Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY MÙA XUÂN NĂM 1975, ĐỈNH CAO PHÁT TRIỂN NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.17 KB, 4 trang )

TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY MÙA XUÂN NĂM 1975,
ĐỈNH CAO PHÁT TRIỂN NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ VIỆT NAM
Tg. Nguyễn Đình Cơ
“Nghệ thuật quân sự: lý luận và thực tiễn chuẩn bị tiến hành chiến tranh, chủ
yếu là đấu tranh vũ trang. Gồm có chiến lược quân sự, nghệ thuật chiến dịch và nghệ
thuật chiến thuật. Lý luận nghệ thuật quân sự là bộ phận chủ yếu của khoa học quân
sự, nghiên cứu các quy luật và tính chất, đặc điểm của chiến tranh, xác định những
nguyên tắc và phương thức tiến hành đấu tranh vũ trang. Trong hoạt động thực tiễn,
nghệ thuật quân sự chỉ đạo và thực hành đấu tranh vũ trang ở quy mô chiến lược,
chiến dịch và chiến đấu…Nghệ thuật quân sự Việt Nam là nghệ thuật toàn dân đánh
giặc, lấy lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt; quán triệt tư tưởng tiến công;
giành và giữ quyền chủ động; phát huy sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân;
lấy ít địch nhiều, nhỏ thắng lớn, đồng thời biết tập trung lực lượng khi cần thiết, luôn
đánh địch trên thế mạnh…”1.
Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 là đỉnh cao
phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam xuyên suốt hai cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Trong giai đoạn này, nghệ thuật tác chiến chiến
lược, nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật đã phát triển lên đỉnh cao, sáng tạo, độc
đáo và mẫu mực. Đây là điển hình về nghệ thuật quân sự của chiến tranh nhân dân
Việt Nam, vượt lên trên tất cả các hoạt động quân sự và các chiến dịch lớn hơn 20
năm kháng chiến chống Mỹ và trong suốt 30 năm chiến tranh giải phóng, xét cả về
quy mô lực lượng, cường độ tiến công, nội dung tác chiến hiệp đồng binh chủng,
quân chủng và mức độ hoàn thành triệt để nhiệm vụ chiến lược được giao cũng như
mục tiêu của chiến tranh cách mạng chống Mỹ ở hai miền Nam – Bắc.
Về chiến lược quân sự, được các nghị quyết của Bộ Chính trị và Trung ương
Đảng chủ trương, Quân ủy Trung ương đã có những chỉ đạo chiến lược quân sự rất
nhạy bén, kịp thời, hiệu quả, góp phần củng cố, phát triển lực lượng, nâng cao trình độ
tác chiến cho bộ đội và tạo lập thế trận. Xét toàn cục về mặt chiến lược, nó được chia
làm hai giai đoạn cơ bản: giai đoạn một, từ năm 1954 - 1973 “đánh cho Mỹ cút”; giai
đoạn hai, từ năm 1973 - 1975 “đánh cho ngụy nhào”, kết thúc toàn thắng cuộc kháng
1 Trung tâm Từ điển Bách khoa quân sự, Bộ Quốc phòng: Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam, Nxb. Quân đội nhân


dân, H.2004, tr.544.


chiến, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Đến việc lựa chọn hướng
tiến công chiến lược vào Nam Tây Nguyên, là nơi hiểm yếu, dễ phá vỡ chiến lược của
địch và phát triển chiến lược thuận lợi cho ta, là sự lựa chọn chiến lược hoàn toàn
chính xác. Từ đó, ta có thể hạn chế khả năng ứng cứu nhanh của lực lượng tổng dự bị
chiến lược của địch. Thực tế diễn biến chiến dịch Tây Nguyên đã chứng minh rất rõ dự
kiến chính xác tình hình chiến lược quân sự của Đảng ta. Từ tiến công giành thắng lợi
trên chiến trường trọng điểm ở Tây Nguyên, nắm bắt thời cơ, Đảng đã có những chỉ
đạo chiến lược quân sự sáng suốt, tài tình, tổ chức tiến công ngay chiến dịch Huế - Đà
Nẵng và vận dụng phương pháp kế tiếp để chắc thắng cho trận quyết chiến chiến lược
Hồ Chí Minh.
Về nghệ thuật chiến dịch, chiến dịch Hồ Chí Minh là bước phát triển đỉnh cao
trong nghệ thuật chiến dịch Việt Nam. Chỉ trong trong thời gian ngắn, ta đã tập trung
được một lực lượng lớn chưa từng có; tiến hành chiến lược lớn có quy mô 05 quân
đoàn chủ lực và tương đương, cùng lực lượng tại chỗ của Nam Bộ, hàng chục sư
đoàn, lữ đoàn, trung đoàn binh chủng kỹ thuật với nhiều vũ khí, trang bị tương đối
hiện đại và hiện đại; khoảng 60.000 tấn vật chất – kỹ thuật hậu cần; triển khai theo
năm cánh quân hình thành ưu thế áp đảo quân địch hướng về giải phóng Sài Gòn.
Đây là bước phát triển về nghệ thuật tập trung lực lượng lớn trong mỗi chiến dịch
tiến công mà trước đó chưa có trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. Đó là
tiến bộ vượt bậc không những về khoa học tổ chức, khoa học quân sự mà còn là bước
phát triển đỉnh cao của nghệ thuật tạo ưu thế tuyệt đối hơn địch ở địa bàn chiến lược
quyết định, trong thời điểm quyết định đã chín muồi. Về cách đánh chiến dịch, ta đã
hình thành được thế trận hợp vây lớn, chia cắt điểm. Đây là một thế trận rất hiểm dựa
trên cơ sở lực lượng rất mạnh của toàn hình thái chiến trường nói chung và toàn hình
thái từng chiến dịch nói riêng. Thực tế khi bước vào mỗi chiến dịch, lực lượng quân
địch còn rất đông, có vũ khí trang bị rất mạnh, nhưng bằng sự mưu trí, sáng tạo, ta đã
tạo ra được những “quả đấm mạnh” bằng cách sử dụng các binh đoàn chủ lực, vì vậy

đã khiến địch tan vỡ rất nhanh.
Sự hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng, các quân, binh chủng trên địa bàn
chiến lược rộng lớn là bước phát triển rất cao của nghệ thuật quân sự Việt Nam. Nổi
bật là sự hiệp đồng tác chiến giữa đánh địch trên tuyến phòng thủ từ xa và đột phá


tuyến phòng ngự cơ bản ở ven đô của địch với đánh địch bằng binh đoàn thọc sâu vào
trung tâm thành phố; giữa cắt đường bộ với ngăn đường sông và khống chế đường
không; giữa tiêu diệt địch với đánh tan bộ binh, thiết giáp, chế áp trận địa pháo binh,
bắn phá làm tê liệt sân bay địch…Thế trận hiệp đồng tác chiến của ta đạt đến độ hoàn
hảo, tạo được sức mạnh áp đảo khiến địch suy sụp và tan rã nhanh chóng; ta giảm
thiểu tổn thất và tiêu phí vật chất chiến tranh, tối đa hóa hiệu quả chiến dịch.
Đó là chiến dịch của sự kết hợp tiến công quân sự với nổi dậy của quần chúng,
kết hợp hoạt động tác chiến của ba thứ quân (bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và
dân quân du kích), lấy đòn đánh lớn của chủ lực làm trung tâm phối hợp. Nét đặc sắc
của nghệ thuật chiến dịch được thể hiện qua những cuộc tiến công của các binh đoàn,
ở mọi hướng, gắn với sự nổi dậy mạnh mẽ của quần chúng. Đó cũng là hệ quả tất
yếu của việc kết hợp chặt chẽ hai hình thức đấu tranh: đấu tranh vũ trang với đấu
tranh chính trị, hai phương thức tiến hành chiến tranh nhân dân: chiến tranh chính
quy với chiến tranh du kích, kết hợp tiến công quân sự với sự nổi dậy của quân
chúng, tiêu diệt địch với giành quyền làm chủ trong phạm vi chiến dịch, tạo sức
mạnh lớn của các chiến dịch tiến công.
Biểu hiện phát triển cao về chiến thuật không chỉ ở trình độ cao về nghệ thuật tổ
chức và điều hành chiến dịch mà còn ở khả năng vận dụng phát triển chiến thuật,
trình độ làm chủ vũ khí, trang bị kỹ thuật của quân đội. Nhờ sáng tạo trong vận dụng
các hình thức chiến thuật, chúng ta đã khai thác được sức mạnh tổng hợp của các
binh chủng, quân chủng, của cả ba thứ quân, các loại vũ khí, trang bị, phương tiện kỹ
thuật trong nhiều tình huống chiến dịch. Nghệ thuật phát huy thành quả chiến đấu
của trận then chốt trước với trận then chốt sau, của chiến dịch trước đối với chiến
dịch sau đã đạt tới trình độ nghệ thuật chiến tranh rất điêu luyện, tạo ra hiệu quả

chiến dịch ngày càng lớn. Đó thực chất là nghệ thuật tạo thời cơ và tận dụng thời cơ,
nhờ đó quân và dân ta mới có thể thực hiện được kế hoạch chiến lược của Đảng ta là
dự kiến giải phóng miền Nam trong hai năm, nhưng trên thực tế chỉ cần thực hiện
trong khoảng thời gian hai tháng ngay trong năm 1975.
Như vậy, trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, chúng ta
đã đạt được bước phát triển vượi bậc về nghệ thuật quân sự, vươn tới đỉnh cao nhất
trong cuộc chiến tranh giải phóng, dẫn tới thắng lợi cuối cùng của cuộc chiến tranh,


đánh bại tên đế quốc hung hãn nhất, có tiềm lực quân sự và kinh tế mạnh nhất thế
giới. Đó chính là mẫu mực về nghệ thuật chỉ đạo chiến lược của Bộ Chính trị và
Quân ủy Trung ương trong cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược, đồng thời
là sự chín muồi và kết quả hợp lôgich của toàn bộ sự phát triển nghệ thuật quân sự
Việt Nam cho đến thời điểm này. Đây cũng là lời giải đáp thuyết phục cho câu hỏi
mang tính thời đại: vì sao Việt Nam dám đánh và đã đánh thắng đế quốc Mỹ xâm
lược?./.



×