong năm 2018 chiếm hơn 61% giá trị trúng thầu toàn thị trường, tăng hơn 48%

so với 2017.
Quy mô niêm yết của thị trường trái phiếu tại ngày 15/12/2018 đạt gần 1,1 triệu tỷ
đồng, tăng 8,2% so với năm 2017, tương đương 20% GDP. Giá trị giao dịch bình quân
phiên đạt 8,7 nghìn tỷ đồng, giảm 3,3% so với năm 2017, trong đó giao dịch Repos
chiếm 53,8% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường.
Một số nguyên nhân tác động đến thị trường TPCP trong năm qua:
˗ Lạm phát có xu hướng nhích lên. Tính đến hết tháng 12/2018, CPI bình quân tăng 3,
54%. Mức tăng này do ảnh hưởng của chỉ số giá dịch vụ y tế và khám chữa bệnh theo
Thông tư 02/2017-TT-BYT và Thông tư 39/2018/TT-BYT làm giá dịch vụ này tăng
13,86%, khiến CPI chung tăng 0,64%; Lộ trình tăng học phí theo Nghị định số
86/2015/NĐ-CP làm chỉ số giá nhóm giáo dục tăng 7,12% n/n, khiến CPI chung tăng
0,37%; Lộ trình tăng lương tối thiểu cho người lao động các DN từ đầu năm 2018;
Một số yếu tố về thị trường giá nhóm hàng hóa lương thực tăng 3,71%, giá thịt lợn
tăng 10,37%, giá xăng, dầu tăng 15,25%.
˗ Rủi ro ở vùng đỉnh thị trưởng trước các áp lực kinh tế vĩ mô. Năm 2018, nhiều NHTW
trên thế giới như FED, BO.J, BOA đã điều chỉnh chính sách tiền tệ theo hướng thắt chặt

hơn. Cụ thể Fed đã tiền hành 4 lần tăng lãi suất. Việc điều chỉnh này gây ra áp lực
không nhỏ đến chính sách của NHNN Việt nam trong việc điều hành chính sách tỉ giá
và lãi suất. Đứng trước những lo ngại này, nhiều tổ chức đầu tư TPCP đã hạn chế mua
vào hoặc bán ra hiện thực hóa lợi nhuận khiến lợi suất tăng trở lại từ tháng 3 trở đi.
˗ Sự thay đổi của một số điều kiện thị trường. Việc Kho Bạc Nhà Nước (KBNN) được
phép tham gia là một bên mua trái phiếu TPCP thay vì chỉ là tổ chức phát hành TPCP
đã giúp cho tổ chức này kiểm soát được lợi suất ở một số kỳ hạn mong muốn, đặc biệt
là kỳ hạn dài. Điều này giải thích cho việc lợi suất TPCP chỉ tăng ở nhóm có kỳ hạn
ngắn thay vì nhóm ở kỳ hạn dài là một ví dụ. Bên cạnh đó, các quy định về giao. dịch
mua và bán lại trái phiếu (Sell-Buy Back) cũng giúp thanh khoản thị trường ở một số
kỳ hạn tăng lên.
Trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), năm 2018 là một năm bùng nỗ của
thị trường này khi quy mô phát hành đã tăng mạnh so với năm 2017. Cụ thể, năm 2018

các doanh nghiệp đã phát hành gần 198.000 tỷ đồng trái phiếu, vượt xa con số của

20


năm 2017 (115.000 tỷ đồng) và cũng vượt quy mô phát hành của trái phiếu Chính phủ.
Sự tăng mạnh quy mô phát hành TPDN đến từ nhóm Ngân hàng và bát động sản. Đối
với các NHTM, năm 2018 là một năm bản lề của các ngân hàng khi áp lực an toàn vốn
trở nên bức thiết hơn. Cụ thể, theo yêu cầu của NHNN, một số NHTM sẽ áp dụng chỉ
tiêu Basel II kể từ đầu năm 2020. Một số NHTM chủ động áp dụng các chỉ tiêu Basel
II từ lúc này như VCB, VIB, OCB sẽ được ưu đãi về một số chỉ tiêu như tốc độ tăng
trưởng tín dụng, hay số chi nhánh được mở... Chính vì thế có một cuộc chạy đua tăng
vốn để đáp ứng các tiêu chí này. Ngoài ngành ngân hàng, trái phiếu bát động sản đã
tích cực được phát hành trong năm 2018 khi các doanh nghiệp coi đây là kênh huy
động vốn bền vững và có thể giảm chỉ phí tài chính. Từ giữa năm 2018, khi nhận thấy
có thể có bong bóng tài sản trên thị trường bắt động sản, NHNN đã chủ động đưa ra
các chỉ thị nhằm hạn chế tín dụng đỗ vào lĩnh vực này. Các doanh nghiệp đã quay sang
sử dụng kênh phát hành trái phiếu bán cho các nhà đầu tư tổ chức và thông qua các
đơn vị phân phôi như Ngân hàng, Công ty chứng khoán tiến hành bán lẻ trái phiếu bất
động sản, biến trái phiếu này là một kênh đầu tư ổn định, hấp dẫn hơn tiền gửi ngân
hàng cho các nhà đầu tư. Điều này ý nghĩa hơn đối với các công ty chứng khoán
(CTCK) và bản thân các nhà đầu tư trong một năm mà thị trường chứng khoán có diễn
biến không thuận lợi. Một số CTCK đã xác định việc phân phối TPDN là một kênh
trọng tâm hoạt động trong năm 2019 khi nhiều doanh nghiệp hơn nữa tham gia vào thị
trường này. Một số các doanh nghiệp phát hành lớn trong năm qua có thể kể tên như
sau: nhóm DNNN có Vinacomin, VCB, BIDV, Vietinbank, Agribank; nhóm doanh
nghiệp lớn khác có Vingroup, Masan, Novaland, HAG, Bitexco, CII,….
c. Thị trường chứng khoán phái sinh
Theo Báo cáo tổng quan thị trường tài chính năm 2018 của Ủy ban Giám sát tài chính
quốc gia, thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam mới vận hành từ tháng 8/2017 góp

phần hoàn thiện cơ cấu thị trường vốn, tạo thêm công cụ phòng ngừa rủi ro cho nhà đầu
tư. Thống kê cho thấy, giá trị giao dịch bình quân thị trường phái sinh đạt khoảng 9.400 tỷ
đồng/phiên kể từ tháng 5/2018, cao nhất đạt trên 16.000 tỷ đồng/phiên.

Theo HNX, trong thời gian qua, khối lượng mở OI toàn thị trường tiếp tục duy trì
xu hướng tăng, khối lượng OI của toàn thị trường tại thời điểm ngày 15/12/2018 đạt
19,5 nghìn hợp đồng, gấp 2,35 lần so với phiên giao dịch đầu năm.

21


Hình 5: Biểu đồ thể hiện giao dịch trên thị trường phái sinh

Nguồn: HSC

Số lượng tài khoản giao dịch phái sinh hiện tại đang có hơn 56 nghìn tài khoản
được mở tính đến hết ngày 15/12. HNX và các đơn vị liên quan cũng đã chuẩn bị sẵn
sàng cho việc triển khai sản phẩm hợp đồng tương lai TPCP.
Thị trường phái sinh Việt Nam có tiềm năng phát triển mạnh do cơ quan quản lý
đang nỗ lực triển khai các sản phẩm mới để bắt kịp với các thị trường chứng khoán
khu vực. Có thêm sản phẩm mới sẽ giúp các tổ chức có khả năng đa dạng hóa chiến
lược đầu tư, tạo điều kiện để đối tượng nhà đầu tư này tăng cường tham gia thị trường.
Tính đến thời điểm 31/7/2018, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) đã tổ
chức thành công 227 phiên giao dịch, với 4 mã sản phẩm theo thông lệ quốc tế, gồm
các mã hợp đồng có tháng đáo hạn là tháng hiện tại, tháng kế tiếp, và hai tháng cuối 2
quý tiếp theo. Định kỳ, hàng tháng trên thị trường đều có 1 mã sản phẩm đáo hạn vào
ngày thứ Năm thứ ba của tháng, sau đó, HNX tiếp tục niêm yết bổ sung sản phẩm thay
thế vào ngày giao dịch tiếp theo.
Kể từ khi khai trương đến nay, TTCKPS luôn duy trì tốc độ tăng trưởng với khối
lượng giao dịch tháng sau cao hơn tháng trước. Tốc độ tăng trưởng khối lượng giao

dịch từ tháng 9/2017 đến tháng 7/2018 bình quân đạt 35%/tháng, đặc biệt, khối lượng
giao dịch tăng mạnh từ tháng 5/2018 đến nay khi thị trường cơ sở có biến động mạnh.
Ngoài ra, TTCKPS liên tục ghi nhận các kỷ lục mới, nếu phiên giao dịch đầu tiên
vào ngày khai trương thị trường, khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 487 hợp
đồng, thị trường đã ghi nhận mức giao dịch lên tới 164.872 hợp đồng vào ngày
6/7/2018. Khối lượng giao dịch bình quân phiên tăng mạnh, năm 2018 đạt 58.613 hợp
đồng/ngày, tăng gấp 5,3 lần so với năm 2017.

22


Hình 6: Tổng hợp khối lượng giao dịch và 0I TTCKPS 1 năm hoạt động

Giá giao dịch hợp đồng tương lai biến động theo sát chỉ số thị trường cơ sở. Cụ thể
với trường hợp mã hợp đồng tương lai đáo hạn vào tháng 6/2018, tại thời điểm niêm
yết trong tháng 10/2017 và đầu năm 2018, khi kỳ vọng đối với thị trường cơ sở tăng,
hợp đồng được giao dịch với giá cao hơn chỉ số VN30 Index. Tuy nhiên, khi còn 1
tháng đến thời điểm đáo hạn, giá của hợp đồng tương lai đã bám sát biến động của chỉ
số. Nhà đầu tư quan tâm, đầu tư hợp đồng có kỳ hạn ngắn nhằm phòng ngừa rủi ro khi
thị trường cơ sở biến động.
Hình 7: Thống kê giao dịch HĐTL hai tháng gần nhất so với VN30-INDEX

Khối lượng vị thế mở OI toàn thị trường tăng trưởng suốt từ khi thị trường đi vào
hoạt động đến nay và đạt 16.858 hợp đồng tại ngày 31/7/2018, gấp 2,1 lần so với cuối
năm 2017. Ngày 25/7/2018 khối lượng vị thế mở OI đạt giá trị cao nhất 18.569 hợp
đồng. Điều đó cho thấy sức hấp dẫn và sự quan tâm của nhà đầu tư đối với TTCKPS
ngày càng tăng lên.

23



Số lượng tài khoản giao dịch phái sinh mới liên tục tăng, trung bình mỗi ngày có
153 tài khoản mới. Tính đến ngày 31/7/2018, đã có 39.631 tài khoản giao dịch phái sinh

được mở, trong đó số tài khoản có giao dịch là 11.225 tài khoản. Hiện có trên 90% nhà
đầu tư trên thị trường cơ sở là nhà đầu tư cá nhân, trong khi con số này trên thị trường
phái sinh lên tới trên 95%. Giao dịch của nhà đầu tư tổ chức trong nước (bao gồm cả
hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán) chiếm khoảng 1,41% khối lượng giao
dịch toàn thị trường.
TTCK phái sinh là giải pháp hữu hiệu để giữ chân nhà đầu tư, tránh tình trạng họ
tháo chạy khỏi TTCK khi thị trường cơ sở sụt giảm. Dữ liệu thực tế tại các thị trường
quốc tế cho thấy, khi thị trường cở sở giảm điểm mạnh thì thanh khoản trên thị trường
phái sinh tăng mạnh; ngược lại, khi thị trường cơ sở tăng điểm trở lại thì thanh khoản
trên thị trường phái sinh giảm.
• Vinhomes đồng loạt được vinh danh thành công nhất trên thị trường vốn quốc tế
Với giá trị giao dịch kỷ lục lên tới 1,35 tỷ USD, Vinhomes đã được các tạp chí
danh tiếng Finance Asia, The Asset và IFR Asia đồng loạt vinh danh là thương vụ phát
hành thành công nhất khu vực châu Á và Việt Nam năm 2018. Bên cạnh đó, Vingroup
cũng đứng đầu hạng mục các thương vụ M&A ấn tượng nhất Việt Nam.
Theo đó, Vinhomes đã đạt các giải thưởng: "Thương vụ IPO thành công nhất khu
vực châu Á và Việt Nam" do Finance Asia bình chọn; "Thương vụ IPO thành công
nhất Việt Nam" từ The Asset và hạng mục "Đợt phát hành thành công nhất thị trường
cận biên khu vực châu Á" do IFR Asia công bố.
Nhận xét về loạt giải thưởng lớn này, ông Lê Hoài Anh, Giám đốc Điều hành bộ phận
Ngân hàng đầu tư & Thị trường Vốn của Credit Suisse, đã bình luận: “Sự thành công của
giao dịch phát hành vốn cổ phần Vinhomes là minh chứng cho sự hấp dẫn của cổ phần
Vinhomes, cũng như đánh giá tích cực của các nhà đầu tư quốc tế về triển vọng tăng
trưởng của Việt Nam nói chung và một thị trường bất động sản sôi động nói riêng”.
Bên cạnh Vinhomes, Tập đoàn Vingroup năm 2018 gây ấn tượng trên thị trường vốn
quốc tế với việc phát hành thành công 84.000.000 cổ phần ưu đãi theo phương thức chào

bán riêng lẻ cho Công ty Quản lý Quỹ Hanwha. Tổng quy mô phát hành đạt hơn 9.300 tỷ
đồng (tương đương khoảng 400 triệu USD). Công ty Quản lý Quỹ Hanwha là công ty liên
kết của Tập đoàn Hanwha, một trong 10 tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc và

24


nằm trong Top 500 tập đoàn kinh tế lớn nhất thế giới.Thương vụ này được The Asset
đánh giá là khoản M&A và phát hành cổ phiếu ấn tượng nhất Việt Nam, cho thấy sự
hấp dẫn của cổ phiếu VIC và tiếp tục khẳng định mức độ tín nhiệm cao đối với nhà
đầu quốc tế.
Vingroup hiện là Tập đoàn kinh tế tư nhân lớn nhất Việt Nam và nằm trong Top 10
doanh nghiệp lớn nhất nền kinh tế trong nước năm 2018 do Vietnam Report bình chọn.
Mã cổ phiếu VIC của Vingroup và VHM của Vinhomes cũng là hai cổ phiếu có vốn
hóa số 1 và số 2 trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
2.1.2.2. Thị trường Fintech tại Việt Nam
Sức ảnh hưởng của Fintech đang ngày càng mạnh mẽ trên toàn cầu. Theo
Pricewaterhouse Coopers, các Startup Fintech đã thu hút hơn 40 tỷ USD trong 4 năm
qua. Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đã nhận được gần 15 tỷ USD đầu tư vào
Fintech trong năm 2018. Cơ hội trong lĩnh vực Fintech là điều rõ ràng nhận thấy và
Việt Nam không đứng ngoài sân chơi đó.
Trong những năm gần đây, kinh tế Việt Nam có tốc độ tăng trưởng ấn tượng, số
người sử dụng Internet ngày càng đông đảo. Theo thống kê mới đây, 54% dân số Việt
Nam sử dụng Internet, và dự kiến còn tăng mạnh trong những năm tới, góp phần thúc
đẩy phát triển nền kinh tế số, trong đó có lĩnh vực FinTech.
Hình 8: Biểu đồ thể hiện số lượng các công ty InsurTech ở một số quốc gia

30
25


25

20

17
14

15
9

10

7

5
1
0
Singapore

Indonexia

Malayxia

Thái Lan

Philipin

Việt Nam

Nguồn: Theo dữ liệu của Tracxn


25


×