Tải bản đầy đủ (.pdf) (206 trang)

Hợp đồng kinh tế vô hiệu và hậu quả pháp lý của hợp đồng kinh tế vô hiệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (20.3 MB, 206 trang )

GiẤOỘỹC VAL.

tẠO

TRUNG TÂM KHOAI lọ c XÃ H<
VẦ

Tj|*»

ể v -ỉ

. Va N C j ÓC gia

ợáj

-

A
ỉ Ũ: 'I

BÍCH ĨHỌ

• 'Ị

1

»

ĩ • j' ■ .

mr



ff!ẵ PfTP
í1

JS_>

w

. -



*- '»—-

.í.

•—*

'

r r
—-

""

—:

J Ỉ — Ji &ia»

ICíNÍ1

:.Vĩ
' é e 2\Sỉ
%ì • ìỉ

7 ĩ # M A '■T *Ti;
i .

*

;Ọ; f ■"
- 1 -

. '-

— .

w

.-

‘ 'T* o H ^
Io

w

_

w

w


Nu w'ờl irướỉsG D. :, K ,c.*:: ọ c , T s NGUYEN VÀN LL : ụu
T s . NGUYỄN THỊ EĨCH VÂN

H Ạ í\ự í -

2


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRUNG TÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN QUỐC GIA
ĨAf\ì\Yr 7
f-

V IỆN N G H IÊ N CỨU NHÀ NƯỚC VÀ PH Ấ P L U Ậ T

LÊ THỊ BÍC H THỌ



,

"Tí7rM7rẽs7T!
ỉ ; • : V. ■ ' * I
(

•.:

ý


V

• /

;

N

_

I

L/ỊĩS.Ạoị

HỢP ĐỔNG KINH TẾ VÕ HIỆU và HẬU QUẲ PHỐP LÝ
CỦA HỢP ĐỒNG KỈNH ĨÊ vò HIỆU


CHUYÊN NGÀNH






: LUẬT KINH TẾ

THƯVỈẾN


: 50515

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LỦÂT HÀ NỘ
PHỎNG D Ọ C ,

ẤA 5$

LU Ậ N ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. N G U Y ÊN v ă n l u y ệ n
TS. N G UYỄN THI BÍC K VÂN

HÀ NỘI - 2002


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các sô"
liệu nêu trong luận án là trung thực và chính xác. Các k ế t quả nghiên cứu
nêu trong luận án chưa từng được ai công bô" trong bất kỳ công trình nào
khác.

Tác giả luận án

Lê Thị Bích Thợ


MỤC LỤC
Trang •


LỜI MỞ ĐẦU

3

Chương 1: c ơ SỞ LÝ LUẬN CỦA HỢP ĐổNG KINH TẾ VÔ HIỆU VÀ HẬU

10

QUẢ PHÁP LÝ CỦA NÓ

1.1. Hợp đồng kinh tế và những đặc thù của nó trong hệ thống pháp luật
của nước ta
1.1.1. Những yêu cầu đặt ra đối với việc điều chỉnh hợp đồng bằng
pháp luật
1.1.2. Đặc thù của hợp đồng kinh tế trong chế định hợp đồng kinh tế
1.2. Hợp đồng kinh tế vô hiệu
1.2.1. Nhận thức chung về hợp đồng vô hiệu
1.2.2. Các yếu tố vô hiệu hợp đồng kinh tế
1.2.3. Phân loại họp đổng kinh tế vô hiệu
1.3. Hậu quả pháp lý của hợp đồng kinh tế vô hiệu
1.3.1. Khái niệm về hậu quả pháp lý của hợp đồng kinh tế vô hiệu
1.3.2. Phương thức xử lí hợp đồng kinh tế vô hiệu
Chương 2: HỢP ĐỔNG KINH TẾ VÔ HIỆU - THựC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ
THỰC TIỄN Ấp

10
10
17
27
27

32
58
69
69
72
81

dụng

2.1. Cách tiếp cận của pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về hợp
đồng kinh tế vô hiệu
2.2. Nhận xét đối với pháp luật về hợp đồng kinh tế vô hiệu và thực tiễn
áp dụng
Chưong 3: HOÀN THIỆN CÁC QUI ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỂ HỢP ĐỔNG

81
133
144

KINH TẾ VÔ HIỆU

3.1. Những vấn đề đặt ra đối với việc hoàn thiện các quy định của pháp
luật về hợp đồng kinh tế vô hiệu
3.2. Những đề xuất cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng kinh tế
vô hiệu

144
158

KẾT LUẬN


192

DANH MỤC TÀI LIỆU ; TĨAM KHẢO

195


NHŨNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

1. BLDS

: Bộ luật dân sự

2. BLHS

: Bộ luật hình sự

3. DNTN

: Doanh nghiệp tư nhân

4. ĐTNN

: Đầu tư nước ngoài

5. Đ T & P T

: Đầu tư và phát triển


6. LDN

: Luật doanh nghiệp

7. PLHĐKT

: Pháp lệnh hợp đồng kinh tế

8. TAND

: Toà án nhân dân

9. TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

10. XHCN

: Xã hội chủ nghĩa




LỜI MỞ ĐẦU
cs Ũ3 EO

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Sự xuất hiện nhiều thành phần kinh tế với sự đa dạng về quy mô kinh
doanh, hình thức hoạt động, hình thức sở hữu... trong giai đoạn chuyển đổi
sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phẩn, vận động theo cơ chế thị trường

theo định hướng XHCN đã làm cho quan hệ hợp đồng kinh tế thay đổi về cơ
bản. Cùng với sự phát triển một bước các quan hệ hợp đồng kinh tế, pháp luật
về hơp đồng kinh tế đã có những bước phát triển nhất định với việc ban hành
Pháp lệnh họp đồng kinh tế. Lần đầu tiên các quy định về hợp đồng kinh tế vô
hiệu và xử lý hợp đồng kinh tế vô hiệu được ghi nhận trong một văn bản pháp
luật có giá trị pháp lý cao là Pháp lệnh.
Trong những năm đầu thực hiện, Pháp lệnh hợp đồng kinh tế đã góp phần
quan trọng Irong việc điều chỉnh các quan hệ hợp đồng kinh tế, góp phần ihúc
đẩy nền kinh tế hàng hoá phát triển, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các
chủ ihể kinh tế cũng như bảo đảm trật tự an toàn pháp luật của đất nước. Tuy
vậy, do được ban hành vào thời kỳ đầu của quá trình chuyển đổi, các quan hệ
kinh tế mới luy đã phát sinh song chưa định hình một cách rõ rệt và phổ biến,
các tác động đa chiều của quan hệ kinh tế thế giới đến các quan hệ kinh tế
tronc nước chưa mấy phức lạp, khiến cho giờ đây các văn bản pháp luật này
đang bộc lộ rất nhiều nhược điểm, bất cập. Sự thiếu hoàn chỉnh của pháp luật
về hcp đồng kinh tế nói chung và về hợp đồng kinh tế vô hiệu nói riêng đã gây
ảnh l.ưởng không nhỏ đến các chủ thể của nền kinh tế, đến sự ổn định và phát \>
t

triển kinh tế.
Trong điều kiện các quan hệ kinh tế - xã hội đã thay đổi, khoa học pháp
lý n á chung và lý luận về luật kinh tế và luật dân sự cũng như lý luận về hợp


4

đồng kinh tế và hợp đồng dân sự nói riêng cần có sự đổi mới và tiếp tục phát
triển. Cùng với sự ra đời của Bộ luật dân sự, Luật íhương mại và Luật doanh
nghiệp đã nảy sinh nhiều vấn đề cần được làm rõ như khái niệm hợp đồng
kinh tế, mối liên hệ giữa hợp đồng dân sự, hợp đồng kinh tế và hợp đồng trong

hoạt động thương mại. Chính sự không phân định rõ ràng các quan hệ nói trên
đã đưa đến sự không thống nhất trong cách hiểu cũng như trong vận dụng để
giải quyết các vấn đề của thực tiễn.
Việc hoàn thiện chế định hợp đồng kinh tế là một vấn đề hết sức phức tạp
bởi về lý luận lẫn thực tiễn chế định này còn chứa đựng nhiều điểm không hợp
lý, hạn chế hiệu lực của nó. Trong những nhược điểm đó, các quy định về hợp
đồng kinh tế vô hiệu và xử lý hợp đồng kinh tế vô hiệu là vấn đề đáng quan
tâm. Nếu việc xử lý họp đồng kinh tế vô hiệu không được thực hiện đúng thì
số phận của toàn bộ cam kết, và đương nhiên là lợi ích của các bên kí kết sẽ bị
đặt trước nguy cơ.
Vì vây nhận thức đúng về bản chất hợp đồng kinh tế vô hiệu và hậu quả
pháp lý của nó, từ đó xây dựng các quy định về hợp đồng kinh tế vô hiệu và
biện pháp xử lý ihích hợp sẽ góp phần hoàn thiện pháp luật về hợp đồng kinh
tế.
Từ các lí do nêu trên tác giả đã lựa chọn đề tài "Hợp đồng kỉnh tế vô
hiệu và hậu quả pháp lý của họp đồng kinh tế vô hiệu" làm đề tài luận án
nghiên cứu sinh. Việc nghiên cứu các cơ sở lý luận và thực tiễn về họp đồng
kinh tế Lhông chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có giá trị thực tiễn sâu sắc.
2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
■y
Mic đích chính của đề tài luận án là nghiên cứu một cách hệ thống các
vấn đề lí luận, các quy định về hợp đồng kinh tế vô hiệu và hậu quả pháp lý
của nó cược quv định trong Pháp lệnh hợp đồng kinh tế và các văn bản hướng
dẫn, thự; tiễn của việc áp dụng các quy định về hợp đổng kinh tế vô hiệu để từ


5

đó làm sáng tỏ vấn đề này, góp phần hoàn thiện một bước lí luận, các quy
định pháp luật về hợp đồng kinh tế vô hiệu và đưa ra một số giải pháp nhằm

nâng cao năng lực áp dụng pháp luật trong lĩnh vực nêu trên. Xuất phát từ mục
đích trên, đề tài có nhiệm vụ:
1. Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về hợp đồng kinh tế vô hiệu,
phân tích bản chất của hợp đồng kinh tế vô hiệu và hậu quả pháp lý của nó,
đồng thời nghiên cứu về thực tiễn hợp đồng kinh tế và xử lí hợp đồng kinh tế
vô hiệu.
2. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận kết hợp với đánh giá ihực tiễn, nêu lên
những vướng mắc của thực tiễn áp dụng Pháp lệnh hợp đồng kinh tế, từ đó đưa
ra các giải pháp khắc phục, những hạn chế, bất cập của hợp đồng kinh tế theo
các quy định hiện hành.
3. Đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện lý luận về hợp đồng kinh tế
vô hiệu cũng như lý luận vổ hậu quả pháp lý của họp đồng kinh tế vô hiệu;
hoàn thién pháp luât hợp đồng kinh tế nói chung và các quy định về hợp đồng
kinh tế vô hiệu và hậu quả pháp lý của hợp đồng kinh tế vô hiệu nói riêng; và
các kiến nghị nhằm nâng cao năng lực áp dụng pháp luật trong lĩnh vự này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là cơ sở lí luận, thực trạng pháp luật và
thực liễn áp dụng các quy định về hợp đồng kinh tế vô hiệu để hoàn thiện về
mặt lí luỊn, hoàn thiện các quy định về hợp đồng ,kinh tế vô hiệu và hậu quả
pháp lý của chúng.
Luâi án giới hạn ở nghiên cứu làm rõ những vấn đề lí luận, Ihực trạng
pháp luậ về họp đồng kinh tế vô hiệu và thực tiễn áp dụng pháp luật trong
việc giải quyết tranh chấp kinh tế có liên quan đến họp đồng kinh Lố vô hiệu
để từ đó đưa ra các kiến nghị hoàn thiện lý luận cũng như pháp luật về họp
đồng vô liệu.


6

Luận án tập trung nghiên cứu lý luận hợp đồng kinh tế vô hiệu và hậu

quả Dháp lý của nó xuất phát từ hiện trạng khái niệm "hợp đồng kinh tể '.
Nhữr.g vấn đề nghiên cứu của luận án được tiếp cận theo chiều sâu và toàn
diện của vấn đề trong sự liên hệ với lý luận và quy định của pháp luật về hợp
đồng dân sự và thương mại, cũng như so sánh với pháp luật của nước ngoài về
vấn cề nghiên cứu, liên hệ với thực tiễn áp dụng pháp luật ở các Toà án Nhân
dân lừ đó củng cố nhận thức về lý luận cũng như hoàn thiện các quy định về
hợp dồng kinh tế vô hiệu và hậu quả pháp lý của nó.
4. Tình hình nghiên cứu
Hợp đồng kinh tế là đồ tài đã được nhiều nhà nghiên cứu lý luận cũng
như thực tiễn quan tâm nghicn cứu. Đã có mội số sách chuyên khảo về chế độ
hợp đồng kinh tế được xuất bản như "Hợp đồng kinh tế" của Lê Lộc, "Kế
hoạch hoá kinh doanh và hợp đồng kinh tế" của Phan Văn Tàn, "Hợp đồng
kinh tế và vấn đổ giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta" của các tác giả
Hoàng Thế Liên, Pham Hữu Nghi, Trần Đình Huỳnh, "Pháp luật về hơp đồng
mua bán ngoại thương" của TS. Nguyễn Mạnh Bách...
Bên cạnh các sách chuyên khảo còn có rất nhiều bài viết của các nhà luật
học bàn về vấn đề hợp đồng kinh tế cũng như những vấn đề có liên quan đến
nó trong các tạp chí chuyên ngành như: "Thị trường và pháp luật" của TS.KH
Đào Trí Úc, "Kinh tế thị trường và sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật kinh
tế" của TS. Lê Hồng Hạnh, "Về trách nhiệm vật chất do vi phạm họp đồng
*

kinh tế và cách xử lí hợp đồng kinh tế vô hiệu" của TS. Trần Đình Hảo, "Cơ sở
khoa học và thực tiễn của việc xây dựng pháp Luật thương mại ở nước ta" của
TS. Dương Đăng Huệ, "Nghĩa vụ hoàn trả tài sản được lợi về tài sản không có
căn cú pháp luật" của Phạm Kim Anh, "Vài suy nghĩ về nguyên tắc chỉ đạo
xây dụng pháp luật ở nước ta hiện nay" của TS. Trần Ngọc Đường, "Vị trí, vai
trò của chế định hợp đồng trong Bộ luật dân sự Việt Nam" của

-• Nguyễn


Đức Ciao, "Mấy ý kiên về hợp đồng Lao độn

7

Hằng, "Một số ý kiến về Pháp lệnh hợp đồng kinh tế sửa đổi" của Nguyễn Thi
Khố, "Xác định đối tượng và phạm vi điều chỉnh của Pháp lệnh hợp đồng kinh
tế sửa đổi" của TS. Hoàng Thế Liên, "Về mối quan hệ giữa Luật dân sự, Luật
kinh tế và Luật thương mại", "Luận cứ khoa học của việc xây dựng pháp luật
kinh tế ở Việt Nam" của TS. Nguyễn Văn Luyện; "Pháp Luật thương mại Việt
Nam trước thách thức của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế", "Về mối quan
hệ giữa pháp luật thương mại, kinh tế và dân sự" của TS. Phạm Duy Nghĩa;
"Luật kinh tế trong nửa thế kỷ phát triển của Nhà nước", "Tư pháp dân sự"Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn" của TS. Nguyễn Như Phát...
Về đề tài nghiên cứu sinh có "Chế độ hợp đồng trong nền kinh tế thị
trường ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay" của TS. Phạm Hữu Nghị. Có hai
đề tài luận văn cao học: 1) "Hợp đồng kinh tế vô hiệu theo quy định của pháp
luật Việt Nam" của NCS thực hiện năm 1997 và 2) "Hợp đồng kinh tế vô hiệu
và xử lí họp đồng kinh tế vô hiệu" của Phan Xuân Tuy.
Về Vấn đề hợp đồng vô hiệu đã được nghiên cứu tưưng đối sâu thông qua
các Lác phẩm của các tác giả nước ngoài như: "Luật dân sự" của Christien
Atias, "Hợp đồng mua bán" của Jan Heliner, "Texlbook on Contract" của
A nton/ Dovvnes, "Contracts" của Claucỉc D. Rohwer & Gorđon D. Schaber,
"Basic contract law" của Lon L. Fuller, Mclvin Aron Eisenberg, "Introduction
to corĩ.paraũvc Law" của Zweigert & Kotz,...
Các công trình nghicn cứu nói trên của các tác giả đã tiếp cận vấn đề hợp
đồng Yà họp đồng kinh tế từ nhiều góc độ khác nhau và là những tài liệu vô
cùng quý giá cho chúng tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài của mình. Tuy
nhiên, đề tài mà chúng tôi lựa chọn chỉ lẩ một vấn đề hẹp mang tính chuyên
sâu trong toàn bộ những vấn đề có liên quan đến hợp đồng kinh tế, đó là hợp

đồng vinh tế vô hiệu và hậu quả pháp lý của nó. Vấn đề vô hiệu của hựp đồng
nói chung cũng như hợp đồng kinh tế vô hiệu nói riêng là mảng đề tài chưa có
m ôt đỉ tài nghiên cứu khoa hoc ở bâc nghiên cứu sinh.


Đề tài mà tác giả nghiên cứu là sự phát triển một bước luận văn cao học
của mình. Ớ luận văn cao học tác giả tập trung vào việc nghiên cún các quy
định pháp luật hiện hành về hợp đồng kinh tế vô hiệu. Luận án được nghiên
cứu một cách có hệ thống, toàn diện và sâu sắc về họp đồng kinh tế vô hiệu và
hậu quả pháp lý của nó. Trên cơ sở pháp luật hiện hành, những tài liệu, thông
tin hiện có, việc nghiên cứu một đề tài hẹp như trên là một việc làm hết sức
khó khăn song cũng rất lí Ihú.
5. Cơ sỏ' lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận án được trình bày trên cơ sở của lý luận chủ nghĩa Mác - Lê nin về
Nhà nước và pháp luật, quan điểm của Đảng và Nhà nước về kinh tế. Nội dung
của luận án được nêu và phân tích dựa trên cơ sở các văn bản pháp luật của
Nhà nước, các văn bản hướng dẫn, các tài liệu tổng kết thực tiễn áp dụng pháp
luật, các bản án kinh tế và các tài liệu pháp lí.
Luận án được sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp
như: phân tích và tổng hợp, so sánh luật học, đối chiếu lịch sử..
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Về mặt lí luận: Đây là luận án nghiên cứu sinh đầu tiên nghiên cứu một
cách có hệ thống, loàn diện về vấn đề hợp đồng kinh tế vô hiệu và hậu quả
pháp lý của nó. Các kiến nghị, kết luận nêu ra trong luận án là những luận cứ
khoa học của tác giả. Có thể nói đây là công trình khoa học được nghiên cứu
m ột cách nghiêm túc, có hệ thống và đã đề cập đến nhiều vấn đề mà từ trước
đến m y chưa được giải quyết hoặc giải quyết chưa triệt để. Đó là vấn đề khái
niệm hợp đồng kinh tế vô hiệu, hậu quả pháp lý của hợp đồng kinh tế vô hiệu,
các tiêu chí xác định vô hiệu hợp đồng kinh tế vô hiệu, phương thức xử lí hợp

đồng tinh tế vô hiệu... Có những vấn đề mà trước đây còn có nhiều tranh luận
cũng dược nêu lên và giải quyết rõ ràng như quan điểm về thu nhập bất hợp


9

pháp, phương thức hoàn trả tài sản, trách nhiệm tài sản khi hợp đổng kinh tế
vô hiệu, khái niệm vi phạm điều cấm của pháp luật...
Nội dung và kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu
tham khảo hữu ích trong việc nghiên cứu lí luận, làm tài liệu giảng dạy và học
tập cho giảng viên và sinh viên đại học luật và là tài liệu tham khảo trong việc
hoàn thiện pháp luật hợp đồng kinh tế.
Vổ thực tiễn: Những nghiên cứu, kết luận, đề xuất của luận án còn có ý
nghĩa trong việc hoàn thiện pháp luật về hợp đồng kinh tế và nâng cao hiệu
quả áp dụng pháp luật trong lĩnh vực này.
7.

Cơ cấu của bản luận án

Cơ cấu của luận án được quyết định bởi mục đích, nhiệm vụ và phạm vi
nghiên cứu. Luận án bao gồm các phần sau:
- Lời nói đầu
- Phần nội dung gồm ba chương:
Chương I: Cơ sở lý luận của họp đồng kinh t ế vô hiệu và hậu quả pháp
lý của nó.
Chương II: Hợp đồng kinh t ế vô hiệu - thực trạng pháp luật và thực
tiễn áp dụng
Chương III: Hoàn thiện các quy định của pháp luật về hợp đồng kinh
tế vô hiệu.
- Kết luận.

- Danh mục tài liệu tham khảo.


10

Chương ỉ

C ơ SỞ LÝ LUẬN CỦA HỢP ĐỔNG KINH TÊ VÔ HIỆU
VÀ HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA NÓ

1.1. HỢP ĐỔNG KINH TẾ VÀ NHỮNG ĐẶC THÙ CỦA NÓ TRONG
HỆ THỐNG PHÁP LUẬT CỦA NƯỚC TA
1.1.1. N hững yêu cầu đặt ra đối vói việc điều chỉnh họp đồng bằng
pháp luật
Hợp đồng là một trong những chế định pháp lý có bề dày lịch sử. Ngay từ
khi xã hội loài người có sự phân công lao động và xuất hiện hình thức trao đổi
hàng hóa thì hợp đồng đã hình thành và giữ một vị trí quan trọng trong việc
điều tiết các quan hệ tài sản. Hợp đồng là hình thức pháp lý thích hợp và có
hiệu quả trong việc đảm bảo sự vận động của hàng hoá - tiền tệ. Thực tiễn của
các nền kinh tế thị trường trên thế giới lừ xưa đến nay đã khẳng định giá trị và
vai Irò của hợp đồng. Ngày nay phần lớn các quan hệ xã hội được điều chỉnh
bàng các hợp đồng. Điều này xuất phát từ việc pháp luật hiện đại thừa nhận
quyền bình đẳng của con người Irước pháp luật và quyền tự do cá nhân. Vai
trò và vị trí của chế định hợp đồng ngày càng được khẳng định trong mọi hệ
thống pháp luật. "Kinh tế càng phát triển, x ã hội càng văn minh thì ch ế định
hợp đồng càng được coi trọng, càng được hoàn thiện" [18, tr. 34].
Trong hệ thống pháp luật của một quốc gia, pháp luật về hợp đồng giữ
một vị trí vô cùng quan trọng. Vai trò trung tâm của hợp đồng trong hệ thống
kinh tế và pháp luật không phải là ngẫu nhiên, đặc biê.t là trong nền kinh tế thị
trường, nơi mà mọi dịch vụ, hàng hóa... phải được tự do chuyển dịch trong thị

trường thì vai trò của chế định hợp đồng càng được thể hiện lớn hơn, bởi lỗ
trong các quan hệ hợp đồng thì ý chí của các bên mang tính quyết định, v ề
nguyên tắc pháp luật lôn trọng .ý chí của các bên và chỉ can thiêp trong các


11

trường hợp mà ở đó có sự giới hạn của pháp luật. "Vai trò của ch ế đinh hợp
đồn Ị là quy định làm căn cứ đ ể giải thích rõ nội dung của các phần mà các
bên :hể hiện chưa rõ, hay b ổ sung những phẩn mà các bên chưa xác định" Ị13,
tr. 49].
Ở hầu hết các hệ thống pháp luật trên thế giới, hợp đồng được thừa nhận
về mặt pháp lý khi đáp ứng những yêu cầu sau:
Thứ nhất, hợp đồng phải thể hiện được sự tự do ý chí của các bên tham
gia kí kết.
Hợp đồng đóng vai trò quan trọng trong vận hành của nền kinh tế thị
trường. Chức năng cơ bản của hợp đồng quyết định bản chất và giá trị xã hội
của nó trong điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Hợp đồng là hình
thức pháp lý của sự trao đổi hàng hóa, tiền tệ. Trao đổi hàng - tiền đặt ra sự
bình đẳng hình thức giữa những người tham gia trao đổi đó và thừa nhận
quyền tự do hành động của họ [49, tr. 5].
Hợp đồng luồn luôn gắn liền với sự tự do thể hiện ý chí của các chủ thể.
Tự do ý chí trong giao kết hợp đồng được hình thành và phát triển mạnh mẽ ở
Pháp tù thế kỷ 18. Lúc đầu nó được coi là nguyên tắc độc tôn ý chí. Nguyên
tắc này cho phép các cá nhân được tự do quyết định trong việc giao kết hợp
đồng và khẳng định quyền của mỗi cá nhân tham gia vào giao dịch chỉ phụ
thuộc vào chính họ mà không phụ thuộc vào pháp luật. Ý chí của họ được thể
hiện một cách độc lập và xuất phát từ lợi ích cá nhân. Quan niệm nàv xuất
phát từ việc cho rằng nếu các cá nhân tự do giao kết thì sẽ đảm bảo được sự
công bằng trong quan hệ hợp đồng. Nguyên tắc tự do kí kết hợp đồng đưa đến

> '
một hệ quả là họp đồng khi đã được kí kết thì có giá trị bắt buộc thực hiện.
Việc thay đổi hợp đồng cũng chỉ có thể được thực hiện bởi sự thoả thuận của
các chủ thể hợp đồng và không ai có quyền can thiệp vào quan hệ của họ cũng
như khcng có quyền làm thay đổi ý chí của họ. Tuy nhiên, thực tiễn phát triển


12

của hỢíp đồng cho Ihấy quan điểm lự do một cách tuyệt đối như trên đã không
tồn tại được làu và càng ngày đã càng bộc lộ sự bất bình đẳng trong giao kết
hợp đồng. Trên thực tế ý nghĩa của nguyên tắc này chỉ mang tính hình thức
mà thãi. Khi nói đến hợp đồng ta hiểu các chủ thể trong đó bình đẳng về
quyền và nghĩa vụ. Thế nhưng, thực tiễn cho thấy các bên kí kết hợp đồng
thường không ngang bằng nhau mà có một bên mạnh hơn và một bên yếu hơn
về kinh tế. Do đó trên thực tế không có sự tự do kí kết hợp đồng mà thường là
một bên phải phụ thuộc vào ý chí của bôn kia chứ không thể hiện ý chí chung
của các bên bằng việc Ihông qua hợp đồng đã được định sẩn của một bên
mạnh hơn về kinh tế. Hợp đồng trên thực tế không còn là kết quả của sự thể
hiện ý chí chung của các bên nữa mà trở thành hình thức biểu hiện của sự bất
bình đẳng giữa các bên với nhau. Chính vì lẽ đó đòi hỏi phải có sự can thiệp
của Nhà nước đến các quan hệ này. Công cụ can thiệp được Nhà nước sử dụng
là pháp luật và chế định hợp đồng vì thế giữ một vị trí rất quan trọng trong
việc điều chỉnh các quan hệ hựp đồng. Cùng với sự thay đổi về quan điểm đề
cao lợi ích cá nhân sang lợi ích xã hội dã làm cho quan điểm về các nguyên
tắc này thay đổi.
Để bảo vệ quyền lợi của bên yếu hơn trong quan hệ hợp đồng, lý thuyết
về hợp đồng của một số nước đã đưa ra khái niệm lạm dụng, ngay tình và
công bằng. Điển hình là Pháp, Đức, Nhật, Việt Nam ... đã ghi nhạn nguyên
tắc này trong Bộ luật dân sự của mình.

Nguyên tắc Ngay" tình được áp dụng nhằm làm giảm nhẹ hiệu lực bắt
buộc của hợp đồng. Thực ra rất khó để định nghĩa thế nào là ngay tình. Đầu
tiên, người ta nhìn nhận ngay tình như nghĩa vụ trung thực, nghĩa là người có
nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện hợp đồng m ột cách trung thực, còn đối với
người có quyền thì không được cản trở người có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng.
Dần dần, qua thực tiễn người ta cho rằng nếu chỉ hiểu ngay tình là trung thực
thì chưa đủ và khái niệm ngay tình còn được hiểu là nghĩa vụ hợp tác giữa các


B

bên. Nghĩa vụ họp tác giữa các bên thể hiện ở việc các bên phải có nghĩa vụ
cung cấp thông tin cho nhau để thực hiện hợp đổng. Nguyên tắc ngay tình
không chỉ được áp dụng trong quá trình thực hiện họp đồng mà còn được áp
dụng trong cả quá trình hình thành hợp đồng. Nguyên tắc ngay tình nhằm bảo
vệ bên yếu hơn trong hợp đồng và nhằm lập lại sự bình đẳng giữa các bên
trong hợp đồng.
Khái niệm Lạm dụng được hình thành ở Pháp vào những năm 70. Xuất
phát từ sự mất cân đối trong hợp đồng có nguyên nhân từ việc một bên là
những thương gia đơn phương soạn thảo hợp đồng và đối tác thường là những
người tiêu dùng phải tham gia hợp đồng mà không có sự thể hiện ý chí. Lúc
đó nhằm mục đích bảo vệ người tiêu dùng và huỷ bỏ các điều khoản lạm dụng
và nhằm bảo vệ bên yếu hơn trong hợp đồng các nhà lập pháp đã đưa vào luật
khái niệm lạm dụng. Có hai tiêu chí để xác định có sự lạm dụng là sự lạm
dụng thế mạnh kinh tế để áp đặt các điều khoản của hợp đổng và sự lạm dụng
đem lại lợi ích thái quá cho một bên chủ thể.
Dà bằng cách này hay cách khác thì chế định hợp đồng ử mỗi quốc gia
khác nhau đều hướng tới việc tạo ra sự bình đẳng giữa các bên giao kết hợp
đồng.
Thứ hai, họp đồng phải là tập hợp những cam kết được pháp luật thừa

nhận, ủng hộ và đứng ra bảo vệ.
Chế định hợp đồng luôn tôn trọng sự tự do của các bên giao kết, sonc: sự
tự do dó phải giới han trong khuôn khổ pháp luật. Nói cách khác, pháp luật chí
bảo vệ các cam kết không xâm hại đến trật tự pháp luật, trật tự công. Xuất
phát tù nguyên tắc cơ bản trong quan hệ dân sự là tôn trọng quyền tự do ý chí
của moi cá nhân và các chủ thể khác trong việc xác lập quyền và nghĩa vụ của
mình, pháp luật của các nước quy định rằng các chủ thể được hoàn toàn lự do
giao kết hợp đồng, miễn là không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Việc hình


14

thành các hạn chế của nguyên tắc tự do trong kí kết họp đồng xuất phát từ
quan điểm bảo vệ trật tự và lợi ích công. Vì vậy, pháp luật sẽ bảo vệ quýền và
lợi ích của các bên kí kết hợp đồng, song các quyền và lợi ích này không được
xâm hại đến trật tự và lợi ích công.
T hứ ba, chế định hợp đồng mang tính bắt buộc song cũng hết sức linh
hoạt, uyển chuyển. Điều này không dễ dàng đạt được nếu như các quy định
pháp luật không được xây dựng theo dạng "mềm", tức là xác định các nguyên
tắc cơ bản và coi các cam kết trong hợp đồng không đơn thuần là các chứng
cứ. Về vấn đề này, hiện đang có hai xu hướng luật trái ngược nhau. Một là, xu
hướng đơn giản hóa các quy tắc, giảm bớt số lượng và sự phức tạp của những
điều luật mang tính chung và có kết cấu mạch lạc hơn, hợp lí hơn, dễ hiểu
hơn. Hai là, xu hướng làm cho luật phong phú hơn bằng nhiều chi tiết rõ ràng.
Pháp luậl về hợp đồng của các nước theo hệ thống luật án lệ được xây dựng
theo hướng thứ hai. Do sử dụng án lệ nên pháp luật của các nước này rất dễ
dàng thích nghi với các điều kiện thực liễn và cũng rất dễ dàng Ihay dổi để
phù hợp với thực liễn. Nói cách khác, nó mang tính linh hoạt và cập nhạt.
Pháp luật về hợp đổng của các nước theo hệ thống luật văn bản tương đối ổn
định và mang tính ràng buộc cao. Tuy nhiên, do thủ tục ban hành luật rất phức

tạp và đòi hỏi nhiều thời gian nên sự thay đổi chúng là rất khó khăn. Theo hệ
thống pháp luật này có một số quốc gia vẫn đồng thời áp dụng các án lệ, các
học thuyết pháp lý, mà đại diện là Pháp. Luật được coi là "phần cứng" tương
đối ổn định, còn án lệ là "phần mềm" làm nhiệm vụ bổ sung, cập nhật pháp
luật. Vì lẽ đó luật về hợp đồng ở các nước này vừa mang tính ràng buộc và vừa
linh hoạt, ir'ển chuyển. Pháp luật nước ta chưa thừa nhận án lệ như một nguồn
luật của hợp đồng. Chính vì vậy việc giải quyết các bất cập của pháp luật là rất
khó thực hiện và cũng vì thế mà việc sửa đổi và bổ sung luật là công việc
thường xuyên được đặt ra đối với nhà làm luật. Hiện nay để giải quyết vấn đề
này thông thường Tòa án tối cao có các báo cáo chuyên đề, công văn hướng


15

dẫn, song các hướng dẫn kiểu này không mang tính bắt buộc cao và vì vậy
việc đưa ra các phán quýết khác nhau cho các vụ án có nội dung tương tự nhau
là việc không thể tránh khỏi ở nước ta hiện nay.
Ngoài ra, thực tiễn luôn luôn thay đổi và rất sinh động, trong khi đó luật
lại tương đối ổn định, vì vậy mâu thuẫn trong điều chỉnh các quan hệ hợp
dồng, đặc biệt là mâu thuẫn giữa các nguyên tắc của luật hợp đồng truyền
thống và thực tiễn hợp đồng sinh động là không thể tránh khỏi.
Thực tiễn hợp đồng phát triển đưa đến sự phát triển của pháp luật về hợp
đồng theo các hướng: M ột là, phạm vi hiệu lực của hợp đồng được mở rộng do
sự xuất hiện các loại họp đồng mới. Các loại họp đồng mới được hình thành
bởi nhiều nguyên nhân khác nhau mà nguyên nhân cơ bản nhất đó là các loại
hàng hóa mới xuất hiện, tự chúng đòi hỏi sự điều chỉnh đặc biệt về mặt pháp
lý. Ví dụ, do kết quả của cách mạng khoa học kĩ thuật mà các Ihông tin
thương mại có giá trị trở thành đối tượng của hợp đồng. Mộl nguyên nhân
khác nữa đó là sự xuất hiện các hợp đồng được cấu thành bởi nội dung của hai
hay nhiều loại hợp đồng khác nhau như hợp đồng leasing. Trong nội dung hợp

đồng này có sự kết hợp đặc điểm của hợp đồng thuê tài sản và hợp đồng mua
bán. Bên cạnh đó, hợp đồng dân sự ngày càng hướng tới điều chỉnh các quan
hệ về tổ chức như hợp đồng thành lập các hiệp hội, liên hiệp, thoả ước dưới
mọi hình thức. H ai là, một số quan hệ hợp đồng trước kia chỉ do những quy
phạm luật dân sự điều chỉnh nhưng nay lại được điều chỉnh bởi các quy định
của cíc ngành luật khác. Một số loại hợp đồng bị loại ra khỏi lĩnh vực họp
đồng lân sự như các thoả ước lao động tập thể... [49, tr. 6].
Thứ tư, hợp đồng phải là những ưng thuận, thoả Ihuận, cam kết phản ánh
sự thcng nhất ý chí thực sự của các bên tham gia hợp đồng.
Đây là một trong những yếu tố cơ bản thiết lập nên hợp đồng của các bên
giao kết. Thiếu nó thì khône, thể coi là có hựp đồng. Nói cách khác, đó phải là


16

Sự thể hiện sự ưng thuận, thống nhất ý chí đích thực của các chủ thể. Mọi nội
dung thoả thuận không phù hợp với ý chí thực của các bên có thể và cần phải
dẫn đến việc không thừa nhận giá trị pháp lý và hiệu lực của hợp đồng.
Nguyên tắc này tồn tại trong pháp luật về hợp đồng của các nước. Ở Việt
Nam. nguyên tắc này cũng được thể hiện rất rõ trong các quy định pháp luật
về hợp đồng như Pháp lệnh hợp đồng kinh tế, Bộ luật dân sự và Luật thương
mại.
Nguyên tắc này tôn trọng ý chí của các bên và xem sự thể hiện ý chí đích
thực của các bên giao kết hợp đồng là yếu tố quyết định để hình thành họp
đồng. Tuy nhiên, trong nhiều lĩnh vực hoạt động, nhất là dịch vụ, ở đó các
giao dịch được thực hiện lặp đi lặp lại giữa một chủ thể (bên cung cấp dịch vụ)
với nhiều chủ thể khác nhau (bên nhận dịch vụ) với đối tượng phục vụ như
nhau, hợp đổng thường được bcn cung cấp dịch vụ thảo sẩn, bên nhận dịch vụ
chi' có quyền tự do trong việc quyết định có tham gia vào quan hệ hợp đồng đó
không mà không cùng thảo luận để đưa ra các điều khoản của hợp đồng. Khi

tham gia vào quan hệ trên họ buộc phải tuân theo các điều khoản của hợp
đồng đã được bên dịch vụ đưa ra. Những hợp đồng này được gọi là "hợp đồng
gia nhập". Ví dụ, hợp đồng vận chuyển hàng hóa giữa doanh nghiệp vận tải
đường sắt với khách hàng, hợp đồng giữa ngân hàng và khách hàng trong việc
cho vay tín dụng, mở tài khoản... Trong các hợp đồng này, sự thương thuyết
để đi đến thoả thuận về các điều khoản hợp đồng phần nào bị hạn chế. Tuy
nhiên, xét về mặt biểu hiện khách quan thì ý chí chung được thể hiện thông
qua việc cả hai bên cùng mong muốn tham gia vào quan hệ hợp đồng và đã
chấp nhận giao kết hợp đồng. Trong trường hợp này sự thoả thuận của các bên
dược hình thành khi một bên chủ thể chấp nhận và quyết định tham gia vào
các hợp đồng này với những điều kiện và điều khoản như vậy. Loại hợp đồng
này trên thực tế ngày càng phát triển và giữ một vị trí rất quan trọng, song đặt
ra vấn đề là làm thế nào để đảm bảo sự bình đáng thích họp giữa các bên. Trên


17

thực tế, đã xảy ra không ít trường hợp mà ở đó bên gia nhập phải gánh chịu
những tổn thất từ các điều khoản của hợp đồnơ gia nhập. Ở các nước, về vấn
đề này đã có rất nhiều cuộc bàn cãi. Lúc đẩu người ta chủ yếu chú tâm vào
việc làm thế nào để công nhận các hợp đồng loại này có hiệu lực pháp lý ràng
buộc các bên. Xuất phát íừ thực tiễn thực hiện các hợp đồng này đã phát sinh
lý luận nhằm làm mất hiệu lực của các điều khoản không phù hợp. Các ý kiến
đã lại tập trung vào ý nghĩa ban đầu của họp đồng là các điều khoản của hợp
đồng có hiệu lực do ý chí của các bên hợp đồng. Vì vậy, khi người kí hợp
đồng không được cung cấp thông tin do đó không thể thoả thuận được hoặc
khi ý nghĩa của các điều khoản hợp đồng vượt quá sự hiểu biết của họ thì hợp
đồng không có hiệu lực.
1.1.2. Đặc thù của hợp đồng kinh tê trọng chế xKnỊi hợp đổng kinh tế
I

[ m i y \:ịĩề
!
hiện hành
í ..." , V:;..
1.1.2.1. K hái niệm họp đồng kinh tế
"Hợp dồn g kinh t ế là sự tho ả thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa
các bên kí kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hóa, dịch vụ,
nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học - k ĩ thuật và các thơả thuận khác có
mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của mỗi
bên đ ể xây dựng và thực hiện k ế hoạch" [32, Điều 1]. Từ định nghĩa nêu trên
có thể rút ra một đặc điểm quan trọng và chung của các loại hợp đồng kinh tế
đó là sự thoả thuận giữa các bên nhằm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt một
quan'hệ trái vụ trong kinh tế.
Trong khoa học p h áp ”.ý cũng như pháp luật thực định, hợp đồng kinh tế
được thừa nhận như một chế định độc lập với chế định hợp đồng dân sự bởi
các đặc trưng của nó. Sự phân biệt giữa các hợp đổng này được dựa trên ba
đặc điểm sau đây:


18

a. M ục đích của hợp đồng:
Hợp đồng kinh tế được kí kết nhằm thoả mãn mục đích kinh doanh kiếm
lời. Đ ây là m ột đặc trưng cơ bản thể hiện bản chất của họp đồng kinh tế và
dựa vào đó để phân biệt hợp đồng kinh tế với hợp đồng dân sự. Mục đích kinh
doanlh được hiểu là mong muốn hướng đến lợi nhuận và lợi nhuận luôn là mục
tiêu hàng đầu của các bên tham gia kí kết hợp đồng. Thông thường mục đích
của quan hệ hợp đồng được xác định thông qua tư cách chủ thể kí kết hợp
đồng, đó là liệu các chủ thể này có đăng kí kinh doanh để thực hiện công việc
trong lĩnh vực mà họ kí kết hợp đồng không? Tuy nhiên, mục đích kinh doanh

của các chủ thể tham gia hợp đồng kinh tế không phải lúc nào cũng dễ xác
định. Chỉ trên cơ sở các hành vi cụ thể của các bên trong việc định đoạt, xử lí
các kết quả đạt được qua quan hệ hợp đồng kinh tế mới có thể xác định được
mục đích này. Một giao dịch kinh tế có hai bên chủ thể đều nhằm mục đích
kinh doanh là hợp đồng kinh tế còn các hợp đồng khác là hợp đồng dân sự.
Tuy nhiên, trong thực tế có rất nhiều hợp đồng mà ở đó chỉ có một bên chủ thể
tham gia quan hệ hợp đồng nhằm mục đích kinh doanh như họp đồng xây
dựng trụ sở của mộl cơ quan hành chính sự nghiệp với công ty xây dựng... Đối
với những hợp đồng này thực tiễn vẫn thừa nhận như hợp đồng kinh tế.
b. Chủ th ể của hợp đồng:
Chủ thể của hợp đồng kinh tế là pháp nhân với pháp nhân và pháp nhân
với cá nhân có đăng kí kinh doanh; với người làm công tác khoa học, nghệ
nhân, hộ kinh tế gia đình, hộ nông dân cá thể; với các tổ chức, cá nhân nước
ngoài tại Việt Nam. Như vậy, trong; các quan hệ hợp đồng kinh tế một bên
tham gia bao giờ cũng phải là pháp nhân. Cách tiếp cận như trên của pháp luật
về hợp đồng kinh tế đã giới hạn phạm vi tham gia quan hệ hợp đồng kinh tế
đối với khá nhiều chủ thể kinh tế, loại họ ra khỏi sự điều chỉnh của pháp luật
về hợp đồng kinh tế. Ví dụ như quan hệ hợp đồng mà hai bên tham gia kí kết


19

hợp đồng nhằm mục đích kinh doanh giữa hai doanh nghiệp tư nhân. Quy
định như vậy đã vi phạm nguyên tắc tự do kinh doanh và bình đẳng trước pháp
luật của các chủ thể kinh doanh (được ghi nhận tại Hiến pháp 1992) và cũng
đã gâỵ rất nhiều khó khăn cho cơ quan giải quyết tranh chấp. Quan điểm
chung của Toà án nhân dân tối cao về vấn đề này là chỉ thừa nhận chủ thể hợp
đồng kinh tế là pháp nhân và cá nhân có đăng kí kinh doanh theo quy định tại
Điều 2 Pháp lệnh hợp đồng kinh tế mà thôi. Theo quan điểm này các chủ thể
của quan hệ hợp đồng kinh tế một lần nữa lại bị thu hẹp hơn: những người làm

công lác khoa học kĩ thuật, nghệ nhân, hộ kinh tế gia đình, hộ nông dân, ngư
dân tham gia quan hệ hợp đồng với một pháp nhân và nhằm mục đích kinh
doanh cũng không được Ihừa nhận là chủ thể họp đồng kinh tế. Chúng tôi chỉ
đồng tình với một phần quan điểm nêu trên. Riêng đối với hộ nông dân, ngư
dân căng cần được coi là các chủ thể của hợp đổng kinh tế, bởi quan hệ hợp
đồng mà họ tham gia là các quan hệ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh
tế. Bén cạnh đó có một số chủ thể mới được hình thành theo Luật doanh
nghiệp như công ly hợp danh cũng không được xác định có là chủ thể của
quan lệ hợp đồng kinh tế không do cách quy định liệt kê các loại chủ thể của
Pháp lệnh hợp đồng kinh tế. Việc quy định mang tính liệt kê các loại chủ thể
như láu nay rõ ràng đã tạo ncn sự bất cạp của pháp luật và không thể bao quát
được các loại chủ thể.
c. Hình thức của họp đồng:
Hình thức của họp đồng kinh tế phải là văn bản hoặc tài liệu giao dịch
[32, Điều 11]. Mọi thoả thuận bằng những hình thức khác đều không có hiệu
lực pìiáp lí. Đây cũng là một điểm khác so với hình thức của họp đồng dân sự
và hcp đồng thương mại. Hình thức của hợp đổng dân sự và’hạp đồng thương
mại cược hiểu iheo nghĩa rộng hơn. Nói cách khác, trong quan hệ dân sự và
thươrg mại các chủ thể dược quyền lự chủ hơn. Thực tế, không phải lúc nào
các từn kí kết hợp đồng cũng ihương lượng rồi đi đến kí kốỊ hợp đồng kinh tế


20

theo đúng thủ tục luật định. Nhiều hợp đồng phát sinh do hành vi mặc nhiên
hoặc cam kết thoả thuận bằng các hình thức khác rồi thực hiện những cam kết
thoả thuận đó và sau đó hợp Ihức hóa bằng văn bản. Nhũng giao dịch như vậy
hiện tại không được thừa nhận là hợp đồng kinh tế theo quy định hiện hành.
Bên cạnh đó, do sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ thông tin điện
tử thì việc quy định hợp đồng kinh tế phải được thể hiện bằng văn bản đã gây

rất nhiều khó khăn cho các chủ thể cũng như các cơ quan giải quyết tranh
chấp. Theo chúng tôi cần tôn trọng sự lựa chọn của các bên, pháp luật chỉ nên
quy định bắt buộc kí kết bằng văn bản đối với một số chủng loại hợp đồng
mang tính chất quan trọng, có ý nghĩa đối với các bên, đối với Nhà nước và có
giá trị lớn. Ngoài ra, cũng cần hiểu khái niệm văn bản rộng hơn chứ không
phải chỉ là các văn bản hợp đồng được các bên trực tiếp kí. Thêm nữa, lâu nay
người ta vẫn chỉ xác định hình thức của hợp đồng bằng văn bản là cái thể hiện
nội dung của hợp đồng mà chưa quan tâm đến mặt khác của hình thức đó là sự
xác nhận của các cơ quan có thẩm quyền đưa đến hiệu lực của hợp đồng. Ví
dụ, cơ quan công chứng đối với các hợp đồng đòi hỏi phải có sự xác nhận của
các cơ quan này như hợp đồng thế chấp, bảo lãnh... Chính vì những lí do như
vậy mà định nghĩa về hình Ihức hợp đồng kinh tế đòi hỏi phải được hoàn chỉnh
thêm. Việc quy định mang tính chất liệt kê và áp đặt các hình thức thể hiện
nội dung hợp đồng như trên đã bộc lộ một số nét hạn chế như: M ột là, không
khuyến khích và giúp đõ' tạo điều kiện cho các chủ thể kinh tế trong hoạt động
kinh doanh. Bởi lẽ, do đặc thù của các quan hệ kinh doanh là mang tính thời
cơ nên đòi hỏi mọi "thao tác" phải được thưc hiên một cách nhanh chóng và
an tom . Nếu phải tuân thủ theo những yêu cầu về thủ tục nhất định nhiều khi
v>

sẽ làm m ất cơ hội làm ăn và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích kinh tế của các
chủ thể; hai là, hạn chế quyền tự do kinh doanh thực chất của các chủ thể.
Xuất phát từ các đặc trưng của họp đồng kinh tế như đã nêu ở trên cho
phép a phân biệt một cách tương đối các quan hệ hợp đồng kinh tế với họp


21

dồng dân sự và hợp đồng thương mại. Nói một cách khác, là có thể xác định
được mối quan hệ giữa các loại quan hệ này. Cũng như các quan hệ họp đồng

dân sự, các quan hệ hợp đồng kinh tế và các quan hệ hợp đồng trong hoạt
động thương mại là các quan hệ tài sản mang tính chất hàng hóa - tiền tệ. Tuy
nhiên, các quan hệ hợp đồng kinh tế và hợp đồng dân sự lại được phân biệt với
tư cách là đối tượng của hai lĩnh vực luật riêng biệt: luật kinh tế và luật dân sự.
Các quan hệ dân sự phát sinh giữa các công dân với nhau hoặc giữa công dân
với tổ chức trong quá trình chuyển giao các giá trị vật chất nhằm mục đích
liêu dùng, sinh hoạt. Ngược lại, quan hệ hàng hóa - tiền tệ phát sinh giữa các
đơn vị kinh tế với nhau trong quá trình kinh doanh vì mục đích kinh doanh thì
được coi là quan hệ kinh tế. Song cũng cần thấy rằng căn cứ quan trọng để
phân biệt hai loại quan hệ trên theo hai hướng điều chỉnh khác nhau chỉ mang
tính chất lương đối, nhất là trong điều kiện hiện nay.
Các ticu chí nêu trên ban đầu đã phần nào đáp ứng được yêu cầu của thực
tiễn. Song cùng với sự phát triển của nền kinh tế và hoàn thiện pháp luật về
họp đồng dân sự, đặc biệt khi Bộ luật dân sự được ban hành thì việc phân biệt
một cách rạch ròi giữa quan hệ hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh tế đã gặp
rất nhiều khó khăn cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn. Không phải lúc nào
cũng có thể phân biệt được đâu là quan hệ hợp đồng dân sự và đâu là quan hệ
hợp đồng kinh tế một cách dễ dàng, bởi vì ranh giới giữa chúng nhiều khi rất
mơ hồ, vùng giao thoa giữa chúng ngày càng rộng và những quan hệ được coi
là ngoại lệ lại trở thành phổ biến.
Mối quan hệ giữa hợp đồng kinh tế và hợp đồng dân sự đã trở thành vấn
đề tranh luận khoa học và luật thực định cũng chưa có câu trả lời ranh giới rõ
ràng.
ỉ. 1.2.2. H ìn h thành hợp đồng kinh tê
rlợp đồng được hình thành khi có sự thoả thuận của các bên. Tuy nhiên,


22

trong các trường hợp các bên giao kết gián tiếp thì việc xác định thời điểm hợp

đồng được hình thành là rất khó khăn. Cách tiếp cận các vấn đề này khác nhau
ở các nước. M ột số nước sử dụng thuyết "Ý chí thực sự ' trong khi đó một số
nước lại chấp nhận "Ý chí tuyên bố". Theo quan điểm sau, bất luận ý chí thực
sự của người kí kết là gì người ta cũng chỉ chú trọng đến ý chí đã tuyên bố
trong hợp đồng mà thôi. Pháp luật của Pháp là ví dụ về trường phái ý chí thực
sự. Tuy vậy, việc xác định ý chí thực sự chỉ áp dụng để giải thích các điều
khoản không rõ ràng. Còn đối với các hợp đồng đã rõ ràng thì các thẩm phán
phải áp dụng các điều khoản trong hợp đồng mà không được giải thích gì
thêm. Dân luật Đức tuy dùng giải pháp "Ý chí tuyên bố" song vẫn quan tâm
tới việc tìm kiếm ý chí thực của người kí hợp đồng.
Hợp đồng kinh tế có thể được kí kết bằng hai cách: Kí kết trực tiếp và kí
kết gián tiếp. Thực tế cho thấy các hợp đồng được kí kết thông qua hình thức
gián tiếp chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong kí kết hợp đồng. Việc phân biệt hai
cách thức kí kết hợp đồng kinh tế có ý nghĩa nhất định trong việc xác định
thời hạn có hiệu lực của hợp đồng. Tuy nhiên, trong thực tế cho thấy không
phải lúc nào người kí kết cũng sử dụng một cách thức kí kết mà có lúc áp
dụng linh hoạt các hình thức. Do vậy, xác định thời hạn có hiệu lực của hợp
đồng kinh tế căn cứ vào sự phân biệt giữa kí gián tiếp và kí trực tiếp sẽ gây
nhiều khó khăn cho người kí kết và cơ quan giải quyết tranh chấp. Đối với
hình thức kí kết gián tiếp, hợp đồng kinh tế được hình thành kể từ khi các bên
nhận được tài liệu giao dịch thể hiện sự thoả thuận về tất cả các điều khoản
chủ yếu của hợp đồng. Việc kí kết hợp đồng bằng hình thức này thường‘được
tiến hành thông qua việc một bên gửi đề nghị giao kết cho bên kia và bên nhận
sẽ trả lời chấp nhận. Khi có sự chấp nhận thì hợp đồng được hình thành. Tuy
nhiên, không phải lúc nào sự thống nhất ý chí của các bên cũng thể hiện một
cách rõ ràng và chính xác trong các văn bản hoặc tài liệu giao dịch nên việc


×