Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

ảnh hưởng vốn lưu động đến dòng tiền doanh nghiệp HOSE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (474.2 KB, 43 trang )

TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu tác động của quản trị vốn lưu động đo lường bởi chu kỳ vốn lưu
động đến dòng tiền hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp phi tài chính niêm
yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Mẫu nghiên cứu là 422
doanh nghiệp trong giai đoạn 2016-2019, dữ liệu được tiếp cận từ báo cáo tài chính
đã kiểm toán.
Phân tích hồi quy cho thấy quản trị vốn lưu động tác động cùng chiều đến dòng tiền
hoạt động kinh doanh thể hiện qua mối quan hệ trái chiều giữa chu kỳ vốn lưu động
với tỷ lệ dòng tiền ròng hoạt động kinh doanh trên tổng tài sản; tiếp cận chi tiết các
thành phần của chu kỳ vốn lưu động, đề tài còn tìm thấy tác động ngược chiều của
thời gian thu tiền bán hàng và thời gian trả tiền mua hàng đến dòng tiền hoạt động
kinh doanh, trong khi đó thời gian luân chuyển tồn kho không có ý nghĩa thống kê.
Ngoài ra, đề tài còn tìm thấy tác động ngược chiều của quy mô doanh nghiệp đến
dòng tiền hoạt động kinh doanh và tác động cùng chiều của khả năng tăng trưởng
đến dòng tiền hoạt động kinh doanh.
Dựa vào kết quả nghiên cứu, đề tài đưa ra các gợi ý liên quan quyết định quản trị
các khoản phải thu, quản trị các khoản phải trả, quản trị tồn kho và các vấn đề khác
nhằm gia tăng dòng tiền hoạt động kinh doanh.


ABSTRACT
This thesis studies the impact of working capital management on operating cash
flows of the non-financial firms listed on Ho Chi Minh Stock Exchange. Research
data is collected from audited financial statements of 422 non-financial firms listed
on HOSE in the period of 2016-2019.
Regression analysis shows that working capital management positively affects
operating cash flows of the non-financial firms by using the negative relationship
between cash cycle and net operating cash flow to total assets ratio; approach to
three components of cash cycle, in which firms can reduce receivable days and
payable days, but inventory days is found to have no significant influence on
operating cash flows. This thesis also show that firm size negatively affects


operating cash flows and growth ability positively affects operating cash flows.
Approach to research results, this thesis provides some recommendations related to
receivable account management, payable account management, inventory
management and other problems with expecting increasing operating cash flows.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Trần Vũ Viết Trường, cam đoan đề tài “Tác động của quản trị vốn lưu động
đến dòng tiền hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao
dịch chứng khoán TP.HCM" là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được hoàn
thành từ quá trình làm việc nghiêm túc dưới sự hướng dẫn của TS. Lê Hoàng Vinh.
Kết quả nghiên cứu là trung thực, không sao chép bất kỳ tài liệu nào và chưa được
công bố toàn bộ nội dung ở bất kỳ đâu. Các số liệu, các trích dẫn trong luận văn
được chú thích nguồn gốc rõ ràng, minh bạch.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
TP. HCM, ngày 20 tháng 04 năm 2020
Học viên
Trần Vũ Viết Trường


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Ngân hàng TP
HCM đã tổ chức và tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho tôi được có cơ hội tham gia
lớp cử nhân, chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng niên khoá 2016- 2020 của
Trường; đồng thời tôi chân thành cảm ơn đến toàn thể Quý Thầy Cô, những người
đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian tham gia lớp học.
Tôi trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy hướng dẫn khoa học, TS. Lê Hoàng
Vinh vì những hướng dẫn chỉ bảo tận tình và những lời động viên khích lệ của thầy
trong suốt thời gian thực hiện luận văn này.
Sau cùng, tôi trân trọng gởi lời cảm ơn đến gia đình tôi, những người thân luôn bên

cạnh động viên, hỗ trợ tôi thường xuyên, luôn cho tôi tinh thần làm việc trong suốt
quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Kính chúc sức khỏe và thành công đến với tất cả mọi người!
Trần Vũ Viết Trường


Mục lục


Danh mục từ viết tắt

Từ
viết tắt
FEM

Viết đầy đủ
Tiếng Anh

Tiếng Việt
Mô hình hồi quy các ảnh hưởng cố
định
Stock Sở giao dịch chứng khoán Thành
phố Hồ Chí Minh
Giả thuyết H0 (giả thuyết không)

Fixed Effect Model

H0

Ho Chi Minh

Exchange
Null hypothesis

H1
ID

Alternative hypothesis
Inventory days

Giả thuyết H1 (giả thuyết nghịch)
Thời gian luân chuyển tồn kho

Operating cash flow

Dòng tiền hoạt động kinh doanh

PD

Payable days

Thời gian trả tiền mua hàng

RD

Receivable days

Thời gian thu tiền bán hàng

HOSE


OCF

REM Random Effect Model
R2

R-Squared

SIZE Firm size
WCM

Working
management

capital

Mô hình hồi quy ảnh hưởng ngẫu
nhiên
R bình phương, hoặc là hệ số xác
định bội.
Quy mô doanh nghiệp
Quản trị vốn lưu động


CHƯƠNG 1.GIỚI THIỆU
Chương 1 của đề tài sẽ trình bày lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu, qua đó xác định
mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu; trên
trình bày khái quát dữ liệu nghiên cứu, chương 1 sẽ giới thiệu phương pháp nghiên
cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài; và cuối chương này sẽ trình bày khái
quát kết cấu của đề tài.
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

“Dòng tiền (cash flow) là một trong những vấn đề tài chính doanh nghiệp rất được
quan tâm bởi các chủ thể, bởi vì dòng tiền cung cấp thông tin hữu ích hơn cho các
chủ thể bên trong lẫn chủ thể bên ngoài doanh nghiệp (Lê Hoàng Vinh, 2016).
Thông qua tiếp cận dòng tiền, các chủ thể có thể nhận diện được khả năng tạo tiền,
xu hướng đầu tư cũng như nhu cầu huy động nguồn tài trợ từ bên ngoài, và từ đó có
thể đánh giá được các khía cạnh tài chính doanh nghiệp như tình hình sử dụng tiền
và nguồn tiền, khả năng chi trả nợ gốc và lãi vay cho chủ nợ bằng tạo ra từ hoạt
động kinh doanh, khả năng chia lãi bằng tiền tạo ra từ hoạt động kinh doanh cho
các chủ sở hữu, khả năng tự chủ tài chính và các vấn đề tài chính khác.”
Dòng tiền của doanh nghiệp được chia thành 3 nhóm và phản ánh các khía cạnh tài
chính khác nhau, bao gồm: dòng tiền hoạt động kinh doanh (operating cash flow)
phản ánh khả năng tạo tiền, dòng tiền hoạt động đầu tư (investing cash flow) phản
ánh xu hướng mở rộng hay thu hẹp đầu tư, và dòng tiền hoạt động tài trợ (financing
cash flow) phản ánh nhu cầu tài trợ bởi nguồn tiền bên ngoài. Một doanh nghiệp
với dòng tiền hoạt động kinh doanh thặng dư sẽ giúp cho chính doanh nghiệp thực
hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm với cổ đông và chủ nợ, hoặc mở rộng đầu tư và gia
tăng năng lực sản xuất kinh doanh; ngược lại, một doanh nghiệp với dòng tiền hoạt
động kinh doanh thâm hụt sẽ dẫn đến gia tăng phụ thuộc các nguồn tài trợ bên
ngoài thông qua đi vay hoặc nhận thêm vốn góp trực tiếp từ chủ sở hữu, hoặc thậm
chí là doanh nghiệp phải thu hẹp đầu tư.
Theo lý thuyết chung của phân tích và quản trị tài chính doanh nghiệp, doanh
nghiệp quản trị vốn lưu động hiệu quả thể hiện qua rút ngắn chu kỳ vốn lưu động -


chu kỳ tiền trong kinh doanh sẽ mang đến cho doanh nghiệp nhiều lợi ích, đó là sự
gia tăng hiệu quả sinh lời của vốn, gia tăng dòng tiền ròng hoạt động kinh doanh và
tiết kiệm chi phí sử dụng vốn.
Kiểm định thực nghiệm tác động của quản trị vốn lưu động hay chu kỳ vốn lưu
động đến dòng tiền hoạt động kinh doanh bởi các nghiên cứu của Haitham Nobanee
và Maryam Al Hajjar (2009), Aymen Telmoudi và các cộng sự (2010), Lucy W.

Mwangi và các cộng sự (2014), Atefeh Rashvand và Yodollah Tariverdi (2015),
Lina Warrad (2015), Polycarp Waema và Tabitha Nasieku(2016) , Ali Asghar
Sameni1 và Razieh Fakour (2019) đều đã khẳng định doanh nghiệp có thể gia tăng
dòng tiền hoạt động kinh doanh bằng cách rút ngắn chu kỳ vốn lưu động, tuy nhiên
biện pháp cụ thể cho việc rút ngắn chu kỳ vốn lưu động có sự khác nhau giữa các
nghiên cứu, chẳng hạn nghiên cứu của Haitham Nobanee và Maryam Al Hajjar
(2009) gợi ý gia tăng dòng tiền hoạt động kinh doanh là tập trung vào các biện pháp
rút ngắn thời gian thu tiền bán hàng, trong khi đó Keramat Jafari và Hasan Hematti
(2014) gợi ý gia tăng dòng tiền hoạt động kinh doanh bằng cách rút ngắn thời gian
luân chuyển tồn kho.
Tại Việt Nam, các nghiên cứu thực nghiệm chủ yếu tập trung phân tích tác động của
quản trị vốn lưu động đến lợi nhuận, tuy nhiên các nghiên cứu đều tiếp cận theo
hướng đánh giá hiệu quả quản trị vốn lưu động thông qua chu kỳ luân chuyển tiền
trong kinh doanh nên kết luận và gợi ý từ những nghiên cứu này cũng có ý nghĩa
cho việc nghiên cứu tác động của quản trị vốn lưu động đến dòng tiền hoạt động
kinh doanh. Các nghiên cứu của Bùi Ngọc Toản (2016), Chu Thị Thu Thủy (2014),
Bùi Thu Hiền và Nguyễn Hoàng Nam (2015) đều có chung kết luận quan hệ ngược
chiều giữa chu kỳ vốn lưu động đến lợi nhuận, tức tăng hiệu quả quản trị vốn lưu
động làm tăng lợi nhuận và tăng khả năng tạo tiền từ hoạt động kinh doanh; xét tác
động của từng thành phần cấu thành chu kỳ vốn lưu động, các nghiên cứu có kết
quả rất khác nhau.
Những phân tích trên cho thấy lựa chọn nghiên cứu đề tài " Tác động của quản trị
vốn lưu động đến dòng tiền hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết
trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh’’ đảm bảo ý nghĩa khoa học


cả về lý thuyết lẫn thực tiễn, và học viên chọn đề tài này làm luận văn tốt nghiệp,
chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát

Đề tài tiếp cận thông tin từ báo cáo tài chính và các tài liệu khác có liên quan của
doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ
Chí Minh (HOSE) trong giai đoạn 2016-2019, từ đó nhận diện tác động của quản trị
vốn lưu động đến dòng tiền hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp; kết quả
nghiên cứu là cơ sở đưa ra gợi ý hữu ích nhằm gia tăng dòng tiền hoạt động kinh
doanh cho các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên HOSE .
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
Từ mục tiêu nghiên cứu tổng quát nói trên, đề tài xác định các mục tiêu nghiên cứu
cụ thể như sau:


Nhận diện tác động của quản trị vốn lưu động đến dòng tiền hoạt động kinh

doanh của các doanh nghiệp.


Gợi ý biện pháp quản trị vốn lưu động hướng đến gia tăng dòng tiền hoạt

động kinh doanh cho các doanh nghiệp.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Với mục tiêu nghiên cứu nói trên, đề tài sẽ tập trung làm sáng tỏ tác động của quản
trị vốn lưu động đến dòng tiền hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thông
qua trả lời những câu hỏi nghiên cứu cơ bản như sau:


Tác động của quản trị vốn lưu động đến dòng tiền hoạt động kinh doanh của

các doanh nghiệp như thế nào?



Các doanh nghiệp cần làm gì khi thực hiện quản trị vốn lưu động hướng đến

gia tăng dòng tiền hoạt động kinh doanh?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về tác động của quản trị vốn lưu động đến dòng tiền
hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên HOSE.


1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
 Về thời gian: Đề tài nghiên cứu tác động của quản trị vốn lưu
động đến dòng tiền hoạt động kinh doanh của các doanh
nghiệp trong khoảng thời gian 4 năm, tính từ năm 2016 đến
năm 2019.
 Về không gian: Đề tài nghiên cứu nhóm doanh nghiệp phi tài
chính niêm yết trên HOSE, như vậy đề tài không nghiên cứu
các doanh nghiệp thuộc những lĩnh vực ngân hàng, chứng
khoán và bảo hiểm.
1.5. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
1.5.1. Dữ liệu nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở dữ liệu thứ cấp được thu thập từ hai nguồn chủ yếu
như sau:
-

Báo cáo tài chính đã kiểm toán hàng năm, từ năm 2016 đến năm 2019 của

các doanh nghiệp, thu thập từ website của HOSE.
-

Các tài liệu khác có liên quan, cung cấp thông tin ngoài báo cáo tài chính,


được thu thập từ website của từng doanh nghiệp niêm yết.
Như vậy, đề tài nghiên cứu tác động của quản trị vốn lưu động đến dòng tiền hoạt
động kinh doanh của các doanh nghiệp trên HOSE theo dữ liệu bảng (Panel data).
1.5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu cũng như trả lời các câu hỏi nghiên cứu đã
nêu trên, đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu như sau:
Thứ nhất, phương pháp thống kê mô tả (Descriptive Statistics) được sử dụng để
nghiên cứu thực trạng quản trị vốn lưu động được đo lường bởi chu kỳ vốn lưu
động và nghiên cứu thực trạng dòng tiền hoạt động kinh doanh của các doanh
nghiệp thông qua kết hợp tất cả quan sát của mẫu nghiên cứu.
Thứ hai, phân tích tương quan (Correlation analysis) được sử dụng nhằm xác định
mức độ tương quan mạnh hay yếu, cùng hay ngược chiều giữa các biến trong mô
hình nghiên cứu tác động của quản trị vốn lưu động đến dòng tiền hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp.


Thứ ba, phân tích hồi quy dữ liệu bảng cân bằng (Balanced panel regression) để
nhận diện tác động của quản trị vốn lưu động đến dòng tiền hoạt động kinh doanh
của các doanh nghiệp thông qua sử dụng mô hình các yếu tố tác động cố định
(Fixed Effects Model - FEM) và mô hình các yếu tố tác động ngẫu nhiên (Random
Effects Model - REM). Để đưa ra kết luận tác động của biến độc lập và biến kiểm
soát đến biến phụ thuộc trong các mô hình hồi quy, đề tài sử dụng phương pháp
kiểm định F hoặc kiểm định t; và sử dụng kiểm định Hausman để lựa chọn kết quả
hồi quy phù hợp.
Các phương pháp trên được thực hiện thông qua sự hỗ trợ của phần mềm Excel và
phần mềm EViews 8.
1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.6.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài này được kỳ vọng góp phần khẳng định lý thuyết và cung cấp thêm minh

chứng thực nghiệm về tác động của quản trị vốn lưu động đến dòng tiền hoạt động
kinh doanh của các doanh nghiệp.
1.6.2. Ý nghĩa thực tiển
Đề tài dựa trên dữ liệu thứ cấp, được thu thập từ báo cáo tài chính của các doanh
nghiệp phi tài chính niêm yết trên HOSE từ năm 2016 đến năm 2019, vì vậy đề tài
được kỳ vọng mang đến cho các nhà quản trị tài chính tại các doanh nghiệp những
gợi ý hữu ích trong quản trị vốn lưu động hướng đến gia tăng khả năng tạo tiền từ
hoạt động của doanh nghiệp, có ý nghĩa tích cực trong việc duy trì và phát triển bền
vững doanh nghiệp cũng như thực hiện mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp và
từ đó tối đa hóa giá trị tài sản cho các chủ sở hữu. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của
đề tài còn cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà đầu tư và các chủ thể khác liên
quan đến dòng tiền hoạt động kinh doanh, qua đó hỗ trợ họ có thể đưa ra quyết định
thích hợp nhằm đảm mục tiêu đề ra.
1.7. Kết cấu đề tài
Đề tài nghiên cứu tác động của quản trị vốn lưu động đến dòng tiền hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên HOSE được thực hiện theo
kết cấu 5 chương nội dung, bao gồm:
Chương 1: Giới thiệu


Chương 2: Cơ sở lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm.
Chương 3: Mô hình và phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
Chương 5: Kết luận và gợi ý, khuyến nghị.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Căn cứ bản chất của dòng tiền hoạt động kinh doanh và quản trị vốn lưu động trong
doanh nghiệp, chương 1 đã khẵng định được tính tất yếu của vấn đề nghiên cứu
được lựa chọn, đảm bảo ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Nội dung chương này đã chỉ
rõ 4 mục tiêu cụ thể của vấn đề nghiên cứu và xác định 4 câu hỏi nghiên cứu tương
ứng.

Với mẫu nghiên cứu là 422 doanh nghiệp và thời gian nghiên cứu là 4 năm (2016 2019), chương 1 đã giới thiệu được sự lựa chọn chủ yếu của đề tài là phương pháp
nghiên cứu định lượng với phân tích hồi quy dữ liệu bảng theo FEM và REM, được
kết hợp với thống kê mô tả và phân tích tương quan.


CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương 2 sẽ trình bày các lý thuyết giải thích mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu
động và dòng tiền hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; đồng thời, chương này
sẽ khảo lược các bằng chứng thực nghiệm trong và ngoài nước về tác động của
quản trị vốn lưu động đến dòng tiền hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp,
qua đó chương này sẽ thảo luận để xác định khoảng trống nghiên cứu và định
hướng mô hình nghiên cứu của đề tài.
2.1. Cơ sở lý thuyết
2.1.1. Lý thuyết chu kỳ vốn lưu động (Working capital cycle theory)
Vốn lưu động là số vốn mà công ty phải huy động để tài trợ cho tài sản ngắn hạn
(tài sản lưu động - current assets), đó là khoản chênh lệch giữa giá trị tài sản ngắn
hạn trừ đi các khoản phải trả ngắn hạn (Park C., Gladson J.W., 1963; Ngô Kim
Phượng và cộng sự, 2016).
Xem xét trong một chu kỳ hoạt động kinh doanh, vốn đầu tư vào tài sản ngắn hạn
sẽ luân chuyển qua nhiều hình thái khác nhau, từ nguyên vật liệu chuyển hóa thành
sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, rồi trở thành thành phẩm, tiếp theo là các
khoản phải thu và cuối cùng trở thành tiền. Để đảm bảo cho chu kỳ hoạt động kinh
doanh được xuyên suốt, cần đảm bảo các hình thái tài sản ngắn hạn này được tài trợ
đầy đủ và liên tục; vì vậy quản trị vốn lưu động có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự
sống còn của các doanh nghiệp. Theo lý thuyết phân tích tài chính doanh nghiệp,
chu kỳ vốn lưu động hay còn gọi là chu kỳ tiền trong kinh doanh là thước đo cho
biết doanh nghiệp quản trị vốn lưu động như thế nào, có hiệu quả hay không (Ngô
Kim Phượng và các cộng sự, 2016; Richard A. Brealey và các cộng sự, 2008); theo
đó, chu kỳ vốn lưu động là khoảng thời gian trung bình tính từ khi doanh nghiệp trả
tiền mua hàng cho đến khi doanh nghiệp thu tiền bán hàng, thể hiện qua hình 1.2.



Nguồn : Ngô Kim Phượng và các cộng sự (2016), Glen Arnold (2013).
Theo hình 1.2, chu kỳ vốn lưu động được tính bằng thời gian luân chuyển tồn kho
cộng thời gian thu tiền bán hàng và trừ thời gian trả tiền mua hàng. Một doanh
nghiệp có thể rút ngắn chu kỳ vốn lưu động cho thấy tốc độ luân chuyển vốn lưu
động trong chu kỳ hoạt động kinh doanh nhanh hơn và khi đó cho thấy rằng doanh
nghiệp quản trị vốn lưu động hiệu quả hơn, kết quả là doanh nghiệp có thể vừa tăng
khả năng sinh lời của vốn, vừa tăng khả năng tạo tiền từ hoạt động kinh doanh và
tiết kiệm chi phí sử dụng vốn; đó là doanh nghiệp có thể tiết kiệm được vốn lưu
động trong chu kỳ hoạt động kinh doanh.
Để rút ngắn chu kỳ vốn lưu động, doanh nghiệp có thể thực hiện các biện pháp
nhằm rút ngắn thời gian luân chuyển tồn kho, rút ngắn thời gian thu tiền bán hàng
hoặc kéo dài thời gian trả tiền mua hàng; tuy nhiên việc rút ngắn chu kỳ vốn lưu
động vẫn bị hạn chế bởi áp lực cạnh tranh, buộc các doanh nghiệp phải kéo dài thời
gian thu tiền bán hàng do phải mở rộng chính sách tín dụng thương mại, hoặc rút
ngắn chu kỳ vốn lưu động bằng biện pháp kéo dài thời gian mua chịu cũng có
những hạn chế như công ty phải hy sinh chi phí cơ hội mang lại từ các khoản chiết
khấu thanh toán được hưởng, vì vậy rút ngắn thời gian tồn kho là biện pháp mà các
doanh nghiệp thường tập trung nghiên cứu nhằm rút ngắn chu kỳ luân chuyển vốn
lưu động (Ngô Kim Phượng và các cộng sự, 2016).
Như vậy, lý thuyết về chu kỳ vốn lưu động cho thấy quản trị vốn lưu động có tác
động tích cực đến dòng tiền hoạt động của các doanh nghiệp, thể hiện qua rút ngắn
chu kỳ vốn lưu động và từ đó doanh nghiệp tiết kiệm vốn lưu động.


2.1.2. Lý thuyết về dòng tiền hoạt động kinh doanh( Operationg cash flow):
Dòng tiền hoạt động kinh doanh hay còn gọi là lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh
doanh là các khoản tiền thu vào, các khoản tiền chi ra liên quan đến thu nhập, chi
phí của doanh nghiệp và xảy ra thường xuyên trong quá trình hoạt động sản xuất

kinh doanh. Đây là dòng tiền quan trọng nhất vì nó thể hiện khả năng tạo tiền từ nội
tại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đáp ứng các nhu cầu trả nợ vay,
chia lãi cho các chủ sở hữu và gia tăng mở rộng đầu tư tài sản cố định,.... Ngoài ra,
các thông tin từ dòng tiền hoạt động kinh doanh kỳ này là cơ sở quan trọng cho việc
lập kế hoạch dòng tiền kỳ tới (Ngô Kim Phượng và các cộng sự, 2016).
Dòng tiền ròng hoạt động kinh doanh bao gồm các khoản thu, chi liên quan hoạt
động sản xuất, thương mại và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp. Nếu dòng tiền
ròng hoạt động kinh doanh lớn hơn 0 cho thấy doanh nghiệp đảm bảo khả năng tạo
tiền và khoản tiền thặng dư này là cơ sở để doanh nghiệp đảm bảo khả năng chia lãi
cho các chủ sở hữu; ngoài ra, khoản tiền thặng dư từ hoạt động kinh doanh cũng
chính là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện cam kết trả nợ gốc vay cho các chủ nợ;
hay doanh nghiệp có thể dùng tiền thặng dư từ hoạt động kinh doanh để tài trợ cho
nhu cầu mở rộng đầu tư và gia tăng năng lực sản xuất kinh doanh. Nếu dòng tiền
ròng hoạt động kinh doanh nhỏ hơn hoặc bằng 0 cho thấy doanh nghiệp không tạo
ra tiền trong kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh, trường hợp dòng tiền ròng hoạt
động kinh doanh nhỏ hơn 0 còn thể hiện doanh nghiệp rơi vào tình trạng thiếu hụt
tiền từ hoạt động kinh doanh và khi đó, doanh nghiệp xuất hiện nhu cầu huy động
nguồn tài trợ bên ngoài thông qua đi vay hoặc nhận vốn góp trực tiếp từ chủ sở hữu,
hoặc thậm chí là doanh nghiệp phải thu hẹp đầu tư do tăng trưởng nóng dẫn đến
thiếu hụt tiền.
Dòng tiền hoạt động kinh doanh có thể được tiếp cận bằng phương pháp trực tiếp
trên cơ sở phân tích và tổng hợp các khoản thu chi từ các tài khoản vốn bằng tiền,
bao gồm: tiền thu từ bán hàng hóa, sản phẩm và cung cấp dịch vụ, tiền chi mua các
yếu tố sản xuất kinh doanh,..hoặc có thể tiếp cận bằng phương pháp gián tiếp trên
cơ sở điều chỉnh từ lợi nhuận. Theo đó, dòng tiền hoạt động kinh doanh có chịu sự
tác động của tăng/giảm hàng tồn kho, tăng/giảm các khoản phải thu và tăng/giảm


các khoản phải trả,... vì vậy quản trị vốn lưu động là yếu tố quan trọng quyết định
dòng tiền hoạt động kinh doanh.

2.1.3. Lý thuyết dựa vào giá trị( Value based theory of the firm):
Lý thuyết này được phát triển bởi Alderson năm 1957 và sau đó là Drucker năm
1973 , cho rằng hiệu quả của hoạt động tham khảo trong khuôn khổ của một doanh
nghiệp đáng tin cậy được đánh giá bằng công cụ giám sát dựa trên giá trị; đó là
công cụ tổng hợp các khái niệm tổng quát và có ý nghĩa cho việc hình thành một lý
thuyết chính xác về quản trị dựa trên giá trị. Theo đó, lý thuyết thừa nhận rằng tất
cả các doanh nghiệp đều có dòng tiền ra và dòng tiền vào. Dòng tiền ra liên quan
đến các yếu tố đầu vào, trong khi dòng tiền vào liên quan đến doanh thu mà doanh
nghiệp kiếm được; điều này có nghĩa là doanh nghiệp thực hiện một vòng quay
vốn, có thể thúc đẩy hoặc cản trở khả năng tăng trưởng và năng suất của doanh
nghiệp.
Việc xem xét các lý thuyết dựa trên giá trị của công ty khi hoạt động tham khảo
được mô tả trong điều khoản của một lý thuyết chính xác được chi phối bởi một
ngôn ngữ nào đó mà bản thân nó là một tập hợp của những khẳng định và có ý
nghĩa theo quan điểm của việc tạo ra giá trị gia tăng. Chi phí của một doanh nghiệp
được xác định bởi khả năng của doanh nghiệp tạo ra dòng tiền trong một thời gian
dài; các nhu cầu tài trợ đối với doanh nghiệp được kết nối với các hoạt động bền
vững của doanh nghiệp.
Như vậy, lý thuyết dựa vào giá trị cho thấy một doanh nghiệp có thể quản trị vốn
nói chung và quản trị vốn lưu động nói riêng có hiệu quả sẽ tác động tích cực đến
dòng tiền hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
2.1.4. Lý thuyết chi phí giao dịch( Transaction cost theory of the firm):
Lý thuyết chi phí giao dịch lần đầu tiên được phát triển bởi Commons năm 1934 ,
công nhận rằng giao dịch là thành phần cơ bản của phân tích kinh tế trong một tổ
chức. Nội dung lý thuyết tìm cách giải thích lý do tại sao doanh nghiệp tồn tại, và lý
do tại sao các doanh nghiệp mở rộng hoặc mở ra các hoạt động bên ngoài.
Lý thuyết mặc nhiên cho rằng các doanh nghiệp cố gắng giảm thiểu các chi phí trao
đổi nguồn lực và giảm thiểu các chi phí hành chính của các giao dịch trong doanh
nghiệp. Theo thời gian, các doanh nghiệp tìm kiếm những cách tiết kiệm hơn trong



giao dịch, ngược lại với các chi phí hành chính thực hiện các hoạt động nội bộ. Lý
thuyết nhận thấy các định chế và thị trường tồn tại nhiều hình thức khác nhau có thể
tổ chức và điều phối các giao dịch kinh tế. Khi chi phí giao dịch bên ngoại cao hơn
so với chi phí nội bộ của doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ phát triển, bởi vì các doanh
nghiệp có thể thực hiện các hoạt động với chi phí thấp hơn, hơn là nếu các hoạt
động được thực hiện trên thị trường. Như vậy, doanh nghiệp sẽ mở rộng hoạt động
ra ngoài nếu có thể thực hiện với chi phí thấp hơn hoạt động nội bộ và chi phí giao
dịch phát sinh khi hàng hóa hoặc dịch vụ được chuyển đổi từ giai đoạn này sang
giai đoạn khác; và theo đó, lý thuyết này gợi ý doanh nghiệp tập trung vào quản trị
vốn lưu động để tăng dòng tiền hoạt động kinh doanh.
2.2. Các nghiên cứu trước có liên quan
2.2.1. Các nghiên cứu nước ngoài
Haitham Nobanee và Maryam Al Hajjar (2009) mối quan hệ giữa quản trị vốn
lưu động, dòng tiền hoạt động kinh doanh và hiệu quả tài chính doanh nghiệp
bằng cách sử dụng phân tích hồi quy dữ liệu bảng động (Dynamic panel data).
Những phân tích của nghiên cứu này dựa vào dữ liệu của 5802 doanh nghiệp phi
tài chính của Mỹ, niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán New Y ork, Sở giao
dịch chứng khoán Mỹ, thị trường chứng khoán NASDAQ và thị trường phi chính
thức trong giai đoạn 1990 - 2004 với 87030 quan sát. Kết quả nghiên cứu gợi ý
rằng nhà quản trị có thể gia tăng lợi nhuận và dòng tiền hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp bằng cách rút ngắn chu kỳ tiền, trong đó tập trung vào các biện
pháp rút ngắn thời gian thu tiền bán hàng. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn phát
hiện rằng rút ngắn thời gian luân chuyển tồn kho và kéo dài thời gian trả tiền mua
hàng không tác động tích cực mà lại tác động tiêu cực đến lợi nhuận và dòng tiền
hoạt động kinh doanh.
Aymen Telmoudi và các cộng sự (2010) nghiên cứu các yếu tố tác động đến
dòng tiền hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại Tunisia bằng
phương pháp phân tích hồi quy dữ liệu bảng với 3 mô hình là bình phương nhỏ
nhất thông thường (OLS), mô hình tác động cố định (FEM) và mô hình tác động

ngẫu nhiên (REM). Dữ liệu nghiên cứu căn cứ báo cáo tài chính của 25 doanh
nghiệp từ năm 1996 đến năm 2002. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng biến phụ
thuộc là dòng tiền hoạt động kinh doanh chịu tác động ngược chiều bởi thời gian


thu tiền bán hàng và thời gian luân chuyển tồn kho, nhưng lại chịu tác động cùng
chiều bởi thời gian trả tiền mua hàng và tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu. Tuy
nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy biến động doanh thu và thu nhập không có ý
nghĩa giải thích cho dòng tiền hoạt động kinh doanh.
Atefeh Rashvand và Yodollah Tariverdi (2015) nghiên cứu tác động của quản
trị vốn lưu động đến dòng tiền hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bằng
phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính đa biến với dữ liệu bảng. Mẫu nghiên
cứu là 184 doanh nghiệp phi tài chính niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán
Tehran từ năm 2009 đến năm 2013, mô hình nghiên cứu của nhóm tác giả này
gồm các biến độc lập là quy mô doanh nghiệp, thanh khoản và độ bẩy hoạt động.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng thanh khoản có tác động trực tiếp đến dòng tiền
hoạt động kinh doanh, trong khi đó quy mô doanh nghiệp và độ bẩy hoạt động
không có ý nghĩa giải thích cho dòng tiền hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.
Hashem Valipour và các cộng sự (2012) nghiên cứu mối quan hệ giữa vốn lưu
động, dòng tiền hoạt động kinh doanh và lợi nhuận hoạt động của các doanh
nghiệp niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Tehran bằng phương pháp phân
tích hồi quy với dữ liệu bảng, mẫu nghiên cứu là 52 doanh nghiệp trong khoảng
thời gian từ năm 2000 đến năm 2009. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng có mối
quan cùng chiều giữa vốn lưu động và lợi nhuận hoạt động, tuy nhiên vốn lưu
động không có ý nghĩa giải thích cho dòng tiền hoạt động kinh doanh. Ngoài ra,
kết quả nghiên cứu lại gợi ý có sự xuất hiện của nhân tố khả năng tăng trưởng,
khả năng thanh toán nhằm giải thích cho biến động dòng tiền hoạt động kinh
doanh và lợi nhuận hoạt động theo hướng cùng chiều.
Lina Warrad (2015) nghiên cứu tác động của vốn lưu động ròng đến khả năng

thanh toán ngắn hạn của các doanh nghiệp thể hiện qua tác động đến dòng tiền
ròng hoạt động kinh doanh theo phương pháp hồi quy tuyến tính đơn biến. Mẫu
nghiên cứu là 12 doanh nghiệp thuộc nhóm ngành năng lượng và công nghiệp tại
Jordan trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến năm 2011. Kết quả nghiên cứu
khẳng định có tác động cùng chiều của vốn lưu động ròng đến dòng tiền ròng
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Keramat Jafari và Hasan Hematti (2014) nghiên cứu mối quan hệ giữa quản
trị vốn lưu động, hiệu quả tài chính và dòng tiền hoạt động kinh doanh của tất cả


các doanh niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Tehran, thời gian nghiên cứu từ
năm 2005 đến năm 2009 theo phân tích tương quan Pearson và phân tích hồi quy.
Mô hình nghiên cứu gồm biến phụ thuộc là tỷ suất lợi nhuận hoạt động trên
doanh thu và tỷ lệ dòng tiền hoạt động kinh doanh trên doanh; biến độc lập là chu
kỳ tiền, thời gian luân chuyển tồn kho, thời gian thu tiền bán hàng và thời gian trả
tiền mua hàng; biến kiểm soát là khả năng tăng trưởng và quy mô doanh nghiệp.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng nhà quản trị doanh nghiệp có gia tăng dòng tiền
hoạt động kinh doanh bằng cách rút ngắn thời gian luân chuyển tồn kho.
Lucy W. Mwangi và các cộng sự (2014) nghiên cứu tác động của quản trị vốn
lưu động đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết tại
Sở giao dịch chứng khoán Nairobi (Kenya). Mẫu nghiên cứu là 42 doanh nghiệp
và nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích hồi quy dữ liệu bảng căn cứ dữ
liệu lấy từ báo cáo tài chính và báo cáo thường niên từ năm 2006 đến năm 2012.
Kết quả hồi quy theo mô hình tác động ngẫu nhiên và bình phương tối thiểu tổng
quát khả thi (FGLS) cho thấy doanh nghiệp cần chủ động trong tiếp cận nguồn tài
trợ và đầu tư bảo thu sẽ tác động tích cực hiệu quả tài chính, như vậy nghiên cứu
này hàm ý doanh nghiệp rút ngắn chu kỳ vốn lưu động sẽ tác động tích cực đến
dòng tiền hoạt động kinh doanh và lợi nhuận của doanh nghiệp.
Polycarp Waema và Tabitha Nasieku(2016) kết quả nghiên cứu chỉ ra có mối
quan hệ nghịch biến giữa quản lý công nợ, hàng tồn kho ,tiền mặt với hiệu quả tài

chính của các công ty sản xuất tại Sở giao dịch chứng khoán Nairobi(Kenya) trong
giao đoạn 2005 đến 2014.Kết luận rằng quản lý vốn lưu động đã có ảnh hưởng
đáng kể đến hiệu quả tài chính của các công ty sản xuất tại Kenya trong vòng 10
năm trở lại.

2.2.2. Các nghiên cứu trong nước
Bùi Ngọc Toản (2016) kiểm định tác động của chính sách vốn lưu động đến
khả năng sinh lợi trên tổng tài sản của các doanh nghiệp ngành bất động sản Việt
Nam bằng phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính với dữ liệu bảng, bao bao
gồm: hồi quy gộp (Pooled OLS), mô hình các tác động cố định (FEM) và mô
hình các tác động ngẫu nhiên (REM) và phương pháp bình phương bé nhất tổng


quát khả thi (FGLS). Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp từ báo cáo tài chính đã
kiểm toán của 35 doanh nghiệp thuộc ngành bất động sản niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2014. Kết quả nghiên cứu cho thấy
rằng thời gian thu tiền bán hàng, thời gian luân chuyển tồn kho và chu kỳ luân
chuyển tiền có tác động ngược chiều đến khả năng sinh lợi trên tổng tài sản.
Ngoài ra, tác giả cũng tìm thấy tác động cùng chiều của quy mô doanh nghiệp và
tỷ lệ tăng trưởng kinh tế đến khả năng sinh lợi trên tổng tài sản; trong khi đó đòn
bẩy tài chính tác động ngược chiều đến khả năng sinh lời trên tổng tài sản.
Vương Đức Hoàng Quân và Dương Diễm Kiều (2016) nghiên cứu tác động
của quản lý vốn lưu động đến lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết trên
HOSE, cụ thể mẫu nghiên cứu là 29 doanh nghiệp thuộc 4 ngành dược phẩm,
ngành thép, ngành thực phẩm và ngành thủy sản từ năm 2010 đến 2014. Kết quả
nghiên cứu cho thấy chu kỳ vốn lưu động không có ý nghĩa giải thích cho khả
năng sinh lời đo lường bởi suất sinh lời trên tài sản; tuy nhiên từng thành phần
cấu thành chu kỳ vốn lưu động có tác động đến lợi nhuận nhưng khác nhau giữa
các ngành thể hiện qua mô hình hồi qui riêng của từng ngành, cụ thể là ngành
thủy sản có thời gian thu tiền bán hàng và thời gian luân chuyển tồn kho tác động

ngược chiều đến lợi nhuận, ngành thực phẩm có thời gian trả tiền mua hàng tác
động ngược chiều đến lợi nhuận, hai ngành còn lại có lợi nhuận không được giải
thích bởi các thành phần của chu kỳ vốn lưu động.
Chu Thị Thu Thủy (2014) nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động
và khả năng sinh lời của công ty cổ phần ngành công nghiệp chế biến, chế tạo
niêm yết trên HOSE bằng thống kê mô tả, phân tích tương quan Pearson và phân
tích hồi quy theo OLS; mẫu nghiên cứu là 97 công ty trong năm 2012. Kết quả
nghiên cứu cho thấy có mối tương quan ngược chiều giữa quản trị vốn lưu động
đo lường bởi chu kỳ vốn lưu động và khả năng sinh lời, có nghĩa là rút ngắn chu
kỳ vốn lưu động cho thấy quản trị vốn lưu động hiệu quả hơn tác động tăng khả
năng sinh lời; xét các thành phần của chu kỳ vốn lưu động, nghiên cứu gợi ý tăng
cường quản lý khoản phải thu khách hàng nhằm tăng khả năng sinh lời, hay rút
ngắn thời gian thu tiền bán hàng sẽ tác động tích cực đến khả năng sinh lời, và
thời gian trả tiền mua hàng có quan hệ cùng chiều với khả năng sinh lời, trong khi
đó thời gian luân chuyển tồn kho tác động cùng chiều đến khả năng sinh lời
nhưng lại không có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 10%. Ngoài ra, nghiên cứu


gợi ý có quan hệ cùng chiều giữa quy mô doanh nghiệp với khả năng sinh lời,
nhưng đòn bẩy tài chính và tỷ lệ đầu tư vào tài sản tài chính có tác động ngược
chiều đến khả năng sinh lời.
Phan Đình Nguyên và Nguyễn Ngọc Trãi (2014) nghiên cứu tác động của vốn
lưu động đến lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam. Nhóm tác giả
sử dụng phương pháp phân tích hồi quy dữ liệu bảng với mô hình các tác động cố
định với mẫu nghiên cứu 220 doanh nghiệp niêm yết trên HOSE và Sở giao dịch
chứng khoán Hà Nội (HNX). Kết quả nghiên cứu cho thấy các biến độc lập đại
điện cho quản trị vốn lưu động là thời gian thu tiền bán hàng, thời gian trả tiền
mua hàng và thời gian luân chuyển tồn kho đều có tác động ngược chiều đến lợi
nhuận của doanh nghiệp.
Nguyễn Thị Uyên Uyên và Từ Thị Kim Thoa (2014) nghiên cứu kiểm định mối

quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và khả năng sinh lời của 208 doanh nghiệp
phi tài chính niêm yết trên HOSE và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX)
trong giai đoạn năm 2006 đến năm 2012, sử dụng phương pháp hồi quy gộp. Kết
quả nghiên cứu cho thấy việc quản trị vốn lưu động hiệu quả thông qua rút ngắn
thời gian thu tiền bán hàng và rút ngắn thời gian luân chuyển tồn kho sẽ tác động
tích cực đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp, tuy nhiên kết quả lại khác
biệt giữa các doanh nghiệp thuộc các nhóm ngành khác nhau.
Phan Gia Quyền và Bùi Văn Huy (2016) nghiên cứu kiểm định mối quan hệ
giữa quản trị vốn luân chuyển và tính thanh khoản hoạt động của các doanh
nghiệp tại Việt Nam trong giao đoạn 2007 đến năm 2014 của 268 doanh nghiệp
được niêm yết trên HOSE và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX). Kết quả
phát hiện bằng chứng cho việc quản trị vốn lưu động hiệu quả sẽ cải thiện được
tính thanh khoản hoạt động của doanh nghiệp
2.2.3. Thảo luận các nghiên cứu trước có liên quan
Qua khảo lược các nghiên cứu trước cho thấy quản trị vốn lưu động được đo
lường bởi chu kỳ vốn lưu động tác động ngược chiều đến dòng tiền hoạt động
kinh doanh, mối quan hệ này được khẳng định trong nghiên cứu của Haitham
Nobanee và Maryam Al Hajjar (2009), Lucy W. Mwangi và các cộng sự (2014),
Aymen Telmoudi và các cộng sự (2010), Bùi Ngọc Toản (2016), Chu Thị Thu
Thủy (2014), Huỳnh Phương Đông và Jyh-Tay Su (2010), Phan Đình Nguyên và


Nguyễn Ngọc Trãi (2014), Nguyễn Thị Uyên Uyên và Từ Thị Kim Thoa (2014).
Các nghiên cứu trước không chỉ tiếp cận và kiểm định tác động của chu kỳ
vốn lưu động đến dòng tiền hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp mà còn
kiểm định tác động của từng yếu tố cấu thành nên chu kỳ vốn lưu động đến dòng
tiền hoạt động kinh doanh, tuy nhiên kết quả kiểm định có những khác biệt nhau,
cụ thể như sau:
- Thời gian luân chuyển tồn kho có thể tác động ngược chiều đến dòng tiền
hoạt động kinh doanh theo nghiên cứu của Aymen Telmoudi và các cộng sự

(2010), Keramat Jafari và Hasan Hematti (2014), Nguyễn Thị Uyên Uyên và
Từ Thị Kim Thoa (2014), Huỳnh Phương Đông và Jyh-Tay Su (2010), Vương
Đức Hoàng Quân và Dương Diễm Kiều (2016), Bùi Ngọc Toản (2016), trong
khi đó kết quả nghiên cứu của Haitham Nobanee và Maryam Al Hajjar (2009),
Chu Thị Thu Thủy (2014) lại đưa ra kết luận ngược lại.
- Thời gian thu tiền bán hàng rút ngắn sẽ rút ngắn chu kỳ vốn lưu động và tác
động tích cực đến dòng tiền hoạt động kinh doanh, mối quan hệ này được
kiểm định và kết luận theo nghiên cứu của Haitham Nobanee và Maryam Al
Hajjar (2009) Aymen Telmoudi và các cộng sự (2010) Nguyễn Thị Uyên Uyên
và Từ Thị Kim Thoa (2014) Phan Đình Nguyên và Nguyễn Ngọc Trãi (2014)
Huỳnh Phương Đông và Jyh-Tay Su (2010) Chu Thị Thu Thủy (2014).
- Thời gian trả tiền mua hàng rút ngắn sẽ kéo dài chu kỳ vốn lưu động và tác
động tiêu cực đến dòng tiền hoạt động kinh doanh, mối quan hệ này được
kiểm định và kết luận theo nghiên cứu của Haitham Nobanee và Maryam Al
Hajjar (2009), Aymen Telmoudi và các cộng sự (2010), Lucy W. Mwangi và
các cộng
sự (2014), Huỳnh Phương Đông và Jyh-Tay Su (2010), Chu Thị Thu Thủy
(2014).
Như vậy, các nghiên cứu trước cung cấp bằng chứng thực nghiệm, không chỉ
kiểm định cơ sở lý thuyết mà còn gợi ý cho hướng thiết kế mô hình nghiên cứu
của đề tài với biến phụ thuộc là dòng tiền hoạt động kinh doanh, biến độc lập là
quản trị vốn lưu động được đo lường bởi chu kỳ vốn lưu động với 3 thành phần là
thời gian luân chuyển tồn kho, thời gian thu tiền bán hàng và thời gian trả tiền
mua hàng.


TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Chương 2 đã khảo lược 4 lý thuyết nhằm giải thích tác động của quản trị vốn lưu
động đến dòng tiền hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, bao gồm: lý thuyết
chu kỳ vốn lưu động, lý thuyết về dòng tiền hoạt động kinh doanh, lý thuyết dựa

vào giá trị và lý thuyết chi phí giao dịch.
Ngoài ra, chương 2 đã thực hiện khảo lược 8 nghiên cứu thực nghiệm ở nước ngoài
và 5 nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam, từ đó, chương này đã thảo luận nhằm
khẵng định khoảng trống nghiên cứu về tác động của quản trị vốn lưu động đến
dòng tiền hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên
HOSE, đồng thời định hướng mô hình nghiên cứu sẽ được thiết kếvà sử dụng tại
các chương tiếp theo.


CHƯƠNG 3.CHƯƠNG 3:
MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương 3 sẽ mô tả các bước của quy trình nghiên cứu, trình bày và giải thích mô
hình nghiên cứu của đề tài, đồng thời chương này sẽ giải thích cơ sở lựa chọn mẫu
nghiên cứu, nguồn dữ liệu và phương pháp nghiên cứu.
3.1. Quy trình nghiên cứu
Nhằm thực hiện mục tiêu nghiên cứu tác động của quản trị vốn lưu động đến dòng
tiền hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên HOSE,
quy trình nghiên cứu của đề tài được thiết kế với các bước như sau:
Bước 1:
Tiếp cận cơ sở lý thuyết và các bằng chứng thực nghiệm có liên quan, đề tài lựa
chọn các biến đưa vào mô hình nghiên cứu và dự kiến phương trình hồi quy; đồng
thời tiến hành xây dựng giả thiết nghiên cứu.
Bước 2:
Lựa chọn doanh nghiệp đưa vào mẫu nghiên cứu theo các tiêu chí phù hợp với mục
tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu; từ đó, tiến hành thu thập và xử
lý dữ liệu theo mô hình nghiên cứu đã có ở bước 1.
Bước 3:
Với sự hỗ trợ của phần mềm EViews 8, xác định kết quả nghiên cứu thông qua sử
dụng các phương pháp như: thống kê mô tả, phân tích tương quan và phân tích hồi
quy dữ liệu bảng theo FEM và REM.

Bước 4:
Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu, có thể sử dụng kiểm định F hoặc kiểm định t
với mức ý nghĩa 5% hoặc 10% nhằm xác định các biến độc lập có ý nghĩa thống kê
nhằm giải thích cho biến phụ thuộc.
Kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình hồi quy phù hợp; từ đó thực hiện đối
sánh với cơ sở lý thuyết và các bằng chứng thực nghiệm và tiến hành thảo luận kết
quả nghiên cứu.
Bước 5:
Kết luận vấn đề nghiên cứu và đưa ra các gợi ý, khuyến nghị có liên quan.


3.2. Mô hình nghiên cứu
3.2.1. Mô hình nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu cứu tác động của quản trị vốn lưu động đến dòng tiền hoạt động
kinh doanh của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên HOSE thể hiện tại
hình 3.1, kế thừa nghiên cứu của Keramat Jafari và Hasan Hematti (2014).
Hình 1.1 Mô hình nghiên cứu

Nguồn: Thiết kế của tác giả
Theo mô hình nghiên cứu thể hiện ở hình 1.1, quản trị vốn lưu động là nhân tố tác
động dòng tiền hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, trong đó: quản trị vốn
lưu động được đo lường bởi chỉ tiêu chu kỳ vốn lưu động với 3 thành phần cấu
thành là thời gian luân chuyển tồn kho, thời gian thu tiền bán hàng và thời gian trả
tiền mua hàng; vì vậy, với mục tiêu nghiên cứu đã đề cập, đề tài sẽ được thực hiện
với 4 mô hình hồi quy dự kiến như sau:
Mô hình thứ nhất: OCFi,t = β0 + β1 x WCMi,t + β2 x SIZEi,t + β3 x GROWTHi,t + β4 x
LEVi,t + β5 x LIQi,t + εi,t
Mô hình thứ hai: OCFi,t = β0 + β1 x IDi,t + β2 x RDi,t + β3 x PDi,t + β4 x SIZEi,t + β5 x
GROWTHi,t + β6 x LEVi,t + β7 x LIQi,t + εi,t
Trong đó:

OCF :Tỷ lệ dòng tiền ròng hoạt động kinh doanh trên doanh thu
WCM: Quản trị vốn lưu động
SIZE : Quy mô doanh nghiệp
GROWTH :Khả năng tăng trưởng


×