Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

HÓA DƯỢC THUỐC TÁC ĐỘNG TRÊN HỆ TIÊU HÓA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.17 KB, 8 trang )

BÀI BÁO CÁO HÓA DƯỢC

BÀI 24 THUỐC TÁC ĐỘNG TRÊN HỆ TIÊU HÓA

THUỐC THÔNG MẬT – THUỐC LỢI MẬT
*MỤC TIÊU
_ Nhận dạng được công thức phân tử các thuốc lợi mật – thông mật.
_ Trình bày được tác dụng, tác dụng phụ, chỉ định các thuốc lợi mật – thông mật.

1. ĐẠI CƯƠNG
1.1.
Sơ lược về chức năng gan mật.
_ Các tế bào gan tiết ra mật, mật được bài tiết đổ vào các vi ống dẫn mật r ồi chảy
vào các ống dẫn mật tận cùng trong vách các tiểu thùy gan. Các ống dẫn m ật ngày
càng lớn và cuối cùng đến các ống mật gan để đổ vào ống mật chủ rồi đi thẳng vào
tá tràng hay đi vào túi mật. Khi ăn, mật được phóng thích t ừ túi mật vào tá tràng.
_ Mật là chất lỏng có tính kiềm nhẹ, chứa cholesterol, các sắc t ố, acid mật và mu ối
mật. Muối mật là chất diện hoạt, nhũ hóa chất béo trong thức ăn giúp cho s ự tiêu
hóa chúng.
1.2.
Thuốc lợi mật.
_ Thuốc lợi mật là thuốc làm cho tế bào gan tang tiết mật.
_ Thuốc lợi mật kích thích tạo mật nhiều hơn nhưng loãng hơn do hút n ước vào ống
mật.
_ Tác dụng phụ: đau bụng, tiêu chảy.
_ Chống chỉ định: nghẽn đường mật.
1.3.
Thuốc thông mật.
_ Thuốc thông mật gây ra sự co thắt túi mật, tháo sạch túi mật và các đ ường khác
ngoài gan, kích thích sự tiết cholecystokinine hay còn gọi là pancreatozinine ở tá
tràng gây co thắt và gia tăng tiết enzym tiêu hóa của t ụy.


_ Tác dụng phụ: đau bụng, tiêu chảy.
1.4.
Thuốc làm tan sỏi mật.
_ Mật chứa khoảng 90% nước, phần còn lại là lipid mật gồm 3 thành phần: mu ối
mật, llecithine và cholecterol.
_ Muối mật là dạng liên hợp của acid mật với glycocol hoặc taurin
_ Các acid mật gồm có 2 dạng sơ cấp và thứ cấp. Acid mật sơ cấp gồm acid cholic và
chenodesoxycholic được gan tổng hợp từ cholecterol, sau đó được liên hợp trong
gan với glycocol và taurin để thành muối mật sơ cấp là glycocholat, glycochenat,
taurocholate, taurochena. Ở hồi tràng các chất này được hệ vi khuẩn ruột chuy ển
hóa thành acid mật thứ cấp là desoxxycholic, lithocholic rồi hấp thu rồi tham gia
vào chu kỳ gan-ruột.


2. MỘT SỐ THUỐC CÔNG DỤNG
ACID CHENODESOXYCHOLIC
Tên khoa học
3α,7α-dihydroxy-5β-cholan-24-oic
Kiểm nghiệm
_ Định tính: phổ IR, SKLM, phản ứng với formaldeyd.
_ Thử tinh khiết: năng suất quay cực, chất tương tự, kim loại nặng, giảm khối lượng do
sấy, tro sulfat.
_ Định lượng: phương pháp acid-baz
Tác dụng dược lý
Ursodesoxycholic ức chế sự sinh tổng hợp cholesterol, tạo thuận lợi cho s ự hòa tan c ủa
cholesterol trong mật tại túi mật.
Chỉ định
Làm tan rã sỏi mật do làm thay đổi thành phần của mật, tránh sự kết tủa của
cholesterol.
Tương tác thuốc

Chống chỉ định phối hợp với colestyramin do cố định các acid mật, các chất độc với gan
như dantrolen, fibrat, IMAO, ketoconazol…
Dạng dùng
_ Acid chenodesoxycholic: viên nén 250mg.
_ Acid ursodesoxycholic: viên nang 200mg.
Liều dùng
_ Acid chenodesoxycholic là 14 – 16mg/kg/ngày.
_ Acid ursodesoxycholic là 8 – 10mg/kg/ngày.
_ Khi dùng chất này để điều trị cần có những điều kiện sau: túi mật vẫn hoạt đ ộng,
đường kính cuẩ sỏi < 20 – 15mm.
_ Tỷ lệ khỏi bệnh từ 40 – 60% nếu sỏi < 15mm,70 – 80% nếu sỏi < 5mm.
_ Tỷ lệ tái nhiễm từ 10 – 15% trường hợp mỗi năm.
THUỐC TRỊ TIÊU CHẢY

*MỤC TIÊU
_ Nhận dạng được công thức phân tử các thuốc trị tiêu chảy.
_ Trình bày được tác dụng, tác dụng phụ, chỉ định của các thuốc trị tiêu chảy.

1. ĐẠI CƯƠNG
1.1.
Nguyên nhân và xử lý bệnh tiêu chảy.
Nhiễm vi khuẩn, virus
_ Nhiễm khuẩn: điều trị bằng kháng sinh, sulfamid kháng khuẩn đường ruột.
_ Nhiễm virus: chỉ có thể điều trị bằng triệu chứng.
Nhiễm ký sinh trùng
_ Amib ruột, Giardia là các ký sinh trùng thường gặp trong các tr ường hợp nhiễm
khuẩn ruột do ký sinh trùng có thể gây tiêu chảy.
_ Điều trị nguyên nhân bằng: các thuốc diệt ký sinh trùng.



Do dùng thuốc
Colchicin trị goutte, khi ngưng thuốc sẽ hết.
Ung thư đường tiêu hóa
Ung thư dạ dày, tụy, ruột,... thường xảy ra ở những người trên 50 tuổi và không có
nguyên nhân rõ ràng, có thể chuẩn đoán bằng cách siêu âm, chụp X quang.
Rối loạn chức năng tiêu hóa
Là nguyên nhân cuối cùng sau khi đã loại trừ các nguyên nhân khác.
1.2.
Nguyên tắc diều trị.
_ Ngăn chắn sự mất nước và chất điện giải.
_ Giảm số lần đi cầu.
1.3.
Các thuốc trị tiêu chảy.
_ Là những thuốc có tác động thuần túy trên triệu chứng, cho nên khi dùng thu ốc
vẫn phải chuẩn đoán và điểu trị nguyên nhân.
+ Dung dịch bù nước.
+ Thuốc giảm nhu động ruột.
Cao thuốc phiện.
Loperamid.
Diphenoxylat.
+ Chất kháng tiết dịch ruột.
Acetorphan.
Racecadotril.
+ Sản phẩm từ vi khuẩn.
Saccharomyces boulardii.
Lactobacillus acidophilus.
+ Chất hấp phụ.
Pectin.
Lactoprotein metyl.
Attapulgite.

Kaolin.
+ Chất che chở niêm mạc ruột.
Diosmectit.
+ Kháng khuẩn đường ruột.
Hydroxyquinolein: tiliquinol + tibroquinol.
Nitrofuran: nifuroxazide.
Sulfamid: sulfaguaidin.
Aminisid: neomucin.
Polypeptid: colistin.
Dẫn chất salicylic: acid 5-aminosalicylic.
2. MỘT SỐ THUỐC CÔNG DỤNG
DIPHENOXYLAT HYDROCLORID
Tên khoa học
1-(3-cyano-3,3’-diphenylpropyl)-4-carboxylatetyl
Kiểm nghiệm
_ Định tính: phổ hấp thu IR, phản ứng của Cl.
_ Thử tinh khiết: dạng dung dịch, chất tương tự, giảm khối lượng do sấy, tro sulfat.
_ Định lượng: phương pháp chuẩn độ bằng điện thế kế.
Tác dụng phụ
_ Khô miệng, buồn ngủ, liều cao gây táo bón, nôn mửa, nhức đầu, ngứa, mề đay.
_ Qúa liều: suy hô hấp nặng với triệu chứng của atropin rồi hôn mê. Điều trị bằng
naloxon và kèm theo không khí.
Cẩn thận khi dùng


Không dùng cho người dưới 30 tháng, phụ nữ có thai hoặc cho con bú, l ỵ cấp tính phân
có máu hoặc sốt cao, tiêu chảy do dùng kháng sinh. Do có atropin nên có th ể glaucom
cấp.
Tương tác thuốc
Tránh phối hợp: rượu vì nguy cơ gây ngủ.

Dạng dùng
Viên nén 2,5mg
Liều dùng
_ Người lớn: lần đầu tiên 5mg rồi sau đó 2,5mg x 1 đến 3 lần/ngày. Tối đa
0,2mg/kg/ngày.
_ Trẻ em trên 30 tháng: 2,5mg x 1 đến 3 lần/ngày.
Biệt dược
_ DIARSED: dyphenoxylat 2,5mg + atropin sulfat 25mg.
_ Tác động kháng cholimergic của atropin có thể làm giảm sự vận đ ộng và tiết dịch
ruột, ngoài ra do atropin có tác dụng phụ là lamg khô miệng, rối lo ạn th ị giác nên đ ược
pgoois hợp nhằm tránh sự lạm dụng thuốc.
LOPERAMID.HCl
Tên khoa học
4-[4-(4-clorophenyl)4-hydroxypiperidin-1-yl]-N,N-dimetyl-2,2-diphenyl butanmid
hydroclorid.
Kiểm nghiệm
_ Định tính: phổ hấp thu IR, phản ứng của Cl, SKLM.
_ Thử tinh khiết: dạng dung dịch, chất tương tự, giảm khối lượng do sấy, tro sulfat.
_ Định lượng: phương pháp chuẩn độ dùng điện thế kế.
Chỉ định
Được đề nghị để dự phòng tiêu chảy do sử dụng kháng sinh, kết hợp với chất bù nước.
Tác dụng phụ
_ Taó bón, ngứa.
_ Quá liều có thể gây liệt ruột và suy hệ thần kinh trung ương có thể ch ữa bằng
naloxon.
Thận trọng khi dùng
_ Do không có tác động trên hệ thần kinh trung ương ở liều điều trị, được thải qua
phân, nước tiểu, qua sữa mẹ không đáng kể nên được phép dùng cho phụ nữ đang ở
thời kỳ cho con bú.
_ Không dùng cho trẻ dưới 2 tháng tuổi, lỵ cấp tính phân có máu và s ốt cao, tiêu ch ảy do

kháng sinh.
_ Cẩn thận đối với người bị suy gan.
_ Phụ nữ có thai 3 tháng đầu của thai kỳ chỉ dùng khi cần thiết.
Dạng dùng
_ Viên nang cứng 2mg.
_ Dung dịch uống: chai 90ml, ống 0,2mg/ml
Liều dùng
_ Người lớn: Lần đầu tiên 4mg rồi sau đó 2mg x 1-3 lần/ngày tối đa 0,2 mg/kg/ngày.
_ Trẻ em > 8 tuổi: lần đầu tiên 2mg sau đó 2mg x 1-2 lần/ngày, tối đa 0,2mg/kg/ngày.
THUỐC TRỊ TÁO BÓN
*MỤC TIÊU
_ Trình bày được công thức các thuốc nhuận trường.
_ Trình bày được tác dụng, tác dụng phụ, chỉ định của thuốc nhuận trường.


1. TÁO BÓN LÀ GÌ? CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

_ Táo bón là khi bạn đi vệ sinh ít hơn 3 lần/1 tuần, tình trạng kéo dài gây ra nhiều khó
chịu cho người mắc phải “đây là trạng thái đi tiêu phân khô cứng, buồn đi mà không đi
được, phải rặn mạnh, thời gian đi tiêu lâu hoặc nhiều ngày mới đi tiêu một lần” .
_ Tình trạng còn gây đau bụng, đau đầu, mất sức khi đi vệ sinh. Thông thường, hiện
tượng này chỉ diễn ra và kết thúc trong vài ngày, mặc dù vậy vẫn có nhiều người bị táo
bón mãn tính do có liên quan đến bệnh lý rối loạn chức năng vận chuyển của ruột hay
là khởi đầu của một số bệnh lý như: bệnh đại tràng, suy giáp trạng, tăng canxi máu,
nhiễm độc chì, suy nhược cơ thể… Táo bón ở người già là nguyên nhân trực tiếp dẫn
đến bệnh trĩ.
_ Ai cũng có thể gặp phải hiện tượng này, nhất là người già, người béo và phụ n ữ sau
sinh. Đặc biệt, tình trạng táo bón ở trẻ em rất phổ biến. Nhóm thanh niên, người làm
việc nơi công sở cũng dễ mắc phải do ngồi nhiều, ít vận động và tâm lý căng thẳng quá
mức.


2. NGUYÊN NHÂN GÂY RA TÁO BÓN

_ Táo bón có thể đến từ một hoặc nhiều nguyên nhân cùng lúc. Cụ thể:


Ăn uống không khoa học, chế độ ăn nhiều đạm, ít chất xơ, không uống đ ủ nước.



Thường xuyên căng thẳng, ít vận động



Do uống thuốc tây hoặc sử dụng các chất kích thích như trà, cà phê…



Thường xuyên nén, nhịn đi vệ sinh.



Đột ngột thay đổi môi trường sống, thói quen sinh hoạt có thể ảnh h ưởng đến ch ức
năng ruột.
_ Đông y cho rằng tình trạng này là do đại tràng tích nhi ệt, khí tr ệ ho ặc âm d ương khí
huyết suy hư, khiến cho ruột già mất khả năng điều khi ển. Ngoài ra, b ế t ắc c ủa ph ế khí
cũng là một nguyên nhân gây ảnh hưởng đến khả năng bài tiết phân của đại tràng.

3. TRIỆU CHỨNG CỦA TÁO BÓN



_ Ngoài các triệu chứng dễ thấy như là: đi đại tiện ít h ơn 3 l ần/1 tu ần, đ ường kính
phân lớn, cứng, rất khó đẩy ra ngoài mà phải rặn nhiều lần mới đ ược, thì còn có các
triệu chứng đi kèm như: đau bụng, đau ở hậu môn khi đi đ ại tiện, có máu bám trên
bề mặt phân cứng… Ngoài ra, trong những trường hợp nặng, diễn ra trong nhiều
ngày sẽ dẫn tới một số hiện tượng sau đây:


Sốt



Nôn



Chướng bụng



Người xanh xao, sút cân



Nứt hậu môn



Sa trực tràng
_ Thông thường tình trạng sẽ hết ngay sau một vài ngày và không gây quá nhi ều phi ền

phức. Tuy nhiên, nếu lặp lại nhiều lần, diễn biến lâu ngày thì cần phải điều trị.

4. CÁCH TRỊ TÁO BÓN HIỆU QUẢ
_ Điều trị có các phương pháp như: dùng thuốc táo bón (trong đó có thuốc tây và các bài thu ốc
Đông y từ những nguyên liệu dễ kiếm), ngoài ra chế độ ăn uống và vận động hợp lý cũng giúp
cải thiện tình trạng này một cách hiệu quả.
4.1. Điều trị bằng Tây y
Các loại thuốc đặc trị thường được bác sỹ sử dụng là:


Thuốc tạo khối: Igol, Metamucil…



Thuốc thẩm thấu: Sorbitol, Forlax, Lactitol… trong thành phần có ch ứa mu ối vô c ơ,
đường, có tác dụng giữ nước trong lòng ruột, kích thích nhu đ ộng ru ột th ải phân ra
ngoài dễ dàng hơn.



Thuốc làm mềm phân: Docusat giúp nước thấm vào kh ối phân, làm m ềm phân và d ễ di
chuyển hơn.



Thuốc bôi trơn: Norgalax, Microlax… bơm trực tiếp vào hậu môn để làm mềm phân.



Thuốc nhuận tràng: Bisacodyl, Cascara… kích thích nhu động ruột co bóp đ ể đ ẩy phân

ra ngoài.

Dù đem lại hiệu quả nhanh nhưng bác sỹ thường khuyến cáo không nên s ử d ụng nh ững lo ại
thuốc này quá 8 ngày, bởi chúng có nhiều tác dụng ph ụ, dùng lâu sẽ gây ra bi ến ch ứng cho
đường ruột và để lại hệ quả cho gan, thận, dạ dày. Các loại thu ốc này cũng ch ỉ gi ải quy ết đ ược


triệu chứng mà không giải quyết được nguyên nhân. Ngoài ra, c ơ th ể sẽ m ất đi kh ả năng co
bóp, đào thải tự nhiên mà phải phụ thuộc vào thuốc suốt đời.
Trong trường hợp sử dụng thuốc mà không đạt hi ệu quả, người b ệnh có th ể t ới b ệnh vi ện đ ể
tháo thụt làm sạch đường ruột.
4.2. Điều trị bằng phương pháp dân gian
Từ xa xưa người bệnh đã biết cách áp dụng các bài thu ốc dân gian vào đi ều tr ị táo bón. Đó đ ều
là bài thuốc từ những nguyên liệu vô cùng đơn giản, quen thuộc và dễ ki ếm trong cu ộc s ống
hàng ngày.
Các bài thuốc được áp dụng nhiều nhất là:


Sung và sữa tươi: Đun nóng sữa và sung, dùng hàng ngày.



Mận khô: Ăn hằng ngày hoặc đun rồi ép lấy nước, uống 2 lần/ngày.



Mật ong và sữa ấm: Uống mỗi ngày vào buổi sáng.




Bột từ hạt thì là: Pha với nước ấm uống mỗi ngày.

6. CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG CHO NGƯỜI BỆNH TÁO BÓN
Ăn gì trị táo bón cũng rất được người bệnh quan tâm. Thực tế, một chế độ ăn uống khoa h ọc và
lối sống lành mạnh, thường xuyên vận động, tập thể dục đã giúp b ạn không còn ph ải lo l ắng
về bệnh tật và hạn chế được tối đa nguy cơ mắc táo bón. Vậy bị táo bón ăn gì thì t ốt? Ng ười
bệnh nên:


Ăn đủ bữa, đủ chất, đúng giờ, không làm việc khác khi đang ăn.



Người bệnh nên ăn các thực phẩm chứa nhiều chất xơ như: rau xanh, hoa qu ả t ươi, các
loại măng, đặc biệt là nho khô… giúp phân xốp, khối lượng phân tăng đáng k ể sẽ kích
thích vận động đường ruột co bóp và giữ được nước trong phân, tránh phân bị khô và
giảm được khả năng phát triển táo bón.



Ăn sữa chua bởi chứa nhiều vi khuẩn Probiotic – m ột lo ại vi khu ẩn t ốt, có l ợi cho s ức
khỏe, sống trong đường tiêu hóa. Vi khuẩn này giúp cho th ức ăn đ ược tiêu hóa m ột cách
nhanh chóng và giúp tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa.



Uống đủ 2 lít nước/ngày giúp làm mềm phân, sạch đường tiêu hóa.




Ăn thực phẩm giúp nhuận tràng, giàu vitamin nhóm B như mật ong, v ừng, rau m ồng t ơi,
khoai lang, chuối tiêu, đu đủ, củ cải, giá đỗ…

Và cần phải kiêng những thực phẩm, đồ uống sau:


Kiêng sử dụng các loại kích thích như trà, cà phê… các gia vị như hẹ, tỏi, ớt…




Không nên ăn quá nhiều thức ăn trong một bữa.



Hạn chế ăn đồ khô như đậu tương, lạc…



Ngủ đủ giấc và hạn chế căng thẳng.

Ngoài ra, người bệnh nên tránh ngồi lâu một chỗ mà cần phải tích cực vận đ ộng cơ th ể, t ập
luyện các môn thể thao phù hợp với thể trạng, s ở thích. M ột đi ều r ất quan tr ọng đó là rèn
luyện thói quen đi đại tiện đều đặn, nên đại ti ện vào bu ổi sáng ho ặc kho ảng 30 phút sau b ữa
ăn sáng, vì đây là thời điểm dễ dàng đi vệ sinh nhất. Không đ ược nh ịn đi vệ sinh khi có d ấu
hiệu muốn đại tiện. Có thể dùng vòi hoa sen, xả n ước vào h ậu môn đ ể làm m ềm phân và gi ảm
sự khó chịu khi đi vệ sinh.




×