Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

tiểu luận phân tích chi phí lợi ích đánh giá sự thay đổi của ngành nông nghiệp việt nam trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4 0

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (810.08 KB, 29 trang )

Lời mở đầu
Trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công Nghệ 4.0 đang bùng nổ mạnh mẽ như hiện
nay, hầu hết các quốc gia đều đang hướng tới nền nông nghiệp theo hướng công nghiệp
hóa hiện đại hóa. Bên cạnh các quốc gia vẫn giữ vững hướng phát triền nông nghiệp
truyền thống thì đã có không ít quốc gia đã tiếp cận với nền nông nghiệp chất lượng cao để
nâng cao hiệu quả nông nghiệp.
“ Nông nghiệp chất lượng cao hay nông nghiệp thông minh” không còn là khái niệm
mới mẻ ở các đất nước có nền công nghệ rất phát triển trên thế giới như là Mỹ, Isarel,
Nhật..... Tuy nhiên ở Việt Nam, việc phát triển nông nghiệp theo hướng này mới đang ở
những bước đầu nhưng cũng đã thu được những hiệu ứng khá tích cực. Cách mạng công
nghệ 4.0 đã và đang tác động rất mạnh mẽ đến đất nước ta nói chung và ngành nông
nghiệp nói riêng. Cuộc cách mạng này mang theo rất nhiều những sự thay đổi của ngành
nông nghiệp, nó đem theo những cơ hội, những thách thức. Những nông sản của nước ta
hiện nay xuất khẩu đi có chất lượng chưa thật sự quá cao trong khi những nhu cầu về chất
lượng ngày càng khắt khe và đòi hỏi sản phẩm sao cho tốt nhất. Trước những yêu cầu như
vậy, chúng ta buộc phải có cách để nắm bắt được những cơ hội mà 4.0 đem lại cho chúng
ta.
Bài tiểu luận của chúng em sẽ đưa ra cụ thể hơn về những cơ hội, những thách thức
mà cuộc Cách mạng Công Nghệ 4.0 đem lại. Quan trọng hơn ,chúng em cũng sẽ đưa ra
một vài giải pháp để có thể giải quyết và thúc đẩy ngành nông nghiệp chất lượng cao phát
triển hơn nữa. Bài tiểu luận của nhóm em bao gồm có 3 mục chính đó là:
I.

Cơ sở lý luận

II.

Đánh giá những cơ hội và thách thức của ngành nông nghiệp trong bối cảnh
cách mạng công nghệ 4.0.

III.



Giải pháp.


I. Cơ sở lý luận
1. Giới thiệu về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
1.1.

Các giai đoạn phát triển của các cuộc cách mạng công

nghiệp
Để hiểu hơn về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 chúng ta sẽ tìm hiểu qua về các
cuộc cách mạng công nghiệp trên thế giới cho đến nay để xem sự phát triển và khác biệt
của cách mạng 4.0 với những cuộc cách mạng còn lại.

 Cách mạng công nghiệp 1.0: Bắt đầu ở Anh vào cuối thế kỷ 18 với sự ra
đời của máy hơi nước nhằm đáp ứng nhu cầu dệt may thời đó. Thế rồi kỹ thuật luyện
kim được cải thiện, nhu cầu sử dụng than cho động cơ hơi nước tăng cao đã kéo theo
sự biến đổi toàn diện về kinh tế, kỹ thuật, văn hóa. Hàng loạt hệ thống đường sắt
được xây dựng, con người có thể đi được xa hơn và liên lạc được tốt hơn bằng hệ
thống điện tín. Nông nghiệp cũng phát triển mạnh nhờ các nghiên cứu về canh tác,
sinh học. Đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, dân số tăng trưởng
nhanh và nước Anh cũng như vùng Tây Âu bắt đầu giành lấy vị thế thống trị trên
toàn cầu.


Cách mạng công nghiệp 2.0: Tiếp diễn từ nửa cuối thế kỷ 19 nhờ dầu mỏ

và động cơ đốt trong. Thời kỳ này, điện năng được sử dụng nhiều hơn và công nghệ
kỹ thuật được phát triển vượt bậc. Điện thoại, tivi, đài phát thanh...đã thay đổi hoàn

toàn văn hóa xã hội. Trong khi đó, các ngành sản xuất cũng biến chuyển nhanh chóng
với hàng loạt dây chuyền sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng, tự động hóa,... Từ đó thế
giới được hưởng tiêu chuẩn sống hiện đại và chất lượng chưa từng có trong khi dân
số tăng trưởng nhanh. Thời kỳ này, Mỹ và các nước Tây Âu là những quốc gia có vị
thế dẫn đầu.

2




Cách mạng công nghiệp 3.0: Mặc dù còn nhiều tranh cãi, những cuộc cách

mạng công nghiệp lần thứ 3 được cho là bắt đầu từ khoảng năm 1969 khi nhiều cơ sở
hạ tầng điện tử, số hóa và máy tính được phát triển mạnh. Vào thập niên 1960, chất
bán dẫn và các siêu máy tính được xây dựng, đến thập niên 70-80 thì máy tính cá
nhân ra đời và Internet bắt đầu được biết đến nhiều trong thập niên 90. Cho đến cuối
thế kỷ 20, Internet và hàng tỷ thiết bị công nghệ cao cùng nhiều phát minh mới đã
được sử dụng rộng rãi trong xã hội, qua đó hoàn thiện quá trình cách mạng công
nghiệp lần thứ 3.


Cách mạng công nghiệp 4.0 (hay Cách mạng Công nghiệp lần thứ Tư) xuất

phát từ khái niệm "Industrie 4.0" trong một báo cáo của chính phủ Đức năm 2013.
"Industrie 4.0" kết nối các hệ thống nhúng và cơ sở sản xuất thông minh để tạo ra sự
hội tụ kỹ thuật số giữa Công nghiệp, Kinh doanh, chức năng và quy trình bên trong.
Klaus Schwab, người sáng lập và chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế Giới
mang đến cái nhìn đơn giản hơn về Cách mạng Công nghiệp 4.0 như sau: "Cách
mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản

xuất. Cuộc cách mạng lần 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt.
Cuộc cách mạng lần 3 sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản
xuất. Bây giờ, cuộc Cách mạng Công nghiệp Thứ tư đang nảy nở từ cuộc cách mạng
lần ba, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật
số và sinh học".
Xem xét sự phát triển của nhân loại qua các cuộc cách mạng công nghiệp ta có thể
thấy cách mạng công nghiệp 4.0 đã mở ra một thời đại mới mà ở đó máy móc, công
nghệ được sử dụng đồng thời cũng liên kết với con người và các dữ liệu để giúp con
người ngày càng đạt được hiệu quả, năng suất cao hơn mặc dù cần ít người hơn tham
gia vào những hoạt động tay chân.

1.2.

Cách mạng công nghiệp 4.0

Nối tiếp từ định nghĩa của Klaus Schwab, CMCN 4.0 (cách mạng công nghiệp 4.0)
sẽ diễn ra trên 3 lĩnh vực chính gồm công nghệ sinh học, kỹ thuật số và vật lý.
Trên lĩnh vực công nghệ sinh học, cách mạng công nghiệp CMCN 4.0 tập trung vào
nghiên cứu để tạo ra những bước nhảy vọt trong nông nghiệp, thủy sản, y dược, chế biến
3


thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu. Khái niệm công
nghệ sinh học bao trùm nhiều quy trình chủ yếu có hai công đoạn trong việc làm này là
thay đổi hay phân tích các sinh vật sống theo mục đích của con người như thuần hóa động
vật, trồng trọt và cải tạo những sinh vật này thông qua các hoạt động sinh sản như chọn lọc
có điều kiện, lai ghép hay nhân bản vô tính. Khái niệm này trong thời hiện đại bao gồm
công nghệ gen cũng như các công nghệ nuôi cấy mô và tế bào.
Những yếu tố cốt lõi của kỹ thuật số trong CMCN 4.0 sẽ là trí tuệ nhân tạo (AI),
vạn vật kết nối - Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data).

 Vạn vật kết nối là một môi trường mà máy tính, tự động hóa và con người nói
chung sẽ cùng nhau làm việc theo một cách hoàn toàn mới. Những con robot, hay
máy móc nói chung, sẽ được kết nối vào những hệ thống máy tính. Các hệ thống
này sử dụng thuật toán machine learning để học hỏi và điều khiển máy móc, cần rất
ít hoặc thậm chí là không cần sự can thiệp nào từ con người cả. Đây là lý do mà
nhiều người gọi Industry 4.0 như là một "nhà máy thông minh". Và để có đủ dữ liệu
phục vụ cho Industry 4.0, các máy móc phải "cống hiến" dữ liệu ngược lại về hệ
thống trung tâm cũng như thu thập dữ liệu từ các nguồn bên ngoài thì quyết định
được máy đưa ra mới chính xác. Ví dụ có thể kể đến hệ thống đỗ xe thông minh
được xây dựng tại Pháp. Parkisseo, một đơn vị đánh dấu sự khởi động của IoT Pháp
đã sử dụng các cảm biến được đặt trên các bãi đỗ xe để phát hiện không gian đã bị
chiếm dụng và sau đó truyền dữ liệu đến các ứng dụng thông qua công nghệ mạng
LPWA (Low Power Wide Area). Những người lái xe muốn tìm chỗ đỗ xe chỉ cần
nhập điểm đến trên web hoặc qua ứng dụng ngay lập tức họ sẽ có được chỉ dẫn đến
bãi đỗ xe gần nhất. Ngoài ra hệ thống cũng có thể tự động tính phí đỗ xe theo ngày
hoặc tính phí vào cuối tháng.
 Trí tuệ nhân tạo hay trí thông minh nhân tạo (tiếng Anh: Artificial intelligence
hay tiếng Anh: Machine intelligence - AI) là một ngành thuộc lĩnh vực khoa học
máy tính (tiếng Anh: Computer science). Là trí tuệ do con người lập trình tạo nên
với mục tiêu giúp máy tính có thể tự động hóa các hành vi thông minh như con
người. Trí tuệ nhân tạo khác với việc lập trình logic trong các ngôn ngữ lập trình là
ở việc ứng dụng các hệ thống học máy (machine learning) để mô phỏng trí tuệ của
con người trong các xử lý mà con người làm tốt hơn máy tính. Cụ thể, trí tuệ nhân
4


tạo giúp máy tính có được những trí tuệ của con người như: biết suy nghĩ và lập
luận để giải quyết vấn đề, biết giao tiếp do hiểu ngôn ngữ, tiếng nói, biết học và tự
thích nghi,…. Ở Việt Nam hiện nay có thể kể đến hệ thống robocall của FPT (Robot
có thể thực hiện 15.000 cuộc gọi 1 lúc, mỗi cuộc gọi 2 phút.), chatbot của EVN

(Đối với phiên bản Chatbot 2.0 hệ thống dữ liệu cung cấp 8 nhóm dịch vụ gồm:
dịch vụ cấp điện mới; hợp đồng mua bán điện; yêu cầu về hệ thống đo đếm; đăng
ký thanh toán tiền điện; tra cứu thông tin; báo mất điện; tiếp nhận đăng ký dịch vụ
của khách hàng; các dịch vụ khác thuộc lĩnh vực CSKH ngành Điện.). Một ví dụ
điển hình khác trên thế giới về AI là người máy Sophia nổi tiếng vì khả năng trò
chuyện tâm sự với con người và đã được Saudi Arabia công nhận là công dân nước
mình.
 Dữ liệu lớn (Big data) thường bao gồm tập hợp dữ liệu với kích thước vượt xa khả
năng của các công cụ phần mềm thông thường để thu thập, hiển thị, quản lý và xử
lý dữ liệu trong một thời gian có thể chấp nhận được. Kích thước dữ liệu lớn là một
mục tiêu liên tục thay đổi. Như năm 2012 thì phạm vi một vài tá terabytes tới nhiều
petabytes dữ liệu. Dữ liệu lớn yêu cầu một tập các kỹ thuật và công nghệ được tích
hợp theo hình thức mới để khai phá từ tập dữ liệu đa dạng, phức tạp, và có quy mô
lớn. Một ví dụ cho dữ liệu lớn là hình ảnh trực quan của sửa đổi trên Wikipedia
hằng ngày được tạo ra bởi IBM, một tập đoàn công nghệ máy tính đa quốc gia có
trụ sở tại Armonk, New York, Mỹ. Các văn bản và hình ảnh trên Wikipedia có kích
cỡ vài terabyte.
Cuối cùng là lĩnh vực vật lý với robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, các vật liệu
mới (graphene, skyrmions…) và công nghệ nano. Thế hệ robot mới ngày càng dễ dàng sử
dụng hơn, với các tính năng như nhận dạng giọng nói và hình ảnh để thực hiện các nhiệm
vụ phức tạp của con người. Một lợi thế khác nữa của robot là chúng sẽ làm chính xác
những gì bạn yêu cầu- không thừa không thiếu. Công nghệ in 3D giúp làm giảm chất thải
bằng cách tái chế nhựa và cắt giảm thời gian chờ đợi. Lợi ích nó đem lại cho công nghệ
sản xuất rất đa dạng, giúp tăng tính khả thi cho các sản phẩm từ ngành đồ chơi cho tới các
thiết bị y tế. Công nghệ nano là ngành công nghệ liên quan đến việc thiết kế, phân tích, chế
tạo và ứng dụng các cấu trúc, thiết bị và hệ thống bằng việc điều khiển hình dáng, kích
thước trên quy mô nanomet (nm, 1 nm = 10^−9 m). Hiện nay, những bộ vi xử lý được làm
5



từ vật liệu nano khá phổ biến trên thị trường, một số sản phẩm như chuột, bàn phím cũng
được phủ một lớp nano kháng khuẩn; loại quần áo có khả năng diệt vi khuẩn gây mùi hôi
khó chịu với việc áp dụng các hạt nano bạc, các hạt nano bạc này có thể thu hút các vi
khuẩn và tiêu diệt các tế bào của chúng.

2. Sự thay đổi của nông nghiệp Việt Nam do tác động của
cách mạng công nghiệp 4.0
Đối với nông nghiệp Việt Nam, trong thời gian qua đã có sự tăng trưởng vượt bậc.
Giá trị sản xuất và giá trị gia tăng đã tăng liên tục trong thời gian dài; sản lượng hàng hóa
đang ngày càng lớn, xuất khẩu tăng trưởng với mức độ cao, thu nhập và đời sống của
người nông dân ngày càng được cải thiện.
Cơ cấu sản xuất bước đầu chuyển dịch theo hướng hiện đại, tỷ lệ lao động nông
nghiệp giảm từ 70% trong những năm 1990 xuống còn khoảng hơn 40%. Tỷ trọng nông
nghiệp trong GDP giảm từ 20,1% năm 2011 xuống còn 19,7% năm 2013 và 17,4% năm
2015.GDP theo giá thực tế và giá so sánh ở nhóm ngành nông, lâm, thủy sản của Việt Nam
đều có xu hướng tăng lên. Trong đó, GDP theo giá thực tế năm 2012 cao gấp hơn 3 lần
năm 2005, đạt 638.773 tỷ đồng. Trong giai đoạn 2011-2013, tốc độ tăng trưởng GDP
ngành nông, lâm và thủy sản đạt trung bình 3,4%/ năm, giá trị sản xuất toàn ngành (theo
giá so sánh năm 2010) tăng bình quân 3,9%/năm. Năm 2014, tăng trưởng GDP đạt 3,49%,
cao hơn các năm 2012, 2013 (năm 2013 đạt 2,67%). Bình quân giai đoạn 2011-2015, tốc
độ tăng trưởng GDP của ngành nông nghiệp đạt 3,13%/năm. Năm 2015, sản lượng các
ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, diêm nghiệp đều tăng so với năm 2014. Trong đó,
sản lượng các loại cây trồng tiếp tục tăng: lúa tăng 241 nghìn tấn, ngô tăng 78 nghìn tấn,
sắn tăng 464 nghìn tấn, rau đậu thực phẩm tăng 276,6 nghìn tấn. Các sản phẩm chăn nuôi
chính đều tăng: thịt hơi các loại ước đạt 4,78 triệu tấn (tăng 3,9%), sữa tươi đạt 645,6
nghìn tấn (tăng 17,5%) thức ăn chăn nuôi công nghiệp quy đổi đạt 15,6 triệu tấn (tăng
6,2%); giá trị sản xuất tăng 4,3%. Sản lượng thủy sản đạt 6,55 triệu tấn (tăng 3,4%); trong
đó, sản lượng khai thác đạt 3,03 triệu tấn (tăng 4%), sản lượng nuôi trồng đạt 3,51 triệu tấn
(tăng 2,9%); giá trị sản xuất thủy sản tăng 3,06%. Cả năm trồng được 240,6 nghìn ha rừng
tập trung (tăng 8,5%), chăm sóc được 426 nghìn ha rừng trồng; thu dịch vụ môi trường

rừng đạt khoảng 1.200 tỷ đồng (tăng 20%); giá trị sản xuất lâm nghiệp ước tăng 7,92%, tỷ
6


lệ che phủ rừng đạt 40,73% (tăng 0,3%). Diện tích làm muối ước đạt 15,1 nghìn ha (tăng
2,4%) và khoảng 1,5 triệu tấn (tăng 25%). Ngành lâm nghiệp đạt mức tăng trưởng khá.
Năm 2014, tăng trưởng đạt mức 7,9%, cao hơn so với các năm trước; giá trị tổng sản
lượng tăng đến 10,89% và xuất khẩu tăng 10%. Đây là mức tăng trưởng rất cao, bởi chỉ 10
năm trước đây mức tăng của ngành này chỉ khoảng 1,5%. Sản lượng của ngành lâm nghiệp
tăng do thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu đều tăng trưởng mạnh nên đã khuyến
khích khai thác và trồng rừng sản xuất. Nhiều địa phương đã thực hiện cơ chế liên doanh,
liên kết đầu tư trồng rừng, phát triển nguồn nguyên liệu với các hộ gia đình nhằm bao tiêu
sản phẩm tại ba thị trường tiêu thụ mạnh là Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc. Sản lượng
gỗ khai thác năm 2015 đạt khoảng 8.309 nghìn m3 , tăng 11,9% so với năm 2014. Diện
tích rừng trồng mới tập trung đạt 244,8 nghìn ha, tăng 10,8% so với năm 2014, trong đó
trồng mới rừng phòng hộ, đặc dụng đạt 24,9 nghìn ha, tăng 14,6%; trồng mới rừng sản
xuất đạt 220 nghìn ha, tăng 10,4%.

Từ hai đồ thị trên ta thấy, tuy tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong GDP cả nước đã
giảm trong những năm gần đây nhưng tỷ lệ đóng góp vào tăng trưởng vẫn ổn định ở mức
16-18%. Ngành vẫn đóng vai trò rất quan trọng khi tạo ra trên 40% tổng việc làm cho lao
động cả nước. Năm 2016, ngành trồng trọt chững lại do tình hình giá nông sản thế giới bất
lợi.
Bên cạnh đó, mặc dù diện tích gieo trồng lúa trên cả nước năm 2018 giảm nhưng
theo báo cáo từ Tổng cục Thống kê cho biết, năng suất lúa mùa năm 2018 ước tính đạt
49,1 tạ/ha, tăng 3,2 tạ/ha; sản lượng đạt gần 8,3 triệu tấn, tăng 403.000 tấn. Nuôi trồng
thủy sản tăng khá, sản lượng thủy sản nuôi trồng ước tính cả năm đạt 4,2 triệu tấn, tăng
6,7%.
7



Sự tăng trưởng của nông nghiệp Việt Nam thời gian qua theo cả chiều rộng và chiều
sâu. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này chủ yếu vẫn theo chiều rộng, nhờ tăng diện tích, tăng
vụ và nhờ vào các yếu tố đầu vào truyền thống như lao động, vốn, vật tư, nguồn lực tự
nhiên… Việc ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến dựa trên số hóa và kết nối tạo
ra các mô hình nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh còn rất ít. Mặc dù
vậy, trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đã khiến nông nghiệp Việt Nam có
những thay đổi mang tính chiều sâu: Cần ít lao động tham gia vào quá trình sản xuất nông
nghiệp hơn nhưng vẫn thu được năng suất, hiệu quả cao hơn, chất lượng sản phẩm cao
hơn. Chúng tôi xin đưa ra một số dự án ở Việt Nam nhờ có cuộc cách mạng công nghiệp
4.0 đã có những thay đổi tiến bộ.


Trang trại thanh long ở Bình Thuận đã áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm của
Israel. Cuối năm 2017, trang trại có hơn 220 ha thanh long được trồng theo quy
trình GlobalGAP đã được quốc tế công nhận.



Tập đoàn FPT và Fujitsu hợp tác sản xuất rau áp dụng công nghệ thông tin. Mô
hình mà Tập đoàn FPT đang phối hợp triển khai tại Viện rau quả, chuyên gia sống
tại Nhật cũng vẫn có thể kết nối và điều khiển được các yếu tố của trang trại rau tại
Việt Nam. Mở đường cho những hoạt động sản xuất chính xác, chặt chẽ mà con
người không cần có mặt trực tiếp. Trồng rau không cần đất, cây trồng được điều
khiển từ xa; thông qua cảm biến, người trồng rau chỉ cần điều khiển từ xa thông qua
máy tính, máy tính bảng… để điều khiển không khí, nước tưới, phân bón, độ ẩm,
ánh sán. Rõ ràng, việc ứng dụng công nghệ điện toán đám mây cùng Internet kết
nối vạn vật đã mở đường cho những hoạt động quản lý nông nghiệp hoàn toàn mới.




Lê Thị Tám, một cô gái gốc Phú Yên, đã quyết định chọn Huế làm nơi khởi
nghiệp bằng mô hình trồng rau sạch theo phương pháp thủy canh. Đây là mô hình
thâm canh rau sạch công nghệ cao có quy mô đầu tiên ở Thừa Thiên Huế. Rau thủy
canh không trồng trên đất nên tiết kiệm tối đa chi phí nhân công vì không phải làm
cỏ, xới đất. Hạt giống được ươm trong các giá thể có chứa chất hữu cơ là xơ dừa đã
được xử lý nấm bệnh. Đây là phương pháp đem lại hiệu quả cao nhất khi trồng rau
trong các ống nhựa nối thành một hệ thống giàn, bên trong các ống nhựa có chứa
dung dịch thủy canh. Do rau trồng trong nhà lưới nên không bị các loại côn trùng
gây hại, thu hoạch cũng rất dễ dàng. Đến năm 2018 chị Tám đã có 2.000m2 nhà
8


lưới trồng rau theo phương pháp thủy canh. Vườn của chị chủ yếu trồng các loại
rau, quả như: cà chua, cải thìa, xà lách tím, rau thơm,… mỗi tuần cung ứng cho thị
trường hàng trăm ký rau quả sạch.


Cầu Đất Farm (xã Trạm Hành, TP.Đà Lạt, Lâm Đồng) mặc dù “sinh sau đẻ
muộn” nhưng Cầu Đất Farm đã nhanh chóng trở nên nổi tiếng, sản phẩm chiếm lĩnh
thị trường nhờ quy trình sản xuất nông sản khép kín, tự động hiện đại dựa trên hệ
thống kết nối vạn vật thông minh của Intel. Cầu Đất Farm là đơn vị tiên phong lắp
đặt hệ thống kỹ thuật điều khiển nhà kính. Bộ điều khiển này có thể thu thập cảm
biến môi trường, điều khiển bơm, quạt đảm bảo môi trường sạch, điều kiện nhiệt độ
lý tưởng để các loại cây trồng phát triển. Ngoài ra, một hệ thống cảm biến gồm
nhiều cảm biến đặt trong nhà kính, kết nối đến Gateway (cổng vào) để cung cấp
thông tin môi trường. Bên cạnh đó, trang trại còn có các hệ thống cơ cấu chấp hành,
gồm quạt, rèm vách, cắt nắng, bơm tưới... tạo môi trường thuận lợi nhất cho cây
trồng phát triển; lắp đặt hệ thống camera giám sát, chụp hình cây trồng, giám sát
quy trình chăm sóc, phát triển của cây.




Công ty cổ phần nông nghiệp công nghệ cao (VIFARM) đã ứng dụng công
nghệ thuỷ canh hồi lư. Là trang trại nông nghiệp công nghệ cao đầu tiên và lớn nhất
tại Vũng Tàu, ViFarm đang sở hữu những công nghệ tiên tiến như hệ thống nuôi
trồng không sử dụng đất, không tưới nước, môi trường sống được kiểm soát bởi hệ
thống máy tính và các thiết bị kết nối vạn vật nhằm đảm bảo môi trường tốt nhất
cho cây. Với khuôn viên lên đến 4.000m2, trang trại ViFarm đang ứng dụng công
nghệ trồng rau trên giàn thủy canh hồi lưu, với các loại rau ăn lá chủ yếu như: rau
muống, cải thìa, cải ngọt, bẹ xanh mỡ, xà lách tím, xà lách Ý… Trung bình mỗi
tháng, trang trại cung ứng khoảng 5 tấn rau ra thị trường.



Để chăm sóc khu vườn rộng hàng ngàn mét vuông của gia đình mình, chàng
nông dân trẻ Nguyễn Quốc Huy (22 tuổi, trú tại thôn Đa Lộc, xã Xuân Thọ, thành
phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) đã tự chế tạo hệ thống tưới nước thông minh qua điện
thoại. Giờ đây, anh có thể ngồi cách xa hàng trăm km điều khiển hệ thống thiết bị
tưới nước hiện đại tự động, thông qua chiếc điện thoại thông minh của mình. Hệ
thống này đã từng tham dự Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Lâm Đồng lần thứ 8
(2016- 2017) và đoạt giải Ba.
9


II. ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI CỦA NÔNG NGHIỆP
TRONG CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
1. Cơ hội cho ngành nông nghiệp Việt Nam
Trên nền tảng cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ trên toàn thế giới, mở ra vô vàn
cơ hội hấp dẫn cho ngành nông nghiệp Việt Nam chuyển mình sang ngành nông nghiệp

4.0 với những ưu điểm lớn giúp ngành nông nghiệp nước nhà phát triển nhanh chóng.

a)

Việc áp dụng công nghệ mới giúp tiêu giảm các yếu tố đầu vào ngành nông
nghiệp.
Ngành Nông nghiệp Việt Nam đang bị cạnh tranh về nhân công, tài nguyên đất và

nước bởi quá trình đô thị hóa, phát triển công nghiệp và dịch vụ. Việc sử dụng quá mức vật
tư đầu vào và tài nguyên thiên nhiên đang trở thành vấn đề “nóng” và vấn đề môi trường
cũng làm cản trở tăng năng suất lao động, vị thế cạnh tranh của Việt Nam.
Để hàng hóa nông sản của Việt Nam có độ tin cậy, chất lượng và an toàn cần phải
tiếp cận khoa học công nghệ mới giúp “tăng giá trị, giảm đầu vào”. Do vậy, việc xác định
các công nghệ mà ngành Nông nghiệp cần ưu tiên phát triển trong trung hạn và dài hạn là
nhằm đón đầu các xu hướng công nghệ mới trên thế giới (theo Th.S Trần Thị Lan, Học
Viện Ngân Hàng).Điển hình, việc áp dụng khoa học công nghệ mới đã đạt hiệu quả rất cao
như trang trại thanh long ở Bình Thuận (áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm của Israel). Theo
đó, điều kiện tự nhiên ở tình Bình Thuận trước đây thường xuyên khắc nghiệt, nhiệt độ
trung bình cao trên 27 độ C, tốc độ sa mạc hóa diễn ra nhanh chóng, nước sạch trở nên
khan hiếm ngay cả đối với nhu cầu sử dụng của con người, vì vậy nguồn nước dành cho
cây trồng càng trở nên khan hiếm hơn rất nhiều. Đối với cây thanh long, biện pháp tưới
phổ biến cho thanh long được nông dân sử dụng trước đó là tưới gốc. Đây là kỹ thuật
dùng máy bơm áp lực cao bơm vào đường ống và người lao động cầm ống tưới từng gốc
cây. Với cách tưới thủ công cầm tay như thế thì mức tiêu hao nước khoảng 4.800 –
5.200m3 nước/ha/năm. Trong khi đó, lượng nước thẩm thấu vào lòng đất chỉ đạt khoảng
10


30%. Ngoài ra, người dân khi tưới thủ công cho cây thanh long theo phương pháp tưới
phun cầm tay thường làm cho đất bị bão hòa nước, tạo ra dòng chảy mặt, dẫn đến đất bị

rửa trôi các chất màu mỡ hoặc hóa lầy sau khi tưới. Như vậy, việc sử dụng nước bị tiêu hao
gây bất lợi cho sản xuất nông nghiệp, khiến cho việc trồng thanh long chỉ đủ để giúp xóa
đói giảm nghèo cho toàn tỉnh với 80% diện tích đất trồng (theo báo 2Lua). Tuy nhiên, khi
chuyển sang công nghệ tưới nước nhỏ giọt, những khó khăn trước đây được giải quyết dễ
dàng hơn rất nhiều với những hiệu quả nổi bật của công nghệ mới giúp giảm từ 40% đến
60% lượng nước mỗi ngày, nước được tưới đều trên cả khu đất và tưới nhiều lần hơn trong
ngày, giảm 40% - 60% chi phí chạy máy bơm nước, do thời gian tưới ngắn hơn; lượng
nước chỉ nhỏ giọt tạo ẩm trong vùng gốc nên hạn chế cỏ dại và sâu bệnh lây lan; độ đồng
đều sản phẩm đạt 80-95%; không gây xói mòn đất và phá hủy cấu tượng đất, điều tiết được
độ ẩm giữa các hàng cây. Ngoài ra, người dân còn có thể tùy theo loại đất, điều kiện tự
nhiên của từng vùng để điều chỉnh tưới nhanh hay chậm phù hợp với tốc độ thấm hút của
đất để không gây ra dòng chảy mặt hoặc thấm sâu (theo NhaBeAgri).
Với việc triển khai và áp dụng một số công nghệ mới, giải quyết được những khó khăn
về vấn đề đầu vào, ngành nông nghiệp Việt Nam đã có những dấu hiệu tích cực, năng suất
của một số ngành tăng lên đột biến gấp hai thậm chí là gấp ba trước đây. Chúng ta đã bước
đầu nhìn thấy tiềm năng phát triển khổng lồ của ngành nông nghiệp khi có được sự trợ
giúp của công nghiệp.
a)

Ứng dụng Công Nghệ Sinh Học (CNSH) trong lĩnh vực nông nghiệp được
coi là giải pháp đột phá xây dựng nền nông nghiệp nước ta phát triển toàn
diện theo hướng hiện đại.

Điều này tác động mạnh mẽ đến năng suất cũng như chất lượng cây trồng vật nuôi, từ
đó tăng giá trị gia tăng trong mỗi sản phẩm nông nghiệp. Hiện nay, CNSH đã được ứng
dụng khá nhiều ở một số tỉnh thành trong nước ta và cũng đã đạt được những dấu hiệu tốt.
Tại Sơn La đã xuất hiện nhiều mô hình ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) như: Chọn
tạo được các giống cây trồng, vật nuôi có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu; sử dụng
truyền giống nhân tạo cho đàn lợn, bò; áp dụng công nghệ nuôi cấy mô (chuối, hoa lan,
dược liệu...); ủ phân hữu cơ vi sinh, chế biến và dự trữ thức ăn trong chăn nuôi, bảo quản

chế biến nông sản thực phẩm; các chế phẩm sinh học có nguồn gốc thực vật, xử lý chất
11


thải môi trường trong chăn nuôi; ứng dụng công nghệ Nano trong sản xuất ngô giống để
tăng tỷ lệ nảy mầm; các mô hình tưới nhỏ giọt theo công nghệ Israel cho cây công nghiệp,
cây ăn quả, rau, cỏ cũng được nhân rộng. Riêng lĩnh vực thủy sản, việc ứng dụng khoa học
công nghệ trong phát triển nuôi cá lồng trên các lòng hồ thủy điện được triển khai rộng rãi,
một số đơn vị, doanh nghiệp của tỉnh sản xuất thành công giống cá lăng chấm, chép lai 3
máu, rô phi siêu đực và một số thủy sản đặc sản để đưa ra nuôi thương phẩm, góp phần
khai thác hiệu quả tiềm năng, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
Tại Quảng Ninh, Hội ND Chi cục Nuôi trồng thủy sản, Trung tâm Khuyến nông tỉnh
và một số hộ gia đình đã triển khai thí điểm mô hình nuôi tôm ứng dụng chế phẩm sinh
học biowish. Theo đó, chế phẩm sinh học biowish được dùng để bổ sung cho thức ăn. Hơn
nữa, trong quá trình nuôi tôm sử dụng chế phẩm sinh học biowish sẽ không sử dụng hóa
chất, tôm đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm, không dư lượng hóa chất, không tồn dư
các chất có hại. Loại chế phẩm này không chỉ nâng cao sức khỏe cho tôm mà còn đảm bảo
vệ sinh môi trường cho ao nuôi và cả khu vực nuôi. Thực tế, ao có diện tích 3.000m2, tổng
sản lượng đạt trên 3 tấn, doanh thu đạt gần 400 triệu đồng.
Trong lĩnh vực trồng trọt, nhiều doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất đã “bắt tay” vào
việc trồng rau thủy canh. Điển hình như: Cơ sở sản xuất rau thủy canh 188 Green Farm
của Công ty CP Đầu tư xây dựng và thương mại Mạo Khê 188, phường Mạo Khê, thị xã
Đông Triều (Quảng Ninh) đã đầu tư hơn 40 tỷ đồng sản xuất rau thủy canh trên 12 nhà
giàn. Hơn 20 sản phẩm rau, củ, quả các loại của cơ sở được phân phối tại hệ thống siêu thị,
nhà hàng, bếp ăn cao cấp tại Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh với sản lượng trên 10
tấn/tháng. Tại Đà Nẵng, Trung tâm CNSH - Sở Khoa học và Công nghệ đã nghiên cứu và
lai tạo ra nhiều giống hoa lan mới với màu sắc sặc sỡ như trắng, cam, tím; nhiều loại cây
giống khai thác từ cây mẹ là cây nuôi cấy mô sạch bệnh… đáp ứng nhu cầu của người tiêu
dùng.
Ngoài ra, Trung tâm còn tập trung hoàn thiện các dự án hoa chậu, hoa thảm, hoa

thương phẩm; ứng dụng quy trình sản xuất giống và kỹ thuật canh tác các loài hoa lan
dendro, hoa cát tường, hoa lily; các tiến bộ khoa học kỹ thuật như sản xuất giống trong
điều kiện nhà lưới, nhà màn chống côn trùng; ứng dụng các vật liệu mới, kỹ thuật tưới
nước phun sương, nhỏ giọt, kỹ thuật bảo quản lạnh, bảo quản mát giống và hoa thương
phẩm… để cung cấp cho nông dân tại địa phương.
12


Nhiều loại cây hoa giống như cúc vàng hòe, cúc lá nhám, lily đã được Trung tâm
CNSH thực hiện và cung cấp cho các hộ dân trồng hoa vùng Vân Dương (xã Hòa Liên),
Nhơn Thọ (xã Hòa Phước), Dương Sơn (xã Hòa Châu) và nhiều hộ trồng hoa tự phát theo
hướng nông hộ.
Trong lĩnh vực nghiên cứu tạo giống, quy trình sản xuất cây dược liệu, trung tâm đã
đạt nhiều thành tựu đáng kể như: Công nghệ nhân giống ba kích, hà thủ ô đỏ, đinh lăng,
mật nhân, trinh nữ hoàng cung, kim tiền thảo. Về cây ăn quả có chuối, phúc bồn tử…, cây
hoa có lan kim tuyến, lan gấm…
Tại An Giang, Trung tâm CNSH An Giang đã phát triển và ứng dụng rộng rãi, có
hiệu quả CNSH trên nhiều lĩnh vực như: Giống cây trồng, gia súc, gia cầm, nuôi trồng
thủy sản, công nghệ sau thu hoạch, chế biến và nâng cao chất lượng sản phẩm, cũng như
bảo vệ môi trường và phát triển bền vững...
Điển hình như Trung tâm CNSH An Giang đã triển khai mô hình trồng cúc chậu
theo công nghệ mới với 2 giống cúc pha lê và đại đóa. Cây giống trồng hoàn toàn là cây
sạch bệnh và được nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô. Ưu điểm là đạt độ đồng
đều cao, nhân giống với số lượng lớn trong thời gian ngắn, chống chịu sâu bệnh tốt...Bên
cạnh việc chuyển giao giống, trung tâm còn hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân, nhất là việc bổ
sung ánh sáng nhằm điều khiển cây ra hoa đúng dịp Tết, giúp bà con tăng thêm thu
nhập.Để cải tạo giống bò cái nền chất lượng, hiệu quả cho địa phương, Trung tâm CNSH
An Giang đã xây dựng mô hình lai tạo giống thông qua gieo tinh nhân tạo, hướng dẫn kỹ
thuật nuôi dưỡng bò tại huyện Tri Tôn, Tịnh Biên, Chợ Mới, Phú Tân giúp người chăn
nuôi nhận thức rõ hơn về hiệu quả của công tác lai tạo giống. Ngoài ra, trung tâm còn tạo

ra các sản phẩm phục vụ chăn nuôi như: Kẹo dinh dưỡng, rơm ủ Urea... nhằm cung cấp
Nitơ phi Protein, cung cấp năng lượng, muối khoáng, Vitamin, Can-xi... cần thiết cho gia
súc.
Viện Cây ăn quả miền Nam đã tập trung vào việc nghiên cứu CNSH để phát triển
các loài cây ăn quả đặc biệt có giá trị kinh tế cao. Công nghệ nổi bật nhất của Viện là nhân
giống cây có múi không bệnh với kỹ thuật ghép "shoot-tip". Sử dụng kỹ thuật này, các nhà
khoa học đã tạo ra những giống cây có múi có khả năng chống chọi với một số bệnh do vi
rút gây ra. Viện đã chuyển giao nhiều giống cây trồng không bệnh có năng suất cao cho
13


nông dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long nhằm giúp bà con chủ động trong việc canh tác
và thu hoạch.
Ứng dụng CNSH đã được một số doanh nghiệp, trung tâm nghiên cứu khoa học của
chúng ta nắm bắt một cách nhanh chóng, toàn diện vào một số ngành nông nghiệp dẫn đến
nhiều kết quả tốt cũng như dự báo trước cho một thời kỳ nông nghiệp Việt Nam phát triển
vượt bậc nhờ vào áp dụng CNSH.

b)

Việc ứng dụng điện toán đám mây nhằm cung cấp sản phẩm đầu ra chất
lượng cao và an toàn vệ sinh thực phẩm.
Việt Nam là một nước nông nghiệp nhưng quá trình vận chuyển và xuất khẩu

nông sản thường làm hư hại khoảng 40% sản phẩm nông sản, gây thiệt hại lớn đến nền
kinh tế. Hàng hóa nông sản, thủy sản của Việt Nam khi vận chuyển sang nước ngoài bị trả
về, do quá trình vận chuyển qua đường biển, kéo dài hàng tháng, do đó bị va đập hay nhiệt
độ trong thùng cao và cuối cùng không bán được đã gây thiệt hại lớn cho các DN trong
nước. Do vậy, việc áp dụng điện toán đám mây trong vận chuyển nông sản là rất cần thiết,
giúp kiểm soát được nhiệt độ trong xe, tránh cho rau quả, thủy sản bị hư hỏng trong quá

trình vận chuyển (theo Cafebiz).
Như ví dụ về việc ứng dụng công nghệ điện toán đám mây của tập đoàn FPT kết
hợp với Fujitsu trong việc hoàn thành xây dựng Trung tâm Hợp tác Nông nghiệp thông
minh FPT - Fujitsu tại Hà Nội, ứng dụng công nghệ điện toán đám mây trong ngành thực
phẩm và nông nghiệp. Theo đó, Trung tâm Hợp tác Nông nghiệp thông minh FPT - Fujitsu
là mô hình ứng dụng kỹ thuật trồng trọt tiên tiến Akisai trên cà chua cỡ vừa và xà lách ít
kali.
Akisai là dịch vụ hỗ trợ toàn diện trên nền điện toán đám mây mọi hoạt động quản
lý nông nghiệp của doanh nghiệp từ sản xuất đến phân phối và tiêu thụ, từ sản xuất tại
ruộng, trong nhà kính, tới dự trữ trong kho. Vai trò của công nghệ Akisai tại trung tâm
chính là đảm bảo môi trường sinh trưởng tối ưu cho cây, bất kể ngày đêm hay môi trường
bên ngoài có thay đổi ra sao. Giữa tháng 2-2016, hơn 2 tấn dưa lưới được trồng trong nhà
màng trên diện tích 1.000m2 bằng hệ thống phần mềm Smart Agri đã được thu hoạch. Đây
14


là dự án nông nghiệp công nghệ cao, ứng dụng CNTT vào sản xuất nông nghiệp do Công
viên phần mềm Quang Trung TP HCM (QTSC) phối hợp với Ban quản lý Khu Nông
nghiệp Công nghệ cao TP HCM (AHTP) triển khai. Smart Agri là hệ thống ứng dụng
CNTT nhằm tự động hóa quy trình trồng trọt, chăn nuôi và thủy hải sản thông qua hệ
thống chip cảm biến được gắn ở một số vị trí trong nhà màng. Điều này đảm bảo cho các
yếu tố ảnh hưởng đến cây trồng luôn được giữ ở một mức độ phù hợp nhất. Có thể thấy,
điểm khác biệt của hai mô hình “Nhà kính - Green house” và “Nhà máy rau - Vegetable
factory” trên cà chua cở vừa và xà lách ít kali của Trung tâm Hợp tác Nông nghiệp thông
minh FPT-Fujitsu chính là cây trồng được điều khiển từ xa và hoàn toàn tự động trong môi
trường khép kín. Điều này giúp tránh được sâu bệnh, giảm công sức cho người trồng và
cho sản phẩm chất lượng vượt trội. Đại diện FPT cho biết, cà chua có độ ngọt tự nhiên và
hàm lượng dinh dưỡng rất cao, với lượng đường và lycopene (thành phần chống oxy hóa)
cao hơn khoảng ba lần so với sản phẩm thông thường. Đặc biệt, cà chua được áp dụng kỹ
thuật IMEC (phương pháp trồng trên tấm phim Hydrogel) cho phép chất dinh dưỡng và

nước thấm qua, giúp ngăn chặn toàn bộ vi khuẩn. Với kỹ thuật này, cà chua được trồng với
mật độ cao - trung bình 4.000-6.000 cây/1.000 m2, thu hoạch được quanh năm, thay vì
trồng luân canh như kỹ thuật thông thường tại Việt Nam. Còn cây xà lách giòn, ngọt, hàm
lượng kali chỉ bằng 1/5 xà lách thông thường, rất phù hợp với người bị bệnh thận và người
ăn kiêng. Đặc biệt, vì không sử dụng chất hóa học nông nghiệp nên rau xà lách có thể ăn
ngay mà không cần rửa.
Còn với công nghệ Smart Agri, đã cho phép người dùng lập kế hoạch và tính toán chi
phí, doanh thu trên từng mùa vụ một cách chính xác nhất. Đồng thời, thiết lập một hệ sinh
thái tương tác giữa nhà nông, chuyên gia, nhà phân phối và thu mua để trao đổi thông tin,
chia sẻ kinh nghiệm cũng như bao tiêu đầu ra sản phẩm... QTSC cho biết ứng dụng này
giúp giảm khá nhiều chi phí nhân công chăm sóc. Do chạy trên một hệ lập trình có sẵn,
nên những ảnh hưởng tiêu cực do yếu tố chủ quan từ con người cũng được triệt tiêu. Điều
này góp phần làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và tối giản chi phí sản xuất. Đặc
biệt, hệ thống còn có thể đưa ra những phân tích, thống kê và dự đoán nhu cầu thị trường
của sản phẩm, giúp cho người nông dân có sự lựa chọn đúng đắn khi bắt tay vào sản xuất,
tránh lâm vào cảnh được mùa mất giá.

15


Với những đặc tính ưu việt như vậy, việc Việt Nam đang ưu tiên đầu tư nhiều vào
ứng dụng điện toán đám mây là một điều dễ hiểu. Theo khảo sát của VMware Cloud Index
2013 tại thị trường Việt Nam, có đến 83% DN Việt Nam coi điện toán đám mây là ưu tiên
hàng đầu đối với tổ chức của họ, 67% nói rằng điện toán đám mây có ảnh hưởng trực tiếp
tới quá trình chuyển đổi kinh doanh của họ. Việt Nam cũng là quốc gia có mức chi cho
điện toán đám mây cao nhất (64,4%/năm) trong giai đoạn 2016, và cao hơn mức bình quân
của các nước ASEAN (49,5%) và thế giới (42.5%)… Với việc chi nhiều cho điện toán đám
mây như vậy, chúng ta hoàn toàn trông chờ vào một sự khởi sắc mới cho ngành nông
nghiệp của chúng ta trong tương lai gần.


2. Thách thức đối với ngành nông nghiệp Việt Nam
Bên cạnh những cơ hội lớn mang lại cho ngành Nông nghiệp Việt Nam từ cuộc
CMCN 4.0 thì cũng còn rất nhiều thách thức đặt ra đòi hỏi ngành Nông nghiệp nước ta cần
vượt qua.

a) Cũng như các lĩnh vực khác, nông nghiệp cũng đối diện với những thách
thức như: dư thừa nguồn lao động nông nghiệp, bất bình đẳng giữa nông
dân công nghệ thấp với nông dân công nghệ cao… Các nhà kinh tế Erik
Brynjolfsson và Andrew McAfee đã chỉ ra, CMCN 4.0 có thể mang lại sự
bất bình đẳng lớn hơn, đặc biệt là ở khả năng phá vỡ thị trường lao động.
Khi tự động hóa thay thế con người trong toàn bộ nền kinh tế, người lao
động sẽ bị dư thừa và điều đó làm trầm trọng hơn khoảng cách giữa lợi
nhuận so với đồng vốn và lợi nhuận so với sức lao động. Mặt khác, xét về
tổng thể, các công việc an toàn và thu nhập cao hơn có thể sẽ gia tăng sau
khi công nghệ thay thế dần con người.

16


b) CMCN 4.0 cũng giúp các nước phát triển có thể tự sản xuất lương thực,
thực phẩm bằng diện tích đất chỉ bằng 1/100 hay 1/1000 các nước đang
phát triển làm, với năng suất cao hơn nhiều lần, dẫn đến hiện tượng các
nước phát triển sẽ không sử dụng sản phẩm từ các nước đang phát triển như
Việt Nam. Điều này có thể làm cho khả năng xuất khẩu hàng nông sản của
Việt Nam sẽ giảm, tác động đến tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, tiềm
năng phát triển của Việt Nam còn rất lớn, song thách thức đặt ra là làm sao
tranh thủ phát huy tối đa và hiệu quả CMCN 4.0, đặc biệt là tận dụng được
tiềm năng cơ cấu dân số trẻ. Tuy nhiên, dự báo cho thấy, Việt Nam chỉ có
thể duy trì cơ cấu dân số này trong khoảng thời gian từ 20 - 25 năm. Nếu
không có chiến lược phù hợp, chậm đổi mới, Việt Nam không chỉ bỏ lỡ

thời cơ “vàng” của CMCN 4.0 mà có thể sẽ gánh chịu hệ quả tiêu cực của
cuộc cách mạng này.
c) Trước những lợi ích to lớn của điện toán đám mây, thời gian qua, Chính
phủ cũng như các DN tại Việt Nam đã dành một nguồn lực lớn trong việc
ứng dụng công nghệ này. Theo khảo sát về Ứng dụng Điện toán Đám mây
tại 500 DN, tổ chức của Việt Nam cho thấy, trong các nước ASEAN, Việt
Nam là nước có tốc độ tăng chi tiêu cho điện toán đám mây trong giai đoạn
2010 - 2016 là cao nhất (64,4%/năm), cao hơn hẳn mức bình quân của
ASEAN (49,5%) và thế giới (42,5%). Tuy nhiên, về con số tuyệt đối, mức
chi tiêu cho điện toán đám mây của Việt Nam còn rất thấp, thấp hơn 107
lần so với Singapore; 6,5 lần so với Malaysia; 2,4 lần so với Thái Lan và
1,3 lần so với Philippines. Đây là những con số được Hiệp hội Phần mềm
và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) phối hợp với Trường
Chính sách công Lý Quang Diệu công bố tại Hội nghị Điện toán Đám mây
Việt Nam năm 2017, với chủ đề “Việt Nam và CMCN 4.0: Thúc đẩy
chuyển đổi số với điện toán đám mây”. Những con số trên phản ánh đúng
thực trạng về mảng/lĩnh vực điện toán đám mây tại Việt Nam và hiện vẫn
đang tồn tại khá nhiều rào cản trong việc thúc đẩy điện toán đám mây phát
triển. Trở ngại trong việc thúc đẩy dịch vụ điện toán đám mây tại Việt Nam
17


không phải là chi phí đầu tư. Rào cản lớn nhất chính là việc dùng phần
mềm không bản quyền còn phổ biến. Sự thiếu hiểu biết về lợi ích của điện
toán đám mây, lo ngại về vấn đề bảo mật thông tin và chất lượng dịch vụ
điện toán đám mây tại Việt Nam chưa thực sự đảm bảo. Ngoài ra, cơ sở hạ
tầng là một trong những yếu tố quan trọng trong việc áp dụng hiệu quả nhất
điện toán đám mây tại Việt Nam

d) Khả năng tiếp thu công nghệ của nông dân và DN kinh doanh nông nghiệp

hiện đang là một khâu yếu trong hệ thống đổi mới sáng tạo nông nghiệp
của Việt Nam. Do DN còn thiếu năng động trong việc nắm bắt các quy
trình, công cụ mới nên dẫn đến những khiếm khuyết trong hệ thống đổi
mới sáng tạo, theo đó việc phát triển các công nghệ mới hay cách làm mới
bị tách rời khỏi hoạt động của DN, hoặc DN chỉ tham gia hạn chế trong các
quy trình đổi mới sáng tạo. Đây chính là kết quả của quá trình tiếp thu công
nghệ còn tách rời khỏi đổi mới sáng tạo, làm cho DN có năng lực thấp
trong tiếp thu và phát triển công nghệ (theo Th.S Trần Thị Lan, Học Viện
Ngân Hàng).

III. Giải pháp cho nông nghiệp
Để ngành Nông nghiệp nước ta tận dụng được tối đa cơ hội từ CMCN 4.0
và hóa giải được những thách thức đem lại, ngành Nông nghiệp cần thực
hiện có hiệu quả một số vấn đề sau:

1. Giải pháp về Công Nghệ
a) Tiếp tục tái cơ cấu nông nghiệp, đổi mới đầu tư công và dịch vụ công theo
hướng chuyển nền nông nghiệp chủ yếu dựa vào đất đai và lao động rẻ sang
nền nông nghiệp đổi mới và sáng tạo để vừa đón đầu và nắm bắt được các
thành tựu của nền nông nghiệp 4.0, phát huy được các tác động tích cực của
18


nông nghiệp 4.0 vừa điều chỉnh để hạn chế tối đa các tác động tiêu cực của sự
thay đổi này
SmartAgriculture - Giải pháp toàn trình cho khâu sản xuất

Nông nghiệp thông minh là bước phát triển tiếp theo của Nông nghiệp công nghệ
cao, trong đó CNTT sẽ không chỉ được áp dụng vào một số khâu mà là toàn bộ quá trình
sản xuất. Thậm chí là cả những khâu sau sản xuất như sơ chế, đóng gói, bảo quản, phân

phối…
Tại Việt Nam, hiện đã có rất nhiều giải pháp ứng dụng CNTT dành cho lĩnh
vực nông nghiệp. Từ các giải pháp riêng lẻ cho từng khâu sản xuất tới những giải pháp tích
hợp nhiều tính năng hơn như đo đạc các thông số của môi trường không khí, độ ẩm đất,
lượng mưa của Mimosa TEK, Hệ thống SmartAgri giúp quản lý sản xuất nông nghiệp từ
giai đoạn ươm mầm, xuống giống đến thu hoạch và bảo quản theo quy trình chuẩn của
Global Cyber Soft Vietnam, Hệ thống trồng trọt thủy canh của Hachi… Trong một số triển
lãm, hội thảo gần đây về VT-CNTT, giải pháp Nông nghiệp thông minh (Smart Agriculture)
của VNPT thu hút sự chú ý bởi các tính năng hoàn chỉnh, sử dụng được cho cả lĩnh vực
trồng trọt lẫn chăn nuôi. Không chỉ giúp đo đạc tất cả các thông số của đất,

môi trường,

đề xuất thời gian tưới, thời gian chiếu sáng phù hợp theo từng giai đoạn cho các trang trại
trồng trọt, giải pháp còn giúp các trang trại chăn nuôi quản lý tất cả các khâu như hệ thống
cho ăn, hệ thống chiếu sáng, hệ thống thu hoạch trứng, hệ thống thu gom phân, hệ thống
sưởi ấm…Ngoài ra, với việc tích hợp công nghệ phân tích dữ liệu lớn, giải pháp VNPT còn
cho phép các chủ trang trại thực hiện phân tích, dự báo, chủ động trong việc hoạch định,
sản xuất, vận chuyển, lưu kho…, đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất có thể. Người sử dụng có
19


thể điều khiển hệ thống thông qua một ứng dụng trên điện thoại cũng do VNPT phát triển.
Hiện nay giải pháp nông nghiệp thông minh của VNPT đã được áp dụng thực tế ở nhiều
nơi, điển hình như trang trại Delco Bắc Ninh. Ngoài ra, VNPT cũng đã tự xây dựng một khu
trồng trọt tại khuôn viên Nhà máy điện tử số 2 của VNPT ở khu Công nghệ cao Hòa Lạc,
ứng dụng giải pháp Smart Agriculture vào nuôi trồng thực tế các loại cây nông nghiệp khác
nhau như dưa lưới, rau cải, mùng tơi, xà lách… Thông qua việc theo dõi quá trình hoạt
động của các hệ thống cũng như quá trình phát triển của các cây nông nghiệp trong vườn,
VNPT đã và đang bổ sung, cải tiến các tính năng để giải pháp ngày càng hoàn thiện, phù

hợp với đa dạng các loại cây trồng hơn

a) Ưu tiên phát triển nông nghiệp 4.0 ở các nơi có điều kiện nhưng không
loại trừ các hình thái sản xuất nông nghiệp truyền thống. Cần lựa chọn
các công nghệ phù hợp với trình độ dân trí và trình độ kinh tế - xã hội
của từng vùng miền thị trường
Nông nghiệp 4.0 đã và đang phát triển ở nhiều nước, vùng lãnh thổ như Israel,
Mỹ, Hà Lan, Đức, Isarel, Nhật Bản, Đài Loan và Trung Quốc. Ở Isarel, Mỹ, nông
nghiệp sa mạc được phát triển với những khu nông nghiệp khép kín, giá trị mỗi ha lên
tới 120.000 - 150.000 USD/năm. Thái Lan đã có chương trình hành động về nông
nghiệp 4.0 để hình thành trung tâm cho 4 vùng nông nghiệp với các nông trại thông
minh để sản xuất ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế. Trung Quốc có tầm nhìn phát triển
nông nghiệp 4.0 với các tiêu chí nền nông nghiệp mới, nông dân mới, ruộng vườn nông
thôn mới hài hòa với thành thị. Nhật Bản, Đài Loan là trung tâm cung cấp các công
nghệ cho nông nghiệp 4.0 như cảm biến, kết nối vạn vật, người máy, tế bào năng lượng
mặt trời, thiết bị không người lái và đèn LED. Việt Nam bước đầu phát triển nền nông
nghiệp 4.0 với những thuận lợi sau: Đến năm 2016, Việt Nam có 53% dân số tiếp cận
được internet, công nghệ số, nhất là công nghệ internet vạn vật được phát triển khá
nhanh, tạo điều kiện và mở ra các cơ hội khởi nghiệp và ra đời các sản phẩm mới và
dịch vụ mới; Chính phủ và các địa phương thể hiện quyết tâm chính trị cao thực hiện tái
cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Nhờ vậy, trong một số ngành và lĩnh
vực đã bước đầu ứng dụng có hiệu quả công nghệ của nông nghiệp 4.0..

20


Trang trại thanh long ở Bình Thuận áp dụng công nghệ tưới tiết
kiệm của Israel đạt hiệu quả cao

b) Tập trung đầu tư vào đổi mới và sáng tạo, ứng dụng và chuyển giao các

công nghệ phù hợp với từng địa phương, tạo ra chuỗi giá trị chuỗi nông sản
bền vững

Số doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp ít và nhỏ bé. Dưới 2% số doanh nghiệp
của cả nước đầu tư vào nông nghiệp với số vốn đầu tư dưới 1% tổng số vốn đầu tư. Cả
nước có 9,5 triệu hộ nông dân với bình quân 2,2 lao động và 0,4 - 1,2ha một hộ nông
dân, thiếu vốn, kiến thức, sản xuất thủ công và manh mún (69% số hộ có quy mô đất
nông nghiệp dưới 0,5ha. Nhận thức về nông nghiệp 4.0 chưa thật đầy đủ. Mặc dù đã có
chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nhưng ở một số nơi, chú trọng nhiều
vào đầu tư hạ tầng và quy mô diện tích lớn (từ 100ha trở lên) bỏ qua quy mô nhỏ và
vừa, chưa đầu tư thích đáng vào nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao và tạo ra chuỗi giá
trị sản phẩm bền vững). Cụ thể thời gian qua, những biện pháp như là IOT hay là
BIGDATA và đặc biệt là hệ thống MIMOSA TEK( đoạt giải nhất chương trình Go live!
Vietnam venture cup) đã được áp dụng trong việc quản lý cũng như sản xuất thu được
hiệu ứng tương đối tích cực và hiệu quả đã được thấy rõ là tăng từ 25-30% năng suất
các sản phẩm cây trồng.

21


c) Khuyến khích khởi nghiệp và đổi mới, tích hợp các xu hướng và thành tựu
của CMCN 4.0 vào nội dung chương trình giáo dục, đào tạo và hướng
nghiệp để có lực lượng lao động có khả năng tiếp cận, phát triển và ứng
dụng được các thành quả nền nông nghiệp 4.0.

Thời gian gần đây,xu hướng Khởi nghiệp ngày một lan rộng. Một trong những
đất nước luôn có chiến tranh đó là Israel được thế giới mệnh danh là Quốc gia Khởi
nghiệp. Đất nước này thu hút khoảng 15% tổng vốn đầu tư mạo hiểm vào lĩnh vực an
ninh mạng của toàn thế giới. Đây là một phần của nền kinh tế “quốc gia khởi nghiệp”
đang bùng nổ ở Israel, tạo thành hệ sinh thái năng động nhất bên ngoài nước Mỹ. Israel

chính là tấm gương cho bất kỳ quốc gia nghèo khó nào muốn vươn tầm phát triển sánh
ngang các quốc gia phát triển trên thế giới với những con người và ý chí nỗ lực không
ngừng nghỉ. Tuy nhiên, cần làm gì để khởi nghiệp thành công lại là một vấn đề không ít
người đang trăn trở, nhất là trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. Khởi nghiệp là
một vấn đề tưởng chừng đơn giản chỉ cần có ý tưởng hay là được, nhưng để biến ý
tưởng đó thành hiện thực hóa đi vào thực tế lại lại vấn đề vô cùng khó khăn đối với tất
cả những ai đã, đang và từng có ý định khởi nghiệp. Nếu chỉ một cá nhân khởi nghiệp
mà không có sự đồng hành của các tổ chức, các chính sách thì sẽ rất khó thành hiện
thực. Vì vậy, rất cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các tổ chức và mọi người,
cùng chung tay giúp sức để tạo ra cộng đồng Khởi nghiệp lớn mạnh. Bên cạnh đó, các
chính sách, đề án, kế hoạch, chương trình đã được đưa ra phải xem xét thật kỹ lưỡng
cũng như là hợp lí nhằm tạo đột phá trong công tác đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp

d) Thay đổi tư duy của nông dân và doanh nghiệp, cần lấy thị trường làm căn
cứ để xác định mặt hàng ,chất lượng,..... gia tăng độ tin cậy cho người tiêu
dùng. Đồng thời , người tiêu dùng cũng cần phải thay đổi tư duy trong việc
ứng dụng công nghệ thông tin trong việc truy xuất kiểm tra chất lượng,
nguồn gốc sản phẩm.

22


Để có thể dễ dàng giúp cho người tiêu dùng kiểm tra sản phầm cũng như là hỗ
trợ các doanh nghiệp sản xuất trong khâu đầu ra . VNPT đã đưa ra giải pháp VNPT
Check- giải pháp bảo vệ thương hiệu cho nông sản Việt

VNPT Check: Đây được xem là giải pháp hữu hiệu giúp bà con
nông dân dễ dàng kiểm soát, truy xuất nguồn gốc hàng hóa, tránh việc sản
phẩm của mình bị làm giả làm nhái, gây mất uy tín với người tiêu dùng.
Ngoài ra, VNPT Check cũng là một kênh hữu hiệu để doanh nghiệp quảng

bá thông tin về sản phẩm của mình. Giải pháp VNPT Check đang được
nhiều tỉnh thành trên cả nước lựa chọn để bảo vệ thương hiệu cho các
sản phẩm nông sản nói riêng và sản phẩm đặc trưng của tỉnh nói chung.
Ví dụ như Bến Tre sử dụng VNPT Check để gắn tem truy xuất nguồn gốc
cho 8 sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh là dừa, bưởi da xanh, chôm
chôm, nhãn, hoa cây cảnh, heo, bò và tôm biển. Quảng Ninh chọn VNPT
Check để dán tem truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm nông nghiệp, phi
nông nghiệp thuộc chương trình "Mỗi xã, phường một sản phẩm - OCOP”
của tỉnh. Bắc Giang sử dụng VNPT Check để bảo vệ thương hiệu sản
phẩm cho các hợp tác xã nông nghiệp và doanh nghiệp sản xuất phân phối
trong tỉnh…Ngoài các chương trình tập trung của tỉnh, nhiều sản phẩm
nông nghiệp nổi tiếng hiện nay đã lựa chọn VNPT Check để dán tem
chống hàng giả. Ví dụ như: Nhãn lồng Hưng Yên, Vải Lục Ngạn, Hành tỏi
Lý Sơn, Vải thiều Thanh Hà, Gà đồi Yên Thế (Bắc Giang), Gà Tiên Yên
(Quảng Ninh), Bánh gai Hưng Yên,….Không chỉ trong lĩnh vực lương
23


thực - thực phẩm, VNPT Check còn được các doanh nghiệp trong lĩnh vực
Dược phẩm, hàng tiêu dùng như: (Công ty Dược phẩm Hà Nam, Dược
Delap, Dược HPC, Dược liệu Đông Bắc, máy lọc nước Karofi... tin tưởng
lựa chọn. Nhờ tính hiệu quả, đơn giản, chi phí phù hợp, giải pháp xác thực
nguồn gốc hàng hóa của VNPT đang tiếp tục được nhiều doanh nghiệp, tổ
chức tin cậy lựa chọn để bảo vệ thương hiệu nông sản của mình và quyền
lợi của khách hàng. Bức tranh về nông nghiệp 4.0 sẽ là một quy trình khép
kín bằng công nghệ như giống chất lượng cao, phân bón thông minh,
thuốc trừ sâu thảo dược; canh tác chính xác, giảm hao hụt giống và giảm
khí thải nhà kính; tự động hóa từ thu hoạch, bảo quản, vận chuyển và chế
biến; ứng dụng điện toán đám mây để truy xuất nguồn gốc.


2. Giải pháp nguồn lực
2.1.

Giải pháp về đất đai

Phát triển thị trường đất đai, nhất là đất nông nghiệp để tạo điều kiện cho nông
nghiệp hàng hóa phát triển, khắc phục tình trạng manh mún như hiện nay.
Luật Đất đai năm 2013 đã có những tác động tích cực, tuy nhiên chính sách giao
đất bình quân khiến đất nông nghiệp trở nên manh mún, quy mô nhỏ, khó có thể cơ
giới hóa, hiện đại hóa và thực hiện nền sản xuất lớn. Việc tiếp cận đất nông nghiệp
của các doanh nghiệp còn khó khăn do công tác công bố, công khai quỹ đất dành cho
phát triển nông nghiệp trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa được các địa
phương chú trọng. Tình trạng manh mún đất đai trong sản xuất nông nghiệp của Việt
Nam đã và đang trở thành rào cản đối với sự phát triển của ngành nông nghiệp. Đất
đai manh mún đang gây khó cho việc ứng dụng công nghệ mới, cơ giới hóa nông
nghiệp, tăng chi phí sản xuất, tác động xấu đến tính hiệu quả trong sản xuất nông
nghiệp. Hiện nay,chính sách về đất đai có nhiều đổi mới về: quản lý, phương thức,
bảo đảm giải phóng sức sản xuất của mọi thành phần kinh tế trên cơ sở sử dụng hiệu
quả nguồn tài nguyên. Tuy nhiên, cần phải hiểu rõ việc tích tụ ruộng đất không phải
làm “nghèo” nông dân, mà cần có giải pháp nâng cao kiến thức , tập trung đất cho
24


người dân để họ có nhận thức đúng đắn, sẵn sàng ủng hộ phương thức sản xuất hiện
đại, tiên tiến, đưa được công nghệ cao vào nông nghiệp. Qua đó, nông dân vừa có
việc làm, vừa được nâng cao chất lượng đời sống, giải phóng một phần sức lao động;
đồng thời góp phần thiết lập cơ chế tạo quỹ đất sẵn sàng phát triển nông nghiệp tập
trung, quy mô lớn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn.

2.2.


Giải pháp về con người

Chú trọng bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng đối với đội ngũ lao động nông nghiệp
hiện hành để đáp ứng được yêu cầu áp dụng các thành quả của nông nghiệp 4.0 và
hoặc chuyển sang làm các ngành nghề khác.
Trình độ chuyên môn,khả năng của đội ngũ lao động trong ngành nông nghiệp ở
nước ta hiện nay vẫn còn rất là thấp so với các nước khác trên thế giới . Để có thể bắt
kịp với xu hướng nông nghiệp của các nước phát triển trên thế giới, chúng ta cần phải
tập trung bồi dưỡng kiến thức lý thuyết cũng như tăng cường khả năng thực hành của
những người lao động trong ngành công nghiệp để có thể áp dụng thành quả của Công
Nghệ vào nông nghiệp qua đó nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm bớt được sức lao
động. Bên cạnh đó, những kiến thức này có thể áp dụng cho những ngành nghề khác
đặc biệt là ngành công nghiệp.

3. Giải pháp nguồn vốn
a)

Thu hút FDI nước ngoài

Thu hút FDI cho lĩnh vực nông nghiệp để có thêm vốn áp dụng những Công Nghệ
vào việc sản xuất.
Việt Nam là một quốc gia có nhiều lợi thế để phát triển nông nghiệp. Ngành Nông
nghiệp Việt Nam kể từ sau đổi mới đã phát triển mạnh mẽ, với giá trị sản xuất đóng góp
khoảng 25% - 30% GDP/năm. Thành quả này có sự đóng góp không nhỏ của việc huy
động nguồn vốn FDI vào lĩnh vực nông nghiệp. Tính đến ngày 20/11/2018, tổng vốn
25



×