Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Ứng dụng xử lý ảnh nhằm phát hiện và quản lý dị vật trong hệ thống giám sát chất lượng Panel

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.76 MB, 61 trang )

`

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ứng dụng xử lý ảnh nhằm phát hiện và
quản lý dị vật trong hệ thống giám sát chất
lượng Panel
HOÀNG ĐÌNH TUẤN

Ngành Cơ điện tử

Giảng viên hướng dẫn: TS. Đặng Thái Việt
Chữ ký của GVHD

Viện: Cơ khí

HÀ NỘI, 05/2020

1


`
Lời cảm ơn
Đề tài “ Ứng dụng xử lý ảnh nhằm phát hiện và quản lý dị vật trong hệ thống
giám sát chất lượng Panel” là nội dung tôi chọn để nghiên cứu và làm luận văn tốt
nghiệp cao học chuyên ngành Cơ điện tử tại trường đại học Bách Khoa Hà Nội.
Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến TS. Đặng Thái Việt thuộc Bộ môn Cơ Điện
Tử, Viên Cơ Khí – Trường đại học Bách Khoa Hà Nội. Thầy đã trực tiếp chỉ
bảo và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để tôi hoàn thiện luận văn.
Ngoài ra tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô trong Bộ môn Cơ điện tử đã đóng


góp những ý kiến quý báu cho luận văn.
Trân trọng cảm ơn!
Tóm tắt nội dung luận văn
Nội dung của luận văn trình bày về việc phát hiện dị vật nhằm loại bỏ trước
khi dị vật gây ra lỗi trong quá trình sản xuất tấm nền Panel tại nhà máy sản xuất
điện thoại hiện đại.
Mục đích: Giảm thiểu một cách tối đa lỗi liên quan tới dị vật nhằm giảm
chi phí phát sinh, tối đa hóa lợi nhuận, giảm giá thành sản phẩm.
Mục tiêu luận văn thực hiện: Phát hiện dị vật sau đó đưa ra cảnh báo bằng
cách sử dụng công cụ trong xử lý ảnh để đưa ra những phán đoán chính xác nhất
về việc có hay không có dị vật trong quá trình sản xuất và đưa ra cảnh báo.
Phương pháp thực hiện: Sử dụng thuật toán trừ ảnh( subtrack background)
nhằm phát hiện các dị vật phát sinh mới trong quá trình sản xuất.
Công cụ sử dụng: Microsoft Visual 2017, Office 2013, OpenCV…
Kết quả đạt được: Thuật toán đưa ra các cảnh báo chính xác tới 88.5%.
Định hướng phát triển đề tài: Mở rộng phát hiện các lỗi khác như đứt, gãy…
Học viên
Hoàng Đình Tuấn

2


`
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .................................... 9
1.1.Đặt vấn đề .................................................................................. 9
1.1.1. Sơ lược về quá trình sản xuất tại các nhà máy sản xuất màn
hình điện thoại. ............................................................... 11
1.1.2. Ảnh hưởng của dị vật tới chất lượng sản phẩm trong công
đoạn dán ......................................................................... 12

1.1.3. Lý do lựa chọn đề tài .......................................................... 13
1.2 Lý thuyết về xử lý ảnh và ứng dụng trong thực tế ..................... 13
1.2.1

Không gian màu, chuyển đổi giữa các không gian màu .. 14

1.2.2

Ảnh nhị phân, nhị phân hóa với ngưỡng động ................ 17

1.2.3

Phóng to, thu nhỏ, xoay ảnh............................................ 18

1.2.4

Một số phép toán sử dụng trong nội dung luận văn ......... 19

1.3 Các thuật toán liên quan và lựa chọn ........................................ 25
1.3.1

Phương pháp tách nền (Background subtraction) ............ 25

1.3.2 Phương pháp Template Matching ....................................... 27
CHƯƠNG II: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CƠ KHÍ.......................... 31
2.1. Cơ sở tính toán lựa chọn Camera cho hệ thống giám sát chất lượng
Panel ...........................................................................................31
2.1.1 Thực nghiệm lựa chọn kích thước dị vật nhỏ nhất cần phát
hiện ................................................................................. 36
2.2. Thông số thiết bị, vị trí lắp đặt Camera và bản vẽ Jig Panel ..... 38

CHƯƠNG III: THIẾT KẾ THUẬT TOÁN ĐIỀU KHIỂN ........... 44
3.1. Yêu cầu bài toán điều khiển. .................................................... 44
3.2. Xây dựng sơ đồ thuật toán điều khiển hệ thống giám sát chất lượng
Panel... ...................................................................................... 45
3.3. Kết quả thực tế tại mô hình thiết bị thử nghiệm ....................... 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 60

3


`
Danh mục hình ảnh
Hình ảnh 1.1
Hình ảnh 1.2
Hình ảnh 1.3
Hình ảnh 1.4
Hình ảnh 1.5
Hình ảnh 1.6
Hình ảnh 1.7
Hình ảnh 1.8
Hình ảnh 1.9
Hình ảnh 1.10
Hình ảnh 1.11
Hình ảnh 1.12
Hình ảnh 1.13
Hình ảnh 1.14
Hình ảnh 1.15

Các đường song song xuất hiện trở thành con dốc .................. 10
Sơ đồ khối thiết bị dán Window với Panel ............................. 11

Cấu tạo cơ bản của một màn hình OLED ............................... 12
Không gian màu RGB ............................................................ 15
Không gian màu YMC ........................................................... 16
Không gian màu HSV ............................................................ 17
Ảnh với giá trị threshold khác nhau ........................................ 18
Thuật toán thu phóng ảnh ....................................................... 19
Thuật toán xoay ảnh ............................................................... 19
Phép giãn nở .......................................................................... 20
Phép giãn nở .......................................................................... 20
Gradient ................................................................................. 22
Ví dụ về phép tìm biên bằng bộ lọc Candy ............................. 23
Chuyển đổi Hough ................................................................. 24
Chuyển đổi Hough đường tròn ............................................... 25

Hình ảnh 2.1
Hình ảnh 2.2
Hình ảnh 2.3
Hình ảnh 2.4
Hình ảnh 2.5
Hình ảnh 2.6
Hình ảnh 2.7
Hình ảnh 2.8
Hình ảnh 2.9
Hình ảnh 2.10

Thông số cơ bản thiết bị liên quan tới tính toán cơ khí ........... 31
Lý thuyết về camera vision .................................................... 32
Sơ đồ thiết bị, vị trí lắp đặt Camera Vision trong công đoạn... 38
Bản vẽ mô tả khu vực làm việc của camera ............................ 39
Sơ đồ nguyên lý hoạt động của hệ thống ................................ 39

Robot loading Panel từ Tray vào Panel Stage( Jig) ................. 40
Step 2 của chu trình làm việc ................................................. 40
Step 2 của chu trình làm việc ................................................. 41
Step 4 trường hợp phát sinh dị vật trên stage .......................... 42
Bản vẽ Jig chân không hút Panel ............................................ 43

Hình ảnh 3.1

Sơ đồ lắp đặt hệ thống điều khiển........................................... 44

Hình ảnh 3.2

Sơ đồ thuật toán ..................................................................... 46

Hình ảnh 3.3

Lọc tìm biên các đặc tính của Jig bằng bộ lọc Candy ............. 47

Hình ảnh 3.4

Đăng ký ngoại lệ tọa vị trí các đặc tính cố hữu của Jig ........... 47

Hình ảnh 3.5

Đăng ký Main Pattern ............................................................ 48

Hình ảnh 3.6

Đăng ký Sub Pattern 1............................................................ 48


Hình ảnh 3.7

Đăng ký Sub Pattern 2............................................................ 48

Hình ảnh 3.8

Các điểm đăng ký ngoại lệ dùng làm đặc tính hình ảnh .......... 49

4


`
Hình ảnh 3.9

Ảnh live chưa xác định được vùng ROI ................................. 50

Hình ảnh 3.10

Giải thích ý tưởng thuật toán .................................................. 51

Hình ảnh 3.11

Thiết bị đánh giá chương trình vision dị vật trên Jig ............... 52

.......................................................................................................................... 52
Hình ảnh 3.12

Mô hình thiết kế vị trí đặt camera và Jig kiểm tra dị vật ......... 52

Hình ảnh 3.13


Kết quả thực nghiệm phát hiện chính xác dị vật kích thước

0.2mm…………………………………………………………………………57
Hình ảnh 3.14

Jig không có dị vật ................................................................. 57

Hình ảnh 3.15

Kết quả Vision Jig không có dị vật: OK ................................. 58

Hình ảnh 3.16

Jig có dị vật bị phát hiện bởi Vision camera 1 ........................ 58

Hình ảnh 3.17

Jig có dị vật bị phát hiện bởi Vision camera 2 ........................ 58

5


`
LỜI NÓI ĐẦU
Cuộc sống ngày càng hiện đại gắn liền với tự động hóa, công nghệ số thì
nhu cầu về sử dụng các thiết bị điện tử, sản phẩm công nghệ cao và gắn liền với
đời sống sinh hoạt của con người ngày càng nhiều hơn. Vì thế việc thiết kế, sản
xuất và liên tục cải tiến hơn nữa các thiết bị điện, điện tử phục vụ nhu cầu cuộc
sống hàng ngày của con người là rất cần thiết và không ngừng diễn ra quanh chúng

ta. Những năm gần đây, nhờ chính sách mở cửa của nhà nước nên các công nghệ
sản xuất, thiết bị hiện đại phục vụ sản xuất tự động hóa được nhập khẩu trực tiếp,
hoặc nhận đầu tư rất lớn từ các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới tăng lên đáng
kể, đặc biệt phải kể tới những tập đoàn lớn về công nghệ đến từ Nhật Bản, Hàn
Quốc, Trung Quốc… Hưởng lởi từ việc nhập khẩu linh kiện máy móc sản xuất
thiết bị điện tử được sản xuất trong nước với chi phí thấp và tạo cơ hội việc làm
cho những nhân lực trong nước, qua đó được học hỏi, trau dồi công nghệ từ các
đối tác nước ngoài ngày càng trở nên thuận tiện. Trong những ngành sản xuất thiết
bị điện tử nói chung thì ngành sản xuất màn hình, thiết bị sử dụng màn hình hiển
thị ngày càng phát triển tại Việt Nam, đặc biệt theo xu hướng ngày một hoàn thiện
hơn và chất lượng sử dụng cao hơn hướng tới nhu cầu cao của thị trường. Do đó,
vấn đề kiểm soát tốt được chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất sẽ giúp
giảm thiểu chi phí đi rất nhiều, giúp tăng tính cạnh tranh của sản phẩm được sản
xuất trong nước và nâng cao trình độ kỹ thuật của nhân lực sản xuất lên một cách
đáng kể.
Hơn nữa, xu hướng của các công ty sản xuất màn hình và các thiết bị sử
dụng màn hình là ngày càng mỏng hơn và có thể gập, uốn cong nhằm đáp ứng nhu
cầu thị trường nên việc sản xuất hàng loạt trong khi vẫn phải đảm bảo chất lượng
đòi hỏi công đoạn giám sát chất lượng phải ngày một chính xác hơn và nhanh hơn.
Việc kiểm soát chất lượng sản phẩm bằng các công nhân ngoại quan do đó không
còn đáp ứng được nhu cầu sản xuất vì thế cần phải có các công nghệ tiên tiến hỗ
trợ để có thể tăng cao độ chính xác và giảm tối đa thời gian kiểm tra hàng lỗi, kịp
thời xử lý trong quá trình sản xuất nhằm giảm tối đa thiệt hại và thời gian sản xuất.
Một trong những công nghệ tiên tiến hỗ trợ rất tốt cho quy trình giám sát chất
lượng được phát triển mạnh mẽ trong vài năm gần đây phải kể đến công nghệ

6


`

Computer Vision( thị giác máy tính). Công nghệ này nếu phát triển tốt và ứng dụng
phù hợp thì hoàn toàn có thể thay thế con người trong việc tự động phát hiện các
lỗi nhỏ nhất với thời gian nhanh nhất do việc kiểm soát hoàn toàn tự động và các
camera đang ngày càng hoàn thiện hơn cho phép phát hiện ra các vật thể với kích
thước cực nhỏ mà mắt người cũng không thể nhìn thấy được . Một trong những
yếu tố cực kỳ quan trọng, mang tính sống còn cần giám sát trong các công ty sản
xuất màn hình hiện đại chính là dị vật, mặc dù môi trường sản xuất là phòng sạch
nhưng dị vật có kích thước nhỏ khó kiểm soát một khi lọt vào quy trình sản xuất
sẽ lập tức gây lỗi đặc tính cho sản phẩm . Thông qua hình thức kiểm soát hình ảnh
trong thời gian thực bẳng cách sử dụng camera có độ phân giải cao kết hợp với
thuật toán xử lý tín hiệu hình ảnh để phân tích, cho ra kết quả xác minh, phán định
có hay không dị vật trong các quy trình sản xuất sẽ giúp phòng tránh rất tốt các sự
cố chất lượng. Độ chính xác của phương pháp xử lý ảnh thời gian thực này phụ
thuộc rất nhiều vào phần cứng của thiết bị như vi xử lý, card đồ họa của máy tính
hay camera ghi lại hình ảnh cũng như là phụ thuộc vào thuật toán tối ưu hay
không…
Trước yêu cầu của thực tiễn, em đã lên ý tưởng và nhận sự định hướng thực
hiện của thầy hướng dẫn về việc tiến hành lắp đặt hệ thống giám sát, phát hiện và
đưa ra cảnh báo khi xuất hiện dị vật trên Jig.
“Ứng dụng xử lý ảnh nhằm phát hiện và quản lý dị vật trong hệ thống giám
sát chất lượng Panel”
Thuyết minh đồ án gồm 3 chương, nội dung như sau:


Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
- Sơ lược về quá trình sản xuất của các nhà máy sản xuất màn hình điện
thoại.
- Ảnh hưởng của dị vật tới chất lượng công đoạn dán trong nhà máy sản
xuất màn hình điện thoại.
- Lý do lựa chọn đề tài.

- Vai trò của hệ thống giám sát chất lượng đối với nhà máy sản xuất công
nghiệp
- Lý thuyết về xử lý ảnh và các ứng dụng thực tế sẽ áp dụng trong đề tài.

7


`


Chương 2: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CƠ KHÍ
- Cơ sở tính toán lựa chọn Camera cho hệ thống giám sát chất lượng.
- Thông số linh kiện phù hợp với yêu cầu đặt ra.
- Mô phỏng hoạt động của hệ thống giám sát chất lượng Panel.



Chương 3: THIẾT KẾ THUẬT TOÁN ĐIỀU KHIỂN
- Yêu cầu bài toán điều khiển.
- Xây dựng sơ đồ thuật toán điều khiển hệ thống giám sát chất lượng
Panel.
- Thuật toán tìm kiếm dị vật phát sinh dựa trên giải thuật Template
Matching.

Dù đã cố gắng hoàn thành đề tài với cường độ làm việc cao, kỹ lưỡng cùng
sự hướng dẫn rất cụ thể, nhiệt tình của các thầy trong bộ môn cơ điện tử cũng như
ứng dụng thực tiễn tại cơ quan làm việc, nhưng do hiểu biết còn hạn chế cộng với
điều kiện đo kiểm thực nghiệm còn giới hạn về mặt thiết bị nên chắc chắn luận văn
này không tránh khỏi được khả năng thiết sót và bất cập. Vì vậy em rất mong sự
sửa chữa và góp ý của hội đồng, quý thầy cô để em rút ra kinh nghiệm và bổ sung

thêm kiến thức cho bản thân.

Hà Nội, ngày 08 tháng 5 năm 2020
Học viên thực hiện:

Hoàng Đình Tuấn

8


`
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Chương 1 bao gồm các nội dung như sau:
-

Sơ lược về quá trình sản xuất của các nhà máy sản xuất màn hình điện
thoại.

-

Ảnh hưởng của dị vật tới chất lượng công đoạn dán trong nhà máy sản
xuất màn hình điện thoại.

-

Lý do lựa chọn đề tài.

-

Vai trò của hệ thống giám sát chất lượng đối với nhà máy sản xuất công

nghiệp

-

Lý thuyết về xử lý ảnh và các ứng dụng thực tế sẽ áp dụng trong đề
tài.

1.1.

Đặt vấn đề
Xử lý ảnh là lĩnh vực mà ngày nay được phát triển và ứng dụng rất rộng rãi

trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhờ vào sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của các
hệ thống máy tính, các thuật toán và công trình nghiên cứu khác nhau của nhiều
nhà khoa học trên thế giới. Ở Việt Nam, cùng vớ sự phát triển của kỷ nguyên công
nghiệp 4.0 các ứng dụng về xử lý ảnh đã và đang được triển khai vô cùng mạnh
mẽ trên nhiều lĩnh vực như ứng dụng quản lý giao thông đô thị [4], ứng dụng quản
lý dữ liệu sinh trắc học [5], ứng dụng trong các hệ thống giám sát chất lượng, hệ
thống nhận diện thông qua cử chỉ của con người [12] …
Trên đà phát triển đó của xử lý ảnh, phải kể đến ứng dụng của nó trong lĩnh
vực kiểm tra trực quan( Visual Inspection) liên quan tới việc phân tích các sản
phẩm hoặc đối tượng sản xuất khác trên dây chuyền cho mục đích kiểm soát chất
lượng. Kiểm tra trực quan cũng có thể được sử dụng để đánh giá bên trong và bên
ngoài của các thiết bị khác nhau trong một cơ sở sản xuất như bể chứa, bình chịu
áp lực, đường ống và các thiết bị khác. Đó là một quá trình diễn ra trong khoảng
thời gian đều đặn mỗi ngày góp phần phát hiện ra hầu hết cả khiếm khuyết trong
quá trình sản xuất. Việc kiểm tra trực quan hầu hết đang được thực hiện thủ công,
đòi hỏi sự hiện diện của các công nhân ngoại quan đánh giá và thực hiện theo các
đào tạo hoặc kiến thức nhận được từ trước đó. Mắt thường chính là là yếu tố then
chốt của việc kiểm tra trực quan thủ công, tuy nhiên theo nghiên cứu việc lọt lõi

khi tiến hành theo phương pháp này dao động từ 20% ~ 30% [6]. Một số khiếm

9


`
khuyết có thể quy cho lỗi của công nhân ngoại quan( tâm trạng, sức khỏe,.. tại thời
điểm kiểm tra), trong khi một số khác là do giới hạn về không gian( ánh sáng,
khoảng cách ngoại quan,...); mặc dù có thể giảm bớt được việc lọt lỗi cho công
nhân ngoại quan thông qua đào tạo và thực hành, nhưng không thể được loại bỏ
hoàn toàn. Đặc biệt trong môi trường sản xuất khi con người mệt mỏi có thể dẫn
tới kết quả ngoại quan xảy ra nhiều sai sót. Lỗi kiểm tra trực quan trong sản xuất
thường có hai hình thức – thiếu một khiếm khuyết hiện có hoặc xác định không
chính xác một khiếm khuyết tồn tại, dưới đây là một ví dụ về hạn chế của mắt
người trong quá trình kiểm tra trực quan:

Hình ảnh 1.1

Các đường song song xuất hiện trở thành con dốc

Chỉ riêng ví dụ bên trên đã chỉ ra mắt người là không thể tin tưởng trong một số
trường hợp chưa kể tới tầm nhìn hạn chế đối với các vật có kích thước quá nhỏ.
Để cải thiện những hạn chế đó việc kiểm tra trực quan tự động không phụ
thuộc vào bất kỳ sự tham gia nào của con người mà thay thế bằng việc sử dụng các
camera vision ứng dụng thành tựu của công nghệ xử lý hình ảnh ( Machine vision
system) giúp xây dựng nên các hệ thống giám sát chất lượng thông minh tự động
thu nhận hình ảnh, tiền xử lý sau đó phân loại, cảnh báo đưa ra kết quả một cách
chính xác.
Quay trở lại với mục đích ban đầu của đề tài là xây dựng hệ thống giám sát
chất lượng của tấm nền Panel trong các nhà máy sản xuất điện thoại thông minh

thì việc kiểm tra trực quan thủ công đang trở lên vô cùng khó khăn và thiếu hiệu
quả vì một số nguyên nhân sau đây:
- Kích thước của đối tượng cần quan sát rất nhỏ, theo số liệu thống kê của
các công ty màn hình thì kích thước đối tượng cần phát hiện dao động từ 0.2 mm

10


`
trở lên, khiến cho các công nhân ngoại quan gặp nhiều khó khăn trong quá trình
làm việc.
- Thời gian để tạo ra một sản phẩm ngắn ( chỉ khoảng 5s) khiến cho độ
chính xác của kiểm tra thủ công giảm, bằng chứng là tỷ lệ lọt lỗi của một công ty
màn hình điện thoại theo số liệu công bố nội bộ lên đến 40% vào thời kỳ sản xuất
cao điểm ( Quý 3 - 2018).
Do đó ứng dụng công nghệ xử lý ảnh trong việc xây dựng một hệ thống
giám sát chất lượng tự động của quy trình sản xuất tấm nền Panel nhằm nâng cao
hiệu quả, năng xuất lao động là đề xuất của tôi trong nội dung đề tài trình bày dưới
đây.

1.1.1. Sơ lược về quá trình sản xuất tại các nhà máy sản xuất màn hình
điện thoại.
Để có màn hình điện thoại hoàn chỉnh phải trải qua rất nhiều công đoạn lắp
ráp, dán các tấm vật lý với nhau một cách tỉ mỉ, chính xác nhất. Việc dán các lớp
vật lý được tiến hành hoàn toàn tự động bằng các tay Robot và thiết bị tự động
hóa.
Quy trình sản xuất đơn giản tại công đoạn bao gồm các khâu như sau:
- Cấp nguyên vật liệu ( Panel, Tấm dính dẫn điện, Window)
- Loading nguyên vật liệu lên các Jig
- Dán ( Sử dụng công nghệ Vision Aligment )

- Unloading bán thành phẩm khỏi các Jig
- Loading bán thành phẩm vào Tray

Hình ảnh 1.2

Sơ đồ khối thiết bị dán Window với Panel

11


`

Hình ảnh 1.3

Cấu tạo cơ bản của một màn hình OLED

1.1.2. Ảnh hưởng của dị vật tới chất lượng sản phẩm trong công đoạn dán
Dị vật phát sinh trong quá trình sản xuất có thể gây ra rất nhiều lỗi nghiêm
trọng lên sản phẩm, đặc biệt là các thế hệ điện thoại thông minh sử dụng tấm nền
có kích thước hiển thị nhỏ và độ dày mỏng. Hơn cả phải kể đến là lỗi dị vật và lỗi
đâm công đoạn sau.
Lỗi dị vật: là lỗi phát sinh khi có dị vật nằm giữa một trong các lớp vật lý của
màn hình, dị vật có thể phát sinh trong quá trình dán do ô nhiễm vật liệu đầu vào.
Dị vật nói tới có kích thước lớn hơn 0.2mm tức là kích thước nhỏ nhất mà mắt
thường có thể quan sát được ở cự ly sử dụng điện thoại. Gặp lỗi này không thể
rework, phải xử lý hủy đối với sản phẩm.
Lỗi đâm công đoạn sau: là lỗi phát sinh do dị vật đủ cứng đâm vào bề mặt
Panel của màn hình làm cho điểm ảnh ( một hoặc nhiều pixel) bị hỏng không thể
hiển thị.
Từ các vấn đề nghiêm trọng do dị vật gây ra nêu trên thì việc phát triển một

hệ thống tự động giám sát dị vật tại các bước sản xuất quan trọng là điều vô cùng
cần thiết và cấp bách đối với các nhà máy sản xuất màn hình.

12


`
1.1.3. Lý do lựa chọn đề tài
Từ quy trình sản xuất sản phẩm tại công đoạn đã nêu ở trên có thể thấy rằng,
tại vị trí loading nguyên vật liệu lên các Jig do đặc tính mỏng của nguyên vật liệu
nên nếu có dị vật trên Jig thì sẽ lập tức gây ra một trong hai lỗi kể trên vì thế một
phương pháp kiểm tra liên tục, giám sát được tình trạng của Jig trước khi loading
nguyên vật liệu là vô cùng cần thiết nhằm phòng tránh lỗi phát sinh. Áp dụng xử
lý ảnh với chỉ một Vision camera có nhiều ưu điểm phù hợp để áp dụng như sau:
Tacttime nhanh phù hợp với dây chuyền tự động
Mỗi sản phẩm hiện tại có thời gian hoàn thành chỉ là 5s, trong thời gian 5s
con người khó có thể quan sát kỹ được dị vật có kích thước nhỏ ~ 0.2 mm, tuy
nhiên với ứng dụng của xử lý ảnh chỉ cần một camera vision cho mỗi thiết bị thì
hoàn toàn có thể phát hiện toàn bộ dị vật phát sinh, đưa ra các cảnh báo khẩn cấp
cho kỹ thuật viên có thể xử lý kịp thời.
Kích thước nhỏ gọn, có thể tích hợp trong thiết bị
Kích thước phần trong thiết bị hiện tại khá nhỏ chỉ khoảng 500mm x
500mm, với nhiều chi tiết linh kiện phức tạp; tuy nhiên mỗi camera vision chỉ có
kích thước khoảng 50mm x 50mm hoàn toàn có thể lắp đặt mà không ảnh hưởng
tới vận hành chung của các chi tiết máy khác. Đặc tính nhỏ gọn này thực sự phù
hợp với thiết bị hiện tại.
Có thể quản lý được lịch sử hoạt động dựa trên data
Đối với mỗi hệ thống làm việc thì việc quản lý lịch sử là rất quan trọng.
Dựa trên data thu thập được về dị vật phát hiện được hàng ngày chúng ta có thể
năm bắt đươc tình trạng nguyên vật liệu đầu vào đang ở xu hướng tốt lên hay xấu

đi, có thể matching lỗi phát sinh với các thời điểm phát hiện được dị vật trên Jig,
nắm bắt chính xác hiện trạng chất lượng công đoạn,...
1.2 Lý thuyết về xử lý ảnh và ứng dụng trong thực tế
Với yêu cầu xây dựng thuật toán và viết chương trình xử lý ảnh ta cần nắm
được một cách vững chắc các lý thuyết về xử lý ảnh và ứng dụng của nó trong thực
tế. Dưới đây là hạng mục các lý thuyết cần nắm vững và nguồn tài liệu tham khảo
phục vụ nội dung đề tài [1], [3].

13


`
Xử lý ảnh và thị giác máy là lĩnh vực mà ngày nay được phát triển và ứng
dụng rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhờ vào sự phát triển ngày càng
mạnh mẽ của các hệ thống máy tính, các thuật toán và công trình nghiên cứu khác
nhau của nhiều nhà khoa học trên thế giới [16].
Xử lý ảnh là phần cốt lõi của kỹ thuật thị giác máy tính [13]. Nhiệm vụ
chính của xử lý ảnh là nâng cao chất lượng thông tin hình ảnh theo mục đích và xử
lý những thông tin đó đưa ra kết quả, số liệu nhằm phục vụ các bước kế tiếp có thể
là hiển thị, điều khiển cơ cấu chấp hành hệ thống, lưu trữ vào cơ sở dữ liệu, …
Quá trình bắt đầu từ việc thu nhận ảnh nguồn (dạng ảnh số) ở máy tính. Dữ liệu
ảnh được lưu trữ ở định dạng phù hợp với quá trình xử lý. Người lập trình sẽ đưa
ra các thuật toán lên dữ liệu ảnh nhằm thay đổi cấu trúc ảnh phù hợp với các ứng
dụng khác nhau. Các thuật toán cơ bản nhất thường là: Histogram, Canny Edge,
lọc màu RGB, lọc màu HSV, … .
1.2.1 Không gian màu, chuyển đổi giữa các không gian màu
Không gian màu là một mô hình toán học dùng để mô tả các màu sắc trong
thực tế được biểu diễn dưới dạng số học [7]. Trên thực tế có rất nhiều không gian
màu khác nhau được mô hình để sử dụng vào những mục đích khác nhau. Trong
bài này ta sẽ tìm hiểu qua về ba không gian màu cơ bản hay được nhắc tới và ứng

dụng nhiều, đó là hệ không gian màu RGB, HSV và CMYK.
Không gian màu RGB
RGB là không gian màu rất phổ biến được dùng trong đồ họa máy tính và
nhiều thiết bị kĩ thuật số khác. Ý tưởng chính của không gian màu này là sự kết
hợp của 3 màu sắc cơ bản: màu đỏ (R, Red), xanh lục (G, Green) và xanh lơ (B,
Blue) để mô tả tất cả các màu sắc khác. Nếu như một ảnh số được mã hóa bằng
24bit, nghĩa là 8bit cho kênh R, 8bit cho kênh G, 8bit cho kênh B, thì mỗ kênh này
màu này sẽ nhận giá trị từ 0-255. Với mỗi giá trị khác nhau của các kênh màu kết
hợp với nhau ta sẽ được một màu khác nhau, như vậy ta sẽ có tổng cộng
255x255x255 = 1.66 triệu màu sắc.
Ví dụ: màu đen là sự kết hợp của các kênh màu (R, G, B) với giá trị tương
ứng (0, 0, 0) màu trắng có giá trị (255, 255, 255), màu vàng có giá trị (255, 255,
0), màu tím đậm có giá trị (64, 0, 128) ...Nếu ta dùng 16bit để mã hóa một kênh

14


`
màu (48bit cho toàn bộ 3 kênh màu) thì dãi màu sẽ trãi rộng lên tới 3*2^16 = ...
Một con số rất lớn.

Hình ảnh 1.4

Không gian màu RGB

Không gian màu CMYK:
CMYK là không gian màu được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp
in ấn.Ý tưởng cơ bản của hệ không gian này là dùng 4 màu sắc cơ bản để phục vụ
cho việc pha trộn mực in. Trên thực tế, người ta dùng 3 màu là C=Cyan: xanh lơ,
M=Magenta: hồng xẫm, và Y=Yellow: vàng để biểu diễn các màu sắc khác nhau.

Nếu lấy màu hồng xẫm cộng với vàng sẽ ra màu đỏ, màu xẫm kết hợp với xanh lơ
sẽ cho xanh lam ... Sự kết hợp của 3 màu trên sẽ cho ra màu đen, tuy nhiên màu
đen ở đây khôn phải là đen tuyệt đối và thường có độ tương phản lớn, nên trong
ngành in, để tiết kiệm mực in người ta thêm vào màu đen để in những chi tiết có
màu đen thay vì phải kết hợp 3 màu sắc trên. Và như vậy ta có hệ màu CMYK.
chữ K ở đây là để kí hiệu màu đen (Black), có nhẽ chữ B đã được dùng để biểu
diễn màu Blue nên người ta lấy chữ cái cuối K để biểu diễn màu đen? Nguyên lý
làm việc của hệ màu này như sau : Trên một nền giấy trắng, khi mỗi màu này được
in lên sẽ loại bỏ dần đi thành phần màu trắng. 3 màu C, M, Y khác nhau in theo
những tỉ lệ khác nhau sẽ loại bỏ đi thành phần đó một cách khác nhau và cuối cùng
cho ta màu sắc cần in. Khi cần in màu đen, thay vì phải in cả 3 màu người ta dùng

15


`
màu đen để in lên. Nguyên lý này khác với nguyên lý làm việc của hệ RGB ở chỗ
hệ RGB là sự kết hợp của các thành phần màu, còn hệ CMYK là sự loại bỏ lẫn
nhau của các thành phần màu.

Hình ảnh 1.5

Không gian màu YMC

Không gian màu HSV:
HSV và cũng gần tương tự như HSL là không gian màu được dùng nhiều
trong việc ch ỉnh sữa ảnh, phân tích ảnh và một phần của lĩnh vực thị giác máy
tính. Hệ không gian này dựa vào 3 thông số sau để mô tả màu sắc H = Hue: màu
sắc, S = Saturation: độ đậm đặc, sự bảo hòa, V = value: giá trị cường độ sáng.
Không gian màu này thường được biểu diễn dưới dạng hình trụ hoặc hình nón .

Theo đó, đi theo vòng tròn từ 0 -360 độ là trường biểu diễn màu sắc(Hue). Trường
này bắt đầu từ màu đỏ đầu tiên (red primary) tới màu xanh lục đầu tiên (green
primary) nằm trong khoảng 0-120 độ, từ 120 - 240 độ là màu xanh lục tới xanh lơ
(green primary – blue primary). Từ 240 - 360 là từ màu đen tới lại màu đỏ. Việc
nắm rõ được khái niệm của màu sắc, cách thức tạo ra các màu sắc trong từng không
gian màu có ý nghĩa rất lớn trong việc hiểu và chuyển đổi giữa các không gian màu
tùy theo từng tình huống bài toán xử lý ảnh yêu cầu, dưới đây tiếp tục giới thiệu
về lý thuyết chuyển đổi giữa các không gian màu và thuật toán hỗ trợ trong
OpenCV.

16


`

Hình ảnh 1.6

Không gian màu HSV

Chương trình chuyển đổi các không gian màu
Trong OpenCV, các không gian màu được được chuyển đổi qua lại nhờ
hàm cvtColor(convert color), nguyên mẫu hàm này như sau:
cv::cvtColor(cv::InputArray src, cv::OutputArray dst, int code)
Trong đó, src, dst là ảnh gốc và ảnh thu được sau khi chuyển đổi không gian
màu; code là mã chuyển đổi không gian màu. OpenCV định nghĩa khá nhiều
chuyển đổi giữa các không gian màu chẳng hạn như Code = CV_BGR2GRAY sẽ
chuyển ảnh ở không gian màu RGB sang ảnh xám, Code = CV_HSV2BGR sẽ
chuyển ảnh ở không gian màu HSV sang không gian màu RGB …
1.2.2 Ảnh nhị phân, nhị phân hóa với ngưỡng động
Ảnh nhị phân là ảnh mà giá trị của các điểm ảnh chỉ được biểu diễn bằng

hai giá trị 0 hoặc 255 tương ứng với hai màu đen hoặc trắng. Nhị phân hóa một
ảnh là quá trình biến một ảnh xám thành ảnh nhị phân. Gọi f(x,y) là giá trị cường
độ sáng của một điểm ảnh ở vị trí (x,y), T là ngưỡng nhị nhị phân. Khi đó, ảnh
xám f sẽ được chuyển thành ảnh nhị phân dựa vào công thức f(x,y) = 0 nếu f(x,y)
≤ T và f(x,y) = 255 nếu f(x,y) > T. Hàm để chuyển nhị phân hóa ảnh trong
OpenCV là hàm threshold(). Nguyên mẫu hàm như sau: threshold(cv::InputArray
src, cv::OutputArray dst, double thresh, int maxval, int type). Trong đó, src là
ảnh đầu vào một kênh màu (ảnh xám …), dst là ảnh sau khi được nhị phân hóa,

17


`
thresh là ngưỡng nhị phân, maxval là giá trị lớn nhất trong ảnh (maxval = 255 đối
với ảnh xám), type là kiểu nhị phân có thể là:
CV_THRESH_BINARY,CV_THRESH_BINARY_INV,CV_THRESH_OTSU
… lần lượt là nhị phân hóa thông thường, nhị phân hóa ngược và nhị phân hóa
theo thuật toán Otsu … Kết quả của việc nhị phân hóa một ảnh phụ thuộc vào
ngưỡng T, có nghĩa là với mỗi ngưỡng T khác nhau thì ta có những ảnh nhị phân
khác nhau. Hình sau mô tả 3 ảnh nhị phân tương ứng với ngưỡng T = 50, T =100.

Hình ảnh 1.7

Ảnh với giá trị threshold khác nhau

1.2.3 Phóng to, thu nhỏ, xoay ảnh
Ảnh số thực chất là một ma trận các điểm ảnh, do đó để có thể phóng to,
thu nhỏ hay xoay một tấm ảnh ta có thể sử dụng các thuật toán tương ứng trên ma
trận. Ta sẽ sử dụng biển đổi affine để quay và thay đổi tỉ lệ to, nhỏ của một ma
trận.

Biến đổi affine:
Giả sử ta có vector = [ x, y]T và ma trận M 2x2. Phép biển đổi affine trong
không gian hai chiều có thể được định nghĩa p’ = Mp trong đó p’ = [ x’, y’]T. Viết
một cách tường minh ta có:
 x '      x 
 '  
 
 y      y 

(1.1)

Hay x’ = αx + δy, y’ = γx + βy
  
Xét ma trận  
  

Nếu δ = γ = 0, khi đó x’ = αx và y’ = βy, phép biến

đổi này làm thay đổi tỉ lệ của ma trận. Nếu là trong ảnh nó sẽ phóng to hoặc thu
nhỏ ảnh. Hình sau mô tả phép biến đổi với tỉ lệ α = β = 2

18


`

Hình ảnh 1.8

Thuật toán thu phóng ảnh


Nếu ta định nghĩa ma trận:
 cos( )  sin( ) 
sin( cos( ) 



(1.2)

thì phép biến đổi sẽ quay p thành p’ với góc quay là θ.

Hình ảnh 1.9

Thuật toán xoay ảnh

1.2.4 Một số phép toán sử dụng trong nội dung luận văn
Phép giãn nở (dilation)
Cấu trúc phần tử ảnh (image structuring element) là một hình khối được
định nghĩa sẵn nhằm tương tác với ảnh xem nó có thỏa mãn một số tính chất nào
đó không, một số cấu trúc phần tử hay gặp là cấu trúc theo khối hình vuông và
hình chữ thập

19


`

Hình ảnh 1.10

Phép giãn nở


Ta hãy xét một ảnh với đối tượng trong ảnh được biểu diễn bằng màu nền
nâu, sau đó dùng cấu trúc phần tử hình vuông (màu đỏ) để làm giản nở ảnh, kết
quả là ảnh được giản nở ra và phần giản nở ra ta đánh dấu là dấu x.

Hình ảnh 1.11

Phép giãn nở

Ứng dụng của phép giãn nở là làm cho đối tượng trong ảnh được tăng lên
về kích thước, các lỗ nhỏ trong ảnh được lấp đầy, nối liền đường biên ảnh đối với
những đoạn rời nhỏ …
Tìm biên ảnh dựa trên bộ lọc Candy
Bộ lọc Canny là sự kết hợp của nhiều bước khác nhau để tìm và tối ưu
đường biên, kết quả là cho ra một đường biên khá mảnh và chính xác. Quá trình
tìm biên sử dụng phương pháp canny có thể được thực hiện qua 4 bước sau:
Bước 1: Loại bớt nhiễu trong ảnh
Người ta loại nhiễu trong ảnh, làm cho ảnh mờ đi bằng cách nhân chập ảnh
với một bộ lọc Gause, chẳng hạn bộ lọc Gaus 5x5 với hệ số σ = 1.4:

20


`
(1.3)

Bước 2: Tính toán giá trị gradient trong ảnh
Vì đường biên trong ảnh là nơi phân cách giữa các đối tượng khác nhau,
nên tại đó gradient của nó sẽ biến đổi mạnh mẽ nhất. Để tính toán gradient trong
ảnh, ta có thể sử dụng bộ lọc Sobel, hoặc trực tiếp nhâp chập ma trận ảnh với các
mặ nạ theo hướng x và y, chẳng hạn:

(1.4)
Sau đó tính độ lớn gradient trong ảnh:
G 
G  Gx 2  G y 2 và   arctan  y 
 Gx 

(1.5)

Bước 3: Loại bỏ các giá trị không phải là cực đại
Bước này sẽ tìm ra những điểm ảnh có khả năng là biên ảnh nhất bằng cách
loại bỏ đi những giá trị không phải là cực đại trong bước tìm gradient ảnh ở trên.
Ta thấy rằng, với giá trị của góc θ ở trên thì biên của đối tượng có thể tuân theo
bốn hướng, và ta có bốn khả năng sau:
4. Nếu θ = 00, khi đó, điểm A sẽ được xem là một điểm trên biên nếu độ
lớn gradient tại A lớn hơn độ lớn gradient của các điểm tại A3, A7.
5. Nếu θ = 450, khi đó, điểm A sẽ được xem là một điểm trên biên nếu độ
lớn gradient tại A lớn hơn độ lớn gradient của các điểm tại A4, A8
6. Nếu θ = 900, khi đó, điểm A sẽ được xem là một điểm trên biên nếu độ
lớn gradient tại A lớn hơn độ lớn gradient của các điểm tại A1, A5.
7. Nếu θ = 1350, khi đó, điểm A sẽ được xem là một điểm trên biên nếu độ
lớn gradient tại A lớn hơn độ lớn gradient của các điểm tại A2, A6

21


`

Hình ảnh 1.12

Gradient


Bước 4: Chọn ra biên của đối tượng trong ảnh
Sau bước trên, ta thu được tập các điểm tương ứng trên đường biên khá
mỏng. Vì những điểm có giá trị gradient lớn bao giờ cũng có xác suất là biên thật
sự hơn những điểm có giá trị gradient bé, đo đó để xác định chính xác hơn nữa
biên của các đối tượng, ta sử dụng các ngưỡng. Theo đó, bộ lọc canny sẽ sử dụng
một ngưỡng trên (upper threshold) và một ngưỡng dưới (lower threshold), nếu
gradient tại một điểm trong ảnh có giá trị lớn hơn ngưỡng trên thì ta xác nhận đó
là một điểm biên trong ảnh, nếu giá trị này bé hơn ngưỡng dưới thì đó không phải
điểm biên. Trong trường hợp giá trị gradient nằm giữa ngưỡng trên và ngưỡng
dưới thì nó chỉ được tính là điểm trên biên khi các điểm liên kết bên cạnh của nó
có giá trị gradient lớn hơn ngưỡng trên.

Hình ảnh 1.13

Ảnh gốc bộ lọc Candy

22


`

Hình ảnh 1.14

Ví dụ về phép tìm biên bằng bộ lọc Candy

Chuyển đổi Hough, phát hiện đường thẳng, đường tròn trong ảnh
Chuyển đổi Hough (Hough transformation) là một phương pháp được dùng
nhiều trong phân tích và xử lý ảnh, mục đích chính của phương pháp này là tìm ra
những hình dáng đặc trưng trong ảnh bằng cách chuyển đổi không gian ảnh ban

đầu sang một không gian của các tham số nhằm đơn giản quá trình tính toán, trong
bài này ta xét chuyển đổi Hough cho đường thẳng và đường tròn.
Chuyển đổi Hough cho đường thẳng.
Ta đã biết rằng, một đường thẳng trong không gian hai chiều có thể được
biểu diễn dưới dạng y = kx + m và cặp hệ số góc k, giá trị m có thể được chọn để
làm đặc trưng cho một đường thẳng. Tuy nhiên, cách biểu diễn theo cặp (k, m) khó
thỏa mãn với những đường thẳng thẳng đứng khi mà hệ số góc là một số vô cùng.
Để tránh trường hợp này, ta sẽ biểu diễn đường thẳng trong hệ tọa độ cực.
Phương trình đường thẳng trong hệ tọa độ cực có dạng như sau:
r  x cos( )  y sin( )

(1.6)

Trong đó, r là khoảng cách từ gốc tọa độ O tới đường thẳng, θ là góc cực.
Như vậy, với mỗi điểm (x0, y0) ta có một họ các đường thẳng đi qua thõa mãn
phương trình:
ro  xo cos( )  yo sin( )

(1.7)

23


`

Hình ảnh 1.15

Chuyển đổi Hough

Phương trình này biểu diễn một đường cong, như vậy trong một tấm ảnh có

n điểm (n pixel) ta sẽ có n các đường cong. Nếu đường cong của các điểm khác
nhau giao nhau, thì các điểm này cùng thuộc về một đường thẳng. Bằng cách tính
các giao điểm này, ta sẽ xác định được đường thẳng, đó là nội dung ý tưởng của
thuật toán Hough cho đường thẳng.
Chuyển đổi Hough cho đường tròn
Chuyển đổi Hough cho đường tròn cũng tương tự như với đường thẳng,
phương trình đường tròn được xác định bởi:
(1.8)
Trong đó, (u,v) là tâm đường tròn, R là bán kính đường tròn, θ là góc có giá
trị từ 0 tới 360 độ. Một đường tròn sẽ hoàn toàn được xác định nếu ta biết được bộ
ba thông số (u,v,R). Từ phương trình trên ta có thể chuyển đổi tương đương:
(1.9)
Ta xét với trường hợp đã biết trước giá trị của R. Khi đó, với mỗi điểm ảnh
(x,y) ta sẽ xác định được một giá trị (u,v) và lưu nó vào một mảng. Tâm của đường
tròn sẽ là giá trị xuất hiện trong mảng với tần suất lớn nhất. Trong trường hợp R
chưa biết, ta tăng giá trị của R từ một ngưỡng min tới ngưỡng max nào đó và tiến
hành như với trường hợp đã biết trước giá trị R.

24


`

Hình ảnh 1.16

Chuyển đổi Hough đường tròn

1.3 Các thuật toán liên quan và lựa chọn
1.3.1 Phương pháp tách nền (Background subtraction)
Phương pháp tách cảnh nền [15] (Tiếng Anh: Background subtraction) hay

có thể gọi phương pháp phát hiện tiền cảnh (Tiếng Anh: foreground detection) là
một kỹ thuật trong lĩnh vực xử lý ảnh và thị giác máy tính khi mà tiền cảnh
(foreground) sẽ được tách ra cho những bước xử lý tiếp theo (ví dụ như nhận dạng
đối tượng, nhận dạng cử chỉ, chuyển động, vv). Thông thường những vùng ảnh
quan tâm sẽ thuộc vùng tiền cảnh của bức ảnh, vì vậy việc tách cảnh nền hiệu quả
và chính xác giúp cho các hệ thống này đạt được sự ổn định và tính nhanh chóng.
Sau bước tiền xử lý, các bước xử lý tiếp theo sẽ sử dụng kỹ thuật tách nền này.
Tách cảnh nền được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như camera giám sát,
nhận dạng đối tượng, nhận dạng cử chỉ đối tượng [12], giao thông để theo dõi lưu
lượng xe [10], [11]… với các phương pháp tiếp cận như:
1.3.1.1 Phương pháp frame diffirencing
Trong tất cả các phương pháp background subtraction thì phương pháp
Frame Differencing được xem là phương pháp đơn giản nhất. Chi phí tính toán
thấp, tốc độ thực thi thuật toán nhanh. Tuy nhiên kết quả đạt được khi ta áp dụng
thuật toán này là tương đối thấp.
|𝐹𝑡+1−𝐹𝑡|<𝑡ℎ

(1.10)

Trong đó:
-

Ft+1: frame ảnh thứ t - 1

25


×