Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

20 câu trắc nghiệm lý thuyết đại cương kim loại p2 có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (685.11 KB, 7 trang )

ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI
Câu 1. Để bảo vệ thép, người ta tiến hành táng lên bề mặt thép một lớp thiếc mỏng.
Hãy cho biết phản ứng chống ăn mòn kim loại trên thuộc loại phương pháp nào?
A. Phương pháp điện hóa.
B. Phương pháp tạo hợp kim không gỉ.
C. Phương pháp cách ly.
D. Phương pháp dùng chất kìm hãm.
Câu 2. Khi nhúng một thanh Zn vào dung dịch hỗn hợp gồm FeCl3, CuCl2, MgCl2
thì thứ tự kim loại bám vào Zn là
A. Cu, Fe.

B. Fe, Cu.

C. Cu, Fe, Mg.

D. Fe, Cu, Mg.

Câu 3. Một thanh Zn đang tác dụng với HCl nếu thêm vài giọt CuSO4 thì
A. Lượng bọt khí H2 bay ra nhiều hơn.
B. Lượng bọt khí H2 bay ra không đổi.
C. Lượng bọt khí bay ra ít hơn.
D. Không có bọt khí bay ra.
Câu 4. Khi hòa tan Al dư bằng dung dịch HCl, nếu thêm vài giọt muối Hg(NO3)2 thì
hiện tượng xảy ra là
A. Al phản ứng đồng thời với các dung dịch HCl, Hg(NO3)2.
B. Quá trình hòa tan xảy ra nhanh hơn, khí thoát ra mạnh hơn.
C. Al đẩy Hg ra khỏi muối rồi tác dụng với dung dịch HCl.
D. Al tác dụng với dung dịch HCl trước rồi đẩy Hg ra khỏi muối.
Câu 5. Trường hợp xảy ra sự ăn mòn điện hóa là
A. Nhúng thanh Al nguyên chất trong dung dịch HCl.
B. Nhúng thanh Zn có phủ một phần Cu trong dung dịch NaOH.


C. Để thanh thép trong không khí khô, nóng.
D. Nhúng lá thiếc trong dung dịch NiSO4.


Câu 6. Tính chất nào không phải là tính chất vật lý chung của kim loại?
A. Tính cứng.

B. Tính dẫn điện.

C. Ánh kim.

D. Tính dẻo.

Câu 7. Để bảo vệ vỏ tàu người ta thường dùng phương pháp nào sau đây?
A. Dùng hợp kim không gỉ.

B. Dùng chất chống ăn mòn.

C. Mạ một lớp kim loại bền lên vỏ tàu.

D. Gắn lá Zn lên vỏ tàu.

Câu 8. Muốn mạ đồng lên một thanh sắt bằng phương pháp điện hóa thì phải tiến
hành điện phân với điện cực gì và dung dịch gì?
A. Cực âm là đồng, cực dương là sắt, dung dịch muối sắt.
B. Cực âm là đồng, cực dương là sắt, dung dịch muối đồng.
C. Cực âm là sắt, cực dương là đồng, dung dịch muối sắt.
D. Cực âm là sắt, cực dương là đồng, dung dịch muối đồng.
Câu 9. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về pin điện hóa?
A. Cực âm là catot xảy ra sự khử.

B. Cực dương là anot xảy ra sự oxi hóa.
C. Suất điện động của pin chỉ phụ thuộc vào nồng độ muối trong dung dịch.
D. Vai trò cầu muối là cân bằng điện tích các ion trong dung dịch khi pin hoạt động.
Câu 10. Khi cho hỗn hợp gồm Al2O3, Fe2O3, CuO tác dụng với H2 dư ở điều kiện nhiệt
độ cao, phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn Y. Chất rắn này bao gồm
các chất nào?
A. Al2O3, Fe2O3, Cu.

B. Al2O3, Fe, Cu.

C. Al, Fe, Cu.

D. Al, Fe2O3, CuO.

Câu 11. Cho hỗn hợp bột X gồm 3 kim loại: Fe, Cu, Ag. Để tách nhanh Ag ra khỏi X
mà không làm thay đổi khối lượng có thể dùng hóa chất nào sau đây?
A. Dung dịch AgNO3 dư.

B. Dung dịch FeCl3 dư.

C. Dung dịch HCl đặc.

D. Dung dịch HNO3 dư.


Câu 12. Cho các kim loại Mg, Al, Pb, Cu, Ag. Các kim loại đẩy được Fe ra khỏi
Fe(NO3)3 là
A. Mg, Pb và Cu.

B. Al, Cu và Ag.


C. Pb và Al.

D. Mg và Al.

Câu 13. Cho các chất rắn Cu, Fe, Ag và các dung dịch CuSO4, FeSO4, Fe(NO3)3. Số
cặp xảy ra phản ứng là
A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 14. Có thể dùng dung dịch nào sau đây để tách Ag ra khỏi hỗn hợp chất rắn
gồm: Fe, Pb, Cu, Ag mà không làm thay đổi khối lượng Ag?
A. HCl.

B. NaOH.

C. AgNO3.

D. Fe(NO3)3.

Câu 15. Điện phân một dung dịch gồm a mol CuSO4 và b mol NaCl. Nếu b > 2a mà
ở catot chưa có khí thoát ra thì dung dịch sau điện phân chứa những ion nào?
A. Na+, Cl-.

B. Na+, SO42-, Cl-.


C. Na+, SO42-, Cu2+.

D. Na+, SO42-, Cu2+, Cl-.

Câu 16. Quá trình sau không xảy ra ăn mòn điện hóa là
A. Vật bằng Al – Cu để trong không khí ẩm.
B. Cho vật bằng Fe vào dung dịch H2SO4 loãng cho thêm vài giọt dung dịch CuSO4.
C. Phần vỏ tàu bằng Fe nối với tấm Zn để trong nước biển.
D. Nung vật bằng Fe rồi nhúng vào H2O.
Câu 17. Tiến hành các thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Cho thanh Fe vào dung dịch H2SO4 loãng.
- Thí nghiệm 2: Nhúng Fe vào dung dịch H2SO4 loãng, thêm vài giọt dung dịch CuSO4.
- Thí nghiệm 3: Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3.
- Thí nghiệm 4: Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3.
Số trường hợp ăn mòn điện hóa là
A. 2.

B. 1.

C. 4.

D. 3.


Câu 18. Khi điện phân dung dịch hỗn hợp MgCl2, FeCl3, CuCl2 thì thứ tự bị khử tại
catot là
A. Cu2+, Fe3+, Mg2+, H2O.

B. Fe3+, Cu2+, Mg2+, H2O.


C. Fe3+, Cu2+, Fe2+, H2O.

D. Fe3+, Cu2+, Fe2+, Mg2+.

Câu 19. X là kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng, Y là kim loại tác
dụng được với dung dịch Fe(NO3)3. Hai kim loại X, Y lần lượt là (biết thứ tự trong
dãy điện hóa: Fe3+/Fe2+ đứng trước Ag+/Ag)
A. Ag, Mg.

B. Cu, Fe.

C. Fe, Cu.

D. Mg, Ag.

Câu 20. Cho hỗn hợp gồm Zn, Mg và Ag vào dung dịch CuCl2, sau khi các phản ứng
xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp ba kim loại. Ba kim loại đó là
A. Mg, Cu và Ag.

B. Zn, Mg và Ag.

C. Zn, Mg và Cu.

D. Zn, Ag và Cu.

Đáp án
1–C

2–A


3–A

4–B

5–B

6–A

7–D

8–D

9–D

10–B

11–B

12–D

13–C

14–D

15–B

16–D

17–B


18–C

19–C

20–D

Hướng dẫn
Câu 1:
Thép là hợp kim của Fe – C. Khi tráng thiếc lên hình thành sắt tây
Thiếc có thể tạo ra lớp màng oxit bền bên ngoài bảo vệ thép khỏi bị oxi hóa (cách ly)
Thiếc là kim loại hoạt động yếu hơn, nếu bị xây xước thì Fe vẫn bị ăn mòn  không phải
là phương pháp điện hóa  Loại A
Thiếc không tạo ra hợp kim chống gỉ và cũng không là chất kìm hãm  Loại B, D
Câu 2:
Chất khử mạnh tác dụng với chất oxi hóa mạnh tạo ra chất khử yếu và chất oxi yếu hơn


Câu 3:
Ban đầu Zn bị ăn mòn hóa học, khí thoát ra chậm: Zn + 2H+

H2 + Zn2+

Thêm vài giọt CuSO4 thì Zn khử ion Cu2+ thành Cu: Zn + Cu2+

Cu + Zn2+

Cu sinh ra bám trên bề mặt thanh Zn hình thành một pin điện hóa
Anot (-): Zn  Zn2+ + 2e


Catot (+): 2H+ + 2e  H2

Zn vừa bị ăn mòn hóa học, vừa bị ăn mòn điện hóa  tốc độ thoát khí tăng nhanh
Câu 4:
Hòa tan Al dư vào dung dịch HCl theo phương trình: 2Al + 6H+
Al3+ bị thủy phân trong nước theo phương trình: Al3+ + 3H2O

2Al3+ + 3H2
Al(OH)3 + 3H+

Khi thêm vài giọt muối Hg(NO3)2 xảy ra phản ứng: 2Al + 3Hg2+

2Al3+ + 3Hg

Xuất hiện pin điện hóa với:
Anot (-): Al – 3e  Al3+

Catot (+): 2H+ + 2e  H2

 Quá trình hòa tan Al xảy ra nhanh hơn và thoát khí mạnh hơn
Câu 5:
Điều kiện xảy ra ăn mòn điện hóa là:
- Hai điện cực phải khác nhau về bản chất.
- Các điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau qua dây dẫn.
- Các điện cực cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li.
Câu 8:
Mạ đồng lên sắt bằng phương pháp điện hóa phải dùng dung dịch muối đồng. Vì ở cực âm
xảy ra sự khử, ion sẽ chuyển thành đồng bám vào thanh sắt
Câu 10:
Al2O3 không phản ứng với H2 dù ở nhiệt độ cao vì H2 chỉ khử được các kim loại hoạt

động đứng sau nhôm thành kim loại.


Câu 11:
Dùng FeCl3 dư tách Ag ra khỏi X (Fe, Cu, Ag) mà không làm thay đổi khối lượng

Ag không phản ứng với dung dịch FeCl3 nên tách được Ag
Câu 12:
Mg và Al tác dụng với dung dịch Fe3+ tạo thành dung dịch Fe2+, sau đó tiếp tục tác dụng
với dung dịch Fe2+ tạo thành Fe, ta có các phương trình sau:

Câu 13:
Có 3 cặp xảy ra phản ứng theo các phương trình ion sau:

Câu 14:
Dùng dung dịch Fe(NO3)3 tách Ag ra khỏi hỗn hợp Fe, Pb, Cu, Ag. Vì Ag không phản ứng
với Fe(NO3)3, còn Fe, Pb, Cu đều phản ứng với dung dịch này tạo ra các muối mới.

Câu 15:
Ở catot gồm có các ion Na+, Cu2+ và H2O với thứ tự điện phân là Cu2+ > H2O
Cu2+ + 2e  Cu
a

 2a

(mol)

Ở anot gồm các ion Cl - , SO24- và H2O



2Cl-  Cl2 + 2e
b



b

(mol)

Theo đề có b > 2a  NaCl dư  dung dịch sau điện phân gồm các ion Na+, SO42-, ClCâu 17:
Điều kiện xảy ra ăn mòn điện hóa là:
- Hai điện cực phải khác nhau về bản chất.
- Các điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau qua dây dẫn.
- Các điện cực cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li.
Các thí nghiệm 1, 3, 4 đều là ăn mòn hóa học, chỉ có thí nghiệm 2 là ăn mòn điện hóa
Câu 18:
Dãy điện hóa kim loại:

Vậy thứ tự bị khử tại catot theo thứ tự là Fe3+ > Cu2+ > Fe2+ > H2O
Câu 19:
Ag, Cu không tác dụng với H2SO4 loãng  Loại A, B
Ag không tác dụng với dung dịch Fe(NO3)3  Loại D
 Vậy chỉ có C đúng, X là Fe tác dụng đưocjdung dịch H2SO4 loãng và Y là Cu tác dụng
được với dung dịch Fe(NO3)3 theo các phương trình sau:

Câu 20:
Ag không tác dụng với dung dịch CuCl2




×