Tải bản đầy đủ (.doc) (117 trang)

LV Thạc sỹ_xác định nhu cầu du lịch thể thao đối với khách tại vịnh hạ long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.79 MB, 117 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài..............................................................................................3
2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu...........................................................................4
3. Mục đích nghiên cứu........................................................................................6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................7
5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................8
6. Bố cục của đề tài..............................................................................................9
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHU CẦU DU LỊCH THỂ THAO
BIỂN.................................................................................................................11
1.1. Khái niệm nhu cầu du lịch và du lịch thể thao biển........................................11
1.1.1. Định nghĩa nhu cầu du lịch........................................................................11
1.1.2. Đặc điểm của nhu cầu du lịch.....................................................................11
1.1.2. Nhu cầu du lịch thể thao............................................................................14
1.1.2.1. Khái niệm du lịch thể thao và nhu cầu du lịch thể thao biển...........................14
1.1.2.2. Đặc điểm nhu cầu du lịch thể thao biển......................................................18
1.1.3 Các tiêu chí xác định nhu cầu du lịch..........................................................27
1.2. Các hoạt động du lịch thể thao biển..............................................................28
1.2.1. Kayaking...................................................................................................30
1.2.2 Dù lượn.....................................................................................................34
1.2.3. Lướt diều..................................................................................................36
1.2.4 Lặn biển....................................................................................................38
1.3. Điều kiện cung ứng các loại hình du lịch thể thao biển...................................40
1.3.1 Điều kiện chung để cung ứng các hoạt động du lịch thể thao biển..................40
1.3.2 Điều kiện riêng để cung ứng các hoạt động du lịch thể thao biển...................42
CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN CUNG ỨNG VÀ THỰC TRẠNG NHU CẦU DU
LỊCH THỂ THAO TẠI VỊNH HẠ LONG......................................................48
2.1 Điều kiện để cung ứng hoạt động du lịch thể thao tại Vịnh Hạ Long...............48
2.1.1 Điều kiện cung ứng du lịch thể thao nói chung.............................................48

1




2.1.2. Điều kiện cung ứng các loại hình du lịch chuyên biệt tại Vịnh Hạ Long........54
2.2 Thực trạng về hoạt động du lịch và du lịch thể thao tại Vịnh Hạ Long............61
2.2.1. Thực trạng về hoạt động du lịch tại Vịnh Hạ Long.......................................61
2.2.2. Thực trạng hoạt động du lịch thể thao tại Vịnh Hạ Long..............................67
2.2.2.1 Giá thành và chương trình của các tour du lịch thể thao tại Hạ Long..............67
2.2.2.2 Thực trạng hoạt động đối với loại hình du lịch kayaking................................71
2.2.2.3 Thực trạng hoạt động của loại hình hình dù lướt và lướt diều.........................75
2.3. Nhu cầu du lịch thể thao tại Vịnh Hạ Long của du khách quốc tế và du khách
Việt Nam...........................................................................................................80
2.3.1 Nhu cầu du lịch thể thao của du khách quốc tế.............................................80
2.3.2 Nhu cầu du lịch thể thao của du khách Việt Nam.........................................87
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH THỂ THAO BIỂN
TẠI VỊNH HẠ LONG......................................................................................92
3.1 Mục tiêu, định hướng phát triển du lịch thể thao biển tại Vịnh Hạ Long....92
3.1.1 Mục tiêu phát triển....................................................................................92
3.1.2 Định hướng phát triển du lịch....................................................................94
3.2 Các giải pháp cơ bản phát triển du lịch thể thao.........................................96
3.2.1 Giải pháp quy hoạch.................................................................................96
3.2.2 Giải pháp về sắp xếp lại hệ thống tổ chức sản xuất kinh doanh du lịch.......98
3.2.3 Giải pháp về thị trường.......................................................................98
3.2.4 Giải pháp về tài chính..........................................................................99
3.2.5 Giải pháp về môi trường....................................................................100
3.2.6 Giải pháp an toàn...............................................................................101
KẾT LUẬN....................................................................................................104
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................107
PHỤ LỤC I.........................................................................................................i

2



MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Ngay từ những năm trước công nguyên, thông qua việc tổ chức Đại hội
thể thao Olympic đã chứng mình rằng thể thao đã trở thành một phần quan
trọng trong cuộc sống của con người. Tuy nhiên, phải tới tận những năm 1960
của thế kỷ 20, thì thể thao mới thực sự trở thành một hoạt động quốc tế, thu
hút mạnh mẽ sự quan tâm của giới truyền thông, của các nhà đầu tư, của
những người tham gia và cả sự quan tâm của giới chính trị. Trong khi đó,
ngành du lịch với hàng triệu lượt khách và hàng tỷ đô la doanh thu hàng năm
đang trở thành một ngành kinh tế xã hội có tốc độ phát triển nhanh và mạnh
nhất. Hai hoạt động: Thể thao và du lịch giờ đây giống như hai yếu tố cũng hỗ
trợ nhau để phát triển trong một thể thống nhất. Những sự kiện thể thao lớn được
tổ chức tại rất nhiều quốc gia trên thế giới thường thu hút những lượng khách du
lịch khổng lồ và đi kèm với nó là những nguồn thu nhập khổng lồ. Vào năm
1997, giải chạy quốc tế tại New York đã thu hút hơn 28,000 người tham dự trong
đó hơn 12,000 người là đến từ các quốc gia khác ngoài Mỹ. Không chỉ dừng lại ở
các giải thể thao, ngày nay tại rất nhiều điểm du lịch danh tiếng, các hoạt động
thể thao luôn được đưa vào như là một yếu tố gia tăng thêm điểm hấp dẫn du lịch
cho du khách, giúp du khách có nhiều lựa chọn hơn trong thời gian lưu trú tại điểm
du lịch cũng như đa dạng hóa được các sản phẩm du lịch tại điểm.
Tại Việt Nam, trong một số năm gần đây, ngoài việc mở rộng thêm các
điểm du lịch mới thì nhu cầu làm mới lại điểm du lịch cũ cũng đã được chú
trọng. Ngoài việc đưa thêm các tuyến du lịch mới, ngay tại những điểm du
lịch, các nhà làm du lịch tại Việt Nam cũng đã dần đầu tư hơn, mạnh dạn đưa
nhiều hơn các loại hình thể thao vào để thu hút du khách. Điển hình tại các

3



điểm du lịch biển – những nơi mà thông thường du khách có thời gian lưu trú
khá dài và ngay tại những điểm du lịch này cũng hội tụ được những yếu tố để
có thể đưa thể thao vào hoạt động. Điển hình như Nha Trang, Mũi Né, Vũng
Tàu, Phú Quốc và có cả Hạ Long. Tuy nhiên, các loại hình thể thao được đưa
vào ứng dụng thường mang tính tự phát mà chưa thực sự xuất phát từ nhu cầu
của du khách.
Chính vì vậy, mà đề tài này được mở ra, với một mong muốn có một
nghiên cứu mang tính thực tiễn là “Xác định nhu cầu du lịch thể thao đối với
khách tại Vịnh Hạ Long” để từ đó có thể đưa ra những kiến giải, những đề
nghị, đề xuất hợp lý, phần nào đó đóng góp vào sự phát triển của du lịch thể
thao tại Hạ Long nói riêng và ngành du lịch của tỉnh Quảng Ninh – một tỉnh
tại vùng địa đầu Đông Bắc nói chung.
2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Mặc dù du lịch thể thao là một loại hình du lịch không còn mới mẻ tại
Việt Nam, tuy nhiên các nghiên cứu chi tiết về loại hình này lại chưa có nhiều.
Đa phần các nghiên cứu chỉ dừng lại ở các bài viết riêng lẻ, đơn thuần dừng lại
ở dạng bài báo phản ánh về các sự kiện du lịch thể thao mà chưa đi sâu vào
nghiên cứu mang tính học thuật, lý luận.
Riêng đối với các học giả quốc tế, vấn đề du lịch thể thao lại rất được các
nhà nghiên cứu về du lịch chú trọng. Ngay từ những năm 70, 80 của thế kỷ 20
thì đã có những nghiên cứu về du lịch, thể thao và du lịch thể thao. Các nghiên
cứu này thường xoay quanh những vấn đề như mối tương tác giữa du lịch và
thể thao, hay cơ hội phát triển của du lịch thể thao trong tương lai. Đáng chú ý
trong các nghiên cứu đó, phải kể tới công trình đồng nghiên cứu của hai học
giả Joy Standeven và Paul De Knop được xuất bản năm 1999 bởi nhà xuất bản
Human Kinetics, Mỹ. Đó là cuốn “Du lịch thể thao”. Tại cuốn sách này,

4



những định nghĩa về du lịch thể thao, mối tương tác giữa du lịch và thể thao;
ảnh hưởng của du lịch thể thao tới nền kinh tế và xã hội và ngược lại: những
ảnh hưởng của các yếu tố xã hội tới du lịch thể thao; những dự báo về tương
lai của du lịch thể thao được hai tác giả này phân tích một cách rất cặn kẽ và
đưa ra nhiều lý giải khoa học trên cơ sở thực tiễn.
Bên cạnh đó còn có khá nhiều công trình khoa học nghiên cứu dựa trên
thực tiễn về vấn đề du lịch thể thao nữa như cuốn: “Một góc nhìn về thể thao
du lịch trong thế giới hiện đại” được xuất bản năm 1997 bởi nhà xuất bản
Eastbourne, Anh. Cuốn sách đưa ra những lý giải và nhận định về du lịch thể
thao trong điều kiện kinh tế phát triển mạnh mẽ, nghiên cứu điển hình tại Anh
trong những năm từ 1995 – 1997. Ngoài ra còn rất nhiều cuốn sách khác cũng
nghiên cứu về vấn đề này, tuy nhiên thực tiễn nghiên cứu lại được áp dụng tại
Châu Á, điển hình là một quốc gia láng giềng rất gần gũi về mặt kinh tế cũng
như điều kiện phát triển du lịch với Việt Nam - Đó là Thái Lan thông qua
nghiên cứu của Sagawa,T., xuất bản tháng 8 năm 1996: cuốn: “Sự thay đổi về
các loại hình du lịch tại Thái Lan: Từ truyền thống tới hiện đại” – Nhà xuất
bản Tokyo, Nhật Bản.
Cùng viết về đề tài phát triển du lịch thể thao tại các nước đang phát
triển: tác giả Lea, J. trong cuốn: “Du lịch, thể thao và sự phát triển tại các
nước đang phát triển” xuất bản năm 2003 tại nhà xuất bản Routledge,
London, Anh lại nêu lên xu hướng dịch chuyển nhu cầu du lịch thể thao thế
giới từ trục Châu Âu và Bắc Mỹ về tới các nước có nền kinh tế đang phát
triển, có cảnh quan thiên nhiên kỳ thú và vẫn còn giữ được nét hoang sơ và nét
văn hóa bản địa đặc sắc như các quốc gia tại Đông Nam Á, Carrinbean, và
vùng Nam Mỹ

5



Cuốn sách: “Lựa chọn và nhu cầu trong du lịch” của tác giả P. Johnson
và B. Thomas (Eds.), xuất bản năm 1992 - nhà xuất bản London Mansell, Anh
- đã có những nghiên cứu sâu sắc về sự thay đổi nhu cầu của con người trong
du lịch, từ truyền thống tới hiện đại. Cuốn sách cho thấy rằng, nhu cầu về du
lịch của con người là không ngừng nghỉ, không chỉ dừng lại ở một số mục
đích như thư giãn, giải trí mà ngày càng hướng về lựa chọn khám phá, chứng
tỏ cái tôi của bản thân mình thông qua hoạt động du lịch. Điều này đặc biệt
được nhắc tới đối với nhóm du khách thuộc độ tuổi từ 18 đến 40 tuổi thông
qua các dẫn chứng từ các nghiên cứu riêng rẽ tại các điểm du lịch và những
sản phẩm du lịch đặc thù gắn liền với điểm đến: ví dụ như sự ra đời và phát
triển với số lượng lớn cua các công ty du lịch có xu hướng kinh doanh thiên về
du lịch thể thao và các kỳ nghỉ mang tính khám phá như: du lịch trượt thác ở
các vùng thác lớn; lặn biển ở Kenya, hay leo núi (trekking) ở Nepal, …
Ngoài việc nghiên cứu trên, có một số học giả lại thiên về hướng nghiên
cứu sự mở rộng không ngừng nghỉ của các công ty du lịch - những chủ thể
luôn tìm kiếm những thị trường mới, sáng tạo không ngừng nghỉ những sản
phẩm du lịch mới để gia tăng tính đa dạng cho thị trường du lịch cũng như
mang lại những nguồn thi mới trong kinh doanh.
Nhìn chung, trong rất nhiều nghiên cứu này, các học giả đều đưa ra
những định nghĩa về du lịch thể thao, sự thay đổi nhu cầu du lịch của con
người khi nền kinh tế thay đổi và những dự báo, dự đoán về khả năng phát
triển ngành du lịch thể thao trong tương lai toàn cầu.
3. Mục đích nghiên cứu
Từ nhiều năm nay, Vịnh Hạ Long được biết đến như một ngôi sao sáng trên
bản đồ du lịch Việt Nam và khu vực. Có thể khẳng định được điều này bởi hầu hết
du khách thế giới khi đến Việt Nam, ngoài chọn Hà Nội và Hồ Chí Minh: 2 thành

6



phố trung tâm là điểm đến thì Hạ Long luôn luôn là địa điểm du lịch mà du khách
yêu thích chọn lựa. Có rất nhiều lý do để lý giải cho sự lựa chọn của du khách.
Nhưng trên hết, đó chính là vẻ đẹp có một không hai của vùng biển xinh đẹp này.
Tuy nhiên, theo thống kê năm 2009 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Quảng Ninh, số ngày trung bình mà du khách lưu lại Hạ Long chỉ là 2.0 ngày
(Nguồn: />Có thể thấy rằng, đây thực sự là một con số ít ỏi bởi cũng là một điểm du lịch,
cũng là di sản thế giới nhưng Hội An lại có số ngày du khách lưu lại hơn hẳn
(trung bình từ 3- 4 ngày).
Vậy nguyên nhân khiến cho Hạ Long, dù rất có sức hấp dẫn nhưng vẫn
không lưu giữ được chân du khách. Liệu chăng có phải là do sản phẩm du lịch tại
Hạ Long đã dần quen thuộc với du khách, các dịch vụ bổ sung không mang tính
hấp dẫn nên không lưu chân được du khách.
Chính từ thực tế trên, nên việc đưa ra một nghiên cứu có tính thực tiễn, xác
định được đúng nhu cầu của du khách. nghiên cứu thêm một loại hình du lịch
không mới (du lịch thể thao) nhưng có thể là một áp dụng thích hợp với Hạ Long
nhằm tăng sức hấp dẫn với Hạ Long, đóng góp thêm một nghiên cứu thực tế về
nhu cầu du lịch thể thao của khách khi tới Hạ Long là rất cần thiết.
Trên cơ sở những kiến giải thực tế đó để đưa ra một số gợi ý tới các doanh
nghiệp du lịch đang hoạt động trên địa bàn Hạ Long, tới những người nghiên cứu
về du lịch Hạ Long, đóng góp thêm vào kho tàng những nghiên cứu du lịch hiện
có về Hạ Long, để có thể khai thác hiệu quả những tiềm năng du lịch mà chưa
khám phá hết của Vịnh Hạ Long.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Theo phát triển định hướng của đề tài, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
của đề tài là khách du lịch tới Hạ Long (bao gồm du khách quốc tế và du

7



khách nội địa). Bằng các phương pháp khảo sát, nghiên cứu thực tế sẽ đưa ra
những phân tích về nhu cầu du lịch thể thao đối với các tập khách.
5. Phương pháp nghiên cứu
Việc lựa chọn phương pháp nghiên cứu cho đề tài là hết sức quan trọng.
Với một đề tài mang tính chất thực nghiệm và có yêu cầu khảo sát như đề tài
này, phương pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm các phương pháp sau
a) Phương pháp định tính
- Nghiên cứu là một quá trình tìm kiếm các tri thức được khái quát hóa để
có thể áp dụng vào việc giải thích cho một loạt các hiện tượng. Để làm được
điều đó nhà nghiên cứu phải xác định “nguồn” nơi có thể thu thập được số liệu
thích hợp. Một khi nguồn đã được xác định, nhà nghiên cứu phải lựa chọn kỹ
thuật thu thập số liệu cho phép thu hoạch được số liệu tốt nhất. Trong trường
hợp lý tưởng, nhà nghiên cứu phải sử dụng bất kỳ phương pháp thích hợp mà
nhờ đó thu thập được số liệu đáng tin cậy. Tuy nhiên, trong thực tế, việc sử
dụng loại phương pháp thực nghiệm nào lại phụ thuộc vào loại số liệu cần
được thu thập. Khi nào cần thông tin định lượng thì các phương pháp định
lượng là thích hợp nhất. Nếu số liệu cần thu thập là định tính thì nhà nghiên
cứu cần phải sử dụng các phương pháp định tính.
Các phương pháp nghiên cứu định tính chủ yếu thông qua các hình thức sau:
- Phỏng vấn không cấu trúc
- Phỏng vấn bán cấu trúc
- Phỏng vấn có cấu trúc hoặc hệ thống
- Phỏng vấn nhóm không chính thức
- Phương pháp quan sát

8


b) Phương pháp bảng hỏi
Phương pháp bảng hỏi: Phương pháp bảng hỏi là một phương pháp được

sử dụng trong nghiên cứu khoa học trong đó người mở cuộc điều tra nhằm thu
thập thông tin từ mọi người (đôi khi là các tổ chức) mà họ quan tâm. Các loại
thông tin sẽ tập trung vào trình độ kiến thức của người được phỏng vấn, thái
độ, phẩm chất cá nhân, sự tự tin và sự thích thú của người được phỏng vấn.
Một bảng câu hỏi được cấu trúc chặt chẽ cho phép thu thập nhiều loại thông
tin từ nhiều người theo cùng một cách thức giống nhau và vì thế dữ liệu sẽ
được phân tích một cách cẩn trọng và có tính hệ thống. Bảng câu hỏi được sử
dụng tốt nhất nhằm thu thập các thông tin có thực và việc thiết kế các câu hỏi
thích hợp là điều hết sức cần thiết nhằm đảm bảo thu được các phản hồi có giá trị.
Như vậy, có 2 phương pháp chính để áp dụng vào trong đề tài này đó là
phương pháp định tính (với các phương pháp đi kèm) và phương pháp bảng
hỏi, phỏng vấn du khách đề tìm ra các câu trả lời cho đề tài này. Ngoài ra, tác
giả còn áp dụng thêm 2 phương pháp nữa để có thể nghiên cúu đề tài là
phương pháp phân tích, tổng hợp và phương pháp dự báo để có thể đưa ra các
kết quả chính xác cho đề tài.
Ngoài ra, để có thể hoàn thiện được luận văn này, một số phương pháp
nghiên cứu khác của thống kê toán học cũng đã được áp dụng như:
6. Bố cục của đề tài
Với đề tài: “Xác định nhu cầu du lịch thể thao đối với khách tại Vịnh
Hạ Long” bố cục đề tài được sắp xếp như sau:
Phần Mở đầu giới thiệu về lý do chọn đề tài, một số nét về các tài liệu đã
nghiên cứu về đề tài, nêu lên đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.

9


Phần nội dung của đề tài được chia làm ba chương chính như sau:
Chương 1: Nêu các vấn đề về lý luận chung về du lịch thể thao biển.
Trong chương này các vấn để chung mang tính chất lý luận như nhu cầu du
lịch, nhu cầu du lịch thể thao, các phương pháp xác định nhu cầu du lịch thể

thao. Đồng thời, trong chương này cũng giới thiệu về các loại hình du lịch thể
thao biển thông dụng, hiện đang được các quốc gia có điều kiện du lịch tương
tự như Việt Nam áp dụng có hiệu quả kinh doanh cao và được du khách yêu
thích. Bên cạnh đó cũng đưa ra những phân tích về điều kiện để áp dụng, phát
triển các loại hình du lịch thể thao biển.
Chương 2: Nêu các vấn đề về thực trạng về nhu cầu du lịch thể thao tại
Vịnh Hạ Long. Bằng các phương pháp được áp dụng để nghiên cứu tình hình
thực tế nhu cầu du lịch của du khách: bao gồm du khách quốc tế và du khách Việt
Nam đã tham quan hoặc có nhu cầu đi du lịch tại Vịnh Hạ Long đối với từng loại
hình du lịch biển.
Chương 3: Nêu lên các đề xuất, kiến nghị để có thể phát triển du lịch thể
thao tại Vịnh Hạ Long. Sau khi đã phân tích về nhu cầu thực tế của du khách
đối với loại hình du lịch thể thao biển, đồng thời có nghiên cứu tình hình cung
cấp thực tế về loại hình du lịch thể thao này, một số kiến nghị đề xuất sẽ được
đưa ra để từ đó có thể phát triển tốt hơn, tận dụng tốt hơn các nguồn lực tự
nhiên và xã hội hiện có ở vùng Vịnh Hạ Long
Phần cuối cùng là phần kết luận về đề tài.
Tiếp theo là các phần tài liệu tham khảo và phụ lục đã được sử dụng để
hoàn thành đề tài

10


CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHU CẦU
DU LỊCH THỂ THAO BIỂN
1.1. Khái niệm nhu cầu du lịch và du lịch thể thao biển
1.1.1. Định nghĩa nhu cầu du lịch
Nhu cầu là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con người về vật chất
và tinh thần để tồn tại và phát triển. Tùy theo trình độ nhận thức, môi trường
sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi người có những nhu cầu khác nhau.

Nhu cầu là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con người cảm nhận được.
Nhu cầu là yếu tố thúc đẩy con người hoạt động. Nhu cầu càng cấp bách
thì khả năng chi phối con người càng cao. Về mặt quản lý, kiểm soát được nhu
cầu đồng nghĩa với việc có thể kiểm soát được cá nhân (trong trường hợp này,
nhận thức có sự chi phối nhất định: nhận thức cao sẽ có khả năng kiềm chế sự
thoả mãn nhu cầu).
Ngay từ khi ngành du lịch được đưa vào nghiên cứu, thì các nhà nghiên
cứu về du lịch học đã bắt đầu nghiên cứu về vấn đề này, tuy có nhiều quan
niệm khác nhau về nhu cầu du lịch tùy theo từng vùng địa lý, quốc gia khác
nhau nhưng nhìn chung các học giả đều thống nhất theo định nghĩa sau về nhu
cầu du lịch.
Nhu cầu du lịch: là những mong muốn, nguyện vọng được thực hiện
chuyến du lịch của mình trong một khoảng thời gian dự kiến.
1.1.2. Đặc điểm của nhu cầu du lịch
Theo như bậc thang tháp nhu cầu của Maslow, thì có thể nhận thấy ngay
rằng, nhu cầu du lịch có thể xếp ở bậc trên cùng của tháp này, nhu cầu về thể
hiện cái tôi cá nhân, chứng tỏ bản thân, khám phá thế giới. Chính vì thế, mà
nhu cầu du lịch được xác định là mang những đặc điểm sau:
11


Tính phụ thuộc
Trước hết thấy rằng, nhu cầu du lịch phụ thuộc nhiều vào các yếu tố kinh
tế và sự phát triển kinh tế, chính trị, của quốc gia gửi khách. Điều này thể hiện
rõ nhất tại quốc gia có nền kinh tế phát triển như tại Châu Âu hoặc Hoa Kỳ.
Các quốc gia này có nền kinh tế rất phát triển, nhận thức cao về văn hóa, chính
trị. Do vậy những khu vực này luôn được coi là những nơi cấp khách lớn của
nền du lịch thế giới.
Tính tổng hợp, đa dạng
Nhu cầu du lịch là một loại nhu cầu mang tính tổng hợp, dễ dàng nhận

thấy rằng, nhu cầu du lịch của du khách không chỉ dừng ở một nhu cầu nhất
định khi thực hiện chuyến du lịch mà bao gồm rất nhiều các nhu cầu khác
nhau như: nhu cầu nghỉ ngơi (sử dụng các khách sạn/nhà nghỉ), nhu cầu ăn
uống, thưởng thức ẩm thực (sự dụng dịch vụ của nhà hàng), nhu cầu tham
quan (tham quan các điểm du lịch), nhu cầu giải trí (mong muốn được sử dụng
các loại hình giải trí), nhu cầu vận chuyển (sử dụng dịch vụ vận chuyển), nhu
cầu được an toàn, được bảo vệ, ....Như vậy, nhu cầu du lịch không chỉ đơn
giản là một nhu cầu riêng lẻ mà kéo theo nó là cả một chuỗi các nhu cầu nhỏ
lẻ khác nhau và luôn yêu cầu được thực hiện trong một chuyến đi/hành trình
du lịch cụ thể.
Tính linh hoạt
Nói nhu cầu du lịch có tính linh hoạt là bởi xuất phát từ việc, nhu cầu du
lịch không phải là một nhu cầu thiết yếu của con người. Do vậy mà việc xuất
hiện nhu cầu đi du lịch đến một điểm nào đó có thể đến rất nhanh, và cũng có
thể thay đổi rất nhanh. Ví dụ: một người có nhu cầu đi du lịch tới vùng biển
đảo Cô Tô – Quảng Ninh và dự định giành quỹ là 1.5 triệu đồng cho chuyến

12


đi. Tuy nhiên, nhu cầu đó có thể thay đổi và nguồn quỹ giành cho du lịch cũng
sẽ thay đổi nếu như người đó xuất hiện những nhu cầu khác cần kíp hơn.
Tính thời vụ
Tính thời vụ được thể hiện tại cả hai nơi: nơi cấp khách và nơi nhận khách.
Đối với nơi cấp khách, nhu cầu du lịch của du khách có thể sẽ tập trung theo
văn hóa, thời tiết, thời gian nghỉ dài ngày của du khách. Từ đó, ảnh hưởng tới
nơi nhận khách. Ví dụ thời vụ du lịch đối với các điểm du lịch biển chỉ là những
tháng vào mùa hè, ví dụ như đối với các điểm du lịch như Cửa Lò, Sầm Sơn thì
thời vụ du lịch chỉ tập trung vào các tháng hè từ khoảng cuối tháng 4 tới cuối
tháng 8. Tuy nhiên cũng có trường hợp tại nơi nhận khách có tồn tại tính thời

vụ, nên quay ngược trở lại tác động tới nhu cầu du lịch của du khách. Ví dụ,
khách có nhu cầu đi du lịch tại Lào, nhưng hầu hết đều tránh đi vào các tháng 5,
6, 7, 8, 9, 10 vì đây là thời điểm mùa khô của Lào, thời tiết rất nóng bức.
Tính nhạy cảm
Tính nhạy cảm ở đây có nghĩa là, nhu cầu du lịch có thể dễ dàng nhanh
chóng thay đổi nếu tiếp cận với những thông tin mang tính nhạy cảm như
chính trị, y tế, an ninh quốc phòng, Trường hợp điển hình là đối với du lịch
Thái Lan. Theo thông lệ mọi năm, thì nhu cầu đi du lịch Thái Lan vào dịp
30/4, 1/5 là rất lớn đối với du khách người Việt Nam. Tuy nhiên, khi có xảy ra
bạo động chính trị, thì hầu hết các du khách Việt Nam đều không chọn Thái
Lan là điểm đến trong kỳ nghỉ của mình nữa mà thay vào đó là các điểm đến
khác như Singapore, Malaixia, hay là các điểm du lịch trong nước.
Như vậy, thông qua phân tích trên đây ta đã có thể phần nào hiểu được
khái niệm về nhu cầu du lịch – một nhu cầu cao cấp của con người. Đồng thời
cũng có được những phân tích rõ nét về những đặc điểm của loại nhu cầu đặc
biệt này là gì.
13


1.1.2. Nhu cầu du lịch thể thao
1.1.2.1. Khái niệm du lịch thể thao và nhu cầu du lịch thể thao biển
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều định nghĩa về du lịch thể thao theo các
xu hướng khác nhau. Theo hai tác giả Joy Standeven và Paul De Knop trong
cuốn Sport Tourism (Du lịch thể thao) xuất bản năm 1999 bởi nhà xuất bản
Human Kinetics – Mỹ, trang 12-13, cho rằng du lịch thể thao đơn thuần chỉ là
sự kết hợp của “Du lịch” và “Thể thao” và định nghĩa về “Du lịch” và “Thể
thao” như sau:
- Du lịch (Tourism): Du lịch là một dạng hoạt động tạm thời của con
người tại nơi không phải là nhà và nơi làm việc của mình, có liên quan tới
những trải nghiệm hoàn toàn khác với những hoạt động hàng ngày khác.

Những trải nghiệm này có thể diễn ra như là một phần của kỳ nghỉ hoặc như
một sự phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh lữ hành.
- Thể thao (Sport): là tất cả các loại hình mang tính chất thi đấu hoặc
không thi đấu có sử dụng tới các kỹ năng, chiến lược và/hoặc có cơ hội để gắn
kết con người trong các hoạt động tương xứng với trình độ của họ hoặc đơn giản chỉ
là tham gia, đào tạo hoặc là để nâng các kỹ năng hiện có lên một tầm cao hơn.
Từ đó, tác giả đưa ra định nghĩa cho “Du lịch thể thao” như sau: Du lịch
thể thao là tất cả mọi hoạt động mang tính chủ động và bị động có liên quan
tới các hoạt động thể thao, có tham gia hoặc được tổ chức với lý do phi thương
mại hoặc thương mại mà hoạt động du lịch xa nhà ở và nơi làm việc hiện thời
của du khách.
Theo hai tác giả này, du lịch thể thao được phân chi thành hai hình thức
chính căn cứ theo các loại hình du khách. Đó là du khách du lịch thể thao chủ
động và du khách du lịch thể thao bị động.

14


Những du khách du lịch thể thao chủ động là những du khách chủ động đưa
hoặc đăng ký tham gia các hoạt động thể thao trong kỳ nghỉ của mình, trong kỳ
nghỉ đó, hoạt động thể thao phải là hoạt động chính và chủ yếu của chuyến đi
hoặc trong những kỳ nghỉ có hoạt động thể thao – tại nơi mà các hoạt động thể
thao được tổ chức.
Có hai dạng kỳ nghỉ bao gồm hoạt động thể thao như sau:
a) Những kỳ nghỉ chỉ đơn thuần có các hoạt động thể thao: đây là những
kỳ nghỉ mà có một sự kiện thể thao được tổ chức nhằm vào kỳ nghỉ
b) Những kỳ nghỉ có kết hợp nhiều hoạt động thể thao, tại đó được tổ
chức nhiều môn thể thao khác nhau và được đánh giá quan trọng như là một
phần trải nghiệm của kỳ nghỉ (ví dụ, một kỳ nghỉ được tổ chức bởi một câu lạc
bộ thể thao)

Hai dạng kỳ nghỉ bao gồm hoạt động thể thao được phân định như sau:
a) Các hoạt động thể thao mang tính chất hoạt động tập thể diễn ra trong
suốt cả kỳ nghỉ (thường là các nhóm, ví dụ như là tham gia thi đấu các trò chơi
bãi biển giữa các nhóm thi đấu)
b) Các hoạt động thể thao mang tính chất cá nhân độc lập trong kỳ nghỉ
(ví dụ như đi bộ hoặc chơi golf)
Khách du lịch thể thao thụ động cũng có thể được nhóm lại tùy theo mức
độ quan trọng của thể thao được quyết định trong chuyến đi của họ. Những
người này được ví như là những nhà quan sát thể thao chuyên nghiệp chỉ liên
quan tới các hoạt động thể thao một cách bị động ví dụ: chỉ tham gia xem chứ
không tham gia trực tiếp vào các bộ môn thể thao tại điểm du lịch. Mô hình
dưới đây giúp nhìn nhận rõ hơn các loại hình du lịch có liên quan tới thể thao
theo quan niệm của Joy Standeven và Paul De Knop.

15


Sơ đồ 1.1: Các dạng du lịch thể thao
Nguồn: Sport tourism- Joy Standeven và Paul De Knop, trang 13

16


Ngoài ra còn nhiều khái niệm khác của các học giả về du lịch thể thao.
Điển hình là khai niệm về du lịch thể thao được đưa ra bởi Cục xúc tiến Du
lịch Philipine. Theo đó du lịch thể thao được định nghĩa như sau: Du lịch thể
thao là một loại hình du lịch đặc thù, được diễn ra ngoài môi trường hàng ngày
đối với cả những người chủ động hoặc bị động tham gia vào việc thi đấu thể
thao, tại những nơi mà thể thao được coi là động lực chính để đi du lịch hoặc
là yếu tố giải trí chính, giúp củng cố và khám phá các trải nghiệm.

Ngoài ra theo học giả Pitts.J trong cuốn Du lịch thể thao, trang 31 cũng
có một định nghĩa khác khá phù hợp giải thích thế nào là du lịch thể thao. Du
lịch thể thao được coi như là một tổng hòa của các hoạt động thể thao và du
lịch. Đó là hai thành tố chính tạo nên một loạt các loại sản phẩm khác nhau như:
a) Thể thao tham gia vào hoạt động du lịch (du lịch với mục đích chính
và có tham gia vào một hoạt động thể thao, giải trí, nghỉ ngơi hoặc các hoạt
động thể dục)
b) Thể thao là thành tố chính để quyết định đi du lịch (du lịch với mục
đích chính là hoạt động thể thao, tham gia thi đấu)
Như vậy, qua tổng hợp trên của các học giả. Ta có thể rút ra rằng: Du lịch
thể thao là một hoạt động kinh tế xã hội, diễn ra ngoài nơi cư trú thường
xuyên của du khách. Tại đó, du khách có thể chủ động tham gia vào các hoạt
động thể thao hoặc cũng có thể đóng vài trò là những người xem trong các
hoạt động thể thao được tổ chức tại điểm du lịch. Du lịch thể thao có hai dạng
đối với du khách. Hình thức thứ nhất là các chuyến du lịch với mục đích giải
trí đơn thuần nhưng khách du lịch có thể ngẫu nhiên tham gia vào các hoạt
động thể thao một cách bị động. Hình thức thứ hai là các chuyến du lịch với
mục đích chính là để tham gia hoặc xem các hoạt động thể thao được tổ chức
tại điểm đến.

17


Với phạm vi của đề tài này, việc tập trung nghiên cứu cả hai dạng này là
rất khó thực hiện. Do vậy, các quan điểm của đề tài chỉ tập trung vào hướng
thứ nhất đó là nghiên cứu về các hoạt động du lịch thể thao mà có du lịch là
mục đích chính và có thể ngẫu nhiên tham gia vào các hoạt động thể thao tại điểm.
1.1.2.2. Đặc điểm nhu cầu du lịch thể thao biển
Với sự tăng trưởng đáng kể, Tổ chức Du lịch thế giới (World Tourism
Organization – WTO) đã xác định du lịch thể thao chính là một thị trường.

Thêm vào đó, hơn 20 năm qua, sức thu hút của các sự kiện thể thao đỉnh cao
đã tăng trưởng với một tỷ lệ đáng kinh ngạc. Những sự kiện du lịch thể thao
mang tầm quốc tế, quốc gia và vùng có hiệu quả ngày cảng tăng. Hiệu quả
trực tiếp nhất chính là sự có mặt của những người thi đấu và/hoặc những
người hâm mộ thể thao cùng đi với những vận động biên. Một cách trực tiếp
hoặc gián tiếp đã tạo nên một dòng khách du lịch thể thao lớn.
Biểu đồ tổng kết và dự báo về sự phát triển của số lượng du khách tham
gia vào thị trường du lịch dưới đây đã thể hiện sức tăng trưởng mạnh mẽ của
số lượng du khách trong thị trường này. Từ đó cho thấy rằng nhu cầu du lịch
toàn cầu sẽ ngày càng tăng trưởng mạnh mẽ song hành cùng với sự phát triển
của nền kinh tế thế giới, cùng với sự phát triển về chất lượng cuộc sống của
con người và nhận thức của con người về du lịch.
Theo như biểu đổ (Biểu 1.1), tính tới gần hết năm 2004, trên toàn thế giới
đã có 703 triệu lượt khách quốc tế tham dự vào các chuyến du lịch. Cũng theo
bảng dự báo này của UNWTO, thì tới năm 2020, lượng du khách tham gia các
chuyến đi sẽ gia tăng tới 1.6 tỷ lượt khách. Con số thống kê này cho thấy sự
gia tăng về du lịch thể thao trên toàn thế giới.

18


Biểu đồ 1.1: Bảng thống kê và dự báo số lượng du khách
tính từ năm 1950 đến 2020
Nguồn: trích từ bản báo cáo tại Hội thảo về “Năm du lịch quốc tế và giáo dục
thể chất” - tổ chức ngày 11/11/2004 của UNWTO; pg 1
Nhìn sâu vào lịch sử của du lịch thể thao, phải kể tới sự kiện Olympic
đầu tiên được tổ chức vào năm 776 trước công nguyên (theo Finley và
Pleket, 1976). Các môn thể thao chính được tổ chức bao gồm: Vận động
viên, nông dân, quý tộc, chính trị gia, nhà nước và các ngài đại sứ sang
trọng đến từ mọi vùng của Hy Lạp tâp trung tại một thành phố ngay gần

đỉnh Olympia (theo Van Dalen và Bennett, 1971, trang 51). Đã có hàng
trăm ngàn người tới xem kỳ đại hội thể thao đầu tiên này.
Theo một thống kê bằng các phương pháp hiện đại, thì ước tính có
khoảng 40,000 người đã tập trung tại sân vận động (Finley và Pleket, 1976)
nhưng vấn đề chính của sự kiện này là việc thiếu phòng trọ đặc biệt là cho
những vẫn động viên điền kinh – những người đã phải ngủ ngoài trời. Và phải

19


cho tới tận khi nhà trọ được ra đời và cung cấp vào những năm của thế kỷ thứ
tư trước công nguyên (theo Baker, 1982; Finley và Pletket, 1976). Sau đó,
những kỳ tích của thể thao Hy Lạp cổ đại đã được lan ra khắp nơi, những vận
động viên điền kinh giỏi nhất đã tiến hành đi những chuyến thi đấu chuyên
nghiệp và lan cả tới Rome vào khoảng thời gian đầu năm 186 trước công
nguyên (Baker, 1982)
Với sự hấp thu nền văn minh Hy Lạp và những sự phát triển của đế chế
Roman (từ khoảng những năm 200 trước Công nguyên tới những năm 489 sau
Công nguyên), hoạt động điền kinh trở thành nòng cốt và có ảnh hưởng mang
tính chất định hướng xã hội: Những trò thi đầu của người Hy Lạp đã nhanh
chóng thẩm thấu vào đời sống của những người Roman (theo Baker, 1982,
trang 28).
Do vậy mà những sự kiện thể thao thi đấu dưới đế chế Roman đã được tổ
chức một cách rầm rộ. Do vậy mà có rất nhiều thị trấn trở nên nổi tiếng nhờ
những nguồn nước khoáng thiên nhiên, và tại nơi nào không có nguồn nước
thiên nhiên, những người Roman đã xây dựng những công trình, những tổ hợp
nhà tắm nhân tạo. Ở Rome vào thời đó đã có tới gần chín trăm nhà tắm. Một
trong số đó, nổi tiếng nhất là khu nhà tắm Caracalla – nơi rộng lớn nhất và có
thể cùng lúc bố trí tắm cho ba ngàn hai trăm người tắm cùng lúc. Hoạt động lữ
hành trở nên dễ dàng và phát triển một cách mạnh mẽ vào thời kỳ này, đã lan

rộng tới cả vùng Spa ở Bỉ, vùng Bath (Aquae Sulis) ở Anh, Baden – Baden
(Aquae Aureliae) ở Đéc và vùng Tiberias ở Israel, tất cả đều trở thành những
khu nghỉ dưỡng được yêu thích nhất thời đó đối với những người du lịch từ xứ
Roman bởi tại các nơi này đều có những dịch vụ phòng tắm tuyệt vời.
Bước sang thời cận đại, lịch sử du lịch thể thao thế giới lại bước qua
những sự phát triển mới. Vào những năm của thế kỷ thứ 15 và 16, cùng với sự

20


phát triển của nền kinh tế, hoạt động lữ hành cũng đã được ngày càng phục vụ
tốt hơn, dẫn đầu ở Châu Âu được biết đến vào thời điểm đó là hãng Grand
Tour (theo Holloway, 1994). Theo Baker (1982) thì vào thời đó “những quý
ông trẻ tuổi dường như năng động hơn trong các hoạt động thi đấu thể thao”
(trang 61). Do vậy mà Grand Tour đã thiết lập nên hoạt động lữ hành có kết
hợp với các hoạt động thể chất được đánh giá là hợp thời và được rất nhiều
người mong muốn đăng ký tham gia vào các hoạt động này. Chuyến đi tới
Pháp, nơi mà có rất nhiều thanh niên quý tộc giàu có đến từ Anh ( khoảng
20,000 người), vùng Scandinavia, Nga và Đức tới để học tại Pháp những môn
như: Tiếng Pháp, học nhảy, học cưỡi ngựa, học vẽ tranh (theo Mill, 1990). Họ
được tổ chức các chuyến đi tới Ý, để học về nghệ thuật rồi quay trở lại qua
Đức, đi qua những thị trấn dọc dãy Alpơ, Thụy Điển, Hà Lan, Bỉ và
Luxembourg. Đó được coi là những chuyến đi đầu tiên được tổ chức bởi
Grand Tour, những chuyến đi này được tổ chức tới tận khi Cách mạng Pháp nổ
ra (1789) thì kết thúc.
Một yếu tố khác làm ảnh hưởng tới sự phát triển của các điểm du lịch thể
thao trong thời kỳ này là “trị liệu”. Từ những năm 1660 trở đi, những nhà trị
liệu học thường khuyến cáo việc sử dụng các nguồn suối khoáng trong việc trị
liệu. Do vậy mà những thị trấn trị liệu được lập nên như một thứ mốt hợp thời,
và tại những nơi này có thể tìm thấy những dịch vụ giải trí, thể thao đi kèm

(Walton, 1983). Xuất phát từ chỉ một vài người đi du lịch tới các thị trấn trị
liệu (spa towns) thì dần dần, những nơi trị liệu này dần trở nên phổ biến hơn
và biến thành một phần quan trọng của tầng lớp thượng lưu trong xã hội giống
như các khu nghỉ dưỡng trị liệu (health resort) (Walton, 1983).
Tới giữa thế kỷ thứ 18, những khu trị liệu trên đất liền trở nên đắt đỏ và nhiều
cạnh tranh hơn. Do vậy mà những chuyên gia trị liệu khuyến cáo người bệnh tới
những vùng có thể tắm biển hoặc uống một chút nước biển như một sự thay thế
21


cho việc tới các khu trị liệu quá xa xỉ (Holloway, 1994; Walton, 1983). Từ đó,
những người khách đầu tiên tới những vùng biển để nghỉ dưỡng nhận ra rằng, các
khu nghỉ dưỡng tại biển thực sự hấp dẫn hơn là các khu nghỉ dưỡng tại đất liền, lợi
ích tốt nhất là không khí trong sạch hơn, mát mẻ hơn. Giá cả tại đó lại không quá
đắt đỏ, thêm nữa lại có thể tham gia rất nhiều những trò chơi giải trí hấp dẫn trên
biển. Do vậy mà đi biển đã trở thành mốt từ đó.
Thế kỷ thứ 19 đã chứng kiến một sự phát triển mạnh mẽ của cả thể thao
và du lịch nhờ vào sự phát triển kỳ diệu cảu cách mạng công nghiệp. Trong
suốt thế kỷ này, phần lớn sự phát triển của kinh tế đã làm lu mờ đi ranh giới về
địa lý, ranh giới của du lịch và thể thao từ những nước Châu Âu già cỗi tới
những quốc gia mới hơn (đó là thuộc địa của Châu Âu tại Châu Phi, Châu Úc
và New Zealand, Canada và những phần mở rộng của Hoa Kỳ sau chiến tranh
giành độc lập). Tuy nhiên những giá trị cũ vấn được giữ lại kèm theo đó là
những trải nghiệm trong thể thao và du lịch vẫn được giữ lại như là những tinh
hoa của xã hội.
Cách mạng công nghiệp đã ra đời cùng với ứng dụng của động cơ hơi
nước, xuất hiện đầu tiên vào năm 1771 tại ngành công nghiệp vải sợi tại Anh.
Từ đó, sự phát triển của cơ giới hóa diễn ra nhanh chóng hơn bao giờ hết. Sản
xuất bắt đầu tạo nên những trung tâm dân số. Điều này tạo ra xu hướng đô thị
hóa, ngày càng nhiều người tới làm việc và sinh sống tập trung tại các thị trấn.

Đời sống đô thị đã tạo ra rất những nhu cầu về cải cách thể thao, như đối với
những lao động nặng cần có những thời gian nghỉ ngơi và giải trí, và quãng
thời gian đó trở nên rất quý giá.
Quá trình đô thị hóa, cường độ làm việc cao, tự động hóa, cơ giới hóa tại
nơi làm việc, và sự tăng trưởng chậm chạp của tiêu chuẩn sống đã là những

22


yếu tố chính ảnh hưởng tới sự phát triển của cả thể thao và du lịch trong suốt
thế kỷ thứ 19.
Bước sang thế kỷ thứ 20, với sự giải phóng của hàng loạt quốc gia chống
lại chủ nghĩa thực dân và đế quốc, nền thể thao và du lịch thế giới đã bước
sang một trang mới. Đặc biệt là từ những năm 80 của thế kỷ 20, với sự phát
triển của nền kinh tế thế giới, du lịch thể thao đã có những bước phát triển
mạnh mẽ. Ngày nay, thể thao và những hình thức giải trí chủ động ngày càng
trở thành một ngành công nghiệp thực sự thành công. Theo một báo cáo của
Ủy ban thể thao cộng đồng chung Châu Âu được công bố năm 1994 giữ 2.5%
tổng giao dịch thương mại toàn cầu.
Trong vòng hơn 10 qua, ngành công nghiệp thể thao thế giới đã chứng kiến
những sự thay đổi nhanh chóng của các ngành sản xuất, cũng như sự tăng trưởng
lớn lao của lượng thời gian giành cho giải trí, du lịch và truyền thông. Chính điều
này đã tạo điều kiện cho việc ngày càng nhiều người đi du lịch chính với mục
đích thể thao.
Du lịch thể thao ngày nay đã thu hàng tỷ đô la doanh thu và được coi là
lĩnh vực có đóng góp lớn nhất trong hơn 4,5 nghìn tỷ đô la Mỹ doanh thu của
ngành công nghiệp lữ hành và du lịch. Tới năm 2011, ngành công nghiệp lữ
hành và du lịch được mong đợi sẽ đóng góp hơn 10% của tổng sản phẩm của
mỗi quốc gia. Nền kinh tế của các thành phố, vùng và thậm chí là của các
quốc gia trên toàn thế giới đang tiến hành các chiến dịch để thu hút những

người chơi golf, những người trượt tuyết, các đội bóng, cricket, những nhà
lướt ván, và cả những cổ động viên đi kèm. Tại một số quốc gia, thể thao có
thể chiếm tới 25% của tổng thu nhập trong du lịch.
Theo một phân tích mới đây của Phòng nghiên cứu Du lịch được công bố
trên tạo chí Du lịch thể thao: Một tầm nhìn Australia, thống kê rằng 6% của

23


chuyến đi trong ngày và 5% các chuyến đi qua đêm tại của người Úc tại Úc
được thực hiện với động cơ chính là thể thao. Tương đương với việc đóng góp
1847 triệu đô la Mỹ cho tiêu dùng trong du lịch thể thao, đồng nghĩa với việc
chi tiêu 461 triệu đô la Mỹ trong các chuyến đi trong ngày và 1386 triệu đô la
Mỹ cho các chuyến nghỉ qua đêm.
Cũng theo một nghiên cứu độc lập khác tại Australia, cả du lịch nội địa và
du lịch quốc tế, ngành du lịch thể thao của Australia đã thu được khoảng 3 tỷ
USD mỗi năm.
Vào năm 1998, 37% của 73.7 triệu chuyến du lịch nội địa Canada là với
mục đích du lịch thể thao. Ở Canada, khách du lịch thể thao được định nghĩa
như là những cá nhân tham gia vào hoạt động lữ hành và có tham gia vào các
sự kiện thể thao trong một hoặc một số thời kỳ. Khách du lịch thể thao có thể
đạt tới khoảng từ 2.5 đến 5 triệu khách từ tháng 6 tới tháng 9, tháng 7 và tháng
8 là những tháng có hoạt động du lịch thể thao diễn ra sô động nhất (15% và
18%). (Theo thống kê của Cục thống kê về Du lịch Canada – 1998) (Chú ý, số
liệu thống kê trên đây không có nghĩa là 37% của các hoạt động du lịch trong
năm 98 là hoạt động du lịch thể thao cũng như 37% khách du lịch thể thao này
có thể có trường hợp ít nhất tham gia hơn 1 sự kiện thể thao)
Với trường hợp của Hoa Kỳ, Hiệp hội lữ hành Hoa Kỳ đã thống kê rằng,
38% người trưởng thành tại Mỹ tham gia vào ít nhất 1 sự kiện thể thao như là
một khán giả hoặc với vai trò của người tham dự trực tiếp trong những chuyến

đi có khoảng cách tối thiểu là 50 dặm.
Theo Cơ quan quản lý và quảng bá du lịch Anh thống kê được rằng, hơn 20%
của các chuyến du lịch của du khách Anh có mục đích chính là tham gia thể thao
trong khi 50% kỳ nghỉ có xuất hiện việc tham gia hoạt động thể thao tại điểm.

24


Điều đặc biệt là trong các thống kê trên, phần lớn trong các thống kê trên, nhu
cầu loại hinh du lịch thể thao biển chiến phần lớn. Với Australia, là 38%, Canada là
24%, Nam Phi là 39%, Hoa Kỳ là 25%, Anh là 44% trên trong tổng số các chuyến
đi với mục đích du lịch. Điều này cho thấy doanh thu từ hoạt động du lịch thể thao
biển và nhu cầu du lịch thể thao của khách du lịch tại các quốc gia phát triển là rất
lớn. Không chỉ vậy, ngày nay, với sự phát triển của nền kinh tế thì du lịch thể thao
nói chung và du lịch thể thao biển chính là một xu hướng phát triển mới.
Như vậy, để có thể hiểu và xây dựng được những chương trình du lịch thể
thao biển thích hợp, việc hiểu về đặc điểm nhu cầu du lịch thể thao biển của du
khách là một điểm rất quan trọng.
Theo các nhà nghiên cứu, nhu cầu du lịch thể thao biển có các đặc điểm sau:
Tính toàn vẹn: Tính toàn vẹn của nhu cầu du lịch thể thao biển nói riêng
và du lịch thể thao nói chung chính là việc các khách du lịch thể thao yêu cầu được
phục vụ các sản phẩm của cả hai mảng dịch vụ: Thể thao và du lịch, và tính toàn
vẹn này được thể hiện trong suốt quá trình tham gia và hành trình du lịch thể thao
biển hoặc đơn giản chỉ trong một lần tham gia hoạt động thể thao tại biển. Những
yêu cầu đó bao gồm từ những nhu cầu căn bản, nhu cầu về sự an toàn, nhu cầu
được tham gia vào chương trình cũng như những yêu cầu về mặt trang thiết bị, tính
hợp lý về mặt sắp xếp thời gian, địa điểm và đảm bảo được việc thực hiện hoàn tất
trong suốt quá trình tiến hành hoạt động thể thao
Tính nhạy cảm: Tính nhạy cảm của nhu cầu du lịch thể thao biển khá
phụ thuộc vào những sự biến đổi mang tính xã hội, chính trị cũng như vào

điểm đến. Nếu điểm đến của du lịch thể thao không có tình hình xã hội ổn
định hoặc có nguy cơ chịu những thảm họa thiên nhiên, thì không nghi ngờ gì
về việc nhu cầu du lịch thể thao biển tại điểm đó sẽ bị suy giảm nghiêm trọng
mà không cần quan tâm tới biệc giá dịch vụ du lịch thể thao biển tại đó rẻ tới

25


×