Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

HỆ THỐNG TỔNG ĐÀI NEAX - 61E

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (601.07 KB, 94 trang )

Đồ án tốt nghiệp
Hệ thống tổng đài
NEAX – 61E
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống tổng đài NEAX – 61E
Mục Lục
Trần Quang Đức - Lớp ĐT2 - K46
Trang
2
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống tổng đài NEAX – 61E
LỜI NÓI ĐẦU
Sự phát triển của hạ tầng và cơ sở thông tin là yếu tố quan trọng thúc đẩy
nền kinh tế phát triển và góp phần nâng cao đời sống xã hội của con người. Thừa
kế những thành tựu của ngành công nghiệp điện tử, bán dẫn, quang học, tin học,
công nghệ thông tin…,nền công nghiệp viễn thông trên thế giới đã có những bước
tiến nhảy vọt kỳ diệu đã đưa xã hội loài người bước sang một kỷ nguyên văn minh
mới: Kỷ nguyên thông tin.
Phát triển và hiện đại hoá thông tin đang là nhu cầu bức xúc của nước ta. Để
tiến tới phát triển thông tin đa dạng, phong phú, nổi bật là mạng số đa dịch vụ íDN
(Intergrated Service Digital Netword). Thông tin số đóng vai trò quan trọng trong
mạng viễn thông hiện nay. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của
ngành viễn thông trên thế giới, ngành bưu chính viễn thông Việt Nam cũng đã đạt
được nhiều thành quả lớn trong công cuộc hiện đại hoá mạng viễn thông Việt
Nam. Hoà chung với nhịp điệu phát triển của thế giới, cùng bước trên xa lộ thông
tin, Việt nam đã đưa được mật độ xử dụng điện thoại cố định lên trên 9 máy/100
dân. Trong đó hệ thống chuyển mạch số đóng vai trò quan trọng trong mạng viễn
thông.
Trên cơ sở đó, đồ án tốt nghiệp của tôi xin được đề cập đến những nội dung
như sau:
- Tổng quan về tổng đài NEAX – 61E
- Cấu trúc phần cứng và phần mềm của tổng đài NEAX – 61E
- Phân tích phân hệ chuyển mạch của tổng đài NEAX – 61E


Được sự hướng dẫn tận tình của thầy Nguyễn Quốc Trung và các thầy, cô
giáo trong bộ môn, cùng với sự nỗ lực của bản thân, em đã hoàn thành đồ án tốt
nghiệp đúng thời hạn.
Nhưng do điều kiện thu thập tài liệu và quỹ thời gian có hạn, đồ án của em
không tránh khỏi những thiều sót. Rất mong được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của
các thầy cô và các bạn.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn đối với thầy Nguyễn Quốc Trung cùng các thầy
cô trong khoa Điện Tử Viễn Thông đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em
hoàn thành đồ án tốt nghiệp.
Hà nội, ngày 12 tháng 5 năm 2004
Trần Quang Đức - Lớp ĐT2 - K46
Trang
3
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống tổng đài NEAX – 61E
Sinh viên
Trần Quang Đức
PHẦN I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TỔNG ĐÀI
NEAX - 61E
I. GIỚI THIỆU CHUNG.
Với sự phát triển của ngành Viễn thông trong những phần tử cấu thành mạng
thì tổng đài đóng vai trò hết sức quan trọng. Hiện nay trên mạng lưới Viễn thông
Việt Nam có nhiều loại tổng đài, trong đó hệ thống tổng đài NEAX – 61E đã góp
phần không nhỏ trong cấu hình mạng.
Hệ thống chuyển mạch NEAX – 61E(NEAX – 61E Digital Switching System)
là một họ các tổng đài có mạng chuyển mạch theo nguyên tắc phân chia theo thời
gian (Time Divison) và được điều khiển bằng chương trình cài đặt sẵn (Stored
Program Controlled). Hệ thống đáp ứng được một phạm vi rộng lớn các ứng dụng
và tạo ra các giải pháp về mạng phù hợp với các nhu cầu thông tin đa dịch vụ. Sự
linh hoạt cho phép sự lựa chọn tối ưu về thiết bị, đáp ứng được cả mặt kinh tế và
kỹ thuật.

NEAX – 61E là hệ thống chuyển mạch có dung lượng lớn và tính linh hoạt
cao nhờ việc sử dụng máy tính và công nghệ điện tử viễn thông mới nhất.
Nhờ vào việc sử dụng công nghệ bán dẫn mới nhất, bao gồm các thiết bị được
chế tạo từ các linh kiện bán dẫn LSI (Large Scale integration), cùng với cấu trúc
khối chức năng, hệ thống NEAX - 61 có cấu trúc về mặt vật lý nhỏ hơn và có hiệ
quả kinh tế hơn các hệ thống trước đây. Những đặc điểm như điều khiể đa xử lý
các mạng gần như không tắc nghẽn (Non – Blocking) tạo nên tính tuyệt vời khi lựa
chọn hệ thống mới và mở rộng hệ thống. Tổng đài được áp dụng trong phạm vị
rộng, cung cấp giả pháp tổng thể, nhiều dịch vụ. Hệ thống chuyển mạch này có
tính linh hoạt cao, nó coá thể được ứng dụng ở những nơi đòi hỏi dung lương cao,
nó có thể được ứng dụng ở thành phố, vùng đông dân cư hoặc ứng dụng cho những
nơi dung lượng thấp nhờ phần mềm linh hoạt, và medule hóa phàn cứng. Ngoài ra
tổng đài NEAX – 61E còn có thể được ứng dụng làm tổng đài quốc tế, toll... được
thiết kế để đáp ứng các yêu cầu đa dạng trong mạng.
II. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG.
Trần Quang Đức - Lớp ĐT2 - K46
Trang
4
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống tổng đài NEAX – 61E
Kiểu cấu trúc của hệ thống chuyển mạch chia thành những lớp cơ bản (thành
các khối lớp). Đặc tính chung của hệ thống chuyển mạch chia thành những lớp cơ
bản (thành các khối lớp). Đặc tính chung của hệ thống là có cấu trúc phần mềm và
phần cứng theo kiểu module độc lập, bao gồm các module thiết bị hướng dịch vụ
được điều khiển tách biệt, cũng như các giao diện chuẩn về phía hệ thống chuyển
mạch và hệ thống xử lý. Hệ thống có cấu trúc khối như vậy tạo ra nhiều khả năng
ứng dụng và khả năng tạo dung lượng lớn bằng cách cộng thêm các module mà
không cần thay đổi cấu hình cơ bản của hệ thống. Trong cung một hệ thống có
trang bị sẵn các bộ xử lý đa năng, vi xử lý chuyên năng, và cấu hình vệ tinh, nhờ
vậy cấu hình này tạo ra khă năng hoạt động mềm dẻo tối đa cho tổng đài, có thể
ứng dụng làm tổng đài Local, Toll ... hoặc nhu cầu đặc biệt như điện thoại di động,

hệ thống trợ giúp truyền thông.
Khă năng ứng dụng của hệ thống được đưa ra như bảng sau:
ỨNG DỤNG
ĐƯỜNG DÂY
(MAX)
LƯU LƯỢNG
(MAX )
KHẢ NĂNG XỬ LÝ
(MAX)
Chuyển mạch khu
vực
100.000 line 27.000 erlange 1.000.000 BHCA
Tổng đài vệ tinh 10.000 line 1.000 erlange 35.000 BHCA
Bộ tập trung thuê
bao
4.000 line 336 erlange ------------------
Tổng đài quá giang 60.000 circuit 27.000 erlange 1.000.000 BHCA
Tổng đài quốc tế 60.000 circuit 27.000 erlange 700.000 BHCA
Hệ thống trợ giúp
truyền thông TASS
512 bàn PO
Ngoài ra hệ thống còn có khả năng kết hợp với nhiều hệ thống đặc biệt khác
như hệ thống vệ tinh mặt đất, hệ thống vệ tinh Hàng Hải quốc tế, tổng đài quốc
tế ... như mô hình sau:

Trần Quang Đức - Lớp ĐT2 - K46
Trang
5
TASS
NEAX – 6E

RSU
PAGING
MTS
MS
INTS
TS
TLS
LS
DOMASAT
IN MASAT
RLU
Hình 1: Mô hình kết nối các hệ thống của tổng đài NEAX – 61E
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống tổng đài NEAX – 61E
TASS(Traffic Assistance Service Sytem): Hệ thống phục vụ trợ giúp lưu lượng.
RSU ( Remote Switch Unit ) : Đơn vị chuyển mạch ở xa.
PAGING : Hệ thống nhắn tin.
MTS (Mobil Telephone Switch) : Chuyển mạch điện thoại di động.
INTS (Internationnal Switch) : Chuyển mạch quốc tế.
MS (Tandem Switch) : Chuyển mạch quá giang.
TS (Toll Switch) : CM đường dài (liên tỉnh).
LS (Local Switch) : Chuyển mạch nội hạt.
TLS (Toll Local Switch ) : CM dành cho nội hạt và liên tỉnh.
DOMSAT (Domactic Satelite System) : Hệ thống vệ tinh mặt đất.
INMARSAT : Hệ thống vệ tinh Hàng hải Quốc tế.
RLU (Remote line Unit) : Đơn vị đường dây thuê bao ở xa.
Các đặc trưng cơ bản của hệ thống:
Hệ thống vận hành nhờ hai nguồn cung cấp là:
• Nguồn một chiều – 48V DC (Direct Current). (Nguồn đường dây).
• Nguồn xoay chiều 3 pha 220V (hoặc 115V) AC (Alternaling Current), tần
số 50Hz (hoặc 60Hz).

• Khối chuyển đổi DC/DC tạo ra các điện áp
±
5V DC(nguồn ligic) và
±
12V DC (truyền dẫn) cho từng khung thiết bị chuyển mạch.
• Tất cả các thiết bị đòi hỏi dong một chiều với đáp ứng danh định –48V
DC, cho phép nguồn một chiều biến thiên từ –44V đến - 58V tại đầu vào.
• Ắc quy có thể cung cấp 3 giờ liên tục khi mất điện lưới.
• Bình thường rổng đài được cấp điện từ mạng xoay chiều (chế độ nạp đệm),
Khi mất điện thì tự động chuyển sang trang thai dung ắc quy hoặc máy
phát điện.
Để vận hành tập trung và thuận tiện cho việc bảo dưỡng, NEC sử dụng trung
tâm tính toán điều hành và bảo dưỡng (NCOM – Nec Computerized Operation and
Maintenance).
Trần Quang Đức - Lớp ĐT2 - K46
Trang
6
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống tổng đài NEAX – 61E
• Tất cả các chức năng vận hành và bảo dưỡng được tiến hành tự động. Tuy
nhiên người điều hành có thể tham gia điều khiển nhờ đầu cuối điều hành và
bảo dưỡng (MAT – Maintenance Administration Termianal).
• Giao tiếp Người – Máy.
Thông tin trực tiếp giữa nhân viên kỹ thuật và phần mêm hệ thống thực hiẹn
qua MAT nhờ vào các bản tin vào – ra. Các MAT thông thương được lắp đặt ngay
trong phong tổng đài. MAT cũng có thể được lắp đặt ngay tại trung tâm trợ giúp
điều hành và điều khiển từ xa qua hệ thống truyền dẫn.
Cấu trúc phần cứng của hệ thống được chia thành 4 hệ thống chuyên môn hoá:
1. Phân hệ ứng dụng (Application Subsysem).
2. Phân hẹ chuyển mạch (Switching Subsysem).
3. Phân hẹ xử lý (Processor Subsysem).

4. Phân hẹ khai thác và bảo dưỡng ( Operation & Maitenance Subsysem).
Những phân hẹ này được lẵp đặt trong các giá máy khác nhau, với cấu trúc
Module như vây, khi thay đổi cấu hình thì tổng đài có thể được ứng dụng cho các
chức năng chuyển mạch khác nhau như tổng đài Local, Toll, tổng đài kết hợp Toll
và Local, tổng đài cửa Quốc tế. Cũng như phần cứng, phần mềm tương ứng được
sử dụng và chúng cũng có cấu trúc Module năng. Các điểm lớn nhất của hệ thống
trong cấu hình là được điều khiển theo chức năng. Trong cấu trúc này, đôi khi còn
được gọi là cấu trúc đơn, dùng chức năng chia tải hệ thống để đơn giản hoá hệ
thống va sử dụng như các kiểu Module. Các module làm việc tương đối độc lập
với nhau và liên hệ với nhau qua các giao diẹn chuẩn để xử lý chức năng chuyển
mạch.
Phần mềm hệ thống được viết bằng ngôn ngữ Assembly và ngôn ngữ PL/C
(Programming Language Communication – Ngôn ngữ lập trình thông tin). Cấu
hình cơ bản của hệ thống được chia làm 3 vùng và được cất giữ trong bộ nhớ của
hẹ thống như sau:
- File hệ thống.
- File dữ liệu của trạm.
- File số liệu thuê bạo.
Trần Quang Đức - Lớp ĐT2 - K46
Trang
7
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống tổng đài NEAX – 61E
Kỹ thuật chương trình có cấu trúc đem lại hiểu quả cao về tính Logic, quá
trình xử lý được thực hiện đơn giản hơn. Tất cả các hoạt đọngc ủa phần mềm hệ
thống được chia thành các Module theo chức năng.
Chức năng điều khiển chuyển mạch được chia thành các chức năng phụ thuộc
vào phần cứng hoặc hệ thống báo hiệu, ví dụ như chức năng điều khiển mạng và
chức năng xử lý logic, đieu khiển và phân tich trạng thái cuộc gọi.
Do cấu trúc của hệ thông dạng Module và xử lý phân bố bằng phần mềm điều
khiển hệ thống, làm cho giá thành bộp nhớ và vi xử lý được giảm xuống, trong khi

vẫn có hệ thống chuyển mạch đáng tin cậy. Đồng thời, cấu hình đa xử lý cho phứp
kích thước hệ thống được phù hợp với mọi chu cầu mà không lãng phí dung lượng
khi cài đặt.
Hơn nữa, tính linh hoạt của phần mềm và phần cứng tạo ra hệ thống dễ dàng
mở rộng và sự phát triển để đạt được các yêu cầu trong tương lai. Sau đây ta sẽ đi
sâu phân tích cấu hình cơ bản phần cứng và phần mềm của hệ thống tổng đài
NEAX – 61E.
Trần Quang Đức - Lớp ĐT2 - K46
Trang
8
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống tổng đài NEAX – 61E
PHẦN II: CẤU HÌNH HỆ THỐNG
CHƯƠNGI. CẤU HÌNH PHẦN CỨNG.
Hệ thống bao gồm 4 phân hệ chính:
- Phân hệ ứng dụng ( Aplications Subsytem)
- Phân hệ chuyển mạch ( Switching Subsytem)
- Phân hệ xử lý ( Processor Subsytem)
- Phân hệ vận hành và bảo dưỡng ( O and M Subsystem)
Terminal
Circuit
Interface
Circuit
CTL
P
M
U
X
Application Subsystem
S
M

U
X
S
M
U
X
TSW
TSW
SSW
SPC
TDNW
Switching Subsystem
TDNW
CLP
MMCLP
MM
BC
OMP
MM
CM
DKU MTU MAT
Test and Supervisory
Console
O&M Subsystem
Processor Subsystem
High Intergrated Bus
Hình 2:Cấu hình cơ bản của hệ thống NEAX 61E
BC : Bus Controller Bộ điều khiển Bus
Trần Quang Đức - Lớp ĐT2 - K46
Trang

9
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống tổng đài NEAX – 61E
CM : Common Memory Bộ nhớ chung
DKU : Disk Unit Đơn vị đĩa.
MTU : Magnetic Tape Unit Bộ dồn kênh của băng từ.
PMUX : Primary Multiplexer Bộ ghép kênh sơ cấp.
SPC : Speech Path Controller Bộ điều khiển tuyến thoại.
TDNW : Time Division Network Mạng phân chia thời gian.
CLP : Call Processor Bộ xử lý gọi.
CTL : Controller Bộ điều khiển.
MM : Main Memory Bộ nhớ chính.
OMP : Operation & Maintenance
Processer
Bộ xử lý vận hành và bảo dưỡng.
SMUX : Secondary multiplexer Bộ ghép kênh thứ cấp.
SW : Space Switch Bộ chuyển mạch không gian.
TSW : Time Switch Bộ chuyển mạch thời gian.
MAT : Maintenance &
Administration Terminal
Thiết bị bảo dưỡng và quản lý.
Phân hệ ứng dụng được cấu hình đáp ứng các yêu cầu khách hàng, cung cấp
một giao diện chuẩn giữa mạng điện thoại và các phân hệ chuyển mạch và xử lý..
Các giao diện dịch vụ này có nhiệm vụ gửi thông tin quét đến bộ xử lý cuộc gọi
trong quá trình thiết lập cho cuộc gọi. Phân hệ này có thể được sửa đổi hoặc thay
thế để đáp ứng các tiến bộ kỹ thuật hoặc sự thay đổi các yêu cầu người sử dụng.
Phân hệ chuyển mạch nối các kênh chuyển mạch vào với các kênh chuyển
mạch ra để cung cấp các đường dẫn thoại cho các cuộc gọi giữa các thuê bao, giữa
thuê bao và trung kế hoặc giữa các trung kế. Phân hệ này bao gồm các mạng phân
chia thời gian kép cung cấp chỉ tiêu cao và sự mở rộng hệ thống dễ dàng để đáp
ứng các nhu cầu tăng lưu lượng.

Phân hệ xử lý điều khiển xử lý cuộc gọi, các công việc khai thác và bảo
dưỡng, và các chức năng báo hiệu kênh chung.
Trần Quang Đức - Lớp ĐT2 - K46
Trang
10
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống tổng đài NEAX – 61E
Phân hệ khai thác và bảo dưỡng cung cấp thông tin người-máy cho phép các
lệnh lấy số liệu ra cho các chức năng bảo dưỡng và quản lý hàng ngày.Nó cũng
cung cấp khả năng giám sát hệ thống và kiểm tra trung kế và đường thuê bao để
đảm bảo cho sự hoạt động hệ thống bình thường. Phân hệ này bao gồm các thiết bị
vào/ra khác nhau để thực hiện kiểm tra hệ thống và thu trạng thái hệ thống và
thông tin cảnh báo.
A. PHÂN HỆ ỨNG DỤNG:
Trần Quang Đức - Lớp ĐT2 - K46
Trang
11
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống tổng đài NEAX – 61E
To TDNW
D
L
S
W
Analog
Line
Circuit
Analog
Line
Circuit
Controller
P

M
U
X
Telephone
Telephone
Analog Subscriber Line Interface
M
U
S
Analog
Trunk
Circuit
Analog
Trunk
Circuit
Controller
P
M
U
X
Analog Trunk Interface
M
U
XPosition
Trunk
Circuit
Controller
P
M
U

X
Operator Position Interface
Position
Trunk
Circuit
To
Operator
Position
To Distant
Office Via
Analog Lines
Digital
Transmission
Interface
Circuit
Controller
P
M
U
X
Digital Trunk Interface
Digital
Transmission
Interface
Circuit
To Distant
Office
Via PCM
Transmition
To TDNW

Digital
Transmission
Interface
Circuit
Controller
P
M
U
X
Remote System Interface
Digital
Transmission
Interface
Circuit
To Remote
System Via
PCM Lines
Application
Subsysytem
O&M
Subsysytem
Switching
Subsysytem
Processor
Subsysytem
Hình 3: Cấu hình của phân hệ ứng dụng.
DLSW : Digital Line Switch Chuyển mạch đường dây số.
PCM : Pulse Code Modulation Điều chế xung mã.
Phân hệ ứng dụng cung cấp một giao tiếp chuẩn giữa hệ thống chuyển mạch
với đường thuê bao, đường trung kế số hoặc trung kế analog. Trong phân hệ này có

cấu hình đặc biệt phục vụ các yêu cầu của khách hàng, gồm có một vài kiểu giao
tiếp phục vụ để điều khiển chức năng thay đổi đầu cuối và các mạch giao tiếp với
Trần Quang Đức - Lớp ĐT2 - K46
Trang
12
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống tổng đài NEAX – 61E
phân hệ chuyển mạch.
Phân hệ này có thể dễ dàng thay đổi hoặc thay thế các kỹ thuật mới mà
người sử dụng yêu cầu. Giao tiếp giữa phân hệ ứng dụng với phân hệ chuyển mạch
qua mạch ghép tín hiệu gửi qua 128 kênh với tốc độ 8,192Mbit/s.
Chức năng của phân hệ ứng dụng bao gồm:
- Giao tiếp thuê bao tương tự (Line Module).
- Giao tiếp trung kế tương tự (Trunk Module).
- Giao tiếp truyền dẫn số (Digital Trunk Interface Module).
- Giao tiếp báo hiệu kênh chung (Common Chanel Signalling Interface).
- Giao tiếp trung kế phục vụ (SVTM).
- Giao tiếp kết nối ISDN.
- Giao tiếp với vị trí bàn PO (Operator Position Interface).
Sau đay ta xét với 3 loại giao tiếp điển hình:
- Giao tiếp với đường dây thuê bao tương tự.
- Giao tiếp với trung kế tương tự.
- Giao tiếp với trung kế số.
I.GIAO TIẾP ĐƯỜNG DÂY THUÊ BAO TƯƠNG TỰ (ANALOG
SUBSCRIBER LINE INTERFACE).
Chức năng này được thực hiện bởi khối đường dây (Line Modul – ML) và bộ
điều khiển vùng (Local Contronller – LOC). Modul đường dây LM bao gồm mạch
điện đường dây (Line Circuit – LC) và bộ chuyển mạch chuyển mạch đường dây
số (Digital Line Switch). Mỗi một Modul LM có thể có 8 Card CL (đối với loại
giao tiếp 64 thuê bao) hoặc 12 Card LC (loại giao tiếp 96 thuê bao) hoặc 16 Card
LC (với 128 thuê bao). Ứng dụng công nghệ IC nên Card có 4 hoặc 8 mạch LC.

Modul LM giám sát và điều khiển LC, thực hiện tập trung phân theo thời gian cho
các đường dây thuê bao tương tự. LM điều khiển các bộ phân phối báo hiệu
(Signalling Distributor – SD) của các LC, kiểm tra đo thử dưới sự điều khiển của
bộ điều khiển vùng LOC và tự chuẩn đoán lỗi (lỗi E/G, cảnh báo nguồn, tràn
TF . . .). Các tín hiệu (các tuyến PCM) sau khi ra khỏi các LC sẽ được tập trung lại
Trần Quang Đức - Lớp ĐT2 - K46
Trang
13
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống tổng đài NEAX – 61E
bởi bộ chuyển mạch đường dây số DLSW để tạo thành một đường SubHingWay –
SHW 120 kênh thoại, Tỷ số tập trung có thể thay đổi từ 1,6: 1 – 8,5: 1 phụ thuộc
vào số lượng các LM kết nối với 1 SHW. LM được nối đến một LOC kép
(Redundancy Config) thông qua Bus kép. LOC kiểm tra liên tục các LM để dảm
bảo cho hệ thống hoạt động bình thường. Phần mềm cơ sở kiểm tra 3 lần trong
khoảng thởi gian 128ms, nếu phát hiệ ra lỗi, nó sẽ báo về LOC trong vòng 2ms. Bộ
điều khiển vùng LOC nhận các lệnh điều khiển gửi các tín hiệu trả lời và thông tin
bảo dưỡng về SPC thông qua các tuyển SHW.

LSC : Bộ chuyển mạch đường dây số.
LC : Mạch điện đường dây.
LM : Modul đường dây.
TDNW : Mạng chuyển mạch phân chia theo thời gian.
SPC : Bộ điều khiển tuyến thoại.
CLP : Bộ xử lý gọi.
LOC : Bộ điều khiển vùng.
PMUX : Bộ ghép kênh cơ sở.
: Tín hiệu số.
Mạch giao tiếp thuê bao tương tự thực hiện 7 chức năng (BORSCHT) như sau:
Trần Quang Đức - Lớp ĐT2 - K46
Trang

14
LC
LC
LC
D
L
S
W
P
M
U
X
Micro – Processor
Analog Subsscriber Line Interface
n LM
TDNW
SPC
CLP
LOC
120 Kênh
Hình4: Sơ đồ khối mạch giao tiếp thuê bao tương tự.
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống tổng đài NEAX – 61E
 B : Cấp nguồn (Battery) : Dùng bộ chỉnh lưu tạo các mức điện áp theo yêu
cầu phù hợp với thuê bao từ điện áp xoay chiều. Ví dụ cung cấp điện gọi cho từng
máy điện thoại thuê bao đồng thời truyền tín hiệu như nhấc máy, xung quay số.
 O(Over voltage - protecting) : Bảo vệ chống quá áp cho tổng đài và các
thiết bị do nguồn điện áp cao xuất hiện từ đường dây như sấm sét, điện công
nghiệp hoặc chập đường dây thuê bao. Ngưỡng điện áp bảo vệ 75V.
 R : Cấp chuông (Ringing) : Chức năng này có nhiệm vụ cấp dòng chuông
25Hz, điện áp 75-90 Volts cho thuê bao bị gọi. Đối với máy điện thoại quay số

dòng chuông này được cung cấp trực tiếp cho chuông điện cơ để tạo ra âm chuông.
Còn đối với máy ấn phím dòng tín hiệu chuông này được đưa qua mạch nắn dòng
chuông thành dòng một chiều cấp cho IC tạo âm chuông. Tại kết cuối thuê bao có
trang bị mạch điện xác định khi thuê bao nhấc máy trả lời phải cắt ngang dòng
chuông gửi tới để tránh gây hư hỏng các thiết bị điện tử của thuê bao.
 S : Giám sát (Supervisor) : Giám sát thay đổi mạch vòng thuê bao, xử lý
thuê bao nhận dạng bắt đầu hoặc kết thúc cuộc gọi và phát tín hiệu nhấc máy, đặt
máy từ thuê bao hoặc các tín hiệu phát xung quay số.
 C : Mã hoá và giải mã ( Code / Decode) : Chức năng này để mã hoá tín
hiệu tương tự thành tín hiệu số và ngược lại.
 H : Chuyển đổi 2/4 dây (Hybrid) : Chức năng chính của hybrid là chức
năng chuyển đổi 2 dây từ phía đường dây thuê bao thành 4 dây ở phía tổng đài.
 T: Đo thử (Test) : là thiết bị kiểm tra tự động để phát hiện các lỗi như là :
đường dây thuê bao bị hỏng do ngập nước, chập mạch với đường điện hay bị đứt
bằng cách theo dõi đường dây thuê bao thường xuyên có chu kỳ. Thiết bị này được
nối vào đường dây bằng phương pháp tương tự để kiểm tra và đo thử.
Do lưu lượng một thêu bao thấp cho nên trước khi tới trường chuyển mạch thì
các thuê bao nối qua một bộ tập trung thêu bao với tỷ lệ có thể được điều chỉnh để
phù hợp với lưu lượng.
II. GIAO TIẾP TRUNG KẾ TƯƠNG TỰ (ANALOG TRUNK INTERFACE).
Giao tiếp trung kế tương tự Analog hình thành giữa các trạm Analog với nhau.
Trung kế chia thành trung kế đi, trung kế về và trung kế hai chiều tuỳ theo yêu cầu
của khách hàng. Các tín hiệu từ một mạch trung kế tương tự đến được chuyển
thành tín hiẹu PCM bởi bộ mã hoá và giải mã CODEC không cần tập trung. Sau đó
tín hiệu PCM được ghép kênh, bộ ghép kênh cơ sở (PMUX - Primary Multiplexer)
lớn nhất là 120 kênh.
Giao tiếp trung kế tương tự cũng có chức năng điều khiển đệm cho những
đường trung kế đặc biệt. Hệ thống cũng có những mạch cho giao tiếp với trạm
chuyển mcạh kết hợp. Những mạch này có thể truyền DP. MPF hoặc MF cho ghi
phát trên trung kế.

Mạch giao tiếp trung kế có những loại sau:
Trần Quang Đức - Lớp ĐT2 - K46
Trang
15
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống tổng đài NEAX – 61E
- Trung kế 2 dây (2 – W) E&M.
- Trung kế 4 dây (4 – W) E&M.
- Trung kế đi.
- Trung kế về.
Và một số loại khác.
LOC : Bộ điều khiển vùng.
ATC : Analog Trunk Ciriuit – Mạch điện trung kế tương tự.
MUX : Bộ ghép kênh.
TM : Modul trung kế.
PMUX : Bộ ghép kênh cơ sở.
Một Modul trung kế TM dưới sự điều khiển của LOC có thể kết nối được 30
trung kế tương tự. Các mạch điện đầu cuối và mạch điên giao tiếp của TM chính là
mạch điện trung kế tương tự TRK và bộ CODEC. Các TRK được phân thành các
thành phần các mạch trung kế gọi đến ICT, trung kế gọi đi OGT và trung kế hai
chiều ... Nó xử lý loại báo hiệu đường dây khác nhau như báo hiệu vòng, xung
quay số, báo hiệu mã đa tần, báo hiệu E&M.
Tối đa 4 TM có thể đấu nối đến 1 SHW đơn, Bus điều khiển của TM cũng
được kết nối đến 4 TM này. TM được nối đến LOC thông qua các Bus kép và hoạt
động dưới sự điều khiển của ACT – LOC (Bộ điều khiển vùng làm việc). Số trung
kế (Trunk Number – TN) được xác định như số của mỗi kênh trung kế trong dòng
Trần Quang Đức - Lớp ĐT2 - K46
Trang
16
ATC
D

L
S
W
P
M
U
X
Micro – Processor
Analog Trunk Interface
4 TM
TDNW
SPC
CLP
LOC
120 Kênh
Hình5: Giao tiếp trung kế tương tự.
ATC
ATC
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống tổng đài NEAX – 61E
tín hiệu số PCM 30/32. Mỗi trung kế được định nghĩa bằng chỉ số HW, chỉ số
nhóm và chỉ số TN.
Ta thấy rằng ở phần giao tiếp đường đay thuê bao tương tự, giao tiếp trung kế
tương tự đều được điều khiển bởi bộ điều khiển vùng LOC. Như vậy bộ điều khiển
của hai phần này đều có chức năng hoạt động giống nhau. Trong thực tế khối điều
khiển vùng được sử dụng chung. LOC có cấu hình kép gồm LOC0 và LOC1, do đó
có 8 SHW được nối đến LOC và hai Card cấp nguồn PWR0 và PWR1. Bình
thường LOC làm việc ở chế độ đồng bộ, nhưng nó cũng có thể làm việc ở chế độ
tách biệt, chế độ này được dung khi chạy chương trình chuẩn đoán lỗi. LOC thực
hiện các cộng việc sau:
- Điều khiển truyền tín hiệu đến hoặc đi từ SPC: Nhận các lệnh điều khiển

LM và TM từ bộ điều khiển tuyến thoại – SPC, đồng thời gửi các tín hiệu trả lời và
thông tin bảo dưỡng về SPC.
- Ghép tách kênh sơ cấp: Tách kênh các tín hiệu thoại từ 1 SHW (128 kênh)
thành 4 HW (32 kênh) và ngược lại ghép 4HW thành 1 SHW.
- Điều khiển các mạch LC và TRK theo các lệnh SD và từ SPC gửi đến.
- Điều khiển kiểm tra đo thử: Đấu nối các LC, TRK đến các bộ Test.
- Điều khiển bộ chuyển mạch đường dây số (DLSW) để thực hiện tập trung
đường dây thuê bao.
- Điều khiển việc hạn chế cuộc gọi đi.
- Điều khiển kiểm tra kết nối: LOC có một bộ thu phát tín hiệu kiểm tra kết
nối hoạt động theo các lệnh điều khiển CONT TST. Việc kiểm tra kết nối được
thực hiện 1lần/512 cuộc gọi. Tín hiệu kiểm tra được phát ở tần số 1kHz với mức
tín hiệu là 0dB.
- Điều khiển cấp dòng chuông: Gửi các tín hiệu điều khiển các pha cấp
chuông đến những bộ LC hoặc TRK.
- Điều khiển bộ thu xung quay số (Dial Pulsse Receiver – DPOS): Chuyển các
xung quay số đến các trung kế được xác định theo lệnh DPOS từ SPC.
- Điều khiển các tín hiệu quét: Truyền các tín hiệu quét từ LM hoặc TM về
SPC.
III. GIAO TIẾP TRUNG KẾ SỐ.
Giao tiếp cho phép truyền trực tiếp tuyến vói chuyển mạch. Tuỳ vào cách lập
mã theo luật A hoặc luật µ ta có PCM 30 hay PCM 24 được trung kế đặc biệt trong
mạch giao tiếp truyền dẫn số ( Digital Transmission Iterface – DTI). Tại đây cứ 4
tuyến PCM, mỗi đường 30 kênh (theo tiêu chuẩn A) hoặc 5 đường PCM mỗi
đường 24 kênh (theo tiêu chuẩn µ) sẽ được đưa tới bộ ghép kênh sơ cấp PMUX.
Như vậy sẽ có 120 kênh tín hiệu do (30 x 4 hoặc 24x 5) kênh ghép lại. Sau khối
Trần Quang Đức - Lớp ĐT2 - K46
Trang
17
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống tổng đài NEAX – 61E

giao tiếp trung kế số tín hiệu sẽ được đưa tới khối chuyển mạch thời gian với 132
khe thời gian tương đương với 120 kênh thoại.
Modul giao tiếp trung kế số gồm có mạch giao tiếp truyền dẫn số (Digital
Transmission Interface – DTI), bộ ghép kênh cơ sở PMUX. Modul giao tiếp truyền
dẫn số PCM – TDM theo luật A. Về phía truyền dẫn thì nó giao tiếp với các trạm
lập đầu cuối của nhóm PCM 2,048Mbs (sơ cấp) bằng các giao diện truyền dẫn số
DTI, về phía mạng chuyển mạch, nó gioa tiếp thông qua các tuyến SHW. Bộ điều
khiển giao tiếp truyền dẫn số DTIC được gắn trên DTIM, có nhiệm vụ điều khiển
các bộ ghép tách kênh sơ cấp (PMUX – PDMUX), điều khiển các DTI, quá trình
xử lý báo hiệu. Modul giao tiếp truyền dẫn số giữa các hẹ thống PCM 30/32 theo
tiêu chuẩn CEPT. Modul DTIM được kết nối với các đường PCM sơ cấp theo luật
A (30/32 kênh, tốc độ 2048kbs). Mỗi DTIM có 2 bộ điều khiển DTIC, mỗi DTIC
điều khiển 4DTI. Mỗi DTI được nối với một tuyến PCM 30/32. Mỗi khung truyền
dẫn số có 16 modul DTIM, mỗi DTIM có thể giao tiếp với 8 tuyến PCM (tức là
240 kênh), như vậy một khung giao tiếp truyền dẫn có thể đáp ứng cho 3840 kênh.
IV. GIAO TIẾP VỆ TINH.
Trần Quang Đức - Lớp ĐT2 - K46
Trang
18
Micro-Processor
DTI
DTI
P
M
U
X
DTIC
30 Kênh
30 Kênh
Micro-Processor

DTI
DTI
P
M
U
X
DTIC
30 Kênh
30 Kênh
4
4
TDNW
SPC
CLP
120 Kênh
4 PCM
Line
120 Kênh
4 PCM
Line
Hình 6: Sơ đồ giao tiếp trung kế số.
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống tổng đài NEAX – 61E
Trong cấu trúc hệ chuyển mạch vệ tinh, hệ thống có giao tiếp đường dây thuê
bao tương tự cho các thuê bao ở vùng xa đó. Các thuê bao được nối với mạng
chuyển mạch trạm chủ thông qua các tuyến PCM.
Với sự phục vụ cho những thuê bao xa NEAX – 61E có hai kiểu ứng dụng là
RUS (Remote Subcriber Unit) và RLU (Remote Line Unit). Cả hai kiểu này đều có
cùng một giao diện. Mục đích của giao diện là nối các thuê bao xa với trạm chủ
thông qua tuyến PCM. Chức năng của mạch kết cuối là tạo giao tiếp truyền dẫn số.
Với cấu hình như vậy, hệ thông trạm chủ có thể xử lý cuộc gọi cho cả thuê

bao được nối với trạm từ xa hay trực tiếp vào trạm chủ.
V. GIAO TIẾP TRUNG KẾ DỊCH VỤ.
Giao tiếp này cung cấp dịch vụ phát Tone và mạch báo hiệu AC, nó báo gồm
những mạch trung kế dịch vụ khác nhau chẳng hạn bộ phát Tone, bộ thu phát báo
hiệu ghi phát.
VI. GIAO TIẾP BÁO HIỆU KÊNH CHUNG.
Giao tiếp báo hiệu kênh chung CCS thực hiện chức năng báo hiệu kênh chung
CCS giữa các tổng đài phù hợp với yêu cầu báo hiệu số 7 (SS7). Giao tiếp này
tương thích với đường báo hiệu tốc độ 64kbps trên đường dây số và 48kbps trên
đường dây tương tự. Nó nối hệ thống với mạng dữ liệu chuyển mạch công cộng
(CSPN) qua modul trung kế dịch vụ (SVTM) trong phân hệ chuyển mạch và
modul giao tiếp truyền dẫn số DTIM.
VII. GIAO TIẾP KẾT NỐI ISDN.
• Giao tiếp đường dây truy nhập cơ bản.
Giao tiếp cung cấp đường nối giữa mạng người sử dụng (U) (2B + D) ISDN
đến thiết bị nhà riêng của thêu bao như thiết bị kết cuối mạng NT và bộ thích ứng
đầu cuối (TA). Thành phần cơ bản bao gồm giao tiếp đường dây truy nhập cơ bản
là Modul đường dây số DLM, giao tiếp tốc độ cơ sở và modul bộ xử lý điều khiển
đường LCPM. Modul đường dây số DLM cung cấp giao diện kiểu U với thuê bảo
bởi đường truy nhập cơ bản 2 kênh B và một kênh D (2B + D). Đường truy nhập
cơ bản đầu cuối được tập trung và ghép vào đường tốc độ sơ cấp 30B + D nhờ bộ
xử lý điều khiển đường LCPM. Modul xử lý điều khiển đường PCPM ghép các
đường truy nhập tốc độ sơ cấp thành đường Subhighway. Đường này ghép với
phân hệ chuyển mạch.
Modul xử lý điều khiển PCPM có các chức năng sau:
Trần Quang Đức - Lớp ĐT2 - K46
Trang
19
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống tổng đài NEAX – 61E
- Kênh thông tin D có thể dùng để chuyển mạch gói.

- Giao diện Logic với Modul chuyển mạch gói (PSM) gọi và chuyển mạch
gói.
- Xử lý chức năng chuyển mạch kênh:
+ Giao tiếp tốc độ sơ cấp: Giao tiếp này bao gồm Modul giao tiếp tốc độ
sơ cấp (PRIM) và Modul xử lý điều khiển đường PCPM.
+ Giao tiếp mạng chuyển mạch gói (PNI): Giao tiếp mạng chuyển mạch
gói PNI được điều khiển bởi bộ chuyển mạch gói (PH), cho phép các thuê
bao ISDN truy nhập vói mạng số liệu chuyển mạch gói công cộng (PSPDN)
qua đường trung ké X75.
VIII. GIAO TIẾP BÀN PQ.
Các giao tiếp chỉ dùng trong tổng đài Toll hoặc tổng đài quốc tế. Giao tiếp này
nối thuê bao gọi hoặc thêu bao bị gọi hoặc cả hai loại với người điều hành thông
qua mạch trung kế và mạng chuyển mạch. Những vụ khác nhau bao gồm cuộc gọi
trạm tới trạm hoặc những cuội gọi nối thuê bao tới thuê bao để chọn lọc để các
cuộc gọi có thể được nối tới bàn phục vụ. Hệ thống có thể cung cấp tối đa là 512
bàn PO tuỳ thuộc vào yêu cầu của khách hàng.
B. PHÂN HỆ CHUYỂN MẠCH.
Chức năng chính của phân hẹ chuyển mạch là nối kênh đầu vào với kênh đầu
ra để cung cấp các đường thoại cho những cuộc gọi giữa các thuê bao, giữa thuê
bao và những trung kế hoặc giữa trung kế . Hệ thống sử dụng một mạng chuyển
mạch đơn trong cấu trúc Buiding Bock để tạo một lượng lớn các dung lượng
chuyển mạch. Một hệ đa xử lý, có thể tạo được 22 module chuyển mạch nhỏ để
cung cấp chức năng chuyển mạch cho 100.000 thuê bao. Mỗi mạng chuyển mạch
(với cấu hình đa xử lý) có 4 tầng chuyển mạch T – S – S – T, mỗi hệ thống được
xử lý cuộc gọi điều khiển. Sự lụa chọn cấu trúc này cho phép hệ thống có khả năng
mở rộng lớn nhất.
Trần Quang Đức - Lớp ĐT2 - K46
Trang
20
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống tổng đài NEAX – 61E

S
M
U
X
S
M
U
X
Time
Switch
(T1)
Time
Switch
(T1)
Space
Switch
(S1)
S
D
M
U
X
S
D
M
U
X
Time
Switch
(T2)

Time
Switch
(T2)
Space
Switch
(S2)
(6)
(6)
6x24 24x6
S
M
U
X
S
M
U
X
Time
Switch
(T1)
Time
Switch
(T1)
Space
Switch
(S1)
S
D
M
U

X
S
D
M
U
X
Time
Switch
(T2)
Time
Switch
(T2)
Space
Switch
(S2)
(6)
(6)
6x24 24x6
22
22
SPC
To/From Call
Processor
SHW SHW
JHW HW
HW
128 Time Slotsx4=512 Time Slots
480CHx6
=2880CH
2880CH

O&M
Subsysytem
Processor
Subsysytem
67,584 time slots 67,584 time slots
Application
Subsysytem
Switching
Subsysytem
Hình 7: Cấu trúc trường chuyển mạch NEAX – 61E.
Trường chuyển mạch của hệ thống tổng đài NEAX – 61E có cấu trúc T-S-S-
T, mỗi mạng chuyển mạch cơ sở bao gồm 6 bộ chuyển mạch thời gian sơ cấp (T1),
một bộ chuyển mạch không gian sơ cấp (S1), một bộ chuyển mạch không gian thứ
cấp (S2) và 6 bộ chuyển mạch thời gian thứ cấp (T2).
Phận hệ chuyển mạch giao tiếp với phận hệ ứng dụng được thực hiện qua bộ
ghép kênh sơ cấp (SMUX) và bộ phân kênh thứ cấp (SDMUX). Mỗi SMUX và
SDMUX được nối với T1 và T2. Tín hiệu PCM gửi qua SHW co 128 khe thời gian
tức là 120 kênh thoại đưa vào SMUX. Mỗi SMUX phục vụ cho 4 đường SHW đầu
vào, đàu ra là đường HW với 512 khe thời gian. Tại T1 những từ PCM truyền qua
đường HW được viết một cách tuần tự vào ô nhớ tương ứng và đọc ra ngẫu nhiên
vào khe thời gian ra theo lệnh điều khiển của phần mềm, từ bộ đường tiếng (SPC).
Trần Quang Đức - Lớp ĐT2 - K46
Trang
21
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống tổng đài NEAX – 61E
Tại đầu ra tới S1, T1 chuyển dòng tốc độ 8.448Mb/s (8 bit nối tiếp) sang dòng
số tốc độ 4.224Mb/s (4 bít song song). Sau đó các khe thời gian được phân đều tới
một trong 24 đường JHW tuỳ theo lệnh từ SPC. S1 là ma trận chuyển mạch 6 x 24
và một trong 24 đầu ra được nối với một đường JHW (Junctor High Way).
S2 là ma trận chuyển mạch 24 x 6 và truyền mỗi khe thời gian tới một trong 6

đường HW. SDMUX tách 512 khe thời gian của đường HW từ T2 thành 4 đường
SHW. Lúc này dong bít 4.224Mb/s được biến đổi thành dòng 8.448Mb/s. Mỗi
mạng chuyển mạch có 6 đường HW này có theer chuyển 2.880 kênh. Với số lượng
lớn nhất là 22 những mạng chuyển mạch này nối bằng các đường JHW được điều
khiển bởi một SPC. Phần chuyển mạch có cấu trúc kép để hệ thống có độ an toàn
cao.
Mỗi mạng chuyển mạch có khả năng ghép là 2.880 cổng chuyển mạch, mỗi
mạng chuyển mạch gồm có 6 x 24 cổng chuyển mạch không gian đầu ra. Có thể
kết nối lớn nhất 22 mạng chuyển mạch và phân hệ chuyển mạch với khả năng lưu
thoát lưu lượng lớn nhất là 27.00 Erlangs.
Hệ thống chuyển mạch về mặt vật lý được gắn trên khung chuyển mạch thời
gian và xử lý cuộc gọi (TSCPF). Mỗi bộ TSCPF gồm có 5 loại Module chính như
sau:
- Modul tuyến thoại (Spech Path module – SPM).
- Module điều khiển đường thoại (Spech path Controller - PM).
- Module xử lý điều khiển (Controll Process Module – CPM).
- Module trung kế dịch vụ (Service Trunk Module – SVTM).
- Module đồng hồ (Clook Module - CLKM).
SPM là một bộ thiệt bị dùng đẻ thiết lập các tuyến thoại trong hệ thống. SPM
có hai khối chức năng chính là chuyển mạch theo thời gian TSW (Time Switch) cà
bộ chuyển mạch theo không gian SSW (Space Switch), ngoài ra nó còn gồm có các
bộ giao tiếp với bộ điều khiển tuyến thoại, bộ điều khiển khai thác và bảo dưỡng,
bộ thu tín hiệu đồng hồ. SPM thực hiện chức năng xử lý các chuyển mạch theo
thời gian, chuyển mạch theo không gian để kết nối các tuyến thoại giữa các thêu
bao.
Ngoài ra module SPM còn thực hiện các chức năng sau:
- Bù sự sai pha giữa các tín hiệu số được truyền đi từ LOC.
Trần Quang Đức - Lớp ĐT2 - K46
Trang
22

Đồ án tốt nghiệp Hệ thống tổng đài NEAX – 61E
- Ghép kênh 4 tuyến SHW để tạo ra một tuyến HW (hướng thu).
- Truyền các lệnh điều khiển do LOC, DTIC, SVTC gửi về SPC.
- Thực hiện các thao tác chuyển mạch theo thời gian và theo không gian.
- Tạch 1 tuyến HW thành 4 tuyến SHW (hướng phát).
- Nhận các lệnh điều khiển từ SPC đưa đến LOC, DTIC.
- Thực hiện chuẩn đoán lỗi.
Mỗi modul SPC đều có cấu trúc kép, một module SPC có thể điều khiển tối đa
6 đường HW (490 x 6 = 2.880 kênh thoại), nó thực hiện các chức năng sau:
- Giao tiếp với module xử lý và điều khiển (CPM).
- Chiếm giữ và phân bố thông tin cấu thành đường thoại.
- Tập trung các thông tin lỗi và thông tin bảo dưỡng của hệ thống chuyển
mạch và thông báo đến CPM.
- Phân phối xung đồng hồ và xung đồng bộ đa khung từ module đồng hồ tới
thiết bị chuyển mạch.
- Phát hiện đường dây chủ gọi, cắt đầu nối hay tín hiệu trả lời và thông báo
đến PCM.
- Nhận thông tin địa chỉ từ các bộ điều khiển ứng dụng.
- Cung cấp giao tiếp tín hiệu điều khiển giữa module PCM và module TSM,
SSM hay SPM.
- Thực hiện quá trình chuẩn đoán lỗi.
Module đồng hồ có nhiệm vụ tạo ra 3 loại đồng hồ chuẩn và các xung đồng bộ
đa khung MFP cho tồng đài là:
- 8,448 MHz và MFP.
- 8,912 MHz và MFP.
- 6,172 MHz và MFP.
Module đồng hồ có cấu hình kép (CLKM0 và CLKM1). Mỗi module đồng
hồ cấp cho 12 bộ SPC, mồi module đồng hồ sơ cấp và mở rộng cấp cho tối đa 22
SPC, CLKM cơ sở điều khiển bằng CMP (OMP) trong hệ thống xử lý vận hành và
bảo dưỡng. Bình thường module đồng hồ của tổng đài hoạt động ở chế độ phục hồi

Trần Quang Đức - Lớp ĐT2 - K46
Trang
23
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống tổng đài NEAX – 61E
tự động để chọn tuyến tham chiếu, nhưng cũng có thể phục hồi bằng nhân công
nhờ lệnh hoặc khoá chuyển.
C. PHÂN HỆ XỬ LÝ.
Hệ thống đa xử lý của tổng đài NEAX – 61E là một hệ thống xử lý có cấu
trúc theo từng module chức năng như phần xử lý điều khiển quá trình xử lý cuộc
gọi và các công việc khai thác bảo dưỡng, điều hành, xử lý gọi, báo hiệu kênh
chung được thực hiện bởi các bộ xử lý điều khiển riêng biệt CP (Control
Processors). Mỗi bộ xử lý cho một chức năng được đặt tên tùy theo chức năng thực
hiện như Call processor.
Những đặc tính của cấu trúc đa xử lý:
- Chuyển mạch điều khiển theo chương trình ghi sẵn – SPC.
- Kiểu cấu trúc khối trên cơ sở module phần cứng và phần mềm chức năng
và giao diện tiêu chuẩn.
- Điều khiển đa xử lý theo phương thức phân bố với hệ thống dung lượng
lớn và phương thức tập chung cho các hệ thống có dung lượng vừa và nhỏ
để đảm bảo hệ thống có độ tin cậy cao.
- Hệ thống chuyển mạch T - S – S –T hầu như không tắc nghẽn này mỗi
module có thể chuyển mạch 2880 kênh thông tin.
- Công nghệ mạch tin tiên tiến mật độ cao VLSI.
- Có các chức năng tự chuẩn đoán tới từng phần cứng cũng như từng đường
dây.
- Tự động bảo vệ dữ liệu nhờ cập nhật thường xuyên dữ liệu vào băng từ và
ổ đĩa.
- Phân hệ chuyển mạch và phân hệ ứng dụng riêng biệt với giao diện chuẩn
hoá.
- Tổ chức các tuyến, đường số liệu xuất cao nên khả năng mất mát tín hiệu

trong truyền dẫn giảm xuống ít nhất.
Cấu hình phù hợp với tiêu chuẩn của CCITT.
Trần Quang Đức - Lớp ĐT2 - K46
Trang
24
Đồ án tốt nghiệp Hệ thống tổng đài NEAX – 61E
Trong cấu trúc đa xử lý, phân hệ xử lý có thể gồm tới 32 bộ điều khiển xử lý
CP trong đó có 22 bộ xử lý cuộc gọi CLP (Call Processor), bộ xử lý điều khiển
định vị PCP (Position Control Processor) và một bộ xử lý cuộc gọi CLP thực hiện
chức năng xử lý cuộc gọi theo chế độ phân chia tải. Bộ xử lý khai thác và bảo
dưỡng bao gồm sự thông tin Người – Máyvà điều khiển các tuyến bảo dưỡng và
điều khiển những CPS cho việc kiểm tra hoặc điều khiển truy nhập những module
riêng.
Thông tin giữa những CP được thực hiện thông qua hệ thống BUS, được điều
khiển bởi một bộ điều khiển BUS BC (Bus Controller). Mỗi bộ xử lý cuộc gọi
(LCP) có cấu trúc kép điều khiển một mạng chuyển mạch. Bộ điều khiển chuyển
mạch thông tin với các CLP của chúng qua SPI (Speech Path Interface). Số liệu
trao đổi giữa các bộ xử lý cuộc gọi CLP được thực hiện bởi bộ xử lý Bus hệ thống
SBP (System Bus Processor) thông qua Bus tích hợp cao. Mỗi CLP có bộ nhớ
riêng để nhớ chương trình, dữ liệu nội bộ và dữ liệu những vùng tạm thời.
Trần Quang Đức - Lớp ĐT2 - K46
Trang
25

×