Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

NHỮNG KHUYẾN NGHỊ TRONG HOÀN THIỆN THỂ CHẾ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.84 KB, 6 trang )

NHỮNG KHUYẾN NGHỊ
TIẾP TỤC HOÀN THIỆN THỂ CHẾ QUẢN LÝ
ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Nguyễn Đình Cơ
Khoa Xây dựng Đảng
Ở Việt Nam, tổ chức xã hội được hiểu là những bộ phận cấu thành của hệ thống
chính trị ở nước ta, được hình thành trên các nguyên tắc tự nguyện, tự quản của người
lao động, được tổ chức và hoạt động theo điều lệ hay theo các quy định của Nhà nước,
nhân danh tổ chức mình khi tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội nhằm bảo vệ
lợi ích chính đáng của các thành viên. Khi tham gia vào hệ thống chính trị, các tổ chức
xã hội đã góp phần to lớn và công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, phát huy quyền
làm chủ của nhân dân lao động; tham gia tích cực cùng Nhà nước hoàn thành các mục
tiêu phát triển đất nước, tham gia tích cực vào việc thực hiện hóa các chủ trương và
chính sách của Đảng.
Trên thực tế có nhiều cách phân loại tổ chức xã hội khác nhau, cách phân loại
thường được dùng nhiều nhất, đó là: 1) Các tổ chức chính trị - xã hội, 2) Các tổ chức
chính trị - xã hội – nghề nghiệp, 3) Các hội nghề nghiệp và hiệp hội ngành nghề, 4) Các
hội tổ chức khoa học và công nghệ ngoài công lập, 5) Các quỹ xã hội, quỹ từ thiện, 6)
Các cơ sở bảo trợ xã hội, 7) Các tổ chức cộng đồng, các tổ chức phi lợi nhuận, 8) Các tổ
chức phi chính phủ quốc tế;... Về thống kê số lượng các tổ chức xã hội, tuy chưa có con
số chính xác, nhưng theo ước tính của Bộ Nội vụ, năm 2015 có khoảng 500 hội cấp
Trung ương, 4.000 hội cấp tỉnh và 10.000 hội cấp huyện và xã; 1.800 tổ chức phi chính
phủ gồm các tổ chức khoa học ngoài công lập, bảo vệ môi trường, y tế, giáo dục; 150
hiệp hội ngành nghề, khoảng vài trăm quỹ và trên 900 tổ chức phi chính phủ quốc tế
đang hoạt động tại Việt Nam1.
Như vậy, tổ chức xã hội ở nước ta bao gồm nhiều loại hình, có mối quan hệ gắn bó
với Đảng và Nhà nước ở nhiều mức độ khác nhau, có những đóng góp khác nhau vào
sự phát triển đất nước. Trong giai đoạn đất nước đang phát triển hết sức mạnh mẽ, chủ
động, tích cực hội nhập quốc tế, đòi hỏi phải có thể chế quản lý đầy đủ hơn để giúp các
tổ chức xã hội phát triển một các tự nhiên nhằm phát huy hơn nữa vai trò của họ trong
việc công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.



1 Thời báo Kinh tế Sài Gòn, số ra ngày 23/7/2015.

1


Thể chế quản lý đối với các tổ chức xã hội ở Việt Nam được xem là tập hợp những
quy tắc chính thức, các quy định không chính thức hay những nhận thức chung có tác
động kìm hãm, định hướng hoặc chi phối sự tương tác của các chủ thể chính trị (Đảng,
Nhà nước hay chính nội tại của các tổ chức xã hội) đối với các tổ chức xã hội trong
những lĩnh vực nhất định.
Để hoàn hiện thể chế quản lý đối với các tổ chức xã hội ở Việt Nam hiện nay, qua
đó nhằm phát huy vai trò của các tổ chức xã hội trong tiến trình đổi mới đất nước, thiết
nghĩ các chủ thể quản lý cần thực hiện một cách đồng bộ những hướng sau:
Một, đối với Đảng Cộng sản Việt Nam.
Với cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ”, Đảng thực
hiện việc lãnh đạo cả hệ thống chính trị, tiến hành và triển khai sâu rộng một số việc
vừa cơ bản vừa cấp thiết trong quá trình lãnh đạo xã hội, trong đó có các tổ chức xã hội.
Đòi hỏi Đảng cần tiếp tục: Thứ nhất, nắm vững và chỉ đạo kiên quyết để thực hiện hóa
một số quan điểm có tính nguyên tắc:
Nguyên tắc 1- Phải tập hợp, đoàn kết mọi tầng lớp Nhân dân, tạo sự đồng thuận xã
hội và xem đó là chiến lược lâu dài của cách mạng Việt Nam. Bước vào những năm đầu
thời kỳ đổi mới, Đảng ta chỉ rõ: Cùng với các đoàn thể chính trị - xã hội, trong giai đoạn
mới cần thành lập những tổ chức quần chúng đáp ứng nhu cầu chính đáng về nghề
nghiệp và đời sống của nhân dân, hoạt động theo hướng ích nước, lợi nhà, tương thân
tương ái. Các tổ chức quần chúng được thành lập trên nguyên tắc, tự nguyện, tự quản và
tự trang trải về tài chính được tổ chức trong từng địa phương hoặc có quy mô toàn quốc,
không nhất loạt giống nhau. Các đoàn thể chính trị - xã hội cần chủ động xây dựng và
tham gia vào các tổ chức nói trên, qua đó vận động quần chúng thực hiện các chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước 2. Bởi, Đảng ta luôn nhận thức sâu sắc rằng:

quần chúng nhân dân là lực lượng quyết định làm nên lịch sử. “Cách mạng là sự nghiệp
của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; nhân dân là chủ, nhân dân làm chủ, phải phát
huy quyền làm chủ, đáp ứng lợi ích thiết thực của nhân dân; kết hợp hài hoài các lợi
ích,... Phải tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc;... phát huy sức mạnh to lớn của
nhân dân, tạo phong trào cách mạng rộng lớn xây dựng và bảo vệ tổ quốc, thực hiện
thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước....”3

2 Nghị quyết 8B-NQ/HNTW ngày 27-3-1990 của Trung ương Đảng (khoá VI) về đổi mới công tác quần chúng

của Đảng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân.
3 Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI.

2


Nguyên tắc 2- Phải tiếp tục quán triệt quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước
ta khi khẳng định rằng, các tổ chức quần chúng có vai trò quan trọng trong xã hội và
trong quá trình đổi mới đất nước.
Nguyên tắc 3- Đảng ta phải tiếp tục xác định toàn bộ hệ thống chính trị, phải có
trách nhiệm đối với tổ chức và hoạt động của các tổ chức xã hội.
Thứ hai, phải đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt
động của các tổ chức xã hội. Đảng cần hoạch định đường lối, chính sách, tổ chức thực
tiễn, xây dựng đội ngũ cán bộ, xây dựng hệ thống chính trị,..đặc biệt là xây dựng lực
lượng cách mạng, tập hợp và tổ chức quần chúng để phát huy khối đại đoàn kết toàn
dân tộc, tạo sức mạnh nội lực để thực hiện có hiệu quả mục tiêu đã đề ra.
Để làm được điều đó yêu cầu, trước hết phải nắm vững các quan điểm về công tác
vận động quần chúng, trong đó có quan điểm về công tác lãnh đạo các hội quần chúng 4.
Đi liền với đó, Đảng cần khẩn trương lãnh đạo kiểm tra lại các văn bản chỉ đạo của
Đảng và quản lý nhà nước đối với các hội, từ đó thống nhất, hệ thống hóa lại văn bản
chỉ đạo và quản lý. Các cấp ủy đảng tăng cường kiểm tra, đôn đốc các đảng viên đang

tham gia sinh hoạt trong các hội, yêu cầu đảng viên cam kết gương mẫu chấp hành các
quy định của tổ chức xã hội, tích cực tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và
Nhà nước đối với từng hội viên, từng thành viên của tổ chức, nhất là lãnh đạo chủ chốt
của các tổ chức xã hội.
Hai, đối với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nhà nước với tư cách là chủ thể quản lý xã hội, trong hoạt động quản lý xã hội của
mình, để quản lý hiệu quả các tổ chức xã hội, cần:
Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về các tổ chức xã hội nhằm
tạo khung pháp lý đồng bộ cho hoạt động quản lý nhà nước đối với các tổ chức xã hội.
Từ khi bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946 ra
đời, đã quy định: “Công dân Việt Nam có quyền tự do tổ chức và hội họp”. Đó là văn
bản đầu tiên và là luật cơ bản của Nhà nước, làm cơ sở xây dựng luật pháp và cụ thể
hóa thành các văn bản dưới luật, nhằm quản lý hoạt động của các hội ở nước ta. Từ các
văn bản do Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ đến các văn bản do các bộ, cơ quan
ngang bộ ban hành thì hằng năm ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố cũng thường
xuyên bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện những quy định về tổ chức và hoạt động của hội
trong phạm vi quản lý.
4 Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 3/6/2013 của Hội nghị Trung ương 7 (khóa XI) về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo
của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới.

3


Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, các văn bản quy phạm pháp luật nói chung,
trong đó có các văn bản quy phạm pháp luật về các tổ chức xã hội còn có những hạn
chế nhất định, như: ban hành chậm, không theo kịp với sự phát triển và đòi hỏi của đời
sống xã hội nên có tình trạng “cái gì không quản lý được thì cấm!”, chưa có hệ thống
đồng bộ, chưa kịp thời thể chế hóa những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước về các tổ chức xã hội. Mặt khác, nhiều văn bản ban hành đã quá lâu, có nhiều nội
dung không còn phù hợp với thực tiễn. Đó là vấn đề gây nhiều ách tắc trong quản lý

nhà nước đối với các tổ chức xã hội. Do đó, cần thiết phải hoàn thiện hệ thống khung
pháp lý đồng bộ cho hoạt động quản lý nhà nước đối với các tổ chức xã hội.
Để làm được điều này, cần tiến hành xây dựng luật về các tổ chức xã hội và xây
dựng, hoàn thiện chính sách đối với các tổ chức xã hội. Đây là việc phức tạp và đòi hỏi
cần có sự đồng thuận và nhất trí cao giữa Đảng, Nhà nước, các tổ chức xã hội và ý
nguyện của nhân dân; nên đưa vấn đề này lên bàn nghị sự của Đảng, Quốc hội, Chính
phủ để thảo luận đóng góp, xây dựng và đó là sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và
Nhân dân nhằm có được công cụ và phương thức tốt nhất, có hiệu quả nhất, thiết thực
nhất trong việc quản lý nhà nước đối với các tổ chức xã hội.
Thứ hai, phải đổi mới sâu sắc phương thức quản lý nhà nước đối với các tổ chức
xã hội. Việc đổi mới phương thức quản lý nhà nước phải diễn ra trên các phương diện:
thể chế (pháp luật), bộ máy và thủ tục hành chính, công chức và công vụ. Việc tăng
cường quản lý nhà nước và đổi mới phương thức quản lý nhà nước đối với các tổ chức
xã hội cũng cần phải hướng theo những phương diện đó.
Trong quá trình xây dựng pháp luật về các tổ chức xã hội, cần phải thường xuyên
khảo sát, tổng kết, đánh giá hiệu lực và hiệu quả của các chính sách đã có. Tiếp tục huy
động sự tham gia của các tổ chức xã hội, các chuyên gia hoạt động xã hội, đặc biệt là
những nhà nghiên cứu về tổ chức xã hội, các cấp chính quyền, đặc biệt là chính quyền
cơ sở. Cần xác định rõ thẩm quyền soạn thảo và ban hành chính sách của các cơ quan
nhà nước. Trong việc ban hành cơ chế, chính sách đối với các tổ chức xã hội, cần quán
triệt và thể hiện được sự bảo đảm phạm vi hoạt động, nội dung hoạt động và quyền lợi
gắn liền với trách nhiệm của các tổ chức xã hội, cũng như của các thành viên, hội viên
trong các tổ chức đó nhằm kích thích, khuyến khích tài năng sáng tạo, có sức lôi cuốn
hấp dẫn để mọi công dân phấn đấu vươn lên, đồng thời có tác dụng ngăn chặn, răn đe,
điều tiết các hành vi sai trái, tiêu cực. Trong công tác kiểm tra, thanh tra đối với các tổ
chức xã hội cần phải tiến hành thường xuyên, ngoài phát hiện những vi phạm, yếu kém
4


của các tổ chức xã hội thì quan trọng hơn, qua đó căn cứ thực tế nhằm đề xuất, tìm cách

tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực tế hoạt động của các tổ chức xã hội,
giúp cho các tổ chức xã hội ngày càng phát triển và hoạt động có hiệu quả.
Đổi mới phương thức quản lý nhà nước đối với các tổ chức xã hội là phải đổi mới
hệ thống cơ quan quản lý nhà nước đối với các tổ chức xã hội. Cần có sự phân công,
phân cấp rõ ràng giữa các cơ quan quản lý nhà nước đối với các tổ chức xã hội. Ở đây,
việc quản lý nhà nước phải thống nhất và toàn diện đối với các tổ chức xã hội, đồng
thời nên tập trung vào một cơ quan điều hành và phân công trách nhiệm phối hợp cho
các cơ quan liên quan, nghĩa là, cần xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các bộ, cơ
quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân các cấp trong tổ chức hoạt
động và quản lý các tổ chức xã hội. Tiếp theo đó, kiện toàn và nâng cao chất lượng của
các cơ quan chuyên môn trên cơ sở hoàn thiện bộ máy quản lý từ Trung ương đến cơ
sở, có sự phân công rành mạch cho từng cơ quan nhưng cũng có quy chế phối hợp giữa
các cơ quan; hình thành phương thức và lề lối làm việc khoa học, có hiệu quả; chú trọng
lựa chọn và đào tạo những cán bộ, công chức, có lập trường chính trị vững vàng, có
kiến thức và kinh nghiệm về công tác quản lý các tổ chức xã hội.
Ba, đối với bản thân các tổ chức xã hội.
Các tổ chức xã hội được xác định vừa là chủ thể trực tiếp đang hoạt động trong các
lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội - vừa là đối tượng của hoạt động quản lý. Trước
tiên, các tổ chức xã hội rất cần phải thể hiện được chính mình, làm cho xã hội thấy được
sự tồn tại của mình là cần thiết và hợp lý, nghĩa là minh chứng được vai trò, vị trí của
mình đối với xã hội; và để hội viên thuộc các tổ chức xã hội đó thấy được mình là
người được bảo vệ và được hưởng quyền lợi chính đáng. Để làm được điều này, bản
thân các tổ chức xã hội phải chủ động và triển khai có hiệu quả việc đổi mới phương
thức hoạt động của chính các tổ chức xã hội.
Thứ hai, để phát huy vai trò của các tổ chức xã hội đối với phát triển xã hội và quản
lý phát triển xã hội ở nước ta hiện nay thì một vấn đề vừa mang tính nguyên tắc, vừa
mang tính thực tiễn chính là đổi mới phương thức hoạt động của chính các tổ chức xã
hội, vì các tổ chức xã hội vừa là đối tượng, vừa là chủ thể trọng yếu của quá trình đổi mới
này. Các tổ chức xã hội phải tự nhận thức và thấy rằng, việc tổ chức và hoạt động của các
tổ chức xã hội phải có mục đích rõ ràng, phải theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự trang

trải, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật. Mục đích hoạt động của các tổ chức xã hội phải
hướng tới góp phần tích cực và hiệu quả vào việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển đất
5


nước, ích nước, lợi nhà, tương thân, tương ái. Các tổ chức xã hội phải tự thân vận động,
lấy hoạt động để nuôi hoạt động, lấy sự đóng góp tình nguyện của hội viên, tình nguyện
viên để tạo ra sức mạnh, các tổ chức xã hội không nên và không chỉ trông chờ vào Nhà
nước hay sự giúp đỡ của các tổ chức khác. Đồng thời, các tổ chức xã hội cũng phải tự
chịu trách nhiệm trước xã hội, trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của mình, không ai
có thể bao che cho các hoạt động sai trái, phạm pháp của chính các tổ chức xã hội.
Trong quá trình hoạt động, các tổ chức xã hội cần phát huy tiềm năng nội lực của
mình, làm tròn các chức năng của mình, nhất là phản ánh các ý nguyện, kiến nghị của
ngành, địa phương, lĩnh vực hoạt động và hội viên - các công dân xã hội đến Đảng, Nhà
nước một cách trung thực, đề xuất các giải pháp thiết thực, hữu ích để giải quyết những
vấn đề phát sinh. Mỗi thành viên của tổ chức xã hội đều phải thực hiện đủ, đúng quyền
và nghĩa vụ của mình đối vói tổ chức mình và đối với Nhà nước, xã hội; phát huy cao
nhất khả năng hợp tác giữa các thành viên với nhau, biết kết hợp hài hòa giữa lợi ích cá
nhân với lợi ích tập thể và lợi ích xã hội, có trách nhiệm trong việc bầu chọn những
người lãnh đạo, quản lý có năng lực để tham gia và điều hành các tổ chức xã hội; bộ
máy điều hành của các tổ chức xã hội phải nâng cao vai trò đại diện của mình, được
chuyên môn hóa cao, biết làm tốt công tác quần chứng; có mối quan hệ đúng mực với tổ
chức đảng, chính quyền các cấp và thực hiện mối quan hệ chặt chẽ với các thành viên
và các tổ chức xã hội trong nước cũng như quốc tế.
Như vậy, ngoài trách nhiệm của Đảng, Nhà nước thì bản thân các tổ chức xã hội
cũng phải có trách nhiệm làm cho cộng đồng xã hội nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò
thiết thực của các tổ chức xã hội đối với đất nước và đối với hội viên của mình. Do tính
chất của các tổ chức xã hội là tổ chức phi lợi nhuận nên cần phải tuyên truyền, nâng cao
nhận thức về các tổ chức xã hội cho nhân dân và đồng thời phải hướng vào vai trò của
các tổ chức xã hội trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên, đặc biệt là

vai trò của các tổ chức xã hội trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở. Để thực hiện được
tốt nhất tôn chỉ, mục đích của mình, các tổ chức xã hội cần tuân thủ những nguyên tắc
nhất định: Mọi hoạt động của tổ chức mình đều công khai, minh bạch và phù hợp với
pháp luật. Các tổ chức xã hội có trách nhiệm đóng góp vào sự nghiệp phát triển chung
của xã hội trên cơ sở những nhiệm vụ cụ thể mà tổ chức mình đề ra./.

6



×