Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Một số đặc điểm tiểu thuyết Chu Lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1005.93 KB, 126 trang )

0

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

NGUYỄN THỊ HẢI HÀ

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT CHU LAI
Chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số: 60 22 32

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHẠM QUANG LONG

HÀ NỘI, 2011


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Từ 1975 đến nay, cùng với sự thay đổi của lịch sử dân tộc, nền văn học
cũng có những đổi mới, chuyển biến mạnh mẽ và sâu sắc theo xu thế chung của thời
đại. Văn học Việt Nam “thực sự khởi sắc” theo nghĩa được đào sâu hơn vào tất cả
những yếu tố thế sự, đời thường, chú ý đến nhiều phương diện khác nhau của đời
sống cá nhân, đổi mới cách thể hiện trên tất cả mọi phương diệ4n. Đặc biệt là sau
đại hội Đảng lần thứ VI, đất nước hoà bình, thống nhất trong xu thế xây dựng và hội
nhập với quốc tế, nhiều nhà văn nhạy bén với những vấn đề của cuộc sống sau
chiến tranh, họ bắt đầu trăn trở, háo hức, khát vọng muốn được thể hiện năng lực
khám phá và sáng tạo của mình. Có thể nói, chưa bao giờ văn xuôi phát triển mạnh


mẽ như bây giờ và cũng chưa bao giờ nhà văn lại “thành thật” với cuộc sống và với
chính mình như bây giờ.
Để tồn tại và để khẳng định được vị trí của mình, bắt kịp với bước chuyển
mình của thời đại và đáp ứng thị hiếu của bạn đọc, nhà văn phải tạo ra những đổi
mới trên nhiều phương diện và tạo ra cho mình phong cách độc đáo. Chu Lai là một
trong những nhà văn không nằm ngoài quy luật đổi mới chung ấy.
1.2. Có thể coi sáng tác của Chu Lai là một “tập khảo luận” về những vấn đề
của cuộc sống và con người Việt Nam trong và sau chiến tranh. Trong quá trình
sáng tác của mình, Chu Lai đã thử nghiệm qua nhiều thể loại như truyện ngắn, ký
sự, kịch bản sân khấu, kịch bản phim. Tuy nhiên theo đánh giá của các nhà nghiên
cứu phê bình văn học và theo cảm nhận của chính nhà văn thì tiểu thuyết mới là sở
trường của Chu Lai và tên tuổi của ông cũng được khẳng định ở thể loại này. Song
dù vậy, Chu Lai vẫn không tự bằng lòng với những gì đã có, ông luôn khao khát
sáng tạo, kiếm tìm một hướng đi mới tạo nên một phong cách riêng để tự khẳng
định chứ không phải là sự “tái bản” lại chính mình. Chính vì thế mà Chu Lai đã có
nhiều đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại nói


2

chung, tiểu thuyết sử thi nói riêng với một loạt các tiểu thuyết mang cảm hứng khác
với những tác phẩm được viết trước 1975 như Nắng đồng bằng, Sông xa, Ăn mày dĩ
vãng, Phố, Cuộc đời dài lắm, Vòng tròn bội bạc, Ba lần và một lần, Chỉ còn một
lần, Khúc bi tráng cuối cùng… Ông đã được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn
học nghệ thuật năm 2006.
1.3. Với tác giả Chu Lai, đã có không ít những bài nghiên cứu tìm hiểu về
những thành tựu cũng như những đóng góp của nhà văn về thể loại tiểu thuyết.
Từ những tác phẩm đầu tiên của mình, Chu Lai đã hướng ngòi bút tới đề tài
chiến tranh và người lính, đặc biệt từ khi chuyển sang thể loại tiểu thuyết và sự ra
đời của Nắng đồng bằng. Các tiểu thuyết của ông đã được công chúng đón nhận

nhiệt thành và thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu phê bình. Trên mảng đề tài
quen thuộc này, Chu Lai đã tạo cho mình một phong cách với những khám phá mới
mẻ. Với một khối lượng tiểu thuyết khá lớn, Chu Lai được đánh giá là cây bút xông
xáo, năng lực sáng tác dồi dào. Nhìn chung các nhà nghiên cứu đều khẳng định
thành công của Chu Lai ở thể loại tiểu thuyết và ghi nhận đóng góp của nhà văn ở
mảng đề tài chiến tranh. Theo Bùi Việt Thắng thì “Tiểu thuyết của Chu Lai gợi lên
nhiều vấn đề đáng quan tâm trên đề tài chiến tranh với ý nghĩa như một đề tài lịch
sử”[83]. PGS.TS Lý Hoài Thu khẳng định: “Dù trực tiếp viết về thời dĩ vãng mịt
mù bom đạn hay chuyển dịch sang tiếp cận những “kênh” thông tin mới xô bồ của
thời hiện tại, bao giờ Chu Lai cũng nghiền ngẫm suy tư về hiện thực với sự nhiệt
tâm và lòng trung thực của người lính”[88]. Nguyễn Hương Giang nhận xét: “Sự
thật về chiến tranh hôm nay được nhìn lại là một sự thật đã trải qua những năm
tháng day dứt, trăn trở trong tâm hồn nhà văn Chu Lai, hơn thế, nó thực sự là
những nếm trải của người “chịu trận” “người trong cuộc”[21].
Tiểu thuyết Chu Lai đã tiếp cận hiện thực ở cả những mặt khuất lấp, những
số phận, cảnh ngộ thương tâm của con người. “Qua những cuốn sách gần đây viết
về chiến tranh”, nhà phê bình Lê Thành Nghị đề cập đến những “miền khuất lấp”
trong chiến tranh mà giờ đây Chu Lai “đã không ngần ngại đưa ra ánh sáng những
điều lâu nay còn bị giấu kín”[72]. Gần với ý kiến này, PGS.TS Tôn Phương Lan


3

cũng khẳng định: “Ở chiến trường đó là sự hèn nhát… cao hơn là một sự gắng gỏi
leo lên bậc thang địa vị bằng giá máu của đồng đội, bằng một sự phản bội đáng để
xử bắn như Kiêu trong “Nắng đồng bằng”[61]. Ngay chính bản thân nhà văn Chu
Lai cũng cho rằng: “Chiến tranh đối với bất cứ dân tộc nào, dù chính nghĩa hay phi
nghĩa cũng không sao tránh khỏi màu sắc bi kịch”[59].
Nhà phê bình Hồng Diệu đã cảm nhận được sự đổi mới trong quá trình tìm
tòi sáng tạo của Chu Lai: “Tiểu thuyết của Chu Lai đề cập đến nhiều vấn đề. Nhưng

bao trùm lên tất cả là chuyện những người lính sau chiến tranh, rời chiến trường
trở về, người thì tha hoá, người thì bước vào cuộc chiến đấu mới. Cuộc chiến đấu
của những người lương thiện chống kẻ bất lương, mà thật trớ trêu: có những người
trước kia là đồng đội của nhau, bây giờ đứng trên hai mặt trận đối lập nhau”[10].
PGS.TS Nguyễn Bích Thu cho rằng tiểu thuyết của Chu Lai “là sự truy đuổi đến
cùng của quá khứ để tìm nguyên nhân cái ác vì chỉ có nhìn thẳng vào quá khứ, con
người mới tránh được thảm hoạ của cái ác, mới có thể trừng phạt cái ác để thanh
thản sống với hiện tại, hướng tới lẽ phải và điều thiện”[87].
Chiến tranh kết thúc, nhưng đời sống hậu chiến với những hậu quả của nó
còn âm ỉ, nhức nhối, kéo dài mãi. Về vấn đề này, rằng Bùi Việt Thắng cũng chỉ ra:
“Viết về chiến tranh còn có nghĩa là phải viết về hậu quả của nó - bởi vì một cuộc
chiến tranh ba chục năm đánh bại mấy đế quốc lớn, dù chiến thắng lừng lẫy, to lớn
nhưng hậu quả của nó chắc phải dai dẳng và phức tạp. “Vòng tròn bội bạc” của
Chu Lai… xoáy vào những vết thương của chiến tranh trong lòng người và cách
thức con người chữa trị những vết thương đó”[81]. Nói cách khác, tiểu thuyết của
Chu Lai là sự đối mặt trực tiếp với những vấn đề bức bối của đời sống xã hội hôm
nay.
Viết về người lính sau hoà bình trong tiểu thuyết chiến tranh thời kì đổi mới,
Nguyễn Hương Giang nhận xét: “Phố” của Chu Lai là một cuốn tiểu thuyết trong
tiểu thuyết: Một cuốn về gia đình Thảo - Nam với sự phá vỡ và làm tan nát những
giá trị truyền thống, một cuốn khác về cuộc đời Lãm, một người lính từ hai bàn tay
trắng đi lên, bảo vệ và tha thiết giữ gìn những giá trị ấy. Cái chết thương tâm của


4

Thảo, Lãm ở cuối tác phẩm đẩy suy nghĩ của người đọc về hai hướng khác nhau
nhưng đều thấm một nỗi buồn cao cả”[21]. Trần Quốc Huấn cũng đi vào khẳng
định phẩm chất của người lính: “Trong truyện của Chu Lai, cái vốn tri thức văn
hoá, trí tuệ sáng suốt của người lính trẻ đã thấm nhuyễn một cách tự nhiên vào từng

chi tiết nhỏ của truyện, trong từng phán đoán nhạy bén, quả quyết, để dẫn tới chiến
thắng cuối cùng ở nhân vật”[30].
Đánh giá về sự đổi mới trong quá trình tìm tòi sáng tạo của Chu Lai, Nguyễn
Thanh Tú khi theo dõi Cuộc đời dài lắm - một sự tiếp nối của những câu chuyện
viết về người lính trong nền kinh tế thị trường, đã nhận xét: “Chu Lai đã rất dũng
cảm khi chọn một đề tài rất “hóc” là vấn đề đổi mới cơ chế trong thời kỳ chuyển
đổi sang kinh tế thị trường mà bối cảnh cụ thể là chuyện quản lý, sản xuất, kinh
doanh”[93].
Cùng với các ý kiến khẳng định năng lực sáng tạo của Chu Lai trong việc
tiếp cận, nắm bắt hiện thực đời sống của người lính trong chiến tranh và trong thời
bình là một số các ý kiến đánh giá khác chỉ ra những dấu hiệu đổi mới về phương
diện nghệ thuật trong tiểu thuyết Chu Lai. Các công trình nghiên cứu có liên quan
đều đề cập đến vấn đề này ở những mức độ khác nhau. Ở đây, chúng tôi chỉ xin
điểm lược một số ý kiến tiêu biểu.
Giáo sư Phan Cự Đệ cho rằng tiểu thuyết của Chu Lai “không chỉ đa dạng
trong các phương thức tiếp cận mà cả trong các biện pháp nghệ thuật, kết hợp độc
thoại nội tâm, “dòng ý thức”, nghệ thuật đồng hiện và có những thành công nhất
định”[20]. Về phong cách ngôn ngữ của Chu Lai, Trần Thuỳ Linh và PGS.TS
Nguyễn Đức Tồn nhận xét như sau: “Khảo sát 6 cuốn tiểu thuyết của Chu Lai
chúng tôi nhận thấy nhà văn đã tiếp thu một cách sáng tạo thủ pháp nghệ thuật so
sánh, biết làm mới các so sánh trong những sáng tác của mình. Chính vì thế, nhà
văn đã tạo được dấu ấn rõ rệt làm nên “phong cách Chu Lai”[91].
Có khá nhiều ý kiến đi sâu vào phân tích riêng một tác phẩm. Ở Cuộc trao
đổi về tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng in trên báo Văn nghệ số 39/1992 xuất hiện những
luồng ý kiến khác nhau, song chủ yếu vẫn là khen ngợi, ví dụ như: “Chu Lai đã


5

“nhử” được người đọc bởi một cốt truyện ly kì” (Cao Tiến Lê), “Trên từng trang

viết lộ rõ tâm huyết của tác giả tuy có khi tư tưởng mới chỉ dừng lại ở những câu
triết lý” (Thiếu Mai). Đề cập đến nghệ thuật xây dựng nhân vật, tác giả Đỗ Văn
Khang nhận xét: “Lối chạm khắc nhân vật trong Ăn mày dĩ vãng cũng có nhiều
đóng góp mới. Ngày trước nhân vật thường mang một ý nghĩa phổ quát, tức là có
cái gì chung cho cả lớp người…, còn Hai Hùng của Chu Lai có số phận được miêu
tả như một yếu tố cá biệt độc nhất nhưng vẫn mang tính điển hình. Nhân vật Hai
Hùng của Chu Lai tàn tạ về thân xác, nhưng vạm vỡ về tâm hồn. Hai Hùng có bộ
khung “xuống cấp” vì thương tật, vì sự huỷ hoại của mọi thứ vớ vẩn thời hậu chiến,
nhưng vẫn nhất quán một bản lĩnh, một kiểu xông pha gần như bạt mạng vì không
chịu chấp nhận một cái gì lập lờ, tráo trở”[37].
Nhận xét về tiểu thuyết Vòng tròn bội bạc, tác giả Hồng Diệu viết: “Về diện,
anh đã góp một cách nhìn rộng hơn vào hiện thực đời sống hôm nay ở các ngóc
ngách của nó. Về điểm, anh đã đi sâu thêm một bước nữa vào sự phức tạp của tính
cách con người dưới sự tác động của những điều kiện sống khác nhau. Và với nghệ
thuật xây dựng nhân vật, cách tạo những tình huống, những xung đột, đặc biệt là
cách nhìn khá mạnh dạn, Chu Lai có những trang viết hấp dẫn, người đọc đã cầm
đến sách là phải theo đuổi câu chuyện đến cùng”[10].
Nhận xét về xung đột truyện, nhà văn Nguyễn Tiến Hải khẳng định: “Cuộc
đời dài lắm… căng thẳng vì cuốn tiểu thuyết đầy những mâu thuẫn, xung đột: xung
đột trong nhân vật, giữa các nhân vật, giữa tốt và xấu, giữa cũ và mới, giữa chân
thành và giả dối…”[24]. Nhận xét về thời gian nghệ thuật, Nguyễn Thanh Tú cho
rằng: “Cuộc đời dài lắm cùng chung một mô hình với Ăn mày dĩ vãng, cũng được
xây dựng trên hai trục thời gian. Quá khứ và hiện tại. Hai tuyến thời gian không
tách rời nhau mà xen kẽ, lồng vào nhau rất chặt… Đồng thời nhà văn đã sử dụng
luân phiên các điểm nhìn: khi thì điểm nhìn của nhân vật, khi lại là điểm nhìn người
kể chuyện tạo ra sự đa dạng trên bình diện miêu tả”[93].
Nhìn một cách tổng quan chúng tôi thấy hầu hết các ý kiến đều khẳng định
tài năng sáng tạo và những thành công nhất định trong sáng tác của Chu Lai. Song



6

bên cạnh đó vẫn còn có một vài ý kiến đánh giá những mặt tồn tại trong tiểu thuyết
Chu Lai. Trong Cuộc trao đổi về tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai, các tác
giả Hồng Diệu, Thiếu Mai, Lê Thành Nghị đều có đánh giá chung: văn hơi nhiều
lời, ngôn ngữ chưa thật chọn lọc công phu, một số chi tiết có vẻ “thô”… Bùi Việt
Thắng cũng cho rằng: “có người cho văn Chu Lai …thô…”[83]. Tác giả Ngô Vĩnh
Bình cũng nhận xét: “Tuy tác giả đã có những trăn trở, những suy nghĩ mới, tạo ra
lối viết mới nhưng đây đó vẫn còn chưa vượt hẳn được lên mình. Đây đó lối kể
chuyện còn lộ ý, thiếu tự nhiên, suôn sẻ. Mặt khác (rất Chu Lai) là còn hay “làm
dáng” hay pha vào văn cái giọng “cải lương”[5]. Về cách xây dựng nhân vật ở
Cuộc đời dài lắm, nhà phê bình Trần Ngọc Vương cho rằng: “Nhà văn chưa “truy
bức” nhân vật của mình đến cùng, chưa nhập cuộc với các khả năng mà nhân vật
có thể bộc lộ, cả cái xấu với cái tốt, cả người xấu lẫn người tốt…”[25]
Các tiểu thuyết của Chu Lai cũng được chọn làm đối tượng nghiên cứu của
một số luận văn thạc sĩ như: Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết
chiến tranh sau 1975 (Nguyễn Thị Ngọc Diệp), Đề tài chiến tranh trong tiểu thuyết
Chu Lai (Phạm Thúy Hằng), Cách xử lý đề tài chiến tranh qua hai tiểu thuyết Nỗi
buồn chiến tranh và Ăn mày dĩ vãng (Nguyễn Thị Thanh)… Nhìn chung, mỗi luận
văn đã đề cập tới một vài phương diện cụ thể của tác phẩm như: cảm hứng, cái nhìn
về hiện thực và con người, quan niệm nghệ thuật về con người, một số kiểu loại
nhân vật, sự xử lý đề tài chiến tranh…
Như vậy, khi phân tích, đánh giá tiểu thuyết Chu Lai, các nhà nghiên cứu,
phê bình và công chúng đã có những luồng ý kiến khen chê khác nhau, song phần
lớn đều khẳng định vị trí của tiểu thuyết Chu Lai trong nền văn xuôi đương đại.
Nhưng để tìm hiểu đặc điểm tiểu thuyết Chu Lai thì chưa có bài viết hay công trình
nghiên cứu nào chuyên biệt. Chính vì lý do đó mà chúng tôi chọn đề tài “Một vài
đặc điểm tiểu thuyết Chu Lai”. Và với những ý kiến của các nhà phê bình, nghiên
cứu nói trên thì đó là những phát hiện, những gợi ý hết sức quý báu đối với chúng
tôi khi thực hiện đề tài này.



7

Chọn đề tài này, chúng tôi mong muốn góp thêm tiếng nói vào việc khẳng
định sự tìm tòi, đổi mới, sáng tạo về tiểu thuyết Chu Lai và tìm ra một số nét độc
đáo, đặc sắc trong đặc điểm tiểu thuyết của nhà văn.

2. Mục đích nghiên cứu
Luận văn chọn đề tài: “Một số đặc điểm tiểu thuyết Chu Lai” nhằm góp phần
lý giải vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong việc nghiên cứu về một tác giả
tiêu biểu viết về đề tài chiến tranh của văn xuôi Việt Nam đương đại. Từ việc làm rõ
những đặc điểm tiểu thuyết Chu Lai, chúng tôi muốn khẳng định những đóng góp
của nhà văn - một cây bút trưởng thành sau 1975 - trong nền văn xuôi Việt Nam
thời kỳ đổi mới.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Phân tích, khám phá một số phương diện nổi bật về đặc điểm tiểu thuyết Chu
Lai qua một loạt các tiểu thuyết của nhà văn.
Ghi nhận những đóng góp của tiểu thuyết Chu Lai trong nền văn học đương
đại.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Khảo sát toàn bộ tiểu thuyết của Chu Lai; Các công trình nghiên cứu quan
trọng về nhà văn Chu Lai.
- Ngoài ra chúng tôi cũng khảo sát thêm một số truyện ngắn của nhà văn và
một số tiểu thuyết của các nhà văn cùng thời khác như Bảo Ninh, Lê Lựu, Dương
Hướng… để làm nổi bật nét đặc sắc trong phong cách tiểu thuyết Chu Lai. Từ đó
giúp cho việc tìm hiểu, đánh giá của luận văn có thêm căn cứ khoa học.


4.2. Phạm vi nghiên cứu
Tiểu thuyết Chu Lai biểu hiện nhiều đặc điểm nghệ thuật khác nhau. Mỗi đặc
điểm nghệ thuật ấy lại tạo nên một nét đặc sắc và gộp lại thành một phong cách độc
đáo. Trong phạm vi luận văn, chúng tôi chỉ đi tìm hiểu ba phương diện được coi là
độc đáo, đặc sắc nhất trong hệ thống các đặc điểm tiểu thuyết Chu Lai, đó là:


8

- Sự đổi mới tiểu thuyết của Chu Lai.
- Đề tài chiến tranh và thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai.
- Một vài đặc điểm về nghệ thuật thể hiện trong tiểu thuyết Chu Lai như cốt truyện,
ngôn ngữ và giọng điệu…

5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích văn học sử
Từ việc trình bày khái quát sự đổi mới trên phương diện lý thuyết, luận văn đi
sâu vào phân tích những nét mới trong tiểu thuyết Chu Lai, nằm trong tiến trình đổi
mới văn học từ sau năm 1986.
- Phương pháp phân tích tác phẩm.
Phân tích tác phẩm để nhằm làm rõ những đặc điểm tiểu thuyết Chu Lai như:
đề tài, thế giới nhân vật, cốt truyện, ngôn ngữ, giọng điệu,…
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
Cùng với việc phân tích những nét mới trong tiểu thuyết của Chu Lai, tác giả
luận văn tiến hành so sánh, đối chiếu với một số tiểu thuyết cùng giai đoạn và trước
đó, nhằm khẳng định vị trí và giá trị của tác phẩm.
- Phương pháp hệ thống.
Đề tài được đặt trong hệ thống tác phẩm của Chu Lai để xem xét, đánh giá và

phát hiện cách nhìn nhận, thể hiện con người trong quá trình sáng tác của nhà văn.
Trong luận văn này, chúng tôi cũng vận dụng một cách hợp lý các hướng
nghiên cứu: Phong cách học, thi pháp học, ngôn ngữ học, tự sự học… vào việc
khám phá, phát hiện những đặc điểm của tiểu thuyết Chu Lai.

6. Đóng góp mới của luận văn
Nghiên cứu một số đặc điểm tiểu thuyết Chu Lai nhằm góp phần khẳng định
những đóng góp của nhà văn trong sáng tác, góp phần nhận diện đầy đủ hơn về thế
giới nghệ thuật của một trong những cây bút có những đóng góp cho nền văn xuôi
hiện đại. Qua đó thấy được sự đổi mới về tư duy nghệ thuật cũng như khẳng định vị
trí của nhà văn trong nền văn xuôi đương đại Việt Nam.


9

7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Sự đổi mới tiểu thuyết của Chu Lai.
Chương 2: Đề tài chiến tranh và thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai.
Chương 3: Một vài đặc điểm về nghệ thuật thể hiện trong tiểu thuyết Chu Lai.


10

PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
Sù ®æi míi tiÓu thuyÕt chu lai
1.1. Khái lược quá trình đổi mới văn học thời kỳ sau năm 1975
1.1.1. Những chuyển biến trong đời sống xã hội sau năm 1975 và tính tất
yếu của công cuộc đổi mới

Văn học là một hình thái ý thức xã hội, nhưng cũng là một loại hình hoạt động
tinh thần đặc thù, lấy con người làm đối tượng trung tâm, phản ánh và nhận thức
hiện thực đời sống theo những quy luật riêng và những sáng tạo in đậm dấu ấn cá
nhân của người nghệ sĩ. Như một lẽ tự nhiên, bất kỳ nhà văn nào cũng tồn tại trong
lịch sử như một yếu tố của quá trình lịch sử ấy và cũng đồng thời là người tham gia
vào quá trình ấy như một nhân tố đặc biệt. Trong quá trình vận động của lịch sử,
những nghệ sĩ chân chính bằng cách này hay cách khác đều gắn với những diễn
biến chính của thời đại, hay nói như nhà văn hóa Phạm Văn Đồng thì người nghệ sĩ
luôn đứng ở trung tâm của những cuộc biến động vĩ đại. Những vận động của lịch
sử đã ảnh hưởng lớn đến quá trình vật lộn, kiếm tìm một hướng đi mới ở nghệ sĩ.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước kết thúc thắng lợi vào mùa xuân năm
1975 đã mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử dân tộc. Chiến tranh đã lùi vào quá
khứ nhưng hậu quả nặng nề của ngót nửa thế kỷ chiến tranh còn đó, vẫn tiếp tục ảnh
hưởng đến cuộc sống con người thời hậu chiến. Những khó khăn chất chồng, những
con người - chủ nhân của thời đại lịch sử mới, lại bộn bề với những lo toan, phải đối
mặt với một hiện thực mới đầy biến động, xáo trộn phức tạp. Hàng loạt các vấn đề
của cuộc sống thời hậu chiến được đặt ra, đòi hỏi một cách nhìn mới, những nhận
thức mới, những cách hành động mới…
Sau chiến tranh, đất nước bước vào một giai đoạn mới, thử thách con người ở
những điều kiện khác hẳn giai đoạn đã qua. Đó là thời kỳ nền kinh tế - xã hội nước


11

ta lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Cơ chế quản lý quan liêu bao cấp kéo
dài ngày càng bộc lộ những khuyết tật. Bên cạnh đó là những tổn thất, mất mát, đau
thương trong chiến tranh dần dần toả sức nặng. Do đó, cùng với sự thay đổi mọi
mặt trong đời sống xã hội là sự thay đổi ở bề sâu trong tâm lý và nhận thức của con
người từ sau năm 1975. Chủ trương đổi mới đất nước được thể hiện trong Văn kiện
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986) với hai quan điểm chỉ đạo mang tính

cách mạng về nhận thức: “Lấy dân làm gốc” và “Nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá
đúng sự thật, nói rõ cho sự thật”. Những quan điểm này đã thổi một luồng sinh khí
mới vào đời sống xã hội đặc biệt là đời sống văn học nghệ thuật, mở ra một thời kỳ
mới cho văn học Việt Nam. Cũng vì thế mà văn học từ sau 1986 có những đổi mới,
cách tân rõ rệt trên nhiều phương diện.
Trong quá trình đổi mới ấy thì đổi mới tư duy là vấn đề cốt tử. Văn kiện Đại
hội Đảng toàn quốc lần thứ VI nêu rõ: “Phải đổi mới, trước hết là đổi mới tư duy,
chúng ta mới vượt qua khó khăn”. Phải đổi mới cách làm, cách nghĩ sao cho đúng
với quy luật khách quan vốn có của nó. Nói về vấn đề này, nhà nghiên cứu Phan Cự
Đệ đã đưa ra một quan niệm mới có cơ sở lý luận và ý nghĩa thực tiễn như sau:
“Đổi mới tư duy là nhiệm vụ cấp thiết trước mắt nhưng đồng thời cũng là một công
việc lâu dài, phải tiến hành một cách khoa học, nghiêm túc… Trong quá trình đổi
mới tư duy, tất nhiên không chỉ có phê phán mà chủ yếu là phải suy nghĩ, khám phá,
sáng tạo, cá nhân và tập thể cùng đổi mới và sáng tạo theo tinh thần Nghị quyết
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI”[18, tr.108-114].
Như vậy, những chuyển động trong đời sống xã hội sau năm 1975, nhất là từ
sau Đại hội Đảng lần thứ VI/1986 là sự đổi mới mang tính tất yếu. Sự đổi mới này
là cơ sở, là tiền đề cho sự đổi mới trong đời sống văn học nghệ thuật.

1.1.2. Những chuyển động trong đời sống văn học
Khi hoàn cảnh lịch sử xã hội thay đổi một cách mạnh mẽ và toàn diện, từ mục
tiêu đấu tranh giải phóng dân tộc chuyển sang xây dựng và phát triển đất nước thì
văn học cũng gắn liền với những thay đổi ấy. Sự biến đổi trong sáng tạo nghệ thuật


12

bao giờ cũng do nhu cầu tự thân, do sức tác động tổng hợp của đời sống xã hội, đời
sống tinh thần, tâm lí con người, do sự phát triển về chất của tư duy nghệ thuật. Như
GS. Phong Lê nói: “Văn chương cần tự đổi mới, và đổi mới trở thành nhu cầu tự

thân. Nó không hoàn toàn chỉ vì một đòi hỏi, một sức ép bên ngoài. Hoặc nếu có
sức ép thì cũng phải tìm thấy sự thống nhất hoặc thông qua đòi hỏi bên trong. Và
như vậy với công cuộc đổi mới đất nước, văn học đang đứng trước nhu cầu mạnh
mẽ của sự biến đổi”[63, tr.198].
Trước hết, đó là nhu cầu đổi mới từ phía chủ thể sáng tạo. Sự đổi mới của đời
sống xã hội sau 1975 khiến các nhà văn thành thực nhận thấy không thể viết theo lối
cũ, phải đổi mới, sáng tạo ngay trong cách viết, cách tư duy, tư tưởng nghệ thuật và
phương thức biểu hiện. Có thể nói, Nguyễn Minh Châu là nhà văn đi tiên phong
trong công cuộc đổi mới lớn lao này. Ngay từ những năm chiến tranh, nhà văn đã
phát hiện ra những bất cập và hạn chế của văn học cách mạng, văn học kháng chiến.
Trong Trang sổ tay viết văn in trên báo Quân đội nhân dân năm 1971, nhà văn đã
từng nêu rõ: “Hình như cuộc chiến đấu sôi nổi hiện nay đang được văn xuôi và thơ
ca tráng lên một lớp men trữ tình hơi dày cho nên ngắm nghía nó thấy mỏng manh,
bé bỏng, óng chuốt quá, khiến người ta ngờ vực”[8]. Đặc biệt với bài báo Hãy đọc
lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ (Báo Văn nghệ số 49,50/1987), Nguyễn
Minh Châu đã dũng cảm đánh giá lại văn học giai đoạn 1945-1975, chỉ ra những
nhược điểm, hạn chế của nó, đồng thời kêu gọi các văn nghệ sĩ đổi mới sáng tác,
kêu gọi sự “cởi trói”, mở rộng quyền tự do sáng tác.
Tiếp theo Nguyễn Minh Châu, nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Hiến với bài viết
Về một đặc điểm của văn học ta trong giai đoạn vừa qua (Báo Văn nghệ số 1/1988)
cũng chỉ rõ những bất cập, hạn chế của văn học giai đoạn này và gọi đó là “nền văn
học phải đạo”. Nhà nghiên cứu yêu cầu một sự đổi mới thực sự về tư duy, tư tưởng
nghệ thuật và đổi mới về đường lối lãnh đạo, chỉ đạo phát triển văn nghệ.
Cùng với Nguyễn Minh Châu, Hoàng Ngọc Hiến, các nhà văn khác hoặc bằng
lối phát biểu trực tiếp hoặc bằng sáng tác, đều thể hiện nhu cầu đổi mới sâu sắc.
Nhà văn Nguyễn Khải gọi những sáng tác văn học của giai đoạn trước 1975 là “Cái


13


thời lãng mạn”, Lê Lựu gọi các sáng tác của ông trong thời kỳ văn học kháng chiến
là “Văn học công việc”, “Văn học phục vụ”. Hay trong sáng tác của một loạt các
nhà văn cùng thời như Dương Hướng, Chu Lai, Khuất Quang Thuỵ, Ma Văn
Kháng, Bảo Ninh,… chúng ta đều thấy có sự đổi mới rõ rệt trong cả nhận thức và
quan niệm nghệ thuật.
Ngay ở các nhà văn lớp trước - những người trưởng thành trong kháng chiến,
nhu cầu đổi mới ngòi bút còn diễn ra mạnh mẽ và sôi nổi thì sự phản ứng của lớp
nhà văn trẻ trước khuynh hướng thẩm mỹ cũ, cách viết cũ nhiều khi hơi thái quá là
điều dễ hiểu. Nhìn lại văn học 1945-1975, trong Cuộc Hội thảo về tình hinh văn
xuôi hôm nay (Báo Văn nghệ số 09/1990), Phạm Thị Hoài cho rằng: “Gần một nửa
thế kỷ, văn xuôi chưa có thời kỳ nào tự thoả mãn và dễ thoả mãn như mấy chục năm
qua”[27].
Như vậy, nhu cầu đổi mới văn học từ phía các nhà văn đã trở nên hết sức bức

xúc. Và đây chính là yếu tố cơ bản, là động lực chính cho sự đổi mới văn học trong
mấy chục năm gần đây.
Thứ hai: Sự tác động từ phía độc giả đòi hỏi văn học phải tự đổi mới.
Theo Lí thuyết tiếp nhận thì tiếp nhận văn học là khâu cuối cùng của việc sáng
tạo tác phẩm và người đọc cũng là yếu tố bên trong của quá trình sáng tác. Bởi đối
với nhà văn, người đọc bao giờ cũng là hiện thân của nhu cầu xã hội. Trong mọi
trường hợp, mỗi khi nói đến người đọc, các nhà văn đều cảm thấy họ “yêu cầu”,
“đòi hỏi”, “tin cậy”, “hứng thú”, “phê bình”… Người đọc có mặt ngay khi nhà
văn có ý đồ sáng tạo ra tác phẩm. Cũng chính từ người đọc mà các nhà văn tạo ra
quan niệm nghệ thuật, định hình cách viết, vì vậy mà sinh thời Bác Hồ luôn nhắc
nhở những người cầm bút trước khi viết bao giờ cũng phải xác định: “viết cho ai?”,
“viết để làm gì?”, từ đó mới xem “viết cái gì” và “viết như thế nào”.
Trong những năm tháng kháng chiến, do những yêu cầu của lịch sử, người
đọc thích những tác phẩm mang tính chất sử thi, những tác phẩm nói về cái chung,
về sự kiện lịch sử trọng đại, về những con người anh hùng, phi thường… thì sau
chiến tranh, cuộc sống dần trở lại với những quy luật bình thường của nó, con người



14

cũng trở về với muôn mặt đời thường, phải đối diện với rất nhiều vấn đề xã hội
phức tạp. Hiện thực cuộc sống mới ấy đã hình thành nên những con người mới với
những nhu cầu và thị hiếu thưởng thức văn học mới. Điều đó tác động rất lớn đến
sự đổi mới và phát triển của văn học. Người đọc của ngày hôm nay có cái nhìn thực
tế hơn, sáng suốt, nhiều chiều hơn. Họ khát khao sự thật, họ muốn tìm hiểu, đào
xới, khám phá, phanh phui để hiểu thêm về cuộc sống. Họ muốn tìm ở văn học
những vấn đề mang tính chất thời sự của ngày hôm nay nhưng lại có tính phổ quát
về các vấn đề thế sự, đời tư, về nhân tình thế thái và vì thế mà văn học lại tiếp tục
thay đổi để đáp ứng nhu cầu, thị hiếu mới của công chúng
Như vậy, công chúng với nhu cầu thị hiếu thẩm mỹ mới tác động tích cực tới
sự vận động và đổi mới của văn học. Tuy nhiên, công chúng mới chỉ là một yếu tố
còn nhà văn - chủ thể của quá trình sáng tạo, mới là yếu tố quan trọng nhất, quyết
định sự đổi mới và phát triển của văn học.
Một yếu tố nữa tác động đến sự đổi mới và phát triển của văn học là mối
quan hệ giữa nhà văn và công chúng.
Trong văn học trước 1975, mỗi nhà văn là một chiến sĩ. Họ viết để động
viên, cổ vũ chiến đấu, để tuyên truyền Cách mạng... viết trên lập trường tư tưởng
của Đảng và bằng kinh nghiệm của cả cộng đồng nên lập trường tư tưởng của các
nhà văn là kiên định và luôn luôn đúng. Ở đó, nhà văn là người phán truyền chân lý,
còn người đọc chỉ thụ động tiếp nhận.
Trong văn học hôm nay, quan hệ giữa nhà văn và bạn đọc đã bình đẳng hơn,
nhà văn không còn đứng cao hơn người đọc, không áp đặt chân lý, giáo dục người
đọc về lẽ sống tình cảm, về tư tưởng hành động… Nhà văn và người đọc bình đẳng
trong mọi quan niệm, trong cách nhìn nhận, đánh giá.
Ở văn xuôi kháng chiến, tư tưởng trong tác phẩm ít khi là của riêng nhà văn
mà là tư tưởng chung của cả cộng đồng, là lập trường tư tưởng của Đảng. Trong văn

xuôi sau 1975, với sự dân chủ hoá trong đời sống sáng tác và cuộc sống mới diễn ra
phức tạp, bộn bề hơn nên các nhà văn đã nhận thức lại hiện thực, nhìn nhận mọi vấn
đề của cuộc sống ở chiều sâu đa diện và quan tâm đến công chúng bạn đọc. Nhìn


15

nhận lại các sáng tác của mình, nhà văn Nguyễn Khải thấy rằng: “Cái thời hăm hở,
tự tin, ào ào đã qua đi, giờ phải nói dè dặt hơn và những điều mình nói ra đều
không phải là đã đúng cả”(Dẫn theo Nguyễn Văn Long)[64, tr.3].
Chính những thay đổi nói trên đã tạo ra tính chất đa thanh, đối thoại trong tác
phẩm bởi lúc này nhân vật không còn là những “cái loa” phát ngôn cho lập trường,
tư tưởng của nhà văn mà là ý thức độc lập, có lập trường riêng, có quan niệm, ý
kiến riêng. Mặt khác, nhà văn cũng tự thấy mình không phải là người tuyên truyền
tư tưởng, quan niệm… mà nhà văn phải là người khơi gợi được những suy nghĩ ở
người đọc, để cùng bàn bạc, đối thoại về mọi vấn đề của cuộc sống.
Như vậy, đổi mới là nhu cầu thường trực ở mỗi nhà văn, là điều kiện sống
còn cho sự tồn tại và phát triển của văn học. Đổi mới để hình thành nên một giai
đoạn văn học mới khác hẳn giai đoạn văn học trước đó, với những giá trị thẩm mỹ
mới, với tư duy nghệ thuật và hệ thống thi pháp mới. Giai đoạn văn học sau 1975 là
kết quả của sự tác động tổng hợp các nhân tố chủ quan và khách quan, là kết quả
của quá trình vừa tiếp tục, vừa đổi mới, vừa có yếu tố phủ định văn học 1945-1975,
đồng thời cũng có cả sự kế thừa những tinh hoa của truyền thống văn học dân tộc.
Trong dòng chảy của quá trình đổi mới văn học ấy, Chu Lai là một trong rất nhiều
nhà văn thể hiện khá rõ tinh thần đổi mới trong các tác phẩm của mình, đặc biệt là ở
thể loại tiểu thuyết.

1.2. Sự đổi mới tiểu thuyết Chu Lai
1.2.1. Hành trình sáng tác của Chu Lai
Nhà văn Chu Lai tên thật là Chu Ân Lai, sau đổi thành Chu Văn Lai, sinh

ngày 5 tháng 2 năm 1946 tại xã Hưng Đạo huyện Phù Tiên tỉnh Hưng Yên (Nay là
huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên), Hiện đang sống tại Hà Nội. Ông xuất thân trong
một gia đình có truyền thống nghệ thuật, cha là nhà viết kịch Học Phi, anh trai cũng
là nhà viết kịch Hồng Phi. Học hết phổ thông, Chu Lai thi đỗ đại học. Cùng lúc này,
đất nước bước vào cuộc kháng chiến trường kì chống Đế quốc Mỹ, cũng như bao
thanh niên yêu nước khác, Chu Lai tình nguyện lên đường nhập ngũ khi mới học


16

hết năm thứ nhất đại học. Trong những ngày đầu của cuộc đời người lính, Chu Lai
được điều về Đoàn kịch Tổng cục chính trị. Là diễn viên mặc áo lính, với một
khuôn mặt chỉ thích hợp đóng những vai phản diện khiến Chu Lai không tự bằng
lòng với mình, Chu Lai bỏ nghề diễn nằng nặc nộp đơn xin ra chiến trường trực tiếp
cầm súng chiến đấu và trở thành chiến sĩ đặc công - một người cầm súng chuyên
nghiệp hoạt động ở vùng ven đô Sài Gòn trong những ngày gian khổ, ác liệt nhất
của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Từ một chiến sĩ quả cảm, Chu Lai đã trở thành
một đại đội trưởng đại đội trinh sát, hoạt động và chiến đấu cho đến ngày miền Nam
được giải phóng, đất nước thống nhất năm 1975. Cũng có lẽ mầm mống văn chương
đã thức dậy và hình thành dần trong ông ở những năm tháng chiến tranh. Sau khi tốt
nghiệp trường viết văn Nguyễn Du khóa I, ông về công tác tại Tạp chí Văn nghệ
quân đội cho đến nay.
Chu Lai sáng tác từ rất sớm, ngay từ khi 17 tuổi, nhà văn đã cho ra đời vở kịch
ngắn Hũ muối người Mơ Nông (1963) được đăng trên tờ báo ngành nhưng không
gây được tiếng vang. Phải đến 1975, ông mới chính thức bước chân vào làng văn
với truyện ngắn Kỉ niệm vùng ven - đăng trên báo Văn nghệ. Có thể nhận thấy hành
trình sáng tác của Chu Lai chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn tiền đổi mới (1975 1986) và giai đoạn đổi mới (1986 đến nay).
Giai đoạn từ 1975 - 1986, Chu Lai đã cho ra mắt công chúng với một loạt các
tác phẩm: Đôi ngả thời gian (tập truyện - 1975), Người im lặng (tập truyện - 1976),
Nắng đồng bằng (tiểu thuyết - 1977), Đêm tháng hai (tiểu thuyết - 1982), Vùng đất

xa xăm (tập truyện - 1983), Út Teng (tiểu thuyết - 1983), Gió không thổi từ biển
(tiểu thuyết - 1985). Ở những tác phẩm này, mặc dù đã có những đổi mới, nhưng về
cơ bản ngòi bút Chu Lai vẫn đi theo quỹ đạo của văn xuôi trước 1975. Cảm hứng
chủ đạo của các tác phẩm giai đoạn này là cảm hứng sử thi. Người đọc gặp trong
các tác phẩm những cách miêu tả quen thuộc về con người, về người lính ở sự phân
định tính cách rõ ràng, ở cốt cách anh hùng trận mạc đã được phổ quát. Nói khái
quát hơn, Chu Lai vẫn “đi trên đường ray” đã định sẵn của văn học giai đoạn này, từ
cảm hứng chung cho đến cách thức thể hiện.


17

Giai đoạn từ 1986 đến nay, sức sáng tạo của ngòi bút Chu Lai có những thay
đổi rất quan trọng. Ở một phương diện nào đó, ngòi bút của ông như được thăng
hoa, bùng phát với những đóng góp mới về khám phá hiện thực và con người, đặc
biệt là những vấn đề sau chiến tranh. Cùng với những vấn đề nổi cộm của cuộc sống
thời hậu chiến, của cơ chế thị trường thời bao cấp, của công cuộc xây dựng đất
nước…, Chu Lai đã trình làng một lọat các tiểu thuyết viết về chiến tranh và người
lính thời hậu chiến tạo thành “dòng tiểu thuyết chiến tranh và người lính của Chu
Lai”, góp phần làm phong phú thêm đời sống văn xuôi thập niên chín mươi như
Sông xa (1986), Bãi bờ hoang lạnh (1990), Vòng tròn bội bạc (1987), Ăn mày dĩ
vãng (1991), Phố (1992) , Ba lần và một lần (1999), Cuộc đời dài lắm (2001), Khúc
bi tráng cuối cùng (2004), Chỉ còn một lần (2006)….
Có thể nói tiểu thuyết Chu Lai trong những năm của thời kỳ đổi mới đã có
những bứt phá trong cách viết để phù hợp với thị hiếu thẩm mỹ mới của công
chúng. Trong tư duy sáng tạo của mình, Chu Lai có xu hướng đi sâu miêu tả nỗi đau
trần thế, nỗi đau con người phải chịu đựng, những ẩn ức, những va vấp của con
người trong cuộc sống hằng ngày và cả những mặt trái, những góc khuất lấp nhất
của hiện thực cuộc sống thời hậu chiến. Nhà văn tập trung khai thác quãng đời tồn
tại phía sau chiến trận của người lính và thấy rằng họ là những người đã vượt qua

cái chết, đã chiến thắng bom đạn nhưng dường như họ đều mang nặng những hoài
niệm, những ẩn ức của một thời đạn bom khói lửa chiến tranh. Tất cả họ đều không
yên ổn, đều bị ám ảnh bởi quá khứ và phần nhiều đều vấp phải những bi kịch của
cuộc sống mới – bi kịch thân phận khi đối mặt với cuộc sống đời thường, với thế
thái nhân tình, với nỗi buồn sau chiến tranh.
Là một trong những nhà văn quân đội trưởng thành trong chiến tranh, Chu Lai
nổi bật lên với những sáng tác nở rộ vào những năm 1990 của thế kỉ XX và sang cả
thế kỉ mới. Trong quá trình đổi mới văn học, so với các nhà văn quân đội cùng thời
thì Chu Lai với sự sáng tạo mạnh mẽ, dồi dào, ông đã vươn lên và trở thành một cây
bút tiêu biểu, một gương mặt sáng giá trong số họ.


18

Với Chu Lai thì nghề văn với ông chỉ là một công việc bất đắc dĩ nhưng cái
nghiệp văn chương thì như đã nhập vào nhà văn ngay từ rất sớm. Chu Lai từng tâm
sự rằng cuộc đời trận mạc chỉ cho ông cái cớ, tức là cảm xúc và vốn sống chứ thực
ra Chu Lai nhập hồn văn chương từ thủa nhỏ và được hình thành từ trong huyết
thống gia đình. Ngay khi còn là một cậu bé lớp 5, Chu Lai đã thích ngồi nghe
chuyện đàm đạo về kịch, về văn giữa cha mình với các cụ Thế Lữ, Đào Mộng
Long,… Từ một diễn viên trở thành một chiến sĩ đặc công lăn lộn trên chiến trường
hơn mười năm, Chu Lai đã tích luỹ được vốn sống vô cùng phong phú và những
kinh nghiệm dày dặn. Bước ra từ cuộc chiến, với tài năng, sự lao động sáng tạo
không biết mệt mỏi cộng với sự trải nghiệm thực tế, “ông đã trở thành một người
lao động cặm cụi khổ đau trên cánh đồng chữ nghĩa” để cho ra mắt bạn đọc hàng
loạt các tác phẩm có giá trị và gặt hái được nhiều thành công.
Mỗi nhà văn có một thế mạnh riêng, Chu Lai là một nhà tiểu thuyết dù trước
đó ông cũng đã từng trải nghiệm qua nhiều thể loại khác như truyện ngắn, kịch bản
sân khấu, kịch bản phim, thậm chí còn “liều mạng” làm cả thơ. Hơn ba mươi năm
qua, Chu Lai đã tìm được phong cách riêng cho mình bởi chất giọng sục sôi và

khẩu khí của người lính “cứ đùng đoàng như đang đánh trận” trong văn. Chính điều
này đã làm cho những tác phẩm của Chu Lai thu hút được sự quan tâm rộng rãi của
công chúng và khẳng định được vị trí xứng đáng của nó trong “làng văn” với 4 tác
phẩm đoạt giải: Ăn mày dĩ vãng (Giải A của Hội đồng văn học chiến tranh Cách
mạng và lực lượng vũ trang Hội nhà văn năm 1993; Giải thưởng văn học Bộ quốc
phòng năm 1994), Phố (Giải thưởng tiểu thuyết Nhà xuất bản Hà Nội - 1993), Ba
lần và một lần (Tặng thưởng của cuộc thi tiểu thuyết do Hội nhà văn Việt Nam tổ
chức, 1998 - 2000), Cuộc đời dài lắm (Giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam 2002). Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật 2007 và sau này là Hùng carô
(NXB Công an nhân dân - 2009) - một trong mười sáu tác phẩm lọt vào vòng chung
khảo Cuộc vận động sáng tác tiểu thuyết về đề tài “An ninh Tổ quốc”. Một số tác
phẩm của Chu Lai được chuyển thể thành kịch bản phim truyện truyền hình nhiều
tập như Ăn mày dĩ vãng, Phố, Ba lần và một lần, Chỉ còn một lần; kịch bản sân


19

khấu Cái tát sau cánh gà, Ăn mày dĩ vãng là tác phẩm ghi nhận nhiều thành công
trong sáng tác. Cuốn tiểu thuyết này được nhà văn viết với cảm xúc say mê, giàu
nhiệt huyết và cảm hứng sáng tạo nhưng cũng lắm gian truân. Nhà văn đã từng tâm
sự: “Đứa con nào làm người mẹ khổ đau, vất vả nhất thì mẹ sẽ nhớ nhất (không
hẳn là những đứa con thành đạt)”. Thế nên với Chu Lai, mỗi đứa con mỗi màu mỗi
vẻ nhưng cái đứa bé được sinh ra trong một giai đoạn đời nhọc nhằn nhất mà
“thằng bố” là ông, cuốn Ăn mày dĩ vãng, có lẽ ông thương nhất. Vì nó là chính ông.
Có lẽ cũng vì thế mà cuốn tiểu thuyết này đã đạt được hai giải thưởng văn học, khi
chuyển thành kịch bản sân khấu, điện ảnh cũng giành được những giải thưởng cao.
Nghề văn với Chu Lai là “nghề khổ, nghề tự ăn óc mình, ăn thịt mình”, nhưng
là một nhà văn sống hết mình với nghề, ông viết để “tri ân đồng đội”, để “neo tâm
hồn vào cuộc đời”, ông như con tằm “rút ruột nhả tơ” để tạo nên những tác phẩm
có giá trị sâu sắc trong lòng công chúng. Với những thành tựu đã có cho đến hôm
nay, Chu Lai đã khẳng định được tài năng sáng tạo của mình trên văn đàn và là một

tác giả tiêu biểu của dòng văn học viết về đề tài chiến tranh và người lính trong nền
văn học hiện đại Việt Nam.

1.2.2. Những đổi mới của tiểu thuyết Chu Lai
Với tinh thần của sự đổi mới, văn xuôi Việt Nam sau 1986 đã có những thay
đổi lớn lao. “Cùng với sự đổi mới của các thể loại khác, không thể không nhắc đến
vai trò của tiểu thuyết”, “Văn học nói chung, tiểu thuyết nói riêng sẽ là ngọn lửa
thắp sáng nền văn học của mỗi dân tộc”[76, tr.204] bởi tiểu thuyết vẫn là thể loại
chủ đạo, bộc lộ ưu thế riêng của mình trong “cách nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá
đúng sự thật, nói rõ sự thật”, bao quát được những vấn đề cơ bản của đời sống xã
hội và số phận con người trong sự vận động và phát triển, đáp ứng những đòi hỏi
bức xúc của công chúng đương đại. Tiểu thuyết là thể loại lớn tiêu biểu cho loại
hình tự sự, “cỗ máy cái” của nền văn học hiện đại. Vì vậy, thông qua sự phát triển
của tiểu thuyết, chúng ta có thể đánh giá được sự phát triển của nền văn học. Tiểu
thuyết có sự phản ánh, sức truyền tải rất sâu rộng. Nếu ví truyện ngắn là một lát cắt


20

thì tiểu thuyết là một dòng sông ào ạt vì với những đặc trưng thi pháp của mình,
bằng phương thức trần thuật, tiểu thuyết chiếm lĩnh và khái quát hiện thực cuộc
sống một cách đa chiều và phong phú.
Tiểu thuyết là sản phẩm của tư duy nghệ thuật tổng hợp, là nơi mà nhà văn
có nhiều ưu thế để biểu đạt đến tột cùng mọi suy nghĩ, sáng tạo của mình. Trong sự
vận động chung của nền văn học, tiểu thuyết cũng đang nỗ lực chuyển mình, đổi
mới nhằm đáp ứng yêu cầu của thời đại, của đời sống văn học và của đông đảo độc
giả đương đại. “Chưa bao giờ những quan niệm mới về văn chương, về nhà văn, về
hiện thực và con người, về đổi mới tư duy nghệ thuật lại cởi mở, dân chủ như lúc
này”, “nhiều tiểu thuyết gia đã có ý thức cách tân trong cách nhìn và trong lối
viết”. “Tất cả đều nỗ lực nhằm làm mới, làm hấp dẫn văn chương nói chung và tiểu

thuyết nói riêng”[86]. Chiến tranh kết thúc, đất nước bước sang thời kỳ đổi mới với
nhiều thách thức mới, quan niệm mới. Những dấu hiệu đổi mới của văn học đã được
khởi động từ những năm 80 và chuyển động mạnh mẽ từ sau Đại hội Đảng lần thứ
VI, tiếp đó là nghị quyết 05 của Bộ chính trị, cuộc gặp gỡ giữa Tổng bí thư Nguyễn
Văn Linh với giới văn nghệ đã thổi một luồng gió mới vào đời sống văn học nghệ
thuật. Lúc này, trên văn đàn lần lượt xuất hiện hàng loạt các tiểu thuyết gia mới với
một loạt các tiểu thuyết gây được sự chú ý của người đọc bởi sự cách tân, đổi mới
trên nhiều phương diện nghệ thuật: đổi mới quan niệm nghệ thuật về hiện thực, đổi
mới quan niệm về con người, đổi mới về thi pháp thể loại… như Đất trắng (Nguyễn
Trọng Oánh), Đứng trước biển, Cù lao tràm (Nguyễn Mạnh Tuấn), Gặp gỡ cuối
năm, Thời gian của người (Nguyễn Khải), Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn
Kháng), Thời xa vắng (Lê Lựu), Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc
Trường), Bến không chồng (Dương Hướng), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Cõi
người rung chuông tận thế, Người và xe chạy dưới ánh trăng (Hồ Anh Thái)… Và
với Chu Lai là Ăn mày dĩ vãng, Phố, Cuộc đời dài lắm…


21

1.2.2.1. Đổi mới quan niệm của nhà văn về hiện thực
Từ bản chất, văn học gắn bó với đời sống xã hội, theo sát từng biến cố lịch
sử, là một bộ “sử cuộc đời”. Hiện thực đa dạng và phức tạp của cuộc sống luôn là
đối tượng phản ánh của văn học. Nguyên lý là vậy nhưng mỗi nền văn học là có một
cách tiếp cận riêng về hiện thực. Bởi văn học bao giờ cũng thể hiện mốí quan hệ
giữa hiện thực khách quan và ý thức chủ quan, bao giờ cũng là kết quả của sự nhào
nặn những chất liệu cuộc sống qua thế giới chủ quan của người nghệ sĩ.
Nền văn học chân chính nào cũng gắn liền với thời đại của mình, với đông
đảo công chúng của thời đại ấy. Văn học 1945-1975 cũng vậy, nó nhận rõ sứ mệnh
lịch sử trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước nên hiện
thực được phản ánh là hiện thực chính trị rộng lớn mang tầm vóc của một dân tộc,

quốc gia. Nhưng sau 1975, đất nước chuyển sang một giai đoạn mới, nền văn học
cũng bước sang một thời kỳ mới. Với chủ trương “đổi mới tư duy, nhìn thẳng vào
sự thật, đánh giá đúng sự thật”, văn xuôi nói chung, tiểu thuyết Việt Nam nói riêng
đã có những chuyển biến rõ rệt trong quan niệm về hiện thực. Từ hiện thực chiến
tranh hùng tráng và thi vị, gian khổ và ác liệt nhưng vẫn tràn đầy âm hưởng lạc
quan, lãng mạn cách mạng, văn học phản ánh một hiện thực khác không tiếng súng
nhưng cũng ngổn ngang, đầy những thách thức mới. Hiện thực đó được mở rộng và
mang tính toàn diện, hiện thực của đời sống hằng ngày với các quan hệ thế sự vốn
dĩ đa đoan, phức tạp, chằng chịt, đan dệt nên những mạch nổi và mạch ngầm của
đời sống. Hiện thực đó còn là đời sống cá nhân mỗi con người với những vấn đề
riêng tư, số phận, nhân cách, với khát vọng mọi mặt gồm cả hạnh phúc, đau khổ và
bi kịch.
Với Chu Lai, “nghệ thuật phải lấy cảm hứng từ niềm tự tôn dân tộc”. Là
một nhà văn khoác áo lính, hiện thực chiến tranh đã khơi nguồn cảm hứng sác tác
cho nhà văn và vì thế mà hầu hết các tác phẩm của Chu Lai đều nằm trong “cái
vòng cương toả kỳ lạ của cảm xúc chiến trận”[57]. Chiến tranh cách mạng và người
lính vẫn luôn là nguồn cảm hứng chủ đạo trong sáng tác của Chu Lai. Khi viết về
mảng đề tài này, Chu Lai đã “nói ra được điều cần nói về những năm tháng chiến


22

tranh hôm nào mà anh là người trong cuộc”. Hiện thực được nhà văn phản ánh
toàn diện và sâu sắc, nó không đơn thuần là những gì đang tồn tại trong thế giới và
hiện diện ngay trước mắt con người - một hiện thực được hiện ra với những tầng,
những bậc, những “mạch ngang, lối rẽ”. Đó là hiện thực và con người trên những
bình diện mới, cấp độ mới và cách thể hiện mới. Có thể nói, Chu Lai đã vượt lên
trên sự ràng buộc của tính thời sự và tuyên truyền để đi sâu khám phá con người với
tất cả sự “đa đoan, đa sự” của nó trong chiến tranh và trong đời sống hậu chiến.
Là một nhà văn khoác áo lính, những trải nghiệm và vốn sống ở chiến trường

đủ để Chu Lai tái hiện hiện thực chiến tranh với tất cả những gì vốn có của nó. Chu
Lai đã viết rất “bạo” về những mất mát, tổn thất, hy sinh xương máu và cả những
mặt khuất lấp của hiện thực chiến tranh trong các tiểu thuyết của mình. Mười năm
thanh xuân trên chiến trường, nhìn thấy cái chết nhiều hơn sự sống nên Chu Lai
không chỉ có cơ hội quan sát mà còn sống đến tận cùng nỗi đau chiến trận. Nhà văn
nhận ra rằng “Chiến tranh không phải là ngày hội lớn của dân tộc” mà là “luật
chơi tàn bạo”. Chiến trường không phải là “mảnh đất bằng phẳng trồng toàn hoa”
mà là nơi “xác người sấp ngửa, xác muông thú cháy thui”[75, tr.7], “Chiến tranh…
Nó là cái gì nếu không phải là ngày nào cũng nhìn thấy người chết, ngày nào cũng
chôn người chết mà chưa đến lượt chôn mình”[47, tr.39] Bởi quả thực, chiến tranh
tự bản thân nó đã mang tính tàn bạo và bất thường. Trong “luật chơi tàn bạo” đó
cánh cửa của sự sống là rất hẹp, “cái mất này nối liền cái mất khác, sự thành bại
không ngớt đuổi theo nhau”[47, tr.70]. Người lính dù ở chiến tuyến nào cũng đều
“tồn tại trên bản năng tự vệ quật cường. Mình không giết nó thì nó giết mình”. Và
vì thế mà Chu Lai đã không ngần ngại phản ánh hiện thực khắc nghiệt, khủng khiếp
trên chiến trường trong các tiểu thuyết của mình. Hiện thực chiến tranh ấy ám ảnh
người đọc bởi sự tàn phá và sức huỷ diệt của nó. Nạn nhân của chiến tranh không
phải là cái gì khác mà chính là con người. Cái chết không loại trừ ai, nó đến bất cứ
lúc nào không ai định trước được. Chỉ có vậy, “chết là nhẹ nhất, là thoát hết tất
cả…”[41]. Tuy nhiên, dù miêu tả hiện thực thời chiến ấy dưới hình hài thế nào, dù
bằng cách nào thì nhà văn khi viết về chiến tranh vẫn khẳng định: “bên cạnh sự tàn


23

sát bạo lực, guồng máy chiến tranh không thể nào phá huỷ hoàn toàn những giá trị
tốt đẹp đã thấm sâu thành bản chất tiềm tàng trong con người. Thực tế cho thấy,
những giá trị cao đẹp lại nảy nở từ chính nơi xông pha trận mạc, ngay trên mảnh
đất bom đạn, và từ cõi chết trở về”[47, tr.315]. Trong môi trường sống khắc nghiệt
của chiến tranh, nỗi ám ảnh về cái chết, về bệnh tật, sự thiếu thốn về vật chất, cái

đói, cái khát ập tới khiến Chu Lai không chỉ nhìn thấy khả năng, sức mạnh vượt lên
trên hoàn cảnh mà còn nhận ra sự bất lực của con người trước sự chi phối nghiệt
ngã của hoàn cảnh. Hiện thực này được nhà văn phản ánh trong trong một loạt các
tiểu thuyết như Ăn mày dĩ vãng, Nắng đồng bằng, Sông xa, Gió không thổi từ biển,
Ba lần và một lần,…
Nếu như trước đây, cảm hứng sử thi là cảm hứng chủ đạo trong các tiểu
thuyết thì giờ đây cảm hứng sử thi nhạt dần. Người viết buộc phải đối diện với
mình, với thực tế đổi mới của đất nước. Cảm hứng sáng tạo chuyển từ cảm hứng
ngợi ca, tự hào, khâm phục sang chiêm nghiệm, lắng đọng, suy tư. Cùng với một
loạt các tác giả khác như Dương Hướng, Ma Văn Kháng, Nguyễn Khắc Trường,
Bảo Ninh… đi sâu, khám phá hiện thực thời hậu chiến, Chu Lai cũng vậy, dường
như lúc này nhà văn được cởi trói, được nói và viết về những điều tâm huyết, trăn
trở mà một thời gian dài nó bị giấu kín, chưa được nói tới hoặc khó có thể nói ra.
Trong cảm quan nghệ thuật của nhà văn giờ đây đã và đang bù lại sự thiếu hụt bấy
lâu của những vấn đề riêng tư và cả những góc khuất lấp ẩn chứa trong chiều sâu
tâm hồn con người.
Vấn đề “hậu chiến tranh” là vấn đề khá nhạy cảm và phức tạp. Nó lại càng
nhạy cảm hơn khi công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước đang mở ra nhiều thách
thức mới, con người có điều kiện và nhiều thời gian hơn để suy ngẫm, nghiền ngẫm
về hiện thực, về những gì đã trải qua. Hiện thực đời sống với nhiều biến động phức
tạp của ngày hôm nay không còn đơn giản, xuôi chiều nữa mà là hiện thực đa chiều
với đầy rẫy những ngổn ngang bề bộn, bóng tối và ánh sáng, màu đỏ với màu đen,
đẫy rẫy những bất ngờ - thứ hiện thực “chưa hoàn kết” (M.Bakhtin), không thể biết
hết, cần khám phá, tìm tòi. Hiện thực trong tiểu thuyết Chu Lai được mở rộng từ


24

phạm vi đề tài đến đối tượng phản ánh. Đề cập đến hiện thực thời hậu chiến, Chu
Lai đã không ngần ngại thừa nhận: chiến tranh đã lùi xa nhưng hậu quả của nó vẫn

còn ám ảnh và trở thành nỗi bức xúc trong cuộc sống thời bình. Con người, nhất là
những người lính trở về sau chiến tranh, hoà nhập với cuộc sống áo cơm đời thường
đều là những con người mang theo những “di hoạ chiến tranh” và đầy rẫy “vết dập
xoá trên thân thể và trong tâm hồn”. Như Vạn, Nghĩa trong Bến không chồng
(Dương Hướng), như Quy trong Chim én bay (Nguyễn Trí Huân), Giang Minh Sài
trong Thời xa vắng (Lê Lựu), Kiên trong Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), hay như
Hai Hùng, Ba Sương (Ăn mày dĩ vãng), Sáu Nguyện (Ba lần và một lần), Nam,
Thảo (Phố), Quang (Bãi bờ hoang lạnh)… của Chu Lai. Tất cả họ đều trở nên lạc
lõng, xa lạ với những vấn đề “đa đoan, đa sự” của ngày hôm nay. Chiến tranh đã
thành quá vãng nhưng dư âm của nó vẫn luôn đeo đẳng âm ỉ, bám riết và trở thành
nỗi ám ảnh, thành “hội chứng chiến tranh” trong tâm hồn họ. Họ luôn khao khát đi
tìm “thời gian đã mất” để nhận lại hình ảnh của chính mình nhưng cuối cùng chỉ
còn lại nỗi dày vò và sự cô đơn. Những con người bước ra từ bom đạn, khói lửa của
cuộc chiến đều mang trong mình niềm tin của những người chiến thắng - những anh
hùng trận mạc, song họ lại là những kẻ chiến bại giữa cuộc sống đời thường, giữa
cuộc chiến không tiếng súng của ngày hôm nay. Họ trở nên khắc khổ, cô đơn, lạc
lõng, bất lực trước hoàn cảnh mới bởi họ đã dành trọn cả tuổi thanh xuân cho cuộc
chiến nên khi chiến tranh kết thúc, họ chẳng kịp chuẩn bị hành trang cho cuộc sống
đời thường.
Hiện thực cuộc sống thay đổi cũng là lúc tư duy nghệ thuật có sự chuyển đổi.
Khuynh hướng sử thi giai đoạn sau 1975 vẫn tiếp tục dòng chảy của thời kỳ trước
đó, tiếp tục mạch đi trong sáng tác của nhiều nhà văn, đặc biệt là các nhà văn quân
đội như Chu Lai. Tuy nhiên, càng về sau khuynh hướng sử thi càng có xu thế nhạt
dần, khuynh hướng thế sự dần trở thành khuynh hướng chính trong văn xuôi đầu
những năm 80. Bối cảnh mới của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, phát triển
đất nước đã có nhiều tác động, thúc đẩy sự thức tỉnh của ý thức cá nhân, đòi hỏi sự
quan tâm đến mỗi người và từng số phận. Văn học phải đi vào đời thường, phải



×