Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Những quy định mới của luật xây dựng năm 2003 về đấu thầu xây dựng và các giải pháp thực hiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.03 MB, 94 trang )


B ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

B ộ T ư PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÙI LÊ BÁ HÙNG

NHỬNG QUY
” ĐỊNH
■ MỚI CỦA LUẬT
■ XÂY DựNG

NĂM 2003 VỀ ĐẤU THẦU XÂY DựNG


VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC
HIỆN


Chuyên ngành: Luật kỉnh tế
Mã số: 60 38 50

LUẬN VĂN THẠC s ĩ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Lê Hồng Hạnh



THƯ V I Ệ N
ÌRƯONG ĐAI HOC IUẬ1 HA NOI


ph o n g đ o c

HÀ NÔI - 2004


2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận vãn này là côns trình nghiên cứu của riêng tôi.
các số liệu được trích dẫn, nêu trong luận văn là xác thực, có chú thích nguồn
sử dụng và nêu trong tài liệu tham khảo. Tôi xin cam đoan và hoàn toàn chịu
trách nhiệm về lời cam đoan trên.

Tác giả

Bùi Lê Bá Hùng


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn Phó giáo sư - Tiến sĩ Lê Hổng Hạnh, Phó
Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội, người thầy đã tận tình chỉ bảo giúp
tôi hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Phạm
Gia Yên - Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Xây dựng, nơười đã nhiệt tình giúp đỡ
tôi rất nhiều trong việc hoàn thành luận văn, cảm ơn khoa sau đại học trường
Đại học Luật Hà Nội, Tổng cục Thống kê, Văn phòng xét thầu Bộ Kế hoạch
và Đầu Tư, Vụ K ế hoạch thống kê Bộ Xây dựng đã giúp tôi trong việc hoàn
chỉnh các số liệu có liên quan trong luận văn này.


Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè và những người đã tạo điều kiện, giúp
đỡ tôi hoàn thành luận văn.

T ác giả

Bùi Lê Bá H ùng


4

MỤC LỤC

Lời cam đoan

2

Lời cảm ơn

3

M ục lục

4

Phần m ở đầu

1

Chương I
ĐẤU THẦU VÀ VAI TRÒ CỦA ĐẤU THAU TRONG XÂY DỤNG


I. Đấu thầu trong xây dựng

10

1.1. Khái niệm về

10

đấu thầu

1.2. Bản chất của đấu thầu

11

II. Vai trò của đấu thầu trong xây dựng

13

2.1. Đấu thầu và hiệu quả của đầu tư

13

2.2. Đấu thầu và việc tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh

15

trong xây dựng
2.3. Đấu thầu và việc chống tham nhũng trong hoạtđộng đầu tư


16

xây dựng
i n . Những đặc trưng trong việc điều chỉnh pháp luật hoạt động

17

đấu thầu trong xảy dựng
3.1. Các nguyên tắc của đấu thầu
3.2. Về các chủ thể chính trong quan hệ đấu thầu xây

18
dựng

23


5

Chương II
THỤC TRẠNG PHÁP LUẬT VỂ ĐAU THAU XÂY DỤNG ở VIỆT NAM

I. Pháp luật vể đấu thầu trong xây dựng trước thời thời điểm ban

33

hành Luật Xây dựng
1.1. Sự phát triển của pháp luật về đấu thầu ở Việt Nam trước

33


1986
1.2. Pháp luật về đấu thầu xây dựng giai đoạn từ 1986

cho đến

34

thời điểm trước khi có Luật Xây dựng ra đời
II. Những bất cập trong hệ thõng pháp luật Việt Nam về đấu thầu

41

xây dựng
2.1. Một số bất cập trong các quy định về các hình thức đấu thầu

42

2.2. Một số bất cập trong các quy định về năng lực nhà thầu

44

2.3. Những bất cập trong việc xác định giá trúng thầu

45

2.4. Những bất cập trong các quy định về quy trình đấu thầu

47


2.5. Những bất cập trong các quy định về giữ bí mật trong đấu

58

thầu
2.6. Những bất cập trong các quy định về bên mời thầu
2.7. Những bất cập trong các quy định về vấn đề hợp đồng

60
xây

62

dựng

Chương III
NHŨNG QUY ĐỊNH MỚI CỦA LUẬT XÂY DỤNG VỀ ĐẤU THAU

và các

GIẢI PHÁP C ơ BẢN NHẰM THựC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH NÀY

I. Những điểm mới của Luật Xây dựng về đấu thầu xây dựng.
Cơ sở lý luận và thực tiễn của chúng

67


6


1.1. Về tên Cgọi
cúa viêc
lưa
chon
nhà thầu
' ■
.



67

1.2. Quy định về việc giao việc cho nhà thầu phụ trong hoạt động

68

xây dựng
1.3. Quy định lựa chọn hình thức đấu thầu xây dựng

70

1.4. Về giá trúng thầu và phát huy sáng tạo của bên dự thầu

78

1.5. Về quyền hạn và nghĩa vụ của các bên trong đấu thầu

80

1.6. Quy định về việc điều chỉnh giá trị hợp đồng xây dựng


82

II. Những giải pháp cơ bản nhằm thực hiện

các quy định của

83

Luật Xây dựng về đấu thầu
2.1. Các giải pháp xây dựng đồng bộ hệ thống pháp luật

85

2.2. Các giải pháp về tổ chức thực hiện

86

2.3. Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về đấu thầu

89

K ết luận

90

D anh m ục tài liệu tham khảo

92



7

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Thực hiện công cuộc đổi mới do Đại hội Đảng toàn quốc lẩn thứ VI khứi
xướns và lãnh đạo, đất nước ta đã từng bước hình thành nền kinh tế hàrm hoá
nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà
nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đại hội Đảng lần thứ IX tiếp tục
khẳng định mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhà nước tạo
môi trường pháp lý ổn định, thuận lợi, bình đẳng cho các doanh nghiệp cạnh
tranh và hợp tác để phát triển công cuộc đó, Đảng và nhà nước đã để ra mục
tiêu tổng quát của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001 - 2010 là
“ đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ ràng đời sống vật
chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản
trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại” . [23]. Vận động theo xu
hướng này, đời sống kinh tế - xã hội ngày càng trở nên sôi động, công dân và
tổ chức kinh tế có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật, có
quyền tự chủ, chủ động trong hoạt động kinh doanh. Trong điều kiện phát
triển nền kinh tế thị trường, các giao dịch kinh tế, dân sự, thương mại ngày
càng trở nên phong phú, đa dạng, trong đó có hình thức đấu thầu.
Quy chế đấu thầu được ban hành ngày 16/07/1996 (được ban hành kèm
theo Nghị định số 43/1996/NĐ-CP) với mục đích bảo đảm tính khách quan,
công bằng và thống nhất các hoạt động đấu thầu trên phạm vi toàn quốc. Tiếp
sau đó hàng loạt các văn bản quy định các vấn đề pháp lý về đấu thầu liên tiếp
được ban hành, điển hình như Nghị định 88/1999 NĐ-CP ngày 1/9/1999, Nghị
định 14/2000 NĐ-CP ngày 5/5/2000, Nghị định 66/2003 NĐ-CP ngày
12/6/2003, thông tư số 01/2004/TT-BKH hướng dẫn và sửa đổi, bổ sung quy
chế đấu thầu. Mặc dù vậy các vướng mắc trong quá trình tổ chức đấu thầu,
viêc dàn xếp, mua bán, phá giá thầu khiến cho các công trình xây dựng kém

chất lượng, các vấn đề pháp lý mới nảy sinh trong thực tiễn cần giải quyết.


8

đám báo đúng m ục đích của đấu thầu là nhằm thực hiện tính cạnh tranh, côns
bằng, minh bạch để lựa chọn nhà thầu phù hợp, bảo đảm hiệu quả kinh tế của
dự án nói chung cũng như các công trình xây dựng nói riêng. Một số quy định
của pháp luật về đấu thầu còn nhiều bất cập, hạn chế, chưa rõ ràng, cụ thể, dẫn
đến việc hiểu và áp dụng không đúng, không thống nhất, dễ bị lợi dụng, chưa
đáp ứng được đòi hỏi khách quan của thực tiễn đời sống. Chính vì lý do này
Luật Xây dựng được Q uốc hội khoá XI thông qua năm 2003 đã dành riêng
Mục 1 Chương VI quy định về đấu thầu xây dựng. Việc luật hoá các quy định
về đấu thầu đã nói lên tầm quan trọng của vấn đề, trong đó quy định một số
điểm mới về đấu thầu xây dựng.
Với những lý do nói trên, tôi lựa chọn đề tài “N h ữ n g quy định mới của
Luật xây dự n g năm 2003 về đấu thầu Xáy dựng và các g iả i p h á p thực hiện."
làm đề tài nghiên cứu cho Luận văn tốt nghiệp Cao học Luật của mình.

2. M ục đích và đối tượng nghiên cứu:
Luận văn này sẽ tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận về đấu thầu
xây dựng, đánh giá thực trạng của pháp luật về đấu thầu xây dựng tại Việt
Nam, phân tích những vấn đề mới trong Luật Xây dựng về đấu thầu và kiến
nghị những giải pháp cần thiết cho việc thực hiện hiệu quả các quy định Luật
Xây dựng về đấu thầu xây dựng.
Đối tượng nghiên cứu là quy định pháp luật trước đây về đấu thầu, thực
tiễn áp dụng các quy định này và những cơ sở lý luận của việc xuất hiện các
quy định mới về đấu thầu trong Luật Xây dựng năm 2003.

3. Phương pháp nghiên cứu:

Luận văn này được thực hiện dựa trên nền tảng phương pháp luận là
phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử. Để giải


9

quyết các vấn đề khác nhau của luận văn tác giả sử dụng các phương

pháp

phân tích, tổng hợp; phương pháp so sánh và dự đoán.

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:
Luận văn có những đóng góp khoa học sau đây:
- Trình bày một cách hệ thống những vấn đề cơ bản về pháp luật đấu thầu
xây dựng, làm rõ những vấn để có tính đặc thù trong hoạt động đấu thầu xây
dựng.
- Đưa ra những đánh giá về thực trạng pháp luật về đấu thầu xây dựng
trong những năm trước đây và thực tiễn áp dụng các quy định này.
- Trình bày, đề xuất những giải pháp cần thiết cho việc thực hiện hiệu
quả các quy định Luật Xây dựng về đấu thầu xây dựng.
- Tìm hiểu và phân tích những điểm mới về đấu thầu trong Luật Xây
dựng, cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng các quy định này.

5. Bô cục luận văn:
- Phần m ở đầu
- Chương I: Đấu thầu và vai trò của đấu thầu trong xây dựng
- Chương II: Thực trạng pháp luật về đấu thầu xây dựng ở Việt Nam
- Chương III: Những quy định mới của Luật Xây dựng về đấu thầu và
các giải pháp cơ bản nhằm thực hiện các quy định này

- Kết luận.
- Danh m ục tài liệu tham khảo.


10

CHƯƠNG I
ĐẤU TH Ầ U VÀ VAI TRÒ CỦA ĐẤU THẦU TR O N G XÂY DỤNG

I. Đấu thầu trong xây dựng:
1.1. K hái niệm đấu thầu:
Trong nền kinh tế thị trường để tiến hành thực hiện một dự án, chủ đầu
tư có có rất nhiều công việc cần giải quyết như: lựa chọn công nghệ, mua sắm
máy móc thiết bị, lắp đặt, thi công xây dựng kết cấu công trình....Các công
việc trên có thể do chủ đầu tư tự tổ chức thực hiện hoặc chủ đầu tư có thể giao
cho các đơn vị khác đảm nhận thông qua việc ký kết hợp đổng kinh tế. Trường
hợp tự tổ chức thực hiện các công việc của dự án, đặc biệt khi chủ đầu tư là cá
nhân, tập thể sử dụng vốn của chính mình, chủ đầu tư sẽ quản lý sát sao được
chất iượng, đảm bảo đúng tiến độ và giảm được những chi phí không cần thiết.
Tuy nhiên, tuỳ theo tính chất của dự án, có những yêu cầu rất phức tạp mà chủ
đầu tư không đủ năng lực thực hiện (trang thiết bị, kinh nghiệm, trình độ kỹ
thuật...) khiến cho việc bảo đảm dự án hoàn thành đúng kế hoạch, đảm bảo
chất lượng và dự toán chi phí là cực kỳ khó khăn. Trong khi đó, trên thị trường
có rất nhiều đơn vị đủ năng lực để thực hiện tốt nhất công việc đó. Vấn đề đặt
ra là chủ đầu tư chọn ai là người có thể thỏa mãn tối đa các yêu cầu của mình?
Giải pháp tốt nhất cho vấn đề này là đấu thầu. Vậy đấu thầu là gì?
Đ ấu thầu theo từ điển tỉêhg Việt là đọ công khai, ai nhận làm, nhận bán
với điều kiện tốt nhất thì được giao làm hoặc được bán hàng (1 phương thức
giao làm công trình hoặc mua hàng)[ì5]. Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định số
88/1999/NĐ-CP thì đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu

cầu của bên mời thầu.


11

Từ điển kinh doanh của Anh (Longman Dictionary of Business) không
nêu rỗ đấu thầu là gì mà chỉ giải thích đấu thầu mua sắm là việc sử dụng các
phương pháp hoặc nỗ lực đặc biệt để nhận được hay mua được.
Do đó ta có thể hiểu khái quát đấu thầu chính lù quá trình lựa chọn nhà
thầu dáp ứng dược cúc yêu cầu của bên mời thầu hoặc yêu cầu của chủ ílự án
trên cơ sở cạnh tranh bình đẳng giữa các nhà thầu.
Bên mời thầu là chủ đầu tư hoặc đại diện hợp pháp của chủ đầu tư có dự
án đấu thầu.
Nhà thầu là tổ chức có đủ điều kiện, năng lực theo quy định để tham gia
đấu thầu. N hà thầu có thể là cá nhân trong trường hợp tuyển chọn tư vấn.

1.2. Bản ch ất p h á p lý và m ột s ố đặc điểm của đấu thầu:
Bản chất của đấu thầu là một quá trình để nghị theo trình tự đặc biệt,
trong đó người bỏ thầu là người đưa ra để nghị theo yêu cầu của chủ đầu tư,
còn nhà đầu tư là người chấp nhận đề nghị. Đấu thầu khác hẳn với bán đấu
giá. Bán đấu giá tài sản là hợp đồng mua bán tài sản đặc biệt. Bán đấu giá tài
sản phải tuân theo những thủ tục riêng biệt từ việc xác định tài sản đấu giá,
định giá, thông báo, niêm yết, xem tài sản, tổ chức đấu giá... Trong khi đó,
đấu thầu xây dựng được tiến hành ngay cả khi chưa có công trình, nghĩa là
chưa có “hàng” bầy ra để “đấu” .
Đấu thầu có thể được coi là một giai đoạn tiền hợp đồng, được sử dụng
với mục đích lựa chọn đối tác, nhà thầu phù hợp, đảm bảo hiệu quả kinh tế
của dự án. Sau khi việc đấu thầu hoàn tất thì việc ký kết hợp đổng sẽ là bước
tiếp theo. Căn cứ để ký kết hợp đồng là kết quả đấu thầu, việc ký kết hợp đồng
xây dựng phải phù hợp với kết quả đấu thầu cũng như đáp ứng về cơ bản các

tiêu chí đã được bên mời thầu nêu ra từ trước.
Bản chất pháp lý của đấu thầu có thể nhận diện qua các đặc trưng sau đây
của quá trình đấu thầu:


12

- T h ứ n h ấ t, đấu thầu là một quá trình có sự tham gia của nhiều chủ thể:
Trong quan hệ đấu thầu các chủ thể được phân thành bên mời thầu và bên dự
thầu. Bên dự thầu là bên có khả năng cung cấp hàng hoá, dịch vụ nhưng không
phải bất kỳ chủ thể nào cũng có thể trở thành bên dự thầu. Chí những chú thế
có năng lực thực hiện và không ở trong diện bị loại trừ theo các tiêu chuấn do
bên mời thầu đặt ra mới có quyền trở thành bên tham dự thầu.
- T h ứ hai, đấu thầu là một quá trình gồm nhiều giai đoạn: Đấu thầu
gồm có nhiều giai đoạn m à trong đó luôn có sự liên hệ mật thiết giữa các giai
đoạn với nhau, giai đoạn trước là tiền đề để thực hiện giai đoạn sau. Khi tham
gia vào từng giai đoạn các chủ thể của quan hệ đấu thầu phải tuân theo các
quy tắc chung.
- Thứ b a , đấu thầu thể hiện tính cạnh tranh bình đẳng và cồng khai,
minh bạch: Cạnh tranh trong đấu thầu luôn tuân theo những yêu cầu, điều kiện
rất chặt chẽ, thống nhất, đảm bảo sự công bằng giữa các nhà thầu. Các nhà
thầu được hưởng các cơ hội như nhau trong quá trình đấu thầu. Điều này làm
cơ sở giúp cho bên mời thầu đánh giá được các nhà thầu một cách công bằng,
khách quan. Thông qua các yêu cầu mà bên mời thầu đưa ra, các nhà thầu dựa
trên nãng lực về tài chính, kỹ thuật, kinh nghiệm của mình để chào giá. Nhà
thầu nào có giá phù hợp cũng như các tiêu chí khác về kỹ thuật, kinh nghiệm,
v.v... sẽ được chọn làm đối tác.
- Thứ tư, khi tham gia đấu thầu nhà thầu phải có bảo lãnh dự thầu. Đây
là việc nhà thầu đặt m ột khoản tiền mặt, séc hoặc bảo lãnh của ngân hàng để
đảm bảo trách nhiệm của nhà thầu trong việc dự thầu. Mục đích của bảo lãnh

dự thầu là nhằm bảo đảm nhà thầu không thay đổi và huỷ bỏ việc tham gia
đấu thầu giữa chừng đồng thời loại bỏ những nhà thầu không nghiêm túc. Số
tiền bảo lãnh dự thầu sẽ được trả lại cho những nhà thầu không trúng thầu
trong một thời hạn nhất định. Việc bảo lãnh thường do một ngân hàng thực
hiện và ngân hàng phải lập giấy cam kết bảo lãnh gửi kèm theo hồ sơ dự thầu.


13

Trong cam kết bảo lãnh phía bảo lãnh sẽ cam kết trả cho bên mời tháu một số
tiền ngay sau khi nhận được văn bản yêu cầu của bên mời thầu khi nhà thầu
rút đơn dự thầu trong thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu đã được quy định
trong hồ sơ mời thầu hoặc khi nhà thẩu đã được bên mời thầu thông báo trúng
thầu mà nhà thầu từ chối ký kết hợp đồng.

II. Vai trò của đấu thầu trong xây dựng:
2.1. Đ ấu thầu và hiệu quả của đầu tư:
Các nhà đầu tư đều mong muốn đạt được hiệu quả tối đa từ hoạt động
đầu tư xây dựng của mình. Vì vậy họ thường sử dụng đấu thầu để lựa chọn
được đơn vị đáp ứng được các yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ, thực hiện dự án
với chất lượng cao nhất, chi phí tài chính thấp nhất, tiết kiệm được chi phí.
Thực tế là tỷ lộ tiết kiệm do sử dụng đấu thầu thông thường đạt được từ 10 đến
15% sơ với giá gói thầu. Trong các gói thầu lớn thuộc thẩm quyền phê duyệt
của Thủ tướng Chính phủ thường có mức tiết kiệm cao hơn so với các gói thầu
do các Bộ, ngành và địa phương quyết định. Dưới đây là tỷ lệ tiết kiệm qua
các năm:

Năm

Tỷ lệ %


1998

11,2

1999

13,84

2000

12,53

2001

10,37

2002

11,44
(Nguồn: Tổng cục Thống kê năm 2003)

Số liệu trên cho thấy hoạt động đấu thầu đã chứng tỏ được sự cần thiết
và tầm quan trọng của nó trong cơ chế thị trường. Mọi nhà thầu có khả năng


14

đều CÓ thế tham gia đấu thầu miễn là có đủ tiêu chuẩn do pháp luật quy định
và chủ đầu tư đặt ra. Hình thức đấu thầu rộng rãi là hình ảnh tiêu biểu nhất

cho cơ hội cạnh tranh bình đẳng. Thông qua đấu thầu chủ đầu tư tạo ra được
sản phấm có chất lượng với giá cả hợp lý nhất. Đây chính là mục tiêu quan
trọng nhất của đấu thầu. Dựa trên các tiêu chí đã được lựa chọn trước, nhà đầu
tư có thể đánh giá công bằng các nhà thầu cũng như tạo nên được sự nhất quán
từ đầu tới cuối của quá trình xây dựng. Chính nhờ có đấu thầu m à tình trạng
vô trách nhiệm, thất thoát lãng phí các nguồn vốn dành cho dự án được khắc
phục, chất lượng công trình - hàng hoá được nâng cao.
Trong thời gian qua, đặc biệt từ khi Chính phủ ban hành Nghị định
43/1996/NĐ-CP ngày 16/07/1996, hoạt động đấu thầu diễn ra tương đối thuận
lợi, đảm bảo tính công bằng, khoa học và đạt được những yêu cầu về thể thức
thủ tục, thời gian. Trên thực tế, hoạt động đấu thầu đã chứng tỏ sự cần thiết
của nó trong nền kinh tế thị trường, mang lại lợi ích kinh tế thiết thực cho các
chủ đầu tư cũng như các nhà thầu thắng cuộc, đồng thời cũng tiết kiệm được
nguồn vốn cho xã hội, điển hình là công trình xây dựng đường cao tốc Láng Hoà Lạc với sự tham gia của các nhà thầu trong nước chi phí giảm với tỷ lệ
đáng kể. Ví dụ: như gói thầu số 10 (km27-km30) cho kết quả cuối cùng với
giá trúng thầu là 6,94 tỷ đổng trong khi giá ước tính ban đầu là 17,1 tỷ đổng.
Trong những năm qua số lượng gói thầu xây lắp được đấu thầu ngày
càng lớn. Chỉ riêng năm 1997 có 6024 công trình thì có 2508 gói thầu được tổ
chức đấu thầu. Thông qua đấu thầu xây lắp, chúng ta đã tiết kiệm được một
nguồn vốn khá lớn: N ăm 1996 tiết kiệm được 902 tỷ đổng; Năm 1997 tiết
kiệm được 930 tỷ đồng; N ăm 1998 tiết kiệm được 925,13 tỷ đồng. Rõ ràng số
tiền tiết kiệm được của năm 1997 tăng 28 tỷ đổng so với năm 1996 và năm
1998 lại giảm 4,87 tỷ đồng so với năm 1997, mặc dù đây mới chỉ là kết quả
bước đầu khi chưa thực hiện quyết toán [10].


15

Pháp luật về đấu thầu quy định rõ trình tự. thủ tục để các dự án, các cói
thầu được triển khai thực hiện trên cơ sớ các nội dung và quy định cụ thế cùa

hợp đồng. Đấu thầu không chí m ans lại lợi ích cho nhà đáu tư mà còn mang
lại lợi ích cho cả nhà thầu. Một khi đã trứng thầu tức là nhà thầu đã có khá
năns tạo ra cho mình cơ hội có việc làm, lợi nhuận. Trách nhiệm giữa nhà
thầu và nhà đầu tư luôn được phân định rành mach bởi các tiêu chí đã được cả
hai bên thống nhất từ trước.
Phương thức đấu thầu ngày càng trở nên phổ biến và quan trọng trong
lĩnh vực sản xuất kinh doanh xây dựng, không chỉ ở nước ta mà còn nhiều
nước trên thế giới. Nó được nhìn nhận như một điều kiện thiết yếu để đảm bảo
thành công cho các nhà đầu tư dù họ thuộc khu vực nhà nước hay tư nhân, dù
họ đầu tư trong nước hay ngoài nước.

2.2. Đấu thầu và việc tạo lập m ôi trường cạnh tranh lành m ạnh trong xây
dựng:
Như đã nói ở trên, đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng được
các yêu cầu của bên mời thầu hoặc của chủ nên đấu thầu tạo ra cơ hội cạnh
tranh bình đẳng cho tất cả các nhà thầu đáp ứng đủ các yêu cầu. Thông qua
các tiêu chí mà bên mời thầu đưa ra các nhà thầu có thể tự đánh giá khả năng
của mình để quyết định có tham gia hay không. Nếu xét thấy mình có đáp ứng
các tiêu chí mà bên mời thầu đưa ra thì nhà th

LU

có thể tham gia mà không

một cơ quan nhà nước nào hoặc một tổ chức nào có thể ngăn trở được một khi
cuộc đấu thầu được tiến hành đúng pháp luật.
Đấu thầu thiết lập nên một môi trường cạnh tranh mà trong đó các nhà
thầu có thể chủ động đưa ra được các đề nghị phù hợp nhất với yêu cầu của
bên mời thầu. Ngoài ra cũng dựa trên các tiêu chí mà bên mời thầu đưa ra, các
nhà thầu bị thất bại trong quá trình đấu thầu có thể tự đánh giá năng lực sản

xuất kinh doanh của mình.


16

Nhờ tính cạnh tranh cô n 2 bàng cua đấu thầu, các nhà thầu cùng nhau
đưa ra các điều kiện tối ưu của mình về kinh nghiệm, năng lực, tài chính, kỹ
thuật... đê’ m ong m uốn giành được kết quả đấu thầu. Điểu này giúp hạn chế
được tình trạng giao thầu cho bên không đủ năng lực thực hiện dẫn đến chất
lượng công trình không đảm bảo, sự cố công trình xảy ra, thời gian thực hiện
dự án kéo dài, phát sinh tranh chấp.
Đấu thầu xây dựng là hình thức cạnh tranh hợp pháp trong đó các nhà
thầu tham gia đều bình đẳng. Tuy nhiên, với một số ngoại lệ luật định áp dụng
với nhà thầu nước ngoài, quy định về việc ưu tiên cho nhà thầu Việt Nam khi
tham gia đấu thầu quốc tế tại Việt N am giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam
có cơ hội canh tranh với các nhà thầu nước ngoài có tiềm lực hơn về mọi mặt,
tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam phát triển. Trước khi quy chế đấu
thầu ra đời thì hầu như các doanh nghiệp Việt N am thường thua các doanh
nghiệp nước ngoài trong các cuộc đấu thầu ngay chính trên thị trường nội địa
do khả năng tài chính, do năng lực và kinh nghiệm. Q uy ch ế đấu thầu ra đời
giúp cho các nhà thầu trong nước có cơ hội thử thách để tiến tới cạnh tranh
thực sự với các nhà thầu quốc tế. Nhiều nhà thầu trong nước trước đây chỉ
tham gia với tư cách nhà thầu phụ đối với nhiều gói thầu đấu thầu quốc tế thì
nay đã có thể tự m inh tham dự và đã trúng nhiều gói thầu có quy m ô khá lớn
(từ 10 đến 60 triệu USD) như các Tổng cồng ty xây dựng Trường Sơn, Tổng
công ty xây dựng Lũng Lô, Tổng công ty xây dựng Bạch Đằng, Vinaconex,
Licogi,v.v...Có được sự trưởng thành và thành công như vậy m ột phần nhờ tác
động của đấu thầu. Cơ chế đấu thầu buộc các nhà thầu phải tự vươn lên nếu
muốn tồn tại trong nền kinh tế thị trường.


2.3. Đ âu thầu và việc chống tham nhũng tron g hoạt độn g đầu tư xây dựng:
Xây dựng là lĩnh vực hoạt động sử dụng nhiều tiền vốn, vật tư, lao động,
liên quan đến nhiều ngành - lĩnh vực nên ở đày cũng dễ xảy ra dễ xảy ra tình


17

trạng lãng phí, thất thoát và tham nhũng. Thực tế hiện nay có một số công
trình vừa mới hoàn thành nhưng chí sau một thời gian ngắn sử dụng đã xuốns
cấp rất nghiêm trọng như hầm chui Văn Thánh, Nhà hát chèo trung ươns.
đườnq cao tốc Pháp Vân... Công tác thanh tra, kiểm tra cho thấy nguyên nhàn
chủ yếu là do công trình bị “rút ruột” , tạo nên tình trạng kém chất lượng.
Thông qua các quy định của mình về đấu thầu, cơ quan quản lý nhà nước có
thể hạn chế được tình trạng các doanh nghiệp không đủ năng lực tham gia đấu
thầu. Các nhà thầu có thể giám sát được các nhà thầu khác nhờ tính công khai,
minh bạch của đấu thầu. Đấu thầu với ưu thế về thông tin rành mạch, trách
nhiệm của nhà thầu cũng như của bên mời thầu được quy định rõ ràng khiến
cho “cơ chế cửa sau” khó phát huy tác dụng tiêu cực của nó. Các quy định về
bảo mật thông tin trong quá trình đấu thầu giúp cho các nhà thầu bình đẳng
trong các cuộc đấu thầu, giúp cho bên mời thầu tìm ra được nhà thầu thích hợp
nhất cho công trình của mình. Đối với một số công trình, do yêu cầu của tiêu
chí dự thầu số lượng nhà thầu tham gia sẽ hạn chế. Điều này giúp khắc phục
tình trạng dàn xếp mua bán phá giá thầu, tình trạng quân xanh - quân đỏ trong
đấu thầu, trả lại cho đấu thầu giá trị đích thực của nó. Các quy định không cho
phép tổng công ty và các công ty thành viên cùng tham gia một cuộc đấu thầu
đã góp phần hạn chế tình trạng thông đổng trong đấu thầu.
Đấu thầu với những ưu điểm vượt trội của mình đã tạo nên một môi
trường pháp lý quan trọng, giúp cho các nhà đầu tư cũng như các cơ quan
quản lý nhà nước kiểm soát tốt hoạt động đầu tư xây dựng, chống nạn tham
nhũng.


in.

Những đặc trưng trong việc điều chỉnh pháp luật hoạt động đấu thầu

trong xây dựng:
Do ý nghĩa và vị trí quan trọng của đấu thầu trong nền kinh tế thị trường
nên tất cả các nước đểu điều chinh quá trình đấu thầu bằng công cụ pháp luật.
Hình thức điều chỉnh chủ yếu là ban hành Quy chế đấu thầu hoặc Quy chế

I

THƯ V IÊ N
TRƯƠNG Đ A 1HOC I ÙÂ1 H ANÒI
PHÒNG

eoẸ—

----—- -


18

mầu cùng những hướno dẫn cụ thể về việc áp dụng các quy tắc, các yêu cầu
của các tổ chức thươno mại, ngàn hàng thế giới. Pháp luật điều chỉnh hoạt
động đấu thầu trong xây dựng có những đặc trưng; riêng, khác biệt đối với
pháp luật điều chỉnh các hoạt động khác về quyền và nghĩa vụ của các chủ thế
tham gia quan hệ đấu thầu, về các nguyên tắc trong điều chỉnh.

3.1. Các n gu yên tắc của đấu thầu:

Nguyên tắc là những nguyên lý tư tưởng chỉ đạo cơ bản, định hướng
cho việc xây dựng, thực hiện và áp dụng pháp luật trong một lĩnh vực cụ
thể.[39,tr 11]. Đ ấu thầu trong xây dựng là một lĩnh vực quan trọng trong nền
kinh tế thị trường. Do vậy pháp luật điều chỉnh hoạt động đấu thầu trong xây
dựng cũng có những nguyên tắc riêng, so với các nguyên tắc của pháp luật
điều chỉnh các hoạt động khác.
- N guyên tắc thứ nhất: coi trọng tính hiệu quả (cả về kinh t ế và kỹ
thuật).
Các gói thầu phải được tính toán kỹ lưỡng về mọi mặt, nhất là hiệu quả
về kinh tế. Tuy vậy do đặc điểm của công trình xây dựng là sản phẩm mang
nhiều tính kỹ thuật, liên quan trực tiếp tới đời sống hàng ngày của con người
nên hiệu quả về m ặt kỹ thuật cũng phải được đặt ngang hàng với hiệu quả về
kinh tế, không được xem nhẹ yếu tố nào. Việc chọn hình thức đấu thầu nào
cũng phải xuất phát từ đặc điểm, yêu cầu của từng gói thầu, sao cho có hiệu
quả nhất.
- N guyên tắc thứ hai: cạnh tranh bình đẳng.
Đặc điểm của đấu thầu đó là sự cạnh tranh giữa các nhà thầu. Đấu thầu
xây dựng là m ột bộ phận của đấu thầu nên nó cũng không nằm ngoài đặc
điểm trên. Cạnh tranh là quá trình trong đó mỗi chủ thể tham gia quan hệ kinh
tế thực hiện những biện pháp có thể nhằm mục đích thu được nhiều lợi ích
kinh tế hơn so với các chủ thể khác cùng tham gia quan hệ đó. Để đảm bảo


19

t í n h c ạ n h t r a n h , m ỗ i CLIỘC đ ấ u t h á u đ ề u p h ả i

được t h ự c h i ệ n với s ự t h a m g i a

cúa một

mẽ.
- số nhà thầu có đủ năn°o lưc
■ để tạo
• ra một
. cuộc
.
. canh tranh manh

Các nhà thầu phải chạy đua với nhau bằng cách đưa ra những điều kiện ưu đãi
nhất trong pham vi nàng lực của mình để có thể thắng thầu. Mục tiêu của đấu
thầu xây dựng là tìm ra được nhà thầu xày dựng có đủ năng lực đưa ra các ưu
đãi nhất về tài chính, kỹ thuật, tiến độ thực hiện công trình xây dựng, chất
lượng của công trình xây dựng,v.v...
Tuy nhiên sự cạnh tranh đó phải được diễn ra công bằng, nghĩa là các
nhà thầu đều phải được hưởng cơ hội, điều kiện ngang nhau trong quá trình
đấu thầu. Bên mời thầu phải có trách nhiệm đảm bảo các điều kiện đặt ra với
các nhà thầu là ngang nhau, đồng thời mọi thông tin về đấu thầu cung cấp cho
các nhà thầu là như nhau, không có sự ưu ái nhà thầu này so với nhà thầu
khác, không được phân biệt đối xử. Có như vậy mới tạo ra được một quá trình
cạnh tranh thực sự giữa các nhà thầu và cũng từ đó tạo điều kiện cho bên mời
thầu đánh giá được các nhà thầu một cách khách quan. Mọi hành động của
bên mời thầu tạo ra sự bất bình đẳng giữa các nhà thầu đều là trái với nguyên
tắc này, đi ngược lại với lợi ích của các bên, phủ nhận tính cạnh tranh đấu
thầu.
- N guyên tắc thứ ba: dữ liệu đầy đủ.
Đấu thầu là một quá trình phải trải qua nhiều giai đoạn do vậy các giai
đoạn của đấu thầu phải được chuẩn bị hết sức cẩn thận và đầy đủ, đặc biệt là
đối với đấu thầu xây dựng do liên quan nhiêu tới các công trình có quy mô lớn
và đòi hỏi cao về kỹ thuật và công nghệ. Trong giai đoạn lập k ế hoạch đấu
thầu, bên mời thầu cần làm rõ nội dung các công việc của dự án cần được thực

hiện, các yêu cầu đối với các nhà thầu. Trons; bất kỳ cuộc đấu thầu nào, bên
mời thầu cũng phải cung cấp dữ kiện đấu thầu cho các nhà thầu. Các dữ kiện
này là cơ sở cho nhà thầu chuấn bị hồ sơ dự thầu và cũng là căn cứ cho bên
mời thấu đánh giá hồ sơ dự thầu. Do tính chất quan trọng của dữ kiện nên việc


20

đề ra các yêu cẩu, việc lập dữ kiện phải do một tổ chức chuyên môn tiến hành.
Nếu dữ liệu không đầy đủ, chuấn xác thì có thể phải hoãn tổ chức đấu thầu để
bổ sung, đấu thầu lại, tệ hại hơn nữa là huỷ bỏ đấu thầu, sây ra lãng phí về
thời gian, tiền bạc, công sức. Các nhà thầu phải được nhận đầy đủ với các
thông tin chi tiết, rõ ràng, cụ thể và có hệ thống theo các tiêu chuẩn về kỹ
thuật được sử dụng trong xây dựng. Chỉ khi nhận đầy đủ dữ liệu thì nhà thầu
mới có thể biết được các yêu cầu do bên mời thầu đặt ra, từ đó họ xem xét khả
năng của m ình làm thế nào để đáp ứng tốt nhất các yêu cầu đó. Nguyên tắc
này thể hiện trách nhiệm của chủ dự án phải nghiên cứu, tính toán, cân nhắc
thấu đáo để có thể tiên liệu rất kỹ và rất chắc về mọi yếu tố có liên quan.
Chuẩn bị kỹ lưỡng, đầy đủ mọi dữ liệu của đấu thầu và thông báo cho các nhà
thầu biết rõ không chỉ diễn ra một lần mà có thể diễn ra nhiều lần. Nếu trong
quá trình đấu thầu có một nhà thầu nào đó thắc mắc về các dữ liệu này thì bên
mời thầu có trách nhiệm xem xét và có thể sửa đổi dữ liệu, sau đó phải thông
báo cho tất cả các nhà thầu cùng biết. Việc thực hiện nghiêm túc nguyên tắc
này sẽ góp phần bảo đảm thành công của đấu thấu xây dựng.
- N guyên tắc thứ tư: đánh giá công bằng.
Đây là m ột trong những nguyên tắc quan trọng của đấu thầu nói chung
cũng như đấu thầu xây dựng nói riêng. Nguyên tắc này đòi hỏi việc đánh giá
hồ sơ dự thầu phải bảo đảm sự bình đẳng, không thiên vị. Việc đánh giá được
tiến hành căn cứ vào các tiêu chí thống nhất là các tiêu chuẩn về kỹ thuật xây
dựng, tài chính, năng lực, kinh nghiêm, tiến độ thực hiện xây dựng công

trình.... được quy định rõ ràng, cụ thể trong hồ sơ mời thầu. Bên cạnh đó việc
đánh giá công bằng các hồ sơ đấu thầu được thực hiện bởi một hội đồng xét
thầu có đủ năng lực và phẩm chất, khách quan. Muốn đảm bảo được điều này
thì các thông tin về hội đồng xét thầu, tổ chức chấm thầu phải được giữ bí mật
đến phút cuối, tránh xảy ra tiêu cực ảnh hưởng đến việc đánh giá hồ sơ dự
thầu. Ngoài ra khi đánh giá và đưa ra các quy định về hồ sơ đấu thầu nào được


21

chọn hoặc bị loại bỏ thì hội đồng xét thầu đều phải đưa ra lý do vì sao hổ sơ
đó được “ ch ọn ” , vì sao hồ sơ bị “ loại” nhằm mục đích tránh sự nghi ngờ, kiện
tụng của các nhà thầu, hạn chế tối đa viêc phát sinh tranh chấp.
- N guyên tấc thứ năm: trách nhiệm phân minh.
Nguyên tắc này xuyên suốt cả quá trình đấu thầu với các quy định rõ
rànơ về quyền và trách nhiệm của các bên khi tham gia vào quá trình đấu thầu,
trách nhiệm của các bên đều được quy định cụ thể trong hợp đồng. Bên cạnh
đó, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên liên quan cũng được quy định một cách
chi tiết, trách nhiệm của từng bên đối với từng phần việc cụ thể được phân
định rõ ràng. Các bên đều phải nhận thức rõ hậu quả có thể xảy ra và phải có
trách nhiệm phòng ngừa sai sót. Nguyên tắc này tạo sự nghiêm túc trong đấu
thầu, hạn ch ế tiêu cực có thể xẩy ra và giúp cho quá trình đấu thầu xây dựng
được tổ chức chặt chẽ, có hiệu quả và góp phần mang lại lợi ích kinh tế cho
các bên. M ặt khác nguyên tắc này là cơ sở để các bên có ý thức tự giác thực
hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong đấu thầu.
- N guyên tắc thứ sáu: bảo lãnh thích đáng.
Trong kinh tế thị trường việc đảm bảo hài hoà lợi ích cho các bên là yếu
tô' giúp cho việc hợp tác được suôn sẻ. Trong đấu thầu cũng vậy, để đảm bảo
sự hài hoà này cần có sự nỏ lực, cố gắng từ cả hai bên vì sự ứng xử thiếu
nghiêm túc của m ột trong hai bên sẽ gây thiệt hại cho bên kia. Để thực hiện

được quá trình đấu thầu một cách trọn vẹn, cần có biện pháp thích hợp nhằm
tránh sự thay đổi ý định và huỷ bỏ việc đấu thầu và loại bỏ những nhà thầu
không nghiêm túc. M ột trong những biện pháp đó là bảo lãnh dự thầu. Đây là
quy định giúp cho bên mời thầu tránh được rủi ro do cách ứng xử của nhà thầu
gây ra. Do đó trong các quy chế về đấu thầu, đặc biệt là về đấu thầu xây dựng
bao già cũng có quy định về bảo lãnh dự thầu, tức là khi tham gia đấu thầu
nhà thầu bao giờ cũng phải nộp một khoản tiền bảo lãnh như một bộ phận của
hồ sơ dự thầu. Hồ sơ dự thầu không có bảo lãnh sẽ không được chấp nhận.


22

Việc tuân thú nguyên tắc nói trên đảm bảo cho đấu thầu đat được hiệu
quả tối ưu, kích thích các nỗ lực nghiêm túc của mỗi bên và thúc đáy sự hợp
tác giữa các bên nhằm mục tiêu đáp ứng tốt nhất các yêu cầu về chất lượns
công trình xây dựng, các tiêu chuẩn về kỹ thuật xây dựng, tiến độ thực hiện
công trình xây dựng và do đó nó đảm bảo lợi ích chính đáng cho cả chú công
trình lẫn nhà thầu xây dựng, góp phần tiết kiệm các nguồn lực xã hội.
- N guyên tắc thứ bảy: minh bạch.
Việc đấu thầu là nhằm tiết kiệm chi phí cho chủ đầu tư xây dựng công
trình, đồng thời nâng cao hiệu quả đầu tư và cũng là nhằm loại bỏ những tiêu
cực, hạn chế. Trong đấu thầu xây dựng, nguyên tắc minh bạch được áp dụng
đối với cả bên mời thầu cũng như các nhà thầu. Tính minh bạch được thể hiện
ở các thông tin m à nhà thầu phải công khai như: tên nhà thầu, năm thành lập,
năng lực về tài chính, năng lực về kỹ thuật, đăng ký kinh doanh... để bên mời
thầu biết. Tính m inh bạch yêu cầu phải công bố công khai, ở mọi giai đoạn
của đấu thầu, tránh hiện tượng tiêu cực xẩy ra ở từng khâu, làm ảnh hưởng đến
hiệu quả của dự án xây dựng công trình, để các nhà thầu có cơ hội cạnh tranh
công bằng và phát hiện các tiêu cực có thể nảy sinh. Ngoài các thông tin cần
giữ bí mật, các thông tin liên quan tới đấu thầu phải được công khai, làm căn

cứ cho các nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu.
- N guyên tắc thứ tám: bảo m ật thông tin.
N guyên tắc này đòi hỏi một số thông tin liên quan đến đấu thầu phải
được coi là thông tin mật phải được giữ kín. Sau khi các đơn dự thầu được mở
cồng khai, không m ột thông tin nào liên quan đến việc nghiên cứu, giải thích,
lượng giá các đơn dự thầu và kiến nghị chọn thầu được thông báo với bất cứ ai
không có liên quan chính thức đến những thông số này trước khi tuyên bố nhà
thầu nào thắng thầu. Bên mở thầu phải tiến hành mở thầu và xét thắng thầu
theo đúng pháp luật. Những thành viên của Hội đồng xét thầu phải là những
người có năng lực, phẩm chất, tư cách đạo đức tốt, có trình độ về kỹ thuật xây


23

dựng. Họ có nghĩa vụ không được tiết lộ bất kỳ một thông tin nào liên quan
đến đấu thầu cho tới trước khi tuyên bố thắng thầu. Điều 13 Khoản 1 Nghị
định 88/1999/NĐ-CP và Điểu 1 Khoản 9 Nghị định số 66/2003/NĐ-CP sửa
đổi, bổ sung Nghị định số 88/1999/NĐ-CP quy định: “ Bản gốc hồ sơ dự thầu
phải được bên mời thầu ký xác nhận từng trans để đảm bảo nguyên trạng
trước khi tiến hành đánh giá và quản lý theo chế độ quản lý hồ sơ mật ”
- N guyên tắc thứ chín: khuyến khích nhà thầu trong nước.
Để đảm bảo quyền lợi của các nhà thầu xây dựng trong nước, nhằm tạo
công ăn việc làm, thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo điều kiện cho các nhà thầu
khắc phục điểm yếu khi tham gia đấu thầu quốc tế, pháp luật về đấu thầu của
Việt Nam có những quy định cụ thể về ưu đãi cho các nhà thầu trong nước. Sự
ưu đãi cho các nhà thầu trong nước được thể hiện rõ tại Điếu 10 Nghị định số
88/NĐ-CP, theo đó nếu trong một cuộc đấu thầu các nhà thầu Việt Nam có số
điểm ngang bằng các nhà thầu nước ngoại thì sẽ được ìru tiên so với các nhà
thầu nước ngoài, các nhà thầu nước ngoài luôn phải đảm bảo về lượng nhân
công Việt Nam, m ua sắm vật tư thiết bị tại Việt Nam, và đặc biệt là luôn phải

liên danh hoặc sử dụng thầu phụ là nhà thầu Việt Nam.
- N guyên tắc thứ mười: tuân thủ điều ước quốc tế:
Khoản 1 Điều 1 Nghị định số 66/2003/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị
định số 88/1999/NĐ-CP quy định khi thực hiện các văn bản, thoả thuận đã ký
sử dụng vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế hoặc của nước ngoài mà có quy
định liên quan đến đấu thầu nhưng khác với quy chế đấu thầu của Việt Nam
thì áp dụng theo văn bản, thoả thuận đã ký. Riêng thủ tục trình duyệt, thẩm
định, phê duyệt kế hoạch đấu thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu vẫn thực hiện
theo quy chế Đấu thầu của Việt Nam.

3.2. Các chủ thê chính trong quan hệ đấu thầu xây dipig:
3 .2 .1 . Phạm vi điển chỉnh vă đối tượng áp dụng:


24

Theo quy định tại Khoàn 2 Điều 2 Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo
Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 1 tháng 9 năm 1999 cua Chính phủ, được
sửa đổi bằng Nghị định số 66/2003/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2003 và
Điều 2 Luật Xây dựng năm 2003 thì phạm vi áp dụng là tổ chức, cá nhàn
trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng công trình trên lãnh
thổ Việt Nam. Đối tượng bắt buộc phải áp dụng quy chế đấu thầu bao gồm:
- Các dự án đầu tư thực hiện theo Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng
có quy định phải thực hiện Quy chế đấu thầu;
- Các dự án liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc cổ phần có
sự tham gia của các tổ chức kinh tế nhà nước (các doanh nghiệp nhà nước) có
từ 30% trở lên vào vốn pháp định, vốn kinh doanh hoặc vốn cổ phần;
Các dự án sử dụng nguồn vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế hoặc c ua nước
ngoài được thực hiện trên cơ sở nội dung văn bản thoả thuận được hai bên ký
kết (bên tài trợ, bên Việt Nam). Trường hợp có nội dung liên quan tới quy

định về đấu thầu trong dự thảo văn bản thoả thuận khác với Quy chế đấu thầu
do Việt Nam ban hành thì cơ quan được giao trách nhiệm đàm phán ký kết
thoả thuận phải trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ra quyết định trước khi ký
kết. Trường hợp văn bản thoả thuận đã ký có những nội dung liên quan tới quy
định về đấu thầu khác với Quy chế đấu thầu của Việt Nam thì áp dụng theo
văn bản thoả thuận đã ký. Riêng thủ tục về trình duyệt, thẩm định, phê duyệt
k ế hoạch đấu thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu thực hiện theo Quy chế đấu
thầu của Việt Nam.
- Các dự án cần lựa chọn đối tác đầu tư thực hiện:
+ Đối với dự án đầu tư ở trong nước, chỉ thực hiện khi có từ hai nhà đầu
tư trở lên cùng m uốn tham gia một dự án;
+ Đối với dự án đầu tư nước ngoài, chỉ tổ chức đấu thầu theo Quy chế
này khi có từ hai nhà đầu tư trở lên cùng muốn tham gia một dự án hoặc khi


×