Tải bản đầy đủ (.doc) (115 trang)

LV Thạc sỹ_bảo hiểm biến đổi khí hậu kinh nghiệm quốc tế và tiềm năng triển khai tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 115 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của tôi, tất cả nội
dung tham khảo đều được trích dẫn đầy đủ từ các nguồn tài liệu cụ thể. Các kết
quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

BĐKH

: Biến đổi khí hậu

DNBH

: Doanh nghiệp bảo hiểm

EEA

: Khu vực kinh tế Châu Âu

FAO

: Tổ chức nông lâm thế giới

FCIC



: Tổng công ty bảo hiểm mùa màng liên bang

IPCC

: Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu

IAIS

: Hiệp hội quốc tế của các nhà quản lý bảo hiểm

GDP

: Tổng sản phẩm quốc nội

GNP

: Tổng sản lượng quốc gia

LEED

: Tiêu chuẩn xây dựng công trình xanh

NFIP

: Chương trình bảo hiểm lũ lụt quốc gia (Mỹ)

PDSI

: Chỉ số khô hạn toàn cầu


OECD

: Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

RMA

: Cục quản lý rủi ro Mỹ

TN MT

: Tài nguyên & Môi trường


2

WB

: Ngân hàng thế giới

WHO

: Tổ chức y tế thế giới

WTO

: Tổ chức thương mại thế giới

UNEP


: Chương trình môi trường liên hiệp quốc
DANH MỤC BẢNG, HÌNH


3

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại
trong thế kỷ 21, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới Việt Nam.
Để đối phó với những rủi ro do ảnh hưởng của BĐKH, ngành bảo hiểm đã có
những điều chỉnh trong hoạt động kinh doanh với sự ra đời của các sản phẩm, dịch
vụ mới thích nghi với những
rủi ro mới liên quan tới BĐKH.
Để tạo tiền đề nghiên cứu cũng như phục vụ cho quá trình công tác tại Tổng
công ty Bảo hiểm Bảo Việt, tác giả lựa chọn đề tài: “Bảo hiểm biến đổi khí hậu:
Kinh nghiệm quốc tế và tiềm năng triển khai tại Việt Nam” làm nội dung nghiên
cứu của mình.

2. Mục đích nghiên cứu
Luận Văn đưa ra những đánh giá sơ bộ về cơ hội vận dụng cũng như một số
điều kiện tiền đề triển khai các sản phẩm, dịch vụ bảo hiểm này tại Việt Nam

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các loại hình sản phẩm, dịch vụ bảo hiểm biến đổi
khí hậu đang được triển khai trên thế giới
Phạm vi nghiên cứu: Người viết đứng trên lập trường Kinh tế môi trường do
đó Luận Văn không đi sâu phân tích các kiến thức, kĩ thuật chuyên ngành bảo hiểm.
Luận Văn giới hạn nghiên cứu các sản phẩm, dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ cho
một số rủi ro.


4. Phương pháp nghiên cứu là phương pháp nghiên cứu định tính
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học: Bước đầu xây dựng cơ sở khoa học, tạo tiền đề cho việc
ứng dụng các sản phẩm, dịch vụ bảo hiểm BĐKH tại Việt Nam.
Ý nghĩa thực tiễn: Phục vụ cho hoạt động kinh doanh, sản xuất, nghiên cứu
của các công ty bảo hiểm, các đối tượng liên quan, góp phần thúc đẩy sự ra đời và
phát triển một loại hình bảo hiểm mới với các sản phẩm, dịch vụ mang tính đặc thù.


4

6. Kết cấu Luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Mục lục, Kết luận và Danh mục Tài liệu tham khảo, Luân
văn được kết cấu theo 4 chương sau:
Chương 1: Những lý luận cơ bản về biến đổi khí hậu và mối liên hệ với ngành
bảo hiểm
Chương 2: Kinh nghiệm quốc tế về triển khai các sản phẩm, dịch vụ bảo hiểm
biến đổi khí hậu
Chương 3: Đánh giá tiềm năng triển khai các sản phẩm dịch vụ bảo hiểm biến
đổi khí hậu tại thị trường Việt Nam
Chương 4: Một số điều kiện cần thiết để triển khai các sản phẩm dịch vụ bảo
hiểm biến đổi khí hậu tại Việt Nam

CHƯƠNG 1
NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
VÀ MỐI LIÊN HỆ VỚI NGÀNH BẢO HIỂM
1.1 Diễn biến biến đổi khí hậu toàn cầu và Việt Nam
1.1.1 Thực trạng diễn biến biến đổi khí hậu toàn cầu
Nhiệt độ, lượng mưa trung bình toàn cầu và mực nước biển dâng đều tăng cao,

biến động thất thường, kéo theo hàng loạt các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt, dị
thường.

1.1.2 Dự báo xu thế biến đổi khí hậu toàn cầu
IPCC dự đoán tới 2100 mực nước biển dâng, các hiện tượng thời tiết bất
thường và nhiệt độ toàn cầu sẽ tiếp tục tăng, lượng phát thải khí nhà kính cũng tăng
là nguyên nhân dẫn tới xu thế biến đổi khí hậu toàn cầu và phát sinh các chi phí liên
quan khác.


5

1.1.3 Diễn biến biến đổi khí hậu tại Việt Nam
Nhiệt độ tăng, biến động theo vùng; lượng mưa ở phía Bắc và giảm ở phía
Nam, số đợt không khí lạnh giảm rõ rệt nhưng lại xuất hiện các hiện tượng thời tiết
dị thường, tốc độ mực nước biển dâng khoảng 3mm/năm.

1.1.4. Dự báo xu thế biến đổi khí hậu tại Việt Nam
Nhiệt độ trung bình năm có thể tăng lên từ 2 độ C
Lượng mưa mùa khô có thể giảm ở hầu hết các vùng khí hậu, đặc biệt là các
vùng khí hậu phía Nam. Lượng mưa mùa mưa và tổng lượng mưa năm có thể tăng.
Mực nước biển dâng ở mức trung bình 20-30cm

1.2 Tác động của biến đổi khí hậu tới nền kinh tế
1.2.1 Tác động của biến đổi khí hậu tới nền kinh tế thế giới
Theo báo cáo của Tổ chức Nông lâm thế giới (FAO), 2/3 dân số thế giới sẽ
hứng chịu tình trạng khan hiếm nước vào năm 2025. Theo báo cáo về tác động kinh
tế của biến đổi khí hậu (Stern Review), biến đổi khí hậu dẫn đến suy giảm sản
lượng và năng suất nông nghiệp, gia tăng 250-550 triệu người bị đe dọa bởi nạn đói
(con số hiện nay là 800 triệu người).


1.2.1.1 Tác động kinh tế của những thảm họa tự nhiên liên quan tới biến
đổi khí hậu
Theo Stern Review, mực nước biển dâng 20-80 cm (do nhiệt độ Trái Đất tăng
3-4 độ C) sẽ khiến thêm 7-300 triệu người đối mặt với rủi ro lũ lụt hàng năm. Quy
mô thiệt hại kinh tế do thảm họa tự nhiên rất khác nhau giữa các quốc gia. Báo cáo
của UNEP FI (2006) ước lượng tổn thất do các hiện tượng thời tiết gây ra sẽ tăng
6%/năm và tăng gấp đôi toàn cầu cứ trung bình 12 năm. Thiệt hại do các thảm họa
liên quan tới thời tiết được lượng hóa từ năm 1970 và có xu hướng tăng trung bình
2%/năm.


6

1.2.1.2 Tác động kinh tế trực tiếp của biến đổi khí hậu
Tác động kinh tế trực tiếp của biến đổi khí hậu có thể bao gồm ảnh hưởng do
sự gia tăng của nhiệt độ trung bình lên hệ sinh thái, tác động từ những thảm họa về
thời tiết với cường độ và tần suất lớn hơn và từ những thay đổi trên quy mô lớn, tịch
tụ tiềm tàng trong khí hậu từng khu vực.
Tác động kinh tế của biến đổi khí hậu khác nhau theo vùng phụ thuộc vào vị
trí địa lý, mức độ biến đổi khí hậu và sự khác biệt trong khả năng thích ứng với biến
đổi khí hậu. Tác động kinh tế thấp hơn và khả năng thích ứng cao hơn ở các nước
phát triển là do mức độ đa dạng của nền kinh tế, nguồn lực công nghệ - tài chính tốt
hơn, tiếp cận giáo dục, chăm sóc y tế cao hơn.

1.2.2 Tác động của biến đổi khí hậu tới Việt Nam
Việt Nam là một trong năm nước sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng của BĐKH và
tác động của nước biển dâng, trong đó vùng đồng bằng sông Hồng và sông Mê
Kông sẽ bị tác động nặng nề nhất. Nếu mực nước biển dâng 1,0 m sẽ có khoảng
10% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp, tổn thất đối với GDP khoảng 10%. Nếu nước

biển dâng 3,0 m sẽ có khoảng 25% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp và tổn thất đối với
GDP lên tới 25%.
BĐKH gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với tài nguyên nước, nông
nghiệp và an ninh lương thực, lâm nghiệp, thủy sản, năng lượng, giao thông vận tải,
công nghiệp, xây dựng, sức khỏe con người, văn hóa, thể thao, du lịch, thương mại
dịch vụ…ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của quốc gia cũng như mục tiêu
trước mắt là công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

1.3 Sơ lược về thị trường bảo hiểm phi nhân thọ
1.3.1 Những lý luận cơ bản về bảo hiểm
Những đặc điểm của rủi ro có thể được bảo hiểm: Rủi ro phải bất ngờ và
không lường trước được; Khả năng xảy ra và mức độ tổn thất có thể tính toán được;
Tổn thất (nếu xảy ra) phải đáng kể; Phí bảo hiểm có thể chấp nhận được


7

Các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ gồm: Bảo hiểm sức khỏe & tai nạn
con người; bảo hiểm tài sản & bảo hiểm thiệt hại; bảo hiểm hàng hóa vận chuyển;
bảo hiểm hàng không; bảo hiểm xe cơ giới; bảo hiểm cháy, nổ; bảo hiểm tàu và
TNDS chủ tàu; bảo hiểm trách nhiệm chung; bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính;
bảo hiểm thiệt hại kinh doanh; bảo hiểm nông nghiệp….

1.3.2 Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ quốc tế và Việt Nam
1.3.2.1. Thị trường bảo hiêm phi nhân thọ toàn cầu
Theo nghiên cứu Sigma 3/2008 của Swiss Re, tổng phí bảo hiểm toàn cầu đạt
4 nghìn tỷ đô la (2007), chiếm 7,6% GDP toàn cầu và đạt mức 600 đô la Mỹ/người.
Phí bảo hiểm phi nhân thọ toàn cầu tăng 2,1% năm 2010, ở các nước công nghiệp
mới Châu Á, sự phát triển kinh tế thúc đẩy nhu cầu bảo hiểm. Doanh thu phí bảo
hiểm cũng tăng ở Châu Âu và Mỹ.


1.3.2.2 Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam
Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao trong giai đoạn dài là cơ sở cho sự tăng
trưởng cao của thị trường bảo hiểm trong đó có bảo hiểm phi nhân thọ trong 10 năm
qua. Đến nay tổng cộng có 27 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ hoạt động tại
Việt Nam trong đó 17 doanh nghiệp trong nước và 10 doanh nghiệp 100% vốn đầu
tư nước ngoài.

1.4. Quan hệ giữa ngành bảo hiểm và biến đổi khí hậu
1.4.1 Vai trò của ngành bảo hiểm trong điều kiện biến đổi khí hậu
Bảo hiểm góp phần khắc phục các rủi ro, tổn thất trong hoạt động kinh tế - đời
sống. Bảo hiểm thúc đấy quá trình áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật, công nghệ
vào đời sống, góp phần thúc đẩy quá trình ra quyết định, là một phương pháp quản
trị rủi ro, thể hiện sự thích nghi với biến đổi, là sự bổ sung hiệu quả cho những biện
pháp xử lý rủi ro truyền thống


8

1.4.2. Biến đổi khí hậu tạo cơ hội phát triển cho thị trường bảo hiểm
phi nhân thọ
Cơ hội từ các rủi ro mới cần được lượng hóa và quản lý rủi ro.
Thay đổi hành vi doanh nghiệp bảo hiểm, từ bị động thành chủ động quản lý
rủi ro, thích nghi với những biến động mới của thị trường và đáp ứng nhu cầu mới
của khách hàng.

1.4.3. Các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ chịu tác động của biến đổi
khí hậu
Gồm có các nghiệp vụ bảo hiểm liên quan tới thiệt hại tài sản, con người, trách
nhiệm, xe cơ giới…


CHƯƠNG 2
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ TRIỂN KHAI CÁC
SẢN PHẨM, DỊCH VỤ BẢO HIỂM BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
2.1 Kinh nghiệm quốc tế trong việc triển khai các sản phẩm, dịch vụ
bảo hiểm biến đổi khí hậu
2.1.1 Các sản phẩm bảo hiểm biến đổi khí hậu mới
2.1.1.1 Bảo hiểm lũ lụt
Bảo hiểm lũ lụt là loại hình bảo hiểm cung cấp sự bảo đảm về tài chính cho
những tổn thất tài sản do lũ lụt gây ra.
a. Bảo hiểm lũ lụt tại Mỹ
Sử dụng bản đồ tỷ lệ bảo hiểm lũ lụt làm công cụ cung cấp thông tin về lượng
mưa tại các khu vực ở nước Mỹ, chỉ rõ các khu vực có nguy cơ lũ lụt cao và phân
định mức độ rủi ro cho từng khu vực. Căn cứ theo mức độ rủi ro trên FIRM, các nhà
bào hiểm sẽ xác định được nhà ở, văn phòng tại một địa điểm nào đó có được bảo
hiểm hay không và mức phí áp dụng tương ứng với mức độ rủi ro tại địa điểm đó là


9

bao nhiêu. Về cơ bản, các khu vực được phân chia thành hai loại: khu vực rủi ro
thấp và trung bình; khu vực rủi ro cao.
Phạm vi bảo hiểm: Tương ứng với mức độ rủi ro, người bảo hiểm sẽ lựa chọn
đơn bảo hiểm tương ứng. Tại khu vực rủi ro cao, chỉ có đơn bảo hiểm tiêu chuẩn
được cung cấp. Tại khu vực rủi ro thấp và trung bình, người mua bảo hiểm có thể
lựa chọn giữa đơn bảo hiểm tiêu chuẩn và đơn bảo hiểm nâng cao, riêng khu vực
duyên hải sẽ có đơn bảo hiểm tiêu chuẩn riêng biệt.
Phí bảo hiểm phụ thuộc vào:Loại đơn bảo hiểm; Mức độ rủi ro hiện tại của tài
sản được bảo hiểm; Đối tượng mua bảo hiểm; Quyền lợi bảo hiểm; Phạm vi bảo
hiểm

Các trường hợp bắt buộc tham gia bảo hiểm lũ lụt Ở những khu vực rủi ro
cao, nhà cửa được mua thế chấp hoặc tùy theo quy định của liên bang sẽ bị yêu cầu
bắt buộc phải tham gia bảo hiểm lũ lụt. Ở khu vực rủi ro trung bình và thấp, bảo
hiểm lũ lụt không bị bắt buộc. Tuy nhiên, tham gia bảo hiểm lũ lụt được khuyến cáo
tới mọi đối tượng. Người cho vay có thể được yêu cầu tham gia bảo hiểm lũ lụt
ngay cả khi đó không phải là quy định liên bang.
b. Tại các quốc gia khác
Tại Anh, rủi ro lũ lụt cho các hộ gia đình và doanh nghiệp được bảo hiểm bởi
các công ty tư nhân. Các công ty bảo hiểm đưa ra các mức phí khác nhau dựa vào
đặc điểm rủi ro theo vùng địa lý.
Tại Pháp, công ty tư nhân và chính phủ cùng hợp tác cung cấp bảo hiểm lũ lụt.
Bảo hiểm lũ lụt và các rủi ro tự nhiên khác là bắt buộc và thuộc phạm vi bảo hiểm
của đơn bảo hiểm hỗn hợp nhà ở, văn phòng. Trong trường hợp lũ lụt được xác
nhận là thảm họa và khu vực bị thiệt hại được gọi là vùng thảm họa, thiệt hại lũ lụt
sẽ do Chính phủ bồi thường.

2.1.1.2 Bảo hiểm nông nghiệp
Về cách thức tổ chức, mô hình được sử dụng phổ biến là kết hợp giữa nhà
nước và doanh nghiệp bảo hiểm tư nhân. Về hệ thống sản phẩm, tại Tây Ban Nha
hiện có 3 dạng hợp đồng: bảo hiểm cho một loại rủi ro, bảo hiểm đa rủi ro, bảo


10

hiểm mọi rủi ro, việc tham gia bảo hiểm là tự nguyện và Nhà nước tài trợ một phần
phí. Tại Mỹ, bảo hiểm mùa màng được kết hợp cùng chương trình trợ cấp thiên tai
tạo ra chương trình Bảo hiểm mùa màng đa rủi ro MPCI, phạm vi bảo hiểm là
các rủi ro nguồn gốc tự nhiên gồm lũ lụt, mưa đá, gió lớn, độ ẩm cao và các thảm
họa khác.
Phí bảo hiểm chính phủ ấn định mức phí bảo hiểm nông nghiệp trên thị

trường, việc tính phí được xây dựng căn cứ vào số liệu thống kê rủi ro với loại cây
đó trong vòng 20 năm.
Hợp đồng bảo hiểm Tất cả các diện tích canh tác đủ điều kiện bảo hiểm đều
bị bắt buộc mua bảo hiểm để giảm khả năng lựa chọn bất lợi của nông dân nhưng
họ có thể chia nhỏ diện tích canh tác thành nhiều đơn vị bảo hiểm khác nhau.
Kết quả đạt được Tại Mỹ, trong những năm 1990, 35% nông dân Mỹ đã
tham gia bảo hiểm nông nghiệp. Tổng số tiền trợ cấp phí và trợ cấp tiền bồi thường
của Chính phủ lên tới 10 tỷ đô. Tại Canada: năm 1998-1999, có hơn 100.000 chủ
nông tham gia bảo hiểm với diện tích 20 triệu ha, tức là khoảng 50% số người sản
xuất nông nghiệp đủ điều kiện đã tham gia bảo hiểm và khoảng 55% diện tích trồng
trọt đã được bảo hiểm.Tại Ấn Độ, chương trình bảo hiểm nông nghiệp đã thu hút
được đông đảo người sản xuất nông nghiệp tham gia với diện tích bảo hiểm và số
tiền bảo hiểm khá lớn.

2.1.1.3 Bảo hiểm cao ốc xanh
Các tiêu chuẩn xây dựng bền vững như tiêu chuẩn LEED và Địa cầu xanh kéo
theo các chiến lược nhằm giảm thiểu rủi ro hoặc sự xuất hiện của các rủi ro mới như
sự rò rỉ từ mái nhà dạng thảm thực vật. Ngành bảo hiểm đã thích ứng ngay lập tức
với các sản phẩm hướng tới những đặc điểm đặc trưng của cao ốc xanh. Bảo hiểm
cao ốc xanh ngoài những điều khoản bảo hiểm truyền thống về tài sản, bảo hiểm
nhà, các nhà bảo hiểm cần xem xét thêm những đặc tính sau:
Chi phí tái xác nhận chứng chỉ LEED. Đơn bảo hiểm cấp căn cứ theo cấp độ
chứng chỉ mà tài sản bảo hiểm đã đạt được (chứng nhận đạt, bạc, vàng, kim cương)
từ đó cung cấp mức chi trả quyền lợi bảo hiểm tương ứng để tái xác nhận cấp độ đó.


11

Ngoài ra, đơn bảo hiểm cũng bao gồm những chi phí chi trả cho những kỹ sư,
chuyên gia tư vấn được LEED cấp chứng chỉ, những người có thể được yêu cầu

tham gia vào quá trình tái xác nhận.
Định giá tài sản Khi một tài sản bao gồm các yếu tố xanh được cải tạo, các
chi phí thay thế và gián đoạn kinh doanh cần được cân nhắc.
Gián đoạn kinh doanh Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh cho phép người được
bảo hiểm được công ty bảo hiểm chi trả những tổn thất về thu nhập và những chi
phí phát sinh do tài sản được bảo hiểm bị tổn thất.Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh
cũng chi trả chi phí phát sinh nếu tòa nhà không hoạt động được như thuế, trả nợ…
Thanh toán cho các chi phí phát sinh thêm Điều khoản bảo hiểm này cung
cấp một khoản kinh phí bỏ sung để người mua bảo hiểm khôi phục tài sản nhanh
chóng.
Bảo hiểm cho kết cấu mái dạng thảm thực vật liên quan tới phạm vi bảo
hiểm bao gồm thảm cỏ, cây hay hoa trên mái nhà và nguồn nước.
Tháo bỏ các phần hư hỏng Đơn bảo hiểm cho cao ốc xanh có điều khoản chi
trả cho những chi phí phát sinh để chuyển hóa những phần hư hỏng tới các trung
tâm tái chế thay vì chôn xuống đất. Tổn thất được bù đắp do nguồn thu có được từ
việc tái chế này.
Tài sản cá nhân Việc thay thế những tài sản cá nhân (không đáp ứng tiêu
chuẩn LEED hay tiêu chuẩn Địa cầu xanh) bị thiệt hại hay phá hủy do rủi ro được
bảo hiểm của tòa nhà bằng những tài sản tương đương đáp ứng các tiêu chuẩn môi
trường kể trên cũng thuộc phạm vi bảo hiểm.
Một số sản phẩm bảo hiểm cao ốc xanh hiện được cung cấp trên thị
trường Công ty bảo hiểm AON; Công ty bảo hiểm Fireman’s Fund đã giới thiệu
điều khoản bảo hiểm cho việc Nâng cấp hay sửa chữa, thay thế các cao ốc xanh
được xác nhận. Theo đó, điều khoản này sẽ bảo vệ các tòa nhà đã được xác nhận là
cao ốc xanh cũng như các tòa nhà và cơ sở hạ tầng mà chủ sở hữu muốn hướng tới
mục đích thân thiện với môi trường.


12


2.1.2 Các điều khoản, dịch vụ mới được lồng ghép vào các sản phẩm
truyền thống
2.1.2.1 Bảo hiểm xe cơ giới
Để cắt giảm lượng phát thải khí nhà kính, bảo hiểm cho các phương tiện thân
thiện với môi trường đóng vai trò quan trọng như một động lực giúp khách hàng
quan tâm hơn tới vấn đề bảo vệ môi trường chẳng hạn thông qua chế độ giảm phí.
Các công ty bảo hiểm đang tập trung phát triển các sản phẩm bảo hiểm thân thiện
với môi trường từ các khía cạnh khác nhau như: phí bảo hiểm phụ thuốc vào số km
sử dụng, tiết kiệm nhiên liệu hay quá trình sửa chữa sử dụng nguyên liệu tái chế.
Ngoài các điều khoản bảo hiểm trong đơn truyền thống, các điều khoản,biểu
phí mới được các công ty bảo hiểm áp dung có thể kể đến như:
Allianz thực hiện chế độ giảm phí cho khách hàng tham gia bảo hiểm với
những phương tiện phát thải thấp (sản phẩm bảo hiểm Eco-bonus) và cung cấp cả
những sản phẩm bảo hiểm trong đó khách hàng có thể lựa chọn đền bù lượng phát
thải cho phương tiện của mình thông qua mua sản phẩm bảo hiểm.
Allianx Elementar tại Áo cũng áp dụng chế độ giảm 10% phí bảo hiểm xe ô
tô hàng năm cho những khách hàng sử dụng phương tiện giao thông công cộng
bằng vé năm.
Progressive đưa ra biểu phí bảo hiểm thấp cho những phương tiện an toàn và
thân thiện. Những chiếc xe được sử dụng ít hơn và theo cách an toàn hơn (không va
chạm, tiêu tốn ít nhiên liệu…) sẽ có mức phí bảo hiểm thấp hơn.
Công ty bảo hiểm Fireman’s Fund cung cấp sản phẩm bảo hiểm xe cơ giới
xanh trong đó phạm vi bảo hiểm sẽ bao gồm những chi phí thay thế, sửa chữa, nâng
cấp đoàn xe thương mại bị tổn thất thành các đoàn xe “xanh”, thân thiện với môi
trường.

2.1.2.2 Các sản phẩm bảo hiểm tài sản khác
Ngoài bảo hiểm xe cơ giới, rất nhiều sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ khác
cũng được phát triển nhằm nỗ lực hướng tới mục tiêu cắt giảm khí nhà kính.



13

Naturesave Anh (đại lý của Lloyd tại Luân Đôn) cung cấp dịch vụ đánh giá
diễn biến môi trường miễn phí, giúp các công ty/tổ chức nhận thức được lợi ích của
hoạt động kinh doanh theo hướng thân thiện với môi trường và cung cấp tư vấn
thực tế theo hướng sử dụng hiệu quả năng lượng.
AXA cung cấp đơn bảo hiểm đền bù carbon. Hệ thống sẽ ước lượng lượng
CO2 do phương tiện phát thải hay do phương tiện máy bay tạo ra trong chuyến đi
được bảo hiểm, sau đó cho phép khách hàng mua các sản phẩm bảo hiểm ô tô hay
bảo hiểm du lịch có tính tới mức đền bù cho lượng phát thải CO2 kể trên.
Lockton Risk services phát triển gói bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, trách
nhiệm nghề nghiệp, bảo hiểm tài sản cho các nhà thiết kế, tư vấn năng lượng hoạt
động trong lĩnh vực dân sinh.
Công ty bảo hiểm hiện còn bổ sung thêm các quy định, điều khoản nhằm hạn
chế tổn thất khi rủi ro xảy ra ở những khu vực có nguy cơ cao. Căn cứ theo đó, các
công ty bảo hiểm đưa ra quy định buộc khách hàng tại những khu vực có nguy cơ
cao này phải tuân thủ các quy định xây dựng kể trên khi tham gia bảo hiểm nhà ở,
văn phòng do công ty cung cấp.
Xu hướng bảo hiểm cho các dự án năng lượng thay thế và khuyến khích các
công nghệ thân thiện với môi trường.

2.1.3 Dịch vụ khách hàng/Tư vấn hạn chế tổn thất
2.1.3.1 Dịch vụ hỗ trợ khách hàng tham gia bảo hiểm xe cơ giới
Phát thải CO2 là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến biến đổi khí
hậu. Bằng việc cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng online Greensafe Car Profiler
giúp khách hàng so sánh các dòng xe theo tiêu chí an toàn và thân thiện với môi
trường.
AIG cũng cung cấp tiện ích online mang tên Climate help – Hỗ trợ môi
trường. Khách hàng khi truy nhập vào website của công ty bảo hiểm này sẽ có thể

tính toán lượng phát thải khí nhà kính của phương tiện mình đang sử dụng.
Trên cơ sở lượng phát thải của phương tiện sử dụng, công cụ này cũng giúp
khách hàng tính toán được chi phí cần bỏ ra tương ứng để đền bù cho lượng phát


14

thải và đăng kí tham dự chương trình tín dụng carbon do AIG thực hiện với một
chi phí nhỏ.

2.1.3.2 Dịch vụ tư vấn quản lý rủi ro
Norwich Union (Aviva) Anh đã chạy bản đồ lũ lụt điện tử ở Anh, từ đó giúp
tăng cường nhận thức của người dân về rủi ro đối với những tài sản của họ. Công ty
này cũng phát triển các mô hình nhà chống lũ.
IAG cùng phát triển quan hệ đối tác với nhà hoạch định chính sách New
Zealand để xác định các cấp độ lũ lụt trong lương lai. IAG cung cấp những kết quả
trong đó chỉ rõ những thay đổi về lượng mưa.
Lloyd’s chạy một website mới để cung cấp thông tin cho khách hàng về rủi ro
sóng thần và những lời khuyên, tư vấn để chuẩn bị cho những rủi ro này
Munich Re phát triển công cụ xác định rủi ro tự nhiên toàn cầu
Swiss Re phát triển công cụ CatNet, hệ thống bản đồ và thông tin rủi ro tự
nhiên trực tuyến
Trên cơ sở các công cụ, kinh nghiệm và kiến thức quản lý rủi ro, các công ty
bảo hiểm có thể cung cấp dịch vụ tư vấn quản lý rủi ro cho các dự án, đặc biệt là các
dự án tín dụng carbon. Ngoài ra cc̣n rất nhiều sản phẩm bảo hiểm khác liên quan tới
rủi ro biến đổi khí hậu đang được cung cấp trên thị trường bảo hiểm toàn cầu.

2.2 Đánh giá việc triển khai các dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm biến đổi
khí hậu trên thế giới



15

2.2.1 Hiệu quả từ việc triển khai các sản phẩm, dịch vụ bảo hiểm
BĐKH
Doanh nghiệp bảo hiểm chủ động quản lý các rủi ro mới;
Khai thác thị trường tiềm năng và thích nghi với xu thế mới;
Hỗ trợ marketing xanh và xây dựng hình ảnh doanh nghiệp.

2.2.2. Một số vấn đề trong quá trình triển khai các sản phẩm, dịch vụ
BH BĐKH
Rủi ro không chắc chắn;
Thông tin không cân xứng: Lựa chọn bất lợi và nguy cơ tinh thần;
Rủi ro có hệ thống, quy mô lớn;
Hạn chế của người đi đầu.


16

CHƯƠNG 3
ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG TRIỂN KHAI CÁC SẢN PHẨM,
DỊCH VỤ BẢO HIỂM BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI VIỆT NAM

3.1 Cơ hội
Tiềm năng thị trường lớn, đời sống người dân ngày càng được cải thiện, nhu
cầu bảo vệ tăng cao.
Cấu trúc thị trường ngày càng hoàn chỉnh và bước đầu hội nhập thị trường bảo
hiểm khu vực và quốc tế.
Việt Nam là một trong năm nước chịu tác động lớn nhất của biến đổi khí hậu.


3.2 Hạn chế
Các bất cập trong quy trình nghiệp vụ bao gồm: thiết kế sản phẩm chưa khoa
học và hợp lý, thiếu nhân lực và kinh phí quản lý rủi ro, đánh giá tổn thất, kinh
nghiệm triển khai hạn chế
Hỗ trợ của Nhà nước và thị trường tái bảo hiểm : rủi ro xấu nên cơ hội tái bảo
hiểm ít, hỗ trợ từ Nhà nước hiện chỉ dừng lại ở bảo hiểm nông nghiệp trong khi rất
nhiều loại hình bảo hiểm khác có liên quan tới rủi ro biến đổi khí hậu cần Nhà nước
hỗ trợ.
Hạn chế trong nhận thức của doanh nghiệp bảo hiểm và người dân.

3.3 Thế mạnh
Nhiều bộ phận thị trường còn bỏ ngỏ, các doanh nghiệp bảo hiểm mới chỉ khai
thác được một phần nhỏ tiềm năng của thị trường, đây là thế mạnh đồng thời cũng
là cơ hội phát triển của các DNBH.


17

Đội ngũ cán bộ nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế môi trường, đặc biệt là biến
đổi khí hậu của Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ về chất và lượng.
Sự ổn định về chính trị, kinh tế cũng như chính sách mở cửa và những giải
pháp thích hợp giúp nền kinh tế nước nhà vượt qua những bước thăng trầm của
cuộc khủng hoảng kinh tế.

3.4. Thách thức
Thách thức về pháp lý và môi trường kinh doanh: Các văn bản pháp luật
thường xuyên được điều chỉnh, thay đổi gây thách thức trong chiến lược kinh doanh
dài hạn của các nhà bảo hiểm. Nền kinh tế Việt Nam tuy vẫn duy trì tốc độ tăng
trưởng từ trung bình tới cao trong tương lai song lại tiểm ẩn nhiều nguy cơ biến
động về tỷ giá, lạm phát.

Các dịch vụ đi kèm bảo hiểm chưa phối hợp chặt chẽ và phát triển đồng bộ.
Nhận thức về bảo hiểm của khách hàng chưa cao và chưa đồng đều.
Biến cố rủi ro biến đổi khí hậu thường manh tính hệ thống.

CHƯƠNG 4
MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ TRIỂN KHAI
CÁC SẢN PHẨM, DỊCH VỤ BẢO HIỂM BIẾN ĐỔI KHÍ
HẬU TẠI VIỆT NAM
4.1 Tương quan sự phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ
Việt Nam và thế giới


18

Năng lực của thị trường bảo hiểm ngày càng được cải thiện nhưng vẫn còn
khá bé nhỏ khi xét tương quan với các thị trường bảo hiểm khu vực và thế giới.
Quy mô thị trường ngày càng lớn manh, nếu duy trì tốc độ tăng trưởng hiện
nay sẽ rút ngắn khoảng cách so với các thị trường bảo hiểm đã phát triển khác.
Ngành bảo hiểm cũng thu hút một lượng lớn lao động trong xã hội, số lượng
đại lý ước tính 42.000 người. Hợp tác quốc tế gia tăng, giá trị tái đầu tư trở lại nền
kinh tế của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ năm 2007 là 11125 tỷ đồng, năm 2010
đạt 23000 tỷ đồng. Ngành bảo hiểm góp phần thúc đẩy thị trường tài chính Việt
Nam.

4.2 Các sản phẩm, dịch vụ bảo hiểm biến đổi khí hậu có khả năng triển
khai tại Việt Nam
4.2.1 Các sản phẩm bảo hiểm biến đổi khí hậu
Đối với các sản phẩm mới (bảo hiểm lũ lụt, bảo hiểm nông nghiệp): việc
triển khai đòi hỏi thời gian nghiên cứu nghiệp vụ, đi kèm với các điều kiện về thể
chế chính sách, pháp luật cũng như những nghiên cứu bổ trợ trong lĩnh vực kinh tế

môi trường về các rủi ro biến đổi khí hậu. Những khó khăn trong việc triển khai hai
loại hình bảo hiểm này (lựa chọn ngược, nguy cơ tinh thần và rủi ro có hệ thống)
cũng là trở ngại trong quá trình triển khai, đòi hỏi sự hợp tác của các bên liên quan,
đặc biệt là Nhà nước trong việc chia sẻ rủi ro. Do đó, với những đòi hỏi cao về mặt
nghiệp vụ, rủi ro lớn, yêu cầu chặt chẽ về thể chế chính sách hỗ trợ, các sản phẩm
này sẽ được triển khai trong dài hạn.
Với loại hình bảo hiểm truyền thống (bảo hiểm cao ốc xanh và bảo hiểm
xe cơ giới): Đây là những đơn bảo hiểm tài sản truyền thống có bổ sung thêm các


19

điều khoản mới nhằm khuyến khích hành vi tiêu dùng xanh của doanh nghiệp, cá
nhân. Thực tế việc triển khai không đòi hỏi quá nhiều những thay đổi đi kèm.
Đối với các sản phẩm khác, việc triển khai chỉ có thể thực hiện được khi phát
sinh nhu cầu từ phía thị trường. Và để triển khai bất cứ sản phẩm nào, doanh nghiệp
bảo hiểm cũng cần một lộ trình nhất định từ khâu xây dựng, triển khai, sửa đổi, bổ
sung và hoàn thiện sản phẩm, quy trình khai thác, dịch vụ khách hàng.

4.2.2 Các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ khách hàng
Dịch vụ hỗ trợ dành cho khách hàng tham gia bảo hiểm xe cơ giới: Việc sử
dụng các công cụ phần mềm trực tuyến để tư vấn giúp khách hàng lựa chọn sản
phẩm xe ô tô, xe máy thân thiện với môi trường, phát thải thấp, an toàn khi sử dụng
là hoàn toàn có thể triển khai được trong ngắn hạn. Điều kiện triển khai cần có duy
nhât là các doanh nghiệp bảo hiểm bỏ công hoặc hợp tác với các nhà sản xuất để có
bộ dữ liệu, thông số xe từ đó đánh giá mức độ phát thải và độ an toàn khi sử dụng.
Với công cụ bồi thường cho lượng khí CO2 xả thải trong quá trình sử dụng phương
tiện giao thông khi khách hàng tham gia bảo hiểm xe cơ giới, xét trên góc độ doanh
nghiệp việc triển khai là hoàn toàn khả thi.
Dịch vụ tư vấn quản lý rủi ro, bảo hiểm cho các dự án xanh: Tại Việt Nam, số

lượng các dự án xanh còn khá hạn chế và nhu cầu bảo hiểm cho các rủi ro phát sinh
khi triển khai dự án là có nhưng chưa đáng kể và chưa đủ mạnh để tạo động lực thu
hút các doanh nghiệp bảo hiểm khai thác thị trường này. Ngoài ra, dịch vụ quản lý
rủi ro đòi hỏi một đội ngũ cán bộ, chuyên gia có trình độ cao, không chỉ am hiểu về
bảo hiểm mà còn nắm vững những kiến thức môi trường cũng như các rủi ro liên
quan. Nếu xét về mặt nhân sự, trên thị trường Việt Nam hiện nay, nguồn lực nhân sự
để triển khai dịch vụ này còn hạn chế, hầu như chưa có, việc kết nối giữa hai lĩnh
vực vẫn đang bỏ ngỏ. Do đó, để triển khai, ngoài việc nhu cầu thị trường tăng cao,
nhân sự triển khai cũng cần đáp ứng về số lượng và chất lượng, trong ngắn hạn,
việc đào tạo đội ngũ này đòi hỏi chi phí đầu tư lớn và tư duy chiến lược, nắm bắt xu
thế mới của doanh nghiệp.


20

4.3 Một số điều kiện cần thiết để triển khai các sản phẩm, dịch vụ bảo
hiểm biến đổi khí hậu tại Việt Nam
Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về rủi ro biến đổi khí hậu, trong đó có tính
toán tổn thất và đánh giá rủi ro.
Xây dựng các điều khoản khuyến khích hành vi hạn chế tổn thất.
Sự phối hợp và hỗ trợ của Chính phủ: Ngoài việc tạo điều kiện cho các sản
phẩm bảo hiểm tư nhân phát triển, chính phủ cũng có thể xây dựng một dạng bảo
hiểm công để bảo lãnh cho các hộ gia đình trong trường hợp tổn thất quy mô lớn và
đồng loạt xảy ra.
Các điều kiện về chính sách, thể chế pháp luật để huy động sự tham gia của
doanh nghiệp bảo hiểm và người dân.


21


KẾT LUẬN
Là một nước nhiệt đới ven biển, Việt Nam luôn phải gánh chịu những ảnh
hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậuu. Tuy nhiên, các dịch vụ bảo hiểm cho
những rủi ro liên quan tới biến đổi khí hậu cũng như thích ứng với biến đổi khí hậu
tại Việt Nam hầu như chưa được triền khai, chưa thực hiện được sứ mệnh bảo vệ an
toàn tài chính cho người dân.
Trên cơ sở hệ thống hóa về các loại hình dịch vụ bảo hiểm rủi ro biến đổi khí
hậu cũng như phân tích khả năng áp dụng các loại hình này tại Việt Nam, Luận Văn
đã hoàn thành những nhiệm vụ sau:
Đề cập khái quát những lý luận cơ bản về bảo hiểm và mối liên hệ giữa bảo

-

hiểm với biến đổi khí hậu
Thông qua việc phân tích SWOT thị trường bảo hiểm Việt Nam, Luận Văn

-

đánh giá khả năng áp dụng các loại hình bảo hiểm biến đổi khí hậu.
Đề ra những điều kiện cần có nhằm phát triển các loại hình bảo hiểm biến

-

đổi khí hậu tại Việt Nam
Do điều kiện thời gian cũng như việc tiếp cận các nguồn thông tin và trình độ
nghiên cứu có hạn nên những vấn đề Luận văn đưa ra chắc hẳn sẽ không tránh hỏi
thiếu sót. Tác giả mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp của các nhà khoa
học, đồng nghiệp cũng như sự góp ý của quý độc giả để luận văn đạt chất lượng tốt
hơn./.



22

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại
trong thế kỷ 21. Biến đổi khí hậu tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và
môi trường trên phạm vi toàn thế giới. Nhiệt độ tăng, mực nước biển dâng gây ngập
lụt, nhiễm mặn nguồn nước, ảnh hưởng đến nông nghiệp, gây rủi ro lớn đối với
công nghiệp và các hệ thống kinh tế - xã hội trong tương lai.
Trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm của Việt Nam đã tăng
khoảng 0,5 - 0,7độ C, mực nước biển dâng khoảng 20cm. Nếu nước biển dâng 1m
(vào nửa cuối thế kỷ XXI) thì 10,8% dân số, 5,3% diện tích đất, 10,2% GDP và
10,9% diện tích đô thị của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng. Biến đổi khí hậu làm cho các
thiên tai, đặc biệt là bão, lũ, hạn hán ngày càng ác liệt. Là một trong năm nước chịu
tác động lớn của biến đổi khí hậu, hậu quả của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam vô
cùng nghiêm trọng và là nguy cơ hiện hữu cho sự phát triển bền vững của đất nước
(Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, 2007).
Để đối phó với những rủi ro do ảnh hưởng của BĐKH gây ra, trên thế giới
hiện nay có 3 xu hướng:
• Rút lui, chạy trốn rủi ro
• Né tránh rủi ro
• Thích nghi với rủi ro

Trong đó, thích nghi với rủi ro là nhóm giải pháp quan trọng và phổ biến nhất.
Những rủi ro liên quan tới BĐKH có ảnh hưởng tới mọi ngành sản xuất, trong đó có
ngành bảo hiểm. Ngành bảo hiểm vốn được biết đến với như một công cụ tín dụng
đề phòng, hạn chế tổn chất, chủ động quản lý rủi ro. Trước diễn biến biến đổi khí
hậu, ngành bảo hiểm đã có những điều chỉnh trong hoạt động kinh doanh với sự ra
đời của các sản phẩm, dịch vụ mới thích nghi với những rủi ro mới liên quan tới

BĐKH. Xét trên khía cạnh Kinh tế môi trường, bảo hiểm được coi là một công cụ
kinh tế góp phần điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức trong điều kiện biến
đổi khí hậu.


23

Mặc dù đối mặt với không ít rủi ro và thách thức liên quan tới rủi ro biến đổi
khí hậu nhưng cho tới nay, các nhà bảo hiểm Việt Nam vẫn đứng ngoài cuộc, hầu
như chưa có nghiên cứu nào liên quan tới các sản phẩm, dịch vụ bảo hiểm ứng phó
với rủi ro biến đổi khí hậu.
Vậy kinh nghiệm triển khai các sản phẩm, dịch vụ bảo hiểm ứng phó với rủi ro
biến đổi khí hậu trên thế giới là gì và Việt Nam có thể học tập, ứng dụng, triển khai
loại hình sản phẩm nào? Đây là câu hỏi đặt ra không chỉ với doanh nghiệp bảo
hiểm, các nhà kinh tế môi trường mà còn là vấn đề thu hút sự quan tâm của cộng
đồng, thể hiện tầm nhìn chiến lược và tạo dựng lợi thế cạnh tranh mới trên thị
trường.
Quá trình công tác tại Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt, doanh nghiệp bảo
hiểm phi nhân thọ hàng đầu Việt Nam cùng những kiến thức chuyên ngành Kinh tế
môi trường đã theo học thúc đẩy người viết chọn đề tài: “Bảo hiểm biến đổi khí
hậu: Kinh nghiệm quốc tế và tiềm năng triển khai tại Việt Nam” làm nội dung
nghiên cứu của mình.

2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm triển khai các các sản phẩm, dịch vụ bảo
hiểm biến đổi khí hậu trên thế giới, căn cứ vào điệu kiện thực tiễn Việt Nam, Luận
Văn đưa ra những đánh giá sơ bộ về cơ hội vận dụng cũng như một số điều kiện
tiền đề triển khai các sản phẩm, dịch vụ bảo hiểm này tại Việt Nam

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Các loại hình sản phẩm, dịch vụ bảo hiểm biến đổi
khí hậu đang được triển khai trên thế giới
Phạm vi nghiên cứu: Người viết đứng trên lập trường Kinh tế môi trường do
đó Luận Văn không đi sâu phân tích các kiến thức, kĩ thuật chuyên ngành bảo hiểm
mà chỉ xem xét các khía cạnh môi trường của vấn đề, đồng thời xem xét bảo hiểm
như một công cụ kinh tế môi trường điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức
liên quan. Các rủi ro do biến đổi khí hậu gây ra là rất lớn, tuy nhiên trong khuôn
khổ đề tài này, rủi ro biến đổi khí hậu chỉ được giới hạn trong một số rủi ro như: bão


24

lũ, ngập lụt, dịch bệnh….Ngoài ra, Luận Văn giới hạn nghiên cứu các sản phẩm,
dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ.

4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu định tính: Căn cứ trên thông tin thu thập được, các
nguồn dữ liệu có sẵn, người viết đưa ra nhận định, đánh giá và phân tích.
Nguồn dữ liệu thứ cấp: Thông tin sản phẩm, dịch vụ từ các công ty bảo hiểm
trên thế giới, các nghiên cứu khoa học có liên quan trên thế giới và tại Việt Nam,
nguồn dữ liệu từ Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt. Nguồn trích dẫn được nêu chi
tiết trong luận văn

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học: Bước đầu xây dựng cơ sở khoa học, tạo tiền đề cho việc
ứng dụng các sản phẩm, dịch vụ bảo hiểm BĐKH tại Việt Nam.
Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu phục vụ cho hoạt động kinh doanh,
sản xuất, nghiên cứu của các công ty bảo hiểm, các đối tượng chịu ảnh hưởng của
BĐKH, các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu kinh tế, góp phần thúc
đẩy sự ra đời và phát triển một loại hình bảo hiểm mới với các sản phẩm, dịch vụ

mang tính đặc thù.

6. Kết cấu Luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Mục lục, Kết luận và Danh mục Tài liệu tham khảo, Luân
văn được kết cấu theo 4 chương sau:
Chương 1: Những lý luận cơ bản về biến đổi khí hậu và mối liên hệ với ngành
bảo hiểm
Chương 2: Kinh nghiệm quốc tế về triển khai các sản phẩm, dịch vụ bảo hiểm
biến đổi khí hậu
Chương 3: Đánh giá cơ tiềm năng triển khai các sản phẩm, dịch vụ bảo hiểm
biến đổi khí hậu tại thị trường Việt Nam
Chương 4: Một số điều kiện cần thiết để triển khai các sản phẩm, dịch vụ bảo
hiểm biến đổi khí hậu tại Việt Nam


25

CHƯƠNG 1
NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
VÀ MỐI LIÊN HỆ VỚI NGÀNH BẢO HIỂM

1.1 Diễn biến biến đổi khí hậu toàn cầu và Việt Nam
1.1.1 Thực trạng diễn biến biến đổi khí hậu toàn cầu
Theo công ước chung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu, “Biến đổi khí
hậu là những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu, là những biến đổi trong môi
trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần,
khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc
đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của
con người”.
Biến đổi khí hậu, với các biểu hiện chính là sự nóng lên toàn cầu và mực

nước biển dâng, chủ yếu là do các hoạt động kinh tế - xã hội của con người gây phát
thải quá mức vào khí quyển các khí gây hiệu ứng nhà kính.
a) Về nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng khoảng 0,74 độ C trong
thời kỳ 1906 - 2005 và tốc độ tăng của nhiệt độ trong 50 năm gần đây gần gấp đôi
so với 50 năm trước đó. Nhiệt độ trên lục địa tăng nhanh hơn so với trên đại dương
(Báo cáo đánh giá lần thứ tư của IPCC, 2007).


×