Tải bản đầy đủ (.doc) (89 trang)

đặc điểm tiểu thuyết đi tìm nhân vật của tạ duy anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (468.26 KB, 89 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA
HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BỘ MÔN NGỮ
VĂN

LÂM KIM THA
MSSV: 6116150

ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT ĐI TÌM NHÂN VẬT

CỦA TẠ DUY ANH

Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành Ngữ Văn

Cán bộ hướng dẫn: NGUYỄN THỊ KIỀU OANH

Cần Thơ, 2014


ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Mục đích nghiên cứu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1.1 Tiểu thuyết
1.1.1 Khái niệm chung về tiểu thuyết
1.1.2 Đặc điểm của tiểu thuyết


1.2 Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975
1.2.1 Những tiền đề ảnh hưởng đến sự hình thành và vận động của tiểu thuyết Việt
Nam Sau 1975
1.2.2 Những đặc điểm cơ bản của tiểu thuyết Việt Nam sau 1975
1.2.2.1 Tiểu thuyết tập trung phản ánh hiện thực
1.2.2.2 Sự thức tỉnh của ý thức cá nhân và đề cao số phận con người
1.2.2.3 Tiểu thuyết sau 1975 đa dạng về nhân vật, cốt truyện và ngôn ngữ thể hiện
1.3 Đôi nét về Tạ Duy Anh
1.3.1 Cuộc đời
1.3.2 Sự nghiệp sáng tác
1.3.3 Tóm tắt tác phẩm

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG TIỂU THUYẾT ĐI TÌM NHÂN VẬT
2.1 Cuộc sống và xã hội hiện đại qua tiểu thuyết Đi tìm nhân vật
2.1.1 Hiện thực về một xã hội xô bồ, hỗn tạp
2.1.2 Sự vô tâm hờ hững của cộng đồng người trong xã hội
2.2 Con người cá nhân trong đời sống hiện đại qua tiểu thuyết Đi tìm nhân vật
2.2.1 Con người trong sự đấu tranh giữa cái thiện và cái ác


2.2.2 Con người với những khát khao về tình yêu và tự do
2.2.3 Con người với những dục vọng ái tình
2.3 Hành trình tìm kiếm con người bản thể

CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT ĐI TÌM NHÂN
VẬT
3.1 Kết cấu tác phẩm
3.1.1 Kết cấu phân mảnh
3.1.2 Kết cấu theo dòng ý thức
3.1.3 Kết cấu mở

3.2 Giọng điệu trần thuật
3.2.1 Giọng điệu trào phúng, giễu nhại
3.2.2 Giọng điệu phê phán
3.2.3 Giọng điệu triết lí
3.3 Ngôn từ nghệ thuật
3.3.1 Sử dụng ngôn ngữ đời thường có phần thông tục
3.3.2 Sử dụng ngôn ngữ đối thoại như một trò chơi với những khoảng trống
3.3.3 Ngôn ngữ độc thoại
3.4. Thời gian và không gian nghệ thuật
3.4.1 Thời gian nghệ thuật
3.4.2 Không gian nghệ thuật

PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỤC LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Từ sau 1975, đất nước trải qua một giai đoạn mới với nhiều biến động trên nhiều
lĩnh vực khác nhau: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… Chính những điều đó đòi hỏi
văn học cũng phải có sự vận động và phát triển để bắt kịp nhu cầu thưởng thức của con
người trong thời đại mới. Để có thể mang đến những tác phẩm phù hợp với xu thế của
thời đại, các nhà văn đã không ngừng tìm tòi, đổi mới phong cách sáng tác, khai thác
những đề tài và chủ đề cho phù hợp với con người trong cuộc sống đương đại. Với sự
nỗ lực đó, các nhà văn Việt Nam hiện đại đã và đang tạo nên những đột phá với nhiều
cách viết, lối viết mới mẻ nhằm bao quát được những vấn đề diễn ra trong đời sống. Vì
vậy, văn học thời kì này đã có những chuyển biến mạnh mẽ và không ngừng khẳng
định được vị thế của mình trong nền văn học mới. Và đã có không ít nhà văn đạt được
thành tựu trên con đường đổi mới văn học: Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Lê Lựu,

Dương Hướng, Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Phạm Thị Hoài, Võ Thị Hảo… Họ cùng
nhiều nhà văn khác đã mang đến cho văn học Việt Nam thời kì này một diện mạo mới.
Trong số các nhà văn vừa nêu trên phải kể đến nhà văn Tạ Duy Anh, ông đã có những
đóng góp đáng kể trong trào lưu đổi mới văn học. Ông được xem là một hiện tượng
nổi bật, một cây bút có được nhiều sự chú ý của độc giả cũng như giới nghiên cứu phê
bình văn học thời kì hiện đại.
Là một nhà văn luôn có sự tìm tòi, sáng tạo, Tạ Duy Anh đã khá thành công trong
hai thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết. Trong đó, ông thành công ở thể loại tiểu thuyết
hơn cả. Mỗi tiểu thuyết là một sự nỗ lực, cách tân táo bạo, mới mẻ cả về nội dung lẫn
hình thức nghệ thuật. Đối với Tạ Duy Anh, tiểu thuyết là nơi để ông thể hiện tài năng
cũng như cá tính sáng tạo của mình trong hành trình tìm đến một hình thức nghệ thuật
mới cho văn học. Và tiểu thuyết Đi tìm nhân vật là một minh chứng xác thực. Những
vấn đề về cuộc sống xã hội, về nhân sinh, nhân bản cũng như số phận của con người
trong cuộc sống và xã hội hiện đại đều được Tạ Duy Anh phản ánh một cách chân
thực, sâu sắc và nhiều chiều. Đồng thời, tác phẩm còn thể hiện sự kì vọng, khát khao
của nhà văn về việc hướng con người đến những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.
Có thể nói rằng, Đi tìm nhân vật là một tác phẩm tạo nhiều bất ngờ thậm chí gây
“sốc” cho độc giả và giới phê bình văn học bởi lối viết mới mẻ, táo bạo, đôi khi có
1


phần khiêu khích hơn so với những tác phẩm truyền thống. Chính vì thế, từ khi ra đời,
để được đón nhận, Đi tìm nhân vật đã phải trải qua khá nhiều khó khăn, thăng trầm.
Tuy nhiên, đây là một tác phẩm hay, nhiều vấn đề trong xã hội đều được nhà văn đề
cập đến, nhưng với lối viết mới mẻ, nhiều tầng ý nghĩa khiến cho tác phẩm trở nên khó
đọc, khó tiếp cận, nếu không đi sâu tìm hiểu thì khó có thể hiểu được nội hàm ẩn sâu
bên trong. Chính vì thế, chúng tôi chọn đề tài Đặc điểm tiểu thuyết Đi tìm nhân vật để
có thể thấy được những suy tư, trăn trở của nhà văn về con người và cuộc đời cũng
như phong cách sáng tác của Tạ Duy Anh trong thời kì đổi mới văn học.


2 Lịch sử vấn đề
Tạ Duy Anh là một nhà văn mới của văn học đương đại được sự quan tâm, chú ý
của nhiều độc giả và giới phê bình văn học. Bởi tác phẩm của ông luôn ẩn chứa những
giá trị nội dung và nghệ thuật tạo nhiều sự quan tâm và gây xôn xao dư luận. Vì thế,
tác phẩm của ông tạo nên nhiều làn sóng tranh cãi khác nhau. Nhưng dù nhận được sự
đồng tình hay bài bác đi nữa thì khi đi sâu vào tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy rằng tiểu
thuyết của Tạ Duy Anh luôn đặt ra nhiều vấn đề nghiêm túc trong cuộc sống, chứa
đựng sự tìm tòi, sáng tạo dồi dào và đầy tâm huyết của một cây bút trẻ đương đại.
Cho đến nay, đã có nhiều bài viết và công trình nghiên cứu về tiểu thuyết Đi tìm
nhân vật, mỗi nhà nghiên cứu đưa ra nhận định, đánh giá riêng về tác phẩm trên nhiều
phương diện khác nhau. Song nhìn chung, các bài viết đã thể hiện được nội dung chính
cũng như ý đồ nghệ thuật mà nhà văn đã gởi gắm vào trong tác phẩm Đi tìm nhân vật.
Dưới đây, chúng tôi xin đưa ra một số bài viết, công trình nghiên cứu tiêu biểu về tiểu
thuyết Đi tìm nhân vật trên cả phương diện nội dung lẫn hình thức nghệ thuật của tác
phẩm:
Trước tiên, về mặt nội dung của tác phẩm, tác giả Uyên Thao trong bài viết Chân
dung cuộc sống Việt Nam qua tác phẩm Đi tìm nhân vật của Tạ Duy Anh đã cho rằng,
trong tác phẩm Đi tìm nhân vật, Tạ Duy Anh đã hướng con người đến với những giá
trị trân quý trong cuộc sống và điều đặc biệt hơn cả là nhà văn muốn con người thoát
khỏi những nỗi cô đơn, hoài nghi trong cuộc sống để trở về với những niềm vui, hạnh
phúc và tự do trong tâm hồn mình. Chính vì thế, Đi tìm nhân vật không chỉ mang đến
những trang viết thấm đẫm chất hiện thực mà còn là một hành trình dài trong quá trình
tìm đến hướng phục sinh cho cuộc sống con người. Nhưng vấn đề cốt lõi mà nhà văn
muốn đặt ra vẫn là niềm vui được tự do trong cuộc sống này và trong chính tâm hồn
mình, vì chỉ có tự do mới mang con người đến với bến đỗ của bình yên và tìm được
2


hạnh phúc thật sự: “Quá trình đi tìm nhân vật của Tạ Duy Anh, cuối cùng, đã hiện
hình là quá trình đi tìm hướng phục sinh cho cuộc sống. Và người đọc có thể bắt gặp

cái ánh sáng mà Tạ Duy Anh muốn thắp lên: Ánh sáng Tự Do – thứ ánh sáng lung linh
kì ảo chưa từng có đã soi tỏ cho thấy mọi thang bảng giá trị đều lộn ngược, theo đó kẻ
đi cuối thì nay lên đầu” [33].
Khác với Uyên Thao, Đoàn Ánh Dương trong bài giới thiệu về tác phẩm Đi tìm
nhân vật thì nhận định rằng, dù viết về vấn đề gì đi chăng nữa thì Đi tìm nhân vật vẫn
đặt ra một vấn đề nhức nhói về sự tha hóa của con người, con người đang ngày càng bị
biến dạng và đang đứng trước nguy cơ nhòe căn cước. Vì thế, tác phẩm như một tiếng
chuông ngân vang cảnh tỉnh, khuyên răn con người, muốn con người tìm về với cuộc
sống thực: “Đặt ra vấn đề về sự tha hóa của con người bằng việc đưa ra một xác thực
về sự vong bản, về sự hòa tan cá tính trong một xã hội bầy đàn hóa, rô – bốt hóa bằng
những lập trình có sẵn, Đi tìm nhân vật rung lên tiếng chuông cảnh báo về sự phi lý
của cuộc sống khi cơ sở tồn tại của nó là con người cá nhân, cá tính bị đồng hóa”
[24].
Và ngay cả báo Thể thao và Pháp luật số 47 – 2004 cũng có nói: “Mối quan tâm
lớn nhất của Tạ Duy Anh là cái vong bản, đánh mất mình của con người dưới sự
giằng co, xiêu dạt của lịch sử. Trên con đường truy tìm lại mặt mình, cũng như khả dĩ
gương mặt thật của quá khứ, con người vấp phải và bị phong tỏa bởi thói gian trá,
đớn hèn, vật dục, tàn ác, kể cả trong mỗi cá nhân. Phúc âm duy nhất là tình yêu, tình
cảm trong sạch của bản thể và cái nhìn trung thực, nhân đạo đối với những vết
thương, lỗi lầm của quá khứ” [34, tr. 17]. Qua đó chúng ta có thể thấy, Đi tìm nhân
vật thực sự là một tiểu thuyết mang đến cho người đọc nhiều góc cạnh khác nhau của
cuộc sống. Và tập trung nhất vẫn là tình trạng vong thân, vong bản và sự xuống cấp
trầm trọng về đạo đức của những con người cá nhân, cá thể trong tác phẩm. Dù vậy,
vẫn thể hiện được cái nhìn nhân đạo của nhà văn về con người và cuộc sống trong tác
phẩm, tuy đầy rẫy tai ương, hiểm họa nhưng vẫn chan chứa yêu thương.
Về mặt nghệ thuật cũng đã có không ít công trình nghiên cứu đánh giá cao sự
đóng góp của Tạ Duy Anh trong việc làm mới nghệ thuật tác phẩm. Trong đó phải kể
đến bài viết Tạ Duy Anh – người đi tìm nhân vật của Thụy Khuê. Trong bài viết này,
Thụy Khuê đánh giá cao những nỗ lực cách tân, tìm tòi, sáng tạo của Tạ Duy Anh
trong việc tìm đến một hình thức nghệ thuật mới trong tiểu thuyết: “Tạ Duy Anh đã

biến chuyển nhiều để tạo ra một thủ pháp hiện thực mới, mà kí ức, hồi ức không còn
3


thụ động, bất động trong mỗi lần trở về. Trong Đi tìm nhân vật, mỗi hình ảnh, mỗi chi
tiết đều đưa đến những nghi vấn… Những nghi vấn đầu tiên này đã là một bước ngoặc
cho nhiều tiểu thuyết: đi từ xác định đến hoài nghi, đẩy người đọc vào tình trạng:
không thể có một sự đọc mà có nhiều sự đọc”[30]. Và đến Tình thế những người trẻ
hôm nay, một lần nữa Thụy Khuê khẳng định: “Đi tìm nhân vật, Tạ Duy Anh viết theo
cấu trúc mở, đưa người đọc vào những mê lộ đầy bí ẩn, không lối thoát, tác phẩm bao
trùm những khía cạnh tối tăm của những con người mặt nạ, sống trong một xã hội mật
vụ luôn luôn bị theo dõi hoặc chính mình theo dõi người khác” [29].
Với Thụy Khuê, Đi tìm nhân vật là một cuốn tiểu thuyết có sự phá cách về nội
dung lẫn hình thức nghệ thuật thì với Dương Thuấn, Đi tìm nhân vật là một cuốn tiểu
thuyết hay, nó làm cho người đọc say sưa bởi lối viết mới lạ: “Đã lâu rồi tôi mới lại
đọc một cuốn tiểu thuyết thú vị như thế! Thật chẳng khác nào một người đang đi giữa
cánh đồng còi cọc nắng hạn lâu ngày bỗng gặp được một dòng suối trong ngần ầm ào
chảy, tha hồ múc uống và tắm mát thỏa thuê” [36]. Và chính lối viết mới lạ đó đã tạo
cho câu chuyện “thoát khỏi hoàn toàn lối viết truyền thống quen thuộc là hiện thực bị
che phủ bởi nhiều lớp mùng màn, miêu tả dầm dề, chậm chạp, ngôn ngữ sạch bóng
trơn tru… Anh đã chọn phương pháp tiếp cận hiện thực đa diện, đa chiều và gần nhất.
Mọi khía cạnh đặt ra đối với cuộc sống hiện lên trên trang viết đều rất chân thực,
người đọc như thấy được cụ thể của những chuyện xảy ra” [36].
Trong Đi tìm nhân vật – một tuyệt phẩm của Tạ Duy Anh bị bỏ quên, Trần Phong
Vũ cũng đã khẳng định, Tạ Duy Anh thật sự là một ngòi bút tự tin và đầy bản lĩnh,
không những thế ta còn có thể bắt gặp Tạ Duy Anh mang nhiều phong cách sáng tạo
của nhiều nhà văn khác nhau: “Với Đi tìm nhân vật, Tạ Duy Anh cũng tự chứng tỏ sự
vững vàng của một ngòi bút tự tin và đầy bản lĩnh. Trong từng khoảnh khắc, người đọc
có thể bắt gặp ở Tạ Duy Anh một nét mỉa mai, cay độc của Vũ Trọng Phụng, một sự ví
von, bay bướm của Hoàng Hải Thủy, một cảnh ngộ u uất nào đó từng có với Bùi Ngọc

Tuấn, với Dương Thu Hương hay những nhà văn Trung Hoa đang nổi tiếng như cồn”
[38]. Vì thế, không phải ngẫu nhiên mà Thụy Khuê cho rằng: “Đi tìm nhân vật thực sự
là một tiểu thuyết gồm nhiều tiểu thuyết trong một tiểu thuyết, nhiều tác giả trong một
tác giả, nhiều nhân vật trong một nhân vật” [30].
Ngoài các công trình nghiên cứu kể trên, trong các trường đại học còn có một số
luận văn Thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp về các tác phẩm Tạ Duy Anh như: Võ Thị
Thanh Hà (2006), Nhân vật tiểu thuyết Tạ Duy Anh, luận văn Thạc sĩ, ĐH Vinh;
4


Nguyễn Thị Kim Lan (2006), Nghệ thuật kết cấu trong một số tiểu thuyết huyền ảo,
triết luận của Tạ Duy Anh, Châu Diên, Hồ Anh Thái, luận văn Thạc sĩ, ĐH sư phạm,
Hà Nội; Nguyễn Tiến Hùng (2008), Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Tạ Duy
Anh, luận văn Thạc sĩ, ĐH sư phạm, Hà Nội; Lê Thị Huế (2011), Đặc điểm câu văn
trong tiểu thuyết Đi tìm nhân vật của Tạ Duy Anh, luận văn Thạc sĩ, ĐH Vinh, Nghệ
An; Nguyễn Thị Tuệ Như (2014), Thi pháp tiểu thuyết Tạ Duy Anh, luận văn Thạc sĩ,
ĐH Vinh… Nhìn chung, các bài viết và công trình nghiên cứu trên đều ghi nhận những
nỗ lực, cách tân trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh trên phương diện nội dung và nghệ thuật
của tác phẩm.
Và ngay cả tác giả của cuốn tiểu thuyết Đi tìm nhân vật cũng đã bộc bạch tâm
trạng của mình là luôn hồi hộp, mong ngóng, chờ đợi “đứa con” của mình sau bốn năm
thai nghén vật vã: “Tôi đã có hơn 50 lần hồi hợp chờ ra sách (cả in lần đầu và tái
bản) nhưng chưa lần nào mà tâm trạng rạo rực, bồn chồn như khi chào đón Đi tìm
nhân vật. Đã sáu năm trôi qua kể từ khi Đi tìm nhân vật có diễm phúc xuất hiện lần
đầu, tôi vẫn giữ nguyên cái tâm trạng đó khi chào đón đứa con tinh thần đa cảm, đa
đoan tái sinh trở lại. Niềm an ủi lớn và rõ ràng nhất với tôi là trong sáu năm qua,
nhiều người vẫn đi tìm nó và Đi tìm nhân vật là cuốn sách tồn tại dưới nhiều dạng
văn bản nhất của tôi. Điều đó cho phép tôi vui mừng thông báo, đây là văn bản mà tôi
ưng ý hơn cả cho tới thời điểm này” [1, tr. 5].
Từ những công trình nghiên cứu trên, ta có thể thấy đã có nhiều nhà nghiên cứu

và giới phê bình chú ý đến tiểu thuyết Đi tìm nhân vật. Nhưng nhìn chung, những bài
nghiên cứu trên chỉ được phân tích ở một vài khía cạnh nhỏ và mang tính khái quát
chung chung. Vì vậy, nhiều vấn đề vẫn còn bỏ ngỏ. Chính điều đó đã thôi thúc chúng
tôi chọn đề tài Đặc điểm tiểu thuyết Đi tìm nhân vật của Tạ Duy Anh để đi sâu tìm hiểu
nội dung cũng như nghệ thuật của tác phẩm, để từ đó thấy được những giá trị ẩn sâu
bên trong tác phẩm mà nhà văn muốn gửi gắm đến người đọc.

3 Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài Đặc điểm tiểu thuyết Đi tìm nhân vật của Tạ Duy Anh, chúng tôi
muốn làm nổi bật lên những giá trị nội dung cũng như nghệ thuật của tác phẩm. Từ đó,
thấy rõ những đóng góp của nhà văn Tạ Duy Anh trong nền văn học đương đại nói
riêng và những cách tân trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới nói chung. Đồng
thời, qua đó có thể nắm được những khuynh hướng sáng tác của các nhà văn trong
buổi đầu đổi mới văn học.
5


4 Phạm vi nghiên cứu
Trong đề tài này, chúng tôi tập trung nghiên cứu tiểu thuyết Đi tìm nhân vật của
Tạ Duy Anh để làm nổi bật nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Bên cạnh đó, chúng
tôi còn tìm hiểu, nghiên cứu một số tác phẩm khác của Tạ Duy Anh và một số tác
phẩm của các nhà văn cùng thời trên cơ sở so sánh, phân tích, đối chiếu để làm sáng tỏ
đề tài nghiên cứu.

5 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu
sau:
Phương pháp hệ thống: để có thể khái quát đặc điểm tiểu thuyết Đi tìm nhân
vật, chúng tôi khảo sát tác phẩm trên một số phương diện nội dung và nghệ thuật: kết
cấu, giọng điệu, ngôn ngữ, không gian, thời gian… để từ đó rút ra những nhận định,

đánh giá về tác phẩm một cách toàn diện nhất.
Phương pháp phân tích: ở đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích
để làm nổi bật những vấn đề cơ bản và ý nghĩa mà tác giả muốn gửi gắm vào trong
tác phẩm.
Phương pháp so sánh: so sánh, đối chiếu để tìm ra những nét tương đồng và dị
biệt giữa tiểu thuyết Đi tìm nhân vật với một số tiểu thuyết khác để phát hiện và
khẳng định những nét riêng của tiểu thuyết Đi tìm nhân vật một cách khách quan
nhất.
Bên cạnh đó, chúng tôi còn sử dụng một số thao tác bình giảng, đánh giá, chứng
minh, để làm sáng tỏ đề tài Đặc điểm tiểu thuyết Đi tìm nhân vật của Tạ Duy Anh.

6


CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG

1.1 Tiểu thuyết
1.1.1 Khái niệm chung về tiểu thuyết
Tiểu thuyết là một thuật ngữ văn học, một tên gọi chung được dùng để phân biệt
với các thể loại khác. Từ khi hình thành cho đến nay, tiểu thuyết đã trải qua quá trình
phát triển lâu dài ở cả phương Đông lẫn phương Tây. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn khá
nhiều ý kiến khác nhau xung quanh thuật ngữ này. Vì thế, việc đi tìm một khái niệm
hoàn chỉnh cho tiểu thuyết là một điều không dễ dàng. Nhưng qua quá trình nghiên
cứu, các nhà nghiên cứu lý luận, phê bình văn học ở Việt Nam đã cố gắng đúc kết và
đưa ra một số giới thuyết về tiểu thuyết như sau:
Trước tiên, theo tác giả Từ điển thuật ngữ Văn học thì: “Tiểu thuyết là tác phẩm
tự sự cỡ lớn, có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và
thời gian. Tiểu thuyết có thể phản ánh số phận của nhiều cuộc đời, nhiều bức tranh
phong tục, đạo đức xã hội, miêu tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính
cách đa dạng” [6, tr. 328]. Còn theo Từ điển Văn học (bộ mới) thì: “Tiểu thuyết là

thuật ngữ chỉ thể loại tác phẩm tự sự, trong đó trần thuật tập trung vào số phận một
cá nhân trong quá trình hình thành và phát triển của nó; sự trần thuật ở đây được
khai triển trong không gian và thời gian nghệ thuật đến mức đủ để truyền đạt “cơ
cấu” của nhân cách” [8, tr. 1716].
Trong Lí luận văn học, do Hà Minh Đức (chủ biên) thì cho rằng tiểu thuyết là:
“hình thức tự sự cỡ lớn, tiểu thuyết có những khả năng riêng trong việc tái hiện với
một quy mô lớn những bức tranh hiện thực đời sống, trong đó chứa đựng nhiều vấn đề
sâu sắc của đời sống xã hội, của số phận con người, của lịch sử, của đạo đức, của
phong tục…. Nghĩa là tiểu thuyết có năng lực phản ánh hiện thực một cách bao quát
và sinh động theo hướng tiếp cận trên cả bề rộng lẫn chiều sâu của nó” [4, tr. 184].
Theo Giáo trình Lí luận văn học do Trần Đình Sử (chủ biên) thì: “tiểu thuyết là
thể loại tự sự có cội nguồn trong thể loại lịch sử, nhưng mang nội dung phi quan
phương, ngoài lục kinh, kể về số phận của con người. Sang thời cận đại, tiểu thuyết là
thể loại tự sự có quy mô lớn, đối lập với thể loại sử thi ở cách tiếp cận đời thường một
cách gần gũi, không có khoảng cách. Tiểu thuyết là thể loại tự sự phong phú nhất:
Nhân vật có thể nhiều nhất, cốt truyện phức tạp nhất, ngôn từ đa dạng nhất đáp ứng
nhu cầu ý thức cuộc sống con người trong tất cả mọi chiều kích” [12, tr. 202].
7


Trong quyển 150 thuật ngữ văn học, Lại Nguyên Ân cũng đã đưa ra một số giới
thuyết về tiểu thuyết như sau: “Tiểu thuyết là tác phẩm tự sự, trong đó trần thuật tập
trung vào số phận một cá nhân trong quá trình hình thành và phát triển của nó; sự
trần thuật ở đây được khai triển trong không gian và thời gian nghệ thuật đến mức đủ
truyền đạt “cơ cấu” của nhân cách” [2, tr. 325, 326].
Qua các công trình nghiên cứu kể trên, chúng tôi nhận thấy: “tiểu thuyết thật sự
là một tác phẩm tự sự cỡ lớn, có những khả năng riêng trong việc tái hiện một quy mô
lớn với những bức tranh hiện thực đời sống, trong đó tiểu thuyết chứa đựng nhiều vấn
đề sâu sắc của đời sống xã hội, số phận con người, cũng như phong tục, lịch sử, đạo
đức… Nghĩa là tiểu thuyết có năng lực phản ánh hiện thực một cách sâu sắc, bao quát

và sinh động theo hướng tiếp cận trên cả bề rộng lẫn chiều sâu của nó” [4, tr.184]. Vì
lẽ đó, để chọn một khái niệm chung nhất để phân biệt tiểu thuyết với các thể loại văn
học khác, chúng tôi lựa chọn cách lí giải của các tác giả Từ điển thuật ngữ Văn học, đó
là: “Tiểu thuyết là một tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống
ở mọi giới hạn không gian và thời gian. Tiểu thuyết có thể phản ánh số phận của nhiều
cuộc đời, nhiều bức tranh phong tục, đạo đức xã hội, miêu tả các điều kiện sinh hoạt
giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng” [6, tr 328].

1.1.2 Đặc điểm của tiểu thuyết
Trong quá trình phát triển và thay đổi diện mạo văn học, tiểu thuyết là một thể
loại luôn có sự vận động và đổi mới không ngừng. Vì vậy, qua từng thời kì và giai
đoạn phát triển khác nhau, đặc điểm tiểu thuyết sẽ được soi chiếu trong nhiều góc độ
và phương diện khác nhau. Tuy nhiên, qua các công trình nghiên cứu trong các tài liệu:
Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng Chủ
biên); Giáo trình Lý luận văn học (tập 2) do Trần Đình Sử (Chủ biên), chúng tôi nhận
thấy hầu hết các nhà nghiên cứu đều xác định tiểu thuyết trong một số đặc điểm cơ bản
như sau:
Thứ nhất, so với các thể loại tự sự như ngụ ngôn, anh hùng ca (sử thi), thì đặc
điểm tiêu biểu nhất của tiểu thuyết là cái nhìn cuộc sống từ góc độ đời tư. Đặc trưng
này thoạt đầu được hình thành ngay trong tiểu thuyết cổ đại. Càng về sau đời tư càng
trở thành tiêu điểm để miêu tả cuộc sống một cách tiểu thuyết. Tùy theo từng thời kì
phát triển, cái nhìn đời tư có thể sâu sắc tới mức thể hiện được, hoặc kết hợp được với
các chủ đề thế sự hoặc lịch sử dân tộc. Nhưng yếu tố đời tư càng phát triển thì tính

8


chất tiểu thyết càng tăng, ngược lại, yếu tố lịch sử dân tộc càng phát triển thì chất sử
thi càng đậm đà.
Thứ hai, khác với truyện thơ, trường ca, thơ trường thiên và anh hùng ca là chất

văn xuôi, tức là một sự tái hiện cuộc sống, không thi vị hóa, lãng mạn hóa, lí tưởng
hóa. Miêu tả cuộc sống như một thực tại cùng thời, đang sinh thành, tiểu thuyết hấp
thụ vào bản thân nó mọi ngổn ngang bề bộn của cuộc đời bao gồm cái cao cả lẫn cái
tầm thường, nghiêm túc và buồn cười, bi và hài, cái lớn lẫn cái nhỏ.
Thứ ba, cái làm cho nhân vật tiểu thuyết khác với các nhân vật sử thi, nhân vật
kịch, nhân vật truyện trung cổ là ở chỗ: nhân vật tiểu thuyết là “con người nếm trải”, tư
duy, chịu khổ đau, dằn vặt của cuộc đời trong khi các nhân vật kia thường là nhân vật
hành động. Tiểu thuyết miêu tả nhân vật như con người đang biến đổi trong hoàn cảnh,
con người đang trưởng thành do cuộc đời dạy bảo.
Thứ tư, thành phần chính yếu của tiểu thuyết không phải chỉ là cốt truyện và
tính cách nhân vật như ở truyện vừa và truyện ngắn trung cổ. Ngoài hệ thống các sự
kiện, biến cố và những chi tiết tính cách, tiểu thuyết miêu tả suy tư của nhân vật về thế
giới, về đời người, phân tích cặn kẽ các diễn biến tình cảm, trình bày tường tận tiểu sử
của nhân vật, mọi chi tiết về quan hệ giữa người và người, về đồ vật, môi trường, nội
thất…
Thứ năm, tiểu thuyết xóa bỏ khoảng cách về giá trị giữa người trần thuật và nội
dung trần thuật của anh hùng ca, để miêu tả hiện thực như cái hiện tại đương thời của
người trần thuật. Chính đặc điểm này làm cho tiểu thuyết trở thành một thể loại dân
chủ, cho phép người trần thuật có thái độ thân mật, thậm chí suồng sã đối với nhân vật
của mình.
Cuối cùng, với các đặc điểm đã nêu, tiểu thuyết là thể loại văn học có khả năng
tổng hợp nhiều nhất các khả năng nghệ thuật của các thể loại văn học khác. Tiểu thuyết
thế kỉ XIX – XX đã cung cấp nhiều mẫu mực về sự tổng hợp đó. Chính hiện tượng
tổng hợp trên đã làm cho thể loại tiểu thuyết cũng đang vận động, không đứng yên. Vì
vậy mà Backtin cho rằng tiểu thuyết là “thể loại duy nhất đang hình thành và chưa
xong xuôi” [6, tr. 331].
Xét trên phương diện nghệ thuật, so với các thể loại văn học khác, nhân vật tiểu
thuyết được miêu tả nhiều mặt, tinh tế, chi tiết như con người sống. Từ tính cách, cá
tính đến số phận, từ hành động đến tâm lí, từ các loại quan hệ đến ngôn ngữ đều được
9



các nhà tiểu thuyết quan tâm khám phá. Các thuộc tính của nhân vật được miêu tả
trong quá trình, trong tổng hòa mọi bình diện, từ ý thức đến vô thức, từ tư tưởng đến
bản năng, từ mặt xã hội đến mặt sinh vật… Sự miêu tả nhân vật ở đây đạt được tính
lập thể, toàn vẹn. Vì thế, nhân vật tiểu thuyết là một chủ thể sống động.
Tiểu thuyết là một tác phẩm có dung lượng lớn, không chỉ viết về một người,
mà còn viết về cả gia tộc, cả thế hệ, thậm chí nhiều thế hệ. Số lượng trong tiểu thuyết
không chỉ có vài người mà còn có thể lên đến vài trăm người và phản ánh đầy đủ mọi
sự việc như: Chiến tranh và hòa bình của L. Tolstoi hay Hồng lâu mộng của Tào
Tuyết Cần. Cách tiếp cận nhân vật tiểu thuyết vì thế cũng hết sức đa dạng. Có thể là
miêu tả nhân vật qua hành động, tâm lý và cũng có thể miêu tả qua kí ức hay dòng ý
thức. Do đó, tiểu thuyết được cho là một thể loại tự sự dân chủ, năng động và giàu khả
năng phản ánh đời sống bậc nhất trong các thể loại văn học.
Không riêng gì nhân vật, so với các thể loại văn học khác, cốt truyện tiểu thuyết
cũng vô cùng phức tạp. Cốt truyện tiểu thuyết có thể đơn tuyến hay đa tuyến, đan bện
nhiều quãng thời gian. Cốt truyện có thể giàu kịch tính cũng có thể pha loãng để thể
hiện chất triết lý hoặc chất trữ tình. Cách trần thuật tiểu thuyết cũng đa dạng: có thể kể
theo ngôi thứ nhất, thứ hai, thứ ba. Có thể sử dụng nhiều loại điểm nhìn để khắc họa
nhân vật từ nhiều góc độ. Nói tóm lại, cốt truyện tiểu thuyết hiện đại khá tự do, linh
hoạt trong việc chọn điểm mở đầu, điểm kết thúc.
Hoàn cảnh trong tiểu thuyết được khắc họa, phân tích rất chi tiết. Đó có thể là
hoàn cảnh xã hội, hoàn cảnh tự nhiên, hoàn cảnh chiến tranh, môi trường, phong tục,
văn hóa, thậm chí là hoàn cảnh tưởng tượng… Chức năng của hoàn cảnh tiểu thuyết
rất đa dạng. Ngoài việc cung cấp không gian cho nhân vật hoạt động, hoàn cảnh còn có
tác dụng thúc đẩy nhân vật hành động, làm phương tiện bộc lộ tính cách, tâm lí, phân
tích xã hội, tạo không khí chung cho tác phẩm.
Ngôn ngữ tiểu thuyết là một hiện tượng đa dạng và phong phú. Lời trần thuật
mang tính chất đối thoại, đa giọng, đa thanh như lời văn nhại, lời mỉa mai, lời văn nửa
trực tiếp. Trong tiểu thuyết, ngôn từ trở thành đối tượng miêu tả của nhà văn. Nhà văn

miêu tả ngôn từ của nhân vật như những sản phẩm cá thể hóa cao độ, phù hợp với đặc
điểm cá nhân của từng nhân vật, ứng với nhu cầu miêu tả cá tính của nhân vật.
Tựu trung lại, tiểu thuyết là một thể loại tự sự năng động, có khả năng phản ánh
đời sống cao nhất trong các thể loại văn học.
10


1.2 Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975
1.2.1 Những tiền đề ảnh hưởng đến sự hình thành và vận động của tiểu
thuyết Việt Nam sau 1975
Sau 1975, đất nước chuyển từ chiến tranh sang hòa bình, xã hội bước vào giai
đoạn xây dựng và phát triển. Một thời kì mới được mở ra với bao ước mơ, khát vọng
cháy bỏng nhưng cũng không kém phần khó khăn thử thách. Điều đó đòi hỏi con
người phải có sự thay đổi sao cho phù hợp với xu thế vận động và phát triển của xã
hội. Văn học nói chung và tiểu thuyết nói riêng, vì thế cũng phải có sự đổi mới. Bởi lẽ,
“không có hình thái tư tưởng nào có thể thay thế được văn học và nghệ thuật trong
việc xây dựng tình cảm lành mạnh, tác động sâu sắc đến việc đổi mới nếp nghĩ và nếp
sống của con người” (Báo cáo chính trị Đại hội Đảng lần thứ VI) [3, tr. 15].
Do nhu cầu và sự chi phối của chiến tranh nên văn học giai đoạn 1945 – 1975
mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Vì thế, văn học thời kì này
chủ yếu viết về những vấn đề lớn lao, những vấn đề có liên quan đến vận mệnh của
cộng đồng, của dân tộc. Chính những điều đó đã mang đến cho văn học thời kì này
một cái nhìn rạch ròi, không thể nhòe lẫn giữa thiện – ác, chính – tà, bóng tối – ánh
sáng. Nhưng văn học từ sau 1975 đã tồn tại và phát triển trong điều kiện lịch sử - xã
hội hoàn toàn khác biệt với thời kì chiến tranh. Cùng với những biến động khác nhau
trong đời sống xã hội và những nhu cầu mới của con người trong cuộc sống thời hậu
chiến đã khiến cho các thể loại văn học có sự vận động và phát triển. Bởi hiện thực
cuộc sống thời bình đòi hỏi một nền văn học hoàn thiện hơn, hướng nội hơn. Vì vậy,
văn học phải trở về với vai trò đích thực của nó là phản ánh số phận con người với
những ngổn ngang, bề bộn của cuộc sống đời thường.

Thời kì đầu những năm 1975 đến những năm 80, văn học Việt Nam đã có
những chuyển biến đáng kể nhưng nhìn chung văn học vẫn còn mang màu sắc sử thi.
Bởi trong hai mươi năm kháng chiến chống Mĩ, dân tộc Việt Nam đã trải qua biết bao
mất mát, hi sinh, bao niềm vui, nỗi buồn và những giây phút hào hùng, kiêu hãnh của
dân tộc. Vì vậy khi hòa bình lập lại, những kí ức về chiến tranh vẫn còn tồn tại trong
đời sống tinh thần của mỗi người dân là một điều hiển nhiên và tất yếu. Kí ức về
những năm tháng chiến tranh là một trong những điều quan trọng không chỉ để nhà
văn suy ngẫm về quá khứ theo những sự kiện, những dòng hồi tưởng mà còn là thước
đo để các nhà văn có thể nhìn nhận về chiến tranh theo nhiều góc độ và phương diện
khác nhau trong cuộc sống đời thường. Vì những lẽ trên, đã không ít những nhà văn
11


dùng sự trải nghiệm của mình trong quá khứ cùng với những suy ngẫm về cuộc sống
hiện tại đã cho ra đời không ít tác phẩm đánh dấu một bước chuyển mới trong cách
viết và cách nghĩ của con người về cuộc sống trước và sau năm 1975: Nắng đồng
bằng của Chu Lai, Năm 75 họ sống như thế nào của Nguyễn Trí Huân, Trong cơn
gió lốc của Khuất Quang Thụy, Đứng trước biển, Cù lao tràm của Nguyễn Mạnh
Tuấn, Gặp gỡ cuối năm của Nguyễn Khải… Đây là những tác phẩm ngõ hầu minh
chứng cho sự chuyển đổi tư duy sáng tạo và quan niệm nghệ thuật của nhà văn, đưa tới
sự đổi mới triệt để và quyết liệt hơn trong cách nhìn của nhà văn và con người về hiện
thực cuộc sống thời bình.
Đến năm 1986, đây là một bước ngoặc quan trọng trong cao trào đổi mới. Nhất
là từ sau Đại hội lần thứ VI, Đảng ta khẳng định cần phải có sự đổi mới toàn diện trên
tất cả các lĩnh vực trong đó có văn học. Việc đổi mới văn học là một quá trình biện
chứng lâu dài, đòi hỏi các nhà văn phải có sự tìm tòi đổi mới, phải đi sâu vào cuộc
sống hiện tại của con người. Bên cạnh việc ca ngợi những cái tốt, cái mới nhà văn
được phép đi sâu khai thác những cái xấu, những mặt trái của xã hội mà trước đây vì
điều kiện lịch sử - xã hội không cho phép nên những tiêu cực trong đời sống bị che lấp
đi, nay có điều kiện khai phá thì nhà văn phải có sự chuẩn bị cho mình đầy đủ mọi thứ

vốn cần thiết trong quá trình sáng tạo. Có như vậy, văn học mới thật sự trở thành người
phát ngôn cho xã hội, và đem lại cho nền văn học những tác gia và tác phẩm lớn, đồng
thời đưa văn học dân tộc hòa nhập với đời sống văn học nhân loại để đồng hành cùng
thời đại đang tồn tại và sinh thành. Phải nói rằng, Đại hội lần thứ VI là một bước ngoặc
lớn trong tiến trình đổi mới văn học nước nhà. Sau Đại hội VI, vai trò, vị trí của văn
học nghệ thuật được nhìn nhận và khẳng định lại trong sự chuyển biến mạnh mẽ của
cuộc sống hôm nay. Chính vì thế, từ sau năm 1986 văn học Việt Nam đã chuyển từ giai
đoạn văn học mang tính sử thi sang giai đoạn văn học mang cảm hứng thế sự đời tư.
Với những nỗ lực sáng tạo trong khai thác đề tài và chủ đề cho phù hợp với con
người và cuộc sống đương đại, các nhà văn đã không ngừng tìm tòi, sáng tạo mang
đến cho người đọc những tác phẩm mang hơi hướng của thời đại mới. Và tiểu thuyết
như một thể loại xung kích, đã thực sự bộc lộ được ưu thế của mình trên con đường
dân chủ hóa nội dung, nghệ thuật. “Với xu hướng nhìn thẳng vào sự thật, các nhà tiểu
thuyết đã dấn thân vào hiện thực ở thời hiện tại, đang hình thành, chưa ổn định; ở
chính “tiêu điểm” của đời sống nhằm hướng tới ý thức “lột trần mặt nhau, lột trần
mặt mình, lột trần mặt đời và cao hơn là bốc trần thế giới”” [35]. Vì thế, văn học thời
12


kì này gây được nhiều sự chú ý của người đọc với những tác phẩm: Thời xa vắng (Lê
Lựu), Chim én bay (Nguyễn Trí Huân), Bến không chồng (Dương Hướng), Mảnh đất
lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Dấn
thân (Xuân Cang), Góc tăm tối cuối cùng (Khuất Quang Thụy), Đám cưới không có
giấy giá thú (Ma Văn Kháng), Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai),… cùng nhiều tác phẩm
khác đã mang đến cho tiểu thuyết thời kì này những thành công rực rỡ trong hành trình
“lột xác” của mình.
Tuy nhiên, trong suốt một thời gian dài từ năm 1986 đến nay, không phải lúc
nào tiểu thuyết Việt Nam cũng có được những thành tựu rực rỡ, chiếm được vị thế cao
trên văn đàn mà cũng có không ít những biến động, thăng trầm. Nhưng nhìn chung,
với sự nỗ lực tìm tòi của chủ thể sáng tạo, văn học Việt Nam nói chung, tiểu thuyết nói

riêng đã có sự vận động và chuyển biến trên nhiều phương thức biểu hiện trong những
quan niệm mới về hiện thực và con người. Và từ đó ta cũng có thể thấy, tiểu thuyết là
một loại hình tự sự tập trung nhiều nhất sự chú ý cũng như sự quan tâm tìm tòi, đổi
mới sáng tạo của các nhà văn trong giai đoạn văn học này nói chung và độc giả nói
riêng. Cũng vào thời điểm này, một số tác giả, tác phẩm trào lưu văn học trước đây bị
đánh giá là sai lầm, các sáng tác mang đậm màu sắc cá nhân không phù hợp với
khuynh hướng sử thi, cái tôi riêng tách ra khỏi cái tôi chung của văn học trong thời kì
kháng chiến thì nay được nhìn nhận lại một cách toàn diện và khách quan hơn. Chính
vì thế đã góp phần động viên và tạo thêm sức mạnh cho các nhà văn thỏa sức khai phá,
tìm tòi, sáng tạo trong việc đổi mới văn học. Sự tìm tòi đổi mới không chỉ ở các nhà
văn đã khẳng định được chỗ đứng của mình trong lòng người đọc như: Nguyễn Khải,
Nguyễn Minh Châu, Lê Lựu, Xuân Quỳnh, Nguyễn Duy… mà còn nhiều tác giả khác
xuất hiện trong thời kì này: Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Dương Hướng, Nguyễn
Khắc Trường, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Chu Lai,… Họ là những người đã mang đến
cho văn học một quan niệm nghệ thuật mới, tư duy mới và tái hiện hiện thực cuộc
sống bằng nhãn quan của chính mình. Vì thế, những tác phẩm mà họ tạo ra mang cái
nhìn trực diện, phơi bày những mặt tốt, mặt xấu của con người trong đời sống hiện đại.
Chính những điều đó đã mang đến cho tiểu thuyết thời kì này một sinh khí mới, với
những thành tựu đáng được ghi nhận và trân trọng.

13


1.2.2 Những đặc điểm cơ bản của tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1975
1.2.2.1 Tiểu thuyết tập trung phản ánh hiện thực
Đầu những năm 80, cuộc sống thời bình trở lại, con người phải đối mặt với biết
bao khó khăn, thử thách, phải đối mặt với những vấn đề thực tiễn của đời sống xã hội.
Vì vậy, văn học vẫn tiếp tục vai trò của nó đó là khám phá thực tại và ý thức về hiện
thực. Hiện thực ở đây không chỉ là hiện thực về cách mạng, các biến cố lịch sử mà còn
là hiện thực tâm hồn của mỗi cá nhân con người trong đời sống hằng ngày với những

vấn đề riêng tư, với những khát vọng của mọi mặt, cùng với các quan hệ phức tạp,
chằng chịt, đa diện, đa chiều của đời sống. Hiện thực đời sống trong tính toàn vẹn của
nó đã mở ra những không gian vô tận cho văn học thỏa sức khai vỡ. Như nhà văn
Nguyễn Khải đã viết: “tôi thích cái hôm nay, cái hôm nay ngổn ngang, bề bộn, bóng
tối và ánh sáng, màu đỏ với màu đen, đầy rẫy những biến động, những bất ngờ, mới
thật là một mảnh đất phì nhiêu cho các cây bút thả sức khai vỡ” [5, tr. 568]. Trên cơ
sở đó, văn học trở thành một trong những phương tiện quan trọng để nhà văn bày tỏ
cách nhìn, cách nghĩ của mình trước thực tại đời sống xã hội.
Có thể nói, tiểu thuyết trong cao trào đổi mới viết về mọi đề tài nhưng cái mà
nhà văn đi sâu khám phá vẫn là cái nhìn về hiện thực. Với xu hướng “bóc trần sự thật”
các nhà tiểu thuyết thời kì hiện đại đã đi sâu khai thác vào thực tại đời sống đang sinh
thành và phát triển. Những điều đó đã tạo nên một cái nhìn đa chiều về hiện thực. Theo
đó, số phận cá nhân, những quan hệ phức tạp của con người, của hiện thực đời sống xã
hội được nhà văn đặc biệt quan tâm chú ý đến. Để làm được như vậy, nhà văn phải nỗ
lực vượt qua lối phản ánh hiện thực thông thường, vươn tới lối“viết sao cho chạm
được các tầng sâu, vào tận đáy sâu những sự thật về quê hương đất nước, dân tộc
mình để tác phẩm tiếp giáp lá cà đời sống, xông vào những chốn gai góc, thâm u của
cuộc đời” [11, tr. 20].
Với những nỗ lực sáng tạo cho văn học thời kì đổi mới, các tác giả văn học thời
kì này đã cho ra đời hàng loạt tác phẩm thể hiện cái nhìn mới của nhà văn về hiện
thực: Thời xa vắng (Lê Lựu), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Ăn mày dĩ vãng
(Chu Lai), Thời gian của người (Nguyễn Khải), Không phải trò đùa (Khuất Quang
Thụy)… Trong đó, Thời xa vắng của Lê Lựu là một trong những tác phẩm được đông
đảo độc giả đón nhận một cách nồng nhiệt. Bởi những vấn đề mà nhà văn nêu ra
không chỉ mang một cái nhìn bao quát, mới mẻ về hiện thực đời sống chiến đấu mà
còn xoáy sâu vào nỗi đau, bi kịch đầy cay đắng trong cuộc đời con người. Và điều làm
14


nên thành công cho tác phẩm là ở chỗ, nhà văn không ca ngợi chiến tích, cái hào sảng

của người anh hùng mà nhà văn đi sâu nhìn nhận lại hiện thực cũng như nhận thức lại
bi kịch, nỗi đau riêng tư của con người trong cuộc sống. Bên cạnh đó, Nỗi buồn chiến
tranh của Bảo Ninh cũng là một tác phẩm có cái nhìn sâu sắc, mới mẻ về hiện thực
chiến tranh và đời sống chiến đấu. Nếu trước đây, khi viết về chiến tranh, các nhà văn
chủ yếu ca ngợi những chiến công hiển hách của dân tộc và sự kì diệu của con người
thì Bảo Ninh đã nhìn nhận chiến tranh từ một góc độ khác, nghĩa là chiến tranh không
chỉ có hào hùng, kiêu hãnh mà còn đầy rẫy chết chóc và tang thương.
Phải nói rằng, hiện thực đời sống không chỉ thu gọn trong những biến cố lịch
sử, đời sống cộng đồng mà tiểu thuyết còn chú tâm vào cái thường nhật, nhiều khi vặt
vãnh, với bao quan hệ phức tạp, chồng chéo đang tìm ẩn trong cuộc sống quanh ta.
Chính vì thế, việc tập trung phản ánh hiện thực trong tiểu thuyết cho phép nhà văn
“khơi những điều chưa ai khơi”, tức đi sâu khai thác những góc khuất, những khía
cạnh của đời sống thực tại một cách đa diện và đa chiều nhất. Nhưng để làm được điều
đó không phải là một điều dễ dàng, nó đòi hỏi người nghệ sĩ phải có cái nhìn bao quát
và phải có sự “tự cảm thấy” về những gì đang diễn ra trong đời sống thực tại. Có như
vậy, văn học mới thật sự trở thành phát ngôn cho xã hội.
1.2.2.2Sự thức tỉnh của ý thức cá nhân và đề cao số phận con người
Xã hội Việt Nam từ sau năm 1975, bước vào một thời đại mới, giai đoạn mới,
con người trở về với những tất bật của cuộc sống đời thường với biết bao ước mơ, khát
vọng cháy bỏng về một cuộc sống mới đang mở ra trước mắt họ, nhưng đồng thời, họ
cũng phải đối mặt với biết bao gian truân, thử thách mới trong cuộc sống đời thường.
Chính những điều đó đã thúc đẩy sự trỗi dậy mạnh mẽ của ý thức cá nhân trong từng
con người. Giờ đây, con người không chỉ là con người của cộng đồng, của lịch sử, của
xã hội mà còn được hòa hợp trong mối quan hệ giữa con người cá nhân với con người
của cộng đồng, cái tôi cá nhân được đề cao và nhìn nhận. Do vậy, vấn đề đời sống tinh
thần và tâm lí của con người được thể hiện ở nhiều bình diện và khía cạnh khác nhau
của cuộc sống. Trong bối cảnh đó số phận con người là cái mà nhà văn phải quan tâm
và đi sâu khai thác, là người cầm bút đòi hỏi nhà văn phải nghiền ngẫm và quan tâm
sâu sắc hơn về mọi mặt của đời sống con người, từ những niềm vui, tình yêu cuộc
sống đến những nỗi đau mà con người đã trải qua để từ đó cảm thông và sẻ chia với họ

bằng cả trái tim của người nghệ sĩ. Đặc biệt, phải giúp con người có một cái nhìn đa
diện, đa chiều hơn về hiện thực cuộc sống để rồi họ tự ý thức về những giá trị cũng
15


như thân phận của mình một cách toàn diện nhất. Cũng như nhà văn Nguyễn Minh
Châu trong một lần trả lời phỏng vấn báo Văn nghệ đầu năm 1986, ông đã khẳng định:
“Văn học và đời sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm của nó là con người.
Người viết nào cũng có tính xấu nhưng tôi không thể nào tưởng tượng nổi một nhà văn
mà lại không mang nặng trong mình tình yêu cuộc sống và nhất là tình yêu thương con
người. Tình yêu này của một người nghệ sĩ vừa là niềm hân hoan say mê, vừa là một
nỗi đau đớn, khoắc khoải, một mối quan hoài thường trực về số phận, hạnh phúc của
những người xung quanh mình. Cần giữ cái tình yêu lớn ấy trong mình, nhà văn mới
có khả năng cảm thông sâu sắc với những đau khổ, bất hạnh của người đời, giúp họ
vượt qua khủng hoảng tinh thần và đứng vững được trước cuộc sống” [9, tr. 54].
Ở mọi thời đại lịch sử, con người luôn là trung tâm văn học nhưng tùy vào từng
thời kì mà con người được nhìn nhận và đánh giá ở từng góc độ khác nhau. Đặc biệt,
trong điều kiện đất nước chuyển đổi cơ cấu kinh tế, hội nhập và giao lưu với các nước
trong khu vực thì việc đổi mới quan niệm về con người và sự thức tỉnh của ý thức cá
nhân đã làm đổi mới tư duy của nhà văn trong quá trình sáng tạo nghệ thuật. Chính
điều đó đã làm cho văn học thời kì này càng trở nên đa dạng và phong phú hơn về đề
tài, chủ đề sáng tác bởi nó không chỉ đi sâu về thân phận của con người mà còn viết về
hiện thực đời sống con người với những khát khao về quyền được sống, về tình yêu, về
hạnh phúc lứa đôi trong mỗi con người cá nhân. Những điều vừa nêu trên được thể
hiện trong hàng loạt tác phẩm của Lê Lựu, Ma Văn Kháng, Chu Lai, Nguyễn Khắc
Trường, Nguyễn Bình Phương, Dương Hướng…
Trong giai đoạn đổi mới, vấn đề con người cá nhân, cá thể được đặt ra một cách
bức xúc và mạnh mẽ trong cảm hứng sáng tạo của nhà văn. Đằng sau mỗi cá thể là
những vấn đề mang ý nghĩa nhân sinh của thời đại với trăm ngàn mảnh đời khác nhau
“đầy những vết dập xóa trong tâm hồn” [5, tr. 582]. Vì thế, trong thời kì này đã xuất

hiện không ít tác phẩm viết về con người luôn sống trong sự giằng xé nội tâm, họ khao
khát được tự do, được sống vì tình yêu của mình nhưng lại bị gia đình và xã hội níu
lại. Giang Minh Sài trong tác phẩm Thời xa vắng của Lê Lựu là một con người như
thế. Cùng một lúc Sài phải sống trong cả hai cuộc đời thật và giả, Sài luôn khao khát
có được một cuộc sống và một tình yêu cho riêng mình nhưng vì là một con người bị
động nên Sài luôn tuân theo những ràng buộc, những quy tắc của gia đình, của đơn vị,
chưa bao giờ Sài dám sống cho bản thân mình, nói lên tiếng lòng của mình để rồi Sài
trở thành nạn nhân của chính mình, của xã hội vì không được thừa nhận bản thân con
người. Từ đó, Lê Lựu đã đặt ra một vấn đề mang tính thời sự: con người phải biết tự
16


nhận thức và sống cho bản thân mình, thời kì sống cho người khác giờ đã qua đi. Phải
biết sống và ước mơ, vươn lên theo những gì mình khao khát, phải nhận thức được
những sai lầm của mình và phải biết đấu tranh phá vỡ những ràng buộc vô lí, góp phần
làm cho cuộc sống tươi đẹp hơn. Và đó cũng chính là sự thức tỉnh của ý thức cá nhân
trong mỗi con người.
Hay nhân vật Vạn trong Bến không chồng của Dương Hướng. Trở về sau
những năm tháng chiến tranh, Vạn sống một cuộc đời hết sức trung thực, sẵn sàng hi
sinh tất cả vì lợi ích chung nhưng lại nhúc nhát, luôn do dự, không dám đấu tranh vì
tình yêu, hạnh phúc cá nhân của riêng mình, để rồi cuộc đời ông rơi vào bi kịch và
phải chọn cho mình một cái chết đầy bi thương. Bên cạnh Thời xa vắng của Lê Lựu,
Bến không chồng của Dương Hướng còn có hàng loạt tác phẩm: Mùa lá rụng trong
vườn (Ma Văn Kháng), Lão khổ (Tạ Duy Anh), Cơ hội của chúa (Nguyễn Việt Hà),
Một ngày và một đời (Lê Văn Thảo)… Các nhân vật trong tác phẩm, họ là những mẫu
người đứng trước sự chọn lựa, thử thách, bị chi phối bởi biết bao thế lực giữa bóng tối
và ánh sáng, giữa thấp hèn và cao cả của cuộc đời.
Tiểu thuyết Việt Nam từ sau đổi mới không chỉ đi sâu vào thân phận con người
mà còn đi sâu khai thác, khám phá con người tự nhiên. Việc các nhà tiểu thuyết thời kì
đổi mới quan tâm đến con người tự nhiên như một sự quan tâm đến con người trong

tính toàn vẹn của nó. Con người dù sống trong bất kì một thời đại, một giai đoạn nào
đi chăng nữa vẫn luôn hướng về một khát vọng sống mãnh liệt, một tình yêu tươi đẹp,
một hạnh phúc viên mãn. Vì thế, khi khai thác con người tự nhiên, các nhà tiểu thuyết
đã không ngần ngại miêu tả chất sắc dục, tình yêu nhục thể như một nhu cầu rất riêng
tư, rất “người” trong mỗi cá nhân. Bởi nó là một nhu cầu tất yếu trong cuộc sống của
con người. Cho nên, việc đưa con người tự nhiên vào trong văn học không chỉ góp
phần làm cho con người hiện lên đầy đặn và sống động hơn mà còn khám phá con
người tự nhiên trong nhiều góc độ khác nhau. Vì thế, ở thời điểm này, các nhà văn đã
cho ra đời không ít các tác phẩm miêu tả con người tự nhiên trong tinh thần nhân bản
của văn học: Ngược dòng nước lũ (Ma Văn Kháng), Người đi vắng (Nguyễn Bình
Phương), Bến không chồng (Dương Hướng), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh)…
Ngoài ra, con người tâm linh cũng là một trong những phương diện mà các nhà
tiểu thuyết quan tâm, chú ý đến. Khai thác con người tâm linh tức là đi sâu khám phá
thế giới tâm linh trong cõi vô thức, tiềm thức, giấc mơ để từ đó thấy được thế giới nội
tâm cũng như những tầng sâu, vỉa quặng trong tâm hồn mỗi con người. Điều đó đòi
17


hỏi nhà văn phải đi sâu đào bới từng ngóc ngách trong sâu thẳm tâm hồn con người để
từ đó khai phá được chiều sâu trong tâm lí nhân vật và chính những vấn đề được thể
hiện trong tác phẩm sẽ giúp con người tự nghiền ngẫm và hoàn thiện nhân cách của
mình, và hướng đến những giá trị tươi đẹp trong cuộc sống.
Tóm lại, sự thức tỉnh của ý thức cá nhân, hòa hợp với con người tự nhiên, con
người tâm linh và con người xã hội là một trong những đặc điểm quan trọng không chỉ
giúp nhà văn nhận diện con người trong mọi chiều kích mà còn là một trong những đặc
điểm quan trọng của một nền văn học mới: dân chủ, đa dạng và nhân bản.
1.2.2.3 Tiểu thuyết sau 1975 đa dạng về nhân vật, cốt truyện và ngôn ngữ thể
hiện
Nhân vật là yếu tố quan trọng hàng đầu của tác phẩm văn học, nó là sự thể hiện
quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người. Nếu trước đây, nhân vật chính của tác

phẩm thường là những nhân vật chính diện, là những con người làm nên lịch sử hay
những người anh hùng sống vì lí tưởng cao đẹp của cách mạng và dân tộc thì giờ đây,
nhà văn đã nhìn nhận nhân vật của mình theo một chiều kích mới. Nhân vật chính
trong tác phẩm không còn là những con người anh hùng lãng mạn, thuần khiết, chính
trực nữa mà có thể là những con người đa diện với những phẩm chất tốt, xấu, cao cả,
thấp hèn. Chính những điều đó đã tạo nên nhiều kiểu nhân vật mới, có thể là kiểu nhân
vật cô đơn, nhân vật tâm lí, kì ảo hay là những nhân vật mang tính bi kịch của cuộc
đời, của số phận. Bên cạnh đó, ta có thể thấy rằng các nhà văn từ sau thời kì đổi mới
đã có ý thức đi sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật nhằm khám phá chiều sâu tâm lí
của nhân vật, khai thác “con người ở bên trong con người” để thấy được thế giới vô
cùng đa dạng, phong phú ẩn sâu bên trong con người mà văn học trước đây chưa đi
sâu khai phá. Từ đó có thể thấy, thế giới nhân vật trong văn học thời kì này sinh động
và đa dạng hơn nhiều so với giai đoạn trước. Từ chỗ nhận thức và phán xét con người


phương diện chính trị - xã hội, con người trong mối quan hệ thế giới xung quanh đã

có một bước tiến mới, con người trở về tự phân tích và khám phá bản thân mình. Đó
chính là kiểu nhân vật tự nhận thức. Quá trình tự nhận thức của nhân vật đã đánh dấu
một bước phát triển mới trong tư duy nghệ thuật của các nhà văn. Trong thời kì này đã
có rất nhiều cây bút thành công trong với kiểu nhân vật tự nhận thức: Nguyễn Minh
Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Lê Minh Khuê, Nguyễn Thị Thu
Huệ, Nguyễn Quang Lập,…

18


Trong giai đoạn lịch sử mới, văn học Việt Nam có những chuyển biến quan
trọng trong việc chuyển đổi từ tư duy sử thi sang tư duy tiểu thuyết, từ cảm hứng lịch
sử dân tộc sang cảm hứng thế sự đời tư. Chính vì vậy, tiểu thuyết đã có thể tiếp cận và

phản ánh đời sống một cách thân mật, gần gũi và suồng sã nhất. Điều đó đã làm cho
ngôn ngữ tiểu thuyết cũng có sự thay đổi theo. Ngôn ngữ tiểu thuyết từ sau 1975 mang
đậm tính chất hiện thực với phạm vi hoạt động gần gũi, linh hoạt hơn so với văn học
thời kì trước. Miêu tả cuộc đời của con người như đời sống mà nó vốn có, ngôn ngữ
tiểu thuyết không chỉ vỏn vẹn trong ngôn ngữ tác giả mà giờ đây đã có sự hòa hợp
giữa ngôn ngữ của nhà văn và ngôn ngữ nhân vật. Nhà văn cho nhân vật của mình tự
nói, tự thể hiện để rồi tạo nên tiếng nói đa thanh trong tác phẩm, đó không chỉ là một
trong những yếu tố quan trọng thể hiện cá tính sáng tạo của nhà văn mà còn góp phần
tạo nên những giá trị nghệ thuật mới trong ngôn ngữ tiểu thuyết. Nhờ đó mà các vấn
đề trong tác phẩm được đặt ra và xem xét dưới nhiều góc độ và điểm nhìn khác nhau.
Bên cạnh đối thoại, độc thoại nội tâm cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng
trong ngôn ngữ tiểu thuyết. Độc thoại nội tâm là một quá trình đi sâu vào dòng ý thức
của nhân vật để nhân vật biểu hiện và bộc lộ thông qua dòng ý thức của mình, từ đó đi
vào khám phá thế giới nội tâm đầy bí ẩn bên trong nhân vật. Để có thể làm được điều
đó, các nhà văn đã vận dụng thủ pháp nghệ thuật theo dòng ý thức như một phương
tiện để đi vào thế giới tâm linh của con người bằng nhiều cách thức khác nhau, có thể
là bằng thời gian hồi ức, hoài niệm theo dòng hồi tưởng, những giấc mơ hay sử dụng
thời gian đồng hiện để nhân vật tự bộc lộ những nỗi niềm sâu kín nhất trong tâm hồn
mình. Vì “Giấc mơ là sản phẩm của kí ức và ước ao bị dồn nén, được biểu hiện bằng
một chuỗi biểu tượng trá hình, xuyên tạc một cách ngọt ngào, chấp vá giống như một
vở kịch nhiều hồi. Và qua kịch trường mộng mị này, ta có thể hiểu được lòng ham
muốn, lo sợ, khát khao tính cách ở hữu thức con người” [5, tr. 591]. Thủ pháp sử dụng
giấc mơ như một ngôn ngữ để giải mã thế giới vô thức của con người được thể hiện rõ
nhất trong các tác phẩm: Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Ăn mày dĩ vãng (Chu
Lai), Ngược dòng nước lũ (Ma Văn Kháng), Người đi vắng (Nguyễn Bình Phương)…
Từ những nỗ lực cách tân trên hình thức nghệ thuật ngôn từ, tiểu thuyết thời kì đổi mới
đã tạo nên cho mình một chỗ đứng riêng với tất cả sự đa dạng và phong phú của thể
loại, đưa tiểu thuyết bước lên một tầm cao mới và chiếm được một vị trí thật sự quan
trọng trong lòng người đọc hôm nay.
Không chỉ phong phú về nhân vật và ngôn ngữ mà tiểu thuyết sau năm 1975

còn đa dạng cốt truyện. Cũng như những yếu tố khác, cốt truyện cũng đã trải qua nhiều
19


chặn đường khác nhau trong sự hình thành và phát triển của văn học. Tuy nhiên, trong
mỗi giai đoạn khác nhau, cốt truyện giữ một vị trí, vai trò khác nhau. Tùy theo từng
thời kì cũng như từng chặn đường của lịch sử mà cốt truyện có cách thể hiện riêng của
nó. Trong những giai đoạn trước đây, nhà văn thường chú ý đến cốt truyện, vì thế cốt
truyện trở thành một trong những trung tâm của chủ thể sáng tác, các diễn biến hành
động thường được thể hiện một cách tuần tự theo thi pháp truyền thống. Đến giai đoạn
1945 – 1975, trong thời kì kháng chiến chống Mĩ, con người sử thi làm đối tượng phản
ánh chủ yếu, thường dựa trên hai tuyến đối lập địch- ta, tốt- xấu, cảm hứng chủ đạo là
khẳng định và ngợi ca. Nhưng cốt truyện sau năm 1975 đa dạng và phong phú hơn
trong nội dung phản ánh và hình thức diễn đạt. Cốt truyện thời kì đổi mới không đi
theo một trật tự nào cả mà hướng đến những điều bình thường, nhỏ nhặt nhất trong
cuộc sống. Bên cạnh những cốt truyện giàu kịch tính là những cốt truyện tâm lí với kết
cấu lỏng lẻo, phức tạp, có kết thúc bỏ ngỏ, không hoàn kết. Cốt truyện tiểu thuyết từ
những năm đổi mới tuy sử dụng những thủ pháp nghệ thuật đồng hiện, kỹ thuật độc
thoại nội tâm, dòng ý thức, lắp ghép, nhưng bên cạnh đó vẫn kế thừa và phát huy
những đặc trưng, tinh túy cốt truyện truyền thống. Trong Mảnh đất lắm người nhiều
ma của Nguyễn Khắc Trường, để miêu tả những xung đột dòng họ, sự biến chất khủng
khiếp của con người trong khung cảnh của làng quê Việt Nam thời hậu chiến, tác giả
sử dụng cốt truyện theo thi pháp truyền thống có mở đầu, kết thúc rõ ràng, rành mạch.
Bên cạnh những cây bút viết theo thi pháp truyền thống cũng có không ít nhà văn tìm
cho mình một hướng đi mới sáng tạo hơn trong cốt tuyện tiểu thuyết: Nguyễn Việt Hà,
Nguyễn Bình Phương, Bảo Ninh, Tạ Duy Anh, Ma Văn Kháng,… Các tác phẩm của
các nhà văn vừa kể trên chủ yếu thường có cốt truyện lỏng lẻo, mơ hồ, khó tóm tắt,
khó kể lại. Các sự kiện, tình tiết trong tác phẩm không theo một khuôn mẫu hay một sự
kiện nào mà nó thể hiện cái hiện tại không ngừng biến đổi sinh thành. Như những điều
vừa nêu trên ta có thể thấy, cốt truyện trong tiểu thuyết từng thời kì, từng giai đoạn tuy

có sự hình thành và phát triển theo nhiều chiều hướng khác nhau nhưng nhìn chung cốt
truyện trong tiểu thuyết vẫn không biến mất mà nó được thể hiện ở nhiều kiểu dạng,
nhiều phương diện khác nhau nhằm mục đích mang đến hiệu quả cao nhất trong sáng
tạo nghệ thuật.

20


1.3 Đôi nét về Tạ Duy Anh
1.3.1 Cuộc đời
Tạ Duy Anh tên khai sinh là Tạ Viết Đãng, sinh ngày 9 tháng 9 năm 1959, tại
làng Đồng Trưa, xã Hoàng Diệu, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội).
Ông có rất nhiều bút danh: Tạ Duy Anh, Bình Tâm, Lão Tạ, Chu Quý nhưng bút danh
được ông sử dụng nhiều nhất đó chính là Tạ Duy Anh. Ông nhập ngũ vào ngày 7 tháng
2 năm 1985, với cấp bậc là Trung sĩ nhân viên quân lực của tiểu đoàn bộ binh ở Lào.
Đến tháng 10 năm 1987, ông xuất ngũ về làm việc ở công ty Thủy điện Hòa Bình. Từ
năm 1989-1992, Tạ Duy Anh học và tốt nghiệp Trường Viết văn Nguyễn Du khóa IV.
Sau khi tốt nghiệp ông được nhà trường giữ lại giảng dạy trong bộ môn Sáng tác đến
năm 2000. Và đến 1993, ông trở thành hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Sau đó ông trở
thành biên tập viên NXB Hội Nhà văn cho đến ngày nay.
Tạ Duy Anh đã từng bộc bạch về gia đình và cuộc đời mình: “sinh ra ở một vùng
quê nghèo, hẻo lánh, thấm đẫm không khí thù hận, cơ thể ông còi cọc, mặt mũi đen
đủi, xấu xí, sống với một người cha “rắn như thép” luôn nhạo báng những mơ mộng
mà ông cho là hão huyền” [16, tr. 938]. Hơn thế nữa, do xuất thân trong một gia đình
nghèo khó không có truyền thống văn chương “trừ cụ nội bốn đời của ông có ít chữ
nghĩa” [16, tr. 938] nên đối với mọi người, kể cả cha ông thì việc học của ông như là
một giấc mơ huyễn hoặc. Chính vì thế, ông “chỉ còn một cửa sổ duy nhất - ấy là cái
cửa sổ mở vào nội tâm ông. Ông biến thân xác của mình “thành vỏ ốc bao bọc tòa lâu
đài” ông “xây bằng trí tưởng tượng” [16, tr. 938, 939]. Vì chỉ có như thế ông mới
được sống trong thế giới của riêng mình, không bị ai chọc ghẹo, nhạo báng và thỏa sức

làm những điều ông mong muốn. Và phải nói rằng, để có được những thành tựu trên
con đường văn chương, Tạ Duy Anh đã phải vượt qua biết bao khó khăn, thử thách về
thể xác lẫn tâm hồn. Vì vậy, ta luôn thấy được một Tạ Duy Anh hết sức nghiêm túc và
luôn thể hiện niềm đam mê của mình trên con đường sáng tác văn chương. Ông luôn
quan niệm rằng một nhà văn phải tạo được cho mình một phong cách sáng tác riêng,
không theo một môtíp hay phong cách của bất kì nhà văn nào khác. Khi sáng tác văn
chương, ông làm việc hết sức tập trung và nghiêm túc: “tôi viết thì tôi cắm cúi vào
viết, nếu đọc cũng chăm chú vào đọc. Tôi không thể vừa làm việc này lại làm việc
khác. Tôi sống và làm việc rất nguyên tắc” [22]. Và ông cho rằng cái làm nên thành
công trong văn chương không phải là một chuyến đi thực tế, hay là một cuộc diễu
hành nơi xa lộ mà nó là một sự trải nghiệm trong cuộc sống hằng ngày “mỗi ngày
21


sống là một ngày đi thực tế và tôi trải nghiệm cuộc đời mình ra để viết” [22]. Đối với
ông, viết là một quá trình đi sâu khai thác những khía cạnh trong cuộc đời mà nhà văn
đã trải qua bằng vốn sống phong phú, trí tưởng tượng và óc quan sát của mình.
Tạ Duy Anh luôn quan niệm rằng: “Nghệ thuật chỉ nên một mình, anh chỉ có
giá trị khi anh đi, anh tạo ra con đường của riêng anh. Tất cả cùng đi trên một con
đường thì vô nghĩa” [22], vì thế, mỗi tác phẩm của ông sáng tạo ra luôn mang một giá
trị “độc bản”, nó không lặp lại với bất kì phong cách sáng tác của nhà văn đi trước và
ông cũng không cho phép ông lặp lại chính mình. Chính những điều đó đã khiến cho
Tạ Duy Anh luôn nỗ lực sáng tạo và tìm ra con đường riêng của mình trong sự nghiệp
sáng tác văn chương.

1.3.2 Sự nghiệp sáng tác
Tạ Duy Anh là một nhà văn khá thành công trên con đường sáng tác văn chương.
Tên tuổi của ông được đông đảo độc giả biết đến qua nhiều tác phẩm trong từng thể
loại khác nhau: truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện dành cho thiếu nhi, tản văn.
Có thể nói điều làm nên tên tuổi của Tạ Duy Anh chính là sự kiện ông cho in

truyện ngắn Bước qua lời nguyền vào năm 1986. Tác phẩm đã làm “cháy” báo Văn
nghệ trên tất cả các sạp báo trên cả nước và ngay lập tức giáo sư Hoàng Ngọc Hiến đã
mượn tên truyện của ông để khái quát: “có một dòng văn học đã bước qua lời
nguyền” và giáo sư Hoàng Ngọc Hiến cũng khẳng định rằng: “Đọc truyện Tạ Duy
Anh, một câu hỏi được đặt ra: giã từ thế kỉ XX bão táp và máu lửa này và chuẩn bị
bước vào thế kỉ XXI “lí trí và nhân bản”, những lời nguyền nào là đáng nguyền rủa,
những lời nguyền nào nhân loại trước sau phải bước qua. Phải chăng câu hỏi bức
thiết này cũng đặt ra cho mỗi người, mỗi quốc gia? Phải chăng truyện của Tạ Duy
Anh là tín hiệu của một dòng văn học mới, dòng văn học “Bước qua lời nguyền”” [16,
tr. 939]. Sau thành công của truyện ngắn Bước qua lời nguyền, Tạ Duy Anh tiếp tục
khẳng định tên tuổi của mình qua tiểu thuyết Lão khổ (1994). Như một bước tiến dài,
đây được xem là “một cuốn tiểu thuyết rất quan trọng… thêm một giả thiết văn học về
bản chất và thân phận người nông dân Việt Nam” [21]. Là một nhà văn luôn tìm kiếm
sự “độc bản”, ngòi bút Tạ Duy Anh đã không ngừng tìm tòi, đổi mới để tạo ra những
tác phẩm mang dấu ấn của riêng mình. Vì thế, sau bốn năm thai nghén vật vã, ông đã
cho ra đời cuốn tiểu thuyết Đi tìm nhân vật (2002), đây được xem là một cuốn tiểu
thuyết phá cách về mặt cấu trúc. Tuy nhiên, để được tiếp nhận và song hành cùng các
tác phẩm cùng thời khác, Đi tìm nhân vật đã phải trải qua không ít gian truân, thử
thách. Hai năm sau đó,
22


×