Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Thoả thuận trọng tài trong thương mại quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.4 MB, 76 trang )

TRƯỜNG ĐẠĨ HỌC LUẬT

TRƯỜNG ĐẠỈ HỌC TỒNG HỢP
PANTHÉON - ASSAS PARIS ỉĩ

NGUYÊN THỊ THƯỸ HẢNG

Tmê THCI0N TRỌNG TÂI
TRONG THƯƠNG Mfll QUỐC TẾ

LUẬN VĂN THẠC SỶ LUẬT HỌC


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TổN G HỢP
PANTHÉON-ASSAS PARIS il

NGUYỄN THỊ THÚY HANG

*

THOẢ THUỘN TRỌNG TÀI
TRONG THƯƠNG MỢI QUỐC TẾ
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số:
6 0 38 50
THƯ VIỆN
TRƯỜNG ĐAI HOC ụÌÂT HA NÔI
PHÒN G G V



*

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học
PGS. TS. Vũ Hữu Tửu

GS. Jasmin Schmeidler

HẢ NỘI - NĂM 2004

••


MỤC LỤC
ỉri nói đ ầ u ..........................................................................................................

1

(lương 1 Khái quát chung về trọng tài và thoả thuận trọng tài thương mại
quốc t ế ................................................................................................

5

u
1.1.1
1.1.2
12
1.2.1

l .2.2
1.2.3

Trọng tài thương mại quốc tế với sự phát triển của thương mại
quốc t ế ................................................................................................
Khái niệm trọng tài thương mại quốc t ế .............................................
Khái lược về trọng tài thương mại quốc t ế ....................................
Khái quát về thoả thuận trọng tài thương mại quốc t ế ..................
Khái niệm thoả thuận trọng tài thương mại quốc t ế ............................
Bản chất và vai trò của thoả thuận trọng tài thương mại quốc t ế ....
Phân biệt điều khoản trọng tài vói một số điều khoản lựachọn
phương thức giải quyết tranh chấp k h ác...........................................

Gương 2 Một số vấn đề pháp lý cơ bản về thoả thuận trọng tài thương mại
quốc t ế ................................................................................................
21
2.1.1
2.1.2
22
12.1
12.2

5
5
11
14
14
16
18


21

Nội dung pháp lý của thoả thuận trọng tài thương mại quốc t ế ..........
Nguyên tắc tự do ý chí trong thoả thuận trọng tà i............................
Phạm vi áp dụng nguyên tắc tự do ý c h í...........................................
Hiệu lực của thoả thuận trọng tài thương mại quốc t ế .....................
Các điều kiện hiệu lực của thoả thuận trọng tài thương mại quốc tế.
Hiệu lực của thoả thuận trọng tà i......................................................

21
21
22
31
31
45

Gương 3 Thực tiễn thực thi thoả thuận trọng tài trong thương mại quốc tế,
kiến nghị và giải pháp........................................................................

52

3.
3.1.1
5.1.2
3.1
5.2.1
5.2.2
Kt luận

Thực trạng về thoả thuận trọng tài trong thương mại quốc t ế .............

Các dạng khiếm khuyết thường gặp trong thoả thuận trọng tài
thương mại quốc t ế ...................................................................
Kinh nghiệm khắc phục một số khiếm khuyết của thoả thuận trọng
tà i........................ !.................................... ......................
Kiến nghị và giải pháp...............................................................
Các kiến nghị pháp l ý ................................................................
Giải pháp....................................................................................
....................................................................................................

Daih mục tài liệu tham khảo.........................................................................

52
53
59
60
60
63
69
71


Lời cảm ơn
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô và bạn bè đã
giúp đõ, động viền và tạo điều kiện cho tôi trong quá
trình thực hiện luận văn.
Những lời cảm ơn trân trọng nhất của tôi xin được gửi
tới PGS. TS Vũ Hữu Tửu và GS. lasmin Schmeìdler,
những người đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành bản
luận vân này.



LỜI NÓI ĐẦU

1.

Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Xuất phát từ những lợi ích không thể phủ nhận của hình thức giải quyết tranh
chấp bằng trọng tài, đặc biệt là những lợi ích mà trọng tài mang lại trong thương mại
quốc tế, nên từ lâu trọng tài đã trở thành một trong các hình thức giải quyết tranh
chấp tiến bộ, hiệu quả và quen thuộc đối với các chủ thể của quan hệ kinh tế quốc
tế. Với xu hướng tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam
không thể loại trừ hình thức giải quyết tranh chấp này. Vì vậy, để tố tụng Ưọng tài
đạt hiệu quả cao, vấn đề đặt ra là không thể bỏ qua bước đầu tiên, bước xây dựng
một thoả thuận trọng tài có khả năng đáp ứng đầy đủ các đặc điểm riêng và các quy
luật đặc thù cùa quan hệ kinh tế quốc tế.
Về mặt lập pháp, pháp luật Việt Nam đã có bước tiến mới trong hội nhập vói
pháp luật quốc tế qua việc ban hành Pháp lênh trọng tài thương mại (có hiệu lực từ
ngày 01/07/2003). Tuy nhiên, để các quy định pháp luật tiến bộ này được đưa vào
cuộc sống cần phải đi từ bước đầu tiên của quá trình tố tụng trọng tài, đố ỉà xây
dựng thoả thuận trọng tài.
Thực tiễn trọng tài ở Việt Nam, trước kia cũng như hiện nay, còn nhiều doanh
nghiệp Việt Nam trong quá trình xây dựng, thực thi và giải quyết tranh chấp hợp
đồng chưa đánh giá đúng vai trò của thoả thuận trọng tài nên trong quá trình soạn
thảo thoả thuận này còn nhiều thiếu sót dẫn đến những tranh chấp không đáng có về
chính thoả thuận trọng tài. Những khiếm khuyết này có thể khi bị lợi dụng làm căn
cứ để biến thoả thuận trọng tài thành vô hiệu, làm sai lệch ý chí đích thực ban đầu
của các bên trong quan hệ hợp đổng.



Xét về mặt hình thức, mặc dù thoả thuận trọng tài có thể là một điều khoản
trong hợp đồng chính, có thể là phụ lục hợp đồng, tuy nhiên thoả thuận này có vai
trò như một “hợp đồng trọng tài” độc lập với hợp đồng chính, góp phần quan trọng
trong việc giải quyết tranh chấp, đặc biệt là các tranh chấp thương mại quốc tế.
Trên thực tế, ở Việt Nam hiện nay vấh đề này chưa được nhiều học giả quan tâm
nghiên cứu.
Từ các lý do trên có thể thấy việc tìm hiểu và nghiên cứu về thoả thuận trọng
tài, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến việc xây dựng và hiệu lực của thoả thuận
trọng tài là cần thiết. Hơn nữa, khoá học này là một cơ hội tốt để tìm hiểu và học hỏi
kinh nghiệm của Cộng hoà Pháp - một nước có nền trọng tài quốc tế phát triển, và
với sự hướng dẫn đồng thời của giáo viên Việt Nam và giáo viên Pháp, nội dung
nghiên cứu của luận văn sẽ có nghĩa và hiệu quả cao hơn.
2.

Mục đích và phương pháp nghiên cứu đề tài
Trước hết, nội dung nghiên cứu của luận văn nhằm tìm hiểu tổng quát về việc

xây dựng và vấn đề hiệu lực của thoả thuận trọng tài thương mại quốc tế từ góc độ
các quy định của pháp luật quốc gia (Việt Nam và Cộng hoà Pháp) và pháp luật
quốc tế (các điều ưóc quốc tế, các thông lệ và án lệ quốc tế điển hình). Trên cơ sở
đó, luận văn đưa ra những kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật Việt Nam về
thoả thuận trọng tài đồng thời tìm giải pháp khắc phục các khiếm khuyết thường gặp
trong thoả thuận trọng tài, góp phẩn giúp các doanh nghiệp Việt Nam có mong
muốn lựa chọn trọng tài trong thương mại quốc tế chủ động xây dựng những thoả
thuận trọng tài có tính khả thi cao.
Để thực hiện được nội dung và mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn sử dụng
một cách kết hợp các phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp phân tích tổng
hợp và phương pháp so sánh, cụ thể như sau:



Phương pháp duy vật biện chứng được sử dụng để nghiên cứu các vấn đề dưới
góc độ hiện thực khách quan trong mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau.
Phương pháp phân tích - tổng hợp được sử dụng để tìm hiểu chi tiết các vấn đề,
từ đó rút ra kết luận khái quát về các vấn đề nghiên cứu.

Phương pháp so sánh được sử dụng để đối chiếu pháp luật Việt nam và pháp
luật Pháp cũng như pháp luật quốc tế về từng ván đề nghiên cứu để tìm ra
những ưu điểm cần duy trì, phát triển và những hạn chế cần khắc phục, loại trừ
trong xây dựng và áp dụng pháp luật về trọng tài thương mại quốc tế tại Việt
Nam.
3.

Các kết quả mới đạt được của luận văn
Qua quá trình tìm hiểu pháp luật Việt Nam và pháp luật Cộng hoà Pháp cũng

ìhư pháp luật quốc tế về thoả thuận trọng tài, luận văn có được một số điểm mói
ìhư sau:
Luận văn trình bày một cách khoa học và có hệ thống những vấn đề cơ bản về
việc xây dựng và hiệu lực của thoả thuận trọng tài trong thương mại quốc tế.

Luận văn tham khảo pháp luật và thông lệ quốc tế, tham khảo pháp luật của
Cộng hoà Pháp, trên cơ sở đó tìm hiểu, phân tích, đánh giá các ưu nhược điểm
của pháp luật Việt Nam về thoả thuận trọng tài trong thương mại quốc tế.
Luận văn đề xuất các phương hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thoả
thuận trọng tài trong thương mại quốc tế và một số giải pháp nhằm xây dựng
những thoả thuận trọng tài thương mại quốc tế có tính khả thi cao.


4.


Bố cục và nội dung cơ bản của luận văn

Luận vãn được xây dựng theo kết cấu đi từ việc nghiên cứu lý luận và pháp luật
thực định đến thực tiễn áp dụng pháp luật và từ thực tiễn tìm ra những điểm chưa
hợp lý trong quỵ định của pháp luật để tìm hướng khắc phục khả thi nhằm hoàn
thiện hơn nữa khung pháp lý về thoả thuận trọng tài. Từ định hướng trên, luận văn
được bố trí theo kết cấu ba phần chính như sau:
Chương 1.

Khái quát chung về trọng tài và thoả thuận trọng tài thương mại
quốc tế

Chương 2.

Một số vấn đề pháp lý cơ bản về thoả thuận trọng tài thương
mại quốc tế

Chương 3.

Thực tiễn thực thi thoả thuận trọng tài thương mại quốc tế, các
kiến nghị hoàn thiện và giải pháp khắc phục


CHƯƠNG 1

KHÁI QUÁT CHUNG VỂ TRỌNG TÀI
VÀ THOẢ THUẬN TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI QUỐC TÊ

1.1


Trọng tài thương mại quốc tế với sự phát triển của thương mại
quốc tế

1.1.1 Khái niệm trọng tài thương mại quốc tế

Một cách khái quát, trọng tài được thừa nhận là một phương thức giải quyết
tranh chấp bằng còn đường tư nhân (không thông qua cơ quan tư pháp quốc gia) do
các bên lựa chọn. Vì vậy, trọng tài thương mại quốc tế cũng được hiểu là phương
thức giải quyết các tranh chấp trong thương mại quốc tế thông qua trọng tài Song cụ
thể thế nào thl mỗi quốc gia ỉại cố những cách nhìn khác nhau về tính thương mại và
tính quốc tế của loại hình trọng tài này.
1.1.1.1

Tính thương mại

Theo quy định của Điều 1.3 Công ước New York 1958, trong lĩnh vực trọng
tài, việc xác định thế nào được coi là tranh chấp thương mại thuộc thẩm quyền giải
quyết của trọng tài được căn cứ vào quy định của pháp luật quốc gia.
Hiện nay hầu hết các quốc gia đều xác định phạm vi điều chỉnh của luật
thương mại theo hướng khách quan, tức là theo bản chất của hành vi được tiến hành,
chứ không căn cứ vào chủ thể thực hiện hành vi có là thương nhân hay không. Với


quan niệm này, các nước thường xác định nội hàm của khái niệm thương mại thông
qua việc xác định thế nào được coi là hành vi thương mại.
Cách định nghĩa như trên cũng được Ưỷ ban Liên Hợp quốc về Luật Thương
mại Quốc tế sử dụng để định hướng cho pháp luật các quốc gia về nội hàm của khái
niệm thương mại thông qua việc xác định thế nào được coi là hành vi thương mại.
Cụ thể theo Điều 1.1 của Luật mẫu ƯNCITRAL, các hành vi đó bao gồm: mọi giao
dịch thương mại về việc cung cấp hay trao đổi hàng hoá hoặc dịch vụ; thoả thuận về

phân phối; đại diện thương mại; hoá đơn, chứng từ; bán - cho thuê; xây dựng nhà
máy; dịch vụ tư vấn; đề án thiết kế tổng hợp; giấy phép; đầu tư; cấp chi phí; giao
dịch ngân hàng; bảo hiểm; các hiệp định về khai thác hay chuyển nhượng; hợp tác
giữa các xí nghiệp và các hình thức hợp tác về công nghiệp hay thương mại; vận
chuyển hàng hoá hay hành khách bằng đường không, đường biển, đường sắt và
đường bộ.

Về phía Việt Nam, Luật thương mại năm 1997 (Điều 45) xác định hoạt động
thương mại là việc thực hiện một trong 14 hành vi thương mại bao gồm: mua bán
hàng hoá; đại diện cho thương nhân; môi giới thương mại; uỷ thác mua bán hàng
hoá; đại lý mua bán hàng hoá; gia công trong thương mại; đấu giá hàng hoá; đấu
thầu hàng hoá; dịch vụ giao nhận hàng hoá; dịch vụ giám định hàng hoá; khuyến
mại; quảng cáo thương mại; trưng bày giới thiệu hàng hoá; hội chợ, và triển lãm
thương mại. Đây là một khái niệm hẹp đã vô hình hạn chế phạm vi của hoạt động
thương mại. Vì vậy, để tạo điều kiện phát triển nền thương mại quốc tế của quốc gia,
Pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003 (Đ1K3) đã khái quát và mở rộng các hành
vi thương mại, cụ thể bao gồm “mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ; phân phối;
đại diện, đại lý thương mại; kỷ gửi; thuê, cho thuê; thuê mua; xây dựng; tư vấn;
kỹ thuật; li-xăng; đầu tư; tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò, khai thác;vận
chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường hàng không, đường biển, đường sắt,
đường bộ và các hành vi thương mại khác theo quy định của pháp luật".


Tuy nhiên, theo pháp luật Việt Nam, không phải mọi hành vi nói trên đều là
hành vi thương mại mà chỉ những hành vi đó do các chủ thể được coi là thương nhân
thực hiện mới là hành vi thương mại. Vì vậy, khi xác định khái niệm thương mại
theo pháp luật Việt Nam, chúng ta không thể bỏ qua khái niệm thương nhân. Theo
quy định tại Điều 5 khoản 5 Luật thương mại năm 1997 thì “thương nhân gồm cá
nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đăng ký kinh doanh hoạt động thương
mại một cách độc lập, thường xuyên

Pháp luật Pháp cũng xác định các hành vi thương mại bằng cách liệt kê, tuy
nhiên khái niệm thương mại được mở rộng hơn pháp luật Việt Nam ở chỗ công nhận
một số hành vi do những người không phải là thương nhân thực hiện nhưng mang
tính chất thương mại cũng là hành vỉ thương mại, ví dụ các giao dịch thương phiếu.
Cụ thể, Điều L 110-1 Bộ luật thương mại Pháp cũng quy định theo hình thức liệt kê
các hành vi thương mại như sau:
mua động sản đ ể bán lại, hoặc ngay khi còn ở dạng nguyên liệu, hoặc sau khi
đã được chế biến thành phẩm;
mua bất động sản đ ể bán lại, trừ trưởng hợp người mua dự định xây dựng một
hoặc nhiều toà nhà để bán lại;
các hoạt động trung gian về mua, đăng ký hoặc bán bất động sản, sản nghiệp
thương mại, chứng khoán hoặc phần vốn góp trong công ty chứng khoán;
các hoạt động thuê và cho thuê bất động sản;
hoạt động sản xuất, uỷ thác, vận chuyển đường bộ và đường thuỷ;
các hoạt động sản xuất, trung gian hay vận chuyển đường bộ hoặc đường thuỷ;
Các hoạt động cung cấp, đại lý, đại diện thương mại, cơ sở bán đấu giá hoặc
trưng bày công cộng;


-8-

các hoạt động trao đổi, ngân hàng và môi giới;

các hoạt động ngân hàng công cộng;
cácgiao dịch trái phiếu giữa người mua, người bán và ngân hàng;
các hoạt động về thương phiếu của mọi loại chủ thể.

Qua các quy định trên chúng ta có thể nhận thấy những điểm tương đồng trong
quy định nội luật của Việt Nam và Pháp với quan niệm quốc tế chung về khái niệm
thương mại, tuy nhiên ở mỗi quốc gia, vào mỗi thời điểm, tuỳ vào trình độ phát triển

kinh tế lại có những quan điểm riêng về thương mại. Chẳng hạn, cả Việt Nam và
Pháp đều chưa thừa nhận các hoạt động hợp tác doanh nghiệp là hành vi thương mại.
Tuy nhiên, các khái niệm trên đây đều mang tính chất liệt kê. Pháp luật
thường đi sau sự phát triển của thực tiễn nên việc liệt kê sẽ rất có thể là không đầy
đủ hoặc không theo kịp sự mở rộng của thương mại quốc tế. Mặt khác, việc quy
định nhằm tránh sự liệt kê không đủ của pháp luật Việt Nam khi sử dụng cụm từ “và
các hành vi thương mại khác theo quy định của pháp luật" sẽ khiến cho người dân
không thể tiếp cận một cách dễ dàng với pháp luật đồng thời tạo ra sự không minh
bạch của pháp luật quốc gia. Do đó, theo quan điểm cá nhân, tôi cho rằng nên quy
định khái niệm thương mại một cách khái quát hơn: thương mại bao gồm mọi hành
vi trao đổi hàng hoá, dịch vụ hoặc giá trị, tức là mọi quan hệ kinh tế có mục đích sản
xuất, trao đổi và lưu thông hàng hoá, thực hiện dịch vụ và các quan hệ gắn liền với
chúng.
1.1.1.2

Tính quốc tế

Tính quốc tế là căn cứ để xác định thế nào được coi là tranh chấp thuộc thẩm
quyền giải quyết của trọng tài quốc tế chứ không phải là trọng tài trong nước. Tuỳ
từng mức độ phát triển của mỗi quốc gia, tuỳ vào cách mà mỗi quốc gia đánh giá


năng lực của trọng tài mà pháp luật mỗi quốc gia lại có những quy định giới hạn
riêng về tính quốc tế.
Pháp luật Việt Nam, quy định 3 căn cứ để xác định một tranh chấp có yếu tố
nước ngoài có thể được giải quyết bằng con đường trọng tài [14, Đ1K4], bao gồm:
Một hoặc các bên là người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài;
Căn cứ đ ể xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ phát sinh ở nước ngoài;
Tài sản liên quan đến tranh chấp đó ở nước ngoài
Với quy định này, pháp luật Việt Nam đã xác định yếu tố nước ngoài của trọng

tài thuộc về chủ thể, đối tượng và thuộc về căn cứ xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt
quan hộ phát sinh tranh chấp. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam đã bỏ qua một đặc
điểm không thể xem nhẹ của trọng tài, đó là tính độc lập của tố tụng trọng tài đối
với luật tố tụng của quốc gia(1), do đó là đã không đưa các yếu tố nước ngoài của tố
tụng trọng tài (ví dụ như địa điểm Ưọng tài, luật áp dụng cho tố tụng trọng tài...)
làm căn cứ xác định tính quốc tế của trọng tài.
Về phía Pháp, một cách rộng hơn và khái quát hơn, Điều 1492 BLTTDS 1975
quy định trọng tài mang tính quốc tế khi được hình thành trên cơ sở lợi ích của
thương mại quốc tế, tức là yếu tố nước ngoài của trọng tài không chỉ thuộc về đối
tượng của tranh chấp mà còn là mọi hoạt động làm dịch chuyển tài sản, thực hiện
dịch vụ hay thanh toán qua biên giới quốc gia hoặc có mục đích kinh tế (hay tiền tệ)
giữa ít nhất hai quốc gia.
Với những cách quy định như trên, có thể nhận thấy Pháp luật Việt Nam giới
hạn tính quốc tế của trọng tài hẹp hơn thông lệ chung, nhưng ngược lại, pháp luật
Pháp lại quy định một cách quá khái quát, đòi hỏi phải có những giải thích khi áp

(1> Xem phân tích tại mục 2.1.2.3


dụng luật. Về tính quốc tế của trọng tài, ƯNƠTRAL đã có những hướng dẫn cụ thể
tại Điều 1.3 của Luật mẫu như sau:
Một tổ chức trọng tài mang tính quốc tế khi:
Các bên tham gia vào thoả thuận trọng tài có trụ sở tại nhiều nước khác nhau
vào thời điểm ký kết;
Một trong những địa điểm sau đây nằm ở ngoài đất nước mà ở đó các bên có
trụ sở;
Nơi tiến hành tố tụng trọng tài, nếu nơi này được quy định trong thoả thuận
trọng tài hoặc được xác định căn cứ theo thoả thuận trọng tài;
Mọi địa điểm mà ở đố một phần chủ yếu của các nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ
thương mại hoặc nơi mà nội dung tranh chấp cố mối liên quan chặt chẽ nhất;

hoặc
Các bên đã thoả thuận dứt khoát với nhau là nội dung của thoả thuận trọng tài
có liên quan đến hơn một nước.

Tóm lại, nhìn một cách tổng thể về thông lệ quốc tế qua nội dung của các điều
ước quốc tế hay thông lộ thương mại [1, Đl.l.(a)], [2, ĐI.l], [6, Đ1K3]..., có thể
quan niệm về tính quốc tế của một quan hệ pháp luật được xác định dựa trên một
trong các yếu tố sau:

Quốc tịch, nơi cư trú của một trong các trọng tài viên;
Quốc tịch của các bên trong tranh chấp;
Nơi cư trú hoặc trụ sở của các bên trong tranh chấp;


-11Các yếu tố khác có liên quan đến quan hệ có tranh chấp (nơi ký hợp đồng, nơi
thực hiện hợp đồng, nơi có tài sản, nơi xảy ra thiệt hại...);
Quốc tịch hoặc trụ sở của tổ chức trọng tài;
Nơi tiến hành tố tụng trọng tài hoặc nơi tuyên phán quyết trọng tài;
Nơi phán quyết trọng tài được yêu cầu thi hành;
Luật được chỉ định để điều chỉnh quá trình tố tụng trọng tài;
Luật được chỉ định để áp dụng giải quyết nội dung tranh chấp...
1.1.2

Khái lược về trọng tài thương mại quốc tế

1.1.2.1

Sự hình thành và phát triển của trọng tài thương mại quốc tế

Khởi thuỷ của trọng tài vốn đơn giản. Khi giữa hai chủ thể tham gia giao dịch

dân sự, thương mại có tranh chấp xảy ra mà thương lượng, hoà giải không thành, họ
có thể đưa tranh chấp này ra cho người thứ ba, trong số những người mà họ biết, làm
trọng tài viên, nhờ người này phân xử, đưa ra quyết định cuối cùng xem ai đúng, ai
sai. Tiêu chí để các chủ thể chọn trọng tài viên cũng rất đơn giản: có chuyênmôn để
hiểu bản chất vụ tranh chấp, vô tư. Thông thường, họ chọn người có chuyênmôn
trong lĩnh vực có tranh chấp phân xử mà không nhất thiết phải là một luật gia hoặc
người có địa vị cao trong xã hội. Hai chủ thể tranh chấp có thể tự do thoả thuận về
mọi vấn đề liên quan đến thẩm quyền tố tụng giải quyết tranh chấp, quy định quyền
và nghĩa vụ cho người trọng tài viên mà họ chọn. Người được chọn làm trọng tài
viên chỉ có quyền và có nghĩa vụ tiến hành các hoạt động trọng tài trong khuôn khổ
mà các bên đã thoả thuận với điều kiện là các thoả thuận này phải phù hợp với luật
nơi trọng tài xét xử (lex arbitri). Mặt khác, nếu người được chọn làm trọng tài viên
chấp nhận thoả thuận này thì coi như đã ký với các bên tranh chấp một hợp đồng
dịch vụ để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình và nếu phạm nghĩa vụ đó, phán
quyết trọng tài sẽ bị một bên (hoặc các bên) từ chối thực hiện và/hoặc bị toà án huỷ
hoặc không cho thi hành.


-12v ề hình thức của trọng tài, điều dễ suy đoán là trọng tài vụ việc ra đời trước
trọng tài thường trực. Đối với, trọng tài vụ việc, những bước đầu tiên là giải quyết
những tranh chấp nhỏ, đơn giản phát sinh trong cuộc sống hàng ngày. Đối với những
vấn đề phức tạp mà trọng tài vụ việc tự nó không thể giải quyết được do đó buộc
phải nhờ đến toà án tư pháp hoặc một cơ quan nhà nước thứ ba khác hỗ trợ. Vì vậy,
trọng tài quy chế dần được hình thành vói các quy tắc tố tụng thường xuyên được bổ
sung, sửa đổi và với một bộ máy thường trực sẽ tự giải quyết được trọn vẹn các tranh
chấp một cách độc lập. Quá trình đi từ trọng tài vụ việc đến trọng tài thường trực là
quá trình bổ sung, hoàn thiện các hình thức tổ chức của trọng tài.
Xét ở cấp độ quốc gia, tại Pháp, trọng tài lần đầu tiên được chính thức ghi nhận
ở các hội chợ của Thế kỷ XVIII. Tại các phiên chợ này, để giải quyết các tranh
chấp, cắc thương nhân đã chỉ định một cơ quan bao gổm các trọng tài viên tham gia

hội chợ thương mại thành lập một cơ quan giải quyết tranh chấp không mang tính
chất thường trực. Viện Trọng tài Paris ngày nay được thành lập từ năm 1925 trên cơ
sở của sự cải cách về trọng tài đầu tiên theo dự án luật của nghị sĩ Louis LouisDreyfus. Ở Việt Nam, trọng tài theo đúng nghĩa một phương thức giải quyết tranh
chấp chi ra đòi từ năm 1993 và chỉ chính thức từ năm 1993, Việt Nam mới có trọng
tài quốc tế thực sự (trên cơ sở Quyết định số 204-TTg của thủ tướng Chính phủ ngày
28/4/1993 về việc thành lập VIAC bôn cạnh Phòng Công nghiệp và Thương mại
Việt Nam). Do quy định điều chỉnh hoạt động trọng tài quốc tế không phù hợp nên
VIAC hoạt động không hiệu quả, vì vậy, Pháp lệnh trọng tài thương mại đã được
ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/7/2003, nhằm tạo điều kiện để ữọng tài quốc tế
của Việt Nam hội nhập được với trọng tài quốc tế trong thương mại quốc tế. Ngoài
ra, ở các nước khác, trọng tài cũng được hình thành từ rất sớm. Năm 1889, Anh đã
có Luật Trọng tài, và Toà án Trọng tài Luân Đôn vói tính chất của một trọng tài quy
chế đã được thành lập từ năm 1892. Hoa Kỳ cũng có Bộ luật liên bang về trọng tài từ
năm 1947... Và ở các nước Châu Mỹ Latin cũng đã có Công ước năm 1975 về Trọng
tài Thương mại Quốc tế.


-13Xét ở cấp độ quốc tế, trọng tài đã chính thức được công nhận một cách rộng rãi
và phổ biến thông qua việc ký kết và phê chuẩn Nghị định thư Geneve 1923 về điều
khoản trọng tài. Sau Nghị định thư này, đã có rất nhiều điều ước quốc tế về trọng tài
ra đời trên phạm vi thế giới (Công ước Geneve 1927, Công ước New York 1958) và
trong phạm vi khu vực (Công ước Geneve 1961, Hiệp định ODAHA 1975...)
Ngày nay, trong nền kinh tế thế giới với hai đặc điểm chủ yếu là toàn cầu hoá
và tự do hoá, trọng tài càng được giói kinh doanh quốc tế thường xuyên sử dụng,
ngày càng trở nên phổ biến và phát triển, đặc biệt là trọng tài quốc tế. Chính vì vậy,
vai trò của trọng tài ngày càng được nâng cao trong sự phát triển của thương mại
quốc tế.
1.1.2.2

Vai trò của trọng tài trong thương mại quốc tế


Trước hết cần khẳng định vai trò của trọng tài vói tư cách là một phương thức
giải quyết tranh chấp. Vì thương mại quốc tế với đặc trưng là tính quốc tế, đặc tính
đem lại cho quan hệ giữa các bên một sự đa dạng về nền văn hoá và đặc biệt là sự
khác biệt về pháp luật của các quốc gia, nên nguy cơ xảy ra những bất đồng hay
mâu thuẫn là rất lớn và việc giải quyết các mâu thuẫn này trong "tính quốc tế” cũng
không phải là đơn giản. Bởi vậy, đôi khi thẩm phán công (tính quốc gia) sẽ là không
phù hợp mà trọng tài quốc tế lại là một giải pháp cho các bên tranh chấp.
Về phía thương nhân tham gia thương mại quốc tế, trọng tài là một trong
những giải pháp tin cậy và có hiệu quả để bảo vê các giao dịch thương mại, giải toả
những vướng mắc để các thương nhân tiếp tục thực hiện và phát triển công việc của
mìh. Với tính trung lập và tính bảo mật của trọng tài, có thể nói hầu hết các thương
nhân tham gia hoạt động thương mại quốc tế đều biết đến trọng tài và ngay khi có
điều kiện họ đều lựa chọn phương thức trọng tài để giải quyết những tranh chấp của
mình.


-14Để được lựa chọn, trọng tài phải có uy tín và hoạt động hiệu quả, phán quyết
của trọng tài phải chính xác và toàn diện. Đây chính là yêu cầu sống còn để trọng tài
tồn tại và phát triển. Đáp ứng được yêu cầu này tức là trọng tài đã góp phần không
nhỏ trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế, làm giảm bớt gánh
nặng tồn đọng án của các toà án quốc gia. Mặt khác, bằng chính hoạt động hiệu quả
của mình, trọng tài đã giải quyết một cách thoả đáng mâu thuẫn và làm thông suốt
các giao dịch thương mại quốc tế, góp phần thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển
Thực tế cho thấy rằng, bản thân sự phát nhỉển nhanh và manh của trọng tài
quốc tế trên cơ sở những ưu thế của phương thức giải quyết tranh chấp này (nhất là
tính bảo mật, tính chuyên nghiệp và hiệu quả) đã chứng tỏ vai trò to lớn của trọng
tài trọng thương mại quốc tế.

1.2 Khái quát về thoả thuận trọng tài thương mại quốc tế


1.2.1 Khái niệm

Dưới góc độ luật học, khi nghiên cứu một vấn đề, chúng ta không thể bỏ qua
các khái niệm pháp lý về vấn đề đó được thể hiện qua pháp luật thực định. Đối với
thoả thuận trọng tài, Điều II. 1 Công ước New Ýork 1958 xác định đây là “văn bản
thoả thuận theo đó các bên buộc phải đưa ra trọng tài xem xét mọi tranh chấp hoặc
một số tranh chấp đã hoặc có thể nảy sinh giữa các bên về một quan hệ pháp lý xác
định, có quan hệ hợp đồng hoặc không, liên quan tới các vấn đề cỏ khả năng được
giải quyết bằng trọng tài”. Đây cũng là một cách hiểu theo thông lệ quốc tế nói
chung về thoả thuận trọng tài, ví dụ như Điều 7.1 Luật mẫu UNCITRAL. Mặt khác,
cách hiểu này cũng được đa số các quốc gia công nhận và thể chế hoá vào pháp luật
thực định, trong đó Việt Nam và Pháp cũng không là ngoại lệ. Điều 1 khoản 2 Pháp
lệnh trọng tài thương mại năm 2003 định nghĩa một cách khái quát ‘Thoả thuận
trọng tài là thoả thuận giữa các bên cam kết giải quyết bằng trọng tài các vụ tranh
chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh trong hoạt động thương mại”, v ề phía


-15Cộng hoà Pháp, mặc dù có sự phân biệt giữa thoả thuận trọng tài về tranh chấp có
thể sẽ phát sinh (clause compromissoire [16,Đ1442]) và tranh chấp đã phát sinh (le
compromis [16,Đ1447]) song tựu chung lại pháp luật Pháp xác định rằng thoả thuận
trọng tài là thoả thuận mà theo đó các bên có liên quan cam kết đưa ra trọng tài
những tranh chấp đã hoặc sẽ phát sinh trong quan hệ của mình.
Như vậy, bằng cách tham khảo nội dung quy định nói trên, một cách khái quát,
chúng ta có thể hiểu thoả thuận trọng tài thương mại quốc tế như là một thoả thuận
bằng văn bản theo đó các bên tham gia ký kết nhất trí đưa tất cả hoặc một số tranh
chấp đã hoặc sẽ có thể phát sinh từ giao dịch thương mại quốc tế có khả năng được
áp dụng trọng tài ra giải quyết bằng con đường trọng tài quốc tế.
Qua các nhận định trên đây, trước hết chúng ta có thể khẳng định rằng thoả
thuận trọng tài phải được thể hiện dưói hình thức văn bản. Việc cho phép áp dụng

hình thức miệng đối với thoả thuận trọng tài có chăng chỉ là quy định chứ thực tiễn
hầu như không áp dụng(1). Tuy nhiên, văn bản thoả thuận trọng tài có thể được thể
hiện bằng nhiều cách thức khác nhau và tại nhiều thời điểm khác nhau:
Thoả thuận trọng tài được ghi nhận trước khi phát sinh tranh chấp dưới hình
thức một điều khoản được đưa vào hợp đồng ký kết giữa các bên(2);
Thoả thuận đưa tranh chấp ra trọng tài giải quyết được các bên lập vào thời
điểm phát sinh tranh chấp (trong trường hợp các bên không quy định điều
khoản trọng tài trong hợp đồng) dưới hình thức một vãn bản thoả thuận riêng
và được coi như gắn liền vói hợp đồng chính(3).
Cả hai hình thức trên, được ghi nhận cụ thể tại Điều 1495 BLTTDS 1975 (tham
chiếu đến quy định tại Điều 1442 và 1447 của Bộ luật này). Tuy nhiên, pháp luật

0) Xem phân tích tại mục 2.2.1.4.a
(2)' Clause compromissoừe (Điều 1495 BLTTDS 1975 dản chiếu đến Điều 1442 BLTTDS 1975)
<3) Compromis (Điều 1495 BLTTDS 1975 dẫn chiếu đến Điều 1447 BLTTDS 1975)


-16Việt Nam lại không phân biệt cụ thể về hai hình thức nói trên mà cho phép công
nhận thoả thuận trọng tài dưới mọi hình thức văn bản có thể thể hiện đúng ý chí của
các bên, và thực tiễn trọng tài ở Việt Nam cũng chấp nhận cả hai hình thức này.
(Dưới đây, cả hai hình thức này có thể được gọi chung là thoả thuận trọng tài hoặc
điều khoản trọng tài).
Mặt khác, nói đến thoả thuận trọng tài chúng ta không thể phủ nhận sự thống
nhất ý chí của các bên liên quan. Vì vậy, thoả thuận trọng tài thương mại quốc tế
phải ghi nhận sự nhất trí của các bên trong giao dịch mang tính thương mại quốc tế
về việc lựa chọn phương thức trọng tài để giải quyết các khó khăn pháp lý của mình.
Ngoài ra, các bên chỉ được ký kết điều khoản trọng tài nếu giữa họ đã hoặc sẽ
thiết lập một quan hệ được coi là quan hệ thương mại mang tính quốc tế, đồng thời
phải lựa chọn trao quyền cho trọng tài quốc tế chứ không phải trọng tài trong nước.
Việc xác định thế nào được coi là quan hệ thương mại quốc tế sẽ được căn cứ trên cơ

sò các quy định pháp luật của các quốc gia liên quan, ví dụ như nước nơi các bên
mang quốc tịch hay cư trú hoặc có trụ sở, nơi ký kết hay thực hiện hợp đồng...(1).

1.2.2 Bản chất và vai trò của thoả thuận trọng tài thương mại quốc tế
1.2.2.1

Bản chất

Khái niệm "thoả thuận" trong tên gọi của điều khoản trọng tài đã nói lên bản
chất của điều khoản này. Dù được thể hiện dưới hình thức một điểu khoản nằm
trong hợp đồng chính hay dưới hình thức văn bản riêng đi kèm hợp đồng chính thì
thoả thuận trọng tài cũng chính là một hợp đồng nhỏ có nội dung khác biệt và giá tri
độc lập với hợp đồng chính(2).

(1) Xem phân tích tại mục 1.1.1
<2) Xem phân tích tại 2.2.2.1


-17v ề thực chất, điều khoản trọng tài có thể được hiểu là "một hợp đồng trong
một hợp đồng". Nội dung của thoả thuận trọng tài chính là việc xác định cách thức,
trình tự, thủ tục, thẩm quyền và trách nhiệm của các bên liên quan khi cần giải quyết
những tranh chấp, bất đồng (có thể sẽ hoặc đã xảy ra) phát sinh từ hay liên quan đến
hợp đồng chính. Khác với những quan hệ pháp luật khác khi mà ở đó luật tố tụng
mang tính quốc gia rất cao, trong quan hệ thương mại quốc tế, đặc biệt là đối với
lĩnh vực trọng tài, luật tố tụng lại phụ thuộc sự lựa chọn của các bên, và đây chính là
nội dung thoả thuận của các bên trong điều khoản trọng tài(1).
1.2.2.2

Vai trò


Hiện nay, trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp được các doanh nhân
sử dụng thường xuyên nhất và mang lại hiệu quả cao trong thương mại quốc tế. Tuy
nhiên, không thể tiến hành tố tụng trọng tài mà không có thỏa thuận trọng tài.
Một cách chung nhất, có thể tóm lược những chức năng chính của thoả thuận
trọng tài như sau:
Trước hết, thoả thuận trọng tài tạo ra cơ sở quan trọng để thức tỉnh các bên về
việc thực hiộn những nghĩa vụ đã cam kết. Điều này được hình dung như là biện
pháp tích cực trong việc phòng ngừa các tranh chấp và như là một dạng kiểm soát
hợp đồng.
Thứ hai, thoả thuận trọng tài cho phép loại trừ sự can thiệp của toà án quốc gia
vào giải quyết tranh chấp, ít nhất trước khi thi hành quyết định trọng tài. Điều này
càng có ý nghĩa to lớn đối với quan hệ thương mại mang tính quốc tế bởi nó tạo nên
sự bình đẳng của các bên tham gia giao dịch, loại trừ sự nghi ngờ của mỗi bên về
khả năng bên kia (vì lý do “công dân”) được hưởng sự bảo trợ của pháp luật quốc
gia mà bên đó là thành viên.
(1) Xem phân tích tại mục 1.2.1.1


-18-

Thứ ba, thỏa thuận trọng tài trao cho các trọng tài viên thẩm quyền giải quyết
tranh chấp có thể xảy ra giữa các bên. Đồng thời với việc loại trừ thẩm quyền của
toà án quốc gia, thoả thuận trọng tài trao cho các thẩm phán tư thẩm quyền giải
quyết tranh chấp và đây chính là cơ sở pháp lý các trọng tài viên thực hiện các
quyền và nghĩa vụ của mình.
Cuối cùng, thoả thuận trọng tài với nội dung chính là quyền lựa chọn của các
bên về các yếu tố của luật tố tụng đã tạo nên khả năng hình thành những điều kiện
tốt nhất, để tiến hành trọng tài và để quyết định trọng tài được thi hành theo luật.
Như vậy, có thể nói rằng thoả thuận trọng tài đặt nền tảng giúp các bên nhanh
chóng giải quyết xung đột về quyền và lợi ích trong kinh doanh. Mặt khác, xét về

phạm vi và mức độ chi phối tiến trình trọng tài, thoả thuận trọng tài có thể được coi
là "hòn đá tảng"; xét về ý nghĩa chủ đạo, thoả thuận trọng tài được coi là "sợi chỉ
đỏ" xuyên suốt toàn bộ hoạt động trọng tài, kổ từ lúc khởi đầu trọng tài cho đến khi
công nhận và thi hành phán quyết.
1.2.3 Phân biệt điều khoản trọng tài với một số điều khoản lựa chọn phương
thức giải quyết tranh chấp khác

1.2.3.1

Điều khoản trọng tài với điều khoản chọn phương thức thương lượng và
hoà giải(1):

Thương lượng là cách các bên tự thoả thuận dàn xếp tranh chấp mà không có
sự can thiệp của bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức trung gian nào, và kết luận cuối cùng
cũng không tạo ra bất kỳ một sự cưỡng chế thi hành nào giữa các bên tranh chấp[25,
tr 191]. Vì vậy, điều khoản lựa chọn phương thức thương lượng thông thường chỉ là
một bước tiền đề trưóc khi các bên tranh chấp công khai hoá bất đồng với mục đích
(1) Conciliation et médiation


-19giữ uy tín trong kinh doanh và cùng nhau tìm kiếm cơ hội giữ gìn và phát triển mối
quan hệ hợp tác bền vững và lâu dài của mình.
Cũng giống như thương lượng, hoà giải là phương thức mà các bên tự mình giải
quyết tranh chấp dưới sự giúp đỡ của một hoặc nhiều bên thứ ba theo con đường
không chính thức. Tuy nhiên, khác với thương lượng, điều khoản lựa chọn hoà giải
có thể phức tạp hơn bởi các bên có thể thoả thuận trước về "người" trang gian hoà
giải hoặc phương thức hoà giải,w...
Cũng là lựa chọn con đường tư nhân, nhưng khác vói thương lượng và hoà giải,
điều khoản trọng tài lại là sự lựa chọn một phương thức giải quyết tranh chấp chính
thức mà kết quả của hoạt động trọng tài sẽ là những phán quyết có thể được cưỡng

chế thi hành bằng sức mạnh của nhà nước. Vì vậy, điều khoản trọng tài được soạn
thảo phức tạp hơn, chính xác hơn và nội dung cần cụ thể hơn. Điều khoản thương
lượng hoặc hoà giải, trong mọi trường hợp, không loại trừ thẩm quyền của toà án
quốc gia nhưng nếu đã có điều khoản trọng tài (có hiộu lực và có khả năng thực
hiện) thì mặc nhiên là các bên đã loại trừ thẩm quyền của toà án quốc gia. Đây là
điều khác biệt cơ bản giữa trọng tài vói thương lượng hay hoà giải nhưng đồng thời
cũng ỉà ưu thế của phương thức trọng tài so với hai phương thức này.
1.2.3.2 Điều khoản ưọng tài với điều khoản lựa chọn con đường toà án quốc gia
Kết quả mà các bên tranh chấp thu được từ trọng tài hay từ toà án quốc gia đều
là những phán quyết có khả năng được cưỡng chế thi hành, song khỏi nguồn của
trọng tài hoặc toà lại xuất phát từ những điều khoản khác nhau. Điều khoản trọng tài
là căn cứ duy nhất làm phát sinh thẩm quyền của toà án trọng tài, nhưng sự im lặng
trong việc lựa chọn các phương thức giải quyết tranh chấp hay việc chỉ lựa chọn con
đường thương lượng hay hoà giải đều có thể dẫn đến thẩm quyền của toà án quốc


-20v ề nguyên tắc, điều khoản trọng tài là sự loại trừ đối vói thẩm quyền của toà
án quốc gia. Nếu trong một hợp đồng thương mại quốc tế có cả điều khoản trọng tài
và điều khoản lựa chọn toà án quốc gia thì việc giải thích ý chí đích thực của các
bên là vấn đề buộc phải tiến hành để tìm ra một phương thức giải quyết tranh chấp
duy nhất được các bên cùng nhất trí lựa chọn.
Mặt khác, trong soạn thảo điều khoản trọng tài, vấn đề tố tụng trọng tài hay
thành lập toà án trọng tài là không thể bỏ qua. Nhưng ngược lại, đối vói toà án quốc
gia, những vấn đề này hoàn toàn đã được định trước trong pháp luật của chính quốc
gia đó. Vì vậy, nội dung điều khoản trọng tài phải được ghi cụ thể và chi tiết hơn
điều khoản lựa chọn con đường toà án.
Tóm lại, thoả thuận trọng tài vói nội dung chính là sự thoả thuận về các yếu tố
của luật tố tụng đặt nền tảng cho sự hình thành và thực thi toàn bộ tiến trình trọng
tài, do đó hiệu quả của tố tụng trọng tài phụ thuộc một phần không nhỏ vào nội
dung của thoả thuận trọng tài.

Vói các đặc trung riêng có và vai ưò quan trọng của thoả thuận trọng tài như
những phân tích trên đây, vấn đề đặt ra là pháp luật quốc tế và pháp luật của các
quốc gia, trong đó có Việt Nam và Pháp, đã quy định cho thoả thuận trọng tài những
ưu thế và giới hạn gì? Đâu là giới hạn của sự tự do thoả thuận, đâu là điều kiện các
bên cần phải tuân thủ để đảm bảo hiệu lực của thoả thuận trọng tài? Đồng thời, thoả
thuận trọng tài tác động như thế nào đến các chủ thể có liên quan. Đây là những nội
dung chính sẽ được nghiên cứu và phân tích cụ thể tại chương tiếp theo của luận


-21-

CHƯƠNG2

MỘT SỐ VẤN ĐỂ PHÁP LÝ c ơ BẢN VỂ
THOẢ THUẬN TRỌNG TÀI THƯƠNG M ẠI QUỐC TẾ

2.1

Nội dung pháp lý của thoả thuận trọng tài thương mại quốc tế

2.1.1

Nguyên tắc tự do ý chí trong thoả thuận trọng tài

Có thể nói, trọng tài chỉ phụ thuộc vào ý chí của các bên và đó là lý do tại sao
trọng tài thường được coi như một sự thoả thuận. Nguyên tắc của trọng tài, việc bắt
đầu tố tụng trọng tài, tổ chức tiến hành trọng tài và kết thúc trọng tài đều phụ thuộc
vào ý chí của các bên, những người quyết định sử dụng phương thức trọng tài.
Nguyên tắc này không chỉ được pháp luật các quốc gia ghi nhận mà đã trở thành
thông lệ quốc tế. Pháp luật các quốc gia hay các quy tắc tố tụng trọng tài của các tổ

chức trọng tài thường trực thường có các quy định linh hoạt nhằm phát huy cao nhất
quyền tự do thoả thuận của các bên.
Với tính chất của “hợp đồng trong một hợp đồng”, thoả thuận trọng tài cũng
được hình thành trên nguyên tắc chung của hợp đồng, trong đó nguyên tắc cơ bản
nhất là nguyên tắc tự do ý chí. Đây là nguyên tắc được ghi nhận trong những văn
bản pháp lý cao nhất của pháp luật Việt Nam trong ngành luật kinh tế (Điều3 Pháp
lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989) và ngành luật dân sự ( Điều7 BLDS 1995).
Tuy nhiên, sự tự do thoả thuận nói chung, trong đó có thoả thuận trọng tài
không phải là sự tự do vô giới hạn mà là sự tự do trong khuôn khổ các quy định pháp
luật, pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia. Vì vậy, nghiên cứu về thoả thuận trọng
tài chúng ta cần tìm hiểu phạm vi của nguyên tắc tự do ý chí đối với loại thoả thuận


×