Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Thẩm quyền điều tra các vụ án hình sự của cơ quan điều tra trong công an nhân dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.29 MB, 86 trang )

Bộ tư pháp

bộ giáo dục và đào tạo

Trường đại học luật hà nội

đỗ khắc hưởng

thẩm quyền điều tra các vụ án hình sự của
cơ quan điều tra trong công an nhân dân

Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 60.38.40

người hướng dẫn khoa học: pgs, ts. Trần đình nhã

luận văn thạc sỹ luật học

hà nội - 2005


Các chữ viết tắt trong luận văn

BLHS

Bộ luật hình sự

BLTTHS

Bộ luật tố tụng hình sự


CAND

Công an nhân dân

CQANĐT

Cơ quan An ninh điều tra

CQCSĐT

Cơ quan Cảnh sát điều tra

CQĐT

Cơ quan điều tra

LLANND

Lực lượng An ninh nhân dân

LLCSND

Lực lượng Cảnh sát nhân dân

PLTCĐTHS

Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự

QĐND


Quân đội nhân dân

TAND

Toà án nhân dân

VKSND

Viện kiểm sát nhân dân


Mục lục
Trang
Mở đầu

Chương 1. Những vấn đề chung về thẩm quyền điều tra các vụ án

1
4

hình sự của cơ quan điều tra trong Công an nhân dân
1.1.

Khái niệm thẩm quyền điều tra các vụ án hình sự của cơ

4

quan điều tra trong Công an nhân dân
1.2. Căn cứ để phân định thẩm quyền điều tra các vụ án hình sự


10

của cơ quan điều tra trong Công an nhân dân
Chương 2. Thẩm quyền điều tra các vụ án hình sự của cơ quan điều

17

tra trong Công an nhân dân
2.1.

Thẩm quyền điều tra các vụ án hình sự của Cơ quan Cảnh

17

sát điều tra
2.1.1.

Thẩm quyền điều tra các vụ án hình sự của Cơ quan Cảnh sát

17

điều tra trước khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003
2.1.2.

Thẩm quyền điều tra các vụ án hình sự của Cơ quan Cảnh sát

21

điều tra theo quy định của pháp luật hiện hành
2.1.3. Thực tiễn thực hiện thẩm quyền điều tra các vụ án hình sự


38

của Cơ quan Cảnh sát điều tra theo quy định của pháp luật
hiện hành
2.1.4. Đánh giá những thuận lợi và những khó khăn, vướng mắc

40

trong thực tiễn thực hiện thẩm quyền điều tra các vụ án hình
sự của Cơ quan Cảnh sát điều tra
2.2. Thẩm quyền điều tra các vụ án hình sự của Cơ quan An

43

ninh điều tra
2.2.1.

Thẩm quyền điều tra các vụ án hình sự của Cơ quan An ninh

43

điều tra trước khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003
2.2.2.

Thẩm quyền điều tra các vụ án hình sự của Cơ quan An ninh

46

điều tra theo quy định của pháp luật hiện hành

2.2.3. Thực tiễn thực hiện thẩm quyền điều tra các vụ án hình sự của Cơ quan An
ninh điều tra theo quy định của pháp luật hiện hành

48


2.2.4.

Đánh giá những thuận lợi và những khó khăn, vướng mắc

49

trong thực tiễn thực hiện thẩm quyền điều tra các vụ án hình
sự của Cơ quan An ninh điều tra
2.3. Thẩm quyền điều tra các vụ án hình sự của cơ quan khác

52

trong Công an nhân dân
2.3.1. Thẩm quyền điều tra của các cơ quan khác thuộc lực lượng

52

Cảnh sát nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt
động điều tra
2.3.2.

Thẩm quyền điều tra của các cơ quan khác thuộc lực lượng

56


An ninh nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt
động điều tra
2.3.3. Đánh giá những thuận lợi và những khó khăn, vướng mắc

59

trong thực tiễn thực hiện thẩm quyền điều tra của các cơ quan
khác trong Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành
một số hoạt động điều tra
Chương 3. Một số giải pháp góp phần hoàn thiện cơ sở pháp lý về

63

thẩm quyền điều tra các vụ án hình sự của cơ quan điều
tra trong Công an nhân dân
63tra
3.1. Dự báo các yếu tố liên quan đến việc thực hiện thẩm quyền điều

các vụ án hình sự của cơ quan điều tra trong Công an nhân dân
3.2. Một số giải pháp góp phần hoàn thiện cơ sở pháp lý về thẩm

72

quyền điều tra các vụ án hình sự của Cơ quan Cảnh sát điều
tra
3.3.

Hoàn thiện các quy định về phân định và thực hiện thẩm


76

quyền điều tra các vụ án hình sự của Cơ quan An ninh điều
tra
3.4. Phân định rõ thẩm quyền điều tra của các cơ quan khác trong

77

Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt
động điều tra
kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo

78


1

mở đầu

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Cơ quan điều tra trong CAND có vị trí quan trọng trong hệ thống các
CQĐT hình sự của Nhà nước ta. Trong 60 năm tồn tại và phát triển, cùng với
sự lớn mạnh không ngừng của lực lượng CAND, CQĐT trong CAND ngày
càng được củng cố và hoàn thiện. Kết quả hoạt động trong hơn nửa thế kỷ qua
đã chứng minh, CQĐT trong CAND là một trong những công cụ không thể
thiếu được trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã
hội, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu chống phá của các thế lực thù địch,
các phần tử phản cách mạng, phát hiện, ngăn chặn và đề xuất xử lý hành vi
phạm tội. Tuy nhiên, thực tiễn công tác điều tra các vụ án hình sự của CQĐT

trong CAND trong thời gian qua cho thấy, bên cạnh những mặt tích cực cũng
đã bộc lộ những hạn chế nhất định. Nguyên nhân của những bất cập, hạn chế
thì có nhiều, trong đó có sự bất cập, hạn chế liên quan đến các quy định của
pháp luật về phân định thẩm quyền điều tra của cơ quan này.
Theo quy định của BLTTHS năm 2003 và PLTCĐTHS năm 2004 thì tổ
chức CQĐT và thẩm quyền điều tra các vụ án hình sự của cả hệ thống CQĐT
nói chung và của CQĐT trong CAND nói riêng đã thay đổi một cách cơ bản so
với trước. Quá trình triển khai thi hành các quy định mới về tổ chức CQĐT và
thực hiện thẩm quyền điều tra các vụ án hình sự của CQĐT trong Công an vừa
có thuận lợi cơ bản đồng thời cũng gặp những khó khăn, vướng mắc đã và
đang hạn chế hiệu quả điều tra tội phạm. Việc nghiên cứu, xác định rõ thẩm
quyền điều tra chung của cả hệ thống, của từng hệ, của từng cấp và của từng
đơn vị điều tra chuyên trách trong CAND, qua đó đề xuất những kiến nghị bổ
sung, hoàn thiện những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về CQĐT đang
là vấn đề cấp thiết đặt ra đối với lực lượng CAND.
Trong khi đó, tình hình tội phạm ngày càng diễn biến phức tạp, có chiều
hướng gia tăng cả về số lượng và mức độ nguy hiểm, đặc biệt là tội phạm có tổ
chức, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm lợi dụng công nghệ cao... Với thực
trạng như vậy, để nâng cao hiệu quả công tác điều tra, xử lý tội phạm thì một
trong những đòi hỏi đặt ra là phải thực hiện chuyên môn hoá trong hoạt động
điều tra. Từ những lý do nêu trên cho thấy, việc nghiên cứu về cơ sở lý luận,
cơ sở pháp lý cũng như thực tiễn thực hiện thẩm quyền điều tra các vụ án hình


2

sự của các CQĐT trong CAND để trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp hoàn
thiện cơ sở pháp lý về thẩm quyền điều tra các vụ án hình sự của các CQĐT
trong CAND là việc làm cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Vấn đề thẩm quyền điều tra các vụ án hình sự của CQĐT trong CAND
đã được nhiều tác giả đề cập đến trong nhiều công trình khoa học. Tuy nhiên,
do mục đích, cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu của các tác giả ở những góc độ,
khía cạnh khác nhau nên các công trình nghiên cứu ấy mới chỉ đề cập đến
thẩm quyền điều tra hình sự của từng hệ CQĐT và của từng cấp CQĐT trong
CAND mà chưa xem xét vấn đề một cách có hệ thống. Mặt khác, hiện nay,
theo quy định của BLTTHS năm 2003 và PLTCĐTHS năm 2004, tổ chức
CQĐT và thẩm quyền điều tra các vụ án hình sự của CQĐT nói chung và của
CQĐT trong CAND nói riêng có sự thay đổi cơ bản so với trước. Do đó, có thể
khẳng định, nghiên cứu vấn đề thẩm quyền điều tra các vụ án hình sự của
CQĐT trong CAND dưới góc độ khoa học luật hình sự, luật tố tụng hình sự là
cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Luận văn đi sâu làm sáng tỏ cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về thẩm
quyền điều tra các vụ án hình sự của CQĐT trong CAND (bao gồm CQĐT và
cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra), thực
tiễn thực hiện thẩm quyền điều tra các vụ án hình sự của CQĐT trong CAND
những năm gần đây, trong đó BLTTHS năm 2003 là nguồn pháp luật được chú
trọng.
4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta
về tổ chức các cơ quan bảo vệ pháp luật, trong đó có CQĐT và thẩm quyền
điều tra các vụ án hình sự.
Bên cạnh đó, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu của chuyên
ngành luật hình sự, tố tụng hình sự và các phương pháp nghiên cứu cụ thể như
phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, khảo sát thực tiễn và tham khảo ý kiến
của chuyên gia, của điều tra viên trong CAND... để làm sáng tỏ những vấn đề
cần giải quyết của luận văn.



3

5. Mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
Mục đích chính của luận văn này là nghiên cứu một số vấn đề lý luận và
thực tiễn liên quan đến thẩm quyền điều tra nói chung, thẩm quyền điều tra
của các CQĐT trong CAND nói riêng; trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp góp
phần hoàn thiện cơ sở pháp lý về tổ chức, hoạt động và nâng cao hiệu quả điều
tra vụ án hình sự của các CQĐT trong CAND.
Để thực hiện mục đích nêu trên, luận văn đặt ra và giải quyết các nhiệm
vụ sau:
- Làm sáng tỏ cơ sở lý luận về thẩm quyền điều tra vụ án hình sự, thẩm
quyền điều tra của CQĐT và cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một
số hoạt động điều tra trong CAND.
- Nghiên cứu dưới góc độ lịch sử về thẩm quyền điều tra các vụ án hình
sự của CQĐT trong CAND từ năm 1945 đến nay.
- Khảo sát, đánh giá thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về
thẩm quyền điều tra các vụ án hình sự của CQĐT trong CAND để tìm ra
những bất cập, trở ngại cần được giải quyết.
- Đưa ra các giải pháp góp phần hoàn thiện chế định về thẩm quyền điều
tra các vụ án hình sự của CQĐT trong CAND và nâng cao hiệu quả hoạt động
của các cơ quan này.
6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn là công trình nghiên cứu một cách có hệ thống về thẩm quyền
điều tra của CQĐT trong CAND nên những kết quả rút ra qua nghiên cứu có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn cao. ý nghĩa lý luận của luận văn thể hiện ở chỗ,
những kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm phong phú thêm lý luận về thẩm
quyền điều tra hình sự. Về ý nghĩa thực tiễn, các cơ quan chức năng, đặc biệt
là CQĐT trong CAND có thể tham khảo nội dung luận văn để vận dụng vào
thực tiễn công tác điều tra vụ án hình sự, góp phần nâng cao hiệu quả công tác

điều tra. Với ý nghĩa đó, luận văn có thể được coi là tài liệu tham khảo khi học
tập, nghiên cứu về chuyên ngành và khi xây dựng, bổ sung pháp luật về điều
tra hình sự.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương.


4

Chương 1
Những vấn đề chung về thẩm quyền điều tra các vụ án
hình sự của cơ quan điều tra trong Công an nhân dân

1.1. Khái niệm thẩm quyền điều tra các vụ án hình sự của cơ quan
điều tra trong Công an nhân dân
Theo từ điển tiếng Việt, "Thẩm quyền" nói chung là quyền xem xét để
kết luận và định đoạt một vấn đề theo pháp luật (như thẩm quyền xét xử của
Toà án, cơ quan có thẩm quyền); xét về tư cách chuyên môn (người có thẩm
quyền) thì đó là người được pháp luật thừa nhận để có ý kiến có tính chất
quyết định về một vấn đề.
Như vậy, nếu hiểu theo nghĩa rộng thì thẩm quyền là quyền được thực
hiện những hành vi và ra các quyết định pháp lý nhất định của chủ thể theo
quy định của pháp luật. Nói cách khác, thẩm quyền là quyền hạn của một cơ
quan, một tổ chức hoặc của một cá nhân được làm một việc hoặc một loại
công việc nào đó trong phạm vi pháp luật cho phép. Phạm vi đó là giới hạn
của thẩm quyền. Trong lĩnh vực tố tụng hình sự, sự phân định thẩm quyền
được thiết lập giữa các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng.
Từ góc độ tố tụng hình sự thì thẩm quyền được hiểu là tổng hợp các quyền và
nghĩa vụ thực hiện các hành vi tố tụng và ra các quyết định tố tụng của cơ

quan, tổ chức, cá nhân được pháp luật tố tụng hình sự quy định.
Cũng theo từ điển tiếng Việt thì điều tra là những hành động "tìm hỏi,
xem xét để biết rõ sự thật". Như vậy, thẩm quyền điều tra trong tố tụng hình sự
là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ thực hiện các hành động như tìm hỏi, xem
xét về các sự việc phạm tội nhằm xác định tội phạm và người đã thực hiện
hành vi phạm tội; làm rõ những chứng cứ xác định có tội và những chứng cứ
xác định vô tội; những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của
bị can, bị cáo; xác định hậu quả của tội phạm; thực hiện các biện pháp bảo
đảm bồi thường thiệt hại; tìm ra nguyên nhân và điều kiện phạm tội; lập hồ sơ,


5

đề nghị truy tố; yêu cầu các cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp
khắc phục ngăn ngừa. Để thực hiện các hành vi nêu trên, CQĐT, điều tra viên
có quyền ban hành các quyết định tương ứng. Các quyền và nghĩa vụ này
không chỉ được giao cho thủ trưởng, phó thủ trưởng CQĐT, điều tra viên mà
còn là thủ trưởng các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt
động điều tra. Nói một cách khái quát, thẩm quyền điều tra tố tụng là tổng hợp
các quyền và nghĩa vụ hành động, quyết định của các chủ thể nhất định theo
quy định của pháp luật tố tụng hình sự thể hiện qua việc tìm tòi, xem xét để
biết rõ sự thật của vụ án hình sự ở giai đoạn điều tra.
Với tính chất là một giai đoạn của tố tụng hình sự, giai đoạn điều tra vụ
án được bắt đầu từ khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự và kết thúc bằng
việc CQĐT ra bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc ra bản kết luận điều
tra và quyết định đình chỉ điều tra (tuy nhiên trong một số trường hợp, hoạt
động điều tra có thể được tiến hành trước khi có quyết định khởi tố vụ án như
xác minh tin báo, tố giác về tội phạm, khám nghiệm hiện trường...).
Xét trong mối quan hệ tố tụng thì điều tra vụ án là giai đoạn mở đầu, là
khâu đột phá trong cả tiến trình tố tụng hình sự. Hoạt động điều tra là giai

đoạn tố tụng có ý nghĩa hết sức quan trọng, những kết quả khả quan cũng như
những sai lầm tư pháp nghiêm trọng như bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô
tội... thường bắt nguồn từ giai đoạn điều tra. Số lượng và chất lượng tài liệu,
chứng cứ mà CQĐT thu thập được là cơ sở cho việc nhận định, đánh giá và
truy tố người phạm tội của Viện kiểm sát và là tiền đề để quyết định giới hạn
và chất lượng xét xử của Toà án. Vai trò của giai đoạn điều tra được thể hiện
rõ nét trong các nhiệm vụ điều tra cụ thể, đó là:
Thứ nhất, thu nhập chứng cứ, áp dụng mọi biện pháp do pháp luật tố
tụng hình sự quy định để xác định tội phạm và người đã thực hiện hành vi
phạm tội, lập hồ sơ, đề nghị truy tố.
Tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội là vấn đề cần phải chứng
minh, làm rõ trong vụ án hình sự. Trong giai đoạn điều tra, CQĐT vụ án hình
sự phải thu thập chứng cứ để xác định có hay không có sự việc phạm tội, đối
chiếu với BLHS để xác định tội danh mà người phạm tội đã thực hiện, cùng


6

với những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Khi xác định có
tội phạm xảy ra, cơ quan điều tra vụ án hình sự phải làm rõ ai là người đã
thực hiện hành vi phạm tội. Nếu vụ án có đồng phạm thì phải xác định tính
chất của đồng phạm, vai trò của từng người trong vụ đồng phạm đó.
Thứ hai, qua công tác điều tra, CQĐT xác định được tính chất, mức độ
thiệt hại do tội phạm gây ra, làm cơ sở cho Toà án quyết định mức bồi thường
thiệt hại được chính xác.
Mỗi tội phạm xảy ra đều gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại nhất định
cho xã hội. Trong điều tra vụ án hình sự, CQĐT phải làm rõ được loại và mức
độ thiệt hại do tội phạm gây ra hoặc đe doạ gây ra để đánh giá đúng tính chất
và mức độ nguy hiểm của tội phạm. Rằng thiệt hại do tội phạm đó gây ra hoặc
đe doạ gây ra là thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khoẻ, tinh thần hay gây ra

tình trạng nguy hiểm cho người khác và ở mức độ nào.
Thứ ba, thông qua hoạt động điều tra tội phạm, CQĐT phát hiện những
nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh tội phạm để trên cơ sở đó yêu cầu các
cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục, ngăn ngừa tội
phạm.
Trong điều tra vụ án hình sự, một trong những nhiệm vụ không kém
phần quan trọng là xác định nguyên nhân và điều kiện phạm tội để có biện
pháp phòng ngừa tội phạm. Thực hiện nhiệm vụ này, đối với mỗi tội phạm, cơ
quan tiến hành điều tra vụ án phải tìm ra nguyên nhân và điều kiện thúc đẩy
việc thực hiện tội phạm. Nếu tội phạm phát sinh do thiếu sót của cơ quan, tổ
chức thì yêu cầu cơ quan, tổ chức áp dụng các biện pháp khắc phục và ngăn
ngừa.
Thứ tư, thông qua công tác điều tra tội phạm, CQĐT tội phạm góp phần
vào việc giáo dục công dân có ý thức chấp hành pháp luật và các quy tắc của
cuộc sống xã hội chủ nghĩa.
Để thực hiện những nhiệm vụ đặt ra đó, CQĐT phải tiến hành hàng loạt
các hoạt động và hành vi điều tra. Và chất lượng hoạt động điều tra của CQĐT
vụ án hình sự mang tính quyết định và chi phối sâu sắc đến toàn bộ quá trình
xử lý vụ án. Giai đọan điều tra nhanh chóng, chuẩn xác thì việc truy tố và xét


7

xử sẽ nhanh chóng và đạt chất lượng cao. Ngược lại, giai đoạn điều tra kéo
dài, kết quả điều tra không chính xác thì sẽ dẫn đến những ảnh hưởng xấu,
thậm chí là sai lầm của việc xử lý vụ án ở các giai đoạn tiếp theo.
Về bản chất, hoạt động điều tra chính là quá trình chủ thể tiến hành
điều tra (cán bộ điều tra) nhận thức về thực tế khách quan của sự việc phạm
tội. Bởi vậy, xét đến cùng thì mục đích của giai đoạn điều tra có đạt được hay
không, bên cạnh những yếu tố cơ sở là tính khả thi của hệ thống pháp luật,

chính là phụ thuộc vào việc tổ chức, nhận thức, thái độ và khả năng của điều
tra viên được giao thụ lý điều tra vụ án. Vì vậy, việc hoàn thiện các khâu tổ
chức CQĐT, phân công nội bộ, xác định rõ thẩm quyền điều tra của cơ quan
và từng cán bộ điều tra là những yếu tố đóng vai trò quyết định sự thành bại
đối với cả giai đoạn điều tra.
Quyền tiến hành điều tra vụ án hình sự thuộc về CQĐT và một số cơ
quan khác được giao quyền tiến hành một số hoạt động điều tra. Các cơ quan
khác đó là Bộ đội biên phòng, cơ quan Hải quan, cơ quan Kiểm lâm, lực lượng
Cảnh sát biển và một số cơ quan trong CAND và QĐND.
Trên cơ sở phân công thẩm quyền điều tra, hệ thống CQĐT của Nhà
nước ta hiện nay được tổ chức gồm: cơ quan điều tra trong CAND, CQĐT
trong QĐND và CQĐT của VKSND tối cao. Cơ quan điều tra trong CAND
gồm CQCSĐT và CQANĐT.
Hệ CQCSĐT được tổ chức ở Công an cả ba cấp. ở Bộ Công an là
CQCSĐT Bộ Công an, ở Công an cấp tỉnh là CQCSĐT Công an cấp tỉnh, ở
Công an cấp huyện là CQCSĐT Công an cấp huyện.
Khác với CQCSĐT, hệ CQANĐT chỉ tổ chức ở Bộ Công an và ở Công
an cấp tỉnh. ở Bộ Công an là CQANĐT Bộ Công an, ở Công an cấp tỉnh là
CQANĐT Công an cấp tỉnh.
Thẩm quyền điều tra vụ án hình sự của CQCSĐT, CQANĐT từng cấp
được BLTTHS và PLTCĐTHS quy định khá cụ thể, rõ ràng.
Theo quy định tại Điều 110 và Điều 111 của BLTTHS năm 2003,
CQĐT trong CAND điều tra tất cả các tội phạm, trừ những tội phạm thuộc


8

thẩm quyền điều tra của CQĐT trong QĐND và CQĐT của VKSND tối cao.
Cơ quan điều tra trong QĐND điều tra các tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử
của Toà án quân sự. CQĐT của VKSND tối cao điều tra một số loại tội xâm

phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư
pháp. Còn đối với Bộ đội biên phòng, cơ quan Hải quan, cơ quan Kiểm lâm,
lực lượng Cảnh sát biển khi phát hiện hành vi phạm tội đến mức phải truy cứu
trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực quản lý của mình nếu đó là tội phạm ít
nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lai lịch người
phạm tội rõ ràng thì những cơ quan này có quyền ra quyết định khởi tố vụ án,
khởi tố bị can, tiến hành điều tra và chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát có thẩm
quyền trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án;
nếu đó là tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng
hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp thì ra quyết định khởi tố vụ án,
tiến hành những hoạt động điều tra ban đầu và chuyển hồ sơ cho CQĐT có
thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án.
Các cơ quan khác trong CAND và QĐND được giao nhiệm vụ tiến hành một
số hoạt động điều tra, khi làm nhiệm vụ của mình, nếu phát hiện sự việc có
dấu hiệu tội phạm, thì có quyền khởi tố vụ án, tiến hành những hoạt động điều
tra ban đầu và chuyển hồ sơ cho CQĐT có thẩm quyền trong thời hạn bảy
ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án.
Theo quy định tại Điều 11 và Điều 12 PLTCĐTHS năm 2004, CQCSĐT
có thẩm quyền điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại các
chương từ Chương XII đến Chương XXII của BLHS, trừ các tội phạm thuộc
thẩm quyền điều tra của của CQĐT trong QĐND, của CQĐT của VKSND tối
cao và của CQANĐT trong CAND.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện có thẩm quyền điều tra vụ
án hình sự về các tội phạm quy định tại các chương từ Chương XII đến
Chương XXII của BLHS khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của
TAND cấp huyện, trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của CQĐT của
VKSND tối cao và của CQANĐT trong CAND.


9


Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh có thẩm quyền điều tra vụ
án hình sự về các tội phạm quy định tại các chương từ Chương XII đến
Chương XXII của BLHS khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của
TAND cấp tỉnh hoặc các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của CQCSĐT
Công an cấp huyện nhưng thấy cần trực tiếp điều tra trừ các tội phạm thuộc
thẩm quyền điều tra của CQĐT của VKSND tối cao và các tội phạm thuộc
thẩm quyền điều tra của CQĐT trong QĐND.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an có thẩm quyền điều tra vụ án
hình sự về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền
điều tra của CQCSĐT Công an cấp tỉnh nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra.
Cơ quan An ninh điều tra Công an cấp tỉnh có thẩm quyền điều tra các
vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại Chương XI, Chương XXIV và các
tội phạm quy định tại các điều 180, 181, 221, 223, 230, 231, 232, 236, 263,
264, 274 và 275 của BLHS khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của
TAND cấp tỉnh.
Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an có thẩm quyền điều tra các vụ án
hình sự về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền
điều tra của CQANĐT Công an cấp tỉnh nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra.
Thẩm quyền điều tra vụ án hình sự không chỉ thuộc về các CQĐT
chuyên trách, mà thẩm quyền đó còn thuộc về một số cơ quan, đơn vị tuy
không phải là CQĐT, nhưng vẫn được pháp luật giao quyền tiến hành các hoạt
động điều tra hình sự nhất định. Mặt khác, việc xác định thẩm quyền điều tra
vụ án hình sự không chỉ theo sự phân định theo "chiều ngang", tức là giữa các
CQĐT hoặc các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động
điều tra ở các ngành khác nhau hoặc ở cùng một cấp; mà còn là sự phân định
theo "chiều dọc", tức là sự phân cấp thẩm quyền điều tra giữa cấp trên và cấp
dưới trong cùng một hệ CQĐT hoặc cùng một ngành.
Từ những phân tích trên đây, có thể đưa ra khái niệm về thẩm quyền
điều tra các vụ án hình sự của CQĐT trong CAND như sau: "Thẩm quyền điều

tra các vụ án hình sự của cơ quan điều tra trong Công an nhân dân là quyền
tiến hành hoạt động điều tra các vụ án hình sự của cơ quan điều tra và các cơ


10

quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thuộc lực
lượng Công an nhân dân. Thẩm quyền này được phân công, phân cấp căn cứ
vào tính chuyên nghiệp và lĩnh vực điều tra cũng như cấp điều tra trong Công
an nhân dân.
1.2. Căn cứ để phân định thẩm quyền điều tra các vụ án hình sự
của cơ quan điều tra trong Công an nhân dân.
Căn cứ để phân định thẩm quyền điều tra các vụ án hình sự của CQĐT
nói chung, của CQĐT trong CAND nói riêng là một vấn đề có ý nghĩa lý luận
và thực tiễn. Khi phân định thẩm quyền điều tra, nhà làm luật căn cứ vào nhiều
yếu tố, nhưng ở đây chúng tôi chỉ đề cập đến một số yếu tố cơ bản, đó là:
1.2.1. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động của
từng ngành, từng lực lượng
Dựa vào căn cứ này, cho phép phân định được thẩm quyền điều tra giữa
CQĐT trong CAND với thẩm quyền điều tra của các CQĐT khác, các cơ quan
khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra và giữa
CQCSĐT và CQANĐT.
Trong tổ chức bộ máy nhà nước, mỗi ngành, mỗi cơ quan có chức năng,
nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động riêng. Các cơ quan đó có chức trách và đủ kinh
nghiệm, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương tiện, điều kiện thuận lợi nhất
để thực hiện nhiệm vụ đã được phân công. Kinh nghiệm cho thấy, tội phạm
xảy ra trong lĩnh vực quản lý nào thì CQĐT được ngành, cơ quan thuộc lĩnh
vực đó thành lập tiến hành điều tra sẽ đạt hiệu quả hơn cả.
Theo căn cứ này, lực lượng CAND có chức năng quản lý nhà nước về an
ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; trực tiếp đấu tranh phòng, chống tội

phạm và các vi phạm pháp luật khác về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã
hội. Từ đó, pháp luật quy định cho CQĐT trong CAND có thẩm quyền điều
tra các tội xâm phạm an ninh quốc gia; phá hoại hoà bình, chống loài người,
tội phạm chiến tranh và các tội xâm phạm trật tự, an toàn xã hội. Đó là thẩm
quyền điều tra chung của CQĐT trong CAND


11

Tuy nhiên, dù trong cùng một ngành nhưng giữa LLCSND và LLANND
cũng được phân biệt khá rõ về chức năng và nhiệm vụ. Cụ thể là:
Lực lượng Cảnh sát nhân dân có nhiệm vụ giữ gìn trật tự, an toàn xã
hội, đấu tranh chống những hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự,
nhân phẩm của con người; những hành vi xâm phạm trật tự, an toàn công cộng
và những hành vi xâm phạm sở hữu. Vì vậy, pháp luật quy định cho CQCSĐT
và các cơ quan khác của LLCSND được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt
động điều tra có thẩm quyền điều tra những tội phạm xảy ra trong lĩnh vực
nêu trên, cụ thể là: điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại các
chương từ Chương XII đến Chương XXII của BLHS trừ các tội phạm thuộc
thẩm quyền điều tra của CQĐT trong QĐND, của CQĐT của VKSND tối cao
và của CQANĐT trong CAND.
Lực lượng An ninh nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo
vệ sự vững mạnh của Nhà nước CHXHCN Việt Nam, bảo vệ khối đại đoàn kết
toàn dân, đấu tranh chống các tội xâm phạm an ninh quốc gia. Do đó, pháp
luật quy định CQANĐT và các cơ quan khác của LLANND được giao nhiệm
vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có thẩm quyền điều tra các vụ án hình
sự về các tội xâm phạm an ninh quốc gia quy định tại Chương XI, các tội phá
hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh quy định tại Chương
XXIV và các tội phạm quy định tại các điều 180, 181, 221, 223, 230, 231,
232, 236, 263, 264, 274 và 275 (các tội phạm này tuy khách thể trực tiếp

không phải là các quan hệ thuộc lĩnh vực an ninh quốc gia nhưng chúng có
liên quan nhất định tới an ninh quốc gia) của BLHS khi các tội phạm đó thuộc
thẩm quyền xét xử của TAND cấp tỉnh.
Viện kiểm sát nhân dân có chức năng cơ bản là thực hành quyền công
tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Trong quá trình thực hiện chức năng
này, Viện kiểm sát là cơ quan có điều kiện trong việc phát hiện, nhận thức
hành vi vi phạm pháp luật của nhân viên cơ quan tư pháp và của cơ quan tư
pháp. Xuất phát từ chức năng và đặc điểm ấy, để góp phần bảo đảm pháp luật
được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất, bảo đảm tính khách quan của
việc điều tra, truy tố CQĐT của VKSND tối cao được trao thẩm quyền điều tra


12

các vụ án hình sự về một số tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp mà người
phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp.
Quân đội nhân dân là lực lượng vũ trang có nhiệm vụ bảo vệ sự thống
nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, xây dựng lực lượng vũ trang chính quy,
tinh nhuệ. Do đặc thù của nhiệm vụ nên nêu trên CQĐT trong QĐND có
quyền điều tra vụ án hình sự về những tội phạm mà bị can là quân nhân tại
ngũ, công chức, công nhân quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập
trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu; dân quân, tự vệ
phối thuộc với Quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu và những người
được trưng tập làm nhiệm vụ quân sự do các đơn vị quân đội trực tiếp quản lý;
bị can là người không thuộc các đối tượng nêu trên mà phạm tội có liên quan
đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại cho quân đội.
Bộ đội biên phòng là lực lượng vũ trang, thực hiện chức năng, vai trò là
nòng cốt chuyên trách bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh, trật tự tại
biên giới quốc gia trên đất liền, các hải đảo, vùng biển nội thuỷ và tại các cửa
khẩu. Bộ đội biên phòng có nhiệm vụ quản lý, bảo vệ đường biên giới quốc

gia, hệ thống dấu hiệu mốc giới, đấu tranh, ngăn chặn các hành vi xâm phạm
lãnh thổ, vượt biên, vượt biển, nhập cư trái phép, khai thác trộm tài nguyên và
những hành vi xâm phạm đến chủ quyền, lợi ích quốc gia, an ninh, trật tự, gây
hại đến môi trường ở khu vực biên giới; chủ trì phối hợp với các ngành, địa
phương trong hoạt động quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia và duy trì an ninh,
trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới trên đất liền, các hải đảo, vùng biển
và các cửa khẩu.
Cơ quan Hải quan thực hiện chức năng quản lý chuyên ngành về hải
quan và một trong những nhiệm vụ cơ bản của cơ quan này là kiểm tra, giám
sát hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất
cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng
hoá qua biên giới.
Cơ quan Kiểm lâm là lực lượng chuyên trách quản lý và bảo vệ rừng, có
nhiệm vụ trực tiếp đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về quản
lý và bảo vệ rừng.


13

Lực lượng Cảnh sát biển là cơ quan chuyên trách thực hiện chức năng
quản lý về an ninh, trật tự và bảo đảm việc chấp hành pháp luật của Việt Nam
và các điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
ký kết hoặc tham gia trên các vùng biển (vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh
hải, vùng đặc quyền kinh tế) và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
Để đảm bảo thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao và tạo thuận
lợi cho công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, các cơ quan Bộ đội biên
phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển tuy không phải là CQĐT
nhưng cũng được giao quyền hạn điều tra nhất định. Khi phát hiện hành vi
phạm tội đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực quản lý

của mình và nếu đó là tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả
tang, chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng thì những cơ quan này có
quyền ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tiến hành điều tra và chuyển
hồ sơ cho Viện kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ
ngày ra quyết định khởi tố vụ án; còn nếu đó là tội phạm nghiêm trọng, rất
nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng
phức tạp thì ra quyết định khởi tố vụ án, tiến hành những hoạt động điều tra
ban đầu và chuyển hồ sơ cho CQĐT có thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày,
kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án.
1.2.2. Căn cứ vào thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân các cấp
Nếu như ở phần trên đã trình bày, khi căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ
và lĩnh vực hoạt động của từng ngành, từng đơn vị cho phép chúng ta phân
định thẩm quyền điều tra giữa CQĐT trong CAND với thẩm quyền điều tra
của các CQĐT khác, các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số
hoạt động điều tra và giữa CQCSĐT và CQANĐT thì ở phần này, căn cứ vào
thẩm quyền xét xử của TAND các cấp để chúng ta phân định thẩm quyền điều
tra giữa CQĐT các cấp trong CAND.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 110 của BLTTHS năm 2003 và Điều
11, 12 PLTCĐTHS năm 2004 thì CQĐT cấp huyện có thẩm quyền điều tra
những vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của TAND


14

cấp huyện. CQĐT cấp tỉnh có thẩm quyền điều tra các vụ án hình sự về những
tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của TAND cấp tỉnh hoặc những vụ án thuộc
thẩm quyền điều tra của CQĐT cấp huyện nhưng thấy cần trực tiếp điều tra.
Cơ quan điều tra cấp trung ương chỉ điều tra các vụ án hình sự về những tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra của CQĐT
cấp tỉnh nhưng thấy cần trực tiếp điều tra. Quy định như trên là cần thiết nhằm

giải quyết tình trạng trùng dẫm hoặc né tránh, ỷ lại trong điều tra qua đó nâng
cao chất lượng hoạt động điều tra, chất lượng hoạt động thực hành quyền công
tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong hoạt động điều tra và xét xử hình sự,
góp phần khắc phục tình trạng oan, sai do vi phạm thẩm quyền gây ra.
Cụ thể hơn, theo quy định tại Điều 170 BLTTHS năm 2003, TAND cấp
huyện có thẩm quyền xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về những tội phạm
ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng, trừ các
tội xâm phạm an ninh quốc gia; các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và
tội phạm chiến tranh; các tội quy địng tại các điều 93, 95, 96, 172, 216, 217,
218, 219, 221, 222, 223, 224, 225, 226, 263, 293, 294, 295, 296, 322 và 323
của BLHS.
Toà án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử sơ thẩm những vụ án
hình sự về những tội phạm không thuộc thẩm quyền xét xử của TAND cấp
huyện hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của TAND cấp huyện mà
lấy lên để xét xử.
Như vậy, tương ứng với thẩm quyền xét xử của TAND cấp huyện,
CQĐT Công an cấp huyện có thẩm quyền điều tra các vụ án hình sự về những
tội phạm có mức cao nhất của khung hình phạt quy định đối với tội ấy đến 15
năm tù, trừ những tội phạm được loại trừ nêu tại khoản 1 Điều 170 BLTTHS
năm 2003. Cơ quan điều tra Công an cấp tỉnh có thẩm quyền điều tra các vụ
án hình sự về những tội phạm có mức cao nhất của khung hình phạt quy định
đối với tội ấy trên 15 năm tù, tù chung thân, tử hình và những tội phạm không
thuộc thẩm quyền xét xử của TAND cấp huyện nêu tại khoản 1 Điều 170
BLTTHS. Ngoài ra, CQĐT Công an cấp tỉnh còn có thẩm quyền điều tra
những vụ án tuy thuộc thẩm quyền điều tra của CQĐT cấp huyện nhưng thấy


15

cần trực tiếp điều tra. Cơ quan điều tra ở Bộ Công an điều tra các vụ án hình sự

về những tội phạm có mức cao nhất của khung hình phạt quy định đối với tội
ấy là trên 15 năm tù, tù chung thân, tử hình nhưng xét thấy phức tạp và thấy
cần trực tiếp điều tra.
1.2.3. Căn cứ vào địa giới quản lý hành chính nhà nước
Căn cứ vào địa giới quản lý hành chính nhà nước, cho phép phân định
thẩm quyền điều tra vụ án hình sự giữa các CQĐT cùng cấp trong CAND.
Khoản 4 Điều 110 BLTTHS năm 2003 quy định: "Cơ quan điều tra có
thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự mà tội phạm xảy ra trên địa phận
của mình. Trong trường hợp không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì
việc điều tra thuộc thẩm quyền của CQĐT nơi phát hiện tội phạm, nơi bị can
cư trú hoặc bị bắt".
Theo quy định này thì CQĐT thực hiện thẩm quyền điều tra của mình
trước hết là theo địa bàn lãnh thổ căn cứ vào thẩm quyền quản lý hành chính
nhà nước theo địa bàn đã được phân công.
Trường hợp không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì thẩm
quyền điều tra của CQĐT sẽ được phân định tuỳ thuộc vào nơi phát hiện tội
phạm, nơi bị can cư trú hoặc nơi bị can bị bắt.
Trong thực tế, diễn biến của tội phạm xảy ra rất phức tạp, có khi liên
quan đến nhiều địa phương, liên quan đến thẩm quyền điều tra của nhiều
CQĐT. Trong những trường hợp như vậy, theo quy định tại Điều 118 BLTTHS
năm 2003, CQĐT có thể uỷ thác cho CQĐT khác, nơi có điều kiện thuận lợi
nhất thực hiện một số hoạt động điều tra nhất định.
Kết luận Chương 1
Từ kết quả nghiên cứu những vấn đề lý luận nêu trên, cho phép đưa ra
một vài nhận xét mang tính kết luận như sau:
Điều tra vụ án là một giai đoạn của tố tụng hình sự, giai đoạn này được
bắt đầu từ khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự và kết thúc bằng việc
CQĐT ra bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc ra bản kết luận điều tra và
quyết định đình chỉ điều tra. Xét trong mối quan hệ tố tụng thì điều tra vụ án



16

là giai đoạn mở đầu, là khâu đột phá trong cả tiến trình tố tụng hình sự. Điều
tra vụ án là giai đoạn không thể thiếu và giữ vị trí quan trọng của quá trình tố
tụng hình sự.
Hoạt động điều tra thực chất là quá trình cơ quan tìm kiếm, thu thập
chứng cứ để chứng minh tội phạm và người đã thực hiện hành vi phạm tội, lập
hồ sơ, đề nghị truy tố; tìm ra nguyên nhân, điều kiện phạm tội và yêu cầu các
cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục và ngăn ngừa tội
phạm.
Thẩm quyền điều tra vụ án hình sự không chỉ thuộc về các CQĐT, mà
thẩm quyền đó còn thuộc về một số cơ quan, đơn vị tuy không phải là CQĐT,
nhưng vẫn được pháp luật giao quyền tiến hành một số hoạt động điều tra.
Thẩm quyền điều tra vụ án hình sự không chỉ được phân định giữa các CQĐT
hoặc các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều
tra ở các ngành khác nhau mà còn là sự phân định giữa cấp trên và cấp dưới
trong cùng một hệ CQĐT hoặc cùng một ngành.
Thẩm quyền điều tra các vụ án hình sự của CQĐT trong CAND là
quyền tiến hành điều tra các vụ án hình sự mà pháp luật tố tụng hình sự giao
cho các CQĐT trong CAND. Thẩm quyền này được xác định trong mối quan
hệ giữa các CQĐT, các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số
hoạt động điều tra của các bộ, ngành khác và thuộc Bộ Công an; giữa hệ
CQCSĐT và hệ CQANĐT; giữa CQĐT các cấp trong cùng một hệ CQCSĐT,
hệ CQANĐT.
Việc phân định thẩm quyền điều tra của CQĐT nói chung, của CQĐT
trong CAND nói riêng dựa trên nhiều căn cứ, trong đó có ba căn cứ cơ bản:
căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động của ngành, của đơn vị;
căn cứ vào thẩm quyền xét xử của TAND các cấp và căn cứ vào địa giới quản
lý hành chính nhà nước.

Tuy nhiên, cũng cần nhận thức rằng, để quy định thẩm quyền điều tra
của CQĐT trong CAND được chặt chẽ và hợp lý, nhà làm luật đã sử dụng các
căn cứ một cách kết hợp, đan xen, bổ sung tạo điều kiện cho nhau.


17

Chương 2
Thẩm quyền điều tra các vụ án hình sự
của Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân

2.1. Thẩm quyền điều tra các vụ án hình sự của Cơ quan cảnh sát
điều tra

2.1.1. Thẩm quyền điều tra các vụ án hình sự của Cơ quan Cảnh sát
điều tra trước khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003
Tuy lực lượng CAND và lực lượng điều tra trong CAND được hình
thành ngay từ khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời năm 1945,
nhưng tên gọi CQCSĐT thì mãi đến năm 1981 mới chính thức xuất hiện. Ngày
12/6/1981 Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 250/CP quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an).
Nghị định đã quyết định bỏ tên Cục Chấp pháp ở Bộ, Phòng Chấp pháp ở
Công an địa phương và thành lập hai lực lượng điều tra mới: Cục An ninh điều
tra xét hỏi, Cục Cảnh sát điều tra xét hỏi (cấp Bộ) và Phòng An ninh điều tra
xét hỏi, Phòng Cảnh sát điều tra xét hỏi (Công an cấp tỉnh) và Đội Cảnh sát
điều tra (Công an cấp huyện). Lực lượng An ninh điều tra xét hỏi có thẩm
quyền điều tra các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia, lực lượng Cảnh sát điều
tra xét hỏi có thẩm quyền điều tra các vụ án xâm phạm trật tự, an toàn xã hội.
Các đơn vị trinh sát hình sự, kinh tế không làm công tác điều tra xét hỏi mà
chỉ chuyên trách công tác trinh sát bí mật phục vụ phòng ngừa và đấu tranh

chống tội phạm. Trên cơ sở cơ cấu tổ chức CQĐT trong CAND như trên, tại
Điều 92 BLTTHS năm 1988 và Điều 8 PLTCĐTHS năm 1989 quy định:
CQĐT của lực lượng Cảnh sát nhân có thẩm quyền điều tra các vụ án về
những tội phạm quy định từ Chương II đến Chương X Phần các tội phạm của
BLHS khi tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của TAND, trừ những tội


18

phạm thuộc thẩm quyền điều tra của CQĐT của LLANND và những trường
hợp do CQĐT của VKSND tiến hành. Đối với các tội phạm quy định tại các
điều 94,95, 96 và 97 của BLHS, việc phân công trách nhiệm điều tra giữa các
CQĐT của LLCSND và LLANND do Bộ trưởng Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công
an) quyết định.
Triển khai thực hiện quy định trên, ngày 09/5/1989 Bộ trưởng Bộ Nội
vụ (nay là Bộ Công an) ban hành Chỉ thị số 11/CT-BNV về việc tổ chức công
tác điều tra tội phạm của lực lượng CAND trong tình hình mới. Theo Chỉ thị
này, đối với các tội phạm quy định tại các điều Điều 94 (Tội phá huỷ công
trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia); Điều 95 (Tội chế tạo tàng
trữ, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương
tiện kỹ thuật quân sự); Điều 96 (Tội chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái
phép hoặc chiếm đoạt chất nổ, chất cháy, chất độc, phóng xạ); Điều 97 (Tội
buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới) quy định
tại Chương I (Các tội xâm phạm an ninh quốc gia) Phần các tội phạm của
BLHS, nếu CQĐT của LLCSND phát hiện thì tiến hành điều tra. Trường hợp
qua điều tra thấy rõ hành vi ấy có hại cho an ninh quốc gia, gây ảnh hưởng
xấu về chính trị, gây hoang mang trong nhân dân hay người phạm tội đã có
tiền án hoặc tiền sự về một tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia
thì chuyển cho CQĐT của LLANND tiến hành điều tra hoặc trường hợp
LLANND đã tiến hành chuyên án trinh sát thì khi phát hiện, vụ án sẽ do

CQĐT của lực lượng An ninh điều tra.
Thực tiễn triển khai thực hiện quy định về phân công điều tra các tội
quy định tại các điều 94, 95, 96 và 97 của BLHS như trên, bên cạnh những
thuận lợi cũng xuất hiện những khó khăn, bất cập nhất định. Có thể nêu như:
xét về tính chất, các tội quy định tại các điều 94, 95 và 96 của BLHS xâm hại
đến an ninh quốc gia, nên việc điều tra khám phá cũng cần sử dụng nhiều
nghiệp vụ điều tra đối với các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia, do cán bộ
điều tra của LLANND đảm nhiệm mới thích hợp. Đối với tội phạm quy định


19

tại Điều 96a BLHS (Tội sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép các
chất ma tuý) thì việc điều tra có thể sử dụng nghiệp vụ như với các vụ án hình
sự thường, các vụ án buôn bán hàng cấm... nên giao cho lực lượng Cảnh sát
điều tra thì sẽ phù hợp hơn. Còn tội phạm quy định tại Điều 97 BLHS (Tội
buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới) có liên quan
đến lĩnh vực công tác của nhiều cơ quan như Biên phòng, Hải quan, An ninh
nhân dân, Cảnh sát nhân dân cho nên tội phạm này có thể giao cho cả CQĐT
của LLCSND và LLANND có thẩm quyền điều tra.
Từ hiện trạng ấy, ngày 21/12/l992 Bộ trưởng Bộ Nội vụ (nay là Bộ
Công an) đã ký Công văn số 440 phân công lại thẩm quyền điều tra đối với
một số tội phạm, trong đó có các tội phạm quy định tại các 94, 95, 96a và 97
như sau: Đối với các tội phạm quy định tại các điều 94, 95, 96 của BLHS do
CQĐT của LLANND thụ lý điều tra. Đối với các tội phạm quy định tại Điều
96a BLHS do CQĐT của LLCSND thụ lý điều tra. Đối với các tội quy định tại
Điều 97 BLHS do lực lượng nào (An ninh nhân dân hoặc Cảnh sát nhân dân)
phát hiện hoặc do cơ quan ngoài ngành chuyển cho CQĐT của lực lượng nào,
thì CQĐT của lực lượng đó thụ lý điều tra.
Theo công văn số 440 nêu trên, thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh

sát điều tra và CQANĐT đã được phân định hợp lý hơn trước, phù hợp với
thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, góp phần giữ vững an
ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội.
Về thẩm quyền điều tra của CQCSĐT các cấp:
Cục Cảnh sát điều tra của LLCSND ở Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an)
điều tra tất cả các loại tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của CQĐT của
LLCSND khi xét thấy cần trực tiếp điều tra. Đó thường là những vụ án có tình
tiết nghiêm trọng, phức tạp; vụ án mà bị can là người có đặc điểm nhân thân
đặc biệt; vụ án liên quan đến nhiều địa phương hoặc những vụ án xét thấy nếu
để cho CQĐT cấp dưới tiến hành điều tra sẽ khó đảm bảo tính khách quan.
Phòng Cảnh sát điều tra của LLCSND Công an cấp tỉnh điều tra tất cả các vụ


20

án về những tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của LLCSND, nếu vụ án đó
thuộc thẩm quyền xét xử của TAND cấp tỉnh và điều tra các vụ án về những
tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của CQĐT Công an cấp huyện nhưng có
những tình tiết phức tạp, vụ án mà bị can là người có đặc điểm nhân thân đặc
biệt hoặc những vụ án mà xét thấy nếu để cho CQĐT cấp huyện tiến hành sẽ
khó đảm bảo tính khách quan. Đội Cảnh sát điều tra của LLCSND Công an
cấp huyện điều tra các các vụ án về những tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra
của LLCSND khi vụ án về tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của TAND
cấp huyện; tức là điều tra các tội quy định từ Chương II đến Chương X Phần
các tội phạm của BLHS năm 1985 mà mức cao nhất của khung hình phạt quy
định đối với tội đó là từ 7 năm tù trở xuống, trừ các tội đặc biệt nguy hiểm
xâm phạm an ninh quốc gia và các tội phạm được quy định tại Điều 89 (Tội
xuất cảnh, nhập cảnh trái phép hoặc ở lại nước ngoài trái phép), Điều 90 (Tội
vi phạm các quy định về hàng không), Điều 92 (Tội cố ý làm bộ bí mật nhà
nước, tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu huỷ tài liệu bí mật nhà nước), Điều

93 (Tội vô ý làm lộ bí mật nhà nước, tội làm mất tài liệu bí mật nhà nước),
khoản 3 Điều 101 (tội giết người trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh
do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân), Điều 102 (Tội giết
người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng), Điều l79 (Tội vi phạm các
qui định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác và bảo vệ tài nguyên trong lòng
đất, trong các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam), Điều 231 (Tội truy cứu
trách nhiệm hình sự người không có tội), Điều 232 (Tội ra bản án hoặc quyết
định trái pháp luật).


21

2.1.2. Thẩm quyền điều tra các vụ án hình sự của Cơ quan Cảnh sát
điều tra theo quy định của pháp luật hiện hành
Theo quy định tại Điều 9 PLTCĐTHS năm 2004, CQCSĐT bao gồm:
CQCSĐT Bộ Công an, CQCSĐT Công an cấp tỉnh, CQCSĐT Công an cấp
huyện.
Tổ chức CQCSĐT Bộ Công an gồm có Cục Cảnh sát điều tra tội phạm
về trật tự xã hội, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và
chức vụ, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý và Văn phòng CQCSĐT.
Tổ chức CQCSĐT Công an cấp tỉnh gồm có Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm
về trật tự xã hội, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và
chức vụ, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý và Văn phòng CQCSĐT.
Tổ chức CQCSĐT Công an cấp huyện gồm có Đội Cảnh sát điều tra tội phạm
về trật tự xã hội, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và
chức vụ, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý và bộ máy giúp việc
CQCSĐT.
Triển khai thực hiện một số quy định của PLTCĐTHS năm 2004 trong
lực lượng CAND, ngày 22/9/2004, Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Chỉ thị số
13/2004/CT-BCA(V11). Theo đó, bộ máy của CQCSĐT các cấp trong CAND

được sắp xếp, tổ chức như sau:
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an gồm có:
+ Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội bao gồm tổ chức
trước đây của Cục Cảnh sát hình sự và các phòng điều tra tội phạm về trật tự
xã hội (Phòng hướng dẫn và điều tra án hình sự; Phòng hướng dẫn và điều tra
án giao thông) từ Cục Cảnh sát điều tra chuyển sang.
+ Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ
bao gồm tổ chức trước đây của Cục Cảnh sát kinh tế và các Phòng điều tra tội
phạm về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu (Phòng hướng dẫn và điều tra án tham
nhũng, buôn lậu; Phòng hướng dẫn và điều tra án kinh tế khác) từ Cục Cảnh
sát điều tra chuyển sang.


×